You are on page 1of 5

TÓM TẮT KIẾN THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ II

Động năng - Thế năng - Cơ năng


1) Đơn vị năng lượng:
+ Hệ SI: jun (J)
+ Đơn vị tương đương: N.m ; Kg.m2/s2 ; W.s ; KWh ; cal
2) Động năng của một vật là năng lượng mà vật có được do chuyển động.
1
Wđ = mv 2
2
 Wđ ~ m và Wđ ~ v2
 Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và tốc độ chuyển động của vật.
 Động năng phụ thuộc hệ qui chiếu
 Động năng là một đại lượng vô hướng và không âm
3) Độ biến thiên động năng của một vật bằng tổng công của các lực tác dụng lên vật
Wđ - Wđo = A
 Động năng của vật tăng khi A > 0
 Động năng của vật giảm khi A < 0
4) Thế năng trọng trường: Một vật có khối lượng m ở độ cao h so với một vị trí làm gốc dự trữ một dạng
năng lượng được gọi là thế năng trọng trường.
Wt = mgh
h cho biết vị trí của vật so với gốc thế năng
 Vật có vị trí ở phía trên gốc thế năng thì giá trị h > 0
 Vật có vị trí ở phía dưới gốc thế năng thì giá trị h < 0
5) Gốc thế năng là vị trí mà tại đó thế năng bằng 0
6) Thế năng của con lắc đơn:
+ Nếu chọn gốc thế năng tại vị trí thấp nhất của vật trong quá trình chuyển động (tại
O) thì Wt = mgℓ(1 - cos)
+ Nếu chọn gốc thế năng tại điểm treo (tại C) thì Wt = - mgℓcos
7) Độ biến thiên thế năng giữa hai vị trí không phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng
8) Độ giảm thế năng trong trường của vật bằng công trọng lực tác dụng lên vật
Wt1 - Wt2 = AP
9) Cơ năng của một vật là tổng động năng và thế năng của nó tại cùng một thời điểm.
W = Wđ + Wt
10) Trong quá trình chuyển động, động năng và thế năng của vật có thể chuyển hóa qua lại cho nhau. Khi
động năng tăng thì thế năng giảm và ngược lại
11) Định luật bảo toàn cơ năng: Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng
lực (hoặc có các lực khác nhưng các lực này không sinh công) thì cơ năng của vật được bảo toàn.
 Khi cơ năng bảo toàn thì động năng tăng bao nhiêu jun thì thế năng giảm bấy nhiêu jun và ngược lại
12) Hiệu suất: Để mô tả tỉ lệ giữa năng lượng có ích được tạo ra và tổng năng lượng toàn phần được cung
câp người ta dùng khái niệm hiệu suất
W P
H = ci .100% = ci .100%
Wtp Ptp
Động lượng - Xung lượng của lực
13) Động lượng của vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v :
p
p v m1 > m2
p = mv  
p1
 p = mv m2
- Động lượng là một đại lượng vectơ p2
- Động lượng cùng với hướng với vận tốc
- Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu. v
O
Đồ thị p theo v
14) Đơn vị của động lượng:
Hệ SI: kilogam mét trên giây - Kí hiệu: kg.m/s
Đơn vị khác của động lượng: N.s
15) Động lượng của hệ gồm 2 vật: phe = p1 + p2

(
 p 2he = p12 + p 22 + 2p1p 2 cos p1 , p 2 ) 

(
 p he = p12 + p 22 + 2p1p 2 cos p1 , p 2 )
*các trường hợp đặc biệt:
+ Nếu p1 p 2 thì phe = p1 + p2 và p cùng chiều với p1 và p 2
+ Nếu p1 p 2 thì phe = p1 - p2 và p cùng chiều với động lượng lớn hơn
+ Nếu p1 ⊥ p 2 thì p he = p12 + p 22
+ Nếu p1 = p2 thì: p he là phân giác của góc p1 , p 2 ( )
 p ,p  ( )
p he = 2p1 cos 
1 2

 2 
 = 2p cos p , p
1 1 ( ) 

 
16) Độ biến thiên động lượng của vật (hoặc hệ vật)
p = ps − p t

(
 p 2 = p 2t + ps2 − 2p t ps cos p t , ps ) 

+ Lưu ý: vẽ p có hướng từ ngọn p t đến ngọn ps


* Các trường hợp đặc biệt:
+ Nếu ps p t thì p = ps - pt
và p cùng chiều với p t , ps nếu ps > pt

p ngược chiều với p t , ps nếu ps < pt

+ Nếu ps p t thì p = ps + pt và p luôn cùng chiều với ps


+ Nếu ps ⊥ p t thì p = p 2t + ps2
17) Xung lượng của lực
- Xung lượng của lực F trong khoảng thời gian t bằng tích F.t
- Đơn vị của xung lượng là newton giây (N.s) hoặc (kg.m/s)
18) Liên hệ giữa xung lượng của lực và độ biến thiên động lượng
- Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các
lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
p = F.t (với F là hợp lực tác dụng lên vật)
p
 F= (Dạng viết khác của định luật 2 Newton)
t
19) Hệ kín là hệ nhiều vật mà các vật chỉ tương tác với nhau không tương tác với các vật ngoài hệ (không có
ngoại lực tác dụng lên hệ)
một số trường hợp hệ vật được xem là hệ kín:
+ các ngoại lực tác dụng lên hệ cân bằng nhau.
+ các ngoại lực tác dụng lên hệ không đáng kể so với tương tác giữa các vật trong hệ.
20) Định luật bảo toàn động lượng
- Động lượng của một hệ kín luôn bảo toàn.
p1 + p2 + ... + pn = p1' + p'2 + ... + p'n
21) Các trường hợp áp dụng định luật bảo toàn động lượng:
- Súng giật khi bắn (hình chiếu động lượng của hệ lên phương ngang được bảo toàn)
- Chuyển động bằng phản lực
- Đạn nổ (động lượng chỉ bảo toàn trong thời gian nổ)
- Va chạm (động lượng chỉ bảo toàn trong thời gianva chạm)
Chuyển động tròn đều - Lực hướng tâm
22) Chuyển động tròn đều
+ Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo là đường tròn với tốc độ không đổi theo thời gian.
+ Vật đi được các cung tròn bằng nhau sau những khoảng thời gian bằng nhau
+ Độ dịch chuyển góc bằng nhau sau những khoảng thời gian bằng nhau.
23) Độ dịch chuyển góc θ
+ Độ dịch chuyển góc  của vật chuyển động tròn là góc ở tâm chắn cung AB .
+ Đơn vị độ dịch chuyển góc : radian, kí hiệu: rad
24) Định nghĩa radian: Một radian là góc ở tâm chắn cung có độ dài bằng bán kính đường tròn
+ Cách đổi đơn vị rad với độ:  rad = 180o
25) Công thức liên hệ giữa quãng đường và độ dịch chuyển góc B
s
s = .r hay = với r là bán kính đường tròn s
r  A
26) Tốc độ góc  O
+ Tốc độ góc  là đại lượng được xác định bởi độ dịch chuyển góc trong một đơn vị
thời gian.

=
t
+ Đơn vị tốc độ góc: radian trên giây, kí hiệu rad/s
27) Tốc độ và vận tốc của vật chuyển động tròn đều
s
a) Tốc độ v: v =
t
 Trong chuyển động tròn đều, tốc độ v không đổi
b) Vận tốc v :
+ Vận tốc v luôn tiếp tuyến với đường tròn (tức v luôn vuông góc với
bán kính nối với vật)  phương, chiều của v thay đổi. O A
+ Độ lớn vận tốc (tức tốc độ) không đổi, nhưng vận tốc v thay đổi. 
+ Khi cái đĩa quay tròn thì các điểm trên đĩa có cùng tốc độ góc , nhưng
tốc độ v càng lớn khi các điểm càng xa tâm O. B
28) Chu kì T
+ Chu kì T là thời gian để vật chuyển động hết 1 vòng.
+ Đơn vị chu kỳ: giây (s).
+ Nếu trong khoảng thời gian ∆t vật quay được n vòng thì t = n.T
+ Chu kỳ của các chuyển động tròn đặc biệt:
- Chu kỳ của kim giây: Ts = 1 min = 60 s
- Chu kỳ của kim phút: Tph = 1 h = 60 min = 3600 s
- Chu kỳ của kim giờ: Th = 12 h = 720 min = 43200 s
- Chu kỳ của Trái Đất tự quay quanh trục của nó: T = 24 h
29) Tần số f:
+ Tần số f là số vòng vật đi được trong 1 giây.
+ Đơn vị tần số: hertz (Hz). 1 Hz = 1 vòng/giây.
2
30) Mối liên hệ giữa , T, f:  = 2f =
T
2.r
31) Mối liên hệ giữa v và : v = .r =
T
32) Gia tốc hướng tâm a ht :
+ Trong chuyển động tròn đều, gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo nên gọi là gia tốc
hướng tâm.
O A
v2
a ht = =  .r
2

r
33) Lực hướng tâm Fht :
+ Lực hướng tâm là lực (hay hợp lực) tác dụng lên vật chuyển động tròn đều.
+ Lực hướng tâm không phải là một loại lực mới mà là lực hay hợp lực của các lực đã học.
+ Lực hướng tâm luôn hướng vào tâm quỹ đạo  Fht ⊥ v
+ Lực hướng tâm không sinh công.
v2
+ Công thức tính độ lớn lực hướng tâm: Fht = m.a ht = m = m.2 .r
r
34) Lực hướng tâm và một số chuyển động tròn trong thực tế:
Vệ tinh nhân tạo Vật đặt nằm yên trên Mặt đường nghiêng về Xe trên cầu cong
bàn đang quay tâm cong

+ Hợp lực tác dụng lên xe


+ Lực hấp dẫn giữa Trái + Lực ma sát nghỉ đóng + Hợp lực của trọng lực P
đóng vai trò là lực hướng
Đất và vệ tinh nhân tạo vai trò là lực hướng tâm
và phản lực N đóng vai trò tâm.
đóng vai trò là lực hướng (do Trọng lực P và phản
là lực hướng tâm. Fht = P + N
tâm. lực N là hai lực cân bằng)
N + P = Fht + Áp lực tác dụng lên
Fhd = Fht Fmsn = Fht cầu:
+ Bán kính quỹ đạo là + Bán kính quỹ đạo là - Cầu vòng lên:
khoảng cách từ vệ tinh khoảng cách từ tâm quay N = P - Fht
đến tâm Trái đất. đến vị trí vật - Cầu vòng xuống:
r=R+h N = P + Fht
với R là bán kính TĐ
h độ cao của vệ tinh
+ Vệ tinh địa tĩnh có chu
kỳ T = 24 h

35) Quay vật bằng sợi dây mảnh không dãn:


+ Hợp lực của trọng lực P và lực căng dây T đóng vai trò là lực hướng tâm  T + P = Fht
Quay vật trong mặt phẳng thẳng đứng Quay vật trong mặt phẳng ngang
I + Chiều dài dây ℓ = IM
+ Bán kính quỹ đạo là r = OM
  r = ℓ.sin
+ Từ hình vẽ suy ra:
Fht = P.tan
Fht = T.sin
O M
+ Bán kính quỹ đạo là chiều dài sợi dây
+ Ở điểm cao nhất: Fht = P + T
+ Ở điểm thấp nhất: Fht = T - P

Biến dạng
36) Biến dạng cơ học
+ Khi có ngoại lực tác dụng, vật rắn thay đổi hình dạng và kích thước, ta nói vật bị biến dạng.
+ Mức độ biến dạng phụ thuộc vào độ lớn của ngoại lực.
37) Biến dạng kéo - Biến dạng nén
+ Khi vật chịu tác dụng của cặp lực nén ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật và hướng vào phía
trong vật, làm vật ngắn lại  biến dạng nén.
+ Khi vật chịu tác dụng của cặp lực kéo ngược chiều nhau, vuông góc với bề mặt của vật và hướng ra phía
ngoài vật, làm vật dài ra  biến dạng kéo.
38) Biến dạng đàn hồi - giới hạn đàn hồi
+ Khi không còn tác dụng của ngoại lực, nếu vật rắn lấy lại được hình dạng và kích thước ban đầu thì biến
dạng của vật là biến dạng đàn hồi.
+ Giới hạn mà trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi gọi là giới hạn đàn hồi của vật rắn.
39) Lực đàn hồi của lò xo
+ Lực đàn hồi của lò xo ngược hướng với lực gây biến dạng lò xo.

lò xo không biến dạng lò xo bị nén lò xo bị dãn


 Khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu lò xo, hướng vào trong lò xo.
 Khi lò xo bị nén, lực đàn hồi xuất hiện ở hai đầu lò xo, hướng ra ngoài lò xo.
40) Định luật Hooke
+ Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo
+ Biểu thức: Fđh = k.ℓ
k (N/m): là hệ số đàn hồi hay độ cứng của lò xo; phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và vật liệu
của lò xo.
ℓ=ℓ - ℓo: độ biến dạng của lò xo (m)
ℓo: chiều dài lò xo khi chưa biến dạng.
ℓ : chiều dài lò xo khi biến dạng
41) Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc lực tác dụng vào lò xo và độ dãn của lò xo
F
+ Trong giới hạn đàn hồi, đồ thị có dạng đoạn thẳng qua gốc tọa độ O k1 > k2
F1
k2
F2
ℓ
O
Đồ thị F theo ℓ

You might also like