You are on page 1of 5

Nội dung tiếp theo trong các yêu cầu cơ bản đối với tổ chức thực thi chính

sách công là “Bảo đảm tính hệ thống trong thực thi chính sách công”.

2. Đảm bảo tính hệ thống trong thực thi chính sách công
Tổ chức thực thi chính sách là một bộ phận cấu thành của chu trình chính
sách có liên quan chặt chẽ với các bộ phận khác để tạo nên một chu trình để tạo
nên một hệ thống nhất về đối tượng, mục tiêu, biện pháp và hoạt động của toàn bộ
quá trình. Do đó, thực thi chính sách cần phải đảm bảo tính hệ thống.

Ta thấy rằng, Ngay trong quá trình tổ chức thực thi cũng bao gồm nhiều bước
(trong chu trình) hợp thành một hệ thống, vì thế khi tiến hành tổ chức thực thi cũng
cần thiết phải bảo đảm được tính hệ thống trong mỗi quá trình.

Việc bảo đảm tính hệ thống trong thực thi chính sách công sẽ bao gồm
các nội dung sau đây:

Một là, hệ thống mục tiêu và biện pháp của chính sách: liên quan đến việc bảo đảm
chính sách có mục tiêu cụ thể và biện pháp thích hợp để đạt được và tiến đến hoàn
thành mục tiêu đó. Mục tiêu rõ ràng, mang tính hệ thống đi cùng với các biện pháp
được xây dựng, thiết kế để đáp ứng được mục tiêu này.

Hai là, hệ thống trong tổ chức bộ máy thực thi chính sách: tổ chức thực thi
chính sách cần phải được cấu trúc một cách có hệ thống hay nói đơn giản là có sự
phân chia rõ ràng về quyền hạn, trách nhiệm và vai trò.

Ba là, hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện: cụ thể là cách thức các
cơ quan, các tổ chức sử dụng cơ chế liên lạc, cùng nhau phối hợp, hợp tác một
cách có hiệu quả, đảm bảo các biện pháp được triển khai hợp lý.

Bốn là, hệ thống trong sử dụng công cụ chính sách với các công cụ quản lý
khác của nhà nước: Chính phủ cần sử dụng các công cụ hay tài nguyên một cách
hiệu quả khi thực hiện chính sách. Các công cụ chính sách như ngân sách, hệ thống
luật pháp… cần phải được tích hợp và sử dụng phù hợp trong thực thi chính sách.

Tóm lại, việc bảo đảm tính hệ thống trong thực thi chính sách công đòi hỏi
phải có sự phối hợp và quản lý chặt chẽ trong nhiều khía cạnh khác nhau, từ đó
đảm bảo rằng chính sách được thực hiện một cách có hiệu quả và đạt được các mục
tiêu cụ thể.

Bên cạnh đó, mặc dù Đảm bảo tính hệ thống là điều tất yếu nhưng không
đồng nghĩa với việc thực hiện nó một cách máy móc cả hệ thống lộ trình và
phương thức thực thi. Cần phải tiến hành các bước dựa trên các điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể, phù hợp.

VD 1: Nghị định 100/2021/NĐ-CP về tính hệ thống mục tiêu và biện pháp.

Có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, Nghị định 100/2021/NĐ-CP ban hành ngày
15/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày
1/7/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thống kê.

Cụ thể trong đó, Nghị định bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 13: Phạt tiền từ
500.000-1.000.000 đồng đối với hành vi trích dẫn không đúng nguồn thông tin
thống kê khi phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các
ấn phẩm.

Vậy mục tiêu ở đây là Các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tích cực thực hiện Nghị
định số 95/2016/NĐ-CP và Nghị định số 100/2021/NĐ-CP giúp việc thi hành pháp
luật về thống kê được nghiêm minh, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động
thống kê trong thời gian tới. Đây cũng chính là tình hệ thống mục tiêu và biện
pháp. Biện pháp được xây dựng để cố gắng hoàn thành mục tiêu.

VD 2: Nghị quyết số 37/ NQ-CP về tính hệ thống trong tổ chức bộ máy thực thi
chính sách.

Nghị quyết số 37/ NQ-CP về quản lý sử dụng đất, ngày 17/3/2023 ban hành
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày
16 tháng 6 năm 2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển
có thu nhập cao".

Đối với các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức thực
hiện Chương trình hành động của Chính phủ; định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng
năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết gửi Bộ Tài nguyên và Môi
trường để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
Chương trình hành động, định kỳ vào tháng 12 hàng năm tổng hợp tiến độ triển
khai, báo cáo và kiến nghị Chính phủ, các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực
hiện đồng bộ và có hiệu quả Chương trình hành động;

Bộ Công an chủ động tham mưu với Chính phủ trong phòng ngừa, phát hiện, đấu
tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai; chú trọng bảo đảm
an ninh, trật tự tại các địa bàn có tình trạng tranh chấp, khiếu kiện phức tạp liên
quan đến đất đai.
Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp các bộ, ngành trung ương, địa
phương và chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền
đến người dân và các cơ quan, doanh nghiệp các nội dung của Nghị quyết số 18-
NQ/TW trên các sản phẩm thông tin nhằm nhanh chóng đưa Nghị quyết vào cuộc
sống; biểu dương các điển hình tiên tiến; kịp thời phát hiện, phản ánh những tiêu
cực, tham nhũng, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương . Chỉ đạo việc thực hiện
tuyên truyền sâu rộng chính sách, pháp luật về đất đai tại địa phương trong đó chú
trọng đến các khu vực khó khăn, vùng sâu vùng xa. Trình Hội đồng nhân dân phê
duyệt bố trí kinh phí hàng năm từ ngân sách địa phương cho các sở, ngành để đảm
bảo thực hiện các nhiệm vụ, đề án theo tiến độ được phê duyệt trong danh mục
kèm theo Chương trình hành động này.

Vậy, tính hệ thống trong bộ máy thực thi chính sách trên chính là sự phân công cụ
thể về quyền hạn, về vai trò, về trách nhiệm của mỗi tổ chức, cơ quan từ Trung
ương đến địa phương trong Chỉ thị 13 về quản lý đất đai trong tình hình mới.

VD 3– Nghị quyết 21/NQ-CP về hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện.

Nội dung Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc
xin phòng Covid-19. Nội dung cụ thể chỉ rõ “Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với
các Bộ, cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện
trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng vắc xin phòng Covid-19”…

Trong công tác tổ chức thực hiện nêu rõ, về Bộ Y tế sẽ là đầu mối tổ chức
việc mua, nhập khẩu, chịu trách nhiệm về chất lượng, giá cả và cả về tổ chức quản
lý, phân phối và sử dụng… Bộ Tài chính thì sẽ bố trí ngân sách trung ương để
mua, nhận vắc xin, vận chuyển, bảo quản và quản lý chi phí tiêm chủng. Đối với
Bộ Nogjia giao thì phối hợp tìm kiếm đối tác hay Bộ Giao thông sẽ vận tải phối
hợp tổ chức vận chuyển vắc xin theo đề nghị của Bộ Y tế.

Vậy, tính hệ thống trong điều hành, phối hợp thực hiện trong Nghị quyết nêu
trên chính là công tác điều hành của Bộ Y tế đối với việc chủ trì và phối hợp với
các Bộ, ban ngành… đồng thời thì các cơ quan, tổ chức khác cũng cùng phối hợp
với Bộ Y tế, thực hiện theo yêu cầu, đề nghị của Bộ Y tế.

VD 4: – Nghị định 24/2023/NĐ-CP về hệ thống trong sử dụng công cụ chính sách


với các công cụ quản lý khác của nhà nước.

Nghị định 24/2023/NĐ-CP nêu rõ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ,
công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể Chính phủ sẽ trình Quốc hội,
xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước,
chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Thông qua sử dụng
ngân sách tiết kiệm chi thường xuyên hay sử dụng nguồn cải cách tiền lương chưa
được sử dụng hết chuyển sang.

Qua đó, hệ thống trong sử dụng công cụ chính sách và các công cụ quản lý
khác của nhà nước chính là việc sử dụng công cụ chính sách ngân sách nhà nước
tích hợp cùng với công cụ thu chi, quản lý ngân sách để điều chỉnh một cách hợp
lý và hiệu quả nguồn thu và chi tiêu của ngân sách nhà nước đối với Nghị định quy
định mức lương cơ sở trên.

You might also like