You are on page 1of 3

ĐỒNG CHÍ - CHÍNH HỮU

Câu hỏi Trả lời

Câu hỏi 1: - Cơ sở tạo nên tình đồng chí được thể hiện qua 2
Cơ sở nào đã tạo nên tình câu thơ đầu:
đồng chí? “ Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
- Tác giả sử dụng cụm từ: “nước mặn đồng chua”,
“đất cày lên sỏi đá” gợi ra hình ảnh vùng đất
nghèo khó, đất đai khô cằn, khó canh tác
→ Đều là những người xuất thân từ vùng quê nghèo
khó, họ dường như đang tâm sự và cảm thấy đồng
cảm với nhau, là cơ sở đầu tiên tạo nên tình đồng chí.
- Hình ảnh: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
- Gợi ra khung cảnh những người lính đang ngày
đêm luyện tập để chống lại sự xâm lược
→ Tình đồng chí hình thành qua sự tương đồng về lí
tưởng, mục đích, chí hướng là cùng bảo vệ Tổ quốc

Câu hỏi 2: - Câu thơ số 7: “Đồng chí!”


Phân tích ý nghĩa câu thơ - Câu thơ vừa là một câu cảm thản, vừa giống
số 7 như một tiếng gọi giữa những người đồng đội
- Với 2 chữ “đồng chí” câu thơ như cảm xúc của
tác giả trước sự cao đẹp, sự gắn kết sâu sắc của
tình đồng chí

Câu hỏi 3: - Họ cùng nhau chia sẻ lúc khó khăn, thiếu thốn,
Biểu hiện của tình đồng bệnh tật ốm yếu, điều đó thể hiện qua hình ảnh:
chí thể hiện qua hình ảnh “ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
nào? Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Chân không giày”
+ Nghệ thuật: Liệt kê cùng cách miêu tả rất
chân thực những cơn ốm đau, những khó
khăn vất vả
+ Cụm từ: “anh với tôi”
→ Dù cuộc sống rất khó khăn, vất vả nhưng họ vẫn
bên cạnh và sẻ chia cùng nhau
- Họ cùng nhau sẻ chia những niềm vui, trao
nhau những cái nắm tay thân thiết:
“Miệng cười buốt giá
Thương nhau tay nắm bàn tay”
+ “buốt giá”: thời tiết vô cùng lạnh lẽo khắc
nghiệt, nhưng họ vẫn mỉm cười trước cái
thời tiết khắc nghiệt ấy
→ Sự lạc quan của những người lính, hơn cả là tình
đồng chí cao đẹp như một sức mạnh khiến họ vẫn nở
nụ cười

Câu hỏi 4: - Câu thơ số 10: “Giếng nước gốc đa, nhớ người ra
BPNT sử dụng trong câu lính”
thơ số 10 - Biện pháp tu từ:
+ Hoán dụ: “Giếng nước gốc đa”: Những hình
ảnh vô cùng thân thuộc với mỗi người,
cùng như đại diện cho quê hương
+ Nhân hóa: “nhớ”: Quê hương nhớ những
người lính, cũng giống như tâm tư của
những người lính khi phải đi xa nhà, đó
chính là nỗi nhớ quê hướng

Câu hỏi 5: - Cái nắm tay xuất hiện qua câu thơ:
Cái nắm tay của những “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
người đồng chí có ý nghĩa + Nghệ thuật tương phản: Trong các câu thơ
thế nào? trước liệt kê một loạt những khó khăn,
thiếu thốn nhưng ở câu thơ này lại xuất
hiện hình ảnh “cái nắm tay” giữa 2 người
chiến sĩ
→ Làm nổi bật tình cảm, sự gắn bó giữa 2 người lính.
Qua đó, thể hiện sự ca ngợi của tác giả trước tình
đồng chí cao đẹp

Câu hỏi 6: - Trước hết, cách xưng hô “anh” - “tôi” chân thực,
Nhận xét vai trò của đại từ giản dị dường như thể hiện rõ ràng sự tôn trọng
“anh” - “tôi” mà tác giả dành cho người đồng chí của mình
- Cách xưng hô “anh” - “tôi” xuất hiện cùng nhau
suốt toàn bài thơ, như một đôi, một cặp càng
khiến tình đồng chí giữa 2 người nổi bật hơn

Câu hỏi 7: - Hoàn cảnh xuất hiện: Vào buổi đêm tối, không
Hoàn cảnh xuất hiện của gian là rừng hoang trong thời tiết lạnh lẽo, có
người chiến sĩ trong 3 câu sương muối. Hai người đồng chí trong tình thế
cuối? “chờ giặc tới”
→ Hoàn cảnh vô cùng nguy hiểm, khắc nghiệt
Câu hỏi 8: - Tư thế của người chiến sĩ được thể hiện qua câu
Tư thế của người chiến sĩ thơ: “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”
trong 3 câu cuối? + “cạnh bên nhau”: Sự đồng lòng, đoàn kết
của những người lính trước tình thế nguy
hiểm
+ Cụm động từ: “chờ giặc tới”: Sự sẵn sàng
chiến đấu, tự tin của những người lính,
sức mạnh cao cả của tình đồng chí

Câu hỏi 9: - Súng = chiến tranh, phần nào thể hiện được sự
Ý nghĩa của hình ảnh: dũng cảm của người chiến sĩ
“Đầu súng trăng treo” - Trăng = yên tĩnh, thanh bình, thơ mộng
→ Tâm hồn người
→ Hình ảnh như nói lên trách nhiệm của người lính,
hộ đứng lên cầm súng lao ra mặt trận để bảo vệ cho
sự bình yên của quê hương đất nước
→ Những người đồng chí cùng nhau trải qua những
khó khăn để bảo vệ Tổ quốc, khiến tình đồng chí của
họ càng thêm cao cả, ý nghĩa

You might also like