You are on page 1of 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ MARKETING

1. Quản trị quan hệ khách hàng nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các đối
tác sau đây, ngoại trừ:
a. Trung gian phân phối
b. Nhà cung cấp
c. Khách hàng
d. Đối thủ cạnh tranh
2. Đâu không phải là chức năng của bộ phận marketing?
a. Liên tục tìm kiếm những phương thức sản xuất mới để sản xuất hàng hoá nhanh hơn với
giá thành giảm
b. Thu thập và đánh giá ý tưởng sản phẩm mới, các cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ để
phục vụ nhu cầu khách hàng
c. Đo lường uy tín nhãn hiệu và sự thoả mãn của khách hàng
d. Nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong từng giai đoạn
3. Hoạt động quảng cáo, PR nằm trong bước:
a. Truyền thông và cung ứng giá trị
b. Xây dựng chuỗi giá trị
c. So sánh giá trị của doanh nghiệp mình và đối thủ cạnh tranh
d. Lựa chọn giá trị
1. Theo quản trị quan hệ khách hàng, việc bán hàng là:
a. Kết thúc quá trình kinh doanh
b. Giai đoạn giữa của quá trình kinh doanh
c. Mục đích cuối cùng của quá trình kinh doanh
d. Bắt đầu của quá trình kinh doanh
2. Quản trị marketing có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây, ngoại trừ:
a. Xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing
b. Nghiên cứu thị trường
c. Xây dựng, khai thác hệ thống thông tin marketing
d. Tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp
3. Phân tích nội bộ doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp thấy được?
a. Điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp
b. Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ
c. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp
d. Cơ hội chọn lựa kinh doanh
4. Nhận định nào sau đây là sai về marketing truyền thống?
a. Phát triển sản phẩm từ từ và cẩn thận
b. Lấy sản phẩm của mình làm trung tâm
c. Xuất phát điểm là từ bản thân doanh nghiệp
d. Lấy khách hàng làm trung tâm
5. Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là nhóm khách hàng:
a. DN lựa chọn để tập trung nỗ lực marketing của mình
b. Đối thủ cạnh tranh đang phục vụ
c. Có nhu cầu về sản phẩm
d. Có mong muốn sử dụng sản phẩm
6. Kiểm tra hoạt động marketing có nhiệm vụ?
a. Xây dựng chương trình hành động marketing hợp lý
b. Đánh giá và kịp thời điều chinh những sai sót trong quá trình thực hiện
c. Phục vụ khách hàng mục tiêu có hiệu quả
d. Hoạch định chiến lược marketing tốt hơn
7. Hoạt động nào là phần quan trọng nhất trong marketing?
a. Nghiên cứu thị trường
b. Khuyến mại
c. Quảng cáo
d. Bán hàng
8. Quản trị quan hệ khách hàng nhằm xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các
đối tác sau đây, ngoại trừ:
a. Trung gian phân phối
b. Nhà cung cấp
c. Đối thủ cạnh tranh
d. Khách hàng
9. Hoạt động quảng cáo, PR nằm trong bước:
a. So sánh giá trị của doanh nghiệp mình và đối thủ cạnh tranh
b. Xây dựng chuỗi giá trị
c. Truyền thông và cung ứng giá trị
d. Lựa chọn giá trị
10. Đâu không phải là chức năng của quản trị marketing?
a. Phân tích thị trường
b. Định giá
c. Quản trị hàng tồn kho
d. Khuyến mại
11. Nhận định nào sau đây là sai về quản trị marketing?
a. Là một quá trình quản trị có hệ thống nhằm tạo ra giá trị gia tăng
b. Là quá trình phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra, đánh giá các hoạt động
marketing.
c. Là một chuỗi các nỗ lực marketing để tạo ra kết quả trao đổi mong muốn với thị trường
d. Là một chức năng của quản trị sản xuất
12. Cách thức kinh doanh theo marketing hiện đại lấy….làm trọng tâm.
a. Đối thủ cạnh tranh
b. Bản thân doanh nghiệp
c. Khách hàng
d. Nhà cung ứng
13. Phân đoạn thị trường là một nhiệm vụ của quản trị marketing nhằm?
a. Chia thị trường tổng thể thành các đoạn nhỏ hơn để tiện phục vụ
b. Đưa ra nhiều biện pháp marketing phù hợp với các đoạn thị trường
c. Đưa ra nhiều sản phẩm đa dạng phù hợp với tất cả các đoạn thị trường
d. Xác định, đánh giá và lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu để phuc vụ
14. Nhận định nào sau đây là đúng về quan điểm kinh doanh?
a. Quan điểm kinh doanh truyền thống lấy khách hàng làm trung tâm
b. Quan điểm kinh doanh theo marketing hiện đại lấy sản phẩm của DN làm trung tâm
c. Quan điểm kinh doanh theo marketing hiện đại nhằm mục đích tạo ra sản phẩm mà
doanh nghiệp có sẵn ưu thế
d. Quan điểm kinh doanh theo marketing hiện đại luôn tìm cách cải tiến sản phẩm phù hợp
với nhu cầu của khách hàng
15. Cách thức kinh doanh truyền thống lấy….làm trọng tâm.
a. Nhà cung ứng
b. Khách hàng
c. Bản thân doanh nghiệp
d. Đối thủ cạnh tranh
16. Định vị sản phẩm là công việc được thực hiện trong bước nào của quá trình cung
cứng giá trị?
a. Đảm bảo giá trị
b. Truyền thông giá trị
c. Cung ứng giá trị
d. Lựa chọn giá trị
17. Nhận định nào sau đây là đúng?
a. Quản trị marketing là quản trị chuỗi giá trị, trong đó hoạt động marketing là trung tâm
phối hợp các chức năng khác trong doanh nghiệp
b. Trong doanh nghiệp quản trị marketing là chức năng quan trọng nhất, tách biệt với các
chức năng còn lại: nhân sự, sản xuất, tài chính
c. Quản trị marketing, quản trị sản xuất, quản trị tài chính, quản trị nhân sự là 4 chức năng
độc lập với nhau
d. Quản trị marketing, quản trị sản xuất, quản trị tài chính, quản trị nhân sự là 4 chức năng
ngang hàng với nhau
18. Đâu không phải là chức năng của bộ phận marketing?
a. Liên tục tìm kiếm những phương thức sản xuất mới để sản xuất hàng hoá nhanh hơn với
giá thành giảm
b. Thu thập và đánh giá ý tưởng sản phẩm mới, các cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ để phục
vụ nhu cầu khách hàng
c. Đo lường uy tín nhãn hiệu và sự thoả mãn của khách hàng
d. Nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong từng giai đoạn
19. Marketing là một chuỗi các hoạt động:
a. Quảng cáo nhằm kích thích người mua
b. Bán hàng nhằm gia tăng lợi nhuận
c. Nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng thông qua trao đổi
d. Tiếp thị để khách hàng biết nhiều hơn đến sản phẩm của DN
20. Việc doanh nghiệp xác định xem mình sẽ bán hàng cho nhóm đối tượng khách hàng
nào là thuộc giai đoạn?
a. Xác định nhóm khách hàng mục tiêu
b. Truyền thông giá trị
c. Lựa chọn giá trị
d. Cung ứng giá trị
21. Định giá bán cho sản phẩm, tổ chức hệ thống phân phối là công việc được thực hiện
trong giai đoạn nào?
a. Đảm bảo giá trị
b. Lựa chọn giá trị
c. Cung ứng giá trị
d. Truyền thông giá trị
22. DN nên kinh doanh loại hàng hóa mà:
a. Đối thủ cạnh tranh làm tốt nhất
b. DN đó làm tốt nhất
c. DN đó làm nhiều nhất
d. Đối thủ cạnh tranh làm ít hiệu quả nhất
23. Lựa chọn khách hàng mục tiêu là công việc được thực hiện trong bước nào của quá
trình cung cứng giá trị?
a. Cung ứng giá trị
b. Lựa chọn giá trị
c. Đảm bảo giá trị
d. Truyền thông giá trị
24. Nhận định nào sau đây là sai?
a. Quảng cáo giúp kích thích khách hàng mua sản phẩm
b. Marketing là hoạt động bán hàng
c. Bán hàng nhằm hướng tới mục tiêu doanh số
d. Tiếp thị hướng tới mục tiêu càng nhiều người biết đến sản phẩm càng tốt
25. Một chiến lược marketing có hiệu quả nhất là:
a. Tốt hơn phần lớn loại hình kinh doanh của bạn
b. Chiến lược đầu tiên được áp dụng trong loại hình kinh doanh của bạn
c. Khác biệt với những đối thủ cạnh tranh then chốt
d. Tốt nhất trong loại hình kinh doanh của bạn
CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC MARKETING
Câu 1: Đâu không phải là căn cứ để xây dựng chiến lược marketing?
A. Khách hàng mục tiêu
B. Khả năng của doanh nghiệp
C. Khách hàng trên thị trường tổng thể
D. Đối thủ cạnh tranh
Câu 2: “Triển khai sản phẩm hiện có của doanh nghiệp sang những phân đoạn thị
trường mới với mong muốn gia tăng khối lượng bán nhờ vào việc khuyến mãi những
khách hàng mới” là nội dung của phương thức
A. Mở rộng thị trường
B. Phát triển sản phẩm
C. Đa dạng hóa
D. Thâm nhập thị trường
Câu 3: “Mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh số của sản phẩm hiện có trên thị
trường hiện có bằng cách thu hút thêm khách hàng của đối thủ cạnh tranh.” là nội
dung của phương thức:
A. Thâm nhập thị trường
B. Mở rộng thị trường
C. Phát triển sản phẩm
D. Đa dạng hóa
Câu 4: Trong phần “kế hoạch thực hiện” của một bản kế hoạch marketing sẽ thể
hiện:
A. Làm gì?
B. Ai làm?
C. Làm trong bao lâu?
D. Cụ thể từng công việc do ai làm và thời gian hoàn thành
Câu 5: Hoạch định chiến lược marketing được định nghĩa là:
A. Quá trình phát triển và duy trì sự thích ứng mang tính chiến lược giữa mục tiêu và
nguồn lực của doanh nghiệp
B. Quá trình phát triển và duy trì sự thích ứng mang tính chiến lược giữa mục tiêu và
thế mạnh của doanh nghiệp
C. Quá trình phát triển và duy trì sự thích ứng mang tính chiến lược giữa mục tiêu và
nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
D. Quá trình phát triển và duy trì sự thích ứng mang tính chiến lược giữa mục tiêu và
nguồn lực của doanh nghiệp với những cơ hội marketing luôn thay đổi
Câu 6: Những đơn vị kinh doanh thuộc nhóm “ngôi sao” nằm ở vị trí doanh nghiệp có
thị phần…. trên thị trường
A. Lớn
B. Trung bình
C. Nhỏ
D. Bằng 0
Câu 7: Những đơn vị kinh doanh thuộc nhóm “dấu hỏi” nằm trong ngành có tốc độ
tăng trưởng:
A. Cao
B. Trung bình
C. Thấp
D. Ngành không tăng trưởng
Câu 8: Chiến lược marketing là?
A. Những tư tưởng định hướng marketing chỉ đạo đơn vị kinh doanh với hi vọng đạt
được mục tiêu
B. Những mục tiêu doanh nghiệp muốn đạt được
C. Cách thức doanh nghiệp đạt được mục tiêu đặt ra
D. Chiến lược kinh doanh
Câu 9: Quá trình hoạch định chiến lược marketing diễn ra ở 2 cấp:
A. Cấp doanh nghiệp và cấp đơn vị kinh doanh, sản phẩm, thị trường
B. Cấp quốc gia và cấp doanh nghiệp
C. Cấp doanh nghiệp và các phòng ban
D. Cấp phòng ban và các tổ nhóm trong công ty
Câu 10: Bước thứ hai trong quá trình hoạch định chiến lược marketing cấp đơn vị
kinh doanh là:
A. Thiết lập tuyên bố sứ mệnh
B. Thiết lập nhiệm vụ, mục tiêu của doanh nghiệp
C. Thiết lập danh mục kinh doanh
D. Hoạch định chiến lược marketing cùng các chiến lược chức năng khác
Câu 11: Amazon.com nên lựa chọn triết lý kinh doanh nào sau đây để thể hiện quan
điểm kinh doanh theo định hướng marketing?
A. Chúng tôi chuyên bán sách, băng đĩa, đồ điện tử, đồ gia dụng
B. Chúng tôi đem đến những trải nghiệm mua bán qua mạng nhanh chóng, dễ dàng và
thoải mái- chúng tôi là nơi bạn có thể tìm và khám phá mọi thứ bạn muốn mua
C. Chúng tôi là nơi mua hàng qua mạng với giá rẻ
D. Chúng tôi đem đến trải nghiệm mua hàng qua mạng cho bạn
Câu 12: “Đưa những ngành kinh doanh mới vào thị trường mới, ngoài những sản
phẩm hiện có của doanh nghiệp”. Đó là nội dung của phương thức:
A. Đa dạng hóa
B. Phát triển sản phẩm
C. Mở rộng thị trường
D. Thâm nhập thị trường
Câu 13: Những đơn vị kinh doanh thuộc loại “bò sữa” thì doanh nghiệp nên:
A. Đầu tư lớn để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của nó
B. Duy trì để nắm giữ thị phần, không cần đầu tư quá nhiều
C. Xem xét xem nên đầu tư lớn để tăng thị phần nắm giữ hoặc loại bỏ
D. Xem xét nên duy trì sự tồn tại hay loại bỏ
Câu 14: Những đơn vị kinh doanh thuộc loại “dấu hỏi” thì doanh nghiệp nên:
A. Đầu tư lớn để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của nó
B. Duy trì để nắm giữ thị phần, không cần đầu tư quá nhiều
C. Xem xét xem nên đầu tư lớn để tăng thị phần nắm giữ hoặc loại bỏ
D. Xem xét nên duy trì sự tồn tại hay loại bỏ
Câu 15: Thâm nhập thị trường là việc doanh nghiệp:
A. Tìm cách giới thiệu sản phẩm hiện có vào thị trường hiện tại một cách sâu hơn,
giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh
B. Tìm cách khai thác thêm thị trường mới với sản phẩm hiện có
C. Phát triển sản phẩm mới tại thị trường hiện có
D. Phát triển sản phẩm mới tại thị trường mới
Câu 16: Phát triển sản phẩm là việc doanh nghiệp:
A. Tìm cách giới thiệu sản phẩm hiện có vào thị trường hiện tại một cách sâu hơn,
giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh
B. Tìm cách khai thác thêm thị trường mới với sản phẩm hiện có
C. Phát triển sản phẩm mới tại thị trường hiện có
D. Phát triển sản phẩm mới tại thị trường mới
Câu 17: Đa dạng hoá là việc doanh nghiệp:
A. Tìm cách giới thiệu sản phẩm hiện có vào thị trường hiện tại một cách sâu hơn,
giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh
B. Tìm cách khai thác thêm thị trường mới với sản phẩm hiện có
C. Phát triển sản phẩm mới tại thị trường hiện có
D. Phát triển sản phẩm mới tại thị trường mới
Câu 18: Mở rộng thị trường là việc doanh nghiệp:
A. Tìm cách giới thiệu sản phẩm hiện có vào thị trường hiện tại một cách sâu hơn,
giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh
B. Tìm cách khai thác thêm thị trường mới với sản phẩm hiện có
C. Phát triển sản phẩm mới tại thị trường hiện có
D. Phát triển sản phẩm mới tại thị trường mới
Câu 19: Những đơn vị kinh doanh thuộc loại “con chó” thì doanh nghiệp nên:
A. Đầu tư lớn để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của nó
B. Duy trì để nắm giữ thị phần, không cần đầu tư quá nhiều
C. Xem xét xem nên đầu tư lớn để tăng thị phần nắm giữ hoặc loại bỏ
D. Xem xét nên duy trì sự tồn tại hay loại bỏ
Câu 20: “Đổi mới sản phẩm, đưa sản phẩm mới cho khách hàng hiện có” là nội dung
của phương thức:
A. Phát triển sản phẩm
B. Đa dạng hóa
C. Thâm nhập thị trường
D. Mở rộng thị trường
CHƯƠNG 3: QUẢN TRỊ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ NGHIÊN CỨU
MARKETING
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Nghiên cứu marketing cũng chính là nghiên cứu thị trường
B. Công cụ duy nhất để nghiên cứu marketing là bảng câu hỏi
C. Việc chọn mẫu ảnh hưởng không nhiều lắm đến kết quả nhiên cứu
D. Thực nghiệm là phương pháp thích hợp nhất để kiểm nghiệm giả thuyết về mối quan
hệ nhân quả
Câu 2: Quy trình nghiên cứu marketing của Ph.Kotler là:
A. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, xác định vấn đề và các mục tiêu nghiên cứu, thu thập
thông tin, phân tích thông tin, trình bày các kết quả thu được
B. Xác định vấn đề và các mục tiêu nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thu thập
thông tin, phân tích thông tin, trình bày các kết quả thu được
C. Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, xác định vấn đề và các mục tiêu nghiên cứu, phân tích
thông tin, thu thập thông tin, trình bày các kết quả thu được
D. Xác định vấn đề và các mục tiêu nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thu thập
thông tin, trình bày các kết quả thu được, phân tích thông tin
Câu 3: Để xây dựng được trung tâm thông tin marketing có hiệu quá, các nhà quản trị
phải đưa ra những yêu cầu về thông tin để phục vụ cho hoạt động quản trị của mình.
Vậy hệ thống thông tin phải là sản phẩm của:
A. Nhà quản trị
B. Công nghệ thông tin
C. Thị trường
D. Môi trường marketing
Câu 4: …đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm đi những chi phí do rủi ro đối với
sản phẩm mới bằng cách đánh giá khả năng chấp nhận sản phẩm của người tiêu dùng
trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt
A. Hệ thống ghi chép nội bộ
B. Hệ thống tình báo marketing
C. Hệ thống nghiên cứu marketing
D. Hệ thống hỗ trợ ra quyết định
Câu 5: Ý nào sau đây không phải là chức năng chính của các dự án nghiên cứu
marketing:
A. Rà soát để tìm kiếm các cơ hội và đe đọa từ thị trường
B. Đánh giá khả năng thành công hay rủi ro
C. Điều khiển các chương trình hiện tại
D. Cập nhật tình hình hàng hóa tồn kho hàng ngày
Câu 6: Công cụ thống kê, mô hình, chương trình con tối ưu hóa là các công cụ của hệ
thống:
A. Hệ thống ghi chép nội bộ
B. Hệ thống tình báo marketing
C. Hệ thống nghiên cứu marketing
D. Hệ thống hỗ trợ ra quyết định
Câu 7: Những người nghiên cứu của American Airlines đi lang thang khắp các sân bay,
văn phòng hãng hàng không và công ty du lịch để nghe ngóng khách du lịch nói chuyện
với nhau về các hãng hàng không khác nhau. Đây là phương pháp nghiên cứu nào?
A. Nghiên cứu nhóm tập trung
B. Nghiên cứu điều tra
C. Nghiên cứu quan sát
D. Nghiên cứu thực nghiệm
Câu 8: Phương pháp nghiên cứu nào là phương pháp nghiên cứu có giá trị khoa học
cao nhất?
A. Nghiên cứu quan sát
B. Nghiên cứu điều tra
C. Nghiên cứu nhóm tập trung
D. Nghiên cứu thực nghiệm
Câu 9: Công cụ điều tra được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu marketing là:
A. Máy vi tính
B. Phiếu câu hỏi
C. Dụng cụ cơ khí
D. Điện thoại
Câu 10: Đây không phải là ưu điểm của số liệu thứ cấp:
A. Đỡ tốn kém
B. Có sẵn
C. Dễ tìm kiếm
D. Cập nhật
Câu 11: Đây không phải là nhược điểm của số liệu sơ cấp:

A. Tốn kém
B. Mất thời gian dài
C. Không có sẵn
D. Phù hợp nhu cầu
Câu 12: … là tập hợp những người tiêu dùng thừa nhận có đủ mức độ quan tâm đến
một mặt hàng nhất định của thị trường.
A. Thị trường hiện có
B. Thị trường tiềm năng
C. Thị trường hiện có và đủ điều kiện
D. Thị trường phục vụ
Câu 13: …là một phần của thị trường hiện có và đủ điều kiện mà một doanh nghiệp
quyết định theo đuổi
A. Thị trường hiện có
B. Thị trường tiềm năng
C. Thị trường hiện có và đủ điều kiện
D. Thị trường phục vụ
Câu 14: Ý nào sau đây không phải là kỹ thuật mà các doanh nghiệp thường dùng để dự
đoán doanh số?
A. Điều tra chính sách của chính phủ
B. Tổng hợp ý kiến của khách hàng
C. Ý kiến của nhà chuyên môn
D. Phương pháp trắc nghiệm thị trường
Câu 15: Tài liệu nào dưới đây là kết quả của quá trình nghiên cứu marketing:
A. Báo cáo bán hàng tháng
B. Ấn phẩm báo
C. Hóa đơn - chứng từ
D. Báo cáo thử nghiệm mức độ chấp nhận hay ưa thích sản phẩm
Câu 16: Loại câu hỏi mà người nghiên cứu chưa đưa ra các phương án trả lời mà để
đối tượng nghiên cứu tự trả lời nhằm nắm bắt sâu những suy nghĩ của họ, đó là câu hỏi
thuộc dạng:
A. Câu hỏi đóng
B. Câu hỏi mở
C. Câu trắc nghiệm
D. Câu hỏi tu từ
Câu 17: Những người tìm mua bất kỳ loại sản phẩm nào đó trên thị trường thường có
ba đặc điểm:
A. Sự quan tâm, thu nhập và khả năng tiếp cận thị trường
B. Sự quan tâm , tìm kiếm thông tin và khả năng thanh toán
C. Tìm kiếm thông tin, khả năng thanh toán và khả năng tiếp cận thị trường
D. Khả năng thanh toán và khả năng tiếp cận thị trường
Câu 18: Đây là hệ thống hoạt động thu thập, tập hợp, phân loại, phân tích, lưu trữ và
truyền tải những thông tin chính xác kịp thời cần thiết để các nhà quản trị có thể sử
dụng để xây dựng, thực hiện và điều chỉnh các chiến lược và biện pháp marketing
A. Hệ thống thông tin marketing
B. Hệ thống tình báo marketing
C. Hệ thống trợ giúp ra quyết định marketing
D. Hệ thống nghiên cứu marketing
Câu 19: Hoạt động cơ bản của của hệ thống trợ giúp ra quyết định marketing là?
A. Thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu
B. Phân tích thông tin và báo cáo thông tin cho nhà quản trị
C. Ra quyết định quản trị
D. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và chuyển thông tin dữ liệu thành các cơ sở cho quá
trình ra quyết định quản trị
Câu 20: Nhận định nào sau đây là sai:
A. Để xây dựng được thông tin marketing có hiệu quả, nhà quản trị phải đưa ra yêu cầu
cụ thể về thông tin
B. Thông tin cần phải thu thập cho hệ thống trợ giúp ra quyết định chỉ là dữ liệu sơ cấp
C. Dữ liệu của hệ thống trợ giúp ra quyết định phải thu thập từ bên trong lẫn bên ngoài
doanh nghiệp
D. Đầu vào của MDSS chính là các thông tin từ thị trường, môi trường marketing và nội
bộ của doanh nghiệp
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING
Câu 1: Văn hóa là một yếu tố quan trọng trong marketing hiện đại vì:
A. Không sản phẩm nào không chứa đựng các yếu tố văn hóa
B. Hành vi tiêu dùng của khách hàng ngày càng giống nhau
C. Các yếu tố văn hóa chi phối hành vi tiêu dùng và hành vi kinh doanh
D. Trên thế giới cùng với quá trình toàn cầu hóa thì văn hóa giữa các nước ngày càng có
điểm tương đồng
Câu 2: Khi thực hiện marketing sản phẩm trên thị trường, yếu tố địa lý và yếu tố khí hậu
ảnh hưởng quan trọng nhất dưới góc độ:
A. Thu nhập của dân cư không đều
B. Đòi hỏi sự thích ứng của sản phẩm
C. Nhu cầu của dân cư khác nhau
D. Không tác động nhiều đến hoạt động marketing
Câu 3: Nhận định nào sau đây là sai:
A. Quá trình mua hàng của người tiêu dùng được kết thúc bằng hành động mua hàng của
họ
B. Các tổ chức khi mua thì có nhiều người tham gia vào quá trình mua hơn là người tiêu
dùng khi mua
C. Người tiêu dùng không nhất thiết phải trải qua đầy đủ 5 bước trong quá trình mua
hàng
D. Người sử dụng sản phẩm chưa hẳn đã là người khởi xướng nhu cầu về sản phẩm đó
Câu 4: Ý nào sau đây là đúng khi so sánh quá trình ra quyết định mua của tổ chức với
quyết định mua của người tiêu dùng:
A. Các tổ chức mua nhiều loại sản phẩm hơn
B. Thời gian đưa ra quyết định mua của người tiêu dùng dài hơn
C. Lượng người tham gia vào vào quá trình quyết định mua hàng thường là nhiều hơn
D. Người tiêu dùng là người chuyên nghiệp hơn
Câu 5: Doanh nghiệp nằm trong môi trường marketing vĩ mô thường tìm cách:
A. Thay đổi chúng trong chiến lược ngắn hạn
B. Thay đổi chúng trong chiến lược dài hạn
C. Thích ứng với chúng
D. Xây dựng chiến lược để biến tác động tiêu cực thành tác động tích cực
Câu 6: Rào cản rút lui khỏi ngành kinh doanh cao thì mức độ cạnh tranh trong ngành
là:
A. Cao
B. Thấp
C. Cân bằng
D. Tùy thuộc vào nhu cầu người tiêu dùng
Câu 7: Sự khác biệt về sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong ngành thấp thì mức độ
cạnh tranh trong ngành là:
A. Cao
B. Thấp
C. Cân bằng
D. Tùy thuộc vào nhu cầu người tiêu dùng
Câu 8: Phân tích môi trường nội bộ sẽ giúp các nhà quản trị marketing phát hiện;
A. Điểm mạnh, điểm yếu, khả năng và các nguồn lực của doanh nghiệp có thể dành cho
hoạt động marketing
B. Cơ hội, thách thức mà môi trường đem lại cho hoạt động marketing của doanh nghiệp
C. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp
D. Các nhu cầu về tài chính và nhân lực cho hoạt động marketing
Câu 9: Công ty có thể xem tất cả các công ty sản xuất cùng một loại hay một lớp sản
phẩm đều là đối thủ cạnh tranh của mình. Đây là mức độ cạnh tranh:
A. Canh tranh nhãn hiệu
B. Cạnh tranh ngành
C. Canh tranh công dụng
D. Cạnh tranh chung
Câu 10: Thứ tự của quá trình mua sắm là:
A. Ý thức nhu cầu -Tìm kiếm thông tin - Đánh giá các phương án - Quyết định mua sắm -
Hành vi hậu mãi
B. Tìm kiếm thông tin - Ý thức nhu cầu - Đánh giá các phương án - Quyết định mua sắm
- Hành vi hậu mãi
C. Đánh giá các phương án - Ý thức nhu cầu - Tìm kiếm thông tin- Quyết định mua sắm -
Hành vi hậu mãi
D. Ý thức nhu cầu - Đánh giá các phương án - Tìm kiếm thông tin - Quyết định mua sắm
- Hành vi hậu mãi
Câu 11: Đây không phải là mục tiêu của các nhà quản trị marketing khi nghiên cứu quá
trình ra quyết định mua của khách hàng.
A. Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng phát sinh như thế nào
B. Hiểu rõ khách hàng tìm kiếm các nguồn thông tin nào và như thế nào

C. Hiểu rõ các ý định sử dụng sản phẩm của khách hàng


D. Hiểu rõ cách vận hành của hệ thống thông tin về khách hàng
Câu 12: “Sự nổi tiếng của thương hiệu, mối quan hệ với khách hàng, mạng lưới phân
phối hiệu quả…” là các yếu tố thuộc nhóm:
A. Môi trường ngành
B. Nguồn lực marketing của doanh nghiệp
C. Cơ hội kinh doanh
D. Sự đe dọa của đối thủ cạnh tranh
Câu 13: Tài sản marketing của doanh nghiệp bao gồm:
A. Tài sản của doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động marketing
B. Kết quả doanh nghiệp có được trong quá trình hoạt động marketing
C. Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cho hoạt động marketing
D. Các tài nguyên hữu hình và vô hình của doanh nghiệp có thể sử dụng để tạo ra lợi thế
cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường
Câu 14: Môi trường … tác động đến quản trị marketing rất da dạng, tùy thuộc khả năng
… của doanh nghiệp mà các tá động này có thể đem lại các cơ hội hoặc gây ra các đe
dọa đối với việc đổi mới, thay thế sản phẩm, chu kỳ sống sản phẩm, chi phí sản xuất của
doanh nghiệp.
A. Kinh tế/ tài chính
B. Công nghệ/ công nghệ
C. Tự nhiên/ cung ứng
D. Nhân khẩu/ khả năng đáp ứng nhu cầu
Câu 15: … là khái niệm chỉ tất cả mọi thứ mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong hoạt
động marketing trên thị trường.
A. Nguồn lực marketing
B. Tài sản marketing
C. Vị thế cạnh tranh
D. Khả năng marketing
Câu 16: Ý nào sau đây thể hiện tài sản marketing dựa trên khách hàng
A. Danh tiếng của doanh nghiệp
B. Lợi thế về chi phí
C. Sức mạnh trong phân phối
D. Quan hệ đối tác
Câu 17: Ý nào sau đây thể hiện tài sản dựa trên chuỗi cung ứng và phân phối:
A. Danh tiếng của doanh nghiệp
B. Lợi thế về chi phí
C. Đặc trưng, tính độc đáo của kênh
D. Quan hệ đối tác
Câu 18: “Tìm kiếm thị trường và khách hàng mới để khai thác các kỹ năng hiện tại hiệu
quả hơn”. Đó là nội dụng nào trong phát triển và khai thác nguồn lực:
A. Thế hệ tiếp theo
B. Khai thác kỹ năng hiện tại
C. Lấp đầy khoảng cách
D. Các cơ hội đa dạng hóa
Câu 19: Nhận định nào dưới đây là đúng nhất về môi trường vĩ mô
A. Hình thức tác động của môi trường vi mô và vĩ mô đến doanh nghiệp là khá tương
đồng nhau
B. Doanh nghiệp không có khả năng thay đổi môi trường vĩ mô mà chỉ tìm cách thích
ứng với chúng
C. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nguồn lực dành cho hoạt động
marketing
D. Tất cả các doanh nghiệp đều chịu sự tác động như nhau của môi trường vĩ mô
Câu 20: Nguồn lực marketing năng động được chia ra ra thành những loại nào:
A. Khả năng cảm nhận thị trường, khả năng cải tiến và khả năng thích nghi
B. Khả năng cải tiến, khả năng thích nghi, và khả năng sử dụng
C. Khả năng cảm nhận thị trường, khả năng cải tiến và khả năng sử dụng
D. Khả năng cảm nhận thị trường, khả năng thích nghi và khả năng sử dụng

You might also like