You are on page 1of 15

BÀI TẬP HYDROCARBON KHÔNG NO – HÓA 11

ALKENE VÀ ALKYNE
1/12/2023
GV: Lê Thị Quỳnh Nhi
BÀI TẬP TỰ LUẬN
DẠNG 1: ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP ALKENE VÀ ALKYNE
Câu 1: Viết đồng phân cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của alkene có công thức phân tử C4H8 ,
C5H10. Alkene nào có đồng phân hình học thì viết đồng phân hình học của anlkene đó.
Câu 2: Viết đồng phân cấu tạo và gọi tên theo danh pháp thay thế của alkyne có công thức phân tử
C4H6,C5H8, C6H10.
Câu 3: Gọi tên IUPAC của các alkene có công thức sau đây :
1) CH2= CH2CH3
2) CH2=CHCH2CH3
3) CH3CH=CHCH3
4) CH2 =C(CH3)CH3
5) 6)
CH3 CH CH2 CH=CH2 CH3 CH CH CH=CH2
CH3 CH3 C2H5

Câu 4: Hoàn thành bảng sau


Tên alken Công thức cấu tạo thu gọn công thức khung phân tử

CH2= C(CH3)-CH2-CH3
2,2-dimethylhex-3-
ene

4-ethyl-2,3,4-
trimethylhept-2-ene

Câu 5. [KNTT - SGK] Trong các chất sau, chất nào có đồng phân hình học?
a) CH2=CH-CH3.
b) CH3-CH2-CH=CH-CH3.
c) CH3-C(CH3)=CH-CH3.
d) CH2=CH-CH2-CH3.
Câu 6. [CTST - SGK] Viết công thức cấu tạo các alkene và alkyne sau:
a) but-2-ene
b) 2-methylpropene
c) pent-2-yne

GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 1


Câu 7 [CTST - SGK] Viết công thức khung phân tử của
a) propene. b) 2-methylbut-1-ene. c) but-1-yne. d) cis-but-2-ene
Câu 8. [CD - SGK] Viết công thức cấu tạo của các alkene có công thức phân tử C4H8. Trong các chất
này, chất nào có đồng phân cấu tạo mạch carbon, những chất nào có đồng phân vị trí liên kết đôi của
nhau?
Câu 9. [CD - SGK] Viết công thức cấu tạo dạng đầy đủ và chỉ rõ đồng phân cis-, trans- (nếu có) của mỗi
chất sau.

a) b) c) d)

Câu 10. [CD - SGK] Gọi tên các chất có công thức cấu tạo sau:
CH 3 − CH 2 − C − CH 3
a) b) CH3 − CH 2 − C  C − CH 3 c) HC  C − CH 2 − CH3
CH 2
Câu 11. [CD - SGK] Cho biết công thức cấu tạo và gọi tên của alkene, alkyne mà khi hydrogen hóa tạo
thành butane.
Câu 12. [CD - SGK] Viết công thức cấu tạo của các chất có tên dưới đây:
a) pent – 2 – ene b) 2-methylbut –2 – ene
c) 3-methylbut –1 – yne d) 2-methylpropene
Câu 13 (SBT - CTST). Viết công thức khung phân tử của:
a) propene.
b) pent-1-ene.
c) 3-methylpent-1-yne.
d) cis-pent-2-ene.
e) trans-pent-2-ene
Câu 14 (SBT - CTST). Viết công thức cấu tạo và gọi tên tất cả các alkene và alkyne có công thức phân
tử lần lượt là C5H10 và C5H8. Trong tất cả các chất mà em đã liệt kê, chất nào có đồng phân hình học? Viết
công thức và gọi tên các đồng phân hình học đó.
Câu 15 (SBT - CTST). So sánh nhiệt độ sôi của các đồng phân cis, trans của cùng một phân tử alkene.
Giải thích và cho ví dụ minh họa
Câu 16 (SBT-CD): Viết công thức cấu tạo và gọi tên các alkene đồng phân cấu tạo có công thức phân tử
C5H10. Trong số các đồng phân này, có bao nhiêu chất có đồng phân hình học? Hãy viết tên đầy đủ của các
đồng phân hình học này.
Câu 17 (SBT-CD): Một số hydrocarbon mạch hở, đồng phân cấu tạo của nhau, trong phân tử có phần trăm
khối lượng carbon bằng 85,714%. Trên phổ khối lượng của một trong các chất trên có peak ion phân tử
ứng với giá trị m/z = 70. Viết công thức cấu tạo của các chất thoả mãn các đặc điểm trên.
DẠNG 2: TÍNH CHẤT VẬT LÍ, ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ALKENE VÀ ALKYNE
Câu 1. [CTST - SGK] So sánh đặc điểm cấu tạo của phân tử alkene, alkyne và alkane.
Câu 2. [CTST - SGK] Giải thích tại sao trong các phân tử alkane, alkene và alkyne có cùng số nguyên tử
carbon thì số nguyên tử hydrogen lại giảm dần.
Câu 3. [CD - SGK] Thêm hex -1 -ene ( khối lượng riêng D = 0,67 g mL-1) vào mỗi ống nghiệm chứa nước
(D = 1,00 g mL-1) hoặc chloroform (CHCl3 có (D = 1,49 g mL-1) rồi lắc đều. Sau khi để yên vài phút,
trường hợp nào xảy ra sự phân lớp và khi đó chất nào ở lớp trên, chất nào ở lớp dưới?
Câu 4. [CD - SGK] Năng lượng liên kết của liên kết C–C (trong phân tử ethane) là 368 kJ mol -1 và năng
lượng liên kết của liên kết C=C (trong phân tử ethene) là 636 kJ mol-1. Hãy cho biết liên kết nào (  hay 
) dễ bị bẻ gãy hơn khi phân tử tham gia phản ứng.
GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 2
Câu 5. [CD - SGK] Dưới đây là hình ảnh các ống nghiệm chứa hexane và hex-1-ene sau khi được thêm
nước bromine rồi lắc đều.
a) Trong mỗi ống nghiệm, nước nằm trong lớp chất lỏng ở phí trên hay phía dưới?
b) Ống nghiệm nào chưa hexane, ống nghiệm nào chứa hex-1-ene? Giải thích sự khác nhau về màu sắc
giữa hai ống nghiệm?

Câu 6. [KNTT - SGK] Em hãy viết công thức electron, công thức Lewis của các hidrocarbon sau: C2H6,
C2H4, C2H2. Nhận xét sự khác nhau về đặc điểm liên kết trong phân tử của ba hidrocarbon trên.
Câu 7 (SBT - CTST). Cho các phân tử alkene có công thức khung phân tử dưới đây:

(A) (B) (C)


a)Gọi tên các phân tử alkene nêu trên theo danh pháp thay thế.
b)So sánh tương tác van der Waals giữa các phân tử alkene nêu trên. Từ đó em có kết luận gì?
Câu 8 (SBT - CTST). Giải thích vì sao liên kết ba C  C của một phân tử alkyne tuy giàu mật độ
electron hơn so với liên kết đôi C=C của một phân tử alkene tương ứng nhưng khả năng phản ứng cộng
(X2, HX, H2O) vào alkyne lại kém hơn vào alkene tương ứng
Câu 9 (SBT - CTST). Giải thích vì sao liên kết π của trans-but-2-ene có mật độ electron cao hơn đáng kể
so với liên kết π của trans-2,3-dibromobut-2-ene? Từ đó so sánh khả năng phản ứng cộng bromine của
trans-but-2-ene và trans-2,3- dibromobut-2-ene.
Câu 10 (SBT - CTST). So sánh khả năng phản ứng cộng bromine vào liên kết ba C  C của một alkyne
và vào liên kết đôi C=C của một dibromoalkene tương ứng. Giải thích.
Câu 11*(SBT - CTST).
a) Vì sao nguyên tử carbon ở trạng thái lai hoá sp (trong liên kết ba C  C ) có độ âm điện lớn hơn nguyên
tử carbon ở trạng thái lai hoá sp2 (trong liên kết đôi C=C) và nguyên tử carbon ở trạng thái lai hoá sp3 (trong
liên kết đơn C-C)? Điều này ảnh hưởng gì đến độ linh động của các nguyên tử hydrogen liên kết trực tiếp
với các nguyên tử carbon ở các trạng thái lai hoá trên?
b) Nêu công thức cấu tạo một hydrocarbon bất kì có chứa 3 nguyên tử hydrogen linh động trong phân tử.
DẠNG 3: VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC ALKENE VÀ ALKYNE
Câu 1: Viết các phương trình hóa học về alkene sau:
1) Ethylene + H2
2) Propylene (propen) + H2
3) Isobutylene (methylpropene) + H2
4) But -1- ene + H2
5) Ethylene + Br2
6) Propylene (propene) + Br2
7) Isobutylene (methylpropene) + Br2
8) But -1- ene + Br2
9) But -2- ene + Br2
GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 3
10) Ethylene + HBr
11) Propylene (propene) + HBr
12) Isobutylene (methylpropene) + HBr
13) But -1- en + HBr
14) But -2- en + HBr
15) Ethylene + H2O (HOH)
16) Propylene (propene) + H2O
17) Isobutylene (methylpropene) + H2O
18) But -1- ene + H2O
19) But -2- ene + H2O
20) Trùng hợp ethylene
21) Trùng hợp propylene (propene)
22) Trùng hợp isobutylene (methylpropene)
23) Trùng hợp but -1- ene
24) Đốt cháy = oxi hóa hoàn toàn ethylene
25) Ethylene tác dụng với dung dịch KMnO4 = oxi hóa không hoàn toàn ethylene bởi dung dịch
KMnO4 (thuốc tím).
26) Propylene tác dụng với dung dịch KMnO4 = oxi hóa không hoàn toàn propylene bởi dung dịch
KMnO4 (thuốc tím).
27) Đun nóng ethyl alcohol ( C2H5OH) với H2SO4 đặc ở 1800C.
Câu 2: Viết các phương trình hóa học về alkyne sau:
1) Acetylene (ethyne) + H2 (t0, Ni)
2) Acetylene (ethyne) + H2 (t0, Lindlar)
3) Propyne + H2 (t0, Ni)

4) Propyne + H2 (t0, Lindlar)


5) Acetylene (ethyne) + dd Br2 (1 : 1)
6) Acetylene (ethyne) + dd Br2 (1 : 2) hoặc dd Br2 dư
7) Propyne + dung dịch Br2 (1 : 1)
8) Propyne + dung dịch Br2 (1 : 2) hoặc dung dịch Br2 dư
9) Acetylene (ethyne) + HBr (1 : 1)
10) Acetylene (ethyne) + HBr (1 : 2) hoặc HBr dư
11) Propyne + HBr (1 : 1)
12) Propyne + HBr (1 : 2) hoặc HBr dư
13) Acetylene (ethyne) + H2O (800C, xt: HgSO4, H2SO4)
14) Propyne + H2O (t0, xt)
15) Acetylene (ethyne) + dung dịch AgNO3/NH3
16) Propyne + dd AgNO3/NH3
17) Acetylene (ethyne) + dd KMnO4 = oxi hóa không hoàn toàn Acetylene (ethyne) bởi dung dịch
KMnO4 (thuốc tím).
18) Đốt cháy Acetylene (ethyne) = phản ứng oxi hóa hoàn toàn Acetylene (ethyne)
19) Đốt cháy ankyne tổng quát.
20) Thủy phân calcium carbide = CaC2 + H2O (Điều chế C2H2 trong phòng thí nghiệm)
21) Nhiệt phân methane CH4 15000C, làm lạnh nhanh (l.l.n) (Điều chế C2H2 trong công nghiệp)
Câu 3. [KNTT - SGK] Viết phương trình hóa học của các phản ứng:
a) Propene tác dụng với dung dịch KMnO4.
b) Propyne tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 4
Câu 4. [CTST - SGK] Viết công thức cấu tạo và sản phẩm chính của các phản ứng sau
a) 2-methylbut-2-ene tác dụng với hydrogen chloride
b) but-1-yne tác dụng với nước có xúc tác Hg2+ ở 800C.
Câu 5 [CD - SGK] Viết phương trình hóa học và xác định sản phẩm chính trong mỗi sản phẩm sau:
a) 2-methylbut-2-ene phản ứng với HBr.
b) 2-methylbut-1-ene phản ứng với nước ( xúc tác H2SO4).
Câu 6.[CD - SGK]: Viết phương trình hóa học của phản ứng trùng hợp propene.
Câu 7[CD - SGK]: Viết công thức cấu tạo của các alkyne có công thức phân tử C5H8 và tác dụng được
với dung dịch silver nitrate trong ammonia.
Câu 8. [CD - SGK]: Viết phương trình hóa học của phản ứng cháy hoàn toàn của alkane, alkene, alkyne
ở dạng công thức tổng quát. So sánh tỉ lệ số mol carbon dioxide và nước tạo ra trong các trường hợp trên.
Câu 9. [CD - SGK]: Viết công thức cấu tạo của các sản phẩm chính tạo thành trong các phản ứng dưới
đây:
a) CH  CH + 2H2 ⎯⎯ Ni
→? b) CH3 -C  CH + 2HBr ⎯⎯ →?
c) CH  CH + 2Br2 ⎯⎯
→?
Câu 10. [CD - SGK] Cho các đoạn mạch polymer như ở dưới đây:

A. B.

C. D.
Viết phương trình hóa học tổng hợp các polymer đó từ các alkene tương ứng.
Câu 11. [KNTT – SBT] Dự đoán sản phẩm chính cho mỗi phản ứng sau đây và gọi tên các sản phẩm đó.

Câu 12. [KNTT – SBT] Dự đoán sản phẩm chính cho mỗi phản ứng sau đây và gọi tên các sản phẩm đó.

Câu 13. [KNTT – SBT] Dự đoán các chất A, B, C, D trong sơ đồ chuyển hóa điều chế poli(vinylchloride)
sau đây và viết các phương trình hóa học:
GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 5
Câu 14(SBT - CTST). Hoàn thành các phương trình phản ứng sau (nêu rõ sản phẩm chính, phụ nếu có)
a. CH3-CH2-CH=CH2 + Br2 ⎯⎯ →
b. CH  C − CH3 + Br2 ⎯⎯→
1:2

c. CH3-CH2-CH=CH2 + HBr ⎯⎯

d. CH3 − C  C − CH3 + HCl ⎯⎯⎯⎯
HgSO4 ,1:1

e. CH3 − CH 2 − C  C − CH 2 − CH3 + H 2O ⎯⎯⎯⎯
HgSO4 ,1:1

f. CH2=CCl-CH3 + HCl ⎯⎯ →
Câu 15(SBT - CTST). Khi cho ethylene phản ứng với nước bromine, bên cạnh sản phẩm 1,2-
dibromoethane, người ta còn thu được sản phẩm 2-bromoethanol có công thức như sau:

Viết phương trình phản ứng minh hoạ.


Câu 16(SBT - CTST). Khi tiến hành cho phân tử alkene cộng nước cần xúc tác là acid, sản phẩm thu được
là alcohol. Nhiệt độ cần thiết cho phản ứng phụ thuộc vào bậc của alcohol tạo thành. Alcohol bậc III chỉ
cần nhiệt độ dưới 25 °C, alcohol bậc II cần nhiệt độ dưới 100 °C và alcohol bậc I cần nhiệt độ dưới 170
°C. Viết các phương trình phản ứng sau (chỉ viết sản phẩm chính):

Câu 17 (SBT-CD): Khi sục hai dòng khí như nhau của ethylene và acetylene vào dung dịch KMnO4 thấy
ethylene làm nhạt màu dung dịch nhanh hơn acetylene. Hãy giải thích nguyên nhân.

DẠNG 4: NHẬN BIẾT ALKANE, ALKENE VÀ ALKYNE


Câu 1. [KNTT, CD - SGK] Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết ba khí sau: ethane, ethylene,
acetylene.
Câu 2. [CD - SGK] Hãy trình bày cách phân biệt hex-1-yne (CH3[CH2]3C≡CH) và hex-2-yne
(CH3C≡CH[CH2]2CH3) chứa trong hai lọ giống nhau.
Câu 3. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất khí sau : but-1-yne, but-2-yne và butane
Câu 4. Bằng pp hóa học hãy phân biệt các chất : Hexane , Hex-1-ene, Hex-1-yne

GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 6


DẠNG 5: BÀI TOÁN PHẢN ỨNG CỘNG X2, HX, H2O, H2 ALKENE VÀ ALKYNE
1. Bài tập tìm công thức của hydrocarbon không no trong phản ứng cộng HX, X2 (X là Cl, Br, I)
- Tìm công thức tổng quát dựa tỉ lệ số mol của hydrocarbon và HX, X2
n HX(X
2)
T=
n Hydrocarbon
Nếu T =1 => hydrocarbon là alkene : CnH2n
Nếu T = 2=> hydrocarbon là alkyne : CnH2n-2
- Biết được công thức quát hydrocarbon => công thức sản phẩm + dữ kiện đề bài => công thức
hydrocarbon
2. Bài tập liên quan đến phản ứng cộng H2 vào hydrocarbon không no
Khi làm bài tập liên quan đến phản ứng cộng H2 vào alkene, alkyne cần chú ý những điều sau :
- Trong phản ứng khối lượng được bảo toàn
___ ___
mhỗn hợp trước = mhỗn hợp sau => mhỗn hợp trước . M hoãn hôïp tröôùc = nhỗn hợp sau . M hoãn hôïp sau
- Trong phản ứng cộng hydrogen số mol khí giảm sau phản ứng bằng số mol hydrogen đã phản ứng.
+ Sau phản ứng cộng hydrogen vào hydrocarbon không no mà khối lượng mol trung bình của hỗn hợp
thu được nhỏ hơn 28 thì trong hỗn hợp sau phản ứng có hydrogen dư.
3. Bài tập liên quan đến phản ứng cộng Br2 vào hydrocarbon không no
- Khối lượng nình bromine tăng = khối lượng hydrocarbon phản ứng.

Câu 1: Dẫn 1,2395 lít hydrocarbon X (đkc) vào dung dịch bromine thì làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa
8 gam bromine cho ra sản phẩm có hàm lượng bromine đạt 69,56%. Tìm công thức phân tử của X
Câu 2: Cho 4,958 lít (đkc) một hydrocarbon A tác dụng vừa đủ với 400 mL dung dịch bromine 1M được
sản phẩm chứa 85,56% bromine về khối lượng. Xác định công thức phân tử của A.
Câu 3: Cho 9,916 L(đkc) alkene X qua dung dịch bromine dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình bromine
tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. Xác định công thức cấu tạo của X là
Câu 4: Một hydrocarbon A cộng dung dịch bromine tạo dẫn xuất B chứa 92,48% bromine về khối lượng.
Xác định công thức cấu tạo của B.
Câu 5: Cho hydrocarbon X phản ứng với bromine (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được chất hữu
cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được hai sản phẩm hữu cơ khác
nhau. Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của X.
Câu 6: Dẫn 3,7185 lít (đkc) hỗn hợp X gồm 2 alkene là đồng đẳng kế tiếp vào bình nước brom dư, thấy
khối lượng bình tăng thêm 7,7 gam.
a. Xác định công thức phân tử của 2 alkene l
b. Tính thành phần phần % về thể tích của hai alkene.
Câu 7: Hydrocarbon X cộng HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm có hàm lượng chlorine là 55,04%. Xác
định công thức phân tử X.
Câu 8: Hỗn hợp X gồm hai alkene kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 5 lít X cần vừa
đủ 18 lít khí oxygen (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất).
a. Xác định công thức phân tử của hai alkene.
b. Hydrate hóa một thể tích X trong điều kiện thích hợp thu được hỗn hợp alcohol Y, trong đó tỉ lệ về khối
lượng của các alcohol bậc 1 so với alcohol bậc 2 là 28 : 15. Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi
alcohol trong hỗn hợp Y
Câu 9: Cho H2 và 1 alkene có thể tích bằng nhau qua Ni đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của
A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hydrogen hoá là 75%. Xác định công thức phân tử alkene

GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 7


Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm alkene và hydrogen có tỉ khối so với heli bằng 3,33. Cho X đi qua bột Ni
nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với helium là 4. CTPT của
X là :
Câu 11: Hỗn hợp khí X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với He là 3,75. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được
hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He là 5. Tính hiệu suất của phản ứng hydrogen hoá.
Câu 12: Hỗn hợp khí X gồm alkene M và alkyne N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp
X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 7,437 lít (ở đkc). Tìm số mol, công thức phân tử của M và N
Câu 13: Cho 4,958 lít hỗn hợp X (ở đkc) gồm 2 hydrocarbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung
dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7
gam. Xác định công thức phân tử của 2 hydrocarbon.
Câu 14: Trong bình kín chứa hydrocarbon X và hydrogen. Nung nóng bình đến khi phản ứng hoàn toàn
thu được khí Y duy nhất. Ở cùng nhiệt độ, áp suất trong bình trước khi nung nóng gấp 3 lần áp suất trong
bình sau khi nung. Đốt cháy một lượng Y thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam nước. Xác định công thức
phân tử của X.
Câu 15: Hỗn hợp X gồm hydrogen và một hydrocarbon.Nung nóng 16,1135 lít hỗn hợp X (đkc), có Ni xúc
tác đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với
methane là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch bromine. Xác định công thức phân tử của
hydrocarbon.
Câu 16: Hỗn hợp X gồm hydrocarbon B với H2 (dư), có d X / H 2 = 4,8. Cho X đi qua Ni nung nóng đến phản
ứng hoàn toàn được hỗn hợp Y có d Y / H 2 = 8. Công thức phân tử của hydrocarbon B là :

DẠNG 6: PHẢN ỨNG OXI HÓA ALKENE, ALKYNE


1. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn
3C2H4 + 2KMnO4 +4H2O → 3HOCH2−CH2OH + 2MnO2 + 2KOH
(etylen glicol)
3CnH2n + 2KMnO4 +4H2O → 3CnH2n(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH
3CHCH + 8KMnO4 → 3KOOC–COOK + 8MnO2 + 2KOH + 2H2O
2. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn
3n
O2 ⎯⎯ → nCO2 + nH2O
o
t
CnH2n +
2
● Nhận xét : Trong phản ứng cháy alkene ta luôn có : n CO2 = n H 2O
3n − 1
CnH2n-2 + O2 ⎯⎯ to
→ nCO2 + (n – 1)H2O
2
● Nhận xét : Trong phản ứng đốt cháy alkyne thì n Cn H2 n−2 = n CO2 − n H2O

Câu 1: Để khử hoàn toàn 200 mL dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí
C2H4 (ở đkc). Giá trị tối thiểu của V là :
Câu 2: Hỗn hợp gồm hydrocarbon X và oxi có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp
trên thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y qua dung dịch H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với
hydrogen bằng 19. Xác định công thức phân tử của X.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol alkene X thu được CO2 và hơi nước. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm bằng
100 gam dung dịch NaOH 21,62% thu được dung dịch mới trong đó nồng độ của NaOH chỉ còn 5%. Xác
định công thức phân tử đúng của X .

GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 8


Câu 4: X, Y, Z là 3 hydrocarbon kế tiếp trong dãy đồng đẳng, trong đó MZ = 2MX. Đốt cháy hoàn toàn 0,1
mol Y rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ba(OH)2 0,1M được một lượng kết tủa bao
nhiêu gam ?
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 9,916 lít (đkc) hỗn hợp hai alkene là đồng đẳng liên tiếp thu được m gam H2O
và (m + 39) gam CO2. Xác định công thức phân tử hai alkene.
Câu 6: Có V lít khí A gồm H2 và hai alkene là đồng đẳng liên tiếp, trong đó H2 chiếm 60% về thể tích.
Dẫn hỗn hợp A qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp khí B. Đốt cháy hoàn toàn khí B được 19,8 gam CO2
và 13,5 gam H2O. Xác định công thức của hai alkene
Câu 7: Hỗn hợp khí A ở điều kiện tiêu chuẩn gồm hai alkene. Để đốt cháy 7 thể tích A cần 31 thể tích O2
(đkc). Biết alkene chứa nhiều cacbon chiếm khoảng 40% – 50% thể tích hỗn hợp A. Xác định công thức
phân tử của hai alkene
Câu 8: Hỗn hợp A gồm C3H6, C3H4, C3H8. Tỉ khối hơi của A so với H2 bằng 21,2. Đốt cháy hoàn toàn
4,958 lít (đkc) hỗn hợp A rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH) 2 dư. Khối lượng dung dịch sau
phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam ?
Câu 9: Dẫn 1,85925 lít hỗn hợp khí X gồm hai hydrocarbon vào bình đựng dung dịch bromine (dư). Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam bromine đã phản ứng và còn lại 1,2395 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn
toàn 1,85925 lít X thì sinh ra 3,09875 lít khí CO2. Xác định công thức phân tử của hai hydrocarbon là (biết
các thể tích khí đều đo ở đkc).
Câu 10: Hỗn hợp khí X gồm ethylene, methane, propyne và vinyl acetylene có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt
cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư)
thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m
Câu 11: Dẫn toàn bộ 9,916 lít hỗn hợp khí gồm (CH4, C2H4, C4H10) đi qua dung dịch bromine dư, thấy
khối lượng bình đựng bromine tăng 2,8 gam. Toàn bộ lượng khí còn lại đem đốt cháy hoàn toàn thì thu
được 21,6 gam nước và m gam khí CO2
a. Tính thành phần % theo thể tích các khí trong hỗn hợp đầu.
b. Tính m.
c. Dẫn toàn bộ khí CO2 thu được đi qua 400 mL dung dịch NaOH 1M. Tính nồng độ mol các chất thu được
sau phản ứng. Biết các khí đo ở đkc.

DẠNG 7: PHẢN ỨNG VỚI AgNO3/NH3 CỦA ALK-1-YNE

1. Phản ứng của CH  CH với AgNO3/NH3


o
t
AgNO3 + NH3 + H2O ⎯⎯ → [Ag(NH3)2]+OH- + NH4NO3
(phức chất, tan trong nước)
o
t
H–CC–H + 2[Ag(NH3)2]OH ⎯⎯ → Ag–CC–Ag + 2H2O + 4NH3
(kết tủa màu vàng nhạt)
o
t
hay H–CC–H + 2AgNO3 + 2NH3 ⎯⎯ → Ag–CC–Ag + 2NH4NO3

2. Phản ứng của R–C CH với AgNO3/NH3
o
t
R–CC–H + [Ag(NH3)2]OH ⎯⎯ → R–CC–Ag + H2O + 2NH3
(kết tủa màu vàng nhạt)
o
t
hay R–CC–H + AgNO3 + NH3 ⎯⎯ → R–CC–Ag + NH4NO3

Câu 1: Dẫn 17,4 gam hỗn hợp khí X gồm propyne và but-2-yne lội thật chậm qua bình đựng dung dịch
AgNO3/NH3 dư thấy có 44,1 gam kết tủa xuất hiện. Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong X .

GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 9


Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 và C4H4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được
0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3
trong NH3, thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Xác định công thức cấu tạo của C3H4 và C4H4
trong X.
Câu 3: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên ?
Câu 4: Cho 4,33825 lít (ở đkc) hỗn hợp gồm ethane (C2H6), propene (C3H6), và propyne (C3H4) tác dụng
vừa đủ với dung dịch có chứa 24 gam bromine. Nếu cho 4,33825 lít hỗn hợp X trên tác dụng với dung
dịch AgNO3/NH3 thấy có 3,675 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra ?
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp X.
c. Tính thể tích không khí (đkc) cần dùng để đốt cháy hết lượng C2H6 có trong hỗn hợp X

DẠNG 8: CÁC DẠNG BÀI TOÁN LIÊN QUAN THỰC TẾ, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
Câu 1 (SBT hóa 11 - CTST):
Cho 3 hydrocarbon X,Y, Z đều có 2 nguyên tử C trong phân tử. Số nguyên tử H trong các phân tử tăng dần
theo thứ tự X, Y, Z.
a)Viết công thức cấu tạo X,Y,Z.
b)Viết phương trình đốt cháy hoàn toàn X,Y,Z với hệ số nguyên tối giản.
c) Tính biến thiên enthalpy của mỗi phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành tiêu chuẩn trong bảng sau.
Chất X(g) Y(g) Z(g) CO2(g) H2O(g)
 H 0 (kJ/mol)
f 298
+227,0 +52,47 -84,67 -393,5 -241,82
d)Từ kết quả tính toán đưa ra kết luận về ứng dụng của phản ứng đốt cháy X,Y,Z trong thực tiễn.
Câu 2 (SBT hóa 11 - CTST):
Một xe tải đang vận chuyển đất đèn (thành phần chính là CaC2 và CaO) gặp mưa xảy ra sự cố, xe tải đã
bốc cháy.
a)Viết phản ứng của CaC2 và CaO với nước.
b) Xe tải bốc cháy do các phản ứng trên tỏa nhiệt kích thích phản ứng cháy của acetylene:
0
t
C2H2(g) + 2,5O2(g) ⎯⎯ → 2CO2(g) + H2O(g)
Dựa vào bảng năng lượng liên kết, tính biến thiên enthalpy của phản ứng trên. Cho biết phản ứng tỏa nhiệt
hay thu nhiệt.
Chất C2H2(g) CO2(g) H2O(g)
 H (kJ/mol)
0
f 298
+227,0 -393,5 -241,82
Câu 3 (SBT hóa 11 - CTST):
Cho phương trình hóa học của phản ứng:
C2H4(g) + H2O(l) ⎯⎯ → C2H5OH (l)
Tính biến thiên enthalpy của phản ứng theo nhiệt tạo thành chuẩn của các chất theo bảng sau:
Chất C2H4(g) C2H5OH (l) H2O(l)
 f H 298
0
(kJ/mol) +52,47 -277,63 -285,84
Câu 4 (SGK hóa 11 - KNTT):
Từ số liệu năng lượng liên kết:
Liên kết C–C C–H O=O C=O O–H
Eb(kJ/mol) 346 418 494 732 459

GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 10


Hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy butane theo năng lượng liên kết, biết sản phẩm phản
ứng đều ở thể khí.
Câu 5 (SBT hóa 10 - CTST):
Propene là nguyên liệu cho sản xuất nhựa polypropylene (PP). PP đượcsử dụng để sản xuất các sản phẩm
ống , màng, dây cách điện, kéo sợi, đồ gia dụng và các sản phẩm tạo hình khác.

Các sản phẩm từ nhựa polypropylene (PP)


Phản ứng tạo thành propene từ propyne:
0
t , Pd/PbCO3
CH3-C  CH(g) + H2(g) ⎯⎯⎯⎯⎯ → CH3- CH=CH2(g)
a) Hãy xác định số liên kết C – H ; C – C ; C  C trong hợp chất CH3-C  CH propyne.
b) Từ Năng lượng liên kết (kJ/mol) của H – H là 432, của C – C là 347, của C – H là 413 và của C  C là
839, của C=C là 614kJ, hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng tạo thành propene trên.
Câu 6. Propene là nguyên liệu cho sản xuất nhựa polypropylene (PP). PP được sử dụng để sản xuất các
sản phẩm ống, màng, dây cách điện, kéo sợi, đồ gia dụng và các sản phẩm tạo hình khác.

a) Hãy viết phương trình phản ứng tạo thành propene từ propylene
b) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi dẫn khí propene lần lượt qua các dung dịch HBr, dung dịch
bromine, dung dịch KMnO4.
c) Nếu trùng hợp 4,20 tấn propene (điều kiện nhiệt độ, áp suất, xúc tác) thu được 2,52 tấn polypropylene
(PP). Hiệu suất của phản ứng trùng hợp là?
Câu 7. Một hỗn hợp gồm C2H2 và đồng đẳng A của acetylene có tỷ lệ mol 1:1. Chia hỗn hợp thành 2
phần bằng nhau:
+ Phần 1 tác dụng vừa đủ với 9,916 lít H2 (đkc) tạo hidrocarbon no.
+ Phần 2 tác dụng với 300ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 thu được 40,1g kết tủa.
(a) Tên gọi của A là?
(b) Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên rồi cho sản phẩm cháy qua bình nước vôi trong dư (Ca(OH)2)
thì khối lượng bình tăng thêm bao nhiêu?
Câu 8. Calcium carbide hay đất đèn là một hợp chất vô cơ có công thức CaC 2. Đất đèn được ứng dụng
rộng rãi trong nhiều ngành như giao thông vận tải, nông nghiệp, công nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng.
Ngoài ra trong đời sống người ta còn sử dụng đất đèn để ủ trái cây kích thích để trái cây nhanh, chín một
cách nhân tạo. Tuy nhiên cách này hiện nay đã bị cấm ở 1 số nước vì trong quá trình ủ đất đèn giải phóng
một số hợp chất làm trái cây nhiễm độc. Đặc biệt công dụng quan trọng nhất của đất đèn là được sử dụng
để sản xuất đèn xì acetylene.
a) Hãy viết phương trình biểu diễn phản ứng sản xuất acetylene từ đất đèn và hơi nước?
GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 11
b) Nếu có 20 gam một mẩu CaC2 (có lẫn tạp chất trơ) tác dụng với nước dư thu được 7,437 lít khí acetylene
(đkc). Cho rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn. Độ tinh khiết của mẩu CaC2 là bao nhiêu?
c) Cho phản ứng đốt cháy methane và acetylene:
o
CH4(g) + 2O2(g) ⎯⎯→ CO2(g) + 2H2O(l) Δ r H o298 = - 890,36 kJ
t

C2H2(g) + 5/2O2(g) → 2CO2(g) + H2O(l) Δ r H o298 = - 1299,58 kJ


Tại sao trong thực tế, người ta sử dụng acetylene trong đèn xì hàn, cắt kim loại mà không dùng methane?
Câu 9. Ethylene là một hormone thực vật có trong cao su. Nó đóng vai trò phát triển bộ rễ, tham gia vào
sự vận hành tuyến mủ. Nó kích thích quá trình tạo mủ và làm cho mủ chậm đông, giúp cho mủ chảy dai
hơn.
Dựa vào đặc điểm này, những nhà công nghệ nông nghiệp đã ứng dụng rộng rãi hơn, khám phá bí quyết
bổ sung thêm ethylene vào thân cây. Để thực hiện phương pháp kích thích tạo mủ này, người ta sử dụng
bộ áp khí đưa khí ethylene trực tiếp vào cây. Sử dụng loại bơm định lượng để điều chỉnh lượng khí ethylene
99.95% bơm vào cây theo yêu cầu tùy chỉnh để kiểm soát được lượng mủ chảy ra và không phá cây. Đây
là phương pháp cho kết quả tốt nhất trong tất cả các phương pháp lấy mủ từ trước đến nay, kể cả cạo mủ
truyền thống.

a) Công thức phân tử và công thức cấu tạo của ethylene là?
b) Với cây cao su nguyên sinh, áp khí ethylene từ dưới gốc cây lên 0,6m-1,2m, với cây đã mở miệng cạo
thì áp khí trên miệng cạo 20cm. Tiến hành đóng nắp chóp và bơm khí vào túi khí cho cây hấp thụ dần. Lần
đầu sẽ bơm 100cc (1cc tương đương 1ml) và các lần sau sẽ giảm xuống 70cc. Trong công nghiệp, ethylene
được điều chế từ phương pháp dehydro hóa ethane với xúc tác, 5000C. Vậy để bơm vào 60cc (đkc) khí
ethylene vào cây cao su thì người ta cần dùng bao nhiêu miligam ethane?
Câu 10. Khi sản xuất đất đèn ta thu được hỗn hợp rắn A gồm CaC2, Ca và CaO. Cho 5,52 gam A tác dụng
hết với nước thì thu được 2,479 lít (đkc) hỗn hợp khí X và dung dịch Y. Tỉ khối của X so với methane bằng
0,725.
a) Tính khối lượng các chất trong A.
b) Để trung hòa hết dung dịch Y thì cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 0,5M?
c) Đun nóng toàn bộ hỗn hợp X với xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Z. Dẫn hỗn hợp Z
qua dung dịch nước bromine dư, thấy bình bromine tăng 0,3 gam và còn lại V lít (đkc) hỗn hợp khí T không
bị hấp thụ. Tỉ khối của T so với H2 bằng 2,15. Giá trị của V là:
Câu 11. Vì sao khi ném đất đèn xuống ao làm cá chết?
Câu 12. Một trong những ứng dụng của acetylene là làm nhiên liệu trong đèn xì để hàn và cắt kim loại.
Hãy giải thích tại sao người ta không dùng ethane thay cho acetylene , mặc dù nhiệt đốt cháy ở cùng
điều kiện của ethane (1562 kJ/mol) cao hơn của acetylene (1302 kJ/mol)?

GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 12


Câu 13. Trước đây phần lớn acetylene được sản xuất từ đất đèn. Phương pháp này có nhược điểm gì?
Tại sao không nên xây dựng các lò sản xuất đất đèn ở khu vực đông dân? Ngày nay acetylene được
sản xuất bằng cách nào ?
Câu 14. Ethylene được dùng để kích thích trái cây mau chín. Nó cũng là một trong các sản phẩm sinh
ra khi trái cây chín. Điều gì xảy ra khi để những trái cây chín bên cạnh trái cây xanh?
Câu 15. Tại sao đất đèn được dùng để giấm trái cây?
Câu 16. Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính
là acetylene. Ngày nay, người ta thường dùng ethylene. Cho biết tại sao có sự thay đổi đó
Câu 17(SBT - CTST). Dẫn 150 gam acetylene qua ống sắt nóng đỏ thu được 90 gam benzene.
Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính hiệu suất phản ứng.
Câu 18 (SBT - CTST). Cục Quản Lí Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kì (FDA) đã công nhận ethylene là
an toàn trong việc kích thích trái cây mau chín. Tuy nhiên khi vượt quá nồng độ cho phép, ví dụ đối với
nồng độ 27 000 ppm, tức gấp khoảng 200 lần mức cần thiết để kích thích quá trình chín, một tia lửa điện
có thể đốt cháy ethylene và gây ra vụ nổ chết người.
Trong phòng ủ chín, ethylene được sử dụng ở nồng độ 100 ppm – 150 ppm. Khối lượng ethylene cần thiết
sử dụng để phòng ủ chín có thể tích 50 m3 đạt nồng độ 140 ppm ở 25 °C và 1 bar là bao nhiêu?

DẠNG 9: ĐIỀU CHẾ, ỨNG DỤNG, ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA ALKENE
VÀ ALKYNE
Câu 1:
Chất tẩy rửa alkyl sulfonate LAS (linear alkyl sulfonate) có thành phần chính là 1- hexadecen tức là
alkene C12 mạch thẳng. Alkyl mạch không nhánh của LAS làm cho phân tử dễ phân hủy sinh học. Hiện
nay, LAS được sử dụng thay thế LABSA (Sodium Linear alkylbenzene sulfonate) vì khó bị phân hủy sinh
học.

Viết sơ đồ của phản ứng oligomer hóa ethylene khi n =2 và n = 6 để điều chế các alkene mạch không phân
nhánh, có nối đôi ở đầu mạch carbon.
Câu 2. [KNTT - SGK] Sự ra đời của hóa học alkene khoảng giữa thế kỉ XX là một dấu mốc quan trọng
tạo nên bước đột phá cho sự phát triến mạnh mẽ của công nghiệp hóa học hữu cơ.
Vậy, alkene, alkyne có vai trò quan trọng như thế nào trong hóa học nói chung và hóa hữu cơ nói riêng?
Câu 3. [KNTT - SGK] Vận dụng các kiến thức về alkene, alkyne để giải thích được các vai trò quan trọng
của alkene và alkyne trong công nghiệp hóa học, công nghiệp dược phẩm, vật liệu...
Câu 4. [CD – SGK] Ở nhiệt độ cao và có mặt của dung dịch sulfuric acid đặc, ethanol ( CH3CH2OH) bị
chuyển hóa thành ethylene và nước.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Vì sao cần dẫn khí từ ống nghiệm điều chế ethylene qua ống có chứa mẩu bông tẩm dung dịch NaOH
đặc?
GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 13
Câu 5. [CTST - SGK]
Trong thí nghiệm điều chế và thử tính chất của ethylene trong phòng thí nghiệm

Điều chế và thử tính chất của ethylene trong phòng thí nghiệm
a. Tại sao phải dẫn khí đi qua ống nghiệm có nhánh đựng dung dịch NaOH trong thí nghiệm.
b. Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế và thử tính chất C2H4 trong thí nghiệm.

Câu 6. [CTST - SGK]


Trong thí nghiệm điều chế và thử tính chất của acetylene trong phòng thí nghiệm
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế và thử tính chất C2H2 trong thí nghiệm.
b) Nhận xét và giải thích sự biến đổi màu sắc của nước bromine trong thí nghiệm câu 5 và 6.

Điều chế và thử tính chất của actylene trong phòng thí nghiệm

Câu 7. [CTST - SGK] Tại sao acetylen được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì oxy-acetylen mà không
dùng ethylene?
Câu 8. [CTST - SGK]
Vì sao không được dùng nước dập tắt đám cháy có mặt đất đèn (có thành phần chính là CaC2)?

Câu 9. [CD – SGK] Thực vật có xu hướng sinh ra nhiều ethylene hơn khi bị thương tổn hay gặp điều kiện
bất lợi ( hạn hán, ngập úng,... Vì sao khi bày bán trong siêu thị, rau thường được chứa trong các túi nylon
có lỗ?
GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 14
Câu 10. [CD - SGK] Trong một phương pháp tổng hợp polyethylene (PE), các phân tử ethylene đã được
hòa tan trong dung môi phản ứng với nhau để tạo thành polymer. Có thể sử dụng methyl alcohol, nước,
cyclohexane hay hex-1-ene làm dung môi cho phản ứng trùng hợp PE được không? Giải thích?
Câu 11(SBT - CTST). Có một số loại trái cây chưa chín mà chúng ta lại muốn được sớm thưởng thức
chúng, chẳng hạn một quả bơ, xoài, ... Có một cách giải quyết đơn giản là cho quả bơ vào túi giấy cùng với
vài quả chuối, bơ sẽ chín nhanh hơn nhiều. Giải thích cách làm trên.
Câu 12(SBT - CTST). Nhu cầu sử dụng PVC trên toàn thế giới liên tục tăng trong các năm qua. Để thu
được PVC, cần đi từ monomer là vinyl chloride. Có thể điều chế vinyl chloride từ acetylene hoặc
ethylene. Một trong những cách điều chế vinyl chloride từ ethylene hiện nay là theo sơ đồ
− HCl ,500 C
C2 H 4 ⎯⎯ →( X ) ⎯⎯⎯⎯⎯ → CH 2 = CH − Cl
0
Cl2

Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.


Câu 13(SBT - CTST). Vinyl acetate có công thức CH3COOCH=CH2, là một ester được dùng nhiều
trong lĩnh vực sản xuất keo, sơn, làm chất nhũ hoá các sản phẩm như súp, nước sốt, ... Vinyl acetate được
điều chế từ hỗn hợp gồm acetic acid, ethylene và oxygen dưới sự có mặt của xúc tác palladium ở 175 °C -
200 °C và áp suất 5 bar - 9 bar. Viết phương trình phản ứng minh hoạ điều chế vinyl acetate
Câu 14(SBT - CTST). Ngày nay, các nhà máy thường sử dụng chu trình khép kín hoặc tích hợp các
phương pháp đẻ nâng cao hiệu suất, hạ giá thành sản phẩm, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Viết các phương trình phản ứng biểu diễn sơ đồ sản xuất sau và cho biết sơ đồ nào là tích hợp các phương
pháp sản xuất vinyl chloride? Sơ đồ nào thải sản phẩm phụ ra môi trường?

Câu 15 (SBT-CD): Nhiệt đốt cháy của một số chất như sau: ethane: 1 570 kJ mol-1; methane: 783 kJ mol-
1
; acetylene: 1 300 kJ mol-1. Vì sao trong hàn, cắt kim loại, người ta dùng acetylene được điều chế từ
calcium carbide CaC2 (thành phần chính của đất đèn) mà không dùng ethane?
Câu 16 (SBT-CD): Trước đây, công nghiệp hoá học hữu cơ sử dụng rất nhiều acetylene làm nguyên liệu
đầu. Ngày nay, acetylene được thay thế bằng ethylene. Hãy tìm hiểu và giải thích lí do của sự thay đổi này.

GV: Lê Thị Quỳnh Nhi – 0374715808 – THPT chuyên Lê Khiết 15

You might also like