You are on page 1of 4

CHƯƠNG 5: ĐỘNG LƯỢNG – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG

1. Động lượng, xung của lực


Câu 1. Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng theo chiều âm trục toạ độ x với tốc độ 12 m/s.
Động lượng của vật có giá trị là
A. 6 kg.m/s. B. – 3 kg.m/s. C. – 6 kg.m/s. D. 3 kg.m/s.
Câu 2. (Sách BT KNTT). Một chất điểm chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực
không đổi F = 0,1 N. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t = 3s kể từ lúc bắt đầu chuyển động là
A. 30 kg.m/s. B. 3 kg.m/s. C. 0,3 kg.m/s. D. 0,03 kg.m/s.
Câu 3. (Sách BT KNTT). Một vật nhỏ có khối lượng 1,5 kg trượt nhanh dàn đều xuống một đường
dốc thẳng, nhẵn. Tại một thời điểm xác định vật có vận tốc 3 m/s, sau đó 4 s có vận tốc 7 m/s, tiếp
ngay sau đó 3 s vật có động lượng là
A. 15 kg.m/s. B. 7 kg.m/s. C. 12 kg.m/s. D. 21 kg.m/s.
Câu 4. (Sách BT KNTT). Một vật 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 2 s (lấy g = 9,8
m/s2).Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là
A. 40 kg.m/s. B. 41 kg.m/s. C. 38,3 kg.m/s. D. 39,2 kg.m/s.
Câu 5. Người ta ném một quả bóng khối lượng 500 g cho nó chuyển động với vận tốc 20 m/s. Xung
lượng của lực tác dụng lên quả bóng là
A. 10 N.s B. 200 N.s. C. 100 N.s. D. 20 N.s.
Câu 6. Một quả bóng khối lượng 250 g bay tới đập vuông góc vào tường với tốc độ v1 = 4,5
m/s, và bật ngược trở lại với tốc độ v2 = 3,5 m/s. Động lượng của vật đã thay đổi một lượng bằng
A. 2 kg.m/s. B. 5 kg.m/s. C. 1,25 kg.m/s. D. 0,75 kg.m/s.
Câu 7. (Sách BT KNTT). Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyền
động với vận tốc 40 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
A. 80 N.s. B. 8 N.s. C. 20 N.s. D. 45 N.s.
Câu 8. (Sách BT KNTT). Viên đạn khối lượng 20 g đang bay với vận tốc 600 m/s thì gặp một cánh
cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian 0,002 s. Sau khi xuyên qua cảnh của vận tốc của đạn còn
300 m/s. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng
A. 3 000 N. B. 900 N. C. 9 000 N. D. 30 000 N.
Câu 9. (Sách BT KNTT). Một vật có khối lượng 1 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang
với tốc độ 5 m/s đến đập vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va
chạm, vật bật ngược trở lại phương cũ với tốc độ 2 m/s. Thời gian tương tác lác là 4 s. Lực F do
tường tác dụng lên vật có độ lớn bằng
A. 1 750 N. B. 17,5 N. C. 175 N. D. 1,75 N.
Câu 10. Một quả bóng tennis nặng 60 g va chạm với bức tường với tốc độ 28 m/s ở
góc 450 so với phương ngang. Nó bị bật ngược trở lại với cùng tốc độ và cùng góc
đó. Nếu quả bóng va chạm với bức tường trong vòng 0,2s thì lực trung bình do tường
tác dụng lên quả bóng là
A.8,4 N. B. 11,9 N.
C. 16,8 N. D. 5,9 N

1
2. Định luật bảo toàn động lượng. Các loại va chạm
Câu 11. Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm
60% khối lượng của viên đạn và tiếp tục bay theo hướng cũ với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng
chuyển động của mảnh thứ hai là
A. 12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu. B. 12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
C. 6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu. D. 6,25 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.
Câu 12. Hai viên bi có khối lượng m1 = 50 g và m2 = 80 g đang chuyển động ngược chiều nhau và
va chạm nhau. Biết vật m1 chuyển động với tốc độ v1 = 2 m/s. Muốn sau va chạm m2 đứng yên còn
m1 chuyển động theo chiều ngược lại với tốc độ như cũ thì tốc độ của m2 trước va chạm bằng
A. 1,0 m/s. B. 2,5 m/s. C. 3,0 m/s. D. 2,0 m/s.
Câu 13. Một viên đạn đang bay ngang với vận tốc 100 m/s thì nổ thành hai mảnh có khối lượng là
m1 = 8 kg; m2 = 4 kg. Mảnh nhỏ bay lên theo phương thẳng đứng với vận tốc 225 m/s. Bỏ qua sức
cản của không khí. Độ lớn vận tốc của mảnh lớn bằng
A. 165,8 m/s. B. 187,5 m/s. C. 201,6 m/s. D. 234,1 m/s.
Câu 14. Một viên đạn có khối lượng m đang bay theo phương ngang với vận tốc v = 600 m/s thì nổ
thành hai mảnh có khối lượng bằng nhau và bay theo hai phương vuông góc với nhau. Biết mảnh một
bay chếch lên tạo với phương ngang góc 600. Độ lớn vận tốc của mảnh một là
A. 600 3 m/s. B. 200 m/s. C. 300 m/s. D. 600 m/s.
Câu 15. Một xe khối lượng m1 = 1,0 kg đang chuyển động với vận tốc 3,5 m/s đến va chạm vào một
xe khác khối lượng m2 = 1,5 kg đang chuyển động cùng chiều với vận tốc 1 m/s. Sau va chạm hai xe
dính với nhau và cùng chuyển động. Phần động năng hao hụt do va chạm (đã chuyển hoá thành nhiệt
và các dạng năng lượng khác) là
A. 2,5 J. B. 1,875 J. C. 1,25 J. D. 3,75 J.
Câu 16. Bắn một viên đạn khối lượng m = 10g với vận tốc v vào một mẩu gỗ khối lượng M = 390 g
đặt trên mặt bàn ngang nhẵn. Đạn chui vào trong gỗ và cùng chuyển động với vận tốc V = 10 m/s.
Phần động năng hao hụt do va chạm (đã chuyển hoá thành nhiệt và các dạng năng lượng khác) là
A. 780 J. B. 650 J. C. 580 J. D. 900 J.
Câu 17. Một viên đạn khối lượng m = 10 g bắn đi theo phương ngang với vận
tốc v0 va chạm mềm với khối gỗ khối lượng M = 1 kg treo đầu sợi dây nhẹ cân
bằng thẳng đứng. Sau va chạm khối gỗ chứa đạn nâng lên độ cao cực đại h = 0,8
m so với vị trí cân bằng ban đầu, lấy g = 9,8m/s2. Vận tốc v0 có giá trị
A. 200 m/s. B. 300 m/s.
C. 400 m/s. D. 500 m/s.
Câu 18. Một quả cầu có khối lượng M = 300g nằm trên mép bàn. Một
viên đạn có khối lượng m =10g bắn theo phương ngang đúng vào tâm
quả cầu, xuyên qua nó và rơi cách mép bàn ở khoảng cách nằm ngang h
s2 = 15 m, còn quả cầu thì rơi cách mép bàn ở khoảng cách s1 = 6 m. Biết
chiều cao của bàn so với mặt đất là h = 1 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Phần động s1 s2
năng đã chuyển hoá thành nhiệt là
A. 450 J. B. 901 J. C. 200 J. D. 700 J.

2
CHƯƠNG 6: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU – LỰC HƯỚNG TÂM
Câu 19. Một hòn đá buộc vào sợi dây có chiều dài 1 m, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng với
tốc độ 60 vòng/phút. Thời gian để hòn đá quay hết một vòng và tốc độ của nó là
A. 1 s; 6,28 m/s. B. 1 s; 2 m/s. C. 3,14 s; 1 m/s. D. 6,28 s; 3,14 m/s.
Câu 20. Một chất điểm chuyển động đều trên quỹ đạo có đường kính 1,0 m. Trong 2 giây chất điểm
chuyển động được 20 vòng. Tốc độ góc và tốc độ của chất điểm là
A.  = 20 rad/s ; v = 20 m/s. B.  = 20 rad/s ; v = 20 m/s.
C.  = 20 rad/s; v = 20 m/s. D.  = 20 rad/s ; v = 10 m/s.
Câu 21. Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái đất,mỗi vòng hết 90 phút. Vệ tinh
này bay ở độ cao 320 km so với mặt đất. Biết bán kính của Trái Đất là 6380 km. Tốc độ và gia tốc
hướng tâm của vệ tinh là
A. 7792 m/s; 9,062 m/s2. B.7615 m/s; 8,120 m/s2.
C. 6800 m/s; 7,892 m/s2. D.7902 m/s; 8,960 m/s2.
Câu 22. Kim giây của một đồng hồ dài 2,5 cm. Gia tốc hướng tâm của đầu mút kim giây có độ lớn

A. 2,74.10-2 m/s2. B. 2,74.10-3 m/s2. C. 2,74.10-4 m/s2. D. 2,74.10-5 m/s2.
Câu 23. Một xe máy điện ôm cua tại vòng xuyến TT Bến Sung. Xe cua theo một cung tròn bán kính
10 m. Do trời mưa nên hệ số ma sát giữa lốp xe với mặt đường là 0,2. Xem mặt đường nằm ngang.
Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ tối đa của xe để không bị trượt ngã là
A. 12 km/h. B. 14 km/h. C. 16 km/h. D. 20 km/h.
Câu 24. Một vệ tinh khối lượng 100 kg, được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất ở độ cao mà tại đó
nó có trọng lượng 920 N. Chu kì của vệ tinh là 5,3.103 s. Biết bán kính Trái Đất là 6400 km. Khoảng
cách từ bề mặt Trái Đất đến vệ tinh bằng
A. 135 km. B. 146 km. C. 185 km. D. 153 km.
Câu 25. Một viên bi có khối lượng 200 g được nối vào đầu A của một sợi dây dài OA = 1 m. Quay
cho viên bi chuyển động tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng quanh O với vận tốc 30 vòng/phút.
Lấy g = 2 = 10 m/s2. Sức căng của dây OA khi viên bi ở vị trí cao nhất là
A. 0 N. B. 10 N. C. 30 N. D. 4 N.
Câu 26. (Sách BT CTST). Một vật nặng có khối lượng 4 kg được buộc vào đầu một sợi dãy dài
L = 1,2 m. Người ta dùng một máy cơ để quay đầu còn lại của dây sao cho vật nặng chuyển động tròn
đều. Biết lực căng tối đa để dây không đứt có giá trị bằng 300 N. Để dây không đứt, vật được phép
quay với tốc độ tối đa là
A. 7,91 vòng/s. B. 1,26 vòng/s. C. 2,52 vòng/s. D. 1,58 vòng/s.
Câu 27. Một quả cầu khối lượng 0,5 kg được buộc vào đầu của một sợi dây dài 0,5
m rồi quay dây sao cho quả cầu chuyển động tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang
và sợi dây làm thành một góc 300 so với phương thẳng đứng như hình vẽ.
Lấy g = 9,8 m/s2. Tốc độ của quả cầu bằng
A. 1,19 m/s. B. 1,93 m/s.
C. 0,85 m/s. D. 0,25 m/s.
3
Câu 28. Dùng một dây nhẹ, không dãn để quay một vật có khối lượng m = 500 g chuyển động tròn
đều trong một mặt phẳng nằm ngang. Biết g = 10 m/s2 và dây hợp với phương thẳng đứng một góc
600. Lực căng dây có độ lớn bằng
10
A. 5 N. B. 5 3 N. C. 10 N. D. N.
3
Câu 29. Con lắc đơn gồm quả cân nặng 500 g treo vào sợi dây nhẹ không giãn dài 30 cm. Kéo vật
để dây lệch góc 450 với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ. Bỏ qua sức cản không khí và lấy g = 10 m/s2.
Tốc độ của vật và lực căng của dây vật đi qua vị trí mà dây treo lệch góc 300 với phương thẳng đứng
lần lượt là
A. 3,07 m/s và 20,06 N. B. 0,98 m/s và 5,92 N.
C. 1,25 m/s và 7,42 N. D. 1,33 m/s và 7,93 N.
Câu 30. Một ô tô mô hình được thả nhẹ từ trạng thái nghỉ từ độ cao h của một cái rãnh không ma sát.
Rãnh được uốn thành đường tròn có đường kính D ở phía cuối như trên hình. Ô tô này trượt trên rãnh
được cả vòng tròn mà không bị rơi. Giá trị tối thiểu của h là

5D 3D 5D 5D
A. . B. . C. . D. .
4 2 2 3

You might also like