You are on page 1of 58

BỘ MÔN TÀI CHÍNH CÔNG

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH

1
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG

Sau 12 năm học hành, Hương đã trúng tuyển chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng của ĐH Thương Mại. Do
nhà ở Hải Dương, ký túc xá của trường đã hết chỗ, nên Hương phải tìm phòng trọ tại nhà dân. Mất gần 1 tuần,
2 bố con Hương mới tìm được 1 căn phòng trọ ưng ý về địa điểm và tiện nghi phục vụ sinh hoạt. Hương rất
mừng hỏi bác chủ nhà về số tiền thuê nhà thì được bác cho biết: “Do hiện nay, chi phí sinh hoạt đều tăng giá
nên bác cũng phải tăng giá phòng lên 3 trđ/tháng”. Hương buồn rầu nói với bác chủ nhà: “Bác có thể bớt cho
cháu một chút được không ạ? Giá phòng cao quá, tài chính nhà cháu không cho phép”. Như vậy, trong tình
huống này, Hương đang đồng nhất tài chính với tiền. Vậy:

1. Tài chính là gì? Tài chính có phải là tiền không?

2. Biểu hiện của các quan hệ tài chính trong nền kinh tế thị trường?

2
MỤC TIÊU

• Hiểu được quá trình hình thành và phát triển của tài chính, khái niệm về tài chính.
• Phân tích được bản chất của tài chính trong nền kinh tế thị trường.
• Nắm vững nội dung 2 chức năng của tài chính, mối liên hệ giữa 2 chức năng và liên hệ thực tế vận
dụng các chức năng đó trong đời sống kinh tế xã hội.
• Làm rõ khái niệm và cấu trúc của hệ thống tài chính theo các tiêu thức khác nhau.
• Nắm được mục tiêu và các nội dung cơ bản của Chính sách tài chính quốc gia trong giai đoạn hiện
nay.

3
NỘI DUNG

1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của tài chính

1.2. Bản chất của tài chính

1.3. Chức năng của tài chính

1.4. Hệ thống tài chính

1.5. Chính sách tài chính quốc gia

4
1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH

1.1.1. Tiền đề khách quan quyết định sự ra đời và phát triển của tài chính
a. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hóa tiền tệ
b. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước

5
1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.1.2. Khái niệm tài chính


Là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị, phát sinh trong
quá trình phân phối của cải xã hội thông qua việc hình thành và sử
dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm đáp ứng cho các
lợi ích khác nhau của các chủ thể trong xã hội (Nguồn: Giáo trình
“Nhập môn Tài chính – Tiền tệ” Chủ biên TS. Vũ Xuân Dũng, NXB
Thống kê 2012). (Nguồn: Internet)

6
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 1. Đâu là những tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời và phát triển của tài chính?
A. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của các nền sản xuất, bao gồm: nền sản xuất tự cung, tự cấp và
nền sản xuất hàng hoá tiền tệ
B. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước
C. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nền sản xuất hàng hoá tiền tệ; Sự ra đời, tồn tại và phát
triển của Nhà nước
D. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nền sản xuất tự cung, tự cấp; Sự ra đời, tồn tại và phát triển
của Nhà nước

7
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 2. Tài chính là hệ thống ………………………………………………, phát sinh trong quá


trình phân phối của cải xã hội thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền
kinh tế quốc dân nhằm đáp ứng cho các lợi ích khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
A. Các quan hệ kinh tế
B. Các quan hệ kinh tế dưới hình thái hiện vật
C. Các quan hệ kinh tế - XH
D. Các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị

8
1.2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH

1.2.1. Nội dung và đặc điểm của các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù
tài chính

 Nội dung các mối quan hệ tài chính trong nền KTTT

- QHTC giữa Nhà nước với các tổ chức, cá nhân trong XH

- QHTC giữa tổ chức/cá nhân trong XH với nhau

- QHTC trong nội bộ 1 chủ thể

- QHTC quốc tế
(Nguồn: Internet)

9
1.2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.2.1. Nội dung và đặc điểm của các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính (tiếp)

 Nội dung các mối quan hệ tài chính trong nền KTTT (tiếp)

- QHTC giữa Nhà nước với các tổ chức và cá nhân trong xã hội

Nhà nước Tổ chức/cá nhân

Thuế, phí, lệ phí…


Quỹ
Ngân sách Nhà Quỹ tiền tệ
nước Trợ cấp, phúc lợi…

10
1.2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.2.1. Nội dung và đặc điểm của các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính (tiếp)

 Nội dung các mối quan hệ tài chính trong nền KTTT (tiếp)

- QHTC giữa các tổ chức và cá nhân với nhau trong xã hội

11
1.2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.2.1. Nội dung và đặc điểm của các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính (tiếp)

 Nội dung các mối quan hệ tài chính trong nền KTTT (tiếp)

- QHTC trong nội bộ một chủ thể

Quỹ A

Quỹ A1 Quỹ A2 Quỹ A3

12
VÍ DỤ: QUY TẮC 6 CÁI LỌ
(T. Harv Eker)

(Ảnh: Igrad)

13
1.2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.2.1. Nội dung và đặc điểm của các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính (tiếp)

 Nội dung các mối quan hệ tài chính trong nền KTTT (tiếp)

- QHTC quốc tế

Dòng tài chính


Quỹ tiền tệ ở Quỹ tiền tệ ở
nước A nước B
Dòng tài chính

14
1.2. BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

 Đặc điểm của các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài chính
- Các QHTC nảy sinh kéo theo sự dịch chuyển một lượng giá trị nhất định.
- Tiền là phương tiện thực hiện các mối quan hệ đó, nhưng tài chính không phải là tiền hay quỹ tiền
tệ.
- Các quỹ tiền tệ thường xuyên vận động.

15
KẾT LUẬN VỀ BẢN CHẤT TÀI CHÍNH

 Bao gồm các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị
 Là những quan hệ phân phối phát sinh trong quá trình hình thành và sử dung các quỹ
tiền tệ
 Là quan hệ kinh tế chịu sự tác động trực tiếp của Nhà nước, của pháp luật, nhưng tài
chính không phải là hệ thống các luật lệ về tài chính

16
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 3. Quan hệ kinh tế nào sau đây không phải là quan hệ tài chính?
A. Người mua thanh toán tiền hàng cho người bán.
B. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ cho người tiêu dùng.
C. Doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng.
D. Cá nhân đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm.

17
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 4. Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của các quan hệ kinh tế thuộc phạm trù tài
chính?
A. Các QHTC nảy sinh kéo theo sự dịch chuyển một lượng giá trị nhất định.
B. Tiền là phương tiện thực hiện các mối quan hệ đó, nhưng tài chính không phải là tiền hay quỹ tiền tệ.
C. Các quỹ tiền tệ thường xuyên vận động.
D. Các QHTC nảy sinh không nhất thiết kéo theo sự dịch chuyển một lượng giá trị nhất định.

18
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 5. Kết luận nào sau đây không phản ánh đúng bản chất của các quan hệ tài chính?
A. Tài chính là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái hiện vật.
B. Tài chính là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái giá trị.
C. Các QHTC phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ.
D. Tài chính là các quan hệ phân phối chịu sự tác động trực tiếp của Nhà nước và pháp luật.

19
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH

1.3.1. Chức năng phân phối


a. Khái niệm
Là chức năng mà nhờ vào đó các nguồn lực đại diện
cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ
tiền tệ khác nhau để sử dụng cho các mục đích khác nhau,
đảm bảo những nhu cầu khác nhau và những lợi ích khác
nhau của xã hội.

(Nguồn: Tạp chí Tài chính online


01/10/2022)
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp)

b. Đối tượng phân phối tài chính


- GDP – gồm 2 bộ phận:
+ GDP sáng tạo ra trong năm (trong kỳ phân phối này)
+ GDP tạo ra từ kỳ trước nhưng chưa phân phối
- Các nguồn lực tài chính được huy động từ bên ngoài
- Tài sản, tài nguyên quốc gia có thể cho thuê, nhượng bán có thời hạn

21
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp)

c. Chủ thể phân phối tài chính


- Chủ thể có quyền sở hữu các nguồn tài chính.
- Chủ thể có quyền sử dụng các nguồn tài chính.
- Chủ thể có quyền lực chính trị.
- Chủ thể là nhóm thành viên xã hội.

22
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp)

d. Kết quả của phân phối tài chính


Hình thành hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ ở các
chủ thể trong xã hội nhằm đạt được những mục
đích đã định

(Nguồn: Báo điện tử Đảng CSVN


15/11/2021)

23
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp)

e. Đặc điểm của phân phối tài chính


 Chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị nhưng không kèm theo sự thay đổi hình thái giá trị.
 Gắn với sự hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ.
 Các quan hệ phân phối tài chính không nhất thiết kèm theo sự dịch chuyển giá trị từ chủ thể này
sang chủ thể khác.
 Gồm 2 quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại, trong đó phân phối lại là đặc trưng chủ yếu
của phân phối tài chính.

24
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp)

f. Quá trình phân phối của tài chính


 Phân phối lần đầu
- Khái niệm: Là quá trình phân phối trong lĩnh vực sản xuất, cho những chủ thể tham gia vào quá
trình sáng tạo của cải vật chất hay thực hiện các dịch vụ trong các đơn vị sản xuất và dịch vụ.
- Phạm vi: phạm vi hẹp (trong lĩnh vực sản xuất vật chất)

25
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp)

f. Quá trình phân phối của tài chính (tiếp)


 Phân phối lần đầu (tiếp)
- Kết quả của phân phối lần đầu, giá trị sản phẩm xã hội trong lĩnh vực sản xuất được chia thành:
• Một phần bù đắp những chi phí vật chất đã tiêu hao trong quá trình sản xuất. Phần này hình thành
nên quỹ khấu hao TSCĐ, quỹ bù đắp vốn lưu động đã ứng ra của các đơn vị.
• Một phần để trả tiền lương, tiền công cho người lao động, đây là thu nhập của người lao động.
• Một phần hình thành nên các quỹ dự phòng, bảo hiểm của các chủ thể nhằm bù đắp những tổn thất
bất ngờ xảy ra, đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách thường xuyên liên tục.
• Một phần là thu nhập của các chủ sở hữu về vốn và các nguồn tài nguyên.

26
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp)

f. Quá trình phân phối của tài chính (tiếp)


 Phân phối lại
- Khái niệm: Là quá trình tiếp tục phân phối những phần thu nhập cơ bản, những quỹ tiền tệ đã
được hình thành trong phân phối lần đầu ra phạm vi toàn xã hội hoặc theo những mục đích cụ
thể hơn của các quỹ tiền tệ.
- Phạm vi: rộng (tất cả các khâu của hệ thống tài chính)

27
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.3.1. Chức năng phân phối (tiếp)

f. Quá trình phân phối của tài chính (tiếp)


 Phân phối lại (tiếp)
- Tác dụng của phân phối lại:
 Bảo đảm cho khu vực không sản xuất vật chất có phương tiện vật chất để tồn tại và hoạt động.
 Bảo đảm cho phát triển cân đối và đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng và địa phương.
 Phân phối lại góp phần điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư để thực hiện công bằng xã hội.

28
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 6. Trong quá trình phân phối tài chính, ai là chủ thể của quá trình phân phối lần đầu?
A. Những người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội
B. Các tổ chức xã hội
C. Người lao động trong đơn vị sự nghiệp
D. Nhà nước

29
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 7. Trong quá trình phân phối tài chính, “quá trình phân phối lần đầu diễn ra ………… với quá trình
phân phối lại”?
A. Trước
B. Sau
C. Độc lập
D. Xen kẽ

30
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 8. Phân phối lại của tài chính:


A. Chỉ diễn ra một lần duy nhất sau khi phân phối lần đầu
B. Diễn ra một số lần giới hạn nhất định tiếp sau quá trình phân phối lần đầu
C. Diễn ra một lần và cùng lúc với phân phối lần đầu
D. Lặp lại nhiều lần, không giới hạn số lần phân phối

31
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.3.2. Chức năng giám đốc

a. Khái niệm
Là chức năng mà nhờ đó việc kiểm tra, giám sát bằng
đồng tiền được thực hiện đối với quá trình phân phối của
tài chính nhằm đảm bảo cho các quỹ tiền tệ (nguồn tài
chính) luôn được tạo lập và sử dụng đúng mục đích đã
định.

(Nguồn: Internet)

32
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.3.2. Chức năng giám đốc (tiếp)

b. Đối tượng giám đốc tài chính: quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ
tiền tệ
c. Chủ thể giám đốc tài chính: là các chủ thể tham gia vào quá trình
phân phối tài chính
d. Kết quả giám đốc tài chính: phát hiện những tồn tại, hạn chế, bất
hợp lý trong quá trình phân phối tài chính
d. Phạm vi của GĐ tài chính: diễn ra ở tất cả các khâu của HTTC
(Nguồn: Internet)

33
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.3.2. Chức năng giám đốc (tiếp)

e. Đặc điểm của giám đốc tài chính


- Là giám đốc bằng đồng tiền thông qua sự vận động của quỹ tiền/đồng tiền
- Là một loại hình giám đốc rất toàn diện, thường xuyên, liên tục
- Được thực hiện chủ yếu thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính

34
1.3. CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH (tiếp)

1.3.2. Chức năng giám đốc (tiếp)

f. Tác dụng của chức năng giám đốc


- Đảm bảo quá trình phân phối tài chính diễn ra trôi chảy, đúng định hướng và phù hợp với các quy luật
khách quan
- Thúc đẩy sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
của nền sản xuất xã hội
- Nâng cao kỷ luật tài chính, thúc đẩy việc chấp hành các chính sách, chế độ, quy định/thể lệ tài chính

35
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 9: Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờ đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được
thực hiện đối với quá trình phân phối của tài chính nhằm đảm bảo cho các quỹ tiền tệ (nguồn tài chính)
luôn được …………………. đúng mục đích đã định.
A. Tạo lập
B. Sử dụng
C. Tạo lập và sử dụng
D. Không có phương án đúng

36
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 10: Giám đốc tài chính được thực hiện chủ yếu thông qua việc ………………..
A. Tính toán sự cân đối thu chi tiền
B. Đưa các quy định kiểm tra tài chính
C. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
D. Kiểm tra việc hình thành các quỹ tiền tệ

37
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 11: Phát biểu nào sau đây không phải là tác dụng của giám đốc tài chính?
A. Góp phần kiểm tra quá trình sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể
B. Đảm bảo cho quá trình phân phối diễn ra một cách trôi chảy, đúng quy định
C. Đảm bảo cho các nguồn lực tài chính được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả
D. Góp phần nâng cao kỷ luật tài chính, thúc đẩy việc chấp hành các chính sách, chế độ, thể chế tài chính

38
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đặc điểm của giám đốc tài chính?
A. Giám đốc tài chính là giám đốc bằng việc kiểm tra dưới hình thái hiện vật
B. Giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền
C. Giám đốc tài chính được thực hiện thông qua việc kiểm tra quá trình sản xuất của doanh nghiệp
D. Giám đốc tài chính là việc kiểm tra quá trình sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể

39
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 13: Mối quan hệ giữa chức năng phân phối và chức năng giám đốc của tài chính là mối quan
hệ………….…..?
A. tương phản
B. biện chứng
C. giải thích
D. Không có đáp án đúng

40
1.4. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

1.4.1. Khái niệm


Hệ thống tài chính (HTTC) là tổng thể các quan hệ tài
chính trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của nền kinh tế -
xã hội nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau
trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài
chính, các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động
trong các lĩnh vực đó.

(Nguồn: Internet)
1.4. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (tiếp)

1.4.2. Cấu trúc hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính

b. Căn cứ vào mục tiêu của


a. Căn cứ vào hình
việc sử dụng các nguồn lực tài
thức sở hữu các
chính trong việc cung cấp
nguồn lực tài chính
hàng hóa dịch vụ cho xã hội

Tài chính Nhà Tài chính phi


Tài chính công Tài chính tư
nước Nhà nước

42
1.4. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (tiếp)

1.4.2. Cấu trúc hệ thống tài chính (tiếp)


c. Căn cứ vào đặc điểm hoạt động của từng lĩnh vực tài chính
- Ngân sách nhà nước
- Tài chính doanh nghiệp
- Bảo hiểm
- Tín dụng
- Tài chính các tổ chức xã hội và tài chính hộ gia đình, cá nhân (tài chính dân cư)

43
1.4. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH (tiếp)
Mối quan hệ giữa các khâu trong HTTC

NSNN

TCDN Tín dụng

Thị trường
tài chính

TC HGĐ
Bảo hiểm
và TCXH

Quan hệ tài chính trực tiếp


Quan hệ tài chính gián tiếp
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 14: Hệ thống tài chính là tổng thể các ……………….. trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của
nền kinh tế - xã hội nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập, phân
phối và sử dụng các nguồn lực tài chính, các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạt động trong
các lĩnh vực đó.
A. quan hệ kinh tế
B. quan hệ kinh tế – xã hội
C. quan hệ tài chính
D. quan hệ kinh tế, tài chính

45
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 15: Căn cứ vào hình thức sở hữu các nguồn lực tài chính, hệ thống tài chính Việt Nam bao gồm:
A. Tài chính công và tài chính tư
B. Tài chính nhà nước và tài chính phi nhà nước
C. Tài chính công và tài chính phi nhà nước
D. Tài chính nhà nước và tài chính tư

46
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 16: Trong hệ thống tài chính, khâu nào sau đây giữ vai trò là khâu cơ sở:
A. Ngân sách nhà nước
B. Tín dụng
C. Tài chính doanh nghiệp
D. Bảo hiểm

47
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 17: Trong hệ thống tài chính, khâu nào sau đây giữ vai trò là khâu chủ đạo?
A. Tài chính doanh nghiệp
B. Ngân sách nhà nước
C. Bảo hiểm
D. Tín dụng

48
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 18: Quá trình phân phối lần đầu diễn ra ở khâu nào trong hệ thống tài chính sau đây?
A. Tài chính các cơ quan hành chính nhà nước
B. Tài chính các tổ chức xã hội
C. Tài chính doanh nghiệp
D. Tài chính các đơn vị sự nghiệp

49
1.5. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA

1.5.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia
Khái niệm:
Là chính sách của Nhà nước về việc sử dụng các công cụ tài chính, bao gồm hệ thống các quan
điểm, mục tiêu, chủ trương và giải pháp về tài chính - tiền tệ nhằm bồi dưỡng phát triển các nguồn
lực tài chính, khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực tài chính đó phục vụ có
hiệu quả cho việc thực hiện các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia
trong từng thời kỳ.

50
1.5. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA (tiếp)

1.5.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia (tiếp)

Mục tiêu tổng quát:


 Xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn
định tài chính tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, giải
quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội
 Huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả và công
bằng
 Cải cách hành chính và tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính

51
1.5. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA (tiếp)

1.5.1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách tài chính quốc gia (tiếp)

Mục tiêu cụ thể:


 Tăng cường tiềm lực tài chính của đất nước, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn để thúc đẩy
kinh tế tăng trưởng bền vững và đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo
 Thiết lập cơ chế phân phối nguồn lực tài chính phù hợp với các mục tiêu ưu tiên của
chiến lược phát triển KT-XH
 Phân phối tài chính công bằng, ổn định, tích cực, năng động
 Kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả và sức mua đồng tiền
 Xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, công khai, minh bạch
 Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về tài chính
 Củng cố và nâng cao vị thế tài chính của đất nước

52
1.5. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH QUỐC GIA (tiếp)

1.5.2. Nội dung cơ bản của chính sách tài chính quốc gia
- Chính sách khai thác, huy động và phát triển nguồn lực tài chính
- Chính sách phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính
- Chính sách tiền tệ
- Chính sách tài chính doanh nghiệp
- Chính sách giám sát tài chính - tiền tệ
- Chính sách phát triển thị trường tài chính và hội nhập tài chính quốc tế

53
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 19: Chính sách tài chính quốc gia là chính sách của ………….. về việc sử dụng các công cụ tài
chính, bao gồm hệ thống các quan điểm, mục tiêu, chủ trương và giải pháp về tài chính - tiền tệ nhằm
bồi dưỡng phát triển các nguồn lực tài chính, khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng hợp lý các
nguồn lực tài chính đó phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện các chiến lược và kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ.
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Bộ Tài chính
D. Nhà nước

54
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

 Câu 20: Phát biểu nào sau đây không phải là mục tiêu tổng quát của chính sách tài chính quốc gia?
A. Xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn địn tài chính tiền
tệ, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội
B. Huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả và công bằng
C. Cải cách hành chính và tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính
D. Thiết lập cơ chế phân phối nguồn lực tài chính phù hợp với các mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát
triển KT-XH

55
CÂU HỎI ÔN TẬP

Các phát biểu sau đây đúng hay sai, giải thích?
1. Tài chính là hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thái hiện vật.
2. Tài chính là tiền và các quỹ tiền.
3. Đặc điểm của phân phối tài chính là diễn ra dưới hình thức giá trị và kèm theo sự thay đổi hình thái giá
trị.
4. Phân phối tài chính gồm 2 quá trình phân phối là phân phối lần đầu và phân phối lại, trong đó phân phối
lại là đặc trưng chủ yếu của phân phối tài chính.
5. Phạm vi của giám đốc tài chính chỉ diễn ra ở một số khâu của hệ thống tài chính

56
CÂU HỎI ÔN TẬP

6. Đặc điểm của giám đốc tài chính là một loại hình giám đốc toàn diện, thường xuyên, liên tục
7. Chức năng phân phối và chức năng giám đốc của tài chính là 2 chức năng hoàn toàn độc lập với nhau
8. Mối quan hệ giữa các khâu trong hệ thống tài chính khi nghiên cứu cấu trúc căn cứ vào đặc điểm hoạt
động của từng lĩnh vực tài chính là mối quan hệ trực tiếp.
9. Tín dụng và bảo hiểm là 2 khâu trung gian trong hệ thống tài chính
10. Chính sách tài chính quốc gia bao gồm hệ thống các giải pháp về tài chính - tiền tệ nhằm bồi dưỡng
phát triển các nguồn lực tài chính, khai thác, huy động, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực tài chính
đó phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia trong từng thời kỳ.

57
TỔNG KẾT CHƯƠNG

 Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị, phát sinh trong quá trình phân phối
của cải xã hội thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân
nhằm đáp ứng cho các lợi ích khác nhau của các chủ thể trong xã hội.
 Tài chính có 2 chức năng là chức năng phân phối và chức năng giám đốc. Mối quan hệ giữa 2
chức năng này là mối quan hệ biện chứng.
 HTTC là tổng thể các QHTC trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau của nền KT-XH nhưng giữa
chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn
lực tài chính, các quỹ tiền tệ ở các chủ thể KT-XH hoạt động trong các lĩnh vực đó. Khi căn cứ vào
các tiêu thức phân loại khác nhau, HTTC sẽ được chia thành các bộ phận tài chính khác nhau.

58

You might also like