You are on page 1of 57

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
Tên đơn vị thực hành: CÔNG
TY TNHH QUẢN LÝ
VÀ CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP
Sinh viên thực hiện: KHUẤT VIỆT ANH
Mã sinh viên: 20111182671
Lớp: DH10QTKD1
Khóa: 10 (2020-2024)
Hệ: CHÍNH QUY

Hà Nội, tháng 12 /2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP
Tên đơn vị thực hành: CÔNG
TY TNHH QUẢN LÝ
VÀ CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP
Sinh viên thực hiện: KHUẤT VIỆT ANH
Mã sinh viên: 20111182671
Lớp: DH10QTKD1
Khóa: 10 (2020-2024)
Hệ: CHÍNH QUY

Hà Nội, tháng 12 /2023


MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC


BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT...........................................................

1.1.Lịch sử hình và phát triển của doanh nghiệp............................................................

1.1.1.Giới thiệu chung về công ty........................................................................................

1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................................

1.2.Chức năng nhiệm vụ/Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh.............................

1.2.1.Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp..............................................

1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty...............................................................................

1.2.3.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh....................................................................

1.3.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý...................................................................................

1.4.Tình hình tài chính và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Công ty TNHH Quản
lý và chứng nhận phù hợp...............................................................................................

PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
............................................................................................................................................

2.1.Vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh...........................................................

2.2.Vấn đề liên quan đến hoạt động Marketing.............................................................

2.2.1.Chính sách dịch vụ....................................................................................................

2.2.2.Chính sách về giá.......................................................................................................

2.2.3.Chính sách về xúc tiến...............................................................................................

2.3.Vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị nhân sự..................................................

2.3.1.Năng lực nhân sự.......................................................................................................


2.3.2.Tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân sự..............................................................

2.3.2.1.Công tác tuyển dụng tại công ty:............................................................................

2.3.2.2.Đào tạo và bồi dưỡng nhân sự................................................................................

2.3.3.Công tác kiểm tra đánh giá nhân sự..........................................................................

2.3.3.1.Cơ cấu lao động......................................................................................................

2.3.3.2.Quy trình đánh giá nhân sự....................................................................................

2.3.4.Chế độ tiền lương, tiền thưởng..................................................................................

2.4.Vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính doanh nghiệp........................................

2.5.Vấn đề liên quan đến hoạt động nghiên cứu phát triển..........................................

2.6.Vấn để liên quan đến hoạt động dịch vụ của công ty..............................................

PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
DOANH NGHIỆP............................................................................................................

3.1.Đánh giá chung...........................................................................................................

3.2.Kiến nghị đề xuất........................................................................................................

3.2.1.Kiến nghị giải pháp về Marketing.............................................................................

3.2.2.Kiến nghị giải pháp về nguồn nhân lực.....................................................................

3.2.3.Đề xuất một số kiến nghị của Nhà nước...................................................................

PHỤ LỤC:.........................................................................................................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Tên Sơ đồ Trang

Sơ đồ Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Quản lý và Chứng 33


1.1 nhận phù hợp

Sơ đồ Cơ cấu bộ máy tổ chức phòng tài chính – kế toán Công ty 33


1.2 TNHH Quản lý và Chứng nhận phù hợp

Sơ đồ Cơ cấu bộ máy tổ chức phòng Maketing Công ty TNHH Quản 34


1.3 lý và Chứng nhận phù hợp

Sơ đồ Cơ cấu bộ máy tổ chức phòng nhân sự Công ty TNHH Quản lý 34


1.4 và Chứng nhận phù hợp

Sơ đồ Mô hình chạy quảng cáo trên các kênh truyền thông của Công 35
2.1 ty TNHH Quản lý và chứng nhận phù hợp

DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng Tên Bảng biểu Trang
biểu
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020-2022 Công ty TNHH 35
Quản lý và Chứng nhận phù hợp

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2020-2022 thông của 36,37
Công ty TNHH Quản lý và chứng nhận phù hợp-ISC

Bảng 2.2 Danh mục các tiêu chuẩn 37

Bảng 2.3 Bảng giá dịch vụ 38,39

Bảng 2.4 Năng lực nhân sự của Công ty TNHH và Quản lý Chứng nhận 39
phù hợp
Bảng 2.5 Kê khai nhân sự của Công ty TNHH và Quản lý Chứng nhận 40,41
phù hợp

Bảng 2.6 Số liệu lao động theo giới tính, Công ty TNHH Quản lý và 42
Chứng nhận phù hợp

Bảng 2.7 : Số liệu lao động theo trình độ chuyên môn, Công ty TNHH 42
Quản lý và Chứng nhận phù hợp

Bảng 2.8 Tình hình đào tạo nguồn nhân lực qua các năm 42
Bảng 2.9 Bảng cân đối kế toán năm 2020-2021 của công ty TNHH Quản 43
lý và Chứng nhận phù hợp

Bảng Bảng cân đối kế toán năm 2021-2022 công ty TNHH Quản lý và 44
2.10 Chứng nhận phù hợp

Bảng Đánh giá khả năng sinh lời giai đoạn 2020-2022 45
2.11
Bảng Danh sách các tổ chức đã được tư vấn-đào tạo- chứng nhận phù 46-50
2.12 hợp tiêu chuẩn, Công ty TNHH Quản lý và Chứng nhận phù hợp
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ
CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
1.1. Lịch sử hình và phát triển của doanh nghiệp
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
 Tên công ty: Công ty TNHH Quản lý và Chứng nhận phù hợp – ISC
 Tên quốc tế: STANDARD CETIFICATION AND MANAGMENT SYSTEM
COMPANY LIMITED
 Mã số thuế: 0108208532
 Địa chỉ:
 Trụ sở chính: Số 3 Nhà H2 TT Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội, Phường Dịch
Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
 Chi nhánh Đà Nẵng: Số 260 Võ Nguyên Giáp, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
 Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Số 611 Điện Biên Phủ, Q3, Hồ Chí
Minh
 Điện thoại: (024).3998.2132 - Fax: (024).3792.0828
 Mail: hopchuaniso@gmail.com
 Web: www.hopchuan.edu.vn
 Người đại diện pháp luật: Ông LÊ VIẾT HẢI-Giám đốc điều hành ISC
 Quản lý bởi : Chi cục Thuế Quận Cầu Giấy
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Tiền thân là Công ty TNHH quản lý ISC Việt Nam (thành lập ngày 20 tháng 12
năm 2016), nay là Công ty TNHH quản lý và chứng nhận phù hợp – ISC (chuyển đổi
vào ngày 30 tháng 03 năm 2018) do chi cục thuế Quận Cầu Giấy quản lý .

Công ty luôn đặt ra những chủ trương xây dựng, thực hiện, duy trì và liên tục
cải tiến và không ngừng đầu tư vào hệ thống , chất lượng đào tạo, đánh giá dựa trên
nền tảng tiêu chuẩn của Việt nam và Quốc tế. Công ty còn rất quan tâm đến đội ngũ
nhân viên, thực hiện việc đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho tất cả các cán bộ,
nhân viên trong công ty để từ đó giúp công ty đáp ứng và thỏa mãn được các yêu cầu
đến từ khách hàng. Tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi để mọi người cùng phát
huy hết được khả năng của chính mình vào mục tiêu phát triển chung của công ty.

ISC không chỉ quan tâm đến nội bộ, mà còn liên tục theo dõi và luôn luôn
nghiên cứu những biến động của thị trường xung quanh , mở rộng địa bàn hoạt động
của mình ở thị trường trong nước, củng cố và xây dựng cho mình một thương hiệu
mạnh và uy tín trong lĩnh vực Tư vấn – Đào tạo – Chứng nhận các Hệ thống quản lý,

1
đưa công ty ngày một phát triển lớn mạnh.Vì thế đến nay,với việc sử dụng những triết
lý kinh doanh đúng đắn và với sự nỗ lực trong công tác thị trường và đầu tư vào chất
lượng Dịch vụ tư vấn, ISC đã và đang được sự tin tưởng của Khách hàng trong lĩnh
vực Tư vấn – Đào tạo – Chứng nhận các Hệ thống quản lý, bao gồm :

 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015


 Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2015
 Trim qualification Program TQP
 Tiêu chuẩn BSCI - Business Social Compliance Initiative
 Hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA 8000
 Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS 4.0
 Tiêu chuẩn tuyên bố tái chế RCS 2.0
 Hệ thống quản lý an ninh năng lượng ISO 50001
 Hệ thống quản lý năng lực PTN ISO 17025:2005
 Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001:2018
 …

Đến nay, ISC tự hào về những thành công và lòng tin từ phía khách hàng, và cam kết
tiếp tục đưa ra những giải pháp chất lượng, hỗ trợ đối tác trong sự phát triển và thịnh
vượng của họ. ISC với tư duy và tầm nhìn dài hạn, không ngừng điều chỉnh và phát
triển để đồng hành và đóng góp tích cực vào sự thành công của khách hàng và cộng
đồng.

1.2. Chức năng nhiệm vụ/Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
1.2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Tầm nhìn: "Xây dựng một thế giới doanh nghiệp bền vững, nơi mà sự chất lượng và
tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế đóng vai trò quan trọng. Chúng tôi cam kết nâng cao chất
lượng sống cho cộng đồng và đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn diện của xã
hội."

Sứ mệnh: " Hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp bằng cách cung cấp các
dịch vụ tư vấn, đào tạo và chứng nhận chất lượng, bền vững và tuân thủ quy chuẩn

2
quốc tế và quốc gia. Chúng tôi cam kết đồng hành với doanh nghiệp để giúp họ đạt
được mục tiêu và tiếp tục phát triển bền vững."

Giá trị Cốt lõi:

 Chất Lượng: Tận tâm trong việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, từ quá
trình tư vấn đến đào tạo và chứng nhận và coi sự hài lòng của khách hàng là ưu
tiên hàng đầu, và chúng tôi không ngừng nỗ lực để đạt được mục tiêu này.
 Chuyên Nghiệp: Thái độ chuyên nghiệp và đạo đức kinh doanh cao, từ cách
giao tiếp đến quyết định chiến lược. Luôn duy trì một môi trường làm việc
chuyên nghiệp và tích cực.
 Bền Vững: Hướng tới sự bền vững không chỉ trong doanh nghiệp mà còn trong
tất cả các tác động đến môi trường và xã hội.
 Tập Trung Khách Hàng: Luôn đặt khách hàng là trung tâm, lắng nghe và phản
hồi nhanh chóng đối với mọi yêu cầu và ý kiến. Tạo ra các trải nghiệm tích cực
và giải pháp tối ưu cho khách hàng.
 Trách Nhiệm Xã Hội: Thực hiện trách nhiệm xã hội, hỗ trợ cộng đồng và tham
gia vào các hoạt động từ thiện và cộng đồng. Đóng góp tích cực vào xã hội và
giữ vững truyền thống trách nhiệm xã hội của chúng tôi.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
 Hoạt động Tư vấn Quản lý:

Phân tích cơ cấu tổ chức và quy trình làm việc: Hỗ trợ doanh nghiệp xác định và áp
dụng các phương pháp quản lý phù hợp và tìm hiểu cấu trúc tổ chức, quy trình làm
việc và đề xuất cách tối ưu hóa chúng.

Xây dựng chiến lược quản lý và đề xuất giải pháp tối ưu: Tư vấn về cải tiến quy trình
và tối ưu hóa tổ chức để tăng cường hiệu suất, phát triển chiến lược quản lý phù hợp
và đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hiệu suất toàn diện của doanh nghiệp.

 Kiểm tra và Phân tích Kỹ thuật:

Thực hiện kiểm tra chất lượng và hiệu suất của hệ thống kỹ thuật: Kiểm tra độ chính
xác và đáng tin cậy của các thiết bị kỹ thuật, đảm bảo rằng hệ thống kỹ thuật hoạt động
đúng cách và đáp ứng yêu cầu chất lượng.

3
Phân tích dữ liệu để đưa ra đánh giá và đề xuất cải tiến: Phân tích dữ liệu để xác định
nguyên nhân của vấn đề và đề xuất biện pháp khắc phục, tìm hiểu sâu sắc về tình trạng
hiện tại, đưa ra đánh giá và đề xuất cải tiến dựa trên dữ liệu thu thập được.

 Nghiên cứu và Phát triển Thực nghiệm Khoa học Tự nhiên và Kỹ thuật:

Tiến hành nghiên cứu và phát triển các giải pháp khoa học và công nghệ mới:Thực
hiện các dự án nghiên cứu để tạo ra kiến thức mới và ứng dụng chúng vào các giải
pháp thực tế, đưa ra các giải pháp sáng tạo và áp dụng chúng để nâng cao hiệu suất và
tiện ích trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Kiểm thử và đánh giá tính khả thi của các công nghệ mới: Kiểm thử các công nghệ
mới và đánh giá khả năng triển khai trong môi trường doanh nghiệp, xác định tính hiệu
quả và khả thi của các công nghệ mới trước khi triển khai rộng rãi.

 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu( Chi
Tiết: Dịch vụ đánh giá, chứng nhận sự phù hợp Chứng nhận các hệ thống quản lý)

Thực hiện đánh giá và chứng nhận sự tuân thủ các hệ thống quản lý và tiêu chuẩn
quốc tế: Kiểm tra và đánh giá mức độ tuân thủ của tổ chức đối với các tiêu chuẩn quản
lý luôn đảm bảo rằng hệ thống quản lý tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia.

Cung cấp dịch vụ đánh giá và chứng nhận chất lượng và tuân thủ chuẩn cho doanh
nghiệp: Cấp chứng chỉ và bằng chứng nhận để xác nhận sự phù hợp với các tiêu chuẩn
quốc tế và quốc gia và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đạt được và duy trì sự tuân thủ
và chất lượng theo các tiêu chuẩn quy định.

1.2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh


Doanh nghiệp kinh doanh theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài nhà
nước. Hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý - đào tạo iso – đánh
giá chứng nhận phù hợp

TƯ VẤN QUẢN LÝ - QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP: Với mong muốn góp
phần tạo nên sự phát triển toàn diện cho các doanh nghiệp, Công ty luôn đặt lợi ích của
các doanh nghiệp làm mục tiêu hàng đầu. ISC mong muốn trở thành người đồng hành
cùng doanh nghiệp hơn là một tổ chức tư vấn doanh nghiệp, Công ty muốn dùng
“TRÍ”, “LỰC” và “TÂM” của mình để giúp đỡ các doanh nghiệp ngày càng hoàn
thiện hơn, chuyên nghiệp hơn và thành công hơn. Tư vấn Hệ thống quản lý theo tiêu
chuẩn quốc tế: ISO 9001 - ISO 14001 - FSMS / IS0 22000 - OHS / ISO 45001 - ISO
13485 - IATF 16949 - BSCI / TQP - GRS / RCS / OCS - BSCI - WRAP - GOTS ... Tư
vấn Chiến lược - Quản lý doanh nghiệp: KPI – BSC, Lean Manufacturing, 6 Sigma,
Tái cấu trúc, Văn hóa doanh nghiệp…
4
ĐÀO TẠO :Cung cấp Dịch vụ Đào tạo nổi bật, thực sự mang lại Hiệu quả và
giá trị cho Khách hàng. ISC hoạt động với phương châm: “Chất lượng + Năng suất =
Thịnh vượng”. Chia sẻ kiến thức, những bài học, cung cấp những khóa đào tạo tốt nhất
mà công ty có thể làm được mang đến cho học viên. Luôn lắng nghe - truyền đạt kiến
thức cho bạn và giúp bạn vận dụng kiến thức để tạo ra giá trị cho bản thân và doanh
nghiệp của bạn. (Đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp (đào tạo in-house) và Đào tạo
mở rộng cho doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu (đào tạo public)).

ĐÁNH GIÁ / AUDIT ISC: Thực hiện Dịch vụ đánh giá chất lượng hệ thống
quản lý, tính tương thích với Tiêu chuẩn áp dụng. Thực hiện các hoạt động kiểm tra
xác nhận sự phù hợp với các yêu cầu của (Khách hàng / Tiêu chuẩn áp dụng / Luật
định ...) Đưa ra các giải pháp cải tiến hệ thống quản lý nhằm hiệu lực đối với các Tài
liệu đang áp dụng và Hiệu quả trong công tac quản trị và lợi ích mang lại. ISC tự hào
là Khách hàng và là đại diện các thương hiệu quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam:
Ikea - Adidas - Nike - Landmann - InterBuild.

CHỨNG NHẬN - CHỨNG CHỈ ISO: Thực hiện (trực tiếp hoặc liên kết) với
các tổ chức chứng nhận đánh giá xác nhận sự phù hợp của Hệ thống đang áp dụng với
các tiêu chuẩn. Cấp giấy chứng nhận Hệ thống quản lý phù hợp với các yêu cầu của
Tiêu chuẩn chứng nhận: ISO 9001 - ISO 14001 - FSMS ISO 22000 - ISO 13485 - ISO
45001 IATF 16949 - Global Recycled Standard GRS 4.0 - Recycled Claim Standarf
RCS 2.0 - Oganic Content Standard OCS 3.0 - BSCI ... Công nhận toàn cầu: Giấy
chứng nhận / Chứng chỉ / Certificate được ISC thực hiện đánh giá, cấp cho Doanh
nghiệp / Tổ chức được công nhận Quốc tế và được Thừa nhận toàn cầu bởi các Tổ
chức: Ukas - Textile Exchange – IAF.

1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Quản lý và Chứng nhận phù
hợp (Nguồn : Hồ sơ năng lực)

Giám đốc : là người đứng đầu của doanh nghiệp, người trực tiếp điều hành hoạt
động kinh doanh hằng ngày của công ty. Ngoài ra giám đốc cũng là người đề ra các
chiến lược kinh doanh, đề xuất ý kiến nhằm góp phần cải thiện hoạt động cũng như
thúc đẩy sự phát triển để từ đó gia tăng lợi nhuận cho công ty, chịu trách nhiệm cho
những kế hoạch cũng như định hướng của công ty trong thời gian sắp tới. Và giám đốc
thay mặt công ty làm việc và kí kết hợp đồng với các đối tác, chịu trách nhiệm trước
pháp luật đối với các vấn đề của công ty .

5
Phòng chuyên gia tư vấn quản lý: Thực hiện các công việc soạn thảo tài liệu
quản lý, quy trình tác nghiệp, …. Theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO. Công việc
soạn thảo tài liệu quản lý đòi hỏi sự chi tiết và hiểu biết sâu sắc về cách tổ chức hoạt
động và làm thế nào để đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn. Phòng chuyên gia cần làm
việc chặt chẽ với các bộ phận khác trong tổ chức để thu thập thông tin và xây dựng các
tài liệu một cách chính xác và toàn diện .Ngoài việc soạn thảo, phòng chuyên gia cũng
có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các quy trình tác nghiệp đều phản ánh đúng tiêu
chí của tiêu chuẩn ISO. Điều này có thể bao gồm việc thiết lập và duy trì các quy trình
kiểm tra, đánh giá để đảm bảo rằng mọi người thực hiện công việc theo cách tuân thủ
các tiêu chuẩn được xác định.

Phòng chuyên gia đào tạo quản lý : Thực hiện đào tạo năng lực ( đào tạo trực
tiếp tại Doanh nghiệp) liên quan đến các công cụ/mô hình quản lý tiên tiến ( ví dụ: 5S,
kaizen, PDCA,..). Đặc biệt các chuyên gia thuộc phòng này có thể phải tùy chỉnh nội
dung đào tạo để phản ánh các yêu cầu cụ thể của doanh nghiệp và ngành công nghiệp.
Điều này bao gồm việc xác định và đáp ứng những thách thức cụ thể mà tổ chức đang
đối mặt, và đồng thời tạo ra các kịch bản và bài giảng để minh họa cách áp dụng
những kiến thức này sao cho phù hợp trong bối cảnh hiện tại.

Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm,
ngắn hạn và dài hạn phù hợp với kế hoạch hoạt động kinh doanh và đầu tư của công
ty; theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt và đề xuất biện pháp
điều chỉnh phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của công ty tại các thời điểm; tổ chức
công tác hạch toán kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán thống kê theo Luật
Kế toán, chuẩn mực kế toán, các quy định hiện hành của pháp luật và phù hợp với mô
hình tổ chức kinh doanh của g công ty; y. Kịp thời phản ánh những thay đổi để lãnh
đạo có biện pháp xử lý. Nắm bắt tình hình tài chính và có tham mưu kịp thời cho ban
lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định.Giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng,
thai sản…Quản lý doanh thu, lượng hàng, công nợ, hàng tồn kho, tài sản cố định…
Thanh toán hợp đồng, tham gia đàm phán các hợp đồng kinh tế.

Phòng Makerting : Có nhiệm vụ xây dựng và phát triển thương hiệu, quảng bá
hình ảnh của công rộng rãi được nhiều khách hàng biết đến , giúp doanh nghiệp đạt
được thành công và tạo được vị thế cạnh tranh trên thị trường.

Phòng nhân sự : Có nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp luôn được diễn ra liên tục, hiệu quả. Đồng
thời phòng nhân sự còn phụ trách việc chăm lo cho đời sống của toàn bộ nhân viên

6
trong công ty. Đại diện công ty xử lý các tranh chấp xảy ra tại công sở. Xây dựng và
quản lý các chế độ phúc lợi, đãi ngộ đối với đội ngũ nhân sự trong công ty.

Cơ cấu nhân sự của từng phòng ban và các chức năng nhiệm vụ của các bộ
phận phụ trách tại Công ty TNHH Quản lý và Chứng nhận phù hợp – ISC

 Phòng chuyên gia tư vấn quản lý:

Gồm có 3 Chuyên gia Tư vấn ISO và 2 nhân viên phụ trách dưới quyền.

Các chuyên gia tại phòng sẽ tiếp nhận các yêu cầu đến từ khách hàng và thực
hiện quá trình tư vấn theo tiêu chuẩn ISO qua những quy trình sau:

Khảo sát. Các chuyên gia tư vấn sẽ xác định được khả năng áp dụng ISO ở
doanh nghiệp nhanh hay chậm, mức độ sẵn sàng của đội ngũ nhân viên cũng như tư
vấn, hướng dẫn doanh nghiệp làm thế nào để chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai tư
vấn ISO.

Xác định mục tiêu áp dụng. Các chuyên gia tư vấn cần thống nhất với lãnh đạo
cao nhất của doanh nghiệp về thực trạng công ty, thu thập các dữ liệu để làm tiền đề
cho việc xác định mục tiêu chất lượng và cơ sở cho việc cải tiến liên tục hệ thống sau
này.

Lập kế hoạch. huyên gia tư vấn lập kế hoạch triển khai áp dụng ISO. Sau đó là
quá trình chuyên gia tư vấn sẽ giúp doanh nghiệp duy trì và cải tiến hệ thống quản lý
chất lượng, đạt mục tiêu chất lượng hàng năm.

Bên tư vấn sẽ thực hiện việc soạn thảo tài liệu quản lý cho khách hàng, xây
dựng hệ thống tài liệu nội bộ của doanh nghiệp theo yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO. Tài
liệu càng cụ thể thì mức độ yêu cầu về tuân thủ càng cao và tạo ra khả năng đồng bộ
và kiểm soát chất lượng càng lớn. Các thành viên chủ chốt của Công ty, quản lý, đôi
khi là những chuyên gia, công nhân có tay nghề cao, những người đang nắm giữ tri
thức của doanh nghiệp nên tham gia vào việc đào tạo và soạn thảo những qui trình này
cùng với chuyên gia tư vấn

Soạn thảo qui trình, và xây dựng hệ thống chất lượng toàn diện. Sau khi được
đào tạo thì các thành viên của công ty bắt tay vào việc soạn thảo các qui trình, tài liệu
của hệ thống quản lý chất lượng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tư vấn.

7
Đến bước này thì bên chuyên gia tư vấn sẽ tiếp tục chuyển hồ sơ cho bên phòng đào
tạo để tiếp tục quá trình Tư vấn-Đào tạo theo tiêu chuẩn ISO.

Đồng thời 2 nhân viên sẽ có trách nhiệm

Thực Hiện Bước Cụ Thể Trong Quá Trình Soạn Thảo:Tiến hành việc thu thập
thông tin, xây dựng mô hình quy trình, và viết tài liệu theo hướng dẫn của Chuyên gia
Tư vấn ISO.

Ghi Chú và Báo Cáo:Chịu trách nhiệm về việc ghi chú và báo cáo về tiến độ
triển khai các biện pháp cải thiện, đồng thời đề xuất các chỉnh sửa cần thiết để đảm
bảo tuân thủ tiêu chuẩn.

Tham Gia Trong Quá Trình Đánh Giá Cấp Chứng Chỉ: Hỗ trợ trong quá trình
đánh giá cấp chứng chỉ, đảm bảo rằng mọi thông tin và tài liệu đều chuẩn bị kỹ lưỡng
và chính xác.

 Phòng chuyên gia đào tạo quản lý:

Gồm có 1 Chuyên gia Tư vấn- Đào tạo, 1 Chuyên gia Đào Tạo ISO và 2 nhân viên phụ
trách dưới quyền .

Chuyên gia Tư vấn-Đào tạo:

Phụ trách lập kế hoạch tổ chức chương trình đào tạo và xác định mục tiêu cụ
thể cho từng chương trình.

Tư vấn về việc thiết kế nội dung chương trình đào tạo để đảm bảo rằng nó đáp
ứng nhu cầu và mục tiêu học tập của doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm về việc đảm bảo rằng chương trình đào tạo liên kết chặt chẽ với
chiến lược tổ chức và các mục tiêu phát triển.

Chuyên gia Đào Tạo ISO:

Các chuyên gia sẽ Đào tạo đánh giá nội bộ trong công ty của khách hàng. Khi
việc soạn thảo tài liệu đã tương đối thì việc ban hành và đưa vào áp dụng được lãnh
đạo doanh nghiệp công bố chính thức. Và để đảm bảo cho tính phù hợp và tuân thủ
của các qui trình và hệ thống quản lý chất lượng doanh nghiệp cần đào tạo một lực
lượng đánh giá viên nội bộ để tự thực hiện việc đánh giá và kiểm soát tính tuân thủ hệ
thống của các thành viên công ty. Tại đây các chuyên gia đào tạo sẽ hướng dẫn cho
lãnh đạo doanh nghiệp chọn ra những thành viên phù hợp để huấn luyện kỹ thuật đánh
giá nội bộ hệ thống chất lượng và bồi dưỡng kỹ năng để trở thành các chuyên gia đánh
giá chất lượng nội bộ.
8
Sau đó, họ sẽ đưa ra các đánh giá chung về nội bộ công ty. Dưới sự hướng dẫn
của các chuyên gia sẽ đánh giá lại toàn bộ hệ thống, đối chiếu yêu cầu tiêu chuẩn, qui
trình, tài liệu đã viết và thực tế hoạt động của doanh nghiệp để xác định mức độ phù
hợp của hệ thống, viết báo cáo về sự không phù hợp cũng như thu thập bằng chứng
của sự phù hợp để làm căn cứ chuẩn bị cho việc chứng nhận chính thức.

Đánh giá chứng nhận sau khi quá trình tư vấn iSO hoàn tất. Sau khi đã đánh
giá nội bộ và tổ chức họp xem xét lại hoạt động của hệ thống. Doanh nghiệp mời tổ
chức chứng nhận đến để đánh giá và cấp chứng chỉ ISO.

Nhân viên sẽ có trách nhiệm:

Thực hiện các công việc chuẩn bị cho chương trình đào tạo, bao gồm việc thu
thập tài nguyên, xác định nhu cầu cụ thể của học viên, và chuẩn bị vật liệu đào tạo.

Hỗ trợ trong việc thiết kế nội dung và cơ cấu chương trình, đồng thời đề xuất
các cải tiến để tối ưu hóa trải nghiệm học tập.

Chịu trách nhiệm về việc triển khai trực tiếp chương trình đào tạo tại doanh
nghiệp, bao gồm việc quản lý lịch trình, thiết bị, và các yếu tố hỗ trợ khác.

Hỗ trợ học viên trong quá trình học tập, giải đáp thắc mắc và đảm bảo rằng mọi
vấn đề đều được giải quyết một cách hiệu quả.

Hỗ trợ trong việc thu thập phản hồi từ học viên để đánh giá hiệu suất và đề xuất
cải thiện cho các chương trình đào tạo sau này.

Đóng góp ý kiến và thông tin từ quá trình triển khai để cải thiện quy trình đào
tạo trong tương lai.

 Phòng tài chính-kế toán


Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức phòng tài chính – kế toán Công ty TNHH Quản lý
và Chứng nhận phù hợp ( Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)
Kế toán trưởng: là người đứng đầu trong bộ phận kế toán, giám sát công việc
của các kế toán và làm việc dưới quyền quản lý của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước
giám đốc và cấp trên về hoạt động tài chính và kế toán của công ty. Ngoài ra, kế toán
trưởng cũng xây dựng và phối hợp với các phòng ban liên quan để thiết lập hệ thống
và tạo mạng lưới quản lý thông tin chất lượng cao, giúp công ty nâng cao vấn đề bảo
mật dữ liệu. Đồng thời kế toán trưởng còn đảm nhiệm vai trò cố vấn cho cấp trên các
cách xử lý những khó tài chính của công ty trong quá trình hoạt động.

9
Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách
chế độ về các khoản tiền lương, tiền thưởng, xây dựng thang bảng lương để tính lương
và nộp cho cơ quan bảo hiểm. Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính
sách, chế độ về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế và kinh phí công
đoàn.
Thủ quỹ: Là người theo dõi sát sao dòng tiền thu chi, chụ trách nhiệm toàn bộ
cho các hoạt động phát sinh về tiền bạc của công ty và đảm bảo sự minh bạch trong
các hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra thủ quỹ cần phải đảm nhiệm vai
trò tư vấn về các khoản vay, đầu tư thanh toán, để bảo đảm công ty xoay được dòng
tiền, chuẩn bị cho những chi phí vận hành và đầu tư.

 Phòng Marketing
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu bộ máy tổ chức phòng Marketing Công ty TNHH Quản lý và Chứng
nhận phù hợp ( Nguồn: Phòng Marketing)
Nhân viên chạy quảng cáo: Có nhiệm vụ phân tích các dịch vụ cần phải chạy
quảng cáo của công ty, để lên kế hoạch cho các chiến dịch chạy quảng cáo trên
Facebook Ads, Google Ads,…sao cho phù hợp. Để từ đó họ lên ý tưởng viết nội dung,
thiết kế hình ảnh, kịch bản video để chạy quảng cáo, sử dụng những kỹ năng chuyên
môn để hoàn thành công việc mang khách hàng về cho công ty
Nhân viên chăm sóc khách hàng: Đại diện cho công ty, các nhân viên chăm sóc
khách hàng sẽ phụ trách tiếp nhận những khiếu nại và giải quyết các vấn đề có thể xử
lý được cho khác hàng, đồng thời sẽ giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng
nhanh nhất có thể về dịch vụ cung cấp của công ty nhằm mục đích mang lại trải
nghiệm tuyệt vời nhát tới khách hàng đồng thời thu thập các thông tin về nhu cầu dịch
vụ của khách hàng để từ đó cải thiện chất lượng dịch vụ của công ty. Đồng thời các
nhân viên phải biết giới thiệu những điểm mạnh của công ty, các sự kiện nhằm thu hút
sự quan tâm của khách hàng tới các dịch vụ của công ty.
 Phòng nhân sự
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu bộ máy tổ chức phòng nhân sự Công ty TNHH Quản lý và Chứng
nhận phù hợp ( Nguồn: Phòng nhân sự)
Trưởng phòng nhân sự : Có vai trò điều phối, lên kế hoạch và giám sát trực tiếp
các hoạt động của Phòng Nhân sự, đảm bảo công việc được thực hiện một cách trơn
tru và chuyên nghiệp nhất. Bên cạnh đó, trưởng phòng nhân sự cũng có nhiệm vụ giám
sát, hỗ trợ cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Chuyên viên tuyển dụng: Có nhiệm vụ tìm kiếm, tiếp cận và chiêu mộ những
ứng viên có tiềm năng, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn mà công ty đề ra và hướng dẫn họ
trong suốt quá trình tuyển dụng, hoàn thiện hồ sơ và hoàn thiện các cuộc phỏng vấn
10
đến khi vào làm việc. Không những vậy mà họ còn phải giám sát toàn bộ quá trình
tuyển dụng nhân sự của công ty để chọn ra những ứng viên phù hợp nhất với từng vị
trí công việc.
Chuyên viên đào tạo và phát triển: Chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch, xây
dựng và triển khai các chương trình đào tạo nhân sự, trao đổi với cấp trên về những kế
hoạch tổ chức xây dựng những chương trình huấn luyện nội bộ cho nhân viên. Tìm
kiếm và liên kết những cơ hội đào tạo từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tổ
chức. Với mục đích cuối cùng là giúp nhân viên có đầy đủ kỹ năng và kiến thức cơ
bản, thích nghi với văn hóa doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp ngày càng ổn định và
phát triển.
Nhân viên quản trị hành chính-nhân sự: Chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt
động liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp như quản lý về hợp đồng lao động cho
nhân viên, hồ sơ của nhân viên, hướng dẫn các nhân viên mới về hợp đồng lao động,
làm rõ về mức lương, chính sách phúc lợi của công ty,….Đồng thời còn phải quan tâm
đến đời sống của các nhân sự, gắn kết các nhân sự trong doanh nghiệp với nhau. Bên
cạnh đó là việc triển khai các chương trình truyền thông nội bộ, các hoạt động nâng
cao đời sống tinh thần cho toàn doanh nghiệp và các hoạt động khác.
Chuyên viên C&B: Có trách nhiệm quan sát, quản lý và cùng nhà quản lý xây
dựng hệ thống tiền lương, phúc lợi, khen thưởng và các chính sách khác của công ty.
Đồng thời còn đảm nhiệm các chính sách phúc lợi của nhân viên. Họ sẽ là người chịu
trách nhiệm các vấn đề về chế độ lương, thưởng, đãi ngộ, chính sách phúc lợi, thủ tục
pháp lý, lịch làm việc của nhân viên.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Công ty TNHH
Quản lý và chứng nhận phù hợp

11
TT Chỉ tiêu 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh Chênh
lệch lệch 2021-
2020- 2022 (%)
2021(%)
1 Doanh 790.520.000 597,843,426 796,463,423 -24.37 33.22
thu
2 Chi phí 336.434.172 227,999,138 300,219,127 -32.23 31.68

3 Lợi 454.085.828 369,844,288 496,244,296 -18.55 34.18


nhuận
trước
thuế
4 Thuế 90.817.166 73,968,858 99,248,859 -18.55 34.18
phải nộp
5 Lợi 363.268.662 295,875,430 396,995,437 -18.55 34.18
nhuận
sau thuế
Đơn vị: đồng
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020-2022 Công ty TNHH Quản lý
và Chứng nhận phù hợp (Nguồn: Phòng Kế Toán- Tài Chính)
Nhận xét:

Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh, có thể quan sát rõ biến động trong
tình hình tài chính của Công ty TNHH Quản lý và Chứng nhận phù hợp qua các năm.
Giai đoạn năm 2020 - 2021, doanh thu và lợi nhuận của công ty đã chịu ảnh hưởng
nặng nề từ đại dịch COVID-19, tuy nhiên năm 2022 đã có dấu hiệu tích cực với sự
tăng trưởng trở lại.

Nhìn vào doanh thu, có thể thấy từ năm 2020-2021 với mức giảm từ
790,520,000 xuống 597,843,426 với tỷ lệ 23.24%, nhưng đến giai đoạn 2021-2022 với
mức tăng trở lại khoảng 33.22% từ 597,843,426 đồng năm 2021 lên 796,463,423 đồng
năm 2022. Điều này không chỉ là kết quả của sự đổi mới và linh hoạt của công ty mà
còn là kết quả của việc áp dụng các chiến lược linh hoạt để thích ứng với thị trường
biến động.

Lợi nhuận trước thuế của công ty cũng ghi nhận sự tăng trưởng đáng chú ý, từ
369,844,288 đồng năm 2021 lên 496,244,296 đồng năm 2022, tăng 34.18%. Điều này
thường đi đôi với việc quản lý chi phí hiệu quả và tối ưu hóa cấu trúc chi phí tổng thể.

Về lợi nhuận sau thuế, năm 2022 đạt 396,995,437 đồng, tăng 101,120,006 đồng
so với năm 2021, tương đương với mức tăng 34.18%. Mặc dù đây là một dấu hiệu tích
cực, nhưng cũng cần lưu ý rằng chi phí liên quan cũng đã tăng lên, đặt ra thách thức
trong việc duy trì mức lợi nhuận ổn định.
12
Nhìn chung trong bối cảnh khó khăn của đại dịch, công ty đã thể hiện sự linh
hoạt và sáng tạo để cải thiện tình hình tài chính. Tuy nhiên, để duy trì sự ổn định và
đạt được lợi nhuận tối đa trong tương lai, công ty cần tiếp tục hoàn thiện chiến lược
kinh doanh và không ngừng tối ưu hóa quy trình quản lý.

PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH


NGHIỆP
2.1. Vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1 : Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2020-2022 thông của Công ty
TNHH Quản lý và chứng nhận phù hợp-ISC (Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)

Nhận xét :

- Giai đoạn 2020-2021:


Năm 2020 của công ty đối mặt với những thách thức lớn do tác động tiêu cực từ
đại dịch COVID-19, gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh .
Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt mức 790.520.000 đồng. Mặc
13
dù vẫn đạt được lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 500.564.128 đồng,
nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 363.268.662 đồng, phản ánh rõ sự chịu đựng khó
khăn trong môi trường kinh doanh đầy biến động.
Năm 2021, tình hình vẫn tiếp tục khó khăn khi đại dịch COVID-19 tiếp tục gây
ra những thách thức lớn. Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm
xuống 597.843.426 đồng, một sụt giảm đáng kể so với năm trước đó, là 192.676.574
đồng, tương đương với tỷ lệ giảm là 24,37%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh giảm 82.203.378 đồng, tỷ lệ giảm 16,42%, trong khi lợi nhuận sau thuế đạt
295.875.430 đồng, giảm 67.393.232 đồng với tỷ lệ giảm là 18,55%.
Các con số này không chỉ phản ánh sự suy giảm về mặt tài chính mà còn thể
hiện rõ sự ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường kinh doanh khó khăn do đại dịch gây ra.
Công ty đã và đang phải đối mặt với thách thức duy trì và phát triển doanh nghiệp
trong một thời kỳ khó khăn này, đồng thời phải tìm kiếm các biện pháp và chiến lược
linh hoạt để đảm bảo ổn định và bền vững trong tương lai.
- Giai đoạn 2021-2022:

Trải qua giai đoạn năm 2020-2021 đầy thách thức, từ việc đương đầu với ảnh
hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến sự suy giảm đáng kể trong doanh thu và
lợi nhuận, công ty đã phải tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để tồn tại và phát triển.
Mặc dù khó khăn, nhưng năm 2021 là một giai đoạn thích nghi và học hỏi, nơi công
ty bắt đầu áp dụng những cải tiến công nghệ và thay đổi cách làm việc để thích ứng
với môi trường kinh doanh mới.

Giai đoạn cuối năm 2021 và toàn bộ năm 2022 tình hình hình hoạt động kinh
doanh của công ty đã những dấu hiệu tích cực đáng kể. Công ty đã tận dụng các công
nghệ truyền thông như video hội nghị, email, và ứng dụng nhắn tin để duy trì kết nối
và tiếp tục hoạt động kinh doanh. Sự chủ động trong việc sử dụng các công cụ quản lý
dự án trực tuyến đã giúp nâng cao hiệu suất và theo dõi tiến độ công việc một cách
hiệu quả. Đồng thời giai đoạn này còn đặc biệt bởi đại dịch COVID-19 đã nằm trong
tầm kiểm soát của đất nước ta, đó không còn là một trở ngại lớn. Việc tiêm vắc xin
phòng COVID-19 cho hơn 80% dân số đã giảm đáng kể lo ngại, tạo ra một môi trường
an toàn hơn cho kinh doanh và phục hồi niềm tin của cả nhân viên và đối tác.

Năm 2022 là năm đánh dấu sự hồi sinh đầy tích cực của doanh nghiệp. Doanh thu
thuần tăng trở lại mạnh mẽ, đạt 796.463.423 đồng, đồng thời lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận mức tăng đáng kể lần lượt đạt
547.711.078 đồng và 396.995.437 đồng, với tỷ lệ lần lượt là 30,92% và 34,18%.

2.2. Vấn đề liên quan đến hoạt động Marketing

14
2.2.1. Chính sách dịch vụ

Đây là một chiến lược quan trọng của công ty. Công ty đã và đang không ngừng
nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút và tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng.
Công ty có nhiều dịch vụ về các chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc tế ISO,cụ thể:

Bảng 2.2: Danh mục các tiêu chuẩn (Nguồn: hopchuan.edu.vn)

2.2.2. Chính sách về giá

Chính sách về giá của công ty TNHH quản lý và chứng nhận phù hợp đóng vai trò
quan trọng trong việc xây dựng sự minh bạch, công bằng và bền vững trong quá trình
cung cấp dịch vụ tới khách hàng. Công ty là tổ chức chứng nhận độc lập, và chính sách
giá cần được thiết kế sao cho phản ánh đầy đủ chi phí liên quan đến quá trình đánh giá
và chứng nhận, đồng thời đảm bảo khách hàng và đối tác nhận được giá trị cao nhất từ
dịch vụ.

Chính sách giá của công ty linh hoạt đối với từng loại dịch vụ cụ thể. Điều này
cho phép công ty điều chỉnh giá để phản ánh giá trị kinh tế của dịch vụ cũng như các
chi phí liên quan đến việc cung cấp chứng nhận.

Bảng 2.3: Bảng giá dịch vụ (Nguồn: Phòng Marketing)

2.2.3. Chính sách về xúc tiến

Sơ đồ 2.1 : Mô hình chạy quảng cáo trên các kênh truyền thông của Công ty TNHH
Quản lý và chứng nhận phù hợp ( Nguồn: Phòng Marketing)

Trưởng phòng sẽ tiếp nhận yêu cầu từ phía giám đốc, sau đó họ sẽ chuyển các
yêu cầu tới các nhân viên chạy quảng cáo và họ sẽ lên kế hoạch cho các chiến dịch
chạy quảng cáo trên các kênh truyền thông như Facebook Ads, Google Ads,… Tiếp
đến họ sẽ nghiên cứu đưa ra các ý tưởng, viết nội dung, thiết kế hình ảnh, dựng kịch
bản video sao cho phù hợp với khách hàng, với thị trường để chạy quảng cáo. Đến đây
các nhân viên sẽ theo dõi, thống kê, phân tích số liệu tính hiệu quả của quảng cáo để
điều chỉnh và tối ưu các chiến dịch quảng cáo sao cho phù hợp với ngân sách của công
ty. Cuối cùng họ sẽ lập báo cáo và trình bày với giảm đốc. Đồng thời khi chạy quảng
cáo thì họ cũng sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến chính sách quảng cáo phê duyệt
quảng cáo của Google hay Facebook.

Công ty còn mở thêm hai chi nhánh ở Đà Nẵng và Hồ chí Minh, từ đó tiếp cận
dễ dàng hơn tới khách hàng, tạo được thêm nhiều mối quan hệ với các đối tác.

15
Hoạt động chăm sóc khách hàng ở công ty được chia làm 2 hình thức là cả
online và trực tiếp. Cả 2 hình thức đều được khách hàng đánh giá tốt. Cụ thể các nhân
viên chăm sóc khách hàng tại công ty thực hiện các công việc sau:

 Tiếp nhận và xử lý các vấn đề, khiếu nại của khách hàng liên quan đến sản phẩm.
dịch vụ của doanh nghiệp.
 Tư vấn giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề cho khách hàng.
 Phân tích và làm rõ nguyên nhân dẫn đến những thắc mắc, khiếu nại của khách
hàng.
 Trả lời tin nhắn và tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trước, trong và
sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
 Liên tục theo dõi nhằm sửa đổi và điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh trong
quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
 Xử lý các cuộc gọi, là cầu nối giữa khách hàng với các bộ phận liên quan.
 Hỗ trợ khách hàng đặt hàng, giải quyết đổi hàng, hoàn tiền hoặc hủy đơn hàng.
 Tư vấn các chương trình giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng.
 Thu thập, nghiên cứu và phân tích nhu cầu khách hàng, làm cơ sở đề xuất chiến
lược phát triển kinh doanh với cấp trên.
 Thu hút và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tối ưu doanh số.
 Đóng góp ý kiến và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
 Làm việc trên nguyên tắc tôn trọng quy định, chính sách và văn hóa của doanh
nghiệp mình.
Nhờ có những kế hoạch, chiến lược về quảng cáo dịch vụ của công ty tới khách
hàng, đồng thời có các hoạt động chăm sóc khách hàng tốt nên công ty đã có nhiều
khách hàng quan tâm đến.

2.3. Vấn đề liên quan đến hoạt động quản trị nhân sự
2.3.1. Năng lực nhân sự
Bảng 2.4 : Năng lực nhân sự của Công ty TNHH và Quản lý Chứng nhận phù hợp năm
2023
Nhận xét: Với Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên chủ chốt rõ ràng sẽ mang lại
sự minh bạch trong quá trình quyết định và hướng dẫn đồng thời với việc nhiều kinh
nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao trong lĩnh vực riêng của họ, giúp họ hiểu rõ thị
trường và có khả năng đưa ra những quyết định chiến lược tốt, phù hợp. Điều này cho
thấy Văn hóa văn phòng của công ty rất tốt, luôn đảm bảo một môi trường làm việc
tích cực đầy hiệu quả. Ngoài ra, trách nhiệm và nghĩa vụ được phân chia một cách rõ
16
ràng giúp tăng cường hiệu suất làm việc, luôn đạt được hiệu quả tốt nhất trong công
việc
Bảng 2.5: Kê khai nhân sự của Công ty TNHH và Quản lý Chứng nhận phù hợp
(Nguồn: Phòng Nhân Sự)
Nhận xét: Đội ngũ nhân sự của công ty đều có trình độ chuyên môn cao, với
hầu hết nhân viên sở hữu bằng cấp từ các trường đại học và các chứng chỉ chuyên
ngành liên quan đến lĩnh vực của riêng mình và các chuyên gia đều có kinh nghiệm lâu
năm trong việc triển khai, duy trì và cải thiện hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu
chuẩn quốc tế ISO.
Chi tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%)


(%)
Tổng 15 100 18 100 22 100

Giới N 6 40 7 38,89 9 40,91


tính ữ
Na 9 60 11 61,11 13 59,09
m

Bảng 2.6: Số liệu lao động theo giới tính, Công ty TNHH Quản lý và Chứng nhận phù
hợp (Nguồn: Phòng nhân sự)

Nhận xét: Số lượng nhân sự từ năm 2020-2022 nhìn chung có xu hướng tăng
lên, nhưng không đáng kể qua các năm. Tổng số nhân sự của năm 2022 tăng lên so với
vói năm 2021 là 4 người. Trong số đó thì số lượng lao động nam chiếm đa số so với
tổng nhân sự của công ty. Tỷ lệ nam năm 2020 chiếm 60% trong khi đó nữ chiếm
40%, Năm 2021 tỷ lệ nam chiếm 61,11% và nữ chiếm 38,89%. Năm 2022 tỷ lệ nam
chiến 59,09% và nữ chiếm 40,91%. Nhìn chung thì tỷ lệ nam có xu hướng giảm từ
năm 2020-2022 còn tỷ lệ nữ có xu hướng tăng lên nhưng không đáng kể

17
Chi tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Số Tỷ lệ (%) Số Tỷ lệ(%) Số Tỷ
lượng lượng lượng lệ(%)
Tổng 15 100 18 100 22 100

Đại học 10 66,67 14 77,78 15 68,18

Cao Đẳng 5 33,33 4 22,22 7 31,82

Bảng 2.7: Số liệu lao động theo trình độ chuyên môn, Công ty TNHH Quản lý và
Chứng nhận phù hợp (Nguồn: Phòng nhân sự)

Nhận xét: Qua bảng trên ta có thể thấy , số lượng nhân sự có trình độ đại học và
cao đẳng của công ty đều có xu hướng tăng nhẹ, để có thể đáp ứng được tình hình thực
tiễn của công ty.

2.3.2. Tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân sự


2.3.2.1. Công tác tuyển dụng tại công ty:
Trong thời điểm dịch Covid-19 đang bùng phát trầm trọng đã tạo nên những rào
cản lớn đối với công ty về các hoạt động tuyển dụng nhân sự cho công ty. Chính vì thế
nên Công ty TNHH Quản lý và chứng nhận phù hợp đã hạn chế các hoat động giao
dịch trực tiếp, thay vào đó để có thể tiếp tục duy trì và tồn tại thì công ty đã tăng cường
công tác truyền tải thông tin tuyển dụng của công ty trên các trang diễn đàn, trên các
website như LinkedIn, VietnamWorks, JobStreet,… để đăng thông tin về các vị trí
tuyển dụng. Cùng với đó, công ty kết nối với một số trường cao đẳng và trường đại
học trên địa bàn để tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu
tuyển nhân viên, đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
 Công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty trải qua các bước sau:

Bước 1: Xác định Nhu cầu Tuyển dụng: Đánh giá nhu cầu về nguồn nhân lực cho dự
án và đào tạo ISO.

Bước 2: Soạn Thảo Mô Tả Công Việc và Tiêu Chuẩn Ứng Viên: Mô tả chi tiết công
việc và yêu cầu cần thiết.

Bước 3: Đăng Tuyển và Thu Hồi Hồ Sơ: Đăng tuyển trên các kênh chuyên ngành và
thu nhận hồ sơ ứng viên.

Bước 4: Lọc Hồ Sơ và Chọn Ứng Viên: Lọc hồ sơ để chọn ra ứng viên có kinh nghiệm
và kỹ năng phù hợp.
18
Bước 5: Phỏng Vấn: Tổ chức phỏng vấn để đánh giá kỹ năng, hiểu biết về ISO và
nghành nghề tuyển dụng

Bước 6: Kiểm Thử Kỹ Năng và Kiến Thức: Tổ chức các bài kiểm tra để đánh giá kỹ
năng và kiến thức về quản lý chất lượng.

Bước 7: Kiểm Tra Tham Khảo: Liên hệ với tham chiếu để xác minh kinh nghiệm.

Bước 8: Quyết Định và Gửi Lời Mời: Chọn ứng viên và gửi lời mời.

Bước 9: Hoàn Thiện Quy Trình: Hoàn thiện thủ tục nhân sự và giấy tờ.

 Quá trình tuyển dụng diễn ra như sau


Công ty sẽ tiếp nhận hồ sơ của từng ứng viên qua mail và sẽ trả lời cho các ứng
viên trong vòng 5 ngày, ưu tiên các ứng viên có trình độ chuyên môn, quản lý, đào
tạo,tư vấn về hệ thống tiêu chuẩn ISO cao và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Phỏng vấn: Tại đây công ty sẽ cử người có trình độ chuyên môn cao nhất làm
nhà tuyển dụng, để từ đó có thể đánh giá chính xác năng lực của các ứng viên, tìm ra
được ứng viên có tiềm năng cao nhất, phù hợp với vị trí mà công ty tuyển dụng.
Khi đã lựa chọn được ứng viên phù hợp, công ty sẽ gửi thư mời thử việc qua
mail của ứng viên. Đây gần như là bước quan trọng nhất vì nó đánh giá chính xác nhất
về năng lực và sự phù hợp của ứng viên đối với môi trường cũng như công việc của
công ty.
Sau khi hết hạn thời gian thử việc thì cần phải đánh giá kết quả thử việc của
ứng viên qua các hành động làm việc( thái độ, cử chỉ, chuyên môn,..) và qua các đồng
nghiệp trong công ty .
Cuối cùng là quyết định tuyển dụng ứng viên sau quá trình thử việc. Nhận họ
vào làm công ty chính thức, ký kết hợp đồng lao động, trở thành nhân sự chính của
công ty.
Công tác tuyển dụng của công ty bao gồm tuyển dụng các chuyên gia đào tạo-
quản lý, chuyên gia tư vấn-quản lý, nhân viên, thư ký cho giám đốc, các chuyên gia,
và các phòng ban trong công ty.
2.3.2.2. Đào tạo và bồi dưỡng nhân sự

Để thúc đẩy sự đam mê và khuyến khích tinh thần tự chủ trong việc học tập và
phát triển, nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn của từng cá nhân, công ty đã và
đang tiến hành chiến lược đào tạo và bồi dưỡng nhân sự mang tính chất chiến lược và
bền vững. Công ty không chỉ xem xét đào tạo như là một cách để truyền đạt kiến thức
mà còn như là một hành trình dài hạn, chạy song song với sứ mệnh và tầm nhìn của

19
Công ty, nhằm tạo ra một đội ngũ nhân sự không chỉ làm việc hiệu quả mà còn đóng
góp tích cực vào sự phát triển lâu dài và bền vững của tổ chức.

Qua nhiều năm đào tạo và bồi dưỡng, đội ngũ cán bộ và nhân viên công ty
không chỉ trở nên chuyên nghiệp và sáng tạo mà còn trở thành những người lãnh đạo
tương lai, đồng hành chặt chẽ với sứ mệnh và giá trị cốt lõi của tổ chức. Công ty luôn
tự hào với việc tạo ra một môi trường làm việc nơi mà việc đào tạo không chỉ là một
nhiệm vụ, mà còn là một nghệ thuật tối tân, tạo nên những con người không ngừng
học hỏi và sẵn sàng đối mặt với thách thức.

Hằng năm, vào tháng 12 các đơn vị và bộ phận trong công ty sẽ lên kế hoạch
cho các chương trình đào tạo, phản ánh rõ sự tập trung và chú trọng vào việc xác định
nhu cầu và mục tiêu cụ thể, đặt ra những chuẩn mực cao và một chiến lược đào tạo
mảng lớn, chặt chẽ kết nối với chiến lược phát triển dài hạn của Công ty. Điều này
không chỉ đảm bảo rằng nhân viên có kiến thức chuyên sâu, mà còn giúp họ hiểu rõ
hơn về mối liên kết giữa công việc hàng ngày của họ và sứ mệnh lớn hơn mà công ty
hướng đến.

Đối với nhân viên mới tuyển dụng: Công ty tạo điều kiện cho họ không chỉ để
làm quen với môi trường làm việc, mà còn để hiểu rõ về triết lý kinh doanh, giá trị cốt
lõi và tiêu chuẩn chất lượng của công ty. Nếu nhân viên đó không có sẵn kiến thức
chuyên môn đầy đủ, Công ty sẽ cho mở rộng các chương trình đào tạo ngắn hạn từ
khoảng 2-4 tháng, được tổ chức tại chính địa điểm làm việc, tận dụng cơ sở vật chất
hiện có để giảm bớt thời gian và chi phí đào tạo.

Đối với những nhân viên đã có kinh nghiệm, Công ty không chỉ xem xét thăng
chức qua các cuộc thi mà còn tạo ra cơ hội để họ tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu
và kỹ năng lãnh đạo tại các tổ chức uy tín. Công ty cam kết tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho những nhân viên xuất sắc, những người đã tích lũy tay nghề cao và đã gắn bó
lâu dài với công ty, để họ có cơ hội thăng tiến và thách thức bản thân trong môi trường
làm việc tốt, tích cực và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.

20
STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Số % Số % Số %
lượng lượng lượng
1 Tổng số lao động 15 100 18 100 22 100

2 Nhu cầu đào tạo 5 33,33 7 38,89 9 40,91

3 Lao động thực tế được 4 26,67 4 22,22 8 36,36


đào tạo
Bảng 2.8: Tình hình đào tạo nguồn nhân lực qua các năm (Nguồn: Phòng Nhân Sự)

Nhận xét: Do tính chuyên môn cao của công ty, nên nhu cầu đào tạo nhân viên của
công ty có tăng nhẹ qua các năm. Công ty luôn có những chính sách chủ trương phù
hợp nhằm tăng chất lượng của cán bộ, nhân viên trong công ty, đáp ứng được những
yêu cầu của công ty về những công việc cần thực hiện đồng thời công ty sẽ thực hiện
đánh giá định kỳ về hiệu quả của các khóa đào tạo liên quan đến tiêu chuẩn ISO. Điều
này giúp đảm bảo rằng nhân sự không chỉ có kiến thức lý thuyết mà còn có khả năng
áp dụng vào thực tế công việc. Và tùy thuộc vào nhu cầu đào tạo với mỗi cán bộ, nhân
viên cụ thể mà bộ phận nhân sự sẽ đánh giá nhu cầu đào tạo mỗi năm để đảm bảo rằng
có đủ nguồn lực và kinh phí được dành cho việc đào tạo về các tiêu chuẩn ISO cụ thể.

2.3.3. Công tác kiểm tra đánh giá nhân sự


2.3.3.1 . Cơ cấu lao động

Ta thấy rằng cơ cấu cán bộ, nhân viên Nam trong công ty vẫn chiếm đa số so với
cán bộ nhân viên nữ, thay đổi không đáng kể qua các năm.

Cơ cấu lao động theo giới tính: Nhìn chung thì tình hình nhân sự trong công ty có
những thay đổi nhỏ trong 3 năm, nhưng không đáng kể. cán bộ, nhân viên Nam vẫn
chiếm đa số cụ thể: Ở năm 2020 cán bộ, nhân viên Nam là 09 người( chiếm 60% ), cán
bộ, nhân viên Nữ là 06 người( chiếm 40%); Ở năm 2021 cán bộ, nhân viên Nam là 11
người( chiếm 61,11%), cán bộ, nhân viên Nữ là 07 người( chiếm 38,89%) ; ở năm
2022 cán bộ, nhân viên Nam là 13 người ( chiếm 59,09%), trong khi đó cán bộ, nhân
viên Nữ chiếm 09 người ( chiếm 40,91%).

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn: Cán bộ, nhân viên có trình độ đại học
chiếm đa số và có thay đổi nhẹ qua các năm, cụ thể Năm 2020 cán bộ, nhân viên có
trình độ đại học chiếm 66,67% còn cao đẳng chiếm 33,33% ; Năm 2021 cán bộ, nhân
viên có trình độ đại học chiếm 77,78% còn cao đẳng chiếm 22,22% ; Năm 2022 cán
bộ, nhân viên có trình độ đại học chiếm 68,18% còn cao đẳng chiếm 31,82% ;
21
 Qua phân tích trên cho thấy cơ cấu lao động phù hợp với quy mô hoạt động của
công ty. Công ty đã và đang dần cải thiện trình độ nhân sự của mình nhằm nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực để giúp công ty hoạt động kinh có hiệu quả.
2.3.3.2. Quy trình đánh giá nhân sự

Bước 1: Xác Định Tiêu Chí Đánh Giá:

Đối tượng và Nguyên Tắc Đánh Giá :Xác định rõ đối tượng đánh giá, có thể là
toàn bộ nhân viên hoặc chỉ những người ở cấp quản lý, thiết lập nguyên tắc đánh giá
công bằng và minh bạch.

Kết Nối với Mục Tiêu Chiến Lược Của Công Ty: Đảm bảo rằng các tiêu chí
đánh giá phản ánh mục tiêu chiến lược lâu dài của công ty, liên kết giữa hiệu suất cá
nhân và đóng góp vào sứ mệnh và giá trị của công ty.

Bước 2: Lập Kế Hoạch Đánh Giá:

Chu Kỳ Đánh Giá:Xác định rõ ràng chu kỳ đánh giá, có thể là hàng năm hoặc
theo các chu kỳ khác tùy thuộc vào bản chất công việc, đảm bảo đủ thời gian để chuẩn
bị, thực hiện, và xử lý kết quả.

Phản Hồi Trước Đánh Giá Chính Thức: Cung cấp cơ hội cho nhân viên và
người quản lý thảo luận trước về mục tiêu, hiểu rõ về tiêu chí đánh giá và chuẩn bị
thông tin đánh giá.

Bước 3: Tổ Chức Phiếu Đánh Giá: Tạo biểu mẫu đánh giá mở và linh hoạt để phản
ánh sự đa dạng của nhiệm vụ và trách nhiệm công việc.Sử dụng cả tiêu chí cụ thể và
mô tả hành vi kỳ vọng.

Bước 4: Tiến Hành Đánh Giá:

Thu thập những thông tin của nhân viên về công việc và hoạt động của họ trong
thời gian đánh giá bao gồm việc thu thập thông tin chi tiết về nhiệm vụ, kết quả công
việc và đạt được các mục tiêu trong thời gian đánh giá, xác định ý kiến của đồng
nghiệp về hiệu suất làm việc và sự hợp tác của họ và thu thập ý kiến từ khách hàng về
sự hài lòng và chất lượng phục vụ của họ

Lựa chọn hình thức đánh giá bằng việc tổ chức cuộc trò chuyện để đánh giá hiểu
biết và kỹ năng của nhân viên, theo dõi hành vi làm việc và thái độ của họ trong môi
trường công việc, kiểm tra tiến độ công việc thông qua báo cáo định kỳ , hay việc xác
định đánh giá từ nhiều nguồn bao gồm cấp trên, đồng nghiệp, và dưới quyền.

22
Lựa chọn mức độ đánh giá: đánh giá định tính( tập trung vào đặc điểm, tính cách,
phẩm chất của nhân viên) và đánh giá định lượng( sử dụng số liệu đo lường cụ thể như
sản xuất, doanh số bán hàng, hoặc các chỉ số hiệu suất khác.)

Tiến hành đánh giá nhân viên: Sử dụng các tiêu chí như kỹ năng chuyên môn, sự
sáng tạo, tinh thần làm việc nhóm, và đánh giá theo mức độ từ yếu đến mạnh và báo
cáo kết quả đánh giá cần phải rõ ràng, chi tiết và chính xác, mô tả mức độ đóng góp và
hiệu suất của nhân viên trong thời gian đánh giá.

Các kết quả thu được phải được trình bày chi tiết, rõ ràng và chính xác nhằm
đảm bảo tính minh bạch trong công ty.

Bước 5: Đánh Giá Tổng Thể và Quyết Định Thưởng/Phạt:

Quyết Định Thưởng/Phạt Dựa Trên Nhiều Yếu Tố: Đánh giá toàn diện, không
chỉ dựa trên số liệu mà còn dựa trên sự đóng góp, tinh thần làm việc nhóm, và phát
triển cá nhân, thực hiện quyết định thưởng/ phạt dựa trên kết quả đánh giá và mục tiêu
chiến lược. Hoạt động này sẽ doanh nghiệp tạo được một môi trường làm việc công
bằng tích cực, thúc đấy động lực làm việc của từng cá nhân, đem lại hiệu quả cao trong
công việc.

Bước 6: Nghiệm thu kết quả đưa ra phương hướng phát triển:

Sau khi tiến hành hoạt động thưởng phạt, thì sẽ công bố chính thức kết quả
đánh giá và chia sẻ thông tin này một cách minh bạch với toàn bộ đội ngũ nhân sự.
Qua quá trình này, hai bên chủ chốt là những người quản lý có thẩm quyền và những
người lao động đều tham gia tích cực.

Kết quả nghiệm thu không chỉ giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về hiệu
suất làm việc mà còn đưa ra những gợi ý về hướng phát triển tương lai. Điều này giúp
doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược nhân sự để nó phản ánh đúng xu hướng phát triển
tổ chức.

Mỗi năm, công ty tạo động lực bằng cách khuyến khích tinh thần thi đua từ đầu
năm và xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho cả nhóm và cá nhân. Những tiêu chí này
không chỉ làm cơ sở để đánh giá hiệu suất mà còn thúc đẩy tinh thần làm việc và sự
cam kết từ phía nhân viên.

Việc đánh giá công việc của nhân viên không chỉ dựa trên việc tuân thủ quy
định mà còn là cơ hội để công ty áp dụng các biện pháp khen thưởng và kỷ luật theo
hợp đồng lao động. Khen thưởng được thực hiện một cách linh hoạt và đúng đắn để
tạo động lực và tăng cường tinh thần trách nhiệm. Ngược lại, các biện pháp kỷ luật

23
được thiết kế nhằm sửa chữa và ngăn chặn những hành vi không phù hợp, đồng thời
cũng là một hình thức học bổng cho nhân viên và đồng đội của họ.

2.3.4. Chế độ tiền lương, tiền thưởng

Công ty thiết lập chính sách tiền lương dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa hai
bên theo hợp đồng lao động. Phương thức trả lương chủ yếu được áp dụng theo thời
gian, nhằm đơn giản hóa quy trình và tạo sự tính toán dễ dàng. Mức lương cho mỗi
nhân sự được xác định dựa vào năng lực cá nhân, với mức lương trung bình dao động
từ 8.500.000 đồng đến 16.000.000 đồng mỗi tháng. Đối với các chuyên gia có trình độ
chuyên môn cao, mức lương có thể nằm trong khoảng từ 18.000.000 đồng đến
21.000.000 đồng. . Lương sẽ được trả đều đặn cho nhân sự trong công ty vào mùng 2
đầu mỗi tháng.

Để động viên và động lực cho nhân sự, công ty đã áp dụng nhiều chính sách đặc
quyền, bao gồm tiền thưởng cho những công việc hoàn thành trước hạn, công việc
xuất sắc, tăng ca ngoài giờ hành chính, thưởng thi đua và thưởng sáng kiến, cụ thể:

 Tiền thưởng hoàn thành công việc trước hạn:Mức tiền thưởng có thể lên đến 10%
của mức lương cơ bản nếu nhân sự hoàn thành một dự án hoặc công việc một cách
hiệu quả và trước thời hạn đề ra.

 Tiền thưởng xuất sắc:Những nhân sự được đánh giá làm việc xuất sắc dựa trên
đánh giá hiệu suất hàng tháng sẽ nhận được một khoản tiền thưởng bổ sung, có thể
là 5% đến 15% của mức lương cơ bản.

 Tiền thưởng tăng ca ngoài giờ hành chính:Nhân sự tham gia vào các hoạt động
tăng ca ngoài giờ hành chính có thể nhận được một khoản tiền thưởng phù hợp với
số giờ làm việc ngoài giờ.

 Thưởng thi đua và thưởng sáng kiến:Các đề xuất hay ý tưởng độc đáo và hiệu quả
được thực hiện trong công việc có thể được đánh giá và đề xuất thưởng từ 2% đến
8% của mức lương cơ bản.

 Tiền thưởng theo kết quả kinh doanh:Nếu công ty đạt được kết quả kinh doanh
tích cực, toàn bộ nhân sự sẽ nhận được một khoản tiền thưởng phụ thuộc vào hiệu
suất toàn bộ công ty.

Chế độ phúc lợi xã hội và bảo hiểm là một phần quan trọng trong chăm sóc
nhân sự. Công ty sẽ đóng bảo hiểm sức khỏe cho toàn bộ nhân sự sau thời gian thử
việc 3 tháng. Bảo hiểm này bao gồm cả chi phí y tế và chi phí nằm viện, mang lại sự
an tâm và bảo vệ cho đội ngũ nhân sự. Sự Kiện và Hoạt Động Team-building: Để thúc
24
đẩy tinh thần đồng đội, Công ty thường tổ chức các sự kiện và hoạt động team-
building như buổi tiệc, du lịch, và các hoạt động xã hội trong dịp lễ, Tết.

Ngoài ra, để hỗ trợ nhân sự trong công việc hàng ngày, công ty còn cung cấp
các khoản phụ cấp đi lại khi họ cần thực hiện các cuộc họp với đối tác ở những địa
điểm xa. Đồng thời, những người làm việc tại công ty có thể nhận được phụ cấp bữa
trưa.

2.4. Vấn đề liên quan đến hoạt động tài chính doanh nghiệp

Bảng 2.9: Bảng cân đối kế toán năm 2020-2021 của công ty TNHH Quản lý và Chứng
nhận phù hợp(Nguồn: Phòng kế toán-tài chính)

Bảng 2.10: Bảng cân đối kế toán năm 2021-2022 công ty TNHH Quản lý và Chứng
nhận phù hợp (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

Nhận xét:

Căn cứ vào số liệu trong bảng cân đối kế toán năm 2020-2021 và 2021-2022, ta
thấy tổng quy mô tài sản của công ty năm 2020 là 1.408.768.000 dồng đến năm 2021
tăng lên 1.582.775.000 đồng với tỷ lệ tăng khoảng 12,4%. Qua năm 2022 tổng quy
mô tài sản tăng lên 1.815.890.000 đồng,với tỷ lệ tăng khoảng 14,7% so với năm
2021.

Để hiểu rõ hơn tình hình biến động của tài sản ta đi sâu vào phân tích các khoản mục

- Tài sản ngắn hạn: Giá trị của tài sản ngắn hạn năm 2020 là 588.090.000 đồng, năm
2021, là khoảng 386.809.000 đồng, ta thấy tài sản ngắn hạn năm 2021 giảm
201.281.000 đồng, tức giảm khoảng 34,2% so với năm 2020. Sang năm 2022, giá trị
của tài sản ngắn hạn là 475,.315,00 đồng, nếu so với năm 2021 thì giá trị tài sản ngắn
hạn tăng 88.506.000 đồng, tức tăng 22,9% điều này cho thấy tỷ trọng của tài sản
ngắn hạn qua các năm đều có sự thay đổi.

+ Đối với khoản mục tiền thì tiền có xu hướng tăng nhẹ 33,9%% đến 35,5%

+ Đối với khoản mục các khoản phải thu. Trong năm 2020 các khoản phải thu có giá
trị 115.450.000 đồng, năm 2021 là 30.082.000 đồng, năm 2022 là 54.467.000 đồng

+ Đối với khoản mục tài sản ngắn hạn khác. Tài sản ngắn hạn khác có sự biến động.
Giá trị tài sản ngắn hạn khác năm 2021 giảm 51.440.000 đồng so với năm 2020 và qua
năm 2022 tăng 54.467.000 đồng so với năm 2021.

- Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty năm 2020 là 820.678.000 đồng, đến
năm 2021 là 1.582.775.000 đồng và năm 2022 tiếp tục tăng là 1.1815.890.000 đồng.
25
Bảng 2.11: Đánh giá khả năng sinh lời giai đoạn 2020-2022

Nhận xét:

Qua bảng 2.11 ta thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) cho biết một
đồng vốn chủ sở hữu bình quân thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm
2020, một đồng vốn chủ sở hữu bình quân mang lại cho doanh nghiệp 0.66 đồng lợi
nhuận sau thuế. Năm 2021, khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu là 0.45 lần, giảm 0,2 lần
so với năm 2020. Năm 2022, một đồng vốn chủ sở hữu bình quân mang lại cho doanh
nghiệp 0.5 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,05 lần so với năm 2021.

Khả năng sinh lời doanh thu thuần (ROS) cho biết một đồng doanh thu thuần
công ty sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020, cứ một đồng doanh
thu thuần, công ty thu được 0.57 đồng. Năm 2021, cứ một đồng doanh thu thuần, công
ty thu được 0.62 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,04 đồng so với năm 2020. Năm
2022, khả ngăn sinh lời hoạt động của công ty là 0.62 đồng, không tăng so với năm
2022.

Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) cho biết một đồng tài sản bình quân thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2020, một đồng tài sản bình quân
mang lại cho doanh nghiệp 0.32 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2021, khả năng sinh
lời của tài sản là 0.23 , tương ứng giảm 0,09 lần so với năm 2020. Năm 2022, một
đồng tài bình quân mang lại cho doanh nghiệp 0.27 đồng lơi nhuận trước thuế, tăng
0,04 đồng so với năm 2021.

2.5. Vấn đề liên quan đến hoạt động nghiên cứu phát triển

Công ty TNHH Quản lý và Chứng Nhận phù hợp (ISC) cam kết vào việc đóng góp
cho sự phát triển bền vững của xã hội và doanh nghiệp thông qua các hoạt động nghiên
cứu và phát triển (R&D). ISC hiện đang đưa ra những nỗ lực mạnh mẽ để định hình
ngành công nghiệp thông qua việc áp dụng công nghệ tiên tiến và quy trình tiên tiến
trong việc chứng nhận và quản lý chất lượng.

ISC ưu tiên hàng đầu là nghiên cứu và phát triển các phương pháp chứng nhận hiện
đại, đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn. Công
ty đang chú trọng vào việc áp dụng trí tuệ nhân tạo, machine learning và big data để
tối ưu hóa quy trình chứng nhận và giảm thiểu rủi ro và làm cho quy trình trở nên linh
hoạt và dễ quản lý hơn cho doanh nghiệp. ISC cũng liên tục tìm kiếm cách tiếp cận
sáng tạo trong việc xây dựng mô hình đánh giá và kiểm tra chất lượng. Công ty đang

26
đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển các công nghệ mới, đồng thời hợp tác với các tổ
chức nghiên cứu hàng đầu để đảm bảo rằng họ luôn ở trong tình trạng đầu ngành.

Ngoài những hoạt động chính đã đề cập, ISC còn chú trọng vào việc xây dựng
cộng đồng nghiên cứu và phát triển. Công ty thường xuyên tổ chức các sự kiện, hội
nghị và đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu, và chính phủ để
chia sẻ kiến thức, trải nghiệm, và định hình tương lai của lĩnh vực chứng nhận và quản
lý chất lượng.

2.6. Vấn để liên quan đến hoạt động dịch vụ của công ty

Trải qua chặng đường 6 năm hoạt động, công ty đã xây dựng được một uy tín vững
chắc trong lĩnh vực tư vấn đào tạo và cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc tế ISO. Điều
này không chỉ là kết quả của sự nỗ lực không ngừng mà còn là sự cam kết đối với chất
lượng và sự phục vụ tận tâm đối với khách hàng.

Được sự tin tưởng của nhiều doanh nghiệp, công ty đã trở thành đối tác đào tạo ưu
việt, mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp bằng cách giúp họ hiểu rõ và áp dụng
các tiêu chuẩn ISO vào hoạt động kinh doanh của mình.

Bảng 2.12: Danh sách các tổ chức đã được tư vấn-đào tạo- chứng nhận phù hợp tiêu
chuẩn, Công ty TNHH Quản lý và Chứng nhận phù hợp ( Nguồn: Phòng marketing)

27
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
DOANH NGHIỆP
3.1. Đánh giá chung
a. Thuận lợi:
 Cơ cấu tổ chức của Công ty:

Cơ cấu tổ chức của công ty hiện tại tương đối đơn giản nhưng linh hoạt và hiệu
quả. Mỗi vị trí, phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ cụ thể, được quy định và
phân chia một cách rõ ràng, tạo điều kiện cho sự tự chủ và sáng tạo của đội ngũ và mối
quan hệ hợp tác giữa các phòng ban, cũng như giữa cấp trên và cấp dưới, được đặt ra
một cách rõ ràng, giúp nhân viên hiểu rõ về nhiệm vụ của mình và cách họ đóng góp
vào mục tiêu chung của công ty. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho sự tự quản lý
mà còn khuyến khích tính chủ động và sáng tạo trong công việc hàng ngày.

Mối quan hệ giữa các phòng ban được đặt ra một cách có tổ chức và linh hoạt,
tạo điều kiện cho sự hợp tác mạnh mẽ giữa các đội ngũ. Các phòng ban không chỉ hoạt
động độc lập mà còn có sự liên kết chặt chẽ để đảm bảo rằng mỗi bước di chuyển của
công ty đều được thực hiện một cách hài hòa và hiệu quả.

Đội ngũ chuyên gia của công ty được xây dựng từ những người có nhiều kinh
nghiệm và kiến thức sâu rộng trong ngành. Các chuyên gia không chỉ được đào tạo
một cách bài bản mà còn được khuyến khích phát triển và cập nhật kiến thức liên tục.
Điều này giúp đảm bảo rằng công ty luôn giữ vững tinh thần đổi mới và đáp ứng được
những thách thức mới trong thị trường.

Ngoài ra, công ty cũng có một bộ phận nhân viên đoàn kết, chính là cột mốc
quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Nhân viên ở đây không chỉ là người
làm việc, mà còn là những người đồng đội, luôn hết mình vì mục tiêu chung của công
ty. Sự đoàn kết này không chỉ làm tăng cường hiệu suất làm việc mà còn tạo nên một
môi trường làm việc tích cực và sáng tạo.

 Về công tác lãnh đạo:

Ban lãnh đạo của công ty luôn cố gắng xây dựng và duy trì một môi trường làm
việc lành mạnh và tích cực.sự chú trọng đặc biệt đến môi trường làm việc. Qua việc
liên tục cải tiến và hoàn thiện môi trường làm việc, công ty đã xây dựng một cộng
đồng nơi mọi nhân viên đều cảm thấy tự do và sẵn sàng đóng góp ý kiến.

Điều này thể hiện qua việc ban lãnh đạo luôn đặt lợi ích của nhân viên lên hàng
đầu. Mọi nhân viên không chỉ được tạo điều kiện tốt nhất để thực hiện công việc của

28
mình mà còn được khuyến khích phát triển cá nhân và nghề nghiệp. Chương trình đào
tạo và phát triển kỹ năng được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu cá nhân của
từng nhân viên, giúp họ không chỉ làm việc hiệu quả mà còn tiến xa trong sự nghiệp.
Ban lãnh đạo đã tạo ra một môi trường nơi mỗi nhóm làm việc có quyền quyết định
vấn đề của mình. Điều này không chỉ tăng cường sự tự tin và sáng tạo của nhân viên
mà còn tạo ra sự linh hoạt và động lực trong toàn bộ tổ chức. Trong khi đó, việc bộ
phận có quyền quyết định cũng đồng nghĩa với việc họ phải chịu trách nhiệm và giải
quyết mọi rủi ro và sai sót. Ban lãnh đạo không chỉ yêu cầu sự độc lập mà còn khuyến
khích sự trách nhiệm và sẵn sàng học hỏi từ mọi trải nghiệm.

 Công tác nhân sự trong công ty:


Việc xây dựng và duy trì một đội ngũ nhân sự xuất sắc đã trở thành một trong
những yếu tố chính quyết định sự phát triển và thành công của công ty. Điều này
không chỉ là một chiến lược tuyển dụng, mà còn là một triết lý quản lý mà công ty tin
rằng con người chính là tài nguyên quan trọng nhất để đảm bảo hiệu suất và sự cạnh
tranh trên thị trường.
Công ty không chỉ tập trung vào việc thu hút những ứng viên có kỹ năng
chuyên môn xuất sắc, mà còn chú trọng đến sự phù hợp với văn hóa tổ chức và cam
kết cá nhân. Điều này không chỉ giúp xây dựng một đội ngũ đồng đội mạnh mẽ, mà
còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mọi người cảm thấy họ thuộc về và
được đánh giá.
Quá trình tuyển dụng của công ty không chỉ là một loạt các cuộc phỏng vấn và
kiểm tra kỹ năng, mà còn là cơ hội để có thể hiểu rõ về mục tiêu sự nghiệp và giá trị cá
nhân của từng ứng viên. Để đảm bảo chất lượng của đội ngũ nhân sự, quá trình tuyển
dụng của công ty luôn được giám sát chặt chẽ bởi các chuyên gia hàng đầu trong
ngành. Sự tham gia chủ động của họ giúp định rõ nhu cầu và mong muốn của từng bộ
phận trong công ty mà còn đảm bảo rằng sẽ tuyển dụng được những người có phù hợp
với chiến lược phát triển và mục tiêu dài hạn của công ty.
Ngoài ra, công ty cũng xem xét thường xuyên về quy trình tuyển dụng của mình
để đảm bảo rằng nó vẫn linh hoạt. Điều này giúp công ty duy trì sự linh hoạt và sẵn
sàng thích nghi với những thách thức mới và xu hướng mới mỗi khi chúng xuất hiện.
Một khi nhân sự đã gia nhập đội ngũ, công ty sẽ không ngừng đầu tư vào quá
trình đào tạo và phát triển bởi hiểu rằng sự phát triển cá nhân là chìa khóa để duy trì
đội ngũ nhân sự động lực và năng động. Chính vì vậy, công ty thiết kế các chương
trình đào tạo chuyên sâu, các khóa học phát triển kỹ năng cá nhân và cơ hội thăng tiến
nghề nghiệp để khuyến khích sự sáng tạo và sự tiến bộ trong công việc hàng ngày.

29
Công ty đã xây dựng lên một đội ngũ nhân viên không chỉ có kiến thức chuyên
sâu mà còn có khả năng làm việc nhóm tốt và sáng tạo trong giải quyết vấn đề.
Nhìn chung, công ty đặt con người lên hàng đầu và cam kết không ngừng nỗ
lực để tạo ra một môi trường làm việc mà mọi người tự hào khi làm việc và cảm thấy
họ đang đóng góp vào sự thành công lâu dài của công ty.
 Về công tác tiếp thị:
Công ty luôn xem trọng và đặt sự đánh giá của từng khách hàng lên hàng đầu
trong mục tiêu cung cấp dịch vụ chất lượng cao. Để đảm bảo rằng mọi trải nghiệm của
khách hàng đều được chăm sóc và đáp ứng tốt nhất, công ty đã tiến hành đầu tư đáng
kể cho bộ phận chăm sóc khách hàng của mình. Đội ngũ chăm sóc khách hàng không
chỉ được lựa chọn từ những nhân sự xuất sắc nhất, mà còn được đào tạo chuyên sâu về
cách giải quyết mọi vấn đề có thể phát sinh từ khách hàng. Bằng cách này, công ty
không chỉ xây dựng một môi trường làm việc tích cực cho đội ngũ chăm sóc khách
hàng mà còn chú trọng đến việc tạo ra một trải nghiệm dịch vụ vượt trội cho khách
hàng. Công ty đã và đang không ngừng cải tiến và đổi mới để đáp ứng những mong
đợi ngày càng cao của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ.
Tin tưởng của khách hàng đối với dịch vụ của công ty là mục tiêu hàng đầu. Công
ty không chỉ cung cấp dịch vụ Tư vấn- Đào tạo-Quản lý theo tiêu chuẩn ISO, mà còn
tạo ra một liên kết vững chắc giữa công ty và khách hàng, dựa trên sự tôn trọng, tin
tưởng và cam kết về sự xuất sắc trong mọi khía cạnh.
 Về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2020-2022:

Trong giai đoạn 2020-2022, Công ty đã phải đối mặt với một loạt các thách thức,
khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra. Giai đoạn này đã yêu cầu sự linh hoạt và sáng
tạo không ngừng để duy trì hoạt động kinh doanh và đảm bảo rằng công ty vẫn có thể
cung cấp các dịch vụ chứng nhận và quản lý phù hợp cho khách hàng trong bối cảnh
lúc ấy. Một trong những biện pháp quan trọng mà công ty có thể đã thực hiện là sự
chuyển đổi và tích hợp công nghệ vào các quy trình làm việc hàng ngày. Bằng cách
này, công ty có thể giữ cho quy trình chứng nhận diễn ra mạch lạc mà không làm ảnh
hưởng đến chất lượng và uy tín của dịch vụ. Việc sử dụng hệ thống trực tuyến và các
công cụ đàm phán từ xa có thể đã giúp duy trì sự giao tiếp hiệu quả với khách hàng và
đối tác.

Trong khi đó, để giúp doanh nghiệp đối mặt với những thách thức tài chính và hỗ
trợ khách hàng trong giai đoạn khó khăn, công ty đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ
như giảm giá chứng nhận với khách hàng lâu năm, cung cấp các chương trình đào tạo
trực tuyến miễn phí. Những hành động này không chỉ thể hiện tinh thần đồng hành mà
còn giúp công ty duy trì và củng cố mối quan hệ với khách hàng trong thời kỳ khó
30
khăn. Trong quá trình ứng phó với đại dịch, công ty đã tập trung vào việc phát triển
các giải pháp chứng nhận và quản lý mới để đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu mới
phát sinh từ thị trường. Công ty cũng tận dụng những kinh nghiệm tích lũy được để
phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Việc đầu tư vào nâng cao chất lượng dịch vụ,
đào tạo nhân sự, và phát triển đối tác chiến lược có thể giúp công ty xây dựng lại sức
mạnh và uy tín của mình trên thị trường.

Bằng những nỗ lực và chiến lược thích triển khai trong giai đoạn đấy biến cố này,
lợi nhuận sau thuế của Công ty đã trở lại con đường tăng trưởng. Mặc dù phải đối mặt
với nhiều khó khăn từ đại dịch COVID-19, nhưng thông qua những biện pháp đổi mới
và quản lý chặt chẽ, công ty đã vượt qua những thách thức này và đạt được kết quả
tích cực hiện nay. Đây không chỉ là kết quả của việc giữ chân khách hàng hiện tại mà
còn là sự đổi mới và sáng tạo trong cung cấp giải pháp chứng nhận và quản lý.
b. Khó khăn :

Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lợi nhuận và doanh thu thuần của công ty giai
đoạn 2020-2021 đã giảm đáng kể, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của
công ty.

Các hoạt động về marketing chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Công ty đang gặp phải là sự biến động liên tục của tiêu chuẩn ISO. Việc thường
xuyên cập nhật và thích ứng với những thay đổi mới trong các tiêu chuẩn này đòi hỏi
sự đầu tư lớn về nguồn lực và năng lực chuyên môn. Điều này có thể tạo ra thách thức
trong việc duy trì chất lượng dịch vụ và đồng thời đảm bảo rằng khách hàng của công
ty luôn được đào tạo theo những tiêu chuẩn mới nhất.

Ngoài ra, môi trường kinh doanh không ổn định và ảnh hưởng của các yếu tố ngoại
vi như thị trường lao động cũng tạo ra những khó khăn đối với quá trình tuyển dụng và
giữ chân những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Quá trình đào tạo và phát triển nhân sự để đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng dịch
vụ và tuân thủ tiêu chuẩn cũng đòi hỏi đầu tư lớn từ công ty. Sự khan hiếm về nguồn
nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực này có thể tạo ra rủi ro đào tạo và mất mát
nhân sự, đặc biệt khi đối diện với sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp khác.

3.2. Kiến nghị đề xuất


3.2.1. Kiến nghị giải pháp về Marketing
Để việc nghiên cứu thị trường tại Công ty TNHH quản lý và chứng nhận phù
hợp trở nên hệ thống và hiệu quả, cần thiết lập một đội ngũ nhân sự có kỹ năng tốt
phụ trách cho từng mảng quan trọng của chiến lược marketing. Mỗi người trong đội
31
ngũ sẽ đảm nhận trách nhiệm nghiên cứu và đánh giá các khía cạnh cụ thể, từ phân
tích đối thủ đến hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Để có thể làm được điều đó thì công
ty cần phải:

 Tăng cường Năng Lực Nghiên Cứu Thị Trường: Đào tạo và phát triển nhân sự để
nâng cao kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường,đầu tư vào các
công cụ và nguồn lực hỗ trợ việc thu thập và phân tích dữ liệu thị trường.

 Phối Hợp Chặt Chẽ Giữa Các Bộ Phận: Tổ chức các buổi họp định kỳ giữa các
chuyên gia marketing, kinh doanh, và nghiên cứu thị trường để chia sẻ thông tin và
đồng bộ hóa chiến lược, xây dựng quy trình làm việc linh hoạt giữa các bộ phận để
nhanh chóng thích ứng với thay đổi thị trường.

 Nâng Cao Kiến Thức và Kỹ Năng của Nhân Viên: Tổ chức các khóa đào tạo và
hội thảo về nghiên cứu thị trường, marketing chiến lược, và các xu hướng ngành,
khuyến khích nhân viên tham gia vào các khóa học trực tuyến hoặc các sự kiện
chuyên ngành.

 Chiến Lược Nội Dung và Mạng Xã Hội: Xây dựng chiến lược nội dung mạnh mẽ
để chia sẻ thông tin về lĩnh vực chứng nhận và quản lý phù hợp,tăng cường sự
hiện diện trực tuyến thông qua mạng xã hội, đảm bảo tương tác chủ động với
khách hàng và người quan tâm.

 Quảng Cáo và Tiếp Cận Khách Hàng Mục Tiêu: Tạo các chiến dịch quảng cáo đặc
sắc trên các nền tảng trực tuyến phù hợp với đối tượng khách hàng, tận dụng kỹ
thuật quảng cáo địa lý để tiếp cận mục tiêu đúng địa điểm.

 Xây Dựng Thương Hiệu và Tăng Tầm Nhìn:Tổ chức các sự kiện ngành, hội thảo,
hoặc webinar để tăng cường thương hiệu và chia sẻ kiến thức, sử dụng các phương
tiện truyền thông để đặt công ty làm chuyên gia uy tín trong lĩnh vực chứng nhận
và quản lý.

 Theo Dõi và Đánh Giá Hiệu Suất:Thiết lập các chỉ số hiệu suất quan trọng để đo
lường sự thành công của chiến lược marketing, tổ chức đánh giá định kỳ và sử
dụng phản hồi từ khách hàng để điều chỉnh chiến lược.

 Hợp Tác và Đối Tác Chiến Lược: Xem xét việc hợp tác với các đối tác chiến lược
trong ngành để mở rộng mạng lưới và tăng cường tài nguyên, xây dựng đối tác với
các tổ chức uy tín để tăng cường độ tin cậy của công ty.

3.2.2. Kiến nghị giải pháp về nguồn nhân lực

32
Để tối ưu hóa nguồn nhân lực tại Công ty TNHH quản lý và chứng nhận phù hợp,
nhiều biện pháp có thể được áp dụng. Đầu tiên, công ty nên tập trung vào việc đào tạo
và phát triển nhân sự, giúp nâng cao kỹ năng và kiến thức liên quan đến quản lý,
chứng nhận, và nghiên cứu thị trường. Điều này có thể được thực hiện thông qua các
chương trình đào tạo nội bộ và hợp tác với các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp.

Tuyển dụng thêm các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý và chứng
nhận. Việc này giúp nâng cao chất lượng và chuyên nghiệp hóa các dịch vụ của công
ty. Đồng thời, việc xây dựng mối quan hệ với các trường đại học và tổ chức đào tạo
khác để có thể tạo điều kiện thuận lợi để tìm kiếm và giữ chân những tài năng xuất sắc.

Để thúc đẩy sự sáng tạo và đóng góp,công ty cũng nên tạo ra một môi trường làm
việc linh hoạt và khuyến khích nhân viên chia sẻ ý kiến. Các buổi họp định kỳ và diễn
đàn có thể được tổ chức để tăng cường giao tiếp giữa các bộ phận và khuyến khích sự
đóng góp tích cực tới từ các nhân sự trong công ty.

Cần phải tăng cường mối quan hệ giữa nhân viên. Công ty có thể tổ chức sự kiện
nhóm và các hoạt động xã hội để tạo cơ hội cho nhân viên gặp gỡ và tăng cường tinh
thần đồng đội. Hệ thống phản hồi định kỳ cũng nên được thiết lập để đánh giá sự hài
lòng và nhu cầu phát triển của nhân viên. Hỗ trợ nhân viên trong việc tiếp tục học tập
và đào tạo là một yếu tố quan trọng để đảm bảo họ luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng
của mình.

Cuối cùng, việc thiết lập hệ thống đánh giá hiệu suất công bằng và minh bạch là
quan trọng để khuyến khích sự tích cực trong công việc và đảm bảo công bằng trong
quy trình quản lý nhân sự. Bằng cách này, công ty có thể tạo ra một môi trường làm
việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp
công ty phát triển bền vững và đạt được mục tiêu kinh doanh.

3.2.3. Đề xuất một số kiến nghị của Nhà nước


 Nhà nước xem xét và thiết lập các chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đào tạo và chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO. Các
khoản tài trợ có thể được cung cấp để giảm nhẹ gánh nặng về chi phí đào tạo và
phát triển nhân sự với những thay đổi trong tiêu chuẩn.
 Khuyến khích và hỗ trợ Công ty trong việc tham gia các dự án nghiên cứu và phát
triển liên quan đến tiêu chuẩn ISO.
 Khích lệ tạo ra các cơ hội hợp tác và liên kết với các tổ chức giáo dục và nghiên
cứu để cải thiện chất lượng đào tạo và nâng cao kiến thức của nhân sự trong lĩnh
vực tiêu chuẩn ISO.

33
 Tổ chức các chương trình hỗ trợ thị trường lao động để giúp doanh nghiệp trong
lĩnh vực này tìm kiếm và giữ chân nhân sự chất lượng, đồng thời thúc đẩy sự hấp
dẫn của ngành nghề đào tạo và chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO.

PHỤ LỤC:

Giám đốc

Phòng Phòng Phòng Tài


Phòng
chuyên gia chuyên gia chính kế Phòng
Maketing
tư vấn đào tạo toán Nhân sự
quản lý quản lý

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Quản lý và Chứng nhận phù
hợp ( Nguồn : Hồ sơ năng lực)

Kế toán trưởng

Kế toán tiền
Thủ quỹ
lương

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy tổ chức phòng tài chính – kế toán Công ty TNHH Quản lý
và Chứng nhận phù hợp ( Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)

34
Trưởng phòng marketing

Nhân viên
Nhân viên chạy
chăm sóc
quảng cáo
khách hàng

Sơ đồ 1.3: Cơ cấu bộ máy tổ chức phòng Maketing Công ty TNHH Quản lý và Chứng
nhận phù hợp ( Nguồn: Phòng Marketing)

Trưởng phòng nhân sự

Chuyên viên Nhân viên


Chuyên viên Chuyên viên
đào tạo và phát quản trị hành
tuyển dụng C&B
triển chính-nhân sự
Sơ đồ 1.4: Cơ cấu bộ máy tổ chức phòng nhân sự Công ty TNHH Quản lý và Chứng
nhận phù hợp ( Nguồn: Phòng nhân sự)

35
Công ty TNHH Quản lý và Web, facebook,.. Đối tác, khách hàng
chứng nhận phù hợp-ISC

Sơ đồ 2.1 : Mô hình chạy quảng cáo trên các kênh truyền thông của Công ty TNHH
Quản lý và chứng nhận phù hợp ( Nguồn: Phòng Marketing) (Phụ lục 2.4)

TT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh Chênh
lệch 2020- lệch
2021(%) 2021-
2022(%)
1 Doanh 790.520.00 597,843,426 796,463,423 -24.37 33.22
thu 0

2 Chi phí 336.434.17 227,999,138 300,219,127 -32.23 31,68


2

3 Lợi 454.085.82 369,844,288 496,244,296 -18.55 34.18


nhuận 8
trước
thuế
4 Thuế 90.817.166 73,968,858 99,248,859 -18.55 34.18
phải nộp

5 Lợi 363.268.66 295,875,430 396,995,437 -18.55 34.18


nhuận 2
sau thuế
Đơn vị: Đồng

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020-2022 Công ty TNHH Quản lý và
Chứng nhận phù hợp (Nguồn: Phòng Kế Toán- Tài Chính)

36
Chỉ tiêu Mã 2020 2021 2022 Chênh lệch 2020/2021 Chênh lệch
số 2021/2022
1 2 4 5 6 Tuyệt đối Tương Tuyệt Tương
đối(%) đối đối%)
1.Doanh thu bán hàng 1 790,520,0 597,843, 796,463 (192,676,5 -24.37 198,619, 33.22
và cung cấp dịch vụ 00 426 ,423 74) 997
2. Các khoản giảm trừ 2 0 0 0 0 0 0 0
doanh thu
3. Doanh thu thuần về 10 790.520.0 597.843. 796.463 (192.676.5 -24,37 198.619. 33,22
bán hàng và cung cấp 00 426 .423 74) 997
dịch vụ( 10= 01-02)
4. Giá vốn hàng bán 11 0 0 0 0 0 0 0

5. Lợi nhuận góp vốn 20 790.520.0 597.843. 796.463 (192.676.5 -24,37 198.619. 33,22
về hàng bán và cung 00 426 .423 74) 997
cấp dịch vụ( 20 = 10-
11)
6.Doanh thu hoạt 21 0 0 0 0 0 0 0
động tài chính

7. Chi phí tài chính 22 0 0 0 0 0 0 0

Trong đó : Chi phí lãi 23 0 0 0 0 0 0 0


vay

8. Chi phí quản lý 24 289.955.8 179.482. 248.752 (110.473.1 -38,10 69.269.6 38,59
kinh doanh 72 676 .345 96) 69

9. Lợi nhuận thuần từ 30 500.564.1 418.360. 547.711 (82.203.37 -16,42 129.350. 30,92
hoạt động kinh doanh 28 750 .078 8) 328
( 30=20+21-22-24)
10. Thu nhập khác 31 0 0 0 0 0 0 0

11. Chi phí khác 32 46.478.30 48.516.4 51.466. 2.038.162 4,39 2.950.32 6,08
0 62 782 0
12. Lợi nhuận khác 40 (46.478.3 (48.516. (51.466 (2.038.162) 4,39 (2.950.3 6,08
( 40=31-32) 00) 462) .782) 20)
13. Tổng lợi nhuận kế 50 454.085.8 369.844. 496.244 (84.241.54 -18,55 126.400. 34,18
toán trước thuế 28 288 .296 0) 008
(50=30+40)

37
14. Chi phí thuế thu 51 90.817.16 73.968.8 99.248. (16.848.30 -18,55 25.280.0 34,18
nhập doanh nghiệp 6 58 859 8) 02
15. Lợi nhuận sau 60 363.268.6 295.875. 396.995 (67.393.23 -18,55 101.120. 34,18
thuế thu nhập doanh 62 430 .437 2) 006
nghiệp (60=50-51)
Đơn vị: Đồng
Bảng 2.1 : Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2020-2022 thông của Công ty
TNHH Quản lý và chứng nhận phù hợp-ISC (Nguồn: Phòng Kế toán-Tài chính)

STT Tiêu chuẩn Mô tả

1 ISO 9001/QMS Tiêu chuẩn cơ bản về chất lượng sản phẩm dịch vụ

2 ISO 140001/EMS Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trường

3 ISO 450001/OHS Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn sức khỏe


nghề nghiệp

4 FSMS 22000 Tiêu chuẩn quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm

5 SAI SA 8000 Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội


6 IATF/TF 16949 Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý chất lượng ngành
Ô tô

7 ISO 13485 Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn cho sản


phẩm y tế

8 GRS-RCS Tiêu chuẩn về Tái chế toàn cầu

9 WARP Tiêu chuẩn Worldwide Responsible Accredited


Production

10 TQP Chương trình quản lý và kiểm soát chất lượng các


nhà cung cấp trong lĩnh vực sản xuất phụ kiện may
mặc

Bảng 2.2: Danh mục các tiêu chuẩn (Nguồn: hopchuan.edu.vn)

38
STT Tiêu chuẩn Mô tả Bảng giá

1 ISO 9001/QMS Chứng nhận tiêu chuẩn 46 triệu đồng


cơ bản về chất lượng
sản phẩm dịch vụ
2 ISO 140001/EMS Chứng nhận tiêu chuẩn 35 triệu đồng
hệ thống quản lý môi
trường
3 ISO 450001/OHS Chứng nhận tiêu chuẩn 52 triệu đồng
về hệ thống quản lý an
toàn sức khỏe nghề
nghiệp
4 FSMS 22000 Chứng nhận tiêu chuẩn 52 triêu đồng
quản lý an toàn vệ sinh
thực phẩm
5 SAI SA 8000 Chứng nhận tiêu chuẩn 46 triệu đồng
trách nhiệm xã hội
6 IATF/TF 16949 Chứng nhận tiêu chuẩn 74 triệu đồng
về Hệ thống quản lý
chất lượng ngành Ô tô
7 ISO 13485 Chứng nhận tiêu chuẩn 72 triệu đồng
về hệ thống quản lý an
toàn cho sản phẩm y tế
8 GRS-RCS Chứng nhận tiêu chuẩn 41 triệu đồng
về Tái chế toàn cầu
9 WARP Chứng nhận 44 triệu đồng
Worldwide
Responsible
Accredited
Production
10 TQP Chứng nhận chương 53 triệu đồng
trình quản lý và kiểm
soát chất lượng các
nhà cung cấp trong
lĩnh vực sản xuất phụ

39
kiện may mặc
11 Đào tạo Đào tạo về tiêu chuẩn 10 triệu/ ngày
và hệ thống quản lý
12 Dự án cải tiến năng Tư vấn và triển khai 50 triệu/ dự án
suất dự án cải tiến năng
suất
Bảng 2.3: Bảng giá dịch vụ (Nguồn: Phòng Marketing)

2. Ban lãnh đạo công ty. Trong đó: 02 người

 Chủ tịch hội đồng tư vấn 1 01 người

 Giám đốc điều hành ISC 1 01 người

3. Nhân viên chủ chốt của công ty. Trong đó: 20 người

 Chuyên gia Tư vấn- Đào tạo 1 01 người

 Chuyên gia Tư vấn ISO 2 03 người

 Chuyên gia Đào tạo ISO 1 01 người

 Kế toán trưởng 2 01 người

 Trưởng phòng nhân sự 4 01 người

 Trưởng phòng marketing 2 01 người

 Các nhân viên trực thuộc các phòng ban 12 người

Bảng 2.4: Năng lực nhân sự của Công ty TNHH và Quản lý Chứng nhận phù hợp năm
2022 (Nguồn: Phòng Nhân Sự)

40
STT Họ và tên Năm sinh Học vị Kinh nghiệm Chức vụ

1 Nguyễn 1949 Tiến sỹ Nguyên Phó hiệu Chủ tịch


Văn Bảo trưởng Trường hội đồng
Đại học Hồng Đức tư vấn
Thành viên của
Liên hiệp các hội
khoa học và kỹ
thuật Việt Nam
2 Lê Viết 1979 Kỹ sư Chuyên gia tư Giám đốc
Hải vấn / đánh giá cơ điều hành
quan hành chính ISC kiêm
nhà nước (theo Chuyên
Thẻ hành nghề Số gia Tư
ĐG-057 – Tổng Vấn – Đào
cục Tiêu chuẩn Đo tạo
lường chất lượng
– Bộ Khoa học và
Công nghệ cấp
ngày 21/9/2012 và
cấp lại ngày
22/7/2013)
3 Lê Viết 1973 Cử Nhân Chuyên viên Cục Chuyên
Hưng sở hữu trí tuệ - Bộ gia tư Vấn
Khoa học và Công ISO
nghệ. Chuyên gia
tư vấn luật của Tổ
chức BAKER &
MCKENZIE
(Mỹ)
4 Ngô Minh 1973 Kỹ sư Nguyên chuyên Chuyên
Tuấn gia tư vấn trưởng gia tư vấn
của Trung tâm ISO
chứng nhận phù
hợp Quacert –
Tổng cục Tiêu
41
chuẩn Đo lường –
Chất lượng.
5 Hoàng Thị 1972 Cử nhân sư Hiểu biết sâu rộng Chuyên
Xuân phạm về các tiêu chuẩn gia tư vấn
Chinh ISO quan trọng, ISO
bao gồm ISO 9001
(Quản lý Chất
lượng), ISO 14001
(Quản lý Môi
trường), ISO
27001 (Quản lý
An ninh Thông
tin), và các tiêu
chuẩn khác phù
hợp với lĩnh vực
cụ thể.
6 Nguyễn 1976 Thạc sỹ Nguyên Đại diện Chuyên
Văn Hùng MBA lãnh đạo QMR của gia đào
Tổ chức chứng tạo ISO
nhận Tuv-nord
7 Nguyễn Lê 1989 Cử nhân Có kinh nghiệm Kế toán
Hồng Anh lâu năm trong trưởng
nghề.
8 Đinh Văn 1989 Cử nhân Có kinh nghiệm Trưởng
Trung lâu năm trong phòng
Ngọc nghề nhân sự
9. Nguyễn 1988 Cử nhân Có kinh nghiệm Trưởng
Trung Anh lâu năm trong phòng
nghề Marketing
10. Và nhiều nhân viên thuộc các phòng ban khác,…

Bảng 2.5: Kê khai nhân sự của Công ty TNHH và Quản lý Chứng nhận phù hợp
(Nguồn: Phòng Nhân Sự)

42
Chi tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%)

Tổng 15 100 18 100 22 100

Giới Nữ 6 40 7 38,89 9 40,91


tính
Na 9 60 11 61,11 13 59,09
m

Bảng 2.6: Số liệu lao động theo giới tính, Công ty TNHH Quản lý và Chứng nhận phù
hợp (Nguồn: Phòng nhân sự)
Chi tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Số Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số Tỷ


lượng lượng lệ(%)
Tổng 15 100 18 100 22 100

Đại học 10 66,67 14 77,78 15 68,18

Cao Đẳng 5 33,33 4 22,22 7 31,82

Bảng 2.7: Số liệu lao động theo trình độ chuyên môn, Công ty TNHH Quản lý và
Chứng nhận phù hợp (Nguồn: Phòng nhân sự)
STT Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Số % Số % Số %
lượng lượng lượng
1 Tổng số lao động 15 100 18 100 22 100

2 Nhu cầu đào tạo 5 33,33 7 38,89 9 40,91

3 Lao động thực tế được 4 26,67 4 22,22 8 36,36


đào tạo
Bảng 2.8: Tình hình đào tạo nguồn nhân lực qua các năm (Nguồn: Phòng Nhân Sự)

43
2020 2021 Chênh 2020/2021

Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng


I. Tài sản ngắn 588,090,000 386,809,000 -201,281,000 -34.2
hạn

1.Tiền và các 462,050,000 305,287,000 -156,763,000 -33.9


khoản tương
đương tiền
2.Các khoản 115,450,000 30,082,000 -85,368,000 -73.9
phải thu ngắn
hạn
3.Tài sản ngắn 10,590,000 51,440,000 40,850,000 385.7
hạn khác

II.Tài sản dài 820,678,000 1,195,966,00 375,288,000 45.7


hạn 0

Tổng cộng tài 1,408,768,000 1,582,775,00 174,007,000 12.4


sản 0

I.Nợ phải trả 857,467,000 931,351,000 73,884,000 8.6

1.Nợ ngắn hạn 135,891,000 164,086,000 28,195,000 20.7

2.Nợ dài hạn 721,576,000 767,265,000 45,689,000 6.3

II.Vốn chủ sở 551,301,000 651,424,000 100,123,000 18.2


hữu

Tổng cộng 1,408,768,000 1,582,775,00 174,007,000 12.4


nguồn vốn 0

Đơn vị: Đồng

Bảng 2.9: Bảng cân đối kế toán năm 2020-2021 của công ty TNHH Quản lý và Chứng
nhận phù hợp(Nguồn: Phòng kế toán-tài chính)

44
2021 2022 Chênh 2021/2022

Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ trọng(%)

I. Tài sản ngắn 386,809,000 475,315,000 88,506,000 22.9


hạn

1.Tiền và các 305,287,000 413,668,000 108,381,000 35.5


khoản tương
đương tiền

2.Các khoản 30,082,000 54,467,000 24,385,000 81.1


phải thu ngắn
hạn
3.Tài sản ngắn 51,440,000 7,180,000 -44,260,000 - 86.0
hạn khác

II.Tài sản dài 1,195,966,000 1,340,575,000 144,609,000 12.1


hạn
Tổng cộng tài 1,582,775,000 1,815,890,000 233,115,000 14.7
sản

I.Nợ phải trả 931,351,000 1,021,438,000 90,087,000 9.7

1.Nợ ngắn hạn 164,086,000 189,047,000 24,961,000 15.2

2.Nợ dài hạn 767,265,000 832,391,000 65,126,000 8.5

II.Vốn chủ sở 651,424,000 794,452,000 143,028,000 22.0


hữu

Tổng cộng 1,582,775,000 1,815,890,000 233,115,000 14.7


nguồn vốn

(Đơn vị: Đồng)


Bảng 2.10: Bảng cân đối kế toán năm 2021-2022 công ty TNHH Quản lý và Chứng
nhận phù hợp (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính)

45
Chỉ Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 Chênh lệch 2021/2020 Chênh lệch
tiêu 2022/2021

Giá trị % Giá trị %


Lợi
nhuận 363,268,662 295,875,430 396,995,437 (67,393,232) (18.55 101,120,007 34.2
sau )
thuế
Lợi
nhuận 454,085,828 369,844,288 496,244,296 (84,241,540) (18.55 126,400,008 34.2
trước )
thuế
Vốn
chủ sở 551,301,000 651,424,000 794,452,000 100,123,000 18.16 143,028,000 22.0
hữu

Doanh
thu 790,520,000 597,843,426 796,463,423 (192,676,574) (24.37 198,619,997 33.2
thuần )

Tổng
tài sản 1,408,768,000 1,582,775,00 1,815,890,000 174,007,000 12.35 233,115,000 14.7
0

Sức 0.66 0.45 0.50 -0.20 -31.07 0.05 10.02


sinh
lời
của
vốn
chủ sở
hữu
ROE

Sức 0.57 0.62 0.62 0.04 7.70 0 0.72


sinh
lời
của
doanh
thu
thuần
ROS
Sức 0.32 0.23 0.27 -0.09 -28.13 0.04 17.39
sinh
lời
của tài
sản
ROA

Bảng 2.11: Đánh giá khả năng sinh lời giai đoạn 2020-2022

46
Tên KH Phạm vi Tiêu chuẩn
áp dụng áp dụng
I.Tiêu chuẩn Tuyên bố tái chế RCS, TQP, Tái chế toàn cầu GRS, BlueSigns, BSCI
Công ty TNHH Hansung Processed materials / Threads ISO 9001:2015
Haram
GRS 4.0
(KCN Phố Nối B, Hưng Yên)

Công ty TNHH sản xuất sợi Greige fabrics / Knitted fabrics GRS 4.0
Nam Việt(Tổ 2, khu phố Bà Tri,
Phường Tân Hiệp, Thị xã Tân
RCS 2.0
Uyên, Tỉnh Bình Dương, Việt
Nam)

Công ty CP HAKAHI Việt Functional Accessories / Buttons GRS 4.0


Nam(Khu công nghiệp Dệt may Trimmings / dyeing cloth(Pre-
Phố Nối B, xã Dị Sử, huyện Mỹ
BSCI
Consumer Recycled Nylon
Hào, tỉnh Hưng Yên) Blends)
Công ty TNHH công nghiệp Printed Woven Fabrics GRS 4.0
Rong Wang(KCN Hải Sơn mở RecycledPrinted Woven Fabrics
rộng Xã Đức Hòa Hạ, Huyện Đức
BSCI
Elastane (spandex)
Hoà, Tỉnh Long An, Việt Nam)

Công ty cổ phần Mirae Fiber Filling, stuffing / Man-made fiber GRS 4.0
(Xã Liêu Xá, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh filling- Polyester,Filling, stuffing
Hưng Yên) RCS 2.0
ISO 9001:2015
Công ty cổ phần sợi Thế Greige yarns / Filament GRS 4.0
Kỷ(Thị Xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Polyester,Greige yarns / Filament
Ninh, Việt Nam)
BSCI
Conventional Polyester,Greige
yarns

Công ty CP sợi Phú Nam(Khu Greige yarns / Carded yarns - GRS 4.0
công nghiệp Phú Bài, Phường Phú Polyester, Greige yarns / Carded
Bài, Thị xã Hương Thuỷ, Tỉnh BSCI
yarns
Thừa Thiên Huế)

Công ty TNHH GLOBAL Children's apparel / Shirts, blouses GRS 4.0


DYEING
RCS 2.0
(Đường số 1, KCN Long Thành, Xã
Tam An, Huyện Long Thành, Đồng BSCI
Nai)

Công ty TNHH CHAMPION Processed materials / Fabric Labels TQP


LEE Group Việt Nam(KCN
Long Hậu mở rộng, huyện Cần
(Recycled Post-Consumer GRS 4.0
Polyester)
47
Giuộc, Long An, Việt Nam) BSCI
Công ty TNHH Seungil Label Processed Materials / Fabrics / BSCI
Vina Coated Woven Fabrics (Recycled
GRS 4.0
(KCN Mapletree Bình Dương,
Pre-Consumer Polyamide (nylon))
Phường Hoà Phú, Thành phố Thủ
Dầu Một, Bình Dương )

Công ty TNHH VIETAI Functional Accessories / Labels / TQP


Garment Accesssories(Khu Threads (Recycled Post-Consumer
công nghiệp Cát Lái, phươngf
ISO 9001:2015
Polyester)
Thành Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM) BSCI
Công Ty TTNHH Navic & Dope-Dyed DTY Yarns – POY GRS 4.0
Kunshin Việt Nam(KCN Long Yarns
Hậu, Xã Long Hậu, Huyện Cần
TQP
Giuộc, Long An) (20-99% Post-Consumer Recycled
RCS 2.0
Polyester Blends)
ISO 14001:2015
Công ty cổ phần dệt toàn cầu - Garments - Threads TQP
Global Weaving
(100% Post-Consumer Recycled ISO 9001:2015
(Giai Phạm, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh, Polyester)
Hưng Yên) GRS 4.0

Công ty TNHH Zhenli Production of woven FabricPre- GRS 4.0


Knitting Việt Nam (Khu công Consumer Recycled)
nghiệp Tân Đức, huyện Đức Hòa,
BSCI
tỉnh Long An)

II.Các tiêu chuẩn quản lý khác

Công ty TNHH cơ khí chế tạo Sản xuất cơ khí chính xác. Cung ISO 9001:2015
Thiên Phát cấp dịch vụ đúc
ISO 14001
Công ty TNHH Kinden Việt Thi công công trình Cơ điện ISO 9001:2015
Nam
OHSAS 18001
Công Ty TNHH Sumitomo Sản xuất trang thiết bị Điện – Điện ISO 9001:2015
Bakelite Việt Nam tử
Công ty CP cơ khí Việt Nhật Sản phẩm cơ khí đúc. Mạ kim loại ISO 9001:2015
và sơn tĩnh điện
ISO 14001
Trung tâm đào tạo Đức Phú Cung cấp dịch vụ đào tạo ISO 9001:2015

48
Công ty Kimono Daigaku Sản xuất hàng may mặc ISO 9001:2015
Công ty TNHH chemitech Sản xuất và cung ứng hóa chất ISO 9001:2015
Việt Nam
Công ty cổ phần Sunplay Sản xuất linh kiện nhựa, kim ISO 9001:2015
Việt Nam loại
Công ty TNHH Kyoto Sản xuất vòng bi, thiết bị lăn ISO 9001:2015
Terada Việt Nam
ISO 14001
Công ty CP dược phẩm Sản xuất thực phẩm chức năng ISO 9001:2015
Trangly
ISO 14001
Trường ĐHSP kỹ thuật Cung cấp dịch vụ đào tạo sinh ISO 9001:2015
Vinh viên hệ chính quy

Công ty dịch vụ truyền Cung cấp dịch vụ cho thuê máy ISO 9001:2015
thông và chuyển giao công chủ và đào tạo công nhân trong
ISO 14001
nghệ mạng lĩnh vực viễn thông và công
nghệ thống tin
Công ty TNHH Yasuda Sản xuất hàng dệt may, giầy ISO 9001:2015
Hosei Việt Nam xuất khẩu

Nhà máy cơ khí Quang Sản xuất cấu kiện kim loại. ISO 9001:2015
Trung
ISO 14001
Công ty TNHH ống nối Sản xuất linh kiện kim loại ISO 9001:2015
Việt Nam

Công ty CP vigracera Từ Sản xuất vật liệu xây dựng ISO 9001:2015
Sơn
ISO 14001
Trường Đại học Hồng Đức Dịch vụ đào tạo ISO 9001:2015
Bệnh viện Nhi đồng 2 Tư vấn và Chứng nhận ISO15189:2007
Công ty CP xi măng Fico Sản xuất và cung ứng Xi măng ISO 9001 tích
tây Ninh hợp ISO 14001
Công ty Cp may Sơn Hà Sản xuất hàng may mặc xuất ISO 9001:2015
khẩu

Công ty TNHH Nam Á Sản xuất bao bì, palet gỗ ISO 14001

49
Trường Cao đẳng cộng Dịch vụ đào tạo ISO 9001:2015
đồng Vĩnh Long

Công ty TNHH cacao Nam Sản xuất Bơ, cacao ISO 14001 tích
Trường Sơn hợp ISO 22000
Trung tâm nano Hòa Lạc Đào tạo và chuyển giao công ISO 9001:2015
nghệ sinh học

Viện huyết học – truyền Khám, xét nghiệm, Chữa bệnh ISO 9001:2015
máu TW

Công ty Cổ phần Việt Á Sản xuất tủ bảng điện; Cung cấp ISO 9001:2015
dịch vụ mã kẽm nhúng nóng
ISO 14000
Công ty Cổ phần Jaian Sản xuất vẩy ngũ cốc ISO 9001:2015
Công ty CP Tập đoàn Sơn Sản xuất thiết bị cơ khí và bình ISO 14001
Hà năng lượng mặt trời
Công ty CP cao su miền Sản xuất cao su thiên nhiên ISO 9001:2015
trung
Trung tâm kỹ thuật 1 (Bộ Cung cấp dịch vụ thử nghiệm và ISO 9001:2015
Lao động Thương binh xã giám định
ISO / IEC 17025
hội)
Công ty xi măng Bút Sơn Sản xuất và cung ứng xi măng ISO 9001:2015
ISO 14001
Trung tâm thử nghiệm Cung cấp dịch vụ thử nghiệm ISO 9001:2015
không phá hủy – Sở KHCN không phá hủy
Hà Tĩnh
Công ty Cp gia dụng Sản xuất và kinh doanh hàng gia ISO 9001:2015
Goldsun dụng
ISO 14001
I – Way
Trung tâm tư vấn và kiểm Kiểm tra, thử nghiệm vật liệu ISO 9001:2015
định xây dựng – Trường
LAS XD 319
ĐHSP Vinh
Trường THCS Nguyễn Đào tạo học sinh ISO 9001:2008
Bỉnh Khiêm (Hà Nội)

50
Công ty thương mại và sản Sản xuất đồ chơi trẻ em ISO 9001:2015
xuất Hà Thành
QCVN
03:2009/BKHCN
Trung tâm kiểm nghiệm Cung cấp dịch vụ thử nghiệm ISO 9001
thuốc – dược phẩm và
ISO 17025:2005
nghiên cứu và ứng dụng
Công ty TNHH Miwon Việt Sản xuất bột ngọt và gia vị ISO 9001:2015
Nam

Bảng 2.12:Danh sách các tổ chức đã được tư vấn-đào tạo- chứng nhận phù hợp tiêu
chuẩn, Công ty TNHH Quản lý và Chứng nhận phù hợp( Nguồn: Phòng marketing)

51

You might also like