You are on page 1of 3

Giải thích câu nói của Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI: “Thế giới này đang đau

nặng vì thiếu tình thương.”


Bản dịch 1: Human society is sorely ill. The cause is not so much the depletion
of natural resources, nor their monopolistic control by a privileged few; it is
rather the weakening of brotherly ties between individuals and nations.
Bản dịch 2: The world is sick. Its illness consists less in the unproductive
monopolization of resources by a small number of men than in the lack of
brotherhood among individuals and peoples.
GỢI Ý:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Mở ý: Giới thiệu đôi nét về Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI và mối quan
tâm của ngài đối với sự phát triển nhân bản toàn diện và phát triển toàn
thể nhân loại.
- Giới thiệu đề: Thông điệp Populorum Progressio (26/03/1967), số 66.
- Chuyển ý:
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Giải nghĩa:
a. Từ khóa:
+ “Tình thương” là thái độ thể hiện sự rung cảm tích cực của con người đối với
sự vật - hiện tượng chung quanh; đó là sự tôn trọng, quan tâm, chia sẻ, mong
muốn điều tốt lành cho đối tượng. Bản chất tình thương mà Đức Phaolô VI
quan tâm không phải là thái độ ban ơn mà là tình huynh đệ trong bình đẳng và
công bình, bắt nguồn từ Thiên Chúa và tự lan tỏa.
+ “Thế giới này” là bối cảnh xã hội và các mối tương quan giữa các cá nhân,
giữa các dân tộc trong 80 năm đầu thế kỷ XX; khái niệm “thế giới này” còn bao
hàm viễn cảnh cuộc sống của nhận loại sẽ thay đổi trong những năm liền sau đó.
b. Cả câu:
Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI cảnh báo về thực trạng bất công, bất hạnh, đau
khổ và tội lỗi của thế giới mà nguyên nhân là thiếu tình yêu thương huynh đệ.
2. Phân tích lý giải và dẫn chứng:
2.1. Thiếu tình thương huynh đệ:
a. Sự cám dỗ của các giá trị vật chất: hưởng thụ.
b. Nên nhân bản đóng kín: ích kỷ.
c. Không chấp nhận các giá trị tình thần.
d. Không chấp nhận, loại trừ Thiên Chúa ra khỏi đời sống nhân loại:
+ Xa rời Giáo Hội, mất đức tin.
+ Phủ định sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống nhân loại.
+ Loại trừ, chống đối đức tin.
e. Mức độ: cá nhân - dân tộc (peoples), quốc gia (nation).
2.2. Thực trạng bất công và đau khổ:
a. Chiến tranh:
+ Hai cuộc thế chiến gây ra nhiều tổn thất về vật chất, về con người, để lại
những di chứng đổ vỡ về tinh thần như tâm lý thô bạo, hoài nghi, hưởng thụ,
phản kháng (pt Hippy).
+ Chiến tranh lạnh kéo dài 40 năm và các cuộc chiến tranh cục bộ (trong đó có
chiến tranh Việt Nam) vẫn nổ ra ở nhiều nơi trên thế giới, tiếp tục mang đau
thương đến cho nhân loại.
b. Đời sống tinh thần biến chuyển phức tạp: Con người mắc kẹt giữa các
chủ thuyết chính trị - văn hóa - xã hội.
+ Chủ nghĩa tư bản khai thác triệt để thế giới và lao công.
+ Chủ nghĩa cộng sản mơ ước kiến tạo thiên đàng trần thế.
+ Quan niệm thực dụng, chủ nghĩa hiện sinh cố tìm kiếm hạnh phúc cho toàn
thể nhân loại.
+ Quan niệm của Darwin, chủ nghĩa phát xít đề cao sự sống con người và phát
triển những gì là mạnh mẽ nhất (ưu việt).
c. Bất công xã hội:
+ Chủ nghĩa đế quốc vốn biểu hiện của sự bất công, không còn thích hợp với
chiều hướng phát triển kinh tế, chính trị văn hóa; hệ thống thuộc địa lỏng lẻo
dần tan vỡ. Hình thức thực dân mới xuất hiện, trói buộc các dân tộc kém phát
triển chấp nhận mức độ phát triển đã có và trở thành nơi cung cấp tài nguyên
thiên nhiên cho các nước lớn.
+ Tình trạng nghèo đói còn hiện diện khắp nơi, ngay cả tại các nước phát triển.
Thảm trạng phân chia lệch lạc: người thì có nhiều quá, kẻ thì không có gì, người
gạt bỏ và kẻ bị gạt bỏ. (ĐGH Phanxicô 2017) vì nghèo đói hoặc vì lý do chủng
tộc. Còn nhiều người di dân, tị nạn, nạn nhân chiến tranh, bị đe dọa, đau yếu...
Khoảng cách tiến bộ giữa người với người, giữa quốc gia này với quốc gia khác
ngày càng lớn.
+ Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dai dẳng, dẫn đến các cuộc đấu tranh bạo động
và bất bạo động của Manhatma Gandhi, Nelson Mandela, Luther King. Nhiều
người đã phải hi sinh để thức tỉnh lương tri của con người.
d. Văn hóa sự sống bị đe dọa trong bối cảnh xuất hiện sự mâu thuẫn giữa
đạo đức sự sống và đạo đức xã hội:
+ Con người con trọng tính dục, bài sinh sản bằng cách cổ võ các biện pháp
ngừa thai trái tự nhiên với lý do cân bằng dân số để phát triển kinh tế.
+ Cơ cấu gia đình bắt đầu lỏng lẻo, tình trạng ly dị trở thành phổ biến.
e. Kinh tế phát triển, lợi nhuận trở thành mục tiêu chính yếu và gạt bỏ các
giá trị đạo đức; giản lược sự phát triển vào sự gia tăng kinh tế.
f. Cách mạng công nghiệp dẫn đến sự phát triển khoa học kỹ thuật; kỹ thuật
bắt đầu trở thành ngẫu tượng:
+ Chế tạo vũ khí hiện đại, giết người hàng loạt.
+ Bay vào không gian: bay quanh mặt đất, đặt chân lên mặt trăng.
+ Phẩm giá người lao động chưa được coi trọng.
+ Kỹ trị: trao phó toàn bộ tiến trình phát triển kỹ thuật.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
- Tóm tắt thân bài: Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI khẳng định những thành
tựu phát triển có giá trị của thế kỷ XX, nhưng ngài cũng nhận ra những
triệu chứng của căn bệnh thời đại mà nguyên nhân là vì con người thiếu
tình thương huynh đệ, từ đó mời gọi nhân loại đầu tư phát triển đồng đều
cho toàn thế giới, trong đó nhân phẩm toàn diện của con người được coi
trọng.
- Liên hệ thực tiễn:
+ Đức giáo hoàng xem xét vấn đề xã hội mang tính toàn cầu ở tầm cao thế giới.
Chúng ta vận dụng để lan tỏa tình thương huynh đệ ngay tại cộng đoàn nhỏ của
mình.
+ Bệnh trạng của thế giới mà Đức cố Giáo hoàng Phaolô VI nêu ra, ngày nay
càng trầm trọng hơn. Chúng ta càng phải ra sức phòng ngừa và chữa trị.

You might also like