You are on page 1of 2

- Để tiếp cận thị trường một cách tốt hơn -> hiệp định RCEP đã quyết định cắt

giảm thuế quan và điều


này giúp việc giao thương mua bán giữa các quốc gia trở nên dở dàng hơn, đồng thời cũng giúp chúng ta
thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư đến từ quốc gia khác hợp tác với chúng ta. Ví dụ thường thấy
nhất đó là khi không còn rào cản thuế quan quá lớn nữa thì các đối tác trong ASEAN với nhau có thể dễ
dàng nhập nguyên liệu thô sau đó sản xuất và bán lại cho nhau -> việc này giúp cho các nước tăng lợi
nhuận đáng kể.

- Về cam kết thể chế và chính sách quốc gia -> vd điển hình về cơ chế một cửa quốc gia (NSW) đây là
một cơ chế cho phép một người có thể gửi những thông tin, những chứng từ và thủ tục về hải quan
thông qua một hệ thống thông tin tích hợp nhằm đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hóa.

- Tạo bước đệm cho các sáng kiến chính sách mới – đây sẽ là động lực trọng điểm trong hiệp định khi có
sự tham vấn thường xuyên và liên tục giữa các cơ quan thực hiện chính phủ. Ngoài ra, nếu không có tầm
nhìn tổng quát thì ta có thể dễ dàng nhận ra được việc thiếu động lực thực hiện những cam kết trong
mốc thời gian đề ra

- thứ ba là về hợp tác doanh nghiệp việc hợp tác với các doanh nghiệp quan trọng, giúp chúng ta có thể
nhanh chóng khắc phục các hiệp định thương mại có hiệu quả sử dụng thấp. qua đó, có thể nâng cao
hiệu quả của những hiệp định thương mại hơn.

- tiếp theo chính là việc tích cực chủ động liên kết và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương với các nước trong
khu vực. Điều này nhằm thúc đẩy hội nhập sâu, tạo nền tảng bền vững trong suốt quá trình đàm phán.

Cuối cùng là về chính sách bền vững và thương mại xanh. Hiệp định RCEP luôn hướng đến tiêu chí “xây
dựng tốt hơn và xanh hơn”. Hiệp định đã lồng ghép cơ chế giảm thiểu khí hậu trong chương trình nghị
sự và tương lai, mong muốn thích ứng linh hoạt đối với biến đổi khí hậu. đồng thời, hiệp định cũng
khuyến khích và thúc đẩy việc đầu tư và các sản phẩm xanh và sạch, các sản phẩm có lượng carbon thấp.
ví dụ, có thể gần đây các bạn có thể đã nghe qua về một loại thuế có tên là “cơ chế điều chỉnh biên giới”
đây là loại thuế do liên minh châu âu và hoa kì đang xem xét và đánh thuế carbon tại biên giới của họ. ý
tưởng rất đơn giản, họ chính là muốn các doanh nghiệp đang xuất khẩu những sản phẩm “bẩn” sang
nước họ phải trả nhiều tiền hơn, vì họ không muốn việc sản xuất của những doanh nghiệp này làm ô
nhiễm quốc gia của mình, điều này cũng phần nào tạo cho những doanh nghiệp này một động lực để có
thể chuyển sang sản xuất những mặt hàng sạch hơn

Phần cuối cùng của ngày hôm nay chính là kết luận đây là phần giúp chúng ta tóm gọn thông tin bài học
của ngày hôm nay và có một cái nhìn khách quan đối với hiệp định RCEP.

- đầu tiên là về đa dạng nền kinh tế. hiệp định RCEP là hiệp định có rất nhiều thành viên đến từ các nền
kinh tế khác nhau, từ các thị trường mới nổi đến các nước đang phát triển hay thậm chí là có cả nước đã
phát triển. cùng nhau, họ tạo dựng một môi trường mà tại đó việc giao thương hàng hóa, đầu tư hay
thậm chí cả những loại hình dịch vụ cũng được mở rộng và linh hoạt hơn giữa các thành viên, duy trì sự
toàn vẹn trong chuỗi cung ứng trong khu vực.

- những điều khoản trong hiệp định RCEP sẽ mang lại những dấu ấn thay đổi chính sách và cả quy định
trong nước. ví dụ, đối với cách thức chọn bỏ - một trong những thách thức đối với các nước thành viên.
Khi họ p lựa chọn được những cam kết quan trọng và loại bỏ những cái không quan trọng.
- ở một khía cạnh khác, hiệp định luôn hướng đến việc giảm rào cản thuế quan giữa những quốc gia
thành viên. Theo viện kinh tế quốc tế Peterson (Mỹ) nhận định rằng nếu hiệp định RCEP có hiệu lực thì
có thể làm tăng thu nhập của toàn cầu lên đến 186 tỷ USD mỗi năm và hơn thế nữa là vào năm 2030 con
số có thể tiếp tục tăng thêm 0.2% vào các nền kinh tế.

- đối với VN, hiệp định RCEP đã đánh dấu một cột mốc quan trọng khi tạo ra nhiều cơ hội cho nước ta có
thể giao lưu hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. hiệp định đã đưa VN gặp gỡ những đối tác Ấn
độ dương và Thái bình dương với những vị trí quan trọng và thuận lợi để giải quyết những vấn đề kinh
tế trong khu vực

- cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là việc RCEP mang đến cho VN những cải thiện về giá
trị gia tăng và khắc phục các vấn đề gia công trong các ngành. Đồng thời, tăng cường các chuyên môn
hóa ở các ngành có sức ảnh hưởng lớn, qua đó sẽ lôi kéo thêm FDI trong chuỗi cung ứng của VN.

You might also like