You are on page 1of 50

Tr

ade
rv
ie
t
Hồi 1: Nguyên tắc đồ thị 3
Quy tắc của đồ thị 4
Hồi 2: Các mẫu hình của TLOC 7
Mẫu hình 1-2-3 đáy 7
Các điều kiện hình thành 1 mẫu hình 1-2-3: 8
Ba điều cần lưu ý: 9
Logic đằng sau mẫu hình 1-2-3 đáy 9
MẪU HÌNH 1-2-3 ĐỈNH 10
Các điều kiện hình thành 1 mẫu hình 1-2-3 đỉnh: 11
Ba điểm cần lưu ý: 12
Hồi 3: Ross Hook 12
Breakout - Phá vỡ 12
Hồi 4: Các mẫu hình consolidation 17
Ledge - Khoảng dừng 18

t
Congestion - Vùng tắc nghẽn 19

ie
Trading range - Vùng giá đi ngang 19
Hồi 5: Nhận biết consolidation 20
Consolidation tạo ra bởi sự đan xen đỉnh đáy 24
rv
Consolidation tạo ra từ sự kết hợp các yếu tố 26
Hồi 6: Trade Trick Entry 28
Các bước giao dịch sử dụng TTE 31
Hồi 7: Case study 36
de
Hồi 8: Quản lý rủi ro 40
Quản lý rủi ro 40
Quản lý vốn 41
Tăng khối lượng giao dịch 42
a

Quản lý giao dịch 42


Bản chất của việc quản lý 42
Hồi 9: Hỏi đáp thắc mắc 43
Tr

Hồi 10: giao dịch với tin tức 46


Sự chuẩn bị 46
Bước quan trọng 47
Những ngày có tin 47
Các tin tức cần phải được đánh giá 47
Chúng ta nên phản ứng thế nào trước các loại tin như vậy? 49
LỜI KẾT 49
Chia sẻ hệ thống giao dịch Day
Trading của JOE ROSS
Hồi 1: Nguyên tắc đồ thị

Đến hẹn lại lên, hôm nay tôi lại tiếp tục chia sẻ với anh em TraderViet một hệ thống
giao dịch do một trader có tiếng Joe Ross phát triển. Nói sơ về Joe Ross, ông là tác
giả của các bài viết nổi tiếng và nhà đào tạo trading, đặc biệt ông là trader trên thị
trường hợp đồng tương lai hàng hóa từ năm 1957. Năm 1988, ông đã có 7 bài viết
nổi tiếng cho thị trường tương lai, và tất cả đều trở thành kinh điển. Các tác phẩm có
thể kể đến của ông như:

t
ie
+ Trading the Ross Hook

+ Trading is a business
rv
+ Trading Optures and Futions

+ Trading Spreads and Seasonals.


de

Ưu điểm trong cách viết của Joe Ross là ông viết rất dễ hiểu và trình bày theo kiểu
step-by-step hướng dẫn người đọc chi tiết đến cách ứng dụng phương pháp của ông
như thế nào.
a
Tr

Joe Ross​
Không như những lần trước, phương pháp giao dịch mà tôi sắp chia sẻ trong chuỗi
bài này sẽ dành cho day trading, tức là chúng ta sẽ vào và ra thị trường trong một
thời gian ngắn, dĩ nhiên nó có thể áp dụng cho khung thời gian dài hơn nếu bạn giao
dịch mà thấy nó hiệu quả.

Do đây cũng là một hệ thống giao dịch hoàn thiện với đầy đủ các yếu tố vào lệnh, ra
lệnh, stoploss, takeprofit, quản lý vốn, quản lý lệnh giao dịch, ý tưởng, tâm lý giao
dịch,... nên tôi sẽ chia thành nhiều hồi và post lên để anh em học hỏi dần dần. Nếu
post lên hết anh em cũng coi rồi để đó mà thôi, vì nó quá nhiều dễ gây nhàm chán.
Do đó, mỗi ngày học một ít, thực hành một ít xem nhưng mà chắc chắn.

Chắc chắn chuỗi bài viết này không chỉ dừng lại ở chiến lược giao dịch, chúng ta sẽ
được trải nghiệm thêm từ tác giả cái tư duy và những sự hiểu biết khác.

Không dài dòng nữa, chúng ta sẽ bắt đầu vào hồi thứ nhất - hồi của những khái

t
niệm.

Quy tắc của đồ thị

ie
rv
Tất cả các hành động giá (price action) đều tuân theo 1 quy tắc, quy tắc đó gọi là
"Quy tắc của đồ thị" (TLOC).
de
Thị trường chúng ta trade không quan trọng, bất kể là thị trường Forex, hợp đồng
tương lai, cổ phiếu, trái phiếu hay CFDs, những đồ thị chúng ta nhìn đều tuân theo
quy tắc TLOC. Bất kể khung thời gian nào thì đồ thị chúng ta nhìn vẫn tuân theo
TLOC.
a

TLOC tiết lộ cho bạn biết phản ứng và cảm xúc của con người dưới dạng đồ thị
Tr

thông qua sự di chuyển của giá. Giá có một vùng giá trị giới hạn bởi đỉnh và đáy.
Khoảng cách từ đỉnh và đáy cho ta một vùng (range). Nếu bạn lấy hiệu giữa đỉnh và
đáy cho ra một kết quả, kết quả đó gọi là độ biến động thị trường. Đơn giản vậy thôi.

Đây là đồ thị mực nước trên sông Elbe ở Đức. Chúng ta chỉ cần nhìn thôi, khoan hãy
thắc mắc 1, 2, 3 và Rhs là gì đã.
t
ie
rv
Đồ thị này cho bạn thấy rằng có 1 tác nhân nào đó đang dẫn dắt mực nước làm cho
nó dâng cao hơn ở tháng 2 và cạn hơn ở tháng 1. Vậy tác nhân đó là gì? Là tổng
lượng mưa, lượng tuyết tan chảy, các yếu tố đầu vào khác do mùa xuân tạo ra cho
de
dòng sông Elbe. Chúng ta lấy mức cạn nhất của dòng sông so với mức dâng cao
nhất sẽ được một vùng giá trị. Cùng nhìn vào một đồ thị khác nào!
a
Tr
Đồ thị này thì có vẻ thân thuộc hơn rồi nhỉ. Nó có thể vào lệnh được không? Không,
tất nhiên là không bởi vì chúng ta không biết đồ thị này biểu diễn cho cái gì, cặp tiền
nào, nhân tố tắc động lên nó là gì. Nói tóm lại, nó là thị trường nào? Nếu không biết,
chẳng thể nào chúng ta trade được.

Cùng nhìn thêm một chart nữa. Chart này đơn giản được tạo ra bởi các con số ngẫu
nhiên hoàn toàn. Và bạn cũng thấy đó, đỉnh đáy mở đóng lung tung.

t
ie
rv
de

Nhìn đồ thị này bạn có thấy kích thích không?​


a

Vậy đồ thị giá là gì? Và cái gì tác động lên những đồ thị forex, chứng khoán, futures...
Tr

mà chúng ta xem hàng ngày. Phải chăng là những tin tức như NFP, FOMC hay
doanh nghiệp này có lợi nhuận, doanh nghiệp kia thua lỗ. Nhưng không, nhưng tác
nhân ảnh hưởng lên giá chỉ là sự phản ứng cảm xúc của con người: sợ hãi, tham
lam, tự hào, giận dữ, tội lỗi,...

Vậy bạn làm gì với khi thấy những cảm xúc ấy, dựa vào chúng để giao dịch? Bạn có
hiểu hết những cảm xúc ấy không?

Đó chính là cái tôi muốn chia sẻ trong hồi này, nguyên tắc của đồ thị là gì - đó là
những cảm xúc của con người tác động lên đồ thị giá.

Trong hồi sau, chúng ta sẽ bắt đầu nhận dạng những cảm xúc đó thông qua những
mẫu hình và dựa vào đó để kiếm được lợi nhuận.
Hồi 2: Các mẫu hình của TLOC

Mẫu hình 1-2-3 đáy

t
ie
rv
Một mẫu hình 1-2-3 đáy sẽ bao gồm 3 điểm: 1,2,3, như hình dưới:
a de
Tr

Sóng 1-2 là sóng tăng, sóng 2-3 là sóng giảm và sóng 3- là sóng tăng.
Giả sử giá di chuyển xuống và hình thành 1 đỉnh thấp hơn kèm 1 đáy thấp hơn,
hành động này được đỉnh nghĩa là 1 downtrend.

t
Khi giá di chuyển xuống, mỗi cây nến đều có khả năng là điểm cuối của downtrend.

ie
Khi bạn giao dịch, bạn không thể biết cây nào sẽ là cây đảo chiều. Chỉ khi giá quay
đầu chúng ta mới biết được chính xác.
rv
Nếu nhìn vào đồ thị bên dưới, chúng ta thấy mẫu hình 1-2-3 trong đó điểm thứ 3
không thể hình thành và không có tác dụng.
a de
Tr

Các điều kiện hình thành 1 mẫu hình 1-2-3:

Điểm số 1 phải là điểm thấp nhất trong một xu hướng lớn hoặc 1 con sóng. Thêm
vào đó, sau điểm 1, tập hợp các cây nến sau phải có đáy cao hơn và đỉnh cao hơn
cây nến tạo điểm số 1 ( nói cho dễ hiểu con sóng 1-2 phải là con sóng tăng).
Sau điểm 2, tập hợp các cây nến sau phải có đáy thấp hơn và đỉnh thấp hơn cây
nến tạo điểm số 2 ( nói cho dễ hiểu con sóng 2-3 phải là con sóng giảm).

Tuy nhiên, trong trường hợp trên, sau khi hình thành điểm 2, giá đã di chuyển xuống
thấp hơn điểm số 1, do đó điểm số 3 đã không thể hình thành. Để mẫu hình 1-2-3 có
hiệu lực, điểm số 3 không bao giờ được bằng và thấp hơn điểm số 1.

Nhìn hình bên dưới, chúng ta sẽ thấy 1 mẫu hình 1-2-3 đúng nghĩa:

t
ie
rv
Mẫu hình 1-2-3 đã hình thành chỉ với 3 cây nến trước khi giá di chuyển lên trên.
de
Nhắc lại 1 lần nữa, điểm số 3 phải cao hơn điểm số 1.

Ba điều cần lưu ý:


a

1/ Con sóng 2-3 chỉ được hình thành trong tối đa 4 cây nến, nếu quá 4 cây,
thị trường có khả năng cao sẽ rơi vào trạng thái sideways và sẽ mất động lực
Tr

tăng.

2/ Sóng 1-2 có thể là 1 cây nến (tức là cây đáy nến là điểm 1, đỉnh nến là
điểm 2).

3/ Sóng 2-3 cũng có thể là 1 cây nến.

Nhưng tôi khuyên anh em nên lờ điều 2 và 3 đi, không phải là nó không đúng,
nhưng tốt hơn hết là chúng ta nên trade cái nào nó rõ ràng 1 chút thì tốt hơn.

Logic đằng sau mẫu hình 1-2-3 đáy


Khi giá giảm, sẽ đến 1 lúc nào đó trên thị trường không còn đủ những người bán
sẵn sàng bán với giá thấp hơn. Hình thành điểm số 1.

t
ie
Khi động lực giảm giá bị chậm lại, trader bắt đầu chốt lời bằng cách close (mua lại)
hết lệnh bán. Do đó giá sẽ hồi nhẹ hình thành sóng 1-2.
rv
Chưa hết, áp lực mua ngày càng nhiều và nhiều hơn áp lực bán. Áp lực mua đến từ
những traders muốn mua thêm vì họ nhận ra cơ hội tăng giá. Cộng với những
sellers vẫn chưa close lệnh chốt lời vì bây giờ họ nhận ra có lẽ đã kết thúc xu
de
hướng. Tất cả những lệnh Buy mới và lệnh close làm cho giá di chuyển lên điểm số
2, thường thì giá sẽ vượt qua điểm số 2 và một trend mới hình thành.

MẪU HÌNH 1-2-3 ĐỈNH


a

Tương tự như mẫu hình 1-2-3 đáy, ta có mẫu hình 1-2-3 đỉnh và logic hình thành
cũng tương tự vậy.
Tr
Các điều kiện hình thành 1 mẫu hình 1-2-3 đỉnh:

t
ie
Điểm số 1 phải là điểm cao nhất trong một xu hướng lớn hoặc 1 con sóng tăng.
Thêm vào đó, sau điểm 1, tập hợp các cây nến sau phải có đáy thấp hơn và đỉnh
thấp hơn cây nến tạo điểm số 1 ( nói cho dễ hiểu con sóng 1-2 phải là con sóng
rv
giảm)

Sau điểm 2, tập hợp các cây nến sau phải có đáy cao hơn và đỉnh cao hơn cây nến
de
tạo điểm số 2 ( nói cho dễ hiểu con sóng 2-3 phải là con sóng tăng).

Điểm số 3 phải thấp hơn điểm số 1, không bao giờ được cao hơn hoặc bằng điểm
số 1.
a
Tr
Ba điểm cần lưu ý:

1/ Con sóng 2-3 chỉ được hình thành trong tối đa 4 cây nến, nếu quá 4 cây,
thị trường có khả năng cao sẽ rơi vào trạng thái sideways và sẽ mất động lực
tăng.

2/ Sóng 1-2 có thể là 1 cây nến (tức là cây đáy nến là điểm 1, đỉnh nến là
điểm 2)

3/ Sóng 2-3 cũng có thể là 1 cây nến.

Cũng như tôi khuyên anh em ở mẫu hình trên, chúng ta nên lờ điều 2 và 3 đi, vì xác
suất thành công của nó là thấp nhất.

t
ie
rv
a de

Nguyên nhân hình thành của mẫu hình này cũng tương tự như mẫu hình trên. Nên
Tr

không có gì đặc biệt cả.

Cho đến thời điểm này. Chúng ta chỉ mới thảo luận cách mẫu hình hình thành và các
điều kiện để thỏa mãn một mẫu hình 1-2-3. Chúng ta sẽ tiếp tục bàn về cách sử
dụng nó ở các hồi sau. Mời anh em trader tiếp tục theo dõi.

Hồi 3: Ross Hook

Breakout - Phá vỡ

+ Điểm số 2 chính là điểm để chúng ta tính breakout.


+ Hoặc những điểm được tạo ra từ những cú breakout thất bại. Những điểm đó được
gọi là Ross hook viết tắt là Rh (cái móc của Ross).

t
ie
Rh đầu tiên chúng ta thấy được hình thành từ cú breakout khỏi điểm số 2. Giá tiếp
rv
tục breakout khỏi điểm Rh này sẽ hình các Rh khác, cho đến khi hình thành một mẫu
hình 1-2-3 đáy hoặc thị trường rơi vào trạng thái consolidation.
de
Mỗi Rh chính là điểm số 1 tiềm năng cho việc hình thành nên mẫu hình 1-2-3 đảo
chiều. Rh cuối cùng chính là điểm số 1 chính thức. Chúng ta hãy nhìn hình bên dưới,
hình này cũng là hình bên trên nhưng ký hiệu Rh cuối cùng đổi thành số 1.
a
Tr
Tại sao điểm số 1 lại là điểm Rh cuối cùng, tại sao mẫu hình đó lại là mẫu hình 1-2-3.
Là bởi vì nó hội đủ mọi điều kiện để tạo thành mẫu hình 1-2-3 đáy (Xem thêm hồi 2):

+ Điểm số 1 (cũng là Rh) hình thành tại nơi kết thúc xu hướng giảm.

+ Sóng 1-2 là sóng tăng và sóng này dừng lại bởi cây nến mũi tên đỏ tạo điểm
số 2.

+ Con sóng 1-2 bao gồm tập hợp nến không giới hạn số lượng.

+ Sau khi cây nến đánh dấu LL hình thành có đáy thấp nhất ở cây nến trước,
đáy đó được đánh dấu là số 3.

+ Tại cây nến có điểm số 3, chúng ta có đỉnh cao hơn cây nến mũi tên đỏ
(đánh dấu là HH), theo sau nó lại là cây nến có đáy cao hơn (LL).

t
ie
+ Tính theo xác suất, rất có thể, sau mô hình này sẽ là khởi đầu của sideway.

Mô hình 1-2-3 đáy trên có hiệu quả không? Không hẳn là hiệu quả. Mặc dù nó đạt
rv
được mọi điều kiện để hình thành, nhưng giá đã sử dụng hết động lực vào con sóng
1-2. Cho nên giá khó lòng mà lên tiếp được nữa.

Vào chương sau, chúng ta sẽ xem xét đến các loại consolidation khác nhau, nhưng
de
trước tiên, chúng ta cần nhìn một số trường hợp của Ross Hook:
a
Tr
breakout thất bại lần đầu tiên đã dẫn đến consolidation và tạo thành một Rh. Vùng
consolidation này được gọi là vùng giá tắc nghẽn (congestion). Chúng ta sẽ định
nghĩa vùng giá tắc nghẽn và cách ứng dụng nó trong chương tiếp theo.

t
ie
rv
de

Một Rh được tạo thành bởi một breakout đầu tiên thất bại dẫn đến consolidation
a

được gọi là một "ledge". "Ledge" là gì hồi sau mình sẽ đề cập đến.
Tr
t
ie
rv
a de
Tr

Chúng ta tiếp tục nhìn vài đồ thị nữa khi xác định các loại consolidation. Mỗi
consolidation sẽ có những tính chất nhất định, và qua nhiều năm, tôi càng nắm rõ
những đặc điểm về nó nhiều hơn.

Khi tôi giao dịch, tôi muốn giá vào đúng nơi mà tôi lên kế hoạch trước, nếu nó không
đi đúng như vậy thì bỏ qua.

Bạn không thể để sự hấp tấp và lòng tham chi phối khả năng giao dịch.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ nói về các loại consolidation để tiến đến việc ứng
dụng nó kiếm lợi nhuận.
Hồi 4: Các mẫu hình consolidation
Dựa vào tiêu chí thời gian tồn tại của 1 vùng consolidation hay còn gọi là sideways,
tôi tạm thời phân loại consolidation thành 4 mẫu hình chính :

+ 21 cây nến sideways hoặc nhiều hơn sẽ tạo thành "trading range" (tạm dịch
là vùng giá đi ngang)

+ 11 tới 20 cây nến sideways sẽ tạo thành vùng tắc nghẽn "congestion".

+ 4 tới 10 cây nến sideways tạo nên 1 "ledge", ledge cũng được định nghĩa là
vùng có các đỉnh và đáy cách nhau ít nhất 1 cây nến. Chúng ta trade breakout
nó theo hướng của xu hướng cũ.

+ 4 tới 10 cây nến sideways nhưng không đạt điều kiện tạo thành 1 "ledge" thì

t
ta gọi là "cluster" (tạm dịch là cụm nến).​

ie
rv
a de
Tr

Ledge - Khoảng dừng


Hình bên dưới cho ta một ví dụ về vùng "ledge". Nó có 2 đỉnh kế tiếp nhau, cách
nhau ít nhất 1 cây nến. Nó cũng có 2 đáy kế tiếp nhau, cũng cách nhau ít nhất 1 cây
nến. Vì xu hướng trước là hu hướng giảm, nên chúng ta sẽ chờ breakout giá giảm và
vào lệnh sell dưới biên dưới của ledge. Chúng ta đừng bao giờ đặt lệnh Buy ở biên
trên.

Tại sao ledge hình thành? Ledge là khoảng dừng lại một chút của giá trong một xu
hướng dài hoặc một con sóng. Nó được xem là một vùng mà trader đang do dự hoặc
không biết có nên take profit hay không. Một ledge luôn luôn bắt đầu bằng một Ross
hook (Ross hook là gì mời anh em xem lại hồi 3 nhé). Cụ thể mũi tên đỏ chính là
Ross hook. Chúng ta để ý kỹ và nghiên cứu kỹ điểm Ross hook này nhé. Vì ở các hồi

t
sau, ta sẽ đi sâu vào Ross hook này, nó là linh hồn của toàn bộ hệ thống. Nếu xác

ie
định chưa xác định được Ross hook, thì sẽ không biết cách để vào lệnh hiệu quả.​

CLUSTER
rv
a de
Tr

Một "Cluster" bắt đầu bằng 1 Ross hook.​

Tại sao vùng ở hình trên là "cluster" chứ không phải là "ledge". Đó là bởi vì vùng này
có hai đỉnh cách nhau ít nhất 1 cây nến, nhưng không có hai đáy nối nhau, nó chỉ có
1 đáy. Tôi đã đánh dấu hai biên của cluster bằng đường chấm chấm. Khi sang hồi
tiếp theo - cách nhận biết Consolidation, chúng ta sẽ thấy tại sao tôi hai đường chấm
chấm nó khác với đường màu đỏ như thế nào. Nó là một cách để xác định phạm vi
của 1 vùng consolidation, nó không giống như những gì chúng ta từng học.

Không đếm cây nến breakout thì có 7 cây nến trong vùng "cluster". (Phù hợp với tiêu
chí ban đầu chúng ta đã biết, từ 4 - 10 cây nến và không thỏa điều kiện hình thành
một "ledge").

Congestion - Vùng tắc nghẽn


Bây giờ chúng ta cùng xem xét một mẫu hình consolidation nữa là vùng tắc nghẽn
(congestion). Nhắc lại 1 lần nữa là congestion bao gồm 11 đến 21 cây nến nằm trong
1 vùng đi ngang sideways. breakout không ăn thua trong vùng nến này. Đơn giản vì
nó tắc nghẽn, mà tắc nghẽn thì không thể đi ra được.

t
ie
rv
a de
Tr

Tại sao đồ thị bên trên lại được gọi là congestion?

Câu trả lời là toàn bộ hành động giá đi ngang này di chuyển trong một khoảng khá
hẹp. Trong vùng có tổng cộng 17 cây nến, quá nhiều để gọi là "ledge", nhưng lại quá
ít để được gọi là "trading range" (vùng giá đi ngang).

Chúng ta sẽ có chương sau nói về vùng tắc nghẽn (congestion) và cách nhận biết
nó. Lúc nó bạn sẽ hiểu tại sao chúng ta lại vẽ đường màu đỏ như vậy mà không phải
là ngay tại đỉnh đáy của vùng.

Trading range - Vùng giá đi ngang


Một consolidation cuối cùng mà cũng là vùng rộng nhất, đó là "trading range" (tạm
dịch là vùng giá đi ngang). Trading range là vùng giá sideways kéo dài trên 21 cây
nến. Xác suất cao nhất để breakout vùng giá này là từ cây nến thứ 21 đến cây thứ
29. Bên dưới là ví dụ minh họa một "trading range":

t
Tại một vài điểm chúng ta có thể nói giá không còn đi theo xu hướng cũ nữa mà di
chuyển ngang. Vậy điểm đó là điểm nào? Làm sao chúng ta nhận ra được điểm đó?

ie
Nó trông như thế nào? Chúng ta có thể biết khi nào xu hướng dừng lại, khi nào xu
hướng bắt đầu đi tiếp không? Câu trả lời sẽ có ở những hồi tiếp theo.
rv
Nói chung, con đường vẫn còn dài, chúng ta chỉ mới làm quen ở những khái niệm
mới, nhưng những khái niệm này nếu không nắm rõ thì sẽ không thể áp dụng hệ
thống này một cách hiệu quả.
de

Thành công chưa hề là món quà cho kẻ lười biếng.


a

Hồi 5: Nhận biết consolidation


Tr

Chúng ta đã xong phần khái niệm vùng tắc nghẽn (congestion) - một vùng có 11 đến
20 cây nến. Chúng ta hãy đếm ngược lại để thấy cây nến nào là cây tiêu biểu nhất
theo chiều ngang tại trung tâm của congestion.
Để vẽ đường trung tâm, đầu tiên bạn phải xác định đỉnh đáy của congestion, cộng
chúng lại và chia đôi, chúng ta sẽ được đường trung tâm màu đỏ.

Một khi có đường trung tâm, chúng ta bắt đầu đếm ngược lại để tìm cây nến tiêu
biểu.

Tại sao chúng ta cần phải đếm nến? Bởi vì xác suất cao nhất để breakout từ
congestion biến thành trading range là khoảng 21 - 29 cây nến.

Hơn nữa, đường trung tâm giúp chúng ta biết được giá thực sự đang sideways (vì nó
cắt ngang được trung tâm).

Nhìn hình bên dưới, hãy tìm congestion và vẽ đường trung tâm:

t
ie
rv
a de
Tr

Trading range và congestion thường xuất hiện ở cuối xu hướng hoặc dưới chân 1
con sóng tăng hay giảm nào đó. Thống kê cho thấy đối với đa phần trader,
consolidation là thời gian kiếm ít lợi nhuận nhất. Nhưng breakout từ vùng
consolidation vẫn là thời điểm "ngon ăn" nhất cho mọi trader.

Trading range và congestion xuất hiện ở cuối một xu hướng giảm được gọi là vùng
tích lũy (areas of accumulation). Khái niệm này được lấy từ giao dịch hàng hóa và
chứng khoán, nhưng có lẽ nó cũng khá phù hợp cho giao dịch forex. Trader chứng
khoán VN rất thích các vùng tích lũy.
t
ie
rv
Trading range và congestion xuất hiện ở cuối một xu hướng tăng được gọi là vùng
de
phân phối (areas of distribution). Vùng này ở VN thường rất ồn ào và cũng là mồ
chôn của đại đa số trader nhỏ lẻ.

Trong giao dịch forex, tích lũy và phân phối kéo dài trong một lượng thời gian giống
nhau.
a

Bây giờ là lúc nhận biết vùng giá sideways.


Tr

Một trong những khái niệm mà mọi trader phải học đó là biết khi nào giá đi ngang. Có
những quy tắc để nhận ra sớm hành động giá quan trọng này.

Cách đầu tiên để nhận biết giá bắt đầu sideways đó là một khái niệm mang tên
Measuring Bar (cây nến đo lường).

Nó sẽ trông như thế này:


t
ie
Bất cứ lúc nào chúng ta có 4 cây nến liên tục có giá mở hoặc đóng cửa nằm trong
rv
đỉnh - đáy của cây "measuring bar", thì bạn đã có 1 consolidation. Bất kể giá cao
nhất, thấp nhất của 4 cây nến nằm ở đâu, chỉ cần nó đóng hoặc mở cửa trong giới
hạn measuring bar thì đều là consolidation.
de
Một cây nến trở thành measuring bar khi chiều dài của nó chứa đủ giá đóng cửa
hoặc mở cửa của ít nhất 4 cây nến liên tục sau đó.

Consolidation xuất hiện khá là khó biết. Đôi khi sự khác nhau giữa thị trường đi
a

ngang và thị trường có hướng chỉ nằm ở giá đóng cửa hoặc mở cửa. Như ở đồ thị
trên, nếu cây nến thứ 2 sau measuring bar mà đóng cửa phía trên giá cao nhất nhất
Tr

của measuring bar thì coi như đồ thị không được gọi là consolidation.

Chúng ta xem lại hình cũ (ở hồi trước), các bạn đã hiểu tại sao lại có đường chấm
chấm chưa?

Cây nến Measuring Bar (MB) chính là điểm khởi đầu cho vùng consolidation với 7
cây nến theo sau có giá đóng cửa hoặc mở cửa nằm trong MB.

Nhìn tiếp ví dụ hình bên dưới:


t
ie
Có 16 cây nến nằm trong MB (mũi tên đỏ) với giá đóng hoặc mở hoặc cả hai đều
rv
nằm trong phạm vi MB. Vùng này dĩ nhiên được định nghĩa là congestion.
a de
Tr

Consolidation tạo ra bởi sự đan xen đỉnh đáy


Bất cứ lúc nào mà giá không tạo được đỉnh cao hơn - thấp hơn liên tục hoặc đáy cao
hơn - thấp hơn liên tục, mà đan xen lẫn nhau, cộng với những lúc xuất hiện inside
bars và những lúc nến doji, đó là lúc consolidation xuất hiện.
Nếu ai chưa biết inside bar là như thế nào, xin mời nhìn hình bên dưới:

t
ie
rv
Còn đây là hình minh họa nến doji (doji bar):
a de
Tr

Consolidation tạo ra bởi giá đóng - mở cửa: như đã trình bày ở phần trên, nếu bạn có
tối thiểu 4 nến liên tục có giá mở hoặc đóng nằm trong MB, thì thị trường đang trong
trạng thái consolidation.
Thêm một ví dụ nữa về consolidation loại congestion được tạo ra từ MB.

t
ie
rv
a de

Consolidation tạo ra từ sự kết hợp các yếu tố


Một bộ 4 cây nến doji liên tục, hoặc ít nhất 1 cây doji và 3 cây nến đan xen thì cũng
Tr

tạo nên vùng consolidation. Đó là sự kết hợp các yếu tố tạo nên một vùng giá đi
ngang.

Nếu có 3 cây nến không phải doji, thì một trong số chúng phải đan xen đỉnh - đáy.
Nhớ rằng, cây nến đầu tiên của vùng consolidation chính là cây nến cuối cùng kết
thúc xu hướng.

Dưới đây là một vài mẫu hình consolidation, Tôi để tiếng Anh để mọi người dễ hình
dung.
t
ie
rv
a de

Thường thì consolidation sẽ bắt đầu hoặc kết thúc bằng 1 cây doji. Nó cũng có thể
Tr

bắt đầu hoặc kết thúc bằng một cây nến dài hoặc 1 khoảng gap.

Một phương pháp khác để nhận biết sự hiện diện của consolidation là khi mẫu hình
/\/\ hoặc \/\/ trên đồ thị. Với 2 mẫu hình này, thì phải cần tối thiểu 4 cây nến để hình
thành.

Trước khi kết thúc hồi số 5, tôi sẽ điểm lại một số kiến thức chúng ta cần nằm:

+ Điểm nhọn tạo ra khi giá trong vùng consolidation không phải là Ross hook
nếu nó không thỏa điều kiện mẫu hình 1-2-3.

+ Một mẫu hình 1-2-3 sẽ định nghĩa một xu hướng, nhưng nó không tạo ra
một xu hướng. Vì thế bạn nhìn thấy mẫu hình 1-2-3 trong vùng consolidation,
nó không tạo ra trend, nó chỉ xác nhận trend thôi.
+ Vùng consolidation thường có cả mẫu hình 1-2-3 đỉnh và 1-2-3 đáy.

+ Nếu bạn thấy mẫu hình 1-2-3 được tạo ra bởi Ross hook, cả hai đều nằm
trong vùng consolidation, hãy chuẩn bị giao dịch nếu điểm Ross hook bị phá
vỡ.

+ Hành động phá vỡ điểm số 2 trong mẫu hình 1-2-3 xác nhận 1 xu hướng, 1
sự phá vỡ Ross hook theo sau sự phá vỡ điểm số 2 sẽ hình thành 1 xu
hướng.

+ Sự phá vỡ vùng consolidation xác nhận 1 xu hướng. Sự phá vỡ Ross hook


sau sự phá vỡ consolidation sẽ hình thành 1 xu hướng.

+ Mẫu hình 1-2-3 xuất hiện sau Ross hook có thể trade được.

t
ie
+ Sự phá vỡ consolidation xuất hiện sau Ross hook có thể trade được.

+ Xu hướng được thành lập sẽ thay thế vùng consolidation.


rv
+ Sự phá vỡ Ross hook sử dụng "Trader Trick Entry" là 1 cách an toàn để vào
lệnh trong khi giá còn đang trong vùng consolidation.
de
Sang hồi sau, chúng ta sẽ biết Trader Trick Entry là gì.

Hồi 6: Trade Trick Entry


a

Mục đích của Trader Trick Entry (TTE) là cho phép chúng ta giao dịch trước những
Tr

trader khác một bước. Giao dịch là một công việc mà khi có nhiều kiến thức sẽ lợi thế
hơn khi có ít kiến thức. Chúng ta đang cố gắng tránh False breakout bằng cách sử
dụng các Trader Trick.

Cụ thể là có rất nhiều lệnh được đặt tập trung ở ngoài điểm số 2 (trong mẫu hình
1-2-3) hoặc điểm Ross hook. Big Boys sẽ chú ý rất nhiều vào những mức đó.

Nếu Big Boys đặt lệnh ở điểm đó, họ sẽ làm cho giá di chuyển và khớp lệnh hết tất
cả các lệnh của họ. Hành động này được gọi là "stop running". Nói tới đây có lẽ bạn
hơi mù mờ về khái niệm này cũng như false breakout, fake out,... Bạn có thể đọc bài
viết này để hiểu rõ hơn.

Nếu áp lực từ những trader nhỏ lẻ (như chúng ta) không đủ để đẩy giá lên 1 mức
mới (trong trường hợp Buy), thì giá sẽ hồi lại và breakout đó được coi là "false" và
những anh hùng buy stop chết tức tưởi. Còn big boy đặt sell đối ứng lúc nãy đã khớp
hết lệnh thì bây giờ đang lời.

Traders Trick Entry (TTE) được thiết kế để đi cùng hướng Cá mập để kiếm ăn và
tránh đi ngược hướng với nó.

+ Khi giao dịch mẫu hình 1--2-3 hoặc Ross hook, chúng ta cần nhảy vào trước
khi breakout xuất hiện tại điểm 2 hoặc Ross hook.

+ Nếu breakout là đúng, lợi nhuận có thể rất lớn.

+ Nếu breakout là sai, chúng ta vẫn có thể tối thiểu chi phí, hoặc thậm chí,
kiếm được vài pip.

+ Chúng ta có thể nhận ra tập hợp lệnh của Big boys đang đặt ở đâu.

t
ie
Để có thể theo cá mập kiếm ăn, chúng ta sẽ đặt stop tại chỗ mà họ cố tạo. Bạn sẽ
sớm biết tại sao.
rv
Các cây nến điều chỉnh (cây nến hồi về) được sử dụng cho kỹ thuật TTE là những
cây nến có đỉnh thấp hơn khi giá đang di chuyển lên và cây nến có đáy cao hơn khi
giá đang di chuyển xuống. Chúng không cần phải có đáy thấp hơn. (Mũi tên đen)
a de
Tr
+ Một khi điểm số 2 được hình thành, chúng ta cần mua lần lượt tại các chỗ có
mũi tên đen, mũi tên xanh và mũi tên đỏ.

+ Khi khớp 3 lệnh trong khoảng điểm số 2 và điểm số 3, chúng ta có đủ đạn


để chiến đấu. Giả sử breakout mà sai, chúng ta tệ lắm thì vẫn huề vốn, còn
không thì vẫn kiếm được vài pips.

Nếu breakout đúng, chúng ta ăn được cả 3 lệnh.

Tiếp tục ví dụ bên dưới, vùng giữa các đường chấm chấm cho phép ta đặt lệnh trước
khi giá breakout qua điểm số 2.

t
ie
rv
a de
Tr

Nếu giá vượt điểm số 2 thì không còn gì để nói, chúng ta toàn thắng.

Vào lệnh ở cây nến đầu tiên (sau điểm số 2) cho ta cơ hội lớn nhất để breakout,
nhưng kiếm được ít nhất nếu giá không breakout.

Vào lệnh ở cây nến thứ 2 (sau điểm số 2), cho ta cơ hội lớn thứ hai để breakout,
nhưng kiếm được tốt hơn lệnh đầu nếu giá không breakout.
Vào lệnh ở cây thứ 3, cho ta cơ hội thấp nhất để breakout, nhưng lại có khả năng bù
lỗ cho 2 lệnh kia tốt.

Nếu hết cây nến thứ 3 mà giá còn hồi, xác suất giá chuyển sang consolidation cực kỳ
cao. Không có lý do gì để đứng trong thị trường khi giá đang consolidation, tốt nhất
nên chốt hết lệnh và chờ cơ hội tiếp theo.

Lưu ý: tùy vào điều kiện thị trường và kinh nghiệm của trader, mà bạn xác định xem
số cây nến làm cho thị trường consolidation là bao nhiêu, trong bài viết này là 4 cây
nến trở lên theo kinh nghiệm của tôi. Tiền tệ và chứng khoán thường điều chỉnh hơn
3 cây nến. Kiểm tra lại cho chắc nhé.

Tương tự như TTE cho điểm số 2, TTE dùng để đón đầu breakout tại Ross hook
cũng giống như vậy. Cho nên mỗi khi nhắc để kỹ thuật TTE sử dụng cho mẫu hình
1-2-3 tức là sử dụng cho breakout điểm số 2 và điểm Ross hook.

t
ie
Các bước giao dịch sử dụng TTE
Sử dụng TTE rất đơn giản.
rv
Thứ nhất là mẫu hình 1-2-3 không được xảy ra consolidation (cách nhận diện đã nói
ở hồi trước). Thứ hai, mẫu hình 1-2-3 phải xuất hiện tại cuối con sóng hoặc cuối xu
hướng chính.
de

Lưu ý: mẫu hình 1-2-3 trong vùng consolidation là vô nghĩa vì vùng giá đi ngang
không thể xác định giá sẽ đi đâu tiếp theo.
a
Tr
Ngay khi điểm số 2 hoặc Ross hook được xác định, chuẩn bị vào lệnh tại mũi tên
màu đen.

Khi giá tiếp tục di chuyển ra xa điểm số 2 hoặc Ross hook, vào lệnh tiếp tục tại mũi
tên màu xanh và màu đỏ. Dưới là ví dụ cho xu hướng tăng, đối với xu hướng giảm
chúng ta thực hiện tương tự.

t
ie
rv
a de
Tr

Mỗi người sẽ có một cách trader khác nhau. Chúng ta xem ví dụ tiếp theo, đây là
cách tôi giao dịch thực sự.

Về cơ bản, tôi là một scalper. Cách của tôi là cố gắng nhảy vào những chỗ nào có
xác suất cao nhất. Qua nhiều năm, tôi nhận ra nhiều mẹo có thể giúp tôi kiếm được
nhiều tiền hơn.

+ Mẹo thứ nhất là khi sử dụng TTE thì không bao giờ vào lệnh tại cây nến đầu
tiên (đây là kinh nghiệm). Chỉ nhảy vào cây thứ 2 hoặc cây thứ 3 (sau điểm số
2 hoặc Ross hook). Bởi vì sau giá ít khi nào chỉ hồi về với 1 cây nến.

+ Khi tôi đã vào đủ lệnh, nghĩa là chỗ tôi entry tới điểm số 2 đã đủ xa, tôi có
thể chốt vài lệnh để kiếm lời chẳng hạn. Tôi sẽ chia sẻ cụ thể ngay sau đây.
Như đã nói lúc nãy, tôi là scalper, tôi không chờ breakout mà chốt tất cả lệnh trước
khi giá chạm tới điểm số 2. Với tôi, nó khá hiệu quả, và tôi cảm thấy thoải mái khi
giao dịch như vậy.

Một cách khác là chốt một phần lệnh trước khi chạm điểm số 2, giữ phần còn lại để
breakout và dùng trailing stop để kiếm được nhiều hơn.

Bạn chọn cách nào cũng được, nhưng mà chỉ được chọn 1 cách và theo nó liên tục
nhé.

t
ie
rv
a de
Tr

Bây giờ là một số hướng dẫn cuối cùng về TTE. Lúc đầu tôi có nói "những ai có thể
ngăn chúng ta khỏi hướng di chuyển của họ, họ sẽ dừng hành động giá mà họ cố tạo
ra".

Lý do cho khả năng này chỉ với 1 từ đơn giản :"MOMENTUM".

Sự thật là đối với những ai di chuyển giá để có thể ngăn chúng ta lại, họ phải dừng
động lượng của họ lại vì họ di chuyển giá về phía điểm số 2 hoặc Ross hook. Xác
suất để làm điều này rất thấp. Bạn biết tại sao lại như vậy không?
t
ie
rv
de

Các lệnh có xu hướng tích lũy tại điểm xoay chiều. Điểm số 2 trong mẫu hình 1-2-3 là
một điểm xoay chiều, Ross hook cũng vậy.

Khi 1 big boy nhìn thấy nhiều lệnh tại điểm xoay chiều, những điểm này trở thành một
a

mục tiêu cám dỗ để khớp lệnh đối ứng của họ. Bạn và tôi gọi nó là "stop running".
Chúng ta thường than thở và chửi rủa rằng "big boy chơi bẩn, toàn ăn stoploss của
Tr

tôi..." Nhưng từ góc nhìn của big boys, lệnh của họ và của bạn đã được khớp hết.

Quay lại bàn luận về TTE, xác suất cho 1 xu hướng hình thành sẽ thấp đi nếu điểm
số 2 trong mẫu hình 1-2-3 bị breakout.

Xác suất một 1 xu hướng tiếp tục tồn tại cao hơn khi Ross hook bị breakout.
t
ie
Sau cây nến thứ 3 của TTE, xác suất giá trở thành consolidation rất cao. (như đã nói
rv
lúc nãy). Sau cây nến thứ 3 này, động lực (momentum) gần như đã cạn. Để chắc
chắn chúng ta có thể chờ thêm vài cây nến nữa.
de
Big boys hiểu momentum là tất cả. Giá có chạy thì họ mới ăn. Chúng ta cũng vậy.
Chúng ta cũng phải nhờ tới momentum.
a
Tr

TTE cho phép chúng ta sử dụng momentum của bigboy để bù lỗ và kiếm lợi nhuận.
Hồi 7: Case study
Bây giờ là lúc tóm gọn lại những gì đã học. Vì EURUSD là cặp tiền được giao dịch
nhiều nhất, nên chúng ta sẽ sử dụng phương pháp này trên cặp EURUSD. Trong vài
trường hợp, tôi sẽ giao dịch theo cách khác một chút mà tôi đã chia sẻ với các bạn.

Tôi không giao dịch vào phiên Mỹ nửa đêm. Thường thì tôi chỉ giao dịch khoảng
giữa 7h30 am - 9h00 am, giờ US Central. Tôi không tin là mình có thể ngồi trước
màn hình máy tính cả ngày. Chúng ta còn có cuộc sống bên ngoài, cần có thời gian
để theo đuổi những thứ khác.

Tôi không trade nhiều lệnh. Tôi cũng không nhảy ra nhảy vô thị trường nhiều. Mỗi
lệnh tôi đặt 1 lượng tiền rất nhỏ. Chủ yếu tôi muốn hạn chế rủi ro của mình và để nó

t
nhỏ hơn mục tiêu lợi nhuận của tôi. Tôi không tin vào tỷ lệ thắng / thua. Tôi chỉ tin

ie
vào 1 thứ - liệu tôi có kiếm được tiền hay không?

Tôi không sử dụng indicators để vào lệnh và thoát lệnh. Tôi trade cái tôi thấy và sử
rv
dụng kỹ thuật TTE và breakout để vào lệnh.

TTE và consolidation breakouts là hai phần bổ sung của TLOC. Tôi còn có 4 phần bổ
de
sung khác mà tôi hay thường sử dụng, tôi sẻ chia sẻ ở các tài liệu khác.

Chúng ta phải bắt đầu giao dịch với yếu tố quan trọng nhất. Đó là phải đánh giá được
rủi ro.
a

Có hai loại rủi ro. Một là số lượng rủi ro mà bạn có thể chấp nhận được. Không ai
biết lượng rủi ro chính xác là bao nhiêu. Đơn giản là có quá nhiều thứ liên quan cần
Tr

phải tính để xác định được nó. Vài traders cảm thấy thoải mái với rủi ro $100/ hợp
đồng. Những trader khác thì thích $1,000 hoặc $5,000,...

Theo mức chịu đựng rủi ro của tôi, mức rủi ro tối thiểu sẽ là $150 / hợp đồng và tối
đa tôi sẽ cược $210 / hợp đồng.

Rủi ro thứ hai mà bạn cần phải chú ý là rủi ro trong thị trường. Đó chính là độ biến
động bất thường của thị trường. Để đánh giá rủi ro này, tôi sử dụng chỉ báo ATR. Có
rất nhiều cách sử dụng chỉ báo này. nhưng một cách mà tôi sử dụng là phương pháp
được phát triển bởi Welles Wilder. Với tôi, nó hiệu quả. Thông số mà tôi sử dụng
thường là 20. ATR nói cho tôi biết tôi có thể kỳ vọng đặt cược và kiếm được bao
nhiều tiền trong thị trường hiện tại. Mặt khác, ATR có thể giúp tôi lựa chọn được
khung thời gian để giao dịch cặp EURUSD.
Tóm lại, ATR được sử dụng để:

+ Đặt stoploss

+ Đặt take profit

+ Xác định khung thời gian

Tôi đặt take profit và stoploss dựa trên mức cao nhất của ATR trong vòng 24 giờ. Tôi
sẽ giao dịch với M10.

Ngày 29 tháng 7. Mức cao nhất của ATR trong ngày 28/7 là 0.001653. Nhân
0.001653 với khối lượng hợp đồng EURUSD ($100,000), tôi được $165.30. Mức này
nằm trong khoảng chịu đựng rủi ro của tôi ( $150 - $210). Tôi sẽ lấy chẵn $160.

t
Tôi xác định đáy 1-2 và đỉnh 1-2 trong vùng consolidation. Giá vẫn sideways, không

ie
giao dịch! rv
a de
Tr

Ngày 2 tháng 8. Đồ thị 10 phút của ngày 30/7 cho giá trị ATR cao nhất là 0.001732.
Nhân con số này với $100,000 (khối lượng hợp đồng EURUSD) tôi được $173,20.
Số này nằm trong khoảng chịu đựng được. Tôi sẽ lấy chẵn rủi ro là $170 để giao
dịch.
t
ie
rv
Có một breakout ra khỏi "trading range" ở đồ thị 10 phút. Tôi đánh breakout từ
consolidation, tôi dễ dàng kiếm được $1,500. Vào lệnh tại mức 1.3090, thoát lệnh tại
1.3100.
de
Ngày 5 tháng 8 là một vì dụ điểm hình sử dụng TTE.
a
Tr
Ta có điểm số 1 và điểm số 2, ta bắt đầu sử dụng kỹ thuật TTE, xét thấy điểm 1.3187
có thể sử dụng được, chúng ta vào lệnh sell tại đó. Dễ dàng kiếm được 10 pips đầu
tiên. Thường thì nếu đặt stop 9 pip sẽ dễ dàng bị hit cho nến tôi sẽ đặt stoploss là 16
pips thì ít khi nào bị dính. Mặt khác ATR cao nhất ngày hôm đó là 0.00172, dễ dàng
tính được khối lượng giao dịch.

Ngày 12 tháng 8, chúng ta có một mẫu hình 1-2-3 đáy. Tôi đo khoảng cách giữa điểm
số 2 và TTE thì chỉ có 8 pips, không đủ pips để bù lỗ. Hơn nữa, điểm số 3 đã hình
thành trong measuring bar (cây nến chứa điểm số 2), đây là dấu hiệu của
consolidation. Vì thế tôi sẽ vào lệnh tại điểm breakout chứ không sử dụng TTE nữa.

t
ie
rv
a de
Tr

Tôi vào lệnh tại 1.2833 và thoát lệnh tại 1.2844 (10 pips + 1 pips slippage).

Rủi ro theo ATR cho ngày kế tiếp sẽ là $190.

Tôi nghĩ bạn đã có ý tưởng cho việc giao dịch của mình rồi đấy.
Hồi 8: Quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro là gì? Khái niệm của tôi có thể làm bạn bất ngờ. Nó có nhiều thứ để
nói hơn là bạn đặt rủi ro bao nhiêu cho mỗi giao dịch. Theo quan điểm của tôi, quản
lý rủi ro là tất cả những thứ mà bạn làm nhằm cắt giảm hoặc tăng rủi ro:

Điều kiện​ Ảnh hưởng rủi ro​

Ngày trước ngày lễ Rủi ro tăng vì thiếu trader tham gia trên thị trường
hoặc thiếu thanh khoản

t
Thị trường dao động Rủi ro tăng, trạng thái thị trường như vậy sẽ làm cho

ie
nhanh các lệnh bị trượt hoặc thậm chí không khớp lệnh của
bạn hoặc lệnh của bạn không khớp đúng giá mà bạn
kỳ vọng.
rv
Kích thước 1 tick Rủi ro tăng nếu tick tăng kích thước, tick rộng có thể
cho bạn biết thị trường sắp sửa biến động mạnh,
de
hoặc thiếu thanh khoản, hoặc bị thao túng bởi 1 lý do
nào đó mà bạn không biết.

Broker không có đủ đồ Rủi ro tăng vì bạn không có công cụ để thực hiện các
a

nghề giao dịch giao dịch dựa trên hệ thống mà bạn đặt ra.
Tr

Dựa vào cảm xúc hoặc Rủi ro tăng khi bạn có một giao dịch mà rủi ro của nó
giao dịch vượt ngoài vượt mức chịu đựng rủi ro của bạn, gây nên một tâm
mức chịu đựng rủi ro lý và tình trạng tài khoản bất ổn.
của bạn

Giao dịch quá nhiều số Rủi ro tăng khi bạn tăng khối lượng giao dịch nhiều
lượng hợp đồng hơn khả năng bạn có thể quản lý

Thị trường biến động Rủi ro tăng khi độ biến động thị trường tăng.
Các bên tham gia thị Rủi ro tăng khi big boys bắt đầu kéo giá theo hướng
trường của họ và trái ngược với hướng của bạn.

Thanh khoản Rủi ro tăng khi thị trường thiếu thanh khoản vì một lý
do nào đó. S&P 500 có xu hướng thiếu thanh khoản
vào khoảng 11:30am - 1:45pm EST.

Những ngày có tin ra, Rủi ro tăng vào những ngày như vậy, hoặc những
ngày đặc biệt ngày đáo hạn hợp đồng vì thị trường thường có hành
vi bất thường, không lường trước được.

Giao dịch quá thường Rủi ro tăng khi giao dịch quá nhiều có thể làm cho
xuyên bạn quyết định không sáng suốt và có thể sẽ thua

t
nhiều hơn thắng.

ie
rv
Quản lý vốn
de
Nếu bạn không phải là scalper, tôi tin rằng số hợp đồng bạn giao dịch tối thiểu phải
là hai. Nếu bạn chỉ giao dịch với 1 hợp đồng, kết quả của toàn bộ giao dịch sẽ chỉ
phụ thuộc 1 hợp đồng đó mà thôi. Với 2 hợp đồng, một khi có lời, bạn có thể chốt
trước 1 hợp đồng, để 1 hợp đồng tiếp tục mang lợi nhuận về cho bạn. Đây không
phải là phong cách của tôi, nhưng bạn có thể sẽ cảm thấy nó phù hợp cho bạn.
a
Tr
Tăng khối lượng giao dịch
Nếu bạn có thể giao dịch ba lot, kết quả sẽ tốt hơn. Với hai lot đầu bạn có thể kiếm
nhiều hơn bởi vì có sự linh hoạt (đã nói ở phần trên). Có 3 hợp đồng sẽ cho phép
bạn hạn chế lỗ và kiếm được 1 khoản lời nhỏ.

Quản lý giao dịch


Quản lý giao dịch thì ở hồi 7 đã nói hết rồi, tôi hy vọng các bạn đừng quên nó.

Bản chất của việc quản lý


Nếu bạn có thể nắm được hết tất cả những gì tôi nói ở các hồi trước, bạn có thể
thành công trong việc giao dịch trong ngày.

t
Ngoài ra, còn có những lời khuyên sau tôi muốn nhắn nhủ với các bạn:

ie
+ Đừng tham lam. Đúng mục tiêu thì chốt, nếu nó đi nữa thì đừng tiếc để rồi
ra quyết định sai ở các giao dịch sau.
rv
+ Bạn chỉ có thể may mắn được 1 lần, chứ không thể may mắn nhiều lần.
de
+ Thành công của bạn sẽ được đảm bảo nếu bạn biết cách kiểm soát thua lỗ.
Kiểm soát nó như thế nào? Sẵn sàng giao dịch với khối lượng nhỏ với xác
suất vào lệnh cao.

+ Bạn sẽ chiến thắng nếu lệnh thắng lớn hơn lệnh thua. Cụ thể, bằng cách
a

nhìn mức giá mà giao dịch được tích lũy nhiều (chỗ đó có thể là stoploss của
đại đa số trader), và rồi theo đuôi của big boys khi họ khớp các lệnh đó, đừng
Tr

đối đầu với họ.

+ Đặt stoploss ban đầu bằng ATR - công cụ cho bạn biết độ biến động của thị
trường.

+ Nếu thị trường biến động quá lớn so với mức độ chịu đựng rủi ro của chúng
ta thì sao? Tìm kiếm khung thời gian nhỏ hơn để giảm độ biến động đi.

+ Nếu thị trường biến động quá nhỏ so với mức độ chịu đựng rủi ro của
chúng ta thì sao? Tìm kiếm khung thời gian lớn hơn để tăng độ biến động lên.

+ Chúng ta không tìm được độ biến động phù hợp thì sao? Thì tìm cặp khác,
hoặc ngồi ngoài uống cafe, hút điếu thuốc.
+ Chúng ta đặt trailing stop ở đâu? Khi huề vốn hoặc 1 tick trên đỉnh / đáy gần
nhất của cây nến.

Bạn có thể làm tốt giao dịch không? Nếu không thì không cần nói thêm nữa, bạn
chưa sẵn sàng để giao dịch đâu. hãy quay lại hồi thứ 1 và đọc kỹ lại 1 lần nữa. Nếu
bạn nghĩ bạn đã hiểu hết những gì tôi chia sẻ, thì mời bạn đọc tiếp hồi thứ 9.

Hồi 9: Hỏi đáp thắc mắc


Lý do mô hình 1-2-3 trong consolidation không sử dụng được TTE là do trạng thái
thị trường lúc đó là vô hướng, không biết sẽ lên hay xuống để có thể quyết định là
buy hay sell.

Thường thì giá đi không đủ dài để kiếm đủ lời bù cho rủi ro khi vào lệnh TTE. Ở biểu

t
đồ dưới đây, lưu ý điểm số 1 được đánh dấu màu đỏ, điểm số 1 cũng chính là Ross

ie
hook. rv
a de
Tr

Cái chúng ta cần là bước đệm. Bước đệm đó không chỉ tăng khả năng chiến thắng
mà còn là một chỉ báo mạnh mẽ cho hướng breakout có thể xảy ra. Bước đệm mà tôi
muốn nhắc tới chính là Ross hook.

Khi thị trường sideways, trader phải theo dõi mẫu hình 1-2-3, theo dõi Ross hook, và
tất cả những gì xảy ra trong khung sideways đó. Chỗ vào lệnh tốt nhất chính là
breakout qua điểm Ross hook.

Dĩ nhiên, không có gì là hoàn hảo, chắc chắn sẽ có false breakout. Tuy nhiên, theo
thống kê, breakout khỏi mức Ross hook trong vùng sideways thường cho một xác
suất thành công cao với rủi ro rất thấp.
Bây giờ ta có 1 ví dụ bên dưới. Chúng ta sẽ biết tại sao không sử dụng được mẫu
hình 1-2-3 để trade khi thị trường consolidation.

Chúng ta có hai Ross hook được đánh dấu mũi tên màu đen. Nhưng TTE (mũi tên
đỏ) không đủ lợi nhuận tiềm năng để bù lỗ (vì từ điểm entry đến Ross hook quá
ngắn, nếu ăn thì cũng chỉ được 1 ít, không đủ bù rủi ro). Do đó, tôi không vào lệnh
theo TTE, mà vào lệnh theo chiến lược breakout ở mũi tên màu xanh. Giá bật lên
khỏi vùng consolidation và tôi bỏ túi 107 pips.

t
ie
rv
a de
Tr

Một câu hỏi đặt ra là "Tôi sẽ làm gì trong những ngày không câu được con cá nào?".
Câu trả lời là ngày hôm đó, tôi sẽ không câu cá, đơn giản vậy thôi, tôi không vào
lệnh. Nói thì nói vậy thôi, hầu như lúc nào tôi cũng có cá để câu, lúc nào cũng đó
điểm vào đẹp ở tất cả các cặp tiền.

Tôi thích giao dịch ở những cặp chính bởi vì tính thanh khoản và phí spread của nó.
Vì thế trên màn hình của tôi lúc nào cũng theo dõi EUR/USD; USD/JPY; GBP/USD;
và USD/CHF. Tất nhiên là có 7 cặp chính, nhưng tôi chọn ra 4 cái phù hợp với tôi
nhất.

Hoàn toàn có thể giao dịch 4 cặp này ở các khung thời gian khác nhau. Khung thời
gian tôi sử dụng hoàn toàn phụ thuộc vào mức chịu đựng rủi ro của tôi.
Tôi rất là không thích ai đó kể tôi nghe là họ luôn chỉ giao dịch ở 1 cặp và duy nhất 1
khung thời gian. Tại sao lại giới hạn sự lựa chọn của mình, trong khi sự linh hoạt là
món quà của Thượng đế dành cho bạn.

t
ie
rv
a de

Bạn phải chọn ra khung thời gian thích hợp với mình, chứ đừng trói buộc mình theo 1
cái gì đó cứng nhắc.
Tr

Vài người hỏi rằng "Tại sao tôi chỉ lấy 10 pips rồi thoát". Câu trả lời là lấy 10 pips dễ
hơn nhiều so với lấy 20,30, hoặc 100 pips.

Nếu tôi kiếm 10 pips cho 15 lot với xác suất cỡ 80-85%, thì tôi được bao nhiêu, chắc
bạn có thể tính được.

Nếu tôi để rủi ro 20 pips để kiếm 10 pips và ăn 8 trên 10 giao dịch, thì không có cách
nào mà tôi lỗ được.

10 pips x 15 lots cho tôi $1,500. Tám lần 41,500 cho tôi $12,000. Nếu tôi hit tối đa hai
lần $3,000 thì tôi lỗ $6,000. Tôi cũng còn lại $6,000 lợi nhuận.

Tuy nhiên, trong thực tế, winrate của tôi thường là 85%. Có nghĩa là tôi ăn $12,750
và thua $4,500.
Tôi đã học điều này trong 1 thời gian dài: chốt lời càng ít, kiếm tiền càng nhiều. Điều
này đã được chứng minh không chỉ cho tôi, mà còn cho hàng trăm trader khác,
những người mà cũng được học bài học này.

Có người sẽ hỏi tôi liệu họ có thể sử dụng những kỹ thuật này cho thị trường khác
được không. Câu trả lời là CÓ. Bạn không chỉ giao dịch ở các thị trường khác nhau,
mà giao dịch ở khung thời gian nào cũng được. Chỉ có 1 cái bạn không thể sử dụng
là ATR ở khung thời gian lớn hơn M15. Ở khung thời gian khác, thị trường khác, bạn
nên tìm 1 kỹ thuật khác để đặt stoploss.

Nếu bạn sử dụng ATR để giao dịch khung Daily, bạn sẽ chịu rủi ro rất lớn. Tôi có 1 kỹ
thuật đặt stoploss cho khung thời gian lớn hơn nhưng có lẽ ở bài viết khác, trong
phạm vi bài này không cho phép nói điều đó.

t
Một câu hỏi nữa "Nếu xài ATR, khung M15 thì rủi ro cao quá, dễ lỗ, còn khung M10

ie
thì rủi ro ít quá, dễ bị dính stoploss". Câu trả lời là bạn nên xài khung thời gian ở
giữa, có thể là M14, M13, M12 hoặc M11 để tìm được rủi ro phù hợp.
rv
"Vậy nếu tôi thấy khung M2 rủi ro nhiều quá còn khung M1 thì rủi ro ít quá thì làm thế
nào, vì không có M1.5". Câu này còn dễ nữa, kiếm thị trường khác mà giao dịch,
hoặc ra làm điếu thuốc, uống ly cafe để tỉnh táo hơn.
de

Hồi 10: giao dịch với tin tức


a

Sự chuẩn bị
Tr

Có vài thứ mà tôi phải chuẩn bị cho các phiên giao dịch. Đầu tiên cũng là thứ dễ
nhất: ngủ thật ngon giấc. Với tôi, ngủ cỡ 4-5 tiếng là đủ. Điều thứ hai cũng dễ: ăn
bữa sáng thật ngon. Tôi có một ngày dài, tôi chọn cho mình một khoảng thời gian
giao dịch lúc nào cũng ít hơn 1.5 giờ / ngày. Hiếm khi nào tôi giao dịch nhiều hơn 1.5
giờ / ngày.

Tôi thích giao dịch vào buổi sáng hơn. Cụ thể là từ 7:30 đển 9:00.

Khi thức dậy, điều đầu tiên tôi là tập thể dục thật kỹ, khoảng 1 giờ đồng hồ. Cố gắng
hit thở đều, nếu có thể thì tập thêm Aerobic thì tốt.

Sau đó đi tắm, rồi ăn sáng. Ăn sáng xong mới bắt đầu "ra ao câu cá".

Việc đầu tiên tôi là là nhìn giá trị của ATR trong khoảng 24 giờ đổ lại. ATR sẽ cho tôi
vùng rủi ro an toàn.
Thứ hai, tôi sẽ nhìn 4 cặp chính trong 1 khung thời gian mà tôi cho là nó phù hợp với
mức chịu đựng rủi ro của mình.

Bước quan trọng


Rất quan trọng khi thực hiện bước này trước khi giao dịch. Đó là đánh dấu lại đỉnh
đáy của thị trường lúc 7:30. Tôi biết được các lệnh của các trader khác sẽ được đặt
tại đâu, và thị trường sẽ đi khớp những cái lệnh đó. Điều này sẽ cho tôi một gợi ý về
luồng di chuyển của big boys.

Những ngày có tin


Đây là những tin tức mà chúng ta cần phải quan tâm:

t
+ The Employment Condition [hàng tháng]

ie
+ The Producer Price Index [hàng tháng]

+ The Consumer Price Index [hàng tháng]


rv
+ Business Inventories [hàng tháng]
de
+ Capacity Utilization [hàng tháng]

+ Housing Starts [hàng tháng]


a

+ Labor Costs [hàng quý]

+ Consumer Confidence [hàng tháng]


Tr

+ NAPM Manufacturing and Non-Manufacturing [hàng tháng]

Những lúc như thế này, thị trường rất nhạy cảm. Nói chung, các trader mà giao dịch
cặp chính cần phải biết hầu hết các tin ảnh hưởng trực tiếp đến đồng US để phát
hành lúc 7:30, giờ U.S. Central Time. Nếu các tin ảnh hưởng gián tiếp đến USD thì
có thể sẽ phát hành vào 7:30 đến 8:15. Còn những tin khoảng 9:00 hoặc 10:00 thì
có thể là mang thông tin tiềm ẩn làm cho đồng USD di chuyển.

Các tin tức cần phải được đánh giá


Cái bạn thấy chỉ là sự phản ứng của thị trường đối với tin tức đó. Tuy nhiên, tin tức
thường tiêu đề gây nhầm lẫn. Nó sẽ mất thêm vài phút nữa để đánh giá lại nội dung
thật sự của bản tin và rồi mới phản ứng đúng với tính chất của tin đó. Đây là 1 ví dụ:
Tin thất nghiệp (Employment Report) của Mỹ hầu như đều gây nhầm lẫn. Thậm chí
cái tên cũng gây nhầm lẫn. Đáng lẽ tên nó phải là "Unemployment Report". Chẳng ai
quan tâm để việc làm khi có đầy đủ việc làm đâu. Cái đáng lo ngày luôn là con số
thất nghiệp, nó có lớn hay không mà thôi.

Khi tin này được công bố với tiêu đề là "100,000 việc làm mới". Nghe có vẻ tốt đấy,
và USD dĩ nhiên sẽ nhảy lên. Nhưng khi đọc kỹ lại thì mới nhận ra 100,000 việc làm
này chỉ là thời vụ, có lẽ là trong 3 tháng thôi. Trong thực tế thì năm 2010 đã có
trường hợp vậy rồi.

Khi tin tức được đào sâu, người phát hiện ra 300,000 công nhân bị thất nghiệp,
nhiều hơn mong đợi. Đây không phải là công việc thời vụ, và dĩ nhiên nó làm USD
tuột mạnh.

t
Hình bên dưới cho chúng ta thấy, USD bỗng nhiên tăng mạnh trong vài phút rồi lại

ie
tuột dốc không phanh trong vài phút tiếp theo.
rv
a de
Tr

Chú thích: Cây nến dài thể hiện sự phản ứng của bản tin việc làm công bố vào 7:30
AM.
Phản ứng đầu tiên là USD tăng mạnh. Nhưng khi bản tin được đào sâu hơn, USD
đã đổi hướng quay đầu đi xuống nguyên một ngày hôm đó.

Chúng ta nên phản ứng thế nào trước các loại tin như vậy?
Lời khuyên chân thành của tôi là đọc cho biết thôi chứ đứng ngoài thì tốt hơn. Đứng
ngoài cho đến khi thị trường ổn định và trader đã phản ứng xong với tin tức đó. Nó
mất khoảng nửa giờ đồng hồ.

Theo quan điểm của tôi, giao dịch tin là một cách dễ nhất khiến bạn chết thê thảm
nhất. Tôi chẳng thể tìm được phương án nào hay hơn là việc đứng ngoài và hút
điếu thuốc.

Hãy tập 1 thói quen không trade tin. Nếu bạn sống ở châu Âu hoặc châu Á, bạn sẽ
có 1 khoảng thời gian tốt vì lúc đó thị trường có thanh khoản rất tốt để giao dịch,

t
biến động không quá mạnh.

LỜI KẾT
ie
rv
Cái tôi sắp nói là tầm quan trọng của việc bạn hiểu như thế nào về thị trường, nơi
nào mà đại đa số trader sẽ đặt lệnh ở đó và nơi nào big boys sẽ quét stoploss của
de
chúng ta. Những nơi đó phải là nơi mà chúng ta lưu tâm hàng đầu bởi vì chúng ta
có thể tránh được những tình huống thua lỗ mà chúng ta không đáng phải chịu.
Ngược lại, nếu bạn không chắc những vị trí mà big boys có thể sẽ quét stoploss tại
đó thì tốt nhất không nên xem xét vào lệnh.
a
Tr
---------------------------------------------------------
BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO:

t
ie
rv
a de
Tr

You might also like