You are on page 1of 8

Kênh bán hàng truyền thống đang chịu sự cạnh tranh gay gắt

Mặc dù hiện nay kênh thương mại hiện đại bao gồm Trung tâm thương mại, siêu thị,
cửa hàng tiện ích chiếm 25% thị phần bán lẻ, song vẫn 75% còn lại là do chợ dân sinh
các loại đảm nhiệm. Có thể khẳng định, chợ còn tồn tại lâu dài với sản xuất và đời
sống tiêu dùng của nhân dân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự phát triển đi lên hoặc
sự suy giảm của kênh bán hàng này, là nhiệm vụ rất quan trọng của các nhà hoạch
định chính sách phát triển hệ thống bán lẻ ở thị trường Việt Nam trước mắt cũng như
trong tương lai.
Những năm gần đây, mọi người đều nhận thấy sự sa sút của kênh bán hàng truyền
thống này chính vì vậy, cần phải nghiên cứu kĩ về những động thái và xu thế phát triển
chậm, lại lạc hậu, kém cạnh tranh của các chợ truyền thống.

hiện nay, thương mại nội địa đã đóng góp khoảng 14% tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), giải quyết việc làm cho hơn 5 triệu lao động. Hệ thống lưu thông phân phối
được phát triển gồm 9.000 chợ, 800 siêu thị và 250 trung tâm thương mại. Mặc dù quy
mô của thị trường mới đạt hơn 100 tỷ USD/năm, song triển vọng rất sáng sủa, cùng
với xu thế của cuộc cách mạng 4.0, thương mại bán lẻ trở thành một ngành thương
mại linh hoạt và sáng tạo, góp phần phát triển sản xuất, kích thích tiêu dùng xã hội.
Ngày nay, không phân biệt bán hàng trực tiếp và online, mà đã tiến tới bán hàng đa
kênh, đa phương tiện ở nhiều doanh nghiệp bán lẻ có tiềm năng, nhất là các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nhìn vào thị trường bán lẻ có thể thấy, kênh
thương mại hiện đại phát triển nhanh chóng với tốc độ bình quân 10% - 12%/năm,
nhưng kênh bán hàng truyền thống như chợ dân sinh thì tốc độ phát triển ở mức thấp
hơn, từ 2% - 3%.
Sự cạnh tranh giữa kênh bán lẻ hiện đại và kênh truyền thống ngày càng gay gắt, trong
đó phần yếu thế thua thiệt thuộc về kênh truyền thống. Kênh thương mại hiện đại hiện
nay mới chiếm khoảng 25% thị phần bán lẻ, còn kênh truyền thống bao gồm các hệ
thông chợ, cửa hàng lẻ và cả hàng rong chiếm khoảng 75% thị phần, trong đó chợ
chiếm khoảng 40%.
Kênh bán hàng truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng
Số liệu cụ thể trên cho thấy, vai trò của kênh bán hàng tại chợ truyền thống vẫn rất
quan trọng trong việc phục vụ tiêu dùng, nhất là với các đối tượng thu nhập trung bình
thấp trở xuống trong xã hội. Trong một số năm gần đây, mặc dù các tỉnh và thành phố
đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và cải tạo các chợ. Bộ Công Thương cũng có
cả 1 đề án phát triển chợ với tầm nhìn đến năm 2030, tuy nhiên các điều kiện cần và
đủ để đầu tư và phát triển, duy trì sự hoạt động của chợ lại là một chuyện khác.
Thế nên trên thực tế, cả nước chỉ có 15% - 20% là chợ loại I, còn lại là chợ loại II và
III. Hạ tầng nhiều chợ cũng đã xuống cấp, tình trạng mái che mái vẩy nhếch nhác vẫn
còn tồn tại ở một số chợ, văn minh thương mại không đảm bảo, các vấn đề về vệ sinh
môi trường, tổ chức nguồn hàng, an toàn thực phẩm… Kinh phí cải tạo ở các địa
phương còn ít, riêng ở thành phố Hà Nội có những năm không có đồng nào để cải tạo
chợ và các chợ trung tâm hiện trạng không tương xứng với một vị thế của Thủ đô văn
minh hiện đại.

Chợ truyền thống vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc phục vụ tiêu dùng của người dân

Ở một số thành phố khác cũng đã chọn một số chợ để cải tạo lại thành trung tâm
thương mại theo mô hình mới. Tuy nhiên, từ thiết kế tới cơ chế vào chợ sau cải tạo
còn nhiều khúc mắc, dẫn tới tình trạng chợ hoạt động không hiệu quả, nhiều tầng trên
chủ yếu dành cho các đại gia, còn tầng hầm buôn bán khó khăn nhất, thiếu ánh sáng
và không khí, môi trường kinh doanh không hấp dẫn.
Thực trạng là việc đầu tư vào chợ sau cải tạo kinh phí rất lớn, bà con tiểu thương
không chịu được dẫn tới việc bỏ chợ, giảm sạp kinh doanh là khá phổ biển. Điển hình
nhất là ở Thủ đô Hà Nội, địa phương đã phải tạm dừng việc cải tạo chợ cũ thành trung
tâm thương mại, để đi tìm các mô hình khác hiệu quả hơn. Có thể thấy, vai trò của
Nhà nước trong việc quy hoạch, cải tạo và xây dựng phát triển chợ là vô cùng quan
trọng. Đứng trước thực trạng trên, cần phải có những cơ chế chính sách thỏa đáng,
hợp lý, mang tính khả thi để tiếp tục gây dựng lại bộ mặt của kênh thương mại truyền
thống đang bị sa sút.
Đăc biệt việc cần lưu ý đó là sau khi cải tạo và xây dựng chợ, cần có bộ máy tổ chức
mạnh, đủ các quy chế, quy định để có thể tự chủ trong việc hạch toán, quản lý chi phí
trong chợ. Ban Quản lý chợ cần coi trọng việc tổ chức nguồn hàng có nguồn gốc đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; xây dựng văn
hóa kinh doanh chợ, mục tiêu quan trọng là nâng cao năng lực cạnh tranh của chợ với
các kênh bán hàng có ưu thế hơn đang lấn át thị phần.
Ngoài chợ dân sinh phục vụ ở các địa bàn, cần xây dựng một số chợ đầu mối ở các
tỉnh thành phố lớn, có nhu cầu tiêu thụ cao cả về số lượng và chất lượng. Chợ đầu mối
còn góp phần kích thích những nhu cầu về đầu tư, du lịch của các nhà đầu tư trong và
ngoài nước, góp phần thúc đẩy sản xuất vùng và sản xuất tại chỗ của địa phương phát
triển.
Chợ đầu mối phải thực sự là nơi tổ chức quản lý hàng hóa một cách tập trung, để có
thể quản lý hiệu quả hơn chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm, phục vụ
cho khâu bán lẻ. Tại chợ đầu mối cần thực hiện việc giao dịch công khai minh bạch
thông qua sàn giao dịch đấu giá nông sản, thực phẩm, góp phần ngăn chặn việc vận
chuyển lẻ hàng hóa trên đường không được kiểm soát như hiện nay mà đã qua nhiều
năm chưa khắc phục được.
Nếu giải quyết được những vấn đề tồn tại trên một cách cơ bản và đồng bộ, chắc chắn
chợ truyền thống, trong đó có vai trò rất quan trọng của hệ thống chợ đầu mối vùng ở
các khu vực trong toàn quốc, thì sự hoạt động của các sàn giao dịch nông sản thực
phẩm sẽ là trung tâm quan trọng nhất của các chợ đầu mối. Mô hình này đã xuất hiện
ở các nước phát triển mấy chục năm nay, đem lại hiêu quả, lợi nhuận hợp lý cho người
sản xuất, việc mua bán được công khai minh bạch, công tác quản lý chất lượng hàng
hoá vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo, sản phẩm từ đó sẽ đi ra thị trường với
giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam có hàng mấy chục chợ đầu mối song, chưa có một chợ
đầu mối nào đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế để phục vụ cho việc thúc đẩy sản xuất
và đời sống tiêu dùng cho mọi gia đình. Hi vọng trong tương lai không xa, với sự
quan tâm của Nhà nước, của các bộ, ngành và các địa phương, thì bộ mặt hệ thống
chợ truyền thống và các chợ đầu mối sẽ có những bước chuyển biến tích cực; qua đó
góp phần vào việc phát triển thương mại nội địa nói chung, cũng như hệ thống phân
phối của từng địa phương, từng vùng nói riêng trong năm 2022 và những năm tiếp
theo.
Chuyển đổi mô hình chợ truyền thống: Quan trọng ở cách thức thực hiện
Đọc bài
Chợ truyền thống từ lâu được coi là nét đẹp đặc trưng trong văn hóa – thương mại của
người Việt. Tuy nhiên, trong nhịp sống hiện đại, sự giao thoa, hội nhập kinh tế sâu
rộng và sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế nước nhà đã đẩy chợ truyền
thống mất dần vị trí độc tôn. Vậy các nhà quản lý cần làm gì để giữ gìn và phát triển
nét đẹp truyền thống của chợ xưa? Phóng viên Cổng thông tin điện tử Bộ Công
Thương đã có bài phỏng vấn ông Dương Duy Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường
trong nước, Bộ Công Thương nhằm tìm ra một phần lời giải cho câu hỏi trên.
Phóng viên: Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của kinh tế - xã hội, thay vì đến
các chợ truyền thống, người dân lại lựa chọn các chợ điện tử (mua hàng trực tuyến)
và trung tâm thương mại. Ông đánh giá như thế nào về hiện trạng này?
Ông Dương Duy Hưng: Việc mua bán hàng hóa của người dân trong những năm gần
đây được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau. Các kênh mua bán hàng hóa trong
nước cũng hết sức đa dạng, từ các chợ truyền thống đến các siêu thị, trung tâm thương
mại, các chợ điện tử (mua qua mạng internet, truyền hình, điện thoại…). Và như vậy,
ngoài chợ truyền thống, người dân có nhiều lựa chọn hơn trong việc thực hiện việc
mua sắm của mình. Đây là xu hướng phát triển phổ biến và bình thường ở các quốc
gia trên thế giới và tôi cho rằng ở Việt Nam, đây là một xu hướng phát triển khách
quan và là xu hướng tích cực trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội chung của đất
nước ta. Việc mua sắm qua nhiều kênh như vậy sẽ tạo hiệu ứng tích cực, làm tăng tính
cạnh tranh giữa các nhà phân phối. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua sắm ở những
kênh bán hàng có nhiều ưu điểm hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của họ. Do vậy, điều
này sẽ tạo ra yêu cầu buộc các nhà phân phối, bán hàng phải không ngừng đổi mới
phương thức kinh doanh, nâng cao tiện ích và phục vụ tốt hơn nhu cầu của người tiêu
dùng.
Tuy nhiên, tôi vẫn nhấn mạnh rằng, mặc dù trong xu hướng phát triển đa dạng như
vậy thì chợ truyền thống vẫn đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hệ
thống phân phối tiêu thụ hàng hóa ở Việt Nam, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn.
Theo ước tính, hiện nay lượng hàng hóa được mua bán, lưu thông qua hệ thống chợ
truyền thống trên địa bàn cả nước ta là vào khoảng trên 40%; và tỷ lệ này đối với khu
vực nông thôn còn cao hơn nhiều, ước tính khoảng trên 90%. Bên cạnh đó, các chợ
truyền thống đã và sẽ vẫn luôn chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử, du lịch...
không thể tách rời. Đây cũng chính là những yếu tố cần được tính tới trong tổng thể
chung phát triển các loại hình phân phối ở nước ta trong thời gian tới.
PHóng viên: Theo số liệu Bộ Công Thương, cả nước có khoảng hơn 8.000 chợ, trong
đó chợ ở nông thôn chiếm khoảng 86%. Theo ông, với số lượng chợ nông thôn nhiều
như vậy, Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”, về các chợ truyền thống sẽ
gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
Ông Dương Duy Hưng: Theo tổng hợp được từ các địa phương, tính đến hết năm
2013, cả nước có 8.546 chợ các loại. Trong đó, số chợ hạng I chiếm 2,89%, chợ hạng
II chiếm 10,83% và chợ hạng III chiếm 86,28%. Ở khu vực nông thôn, chủ yếu các
chợ truyền thống là chợ hạng III, trong đó nhiều chợ có cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu
và yếu kém. Qua đây có thể thấy những thuận lợi, khó khăn chủ yếu trong việc triển
khai thực hiện Chương trình "Đưa hàng Việt về nông thôn" như sau:
Về thuận lợi, rõ ràng là với một hệ thống chợ truyền thống mà qua đó hơn 90% lưu
lượng hàng hóa được thực hiện mua bán ổn định thường xuyên sẽ là thuận lợi hết sức
căn bản trong việc tổ chức triển khai các chương trình đưa hàng Việt về nông thôn.
Chợ truyền thống cũng đồng nghĩa với việc thói quen, tập quán mua bán hàng hóa đã
được hình thành và duy trì trong một thời gian dài qua nhiều năm; tính ổn định và
thuận tiện trong phục vụ nhu cầu mua sắm của dân cư trong khu vực cơ bản được
khẳng định; khả năng thâm nhập, tiếp cận sâu tới người tiêu dùng là rất cao, v.v... Vì
vậy, triển khai việc đưa hàng Việt qua hệ thống chợ này chắc chắn sẽ có những lợi thế
rất quan trọng, bảo đảm cho sự thành công của Chương trình.
Về khó khăn, cũng như đã nêu trên, hệ thống chợ truyền thống nói chung và đặc biệt
là ở khu vực nông thôn còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật. Khả năng bảo
đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ... ở nhiều chợ chưa thực sự đáp
ứng được yêu cầu đặt ra. Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có những đầu tư cải
tạo, nâng cấp hoặc xây mới các chợ bảo đảm điều kiện tốt hơn cho hoạt động kinh
doanh tại chợ.
Mặc dù vẫn còn những khó khăn, hạn chế như trên nhưng tôi cho rằng những ưu
điểm, lợi thế của hệ thống chợ truyền thống trong việc thực hiện Chương trình "Đưa
hàng Việt về nông thôn" vẫn là cơ bản. Nếu tổ chức và khai thác tốt những lợi thế
này thì hoàn toàn có thể bảo đảm cho việc thực hiện Chương trình được rộng khắp và
hiệu quả.
Phóng viên: Ông có đánh giá như thế nào về công tác quy hoạch và quản lý chợ ở
các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Nai, v.v…?
Ông Dương Duy Hưng: Trước hết, xét về diện các địa bàn trên cả nước được quy
hoạch chợ thì tới nay, cơ bản tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã
xây dựng và phê duyệt quy hoạch hệ thống chợ tại địa phương mình. Nhiều địa
phương đang xem xét để rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới các quy hoạch này
trong các giai đoạn tiếp theo. Như vậy, đánh giá về diện các địa bàn được quy hoạch
chợ thì đã đạt được những kết quả rất tốt.
Còn về chất lượng của các quy hoạch, theo đánh giá tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực
hiện Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và sơ kết thực hiện Nghị định số 114/2009/NĐ-CP
sửa đổi bổ sung Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, thì có trên
97% số chợ trên địa bàn cả nước hoạt động có hiệu quả. Như vậy, vẫn còn một tỷ lệ
khoảng 3% số chợ đã hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Đây không chỉ là kết quả rà
soát, đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước, của các địa phương mà cũng còn là
kết quả thu nhận phản ánh từ các cơ quan truyền thông trong cả nước. Những chợ này
đã và đang được các địa phương xem xét để có hình thức tổ chức, sắp xếp hoặc xử lý
các vấn đề hiện đang còn tồn tại, hạn chế để phát huy được hiệu quả trong thời gian
tới.
Phóng viên: Có ý kiến cho rằng, cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi, khuyến khích
các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh, khai thác chợ. Quan điểm của ông về vấn
đề này như thế nào?
Ông Dương Duy Hưng: Như tôi đã nêu ở trên, trong tổng số khoảng hơn 8.500 chợ
truyền thống hiện này thì có tới trên 86% số chợ là chợ hạng III, trong đó nhiều chợ có
cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu cần được nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới. Điều
này đặt ra một đòi hỏi rất lớn về nguồn lực để đầu tư nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng
mới các chợ trên cả nước. Trong khi đó, nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, cả Trung
ương và địa phương không thể đủ để thực hiện hết khối lượng công việc này. Vì vậy,
theo tôi, rất cần có cơ chế chính sách nhằm xã hội hóa, tạo môi trường pháp lý thuận
lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế cũng như các nguồn lực xã hội khác chung
tay, cùng tham gia xây dựng và khai thác, phát triển hệ thống chợ trên phạm vi cả
nước. Bên cạnh các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước từ Trung ương cũng như
địa phương, thì nguồn lực xã hội hóa thông qua các cơ chế, chính sách nêu trên theo
tôi đóng vai trò đặt biệt quan trọng. Hiện nay, Chính phủ và các Bộ, ngành đã xây
dựng và ban hành nhiều cơ chế chính sách để khuyến khích, thu hút, tạo điều kiện
thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và kinh doanh khai
thác chợ, và quá trình này vẫn tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới.
Phóng viên: Vừa qua, có một số chợ truyền thống được chuyển đổi nhưng khai thác
không hiệu quả, tạo nên những phản ứng và dư luận xã hội không đồng tình, đặc biệt
là từ phía các hộ kinh doanh trước đây tại các chợ truyền thống. Theo ông, nguyên
nhân của hiện tượng này là gì?
Ông Dương Duy Hưng: Trước hết, tôi cho rằng cần xem xét và đánh giá vấn đề này
một cách rất khách quan và phải làm rõ được vấn đề là ở chủ trương hay cách làm? Rõ
ràng là xu hướng cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới hoặc chuyển đổi mô hình hoạt động
của các chợ là một xu hướng khách quan và cần thiết trong quá trình phát triển thương
mại nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước. Tuy nhiên, điều
này không có nghĩa là chúng ta sẽ chuyển đổi tất cả các chợ truyền thống thành các
siêu thị, trung tâm thương mại mà phải xem xét, đánh giá rất cụ thể đối với từng
trường hợp cụ thể. Sẽ có những chợ truyền thống nếu được chuyển đổi sẽ hoạt động
tốt hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, nhưng cũng sẽ có
những chợ chỉ nên cải tạo, nâng cấp và giữ nguyên chức năng là chợ truyền thống vốn
có của nó thì sẽ hiệu quả hơn, v.v... Với số lượng chợ lớn cần được quy hoạch và quản
lý, sẽ có nhiều chợ phải di dời, chuyển đổi, nâng cấp, hoặc thậm chí là phải di chuyển
sang vị trí khác, v.v... Bên cạnh đó, chợ truyền thống khi được chuyển đổi thành cơ sở
mới sẽ khang trang hơn, vệ sinh hơn, bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy hơn,
như vậy, bà con có nơi mua bán tốt hơn, văn minh, hiện đại hơn. Tuy nhiên, việc
chuyển đổi cần phải có sự tham mưu của các cấp quản lý về thương mại cùng với
chính quyền sở tại, đánh giá kỹ các khâu trước khi tiến hành thay đổi, xây dựng
phương án phù hợp; đồng thời, cần có sự tham vấn của bà con một cách công khai,
dân chủ và ngay từ sớm thì quá trình chuyển đổi hoặc thay đổi sẽ tạo được sự đồng
thuận cao trong xã hội.

(Nguồn ảnh: Internet)

Vì vậy, ở đây vai trò của các cơ quan tham mưu, xây dựng phương án cụ thể cho từng
dự án đầu tư xây dựng chợ ở các địa phương là hết sức quan trọng, để bảo đảm sao
cho quá trình xây dựng dự án và triển khai đầu tư được công khai, minh bạch, bảo
đảm sự tham gia dân chủ và cởi mở từ phía người dân và các hộ kinh doanh trong chợ.
Rõ ràng là trong thời gian qua đã có nhiều chợ truyền thống được chuyển đổi rất thành
công và hoạt động có hiệu quả ở nhiều địa phương trong cả nước. Nhưng cũng đúng
như phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng, có một số chợ truyền thống
sau khi chuyển đổi đã hoạt động kém hiệu quả, gây dư luận và phản ứng không đồng
thuận từ phía người dân. Tôi cho rằng, nguyên nhân của điều này chính là bởi trong
quá trình triển khai thực hiện công tác chuyển đổi đã chưa đáp ứng được những yêu
cầu như nêu trên, cụ thể là bên cạnh việc xem xét, đánh giá các điều kiện về qui hoạch
thì việc bảo đảm cho quá trình thông tin về chủ trương, về phương án sắp xếp kinh
doanh cụ thể sau chuyển đổi, về sự tham gia đóng góp của các hộ kinh doanh trong
quá trình xây dựng dự án... còn có những hạn chế.
Và như vậy, theo tôi vấn đề ở đây không phải là ở chủ trương chuyển đổi mô hình
hoạt động của một số chợ truyền thống mà là ở chỗ sẽ chuyển đổi đối với chợ nào,
cách thức xây dựng phương án và tiến hành thực hiện việc chuyển đổi ra sao mới là
điều cần được lưu ý để có những đổi mới, cải tiến nhằm thực hiện tốt hơn trong thời
gian tới.
Phóng viên: Được biết, Bộ Công Thương đang triển khai Đề án xây dựng phần mềm
quản lý chợ trên bản đồ số. Ông có thể nói rõ về mục đích, ý nghĩa của Đề án này?
Ông Dương Duy Hưng: Thời gian qua, Vụ Thị trường trong nước đã tham mưu và
được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Công Thương trong việc triển khai thực hiện xây
dựng bản đồ số hóa hệ thống chợ trên phạm vi cả nước.
Về cơ bản, việc làm này là nhắm tới 2 mục tiêu, đó là: Nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý nhà nước ở cả các cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương đối với
công tác phát triển hệ thống chợ thông qua việc nâng cao sự thuận tiện và khả năng
theo dõi, nắm bắt, tập hợp thông tin về phát triển hệ thống chợ trong phạm vi cả nước;
Nâng cao khả năng tiếp cận thông tin một cách thuận lợi và đầy đủ hơn đối với hệ
thống chợ trên phạm vi cả nước để các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài có điều kiện tốt hơn trong việc xem xét, quyết định các dự án đầu
tư, kinh doanh của mình trong lĩnh vực này.
Như vậy, đối với Bộ Công Thương, việc quản lý, theo dõi, nắm bắt tình hình thực hiện
quy hoạch, kiểm tra, đánh giá hàng nghìn chợ trên phạm vi cả nước sẽ chủ động,
nhanh chóng, thuận tiện và chính xác hơn. Đối với các địa phương, hoạt động quản lý,
theo dõi các chợ và báo cáo tình hình hoạt động của các chợ tại địa phương với Bộ
Công Thương và các Bộ, ngành khác cũng sẽ thuận lợi hơn, tiết kiệm được thời gian,
giấy tờ... nhiều hơn. Đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng sẽ tiết kiệm được thời
gian, công sức trong việc tìm kiếm thông tin cần thiết trong quá trình xem xét, quyết
định các hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình.
Về nội dung và hình thức thể hiện, bản đồ này sẽ tập hợp, hệ thống hóa lại và cập nhật
thường xuyên các thông tin khi có thay đổi về địa điểm, qui mô, loại hình, hình thức
quản lý, chủng loại, lưu lượng hàng hóa, khả năng mở rộng, phát triển trong tương
lai... đối với các chợ trên phạm vi cả nước. Các thông tin này sẽ được thể hiện trên nền
bản đồ hành chính Việt Nam thông qua mạng internet và bảo đảm tiếp cận, khai thác
thông tin một cách dễ dàng và thuận lợi nhất.
Theo kế hoạch, trong năm 2014 bản đồ số sẽ được hoàn thiện về mặt kỹ thuật. Trong
quý I và quý II năm 2015, Bộ Công Thương sẽ tiến hành tập huấn cho các địa phương
sử dụng và cập nhật thông tin lên bản đồ số và dự kiến trong quý II năm 2015, hệ
thống này sẽ hoàn thiện và được phổ biến rộng rãi.

Thời trang
Địa lí: thành thị (Chanel, Dior, Gucci,....), nông thôn (zara, mango, H&M)
Nhân khẩu: nam (Owen, 4men, Merriman), nữ (routine, seven.AM, vera,)
Tâm lý học: cá tính (Zombie shop. Highway Menswear, The K300), nhẹ nhàng (Elise,
Bela Moda)
Hành vi mua: thể thao (delta sprort, nikr, adidas), công sở (zen fashion, Ivy Moda,...)
Kem đánh răng
Người lớn: (Aquafresh, Colgate), trẻ em (darlie, lion, kodomo)

Mắc: Sữa Humana gold (Humana – Đức, Sữa Similac (Abbott – Hoa Kỳ)
Bình dân: Vinamilk Dielac Grow Plus. ...
2.6. Sữa Care 100 Gold. ...
2.7. Sữa Honilac. ...
2.8. Sữa bột Vinamilk Organic Gold.

You might also like