You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU HÀNH VI MUA


CỦA KHÁCH HÀNG

Tên đề tài:
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi
mua trà sữa Te Amo trên địa bàn Hà Nội của sinh
viên Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội

Sinh viên thực hiện:
VŨ MINH NGỌC NGUYỄN THỊ NHÃ
ĐINH KIM NGỌC: LƯƠNG THỊ HỒNG DƯỢC
NGUYỄN THỊ MINH THƯ TRẦN ĐỨC ANH
NGUYỄN THỊ LÊ NA ĐỖ QUỲNH MAI
PHÙNG ĐÀO ĐỨC ANH TRỊNH TUYẾT NHI
BẢNG PHÂN CÔNG LÀM VIỆC NHÓM 2

VŨ MINH NGỌC 21111202839 pppt(thống kê)+ tổng hợp

ĐINH KIM NGỌC 21111202863 Gg form + pppt giả thuyết

NGUYỄN THỊ MINH THƯ 21111203043 Mô hình +pp lấy mẫu

NGUYỄN THỊ LÊ NA 21111202765 1 số pp mkt+ pptt dữ liệu

PHÙNG ĐÀO ĐỨC ANH 21111203092 Giới thiệu th Te Amo+Pp


nghiên cứu

NGUYỄN THỊ NHÃ 21111203056 Pppt hồi quy+ thuyết trình

LƯỜNG THỊ HỒNG DƯỢC 21111202679 Phạm vi ,mục đích + thuyết


trình

TRẦN ĐỨC ANH 21111202849 Gg form +pppt EFA

ĐỖ QUỲNH MAI 21111202826 Thang đo likert+ kết quả


nghiên cứu

TRỊNH TUYẾT NHI 21111203069 Lời mở đầu +power point


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................2
CHƯƠNG 1:THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA VÀ GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG
HIỆU TRÀ SỮA TE AMO.............................................................................3
1. Cơ sở lý thuyết........................................................................................3
1.1. Thị trường trà sữa...........................................................................3
1.2. Thương hiệu trà sữa Te Amo.........................................................3
1.3. Đối tượng và hành vi người tiêu dùng............................................4
1.3.1. Đối tượng...............................................................................4
1.3.2. Khái niệm Hành vi người tiêu dùng......................................4
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng.................................4
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU
...........................................................................................................................4
2.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................4
2.2. Kế hoạch phân tích.........................................................................5
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH............................................10
3.1.Thống kê........................................................................................10
3.2.Gỉa thuyết.......................................................................................10
3.3. Phương pháp EFA.........................................................................11
3.4. Phương pháp hồi quy....................................................................12
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP MARKETING.....13
4.1. Kết luận..............................................................................................13
4.2. Một số phương pháp marketing..........................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................16
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2.1: Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua cuả sinh viên Hunre............5
Bảng 2.2.1: mô hình nghiên cứu hành vi...........................................................6
Bảng 4.2.1: độ nhận diệp thương hiệu qua mạng............................................13
Bảng 4.2.2: hành vi mua của sinh viên............................................................14
Khi có khuyến mãi..........................................................................................14

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trà sữa trân châu là một loại món đồ uống phổ biến và ngày càng trở nên
phổ biến trên khắp thế giới bởi có lẽ hợp khẩu vị với hầu như tất cả mọi
người. Được quảng bá và trải rộng trên khắp thị trường nên trà sữa đã và đang
được cải tiến và đa dạng hơn với nhiều hương vị. Người tiêu dùng ngày càng
trở nên quen thuộc với loại đồ uống này và dần dần nó trở thành một trào lưu,
một loại đồ uống quen thuộc với mọi người hơn, đặc biệt là đối với giới trẻ
ngày nay.
Teamo cũng đang là một thương hiệu trà sữa nhận được rất nhiều sự quan
tâm và đón nhận của cộng đồng Việt Nam trong suốt thời gian qua
Do vậy để có thể hiểu thêm được vì sao giới trẻ trên địa bàn Hà Nội ngày nay
lại yêu thích các thương hiệu trà sữa đến vậy?. Các yếu tố nào tác động đến
hành vi mua của họ và giữa các thương hiệu trà sữa khác nhau người tiêu
dùng sẽ có những hành vi mua, lựa chọn như thế nào?. Cũng như tìm kiếm
những giải pháp để phát triển thêm các thương hiệu trà sữa trên địa bàn Hà
Nội góp phần giúp cho các nhà kinh doanh định hướng các chiến lược sao cho
phù hợp, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín
và mở rộng thị trường. Với những lý do trên nên em đã quyết định chọn đề tài
“Nghiên cứu hành vi mua trà sữa Teamo trên địa bàn Hà Nội của sinh viên
Đại học Trường Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội”.

1. Mục đích nghiên cứu


Mục tiêu chung: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HÀNH VI MUA TRÀ SỮA TEAMO TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI CỦA SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Mục tiêu cụ thể: Cơ sở lý luận,Phương pháp nghiên cứu, Thực trạng, Một
số phương pháp Marketing

2. Phạm vi nghiên cứu


• Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn Hà Nội, đối tượng điều tra là sinh
viên trường Đại học tài nguyên và môi trường Hà Nội
• Thời gian: tiến hành nghiên cứu từ tháng 19/9/2023 - 25/9/2023
•Nghiên cứu được tiến hành theo 2 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức

3. Bố cục
Chương 1: Thị trường trà sữa ở Hà Nội và giới thiệu về thương hiệu trà sữa
Te Amo
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp phân tích
Chương 4: Kết luận và Phương pháp Maketing

2
CHƯƠNG 1:THỊ TRƯỜNG TRÀ SỮA VÀ GIỚI THIỆU VỀ THƯƠNG
HIỆU TRÀ SỮA TE AMO

1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Thị trường trà sữa
Trà sữa là một loại thức uống đã quá quen thuộc với nhiều quốc gia, trong
đó có Việt Nam. Đây là loại đồ uống hấp dẫn mọi đối tượng. Điều thu hút ở
trà sữa chính là sự hòa quyện của trà và sữa tạo nên những hương vị mới lạ.
Thực khách sẽ cảm nhận được vị thơm của trà, sự thanh mát và béo ngậy, sự
đậm đà của sữa.
1.2. Thương hiệu trà sữa Te Amo
Cái tên TeAmo đã quá quen thuộc đối với cộng đồng người tiêu dùng và
nhiều nhà kinh doanh. Đây là một thương hiệu trà sữa từng làm mưa làm gió
trên thị trường Việt Nam với những chính sách bán hàng và điều khoản
nhượng quyền vô cùng hấp dẫn.
Te Amo dịch theo tiếng Pháp nghĩa là “Tôi yêu bạn”, đó cũng chính là
thông điệp mà chúng tôi gửi gắm vào những ly trà sữa. Te Amo thể hiện tình
yêu của mình qua những chắt chiu tinh hoa nơi búp trà xanh hòa quyện cùng
dòng sữa tươi ngọt mát mang đến cho bạn những trải nghiệm ngọt ngào nhất
từng có.
Uống trà sữa Te Amo, nghĩa là bạn đang yêu mình, tặng trà sữa Te Amo
cũng là một lời tỏ tình dễ thương hay đơn giản chỉ là gửi lời cảm ơn người
khác một cách đáng yêu hơn
Cụ thể, sứ mệnh của TeAmo là gắn kết những tâm hồn, những khách hàng
yêu thích trà sữa để giúp họ xích lại gần nhau hơn. Hơn thế, TeAmo muốn lan
tỏa sự yêu thương ấy tới tất cả mọi người, không ngoại trừ một ai. Theo đó,
thương hiệu đưa ra tầm nhìn chiến lược là xây dựng một hệ thống kinh doanh
trà sữa theo hình thức “take away”, vừa đơn giản, vừa hiệu quả cùng những
giá trị tốt nhất cho người Việt.
Danh mục sản phẩm của TeAmo :
Dù được biết đến nhiều hơn trong hình ảnh một thương hiệu trà sữa nhưng
danh mục sản phẩm của TeAmo (trà sữa TeAmo menu) cũng khá đa dạng và
được chia thành các nhóm sau.
+ Kem trứng khè: Trà sữa kem trứng khè, Matcha kem trứng khè, Socola
kem trứng khè, Khoai môn kem trứng khè
+ Macchiato phô mai: Sữa tươi trân châu đường đen macchiato phô mai,
Matcha macchiato phô mai, Trà sữa macchiato phô mai, Khoai môn
macchiato phô mai
+ Nhóm đồ uống Trà sữa: Trà sữa trân châu, Trà sữa socola, Trà sữa
matcha, Trà sữa khoai môn, Trà sữa trân châu thượng hạng, trà sữa lài
+ Nhóm trà tươi: Hồng trà tươi, Hồng trà đài loan trân châu hoàng kim,
Trà lài, Trà olong
+Nhóm trà sữa nóng: trà sữa trân châu nóng, trà sữa matcha nóng, trà sữa
socola nóng, trà sữa trân châu thượng nóng, trà sữa lài nóngtrà

3
+ Nhóm trà trái cây: Lục trà vải hạt chia, Amo trà sữa, Amo trà trái cây,
Trà đào cam sả
+ Nhóm đồ uống “Take away”: Thanh trà chanh mật ong (chai 500ml),
Hồng trà sữa (chai 500ml), Chai lục trà sữa (chai 500ml), Trà sữa socola (chai
500ml), Combo 05 chai (gồm đủ 5 vị), Combo 04 chai (gồm đủ 4 vị), Combo
03 chai (gồm đủ 3 vị).
1.3. Đối tượng và hành vi người tiêu dùng
1.3.1. Đối tượng
Sinh viên ngành trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
1.3.2. Khái niệm Hành vi người tiêu dùng
Theo Philip Kotler, “hành vi của người tiêu dùng là việc nghiên cứu cách
các cá nhân, nhóm và tổ chức lựa chọn, mua, sử dụng và loại bỏ hàng hóa,
dịch vụ, ý tưởng và trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ”.
Theo David L.Loudon & Albert J. Della Bitta, “hành vi người tiêu dùng
được định nghĩa là quá trình ra quyết định và hành động thực tế của các cá
nhân khi đánh giá, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ những hàng hoá và dịch
vụ”.
==> Hành vi người tiêu dùng (Consumer Behavior) là hành động, quyết
định và tư duy của khách hàng khi tìm kiếm, lựa chọn, hoặc sử dụng dịch vụ.
Hành vi tiêu dùng là quá trình khách hàng đưa ra quyết định mua hoặc không
mua, chọn sản phẩm hay thương hiệu nào phù hợp, tìm kiếm thông tin về sản
phẩm, so sánh giá cả và chất lượng, đánh giá đánh giá sự hài lòng sau khi mua
hàng và quyết định có tiêu thụ tiếp hay không.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
+ Giá
+ Chất lượng sản phẩm
+ Hoạt động marketing
+ Các nhân tố tác động bên ngoài

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MẪU NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp nghiên cứu


Nhóm nghiên cứu sẽ kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và
định lượng để từ đó xây dựng, hiệu chỉnh đánh giá các thang đo khái niệm
nghiên cứu và kiểm định giả thuyết đề ra.
- Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu
dưới dạng ‘phi số’ để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu,
khảo sát hoặc điều tra (dưới đây gọi chung là ‘đối tượng nghiên cứu’) nhằm
phục vụ mục đích phân tích hoặc đánh giá chuyên sâu. Các thông tin này
thường được thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận
nhóm tập trung sử dụng câu hỏi mở, và thường được áp dụng trong trường
hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung.

4
- Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu
dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin cơ
bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê,
phân tích; hay nói cách khác là lượng hoá việc thu thập và phân tích dữ liệu.
Các thông tin, dữ liệu thường được thu thập thông qua khảo sát sử dụng bảng
hỏi trên diện rộng và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu
lớn.

2.2. Kế hoạch phân tích


2.2.1. phương pháp thu thập dữ liệu
A) các phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập dữ liệu
thông qua việc sử dụng các nguồn dữ liệu có sẵn hoặc dữ liệu đã được thu
thập trước đó bởi các tổ chức, cá nhân hoặc nghiên cứu trước đó. Phương
pháp này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc thu thập dữ liệu, đồng
thời cung cấp dữ liệu rộng hơn và cho phép phân tích so sánh giữa các khu
vực, thời điểm hoặc nhóm đối tượng khác nhau
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp thu thập dữ liệu trực
tiếp từ nguồn gốc ban đầu, thông qua việc thực hiện các hoạt động thu thập dữ
liệu trực tiếp bởi nhà nghiên cứu hoặc người thu thập dữ liệu. Phương pháp
này được sử dụng để thu thập thông tin chi tiết và cụ thể về các đối tượng
hoặc hiện tượng nghiên cứu, bao gồm những thông tin không có sẵn trong các
nguồn tài liệu đã được công bố trước đó.

B) Thang do Likert
Thang đo likert là một phương pháp được sử dụng để đánh giá độ hài lòng
dựa theo các câu trả lời đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần về mức độ đồng
ý. Thang đo likert được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực để đo lường các
ý kiến dưới dạng câu hỏi chi tiết hơn cả câu hỏi có/không. Việc sử dụng thang
đo sẽ giúp người thực hiện thu thập và phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng hơn
Với đề tài nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng trà sữa
TeAmo của sinh viên Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội . Chúng tôi
sử dụng thang do likert 5 điểm
Bảng 2.2.1: Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua cuả
Sinh viên hunre
Tiêu chí Rất Không Bình Đồng Rất
không đồng ý Thường ý đồng ý
đồng ý
Thích nên mua 1 19 32 29 18

Tò mò 1 10 27 42 20

5
Gia đình khuyên 9 9 28 33 21

Bạn bè đồng nghiệp 4 8 37 37 14


hàng xóm
(khảo sát nghiên cứu của nhóm)

C) Phương pháp chọn mẫu và mô hình


bảng 2.2.1: mô hình nghiên cứu hành vi

* phương pháp chọn mẫu:


Với mục tiêu nghiên cứu hành vi tiêu dùng trà sữa TEAMO của sinh viên Đại
học Tài nguyên và môi trường Hà Nội, do nguồn lực có hạn vậy nên đối
tượng được chọn mẫu xác xuất là 100 sinh viên thuộc các khoa và các khóa
khác nhau tại trường.
Từ việc lấy mẫu xác xuất thì ta có :
- Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: Người nghiên cứu cần lập danh sách đối
tượng khảo sát của tổng thể theo một trật tự nào đó như vần của tên, theo quy
mô, hoặc theo địa chỉ,… Sau đó đánh số thứ tự các đối tượng trong danh sách,
rồi dùng các phương pháp ngẫu nhiên như bốc thăm, dùng bảng số ngẫu
nhiên, dùng hàm random của các phần mềm hỗ trợ như Excel để chọn ra các
đối tượng cần khảo sát trong tổng thể.Như chúng ta cần nghiên cứu sự hành vi
sử dụng trà sữa teamo của sinh viên trong trường. Trong phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên đơn giản, nghiên cứu cần mẫu là 100 sinh viên trong trường.
Người nghiên cứu lập danh sách và đánh số thứ tự100 sinh viên, sau đó dùng
hàm random của Excel chọn ra ngẫu nhiên 100 trong số sinh viên trong
trường.
- Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống: Người nghiên cứu cần lập danh sách đối
tượng khảo sát của tổng thể theo một trật tự quy ước nào đó, sau đó đánh số
thứ tự các đối tượng trong danh sách. Bước xuất phát, chọn ngẫu nhiên 1 đơn
6
vị trong danh sách, sau đó cứ cách đều m đơn vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,
…lặp lại như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu. Chúng ta cần
nghiên cứu hành vi sử dụng trà sữa của sinh viên Đại học tài nguyên và môi
trường,trong phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, nghiên cứu cần
mẫu là 100 sinh viên trong tổng thể của trường học. Người nghiên cứu lập
danh sách và đánh số thứ tự số sinh viên trong trường, chọn đối tượng đầu
tiên trong danh sách, sau đó cứ cách đều 2 đối tượng lại chọn 1 đối tượng, lặp
lại quá trình này đến khi chọn đủ 100 người.
quy môtổng thể được xác định
Khoảng cách lấy mẫu = quy mômẫu mong muốn

- Chọn mẫu phân tầng: Người nghiên cứu cần phân chia tổng thể thành
nhiều tầng dựa trên các tiêu chí như khu vực địa lý, giới tính, độ tuổi, nghề
nghiệp,….. Đối với chọn mẫu phân tầng, số đối tượng khảo sát được chọn ra
ở mỗi tầng có thể tuân theo tỷ lệ số đối tượng tầng đó chiếm trong tổng thể,
hoặc có thể không tuân theo tỷ lệ.
- Chọn mẫu theo nhóm: Người nghiên cứu cần lập danh sách tổng thể theo
nhóm (khoa, lớp, khu vực…). Sau đó, chọn ngẫu nhiên một số nhóm và điều
tra tất cả các đơn vị trong nhóm đã chọn. Tổng thể chung là sinh viên của
trường. Khi đó ta sẽ lập danh sách các lớp chứ không lập danh sách sinh viên,
sau đó chọn ra một số lớp đảm bảo đủ cỡ mẫu để khảo sát.

2.2.2. Mẫu nghiên cứu

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HÀNH VI SỬ DỤNG TRÀ SỮA TEAMO CỦA


SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chào các bạn, chúng tôi là nhóm sinh viên đến từ trường Đại học Tài Nguyên và
Môi Trường Hà Nội. Hiện tại chúng tôi đang nghiên cứu về hành vi sử dụng trà sữa
của giới trể trên địa bàn Hà Nội, vì vậy rất mong sự hợp tác, giúp đỡ của các bạn để
có thể hoàn thành bảng hỏi.
Chúng tôi xin cam đoan câu hỏi chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, mọi thông tin
cá nhân cung cấp sẽ đc giấu kín.
Xin chân thành cảm ơn!

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƯỜI KHẢO SÁT.


1. Giới tính:
Nam

7
Nữ
Khác
2. Sinh viên năm:
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Năm 4
3. Mức thu nhập cá nhân
Dưới 1 triệu
Khoảng 2-5 triệu
Trên 5 triệu

II. CÂU HỎI KHẢO SÁT CHUNG.


Câu 1: Bạn có thường xuyên sử dụng trà sữa không?
Rất thường Thường Đôi khi Ít sử dụng Không bao
xuyên xuyên giờ sử dụng
☐ ☐ ☐ ☐ ☐

Câu 2: Theo bạn, giá một cốc trà sữa khoảng bao nhiêu là hợp lý?
15-20k
25-30k
30-35k
Trên 40k
Câu 3: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của bạn (có thể chọn nhiều
đáp án)
Thói quen sử dụng
Xem quảng cáo
Bạn bè giới thiệu
Mẫu mã
Thương hiệu
Khuyến mãi
Khác..............................................................................................................................
III. ANH/CHỊ VUI LÒNG CHỌN CÁC MỨC ĐÁNH GIÁ THEO CÁC
THANG ĐIỂM SAU:
Dưới đây là các ý kiến ảnh hưởng đến quyết định sử dụng tra sữa Teamo của sinh
viên trên địa bàn Hà Nội với 5 mức độ, vui lòng đánh X vào ô ý kiến Bạn cho là
đúng nhất:
Hoàn
Hoàn toàn Không đồng
Bình thường Đồng ý toàn
không đồng ý ý
đồng ý
8
1 2 3 4 5


Nội dung câu hỏi Mức độ đồng ý
hóa
1 2 3 4 5
I. Chất lượng sản phẩm và không gian quán
Sản phẩm có hương vị tự nhiên từ lá
SP1 ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
trà và vị béo của phomai
Sản phẩm phù hợp với khẩu vị của
SP2 ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
Anh/Chị
SP3 Sản phẩm có thiết kế bao bì đẹp ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
Sản phẩm có thông tin đầy đủ trên
SP4 ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
bao bì
SP5 Không gian quán ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
II. Giá cả
Giá cả xủa trà sữa Teamo phù hợp
GC1 ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
với thu nhập của Anh/Chị
Mức giá cả tương xứng với sản
GC2 ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
phẩm
Giá trà sữa Teamo có tính cạnh tranh
GC3 đối với các sản phẩm cùng loại trên thị ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
trường
III. Hoạt động chiêu thị
Sản phẩm trà sữa Teamo thường
CT1 ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
xuyên xuẩt hiện trên truyền thông
Các quảng cáo được phổ biến rộng
CT2 ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
rãi trên các trang mạng xã hội
Quảng cáo về trà sữa Teamo có tính
CT3 ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
hấp dẫn
Anh/Chị mua khi có chương trình
CT4 ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
khuyến mãi của sản phẩm
IV. Hệ thống phân phối
Anh/Chị dễ dàng mua trà sữa Teamo
PP1 ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
ở mọi nơi
Hệ thống phân phối đa dạng (tiệm
PP2 tạp hóa, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
lợi,...)
Cơ sở vật chất của các địa điểm
PP3 ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
phân phối sạch sẽ tiện nghi
V. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua
Anh/Chị thích trà sữa teamo nên
NT1 ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
mua
Anh/Chị tò mò về trà sữa Teamo nên
NT2 ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
mua sử dụng
NT3 Gia đình khuyên Anh/Chị nên chọn ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
9
sản phẩm trà sữa Teamo
Bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm
NT4 khuyên Anh/Chị nên chọn sản phẩm ☐ ☐ ☐ ☐ ☐
Teamo

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Phân tích kết quả khảo sát (108 sinh viên của trường Đại học Tài Nguyên
và Môi Trường Hà Nội)
3.1.Thống kê
Có 2 thống kê mô tả:
- Thống kê trung bình: thường được sử dụng với các biến định lượng,
dùng để thống kê các chỉ số phân tích như giá trị trung bình (mean), giá trị lớn
nhất, nhỏ nhất (max, min), độ lệch chuẩn (standard deviation),...
- Thống kê tần số: thường được áp dụng cho các biến định tính, dùng để
đọc mức độ (tần số) các chỉ số xuất hiện trong tập mẫu. Thông thường, các
biến định tính ở đây sẽ là những đặc điểm nhân khẩu học như độ tuổi, giới
tính, nghề nghiệp, bộ phận làm việc, thâm niên, học vấn, thu nhập,...
- Mục đích: thống kê mô tả được sử dụng với 2 mục đích chủ yếu sau:
+ Cung cấp các thông tin cơ bản liên quan đến tập mẫu.
+ Làm nổi bật các mối quan hệ có thể có giữa các biến.

3.2.Gỉa thuyết
I. Quy trình kiểm định giả thuyết thống kê.
+ Xây dựng các giả thuyết không và giả thuyết thay thế
+ Kiểm định một phía hay hai phía của giả thuyết
+ Xác định trị thống kê kiểm định
+ Xác định miền không bác bỏ và miền bác bỏ giả thuyết H0
+ Kết luận bác bỏ hay không bác bỏ giả thuyết H0
II. Xây dựng giả thuyết.
 Giả thuyết không (H0)
+ Là một phát biểu về tham số của tổng thể
+ Thường là một tuyên bố bị nghi ngờ
+ Được cho là đúng cho đến khi nó được chứng minh là sai
 Giả thuyết thay thế (Ha)
+ Nhà nghiên cứu mong muốn ủng hộ và chứng minh là đúng
+ Là phát biểu ngược với H0
+ Được cho là đúng nếu H0 bị bác bỏ
 Các dạng giả thuyết không và giả thuyết thay thế

10
Ho :  = o Ho =  ≥ o Ho =  ≤ o
hoặc hoặc
Ha =  ≠ o Ha =   o Ho =   o

Kiểm định giả thuyết sẽ nhằm bác bỏ H0 hoặc không bác bỏ H0


 Chú ý: không nên kết luận là chấp nhận Ho

3.3. Phương pháp EFA


Phân tích nhân tố khám phá, gọi tắt là EFA, dùng để rút gọn một tập hợp k
biến quan sát thành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Trong
nghiên cứu, chúng ta thường thu thập được một số lượng biến khá lớn và rất
nhiều các biến quan sát trong đó có liên hệ tương quan với nhau. Thay vì đi
nghiên cứu 20 đặc điểm nhỏ của một đối tượng, chúng ta có thể chỉ nghiên
cứu 4 đặc điểm lớn, trong mỗi đặc điểm lớn này gồm 5 đặc điểm nhỏ có sự
tương quan với nhau. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhiều hơn
cho người nghiên cứu.
Với kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach Alpha, chúng ta đang đánh giá
mối quan hệ giữa các biến trong cùng một nhóm, cùng một nhân tố, chứ
không xem xét mối quan hệ giữa tất cả các biến quan sát ở các nhân tố khác.
Trong khi đó, EFA xem xét mối quan hệ giữa các biến ở tất cả các nhóm (các
nhân tố) khác nhau nhằm phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân
tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố từ ban đầu.
Sau đây là một số tiêu chí đánh giá mối quan hệ giữa các biến:
a) Kiểm định Bartlett
Kiểm định Bartlett dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận
đơn vị (identity matrix) hay không ?. Ma trận đơn vị ở đây được hiểu là ma
trận có hệ số tương quan giữa các biến bằng 0, và hệ số tương quan với chính
nó bằng 1.
Nếu phép kiểm định Bartlett có p<5%, chúng ta có thể từ chối giả thuyết
H0 (ma trận tương quan là ma trận đơn vị), có nghĩa là các biến có quan hệ
với nhau.

b) Kiểm định KMO


Kiểm định KMO(Kaiser – Meyer – Olkin) là chỉ số dùng để so sánh độ lớn
của hệ số tương quan giữa 2 biến Xi và Xj với hệ số tương quan riêng phần
của chúng.
Để sử dụng EFA, thì KMO phải lớn hơn 0.50Kaiser (1974) đề nghị
11
KMO >= 0.90: Rất tốt;
0.80 <= KMO < 0.90: Tốt;
0.70 <= KMO <0. 80: Được;
0.60 <= KMO <0. 70: Tạm được;
0.50 <= KMO <0. 60: Xấu;
KMO <0. 50: Không chấp nhận được

3.4. Phương pháp hồi quy


Phương pháp hồi quy là một kỹ thuật phân tích thống kê được sử dụng để
ước lượng mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và một hoặc nhiều biến độc
lập. Trong phương pháp hồi quy, biến phụ thuộc là biến mà chúng ta muốn dự
đoán, còn biến độc lập là biến mà chúng ta sử dụng để dự đoán biến phụ
thuộc 2. Ưu nhược điểm -Ưu điểm của phương pháp hồi quy: + Phương pháp
hồi quy có thể được sử dụng để dự đoán biến phụ thuộc dựa trên biến độc lập.
+Phương pháp hồi quy có thể được sử dụng để phân tích mối quan hệ
giữa các biến.
+ Phương pháp hồi quy có thể được sử dụng để xác định các biến có ảnh
hưởng đến biến phụ thuộc.

-Nhược điểm của phương pháp hồi quy: + Phương pháp hồi quy chỉ có thể
dự đoán biến phụ thuộc dựa trên dữ liệu đã thu thập. + Phương pháp hồi quy
có thể bị ảnh hưởng bởi các biến mà không được đưa vào mô hình.

Phương trình hồi quy bội: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + … + βnXn + e

Trong đó: * Y: biến phụ thuộc, là biến chịu tác động của biến khác.
* X, X1, X2, Xn: biến độc lập, là biến tác động lên biến khác.
* β0: hằng số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số chặn.
* β1, β2, βn: hệ số hồi quy, hay còn được gọi là hệ số góc.
* e: sai số. Chỉ số này càng lớn càng khiến cho khả năng dự đoán
của hồi quy trở nên kém chính xác hơn hoặc sai lệch nhiều hơn so
với thực tế.

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP MARKETING

4.1. Kết luận


-Mức độ tần suất sử dụng trà sữa của thương hiệu Teamo còn thấp. Thương
hiệu vẫn chưa tiếp cận và thu hút được nhiều sinh viên trường quan tâm, sử
dụng
-Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, đa số sinh viên đi uống trà sữa vào lúc
rảnh rỗi và thường đi cùng bạn bè, người thân là chủ yếu.

12
-Theo khảo sát sinh viên thấy rằng mức giá trà sữa khá hợp lý với túi tiền
của họ.

4.2. Một số phương pháp marketing


4.2.1. Tận dụng hoàn toàn social media
Bảng 4.2.1: độ nhận diệp thương hiệu qua mạng
xã hội

(từ khảo sát của nhóm)


-. Tiếp thị trên mạng xã hội phổ biến như Instargram, Facebook, zalo… có
thể nói là hữu hiệu nhất. Việc tạo Fanpage riêng tất nhiên là không thể thiếu,
nhưng nếu thương hiệu tự PR về bản thân mình sẽ không thể tạo lòng tin cho
khách hàng và kéo họ đến quán được. Vì thế, hãy tận dụng các kênh tạo sự
truyền miệng qua mạng xã hội. Tương tác với khách hàng hằng ngày hằng.
Foody.vn, Địa điểm ăn uống,…là những Fanpage chuyên review giới thiệu
các quán ăn ngon thông dụng với các bạn trẻ. Dễ dàng thấy rằng những bài
viết PR trên các trang này nhận được sự quan tâm, tương tác khá lớn.
- Về biển hiệu cửa hàng, vẫn giữ nguyên logo và tên thương hiệu như hiện
nay nhưng có thể thêm nhiều đèn trang trí, kết hợp các yếu tố sao cho nổi bật
hơn. Sáng tạo các banner khung hình to có hình ảnh sản phẩm, tên thương
hiệu, logo... ” và treo ở các ngã ba ngã, tư lớn nơi nhiều người qua lại.
- Hoặc các thương hiệu có thể kết hợp với nhau tổ chức những sự kiện
mang bản sắc riêng cũng như tham gia vào các hoạt động vì cộng đồng, vì lợi
ích xã hội. “Những hoạt động ấy sẽ mang lại nhiều hơn cơ hội tiếp xúc với
khách hàng cũng như góc nhìn thiện cảm với thương hiệu.

4.2.2. Triển khai các chiến dịch thường xuyên từ 1 – 2 campaign/ tháng
Bảng 4.2.2: hành vi mua của sinh viên
Khi có khuyến mãi

13
Tùy theo mỗi giai đoạn thương hiệu sẽ lại cần những chiến dịch khác nhau.
Những thương hiệu “lười” triển khai chiến dịch sẽ khó để lại dấu ấn và nhanh
chóng bị lãng quên. Vì vậy, việc triển khai chiến dịch thường xuyên sẽ đem
lại cảm nhận cho khách hàng về 1 thương hiệu năng động, nhiều hoạt động
hấp dẫn và thu hút.
Chiến dịch sẽ giải quyết được 1 số bài toán của thương hiệu như sau:
- Quảng bá rộng rãi thương hiệu
- Thúc đẩy doanh số
- Thu hút khách hàng mới
- Không trở nên nhàm chán trong mắt khách hàng cũ
Khi triển khai 1 chiến dịch, ưu đãi là yếu tố hết sức quan trọng để thu hút
khách hàng nhưng để thực sự để lại dấu ấn và khiến cho khách hàng cảm thấy
yên mến thì phải là concept của chương trình. Chính vì vậy mỗi một chiến
dịch cần đảm bảo đủ những yếu tố dưới đây:
- Ưu đãi hấp dẫn (tùy vào mục tiêu nhưng thường nếu để thúc đẩy doanh
số ngắn hạn, ưu đãi là thứ khó thể thiếu)
- Concept chương trình khác biệt
- Thông điệp chính của chương trình phù hợp sản phẩm+ đối tượng mục
tiêu(Key message)
- Hình ảnh xuyên suốt dành cho chương trình (Key visual)=> dễ nhận diện
thương hiệu
4.2.3. Phối hợp cộng sinh cùng các thương hiệu khác
Các thương hiệu trà sữa cũng có thể phối hợp cùng với các thương hiệu
khác để bán chéo. Các thương hiệu mang tính cộng sinh và không cạnh trạnh
với nhau có thể kết hợp để phát voucher của nhau. Ví dụ 1 cửa hàng bánh
ngọt có thể là đối tác với những thương hiệu trà sữa.
Ngoài ra các thương hiệu cũng có thể cùng nhau triển khai chiến dịch.
Việc nhiều thương hiệu đồng tổ chức chiến dịch sẽ đem lại hiệu ứng truyền
thông tốt và có lợi cho tất cả các bên.

4.2.4. Liên kết với các app giao hàng


Trong thời kỳ công nghệ phát triển như hiện nay thì ai cũng sở hữu cho
mình ít nhất một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet. Và họ ngày
càng có xu hướng đặt mua đồ ăn, nước uống qua các app giao hàng.
Nhận thấy được tiềm năng này mà các chủ kinh doanh quán trà sữa đã tận
dụng bán hàng trên các app giao hàng. Với mục đích tăng sức ảnh hưởng của
14
quán và thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, đặc biệt là giới trẻ có
sở thích uống trà sữa

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đại học Thủy Lợi-- 20/10/2020-https://s.net.vn/SPNt


[2] Luanvan-22/20/2022-https://s.net.vn/UMRI
[3] Nguyễn Thị Hà Phương- 5/7/2022/-https://s.net.vn/otZ6

16

You might also like