You are on page 1of 8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH


VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH DẠY HỌC
SÁCH GIÁO KHOA MĨ THUẬT 2

Nhóm tác giả:


Nguyễn Thị Nhung – Nguyễn Xuân Tiên (Đồng Tổng Chủ biên)
Nguyễn Tuấn Cường – Hoàng Minh Phúc (Đồng Chủ biên)
Lương Thanh Khiết, Vũ Đức Long, Nguyễn Ánh Phương Nam,
Lâm Yến Như, Phạm Văn Thuận, Đàm Thị Hải Uyên, Trần Thị Vân.

HÀ NỘI - THÁNG 10/ 2020

1
GỢI Ý PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MĨ THUẬT THEO SÁCH GIÁO KHOA

Theo yêu cầu của Chương trình Mĩ thuật 2018, thời lượng thực hiện Chương trình môn Mĩ thuật 2 là 35 tiết/năm học, trong đó
quy định hai mạch nội dung chính: Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng.

Nội dung Mĩ thuật tạo hình được thiết kế gồm 24 tiết, trong đó có 18 tiết tạo hình 2D và 6 tiết tạo hình 3D.

Mĩ thuật ứng dụng gồm 11 tiết, trong đó có 1 bài sử dụng vật liệu tìm được, 1 tiết tổng kết năm học.

Kiểm tra đánh giá môn Mĩ thuật ở tiểu học quy định gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì bằng nhận xét với ba
hình thức: tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng và đánh giá của giáo viên.

Kết quả đánh giá định kì được hướng dẫn là sự tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên, vì thế chúng tôi không xây dựng tiết
làm bài kiểm tra như các môn học Toán và Tiếng Việt. Giáo viên Mĩ thuật tổng hợp kết quả đánh giá các bài vẽ, sản phẩm, ... của học
sinh trong quá trình học tập để làm kết quả đánh giá định kì.

Kết quả đánh giá định kì cuối học kỳ I: Tổng hợp kết quả từ đầu năm học đến kết thúc học kì I; Kết quả đánh giá định kỳ cuối
học kì II: Tổng hợp kết quả đánh giá từ đầu học kì II đến kết thúc học kì II.

Phân phối Chương trình sách giáo khoa môn Mĩ thuật lớp 2 cụ thể như sau:

2
Tuần Tên bài học Số tiết Mục tiêu bài học

HỌC KÌ I

CHỦ ĐỀ I: ĐẠI DƯƠNG MÊNH MÔNG

- Nhận biết được màu đậm, màu nhạt trong tranh.


- Pha được màu và gọi tên được các màu đậm, màu nhạt.
2 - Vẽ được bức tranh thiên nhiên có sử dụng màu đậm, màu nhạt.
Bài 1.
1-2 - Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên trong tranh, ảnh; bước đầu phân tích được sự phối hợp màu
Bầu trời và biển
đậm, màu nhạt trong tranh, ảnh.

- Nhận biết được nét, chấm, màu, hình trong tranh.


Bài 2: - Nhận ra được vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các loài vật dưới đại dương.
Những con vật dưới 2 - Kết hợp hài hoà chấm, nét, hình, màu trong vẽ hình và trang trí.
3-4 đại dương - Vẽ và trang trí được một loài vật dưới biển.

3
- Nhận biết được hình, màu đậm, màu nhạt và không gian trong tranh.
Bài 3: - Biết cách tạo bức tranh từ các hình có sẵn.
5-6 Đại dương trong 2 - Tạo được bức tranh chung về khung cảnh và cuộc sống dưới đại dương.
mắt em - Cảm nhận được nét đẹp phong phú của đại dương; có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường; tăng
cường tinh thần hợp tác trong học tập.

Tuần Tên bài học Số tiết Mục tiêu bài học

CHỦ ĐỀ II: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG EM

- Nhận biết được chấm, nét, hình, màu và nhịp điệu trong tranh vẽ.
Bài 4: - Chỉ ra được cách kết hợp hình các phương tiện giao thông để vẽ tranh.
7-8 Phương tiện giao thông 2 - Vẽ được bức tranh có phương tiện giao thông trên đường.
- Cảm nhận được sự phong phú và sinh động của các phương tiện giao thông trong tranh; có ý
thức chấp hành luật khi tham gia giao thông.

- Nhận biết được nét, màu và hình cơ bản trong sản phẩm mĩ thuật.
- Chỉ ra được cách tạo hình và trang trí sản phẩm bằng cách gấp, cắt, dán giấy.
Bài 5:
9 – 10 2 - Tạo hình và trang trí được chiếc cặp sách bằng giấy, bìa màu.
Cặp sách xinh xắn
- Cảm nhận được vẻ đẹp về tạo hình, cách trang trí và tác dụng của cặp sách; có ý thức giữ gìn
đồ dùng học tập.

4
- Nhận biết được nét, hình và màu cơ bản trong sản phẩm mĩ thuật.
Bài 6: - Bước đầu chỉ ra được cách kết hợp nét, hình, màu tạo nhịp điệu của hoạt động trong tranh.
11 - 12 2
Cổng trường nhộn nhịp - Vẽ được bức tranh về hoạt động của học sinh ở cổng trường.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và nhịp điệu của nét, hình, màu được thể hiện trong tranh.

Tuần Tên bài học Số tiết Mục tiêu bài học

CHỦ ĐỀ III: GIA ĐÌNH NHỎ

- Nhận biết được khối tròn, khối trụ, khối tam giác trong sản phẩm mĩ thuật.
- Chỉ ra được cách kết hợp khối tròn, khối trụ, khối tam giác để tạo hình con vật.
Bài 7:
2 - Tạo được con mèo từ các hình khối cơ bản.
13 - 14 Con mèo tinh nghịch
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối trong sản phẩm mĩ thuật và có ý thức chăm sóc, bảo vệ
vật nuôi trong gia đình.

- Nhận biết được khối tròn, khối dẹt, khối trụ trong sản phẩm mĩ thuật.
- Chỉ ra sự lặp lại của khối trong tạo hình và trang trí sản phẩm mĩ thuật.
Bài 8: - Tạo được chiếc bánh sinh nhật bằng đất nặn hoặc vật liệu dẻo.
15 - 16 2
Chiếc bánh sinh nhật - Cảm nhận được vẻ đẹp về hình khối, màu sắc trong sản phẩm.
- Bồi đắp tình yêu thương với người thân và bạn bè.

5
- Nhận biết được chấm, nét, hình, màu trong tranh vẽ.
- Chỉ ra được sự kết hợp nét, hình, màu để diễn tả hoạt động trong tranh.
Bài 9:
17 - 18 2 - Vẽ được bức tranh diễn tả buổi sinh nhật vui vẻ.
Sinh nhật vui vẻ
- Nhận ra được sự hài hoà, nhịp điệu trong tranh; cảm nhận được sự đầm ấm của buổi sinh nhật
trong bức tranh.

HỌC KÌ II

Tuần Tên bài học Số tiết Mục tiêu bài học

CHỦ ĐỀ IV: KHU RỪNG NHIỆT ĐỚI

- Nhận biết được các loại nét, màu và không gian trong sản phẩm mĩ thuật.
Bài 10: - Biết cách sử dụng nét, chấm, màu tạo không gian trong tranh.
19 – 20 2
Rừng cây rậm rạp - Tạo được bức tranh rừng cây bằng cách xé, dán giấy màu.
- Nhận biết vẻ đẹp của thiên nhiên và tác dụng của rừng cây trong cuộc sống.

- Nhận biết được sự lặp lại của hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật.
Bài 11: - Trình bày được ý tưởng và cách sắp xếp hình in tạo sản phẩm mĩ thuật.
21 – 22 2
Chú chim nhỏ - Tạo được hình chim bằng cách in chà xát kết hợp nét, chấm, màu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp tạo hình của lá cây trong tự nhiên và trong tạo hình.

6
- Nhận biết được chấm, nét, hình, màu lặp lại trong hình vẽ.
Bài 12: - Chỉ ra được cách kết hợp chấm, nét, hình, màu để vẽ hình và trang trí con vật.
23 - 24 2
Tắc kè hoa - Vẽ và trang trí được chú tắc kè hoa theo ý thích.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của chấm, nét, hình, màu trong tranh và thiên nhiên.

- Nhận biết được hình lặp lại và đậm, nhạt của màu trong sản phẩm mĩ thuật.
Bài 13: - Nêu được cách kết hợp các hình cắt dán giấy màu để tạo hình con vật.
25 - 26 2
Chú hổ trong rừng - Tạo được hình chú hổ bằng cách cắt, dán giấy màu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của nét, màu và hình dáng của con hổ, có ý thức bảo vệ động vật quý.

- Nhận biết được nét, hình, màu và đậm, nhạt trong tranh vẽ.
Bài 14: - Chỉ ra được cách kết hợp nét, hình, màu,… để vẽ tranh phong cảnh.
27 - 28 2
Khu rừng thân thiện - Vẽ được bức tranh phong cảnh về miền núi.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương, đất nước qua cảnh vật và màu sắc trong tranh.

Tuần Tên bài học Số tiết Mục tiêu bài học

CHỦ ĐỀ V: ĐỒ CHƠI THÚ VỊ

- Nhận biết được hình và màu trong sản phẩm mĩ thuật.


- Chỉ ra cách kết hợp các vật liệu khác nhau để tạo hình khuôn mặt.
Bài 15:
29 – 30 2 - Tạo được khuôn mặt bằng các vật liệu tìm được.
Khuôn mặt ngộ nghĩnh
- Cảm nhận được trạng thái biểu cảm của khuôn mặt trong sản phẩm; xác định được giá trị của
đồ vật đã qua sử dụng.

7
- Nhận biết được các hình cơ bản trong sản phẩm mĩ thuật.
Bài 16: - Biết cách kết hợp các hình cơ bản để tạo rô-bốt.
31 – 32 Tạo hình 2 - Tạo được rô-bốt bằng cách cắt, ghép giấy, bìa màu.
rô - bốt - Chỉ ra cách tạo hình và trang trí rô-bốt; cảm nhận được tình yêu thương trong gia đình và kĩ
năng giao tiếp, hợp tác trong học tập.

- Nhận biết được hình khối trong sản phẩm mĩ thuật.


- Chỉ ra được cách tạo hình con rối từ giấy màu và dây.
Bài 17: 2
33 - 34 - Tạo được hình con rối đơn giản.
Con rối đáng yêu
- Cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm; có ý tưởng sử dụng sản phẩm mĩ thuật trong học tập
và vui chơi.

35 Ôn tập tổng hợp và đánh giá Học kì II

Trên đây chỉ là gợi ý phân phối chương trình môn Mĩ thuật 2 của nhóm tác giả. Tuỳ vào điều kiện thực tế của địa phương,
tuỳ vào đối tượng học sinh mà các cơ sở giáo dục có thể linh hoạt thay đổi cho phù hợp, miễn là đảm bảo các yêu cầu cần đạt của
Chương trình Mĩ thuật 2018.
NHÓM TÁC GIẢ.

You might also like