You are on page 1of 561

1

Biên mục trên xuất bản phẩm


của Thư viện Quốc gia Việt Nam

Vũ Dương Huân
Ngoại giao và công tác ngoại giao / Vũ Dương Huân. - Xuất
bản lần thứ 4. - H. : Chính trị Quốc gia, 2018. - 616tr. ; 21cm

1. Ngoại giao 2. Công tác


327.2 - dc23
CTM0261p-CIP
3

GS. TS. VŨ DƯƠNG HUÂN

NGOẠI GIAO VÀ
CÔNG TÁC NGOẠI GIAO
Sách chuyên khảo

(Xuất bản lần thứ tư, có sửa chữa, bổ sung)

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT


HÀ NỘI - 2018
4
5

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Ngoại giao là một lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn, bao hàm nhiều
nội dung. Công tác ngoại giao vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.
Trong lịch sử ngoại giao thế giới đã có nhiều sách, tài liệu về ngoại
giao và công tác ngoại giao. Đối với Việt Nam, trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, các hoạt động ngoại giao càng trở nên sâu
rộng, đặc biệt là khi Việt Nam mở rộng và tham gia ngày càng sâu
vào các quan hệ đa phương; Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO),... Nhiệm vụ của ngoại giao và công tác ngoại giao
là giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi
cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân
thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Vì
vậy, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, phong cách đối ngoại là rất lớn.
Để cung cấp cho bạn đọc, đặc biệt là những người làm công tác
đối ngoại, những hiểu biết cụ thể trong công tác ngoại giao, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức xuất bản lần thứ tư cuốn
sách Ngoại giao và công tác ngoại giao do GS. TS. Vũ Dương
Huân, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt
6

Nam ở Ba Lan, Ucraina, nguyên Tổng lãnh sự nước Cộng hòa xã


hội chủ nghĩa Việt Nam tại Viễn Đông, Liên bang Nga biên soạn.
Cuốn sách có 15 chương, giới thiệu một cách hệ thống các nội dung
của ngoại giao như: các khái niệm ngoại giao, cơ quan đại diện
ngoại giao, thư tín ngoại giao, tiếp xúc ngoại giao, ngoại giao kinh
tế, ngoại giao văn hóa, đàm phán ngoại giao, văn kiện ngoại giao, lễ
tân ngoại giao, v.v.. Trong lần xuất bản này, tác giả đã sửa chữa, bổ
sung thêm nhiều thông tin mới. Cuốn sách có thể xem là một giáo
trình phục vụ việc giảng dạy và học tập trong ngành quan hệ quốc
tế, là một tài liệu tham khảo bổ ích phục vụ công tác bồi dưỡng cán
bộ về hội nhập quốc tế, đồng thời góp phần đáp ứng nhu cầu tìm
hiểu, nghiên cứu của đông đảo bạn đọc.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

Tháng 5 năm 2018


NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
7

MỤC LỤC

Trang
Lời tựa cho lần xuất bản thứ tư 11
Chương I: Nhận thức chung về ngoại giao và công tác
ngoại giao 13
I. Khái niệm ngoại giao 13
II. Phân loại ngoại giao 22
III. Vài nét về sự phát triển của ngoại giao 41
IV. Công tác ngoại giao và nghề ngoại giao 51
Chương II: Các cơ quan quan hệ đối ngoại của nhà nước 75
I. Khái niệm và phân loại cơ quan quan hệ đối
ngoại của nhà nước 75
II. Bộ Ngoại giao 88
III. Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam 94
Chương III: Cơ quan đại diện ngoại giao 108
I. Công nhận quốc gia và thiết lập quan hệ ngoại
giao 108
II. Các loại hình cơ quan đại diện ngoại giao 112
III. Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện ngoại
giao 117
IV. Cơ cấu tổ chức cơ quan đại diện thường trú 125
8

V. Thủ tục bổ nhiệm, nhậm chức và kết thúc nhiệm


kỳ của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại
giao 126
VI. Thành viên cơ quan đại diện. Hàm, cấp ngoại 133
giao
VII. Đoàn Ngoại giao 142
Chương IV: Thư tín ngoại giao 148
I. Các loại thư tín ngoại giao 149
II. Một số “công văn” ngoại giao đặc biệt 158
III. Những điều cần lưu ý khi soạn công văn ngoại
giao 171
Chương V: Tiếp xúc ngoại giao 174
I. Tầm quan trọng của tiếp xúc ngoại giao 174
II. Đối tượng tiếp xúc 177
III. Các loại tiếp xúc ngoại giao 184
IV. Chuẩn bị tiếp xúc, đàm thoại 188
V. Nghệ thuật tiếp xúc, đàm thoại 190
VI. Sau tiếp xúc, đàm thoại 194
Chương VI: Công tác nghiên cứu ở cơ quan đại diện
ngoại giao 196
I. Tầm quan trọng của công tác thông tin, công tác
nghiên cứu 196
II. Yêu cầu đối với thông tin ngoại giao 198
III. Nguồn thông tin 203
IV. Xử lý thông tin: Các hình thức báo cáo thông tin 210
Chương VII: Công tác lãnh sự 218
I. Vài nét về lịch sử hình thành cơ quan lãnh sự 218
II. Tổng quát chức năng, nhiệm vụ lãnh sự 222
III. Hệ thống cơ quan lãnh sự 226
IV. Thành lập cơ quan lãnh sự 231
9

V. Nhiệm vụ cụ thể của lãnh sự ngoài nước 235


Chương VIII: Công tác thông tin, báo chí và thông tin
đối ngoại 300
I. Nhận thức chung về công tác báo chí - thông tin
đối ngoại 300
II. Công tác báo chí - thông tin đối ngoại của Bộ
Ngoại giao 307
III. Một số công tác báo chí - thông tin đối ngoại
chủ yếu hiện nay 312
Chương IX: Ngoại giao văn hoá 326
I. Khái niệm ngoại giao văn hoá 326
II. Tầm quan trọng của ngoại giao văn hoá 330
III. Nội hàm của ngoại giao văn hóa 334
IV. Các loại hình hoạt động chính của ngoại giao
văn hoá 336
V. Công tác văn hoá đối ngoại của Bộ Ngoại giao 344
Chương X: Ngoại giao kinh tế 352
I. Nhận thức về ngoại giao kinh tế 352
II. Nội dung ngoại giao kinh tế 360
III. Một số kỹ năng tiến hành ngoại giao kinh tế 368
Chương XI: Đàm phán quốc tế 383
I. Một số vấn đề chung về đàm phán ngoại giao 383
II. Kỹ thuật đàm phán ngoại giao 413
III. Phong cách dân tộc trong đàm phán ngoại giao 439
Chương XII: Văn kiện ngoại giao 479
I. Khái niệm 479
II. Các loại văn kiện ngoại giao 479
III. Soạn thảo văn kiện ngoại giao 494
Chương XIII: Ngoại giao đa phương 497
I. Nhận thức chung về ngoại giao đa phương 497
II. Vài nét về lịch sử phát triển ngoại giao đa 500
10

phương
III. Quy trình hội nghị quốc tế cấp Chính phủ 509
IV. Điều ước quốc tế đa phương 512
V. Ngoại giao đa phương của Việt Nam 518
Chương XIV: Lễ tân ngoại giao 544
I. Lễ tân ngoại giao trong quan hệ quốc tế 544
II. Vài nét về lịch sử lễ tân ngoại giao 546
III. Nghi thức đón tiếp người đứng đầu cơ quan đại
diện ngoại giao và đón lãnh đạo cấp cao nước
ngoài 548
IV. Ngôi thứ ngoại giao 554
V. Vị trí danh dự và cách sắp xếp chỗ 557
VI. Tiệc ngoại giao 560
VII. Trang phục 575
VIII. Xưng hô và các câu lịch sự xã giao phổ biến và
thông dụng nhất 578
IX. Treo cờ 580
X. Tặng quà, đồ lưu niệm 582
XI. Phép lịch sự xã giao 583
Chương XV: Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự
và các tổ chức quốc tế 590
I. Khái niệm 590
II. Vài nét về lịch sử quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại
giao 591
III. Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao 592
IV. Quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự 597
V. Quyền ưu đãi, miễn trừ đối với Liên hợp quốc và
các tổ chức quốc tế 604
Danh mục tài liệu tham khảo 608
11

LỜI TỰA
CHO LẦN XUẤT BẢN THỨ TƯ

Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Sự thật đã quyết định xuất bản cuốn sách Ngoại giao và
công tác ngoại giao của tôi, lần đầu tiên ra mắt bạn đọc vào năm
2009, lần thứ hai vào năm 2010 và lần thứ ba vào năm 2015. Xuất
bản lần này so với bản năm 2015 có một số bổ sung, chỉnh sửa sau
đây:
Trước hết, tháng 01-2016, Đảng ta đã tiến hành Đại hội lần thứ
XII, bổ sung và phát triển đường lối, chính sách của Đại hội lần thứ
XI (2011). Đồng thời, ngày 21-11-2017, Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã bổ sung, chỉnh sửa và thông qua Luật
Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài năm 2009. Mặt khác, Chính phủ ban hành Nghị định số
26/2017/NĐ-CP thay cho Nghị định số 58/2013/NĐ-CP... Chính vì
vậy, cần phải chỉnh sửa nội dung cuốn sách cho phù hợp với những
văn bản mới.
Thứ hai, trong lần tái bản này, một số chương cũng được hoàn
thiện nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn của người đọc, thí dụ: bổ sung
khái niệm Ngoại giao công chúng tại chương I, chỉnh sửa một số
nội dung của chương IX. Ngoài ra, tác giả cũng có những chỉnh
sửa, chủ yếu là cập nhật thông tin ở một số chương khác.
Tôi hy vọng, những bổ sung, chỉnh sửa đó sẽ đáp ứng yêu cầu
của bạn đọc.

ĐS. GS. TS. VŨ DƯƠNG HUÂN


12
13

Chương I
NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGOẠI GIAO
VÀ CÔNG TÁC NGOẠI GIAO

I. KHÁI NIỆM NGOẠI GIAO

1. Nhận thức về ngoại giao trên thế giới

Từ “ngoại giao” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “diploma”. Ở


Hy Lạp cổ đại, người ta trao cho sứ giả đi đàm phán với quốc gia
khác giấy chứng nhận, giấy ủy quyền. Khi đến nước tiếp nhận, các
sứ giả trao giấy ủy quyền hay giấy chứng nhận đó cho người phụ
trách công tác đối ngoại của quốc gia đó. Văn bản này được gọi là
“diploma”. Từ đấy xuất hiện từ “diplomacy”, nghĩa là ngoại giao.
Tuy nhiên, bản thân từ ngoại giao sau này mới được sử dụng.
Vào lúc giao thời giữa thế kỷ XVI - XVII, bên cạnh Quân vương,
trong triều đình đã hình thành một cơ quan chuyên trách về đối
ngoại. Nhiệm vụ của cơ quan này là trao đổi công văn, giữ quan hệ
giữa các quân vương, tiếp nhận các vị sứ giả, tiếp đón các đoàn đại
biểu nước ngoài. Ở nước Anh, từ “ngoại giao” được sử dụng đầu
tiên vào năm 16451. Năm 1693, một nhà triết học, ngôn ngữ học và

1
1. Xem E. A. Satow: Hướng dẫn thực hành công tác ngoại giao,
Mátxcơva, 1961, tr.12 (tiếng Nga).
14

toán học người Đức, theo yêu cầu của Pie Đại đế của nước Nga, đã
soạn ra Bộ luật Ngoại giao.
Mặc dù đã xuất hiện từ lâu, song khái niệm “ngoại giao” đến
nay được hiểu khá khác nhau. Xin nêu vài ví dụ. Trước hết, nhà
ngoại giao, nhà báo người Anh Nicolson cho rằng: “Trong ngôn
ngữ nói, từ ngoại giao được sử dụng để ám chỉ nhiều nội dung rất
khác nhau. Nó được hiểu là quan hệ đối ngoại. Trong các trường
hợp khác lại ngụ ý là đàm phán. Từ đó cũng được sử dụng để nói
đến cơ quan ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao. Cuối cùng từ đó còn
có nghĩa là khả năng đặc biệt khôn khéo trong đàm phán quốc tế và
với nghĩa xấu là xảo quyệt trong thương lượng” 1. Từ nhận thức
trên, ông đồng tình với khái niệm về ngoại giao trình bày trong Từ
điển tiếng Anh Oxford: “Ngoại giao là việc tiến hành quan hệ quốc
tế bằng cách đàm phán, là phương pháp mà các đại sứ, công sứ... sử
dụng để điều chỉnh và tiến hành các quan hệ đó, là công tác hoặc
nghệ thuật của nhà ngoại giao”3.
Nhà nghiên cứu luật quốc tế người Bỉ nhấn mạnh các khía cạnh
khác nhau của từ “ngoại giao”. Trước hết, ngoại giao là khoa học và
nghệ thuật của cơ quan đại diện quốc gia và trong việc đàm phán...
Đây cũng là một từ được sử dụng ít nhiều với nghĩa rộng, ám chỉ
tổng thể các cơ quan đại diện của quốc gia, kể cả Bộ Ngoại giao
hoặc là tổng thể các đại diện chính trị của họ. Cuối cùng, từ “Ngoại
giao còn có nghĩa là nghề nghiệp của nhà ngoại giao”2.
Trong cuốn Giáo trình Ngoại giao, ông Garden cho rằng, với
nghĩa rộng “Ngoại giao là khoa học về quan hệ đối ngoại”, còn theo

1
, 3. H. Nicolson: Diplomacy, Oxford University Press, London, 1965,
tr.19, 15.
2
. D. B. Levin: Ngoại giao: Bản chất, phương pháp và hình thức,
Mátxcơva, 1962, tr. 9 (tiếng Nga).
15

nghĩa hẹp “Ngoại giao là nghệ thuật đàm phán chính thức”1.
Cuốn từ điển nổi tiếng của Pháp Dictionnaires le Robert, Le
Nouveau Petit Robert đưa ra định nghĩa: “Ngoại giao là hoạt động
chính trị liên quan đến các mối quan hệ giữa các quốc gia: Đại diện
quyền lợi của một chính phủ ở nước ngoài, quản lý công việc quốc
tế, hướng dẫn và tiến hành đàm phán giữa các quốc gia”2.
Ở Liên Xô trước đây và ở Liên bang Nga hiện nay, việc nghiên
cứu về ngoại giao cũng rất được chú ý. Có khá nhiều công trình
nghiên cứu lớn về ngoại giao. Đại từ điển Bách khoa toàn thư tái
bản năm 1998 viết: “Ngoại giao là hoạt động chính thức của người
đứng đầu nhà nước, chính phủ và của các cơ quan chuyên trách về
quan hệ đối ngoại, nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của chính
sách đối ngoại của quốc gia, cũng như nhằm bảo vệ quyền lợi quốc
gia ở nước ngoài. Từ “ngoại giao” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp
“diploma””3.
Nhà nghiên cứu ngoại giao Liên Xô V.A. Dorin nhấn mạnh yếu
tố quyền lợi quốc gia do giai cấp thống trị quyết định trong định
nghĩa về ngoại giao của mình. Ông cho rằng: “Ngoại giao là hoạt
động của các cơ quan quan hệ đối ngoại và của các đại diện quốc
gia để thực hiện các nhiệm vụ chính trị đối ngoại của quốc gia do
quyền lợi của các giai cấp thống trị quyết định và bảo vệ những
quyền lợi và lợi ích quốc gia ở nước ngoài bằng phương pháp hoà
bình”4.

1
. H. Nicolson: Diplomacy, Sđd, tr. 11.
2
. Le Nouveau Petit Robert: Dictionnaires le Robert, Paris, 1994, tr. 649
(tiếng Pháp).
3
. Đại từ điển Bách khoa toàn thư, Nxb. Moring, Mátxcơva, 1998, tr. 359
(tiếng Nga).
4
. V.A. Dorin: Cơ sở công tác ngoại giao, Nxb. Quan hệ quốc tế,
Mátxcơva, 1977, tr.19 (tiếng Nga).
16

Giáo sư V.I. Popov, một nhà ngoại giao Xôviết nổi tiếng, tác
giả của nhiều công trình khoa học lớn về ngoại giao, trong tập bài
giảng của mình tại Học viện Ngoại giao Nga thì cho rằng, ngoại
giao “là khoa học quan hệ quốc tế và nghệ thuật đàm phán của các
nhà lãnh đạo quốc gia và chính phủ, của các cơ quan chuyên trách
về đối ngoại như: Bộ Ngoại giao, là sự tham gia của các nhà ngoại
giao trong việc xác định chính sách đối ngoại của đất nước và là
việc thực hiện chính sách đối ngoại bằng biện pháp hoà bình. Mục
đích và nhiệm vụ chính của ngoại giao là bảo vệ quyền lợi quốc gia
và của công dân mình”1. Một giáo sư Trung Quốc cũng nêu khái
niệm về ngoại giao như sau: Một hành vi chính thức của quốc gia
thông qua phương thức hoà bình, cơ quan đại diện, các đại diện
chính thức, qua trao đổi đàm phán và các phương thức hoà bình
khác thực hiện chủ quyền đối với bên ngoài để xử lý quan hệ đối
ngoại của quốc gia và tham gia công việc quốc tế; ngoại giao là
biện pháp quan trọng thực hiện mục tiêu đối ngoại quốc gia, đồng
thời cũng là con đường quan trọng thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau,
tình hữu nghị giữa các dân tộc. Khía cạnh khác của ngoại giao là
một loạt công cụ bảo vệ lợi ích quốc gia thực thi chính sách đối
ngoại quốc gia như: ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại
giao quân sự, văn hoá, tôn giáo, chính đảng, chính phủ, phi chính
phủ...2.
Còn các tác giả cuốn Bách khoa Ngoại giao Ucraina có nhận
thức: “Ngoại giao là hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà

1
. V.I. Popov: Ngoại giao hiện đại: Lý luận và thực tiễn,
Nxb. Quan hệ quốc tế, Mátxcơva, 2003, tr. 15-16 (tiếng Nga).
2
. Xem Tôn Triết: “Chiến lược ngoại giao mới “Hoà bình trỗi dậy” của
Trung Quốc”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Thông tấn xã Việt Nam, tháng 6-
2004, tr.23.
17

nước, chính phủ, bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao và
các cơ quan quan hệ đối ngoại khác, nhằm thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc gia, cũng như bảo vệ
quyền, lợi ích của các tổ chức và công dân mình ở nước ngoài.
Ngoại giao là một trong những phương tiện quan trọng nhất thực
hiện chính sách đối ngoại... Đặc thù của ngoại giao là giải quyết các
vấn đề tranh chấp bằng phương pháp hoà bình, bằng cách đàm
phán... Ngoại giao là thực hiện quan hệ quốc tế bằng đàm phán và
phương pháp mà các đại sứ, công sứ sử dụng..., là công tác, nghệ
thuật của nhà ngoại giao..., là khoa học quan hệ quốc tế, là nghệ
thuật đàm phán...”1.
Ngoại giao vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, song các học giả
phương Tây thường chú ý khía cạnh nghệ thuật hơn là góc độ khoa
học. Họ thường nhấn mạnh vai trò, tài năng cá nhân của các nhà
ngoại giao, các nhà đàm phán.

2. Nhận thức về ngoại giao ở Việt Nam

Khái niệm ngoại giao được đề cập không nhiều trong sách báo
Việt Nam. Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 2001 viết: “Ngoại giao
là sự giao thiệp với nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của quốc gia
mình và để góp phần giải quyết những vấn đề quốc tế chung” 2. Còn
các tác giả cuốn Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ
ngoại giao nêu nhận thức: “Ngoại giao là một khoa học mang tính
tổng hợp, một nghệ thuật của những khả năng, là hoạt động của các
cơ quan làm công tác đối ngoại và các đại diện có thẩm quyền, là
công tác đối ngoại của nhà nước, bảo vệ quyền lợi, lợi ích, quyền
1
. Bách khoa Ngoại giao Ucraina, Nxb. Tri thức Ucraina, Kiép, 2004, tr.
362 (tiếng Ucraina).
2
. Viện Ngôn ngữ: Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, 2001, tr.683.
18

hạn quốc gia, dân tộc ở trong nước và trên thế giới, góp phần giải
quyết các vấn đề quốc tế chung bằng con đường đàm phán và các
hình thức hoà bình khác”1. Đây là khái niệm tương đối hoàn chỉnh.
Khái niệm đầy đủ nhất được trình bày trong Từ điển Bách khoa
Việt Nam, ra mắt bạn năm 2003. Các tác giả còn giới thiệu các khái
niệm ngoại giao khác nhau như ngoại giao nhân dân, ngoại giao
pháo hạm, ngoại giao đôla, ngoại giao bóng bàn, ngoại giao con
thoi, ngoại giao không chính thức, ngoại giao phòng ngừa...
Về ngoại giao chính thức, Từ điển Bách khoa Việt Nam viết:
“Ngành khoa học mang tính tổng hợp, một nghệ thuật của các khả
năng; là hoạt động chính thức của các cơ quan làm công tác đối
ngoại và các đại diện có thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ chính
sách đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ các quyền lợi và lợi ích
của nước mình, của các cơ quan, tổ chức và công dân mình ở nước
ngoài; góp phần giải quyết các vấn đề quốc tế bằng con đường đàm
phán và các hình thức hoà bình khác. Ngày nay, bên cạnh ngoại
giao nhà nước còn có ngoại giao nhân dân. Đàm phán là nghệ thuật
nhằm ngăn ngừa hoặc giải quyết các xung đột quốc tế, tìm kiếm
thoả hiệp hoặc giải pháp mà các bên cùng chấp nhận được, phát
triển sâu rộng hợp tác quốc tế. Trước kia ngoại giao là công việc
của các bộ trưởng ngoại giao, các đại sứ hoặc phái viên đặc biệt.
Trong những thập niên gần đây, các vị đứng đầu quốc gia, đứng đầu
chính phủ cũng làm công việc ngoại giao thông qua những cuộc gặp
thượng đỉnh, những chuyến thăm chính thức, viếng thăm làm việc
và đàm phán cấp cao. Ngoại giao còn được tiến hành trong các hội
nghị và gặp gỡ ngoại giao; chuẩn bị và ký kết điều ước quốc tế hoặc

1
. Học viện Quan hệ quốc tế: Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp
vụ ngoại giao, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.1, tr.19-20.
19

các văn kiện ngoại giao khác gồm hai bên hay nhiều bên, tham gia
hoạt động của các tổ chức quốc tế và các cơ quan của tổ chức này”1.

3. Định nghĩa về ngoại giao

Nói về ngoại giao, ta có thể kể ra hàng loạt cách hiểu khác


nhau. Từ những phát biểu trên có thể rút ra một số nhận xét như sau
về ngoại giao:
Ngoại giao có nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
- Theo nghĩa hẹp, ngoại giao là nghệ thuật đàm phán;
- Còn theo nghĩa rộng, ngoại giao là hoạt động của nhà nước
trong lĩnh vực đối ngoại, là công cụ quan trọng nhất, công cụ hoà
bình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ chính sách đối ngoại của quốc
gia;
- Là hoạt động của tất cả các cơ quan chuyên trách về quan hệ
đối ngoại ở trung ương (cơ quan quan hệ đối ngoại theo hiến pháp)
cũng như ở nước ngoài và những cán bộ làm công tác ngoại giao
nhà nước;
- Là nghề nghiệp của nhà ngoại giao;
- Là khoa học và nghệ thuật, trước hết là nghệ thuật đàm phán;
- Mang tính giai cấp và dân tộc sâu sắc.
Với cách hiểu ngoại giao như phân tích ở trên thì định nghĩa
được trình bày trong Từ điển Ngoại giao của Liên Xô trước đây do
A. Gromyko chủ biên, là một khái niệm khá đầy đủ, toàn diện và
khoa học hơn cả. Từ điển Ngoại giao viết: “Ngoại giao là công cụ
thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, là tổng thể những biện
pháp phi quân sự, những phương pháp, thủ thuật được sử dụng có

1
. Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2003, t.3,
tr.119.
20

tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu nhiệm vụ; hoạt
động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ, bộ
trưởng bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài,
các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu
và nhiệm vụ trong chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền
và lợi ích quốc gia, pháp nhân và công dân mình ở nước ngoài.
Đồng thời, ngoại giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn,
hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thỏa hiệp và đưa ra
những giải pháp có thể được các bên chấp nhận, cũng như việc mở
rộng và củng cố hợp tác quốc tế”1.
Những phương pháp ngoại giao chủ yếu, thông dụng nhất trong
thực tế là thăm viếng chính thức và các hình thức thăm viếng khác;
đàm phán cấp cao nhất, đàm phán cấp cao; hội nghị, cuộc họp, gặp
gỡ, chuẩn bị ký kết điều ước quốc tế song phương, đa phương và
những văn kiện ngoại giao khác, sự tham gia vào công việc của các
tổ chức, diễn đàn quốc tế, đại diện quốc gia ở nước ngoài, trao đổi
thư tín ngoại giao, công bố văn kiện ngoại giao. Với việc thành lập
Liên hợp quốc, ngoại giao đa phương có ý nghĩa to lớn.
Chính phủ lãnh đạo hoạt động ngoại giao của quốc gia, trước
hết và trực tiếp là bộ ngoại giao; ngoại giao ở bất cứ quốc gia nào
đều mang tính chất giai cấp. Nội dung, nguyên tắc, mục đích,
nhiệm vụ của ngoại giao do chế độ xã hội của quốc gia, do lợi ích
của giai cấp cầm quyền quyết định. Giai cấp cầm quyền xác định
đường lối đối ngoại của quốc gia.

II. PHÂN LOẠI NGOẠI GIAO

1
. A. Gromyko: Từ điển Ngoại giao, Nxb. Khoa học, Mátxcơva, 1984,
t.1, tr. 327 (tiếng Nga).
21

Có nhiều tiêu chí để phân loại ngoại giao như: theo chế độ xã
hội, theo chủ thể, nội dung hoạt động, hình thức thể hiện, số lượng
các bên tham gia, v.v..

1. Phân loại theo chế độ xã hội

Ngoại giao xuất hiện cùng với nhà nước, là hoạt động chính
thức của nhà nước. Chính vì vậy, người ta đã phân loại ngoại giao
trên cơ sở hình thái kinh tế - xã hội. Ứng với các chế độ xã hội có
giai cấp là bốn kiểu ngoại giao:
- Ngoại giao chiếm hữu nô lệ;
- Ngoại giao phong kiến;
- Ngoại giao tư bản (chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ
nghĩa đế quốc);
- Ngoại giao xã hội chủ nghĩa.
Việc phân loại này thể hiện tính chất giai cấp rõ ràng của ngoại
giao. Ngoài ra còn có ngoại giao các nước độc lập dân tộc, ngoại
giao các nước không liên kết, ngoại giao thế giới thứ ba. Việc phân
loại này không hoàn toàn theo chế độ xã hội, song cũng liên quan
nhất định với chế độ xã hội.

2. Phân loại theo chủ thể

Khái niệm ngoại giao trình bày ở trên là ngoại giao chính thức,
ngoại giao nhà nước. Chủ thể của ngoại giao là nhà nước. Bên cạnh
ngoại giao nhà nước, còn tồn tại các hình thức ngoại giao khác như:
ngoại giao đảng, ngoại giao quốc hội, ngoại giao nhân dân, ngoại
giao của các học giả,...

2.1. Ngoại giao đảng

Ngoại giao đảng là hoạt động đối ngoại của các đảng phái
22

chính trị nhằm thiết lập, phát triển quan hệ với các đảng ở các nước
khác trên thế giới. Ngoại giao đảng thường mang đặc điểm hệ tư
tưởng. Nghĩa là các đảng có cùng hệ tư tưởng thường thiết lập quan
hệ với nhau. Trong lịch sử đã tồn tại Quốc tế I, Quốc tế II và Quốc
tế III. Sau Quốc tế III có Cục Thông tin quốc tế và Hội nghị các
đảng cộng sản và công nhân quốc tế ở Mátxcơva năm 1957 và
1960. Đó là diễn đàn, là tổ chức của các đảng cộng sản và công
nhân quốc tế. Cũng theo nguyên tắc này, Đảng Cộng sản Việt Nam
chủ yếu xây dựng quan hệ với các đảng cộng sản và công nhân
quốc tế, các đảng và tổ chức chính trị cánh tả. Cho đến nay, Đảng ta
có quan hệ với hơn 200 đảng như vậy.
Ngoài ra, Đảng ta còn thiết lập và phát triển quan hệ với các
đảng cầm quyền không phải là các đảng cộng sản, công nhân, như:
Đảng Dân chủ - Tự do Nhật Bản, Đảng UMNO (Tổ chức thống
nhất dân tộc Malaixia) ở Malaixia, Đảng Bath (Xã hội phục hưng) ở
nhiều nước Arập... Hiện nay, Đảng ta có quan hệ với hơn 200 chính
đảng ở 114 nước, trong đó có hơn 100 đảng cộng sản và công nhân,
50 đảng cầm quyền và 80 đảng đang tham gia quốc hội nghị viện1.
Tại các nước xã hội chủ nghĩa, ngoại giao đảng cũng quan trọng
như ngoại giao nhà nước, quyện chặt với ngoại giao nhà nước bởi
đó là những đảng cầm quyền và các vị lãnh đạo đảng thường kiêm
chức vụ nhà nước. Mặt khác, đảng còn lãnh đạo nhà nước, trong đó
có công tác đối ngoại và ngoại giao của nhà nước.

2.2. Ngoại giao nghị viện


Đó là hoạt động đối ngoại, hoạt động quốc tế của nghị
1
. Hoàng Bình Quân: “Đối ngoại Đảng góp phần quan trọng thực hiện
thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội XI”, Tạp chí Cộng sản, số 856,
2014.
23

viện/nghị sĩ, hỗ trợ, bổ sung cho ngoại giao nhà nước. Bên cạnh
việc tác động trực tiếp vào quá trình hoạch định và triển khai chính
sách đối ngoại của quốc gia, các nghị sĩ với tư cách là người được
nhân dân trực tiếp bầu đóng vai trò cầu nối cử tri nước mình với dư
luận quốc tế. Nét đặc trưng của ngoại giao nghị viện biểu hiện ở
chính bản chất của thiết chế nghị viện. Là cơ quan đại diện cho
quyền lợi của dân, thay mặt cho dân quyết định các vấn đề chung
của đất nước, nghị viện đóng vai trò quan trọng trong xã hội dân
chủ. Sự tham gia của nghị viện vào quan hệ đối ngoại quốc gia thể
hiện ở cả ba chức năng chính: lập pháp, giám sát và đại diện. Quốc
hội lại có đại diện các đảng phái, các tổ chức chính trị - xã hội, các
nhóm lợi ích, nhất là quốc hội tại các nước theo chế độ đa nguyên,
nên ngoại giao nghị viện vừa mang tính đảng lại vừa thể hiện ý chí
của người dân đã bầu ra họ. Mặt khác, ngoại giao nghị viện vừa
mang tính nhà nước vừa mang tính nhân dân. Những năm gần đây,
hoạt động ngoại giao của nghị viện phát triển rất mạnh. Các nghị sĩ
thường xuyên thăm viếng lẫn nhau để trao đổi ý kiến, trao đổi kinh
nghiệm công tác và tăng cường quan hệ. Quốc hội Việt Nam là
thành viên tích cực của Liên minh nghị viện các nước ASEAN
(AIPO) thành lập ngày 22-9-1977, Hiệp hội các nghị viện châu Á vì
hòa bình (AAPP), Diễn đàn nghị viện châu Á - Thái Bình Dương
(APPF), Liên minh nghị viện Pháp ngữ (APF), Hội nghị đối tác
nghị viện Á - Âu (ASEP), Liên minh nghị viện quốc tế (IPU); và
còn là thành viên của nhiều tổ chức liên minh nghị viện khác. Quốc
hội nước ta đã cử nhiều đoàn thăm viếng các nước ở khắp các châu
lục và đón không ít đoàn đại biểu quốc hội nước ngoài đến thăm
Việt Nam. Ngoại giao nghị viện hỗ trợ quan trọng cho ngoại giao
nhà nước.
24

2.3. Ngoại giao nhân dân

Ngoại giao nhân dân là hoạt động đối ngoại do các tổ chức nhân
dân (thanh niên, phụ nữ, công đoàn, Hội cựu chiến binh, Hội nông
dân), hoạt động đối ngoại của các tổ chức nghề nghiệp (Hội văn
học, nghệ thuật, Hội kiến trúc, Hội sử học...) thực hiện. Mục đích
ngoại giao nhân dân là góp phần tăng cường sự hiểu biết, đoàn kết
và hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, tạo môi trường thuận lợi cho
phát triển quan hệ nhà nước.
Đặc điểm của ngoại giao nhân dân là rất rộng rãi, cực kỳ đa
dạng, rất mềm mỏng, không gò bó về quy định lễ tân, có thể đi đầu,
đi trước tại những nơi mà ngoại giao nhà nước chưa thể triển khai.
Ngoại giao nhân dân là một bộ phận của công tác đối ngoại nói
chung. Nhiệm vụ của ngoại giao nhân dân là vận động các tầng lớp
nhân dân nước ta thực hiện các chủ trương, chính sách hoà bình,
hữu nghị, đoàn kết và hợp tác giữa Việt Nam với các nước; đồng
thời tuyên truyền, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế
giới đối với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng đất
nước của nhân dân ta.
Ngoại giao nhân dân đã có những đóng góp to lớn trong cuộc
kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công cuộc xây dựng
đất nước. Chính vì vậy, Đại hội lần thứ X của Đảng nhấn mạnh chủ
trương: “Phát triển công tác đối ngoại nhân dân theo phương châm
“chủ động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”. Tích cực tham gia các
diễn đàn và hoạt động của nhân dân thế giới. Tăng cường vận động
viện trợ và nâng cao hiệu quả hợp tác với các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội”1.

1
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.113.
25

Ở nước ta, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam là tổ chức
quản lý toàn bộ hoạt động ngoại giao nhân dân, mà tổ chức tiền
thân đầu tiên của nó là Ban Hoạt động quốc tế, thành lập tháng 4-
1956.

2.4. Ngoại giao kênh II

Ngoại giao kênh II là một hình thức đặc biệt của ngoại giao
nhân dân. Ngoại giao kênh II ra đời nhằm bổ khuyết tính thiếu sáng
tạo của ngoại giao chính thức, vốn thường xuyên bị chỉ trích. Đó là
hoạt động ngoại giao của cựu quan chức nhà nước như nguyên các
nhà ngoại giao cấp cao, của các cơ quan khoa học, nghiên cứu về
quan hệ quốc tế, về an ninh quốc tế. Ví dụ, hoạt động ngoại giao
của Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế ASEAN (ISIS -
ASEAN) và Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương
(CSCAP) mà Học viện Ngoại giao Việt Nam là thành viên. Các
viện nghiên cứu thường xuyên tổ chức những cuộc hội nghị, hội
thảo về các vấn đề quốc tế có đông đảo các học giả ở khu vực và
thế giới tham gia, đề xuất nhiều sáng kiến, không ít những ý tưởng
hay, táo bạo về ngoại giao như xây dựng Hiến chương ASEAN.
Ngoại giao kênh II linh hoạt, không bị ràng buộc như ngoại
giao chính thức, có thể đạt được mục tiêu như ngoại giao chính
thức, song tránh được ràng buộc, rủi ro. Ngoại giao không chính
thức bổ sung khá hiệu quả cho ngoại giao chính thức.

2.5. Ngoại giao của các tổ chức phi chính phủ

Ngoại giao của các tổ chức phi chính phủ cũng là ngoại giao
không chính thức. Có ba loại tổ chức phi chính phủ: phi chính phủ
quốc tế, phi chính phủ quốc gia và phi chính phủ mang tính chất
26

chính phủ. Số lượng các tổ chức phi chính phủ tăng mạnh. Những
năm 1940 có khoảng 500 tổ chức phi chính phủ, đến năm 2002 con
số đó đã lên tới 30.000, trong đó có hàng nghìn tổ chức phi chính
phủ đăng ký tại Văn phòng Liên hợp quốc ở Geneva. Có tới
2.400 tổ chức phi chính phủ có quy chế tham khảo ý kiến với Hội
đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC). Tiếng nói và
ảnh hưởng của các tổ chức phi chính phủ trong các vấn đề quốc tế
ngày càng tăng. Hằng năm, Ngân hàng thế giới đều tổ chức hội nghị
tư vấn với các tổ chức phi chính phủ. Với tiếng nói của mình, họ đã
có những đóng góp đáng kể vào thành công của nhiều hội nghị
quốc tế như: Hội nghị thế giới về phụ nữ, Hội nghị thế giới về dân
số và phát triển, Hội nghị thượng đỉnh về phát triển xã hội, Hội nghị
thế giới về môi trường,... Nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi
Annan gọi các tổ chức phi chính phủ là “cường quốc mới” và dự
đoán thế kỷ XXI là thế kỷ của các tổ chức phi chính phủ.

3. Phân loại theo nội dung hoạt động


Theo nội dung hoạt động, có thể có rất nhiều loại ngoại giao:
ngoại giao pháo hạm, ngoại giao nguyên tử, ngoại giao đôla, ngoại
giao bóng bàn, ngoại giao dầu lửa, ngoại giao kinh tế, ngoại giao
văn hoá, ngoại giao công chúng, ngoại giao phòng ngừa, ngoại giao
ảo, ngoại giao năng lượng, ngoại giao nhân quyền, v.v.. Ngoại giao
văn hoá và ngoại giao kinh tế sẽ được đề cập ở các chương IX và X
cuốn sách này. Ở đây chỉ giới thiệu một số loại ít biết đến.

3.1. Ngoại giao pháo hạm


Ngoại giao pháo hạm là một trong những biện pháp phổ biến
của các nước đế quốc dùng sức mạnh quân sự nhằm thực hiện chính
27

sách xâm lược, gây sức ép, can thiệp vào công việc nội bộ các nước
yếu hơn, chủ yếu là các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. Ngoại giao pháo
hạm ra đời vào thời kỳ diễn ra các cuộc xâm chiếm thuộc địa trên
thế giới. Ví dụ, năm 1858, Pháp dùng tàu chiến tấn công cảng Đà
Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Năm 1897,
Đức đã dùng biện pháp ngoại giao này chiếm cảng Giao Châu,
Trung Quốc. Hiện nay vẫn có kẻ dùng ngoại giao pháo hạm để thực
hiện mục đích đen tối của mình.

3.2. Ngoại giao đôla


Là khái niệm gắn với hoạt động chính trị đối ngoại của Mỹ vì
lợi ích của giới doanh nghiệp. Lần đầu tiên khái niệm này được sử
dụng trong chính sách đối ngoại của Tổng thống W. Taft vào cuối
năm 1912, khi ông tuyên bố thay súng đạn bằng đôla, một công cụ
bành trướng kinh tế Mỹ, và những biện pháp gây áp lực mạnh được
thay thế bằng biện pháp kinh tế. Sử dụng đòn bẩy tài chính thay thế
cho chính sách cứng rắn "Cái gậy lớn" nhằm đạt được mục tiêu
chiến lược mà học thuyết Monroe và học thuyết "Cửa mở" đã xác
định, khuyến khích các hoạt động đầu tư, cho vay tại các nước Mỹ
Latinh. Chính quyền
W. Taft đã cố gắng ổn định tình hình kinh tế - chính trị, củng cố vị
trí của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh, trong đó có khu vực kênh đào
Panama; đồng thời loại dần đầu tư của châu Âu khỏi khu vực Trung
Mỹ. Ngoại giao đôla là một phương tiện bảo vệ lợi ích tư bản độc
quyền Mỹ, với sự tham gia của những ngân hàng hàng đầu vào
chính sách đối ngoại. Ngoại giao đôla của Mỹ được triển khai qua
đầu tư cho các dự án xây dựng đường sắt ở Trung Quốc (từ năm
1909), sử dụng ở Haiti, Ônđurát và Nicaragoa, nơi mà người ta đã
dùng tài chính, kết hợp với thu thuế và can thiệp vũ trang.
28

Với nghĩa rộng, ngoại giao đôla là khái niệm để chỉ toàn bộ
phương tiện tài chính được sử dụng vào hoạt động đối ngoại của
Mỹ.

3.3. Ngoại giao ảo

Theo nghĩa rộng, ngoại giao ảo là hình thức ngoại giao liên
quan đến sự xuất hiện mạng thông tin toàn cầu. Theo nghĩa hẹp,
ngoại giao ảo là việc thông qua các quyết định, phối hợp, liên lạc và
thông tin các công việc ngoại giao bằng sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin. Khái niệm "ngoại giao ảo" xuất hiện giữa thập niên 1990
ở Mỹ, liên quan đến khái niệm "quyền lực mềm" do J.C. Nye đề
xuất.
Trước hết, người ta muốn nói đến các phương pháp công nghệ
và phương tiện "gây ảnh hưởng mềm" thật sâu sắc đến dư luận xã
hội thế giới, thiết lập và nhồi nhét vào nhận thức của dân chúng hệ
thống giá trị tư tưởng của Mỹ. Ngoại giao ảo cũng còn có nghĩa là
xây dựng hoạt động của các đại sứ quán, cơ quan lãnh sự, phái đoàn
đại diện tại các tổ chức quốc tế, đào tạo cán bộ ngoại giao với chất
lượng cao, nhằm nắm được các kỹ năng tuyên truyền, vận động dư
luận khác nhau và những công cụ kỹ thuật cao. Cách mạng thông
tin dựa trên xu thế toàn cầu hoá đã nhanh chóng làm thay đổi cơ
bản thế giới, cho nên nắm được kỹ năng ngoại giao ảo là một thành
tố rất quan trọng của ngoại giao hiện đại. Ngoại giao hiện đại đang
được cải cách bởi những biến đổi trong bản chất và cấu trúc công
tác ngoại giao, hình thành những quan điểm ngoại giao và chiến
lược quan hệ quốc tế của kỹ thuật công nghệ thông tin, bao gồm
việc xác định những tư tưởng, giá trị, quy phạm, luật lệ và đạo đức
dưới ảnh hưởng của ngoại giao ảo, có thể được các chủ thể của
29

quan hệ quốc tế như đại diện nhà nước, các tổ chức phi chính phủ
sử dụng. Điều đó có nghĩa là quan điểm "quyền lực cứng" đang dần
biến mất khỏi chương trình nghị sự và quan điểm mới đã được bổ
sung cơ bản các chiến lược khác nhau liên quan đến “quyền lực
mềm”.

3.4. Ngoại giao phòng ngừa

Ngoại giao phòng ngừa được đề cập trong Hiến chương Liên
hợp quốc và được vận dụng thường xuyên vào những năm 60 thế
kỷ XX trong các cuộc xung đột khu vực nhằm ngăn không cho các
cuộc xung đột bị lôi kéo vào sự đối đầu giữa hai siêu cường Xô -
Mỹ. Sau Chiến tranh lạnh, ngoại giao phòng ngừa được hiểu rộng
hơn, là “hành động để phòng ngừa tranh chấp nảy sinh giữa các
bên, không để các tranh chấp hiện có leo thang thành xung đột và
hạn chế sự lan rộng của xung đột một khi đã bùng phát”1.
Một vị tổng thư ký Liên hợp quốc cho rằng, ngoại giao phòng
ngừa có tầm quan trọng ngang với các công việc như kiến tạo hoà
bình, giữ gìn hoà bình, thực thi hoà bình và xây dựng hoà bình, là
ưu tiên chính trị quan trọng của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực
như Liên minh châu Phi, Liên minh châu Âu, Cộng đồng các quốc
gia độc lập... Trong ngoại giao phòng ngừa đã diễn ra nhiều cuộc
trao đổi rất sôi nổi tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), các cuộc
họp của Hội đồng hợp tác an ninh châu Á - Thái Bình Dương
(CSCAP)...
Các nguyên tắc của ngoại giao phòng ngừa:
- Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau;

1
. Boutros-Boutros Ghali: An Agenda for Peace: Preventive, Peacemaking
and Peacekeeping, United Nations, 17-6-1992.
30

- Kiềm chế, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc
gia khác, tránh hợp tác an ninh trực tiếp chống lại một nước hay
bên thứ ba;
- Sự nhất trí của các bên liên quan trực tiếp là điều kiện tiên
quyết triển khai ngoại giao phòng ngừa;
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình, tránh
sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực;
- Thực hiện chính sách quốc phòng phòng vệ, không đe doạ hay
làm phương hại an ninh và ổn định của quốc gia khác bằng lực
lượng quân sự của mình;
- Tăng cường hợp tác cùng có lợi và giao lưu hữu nghị giữa các
dân tộc;
- Xử lý quan hệ giữa các quốc gia và triển khai hợp tác xây
dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa phù hợp với các nguyên tắc
cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, năm nguyên tắc cùng tồn
tại hoà bình và những quy phạm pháp luật quốc tế đã được công
nhận rộng rãi.
Các biện pháp ngoại giao phòng ngừa:
- Nỗ lực xây dựng lòng tin (minh bạch thông tin, trao đổi thông
tin);
- Xây dựng thiết chế (thiết chế chính thức, thiết chế không
chính thức nhằm tham khảo, trao đổi ý kiến giữa các nhân vật thực
hiện ngoại giao phòng ngừa);
- Xây dựng chuẩn mực ứng xử;
- Có hệ thống cảnh báo sớm (tăng cường quân đội, nạn đói, nạn
di cư...);
- Tìm kiếm sự thật;
- Phái đoàn thiện chí;
- Vai trò liên lạc của bên thứ ba hay trung gian.
31

3.5. Ngoại giao nhân quyền

Ngoại giao nhân quyền lần đầu tiên xuất hiện ở Mỹ năm 1966
do Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ St. David Newson đề xướng, là
chính sách ngoại giao lấy nội dung nhân quyền làm nguyên tắc, hòn
đá tảng trong quan hệ đối ngoại của Mỹ, Ngoại giao nhân quyền
Mỹ được thực hiện từ thời Tổng thống Carter cho đến nay và đã trở
thành một quốc sách cơ bản của Mỹ. Tư tưởng cơ bản của ngoại
giao nhân quyền là phát triển quan hệ song phương với các nước
trên thế giới, không dựa vào năm nguyên tắc chung sống hoà bình
và các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế, mà dựa vào giá trị Mỹ, dân
chủ, nhân quyền kiểu Mỹ. Với chiêu bài “dân chủ, nhân quyền, tự
do tôn giáo”, Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều nước
trên thế giới. Chính sách ngoại giao nhân quyền của Mỹ bị nhiều
nước phê phán.

3.6. Ngoại giao công chúng

Ngoại giao công chúng (public diplomacy) là hình thức ngoại


giao mới. Khái niệm ngoại giao công chúng được Edmund Gullion,
nhà ngoại giao Mỹ sử dụng lần đầu tiên vào năm 1965 khi ông
thành lập Trung tâm Ngoại giao Công chúng Eward R.Murrow
thuộc Trường Luật. Theo ông, “ngoại giao công chúng xử lý những
vấn đề liên quan tới tác động của công luận đối với quá trình hoạch
định và triển khai chính sách đối ngoại. Ngoại giao công chúng đề
cập những phương diện quan hệ quốc tế bên ngoài khuôn khổ của
ngoại giao truyền thống; về định hướng dư luận của chính phủ ở
các nước khác; về mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích phi chính phủ
của nước này với những nước khác; về thông tin tuyên truyền đối
ngoại và tác động chính sách; về thông tin, tiếp xúc giữa các nhà
32

ngoại giao và giới truyền thông nước ngoài; và về các quá trình
thông tin, giao lưu giữa các nền văn hóa. Trọng tâm của ngoại giao
công chúng là luồng thông tin và ý tưởng xuyên quốc gia”1.
Mặc dù, khái niệm ngoại giao công chúng mới xuất hiện song
hoạt động theo hình thức ngoại giao này đã được tiến hành từ lâu và
nay phát triển mạnh và được các quốc gia hết sức coi trọng, nhất là
các cường quốc. Hoàng đế La Mã Frederick II đã phân phát các bản
tin sang các khu vực lân bang; người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng
thư viện khổng lồ tại Alexandria nhằm truyền bá tri thức; trong
Chiến tranh thế giới thứ hai và Chiến tranh lạnh, Liên Xô và Mỹ rất
chú trọng ngoại giao công chúng nhằm thu phục con tim và khối óc
trong cuộc đối đầu ý thức hệ. Năm 1941, Liên Xô thành lập Cục
Thông tin Xôviết (Sovinformburo). Năm 1942, Mỹ thành lập Văn
phòng Thông tin chiến tranh và năm 1953 thành lập Cục Thông tin
Hoa Kỳ (USIA). Trong những năm gần đây, đặc biệt từ sau sự kiện
11 tháng 9, Mỹ đề cao ngoại giao công chúng nhằm khôi phục lại
hình ảnh, uy tín chính trị quốc tế, một nhân tố trong sức mạnh quốc
gia và được gọi là “sức mạnh mềm”. Để phục vụ cho thuyết “sự trỗi
dậy hòa bình” của mình, Trung Quốc rất chú trọng phát huy “sức
mạnh mềm” trên toàn thế giới nhằm thu hút sự chú ý và thuyết phục
dư luận nước ngoài thông qua các yếu tố như hình ảnh, uy tín, năng
lực giao tiếp, mức độ cởi mở của xã hội, tính gương mẫu của chính
quyền và sức hấp dẫn của nền văn hóa 2. Ngoại giao công chúng
phát triển nhanh là do Chiến tranh lạnh chấm dứt, không còn đối
đầu theo ý thức hệ; toàn cầu hóa phát triển, xu thế hội nhập, liên
1
. Theo trang web của Hội cựu thành viên
USIA www.publicdiplomacy.org.
2
. Xem Nguyễn Đức Tuyến: Về sức mạnh mềm của Trung Quốc ở châu Á,
Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1(72) (3/2008), tr. 68-76.
33

kết, mở cửa ngày càng sâu rộng, các quốc gia ngày nay phải xử lý
một mạng lưới các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp, đa chiều: xu
hướng độc lập, tự chủ của các quốc gia - dân tộc trong việc xác lập,
tạo dựng cho mình các giá trị, bản sắc nhằm chống lại những tác
động, hệ lụy tiêu cực của tiến trình toàn cầu hóa, v.v..
Ngoại giao công chúng có những đặc điểm sau:
- Tính bổ trợ: Ngoại giao công chúng đóng vai trò bổ trợ cho
ngoại giao chuẩn mực nhà nước và các hình thức ngoại giao khác
dựa trên cơ sở dung hòa các nguyên tắc và hành vi ứng xử đặc thù
của từng “kênh”. Ngoại giao công chúng cũng góp phần phục vụ
mục tiêu chung của chính sách đối ngoại, đó là an ninh, phát triển
và ảnh hưởng.
- Tính chiến lược, dài hạn: Ngoại giao công chúng không chỉ là
việc chuyển tải thông điệp, xây dựng mạng lưới,... mà còn mang
tầm chiến lược dài hạn dựa trên ba mục tiêu của chính sách đối
ngoại. Để thực hiện chiến lược dài hạn này, ngoại giao công chúng
có ba nhiệm vụ chính là: (i) xây dựng nhận thức chung, hiểu biết
chung giữa nhà nước và các chủ thể phi nhà nước (thông tin, quan
niệm, cơ hội gặp gỡ, đối thoại, tranh luận); (ii) xây dựng một
chương trình/kế hoạch hành động chung/đa phương (mạng lưới,
tầm nhìn, nhóm giải pháp); và (iii) thiết lập một cơ chế chung để xử
lý, giải quyết một vấn đề nào đó.
- Tính gián tiếp, không chính thức: Ngoại giao công chúng khác
với các hình thức ngoại giao còn lại ở tính chất “gián tiếp” và
“không chính thức”. Tuy nhiên, khái niệm này đang dần được mở
rộng và hiểu một cách linh hoạt hơn nhằm phản ánh thực tiễn ngày
càng đa dạng và phức tạp. Đối với một số quốc gia, trọng tâm của
ngoại giao công chúng ngày nay không chỉ giúp tác động đến chính
sách, hành vi của một quốc gia khác mà còn làm thay đổi cách nhìn,
34

tình cảm và xây dựng những mối quan hệ phi nhà nước với các xã
hội khác1. Rõ ràng, đối tượng giao tiếp ở nước ngoài của ngoại giao
đã được mở rộng và về lâu dài, những sợi dây liên hệ “không chính
thức” này sẽ có tác động không nhỏ đến quan hệ “chính thức” giữa
các chính phủ.
- Tính phối hợp: Để thực hiện thành công ba nhiệm vụ trên, cần
có sự phối hợp nhịp nhàng, linh hoạt giữa ngoại giao nhà nước và
các hình thức ngoại giao căn cứ theo chủ thể tiến hành như ngoại
giao nghị viện, ngoại giao nhân dân,... cũng như sự phối hợp giữa
ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa,
công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại...
Ngoại giao công chúng khác ngoại giao nhân dân và công tác
thông tin, tuyên truyền đối ngoại. Ngoại giao công chúng như là
một bộ phận bổ trợ của ngoại giao nhà nước, có mối quan hệ chặt
chẽ, biện chứng, bổ sung lẫn nhau với các hình thức ngoại giao
khác. Ngoại giao công chúng khác căn bản với “tuyên truyền” và
“quan hệ công chúng”, đóng vai trò rất quan trọng trong định
hướng chính sách đối ngoại. Trước hết, ngoại giao công chúng
không phải là một “bản sao” ngoài nước của quan hệ công chúng vì
quan hệ công chúng chủ yếu cung cấp và giải thích thông tin cho
công chúng, phản ứng thụ động trong những vụ việc hay tình huống
cụ thể nên thiếu tầm chiến lược dài hạn. Ngược lại, là một bộ phận
cấu thành của chính sách đối ngoại, ngoại giao công chúng mang
tính chủ động, tích cực cao. Ngoại giao công chúng không chỉ cung
cấp thông tin đối ngoại mà còn chú trọng xây dựng và vun đắp các
mối quan hệ không chỉ với giới truyền thông mà còn với nhiều chủ
1
. Alan K.Henrikson: What can Public Diplomacy Achieve?, Discussion
Papers in Diplomacy, Netherlands Institute of International Relations (2006),
tr.8.
35

thể nhà nước và phi nhà nước rất đa dạng của nước sở tại. Vì vậy,
ngoại giao công chúng mang tầm chiến lược dài hạn. Nội hàm
“tuyên truyền” trong ngoại giao công chúng hiện nay không nhất
thiết phải theo kiểu thông tin một chiều và yếu tố sự thật không đầy
đủ. Ngoại giao công chúng muốn thành công phải mang tính thông
tin hai chiều, coi công chúng nước sở tại là chủ thể tham gia tích
cực và tôn trọng đến mức có thể yếu tố sự thật, tính khách quan
nhằm phục vụ những mục tiêu chiến lược lâu dài trong chính sách
đối ngoại.
Như vậy, ngoại giao công chúng là cách thức một quốc gia
giao tiếp, tương tác với nhân dân, công chúng hay các chủ thể phi
nhà nước ở các xã hội khác. Ngoại giao công chúng không chỉ là
việc xác định và gửi đi các thông điệp của một quốc gia ra các nước
khác mà còn đánh giá, phân tích thái độ tiếp nhận thông điệp đó ở
các xã hội khác nhau cũng như xây dựng các phương tiện, công cụ
để chuyển tải thông điệp, lắng nghe thông điệp một cách thuyết
phục và hiệu quả nhất. Khác với hình thức chuẩn mực là ngoại giao
nhà nước, ngoại giao công chúng là cách tiếp cận đa văn hóa, học
hỏi lẫn nhau dựa trên đối thoại.
Phát huy những bài học ngoại giao tâm công, ngoại giao nhân
dân, Việt Nam nhận thức rõ về những thay đổi cũng như xu thế lớn
trên thế giới và vai trò ngày càng quan trọng của các yếu tố cấu
thành nên ngoại giao công chúng trong việc triển khai chính sách
đối ngoại của quốc gia, phục vụ các mục tiêu cơ bản của chính sách
đối ngoại. Những đặc thù của hình thức ngoại giao này được thể
hiện khá rõ nét trong chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình,
hợp tác và phát triển, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của
Việt Nam thời kỳ Đổi mới. Thông qua việc kết hợp một cách hiệu
quả, nhịp nhàng giữa các kênh ngoại giao và các trụ cột đối ngoại,
36

Việt Nam đang tập trung tích cực triển khai một nền ngoại giao
toàn diện1.

4. Phân loại ngoại giao theo hình thức

4.1. Ngoại giao bí mật, ngoại giao công khai

Khi nói về hình thức tiến hành công tác ngoại giao, có thể kể
đến ngoại giao bí mật và ngoại giao công khai. Ngoại giao bí mật là
hình thức ngoại giao chủ yếu của chế độ chiếm hữu nô lệ, phong
kiến và cả chế độ tư bản, đế quốc. Từ Cách mạng Tháng Mười Nga,
cùng với chính quyền Xôviết ra đời, ngoại giao bí mật bị lên án và
ngoại giao công khai ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, trong
thời đại ngày nay vẫn tồn tại ngoại giao bí mật do có những vấn đề
tế nhị hay bí mật quốc gia không thể công bố. Nhiều chuyến thăm
bí mật, nhiều cuộc đàm phán không được công bố, công khai trước
dư luận. Nhiều cuộc thương lượng chỉ công bố công khai sau khi đã
kết thúc, ví dụ đàm phán Arập - Ixraen tại Oslo, Nauy năm 1993.

4.2. Ngoại giao cấp cao

Khi nói về hình thức ngoại giao, người ta còn nói đến ngoại
giao cấp cao, ngoại giao thượng đỉnh. Đó là các cuộc gặp gỡ của
những người đứng đầu quốc gia, đứng đầu chính phủ, là một nét
đặc trưng của ngoại giao kỷ nguyên toàn cầu hoá 2. Ngoại giao cấp
cao bùng nổ trước hết là do Chiến tranh lạnh chấm dứt, không còn

1
. Phạm Bình Minh: Ngoại giao Việt Nam năm 2011 - Triển khai thắng lợi
đường lối đối ngoại của Đảng, Tạp chí Cộng sản, số 832 (tháng 2-2012).
2
. Xem Vũ Dương Huân: “Nét mới của ngoại giao thế kỷ XXI và những
vấn đề đặt ra cho ngoại giao Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4
(67), 2006.
37

sự đối đầu hai phe về ý thức hệ, không còn vật cản cho giao lưu
quốc tế. Giao thông liên lạc phát triển cũng là nhân tố thúc đẩy
ngoại giao cấp cao. Các nhà lãnh đạo vẫn có thể chỉ đạo công việc ở
trong nước khi đi vắng... Một nguyên nhân khác làm tăng ngoại
giao cấp cao là việc đảm bảo an ninh cho các nhà lãnh đạo cũng dễ
dàng hơn. Một yếu tố không kém phần quan trọng làm cho ngoại
giao cấp cao bùng nổ là do tính hiệu quả cao của các cuộc gặp cấp
cao. Cấp cao có thẩm quyền nhất trong việc quyết định các vấn đề.
Cuối cùng, các cuộc gặp thượng đỉnh phát triển do thế giới xuất
hiện nhiều vấn đề lớn, quan trọng, nhất là các vấn đề toàn cầu, liên
khu vực, mà các quốc gia đơn lẻ không thể giải quyết được, buộc
các nhà lãnh đạo các quốc gia phải gặp nhau để bàn bạc giải quyết.

4.3. Ngoại giao con thoi

Ngoại giao con thoi là thuật ngữ phổ biến trong giới báo chí thế
giới, bắt nguồn từ hành động ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ
H. Kissinger và những người khác thông qua chuyến công du “con
thoi” vòng quanh thế giới, đến chín nước (các nước Arập, Trung
Quốc, Nhật Bản, Iran, Pakixtan) trong vòng 10 ngày (tháng 11-
1973) để vận động và làm trung gian hòa giải giữa các bên tham gia
chiến tranh Trung Đông. Kết quả là Hiệp định ngừng bắn Ai Cập -
Ixraen ngày 11-11-1973 được ký kết trước sự chứng kiến của Tổng
Chỉ huy quân đội Liên hợp quốc. Sau này khái niệm ngoại giao con
thoi được sử dụng rộng rãi.

4.4. Ngoại giao chính thức và ngoại giao không chính thức

Ngoại giao chính thức là ngoại giao nhà nước. Ngoại giao
không chính thức là ngoại giao nhân dân, ngoại giao kênh II, ngoại
giao của các tổ chức phi nhà nước...
38

Ngoài ra, khi nói về hình thức ngoại giao người ta còn sử dụng
nhiều khái niệm khác nhau, là cớ cho hoạt động ngoại giao như:
ngoại giao bóng bàn, ngoại giao xe buýt, ngoại giao sóng thần, v.v..

4.5. Ngoại giao song phương, ngoại giao đa phương


Theo số lượng các chủ thể tham gia hoạt động, người ta chia
thành ngoại giao song phương và ngoại giao đa phương. Ngoại giao
song phương là hoạt động ngoại giao giữa hai quốc gia. Ngoại giao
đa phương là hoạt động ngoại giao có sự tham gia của đại diện ba
quốc gia trở lên và liên quan đến hoạt động của các tổ chức quốc tế
liên chính phủ, các hội nghị, các cuộc thương lượng, tư vấn, v.v..
Ngày nay, các quốc gia rất coi trọng ngoại giao đa phương do vai
trò của nó ngày càng trở nên quan trọng trong nền chính trị thế giới.

III. VÀI NÉT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGOẠI GIAO

Ngoại giao là hoạt động của nhà nước, xuất hiện cùng với nhà
nước, là sản phẩm của xã hội có giai cấp. Chế độ kinh tế - xã hội
nào thì có kiểu ngoại giao đó. Lịch sử ngoại giao là lịch sử thay thế
và kế thừa các kiểu ngoại giao.

1. Ngoại giao cổ đại

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao thì ngoại giao xuất
hiện sớm nhất ở phương Đông. Đạo luật Manu xuất hiện cách đây
4.000 năm ở Ấn Độ, là tài liệu cực kỳ quý báu về ngoại giao cổ đại
Ấn Độ và luật quốc tế. Theo luật Manu, các nhà ngoại giao phải
biết ngăn chặn chiến tranh, củng cố hoà bình, đó là nghệ thuật ngoại
giao. Nhà ngoại giao có nhiệm vụ tìm hiểu, nắm được ý đồ, kế
hoạch quân sự của nước sở tại, của đối phương. Muốn làm được
39

điều đó, sứ thần phải có kiến thức toàn diện, uyên thâm, phải có trí
nhớ tốt, trung thành, trung thực, dũng cảm; phải biết diễn đạt, trình
bày tốt và phải đứng tuổi1. Cách đây hơn 3.000 năm, nghĩa là vào
thế kỷ XIII trước Công nguyên, Ai Cập cổ đại đã ký kết một điều
ước quốc tế có nội dung rất gần với thời nay. Đó là hiệp ước ký kết
giữa Pharaon Ramxesơ II của Ai Cập với vua nước Két Khatusu III
(năm 1278 trước Công nguyên). Ở Trung Quốc cổ đại, người ta đã
từng ký các điều ước quốc tế giải quyết tranh chấp, không tấn công
lẫn nhau.
Ở Việt Nam, nhà nước hình thành sớm. Đó là nhà nước Văn
Lang của các vua Hùng. Theo sử sách của Trung Quốc và được
Việt Nam ghi lại, một sứ bộ ngoại giao đầu tiên của nước ta qua ba
lần thông dịch đã đến thăm Trung Quốc vào năm 2353 trước Công
nguyên (năm Mậu Thân, đời vua Đường Nghiêu thứ 5). Sứ bộ ta đã
tặng vua Nghiêu một con rùa lớn, nghìn tuổi, trên mai có dấu chữ
khoa đẩu (chữ như hình con nòng nọc). Ở phương Đông, rùa là biểu
tượng của sự sống trường tồn, tặng rùa quý là thể hiện mong muốn
xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài. Sứ bộ ta thăm Trung Quốc
lần thứ hai năm 1110 trước Công nguyên, năm thứ 6, đời vua
Thành Vương nhà Chu. Qua ba lần thông dịch mới tới được kinh đô
nhà Chu ở vùng Cam Túc bây giờ. Sứ bộ tặng vua Thành Vương
chim trĩ trắng, loài chim quý nhất phương Nam. Vua Chu trân trọng
tặng lại năm cỗ xe gắn kim chỉ nam 2. Như vậy, ông cha ta đã sớm
có tư tưởng xây dựng quan hệ hòa hiếu với láng giềng, chủ động
trong công tác ngoại giao và rất biết cách tặng quà lưu niệm.
1
. Xem Lịch sử ngoại giao, Nxb. Kinh tế - xã hội, Mátxcơva, 1941, t.1,
tr.33-34 (tiếng Nga).
2
. Xem Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 2000,
tr.176.
40

Ở Hy Lạp, La Mã cổ đại, ngoại giao đã rất phát triển và có ảnh


hưởng lớn đến sự phát triển của nền ngoại giao, công tác ngoại giao
thế giới.
Theo Nicolson, vào thế kỷ V trước Công nguyên, ở Hy Lạp cổ
đại đã có “Bộ Ngoại giao”, có quy định khá chặt chẽ về thủ tục
tuyên bố chiến tranh và hoà bình, ký kết hoà ước, phê chuẩn các
điều ước quốc tế, về quy chế trọng tài, trung lập và công tác lãnh
sự. Họ cũng đã xây dựng quy định về trao trả tội phạm và về trật tự
đi lại trên biển1. Ở Hy Lạp cổ đại cũng đã xuất hiện đội ngũ làm
công tác ngoại giao chuyên nghiệp. Đó là người đưa tin và bô lão.
Họ được trao văn bằng, được trao giấy ủy quyền trong đó nói rõ
mục đích đại diện và hướng dẫn công việc. Ngoại giao Hy Lạp khá
dân chủ, công khai, đã hình thành một số thủ thuật và phương pháp
ngoại giao như ký kết liên minh, quy định đón khách, tặng quà,
v.v..
Ngoại giao La Mã cổ đại cũng rất phát triển và đã để lại dấu ấn
sâu sắc trong lịch sử ngoại giao thế giới. Ở đây đã tồn tại một cơ
quan “chuyên trách” về ngoại giao và tồn tại Ủy ban Tăng lữ, với
quyền hạn quyết định các vấn đề chiến tranh, hoà bình, ký kết điều
ước quốc tế. Các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài đều do
Viện Nguyên lão quản lý. Lúc đầu, Viện Nguyên lão bổ nhiệm các
sứ thần. Sau này chức trách đó được trao cho Hoàng đế. Các sứ
thần được gọi là diễn giả (nhà hùng biện) và người báo tin. Thư ủy
nhiệm được trang trí sặc sỡ, là dấu hiệu của quyền ưu đãi miễn trừ
ngoại giao. Cơ quan chuyên trách quan hệ đối ngoại dần dần hình
thành.

2. Ngoại giao phong kiến


1
. Xem H. Nicolson: Diplomacy, Sđd, tr.39.
41

Bước phát triển mới của ngoại giao thế giới là ngoại giao thời
phong kiến. Một nền ngoại giao có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của ngoại giao thời trung cổ là ngoại giao Byzantine, một quốc gia
hình thành trên vùng lãnh thổ rộng lớn của đế quốc La Mã ở Ban
Căng, Tiểu Á, Đông Âu, Địa Trung Hải. Ở thủ đô Kostantin đã hình
thành cơ quan chuyên trách về ngoại giao và đội ngũ phiên dịch
chuyên nghiệp và có quy chế đón khách nước ngoài: đưa người lên
đón khách tại biên giới quốc gia vừa là để bảo vệ sứ đoàn, vừa
nhằm ngăn chặn sứ đoàn tiếp xúc với dân chúng. Sứ thần được
dành cho sự đón tiếp long trọng và khá xa hoa, bao gồm cả ca múa.
Mục đích của Byzantine là biểu dương sức mạnh, sự giàu có, tranh
thủ thêm đồng minh. Byzantine đã sử dụng các công cụ như ngoại
thương, văn hoá, tôn giáo tác động vào ngoại giao. Ngoại giao
Byzantine rất xảo quyệt, đã biết tập hợp lực lượng và chia rẽ kẻ thù.
Thời trung cổ, ở châu Âu bị chia rẽ, hình thành hàng loạt các
quốc gia phong kiến phân quyền. Những chúa đất lớn đồng thời là
những quốc vương, quốc gia chính là tài sản của họ. Ranh giới giữa
nhà nước và sở hữu tư nhân bị xoá nhòa, không có ranh giới giữa
công pháp và tư pháp. Các lãnh chúa lớn thực hiện chính sách đối
ngoại độc lập, mặc dù vẫn thần phục các nước bá chủ. Cho nên
ngoại giao thời kỳ này chủ yếu giải quyết tranh chấp, xung đột nảy
sinh giữa các quốc gia - lãnh chúa. Ngoài ra, ngoại giao còn có
nhiệm vụ giải quyết vấn đề tập hợp lực lượng chống kẻ thù chung
như sự xâm lược của Tarta và sự bành trướng của đạo Hồi.
Trong thời kỳ này, giáo hội Công giáo đóng vai trò rất quan
trọng trong hoạt động ngoại giao vì giáo hội còn là thế lực chính trị
tích cực tham gia cuộc đấu tranh chống đế quốc La Mã, tổ chức các
cuộc thập tự chinh. Giáo hội đã tiến hành nhiều hoạt động ngoại
giao, thực hiện nhiều biện pháp, thủ thuật ngoại giao như rút phép
42

thông công, do thám, ám sát, mua chuộc khắp nơi. Ở đâu Đại sứ
Giáo hoàng cũng làm nhiệm vụ Trưởng Đoàn Ngoại giao.
Trong lịch sử ngoại giao thời kỳ này, các thành phố ở Italia
đóng vai trò nổi bật. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã hình
thành. Cơ quan đại diện thường trú xuất hiện. Năm 1375, giữa
Milan và Mantya đã trao đổi đại diện ngoại giao thường trú nhằm
thường xuyên phối hợp chống kẻ thù chung là thành phố quốc gia
Verona.
Vào thời kỳ này, phương pháp, nghệ thuật ngoại giao có những
bước phát triển mới. Tiêu biểu cho phương pháp ngoại giao lúc này
là phương pháp của Niccolo di Bernardo dei Machiavelli (1469-
1527). Ông là nhà chính trị, nhà ngoại giao Italia nổi tiếng. Trong
công trình khoa học "Quân vương" viết năm 1513, ông cho rằng,
xảo quyệt, dối trá là nghệ thuật ngoại giao. Nhà ngoại giao tài giỏi
không chỉ biết sử dụng thủ thuật ngoại giao của con người, mà còn
phải biết sử dụng sức mạnh của sư tử, tính khôn ngoan, xảo quyệt
của loài cáo. Các nguyên tắc ngoại giao của Machiavelli đã được
nhiều nhà chính trị, nhà ngoại giao áp dụng trong nhiều thế kỷ.
Vạch rõ bản chất và phê phán mạnh mẽ tư tưởng ngoại giao của
chế độ có giai cấp, nhất là thời phong kiến, Ph. Ăngghen viết: “Xúi
giục dân tộc này chống dân tộc khác, dùng dân tộc này đi áp bức
dân tộc khác để bằng cách ấy, kéo dài sự tồn tại của quyền lực tuyệt
đối - đó là nghệ thuật và hoạt động của tất cả các nhà cầm quyền từ
trước tới nay và của các nhà ngoại giao của họ”1.

3. Ngoại giao cận đại


Bước phát triển tiếp theo của ngoại giao là thời kỳ cận đại. Đó

1
. C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1993, t.5, tr.191.
43

là ngoại giao tư bản chủ nghĩa, bắt đầu từ thế kỷ XVI. Có hai giai
đoạn phát triển: giai đoạn đầu là giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh và từ năm 1872, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn
độc quyền, hay còn gọi là giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Sự phát triển của khoa học công nghệ kéo theo sự phát triển của
lực lượng sản xuất, cùng với những phát kiến địa lý vĩ đại. Năm
1493, Columbus tìm ra châu Mỹ, tìm được đường từ châu Âu sang
Ấn Độ. Nhờ vậy, hàng hải và thương mại thế giới được mở rộng
chưa từng có. Đi liền với phát kiến địa lý, phát triển hàng hải là quá
trình xâm chiếm thuộc địa. Thời kỳ này đã nổi lên các cường quốc
như: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp, Anh, sau đó là Nga.
Các quốc gia quân chủ ổn định, phát triển mạnh. Chính vì vậy, hoạt
động ngoại giao của các cường quốc chủ yếu là đấu tranh giành giật
ưu thế thương mại và ưu thế chính trị, tập hợp lực lượng, xây dựng
liên minh nhằm bảo vệ địa vị bá chủ thương mại, chống lại đối thủ.
Trong chính sách đối ngoại của các cường quốc, vai trò quyết định
thuộc về lợi ích các triều đại quân chủ, lợi ích của quý tộc phong
kiến. Tuy nhiên, do ảnh hưởng ngày càng tăng của giai cấp tư sản,
các nước lớn phải đẩy mạnh xâm chiếm thị trường mới, thuộc địa
mới. Đảm bảo ưu thế thương mại là nguồn gốc của hầu hết các cuộc
chiến tranh từ thế kỷ XVI đến XVIII.
Sau chiến tranh Pháp - Phổ (1871) chủ nghĩa tư bản tự do cạnh
tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền hay giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa. Ngoại giao cũng có những đặc điểm mới. Cuộc đấu tranh
giành giật thuộc địa ngày càng tăng, việc tập hợp lực lượng hình
thành các khối, các phe được tăng cường và cuối cùng đã dẫn đến
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) để chia lại thế giới, giữa
hai tập đoàn đế quốc: Đức - Áo - Hung và Anh - Pháp - Nga.
Trong thời kỳ này đã hình thành khoa học về luật quốc tế, đã
44

xuất hiện các khái niệm: cân bằng chính trị, biên giới tự nhiên,
quyền chiến tranh, hoà bình, v.v. và các cơ quan đại diện thường trú
dần dần đã xuất hiện. Năm 1520, giữa Anh và La Mã đã ký thoả
thuận lập cơ quan đại diện thường trú. Năm 1648, Hiệp ước
Westphalia được ký kết, đã xác định các hình thức đại sứ quán,
những nguyên tắc quan hệ thường xuyên giữa các quốc gia. Từ cuối
thế kỷ XVII - XVIII, các cơ quan lãnh sự đầu tiên, đứng đầu là
thương gia đã ra đời. Năm 1807, Nga và Pháp đã ký Hiệp ước
Telzit, xác định việc cử các đại sứ, công sứ, các phái viên trên
nguyên tắc bình đẳng, tương hỗ. Hiệp ước Viên (1815) xác định cơ
sở pháp lý đại diện ngoại giao và quy định cấp người đứng đầu cơ
quan đại diện: Đại sứ, Đại sứ Giáo hoàng, Đặc phái viên, Công sứ
toàn quyền, còn Đại biện lâm thời bổ nhiệm bên cạnh Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao. Nghị định thư Aix La Chapelle (1918) quy định chi tiết
chức năng, quyền hạn đại diện ngoại giao.

4. Ngoại giao hiện đại

Sự xuất hiện nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới
sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã mở ra thời đại mới
trong xã hội loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa xã hội. Cùng với sự ra đời một chế độ mới là một nền ngoại
giao mới: ngoại giao xã hội chủ nghĩa. Về bản chất, ngoại giao xã
hội chủ nghĩa là hoà bình, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc. Từ
đây ngoại giao xã hội chủ nghĩa song song tồn tại và cùng phát triển
với ngoại giao tư bản chủ nghĩa, ngoại giao đế quốc.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã vượt ra
khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới, ngoại giao
xã hội chủ nghĩa đã có đóng góp lớn vào việc chống chiến tranh,
giữ gìn hoà bình, an ninh quốc tế và phát triển. Rất tiếc do nhiều
45

nguyên nhân khách quan và chủ quan, đầu những năm 90 thế kỷ
XX, Liên Xô đã tan rã, các chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu,
Mông Cổ đã sụp đổ, gây tổn thất lớn cho phong trào cách mạng thế
giới. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Trung Quốc, Việt Nam,
Cuba, v.v., đã tiến hành cải cách, đổi mới để phát triển. Sự nghiệp
đổi mới, cải cách đã và đang thu được những thành tựu to lớn, trong
đó có thành tựu của công tác ngoại giao. Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2011) khẳng định:
“Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới
chủ nghĩa xã hội”1.
Trong thời kỳ hiện đại, đặc biệt từ sau Chiến tranh lạnh, công
tác ngoại giao có những thay đổi quan trọng cả về nội dung và hình
thức bởi tác động của biến động địa chính trị sau khi Liên Xô sụp
đổ, xu hướng toàn cầu hoá, sự phát triển như vũ bão của cách mạng
khoa học công nghệ, sự tăng cường tính lệ thuộc lẫn nhau, sự xuất
hiện các vấn đề toàn cầu... Dù có thay đổi, song bản chất giai cấp
của ngoại giao vẫn mãi mãi tồn tại, chừng nào xã hội còn có giai
cấp. Sau Chiến tranh lạnh, ngoại giao hiện đại, ngoại giao của kỷ
nguyên toàn cầu hoá có những đặc điểm mới:
- Chủ thể quan hệ quốc tế tăng nhanh về số lượng và trở nên hết
sức đa dạng, nhà nước vẫn là chủ thể chính, song vai trò của chủ thể
phi nhà nước ngày càng tăng;
- Ngoại giao cấp cao, ngoại giao thượng đỉnh bùng nổ;
- Ngoại giao kinh tế trở thành trọng tâm của hoạt động ngoại
giao nhiều nước, ngoại giao văn hoá cũng có bước phát triển mới;
- Ngoại giao đa phương trở nên sôi động hơn bao giờ hết và có

1
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 69.
46

vai trò ngày càng tăng trong nền chính trị thế giới;
- Chính sách đối ngoại không chỉ là sự kéo dài của chính sách
đối nội, mà quyện chặt với chính sách đối nội, ranh giới giữa đối
nội và đối ngoại nhiều khi khó phân biệt;
- Ngoại giao trở nên cởi mở hơn, ít khép kín hơn và các nhà
ngoại giao sẵn sàng tiếp xúc với báo chí, công chúng;
- Thủ tục lễ tân được đơn giản hoá, gặp gỡ không chính thức,
gặp làm việc, gặp không có “cravat” trở nên phổ biến;
- Xuất hiện những khái niệm mới, cách tiếp cận mới như: ngoại
giao phòng ngừa, an ninh phi truyền thống, ngoại giao kênh II,
ngoại giao ảo, sức mạnh mềm...
- Nhờ tiến bộ của khoa học công nghệ mà phương pháp ngoại
giao cũng có sự thay đổi: giờ đây người ta có thể họp hội nghị, có
thể gặp nhau qua video - conference, việc lấy tin, truyền phát tin rất
nhanh và rất thuận tiện...1.
Ngoài những thay đổi mạnh mẽ về hình thức, nội dung của
ngoại giao, việc xây dựng các quy định chung về ngoại giao đã đạt
được nhất trí cao và ngày càng có nhiều nước tham gia như Công
ước Viên (1961) về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên (1963) về
quan hệ lãnh sự đã được thông qua. Trước đó đã ký kết được Công
ước về quyền ưu đãi, miễn trừ của Liên hợp quốc (1946) và Công
ước về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho các tổ chức đặc biệt của
Liên hợp quốc (1947), tạo cơ sở pháp lý chung cho công tác ngoại
giao, công tác lãnh sự và hoạt động của các tổ chức liên chính phủ
quốc tế. Đa số quốc gia đã tham gia các công ước trên. Năm 1980,
Việt Nam gia nhập Công ước Viên (1961) về quan hệ ngoại giao
1
. Xem Vũ Dương Huân: “Nét mới của ngoại giao thế kỷ XXI và những
vấn đề đặt ra cho ngoại giao Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4
(67), 2006.
47

với hai điều bảo lưu, song khi ban hành về quyền ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao, lãnh sự và tổ chức quốc tế năm 1993, Chủ tịch nước đã
ký lệnh rút hai điều bảo lưu.

IV. CÔNG TÁC NGOẠI GIAO VÀ NGHỀ NGOẠI GIAO

1. Công tác ngoại giao


Công tác ngoại giao là gì? Nội dung của công tác ngoại giao?
Công tác ngoại giao (Diplomatic service) là công tác chuyên môn,
nghiệp vụ của các nhà ngoại giao, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính
sách đối ngoại của quốc gia.
Công tác ngoại giao Việt Nam là hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức ngành ngoại giao nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính sách đối ngoại
của nước Việt Nam, bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trên trường
quốc tế, bảo vệ quyền, lợi ích của công dân và tổ chức Việt Nam ở
nước ngoài.
Công tác ngoại giao được thực hiện bởi công chức của ngành
ngoại giao hoặc là ở các đơn vị Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong đó
có Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc tại các cơ quan đại
diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, bao gồm các đại sứ quán,
các cơ quan lãnh sự, phái đoàn đại diện tại các tổ chức quốc tế và
các cơ quan đại diện có tên khác...
Nhiệm vụ của công tác ngoại giao là đảm bảo lợi ích quốc gia
bằng con đường củng cố quan hệ cùng có lợi với các thành viên
cộng đồng quốc tế, trên cơ sở các nguyên tắc chung của luật quốc
tế; triển khai đường lối đối ngoại do Đại hội XI đề ra: “Thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và
48

phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”1.
Nhiệm vụ của công tác ngoại giao là “giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển
đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; kiên quyết, kiên trì đấu tranh
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã
hội chủ nghĩa; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước”2.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng
hơn với những thách thức và thời cơ đan xen, thực hiện đường lối
đối ngoại của Đại hội lần thứ XI, ngành ngoại giao cần phải đẩy
mạnh triển khai “nền ngoại giao toàn diện: (i) toàn diện về chủ thể
với sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau giữa đối ngoại
Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân trên cơ sở đảm
bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà
nước; (ii) toàn diện về lĩnh vực với bốn trọng tâm là ngoại giao
chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa và công tác về
người Việt Nam ở nước ngoài, được triển khai trên cả bình diện
song phương và đa phương; (iii) toàn diện về đối tác, địa bàn, tăng
cường mở rộng quan hệ với các nước có ảnh hưởng (ở những mức
độ khác nhau) đến lợi ích an ninh, phát triển cũng như vị thế của
nước ta, từ cấp độ tiểu vùng, khu vực, đến liên khu vực và toàn cầu;
(iv) toàn diện về công cụ sử dụng, bao gồm công cụ ngoại giao,
1
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Sđd, tr. 83-84.
2
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.153.
49

chính trị ở các cấp, các kênh để tăng cường sự tin cậy, hữu nghị;
công cụ kinh tế để tạo đan xen lợi ích; công cụ luật pháp quốc tế;
công cụ về thông tin tuyên truyền đối ngoại qua các phương thức
ngoại giao công chúng, ngoại giao văn hóa, thông tin đối ngoại1.
Đó là những nhiệm vụ chung của công tác ngoại giao. Nhiệm
vụ cụ thể của công tác ngoại giao bao gồm công tác nghiên cứu,
đánh giá tình hình thế giới, đàm phán ngoại giao, công tác lãnh sự,
công tác lễ tân, công tác báo chí, tuyên truyền đối ngoại, ngoại giao
kinh tế, ngoại giao văn hoá, v.v.. Các vấn đề trên sẽ được đề cập chi
tiết ở các chương khác nhau.
Nhận thức của chúng ta về nội dung công tác ngoại giao khác
với nhiều nước trên thế giới. Chúng ta chỉ đưa vào công tác ngoại
giao những nghiệp vụ mang tính chất đối ngoại, không có phần
nghiệp vụ về công tác nội bộ như công tác tổ chức - cán bộ, đảm
bảo an ninh, đảm bảo cơ sở vật chất cho cơ quan đại diện ngoại
giao, v.v..

2. Nghề ngoại giao

2.1. Một nghề phức tạp và có từ lâu

Ngoại giao là một nghề có từ lâu. Nghề ngoại giao đã xuất hiện
ở phương Đông cổ đại, Hy Lạp, La Mã cổ đại. Ở La Mã cổ đại,
người ta đánh giá cao và coi trọng nghề ngoại giao như nghề luật
sư, nghề dạy nghệ thuật hùng biện. Các nghề này đều có thu nhập
cao. Ở đây cũng đã có trường đào tạo các nhà ngoại giao.
Nghề ngoại giao đương nhiên gắn với nhà ngoại giao. Nhà
ngoại giao là người có chức trách của quốc gia, thực hiện công tác
1
. Phạm Bình Minh: “Ngoại giao Việt Nam năm 2011: Triển khai thắng
lợi đường lối đối ngoại của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 832, tháng 02-2012.
50

quan hệ chính thức của quốc gia với các quốc gia nước ngoài, được
đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết.
Quan niệm về nghề này ở các thời đại có sự khác nhau, song
đều nhất trí là nghề phức tạp. H.G. Cambon, nhà ngoại giao Pháp,
trên cơ sở nghiên cứu ngoại giao thế giới nhiều thế kỷ đã đi đến kết
luận: “Tôi không biết có nghề nào đa dạng hơn nghề ngoại giao. Dù
sao chăng nữa, không có nghề nghiệp mà ở đó có rất ít những luật
lệ cứng và lại rất nhiều những luật lệ dựa trên phong tục tập quán và
để thành công cần phải rất kiên nhẫn, bền bỉ và... con người phải có
bản lĩnh cứng rắn, tính độc lập cao” và ông cho rằng đây là “nghề
rất phức tạp”1.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu như vậy. Có người hình
dung nghề ngoại giao rất đơn giản. Đó chỉ là nghề của những người
lúc nào cũng ăn mặc chỉnh tề, với comple, cravat, lên ôtô, xuống
ôtô và tiệc tùng liên miên. Thậm chí có những nhà chính trị cũng
đánh giá rất thấp nghề ngoại giao. Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản
Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô N.S. Khrútxốp
nhận xét: Tôi nghĩ rằng, ngoại giao là công việc rất phức tạp, song
thực ra hoàn toàn đơn giản, v.v.. Ngoại giao của chúng ta do Bộ
Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô làm.
Chúng ta có thể bổ nhiệm Chủ tịch nông trang tập thể làm Bộ
trưởng Bộ Ngoại giao và ông ta cũng kham được công việc2.

2.2. Những yêu cầu đối với một nhà ngoại giao trong lịch sử

2.2.1. Thời cổ đại


Trong quá trình phát triển của lịch sử, mỗi nhà nước, trong
từng giai đoạn lịch sử đều đặt ra yêu cầu đối với nhà ngoại giao.
1
, 2. V.I. Popov: Ngoại giao hiện đại: Lý luận và thực tiễn, Sđd, tr.19, 20.
51

Ở Ấn Độ cổ đại người ta đã đặt ra yêu cầu kiến thức, trình độ


rất cao đối với nhà ngoại giao. Nhà ngoại giao phải: hiểu biết nhiều
khoa học, nắm được nghệ thuật, hiểu được ý đồ của đối phương
thông qua nét mặt, cử chỉ và phát hiện kế hoạch của đối phương1.
Còn ở Hy Lạp, La Mã cổ đại, người ta chọn sứ thần là những
người có uy tín cao trong xã hội, có năng lực và nhiều mối quan hệ,
có tuổi, đáng kính và đặc biệt phải giỏi diễn thuyết, biết trình bày
vấn đề tạo ấn tượng cho người nghe. Chính vì vậy, nhiều khi họ
chọn sứ thần là các diễn viên nổi tiếng. Ở La Mã có trường đào tạo
nghề ngoại giao, mà một trong những nội dung quan trọng của
chương trình đào tạo là nghệ thuật hùng biện. Học viên được giao
các đề tài để nghiên cứu, sau đó viết và trình bày như: Liên minh
phòng thủ Hy Lạp chống Philip Maxedoan, thế giới giữa Aten và
liên minh Peropoles... Trình bày vấn đề phải có lập luận chắc chắn,
đảm bảo quy định nhất định kể cả thời gian trình bày. Như vậy, ở
thời cổ đại đã có nhà ngoại giao chuyên nghiệp.

2.2.2. Thời trung đại

Thời trung cổ, ảnh hưởng của Nhà thờ La Mã đối với công tác
ngoại giao rất lớn. Các nhà ngoại giao thời đó phải đáp ứng các yêu
cầu sau:
- Phải theo đạo Công giáo;
- Là nhà khoa học thần học;
- Nắm chắc kiến thức về triết học, nhất là triết học Aristotle,
Platon...;
- Có khả năng trình bày lôgích các vấn đề;

1
. Xem: Lịch sử ngoại giao, Sđd, tr.33-34.
52

- Hiểu biết về toán học, kiến trúc, âm nhạc, luật dân sự và luật
về nhà thờ;
- Nói giỏi và viết tốt các thứ tiếng Latinh, Hy Lạp, Tây Ban
Nha, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ;
- Có kiến thức sâu về lịch sử, địa lý và nghệ thuật quân sự;
- Hiểu biết về thơ ca.
Ngoài các đòi hỏi trên, một tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng trong
thời trung cổ của nhà ngoại giao là phải biết chơi bài, chơi cờ, biết
nhảy, biết quyến rũ các quý bà, quý cô. Đặt ra yêu cầu như vậy vì
những nguồn tin quan trọng chỉ có ở tầng lớp trên. Chỉ có thể moi
được những tin tức đó qua các cuộc chiêu đãi, dạ hội, vui chơi, qua
tiếp xúc với các bà, các cô trong giới thượng lưu. Chính vì vậy,
cách ăn mặc, quần áo, giầy dép, đầu tóc rất quan trọng đối với các
nhà ngoại giao thuở ấy. Nếu nhà ngoại giao mà đẹp trai càng lý
tưởng. Không phải ngẫu nhiên mà mẹ của Nữ hoàng Nga Ekaterina
Đệ nhị, Secbekae, trong thư gửi Vua Phổ Friedrich vĩ đại, đã gợi ý
cử một đại sứ đẹp trai đến Saint Petersburg1.
Theo Nicolson, các nhà ngoại giao thời trung cổ còn cần có
những phẩm chất khác nữa như: khôn ngoan, biết quan hệ với các
nhà văn, nghệ sĩ, họa sĩ, nhà khoa học và có lòng bao dung, độ
lượng...

2.2.3. Thời cận đại


Yêu cầu đối với các nhà ngoại giao thời cận đại có nhiều điều
khác so với thời đại trước. Nhà ngoại giao Pháp thế kỷ XVIII
François de Calliê-res trong công trình khoa học "Phương pháp đàm
phán với Quốc vương" (1716) đã nêu ra những phẩm chất đối với
nhà ngoại giao: thông minh, tỉnh táo, cần mẫn, không bị lôi cuốn

1
. Xem V.I. Popov: Ngoại giao hiện đại: Lý luận và thực tiễn, Sđd, tr.21.
53

vào những cuộc vui chơi, giải trí quá thoải mái tự do; có suy nghĩ
lành mạnh, có khả năng nhận thức sự vật một cách khách quan, biết
đạt được mục đích bằng con đường tự nhiên, ngắn nhất; không bị
lôi cuốn vào những mưu mô xảo quyệt, nhỏ nhen của đối thủ; nhận
thức sâu sắc, biết suy đoán nét mặt của người đối thoại, ngay cả
những người kín đáo nhất; có trí thông minh, suy nghĩ đơn giản, có
khả năng xử lý khó khăn, dung hoà được lợi ích; có khả năng tìm
lời giải của những vấn đề nảy sinh bất thường, rất thận trọng, tránh
những bước mạo hiểm; luôn luôn bình tĩnh, kiên trì, sẵn sàng lắng
nghe người đối thoại, tiếp cận cởi mở, mềm mỏng, lịch sự và dễ
chịu trong giao tiếp, nếu phải dùng thủ đoạn không bắt buộc để điều
khiển người đối thoại, phải tỏ ra rất lạnh nhạt, quan trọng, còn thủ
đoạn đen tối, thô bạo thường là đưa đến sự khinh bỉ. Đặc biệt nhà
ngoại giao cần thiết phải biết kiềm chế, biết chống lại tính nóng nảy
của mình; suy nghĩ có cơ sở một cách chặt chẽ trước khi nói, không
vội vàng trả lời đề nghị của người đối thoại mà chưa suy nghĩ kỹ.
Nhà ngoại giao, nhà báo Anh H. Nicolson đã đề cập nhà ngoại
giao lý tưởng với những tiêu chuẩn sau:
- Trung thực;
- Cẩn thận;
- Bình tĩnh;
- Kiềm chế;
- Khiêm tốn;
- Trung thành;
- Và các phẩm chất đương nhiên khác là: thông minh, có kiến
thức, có óc quan sát, thận trọng, hiếu khách, sự quyến rũ, cần mẫn,
dũng cảm, lịch thiệp. Theo ông đây là những yêu cầu đương nhiên1.

1
. Xem H. Nicolson: Diplomacy, Sđd, tr.77.
54

Các phẩm chất, các yêu cầu đối với nhà ngoại giao đã nêu ở
trên, nói chung đều được nhất trí thừa nhận. Tuy nhiên có những
phẩm chất của nhà ngoại giao, các học giả lại có ý kiến khác nhau,
đó là tính trung thực. Đại sứ Anh tại Venice, đầu thế kỷ XVII,
Iotan, cho rằng đại sứ là người trung thực, được cử ra nước ngoài
để nói dối vì sự thịnh vượng của Tổ quốc mình. Vua Pháp Louis
XV còn căn dặn các sứ thần của mình: nếu họ nói dối các vị, các vị
phải nói dối nhiều hơn1. Trong lịch sử ngoại giao thời xưa thường
dùng mánh khóe mua chuộc, sử dụng gián điệp, nên thường phải
nói dối. Nói dối là tiêu chuẩn của nhà ngoại giao. Ph. Kale, nhà
ngoại giao Pháp thì cho rằng, các đại sứ không được nói dối, nói
dối sẽ cản trở kết quả trong đàm phán, và công thức: "Nhà đàm
phán tốt phải nắm nghệ thuật nói dối" là sai lầm. Ông khẳng định:
trung thực là chính sách tốt nhất, còn dối trá là chất độc hại.
Giáo sư V.I. Popov, Học viện Ngoại giao Nga nổi tiếng, cũng
chia sẻ quan điểm của Ph. Kale và khẳng định: chỉ có trung thực
mới là tiền đề thành công của ngoại giao.
Các phương thức cơ bản của ngoại giao là thuyết phục và thoả hiệp.
Các phương tiện chỉ có hiệu quả khi người ta tin vào các lời hứa và
các lý lẽ. Phải tạo ra mối quan hệ tin cậy, tuy nhiên nhà ngoại giao
cũng không thể lật hết con bài của mình, nói tất cả mọi điều với đối
tác, càng không thể cởi ruột gan với đối phương. Nhà ngoại giao
cần nói "Sự thật, chỉ có sự thật, nhưng không phải tất cả sự thật".
Các quốc gia có bí mật của mình. Các nhà ngoại giao phải biết giữ
bí mật quốc gia, không nói những điều không được nói, chưa được
nói. Có nhiều cách để từ chối trả lời, ngôn ngữ ngoại giao cho phép
làm như vậy. Ngoài ra, trong ngôn ngữ ngoại giao, có những cách

1
. Xem V.I. Popov: Ngoại giao hiện đại - Lý luận và thực tiễn, Sđd, tr.26.
55

nói ám chỉ, nói bóng nói gió, nói mập mờ, nói nước đôi, nói úp mở,
v.v. để diễn đạt ý mình.
Nói dối sẽ làm mất uy tín nhà ngoại giao, nhà ngoại giao cần
nói sự thật, thể hiện chính xác quan điểm của chính phủ mình. Nói
dối sẽ được đáp lại bằng nói dối.

2.3. Yêu cầu đối với nhà ngoại giao Việt Nam trong lịch sử

Trong lịch sử ngoại giao thời phong kiến ở Việt Nam, việc chọn
người đi sứ, nhất là sang Trung Hoa rất quan trọng, yêu cầu rất cao.
Mục đích của việc đi sứ thường là đề nghị phong vương, sang triều
cống, sang đàm phán về đất đai, đàm phán hoà bình, giải quyết hậu
quả chiến tranh, mừng vua mới lên ngôi, phong hoàng thái tử, tạ ơn
đã phong vương, v.v., nên sứ giả đều là những quan lại tài giỏi, đỗ
đạt cao như: Lê Văn Thịnh, người đỗ đầu khoa thi đầu tiên trong
lịch sử Việt Nam năm 1075 (nhà Lý, thế kỷ XI); Trạng nguyên Mạc
Đĩnh Chi (nhà Trần, thế kỷ XIV); Trạng nguyên Nguyễn Trực;
Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (nhà Lê, thế kỷ XV); Trạng Bùng
Phùng Khắc Khoan (nhà Lê, thế kỷ XVI - XVII); Trạng nguyên
Nguyễn Đăng Đạo (nhà Lê, thế kỷ XVII); Bảng nhãn Lê Quý Đôn
(nhà Lê, thế kỷ XVIII); Tiến sĩ Ngô Thì Nhậm (nhà Tây Sơn, thế kỷ
XVIII); Cử nhân Trịnh Hoài Đức (nhà Nguyễn, thế kỷ XIX), v.v..
Ngoài các sứ thần, triều đình còn cử các đại quan tiếp sứ giả
Trung Quốc, như vậy họ cũng được coi là các nhà ngoại giao. Họ
đều là những quan lại đỗ đạt cao, có kiến thức sâu rộng như: Trạng
nguyên Nguyễn Hiền (nhà Trần, thế kỷ XIII); Trạng nguyên Lương
Thế Vinh (nhà Lê, thế kỷ XV), v.v..
Các sứ thần cũng như người được giao nhiệm vụ tiếp sứ đều là
những nhà văn hoá lớn của Việt Nam, có kiến thức uyên bác về lịch
sử, văn hoá, địa lý Việt Nam, Trung Quốc, hiểu biết sâu sắc về thời
56

cuộc, giỏi thơ phú, v.v..


Nhiều người trong số họ lại có những biệt tài như Trạng nguyên
Mạc Đĩnh Chi, rất giỏi đánh cờ và ông đã đánh thắng Trạng cờ
Trung Hoa. Trạng nguyên Lương Thế Vinh là nhà toán học tài hoa
và ông đã thành công trong việc cân voi, đo tờ giấy mỏng theo yêu
cầu của sứ thần Trung Hoa. Bảng nhãn Lê Quý Đôn lại có kiến thức
uyên thâm về nhiều ngành khoa học từ lịch sử đến địa lý, pháp luật,
chính trị, thiên văn, văn học, thơ ca. Ông là tác giả của 14 bộ sách
như: Đại Việt thông sử, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ, v.v., và
theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí thì ông
còn là tác giả của 17 công trình khác nữa.
Do "Mang chuông đi đấm nước người" nên các sứ thần, các nhà
ngoại giao Việt Nam có trách nhiệm đại diện cho một quốc gia văn
hiến, không thua kém gì nền văn hiến Trung Hoa, với ý thức tìm
cách xoá bỏ thói quen của "Con Trời" gọi nước Việt Nam là "Man
di". Đặc biệt sứ thần phải "Không làm nhục mệnh vua". Muốn thực
hiện tốt nhiệm vụ, các sứ thần phải có kiến thức sâu, rộng lớn và
đặc biệt phải thông minh, có tài ứng đối. Lịch sử còn ghi lại tài ứng
đối tuyệt vời của sứ thần Mạc Đĩnh Chi với quan lại triều Nguyên
từ việc đáp lại câu đối ở cửa ải Nam Quan để được đi qua, đến xé
màn mỏng chim sẻ đậu trên cành trúc, làm thơ vịnh chiếc quạt trước
mặt vua Nguyên, đối đáp với các quan lại nhà Nguyên, v.v.. Do
khâm phục kiến thức sâu rộng và biệt tài ứng đối của Trạng nguyên
Mạc Đĩnh Chi, vua Nguyên đã phong ông là Lưỡng quốc Trạng
nguyên.
Nhà bác học Lê Quý Đôn đi sứ với tài trí thông minh tuyệt vời,
mẫn tiệp, kiến thức uyên thâm về nhiều lĩnh vực, làm cho các quan
lại nhà Thanh phải hết sức khen ngợi, kính phục mà nói rằng:
"Thượng quốc tôi có tiếng là văn hiến, nhiều nhân tài, nhưng so với
57

sứ thần đây thì cũng chỉ được vài người". Học vấn uyên bác của Lê
Quý Đôn làm cho cả sứ thần Triều Tiên là Lưu Cầu cũng phải kính
phục.
Một phẩm chất nữa của nhà ngoại giao Việt Nam lúc bấy giờ là
phải biết làm thơ, phú. Làm thơ để thi và tiếp các quan lại địa
phương ra đón trên đường đến kinh đô, làm thơ để phụ họa với các
quan trong triều, làm thơ để chúc tụng vua, để tiễn biệt, v.v.. Biết
làm thơ là thể hiện thần dân một nước có học, có văn hiến. Lịch sử
ngoại giao của cha ông ta đã ghi lại những sự kiện tiêu biểu.
Đỗ Pháp Thuận hay Đỗ Thuận thiền sư là người học rộng, giỏi
việc đối đáp nên được Hoàng đế Lê Hoàn mời vào triều bàn việc
nước. Mùa Xuân năm 987, biết Lý Giác, một người giỏi văn thơ,
được nhà Tống cử sang sứ nước ta, nên vua Lê Hoàn đã cử Đỗ Pháp
Thuận giả làm người lái đò, đón sứ ở chùa Sách Giang, trên sông
Sách (Nam Sách, Hải Dương) để đưa về Hoa Lư. Thấy hai con
ngỗng trời đang bơi, Lý Giác liền ngâm hai câu thơ:

"Nga nga lưỡng nga nga


Ngưỡng diện hướng thiên nha".
Dịch nghĩa:
Ngỗng ngỗng hai con ngỗng
Ngửa mặt nhìn chân trời.

Sư Đỗ Thuận nghe xong, đọc tiếp luôn:


"Bạch mao phô lục thuỷ,
Hồng trạo bãi thanh ba".

Dịch nghĩa:
58

Nước lục phô lông trắng


Chèo hồng sóng xanh bơi.
Bốn câu thơ trên hợp thành bài thơ tuyệt hay. Lý Giác thấy
người lái đò mà cũng giỏi làm thơ, hay chữ như vậy, rất có ấn
tượng, rất nể phục1.
Một mẩu chuyện khác về tài văn thơ của Trạng nguyên Mạc
Đĩnh Chi khi đi sứ sang nhà Nguyên. Lúc ông đang có mặt ở Yên
Kinh thì hoàng hậu của Nguyên Thế Tổ mất (cũng có sách nói là
công chúa, mà công chúa có lẽ đúng hơn). Lễ tang tổ chức trọng thể
và các sứ thần được mời dự. Sứ Đại Việt được vua Nguyên mời đọc
văn tế viết sẵn. Khi mở ra chỉ thấy có bốn chữ "Nhất". Ông không
hề bối rối và đọc ngay:

“Thanh thiên nhất đoá vân,


Hồng lô nhất điểm tuyết,
Ngọc uyển nhất chi hoa,
Dao Trì nhất phiếm nguyệt,
Y!
Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn,
nguyệt khuyết".
Dịch nghĩa:
Một đám mây trên trời xanh,
Một giọt tuyết trong lò đỏ,
Một cành hoa vườn thượng uyển,
Một vầng trăng Dao Trì.
Than ôi!
Mây rã, tuyết tan, hoa tàn,

1
. Xem: Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Văn hóa - Thông tin, in lần thứ hai,
Hà Nội, 2005, t.1, tr.230.
59

trăng khuyết2.
Một bài văn tế thật quá đặc sắc, nói lên lòng thương tiếc sâu sắc
đối với hoàng hậu đã quá cố.
Năm 1597, Phùng Khắc Khoan sang Yên Kinh để cầu phong
cho vua Lê Thế Tông, đã phải chờ bốn, năm tháng mà không được
vào chầu. Ông đã làm 31 bài thơ chúc thọ, dâng lên vua Minh. Vua
xem khen là trung hậu và sau đó đã nhận biểu phong cho vua Lê.
Đó là ngoại giao bằng văn chương và đã thành công.
Một đòi hỏi nữa đối với các sứ thần là lòng can đảm, không sợ
chết, không sợ tù tội. Đào Tử Kỳ được vua Trần Nhân Tông cử đi
sứ nhà Nguyên, căm tức vì ba lần thất bại trong việc xâm lược Việt
Nam, hòng kiếm cớ xâm lược lần nữa, vua Nguyên đe dọa sứ thần
ta. Đào Tử Kỳ đã vạch mặt kẻ xâm lược, kiên quyết đấu tranh về
việc vua Trần không sang chầu. Chúng đã giam Đào Tử Kỳ một
năm. Thậm chí có người bị giam giữ đến 18 năm. Đó là sứ thần Lê
Quang Bí (còn gọi là Bôn). Ông được nhà Mạc cử làm chánh sứ
sang triều Minh năm Mậu Thân (1548), bị Tổng đốc Lưỡng Quảng
giam lỏng đến năm 1563 mới được đưa lên kinh đô vào yết kiến
vua Minh và tháng 1- Bính Dần (1566) mới về đến Đại Việt.
Nguyễn Biểu năm 1412 đi sứ, bị tướng nhà Minh thết đãi bằng cỗ
đầu người, hòng đe dọa, lung lạc tinh thần sứ giả. Ông không hề
khiếp đảm, ung dung ngồi ăn. Quan quân nhà Minh rất kính phục
khí phách, tài năng của Nguyễn Biểu. Sau đó theo lời ton hót của
một kẻ bán nước, ông lại bị bắt và bị cột vào chân cầu cho nước
dâng lên dìm chết. Trước khi chết ông đã vạch trần bộ mặt xâm
lược, giả nhân, giả nghĩa của quân Minh. Năm 1637, Giang Văn
Minh đi sứ sang nhà Minh. Trong buổi tiếp sứ thần Đại Việt, vua

2
. Xem PGS.TS. Vũ Dương Huân: Những mẩu chuyện đi sứ,
tiếp sứ, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.42.
60

Minh ra câu đối đầy khiêu khích, nhắc đến việc Mã Viện dựng cột
đồng ở Giao Châu: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục” (Cột đồng đến nay
rêu xanh phủ). Giang Văn Minh đã dũng cảm, khảng khái đáp lại
bằng vế đối: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng” (Sông Bạch Đằng
từ xưa máu còn đỏ) nói lên ba lần thất bại thảm hại của thiên triều
trên sông Bạch Đằng nên đã bị vua Minh khép tội chết vì “khinh
mạn thiên triều”...
Ngoài ra, các sứ thần đều phải có đầu óc quan sát, biết làm tình
báo khi đi sứ Trung Quốc. Đặng Nhữ Lâm, sứ thần đời vua Trần
Nhân Tông, bên cạnh công tác ngoại giao đã vẽ bản đồ cung điện
triều Nguyên, ghi chép, ký họa địa hình núi non trên đường đi và
còn tìm mua sách về địa lý (loại sách cấm người nước ngoài). Phó
sứ Trần Lư (thời Lê Hiến Tông), hai lần được cử đi sứ Trung Hoa
đã nghiên cứu kỹ và học được nghề sơn mài về truyền lại cho dân
ta. Ông là ông tổ nghề sơn mài Việt Nam. Chánh sứ Phùng Khắc
Khoan thì mang được hạt giống ngô, học được kỹ thuật dệt lụa. Lê
Công Hành (tên thật là Trần Khái, đời vua Lê Thế Tôn) đã học
được nghề thêu. Hiện nay ở phố Hàng Lọng còn có ngôi đền thờ
ông. Đặng Huy Trứ, sứ thần triều Nguyễn, đã học được nghề nhiếp
ảnh khi ông được cử sang công tác ở Hồng Kông, Quảng Châu và
Ma Cao. Ông được coi là ông tổ nghề ảnh Việt Nam...

3. Tiêu chuẩn đối với nhà ngoại giao hiện đại


Nhiều phẩm chất của nhà ngoại giao trong lịch sử vẫn còn
nguyên giá trị, mặc dù hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi. Các yêu cầu
đó là:
- Trung thành;
- Trung thực;
- Thông minh;
- Có kiến thức rộng, sâu về nhiều lĩnh vực;
61

- Thận trọng;
- Bình tĩnh, biết kiềm chế;
- Khiêm tốn;
- Dũng cảm;
- Lịch sự;
- Cần mẫn;
- Linh hoạt;
- Cẩn thận;
- Có óc quan sát;
- Có khả năng giao tiếp tốt.
Tình hình thế giới cuối thế kỷ XX thay đổi nhanh chóng do sự
phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, trước hết
là công nghệ thông tin, của toàn cầu hoá. Liên Xô tan rã, Chiến
tranh lạnh kết thúc, xuất hiện những đặc điểm mới, xu thế mới
trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là xu thế hoà bình, hợp tác và phát
triển là xu thế nổi trội. Tình hình trên tác động không nhỏ đến ngoại
giao và công tác ngoại giao, đặt ra những đòi hỏi mới cho các nhà
ngoại giao.
Trước hết nhà ngoại giao thế kỷ XXI phải có kiến thức chung
về xã hội, đặc biệt là lịch sử, trong đó có lịch sử quan hệ quốc tế,
lịch sử ngoại giao, triết học, kinh tế học, địa lý, đất nước học, luật
học, đặc biệt công pháp và tư pháp quốc tế, cần phải có kiến thức
về tôn giáo, về kinh tế, về môi trường, v.v..
Điều kiện bắt buộc đối với nhà ngoại giao là phải biết ngoại
ngữ, trước hết là tiếng Anh, vì ngoại ngữ là công cụ cực kỳ quan
trọng không thể thiếu được của nhà ngoại giao. Nhà ngoại giao hiện
đại phải giải quyết các công việc sau đây:
- Soạn được đại sử ký, điểm tin báo chí, tóm tắt sách báo và các
ấn phẩm khác;
- Xây dựng đề cương nghiên cứu các vấn đề quốc tế đã diễn ra
62

và đang diễn ra;


- Viết báo cáo chính trị, báo cáo tình hình công tác năm, sáu
tháng, quý, tháng. Có khả năng làm báo cáo chuyên đề, thông tin
chuyên đề về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá...;
- Xây dựng các đề án chính trị, đề án lễ tân, đề án thông tin
tuyên truyền;
- Soạn thảo đề cương hội đàm, đề cương đàm thoại, tiếp xúc
cho lãnh đạo các cấp về vấn đề mình phụ trách;
- Dự thảo điện rõ, điện mật;
- Chuẩn bị tài liệu về đặc điểm các nhân vật chính trị;
- Làm biên bản tiếp xúc, hội đàm;
- Soạn công văn ngoại giao thông thường bằng tiếng nước
ngoài;
- Tham gia vào công tác thông tin, tuyên truyền (trả lời phỏng
vấn đài, báo, vô tuyến, thuyết trình vấn đề trước cử tọa nước ngoài);
- Tổ chức họp báo, thông tin cho báo chí;
- Tổ chức cho đoàn đến thăm nước sở tại (chuẩn bị tài liệu cơ
bản, các bài phát biểu, trình bày và những tài liệu khác, tham gia
vào hội đàm, trao đổi ý kiến, phiên dịch);
- Giữ liên lạc với bộ ngoại giao và các cơ quan chính quyền sở
tại, biết xây dựng và củng cố quan hệ công tác với đối tác nước
ngoài, trong đó có việc chuyển thông tin tin cậy và thông tin khác
đến giới lãnh đạo, xã hội và các giới khác của sở tại;
- Theo dõi những hoạt động luật pháp của chính quyền, theo dõi
việc thực hiện các hiệp ước, hiệp định thoả thuận đã ký, theo dõi
việc thực hiện luật pháp và phong tục tập quán của cán bộ sứ quán,
kể cả các quy định về lễ tân, nghi thức, cắm cờ.
Ngoài những nhiệm vụ chính trị, các vấn đề liên quan đến hành
chính và kỹ thuật cũng phải được các nhà ngoại giao quan tâm. Các
63

vấn đề đó là:
- Tổ chức tiếp khách, chiêu đãi, các cuộc gặp, đón nhận và
chuyển giao thông ngoại giao;
- Xử lý thông tin nhận được qua fax, telex, internet, điện (điện
mật hoặc công điện);
- Trao đổi công văn với các cơ quan đại diện ngoại giao khác,
với trong nước;
- Sử dụng tin học, tổ chức lao động;
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại
ngữ, trong đó có lớp tập huấn, giảng dạy, tiến hành báo cáo chuyên
đề, hoàn thiện ngôn ngữ;
- Giải quyết những vấn đề tài chính, quản trị và những việc
hành chính hằng ngày;
Ngoài ra, nhà ngoại giao chuyên nghiệp cũng phải nắm những
kỹ năng về công tác lãnh sự như:
+ Giải quyết các vấn đề thị thực, hộ chiếu, đăng ký công dân
sinh sống tạm thời, các công việc với cộng đồng, vấn đề quốc tịch,
hỗ trợ tàu thuyền, máy bay, đăng ký tàu thuyền;
+ Xem xét tình trạng khẩn cấp, tiến hành điều tra, tham gia vào
tranh luận tại tòa và tranh luận khác, thực hiện nhiệm vụ của cơ
quan điều tra hay tòa án, bảo vệ quyền lợi công dân, liên hệ với
công an, hải quan, cảng, sân bay và các cơ quan chính quyền khác;
+ Thực hiện nhiệm vụ về biên, phiên dịch;
+ Thực hiện ghi biên bản tình trạng công dân, công chứng,
khoản kê tài sản, thu lãnh sự (đã được đào tạo ở nhà trường và có
kỹ năng qua quá trình làm việc)...

4. Tiêu chuẩn đối với nhà ngoại giao Việt Nam hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập nước Việt Nam Dân
64

chủ Cộng hòa và nền ngoại giao mới. Người là Chủ tịch nước, kiêm
Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trực tiếp xây dựng, rèn luyện, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ ngoại giao Việt Nam. Bác thường căn dặn
các nhà ngoại giao:
- Lập trường tư tưởng phải vững vàng;
- Tinh thần trách nhiệm cao, phải hết lòng, hết sức phục vụ
nhân dân, phục vụ cách mạng;
- Biết bảo vệ danh dự dân tộc;
- Muốn làm gì cũng phải vì lợi ích dân tộc mà làm;
- Phải hiểu biết nhiều, văn hóa phải cao; hiểu biết tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa, chính sách nước ta và nước sở tại, tình
hình thế giới;
- Phải cẩn thận, khôn khéo, khiêm tốn, phải thận trọng và biết
cảnh giác, giữ gìn bí mật quốc gia;
- Nắm vững tinh thần tự lực cánh sinh, độc lập tự chủ;
- Không ngừng rèn luyện và không ngừng học tập nâng cao
kiến thức, trình độ mọi mặt, đặc biệt ngoại ngữ;
- Phải có ý thức tổ chức kỷ luật cao...1.
Tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 30, ngày 13-8-2018, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Một nhà ngoại giao giỏi
trước hết phải là nhà chính trị giỏi luôn lấy lợi ích của quốc gia, của
chế độ làm kim chỉ nam trong hành động. Nhà ngoại giao luôn ghi
nhớ rằng, phía sau mình là Đảng, là đất nước, là nhân dân. Phải tự
tin, vững vàng, kiên định và khôn khéo”.
Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao công bố ngày 12-6-1995 và
Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
1
. Xem Học viện Quan hệ quốc tế: Bác Hồ nói về ngoại giao, Hà Nội,
1994.
65

nước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã đề ra tiêu chuẩn đối với
các nhà ngoại giao Việt Nam từ hàm Tuỳ viên đến Đại sứ.
- Hàm Đại sứ: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; nắm vững và có khả
năng thực hiện đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về đối nội và đối ngoại; có trình độ văn hoá đại học, trình độ
lý luận chính trị cao cấp; được đào tạo chính quy về nghiệp vụ
ngoại giao, biết sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ; có thời
gian công tác trong ngành ngoại giao từ 10 năm trở lên, tích luỹ
được nhiều kinh nghiệm trong công tác đối ngoại; là Bộ trưởng,
Thứ trưởng hoặc tương đương, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng hoặc
tương đương, chuyên viên cao cấp hoặc đã là người đứng đầu cơ
quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài, có đóng góp xứng đáng vào các hoạt động ngoại giao của
Việt Nam.
Theo Điều 17, Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (hiện hành) (sửa đổi, bổ sung năm
2017) nhấn mạnh tiêu chuẩn đại sứ: là cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp là
nhân viên hợp đồng quy định tại Điều 29 của Luật này; có đủ tiêu
chuẩn, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và kinh
nghiệm phù hợp với yêu cầu công tác theo quy định của Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao trên cơ sở đề án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt; tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt,
bản lĩnh chính trị vững vàng, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; có
trình độ đại học trở lên; có trình độ lý luận chính trị cử nhân hoặc
cao cấp; đã được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức, chuyên môn,
nghiệp vụ đối ngoại; sử dụng thông thạo ít nhất một ngoại ngữ phù
66

hợp với yêu cầu công tác; nắm vững và có năng lực tham mưu, chỉ
đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, chính sách
đối ngoại của Nhà nước; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo;
có năng lực tổ chức, điều hành, tập hợp, đoàn kết nội bộ và phối
hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tốt
nhiệm vụ được giao; có kinh nghiệm quản lý, công tác trong lĩnh
vực đối ngoại; đã có thời gian giữ chức vụ phó vụ trưởng hoặc
tương đương trở lên; có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được
giao; trong độ tuổi đủ để hoàn thành ít nhất một nhiệm kỳ công tác,
trừ trường hợp đặc biệt, căn cứ yêu cầu đối ngoại, địa bàn công tác,
năng lực, uy tín cá nhân, do Chính phủ quy định.
- Hàm Tham tán, Công sứ: Trung thành với Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; nắm vững và
có khả năng thực hiện đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước về đối nội và đối ngoại; có trình độ văn hoá đại học, trình
độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; được đào tạo về nghiệp vụ
ngoại giao, biết sử dụng ít nhất một ngoại ngữ; có thời gian công
tác trong ngành ngoại giao từ 8 năm trở lên, tích luỹ được nhiều
kinh nghiệm trong công tác đối ngoại; là Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng
hoặc tương đương, chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính hoặc
chuyên viên.
- Hàm Bí thư thứ nhất và Bí thư thứ hai: Trung thành với Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có phẩm chất chính trị, đạo đức
tốt; nắm vững và có khả năng thực hiện đúng đắn đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước về đối nội và đối ngoại; có trình độ văn
hoá đại học, trình độ lý luận chính trị trung cấp; được đào tạo về
nghiệp vụ ngoại giao, biết sử dụng một ngoại ngữ; có thời gian
công tác trong ngành ngoại giao từ 5 năm trở lên, có hiểu biết về
nghiệp vụ chuyên ngành, là chuyên viên chính hoặc chuyên viên.
67

- Hàm Tuỳ viên, Bí thư thứ ba: Có đủ các tiêu chuẩn như đối
với Bí thư thứ nhất, Bí thư thứ hai, có thời gian công tác trong
ngành ngoại giao từ 3 năm trở lên, là chuyên viên.
- Cấp ngoại giao cao cấp gồm có: hàm Đại sứ, hàm Công sứ và
hàm Tham tán.
- Cấp ngoại giao trung cấp gồm có: hàm Bí thư thứ nhất và hàm
Bí thư thứ hai.
- Cấp ngoại giao sơ cấp gồm có: hàm Bí thư thứ ba và hàm Tuỳ
viên.
Trước thực tiễn đang thay đổi nhanh chóng và những yêu cầu
công tác ngày càng cao vì một nền ngoại giao toàn diện, đặt ra đòi
hỏi đối với phẩm chất các nhà ngoại giao Việt Nam trong kỷ
nguyên toàn cầu hóa. Các nhà ngoại giao Việt Nam không chỉ cần
phải hoàn thành tốt những chức năng truyền thống (nhà đàm phán,
phát ngôn và bảo vệ chính sách đối ngoại và lợi ích quốc gia) mà
còn phải có bản lĩnh, trình độ vượt ra ngoài khuôn khổ truyền thống
đó. Nhà ngoại giao hiện đại phải nhận thức rằng đối tượng, lĩnh vực
và phương thức hoạt động ngày càng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi
họ phải hội đủ trình độ (ngoại ngữ, chuyên môn, nghiệp vụ) và các
kỹ năng cần thiết. Đặc biệt, việc hiểu biết văn hóa, lịch sử, tình hình
nước sở tại và khả năng đối thoại, giao tiếp, diễn thuyết, thiết lập
mạng lưới quan hệ, cầu nối với các đối tượng khác nhau trong xã
hội sở tại sẽ là chìa khóa quyết định thành công của một nhà ngoại
giao hiện đại. Đặt trong tất cả yêu cầu đó, nhà ngoại giao sẽ vừa
phải là một nhà hoạt động chính trị, vừa phải là một nhà văn hóa lại
vừa phải là một nhà kinh tế, đồng thời cũng phải là nhà báo, một
chuyên gia quan hệ công chúng (PR), một chuyên gia tin học, một
blogger... Đó có thể là hình ảnh của nhà ngoại giao Việt Nam trong
tương lai không xa cũng như là hình ảnh của nhà ngoại giao nhiều
68

nước trên thế giới trong thế kỷ XXI.


69

Chương II
CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
CỦA NHÀ NƯỚC

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI


CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm

Hoạt động ngoại giao được thực hiện thông qua hệ thống các cơ
quan quan hệ đối ngoại của nhà nước. Đó là tổng thể các cơ quan
của nhà nước và những nhà chức trách có thẩm quyền pháp lý đại
diện cho lợi ích của quốc gia trong quá trình thực hiện các mối quan
hệ quốc tế. Ở từng quốc gia, hệ thống đó được xác định bởi đặc thù
sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội, cũng như những đặc điểm
lịch sử và dân tộc của mình. Mặc dù có những sự khác nhau, song
hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có hai loại: các cơ quan quan
hệ đối ngoại ở trong nước hay còn gọi là các cơ quan quan hệ đối
ngoại ở trung ương, và các cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài.

2. Các cơ quan quan hệ đối ngoại ở trung ương


Cơ quan quan hệ đối ngoại ở trung ương theo chức năng và cơ
sở pháp lý được chia làm hai loại:
70
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

Cơ quan quan hệ đối ngoại theo Hiến pháp và cơ quan quan hệ


đối ngoại chuyên môn có tính chất công ước.

2.1. Cơ quan quan hệ đối ngoại theo Hiến pháp


Là cơ quan lãnh đạo chính trị chung và quyền hạn của các cơ
quan đó do Hiến pháp quy định. Các cơ quan đó thực hiện chức
năng chính trị chung. Loại cơ quan này bao gồm:
- Quốc hội;
- Nguyên thủ quốc gia;
- Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại giao.

2.1.1. Quốc hội hay nghị viện


Nhìn chung, việc thực hiện quan hệ đối ngoại ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới chủ yếu do cơ quan hành pháp đảm nhiệm.
Điều đó được thể hiện trong Hiến pháp, luật và các văn bản dưới
luật. Quốc hội/nghị viện cũng có vai trò nhất định trong việc hoạch
định và triển khai chính sách đối ngoại quốc gia. Vai trò đó ở các
nước cũng không giống nhau, phụ thuộc vào hệ thống chính trị và
đặc điểm văn hoá, lịch sử... Nhìn chung, vai trò của nghị viện trong
chính sách đối ngoại được thể hiện như sau:
- Hoạch định chính sách đối ngoại: Theo Hiến pháp của nhiều
quốc gia, Quốc hội là cơ quan nhà nước cao nhất trong lĩnh vực
chính sách đối ngoại. Quyền hạn của Quốc hội là tuyên bố chiến
tranh và hòa bình, thay đổi biên giới lãnh thổ, cho phép quân đội
nước ngoài vào đóng quân hay quá cảnh nước mình, phê chuẩn các
hiệp ước, hiệp định quốc tế quan trọng, phê chuẩn việc cử đại sứ;
phê duyệt quan điểm chỉ đạo, các chương trình hoạt động đối ngoại
quan trọng của nhà nước. Ví dụ: ở Ai Cập, Nauy, Thuỵ Điển, các
71
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

hiệp ước liên quan đến gia nhập các tổ chức quốc tế cần được nghị
viện thông qua trước khi phê chuẩn. Còn nghị viện của Đức,
Bungari, Rumani, Hy Lạp lại trực tiếp quyết định phê chuẩn các
văn bản trên. Trong việc xây dựng định hướng chính sách đối
ngoại, ở nhiều nước, nghị viện đóng vai trò quyết định. Ví dụ ngày
02-7-1993, Quốc hội Ucraina phê chuẩn “Định hướng chính sách
đối ngoại” nêu các quan điểm, nguyên tắc, hướng ưu tiên trong
chính sách đối ngoại của nước Ucraina độc lập. Về nhân sự, ở Mỹ,
Thượng viện có quyền phê chuẩn việc cử đại sứ, v.v.. Tuy nhiên,
quyền quyết định chính sách đối ngoại của quốc gia vẫn chủ yếu là
cơ quan hành pháp. Tổng thống Nga, Tổng thống Pháp, Tổng thống
Ucraina, Thủ tướng Đức... quyết định chính sách đối ngoại của
quốc gia mình, chứ không phải là quốc hội của các nước đó.
Vai trò của nghị viện trong chính sách đối ngoại và ngoại giao
chủ yếu được thể hiện trong khâu giám sát. Giám sát của nghị viện
được thực hiện trong cả quá trình hoạch định cũng như triển khai
chính sách đối ngoại. Ở hầu hết các nước, Uỷ ban Đối ngoại đóng
vai trò chính trong hoạt động giám sát. Ví dụ, hiến pháp của không
ít nước, trong đó có Đan Mạch quy định: Chính phủ phải hỏi ý kiến
Uỷ ban Đối ngoại trong quá trình dự thảo chính sách đối ngoại. Uỷ
ban Đối ngoại quốc hội nhiều nước như Mỹ, Italia, Thụy Điển,
Philíppin... có thể đề nghị triệu tập phiên họp bất thường hay bổ
sung chương trình nghị sự của nghị viện về những vấn đề đối ngoại.
Nghị viện có trách nhiệm giám sát việc triển khai chính sách
đối ngoại. Thông thường chính phủ đều phải báo cáo quốc hội việc
thực hiện chính sách đối ngoại và ngoại giao. Tại các phiên họp,
nghị viện có thể chất vấn chính phủ trực tiếp hay bằng văn bản về
mọi vấn đề, trong đó có vấn đề đối ngoại, thảo luận thông qua các
dự án luật liên quan đến đối ngoại và dự án ngân sách... Hiện nay
72
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

chỉ có Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên và Thuỵ Sĩ là ngoại
lệ. Ở Triều Tiên, lãnh đạo nhà nước và chính phủ không chịu trách
nhiệm trước quốc hội. Ở Thuỵ Sĩ, chính phủ không bị quốc hội bãi
nhiệm và cũng không bị phê phán.
Uỷ ban Đối ngoại của nghị viện có thể yêu cầu chính phủ gửi
báo cáo về các vấn đề cụ thể hay cung cấp tài liệu. Uỷ ban Đối
ngoại của cả Hạ và Thượng viện Mỹ có ngân sách hoạt động, có
nhân viên giúp việc, có quyền đi lại trong nước và quốc tế để tìm
hiểu vấn đề. Nghị viện có thể kiềm chế chính phủ bằng nhiều cách.
Ví dụ ở Mỹ, tổng thống không chịu trách nhiệm trước nghị viện về
các quyết định đối ngoại. Tuy nhiên, Hạ viện có thể tăng hay giảm
ngân sách cho các chương trình hay quyết định đối ngoại. Đồng
thời các nhân viên ngoại giao có thể bị quốc hội triệu tập để giải
thích các quyết định đối ngoại của mình.
Ngoài những vai trò trên, quốc hội cũng có hoạt động đối ngoại
của riêng mình, song phương cũng như đa phương. Hoạt động đối
ngoại của quốc hội, của các nghị sĩ đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt
động ngoại giao của nhà nước.
Đối với Việt Nam, Quốc hội có quyền lực khá lớn trong chính
sách đối ngoại. Theo Hiến pháp 2013, được Quốc hội Việt Nam
khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6, ngày 28-11-2013: “Quốc hội
là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...” 1.
Quốc hội “quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn,
quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế
liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách
thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức
1
, 2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017, tr.40; tr.43-44.
73
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con
người,...”2. Ngoài ra, một quyền hạn tối quan trọng của Quốc hội là
làm luật, trong đó có luật liên quan đến công tác đối ngoại và hội
nhập quốc tế; giám sát các hoạt động của Chính phủ, kể cả hoạt
động đối ngoại.

2.1.2. Nguyên thủ quốc gia

Nguyên thủ quốc gia có thể là Vua, Nữ hoàng, Hoàng đế, Quốc
vương, v.v. đối với nước quân chủ; Chủ tịch nước, Tổng thống,
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, v.v. đối với thể chế cộng hoà. Người
đứng đầu nhà nước có thể là cá nhân như: Vua, Tổng thống, v.v. và
cũng có thể là tập thể (Hội đồng Nhà nước Cuba, Đoàn Chủ tịch
Xôviết tối cao Liên Xô trước kia, Hội đồng Nhà nước Việt Nam
trước đây).
Quyền hạn của nguyên thủ quốc gia là thực hiện trực tiếp quan
hệ đối ngoại và đại diện của quốc gia trong các công việc quốc tế.
Quyền hạn của người đứng đầu nhà nước về lĩnh vực chính sách đối
ngoại do Hiến pháp và những đạo luật khác quy định. Trong thực
tiễn quốc tế, nguyên thủ quốc gia thường có những quyền hạn sau
đây: phê chuẩn, huỷ bỏ điều ước quốc tế, tiếp nhận, cử và triệu hồi
đại diện ngoại giao ở nước ngoài, tuyên bố tình trạng chiến tranh,
hoà bình, v.v.. Nguyên thủ quốc gia trực tiếp gặp, hội đàm với
người đứng đầu các quốc gia khác về những vấn đề quốc tế cùng
quan tâm, về quan hệ song phương, đa phương. Người đứng đầu
quốc gia khi tham dự các hội nghị quốc tế và ký kết các điều ước
quốc tế không cần giấy uỷ nhiệm.
Ở những nước quân chủ chuyên chế trước kia, những nước theo
chế độ tổng thống - nghị viện hiện nay như Liên bang Nga, Mỹ,
Ucraina, Pháp... thì tổng thống có quyền hạn rất lớn: người đứng
74
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

đầu quốc gia có quyền hạn xác định những hướng cơ bản của chính
sách đối ngoại, lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại và đại diện
đất nước trên trường quốc tế. Những nước theo thể chế quân chủ
lập hiến như Anh, Thái Lan, Hà Lan và nước cộng hoà nghị viện -
tổng thống như Liên bang Đức, Ấn Độ, Ixraen... người đứng đầu
quốc gia có vai trò hạn chế, nặng về lễ tân.
Ở Việt Nam, theo Điều 88, Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước
cũng có quyền hạn khá lớn trong công tác đối ngoại. Chủ tịch nước
là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại; quyết định cử, triệu hồi đại
sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh
toàn quyền của nước ngoài; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm
phán ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê
chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế
quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập
hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà
nước1.
Nét đặc thù của hệ thống chính trị ở nước ta cũng như các nước
xã hội chủ nghĩa khác là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và
người đứng đầu Đảng. Điều đó được khẳng định trong đạo luật cơ
bản của Nhà nước. Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định: “Đảng Cộng
sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,
đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc
Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo
Nhà nước và xã hội”2. Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính
1
, 2. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Sđd, tr.58-59;
tr.10.
75
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

trị - xã hội bằng “cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính
sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục,
vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương
mẫu của đảng viên”3. Đảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước và thể chế
chính trị. Lãnh đạo của Đảng thể hiện qua xây dựng Cương lĩnh, ví
dụ như Cương lĩnh năm 1991 thông qua tại Đại hội VII, bổ sung tại
Đại hội XI vạch ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chỉ
rõ mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ, mục tiêu của
chặng đường đầu, những định hướng lớn về chính sách kinh tế - xã
hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại của nước ta.
Các đại hội Đảng đã đề ra đường lối, chính sách đối nội, đối
ngoại của nhà nước và đường lối, chính sách đó được hoàn chỉnh,
bổ sung, cụ thể hoá, điều chỉnh và phát triển qua các hội nghị Trung
ương. Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương thực hiện việc chỉ đạo,
lãnh đạo triển khai đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nước, nhất là các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, phát
triển đất nước, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đảng lãnh
đạo toàn diện tất cả các binh chủng của lực lượng đối ngoại như:
đối ngoại Đảng, Nhà nước, Nhân dân; lãnh đạo sự phối hợp và
thống nhất hoạt động đối ngoại, nhất là với chính trị và kinh tế, giữa
đối ngoại và an ninh, quốc phòng, giữa thông tin đối ngoại và thông
tin đối nội. Đảng không chỉ đưa ra những quyết định lớn về đối
ngoại, mà còn làm nhiệm vụ giám sát, kiểm tra hoạt động đối ngoại
của Chính phủ, Quốc hội và phát triển quan hệ với các đảng cộng
sản và công nhân, các đảng cánh tả, các đảng cầm quyền trên thế
giới. Chính phủ có trách nhiệm cụ thể hoá, triển khai thực hiện
đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
3
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Sđd, tr.88.
76
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

Mặc dù không phải nguyên thủ quốc gia, song trong lễ tân nhà
nước Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam được xếp cao nhất,
trên cả Chủ tịch nước. Trong các chuyến thăm chính thức của Tổng
Bí thư ở nước ngoài, Tổng Bí thư bao giờ cũng được các nước
không phải xã hội chủ nghĩa dành cho sự đón tiếp ở mức cao nhất,
trọng thị nhất như nguyên thủ quốc gia.

2.1.3. Chính phủ

Chính phủ là cơ quan hành pháp của quốc gia, chịu trách nhiệm
lãnh đạo chính trị, hoạt động tác chiến thực hiện chính sách đối nội
và đối ngoại của đất nước.
Theo Hiến pháp và pháp luật, trong thực hiện chính sách đối
ngoại, chính phủ chỉ đạo quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa
học, đào tạo và các mối quan hệ khác với các chính phủ nước
ngoài; tiếp nhận hoặc cung cấp viện trợ tín dụng nước ngoài, ký kết
các điều ước quốc tế theo thẩm quyền; chỉ đạo Bộ Ngoại giao và
theo dõi, giám sát hoạt động của Bộ Ngoại giao trong việc thực hiện
nhiệm vụ của mình, nhiệm vụ đối ngoại của chính phủ...
Người đứng đầu chính phủ có vị trí quan trọng trong quan hệ
đối ngoại. Tên gọi có thể khác nhau: Thủ tướng Chính phủ, Chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Hành pháp, Chủ tịch
Nội các, Chủ tịch Chính phủ, v.v.. Ở Mỹ và nhiều nước khác như
Philíppin, Inđônêxia, Thủ tướng và người đứng đầu nhà nước là
một (được gọi là Tổng thống).
Người đứng đầu chính phủ có quyền tiếp đại diện các quốc gia,
chính phủ và các nhà ngoại giao, tiến hành đàm phán với họ. Người
đứng đầu chính phủ có quyền hạn ký kết các điều ước quốc tế, tham
dự các hội nghị quốc tế mà không cần giấy ủy nhiệm.
77
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

Người đứng đầu chính phủ cũng đại diện lợi ích quốc gia, đại
diện chính phủ trong lĩnh vực đối ngoại trong quyền hạn của mình,
trừ việc điều hành hoạt động đối ngoại hằng ngày.
Đối với Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính
cao nhất của đất nước, có những quyền hạn sau đây trong công tác
đối ngoại:
- Chính phủ thống nhất quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo
dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông,
đối ngoại, quốc phòng, an ninh trật tự và an toàn xã hội;
- Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước
theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê
duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính
phủ...,
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức
và công dân Việt Nam ở nước ngoài1.

2.1.4. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao theo chức năng, quyền hạn và nhiệm


vụ là người lãnh đạo hằng ngày cơ quan đối ngoại của quốc gia,
thực hiện quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác không cần ủy
quyền; có thể đại diện cho quốc gia, chính phủ tại các phiên họp
của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an và các tổ chức
quốc tế khác.
Cũng cần lưu ý rằng, người đứng đầu nhà nước, đứng đầu chính
phủ và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao theo luật pháp được chấp nhận

1
. Xem Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Sđd, tr.63,
65.
78
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

chung, được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao (bất khả xâm
phạm thân thể, không bị truy tố, được dùng thông tin mật mã, v.v.,)
được quyền ưu đãi danh dự (cắm cờ trên ôtô, tại nơi ở, v.v.).
Bên cạnh quyền hạn điều hành công việc đối ngoại hằng ngày,
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao còn có nhiệm vụ quản lý nhà nước các
hoạt động của quốc gia, các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ
quan lãnh sự, các phái đoàn đại diện tại các tổ chức quốc tế.

2.2. Cơ quan quan hệ đối ngoại chuyên môn có tính chất


công ước

Đây là cơ quan chuyên môn (kinh tế, văn hoá, khoa học, công
nghệ, v.v.) có quan hệ với các nước khác. Chúng được tổ chức và
hoạt động trên cơ sở các hiệp định, thoả thuận hoặc trên cơ sở tập
quán quốc tế, truyền thống được thừa nhận trong quan hệ quốc tế.
Những cơ quan này được tổ chức theo ngành dọc, trực thuộc các
bộ, ngành chuyên môn, thực hiện các quan hệ quốc tế như: Bộ Tài
chính, Bộ Công Thương, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Thông tin
và Truyền thông, v.v.. Thông thường các bộ, ngành này đều có Vụ
Hợp tác quốc tế hay Vụ Quan hệ quốc tế hoặc Vụ Đối ngoại để xử
lý quan hệ với cơ quan nước ngoài tương ứng. Cần lưu ý là, các mối
quan hệ quốc tế của các cơ quan này không mang tính chất chính trị
mà chỉ mang tính chất chuyên môn. Ngoài ra, hiện nay các địa
phương cũng rất tích cực tham gia các hoạt động đối ngoại, giúp
chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có các cơ quan ngoại vụ địa phương (Sở Ngoại vụ hoặc Phòng
Ngoại vụ).

3. Các cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài


79
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

Cơ quan quan hệ đối ngoại ở nước ngoài hay cơ quan đại diện
nhà nước ở nước ngoài, được chia làm hai loại: cơ quan đại diện
thường trú và cơ quan đại diện lâm thời.

3.1. Cơ quan đại diện thường trú


Đó là cơ quan thực hiện công việc hằng ngày ở nước ngoài, đại
diện cho quyền lợi quốc gia mình gồm quyền lợi của Nhà nước, của
tổ chức và công dân mình ở nước ngoài; thực hiện quan hệ với
nước sở tại. Đó là Đại sứ quán, đứng đầu là Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền; Công sứ quán*, đứng đầu là Công sứ đặc mệnh toàn quyền;
Đại biện quán, đứng đầu là Đại biện; Phái đoàn đại diện tại các tổ
chức quốc tế, đứng đầu là Đại sứ Trưởng phái đoàn. Ngoài cơ quan
đại diện ngoại giao còn có cơ quan lãnh sự gồm: Tổng Lãnh sự
quán, đứng đầu là Tổng Lãnh sự; Lãnh sự quán, đứng đầu là Lãnh
sự; Phó Lãnh sự quán, đứng đầu là Phó Lãnh sự và Đại lý lãnh sự
do Đại lý lãnh sự phụ trách. Đối với nhiều quốc gia thuộc Khối
thịnh vượng chung do Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen
đứng đầu, cơ quan đại diện ngoại giao của họ không gọi là Đại sứ
quán mà là Cơ quan cao uỷ và người đứng đầu là Cao uỷ.
Toà thánh Vatican, đồng thời là một quốc gia cũng có đại diện
ngoại giao ở nước ngoài: Đại sứ quán Giáo hoàng do Đại sứ Giáo
hoàng đứng đầu và Công sứ quán do Công sứ Giáo hoàng đứng
đầu.
Địa vị pháp lý của cơ quan đại diện ngoại giao được quy định
trong Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961), còn địa vị pháp
lý cơ quan lãnh sự được quy định trong Công ước Viên về quan hệ
lãnh sự (1963).
*
* Hiện nay người ta không thành lập Công sứ quán và Đại biện quán mà
chỉ lập Đại sứ quán.
80
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

Địa vị pháp lý của các tổ chức quốc tế được quy định tại Công
ước 1946 về quyền ưu đãi miễn trừ của Liên hợp quốc và Công ước
1947 về quyền ưu đãi miễn trừ của các tổ chức đặc biệt thuộc Liên
hợp quốc như: Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổ chức Y tế thế
giới (WHO), v.v..
Địa vị pháp lý của cơ quan đại diện thường trú không ngoại
giao cũng không khác nhiều địa vị pháp lý cơ quan đại diện ngoại
giao, nhưng ở mức độ thấp hơn. Những cơ quan đại diện thường trú
không ngoại giao không mang tính chất chính trị, ngoại giao mà
mang tính chất chuyên môn. Tuy nhiên, trong thực tế quốc tế, nhiều
cơ quan lãnh sự đặt tại các nước chưa có Đại sứ quán, Công sứ
quán phải kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ ngoại giao. Ví dụ: Tổng Lãnh
sự Việt Nam tại Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng Đại biện của Việt Nam
tại Pháp khi chưa mở Đại sứ quán.

3.2. Cơ quan đại diện lâm thời

Đó là những đoàn đại biểu, các đoàn riêng lẻ được cử ra nước


ngoài công tác trong thời gian nào đó, hoặc những quan sát viên tại
các hội nghị quốc tế, các đại hội, các ủy ban quốc tế. Cuối cùng là
đại diện tại các ngày kỷ niệm long trọng của quốc gia, lễ đăng
quang, lễ nhậm chức, quốc tang, v.v.. Ví dụ: khi Tổng thống
Inđônêxia Soekarno thăm Liên Xô trước đây, Inđônêxia đã lập cơ
quan đại diện lâm thời tại Mátxcơva và ông Polar chỉ làm Đại sứ
đặc mệnh toàn quyền của Inđônêxia trong thời gian chuẩn bị cho
chuyến thăm và thời gian tiến hành chuyến thăm. Riêng Việt Nam
hằng năm có hàng chục các đoàn đại biểu của Nhà nước, của Chính
phủ đi công tác ở nước ngoài. Tháng 11-2004, Việt Nam đã cử Đại
sứ tại Ai Cập làm đại diện lâm thời của Nhà nước dự tang lễ Tổng
thống Nhà nước Palextin Yasser Arafat tại Ai Cập, v.v..
81
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

Thành viên cơ quan đại diện lâm thời cũng được hưởng quyền
ưu đãi miễn trừ ngoại giao.

II. BỘ NGOẠI GIAO

1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao


Bộ Ngoại giao, bộ máy trung ương của cơ quan quản lý nhà
nước, thực hiện trực tiếp hằng ngày hoạt động ngoại giao của quốc
gia, trực tiếp tổ chức và phối hợp hoạt động đối ngoại của quốc gia.
Khái niệm “Bộ Ngoại giao” lần đầu tiên được sử dụng ở Pháp
năm 1589. Và theo tác giả G.R.Berridge, Bộ Ngoại giao lần đầu
tiên được thành lập năm 1626 cũng ở nước Pháp. Người thành lập
Bộ Ngoại giao là Hồng y Giáo chủ Richelieu, Tể tướng của vua
Pháp Louis XIV1. Ở nhiều nước, “Bộ Ngoại giao” được gọi bằng
những tên khác nhau, ví dụ: ở Hoa Kỳ người ta gọi là “State
Department”, còn ở Anh, Bộ Ngoại giao lại có tên là Bộ Ngoại giao
và công việc về Khối thịnh vượng chung; ở Ôxtrâylia, Canađa...
người ta gọi là Bộ Ngoại giao - Ngoại thương, còn ở Campuchia,
Bộ Ngoại giao có tên là Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế. Đặc
biệt, ở Libi thời Cadaphi, Bộ Ngoại giao được đặt tên khá lạ: Ủy
ban Nhân dân về đối ngoại, v.v..
Bộ Ngoại giao thực hiện công tác tác chiến hằng ngày nhằm
thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước. Bộ Ngoại giao chuẩn
bị những thông tin cho chính phủ về tình hình quốc tế và chính sách
đối ngoại, soạn thảo những đề xuất cụ thể và thực hiện những quyết
định được thông qua về đối ngoại. Ở nhiều nước, Bộ Ngoại giao
1
. Xem G.R. Berridge: Diplomacy: Theory and Practice, Palgrave, New
York, 2002, tr.5.
82
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

còn phối hợp hoạt động với tất cả các bộ, ngành có liên quan về đối
ngoại và quan hệ với nước ngoài, hỗ trợ các bộ, ngành trên thực
hiện những nhiệm vụ do chính phủ giao.
Bộ Ngoại giao chỉ đạo hằng ngày các hoạt động của cơ quan đại
diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự ở nước ngoài, cơ quan thường trú
cũng như cơ quan lâm thời, chuẩn bị cho các chuyến thăm của cấp
cao nhà nước và chính phủ. Nhiệm vụ của Bộ Ngoại giao còn là
thực hiện chính sách của chính phủ, của quốc gia trong quan hệ với
các đại sứ, đại diện ngoại giao của nước ngoài đóng tại nước mình
hoặc là đến công tác. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm quan hệ thường
xuyên với báo chí, chỉ đạo việc xuất bản các văn kiện chính thức về
chính sách đối ngoại.
Như đã nêu ở trên, chức năng đối ngoại của Bộ Ngoại giao ở tất
cả các nước trên thế giới cơ bản là trùng hợp nhau, đều có trách
nhiệm bảo vệ quyền lợi của quốc gia, của tổ chức và của công dân
mình trên trường quốc tế. Bộ Ngoại giao có những nhiệm vụ sau
đây:
- Phân tích, tổng hợp thông tin có được về tình hình các nước
trên thế giới và về tình hình thế giới nói chung;
- Chuẩn bị các đề nghị, nghị quyết của chính phủ liên quan đến
thái độ chính thức của quốc gia về những vấn đề quốc tế, về những
phản ứng đối ngoại có thể;
- Dự thảo các điều ước quốc tế;
- Chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của
nhà nước ở nước ngoài, các đại diện, các đoàn đại biểu tại các tổ
chức quốc tế;
- Giữ quan hệ, đàm phán với các đại diện ngoại giao, đại diện
lãnh sự, các đoàn đại biểu nước ngoài.
83
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

Ngoài ra, ở nhiều nước, Bộ Ngoại giao còn được giao nhiệm vụ
về công tác ngoại kiều và công tác biên giới quốc gia. Ví dụ, trực
thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam có Ủy ban về người Việt Nam ở
nước ngoài và Ban Biên giới quốc gia.
Cơ cấu tổ chức Bộ Ngoại giao ở từng nước được thiết kế phù
hợp với mục đích, chức năng, nhiệm vụ được giao, khối lượng công
việc và cả đặc điểm lịch sử của quốc gia. Thông thường, Bộ Ngoại
giao gồm ba mảng: các vụ khu vực (theo khu vực địa lý), các vụ
chức năng và các đơn vị phụ trách công tác nội bộ.
Các vụ khu vực thực hiện những nhiệm vụ tác chiến hằng ngày,
nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế các nước; tổng hợp, hệ thống
hoá các báo cáo, tin tức từ các cơ quan đại diện ở nước ngoài; thay
mặt lãnh đạo Bộ Ngoại giao ra các chỉ thị, hướng dẫn, chỉ đạo các
cơ quan đại diện; chuẩn bị các đề nghị cho lãnh đạo về các vấn đề
quan hệ song phương với các quốc gia; giữ quan hệ thường xuyên
đối với đại diện ngoại giao của khu vực mình phụ trách. Theo thông
lệ, cán bộ của các vụ khu vực là những cán bộ ngoại giao có kinh
nghiệm công tác ở các nước phụ trách, là chuyên gia về các nước
đó.
Các vụ chức năng thông thường phụ trách những nhóm vấn đề
quốc tế cụ thể: các tổ chức quốc tế, báo chí tuyên truyền, lãnh sự,
luật và điều ước quốc tế, văn hoá đối ngoại, quản lý vũ khí và giải
trừ quân bị, v.v.. Hầu hết các nước đưa các vụ sau vào vụ chức
năng: Vụ Lãnh sự, Vụ Lễ tân, Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế,
Vụ Báo chí, Vụ Các tổ chức quốc tế, Vụ Quan hệ văn hoá, Vụ Tổng
hợp và hoạch định chính sách, Vụ Các vấn đề quốc tế chung, v.v..
Nhiệm vụ chính của các đơn vị chức năng là chuẩn bị, phân tích
tài liệu cho hội nghị quốc tế, chuẩn bị đàm phán về các lĩnh vực
84
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

chuyên môn, chuẩn bị các quyết định cụ thể để triển khai kết quả
đàm phán.
Vụ khu vực, vụ chức năng là những đơn vị tác chiến, còn các
đơn vị hành chính như Văn phòng, Vụ Quản trị tài vụ, v.v. chủ yếu
mang tính chất hỗ trợ, phục vụ bộ máy và các cơ quan đại diện ở
nước ngoài.
Cơ cấu tổ chức cơ bản của một bộ ngoại giao là như vậy, song
tuỳ vị trí trên trường quốc tế, yêu cầu nhiệm vụ và đặc điểm lịch sử,
Bộ Ngoại giao có thể bổ sung đơn vị này, đơn vị kia. Hiện có nhiều
nước tổ chức mô hình Bộ Ngoại giao - Ngoại thương như Hàn
Quốc, Ôxtrâylia, Canađa, Niu Dilân, Phần Lan...

2. Một số mô hình Bộ Ngoại giao trên thế giới1

2.1. Bộ Ngoại giao Vương quốc Thái Lan

- Văn phòng Bộ trưởng;


- Văn phòng Thư ký thường trực:
+ Thư ký của Thư ký thường trực;
+ Nhóm kiểm toán nội bộ;
+ Văn phòng kiểm toán viên;
+ Nhóm pháp luật;
+ Nhóm an ninh quốc tế;
- Phòng Công việc chung;
- Phòng Nhân sự;
- Phòng Tài chính;
- Văn phòng chính sách và hoạch định chính sách;

1
. Những mô hình này luôn luôn thay đổi do tình hình riêng của mỗi nước
nên hoàn toàn có tính chất tham khảo (B.T).
85
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

- Lưu trữ và thư viện;


- Viện Nghiên cứu đối ngoại Saanrom;
- Trung tâm Thông tin và Công nghệ thông tin;
- Quản lý tài sản ngoài nước;
- Viện Nghiên cứu đối ngoại;
- Cục Lãnh sự;
- Cục Lễ tân;
- Vụ Châu Âu;
- Vụ Kinh tế quốc tế;
- Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế;
- Vụ Thông tin;
- Vụ Các tổ chức quốc tế;
- Vụ Châu Mỹ và Nam Thái Bình Dương;
- Vụ ASEAN;
- Vụ Đông Á;
- Vụ Nam Á - Trung Đông - châu Phi;
- Cơ quan hợp tác phát triển Thái Lan.

2.2. Bộ Ngoại giao Mỹ


- Cơ quan kiểm soát và giải trừ quân bị;
- Cơ quan thông tin Hoa Kỳ;
- Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế;
- Cơ quan phát triển quốc tế;
- Ban Thư ký điều hành;
- Tổng Thanh tra;
- Hành chính;
- An ninh ngoại giao;
- Vụ Luật pháp và công tác liên chính phủ;
- Vụ Quan hệ xã hội;
86
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

- Hội đồng hoạch định chính sách;


- Vụ Lễ tân;
- Cố vấn luật pháp;
- Vụ Quản lý cơ quan đại diện ngoại giao;
- Văn phòng quản lý tác chiến;
- Tổng giám đốc Công tác ngoại giao và giám đốc nhân sự;
- Viện Ngoại giao;
- Giám đốc Thông tin quốc tế và chính sách thông tin;
- Vụ Nhân quyền và công tác nhân đạo;
- Vụ Tình báo và nghiên cứu;
- Vụ Công tác chính trị - quân sự;
- Vụ Kinh tế và kinh doanh;
- Vụ về công tác ma tuý;
- Cục Lãnh sự;
- Chương trình di tản;
- Vụ Châu Âu và Canađa;
- Vụ Đại dương, môi trường quốc tế và công tác khoa học;
- Vụ Châu Phi;
- Vụ Đông Á và Thái Bình Dương;
- Vụ Liên Mỹ;
- Vụ Trung Đông và Nam Á;
- Vụ Các tổ chức quốc tế.

III. BỘ NGOẠI GIAO


NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bộ Ngoại giao của nước Việt Nam mới, được thành lập ngày
28-8-1945, các Nghị định số 157/CP ngày 9-10-1961, Nghị định số
82/CP ngày 10-11-1993, Nghị định số 21/2003/NĐ-CP, Nghị định
87
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

số 15/2008/NĐ-CP, Nghị định số 58/2013/NĐ-CP ngày 11-6-2013


quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ
Ngoại giao trong các giai đoạn của lịch sử. Ngày 14-3-2017, Chính
phủ ban hành Nghị định số 26/2017/NĐ-CP thay cho Nghị định số
58/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ
chức của Bộ Ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nghị
định gồm 5 điều nhưng ở đây chỉ trích 3 điều cơ bản.

Điều 1: Vị trí và chức năng

Bộ Ngoại giao là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về đối ngoại, gồm: Công tác ngoại giao, biên giới,
lãnh thổ quốc gia, công tác đối với cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài, ký kết và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc
tế, quản lý các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài) và hoạt động của các cơ quan đại diện nước
ngoài tại Việt Nam; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo
quy định của pháp luật.

Điều 2: Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội,
dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc
hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch
xây dựng pháp luật hằng năm của Chính phủ và các nghị quyết, dự
án, đề án theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hằng năm và các dự
án, công trình quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia về ngành,
88
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị và các
văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ Ngoại giao hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ.
4. Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước
đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Ngoại giao.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương
trình mục tiêu quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Ngoại giao sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật
trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Ngoại giao.
6. Về quản lý nhà nước đối với hoạt động đối ngoại của các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các địa phương:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có
liên quan xây dựng kế hoạch hoạt động đối ngoại nhà nước; tổng
hợp kế hoạch hoạt động đối ngoại của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan có liên quan và các địa phương; hướng dẫn tổ chức thực hiện
và yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các
địa phương báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện các
hoạt động đối ngoại;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn
nghiệp vụ đối ngoại cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên
quan và các địa phương;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chỉ đạo, kiểm
tra, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan và các
89
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

địa phương thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của
pháp luật nhằm bảo đảm quản lý thống nhất hoạt động đối ngoại.
7. Quản lý các hoạt động hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt
Nam theo quy định của pháp luật; định kỳ hằng năm báo cáo Thủ
tướng Chính phủ về tình hình tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại
Việt Nam.
8. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có
liên quan và các địa phương bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân Việt
Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật
pháp quốc tế.
9. Về công tác nghiên cứu và tham mưu dự báo chiến lược:
a) Thông tin và tham mưu kịp thời cho Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ các vấn đề liên quan đến tình hình thế giới và quan hệ
quốc tế của Việt Nam;
b) Chủ trì nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất các vấn đề có tính dự
báo, chiến lược liên quan đến tình hình thế giới, quan hệ quốc tế,
luật pháp quốc tế, quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam
và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại
giao.
10. Về đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước:
a) Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao
với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt
động đối ngoại của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Trình Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình
chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế
liên chính phủ; việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt
động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy
định của pháp luật;
90
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban thường vụ


Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh
toàn quyền; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước
quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện
thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại
thế giới và đại diện của Chủ tịch nước tại các tổ chức quốc tế;
d) Bổ nhiệm, triệu hồi đại diện thường trực của Việt Nam tại
các tổ chức quốc tế, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; quyết
định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước
ngoài.
11. Về công tác lễ tân nhà nước:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về nghi lễ đối ngoại và quyền ưu
đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật; hướng dẫn,
quản lý việc thực hiện quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao và nghi
lễ ngoại giao đối với các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam,
các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật
Việt Nam, luật pháp và thông lệ quốc tế;
b) Triển khai việc chấp thuận đại diện ngoại giao của các nước,
các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và đại diện ngoại giao của Việt
Nam ở nước ngoài;
c) Chuẩn bị và phục vụ các đoàn cấp cao nhà nước đi thăm các
nước hoặc dự hội nghị quốc tế; tổ chức đón tiếp các đoàn cấp cao
các nước, các tổ chức quốc tế thăm Việt Nam theo quy định của
pháp luật.
12. Về công tác ngoại giao kinh tế:
a) Xây dựng quan hệ chính trị và khung pháp lý song phương,
đa phương phù hợp nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại
và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
91
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

b) Nghiên cứu, dự báo và thông tin về các vấn đề kinh tế quốc


tế và quan hệ kinh tế quốc tế; phối hợp tham mưu, xây dựng chủ
trương, chính sách phục vụ phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế
quốc tế; xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến kinh tế đối ngoại
theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ trì, phối
hợp vận động chính trị, ngoại giao hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối
ngoại;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có
liên quan và các địa phương xây dựng và triển khai các chủ trương,
chính sách, chương trình, hoạt động ngoại giao kinh tế;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có
liên quan và các địa phương nâng cao hiệu quả tham gia của Việt
Nam tại các tổ chức, cơ chế và diễn đàn hợp tác kinh tế quốc tế và
khu vực theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
13. Về công tác ngoại giao văn hóa:
a) Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách về công tác ngoại giao
văn hóa; tham mưu xử lý các vấn đề nảy sinh liên quan đến ngoại
giao văn hóa theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa
phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan quản lý và triển khai
công tác ngoại giao văn hóa;
c) Thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch và Ban Thư ký của Ủy ban
Quốc gia UNESCO Việt Nam; làm thường trực Ủy ban Quốc gia
UNESCO Việt Nam.
14. Về công tác thông tin đối ngoại:
a) Chủ trì triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài;
b) Chủ trì theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước
ngoài phục vụ công tác thông tin đối ngoại;
92
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

c) Phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về
các vấn đề quốc tế, đối ngoại; tổ chức họp báo quốc tế trong phạm
vi thẩm quyền của Bộ Ngoại giao và theo quy định của pháp luật;
d) Quản lý và cấp phép cho hoạt động thông tin, báo chí của
báo chí nước ngoài tại Việt Nam và của báo chí nước ngoài đi theo
các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam trong phạm vi thẩm
quyền của Bộ Ngoại giao và theo quy định của pháp luật;
đ) Quản lý trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao và các cơ
quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phục vụ công tác thông tin
đối ngoại.
15. Về công tác lãnh sự:
a) Bảo hộ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của
pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế;
b) Thực hiện công tác hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh
sự, ủy thác tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, xuất, nhập cảnh của công
dân Việt Nam và người nước ngoài thuộc đối tượng do Bộ Ngoại
giao quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Quản lý, chỉ đạo công tác lãnh sự của các cơ quan ngoại vụ
của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo quy định của
pháp luật;
d) Thực hiện công tác lãnh sự khác theo quy định của pháp luật,
phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
16. Về công tác đối với hoạt động di cư của công dân Việt Nam
ra nước ngoài:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng chủ
trương, chính sách về vấn đề di cư quốc tế, phù hợp với điều kiện
của Việt Nam và thông lệ quốc tế;
93
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc
hướng dẫn, kiểm tra công tác liên quan đến hoạt động di cư của
công dân Việt Nam ra nước ngoài.
17. Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan
nghiên cứu, tổng hợp tình hình, đề xuất và thực hiện chủ trương,
chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan
hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác đối với người Việt
Nam ở nước ngoài;
c) Tổ chức, hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân người Việt
Nam ở nước ngoài trong các mối liên hệ với trong nước và ngược
lại, đóng góp vào sự phát triển đất nước;
d) Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước
ngoài ổn định cuộc sống, hòa nhập vào đời sống xã hội nước sở tại,
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
18. Về biên giới, lãnh thổ quốc gia:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có
liên quan và các địa phương thực hiện nghiên cứu, tổng hợp, kiểm
tra, đánh giá tình hình quản lý biên giới, lãnh thổ quốc gia, vùng
trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của Việt Nam; giải
quyết tranh chấp, đấu tranh bảo vệ biên giới, toàn vẹn lãnh thổ, chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam
trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đề
xuất chủ trương, chính sách và các biện pháp quản lý thích hợp;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có
liên quan tham mưu về việc xác định biên giới quốc gia, các vùng
biển và thềm lục địa của Việt Nam; xác định phạm vi chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên đất liền, vùng trời,
94
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa;


c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, địa
phương có liên quan xây dựng phương án hoạch định biên giới
quốc gia; xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam với các nước láng giềng liên quan;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ
quan, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các văn kiện
pháp lý quốc tế về biên giới; phân giới và cắm mốc quốc giới trên
cơ sở các điều ước quốc tế về hoạch định biên giới quốc gia được
ký kết giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước
láng giềng; chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện và yêu cầu các bộ,
cơ quan ngang bộ và các cơ quan, địa phương có liên quan báo cáo
định kỳ hoặc đột xuất về công tác quản lý, bảo vệ biên giới;
đ) Trình Thủ tướng Chính phủ xử lý hoặc hướng dẫn xử lý
theo thẩm quyền các vấn đề phát sinh trong hoạt động của các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan, địa phương có liên quan đến chủ quyền,
quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên đất
liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
19. Về quản lý cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:
a) Chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà
nước đối với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; chỉ đạo,
kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Nhà
nước và việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước ngoài và thành viên của cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức,
biên chế của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài;
c) Bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ, cử, triệu hồi các thành viên
95
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của
pháp luật;
d) Hướng dẫn, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản, cơ sở vật chất,
kỹ thuật và kinh phí của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
theo quy định của pháp luật.
20. Về quản lý hoạt động đối ngoại đối với đại diện của các cơ
quan, tổ chức của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
nước ngoài (sau đây gọi chung là các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở
nước ngoài), các đoàn Việt Nam được cử đi công tác nước ngoài:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của
Nhà nước, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức Việt Nam
ở nước ngoài, các đoàn Việt Nam được cử đi công tác ở nước ngoài
theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có
liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức Việt Nam ở
nước ngoài thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy
định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận và luật pháp
quốc tế.
21. Quản lý hoạt động của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan đại diện lãnh sự, cơ quan lãnh sự danh dự nước ngoài và các
cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt
Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.
22. Quản lý các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam;
cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
23. Về công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về công tác điều ước quốc tế,
thỏa thuận quốc tế;
96
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

b) Kiểm tra đề xuất ký, gia nhập điều ước quốc tế của các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan có liên quan trước khi trình Chính phủ;
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ
quan, tổ chức có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc
tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan có
liên quan đánh giá tính tương thích của các đề nghị xây dựng luật,
pháp lệnh, nghị định với điều ước quốc tế có liên quan mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây
dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu về điều ước quốc tế của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
24. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan xây
dựng và triển khai các chủ trương, chính sách của Việt Nam tại các
diễn đàn đa phương về phát triển luật pháp quốc tế.
25. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ,
chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao
động thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao theo quy định của
pháp luật.
26. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
Ngoại giao; tổ chức tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
phòng, chống tham nhũng, lãng phí và xử lý các vi phạm pháp luật
trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại
giao theo quy định của pháp luật.
27. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, kỹ thuật,
trang thiết bị được giao và ngân sách được phân bổ theo quy định
97
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

của pháp luật.


28. Quyết định và chỉ đạo thực hiện các chương trình cải cách
hành chính của Bộ Ngoại giao theo mục tiêu và các chương trình,
kế hoạch cải cách hành chính nhà nước đã được Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
29. Thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công trong các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định
của pháp luật.
30. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 3: Cơ cấu tổ chức

a) Các vụ khu vực: Vụ ASEAN, Vụ Châu Âu, Vụ Châu Mỹ, Vụ


Đông Bắc Á, Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương,
Vụ Trung Đông - Châu Phi.
b) Các vụ nghiệp vụ: Vụ Chính sách đối ngoại, Vụ các Tổ chức
quốc tế, Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Vụ Hợp tác kinh tế đa
phương, Vụ Tổng hợp kinh tế, Vụ Ngoại giao văn hóa và
UNESCO, Vụ Thông tin Báo chí, Bộ, Cục Ngoại vụ, Cục Lãnh sự,
Cục Lễ tân Nhà nước, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy
ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới
quốc gia.
c) Các đơn vị phụ trách công tác nội bộ: Văn phòng Bộ, Vụ Tổ
chức - Cán bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Thi đua - Khen thưởng và Truyền
thống ngoại giao, Cục Cơ yếu, Cục Quản trị - Tài vụ.
d) Các đơn vị sự nghiệp công lập: Học viện Ngoại giao, Báo
Thế giới và Việt Nam, Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài,
Trung tâm Biên Phiên dịch quốc gia, Trung tâm Thông tin.
98
CHƯƠNG II: CÁC CƠ QUAN QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC

đ) Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài1


Các vụ: châu Âu, Tổ chức Cán bộ được tổ chức 06 phòng; Vụ
Luật pháp và Điều ước quốc tế được tổ chức 04 phòng; các vụ:
châu Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình
Dương, Trung Đông - châu Phi được tổ chức 03 phòng; Thanh tra
Bộ được tổ chức 02 phòng; Văn phòng Bộ được tổ chức 09 phòng.
Cục Lãnh sự có 09 phòng; Cục Quản trị Tài vụ có 08 phòng; Sở
Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh có 06 phòng; các Cục: Cơ yếu,
Lễ tân Nhà nước có 04 phòng; Cục Ngoại vụ có 03 phòng.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà
nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia,
Học viện Ngoại giao; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh
sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc Bộ Ngoại giao.

1
. Hiện nay, Việt Nam có 98 cơ quan đại diện ở nước ngoài, trong đó có
71 đại sứ quán, 22 tổng lãnh sự quán và 4 phái đoàn đại diện tại các tổ chức
quốc tế và 1 Văn phòng Kinh tế - Văn hóa tại khắp các châu lục. Ngoài ra, Bộ
Ngoại giao còn phải quản lý hoạt động của 101 Đại sứ quán, 24 Tổng lãnh sự
quán nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng, 20 cơ
quan đại diện các tổ chức quốc tế và nhiều tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam.
99

Chương III
CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

I. CÔNG NHẬN QUỐC GIA


VÀ THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO

Quan hệ ngoại giao là quan hệ chính thức, tự nguyện, được thiết


lập giữa hai quốc gia hoặc giữa quốc gia và liên minh quốc gia,
giữa quốc gia và tổ chức quốc tế, giữa các tổ chức quốc tế trong các
lĩnh vực hoạt động (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học,
quốc phòng, v.v.), phù hợp với quy phạm luật pháp quốc tế và thực
tiễn quốc tế. Một khi đã có quan hệ ngoại giao, quốc gia có quyền
trao đổi đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện ngoại giao của
mình.
Theo Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961), quan hệ
ngoại giao thực hiện trên cơ sở cùng nhất trí. Bước đầu tiên để thiết
lập quan hệ ngoại giao, theo thông lệ là phải có công nhận quốc gia
này, quốc gia kia và công nhận chính phủ từ phía một quốc gia
khác. Theo luật quốc tế, có ba hình thức công nhận quốc gia: Công
nhận de-facto (công nhận thực tế); công nhận de-jure (công nhận
pháp lý); và công nhận adhoc (trọng tài vụ việc).
Công nhận de-facto là công nhận không đầy đủ, diễn ra trong
tình thế không thể phủ nhận thực tế tồn tại của quốc gia hay chính
100
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

phủ một nước, không thiết lập quan hệ ngoại giao với quốc gia đó,
nhưng lại sẵn sàng triển khai xúc tiến công việc, phát triển quan hệ
kinh tế - thương mại, văn hóa, v.v.. Đôi khi hình thức quan hệ này
kéo khá dài, trong nhiều trường hợp lại rất ngắn, ví dụ quan hệ giữa
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Cộng hoà Pháp trong suốt giai
đoạn từ năm 1945 đến ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức
12-4-1973. Trong thời gian đó, Việt Nam và Pháp có rất nhiều quan
hệ, có đại diện của nhau ở thủ đô mỗi nước, song chưa có quan hệ
chính thức. Trong thực tiễn quốc tế hiện nay, hình thức công nhận
de-facto rất ít áp dụng.
Công nhận adhoc là hình thức rất thấp, thấp nhất trong các hình
thức công nhận. Hình thức công nhận này chưa được chấp nhận
rộng rãi. Ví dụ hai nước chưa công nhận nhau de-facto, chưa có bất
cứ sự liên hệ gì, song đều là thành viên của tổ chức, hoặc diễn đàn
quốc tế liên chính phủ như Liên hợp quốc chẳng hạn, khi cùng dự
họp, bỏ phiếu, biểu quyết... đều được tính như nhau, ngang nhau.
Có khá nhiều trường hợp như thế trong thực tiễn. Ví dụ, ở Việt
Nam tham gia Liên hợp quốc năm 1977, ở đó có nhiều thành viên
chúng ta chưa hề thiết lập quan hệ, song có quan hệ gián tiếp trong
các hoạt động tại diễn đàn này.
Công nhận de-jure là công nhận đầy đủ, công nhận ngoại giao.
Hình thức công nhận này ngày càng trở nên thông dụng. Công nhận
de-jure đòi hỏi phải thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức bằng
hình thức văn bản, theo thỏa thuận của cả hai bên, mở cơ quan đại
diện ngoại giao, phát triển quan hệ kinh tế - thương mại, văn hóa,
giáo dục... trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, trong thực tiễn
quốc tế, nhiều nước thiết lập quan hệ ngoại giao, song do mối quan
hệ chưa phát triển nhiều, tài chính khó khăn nên chưa mở cơ quan
đại diện ngoại giao. Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 174 nước,
101
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

song đến nay chúng ta mới chỉ có 82 cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự ở nước ngoài.
Hiện nay chưa có một thủ tục thống nhất về việc thiết lập quan
hệ ngoại giao. Thực tiễn ngoại giao thế giới chỉ rõ rằng, các nước
cho là điều thỏa thuận về công nhận ngoại giao và trao đổi đại diện
ngoại giao, thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao tốt hơn cả là bằng
hình thức văn bản. Cụ thể có các hình thức thỏa thuận như sau:
- Trao đổi công hàm cá nhân;
- Ký kết một điều ước quốc tế (nghị định thư, hiệp định...);
- Tuyên bố chung;
- Trao đổi điện thư ở cấp cao.
Trong thỏa thuận bao giờ cũng nêu rõ: thiết lập quan hệ ngoại
giao ở cấp nào, cấp đại sứ hay cấp đại biện.
Ví dụ: Ngày 11-7-1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên
bố: quyết định bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Đáp lại, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt trong Tuyên bố 12-7-
1995 hoan nghênh quyết định của phía Hoa Kỳ. Như vậy hai nước
chính thức tuyên bố công nhận ngoại giao lẫn nhau. Tiếp đó, ngày
05-8-1995 trong chuyến thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Hoa Kỳ và
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ký Hiệp định thiết lập quan
hệ ngoại giao giữa hai nước ở cấp đại sứ 1. Việt Nam và Ucraina
thiết lập quan hệ ngoại giao qua ký kết Nghị định thư thiết lập quan
hệ ngoại giao ngày 23-01-1992 tại Kiép2. Thiết lập quan hệ ngoại
giao giữa Liên Xô và Mỹ năm 1933 lại thực hiện bằng hình thức
trao đổi công hàm cá nhân giữa Dân ủy phụ trách đối ngoại của
Liên Xô M.M. Litvinov và Tổng thống Hoa Kỳ Franklin

1
. Xem Báo Nhân Dân, ngày 06-8-1995.
2
. Xem Hồ sơ Đại sứ quán Việt Nam tại Kiép.
102
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

D.Roosevelt.
Không chỉ thiết lập quan hệ ngoại giao, mà trong lịch sử ngoại
giao thế giới đã xảy ra nhiều trường hợp các quốc gia đình chỉ hay
cắt đứt quan hệ ngoại giao. Quan hệ bị ngừng, có thể do chiến
tranh, xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược chống lại nước có
chủ quyền, đảo chính quân sự, hoặc quốc gia nào đó thay đổi quy
chế quốc gia như sáp nhập quốc gia khác, gia nhập hợp bang, liên
bang và quyền quản lý công tác đối ngoại chuyển cho nhà nước liên
bang hay hợp bang...
Việc cắt đứt quan hệ ngoại giao sẽ đi kèm việc chấm dứt tiếp
xúc giữa hai nhà nước, triệu hồi đại diện ngoại giao và đóng cửa cơ
quan đại diện.
Việc khôi phục quan hệ ngoại giao theo thông lệ cũng tiến hành
như thiết lập quan hệ ngoại giao, nghĩa là bằng con đường thương
lượng và trao đổi những văn kiện phù hợp.

II. CÁC LOẠI HÌNH CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO1

1. Ba loại cơ quan đại diện ngoại giao thông thường


Tiếp theo việc thiết lập quan hệ ngoại giao là trao đổi đại diện
ngoại giao, thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao ở thủ đô hai nước.
Cơ quan đại diện ngoại giao là cơ quan nhà nước trên lãnh thổ nước
ngoài hoạt động theo hướng dẫn, chỉ đạo của chính phủ mình và tập

1
. Theo Luật Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2009 được sửa
đổi, bổ sung năm 2017, cơ quan đại diện nước ta ở nước ngoài gồm cơ quan đại
diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và phái đoàn đại diện tại các tổ chức quốc tế.
Chức năng, nhiệm vụ của ba loại cơ quan cơ bản giống nhau. Ở đây chỉ đề cập
cơ quan đại diện ngoại giao.
103
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

quán quốc tế. Trong khi bảo vệ lợi ích quốc gia mình, lợi ích tổ
chức, công dân mình, cơ quan đại diện có quyền mở tài khoản ở
ngân hàng, có quyền có bất động sản, động sản, để thực hiện quyền
hạn, nhiệm vụ.
Theo Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961), cơ quan đại
diện có ba cấp:
- Đại sứ quán, đứng đầu là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hay Đại
sứ của Giáo hoàng, được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia
nước tiếp nhận hoặc người đứng đầu cơ quan đại diện có hàm tương
đương. Đây là hình thức cao nhất, phổ biến nhất.
- Công sứ quán, đứng đầu là Công sứ đặc mệnh toàn quyền
hoặc Công sứ của Giáo hoàng, được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ
quốc gia; là cấp sau Đại sứ quán.
- Đại biện quán là hình thức thấp nhất, đứng đầu là Đại biện, bổ
nhiệm bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao.
Tuy nhiên, hiện nay trong thực tiễn ngoại giao hầu như người
ta không còn lập Công sứ quán hay Đại biện quán. Thông thường
người ta vẫn lập Đại sứ quán, song người đứng đầu cơ quan là Đại
biện. Ví dụ: trong một thời gian Đại sứ quán Việt Nam tại Mêhicô,
Bêlarút chỉ có Đại biện. Việc cử Đại biện thường là khi mới lập Đại
sứ quán, chờ cử Đại sứ, song đôi khi do mức độ quan hệ chưa nhiều
nên người ta chỉ để ở cấp Đại biện.

2. Hai trường hợp đặc biệt

2.1. Cao uỷ trong Khối thịnh vượng chung

Đại diện ngoại giao của thành viên Khối thịnh vượng chung của
Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, không gọi là Đại sứ như
thông thường mà gọi là Cao ủy. Lúc đầu cao ủy được trao đổi giữa
104
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

Chính phủ Anh và các quốc gia phụ thuộc trong Liên hiệp. Các cao
ủy trình thư ủy nhiệm không phải của nguyên thủ quốc gia, mà là
thư uỷ nhiệm cao uỷ của thủ tướng cho thủ tướng. Vua nước Anh
thừa nhận quyền quan hệ đối ngoại độc lập của các quốc gia phụ
thuộc, song vẫn giữ tư cách là người đứng đầu nhà nước của tất cả
các quốc gia phụ thuộc cho nên không thể cử đại sứ của mình ủy
quyền bên cạnh mình.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một loạt lãnh thổ của đế quốc
Anh trở thành các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Tuy nhiên, một
số nước đó vẫn tiếp tục công nhận Vua/Nữ hoàng Vương quốc Anh
là người đứng đầu nhà nước của mình như Canađa, Ôxtrâylia, Niu
Dilân, Tơriniđát và Tôbagô, Giamaica... Có 16 quốc gia như vậy.
Các lãnh thổ khác hoàn toàn trở thành các quốc gia độc lập, song
vẫn tiếp tục ở lại trong thành phần Khối thịnh vượng chung và công
nhận Nữ hoàng Anh là người đứng đầu Khối thịnh vượng chung
như Ấn Độ, Pakixtan, Gana, Malaixia, Síp và Tandania.
Cao ủy được trao đổi trong Khối thịnh vượng chung, mà ở đó
người đứng đầu quốc gia không phải là Nữ hoàng và cao uỷ là đại
diện cho Chính phủ chứ không phải đại diện cho Nữ hoàng Anh.
Họ không được ủy quyền bên cạnh Vua, hoặc Nữ hoàng cho nên
khi bổ nhiệm không cần xin chấp thuận. Họ được trao Thư giới
thiệu của Thủ tướng và trình lên Thủ tướng Vương quốc Anh. Cao
ủy được trao đổi giữa thành viên Khối thịnh vượng chung, mà ở đó,
nguyên thủ quốc gia là Nữ hoàng và những nước nguyên thủ quốc
gia không phải là Nữ hoàng, được ủy quyền bởi Nữ hoàng và người
đứng đầu nhà nước tương ứng bên cạnh người đứng đầu nhà nước
khác, thành viên Khối thịnh vượng chung. Ứng cử viên cao ủy của
nhà nước quân chủ, thành viên Khối đến một nước theo thể chế
105
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

cộng hòa, cũng như thành viên của Khối, do Nữ hoàng phê duyệt và
ký thư uỷ nhiệm cao uỷ, tương tự như quốc thư của đại sứ. Từ năm
1948, triều đình đã quyết định đưa cao ủy vào danh sách Đoàn
Ngoại giao và trật tự uỷ quyền quyền lực, chỉ trừ việc cao uỷ làm
Trưởng Đoàn ngoại giao. Tuy nhiên, ở các nước như Ôxtrâylia,
Canađa, Xri Lanca, Ấn Độ và Pakixtan, cao uỷ có thể làm Trưởng
Đoàn ngoại giao. Cao uỷ, các cán bộ, nhân viên cơ quan cao uỷ và
thành viên gia đình họ đều được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao như các đại sứ quán. Tuy nhiên, quyền ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao đó không xuất phát từ luật quốc tế, mà do một đạo luật
đặc biệt được nghị viện các nước thành viên Khối thịnh vượng
chung quy định.
Các đại diện cấp cao mà nước Cộng hoà Pháp trao đổi với các
quốc gia thành viên Cộng đồng Pháp ngữ có quy chế tương tự như
quy chế pháp lý của cao uỷ Khối thịnh vượng chung.

2.2. Cơ quan đại diện ngoại giao Vatican

Cơ quan đại diện ngoại giao Vatican có những đặc thù riêng.
Trước hết, Vatican là quốc gia có quyền quan hệ đối ngoại độc lập
và thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài. Mặt khác,
Vatican lại thực hiện quyền lãnh đạo tôn giáo đối với Công giáo
trên toàn thế giới và điều tất yếu là Vatican phải có quan hệ với giới
công giáo ở địa phương trên cơ sở tôn giáo.
Có ba loại cơ quan đại diện của Vatican ở nước ngoài:
- Đại diện ngoại giao đặc biệt;
- Đại diện ngoại giao thường trú trực thuộc Hội đồng việc dân
sự (Hội đồng do Quốc vụ khanh đứng đầu);
- Cơ quan đại diện trực thuộc Đại hội về vấn đề tuyên truyền,
đức tin và Nhà thờ đạo Chính thống.
106
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

Đại diện ngoại giao đặc biệt nếu là Hồng y Giáo chủ, thực hiện
một nhiệm vụ đặc biệt mang tính tôn giáo hoặc đặc điểm chính trị
với tư cách là đại diện của cá nhân Giáo hoàng, được dành cho sự
trọng thị cao nhất. Đại diện đặc biệt của Giáo hoàng có thể là những
giáo sĩ có hàm, cấp cao được giao nhiệm vụ đặc biệt, tạm thời
không mang tính tôn giáo.
Đại diện ngoại giao thường trú cao nhất của Giáo hoàng là Đại
sứ Giáo hoàng (nuncio), vừa thực hiện chức năng đại diện ngoại
giao, vừa có cả chức năng tôn giáo. Ông cũng được Giáo hoàng trao
cho thư uỷ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ tôn giáo. Theo thứ bậc,
Đại sứ Giáo hoàng đứng trên tất cả các Tổng giám mục, trừ Hồng y
Giáo chủ, không cần sự đồng ý của Tổng giám mục, có quyền thực
hiện nghi lễ tôn giáo, được dành danh dự tôn giáo trong nhà thờ.
Nuncio có hàm đại sứ, tương đương với Tổng giám mục, không
chịu sự phụ thuộc vào lãnh đạo giới tôn giáo ở nước sở tại.
Hàm ngoại giao tiếp theo của Giáo hoàng là Công sứ toàn
quyền, chỉ là đại diện ngoại giao thường trú của Vatican, không
được tính vào thang bậc công giáo của nước sở tại, không có ưu
tiên thứ bậc đối với bậc ngoại giao cùng cấp mà hoàn toàn theo thứ
tự ngày trình thư uỷ nhiệm. Ngoài ra, trong đội ngũ các nhà ngoại
giao của Vatican còn có các hàm tham tán, bí thư và tuỳ viên.
Một số nước lớn có số lượng người theo Công giáo tương đối
đông như Hoa Kỳ, Anh, Canađa lại không trao đổi đại diện ngoại
giao với Vatican, trong khi đó có những nước không phải là Công
giáo lại có đại diện ở Vatican. Giữa Vatican với Hoa Kỳ đã có thời
gian có quan hệ đặc biệt dưới thời Tổng thống Franklin Roosevelt.
Hoa Kỳ đã cử một đại diện đặc biệt bên cạnh Giáo hoàng Pie XII.
Hoa Kỳ cũng có đại diện ngoại giao ở cấp Đại biện với hàm công
107
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

sứ tại Vatican trong giai đoạn 1848-1869.


Với những nước không có quan hệ ngoại giao, Vatican cử đại
diện với nhiệm vụ tiếp xúc, thiết lập và phát triển quan hệ với lãnh
đạo Công giáo ở các nước đó. Họ không có quy chế ngoại giao.

III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ


CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

Điều 3, Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961) quy định
cơ quan đại diện ngoại giao có những chức năng, nhiệm vụ sau:
a) Đại diện cho nước cử đi tại nước tiếp nhận;
b) Bảo vệ quyền lợi của nước cử đi và của công dân nước cử đi
tại nước tiếp nhận trong phạm vi cho phép của luật quốc tế;
c) Đàm phán với chính phủ nước tiếp nhận;
d) Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các điều kiện và các sự
kiện tại nước tiếp nhận và báo cáo với chính phủ của nước cử đi;
đ) Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và phát triển quan hệ kinh tế, văn
hóa và khoa học... giữa nước cử đi và nước tiếp nhận.
Không một điều khoản nào của công ước này có thể được giải
thích như có ý ngăn cản cơ quan đại diện ngoại giao thi hành các
chức năng lãnh sự1.
Trên tinh thần Công ước Viên về quan hệ ngoại giao, Quốc hội
khóa XIV, kỳ họp thứ 4 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực từ ngày 01-7-2018, quy định
quyền hạn và nhiệm vụ cơ quan đại diện, trước hết là cơ quan đại

1
. Xem Vụ Lễ tân: Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao, Hà Nội, 2000, tr.9.
108
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài2 như sau:


“Điều 5. Thúc đẩy quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an
ninh
1. Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có
thẩm quyền về tình hình chính trị - xã hội, quốc phòng - an ninh của
quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về biện pháp cần thiết để
thúc đẩy sự phát triển quan hệ chính trị - xã hội, quốc phòng - an
ninh giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia,
tổ chức quốc tế tiếp nhận.
3. Thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ giữa cơ quan đại diện
với cơ quan, tổ chức và cá nhân tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp
nhận; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chính sách
đối ngoại trong quan hệ với quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
Điều 6. Phục vụ phát triển kinh tế đất nước
1. Nghiên cứu chiến lược, chính sách, pháp luật, xu hướng phát
triển kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển, khoa học -
công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục - đào tạo, du lịch, hợp tác
sử dụng nguồn nhân lực và các vấn đề liên quan khác của quốc gia,
tổ chức quốc tế tiếp nhận; báo cáo cơ quan có thẩm quyền về chủ
trương, quyết sách có ý nghĩa chiến lược của quốc gia, tổ chức quốc
tế tiếp nhận có tác động đến nền kinh tế Việt Nam.
2. Cung cấp thông tin, giới thiệu tình hình, khả năng và nhu cầu
hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp của quốc gia

2
. Theo Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ở nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam gồm cơ quan đại diện ngoại giao
(đại sứ quán), cơ quan đại diện lãnh sự (tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán),
phái đoàn đại diện các tổ chức quốc tế liên minh chính phủ (phái đoàn thường
trực, phái đoàn,...) và cơ quan có tên khác.
109
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

tiếp nhận.
3. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp
thích hợp và tổ chức thực hiện nhằm phát triển quan hệ kinh tế giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức
quốc tế tiếp nhận.
4. Tham gia xúc tiến, thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư; vận
động tranh thủ viện trợ và quảng bá về du lịch Việt Nam tại quốc
gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; thúc đẩy hợp tác khoa học - công
nghệ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia
tiếp nhận; xúc tiến phát triển thị trường lao động ngoài nước; hỗ trợ
xác minh thông tin liên quan đến hoạt động kinh tế và tư cách pháp
nhân của doanh nghiệp tại quốc gia tiếp nhận khi có yêu cầu.
Điều 7. Thúc đẩy quan hệ văn hóa
1. Tổng hợp, đánh giá và cung cấp thông tin cho cơ quan có
thẩm quyền về kinh nghiệm xây dựng và phát triển văn hóa của
quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Kiến nghị biện pháp thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế
tiếp nhận.
3. Tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
4. Giới thiệu với cơ quan, tổ chức và nhân dân Việt Nam về lịch
sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con người của quốc gia tiếp nhận và
hoạt động liên quan đến văn hóa của tổ chức quốc tế tiếp nhận.
5. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi đoàn và
hoạt động giao lưu văn hóa giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
6. Tổ chức hoặc tham gia tổ chức hoạt động, sự kiện văn hóa
Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
110
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

Điều 8. Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự


1. Bảo hộ lãnh sự đối với lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, pháp nhân Việt Nam và thực hiện các
nhiệm vụ lãnh sự được quy định tại Điều này trên cơ sở tuân thủ
pháp luật Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận và điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp
nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
2. Thực hiện việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân
Việt Nam trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử
hoặc đang chấp hành hình phạt tù tại quốc gia tiếp nhận.
3. Trong trường hợp công dân, pháp nhân Việt Nam không thể
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo pháp luật và thực
tiễn của quốc gia tiếp nhận, cơ quan đại diện có thể tạm thời đại
diện hoặc thu xếp người đại diện cho họ tại tòa án hoặc cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia tiếp nhận cho đến khi có người khác làm
đại diện cho họ hoặc họ tự bảo vệ được quyền và lợi ích của mình.
4. Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hộ chiếu, giấy thông
hành và giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam phù
hợp với quy định của pháp luật.
5. Cấp, bổ sung, hủy bỏ thị thực; cấp, thu hồi, hủy bỏ giấy miễn
thị thực của Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
6. Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch, con nuôi phù hợp
với quy định của pháp luật Việt Nam và không trái với pháp luật
của quốc gia tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.
7. Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với
quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên; tiếp
nhận, bảo quản giấy tờ, tài liệu và đồ vật có giá trị của công dân,
111
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

pháp nhân Việt Nam khi có yêu cầu phù hợp với quy định của pháp
luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận.
8. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài và
chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu của Việt Nam phù hợp với quy
định của pháp luật.
9. Phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền của quốc gia
tiếp nhận hoàn thành thủ tục giúp công dân, pháp nhân Việt Nam
giải quyết những vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản hoặc nhận lại
tài sản thừa kế được mở có lợi cho Nhà nước Việt Nam.
10.*
11. Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quốc tịch phù hợp với
quy định của pháp luật.
12. Thực hiện việc đăng ký công dân đối với người có quốc tịch
Việt Nam cư trú tại quốc gia tiếp nhận phù hợp với quy định của
pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế.
13. Thực hiện ủy thác tư pháp phù hợp với quy định của pháp
luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
14. Giúp đỡ tàu biển Việt Nam, tàu bay mang quốc tịch Việt
Nam và phương tiện giao thông vận tải khác đăng ký tại Việt Nam
để bảo đảm tàu biển, tàu bay và phương tiện giao thông vận tải đó
được hưởng đầy đủ quyền và lợi ích tại quốc gia tiếp nhận theo quy
định của pháp luật của quốc gia tiếp nhận, phù hợp với điều ước
quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp
nhận là thành viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
15. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ liên quan đến phòng dịch,
*
*) Khoản này bị bãi bỏ theo khoản 1, Điều 1, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ở nước ngoài.
112
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

kiểm dịch động vật, thực vật phù hợp với quy định của pháp luật
Việt Nam, pháp luật của quốc gia tiếp nhận, điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành
viên, phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế.
16. Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự khác theo quy định của pháp
luật Việt Nam và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận
hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên.
Điều 9. Hỗ trợ và bảo vệ cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài
1. Tuyên truyền, giới thiệu chính sách và pháp luật Việt Nam
liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.
2. Tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình cộng
đồng và công tác vận động, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài.
3. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về chính sách, biện pháp
thích hợp nhằm duy trì sự gắn bó của cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài với quê hương, đất nước; khuyến khích người Việt Nam
ở nước ngoài giữ gìn bản sắc dân tộc, tham gia hoạt động trên các
lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước.
4. Tạo điều kiện và hỗ trợ cho người Việt Nam ở nước ngoài ổn
định cuộc sống, hội nhập với xã hội tại quốc gia tiếp nhận; kiến
nghị biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người Việt Nam, ngăn ngừa hành động phân biệt đối xử đối với
cộng đồng người Việt Nam ở quốc gia tiếp nhận.
5. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động văn hóa phục vụ
cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
6. Kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hình thức khen thưởng
thích hợp đối với tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài có
113
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

thành tích xuất sắc trong hoạt động xây dựng cộng đồng và đóng
góp xây dựng đất nước.
Điều 10. Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại
1. Chỉ đạo, hướng dẫn theo thẩm quyền việc thực hiện thống
nhất chính sách đối ngoại đối với đại diện của cơ quan, tổ chức Việt
Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận và đoàn được cơ quan,
tổ chức Việt Nam cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp
nhận.
1a. Thống nhất quản lý hoạt động thông tin đối ngoại và chủ trì,
phối hợp với cơ quan có liên quan đề xuất, triển khai hoạt động
thông tin đối ngoại tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Chủ trì, phối hợp tổ chức và trực tiếp tham gia hoạt động đối
ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức
tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
3. Thực hiện biện pháp thích hợp và báo cáo ngay cho cơ quan
có thẩm quyền về hoạt động của đại diện cơ quan, tổ chức hoặc của
đoàn Việt Nam được cử đi công tác tại quốc gia, tổ chức quốc tế
tiếp nhận không phù hợp với chính sách đối ngoại, làm ảnh hưởng
đến quan hệ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
4. Tổng kết, đánh giá hoạt động đối ngoại tại quốc gia, tổ chức
quốc tế tiếp nhận; kiến nghị biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm
chính sách đối ngoại của Nhà nước Việt Nam được thực hiện thống
nhất ở nước ngoài.
Điều 11. Quản lý cán bộ và cơ sở vật chất của cơ quan đại
diện...”1.

1
. Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ở nước ngoài (hiện hành), (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), Nxb. Chính
trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018, tr.17.
114
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

IV. CƠ CẤU TỔ CHỨC CƠ QUAN ĐẠI DIỆN THƯỜNG TRÚ

Mặc dù quy mô to nhỏ khác nhau, song tất cả các cơ quan đại
diện ngoại giao đều phải thực hiện những công việc tương tự như
nhau: Nghiên cứu, theo dõi, đánh giá tình hình nước sở tại, báo cáo
cho chính phủ mình; thúc đẩy quan hệ chính trị, kinh tế - thương
mại, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, quân sự...;
tiến hành công tác báo chí, thông tin, tuyên truyền đối ngoại; thực
hiện công tác lãnh sự - cộng đồng, công tác lễ tân, hành chính, quản
trị, v.v.. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ như trên và yêu cầu quan
hệ với nước sở tại mà người ta sắp xếp cơ cấu tổ chức cơ quan đại
diện. Nhìn chung, một đại sứ quán thường có cơ cấu tổ chức như
sau: Văn phòng gồm lễ tân, hành chính, quản trị và các phòng:
Phòng Chính trị, Phòng Kinh tế - Thương mại, Phòng Báo chí -
Văn hóa, Phòng Lãnh sự, Phòng Giáo dục, Tuỳ viên quốc phòng...
Những cơ quan đại diện có quy mô không lớn thì người ta kết hợp
một số đầu việc vào một phòng, còn những cơ quan đại diện ngoại
giao lớn, thường mỗi lĩnh vực công việc có thể tổ chức thành một
phòng độc lập, ví dụ: Phòng Văn hoá, Phòng Báo chí độc lập với
Phòng Chính trị.
Mô hình cơ quan đại diện Việt Nam tại Ucraina là một ví dụ.
Cơ quan này thuộc loại cơ quan đại diện quy mô vừa của Việt Nam.
Đại sứ quán có 17 cán bộ, nhân viên, trong đó có 13 cán bộ
ngoại giao và các phòng ban, bộ phận sau:
- Văn phòng (hành chính, lễ tân, quản trị, tài vụ, quản lý nhân
viên địa phương);
- Phòng Chính trị (nghiên cứu tình hình, xử lý quan hệ chính trị,
văn hóa, báo chí);
- Phòng Kinh tế - Thương mại, thường gọi là Thương vụ
115
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

(nghiên cứu kinh tế và quan hệ kinh tế - thương mại, khoa học công
nghệ);
- Phòng Công tác lưu học sinh;
- Bộ phận Lãnh sự;
- Phòng Tuỳ viên quốc phòng;
- Cơ yếu.
Ban Công tác cộng đồng gồm đại diện của các phòng, ban, khác
nhau như: Lãnh sự, Phòng Công tác lưu học sinh, Phòng Kinh tế -
Thương mại, Phòng Chính trị1...
Hiện nay đang có xu hướng xây dựng cơ quan đại diện theo
“mô hình gọn nhẹ” gồm hai, ba cán bộ ngoại giao và mỗi người
kiêm nhiều việc khác nhau. Ví dụ, Đại sứ quán Việt Nam tại
Bêlarút với ba cán bộ ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Tây Ban
Nha chỉ có bốn cán bộ ngoại giao, v.v.. Cơ quan đại diện gọn nhẹ
cần cán bộ ngoại giao tinh thông nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, biết lái
xe, thạo vi tính..., nghĩa là nhà ngoại giao phải có kiến thức đa năng
và nghiệp vụ thành thạo.

V. THỦ TỤC BỔ NHIỆM, NHẬM CHỨC


VÀ KẾT THÚC NHIỆM KỲ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU
CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

1. Thủ tục bổ nhiệm

Cơ quan đại diện ngoại giao thường trú hình thành từng bước
trong lịch sử. Lúc đầu chỉ là các sứ thần đi công tác với những
nhiệm vụ nhất định, thời gian nhất định, và đến thế kỷ XV là hai
năm, giống như đại sứ lưu động (hay đặc sứ) ngày nay. Theo tư liệu

1
. Xem Quy chế Đại sứ quán Việt Nam tại Ucraina.
116
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

mới về lịch sử ngoại giao thế giới, cơ quan đại diện ngoại giao
thường trú đầu tiên ra đời tại Florencia vào năm 1446. Đó là cơ
quan đại diện của Công quốc Milan do Công tước Francesco Sfonza
đứng đầu. Sau đó xuất hiện cơ quan đại diện thường trú của Anh ở
Tây Ban Nha (1505), rồi của Bồ Đào Nha tại Tây Ban Nha, Pháp
(1522). Vào thế kỷ XVII, nhất là sau Hiệp ước Westphalia (1648),
khắp châu Âu đều xuất hiện cơ quan đại diện ngoại giao thường trú.
Việc ra đời cơ quan đại diện ngoại giao thường trú kéo theo đòi
hỏi phải có luật lệ, thủ tục, quy chế cho hoạt động của các nhà
ngoại giao, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan. Thiếu những luật lệ
trên dễ xảy ra tranh chấp, xung đột và trên thực tế đã có lúc xảy ra
ẩu đả, đấu súng và đổ máu, v.v..
Quy chế hoạt động của đại diện ngoại giao đã được xem xét và
quyết định tại Đại hội Viên (1814-1815), được triệu tập sau khi phá
tan đế quốc Napoleon. Hội nghị đã thông qua “Quy chế Viên
1815”, chia đại diện ngoại giao thành ba cấp: đại sứ/đại sứ giáo
hoàng, công sứ/công sứ giáo hoàng và đại biện. Tại Đại hội Aachen
(1918) thông qua Nghị định thư, bổ sung thêm cấp “công sứ thường
trú”, trước đại biện. Sau đó cấp ngoại giao này đã thôi không áp
dụng. Tiếp đó, Hội nghị Viên (1961) đã thông qua Công ước Viên
về quan hệ ngoại giao, làm cơ sở pháp lý cho hoạt động của đại
diện ngoại giao, trong đó có trật tự bổ nhiệm người đứng đầu cơ
quan đại diện ngoại giao.
Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961), chia người đứng
đầu cơ quan đại diện ngoại giao làm ba cấp như nêu ở trên. Trước
khi bổ nhiệm, người đứng đầu cơ quan đại diện nước cử phải xin
nước nhận chấp thuận ứng cử viên.
Đề nghị xin chấp thuận cho người đứng đầu cơ quan đại diện
117
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

thường thực hiện bằng công hàm của Bộ Ngoại giao gửi Đại sứ
quán để báo cáo về trong nước quyết định. Cũng có những trường
hợp Đại sứ hết nhiệm kỳ đề nghị với Bộ trưởng Ngoại giao hay Thứ
trưởng Ngoại giao trong cuộc chào tạm biệt. Tuy nhiên, nêu vấn đề
bằng miệng chỉ là để tác động thêm, còn thông thường đều phải gửi
công hàm cùng với tiểu sử tóm tắt của ứng cử viên. Công ước Viên
1961 lưu ý: nước cử phải nắm chắc người mình định bổ nhiệm làm
người đứng đầu cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận sẽ được chấp
thuận1.
Việc trả lời chấp thuận thông thường khoảng một tháng, đôi khi
lâu hơn, tuỳ theo quy định của từng nước. Nếu hai nước có quan hệ
rất thân thiện, hữu nghị thường trả lời nhanh. Việc kéo dài thời gian
trả lời chấp thuận có thể được coi là từ chối. Tuy nhiên, cũng có
trường hợp trả lời muộn, không phải vì không muốn chấp nhận, mà
vì lý do kỹ thuật như thủ tục, hay đúng vào kỳ nghỉ hè chẳng hạn.
Nước tiếp nhận không bắt buộc phải giải thích lý do từ chối.
Đề nghị xin chấp thuận được đáp ứng, nghĩa là người đứng đầu
cơ quan đại diện đối với nước cử là “persona grata” (Người được
hoan nghênh). Trong trường hợp từ chối chấp thuận, ứng cử viên là
“persona non grata” (Người không được hoan nghênh).
Sau khi được chấp thuận, nước cử chính thức bổ nhiệm người
đứng đầu cơ quan đại diện của mình, thông báo cho báo chí.

2. Nhậm chức và kết thúc nhiệm kỳ

Khi người đứng đầu cơ quan đại diện (Đại sứ, Công sứ) đến
nước tiếp nhận, thông thường có đại diện Vụ Lễ tân ra đón tại sân

1
. Xem Vụ Lễ tân: Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao, Sđd, tr.9.
118
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

bay hoặc ga tàu hỏa (thường là cấp vụ), mặc dù việc đó không được
coi là chính thức. Đại sứ sẽ được mời lên gặp Vụ Lễ tân, Bộ Ngoại
giao để trao bản sao Quốc thư, được hướng dẫn về thủ tục trình
Quốc thư.
Quốc thư hay Thư uỷ nhiệm, theo tiếng Anh là Credentials có
nghĩa là “chứng nhận”, “ủy nhiệm”. Ngoài từ này, còn có một từ
khác là Credence có nghĩa là “tin tưởng”, “lòng tin”. Quốc thư theo
tiếng Nga có xuất xứ từ từ “tin tưởng”. Nội dung của Quốc thư rất
ngắn gọn. Tuy nhiên, cũng có Thư ủy nhiệm khá cầu kỳ, dài dòng,
ví dụ Thư ủy nhiệm của Nữ hoàng Anh.
Thứ tự trình Thư uỷ nhiệm hoặc bản sao Thư uỷ nhiệm căn cứ
vào ngày, giờ đến của Đại sứ. Nếu hai hoặc nhiều đại sứ cùng đến
trong một chuyến máy bay hay tàu hoả thì căn cứ vào ngày trả lời
chấp thuận để xếp thứ tự.
Lễ trình Thư uỷ nhiệm là nghi thức trọng thể, là hoạt động
chính thức đầu tiên của Đại sứ, được hình thành trong lịch sử. Lễ
trình Thư uỷ nhiệm có ý nghĩa chính trị quan trọng, do vậy nghi
thức quy định rất cụ thể, chặt chẽ, nghiêm túc. Ở hầu hết các quốc
gia, nguyên thủ quốc gia trực tiếp nhận Thư uỷ nhiệm.
Sau khi trình Quốc thư, Đại sứ được xem là đã nhậm chức.
Ngoài ra, Đại sứ cũng được coi là đã nhậm chức khi đã trao bản sao
Quốc thư cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận hoặc một bộ nào khác
được thỏa thuận, theo quy định hiện hành ở nước tiếp nhận và quy
định đó được áp dụng một cách nhất quán1.
Theo thông lệ, Đại sứ mới thông báo cho các đồng nghiệp của
mình bằng công hàm cá nhân về việc mình đã trình Quốc thư lên

1
. Xem Vụ Lễ tân: Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao, Sđd, tr.13.
119
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

nguyên thủ quốc gia. Các vị đại sứ, đại biện, đại biện lâm thời sẽ có
công hàm trả lời, xác định đã nhận được thông báo và có những lời
chúc mừng. Đồng thời, Đại sứ mới tiến hành đi chào xã giao các đại
sứ những nước có nhiều quan hệ. Việc chào xã giao Trưởng Đoàn
Ngoại giao thông thường ngay từ khi mới đến, sau khi đã trao bản
sao Quốc thư cho Bộ Ngoại giao. Ở nhiều nước còn tổ chức cho
Đại sứ đến đặt vòng hoa tại Đài liệt sĩ vô danh hoặc Đài tưởng niệm
Anh hùng dân tộc hay Lăng Lãnh tụ... Đồng thời Đại sứ mới còn
tiến hành các thủ tục dành cho đại sứ đến nhậm chức như: chào xã
giao, làm quen với lãnh đạo nhà nước, các quan chức ngành, địa
phương có nhiều quan hệ của nước sở tại, đặc biệt là Thị trưởng
thành phố, thủ đô. Tổ chức tiếp khách ra mắt có thể được thực hiện,
mặc dù việc đó là không bắt buộc.
Người đứng đầu cơ quan đại diện có thể đại diện cho nước cử
bên cạnh bất cứ một tổ chức quốc tế nào, đồng thời có thể kiêm
nhiệm ở những nước khác. Trong trường hợp kiêm nhiệm nhiều
nước, người đứng đầu cơ quan đại diện có thể lập cơ quan đại diện
ngoại giao nơi không có trụ sở thường trú, do đại biện lâm thời phụ
trách. Hai hay nhiều nước có thể bổ nhiệm cùng một người làm
người đứng đầu cơ quan đại diện tại một nước, nếu nước tiếp nhận
không phản đối.
Về việc kết thúc nhiệm kỳ, Đại sứ chấm dứt chức trách trong
các trường hợp sau:
- Được giải phóng khỏi chức vụ, được bổ nhiệm chức vụ khác;
- Chính phủ nước tiếp nhận đề nghị triệu hồi nếu bị “persona
non grata”;
- Bị chết;
- Quan hệ bị đứt do chiến tranh...;
- Quốc gia, chủ thể luật quốc tế không còn tồn tại (mất độc lập
120
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

tự chủ, quốc gia bị chia cắt, v.v.).


Trong trường hợp triệu hồi Đại sứ, nguyên thủ nước cử gửi
nguyên thủ nước tiếp nhận Thư triệu hồi. Thư triệu hồi được trao
bằng hai cách: Đại sứ mới trình Quốc thư và trao cả Thư triệu hồi
Đại sứ tiền nhiệm hoặc trao trong buổi chào tạm biệt nguyên thủ.
Trước khi rời nước sở tại, kết thúc nhiệm kỳ, Đại sứ chào từ
biệt nguyên thủ quốc gia, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại
giao, các thứ trưởng ngoại giao, lãnh đạo các vụ có quan hệ thường
xuyên, bộ trưởng các bộ, ngành, những nhân vật ở nghị viện có
nhiều quan hệ... Đại sứ đồng thời chào tạm biệt Trưởng Đoàn
Ngoại giao, các đồng nghiệp có nhiều gắn bó trong Đoàn Ngoại
giao. Thông thường, ở những nước có điều kiện vật chất, Đại sứ tổ
chức tiếp khách chia tay tạm biệt. Sau khi hoàn thành việc chào từ
biệt các quan chức, bạn bè nước sở tại và đồng nghiệp trong Đoàn
Ngoại giao, Đại sứ thông báo bằng công hàm cho Bộ Ngoại giao và
bằng công hàm cá nhân cho người đứng đầu các cơ quan đại diện
ngoại giao nước ngoài về việc kết thúc nhiệm kỳ, giới thiệu đại biện
lâm thời. Đối với quan chức và bạn bè không có điều kiện đến chào
từ biệt có thể gửi danh thiếp từ biệt.
Theo thông lệ, Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng Ngoại giao tổ chức
tiệc chia tay tiễn biệt Đại sứ. Nhiều nơi Trưởng Đoàn Ngoại giao tổ
chức tiệc chia tay Đại sứ hết nhiệm kỳ, ví dụ như ở Ba Lan...
Cũng như thủ tục đón Đại sứ đến nhận công tác, việc tiễn Đại
sứ kết thúc nhiệm kỳ theo nguyên tắc không được coi là chính thức.
Tuy nhiên, Vụ Lễ tân, theo tập tục đều cử cán bộ, thường là Phó Vụ
trưởng Vụ Lễ tân tiễn ở sân bay hay ga tàu hoả và tạo mọi điều kiện
về thủ tục xuất cảnh.
Đối với các nước kiêm nhiệm, Đại sứ không nhất thiết phải đến
chào từ biệt mà có thể gửi công hàm cá nhân cho Bộ trưởng Ngoại
121
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

giao cảm ơn, trình bày lý do không đến chào từ biệt và chuyển lời
chào lên lãnh đạo chủ chốt của nước sở tại.

VI. THÀNH VIÊN CƠ QUAN ĐẠI DIỆN.


HÀM, CẤP NGOẠI GIAO

1. Thành viên cơ quan đại diện

Theo Công ước Viên 1961, thành viên cơ quan đại diện là
người đứng đầu cơ quan đại diện và tất cả cán bộ, nhân viên cơ
quan đại diện.
Người đứng đầu cơ quan đại diện như đã nói ở trên có ba cấp:
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền hoặc Đại sứ Giáo hoàng, Công sứ đặc
mệnh toàn quyền hoặc Công sứ Giáo hoàng và Đại biện. Khi ba cấp
của cơ quan đại diện khuyết, vắng thì người đứng đầu cơ quan đại
diện là Đại biện lâm thời. Người đứng đầu cơ quan đại diện là
người được nước cử giao cho nhiệm vụ hoạt động với tư cách người
đứng đầu cơ quan đại diện.

1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn


Nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan đại diện, cũng là nhiệm
vụ của cơ quan đại diện được quy định tại Điều 3 Công ước Viên
1961. Đối với Việt Nam, những nhiệm vụ trên được cụ thể hóa
trong Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngoài (hiện hành), (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Điều 21
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
đại diện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về việc thực hiện chức
122
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

năng, nhiệm vụ đó; chỉ đạo xây dựng và thực hiện chương trình, kế
hoạch công tác của cơ quan đại diện.
2. Phân công, bố trí công việc của thành viên cơ quan đại diện
phù hợp với quyết định bổ nhiệm của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và
yêu cầu công tác của cơ quan đại diện; phối hợp với cơ quan hữu
quan chỉ đạo công tác đối với cán bộ biệt phái; tổ chức thực hiện và
kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách đối với thành viên cơ
quan đại diện; quản lý kỷ luật lao động và đánh giá thành viên cơ
quan đại diện; khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị
cơ quan có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật; giải quyết khiếu nại,
tố cáo theo quy định của pháp luật.
3. Tham gia tổ chức hoạt động của đoàn cấp cao Việt Nam sang
thăm và làm việc tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
3a. Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiến nghị thực hiện
biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ bí mật nhà nước, bảo đảm an ninh,
an toàn đối với thành viên và trụ sở cơ quan đại diện.
4. Chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm
kinh phí và cơ sở vật chất của cơ quan đại diện theo quy định của
pháp luật.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết và trực tiếp báo cáo với cơ quan có
thẩm quyền về hoạt động của cơ quan đại diện; kiến nghị Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao biện pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy, biên chế và
chế độ, chính sách đối với cơ quan đại diện.
6. Trong trường hợp khẩn cấp, có quyền quyết định biện pháp
cần thiết để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của thành viên cơ
quan đại diện và gia đình, tài liệu và tài sản của cơ quan đại diện,
đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
7. Trong trường hợp đặc biệt, quyết định đưa về nước thành
viên cơ quan đại diện không hoàn thành nhiệm vụ hoặc có hành vi
123
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

gây hậu quả nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, quan hệ với quốc
gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận, đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng
Bộ Ngoại giao.
8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của
pháp luật.
Điều 22. Người tạm thời đứng đầu cơ quan đại diện
1. Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan đại diện tạm thời
vắng mặt hoặc vì lý do khác không thực hiện được nhiệm vụ của
mình, người đứng đầu cơ quan đại diện chỉ định một thành viên cơ
quan đại diện của Bộ Ngoại giao có chức vụ kế tiếp tạm thời đứng
đầu cơ quan đại diện và báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
2. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có thể chỉ định một người khác tạm
thời đứng đầu cơ quan đại diện.
3. Trong từng trường hợp cụ thể, người đứng đầu cơ quan đại
diện hoặc Bộ trưởng Bộ Ngoại giao giới thiệu với quốc gia, tổ chức
quốc tế tiếp nhận người được chỉ định tạm thời đứng đầu cơ quan
đại diện...”1.
Các thành viên khác Cơ quan đại diện có trách nhiệm như sau:
“... Điều 24. Trách nhiệm của thành viên cơ quan đại diện
1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam, thực hiện các quy định của Bộ
Ngoại giao và của cơ quan đại diện; bảo vệ và đề cao hình ảnh, uy
tín, danh dự và lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận.
2. Tôn trọng pháp luật và phong tục tập quán của quốc gia tiếp
nhận; tích cực góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác giữa
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia, tổ chức
quốc tế tiếp nhận.
1
. Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
nước ngoài (hiện hành), (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), Sđd, tr.27.
124
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

3. Chấp hành sự chỉ đạo và điều hành của người đứng đầu cơ
quan đại diện; báo cáo và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu
cơ quan đại diện về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Bảo vệ bí mật nhà nước.
5. Không được lạm dụng quyền ưu đãi, miễn trừ vì lợi ích cá
nhân, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan đại diện. Trong thời gian công tác
tại cơ quan đại diện, không được tiến hành hoạt động nghề nghiệp
nhằm mục đích thu lợi riêng.
Điều 25. Trách nhiệm của thành viên gia đình
1. Thực hiện quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 24 của Luật
này.
2. Không được lạm dụng quyền ưu đãi, miễn trừ vì lợi ích cá
nhân, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan đại diện...”1.

1.2. Bổ nhiệm, triệu hồi

Chủ tịch nước cử và triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền,
Công sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện thường trực tại Liên hợp
quốc và Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế, theo đề
nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng Ngoại giao cử và triệu hồi Đại biện và người đứng
đầu cơ quan đại diện có tên gọi khác.
Việc tiến hành bổ nhiệm hoặc triệu hồi người đứng đầu cơ quan
đại diện ngoại giao được thực hiện theo các trình tự sau:
- Trên cơ sở tiêu chuẩn quy định, sau khi tham khảo ý kiến các
cơ quan hữu quan, Bộ trưởng Ngoại giao kiến nghị Thủ tướng
1
. Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
nước ngoài (hiện hành), (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Sđd, tr.30.
125
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

Chính phủ.
- Thủ tướng Chính phủ xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định.
- Bộ trưởng Ngoại giao thực hiện các thủ tục ngoại giao cần
thiết với nước tiếp nhận, hoặc Tổng Thư ký Liên hợp quốc, sau khi
có quyết định cử của Chủ tịch nước.
- Theo đề nghị của Bộ trưởng Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ
trình Chủ tịch nước quyết định triệu hồi Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền, Công sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện thường trực tại Liên
hợp quốc và Đại diện của Chủ tịch nước tại tổ chức quốc tế.

2. Viên chức ngoại giao và hàm ngoại giao

2.1. Viên chức ngoại giao

Các thành viên cơ quan đại diện có hàm ngoại giao là các cán
bộ ngoại giao. Cán bộ ngoại giao, kể cả người đứng đầu cơ quan đại
diện là viên chức ngoại giao. Theo Công ước Viên 1961, các cán bộ
ngoại giao của cơ quan đại diện, về nguyên tắc là công dân nước
cử, không thể là công dân nước tiếp nhận, trừ phi có sự đồng ý của
nước tiếp nhận. Nước tiếp nhận có thể hủy bỏ sự đồng ý bất cứ lúc
nào. Viên chức ngoại giao có nghĩa vụ tôn trọng luật lệ nhưng
không can thiệp vào công việc nội bộ của nước tiếp nhận, không
được tiếp nhận bất cứ một hoạt động nghề nghiệp hoặc thương mại
nào nhằm mục đích kiếm lợi riêng.
Việc cử, chấp nhận, chấm dứt nhiệm vụ của cán bộ ngoại giao:
Việc chấp nhận người đứng đầu cơ quan đại diện đã trình bày ở
trên. Việc cử và chấp nhận cán bộ ngoại giao theo quy định của
Công ước Viên 1961.
Nước cử có quyền tự do cử các thành viên cơ quan đại diện.
Nước tiếp nhận có quyền:
126
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

- Từ chối nhận viên chức nào đó vi phạm quy định như là “công
dân nước cử”;
- Không nêu lý do về quyết định, báo cho người đứng đầu cơ
quan đại diện nước cử hoặc bất cứ cán bộ ngoại giao nào của cơ
quan đại diện là “persona non grata”.
Đối với tùy viên quân sự, hải, lục, không quân, nước tiếp nhận
có thể yêu cầu được thông báo trước họ tên để được chấp nhận,
thường là gửi công hàm thông báo1.
Về việc chấm dứt chức vụ thường diễn ra trong các trường hợp:
- Nước cử thông báo cho nước tiếp nhận và chấm dứt chức năng
cán bộ ngoại giao;
- Nước tiếp nhận thông báo cho nước cử theo Điều 9 Công ước
Viên rằng, nước này từ chối nhận viên chức đó là thành viên cơ
quan đại diện;
- Bị coi là “persona non grata”.
Nếu nước cử từ chối thi hành, hoặc không thi hành trong thời
hạn hợp lý nghĩa vụ của mình, nước tiếp nhận có thể coi là từ chối
thừa nhận người đó là thành viên cơ quan đại diện2.

2.2. Chức vụ, hàm, cấp ngoại giao

Chức vụ ngoại giao là chức vụ được bổ nhiệm cho thành viên


có cương vị công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở
nước ngoài hoặc phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại các tổ
chức quốc tế liên chính phủ3.
1
. Xem Vụ Lễ tân: Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao, Sđd, tr.10-11.
2
. Xem Vụ Lễ tân: Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao, Sđd, tr.27.
3
. Xem Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
127
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

Theo quy định của Luật Cơ quan đại diện Việt nam ở nước
ngoài và Pháp lệnh hàm, cấp ngoại giao, chức vụ ngoại giao của
Việt Nam như sau:
* Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Công sứ đặc mệnh toàn quyền,
Đại biện, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực tại các tổ chức
quốc tế liên chính phủ;
* Đại sứ;
* Công sứ;
* Tham tán công sứ;
* Tham tán;
* Bí thư thứ nhất;
* Bí thư thứ hai;
* Bí thư thứ ba;
* Tùy viên.
Hàm, cấp ngoại giao là chức danh nhà nước phong cho công
chức ngoại giao đi phục vụ cho công tác đối ngoại ở trong nước và
nước ngoài. Có ba cấp ngoại giao:
Cấp ngoại giao cao cấp:
- Hàm Đại sứ;
- Hàm Công sứ;
- Hàm Tham tán.
Cấp ngoại giao trung cấp:
- Hàm Bí thư thứ nhất;
- Hàm Bí thư thứ hai;
Cấp ngoại giao sơ cấp:
- Hàm Bí thư thứ ba;

Nội, 1995, tr.9.


128
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

- Hàm Tùy viên1.


- Hàm ngoại giao do Chủ tịch nước phong. Song Chủ tịch nước
chỉ phong hàm Đại sứ, còn giao quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao
phong các hàm còn lại. Nếu cán bộ ngoại giao chuyển sang công
tác khác hoặc nghỉ hưu, được giữ hàm đã phong như một vinh dự
của ngành.
Công chức cơ quan, tổ chức khác, biệt phái sang công tác ngoại
giao được xét phong hàm nếu đủ tiêu chuẩn.
Người được phong hàm ngoại giao, khi đi công tác tại cơ quan
đại diện ngoại giao được bổ nhiệm giữ một chức vụ ngoại giao hoặc
chức vụ lãnh sự tương ứng.
Trong trường hợp do yêu cầu công tác, người mang hàm ngoại
giao có thể được bổ nhiệm những chức vụ ngoại giao, hoặc lãnh sự
cao hơn, hoặc thấp hơn so với hàm được phong.
Người có hàm từ Tham tán trở lên có thể được cử giữ chức vụ
người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao...2.
Mặc dù được xây dựng trên cơ sở chung, song hàm và chức vụ
ngoại giao ở nhiều nước có những nét riêng.
Ví dụ: chức vụ, hàm, cấp ngoại giao của Ucraina quy định như
sau:
Chức vụ ngoại giao:
- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền, Đại diện thường trực tại các tổ
chức quốc tế;
- Tham tán công sứ;
- Tham tán;
- Lãnh sự;

1
. Xem Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao, Sđd, tr.7-8.
2
. Xem Pháp lệnh về hàm, cấp ngoại giao, Sđd, tr.9-10.
129
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

- Bí thư thứ nhất;


- Bí thư thứ hai;
- Bí thư thứ ba;
- Tùy viên.
Hàm ngoại giao:
- Đại sứ đặc mệnh toàn quyền;
- Công sứ đặc mệnh toàn quyền bậc I;
- Công sứ đặc mệnh toàn quyền bậc II;
- Tham tán bậc I;
- Tham tán bậc II;
- Bí thư thứ nhất bậc I;
- Bí thư thứ nhất bậc II;
- Bí thư thứ hai bậc I;
- Bí thư thứ hai bậc II;
- Bí thư thứ ba;
- Tùy viên1.
Quy định về hàm, cấp, chức vụ của Bộ Ngoại giao Liên bang
Nga cũng tương tự như vậy.

VII. ĐOÀN NGOẠI GIAO

Đoàn Ngoại giao được sử dụng theo hai nghĩa. Theo nghĩa hẹp,
Đoàn Ngoại giao là tập thể các vị đứng đầu cơ quan đại diện ngoại
giao, được bổ nhiệm bên cạnh nguyên thủ quốc gia nước sở tại với
nét chung là cùng đóng ở nước sở tại và đặc điểm hoạt động. Theo
nghĩa rộng, Đoàn Ngoại giao là tất cả cán bộ cơ quan đại diện ngoại

1
. Xem Luật Công tác ngoại giao Ucraina, ngày 20-9-2001 (tiếng
Ucraina).
130
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

giao tại một nước, được nước sở tại công nhận là viên chức ngoại
giao, cùng thành viên gia đình họ (phu nhân, con cái chưa đến tuổi
thành niên, con cái chưa có gia đình riêng).
Ngoài ra, thành viên Đoàn Ngoại giao còn bao gồm tất cả đại
diện thương mại, tùy viên quân sự, phó tùy viên, trợ lý tùy viên, các
tham tán, tùy viên chuyên ngành nông nghiệp, khoa học công nghệ,
văn hóa, báo chí, v.v. và thành viên gia đình họ. Người ta thường
nói: Đoàn Ngoại giao tại Hà Nội, Đoàn Ngoại giao tại Mátxcơva,
v.v..
Khái niệm “Đoàn Ngoại giao” cũng được dùng để chỉ tập thể
những người hoạt động ngoại giao ở nước ngoài của một quốc gia
nhất định. Với cách hiểu này, người ta nói là Đoàn Ngoại giao
Pháp, Đoàn Ngoại giao Trung Quốc1.
Ở đây chúng ta đề cập Đoàn Ngoại giao theo cách hiểu thứ
nhất. Đoàn Ngoại giao không có quy chế của một tổ chức chính trị
hay pháp lý. Vấn đề quy chế pháp lý Đoàn Ngoại giao được các
chuyên gia luật quốc tế nghiên cứu từ lâu. Trong Giáo trình Luật
Ngoại giao xuất bản ở Paris, 1881, tác giả P.Prade Phodere viết:
Đoàn Ngoại giao không là tổ chức pháp lý, cũng không là tổ chức
chính trị. Đó chỉ là sự tập hợp các nhân vật độc lập với nhau. Theo
nhà nghiên cứu De Melio, Đoàn Ngoại giao là tổ chức tập thể,
không phải pháp lý, không phải chính trị2. Quan điểm đó về quy chế
pháp lý đoàn ngoại giao được vận dụng trong thực tế ngoại giao.
Công ước Viên 1961 không có quy định về điều này.

1
. Xem Vụ Lễ tân: Một số vấn đề về lễ tân ngoại giao, Hà Nội, 1993,
tr.13.
2
. Xem L.M.Dakharova và A.A.Konovalova: Cơ sở công tác ngoại giao
và công tác lãnh sự, Nxb. Đại học tổng hợp kinh tế quốc gia Bêlarút, Minxcơ,
2001, tr.50 (tiếng Nga).
131
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

Mặc dù không có quy chế pháp lý, không là tổ chức chính trị,
song Đoàn Ngoại giao với tư cách tập thể, cho phép giải quyết rất
hiệu quả nhiều vấn đề lễ tân, nghi lễ, liên quan đến tất cả cơ quan
đại diện ngoại giao ở nước sở tại, cho phép thực hiện tiếp xúc
thường xuyên với quan chức sở tại và với nhau.
Đứng đầu Đoàn Ngoại giao là Trưởng Đoàn Ngoại giao; theo
thông lệ là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao có thâm
niên lâu nhất tại nước sở tại, song phải là cấp đại sứ, hoặc đại sứ
giáo hoàng. Thâm niên có hai cách tính: là ngày trình Quốc thư
hoặc là ngày trao bản sao Quốc thư cho Bộ Ngoại giao, tùy theo
thực tiễn của từng nước.
Tuy nhiên, trong thực tiễn ngoại giao vẫn có những trường hợp
ngoại lệ. Tại các nước Công giáo như Ba Lan, Tây Ban Nha, v.v.,
Trưởng Đoàn Ngoại giao luôn luôn là đại sứ giáo hoàng. Ở Tôgô,
nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thiết lập quan hệ đặc biệt với Cộng
hòa liên bang Đức và Cộng hòa Pháp (7-1984) đã quyết định Đại sứ
Cộng hoà liên bang Đức và Đại sứ Cộng hòa Pháp là Trưởng đoàn
và Phó Trưởng đoàn cố định của Đoàn Ngoại giao. Buốckina Phaxô
lại quyết định Trưởng đoàn và Phó trưởng Đoàn Ngoại giao phải là
đại sứ các nước châu Phi thường trú tại Ouagadougou. Trường hợp
Trưởng và Phó trưởng Đoàn vắng mặt thì chức Trưởng và Phó
trưởng Đoàn Ngoại giao mới trao cho đại sứ không phải châu Phi
theo thời gian trình Quốc thư.
Trong lịch sử ngoại giao còn có những trường hợp đại sứ có
thâm niên lâu nhất từ chối nhận chức trách Trưởng Đoàn Ngoại
giao vì nước ông ta chưa được nhiều nước công nhận, e sự phức tạp
với một số thành viên Đoàn Ngoại giao hoặc vì ông ta là đại sứ
kiêm nhiệm. Nhiều nước quy định các đại sứ kiêm nhiệm không
làm Trưởng Đoàn Ngoại giao vì không có mặt thường xuyên tại
132
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

nước sở tại.
Trưởng Đoàn Ngoại giao là người trung gian giữa Đoàn Ngoại
giao và chính phủ nước sở tại, thực hiện một số nhiệm vụ lễ tân và
tổ chức như: tham dự các nghi lễ, chúc mừng hay chia buồn, đặt
vòng hoa, thay mặt Đoàn Ngoại giao phát biểu tại buổi tiếp khách
của lãnh đạo nước sở tại. Để có bài phát biểu trên quan điểm chung,
nhiều khi Trưởng đoàn cần có các cuộc trao đổi với đồng nghiệp,
đặc biệt là các vấn đề tế nhị, có nhiều ý kiến khác nhau.
Ngoài ra, Trưởng Đoàn Ngoại giao còn có trách nhiệm tổ chức
tiệc chia tay, đón chào các vị đồng nghiệp. Trưởng Đoàn Ngoại
giao bao giờ cũng có lời khuyên bổ ích cho các vị đại sứ mới đến
nhậm chức về thủ tục, tập quán lễ tân địa phương, về đặc thù quan
hệ với chính quyền địa phương. Chính vì vậy, đại sứ mới thường
thăm xã giao Trưởng Đoàn Ngoại giao đầu tiên. Chi phí cho các
hoạt động chung do các cơ quan đại diện ngoại giao đóng góp.
Mặt khác, Trưởng Đoàn Ngoại giao phối hợp với các đồng
nghiệp bảo vệ quyền lợi chung của Đoàn Ngoại giao liên quan đến
chính sách của nước sở tại về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao,
khi những quyền đó không được tôn trọng đầy đủ.
Nhiệm vụ của Đoàn Ngoại giao cũng như Trưởng Đoàn Ngoại
giao nói chung mang tính chất đại diện. Đoàn Ngoại giao không có
quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước sở tại, càng không
có quyền chống đối tập thể chính phủ nước sở tại về các vấn đề có
liên quan đến thẩm quyền của nước sở tại.
Nước sở tại cũng không được lợi dụng Đoàn Ngoại giao truyền
đạt thông tin không liên quan đến nhà ngoại giao nước ngoài, không
lợi dụng Đoàn Ngoại giao đứng ra quyên góp từ thiện và các khoản
đóng góp khác. Chính quyền sở tại cần dành cho Đoàn Ngoại giao
133
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

vị trí danh dự trong các lễ khánh tiết chính thức.


Hằng năm hoặc sáu tháng một lần, Vụ Lễ tân - Bộ Ngoại giao
xuất bản Danh sách Đoàn Ngoại giao, trong đó danh sách các vị đại
sứ xếp theo ngày, tháng trình Quốc thư, các vị đại biện theo ngày
trao thư uỷ nhiệm cho Bộ trưởng Ngoại giao, v.v.. Về nguyên tắc,
Đoàn Ngoại giao không bao gồm các tổng lãnh sự và trưởng đại
diện các tổ chức quốc tế, cho nên một số nước không đưa tổng lãnh
sự và trưởng các tổ chức quốc tế vào danh sách. Tuy nhiên, trên
thực tế nhiều nước đều ghi hai loại trưởng cơ quan này vào sau
danh sách các đại sứ, đại biện.
Trong Danh sách Đoàn Ngoại giao, bao gồm cả các đại sứ quán
không thường trú, xếp theo vần ABC, các đại sứ xếp theo thứ tự
ngày trình Quốc thư; các đại sứ đã được chấp thuận theo ngày được
chấp thuận, còn các đại biện lâm thời theo ngày thông báo nhậm
chức. Tuy nhiên, ở đây có một lưu ý là Trưởng phái đoàn Ủy ban
châu Âu cũng là đại sứ, song bao giờ cũng xếp sau đại sứ thay mặt
nguyên thủ quốc gia, trước tất cả các trưởng đại diện các tổ chức
quốc tế. Các văn phòng đại diện quyền lợi được xếp sau các đại sứ
quán, trên các cơ quan lãnh sự và các cơ quan đại diện của các tổ
chức quốc tế. Người đứng đầu văn phòng được xếp ngay sau đại
biện lâm thời.
Trưởng cơ quan đại diện quyết định danh sách, ngôi thứ, chức
vụ của cơ quan của mình và gửi cho Vụ Lễ tân bằng công hàm. Tên
cơ quan đại diện cũng như chức danh của viên chức ngoại giao
cũng được ghi theo đề nghị của từng cơ quan đại diện, kể cả trường
hợp khác với tập quán quốc tế, như Libi (trước mùa Xuân Arập) gọi
đại sứ quán là Văn phòng nhân dân và đại sứ là Thư ký Văn phòng
nhân dân.
134
CHƯƠNG III: CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

Theo Danh sách các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh
sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam do Cục
Lễ tân nhà nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam xuất bản tháng 01- 2014.
Đoàn Ngoại giao ở Việt Nam có 144 cơ quan đại diện ngoại giao,
trong đó có 82 cơ quan có trụ sở thường trú tại Hà Nội, 62 cơ quan
đại diện không thường trú. Ngoài ra, có 25 tổng lãnh sự quán đóng
tại Thành phố Hồ Chí Minh và 2 tại Đà Nẵng, 31 lãnh sự danh dự,
19 văn phòng các tổ chức quốc tế. Cho đến nay, Việt Nam có quan
hệ ngoại giao với 184 nước (44 nước châu Á, 11 nước châu Đại
Dương, 46 nước châu Âu, 51 nước châu Phi và 32 nước châu Mỹ).
135

Chương IV
THƯ TÍN NGOẠI GIAO

Thư tín ngoại giao ra đời cùng với hoạt động ngoại giao. Thư
tín ngoại giao là tổng thể các loại công văn và những văn bản chính
thức khác nhau có tính chất ngoại giao, nhờ đó mà mối quan hệ
giữa các quốc gia được thực hiện; là một trong những hình thức cơ
bản của hoạt động chính trị đối ngoại, hoạt động ngoại giao của nhà
nước.
Trao đổi giữa các quốc gia bằng hình thức văn bản được thực
hiện khi thay mặt nhà nước, chính phủ, bộ ngoại giao, các tổ chức
nhà nước, chính trị - xã hội và các tổ chức hay người đứng đầu các
tổ chức, các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cơ
quan lãnh sự, các nhà ngoại giao... Các loại thư tín ngoại giao gồm
có: công hàm, thư, điện, tuyên bố, thông báo chính thức...
Thư tín ngoại giao là một phương tiện giao tiếp quan trọng, dần
dần hình thành và phát triển trong lịch sử ngoại giao. Các loại hình
thư tín ngoại giao và những quy định về thư tín cũng từng bước
được hoàn thiện và trở thành thông lệ quốc tế. Hiện nay, nhiều nước
trên thế giới còn đề ra những quy định chặt chẽ cho từng loại văn
bản cùng cách xưng hô. Việt Nam chưa có văn bản nào quy định cụ
thể về thư tín ngoại giao, mà chủ yếu là vận dụng thông lệ quốc tế
và tham khảo kinh nghiệm các nước.
136
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

Nội dung của thư tín ngoại giao rất đa dạng, phong phú, liên
quan đến tất cả các vấn đề sinh hoạt quốc tế và chính sách đối
ngoại, các vấn đề hằng ngày trong quan hệ song phương, đa
phương, từ thông tin, thông báo, đề nghị, yêu cầu nào đó hoặc trình
bày quan điểm, lập trường về vấn đề quốc tế, v.v.. Bên cạnh thư tín
thông thường, chúng tôi cũng đưa vào chương này một loại thư tín
“đặc biệt” là Thư ủy nhiệm, Thư triệu hồi, Giấy uỷ nhiệm lãnh sự
và cả Giấy uỷ quyền nữa. Thật ra có thể giới thiệu mẫu các văn bản
đó ở những chương liên quan, song đưa vào chương này gọn hơn.

I. CÁC LOẠI THƯ TÍN NGOẠI GIAO

1. Công hàm

Công hàm là thư tín trao đổi giữa nhà nước này với nhà nước
khác, giữa nhà nước với các tổ chức quốc tế. Nói cụ thể hơn: công
hàm là công văn trao đổi giữa cơ quan đại diện ngoại giao với bộ
ngoại giao và các cơ quan nhà nước của nước sở tại, là công văn
trao đổi giữa các cơ quan đại diện ngoại giao, là công văn trao đổi
giữa các cơ quan lãnh sự với nhau và với giới hữu trách địa
phương, là công văn trao đổi giữa các tổ chức quốc tế với nước sở
tại và với nhau, giữa bộ ngoại giao nước này với nước kia. Công
hàm còn là văn kiện ngoại giao. Bằng công hàm, chính phủ nước
này có thể tuyên bố quyền hoặc yêu sách hay biểu thị sự phản đối
của mình đối với hành động sai trái của chính phủ nước khác. Đồng
thời trong thực tiễn ngoại giao có thể sử dụng việc trao đổi công
hàm như một hình thức của điều ước quốc tế. Việc trao đổi công
hàm diễn ra hằng ngày. Nội dung rất rộng rãi, đa dạng, liên quan
đến mọi vấn đề. Có nhiều loại công hàm.
137
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

1.1. Công hàm chính thức

Công hàm chính thức hay còn gọi là công hàm cơ quan, công
hàm thường (Note verbale).
Varbalis theo tiếng Latinh là nói miệng, nghĩa là thông báo
bằng miệng. Đây là loại công văn ngoại giao phổ biến nhất.
Nội dung công hàm là các vấn đề xảy ra hằng ngày, từ việc
thông báo cán bộ ngoại giao đến nhậm chức, hết nhiệm kỳ đến việc
thông báo về các chuyến thăm hoặc nêu đề nghị của cơ quan đại
diện... Việc trao đổi giữa các chính phủ về các vấn đề quốc tế cũng
thực hiện bằng công hàm.
Việc soạn thảo công hàm đòi hỏi đảm bảo các quy định khá
chặt chẽ. Công hàm được soạn ở ngôi thứ ba có tính chất trang
trọng, bắt đầu bằng câu lịch sự xã giao: Kính chào... và xin trân
trọng... cùng với tên cơ quan gửi và cơ quan nhận. Tiếp đó trình bày
nội dung và cuối cùng kết thúc bằng câu lịch sự xã giao. Công hàm
in trên giấy chất lượng tốt, có tiêu đề, không ký hoặc ký tắt và đóng
dấu. Công hàm đề ngày, tháng, năm gửi, số.

1.2. Công hàm thông báo

Đó thực ra là một dạng của công hàm chính thức, có tính chất
thông tin, thông báo một vụ việc gì đó. Ví dụ thông báo của bộ
ngoại giao thay đổi địa chỉ tiếp khách, về thủ tục hải quan, về làm
thẻ ra vào vùng cách ly của sân bay...
Về hình thức, công hàm thông báo hoàn toàn như công hàm
chính thức, cũng không ký hoặc ký tắt và đóng dấu. Nhiều khi tên
công hàm đề rõ ràng là Công hàm thông báo.
Tóm lại, trong thực tế có công hàm chính thức (công hàm
138
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

thường) và công hàm thông báo. Về hình thức, hai loại công hàm
này hoàn toàn giống nhau: đều bắt đầu và kết thúc bằng các câu lịch
sự xã giao, đều viết ở ngôi thứ ba trên dòng tiêu đề, đều không ký
hoặc ký tắt và đóng dấu. Tuy nhiên, công hàm chính thức khác
công hàm thông báo ở nội dung. Công hàm chính thức nêu những
vấn đề quan trọng, có nội dung thực sự, còn công hàm thông báo
chỉ mang tính thông báo, thông tin... Tuy nhiên, trong thực tế, rất ít
đại sứ quán hoặc bộ ngoại giao sử dụng công hàm thông báo.
Thông thường chỉ sử dụng một loại công hàm thường hay công hàm
chính thức. Trong thực tiễn ngoại giao Pháp, công hàm chính thức
ngôi thứ ba rất thông dụng.

1.3. Công hàm cá nhân hay thư chính thức

Công hàm cá nhân hay thư chính thức thường nói về những vấn
đề chính trị, liên quan chủ yếu đến sự kiện quan trọng nào đó. Ví dụ
thay đổi quốc hiệu, bổ nhiệm thủ tướng mới, chúc mừng, cảm ơn,
chia buồn, v.v. nghĩa là cho cá nhân mà không phải gửi cho cơ
quan.
Công hàm cá nhân khác công hàm cơ quan là soạn ở ngôi thứ
nhất, bắt đầu bằng câu xưng hô. Ví dụ: Kính thưa Quốc vương,
Kính thưa Ngài Tổng thống, Kính thưa Ngài Bộ trưởng, v.v.; tiếp
đến “có vinh dự” và kết thúc bằng câu lịch sự xã giao: “Xin hãy
nhận lời chào trân trọng”. Sau đó là chữ ký nhưng không đóng dấu
và không cho số công hàm như công hàm cơ quan. Tuy nhiên, trên
thực tế nhiều nước vẫn cho số công hàm. Về giấy tiêu đề công hàm
cá nhân của đại sứ, có nước dùng giấy tiêu đề Đại sứ đặc mệnh toàn
quyền hoặc Đại sứ, có nước dùng tiêu đề Đại sứ quán; lại có trường
hợp kết hợp hai loại tiêu đề, nghĩa là dùng tiêu đề Đại sứ quán và
139
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

bổ sung Đại sứ. Về địa chỉ người nhận, hầu hết các Đại sứ quán để
ở bên trái cuối trang, song cũng có nước đề người nhận ngay ở trên,
bên trái, trên câu xưng hô. Ngoại giao Anh thường sử dụng rộng rãi
công hàm cá nhân.
Khi nhận công hàm cá nhân, thông thường cần phải trả lời bằng
công hàm cá nhân của người nhận. Trong thực tế đôi khi cũng xảy
ra những sai sót khi soạn công hàm cá nhân: có người đóng cả dấu,
thậm chí có trường hợp cho cả số công hàm. Điều đó là không
đúng.

1.4. Công hàm tập thể


Trong thực tiễn ngoại giao người ta còn sử dụng công hàm tập
thể. Công hàm tập thể là do đại diện nhiều cơ quan đại diện ngoại
giao cùng gửi cho một địa chỉ và với cùng một nội dung. Ở đây có
hai trường hợp: trường hợp thứ nhất là công hàm chỉ có một bản và
tất cả đại diện cùng ký tên. Công hàm thường được trao trong cuộc
tiếp kiến. Trường hợp thứ hai là công hàm làm thành nhiều bản,
được soạn giống nhau, song người gửi riêng, được gửi vào cùng
một thời gian cho nước sở tại (người nhận).

1.5. Công hàm tương tự


Đây là dạng biến tướng của công hàm tập thể. Công hàm cùng
về một nội dung, song từng cơ quan tự soạn thảo và gửi vào những
thời gian khác nhau. Loại công hàm này ít sử dụng hơn công hàm
tập thể.

2. Tối hậu thư


Đây là công hàm áp đặt điều kiện: từ chối hoặc tuyên chiến.
140
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

3. Thư riêng
Thư riêng được gửi cho các quan chức trong các trường hợp:
- Nhấn mạnh sự quan tâm của tác giả về việc giải quyết việc gì
đó hoặc vấn đề gì đó;
- Có vấn đề mà trong khuôn khổ chính thức khó đề cập;
- Muốn thể hiện quan hệ cá nhân (chúc mừng ngày sinh, ngày
Quốc khánh, chúc mừng năm mới, chia buồn...).
Thư riêng dùng giấy bình thường, giấy tốt, song hình thức thì
như công hàm cá nhân.

4. Bản ghi nhớ

Đây là văn bản có thể gửi với tư cách độc lập hoặc gửi kèm
công hàm cá nhân hay công hàm chính thức.
Nếu với tư cách văn bản độc lập thì bản ghi nhớ giống như công
hàm thường, nhưng không đóng dấu, không ghi địa chỉ và dùng
ngôi vô nhân xưng.
Bản ghi nhớ được soạn thảo trong các trường hợp sau: thứ nhất,
do yêu cầu người đối thoại; thứ hai, theo sáng kiến người tiếp xúc
đề phòng thông tin bị sai lệch, tránh sai sót trong giải thích nội dung
vấn đề trao đổi.
Soạn theo ngôi vô nhân xưng: “Thông báo rằng...”, “Nhắc nhở
đến rằng...”, “cần phải đi đến giải thích...”, không có câu xưng hô,
không có câu lịch sự xã giao. Bản ghi nhớ cũng không có địa chỉ và
số công văn. Cuối bản ghi nhớ chỉ đề nơi gửi và ngày gửi. Trong
bản ghi nhớ đóng dấu “Bản ghi nhớ”.
Bản ghi nhớ được đưa trực tiếp cho người đối thoại, rất ít khi
gửi qua túi thư ngoại giao. Việc trao bản ghi nhớ phải ghi chép,
chuyển với phụ lục là Bản sao bản ghi nhớ...
141
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

5. Bị vong lục

Giống như bản ghi nhớ, bị vong lục có thể là tài liệu độc lập
hoặc là phụ lục đính kèm với công hàm cá nhân, hay công hàm
chính thức với nội dung của công hàm được ghi ngắn gọn. Trong bị
vong lục trình bày những vấn đề theo quan điểm của tác giả, phân
tích các sự kiện, tài liệu, tranh luận với phía bên kia và đề nghị tiếp
tục được tranh luận. Bị vong lục không giống như thư, không có
câu lịch thiệp xã giao.
Nếu là tài liệu độc lập thì ở trên dòng tiêu đề không đóng dấu,
không ghi số công văn, không ký, chỉ ghi nơi gửi và ngày, tháng
gửi.
Nếu là phụ lục kèm công hàm thì bị vong lục in trên giấy
thường, không có số, không đóng dấu, không ghi nơi gửi, ngày gửi,
không ghi địa chỉ.

6. Điện

Điện được dùng trong những trường hợp đặc biệt. Cụ thể:
- Chúc mừng nhân dịp Quốc khánh, ngày lễ, ngày sinh nhật,
hoặc trúng cử, được bổ nhiệm chức vụ quan trọng...;
- Điện chia buồn khi gặp thiên tai, tai nạn có nhiều thiệt hại về
người và của;
- Điện cảm ơn sau chuyến thăm, v.v..

7. Các loại thiếp

Thiếp chúc mừng, được trao đổi nhân dịp lễ Noel và năm mới.
Lời chúc mừng viết ngắn gọn, súc tích và cần căn cứ vào các thực
tiễn sở tại. Thiếp ký từng chiếc một và nếu là những đồng nghiệp
thân nên đề kèm vài chữ viết tay, ví dụ, ngày, tháng, hay chúc thêm
142
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

cả phu nhân. Nên ký bằng bút mực xanh hoặc đen.

8. Danh thiếp

Danh thiếp xuất hiện từ thế kỷ XIX. Lúc đầu danh thiếp chỉ
dùng trong giới có chức tước cao. Quy định về danh thiếp như mẫu,
nội dung, kích cỡ rất cẩn thận.
Ngày nay, danh thiếp được sử dụng rất rộng rãi, là phương tiện
giao tiếp, làm quen, xây dựng mối quan hệ.
Danh thiếp không phải là văn bản ngoại giao với ý nghĩa chặt
chẽ của từ, song đóng vai trò quan trọng trong công tác của cán bộ
ngoại giao.
Danh thiếp được dùng để giới thiệu, chúc mừng, cảm ơn, chia
buồn, tạm biệt...; cùng với danh thiếp có thể gửi hoa, quà, sách, báo,
v.v..
Danh thiếp phải được in trên giấy trắng chất lượng cao, cứng.
Trong giới doanh nhân có người dùng danh thiếp màu. Khổ tương
đối thông dụng đối với nam là 90x50mm, còn đối với nữ là
80x40mm. Đối với những quan chức cấp cao, kích cỡ danh thiếp có
khi đến 100x60mm và 90x50mm. Kích cỡ nói trên không phải ở
đâu cũng như nhau. Ở Anh, danh thiếp nữ lớn hơn danh thiếp nam.
Việc trao đổi danh thiếp trên thế giới cũng khác nhau. Ở Pháp,
các nhà ngoại giao mới đến chủ động đi thăm xã giao và trao danh
thiếp.
Những cán bộ ngoại giao đã có gia đình nên có bốn loại danh
thiếp:
- Danh thiếp chính thức với họ tên đầy đủ, chức vụ, địa chỉ. Nên
có hai loại theo kiểu này: một là loại viết đầy đủ: Đại sứ đặc mệnh
toàn quyền, hai là loại viết ngắn gọn: Đại sứ;
143
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

- Danh thiếp dùng cho những trường hợp không chính thức với
họ tên đầy đủ;
- Danh thiếp phu nhân: chỉ với họ tên đầy đủ;
- Danh thiếp cả vợ cả chồng (ông... bà...) với địa chỉ. Ở nước
Anh người ta không dùng danh thiếp loại này.
Không nên in danh thiếp cả hai mặt để có thể ghi vào mặt trắng.
Do vậy nên có danh thiếp bằng tiếng mẹ đẻ và danh thiếp bằng
tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, ở nhiều nước như Nhật Bản, người ta
hay dùng danh thiếp hai mặt. Một mặt viết bằng tiếng địa phương
và mặt còn lại bằng tiếng quốc tế thông dụng ở nước đó, thường là
tiếng Anh.
Như đã nói ở trên, danh thiếp không chỉ để giới thiệu, làm quen,
giữ quan hệ, mà trong thực tiễn quốc tế, danh thiếp còn được dùng
vào nhiều trường hợp khác như để cảm ơn, chúc mừng, chia tay,
v.v.. Khi đó người ta dùng bút chì đen, để thêm vào góc trái những
ký hiệu bằng tiếng Pháp đã được chấp nhận rộng rãi.
P.R. (Pour remercier): Thể hiện sự cảm ơn.
P.F. (Pour feter): Chúc mừng ngày lễ.
P.F.C. (Pour faire connaissance): Thể hiện hài lòng qua sự làm
quen.
P.P.C. (Pour prendre conge): Chia tay.
P.C. (Pour condoleance): Chia buồn.
P.P. (Pour presentation): Để giới thiệu.
P.F.N.A. (Pour feter la nouvelle année): Chúc mừng năm mới.
P.R.F.N.A. (Pour remercier pour feter la nouvelle année): Cảm
ơn lời chúc mừng năm mới!
P.F.F.N. (Pour féliciter fête nationale): Chúc mừng Quốc
khánh.
P.R.V. (Pour rendre visit): Đến thăm.
144
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

R.S.V.P. (Repondez s’il vous plait): Xin được trả lời.


Việc gửi danh thiếp được coi như là đã đến thăm. Nếu danh
thiếp trao trực tiếp như đã được chấp nhận rộng rãi, người ta bẻ góc
phải phía trên. Riêng ở Hoa Kỳ là bẻ góc trái hoặc tất cả cạnh bên
trái. Nếu danh thiếp chuyển qua bưu điện hoặc giao thông ngoại
giao thì việc bẻ góc là phạm nghi thức. Để chuyển danh thiếp phải
dùng phong bì riêng.
Thiếp trao đổi là danh thiếp cá nhân có tên, chức vụ, địa chỉ
người gửi. Thiếp dùng để cảm ơn đã nhận được tài liệu, ấn phẩm
cần ghi bằng tay vài lời ngắn gọn, có ký tên và ghi ngày tháng.

II. MỘT SỐ “CÔNG VĂN” NGOẠI GIAO ĐẶC BIỆT

1. Quốc thư

Quốc thư gồm Thư ủy nhiệm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của
nguyên thủ quốc gia nước cử đi bên cạnh nguyên thủ quốc gia nước
tiếp nhận và Thư triệu hồi Đại sứ.
Nội dung của Thư ủy nhiệm
- Câu thưa gửi;
- Nêu lý do cử người làm đại sứ;
- Giới thiệu họ tên đại sứ;
- Tin tưởng và mong muốn nguyên thủ nước sở tại giúp đỡ để
đại sứ hoàn thành nhiệm vụ;
- Gửi lời chào.
Sau nội dung, dưới thư ghi địa danh, ngày, tháng, năm. Dưới là
chữ ký, đóng dấu nổi. Bên trái lùi xuống là chữ ký của Bộ trưởng
Ngoại giao
Thư uỷ nhiệm đánh trên giấy tiêu đề của nguyên thủ, có Quốc
145
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

huy.
Thư triệu hồi: hình thức Thư triệu hồi cũng giống
Thư uỷ nhiệm, tuy nhiên có sự khác nhau về nội dung.
Nội dung gồm:
- Câu thưa gửi;
- Thông báo lý do triệu hồi;
- Cảm ơn sự giúp đỡ;
- Lời chúc.
Thông thường trong thực tiễn ngoại giao, khi đại sứ trình Thư
uỷ nhiệm cho nguyên thủ nước tiếp nhận, thì trao luôn cả Thư triệu
hồi đại sứ tiền nhiệm.
146
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

* Quốc thư của Việt Nam

NGUYỄN MINH TRIẾT*


CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

Kính gửi:
NGÀI.........
TỔNG THỐNG NƯỚC......

Thưa Ngài Tổng thống....


Để củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị sẵn có
giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước..., tôi hân
hạnh báo để Ngài Tổng thống được biết: Ông... đã được bổ nhiệm
làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, bên cạnh Ngài.
Tôi tin rằng, Ông... sẽ góp phần tăng cường hơn nữa mối quan
hệ rất tốt đẹp và tình hữu nghị sẵn có giữa hai nước chúng ta.
Tôi xin gửi tới Ngài Tổng thống kính mến lời chào trân trọng.

Hà Nội, ngày... tháng...năm...


(Ký tên, đóng dấu nổi)
NGUYỄN MINH TRIẾT
(Ký tên)
PHẠM GIA KHIÊM
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
* Thư triệu hồi của Việt Nam

*
*) Ông Nguyễn Minh Triết là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam nhiệm kỳ 2006-2011 (B.T).
147
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

LÊ ĐỨC ANH*
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

Kính gửi:
NGÀI.........
TỔNG THỐNG NƯỚC......

Thưa Ngài Tổng thống,


Tôi trân trọng thông báo với Ngài biết rằng, ông..., Đại sứ đặc
mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại
nước... được điều về nước nhận nhiệm vụ khác.
Nhân dịp này, tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của
Ngài và Chính phủ nước... đối với ông... trong thời gian làm nhiệm
vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam tại nước...
Tôi xin gửi tới Ngài lời chào trân trọng.

Hà Nội, ngày... tháng...năm...


(Ký tên, đóng dấu nổi)
LÊ ĐỨC ANH
(Ký tên)
NGUYỄN MẠNH CẦM
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
* Quốc thư tiếng Anh của Việt Nam

NGUYỄN MINH TRIẾT


*
*) Ông Lê Đức Anh là Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam nhiệm kỳ 1992-1997 (B.T).
148
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

President
Of the Socialist Republic of Vietnam

To
His Excellency Mr......
President of Ukraine

Your Excellency,

Desirous of consolidating and developing the existing bonds of


friendship and cooperation between the Socialist Republic of
Vietnam and Ukraine, I have the honour to inform Your Excellency
that, Mr... is hereby accredited beside Your Excellency as
Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary of the Socialist
Republic of Vietnam to Ukraine.
I am confident that, with Your assistance, Mr... will fulfil his
mission, thereby contributing to further strengthening the good
relations of friendship and cooperation between our countries.
Please accept, Your Excellency, the assurances of my
consideration.

Hanoi,
(Sgd) NGUYEN MINH TRIET

Countersigned Pham Gia Khiem


Minister of Foreign Affairs
* Quốc thư của Nữ hoàng Anh

ELIZABETH THE SECOND,

BY THE GRACE OF GOD THE UNITED KINGDOM


OF GREAT BRITAIN AND NORTHERN IRELAND AND
149
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

OF HER OTHER REALMS AND TERRITORIES QUEEN,


HEAD OF THE COMMONWEALTH,
DEFENDER OF THE FAITH,
&.,&.,&

TO THE PRESIDENT OF THE REPUBLIC OF...


Sendeth Greeting!
Our Good Friend!

Being desirous to maintain, without interruption, the relation of


friendship and good understanding which happily subsist between
Our Realm and...,We have made choice of Our Trusty and
Wellbeloved Sir..., Knight Commander of Our Most Distinguished
Order of Saint Michael and Saint George, to reside with You in the
character of Our Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary.
The experience which We have had of Sir...’s talents and zeal
for Our service assures Us that the selection We have made will be
perfectly agreeable to You; and that he will discharge his Mission
in such a manner as to merit Your approbation and esteem, and to
prove himself worthly of.
This new mark of Our confidence.
We therefore request that You will give entire credence to all
that Sir... shall communicate to You in Our name, more especially
when he shall renew to You the assurances of the lively interest
which We take in everything that affects the welfare and prosperity
of Republic...
Given at Our Court of Saint James’s, the... day of August, two
thousand six, in the... Year of Our Reign.

Your Good Friend,


150
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

ELIZABETH R.

2. Thư uỷ nhiệm Đại biện, Đại diện


Thư uỷ nhiệm Đại biện hay Đại diện là thư của Bộ trưởng
Ngoại giao nước cử gửi Bộ trưởng Ngoại giao nước tiếp nhận hay
tổ chức quốc tế, giới thiệu người được bổ nhiệm làm Đại biện tại
nước tiếp nhận hay Đại diện tại tổ chức quốc tế.
Hình thức:
- Thư được soạn trên giấy có tiêu đề của Bộ trưởng ngoại giao;
- Giấy khổ A4, cứng, đẹp;
- Không có số/ký hiệu;
- Tên văn bản - Thư uỷ nhiệm;
Nội dung:
- Câu thưa gửi;
- Giới thiệu người làm Đại biện;
- Tin tưởng Đại biện sẽ nhận được sự giúp đỡ để hoàn thành
nhiệm vụ;
- Lời chào xã giao.
Tiếp đó ghi địa danh, ngày, tháng, năm, Thay mặt Chính phủ
nước..., Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ; đóng dấu nổi lên chữ ký. Góc
trái phía dưới ghi địa chỉ người nhận.
Thư uỷ nhiệm Đại diện tại các tổ chức quốc tế cũng tương tự.
* Thư uỷ nhiệm
151
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO


NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THƯ UỶ NHIỆM

Thưa Ngài,
Tôi trân trọng báo Ngài biết rằng: Để thắt chặt mối quan hệ hữu
nghị sẵn có giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước... Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
quyết định cử ông... làm Đại biện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam tại nước...
Tôi tin rằng, với khả năng và kinh nghiệm của mình, ông... sẽ ra
sức tăng cường mối quan hệ tốt đẹp và sự hợp tác thân thiện giữa
hai nước chúng ta.
Nhân dịp này, tôi xin gửi tới Ngài lời chào trân trọng.

Hà Nội, ngày... tháng... năm...


THAY MẶT CHÍNH PHỦ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
( Ký tên, đóng dấu nổi)

Kính gửi:....
NGÀI....
BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO
NƯỚC .....
Tên thành phố
3. Giấy ủy quyền
152
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

Giấy ủy quyền là văn bản của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính
phủ gửi cấp tương đương nước ngoài, giới thiệu người được uỷ
quyền thay mặt nhà nước, chính phủ đàm phán ký kết điều ước
quốc tế hoặc tham dự hội nghị quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại giao không ủy quyền mà chứng nhận sự uỷ
quyền, nghĩa là thủ tục đối ngoại.
Giấy uỷ quyền được in trên giấy khổ A4, có tiêu đề, có quốc
huy, không ghi số/ký hiệu, có tên văn bản.

* Giấy uỷ quyền
BỘ NGOẠI GIAO
NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

GIẤY UỶ QUYỀN
Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác
nhận Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam uỷ
quyền
Ông.....
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam tại Ucraina.
Thay mặt Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ký Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và Chính phủ Ucraina về việc cùng bảo vệ tin mật.

Làm tại Hà Nội, ngày... tháng... năm ...


Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
( Ký tên, đóng dấu)
* Giấy uỷ quyền tiếng Anh của Việt Nam
Non-official translation
153
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS


SOCIALIST REPUBLIC OF
VIETNAM
------------

FULL POWERS
The Ministry of Foreign Affairs of the Socialist Republic of
Vietnam certifies that
H.E Mr...(.......)
Ambassador Extraordinary and Plenipotentiary
Of the Socialist Republic of Vietnam to Ukraine
Has been authorized by the Government of the Socialist
Republic of Vietnam to sign the Agreement between the
Government of the Socialist Republic of Vietnam and the
Government of Ukraine on joint protection of confidential
information.

Done in Hanoi, on...


Minister of Foreign Affairs
( Signed and sealed)

4. Giấy uỷ nhiệm lãnh sự

Giấy uỷ nhiệm lãnh sự là văn bản của Bộ trưởng Ngoại giao


thông báo người được bổ nhiệm làm Tổng lãnh sự nước đó tại nước
ngoài và đề nghị chính phủ nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi và
dành mọi quyền ưu đãi miễn trừ cần thiết giúp Tổng lãnh sự hoàn
thành tốt nhiệm vụ.
Giấy uỷ nhiệm lãnh sự ghi rõ quyền hạn và khu vực hoạt động
của lãnh sự (khu vực lãnh sự). Giấy uỷ nhiệm lãnh sự cấp cho Tổng
154
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

lãnh sự và Lãnh sự. Cán bộ ngoại giao phụ trách công tác lãnh sự ở
cơ quan đại diện ngoại giao không được cấp giấy uỷ nhiệm lãnh sự.
Giấy uỷ nhiệm lãnh sự in trên giấy trắng khổ A4, có tiêu đề Bộ
Ngoại giao, có quốc huy, có số văn bản (năm, tên tắt văn bản), tên
văn bản.

* Giấy uỷ nhiệm lãnh sự của Việt Nam


Quốc huy

Bộ Ngoại giao
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Số: 03/2003/UNLS

GIẤY ỦY NHIỆM LÃNH SỰ

Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trân
trọng thông báo:
Ông..........
Công dân Việt Nam, được bổ nhiệm làm Tổng lãnh sự nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Khôn Kaen, Vương quốc
Thái Lan.
Đề nghị Chính phủ Vương quốc Thái Lan công nhận
ông................ với cương vị trên, dành mọi quyền ưu đãi, miễn trừ
và những giúp đỡ cần thiết để ông Tổng lãnh sự thực hiện chức
năng của mình.

Hà Nội, ngày... tháng... năm ...


Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
(Ký tên)
* Giấy ủy nhiệm lãnh sự của Ôxtrâylia
155
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

Quốc huy

COMMISSION OF APPOINTMENT

I, PHILIP MICHAEL JEFFERY, Governor-General of


Commonwealth Australia, acting with the advice of the Federal
Executive Council and in the exercise of all powers me thereunto
enabling, appoint Malcolm Thomas Skelly to be Consul-General of
Australia in Ho Chi Minh city on and from such day as is
determined by the Minister for Foreign Affairs.
Signed and sealed with the
Great Seal of Australia on
day ... month ... year
Governor- General
By His Exellency’s Command
Alexander Downer
Minister for Foreign Affairs

5. Giấy chấp nhận lãnh sự


Giấy chấp nhận lãnh sự là văn bản do Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao ký và Cục trưởng Cục Lãnh sự tiếp ký thông báo việc Chính
phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận người
nước ngoài nào đó làm Tổng lãnh sự hoặc Lãnh sự nước ngoài tại
Việt Nam và thông báo Tổng Lãnh sự hay lãnh sự nước ngoài đó
được hưởng các quyền ưu đãi và miễn trừ lãnh sự mà Chính phủ
Việt Nam dành cho lãnh sự nước ngoài. Trong giấy chấp nhận lãnh
sự ghi rõ khu vực lãnh sự.
Giấy chấp nhận lãnh sự in trên giấy trắng, khổ A4, có tiêu đề
của Bộ Ngoại giao, có quốc huy, có số văn bản và tên văn bản
(chấp nhận lãnh sự).
156
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

* Giấy chấp nhận lãnh sự của Việt Nam

Quốc huy

Bộ Ngoại giao
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Số: .../CNLS

GIẤY CHẤP NHẬN LÃNH SỰ

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp
nhận:
Ông.....
công dân Ôxtrâylia làm Tổng lãnh sự Ôxtrâylia tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Khu vực lãnh sự là Thành phố Hồ Chí Minh gồm nội và
ngoại thành.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ lãnh sự ở khu vực nói trên, ông...
được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự mà nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành cho lãnh sự nước ngoài để thực
hiện chức năng của mình.

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm ...


K/T Bộ trưởng Bộ Ngoại giao
Tiếp ký Thứ trưởng
Cục trưởng Cục Lãnh sự Ký tên
Ký tên Họ và tên
Họ và tên
* Giấy chấp nhập lãnh sự bằng tiếng Anh của Việt Nam
157
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS


SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
No 05/2005/ CNLS

CONSULAR AGREEMENT

The Government of the Socialist Republic of Vietnam here by


confirms its agreement to the appointment of:
Mr. Malcolm Thomas Skelly
citizen of Australia as Consul-General of Australia in Ho Chi Minh
city. His consular district covers the urban and suburban areas of
Ho Chi Minh city.
While serving as Consul-General of Australia in the above-
mentioned consular district, Mr. Malcolm Thomas Skelly shall
enjoy consular privileges and immunity granted by the Socialist
Republic of Viet Nam to foreign consular to exercise their
functions.

Hanoi,...
For the Minister of Foreign Affairs
The Socialist Republic of Vietnam
Deputy Foreign Minister
(signed)
By His Excellency’s command
Director General of the Consular Department
(signed)
158
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

III. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý


KHI SOẠN CÔNG VĂN NGOẠI GIAO

Trong thực tế hình thức công văn ngoại giao rất quan trọng,
không kém nội dung công văn. Do vậy cần lưu ý:
- Mặc dù đã có thông lệ chung, song chọn hình thức công văn
nào cần hết sức lưu ý đến thực tiễn địa phương và hoàn cảnh cụ thể.
Trong công văn ngoại giao phải chú ý nguyên tắc có đi có lại: công
hàm cá nhân trả lời bằng công hàm cá nhân; công hàm thường trả
lời bằng công hàm thường. Cần lưu ý, không có công văn trả lời sẽ
được xem là nhận lời.
- Cần hết sức cẩn thận khi viết địa chỉ và câu xưng hô, lưu ý
tước vị, ví dụ quốc vương, hoàng tử, hoàng thái tử, v.v.. Tuyệt đối
không được để sai sót về họ tên, không được viết tắt. Đối với quốc
vương, vua chúa: His, Her, Your Majesty hoặc His, Your Highness;
hoàng thân, hoàng tử, công chúa: Your Highness; đối với giáo
hoàng: Your Holiness; hồng y giáo chủ: Your Revenrence; đối với
tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, đại sứ: Your Excellency (Thưa
Ngài). Ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, từ thứ trưởng trở lên
có thể dùng Ngài, còn lại chỉ dùng Mister (Ông), Madam (Bà). Tuy
nhiên, nhiều nước rất hạn chế dùng từ Ngài. Ví dụ: ở Philíppin, chỉ
có tổng thống và đại sứ được gọi là Ngài.
- Cần phải lưu ý đảm bảo quy định về phép lịch sự trong các
công hàm (công hàm chính thức, công hàm thường, công hàm cá
nhân và thư riêng). Những công văn đó bao giờ cũng bắt đầu và kết
thúc bằng câu lịch sự xã giao, thể hiện sự tôn trọng, bình đẳng giữa
những đối tác.
159
CHƯƠNG IV: THƯ TÍN NGOẠI GIAO

Ví dụ: Trong trường hợp công hàm có nội dung thể hiện sự
phản đối, câu lịch sự xã giao có thể bỏ hoặc chỉ dùng ở đầu công
hàm (phụ thuộc vào mức độ căng thẳng của vấn đề) nhằm thể hiện
mức độ và ý nghĩa của vấn đề. Trong công hàm liên quan đến tang
lễ, câu xã giao lịch sự ở cuối thông thường không sử dụng.
- Hết sức lưu ý nguyên tắc có đi có lại trong lễ tân ngoại giao
nhà nước. Một bên từ chối, đương nhiên bên kia cũng làm như vậy.
Bên cạnh đó, cần hết sức cân nhắc khi dùng từ “Kính thưa” và
“Thưa...” hoặc “trân trọng”, “chân thành”, “rất trân trọng” ở cuối
công hàm.
- Giấy cho công hàm phải là giấy trắng và có chất lượng cao,
giấy phải sạch, không bị hỏng.
- Đóng dấu ở cuối công hàm và quốc huy phải ngay ngắn.
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của công văn ngoại giao thường là ngôn
ngữ của người gửi. Song để thông tin đến người nhận được nhanh
và chuẩn xác, công hàm nên kèm bản dịch sang ngôn ngữ của
người nhận. Hiện nay, tiếng Anh đã trở nên rất thông dụng, có thể
gửi công văn bằng tiếng Anh hoặc tiếng quốc tế nào mà thấy thuận
lợi cho người nhận.
- Ngôn ngữ của công văn ngoại giao là ngôn ngữ nghiêm túc,
chặt chẽ, cô đọng, rất ít khi dùng tính ngữ và so sánh. Không cho
phép sử dụng từ ngữ nước đôi dẫn đến hiểu sai lệch nội dung công
hàm.
- Công văn ngoại giao không bao giờ gửi đường bưu điện,
thường là trao trực tiếp hoặc gửi bằng giao thông ngoại giao. Công
văn cũng có thể trao cho người được ủy quyền nhận và có ký nhận.
160

Chương V
TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

Tiếp xúc ngoại giao là tiếp xúc của cá nhân các nhà lãnh đạo
quốc gia hoặc đại diện được ủy quyền. Tiến hành tiếp xúc ngoại
giao có nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu chính phủ, bộ trưởng
ngoại giao, các nhà ngoại giao và các đại diện chính thức khác...
Trong thực tiễn, tiếp xúc ngoại giao được thực hiện bằng cuộc gặp
định kỳ, không định kỳ, trong các chuyến thăm, tại các hội nghị,
các cuộc thương lượng, các cuộc chiêu đãi ngoại giao... Tuy nhiên
ở đây chỉ trình bày tiếp xúc của các nhà ngoại giao tại nước tiếp
nhận.
Thiết lập quan hệ, củng cố mối liên hệ với chính giới, với các
nhà hoạt động xã hội, giới doanh nhân, khoa học, văn hóa, văn
nghệ, báo chí và đoàn ngoại giao tại nước sở tại, v.v. là một hoạt
động hết sức quan trọng của cơ quan đại diện ngoại giao. Để xây
dựng quan hệ, nhất thiết phải tiến hành tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi,
đàm thoại. Đó chính là một hành vi đối thoại thông thường, song
cũng là tiếp xúc và đàm thoại ngoại giao.
Cán bộ ngoại giao, không phụ thuộc vào chức vụ, ngôi thứ, dù
có ủy quyền hay không có ủy quyền đều có thể tiếp xúc. Ngày nay
161
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

ngoại giao không còn là lĩnh vực hoàn toàn khép kín, không phải
hoàn toàn bí mật, yêu cầu về lễ tân, lễ nghi được đơn giản hóa cho
nên nhà ngoại giao có điều kiện thuận lợi để tăng cường tiếp xúc.
Tiếp xúc trở thành hoạt động thông thường, thường xuyên đối với
nhà ngoại giao và “có thể nói tiếp xúc là một trong những tiêu
chuẩn, thước đo năng lực của cán bộ ngoại giao”1.
Tuy nhiên có những học giả cho rằng, không phải bất cứ tiếp
xúc nào cũng là tiếp xúc ngoại giao. Xây dựng quan hệ chỉ để làm
quen, để biết nhau không phải tiếp xúc ngoại giao. Theo Giáo sư
V.I.Popov, Học viện Ngoại giao Nga, tiếp xúc ngoại giao có những
đặc điểm sau:
- Thể hiện sự tin cậy lẫn nhau, vì không có tin cậy thì không
thể có gặp gỡ trao đổi được;
- Cả hai bên đều thấy có lợi, đều thấy cần gặp nhau để đưa đến
cái gì đó;
- Mang tính chất thường xuyên2.
Nếu quan niệm như trên thì tiếp xúc giữa hai đối thủ để đưa
đến đàm phán chính thức không được coi là tiếp xúc ngoại giao vì
khó có được sự tin cậy giữa hai đối thủ, nhất là trong giai đoạn đầu.
Vậy đó là tiếp xúc gì?
Tiếp xúc ngoại giao đôi khi là chuẩn bị cho đàm phán, hoặc một
phần của đàm phán. Ngoại giao theo học giả người Pháp Gardem là
“Khoa học và nghệ thuật đàm phán”, nghĩa là khoa học và nghệ
thuật. Và như vậy, tiếp xúc và đàm thoại cũng là khoa học và nghệ

1
. Học viện Quan hệ quốc tế: Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp
vụ ngoại giao, Sđd, t.2, tr.32.
2
. Xem V.I. Popov: Ngoại giao hiện đại: Lý luận và thực tiễn, Sđd, tr.153-
154.
162
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

thuật.
Theo Từ điển giải thích tiếng Nga của V. Dal thì ngoại giao là
khoa học về quan hệ đối ngoại, quan hệ lẫn nhau, mà quan hệ thì tất
nhiên sẽ dẫn đến tiếp xúc, đàm thoại, trao đổi. Đàm thoại là quan hệ
công việc, là tiếp xúc, giao thiệp chặt chẽ. Ngoại giao trước hết phải
được thực hiện bằng việc gặp gỡ, trao đổi, đàm thoại. Không có tiếp
xúc, đàm thoại thì không có ngoại giao. Tiếp xúc ngoại giao không
phải là câu chuyện trống rỗng, là gặp gỡ tán gẫu. Tiếp xúc, đàm
thoại ngoại giao không phải là cuộc nói chuyện bình thường, mà là
cuộc đàm thoại, trao đổi cởi mở giữa người và người, là thông tin
cho nhau, trao đổi xúc cảm, suy nghĩ của nhau bằng lời nói1.
Tiếp xúc ngoại giao có thể chính thức hoặc không chính thức,
công khai hoặc bí mật, có nghi thức hay không có nghi thức, có nội
dung hay không có nội dung, được suy tính, chuẩn bị trước hay
cũng có thể là ngẫu nhiên, hai bên hay nhiều bên... Tiếp xúc ngoại
giao có thể ở trong nước và ở nước ngoài, có thể ở cơ quan đại diện
ngoại giao, trụ sở các tổ chức quốc tế hoặc tại nơi diễn ra các hoạt
động quốc tế như hội nghị, hội thảo, cuộc họp, v.v..

II. ĐỐI TƯỢNG TIẾP XÚC

Đối tượng tiếp xúc xây dựng quan hệ của ngoại giao rất rộng.
Nếu ở trong nước, đối tượng tiếp xúc trước hết là các nhà ngoại
giao trong đoàn ngoại giao, các đoàn khách nước ngoài đến thăm,
làm việc: chính thức, không chính thức, các nhà báo trong nước và
ngoài nước, v.v.. Ở các cơ quan đại diện ngoại giao, đối tượng tiếp

1
. Xem V. Dal: Từ điển giải thích tiếng Nga, Mátxcơva, 1955, t.1, tr.85
(tiếng Nga).
163
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

xúc, gặp gỡ, trao đổi, đàm thoại, xây dựng quan hệ cũng rất rộng
rãi: từ chính giới đến các tổ chức chính trị - xã hội, các nhà hoạt
động văn hóa, khoa học, báo chí, doanh nghiệp, v.v. và các nhà
ngoại giao đóng tại nước sở tại.

1. Tiếp xúc với chính giới

Đây là đối tượng quan trọng bậc nhất cần phải tiếp xúc, xây
dựng quan hệ vì họ là lực lượng cầm quyền. Đó là các nhà lãnh đạo
nhà nước, chính phủ, quan chức các bộ, các ngành, quan chức địa
phương, trước hết là bộ ngoại giao, kinh tế, thương mại, tài chính,
khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo, v.v.. Tầm quan trọng của
các bộ, ngành phụ thuộc vào vị trí của các cơ quan đó trong mối
quan hệ giữa hai nước. Họ là những người đóng vai trò chủ chốt
trong hoạch định chính sách và thúc đẩy quan hệ. Cần phải nghiên
cứu kỹ Hiến pháp và luật pháp về tổ chức, quyền hạn các cơ quan
nhà nước, thấy được vị trí, vai trò của từng cơ quan, để từ đó xác
định các mối quan hệ chủ yếu thiết thực và đặt ưu tiên, đặt trọng
tâm cho việc triển khai tiếp xúc, xây dựng những mối quan hệ sâu,
chân tình, thường xuyên. Đặc biệt chú ý bộ ngoại giao, văn phòng
tổng thống, văn phòng chính phủ, v.v.. Tiếp xúc cấp cao, nghĩa là
tiếp xúc với Quốc vương, Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc
hội, v.v. một cách thường xuyên là việc không dễ. Phải hết sức chủ
động tranh thủ gặp gỡ, tiếp xúc khi chào xã giao, trong các cuộc
chiêu đãi của Đoàn Ngoại giao, trong các hội nghị, các cuộc chiêu
đãi của nước sở tại như Quốc khánh, mừng năm mới, v.v.. Nhà
ngoại giao danh tiếng, cựu Ngoại trưởng Liên Xô A. Gromyko đã
khuyên đại sứ Liên Xô tại Anh: cố gắng xây dựng quan hệ tốt với
164
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

Nữ hoàng Anh1. Đồng thời cũng phải hết sức chú ý tiếp xúc và xây
dựng quan hệ với các lãnh tụ các đảng cầm quyền, lãnh tụ phe đa số
của Quốc hội, các nhà lãnh đạo các phái lớn của Quốc hội...
Tiếp xúc với quốc hội, các nghị sĩ quốc hội cũng không kém
phần quan trọng. Quốc hội có nhiệm vụ xây dựng pháp luật, trong
đó có luật về chính sách đối ngoại, phê chuẩn ngân sách trong đó có
ngân sách cho bộ ngoại giao, phê chuẩn các học thuyết về đối
ngoại, giám sát các hoạt động của chính phủ... Nhiều quốc hội có
quyền thông qua các đường hướng đối ngoại cơ bản, chủ yếu của
quốc gia như Quốc hội Ucraina, Hạ viện Nga... Quốc hội có quyền
chất vấn tổng thống, thủ tướng, ngoại trưởng về các vấn đề quốc tế,
đối ngoại (Hạ viện Anh, Quốc hội Việt Nam, Ba Lan...). Hạ viện
Mỹ có quyền phê chuẩn ngân sách cho Bộ Ngoại giao, thành lập
các ủy ban về các vấn đề khác nhau, yêu cầu Chính phủ cung cấp
các báo cáo, tài liệu liên quan về đối ngoại. Ở Mỹ, trên cơ sở góp ý
và đồng ý của Thượng viện, tổng thống mới ký kết điều ước quốc tế
và bổ nhiệm đại sứ, v.v..
Quốc hội có quyền hạn phê chuẩn các điều ước quốc tế quan
trọng. Ví dụ, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp ước biên giới trên
bộ và Hiệp định phân chia Vịnh Bắc Bộ 1999 và 2000, phê chuẩn
Hiệp định về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(tháng 11-2006). Ngoài ra, tham gia quốc hội thường có đại diện
các chính đảng, giới doanh nghiệp, ngân hàng, giới báo chí..., họ có
tác động lớn đến việc xây dựng và phát triển quan hệ với nước ta.
Chính vì vậy, tiếp xúc với quốc hội, xây dựng quan hệ với đại
biểu quốc hội rất hữu ích cho các nhà ngoại giao trong việc thực
hiện nhiệm vụ của mình.

1
. Xem V.I. Popov: Ngoại giao hiện đại: Lý luận và thực tiễn, Sđd, tr.165.
165
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

2. Tiếp xúc với quan chức không còn tại chức

Đây cũng là đối tượng cần tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi, đàm thoại.
Ở các nước dân chủ đa nguyên, đối tượng này quan trọng ở chỗ họ
có thể trở lại cầm quyền bất cứ lúc nào, cho nên giữ quan hệ với họ
đương nhiên là cần thiết. Mặt khác, khi không còn trong chính
quyền, họ có thái độ cởi mở, tự do hơn trong phát biểu quan điểm
của mình, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn thực chất vấn đề.
Ngoài ra, ở các nước phương Tây, chính khách về hưu thường
cũng có vai trò nhất định trong nền chính trị hiện tại. Ở Mỹ, các
tổng thống về hưu đều có ảnh hưởng, có vai trò không nhỏ trên sân
khấu chính trị của đất nước. Những năm 1980, các cựu tổng thống,
thủ tướng các nước thành lập Hội đồng thúc đẩy quan hệ gồm 40-
50 cựu nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ, trong đó có cựu
Thủ tướng Đức H. Schmidt, cựu Tổng thống Pháp V. Giscard
d’Estaing, cựu Thủ tướng Anh I. Callaghan, cựu Thủ tướng Nhật Y.
Fukuda, cựu Thủ tướng Canađa P. Trudeau, v.v.. Năm 1993 tại
Saint Petersburg (Liên bang Nga) đã thành lập Hội đồng toàn thế
giới các cựu ngoại trưởng, trong đó có sự tham gia của các cựu
ngoại trưởng Mỹ như: James Baker, Cyrus Vance, và một số cựu
ngoại trưởng của các quốc gia khác
A. Bessmertnykh (Liên Xô - Nga), H.D. Genscher (Đức), v.v..

3. Tiếp xúc với lực lượng đối lập

Ở hầu hết các nước trên thế giới, bên cạnh lực lượng cầm quyền
đều có lực lượng đối lập. Nhà ngoại giao có nên tiếp xúc với lực
lượng này không? Đây là một trong những vấn đề có nhiều tranh
luận, nhiều ý kiến khác nhau.
Nếu tổ chức của lực lượng đối lập thành lập hợp pháp, nhà
166
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

ngoại giao có quyền và nên tiếp xúc với các tổ chức đối lập, đặc
biệt là chính phủ “bóng”. Ở Anh, bên cạnh chính phủ đương chức,
cầm quyền, lực lượng đối lập chính thành lập chính phủ “bóng”,
chính phủ đối lập. Hôm nay họ là lực lượng đối lập, song với kết
quả bầu cử nghị viện mới, họ có thể trở lại cầm quyền. Ở Mỹ, Anh,
Ôxtrâylia, Niu Dilân, v.v., hầu như chỉ có hai đảng chính thay nhau
cầm quyền. Chính vì vậy, bên cạnh tiếp xúc với chính quyền, nhà
ngoại giao còn phải tiếp xúc với lực lượng đối lập.
Mặt khác, lực lượng đối lập thường cũng chiếm số ghế nhất
định trong quốc hội, là lực lượng chính trị, đôi khi rất lớn, đầy
quyền lực. Giáo sư người Anh D. Giem có nhận xét: Với mục đích
làm sáng tỏ đường hướng phát triển của nước sở tại, đại sứ quán có
thể thiết lập quan hệ với tất cả chính thể ở nước sở tại liên quan trực
tiếp hay gián tiếp đến chính sách đối ngoại và quan hệ song
phương1.
Tuy nhiên, ở không ít nước phương Đông, việc tiếp xúc với các
lực lượng đối lập có thể không được hoan nghênh và thậm chí bị
cấm đoán. Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961) chỉ nêu: Cơ
quan đại diện ngoại giao có quyền thu thập thông tin bằng tất cả các
biện pháp hợp pháp. Công ước không nói đến việc cấm tiếp xúc với
đảng đối lập. Có những nước không cho phép tiếp xúc với lực
lượng đối lập và đó là quy định của pháp luật nước sở tại.
Tóm lại, việc tiếp xúc với lực lượng đối lập rất nên cẩn trọng vì
cơ quan đại diện chủ yếu là quan hệ với chính giới. Tiếp xúc với
lực lượng đối lập nghĩa là can thiệp vào công việc nội bộ của nước
sở tại. Như vậy, quan hệ với lực lượng đối lập tất yếu ảnh hưởng
đến quan hệ với chính quyền, do vậy phải cân nhắc rất kỹ, cần có

1
. Xem G.R. Berridge: Diplomacy: Theory and Practice, Sđd, tr.35.
167
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

nguyên tắc trong vấn đề này. Học giả nổi tiếng E. Satow đã nêu
quan điểm: “Đại diện ngoại giao cần phải rất cẩn thận trong bất cứ
can thiệp nào vào công việc nội bộ của nước sở tại” 1. Nhà ngoại
giao uy tín của Liên Xô V.I. Avilov bổ sung thêm nguyên tắc trên:
tiếp xúc với lực lượng đối lập, song không để giới cầm quyền nước
sở tại lấy cớ phê phán là giúp đỡ lực lượng đối lập2.
Nhất trí với nguyên tắc có thể tiếp xúc với lực lượng đối lập,
Giáo sư V.I.Popov chi tiết hóa thêm ý kiến của mình:
- Quan hệ với chính quyền là chính, có thể có quan hệ với lực
lượng đối lập. Song liều lượng phải phù hợp vì quan hệ quá liều
lượng có thể dẫn đến sự hiểu lầm của chính giới. Ví dụ, năm 1995,
cựu Tổng thống Hoa Kỳ Nixon thăm Mátxcơva, do tiếp xúc quá
nhiều với lãnh tụ đối lập nên Tổng thống Nga B. Yeltsin đã buộc
phải hủy cuộc gặp với Nixon.
- Thận trọng trong những số liệu, tư liệu, đánh giá của lực
lượng đối lập. Là lực lượng đối lập, nên họ luôn luôn phê phán các
hoạt động của chính quyền, tìm cách làm giảm uy tín của chính
quyền. Vì vậy, thông tin của họ đôi khi bị thổi phồng, thiên lệch,
thiếu khách quan.
- Không phụ họa với lực lượng đối lập trong việc trực tiếp hay
gián tiếp phê phán chính quyền.
- Không được chuyển thông tin tin cậy cho lực lượng đối lập
nếu không được trong nước giao nhiệm vụ; không nêu nguồn thông
tin.
- Cần đặc biệt thận trọng tiếp xúc với lực lượng đối lập trong

1
. E.A. Satow: Hướng dẫn thực hành công tác ngoại giao, Sđd, tr.197.
2
. Xem V.I. Avilov: Tiếp xúc chính thức của các nhà ngoại giao,
Mátxcơva, 1997, tr.7 (tiếng Nga).
168
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

thời gian diễn ra chiến dịch tranh cử.


- Không nên coi thường tiếp xúc với các đảng nhỏ. Nhiều khi
đảng nhỏ có thể trở thành lực lượng cầm quyền, nhất là khi bầu cử
quốc hội, không lực lượng nào áp đảo lực lượng nào, dẫn đến thành
lập chính phủ liên hiệp có sự tham gia của các đảng nhỏ.
- Nếu đảng đối lập thất cử, vẫn nên tiếp tục giữ quan hệ.
- Không được tiếp xúc và có quan hệ với đảng có quan điểm
phát xít, khủng bố.

4. Tiếp xúc với giới doanh nhân


Từ lâu, ngoại giao đã gắn bó với thương mại, nhất là trong thời
đại ngày nay, ngoại giao kinh tế đã và đang trở thành một hướng ưu
tiên hàng đầu trong lĩnh vực ngoại giao của nhiều nước trên thế
giới. Việt Nam rất coi trọng ngoại giao kinh tế, coi ngoại giao kinh
tế là một trong các nhiệm vụ ưu tiên của ngoại giao. Chính vì vậy,
tăng cường tiếp xúc với giới doanh nhân, nhất là những đại gia hoặc
những doanh nghiệp đang đầu tư, hay có ý định đầu tư vào nước
mình là điều hết sức cần thiết để thúc đẩy ngoại giao kinh tế.
Mặt khác, giới doanh nhân thường rất thạo tin, nhờ đó mà đại
sứ quán có thể hiểu rõ hơn các ý đồ, kế hoạch của chính phủ. Từ
việc hiểu các kế hoạch, chương trình của chính phủ, đại sứ quán sẽ
có điều kiện để làm sáng tỏ vấn đề này, vấn đề kia. Giới doanh
nhân thường có quan hệ chặt chẽ với chính giới và như vậy, qua
tiếp xúc với doanh nhân đại sứ quán sẽ có điều kiện làm sâu sắc
hiểu biết của mình về chính phủ, chính sách nước sở tại. Hơn nữa,
doanh nhân thường có quan điểm, cách nhìn tương đối độc lập
trong việc đánh giá chính sách của chính phủ. Họ có thể ủng hộ
cũng có thể phê phán các chính sách của chính phủ, nêu những
nhận xét, đánh giá về nội các. Nhờ đó mà nhà ngoại giao có thể
169
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

hiểu rõ hơn đường lối, chính sách của chính phủ nước sở tại.

5. Tiếp xúc với báo chí

Một trong những đối tượng nhà ngoại giao cần


quan tâm tiếp xúc, gặp gỡ thường xuyên là giới báo chí. Tiếp xúc
với họ có hai tác dụng: thứ nhất, nhà ngoại giao có thêm nhiều
thông tin vì giới báo chí là giới thạo tin; thứ hai, đây là cơ hội để
giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về nước mình tại nước sở tại. Cần
phải mạnh dạn tiếp xúc với giới báo chí về các vấn đề cùng quan
tâm. Tuy nhiên, nhà ngoại giao cũng phải thận trọng trong khi tiếp
xúc, bởi vì họ luôn tìm cách moi tin và đưa tin giật gân với mục
đích làm cho báo bán chạy, thậm chí có báo đưa tin sai sự thật.

6. Tiếp xúc với các đối tượng khác

Tiếp xúc với giới khoa học, văn hóa - nghệ thuật, các nhà hoạt
động xã hội cũng là cần thiết. Nhiều người trong số họ rất thạo tin,
có ảnh hưởng lớn trong chính quyền, không ít người rất quan tâm
thúc đẩy quan hệ.
Tiếp xúc với các cơ quan đại diện ngoại giao khác cũng rất cần
thiết: vừa để có thêm thông tin vừa để họ hiểu đất nước mình hơn.
Cần hết sức chú ý các vị đại sứ các nước láng giềng của nước sở tại,
hoặc đại sứ các nước lớn. Họ thường rất thạo tin. Ở Ucraina, đại sứ
các nước Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) thường rất thạo tin
về Ucraina và thông tin lại nhanh bởi vì họ cùng ngôn ngữ, tương
đồng văn hóa và có nhiều bạn bè gần gũi trong chính giới, thậm chí
trong lãnh đạo cao cấp của nước sở tại.

III. CÁC LOẠI TIẾP XÚC NGOẠI GIAO


170
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

Có nhiều cách phân loại tiếp xúc ngoại giao. Căn cứ vào mục
đích hay nội dung của tiếp xúc, có thể chia thành năm loại, tuy
nhiên việc phân loại chỉ là tương đối.

1. Tiếp xúc làm quen


Sau khi trình thư ủy nhiệm, đại sứ chào xã giao lãnh đạo nước
sở tại: thủ tướng, chủ tịch quốc hội, bộ trưởng bộ ngoại giao, thị
trưởng thủ đô, các quan chức trong chính giới, nhà hoạt động chính
trị, xã hội, giới văn hóa, khoa học, doanh nghiệp, đoàn ngoại giao,
v.v. tại nước sở tại. Chào xã giao để làm quen, thiết lập quan hệ.
Trong chào xã giao đoàn ngoại giao, không nhất thiết phải chào tất
cả các đại sứ có quan hệ ngoại giao mà chỉ cần chào đại sứ các
nước thân thiết, có nhiều quan hệ, đại sứ các cường quốc và đại sứ
những nước gần gũi với nước sở tại. Đây là các đại sứ thường có
thông tin nhanh và tin cậy về tình hình mọi mặt nước sở tại.
Điểm mới trong chào xã giao hiện nay “không chỉ bó hẹp trong
phạm vi làm quen... mà còn là dịp tốt để cán bộ ngoại giao, nhất là
người đứng đầu cơ quan đại diện xác định khuôn khổ, cách thức và
nguyên tắc làm việc với nước sở tại, trước hết là bộ ngoại giao...” 1.
Ngoài bộ ngoại giao, đại sứ cần tiếp xúc, làm việc với nhiều bộ,
ngành khác, nhất là những bộ, ngành có nhiều quan hệ. Đối với
Việt Nam, cùng với việc chào quan chức sở tại, cần chú ý thăm các
địa phương có đông cộng đồng người Việt làm ăn sinh sống, có
nhiều quan hệ với trong nước. Đại sứ tiếp xúc, làm quen, xây dựng
quan hệ với lãnh đạo các địa phương, nơi có đông Việt kiều, là một
tác động tốt để địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng ta
làm ăn sinh sống.

1
. Học viện Quan hệ quốc tế: Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp
vụ ngoại giao, Sđd, t.2, tr.34.
171
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

2. Tiếp xúc trao đổi thông tin

Đây là chức năng cực kỳ quan trọng của cơ quan đại diện ngoại
giao, nếu không nói là quan trọng nhất.
Qua tiếp xúc, trao đổi sẽ có thêm thông tin cần thiết về tình hình
mọi mặt của nước sở tại, nhất là về kinh tế, chính trị, xã hội, hoạt
động đối ngoại, v.v., về thế giới và các vấn đề nước sở tại quan tâm
trong quan hệ giữa hai nước. Nhiều thông tin khó có thể có được
qua phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn thông tin công
khai khác... Mặt khác, qua gặp gỡ, trao đổi, nhà ngoại giao có điều
kiện tuyên truyền, giới thiệu về đất nước mình, về quan hệ hai
nước.
Hơn nữa, qua các cuộc gặp gỡ trao đổi thường xuyên, quan hệ
cá nhân ngày càng được củng cố và phát triển, rất hữu ích cho việc
thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đại diện ngoại giao. Nhờ quan hệ
cá nhân của đại sứ với các quan chức nước sở tại được củng cố mà
nhiều khi đã gỡ được không ít vấn đề phức tạp, khó khăn trong
quan hệ giữa hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ. Việc gặp gỡ,
trao đổi thông tin có thể tiến hành định kỳ, có thể không định kỳ,
tùy từng đối tác, tùy điều kiện.

3. Tiếp xúc thuyết phục người đối thoại

Ở trong nước cũng như ở cơ quan đại diện ngoại giao, chúng ta
luôn luôn có những vấn đề cần trao đổi với các đối tác. Nội dung
các vấn đề cần trao đổi rất đa dạng, phong phú, đặc biệt về tình hình
thế giới, quan hệ quốc tế. Cần phải gặp những quan chức, bạn bè
liên quan của nước sở tại và trong đoàn ngoại giao để trao đổi,
thuyết phục họ. Có những vấn đề cần tranh thủ sự đồng tình ủng hộ,
hoặc nếu không ủng hộ thì cũng không chống, hoặc không tỏ thái
172
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

độ. Các cuộc tiếp xúc như vậy giữa nhà ngoại giao và quan chức,
bạn bè nước sở tại cũng như các đồng nghiệp trong đoàn ngoại giao
thường xuyên xảy ra.

4. Tiếp xúc giải quyết những vấn đề trong quan hệ giữa hai
nước
Hằng ngày có bao nhiêu vấn đề xảy ra trong quan hệ giữa hai
nước cần phải giải quyết: tổ chức cho các chuyến thăm viếng của
lãnh đạo, quan chức hai nước, tổ chức kỳ họp liên chính phủ, thỏa
thuận chương trình hợp tác, tổ chức triển lãm, hội chợ liên quan đến
công dân hai nước, đến quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, v.v.. Các
vấn đề trên đều được nêu ra trong các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ, giữa
đại diện sứ quán và các cơ quan hữu quan của bộ ngoại giao, các
bộ, ngành khác để giải quyết. Trong việc chuẩn bị cho các chuyến
thăm cần phải thỏa thuận thành phần, nội dung chương trình, các
văn bản ký kết, v.v..

5. Tiếp xúc chuẩn bị cho cuộc đàm phán

Trước những cuộc đàm phán, thường tổ chức các cuộc tiếp xúc
để trao đổi sơ bộ về thời gian, thành phần đoàn, nội dung chương
trình, các vấn đề đặt ra... Đây được coi là một bộ phận của đàm
phán, hay gọi là tiền đàm phán. Ví dụ, đã có rất nhiều cuộc gặp gỡ,
trao đổi trước khi đàm phán chính thức giữa Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và Hoa Kỳ được bắt đầu ngày 08-5-1968 tại Pari về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Ngoài việc phân loại theo mục đích, nội dung còn có cách phân
loại tiếp xúc và hội kiến ngoại giao theo hình thức. Nhà ngoại giao
thực hiện chức năng của mình về thu thập thông tin, thuyết phục đối
tác và bàn bạc các vấn đề khi tham gia vào tiếp xúc, hội kiến. Họ
173
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

cùng là đối tượng hoạt động của đại diện nước sở tại, đoàn ngoại
giao... Chính vì vậy, các cuộc tiếp xúc, hội kiến có thể phân chia
như sau:
- Hội kiến theo chỉ thị của Trung tâm (Chính phủ, Bộ Ngoại
giao);
- Hội kiến theo lời mời của Lãnh đạo, Bộ Ngoại giao nước sở
tại;
- Hội kiến theo đề nghị của mình hoặc đề nghị của cơ quan sở
tại;
- Tiếp xúc trao đổi tại các cuộc tiếp khách, chiêu đãi, hội thảo,
triển lãm, v.v.;
- Gặp gỡ, trao đổi là cuộc đàm phán (gặp không chính thức);
- Gặp gỡ, trao đổi tình cờ tại những hoạt động khác như: tham
quan, xem biểu diễn văn nghệ, v.v..

IV. CHUẨN BỊ TIẾP XÚC, ĐÀM THOẠI

Về kiến thức và nội dung


Nhà ngoại giao lớn của Liên Xô A. Gromyko thường nhắc nhở
cán bộ của mình phải chuẩn bị thật kỹ càng cho các cuộc tiếp xúc.
Ông cho rằng, sở dĩ có những thiếu sót này khác trong tiếp xúc, trao
đổi thường là do chuẩn bị chưa tốt, chưa coi trọng đúng mức công
tác chuẩn bị1. Thành công của cuộc gặp gỡ, trao đổi phụ thuộc vào
công tác chuẩn bị.
Người ta thường căn cứ vào mục đích tiếp xúc để chuẩn bị tiếp
xúc. Tuy nhiên, bất kỳ một cuộc tiếp xúc, đàm thoại nào cũng đều
phải chuẩn bị kỹ càng dù chúng ta được mời hay chúng ta chủ động
đề nghị. Các công việc chuẩn bị cần phải tiến hành như sau:

1
. Xem V.I. Popov: Ngoại giao hiện đại: Lý luận và thực tiễn, Sđd, tr.338.
174
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

- Xác định thật rõ mục tiêu gặp gỡ, trao đổi; xác định những
yêu cầu cần đạt;
- Xác định thành phần tham dự;
- Dự kiến những vấn đề trao đổi, bàn bạc, những quan tâm của
đối tác, đối phương;
- Dự đoán những vấn đề đối tác, đối phương sẽ nêu, sẽ hỏi; dự
kiến câu trả lời với những lập luận chắc chắn, lôgích;
- Nắm lại toàn bộ vấn đề liên quan;
- Nghiên cứu kỹ tiểu sử người đối thoại, trong đó có cả những
thói quen, sở thích của họ;
- Nếu thời gian tiếp xúc bị hạn chế, dự kiến cách trình bày, thời
gian dành cho từng vấn đề, sao cho vấn đề trọng tâm được dành
thời gian xứng đáng;
- Nắm những thông tin mới nhất về tình hình, nhất là khi vấn đề
thảo luận có liên quan;
- Nếu có cán bộ ngoại giao khác cùng tham dự cuộc hội kiến,
cần có sự phân công trước. Cán bộ ngoại giao đó sẽ trình bày vấn
đề gì, sẽ tham gia thảo luận vấn đề nào, v.v..
Về địa điểm, thời gian
Như đã trình bày ở trên, tiếp xúc có thể định kỳ sau khi có sự
thỏa thuận về thời gian, địa điểm. Tiếp xúc là sáng kiến của bên này
hoặc bên kia. Việc thỏa thuận địa điểm, thời gian, thành phần, nội
dung có thể thực hiện qua điện thoại, qua fax, email, thư tín ngoại
giao, qua thỏa thuận miệng từ trước hoặc thỏa thuận trong cuộc gặp
gỡ trước... Nhiều cuộc tiếp xúc còn thỏa thuận cả thời gian kết thúc.
Về địa điểm gặp gỡ cũng phải thỏa thuận, song thông thường cấp
cao hơn quyết định.
Thông thường thỏa thuận tiếp xúc đều qua thư ký hoặc cán bộ
cấp dưới. Đặc biệt, cán bộ cấp dưới muốn tiếp xúc với cấp cao hơn
175
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

đều thông qua thư ký để dàn xếp. Cấp càng cao thì đề nghị tiếp xúc
càng gián tiếp. Điều đó rất cần thiết vì trong trường hợp một bên từ
chối, hoặc hủy cuộc gặp sẽ không tạo ra tình huống khó xử.
Trước ngày tiếp xúc cần phải khẳng định lại, thông thường qua
điện thoại. Trong trường hợp hủy gặp gỡ cần phải thông báo cho
đối tác. Không nên đến muộn, nếu đến muộn do bất khả kháng phải
báo cho bên đối thoại và có lời xin lỗi.

V. NGHỆ THUẬT TIẾP XÚC, ĐÀM THOẠI

Cũng như đàm phán, đàm thoại, hội kiến cũng là nghệ thuật. Là
nghệ thuật nên cũng bị chi phối bởi những luật lệ, yêu cầu nhất định
và cũng rất cần kinh nghiệm. Có nhà ngoại giao cho rằng, đàm
thoại không phải là trận đấm bốc, không cần đánh gục ngay đối thủ
và cũng không phải cuộc tranh luận mà kết quả là chiến thắng của
một bên. Chiến thắng vang dội của bên này tất nhiên sẽ là thất bại
của bên kia, do vậy, chiến thắng vang dội chính là thất bại. Trong
đàm thoại phải hết sức cố gắng thuyết phục người đối thoại, nhưng
không trở thành người “chiến thắng”. Thuyết phục được đối tác,
song không chiến thắng. Nhà ngoại giao nổi tiếng của Hoa Kỳ B.
Franklin nhận xét: “Nếu anh tranh luận dùng cả kích động và phản
đối, đôi khi anh giành chiến thắng, nhưng thắng lợi đó sẽ vô nghĩa
và không bao giờ anh giành được việc chi phối đối phương”1.
Theo phong cách phương Đông, các cuộc đàm thoại, hội kiến
thường được bắt đầu bằng trao đổi về những việc thông thường như
phong cảnh, thời tiết, hỏi thăm nhau về sức khỏe, tạo không khí
thoải mái trước đàm thoại chính thức.
Tiếp đó, trong đàm thoại phải biết trình bày vấn đề một cách rõ
1
. V.I. Popov: Ngoại giao hiện đại: Lý luận và thực tiễn, Sđd, tr.354.
176
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

ràng, mạch lạc, lôgích, lập luận chặt chẽ. Căn cứ tầm quan trọng
của từng vấn đề mà bố trí thời gian cho từng vấn đề một cách hợp
lý. Cố gắng chứng minh tính đúng đắn trong quan điểm, lập trường
của mình một cách thuyết phục. Là đại diện quốc gia, nhà ngoại
giao phải làm rõ quan điểm của chính phủ mình, không đưa thông
tin sai, thông tin nghi ngờ. Việc đưa thông tin không đúng sẽ cản
trở quan hệ bình thường và sự tin cậy lẫn nhau với đối tác. Không
nêu những vấn đề có tính chất khiêu khích, không nêu những vấn
đề đã được giải quyết hoặc những thông tin mà người đối thoại đã
quá biết.
Những vấn đề nhạy cảm phải trình bày sao cho người đối thoại
có thể chấp nhận, nên vừa trình bày vừa thăm dò thái độ.
Trình bày vấn đề sao cho thật tự do, không quá lệ thuộc vào tài
liệu. Tuy nhiên có những vấn đề phức tạp, tế nhị dễ gây hiểu lầm và
cả những số liệu để tăng tính thuyết phục thì nên có tài liệu để đọc
đoạn đó.
Bình tĩnh lắng nghe, không nên ghi chép, cố gắng nhớ. Nên có
cán bộ tháp tùng. Người đi cùng có trách nhiệm ghi chép.
Không nên hăng hái lao vào tranh luận. Những nhà ngoại giao
có nhiều kinh nghiệm cho rằng, không nên quá nhấn mạnh tranh
luận mà cần thuyết phục là chính. Nếu buộc phải tranh luận thì cần
nhẹ nhàng, tế nhị... Không nên phê phán người đối thoại, không
cướp lời, để người đối thoại nói xong mới trình bày tiếp, không nên
đặt người đối thoại vào thế khó xử, khi người đối thoại không có
thẩm quyền trả lời các vấn đề mình nêu ra. Nếu đối tác không muốn
bình luận ý kiến của mình, không nên ép và chủ động chuyển sang
đề tài khác. Phải biết cách trả lời các vấn đề người đối thoại nêu ra
một cách khôn khéo, không trả lời ngay khi chưa suy nghĩ kỹ.
177
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

Điều tối kỵ đối với nhà ngoại giao là không nên thay đổi quan
điểm ngay, mặc dù thấy cần thay đổi và thay đổi là đúng, song phải
từ từ, tế nhị.
Trong quá trình trao đổi có thể dùng từ ngữ hài hước, châm
biếm nhẹ nhàng, nhất là trong lúc căng thẳng. Xin giới thiệu một ví
dụ hay. Năm 1961, máy bay do thám U.2 của Hoa Kỳ cùng với phi
công G. Powers bị bắn rơi ở Liên Xô. Đại sứ Mỹ L. Thompson
cùng vợ đã được mời lên gặp chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô
N.S. Khrútxốp và Chánh văn phòng Hội đồng Bộ trưởng A.I.
Micoian tại điện Kremli. Là một người nóng nảy, thiếu tế nhị,
Khrútxốp vào cuộc:
- N.S. Khrútxốp: Nếu như tôi làm cái gì đó như vậy thì tôi đã có
lời xin lỗi rồi.
- L. Thompson: Liên Xô thường xuyên do thám, tiến hành hoạt
động gián điệp đối với Mỹ có bao giờ xin lỗi đâu?
- A.I. Micoian: Có thể đấy là lỗi của bà Thompson?
- Bà Thompson: Vâng tất nhiên rồi, đó hoàn toàn là lỗi của tôi.
Nào chúng ta sẽ không nói về lỗi lầm đó nữa1.
Về cách diễn đạt ngôn ngữ, không nói quá to, cũng không nói
quá nhỏ; không nói quá nhanh và cũng không nói quá chậm, rề rà.
Ngôn ngữ đơn giản, không dùng tính từ, trạng từ so sánh một cách
quá đáng. Cố gắng dùng ngôn ngữ ngoại giao trong trao đổi, tránh
làm phật lòng người đối thoại. Cần phải nhớ mình là đại diện quốc
gia, phát biểu quan điểm của chính phủ mình. Không nên nói thẳng
băng như: “Ngài sai rồi”; “quan điểm của Ngài không đúng”; “tôi
bác bỏ quan điểm của ông”. Thay vào đó nên sử dụng các câu:
“quan điểm của Ngài hay, song rất tiếc tôi không thể đồng tình
1
. Xem V.I. Popov: Ngoại giao hiện đại: Lý luận và thực tiễn, Sđd, tr.367.
178
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

được” hoặc “Tôi không thể hoàn toàn đồng ý”; “Tôi tôn trọng
quyền không tán thành với tôi, song tôi hy vọng rằng Ngài không từ
chối tôi quyền có quan điểm khác”. Người châu Á trước khi đàm
thoại thường nói về thời tiết, sức khỏe, v.v. rồi mới vào việc chính,
cũng là một nghệ thuật tiếp xúc hay.
Dùng phiên dịch đến đâu trong tiếp xúc, đàm thoại cũng là vấn
đề quan trọng. Việc sử dụng phiên dịch phụ thuộc vào nội dung,
tầm quan trọng của vấn đề trao đổi, vào trình độ ngoại ngữ của
người tiếp xúc, vào hoàn cảnh tiếp xúc... Nếu trao đổi vấn đề quan
trọng trong tiếp xúc, hội kiến nên dùng phiên dịch mặc dù người
tiếp xúc giỏi ngoại ngữ. Điều đó tạo điều kiện cho việc trao đổi
thuận lợi hơn, có điều kiện để suy nghĩ câu trả lời, câu hỏi kỹ càng
hơn. Mặt khác, trong trường hợp có sơ suất, thì đó là lỗi của phiên
dịch.

VI. SAU TIẾP XÚC, ĐÀM THOẠI

Sau tiếp xúc, đàm thoại, vấn đề quan trọng là phải ghi lại biên
bản tiếp xúc, đàm thoại. Nếu có cán bộ cùng dự thì người cán bộ đó
làm biên bản. Mục đích của biên bản tiếp xúc, đàm thoại là làm báo
cáo gửi cấp trên, chuyển cho các đơn vị liên quan, làm hồ sơ để tiếp
tục theo dõi, xử lý... Việc ghi biên bản tiếp xúc là bắt buộc, nhất là
tại các cuộc trao đổi liên quan đến những vấn đề quan trọng.
Biên bản cần phải ghi ngay vì càng để lâu càng dễ quên, dễ
nhầm lẫn. Biên bản tiếp xúc, đàm thoại phải gồm những yếu tố sau:
- Thời gian, địa điểm;
- Người tiếp xúc;
- Tên người đối thoại, thành phần khác của cả hai bên, chức vụ;
- Nội dung trao đổi (những vấn đề ta nêu, ý kiến của người đối
179
CHƯƠNG V: TIẾP XÚC NGOẠI GIAO

thoại, những vấn đề trao đổi, v.v.);


- Không khí buổi tiếp xúc, trao đổi;
- Đánh giá và nhận xét của người tiếp xúc;
- Kiến nghị các biện pháp;
- Người tiếp xúc - đối thoại, hoặc người ghi biên bản ký.
Trong trường hợp ghi biên bản hội kiến cho các vị lãnh đạo cấp
cao như tổng bí thư đảng, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ, ngoại
trưởng... nếu các vị đó chưa xem lại biên bản cũng ghi chú ở phía
dưới. (Thông thường các vị lãnh đạo không có điều kiện xem lại
biên bản tiếp xúc, đàm thoại.).
Về mặt đối ngoại đôi khi có thể gửi công hàm cho đối tác để
khẳng định với người đối thoại những vấn đề đã trao đổi.
180

Chương VI
CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU
Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC THÔNG TIN,


CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU

Công tác nghiên cứu ở cơ quan đại diện quốc gia ở nước ngoài
chủ yếu là nghiên cứu động thái. “Nghiên cứu động thái là thu thập
và xử lý thông tin về những sự kiện quốc tế diễn ra thường xuyên
để hiểu rõ bản chất, nguồn gốc của chúng làm căn cứ để đề xuất chủ
trương ứng phó”1. Nghiên cứu động thái phải trả lời các câu hỏi?
Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Bản chất sự kiện? Tại sao (nguyên nhân)?
Phản ứng dư luận quốc tế? Tác động của sự kiện đối với nước sở
tại, khu vực và thế giới, đặc biệt là Việt Nam? Xu hướng phát triển
(Triển vọng)? Đề xuất thái độ và biện pháp ứng phó của Việt
Nam... Công tác thông tin và phân tích thông tin là vấn đề cốt lõi
của nghiên cứu động thái tại cơ quan đại diện. Thông tin có vai trò
hết sức quan trọng trong thời đại ngày nay - thời đại bùng nổ thông
tin. Thông tin là tổng thể những tin tức về tình hình bên trong, tình
trạng bên ngoài của hệ thống quản lý, dùng để đánh giá và ra quyết

1
. Học viện Ngoại giao - Vũ Khoan: Vài ngón nghề ngoại giao, Nxb.
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.36.
181
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

định. Thông tin có các đặc tính như: tính vận động, tính tích luỹ,
tính bền vững trong vận động, tính giao tiếp, tính giá trị cao, v.v. 1.
Thông tin có sức mạnh và có quyền lực.
Một công tác hết sức quan trọng, chiếm khá nhiều thời gian,
công sức của bất kỳ cơ quan đại diện ngoại giao nào là công tác
thông tin, công tác nghiên cứu, đánh giá tình hình nước sở tại và
quan hệ. Đó là thu thập, phân loại, xử lý, phân tích thông tin về
nước sở tại và báo cáo về trung tâm - bộ ngoại giao của mình. Nội
dung thông tin đa dạng, về tình hình mọi mặt của nước sở tại như
chính trị nội bộ, kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ, quốc phòng,
an ninh, hoạt động đối ngoại, v.v.. Đây cũng chính là công tác
nghiên cứu tại các cơ quan đại diện ngoại giao, song là nghiên cứu
động thái, tức là nghiên cứu, đánh giá những vấn đề đang diễn ra,
đề xuất thái độ và đối sách của chính phủ mình. Nghiên cứu động
thái liên quan chặt chẽ với nghiên cứu cơ bản, bổ trợ cho nghiên
cứu cơ bản. Ngược lại, nghiên cứu cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu
động thái. Nghiên cứu cơ bản tốt là điều kiện để nghiên cứu động
thái tốt. Nghiên cứu động thái bao gồm nghiên cứu ứng dụng và
nghiên cứu triển khai.
Thu thập và phân tích thông tin về nước sở tại, báo cáo với
chính phủ mình, chính là một chức năng cơ bản của cơ quan đại
diện ngoại giao, được khẳng định trong Công ước Viên về quan hệ
ngoại giao (1961). Điều 3 Công ước Viên nhấn mạnh: Cơ quan đại
diện có nhiệm vụ “tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp các điều kiện
và các sự kiện tại nước tiếp nhận và báo cáo về chính phủ mình” 2.
1
. Xem Đại học Quan hệ quốc tế Mátxcơva: Công tác ngoại giao, Nxb.
Rospen, Mátxcơva, 2002, tr.329 (tiếng Nga).
2
. Vụ Lễ tân: Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao, Sđd, tr. 9.
182
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

Tìm hiểu bằng mọi cách hợp pháp được hiểu là ngoài thông tin của
các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin công khai, cơ quan
đại diện ngoại giao được phép tìm hiểu tình hình qua các nguồn
thông tin hợp pháp khác, trong đó có nguồn rất tin cậy. Điều đó làm
cho thông tin ngoại giao có nét riêng, ưu thế hơn nhiều nguồn thông
tin khác cung cấp cho lãnh đạo nhà nước, chính phủ, bộ ngoại giao.

II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI THÔNG TIN NGOẠI GIAO

Thông tin của bộ ngoại giao không phải là thông tin duy nhất
cho lãnh đạo nhà nước, chính phủ và bộ ngoại giao. Ở nước ta có
nhiều cơ quan khác cũng cung cấp thông tin về tình hình thế giới và
quan hệ quốc tế cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước như: Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an, Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Văn hoá - Thể
thao và Du lịch, v.v.. Ở Liên bang Nga, ngoài Bộ Ngoại giao, Cơ
quan tình báo đối ngoại, Tổng cục tình báo, Bộ Tổng tham mưu, Cơ
quan an ninh, Cơ quan biên giới, Thông tấn xã Liên bang Nga cũng
cung cấp thông tin về thế giới cho Phủ tổng thống, Chính phủ. Tại
Ucraina, Phủ tổng thống, Chính phủ, ngoài thông tin từ Bộ Ngoại
giao còn nhận được tin tức qua Cơ quan an ninh, Cơ quan tình báo
quân đội, Cơ quan biên giới quốc gia, v.v..
Các cơ quan khác nhau thu thập thông tin bằng các cách khác
nhau, với những đánh giá riêng của mình và thường đưa ra những
kiến nghị về ứng xử dưới lăng kính của mình. Các nguồn thông tin
của các cơ quan không ngoại giao đều có những ưu điểm riêng.
Thông tin ngoại giao cực kỳ quan trọng vì nó có lợi thế riêng.
Cán bộ ngoại giao ở các cơ quan đại diện ngoại giao nhìn chung là
người có ngoại ngữ, am hiểu tình hình mọi mặt của nước sở tại,
nắm được đặc điểm văn hoá, lịch sử của nước sở tại, có điều kiện
183
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

tiếp xúc với những tin tức có độ tin cậy cao, có thuận lợi trong việc
kiểm chứng thông tin. Mặt khác, cán bộ ngoại giao lại là nhân
chứng chứng kiến những sự kiện đang diễn ra tại nước sở tại, nhiều
khi là người tham gia trực tiếp vào các sự kiện liên quan đến quan
hệ giữa nước cử và nước sở tại. Chính vì những thế mạnh như vậy,
nên thông tin ngoại giao nhanh, cập nhật và được phân tích kỹ càng,
đầy đủ, có tính đến mọi nhân tố, mọi khía cạnh của vấn đề và có độ
tin cậy cao. Tuy nhiên thường có mâu thuẫn giữa việc cung cấp
nhanh thông tin và việc phân tích, đánh giá thông tin. Làm thế nào
để tin đưa về đã qua phân tích, đánh giá nhưng vẫn đảm bảo kịp
thời là vấn đề cần phải suy nghĩ. Nên chia việc phân tích, đánh giá
và báo cáo thông tin cho “Trung tâm” làm hai giai đoạn. Giai đoạn
1: chuyển ngay thông tin nhận được về “Trung tâm” với phân tích,
đánh giá, kiến nghị sơ bộ. Giai đoạn 2: phân tích, đánh giá toàn
diện, đầy đủ, kỹ càng thông tin với kiến nghị, đề xuất chi tiết và báo
cáo về “Trung tâm”. Ở giai đoạn 2, tinh thần làm tin cũng phải khẩn
trương như giai đoạn 1, càng nhanh càng tốt.
Thông tin ngoại giao có những yêu cầu nhất định:
Thứ nhất, thông tin ngoại giao phải có tính thời sự cao. Giá trị
của thông tin không chỉ ở tính chính xác mà còn phải đáp ứng được
yêu cầu chính trị, thời sự hiện nay của quốc gia, của xã hội. Có
những vấn đề luôn luôn là sự chú ý của xã hội, là sự quan tâm lớn
của quốc gia như: vấn đề an ninh và phát triển, tính ổn định của thể
chế, sự thay đổi của lực lượng cầm quyền, những vấn đề liên quan
đến lợi ích quốc gia, đến cộng đồng người Việt Nam, v.v.. Những
tin tức về nước sở tại do cơ quan đại diện ngoại giao cung cấp rất
cần thiết cho việc phân tích, đánh giá tình hình thế giới, hoạch định
đường lối, chính sách đối ngoại và ngoại giao, đặc biệt là ứng xử,
đối sách ngoại giao, cũng như hoạch định đường lối, chính sách nói
184
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

chung.
Tính thời sự không nên chỉ được hiểu là thời gian hiện tại. Có
những vấn đề đã xảy ra từ lâu, song vẫn còn tính thời sự nóng hổi
như vấn đề chiến tranh ở Việt Nam, vấn đề chất độc da cam do Mỹ
thả xuống Việt Nam trong thời gian chiến tranh. Trong lịch sử quan
hệ quốc tế, vấn đề Katyn là vấn đề tồn tại hơn 50 năm trong quan
hệ giữa Liên Xô và Ba Lan, giữa Nga, Ucraina và Ba Lan. Đó là
việc tù binh - những sĩ quan quân đội Ba Lan bị sát hại gần thành
phố Smolensk mùa Xuân 1940. Đến tận năm 1992, vấn đề cơ bản
mới được làm rõ. Vấn đề Tổng thống Mỹ Kennedy bị ám sát (tháng
11-1963) cũng vẫn là những vấn đề có tính thời sự, v.v..
Dưới góc độ tính thời sự, những thông tin dự báo tình hình, sự
kiện có giá trị lớn hơn cả vì nó cho phép đưa ra những quyết định
chính xác, không chỉ mang tính tình thế mà còn mang tính chiến
lược.
Mùa Hè 1973, Liên Xô đã đồng ý cấp tín dụng cho chính phủ
của Tổng thống Chilê Allende mua vũ khí, trang thiết bị quân sự,
trong đó có cả xe tăng. Được tin sẽ có đảo chính quân sự của tướng
Pinochet, Chính phủ Liên Xô đã dừng việc chuyên chở hàng, tránh
được những hậu quả xấu của việc cung cấp vũ khí cho Chính phủ
Allende.
Thứ hai, thông tin ngoại giao phải mang tính khách quan. Tính
khách quan nghĩa là tính chính xác, tính chân thực của tin tức. Đây
là cơ sở quan trọng để triển khai hoạt động ngoại giao có hiệu quả.
Thông tin không chính xác sẽ không thể đánh giá đúng sự kiện, tình
hình, từ đó sẽ dẫn đến ứng xử, đối sách sai hoặc không phù hợp,
không đúng, giảm tính hiệu quả của chính sách, thậm chí gây hậu
quả xấu. Do nhận được thông tin chính xác việc Hoa Kỳ tích cực
nghiên cứu, sản xuất vũ khí nguyên tử nên Liên Xô đã có những
185
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

giải pháp thích hợp, và năm 1949, Liên Xô cũng chế tạo thành công
vũ khí nguyên tử, sau Hoa Kỳ có bốn năm.
Thứ ba, một yêu cầu quan trọng của thông tin ngoại giao là
thông tin phải nhận được ở nhiều nguồn khác nhau, không liên quan
đến nhau. Điều đó làm cho tính chính xác, độ tin cậy của thông tin
càng cao, thông tin càng có giá trị. Cơ quan đại diện ngoại giao rất
có điều kiện để kiểm chứng thông tin, qua các nguồn khác, xác định
tính chân thật của thông tin, tránh được thông tin giả.
Thứ tư, thông tin phải đầy đủ, cũng là đòi hỏi của thông tin
ngoại giao. Tính đầy đủ thể hiện khi các cấp quản lý, các cấp lãnh
đạo đọc tin không cần phải đặt các câu hỏi đại loại như: Tin này từ
đâu? Tổ chức đó là tổ chức gì? Nhân vật ấy là ai? v.v.. Thông tin
phải đảm bảo tối đa tin tức về sự kiện. Mặc dù chân lý chỉ là tương
đối, không dễ đạt được mức độ tuyệt đối, song việc tìm hiểu, nắm
vấn đề luôn luôn phải tiếp tục.
Trong khi xử lý thông tin cần phải chú ý:
- Giới thiệu một cách ngắn gọn về nguồn, xuất xứ của thông tin;
- Phân tích hiện trạng với mức độ và khối lượng hợp lý;
- Dự báo các khả năng diễn biến của sự kiện trong tương lai;
- Lợi ích của quốc gia trong sự kiện, trong vấn đề trên.
Đầy đủ không có nghĩa là nhiều trang giấy, là dài dòng. Ngắn
gọn, súc tích mà lại đầy đủ mới là thông tin có chất lượng cao.
Thứ năm, một yêu cầu nữa đối với thông tin ngoại giao là phải
có cái mới trong thông tin. Trong nội dung của tin tức phải có cái
mới so với thông tin đã báo cáo. Phải đặc biệt chú ý những thay đổi
dù là nhỏ trong thái độ của các nhà lãnh đạo, cũng như trong dư
luận xã hội...
Nếu nói về chính trị nội bộ, nhân tố mới xuất hiện thường
xuyên phụ thuộc vào sự thay đổi của so sánh lực lượng trên chính
186
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

trường, những thay đổi trong chính sách, biện pháp nói chung,
trong đó có chính sách và biện pháp ngoại giao. Một điều cần lưu ý
ở đây là phải phản ánh trung thực, dù rằng những thông tin đó là
tiêu cực, là xấu đối với đất nước.
Thứ sáu, tin tức càng có giá trị cao khi tin tức đó mang tính tin
cậy, lấy được từ những nguồn thông tin tin cậy, trong phạm vi hẹp,
không được phản ánh trong các phương tiện thông tin đại chúng,
không được công khai.
Tất nhiên thông tin mật là kín. Tuy nhiên, thông tin mật qua quá
trình trao đổi, bàn bạc, có thể được hé mở dưới những góc độ khác
nhau. Tìm những thông tin này không có nghĩa là ta vi phạm Công
ước Viên về quan hệ ngoại giao. Công ước cho phép thu thập thông
tin bằng mọi cách hợp pháp.
Trong các cơ quan đại diện ngoại giao của nhiều nước, nhiều vị
đại sứ đã thiết lập được những mối quan hệ tin cậy với một số giới
như chính trị, xã hội, doanh nghiệp..., qua đó đã có được những
thông tin rất đáng tin cậy. Xây dựng quan hệ hẹp, sâu, tin cậy với
càng nhiều lãnh đạo, quan chức, các nhà hoạt động xã hội lớn, các
doanh nhân, nhất là các đại gia của nước sở tại càng tốt. Đó chính là
một nguồn thông tin cực kỳ quan trọng phục vụ cho công tác thông
tin, công tác nghiên cứu và xử lý những vấn đề về quan hệ một cách
nhanh chóng và hiệu quả.

III. NGUỒN THÔNG TIN

Nguồn thông tin thường rất nhiều, rất đa dạng, nhất là trong
điều kiện khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, cách mạng
công nghệ thông tin bùng nổ.
187
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

1. Đài phát thanh và vô tuyến truyền hình


Đây là nguồn rất quan trọng để có được thông tin ban đầu về
các sự kiện ở nước sở tại cũng như về thế giới. Nhiều đài truyền
hình, đài phát thanh phát sóng 24/24 giờ. Ví dụ Đài truyền hình
CNN của Mỹ phát sóng suốt ngày đêm. Mặt khác, do các múi giờ
khác nhau, nên chúng ta có thể nắm bắt được thông tin rất thuận lợi
suốt cả 24/24 giờ.
Đài phát thanh và vô tuyến truyền hình có lợi thế là đưa tin rất
nhanh, nhanh hơn báo viết nhiều. Tuy nhiên, thông tin thường
không đầy đủ do thời lượng có hạn và do phải phát nhanh nên
chuẩn bị không thể kỹ như báo viết. Mặt khác, vô tuyến truyền hình
đôi khi đưa tin khá giật gân, mang tính quảng cáo, làm méo mó sự
kiện.
Cán bộ ngoại giao phải cố gắng sắp xếp thời gian để có thể theo
dõi tin tức qua vô tuyến và đài phát thanh vào các buổi trong ngày
(sáng, trưa, tối). Từ tin ban đầu, cán bộ ngoại giao phải tiếp tục tìm
hiểu, đào sâu để nắm được đầy đủ vấn đề và bản chất vấn đề.

2. Báo viết
Báo chí thường ra hằng ngày hoặc hằng tuần, cung cấp thông
tin về các sự kiện, song đã được cân nhắc kỹ càng hơn, thông tin đã
được bổ sung đầy đủ hơn. Những bài đăng ở báo tuần thường mang
tính nghiên cứu nhất định. Trước hết, cần đọc lướt tìm những thông
tin mình quan tâm. Sau đó cần đọc kỹ bài quan trọng, nên đọc đi
đọc lại để không lọt những vấn đề, những nhân tố quan trọng. Cần
phải nghiên cứu để nắm thực chất vấn đề, hiểu đúng vấn đề, nhất là
những chỗ nói bóng gió, nói ám chỉ, nói nước đôi. Cần chú ý những
bài xã luận, bài bình luận quan trọng của bộ biên tập, của các chính
khách, các chuyên gia lớn. Những nhận định, đánh giá của họ rất bổ
188
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

ích cho việc phân tích của cán bộ ngoại giao. Khi nghiên cứu tin
trên báo chí, một điều không thể không lưu ý là xu hướng chính trị
của tờ báo, của lực lượng đứng sau tờ báo. Điều đó có lợi cho việc
đánh giá khách quan, chính xác thông tin do họ cung cấp.
Ngoài ra, báo chí thường đăng tải các lệnh, quyết định, chương
trình công tác, các luật chủ yếu, các điều ước quốc tế, v.v. của các
cơ quan công quyền. Những tài liệu này tối cần thiết cho công tác
nghiên cứu của cơ quan đại diện ngoại giao.

3. Tạp chí và những ấn phẩm của các cơ quan nghiên cứu

Nước nào cũng có những tạp chí chuyên ngành, tạp chí chính
trị, xã hội do các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo và các cơ quan
khác xuất bản. Ngoài tạp chí, họ còn xuất bản những ấn phẩm khác
như: thông tin khoa học, tuyển tập các công trình khoa học, kỷ yếu
hội nghị, hội thảo, v.v.. Đây là nguồn thông tin có chất lượng cao.
Tạp chí có thể ra hằng tháng, nửa tháng, hai tháng hay một quý một
kỳ. Tạp chí không cung cấp thông tin hằng ngày, thông tin tác
nghiệp mà là thông tin đã được phân tích kỹ, thông tin có giá trị
cao. Bài viết đăng trên tạp chí thường là của các chuyên gia về
nhiều lĩnh vực, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các nhà quản lý am
hiểu tình hình, nắm chắc vấn đề. Nhiều người trong số họ lại là tác
giả của các đề án.
Mặt khác, việc viết bài thường có thời gian dài, tác giả có điều
kiện để suy ngẫm, cân nhắc, đồng thời bao giờ cũng tham khảo các
tư liệu khác nên bài viết thường rất sâu sắc, nhiều thông tin, nhiều
tư liệu, trình bày có hệ thống, có lập luận chắc chắn, có dự đoán, dự
báo tình hình. Những kết luận, nhận xét này rất tốt cho việc phân
tích, đánh giá của cơ quan đại diện ngoại giao. Hơn nữa, sau bài
viết thường có danh mục tài liệu tham khảo mà chúng ta có thể sử
189
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

dụng. Nhiều tạp chí còn đưa ra cả những học thuyết, những luận
điểm mới, cần cho công tác nghiên cứu của cơ quan đại diện ngoại
giao. Có thể kể đến một số tạp chí có uy tín cao trên thế giới như:
Sinh hoạt quốc tế, Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (của Liên Xô
trước kia và nước Nga hiện nay), Foreign Affairs (Mỹ), v.v..
Thường xuyên đọc tạp chí và các ấn phẩm nghiên cứu khoa học
khác sẽ giúp ích rất nhiều cho cán bộ ngoại giao nâng cao trình độ,
kiến thức của mình. Đồng thời, qua việc thường xuyên theo dõi,
đọc tạp chí và các ấn phẩm khoa học khác, chúng ta sẽ nắm được
tên tuổi các học giả, các chuyên gia về các lĩnh vực, mà cơ quan đại
diện có thể tìm cách tiếp cận và xây dựng quan hệ lâu dài.

4. Thông tin của các cơ quan hành chính, cơ quan chuyên


môn

Nhiều cơ quan hành chính, cơ quan chuyên môn thường xuyên


xuất bản các ấn phẩm thông tin của mình mà cán bộ ngoại giao có
thể tham khảo. Ví dụ: bản tin, báo cáo quý, báo cáo nửa năm, báo
cáo năm. Thường các thông tin đó là miễn phí, cũng có thông tin
phải đặt mua. Cơ quan đại diện ngoại giao cần có danh sách các cơ
quan, tên các ấn phẩm để có thể xin cung cấp, hoặc đặt mua.

5. Báo điện tử, internet

Cùng với sự bùng nổ thông tin do cách mạng khoa học và công
nghệ đem lại, chúng ta có thêm một nguồn thông tin mới, rất nhanh,
rất tiện và rất rẻ. Đó là báo điện tử, các trang web. Chúng ta có thể
truy cập dễ dàng để tiếp cập các nguồn thông tin khác nhau trên thế
giới.
Ở Việt Nam hiện nay cũng có nhiều báo điện tử như Nhân dân
điện tử, Thanh niên điện tử, Lao động điện tử, Vietnamnet, website
190
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

của các cơ quan, doanh nghiệp, trong đó có website của Bộ Ngoại


giao và của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài luôn luôn
có hàng triệu người truy cập.

6. Tham dự hội nghị, hội thảo, bài giảng, họp báo

Những thông tin đã nêu trên là những thông tin thụ động.
Chúng ta thu thập thông tin, song không trực tiếp tiếp cận với tác
giả, không có cơ hội tranh luận, trao đổi ngay với tác giả. Vì vậy, có
một nguồn thông tin khác, được gọi là thông tin chủ động. Đó là
tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học, tham dự bài giảng, các
cuộc họp báo, v.v.. Tại đây, cán bộ ngoại giao được cung cấp thông
tin, được tiếp xúc với tác giả, có thể trao đổi với tác giả, đặt câu hỏi,
nêu ra yêu cầu cho tác giả làm rõ thêm vấn đề này, vấn đề kia...
Đây thực sự là ưu thế có một không hai của các nguồn thông tin
này. Ngoài ra, cái hay của nguồn thông tin này còn ở chỗ, cán bộ
ngoại giao có điều kiện làm quen với tác giả và từ đó xây dựng mối
quan hệ cho công việc, cho việc thu thập thông tin. Ở Hà Nội, nhiều
vị đại sứ rất hào hứng tham dự hội nghị, hội thảo khoa học của các
ngành, cơ quan, trong đó có hội thảo, gặp gỡ với sinh viên tại Học
viện Ngoại giao. Đại sứ Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, v.v.
thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo khoa học và tọa đàm với
sinh viên do Học viện Ngoại giao tổ chức.

7. Tiếp xúc - một nguồn thông tin đặc biệt

Đây là một nguồn thông tin mà các kênh thông tin khác không
thể có được, một hình thức quan trọng nhất, hiệu quả nhất trong thu
thập thông tin của cơ quan đại diện ngoại giao, đòi hỏi phải có sự
chuẩn bị thật kỹ càng. Nó thực sự là ưu thế có một không hai của
cán bộ ngoại giao. Qua tiếp xúc, cán bộ ngoại giao sẽ chọn được
191
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

những tin tức tin cậy, thông tin hẹp, không được công bố trên các
phương tiện thông tin đại chúng, không được công khai. Ngoài ra,
qua tiếp xúc, cán bộ ngoại giao có thể làm quen được với quan chức
nước sở tại, từ đó xây dựng mối quan hệ thân tình, lâu dài có lợi
cho công việc.
Trong việc xây dựng và củng cố quan hệ với quan chức nước sở
tại, với cán bộ ngoại giao của các cơ quan đại diện ngoại giao khác,
vai trò rất quan trọng thuộc về cá tính nhà ngoại giao, kiến thức
cũng như trình độ ngoại ngữ của nhà ngoại giao. Có người rất có
kiến thức, song ngoại ngữ lại quá yếu cũng không thể tự tiếp xúc,
trao đổi được. Có người có kiến thức, thông thạo ngoại ngữ, song
rất ngại tiếp xúc do tính cách rụt rè, điều đó ảnh hưởng không tốt
đến kết quả thu thập thông tin. Vì vậy, biết tiếp xúc và xây dựng
quan hệ với người nước ngoài là yêu cầu nghề nghiệp bất di bất
dịch của nhà ngoại giao1.
Chúng ta có thể chọn địa điểm, hình thức gặp và quan trọng
nhất là có thời gian chuẩn bị kỹ cho các cuộc tiếp xúc. Có thể dự
kiến nội dung trao đổi, dự kiến các câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề
theo yêu cầu của mình. Có thể có nhân vật thứ ba tham gia vào cuộc
tiếp xúc. Trong tiếp xúc thu thập thông tin nhiều khi đòi hỏi có đi
có lại, nếu anh chỉ nhận thông tin, không có thông tin đáp ứng yêu
cầu của người tiếp xúc thì khó giữ được quan hệ lâu dài.
Trong tiếp xúc cần lưu ý vấn đề thông tin như các tin tức sai
lệch, tin đồn nhảm. Thông tin giả thường mang tính giật gân, thiếu
cơ sở khách quan. Cũng có thông tin xuyên tạc, cố ý, nhất là khi hai
nước có quan hệ không tốt, hoặc trong thời kỳ chiến tranh. Trong

1
. Xem Đại học Quan hệ quốc tế Mátxcơva: Công tác ngoại giao, Sđd, tr.
341.
192
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

giai đoạn đấu tranh quyền lực, thông tin đôi khi cũng bị bóp méo;
có thông tin bôi nhọ người này, người kia, hoặc quá khen, quá tâng
bốc người này, người kia.
Cần phải so sánh, đối chiếu, kiểm tra lại thông tin có được từ
các nguồn khác để xác định đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin
xuyên tạc, hay thông tin sai.
Trong tiếp xúc cũng cần lưu ý đặc điểm một số dân tộc. Người
Âu - Mỹ thường rất kiềm chế và khá cân bằng, nên thông tin họ
cung cấp có tính khách quan cao. Tính cách người Mỹ Latinh -
châu Phi đôi khi hơi bốc đồng, sẵn sàng hư cấu, tưởng tượng, thêm
thắt vào thông tin. Người Nhật, người Trung Quốc lại rất cẩn trọng
trong từng lời nói, thông tin của họ đôi khi phải được soi qua lăng
kính chủ quan.

IV. XỬ LÝ THÔNG TIN:


CÁC HÌNH THỨC BÁO CÁO THÔNG TIN

Thông tin đã thu thập được cần phải phân loại, phân tích và báo
cáo về trong nước. Đây là khâu cực kỳ quan trọng. Tham gia xử lý
thông tin gồm hầu như tất cả cán bộ ngoại giao, kể cả những cán bộ
ngoại giao trẻ. Hình thức thông tin chuyển về trung tâm của các cơ
quan đại diện ngoại giao của các nước về cơ bản khá giống nhau,
đại loại gồm: báo cáo định kỳ, báo cáo chuyên đề, điểm báo, bản
tin, v.v.. Tuy vậy, nhiều cơ quan đại diện cũng có nét riêng về thời
gian báo cáo, hay hình thức thông tin. Có cơ quan phải báo cáo
hằng tháng, hằng quý, nửa năm và một năm và điểm báo ngày.
Song cũng có cơ quan đại diện ngoại giao như Cơ quan đại diện
ngoại giao Liên bang Nga, chỉ làm báo cáo năm mà không làm báo
cáo tháng, v.v..
193
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

1. Điểm báo

Điểm báo hay tổng quan các sự kiện, biên niên sự kiện, là công
việc của cán bộ ngoại giao trẻ mới vào ngành. Họ phải nghiên cứu
báo chí, chọn những thông tin cần thiết, thông tin quan trọng, điểm
lại nội dung chính của các thông tin đó một cách khách quan. Trong
điểm báo cần lưu ý là không bao giờ được đưa ra ý kiến riêng của
mình. Điểm báo nên ngắn gọn, liều lượng hợp lý và phải nêu đầy
đủ nguồn.
Điểm báo rất hữu ích cho bộ ngoại giao, đặc biệt rất cần đối với
những nước không có cơ quan đại diện thường trú và những cán bộ
ngoại giao không đọc được báo địa phương.
Đối với tin tức trên vô tuyến và đài phát thanh có thể làm điểm
báo riêng, hoặc làm chung với báo viết đều được.

2. Bản tin

Đây là tài liệu ngắn gọn, khoảng hai, ba trang giấy khổ A4 về
một sự kiện riêng biệt nào đó. Ví dụ về đại hội một đảng chính trị
nào đó, về việc ban hành một đạo luật quan trọng hay về hoạt động
đối ngoại của nước sở tại, v.v..
Trong bản tin không cần phân tích sâu và không cần dự báo dài
hạn. Bản tin được sử dụng trong công tác tác nghiệp tại các vụ của
bộ ngoại giao, đồng thời góp phần xây dựng hồ sơ về nước sở tại ở
trung tâm cũng như ở cơ quan đại diện. Trong một bản tin có thể đề
cập vài sự kiện.

3. Thông tin chuyên đề

Thông tin chuyên đề đề cập một vấn đề rộng hơn. Ví dụ: Ngoại
thương của nước sở tại với nước thứ ba trong sáu tháng hoặc trong
194
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

một năm; hoạt động của nước sở tại trong các tổ chức quốc tế...
Như vậy, nội dung là một vấn đề tương đối rộng, trong một thời
gian tương đối dài. Mục đích của thông tin chuyên đề là tập hợp hồ
sơ, tư liệu về nước sở tại, hình thành ngân hàng tư liệu về nước sở
tại, phục vụ cho công tác nghiên cứu cơ bản ở cơ quan đại diện
ngoại giao, cũng như việc theo dõi nước sở tại ở các vụ thuộc bộ
ngoại giao.
Theo thông lệ, thông tin chuyên đề thường đề cập những vấn đề
không liên quan trực tiếp đến lợi ích với nước sở tại. Thông tin
chuyên đề có độ dài 5-10 trang khổ giấy A4 và phải có tiêu đề.

4. Báo cáo chuyên đề

Báo cáo chuyên đề cũng là hình thức thông tin rất quan trọng
của cơ quan đại diện chuyển về bộ ngoại giao. Đây là một sản phẩm
nghiên cứu của cơ quan đại diện, cần có sự phân tích sâu, sự đánh
giá kỹ càng. Báo cáo chuyên đề thường liên quan đến vấn đề chính
trị nội bộ, hay chính trị đối ngoại của nước sở tại. Ví dụ: bầu cử
quốc hội, bầu cử tổng thống, thay đổi chính phủ, hay sự xuất hiện
của một lực lượng chính trị mới, một đảng chính trị mới, sự tan rã
của đảng chính trị, v.v..
Báo cáo không chỉ phân tích vấn đề mà còn dự báo những khả
năng phát triển của tình hình, tác động của tình hình đối với nước
sở tại, với khu vực và thế giới; tác động đến quan hệ với nước sở tại
và kiến nghị chính sách, biện pháp. Chính vì có yếu tố tác động đến
quan hệ giữa hai nước nên Cơ quan đại diện ngoại giao Liên bang
Nga phân ra một loại báo cáo chuyên đề được gọi là Báo cáo
chuyên đề mang tính chính trị, nghĩa là những vấn đề có liên quan
đến quan hệ, đến lợi ích của nước Nga và báo cáo cần phải chuyển
lên cấp cao.
195
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

Trong báo cáo chuyên đề mang đặc điểm chính trị, cần phân
tích bản chất của sự kiện đã và đang xảy ra, nêu rõ nguyên nhân, dự
báo sự phát triển của tình hình, làm sáng tỏ sự tác động đến quan
hệ, đồng thời phải có kiến nghị, đề xuất các biện pháp đối phó, ứng
xử để bảo vệ quyền lợi nước Nga. Theo quy định của Bộ Ngoại
giao Nga, báo cáo chuyên đề, hay báo cáo chính trị có độ dài 5-10
trang1.
Nhiều cơ quan đại diện ngoại giao không phân biệt báo cáo
chuyên đề và thông tin chuyên đề. Đây chính là các thông tin theo
từng vấn đề về các mặt của nước sở tại.

5. Báo cáo năm

Đây là tài liệu, công trình nghiên cứu quan trọng nhất, chủ yếu
nhất của cơ quan đại diện ngoại giao. Ở cơ quan đại diện ngoại giao
của Liên bang Nga, báo cáo năm có độ dài khoảng 20-40 trang
đánh máy khổ A4, tuỳ thuộc vào vị trí nước sở tại và mức độ quan
hệ. Cụ thể, Bộ Ngoại giao Nga quy định như sau: Các đại sứ quán ở
các nước quan trọng, các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc
lập và các nước láng giềng có độ dài khoảng 40 trang, các nước
khác 30 trang; còn báo cáo của tổng lãnh sự quán, lãnh sự quán và
của các phái đoàn tại các tổ chức quốc tế 20 trang 3. Báo cáo năm
được thực hiện với sự tham gia của hầu như tất cả các phòng, ban,
bộ phận của đại sứ quán, cơ bản có cấu trúc như sau:
- Tình hình chính trị - nội bộ;
- Tình hình kinh tế - xã hội;
- Tình hình khoa học - công nghệ;

1
, 2. Xem V.I. Popov: Ngoại giao hiện đại: Lý luận và thực tiễn, Sđd,
tr.426, 424.
196
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

- Tình hình lực lượng vũ trang, chính sách quốc phòng;


- Hoạt động đối ngoại;
- Quan hệ với nước sở tại;
- Công tác của cơ quan đại diện ngoại giao.
Báo cáo phải phân tích, đánh giá tình hình, nêu được nguyên
nhân, làm rõ những xu hướng phát triển. Trong báo cáo đương
nhiên phải có đề xuất, kiến nghị, nhất là những biện pháp tăng
cường quan hệ mọi mặt đối với nước sở tại, giải quyết những khúc
mắc, v.v..
Có nhiều cơ quan đại diện ngoại giao, ngoài báo cáo năm còn
làm báo cáo nửa năm, báo cáo quý và báo cáo tháng về tình hình
nước sở tại và quan hệ với nước sở tại. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến
cho rằng chỉ nên làm báo cáo năm và báo cáo sáu tháng, không nên
làm báo cáo tháng và quý vì thời gian quá ngắn, các sự kiện còn
đang tiếp diễn, cần phải theo dõi tiếp, khó đánh giá. Tình hình
tháng và quý nên thay thế bằng chuyên đề, còn việc điểm lại sự
kiện đã có điểm báo. Cấu trúc báo cáo sáu tháng cơ bản như báo
cáo năm nhưng ngắn gọn hơn báo cáo năm.
Bộ ngoại giao của nhiều nước, trong đó có Liên bang Nga, có
cơ chế đánh giá của bộ ngoại giao đối với báo cáo năm và được
thông báo đến cơ quan đại diện ngoại giao. Đây là cách làm hay,
qua đó cơ quan đại diện ngoại giao thấy được cái gì làm tốt, cái gì
làm chưa tốt để rút kinh nghiệm; đồng thời, các kiến nghị của cơ
quan đại diện ngoại giao không bị lãng quên.
Cuối báo cáo phải có phụ lục như: đại sử ký, bảng biểu, số liệu,
v.v..

6. Biên bản tiếp xúc, đàm thoại, hội đàm


197
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

Biên bản tiếp xúc, gặp gỡ trao đổi ý kiến là biên bản ghi lại các
cuộc tiếp xúc, trao đổi, đàm thoại, hội đàm của cán bộ ngoại giao,
nhất là người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao với các đối tác,
với khách. Biên bản tiếp xúc có thể do người đứng đầu cơ quan đại
diện ngoại giao trực tiếp ghi lại, nếu cuộc tiếp xúc không có cán bộ
ngoại giao tháp tùng hoặc cán bộ cùng dự ghi. Thông thường, người
đứng đầu cơ quan đại diện phân công người ghi biên bản trong cuộc
tiếp xúc, trao đổi ý kiến, hội đàm.
Trong biên bản phải ghi được ngày, giờ, địa điểm tiếp xúc, hội
đàm, người tiếp xúc, thành phần tham dự. Tuy nhiên, điều quan
trọng nhất là phải ghi một cách chính xác, đầy đủ nội dung cuộc
trao đổi, hội đàm, hoặc ghi được những điều quan trọng nhất, cơ
bản nhất trong cuộc trao đổi, làm rõ được quan điểm, lập luận của
người đối thoại và cả lôgích của lập luận. Ngoài ra, cũng cần lưu ý
thái độ của người đối thoại.
Trong biên bản cần phải chỉ rõ đã đạt được những thoả thuận gì,
trên quan điểm nào, hai bên nhận trách nhiệm gì, ngày, tháng, địa
điểm, v.v.. Biên bản sau khi ghi xong phải xử lý ngay. Nghĩa là
phải bổ sung, sửa chữa, hoàn chỉnh ngay biên bản vì để lâu dễ quên
những chi tiết cần phải sửa chữa, bổ sung...
Văn phong của biên bản phải mang tính công việc và bình thản,
không được quá lạm dụng các tính từ, trạng từ.
Trong thực tế, việc ghi biên bản thường gặp những sai sót như
sau: ghi những điều không quan trọng như lời chào hỏi và những
lời xã giao; quá chú ý đến cách trình bày của mình.

7. Tiểu sử, đặc điểm các nhà chính trị - xã hội

Việc xây dựng các tài liệu này là rất cần thiết. Muốn hiểu đầy
đủ, hiểu sâu tình hình chính trị nội bộ của nước sở tại cần phải nắm
198
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

được các nhân vật, các nhà hoạt động chính trị - xã hội của nước sở
tại, người đương chức, đang nắm quyền cũng như nhân vật đối lập
hiện tại không cầm quyền. Ở hầu hết các nước theo chế độ đa
nguyên, các đảng thường thay nhau nắm chính quyền và đảng đối
lập có lúc trở lại cầm quyền. Việc nắm được tiểu sử, đặc điểm của
các nhân vật trên rất bổ ích cho công tác tiếp xúc, trao đổi, xây
dựng quan hệ. Mặt khác, việc ghi lại tiểu sử các nhà lãnh đạo nước
sở tại đặc biệt rất cần thiết cho các cuộc tiếp xúc, hội đàm, trao đổi,
thăm viếng lẫn nhau giữa các vị lãnh đạo nhà nước và chính phủ.
Về nội dung loại tài liệu này, ngoài phần tiểu sử của nhân vật,
cần phải làm rõ quan điểm, thế giới quan, định hướng chính trị của
họ, cũng như vị trí, vai trò, ảnh hưởng của các nhân vật đó trong xã
hội. Đồng thời, cũng phải trình bày mặt mạnh, mặt yếu của họ, đề
cập họ theo tôn giáo nào, quan điểm về tôn giáo, tình trạng gia đình,
sở thích và cả những thói quen tốt cũng như xấu, tính tình và tình
trạng sức khoẻ của họ.
Thông tin cần chính xác, nếu không chính xác, mặc dù là chi
tiết nhỏ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ: một vị lãnh đạo ăn
kiêng hoặc theo đạo Hồi lại phục vụ món ăn mà họ kiêng, hay dùng
thịt lợn trong chiêu đãi sẽ gây hiểu lầm đáng tiếc.

8. Điện mật - điện rõ

Điện là hình thức chuyển thông tin, báo cáo về trong nước.
Những nội dung mật, các cơ quan chuyển bằng điện mật, còn nội
dung không mật chuyển bằng fax hay thư điện tử - email (điện rõ).
Nội dung được gọi là mật do bộ ngoại giao và cơ quan đại diện
ngoại giao quy định. Điện mật phải viết thật ngắn gọn, súc tích, rõ
ràng, đầy đủ và những chữ, khái niệm viết tắt lần đầu phải có ghi
199
CHƯƠNG VI: CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU Ở CƠ QUAN ĐẠI DIỆN…

chú. Điện mật chỉ có thủ trưởng cơ quan mới được ký. Ngoài việc
chuyển thông tin qua điện, các cơ quan đại diện cần chuyển tài liệu
thông tin bằng túi thư ngoại giao.
*
* *
Tóm lại, thu thập thông tin và xử lý thông tin về tình hình mọi
mặt của nước sở tại là một trong những công tác trọng tâm của cơ
quan đại diện ngoại giao. Đó chính là công tác nghiên cứu động
thái. Mặc dù có nét riêng, song cách làm, hình thức xử lý thông tin,
v.v. ở các cơ quan đại diện ngoại giao của các nước về cơ bản đều
có những điểm chung. Đây là cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động
ngoại giao.
200

Chương VII
CÔNG TÁC LÃNH SỰ

I. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH


CƠ QUAN LÃNH SỰ

1. Khái niệm quan hệ lãnh sự

Trong quan hệ giữa các quốc gia, ngoài quan hệ ngoại giao còn
có quan hệ lãnh sự. Quan hệ lãnh sự là một bộ phận chức năng đối
ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của nước cử lãnh sự
trong phạm vi khu vực lãnh sự, góp phần thúc đẩy và phát triển
quan hệ kinh tế, thương mại, văn hoá, khoa học và quan hệ hữu
nghị giữa nước cử và nước tiếp nhận lãnh sự; đồng thời quản lý về
mặt đối ngoại đối với những người nước ngoài tại nước mình theo
quy định của luật pháp nước mình và luật quốc tế về lãnh sự1.

2. Vài nét về lịch sử

Cơ quan lãnh sự ra đời sớm hơn rất nhiều so với cơ quan đại
diện ngoại giao. Nếu cơ quan đại diện ngoại giao xuất hiện vào thế
kỷ XV, thì cơ quan lãnh sự đã có từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Ở Hy Lạp cổ đại, trong quan hệ giữa các thành bang đã tồn tại
1
. Xem Học viện Quan hệ quốc tế: Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về
nghiệp vụ lãnh sự, Hà Nội, 2002, tr.7.
201
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

chế định Prôcơxen. Prôcơxen theo thông lệ là công dân có danh


tiếng của thành bang, giúp công dân hoặc quan chức thành bang
khác với tư cách là người trung gian với chính quyền sở tại. Các
Prôcơxen tự nguyện giúp đón quan chức, đề nghị cho họ tham dự
Hội nghị nhân dân. Trong thành bang, họ được kính trọng, có một
số quyền ưu đãi so với người nước ngoài khác. Các Prôcơxen được
đảm bảo những quan hệ ngoại giao cần thiết giữa các thành bang
của Hy Lạp, đóng góp vào thành công của nhiều cuộc đàm phán.
Cơ quan lãnh sự cũng tồn tại ở La Mã cổ đại. Do người nước
ngoài bị tước hết quyền, nên họ phải tìm người đỡ đầu giúp họ bảo
vệ quyền và tự do cá nhân. Họ chỉ có thể chọn người đỡ đầu trong
số người được Viện Nguyên lão chỉ định. Từ đó, xuất hiện cơ quan
đỡ đầu ở La Mã, có chức trách như cơ quan Prôcơxen của Hy Lạp.
Cơ quan lãnh sự phát triển nhanh vào thời trung cổ (thế kỷ XII-
XIII) khi mà quan hệ quốc tế, trước hết là hàng hải và thương mại
phát triển. Các cuộc thập tự chinh thế kỷ XI-XII đóng góp quan
trọng vào sự phát triển hệ thống cơ quan lãnh sự. Các cuộc thập tự
chinh đó thực sự là hình thức thuộc địa hoá ở phương Đông, xâm
chiếm đất đai mới, cướp bóc các quốc gia, giành con đường thương
mại. Chiếm bờ phía đông của Địa Trung Hải, quân thập tự chinh đã
thành lập các quốc gia của mình mà lớn nhất là nhà nước Jerusalem.
Thương mại chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt là thương mại với
Genoa, Venice (Italia).
Các thương gia người Italia được dành cho những ưu đãi như:
thành lập khu phố đặc biệt ở các thành phố cảng, được quyền chỉ
tuân theo luật lệ quốc gia mình, hoàn toàn miễn trừ phán quyết của
luật pháp nước ngoài. Người đứng ra quản lý các khu phố được gọi
là consul. Từ “consul” dịch từ tiếng Latinh nghĩa là “người hội
đồng”, lúc đầu được các thương gia bầu lên với mục đích đại diện
202
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

quyền lợi cho họ đối với chính quyền địa phương; giải quyết tranh
chấp giữa họ với nhau. Sau đó consul do chính quyền các thành phố
Italia bổ nhiệm và trở thành những quan chức nhà nước. Trách
nhiệm của họ là theo dõi việc thực hiện các hợp đồng của chính
quyền sở tại, bảo vệ quyền lợi công dân mình, giám sát tàu thuyền
của mình tại các cảng nước sở tại. Do phải tham gia đàm phán với
chính quyền sở tại nên thực sự họ cũng thực hiện chức năng ngoại
giao. Quyền của các thương gia Italia được khẳng định trong các
hiệp định ký kết với chính quyền sở tại.
Hệ thống cơ quan lãnh sự tiếp tục phát triển ngày một rộng ở cả
phương Tây và phương Đông. Do chưa có cơ quan đại diện ngoại
giao nên lãnh sự được quyền ưu đãi, miễn trừ như quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao sau này. Thậm chí họ còn được cả quyền xét xử
dân sự, hình sự đối với công dân nước họ ở nước ngoài. Từ thế kỷ
XVI, khi xuất hiện cơ quan đại diện ngoại giao thường trú, cơ quan
lãnh sự dần dần mất đi tính chất đại diện và vai trò lúc ban đầu. Ở
châu Âu, các cơ quan lãnh sự mất quyền tài phán, hình thành điều
lệ lãnh sự, quy chế về quyền và trách nhiệm lãnh sự. Vào nửa sau
thế kỷ XVIII, công nghiệp, giao thông phát triển mạnh mẽ, tạo điều
kiện tăng cường thương mại, giao lưu. Và như vậy, cơ quan lãnh sự
càng được mở rộng, nhất là lãnh sự danh dự. Cơ quan lãnh sự đã có
những đặc điểm như ngày nay.
Hệ thống cơ quan lãnh sự ở nước ta có lịch sử hình thành chưa
lâu. Ngày 28-8-1945, Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà được thành lập. Tháng 8-1946, cơ quan đại diện ngoại giao Việt
Nam đầu tiên được thiết lập ở Băng Cốc, Thái Lan, tồn tại đến
tháng 6-1951. Năm 1953-1954, Việt Nam lập ba biện sự xứ tại
Trung Quốc là Côn Minh (Vân Nam), Nam Ninh (Quảng Tây) và
Quảng Châu (Quảng Đông), sau đó trở thành ba tổng lãnh sự quán.
203
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Sau này chúng ta mở thêm nhiều tổng lãnh sự quán mới như tại
Savannakhet, Pakse - Lào (1986); Batdambang, Kampong Saom -
Campuchia(1989); Sydney - Ôxtrâylia (1992); Bombay - Ấn Độ
(1993); Hồng Kông - Trung Quốc (1994); Kaen - Thái Lan (1996);
San Francisco - Mỹ (1997); Osaka - Nhật Bản (1997); Dubayy -
Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (1997); mở lại tổng lãnh sự
quán tại Quảng Châu (1993), Côn Minh và Nam Ninh (2004), mở
Tổng lãnh sự tại Perth-Ôxtrâylia (2013), Tổng lãnh sự tại
Vancouver - Canada (2013), v.v..
Gần đây, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản mới về công tác
lãnh sự đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Có thể kể đến: Nghị định số
82/2015/NĐ-CP ngày 24-9-2015 quy định về việc miễn thị thực cho
người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ,
chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của
công dân Việt Nam; Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17-8-
2007 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt
Nam; Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16-10-2015 của Chính
phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
136/2007/NĐ-CP; Quyết định số 58/2012/QĐ-TTg ngày 24-12-
2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng và quản lý hộ chiếu
ngoại giao, hộ chiếu công vụ; Thông tư số 03/2016/TT-BNG ngày
30-6-2016 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi,
bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và cấp công hàm đề
nghị cấp thị thực (sau đây gọi tắt là Thông tư 03, có hiệu lực từ
ngày 15-8-2016); Thông tư số 29/2016/TT-BCA ngày 06-7-2016
của Bộ Công an hướng dẫn việc cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ
chiếu phổ thông ở trong nước (có hiệu lực từ ngày 20-8-2016); Quy
chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại ban hành kèm theo
- Quyết định số 272/QĐ-TW ngày 21-01-2015 của Bộ Chính trị;
204
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Thông tư số 219/2016/TT-BTC ngày 10-01-2016 của Bộ Tài chính


quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí
trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

II. TỔNG QUÁT CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ LÃNH SỰ

Chức năng và nhiệm vụ lãnh sự được quy định tại Công ước
Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự, các hiệp định lãnh sự và các
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và Luật cơ quan đại diện
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (hiện
hành) (sửa đổi, bổ sung năm 2017,... Cụ thể như sau:
- Góp phần bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vùng trời, vùng
biển của quốc gia. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý
vấn đề quản lý biên giới, vùng trời, vùng biển, phù hợp với điều
ước quốc tế; đề xuất chủ trương xử lý sai phạm biên giới, vùng trời,
vùng biển,...
- Quản lý người nước ngoài ở nước mình. Phối hợp với các cơ
quan có thẩm quyền xử lý những việc liên quan đến người nước
ngoài như xuất, nhập cảnh, cư trú, hành nghề, tài sản, hôn nhân, tố
tụng... Chỉ đạo nghiệp vụ ngoại vụ địa phương liên quan đến người
nước ngoài.
- Quản lý cơ quan lãnh sự nước ngoài ở nước mình và cơ quan
lãnh sự của mình ở nước ngoài.
- Bảo vệ lãnh sự đối với lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân Việt Nam và thực hiện các nhiệm vụ lãnh
sự trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận
và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp nhận là thành viên,
phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
- Thực hiện việc thăm lãnh sự và liên hệ, tiếp xúc với công dân
205
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Việt Nam trong trường hợp họ bị bắt, tạm giữ, tạm giam, xét xử
hoặc đang chấp hành hình phạt tù tại nước tiếp nhận.
- Trong trường hợp công dân, pháp nhân Việt Nam không thể
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cơ quan đại diện có thể
tạm thời đại diện hoặc thu xếp người đại diện cho họ tại tòa án hoặc
cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận cho đến khi có người
khác làm đại diện cho họ hoặc họ tự bảo vệ được quyền và lợi ích
của mình.
- Cấp gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp đổi, hủy bỏ các loại hộ
chiếu, giấy thông hành và giấy tờ khác có giá trị xuất cảnh, nhập
cảnh Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
- Cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, hủy bỏ thị thực và giấy
miễn thị thực của Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến hộ tịch, con nuôi phù hợp
với quy định của pháp luật Việt Nam, không trái với pháp luật nước
tiếp nhận và điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp nhận là
thành viên.
- Thực hiện nhiệm vụ công chứng, chứng thực phù hợp với quy
định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam và
nước tiếp nhận là thành viên; tiếp nhận, bảo quản giấy tờ, tài liệu và
đồ vật có giá trị của công dân, pháp nhân Việt Nam khi có yêu cầu
và không trái với pháp luật nước tiếp nhận.
- Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu của nước ngoài được
các cơ quan hoặc người có thẩm quyền nước tiếp nhận công chứng,
chứng thực để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại
Việt Nam; chứng nhận lãnh sự giấy tờ, tài liệu được cơ quan hoặc
người có thẩm quyền của Việt Nam công chứng, chứng thực để
giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại nước tiếp nhận.
- Phối hợp với cơ quan hoặc người có thẩm quyền của nước tiếp
206
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

nhận hoàn thành thủ tục giúp công dân, pháp nhân Việt Nam giải
quyết những vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản hoặc nhận lại tài
sản thừa kế được mở có lợi cho Nhà nước Việt Nam.
- Tiếp nhận đơn và chứng cứ liên quan của công dân, pháp nhân
Việt Nam để chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam xem
xét, giải quyết.
- Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quốc tịch phù hợp với quy
định của pháp luật.
- Thực hiện việc đăng ký công dân đối với người có quốc tịch
Việt Nam cư trú ở nước tiếp nhận phù hợp với pháp luật Việt Nam,
pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Thực hiện ủy thác tư pháp giữa Việt Nam và nước tiếp nhận;
chuyển giao, tống đạt hồ sơ, giấy tờ, tài liệu của tòa án hoặc cơ
quan tố tụng khác có thẩm quyền của Việt Nam cho công dân, pháp
nhân Việt Nam ở nước tiếp nhận phù hợp với quy định pháp luật
Việt Nam, pháp luật nước tiếp nhận hoặc điều ước quốc tế mà Việt
Nam và nước tiếp nhận là thành viên nếu việc này không ảnh
hưởng đến quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao của cơ quan đại diện,
thành viên cơ quan đại diện theo quy định của pháp luật và thông lệ
quốc tế.
- Giúp đỡ tàu biển Việt Nam, tàu bay mang quốc tịch Việt Nam
và phương tiện giao thông vận tải khác đăng ký tại Việt Nam để
đảm bảo tàu biển, tàu bay và phương tiện giao thông vận tải đó
được hưởng đầy đủ quyền lợi và lợi ích tại nước tiếp nhận theo quy
định của pháp luật nước tiếp nhận, phù hợp với điều ước quốc tế mà
Việt Nam và nước tiếp nhận là thành viên, phù hợp với luật pháp và
thông lệ quốc tế.
- Thực hiện nhiệm vụ phòng dịch, kiểm dịch động vật, thực vật
phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước
207
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

tiếp nhận; phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp
nhận là thành viên; phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.
- Thực hiện nhiệm vụ lãnh sự khác theo quy định của pháp luật
Việt Nam và không trái với pháp luật của nước tiếp nhận hoặc theo
điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước tiếp nhận là thành viên.
- Góp phần phát triển và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác
với nước tiếp nhận; tìm hiểu pháp luật, tình hình kinh tế, thương
mại, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, du lịch và các lĩnh vực khác; làm
đầu mối giúp đỡ các cơ quan, tổ chức hữu quan của Việt Nam phát
triển quan hệ trên các lĩnh vực có khả năng hợp tác với nước tiếp
nhận.
- Nghiên cứu khả năng phát triển quan hệ lãnh sự giữa Việt
Nam với nước tiếp nhận, tìm hiểu quan hệ lãnh sự giữa nước tiếp
nhận với các nước khác.

III. HỆ THỐNG CƠ QUAN LÃNH SỰ

Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh sự, người ta tổ chức


các cơ quan lãnh sự ở cả trong nước và ngoài nước, chịu sự quản lý
trực tiếp của bộ trưởng ngoại giao.

1. Cơ quan lãnh sự trong nước

Cơ quan lãnh sự trong nước là cơ quan tham mưu giúp bộ


trưởng ngoại giao, người đứng đầu chính phủ, nguyên thủ quốc gia
giám sát và chỉ đạo hoạt động lãnh sự trong và ngoài nước. Thông
thường là vụ hay cục lãnh sự thuộc bộ ngoại giao. Tuy nhiên có nơi
tổ chức thành tổng vụ như Cộng hoà liên bang Đức, song có nơi chỉ
là phòng.
Ở Việt Nam lúc đầu là Phòng Lãnh sự (1945-1962), giai đoạn
208
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

1962-1993 là Vụ Lãnh sự. Theo Nghị định số 82/CP ngày 10-11-


1993, Vụ Lãnh sự đổi thành Cục Lãnh sự. Cơ cấu tổ chức của Cục
Lãnh sự gồm: Văn phòng, Phòng Xuất - Nhập cảnh, Phòng Lãnh sự
ngoài nước, Phòng Quan hệ lãnh sự, Phòng Hợp pháp hóa và Phòng
Pháp lý lãnh sự.

2. Hệ thống cơ quan lãnh sự ngoài nước và Viên chức lãnh


sự

2.1. Cơ sở pháp lý hoạt động lãnh sự ngoài nước

Hoạt động lãnh sự có cơ sở pháp lý là các điều ước quốc tế, các
điều ước song phương, tập quán quốc tế và pháp luật của nước cử
lãnh sự.
Về điều ước quốc tế, có khá nhiều điều ước quốc tế liên quan
đến lãnh sự như Công ước về các quyền ưu đãi và miễn trừ của
Liên hợp quốc (1946); Công ước về các quyền ưu đãi, miễn trừ các
tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc (1947); Công ước Viên về
cơ quan đại diện quốc gia tại các tổ chức quốc tế (1975); Công ước
về quy chế pháp lý, các ưu đãi và miễn trừ của các tổ chức liên
chính phủ (1980); Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961) và
Công ước Viên về quan hệ lãnh sự (1963)...; trong đó Công ước
Viên về quan hệ ngoại giao và Công ước Viên về lãnh sự là quan
trọng nhất.
Việt Nam tham gia Công ước Viên về quan hệ ngoại giao ngày
25-9-1980, gia nhập Công ước Viên về quan hệ lãnh sự ngày 8-10-
1992. Khi tham gia công ước về lãnh sự, Việt Nam đã bảo lưu
khoản 1 Điều 35 và khoản 1 Điều 58 của công ước như sau: “Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ không cho các cơ quan
lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng đầu được sử dụng giao
209
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

thông ngoại giao, giao thông lãnh sự, vali lãnh sự và điện mật mã,
cũng như sẽ không cho các chính phủ, các cơ quan đại diện ngoại
giao, các cơ quan lãnh sự khác được sử dụng giao thông ngoại giao,
giao thông lãnh sự, vali ngoại giao, vali lãnh sự và điện mật mã để
liên lạc với các cơ quan lãnh sự do viên chức lãnh sự danh dự đứng
đầu, trừ khi được Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam cho phép từng trường hợp một”.
Công ước Viên về quan hệ lãnh sự (1963) đề cập việc tổ chức,
thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền ưu đãi, miễn trừ cơ quan
lãnh sự, lãnh sự danh sự, việc đến, đi, rời lãnh thổ nước tiếp nhận.
Ngoài các công ước quốc tế, các điều ước song phương là cơ sở
pháp lý quan trọng cho hoạt động của cơ quan lãnh sự Việt Nam ở
nước ngoài. Cho đến tháng 11-2013, Việt Nam đã ký 18 hiệp định
lãnh sự song phương có hiệu lực, 3 hiệp định đã ký song chưa có
hiệu lực, 27 hiệp định hỗ trợ tư pháp, 74 hiệp định miễn thị thực với
các nước, 17 hiệp định nhận trở lại công dân không được nước
ngoài cho cư trú hoặc bị trục xuất và hiệp định kiều dân với Lào.
Ngoài ra, tập quán quốc tế cũng là một trong những cơ sở pháp
lý của công tác lãnh sự. Tập quán quốc tế điều chỉnh những vấn đề
chưa quy định trong Công ước Viên về quan hệ lãnh sự (1963) hoặc
khi nước liên quan chưa tham gia công ước này và giữa nước liên
quan và Việt Nam chưa ký kết hiệp định lãnh sự. Việt Nam đã từng
bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công tác lãnh sự như nói ở trên.

2.2. Cơ quan lãnh sự và viên chức lãnh sự


Lãnh sự là cơ quan đại diện nhà nước về mặt lãnh sự tại một
khu vực lãnh sự.
Công ước Viên 1963 phân cơ quan lãnh sự làm bốn loại:
210
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

- Tổng lãnh sự quán, được đặt ở các trung tâm thương mại,
công nghiệp, hải cảng, nơi đông kiều dân. Ví dụ: Việt Nam đặt tổng
lãnh sự quán tại San Francisco (Hoa Kỳ), Sydney (Ôxtrâylia),
Quảng Châu (Trung Quốc)...
- Lãnh sự quán.
- Phó lãnh sự quán, đặt trong khu vực lãnh sự của tổng lãnh sự
quán, hay lãnh sự quán. Người đứng đầu cơ quan là viên chức trong
biên chế, chịu sự chỉ đạo của lãnh sự.
- Đại lý lãnh sự là văn phòng được thành lập ở các cảng, với
quyền hạn về các vấn đề thương mại, hàng hải. Viên chức của đại
lý lãnh sự do lãnh sự bổ nhiệm.
Việt Nam không quy định lập Đại lý lãnh sự như Công ước
Viên.
Ứng với các cơ quan lãnh sự ở trên, Công ước Viên chỉ ra bốn
cấp bậc người đứng đầu cơ quan lãnh sự:
- Tổng Lãnh sự, đứng đầu Tổng lãnh sự quán;
- Lãnh sự, đứng đầu Lãnh sự quán;
- Phó lãnh sự, đứng đầu Phó lãnh sự quán;
- Đại lý lãnh sự, đứng đầu Đại lý lãnh sự.
Họ cũng là viên chức lãnh sự. Ngoài ra viên chức lãnh sự còn
có tuỳ viên lãnh sự. Viên chức lãnh sự phải là công dân Việt Nam.
Riêng trong Hiệp định ký với Ucraina quy định viên chức lãnh sự
có thể không mang quốc tịch nước cử nếu nước tiếp nhận cho phép
(Điều 6). Trong thực tiễn quốc tế rất nhiều cơ quan đại diện ngoại
giao tổ chức phòng lãnh sự, hay bộ phận lãnh sự do các cán bộ
ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao đảm nhiệm. Họ chỉ
mang hàm và chức vụ ngoại giao, không có chức vụ và hàm lãnh
sự, đó là tham tán, bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai, bí thư thứ ba và
tuỳ viên. Cũng có một số cơ quan đại diện ngoại giao tổ chức tổng
211
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

lãnh sự quán, hoặc lãnh sự quán như một phòng của cơ quan đại
diện ngoại giao, trong đó người đứng đầu cơ quan vừa mang hàm
ngoại giao, vừa mang hàm lãnh sự. Ví dụ, Ba Lan - Tổng lãnh sự tại
Kiép, đồng thời có hàm tham tán công sứ 1. Phòng Lãnh sự của Đại
sứ quán Ba Lan tại Vương quốc Anh cũng gọi là Tổng lãnh sự
quán.

2.3. Lãnh sự danh dự

Lãnh sự danh dự được áp dụng rộng rãi từ lâu, được ghi nhận
trong Công ước Viên về quan hệ lãnh sự (1963). Hiện nay, trên thế
giới có khoảng hơn 10.000 lãnh sự danh dự. Lãnh sự danh dự được
lập ở những nơi có yêu cầu công việc lãnh sự, song do khó khăn tài
chính hoặc do nước cử chưa lập cơ quan lãnh sự chuyên nghiệp.
Lãnh sự danh dự có thể là công dân nước cử, nước tiếp nhận hoặc
nước thứ ba. Lãnh sự danh dự thường được giao những nhiệm vụ
chung như thúc đẩy quan hệ mọi mặt giữa nước cử với nước nhận;
bảo vệ quyền lợi công dân nước cử. Thông thường lãnh sự danh dự
không được giao các nhiệm vụ chuyên môn như: cấp hộ chiếu, thị
thực, các giấy tờ về hộ tịch, quốc tịch, công chứng, hợp pháp hoá...
Khi thực hiện chức năng, lãnh sự danh dự được hưởng một số
quyền ưu đãi miễn trừ lãnh sự. Cơ sở pháp lý của lãnh sự danh dự
là Công ước Viên về quan hệ lãnh sự (1963) (Chương III), thoả
thuận giữa nước cử và nước nhận, văn bản pháp lý về lãnh sự danh
dự của quốc gia.
Đối với nước ta, các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động lãnh
sự danh dự của Việt Nam ở nước ngoài và lãnh sự danh dự của

1
. Xem Vụ Lễ tân: Danh sách Đoàn Ngoại giao, Kiép, 2004, tr.131 (tiếng
Ucraina).
212
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

nước ngoài ở Việt Nam là Pháp lệnh lãnh sự ngày 13-11-1990


(Điều 15); Quy chế lãnh sự danh dự, ban hành kèm theo Quyết định
số 06/QĐ-NG ngày 8-01-1994 của Bộ trưởng Ngoại giao; Quy chế
lãnh sự danh dự nước ngoài tại Việt Nam, ban hành theo Quyết
định số 139/QĐ-TTg ngày 04-12-2000 của Thủ tướng Chính phủ.
Tính đến ngày 20-6-2018, Việt Nam có 12 tổng lãnh sự danh dự và
lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài: như tại Busan - Gyeongnam (Hàn
Quốc), Beirut (Libăng), Manta, Nagoya và Kushiro (Nhật Bản),
Antwerp (Bỉ), Nacariat (Tây Ban Nha), Torino (Italia), Haifa
(Israel), Côlômbia, Cộng hòa Síp, Amsterdam (Hà Lan) và 8 lãnh
sự danh dự Việt nam ở nước ngoài tại: Gwangju và tỉnh Jeonnam
(Hàn Quốc); Xu Đăng; Mađagasca; Andorre; Novelle Caledoni;
Kosice; Xlôvakia; Kampala; Uganda. Việt Nam cũng chấp nhận
nước ngoài bổ nhiệm lãnh sự danh dự tại Việt Nam, đến tháng
4/2017, có 29 tổng lãnh sự danh dự và lãnh sự danh dự, tại Thành
phố Hồ Chí Minh.

IV. THÀNH LẬP CƠ QUAN LÃNH SỰ

Theo Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961), thiết lập
quan hệ ngoại giao cũng đã hàm ý thiết lập quan hệ lãnh sự. Nếu
chưa có quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự được thiết lập trên cơ
sở thoả thuận chung của các quốc gia quan tâm. Quan hệ lãnh sự có
thể tiếp tục tồn tại ngay cả khi đã cắt đứt quan hệ ngoại giao.

1. Khu vực lãnh sự

Khu vực lãnh sự là phạm vi lãnh thổ của nước tiếp nhận, được
nước tiếp nhận “dành cho một cơ quan lãnh sự để thực hiện chức
213
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

năng lãnh sự”1 theo thỏa thuận giữa nước cử và nước tiếp nhận lãnh
sự. Thông thường khu vực lãnh sự là một thành phố, một hải cảng,
một tỉnh hay một số tỉnh. Có nhiều trường hợp, khu vực lãnh sự là
toàn bộ lãnh thổ nước tiếp nhận. Đó là trường hợp nước cử lãnh sự
chưa có cơ quan đại diện ngoại giao và được nước nhận đồng ý.
Địa điểm đặt cơ quan lãnh sự và khu vực lãnh sự do hai quốc
gia cử và tiếp nhận thoả thuận. Việc thay đổi khu vực lãnh sự phải
được sự đồng ý của nước nhận. Và muốn mở Phó lãnh sự quán và
Văn phòng lãnh sự cũng phải có sự đồng ý của nước tiếp nhận, dù
rằng cơ quan đó nằm trong khu vực lãnh sự đã được thoả thuận.
Việc thay đổi nơi đặt trụ sở cơ quan lãnh sự hoặc địa giới khu vực
lãnh sự lại do phía quốc gia tiếp nhận yêu cầu. Nếu nước cử từ chối
yêu cầu, thì nước nhận có thể huỷ bỏ thoả thuận về mở cơ quan
lãnh sự và sẽ đề nghị đóng cửa cơ quan lãnh sự.
Tuy nhiên, trong thực tiễn đã xảy ra các trường hợp ngoại lệ,
cho phép lãnh sự thực hiện chức năng của mình ngoài khu vực lãnh
sự, trong hoàn cảnh như: tai nạn máy bay, tàu thuỷ, vấn đề thừa kế
khi người nước ngoài có quốc tịch của nước đại diện bị chết... Công
ước Viên về quan hệ lãnh sự lưu ý: “Trong những hoàn cảnh đặc
biệt và được nước nhận đồng ý, viên chức lãnh sự có thể thực hiện
chức năng ngoài khu vực lãnh sự của mình” 2. Trong nhiều hiệp
định lãnh sự song phương cũng nhất trí cho phép thực hiện chức
năng lãnh sự ngoài khu vực lãnh sự trong những trường hợp đặc
biệt. Thực tiễn này tất nhiên đáp ứng lợi ích của tất cả các quốc gia.

1
. Vụ Lễ tân: Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao, Sđd, tr.64.
2
. Vụ Lễ tân: Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao, Sđd, tr.69.
214
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

2. Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan lãnh sự

Nước cử bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan lãnh sự bằng việc


cấp giấy uỷ nhiệm lãnh sự, hoặc loại giấy tương tự, làm riêng cho
từng lần bổ nhiệm, gửi bằng con đường ngoại giao đến chính phủ
nước tiếp nhận (bản sao). Trong giấy uỷ nhiệm lãnh sự ghi rõ họ
tên, quốc tịch, chức vụ, cấp bậc của người đứng đầu cơ quan lãnh
sự. Cơ quan cấp giấy chứng nhận lãnh sự do luật pháp quy định. Ở
nhiều nước, trong đó có Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao là người
bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan lãnh sự và cấp giấy uỷ nhiệm
lãnh sự. Nếu nước tiếp nhận đồng ý sẽ gửi công hàm trả lời chấp
thuận, đồng thời gửi bản sao giấy chấp nhận lãnh sự. Một số nước
tổ chức trình giấy uỷ nhiệm lãnh sự và trao giấy chấp nhận lãnh sự,
song nhiều nước cũng chỉ trao đổi bằng công hàm. Ở Việt Nam,
Thứ trưởng Ngoại giao hoặc Cục trưởng Cục Lãnh sự tiếp người
đứng đầu cơ quan lãnh sự, nhận giấy uỷ nhiệm lãnh sự và trao giấy
chấp nhận lãnh sự. Có nhiều cách cấp giấy chấp nhận lãnh sự. Có
thể là tài liệu riêng biệt hoặc ghi chứng nhận lên giấy uỷ nhiệm,
hoặc chỉ công bố trên báo chí về cấp chấp nhận lãnh sự và thông
báo cho chính quyền nơi đóng trụ sở lãnh sự. Cũng có trường hợp
nước tiếp nhận tự hoãn cấp giấy chấp nhận lãnh sự mà không có
giải thích.
Sau khi nhận giấy chấp nhận lãnh sự, lãnh sự có quyền thực
hiện chức năng của mình và ngày đó cũng là ngày tính thâm niên
lãnh sự trong cùng khu vực lãnh sự. Thông thường bộ ngoại giao
nước tiếp nhận cũng cấp cho người đứng đầu cơ quan lãnh sự thẻ
lãnh sự. Người đứng đầu cơ quan lãnh sự, viên chức lãnh sự có
quyền tiếp xúc với chính quyền sở tại về những vấn đề liên quan
đến hoạt động của cơ quan lãnh sự trong khu vực lãnh sự, về thủ tục
215
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

quan hệ của người nước ngoài với chính quyền và các tổ chức khác
ở địa phương, tổ chức thăm các địa phương, có quyền quan hệ với
chính phủ, cơ quan đại diện ngoại giao của nước mình, với bộ ngoại
giao nước sở tại, song theo thông lệ không quan hệ trực tiếp mà qua
cơ quan đại diện ngoại giao.

3. Đoàn lãnh sự

Cũng giống như đoàn ngoại giao, đoàn lãnh sự là tập hợp tất cả
những người đứng đầu cơ quan lãnh sự trong một địa phương của
nước tiếp nhận. Với ý nghĩa rộng thì đoàn lãnh sự là tất cả viên
chức lãnh sự cơ quan lãnh sự nước ngoài ở một địa phương và
thành viên gia đình họ. Đoàn lãnh sự còn bao gồm cả những lãnh sự
danh dự (lãnh sự không chuyên nghiệp) và cán bộ của cơ quan lãnh
sự. Cũng như đoàn ngoại giao, đoàn lãnh sự chỉ có vai trò lễ tân,
không có địa vị pháp lý. Đoàn lãnh sự do người đứng đầu cơ quan
lãnh sự có hàm cao nhất, trình giấy chấp nhận lãnh sự sớm nhất,
nghĩa là có thâm niên lâu nhất làm Trưởng đoàn. Trưởng đoàn lãnh
sự đại diện đoàn lãnh sự giới thiệu cho các thành viên mới đặc
điểm, phong tục, tập quán của nước sở tại, giải quyết những vấn đề
nội bộ, bảo vệ quyền lợi thành viên đoàn lãnh sự trong trường hợp
quyền bị vi phạm.
Khác với đoàn ngoại giao, trong một nước có thể có vài đoàn
lãnh sự, theo địa điểm đóng cơ quan lãnh sự. Ở Việt Nam có hai
đoàn lãnh sự: tại Thành phố Hồ Chí Minh với 25 cơ quan lãnh sự
chuyên nghiệp và thành phố Đà Nẵng có hai tổng lãnh sự. Tại
Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài cơ quan lãnh sự chuyên nghiệp còn
có 29 cơ quan lãnh sự danh dự, 12 cơ quan đại diện kinh tế - văn
hóa của nước ngoài và 5 đại diện các tổ chức quốc tế.
216
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

V. NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA LÃNH SỰ NGOÀI NƯỚC

1. Bảo hộ quyền, lợi ích công dân và pháp nhân Việt Nam

1.1. Nhận thức chung

“Bảo hộ quyền và lợi ích của công dân và pháp nhân ở nước
ngoài” bao gồm tất cả các công việc cụ thể mà các cơ quan đại diện
ngoại giao hoặc các cơ quan nhà nước khác tiến hành để giúp đỡ và
bảo vệ công dân nước mình ở nước ngoài. Hoạt động này có thể
đơn giản như giới thiệu, tư vấn về pháp luật Việt Nam, pháp luật sở
tại, cấp phát hộ chiếu, giấy tờ hành chính cho công dân, giúp đỡ về
tài chính cho công dân khi gặp khó khăn, giúp chuyển thông tin,
bảo quản giấy tờ, tài sản, tuyên truyền chính sách của nhà nước đối
với công dân... đến những việc phức tạp hơn như thăm lãnh sự công
dân bị bắt, bị giam, đấu tranh để bảo đảm cho công dân được hưởng
những quyền lợi theo quy định của pháp luật nước sở tại hoặc pháp
luật quốc tế...;
Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Công dân
Việt Nam được Nhà nước Việt Nam bảo đảm các quyền công dân
và phải làm tròn nghĩa vụ công dân của mình đối với nhà nước và
xã hội theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự ngày 20-11-2015, một tổ chức
được công nhận là pháp nhân phải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận; có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ; có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự
chịu trách nhiệm về tài sản đó; nhân danh mình tham gia các quan
hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân Việt Nam có thể là các cơ
quan nhà nước, đơn vị vũ trang; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội; tổ chức kinh tế; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
217
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

nghiệp; quỹ xã hội, quỹ từ thiện; các tổ chức khác có đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích công dân và pháp
nhân Việt Nam ở nước ngoài được quy định trong Hiến pháp 2013
(Điều 88), Luật Quốc tịch Việt Nam (Điều 5); Luật Cơ quan đại
diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (Hiện
hành) (Sửa đổi, bổ sung năm 2017).

1.2. Bảo hộ pháp lý

Lãnh sự có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của
công dân Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với pháp luật nước sở tại,
điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó ký kết hoặc tham gia và
phù hợp với tập quán quốc tế.
Để thực hiện chức năng này một cách hiệu quả, đòi hỏi viên
chức lãnh sự không chỉ hiểu biết sâu sắc các quy định của pháp luật
Việt Nam mà cần phải hiểu rõ các quy định của pháp luật nước tiếp
nhận liên quan đến người nước ngoài (quy chế cư trú, đi lại, hành
nghề...) và thực tiễn áp dụng pháp luật của nước đó cũng như các
điều ước quốc tế song phương (hiệp định lãnh sự, hiệp định kiều
dân, hiệp định tương trợ tư pháp, hiệp định miễn thị thực...) và đa
phương (Công ước Viên về quan hệ lãnh sự (1963); Công ước về
quyền dân sự - chính trị; Công ước về quyền kinh tế - văn hoá - xã
hội (1966)...) có hiệu lực giữa nước ta với nước tiếp nhận.
Lãnh sự có nghĩa vụ thi hành mọi biện pháp để công dân Việt
Nam được hưởng đầy đủ các quyền, lợi ích theo pháp luật nước tiếp
nhận, điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó ký kết hoặc tham
gia, hoặc theo tập quán quốc tế.
Tuỳ từng trường hợp mà công dân Việt Nam ở nước ngoài có
thể được hưởng những quyền và lợi ích tương đương với công dân
218
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

nước tiếp nhận trên một số lĩnh vực, hoặc tương đương với công
dân của bất kỳ nước thứ ba nào ở nước tiếp nhận. Tuy nhiên, trong
mọi trường hợp cần đảm bảo cho công dân Việt Nam ở nước tiếp
nhận được hưởng những quyền cơ bản theo luật quốc tế như quyền
được nước tiếp nhận bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền lợi hợp
pháp khác; quyền được tự do cư trú, đi lại...

1.3. Các biện pháp bảo hộ

Cấp các giấy tờ cần thiết cho công dân như giấy tờ quốc tịch,
hộ tịch, hộ chiếu, công chứng, hợp pháp hoá... theo quy định của
pháp luật.
Hướng dẫn và phổ biến cho công dân Việt Nam về các quyền
và lợi ích cũng như những nghĩa vụ ở nước tiếp nhận.
Lưu ý các cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận dành cho
công dân Việt Nam những quyền và lợi ích theo pháp luật nước đó
và điều ước được ký kết giữa hai nước.
Khi các quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam bị
vi phạm, lãnh sự có nghĩa vụ thi hành mọi biện pháp để khôi phục
những quyền và lợi ích chính đáng đó. Khi quyền lợi công dân bị
xâm phạm, lãnh sự cần tìm hiểu, xác minh nguyên nhân, mức độ
thiệt hại, tiếp xúc với cơ quan có thẩm quyền, làm việc và có biện
pháp khắc phục, tránh tái diễn; nếu không giải quyết được với các
cơ quan địa phương, cơ quan chuyên môn, cần nêu sự việc với Bộ
Ngoại giao, báo cáo về trong nước...
Lãnh sự có thể đại diện cho pháp nhân, công dân trong việc xác
lập, thực hiện các giao dịch dân sự, hoặc đại diện cho công dân
trước toà án và các cơ quan có thẩm quyền khác, khi pháp nhân,
công dân vắng mặt mà không uỷ nhiệm người khác, hoặc không tự
bảo vệ được.
219
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Trường hợp công dân Việt Nam bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị tù
hoặc hạn chế tự do:
- Lãnh sự phải liên hệ ngay với cơ quan có thẩm quyền để có
được thông tin về nhân thân, lý do bắt giữ, các biện pháp đã tiến
hành và dự kiến hướng xử lý. Tìm hiểu các quy định của nước sở
tại đối với các vấn đề liên quan, liên hệ với các cơ quan có thẩm
quyền nhằm đảm bảo việc họ làm là đúng pháp luật, điều ước quốc
tế. Nếu phát hiện sai phải yêu cầu họ khắc phục; yêu cầu cơ quan có
thẩm quyền chuyển thông tin mà công dân ta gửi cho lãnh sự và
thông báo cho đương sự biết quyền mà họ được hưởng, đặc biệt là
quyền tiếp xúc với lãnh sự của Việt Nam.
- Liên hệ với công dân Việt Nam bị bắt, tạm giữ, bị tù; tìm hiểu
điều kiện giam giữ, tâm tư, nguyện vọng của đương sự để có biện
pháp giúp đỡ thích hợp, cung cấp thông tin pháp lý cần thiết,
chuyển thư từ, quà nếu pháp luật sở tại cho phép, giúp đương sự
liên lạc với thân nhân hoặc cung cấp thông tin về đương sự cho thân
nhân.
- Thu xếp cử đại diện trong quá trình tố tụng.
- Trường hợp công dân bị chết phải làm thủ tục khai tử, thông
báo cho gia đình, cơ quan chủ quản, kiểm kê, niêm phong tài sản,
hướng dẫn làm thủ tục đưa thi hài (lọ tro, hài cốt) về nước.
- Trường hợp công dân bị trục xuất: điều kiện tiếp nhận phải là
đối tượng còn giữ quốc tịch Việt Nam và không có quốc tịch nước
khác, trước khi xuất cảnh có nơi thường trú ở Việt Nam và hiện có
tổ chức kinh tế, xã hội, cá nhân bảo lãnh. Đảm bảo nguyên tắc trật
tự, an toàn và tôn trọng nhân phẩm của người trở về, có tài trợ quốc
tế hoặc của nước ngoài hữu quan (tối thiểu là chi phí đưa về đến
Việt Nam); có thoả thuận giữa nước ta với nước hữu quan thông
qua phối hợp xác minh từng trường hợp cụ thể hoặc ký thoả thuận
220
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

về vấn đề này.

2. Cấp, đổi giấy tờ có giá trị, xuất cảnh

- Giấy thông hành có giá trị không quá 6 tháng tính từ ngày cấp
và không được gia hạn.
- Giấy thông hành biên giới, Giấy thông hành xuất nhập cảnh,
Giấy thông hành hồi hương có giá trị 12 tháng tính từ ngày cấp và
cũng không gia hạn.
Công dân Việt Nam mang giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập
cảnh do cơ quan Việt Nam có thẩm quyền cấp được xuất cảnh, nhập
cảnh Việt Nam không cần thị thực.

2.1. Đối tượng cấp từng loại hộ chiếu và giấy thông hành

- Hộ chiếu phổ thông cấp cho mọi công dân Việt Nam.
- Hộ chiếu thuyền viên cấp cho công dân Việt Nam là thuyền
viên để xuất, nhập cảnh theo tàu biển hoặc phương tiện thuỷ nội địa
hoạt động tuyến quốc tế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
thuộc Bộ Giao thông vận tải.
- Hộ chiếu công vụ cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện được
cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7, Nghị định số
94/2015/NĐ-CP ngày 16-10-2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 136/NĐ-CP, ngày 17-8-2007 về
xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam
1. Cán bộ, công chức, viên chức quản lý, hưởng lương từ ngân
sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, đang làm việc tại cơ
quan, tổ chức, đơn vị dưới đây:
a) Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
221
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

- Các Ban trực thuộc Trung ương Đảng;


- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Các cơ quan khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng quyết định thành lập;
- Tỉnh ủy, Thành ủy thuộc Trung ương; Huyện ủy, Quận ủy, Thị
ủy, Thành ủy thuộc tỉnh.
b) Thuộc Quốc hội:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
- Các Ủy ban của Quốc hội;
- Các Ban, Viện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước.
c) Văn phòng Chủ tịch nước.
d) Thuộc Chính phủ:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ
chức khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập.
đ) Tòa án nhân dân các cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện).
e) Viện Kiểm sát nhân dân các cấp (cấp Trung ương, cấp tỉnh,
cấp huyện).
g) Thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương:
- Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội;
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
h) Trong các cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân và Công an
nhân dân.
i) Trong các cơ quan của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
222
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

k) Trong các cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội:


- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn ngành trung
ương và Công đoàn các tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn,
Liên đoàn lao động cấp tỉnh và Liên đoàn lao động cấp huyện;
- Hội Nông dân Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp Trung ương, cấp
tỉnh, cấp huyện;
- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện;
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện.
l) Người được cấp có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước luân
chuyển sang giữ chức vụ chủ chốt tại các hội mà vẫn xác định là
công chức.
m) Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.
n) Cán bộ, công chức, thành viên của Văn phòng Hội đồng
chính sách Khoa học và Công nghệ quốc gia.
o) Công chức, viên chức quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của đơn vị sự
nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu
thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy
ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của đơn vị sự
nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu
thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các Ban và cơ quan tương
đương của Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn
phòng Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao,
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Trung ương Mặt trận Tổ
223
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị - xã
hội;
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu của đơn vị sự
nghiệp công lập; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó tổ chức cấu
thành đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Tổng cục, Cục và tương
đương trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ; tỉnh ủy, thành ủy; Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức
chính trị - xã hội cấp tỉnh;
- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công thuộc huyện ủy, quận
ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh ủy; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Người giữ các vị trí việc làm gắn với nhiệm vụ quản lý nhà
nước trong đơn vị sự nghiệp công lập được giao thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước.
2. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân
và Công an nhân dân.
3. Nhân viên cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài;
phóng viên thông tấn và báo chí nhà nước của Việt Nam thường trú
ở nước ngoài.
4. Vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người nêu tại
Khoản 3 Điều này đi theo hoặc đi thăm những người này trong
nhiệm kỳ công tác.
5. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu và tính chất
của chuyến đi, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ
chiếu công vụ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc xét
quyết định cấp hộ chiếu công vụ theo đề nghị của cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam nêu tại Khoản 1 Điều 32 của Nghị định này
cho những người không thuộc diện quy định tại Khoản 1, Khoản 2,
Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.”
224
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

- Hộ chiếu ngoại giao cấp cho công dân Việt Nam thuộc diện
được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại Điều 6 của Nghị
định số 94/2015/NĐ-CP như sau:
1. Thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương
Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự
khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
- Các vị nguyên là Tổng Bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Trung ương Đảng;
- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung
ương Đảng;
- Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban trực thuộc Ban Chấp
hành Trung ương Đảng; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng
Trung ương Đảng;
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan do
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết
định thành lập;
- Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương,
khối doanh nghiệp Trung ương;
- Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Tổng Bí thư Ban Chấp hành
Trung ương Đảng;
- Trợ lý ủy viên Bộ Chính trị.
2. Thuộc Quốc hội:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội; Ủy viên Ủy ban Thường vụ
Quốc hội;
- Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Quốc hội;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội;
225
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Chủ
nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
- Tổng kiểm toán, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước;
- Trưởng ban, Phó Trưởng các Ban của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội;
- Đại biểu Quốc hội;
- Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch Quốc hội.
3. Thuộc Chủ tịch nước:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;
- Các vị nguyên là Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước;
- Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước;
- Đặc phái viên, Trợ lý, Thư ký của Chủ tịch nước.
4. Thuộc Chính phủ:
- Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các vị nguyên là Thủ
tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ; Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,
Phó Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ;
- Tổng cục trưởng và Thủ trưởng cơ quan nhà nước tương
đương cấp Tổng cục; sỹ quan có cấp hàm từ Thiếu tướng, Chuẩn đô
đốc Hải quân trở lên đang phục vụ trong Quân đội nhân dân và
Công an nhân dân;
- Đặc phái viên, trợ lý, thư ký của Thủ tướng Chính phủ;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thư ký Phân ban Việt Nam trong Ủy
ban Hợp tác liên Chính phủ Việt Nam và nước ngoài.
5. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
6. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao.
7. Thuộc cơ quan nhà nước ở địa phương:
226
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương.
8. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Ủy viên Ban thường
trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
9. Thuộc các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương:
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
- Bí thư thứ nhất, Bí thư thường trực Trung ương Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
10. Những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được
phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc
phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực
tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh
sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
11. Giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh sự.
12. Vợ hoặc chồng của những người thuộc diện quy định tại các
khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7,
khoản 8 và khoản 9 Điều này cùng đi theo hành trình công tác; vợ
hoặc chồng, con dưới 18 tuổi của những người thuộc diện quy định
tại khoản 10 Điều này cùng đi theo hoặc đi thăm những người này
trong nhiệm kỳ công tác.
13. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào yêu cầu đối ngoại
hoặc lễ tân nhà nước và tính chất chuyến đi công tác, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao thực hiện việc cấp hộ chiếu ngoại giao theo chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ hoặc xét quyết định cấp hộ chiếu ngoại giao
227
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nêu tại
khoản 1 Điều 32 của Nghị định này cho những người không thuộc
diện quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5,
khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11 và khoản
12 Điều này.”
- Giấy thông hành biên giới và giấy thông hành xuất, nhập cảnh
cấp cho công dân Việt Nam qua lại nước có chung biên giới với
Việt Nam theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam và nước đó.
- Giấy thông hành hồi hương cấp cho người định cư ở nước
ngoài nhập cảnh về thường trú tại Việt Nam.
- Giấy thông hành cấp cho công dân Việt Nam không định cư ở
nước ngoài để nhập cảnh về Việt Nam trong các trường hợp sau:
+ Không được nước ngoài cho cư trú;
+ Phải về nước theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền Việt
Nam, mà không có hộ chiếu quốc gia;
+ Có nguyện vọng về nước nhưng không có hộ chiếu quốc gia.

2.2. Các cơ quan có thẩm quyền cấp hộ chiếu, giấy tờ xuất,


nhập cảnh

Ở trong nước, Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ


Thành phố Hồ Chí Minh) có thẩm quyền cấp hộ chiếu ngoại giao và
hộ chiếu công vụ; Bộ Công an (Cục Quản lý xuất, nhập cảnh tại Hà
Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh) có thẩm quyền cấp hộ
chiếu phổ thông. Bộ Giao thông vận tải cấp hộ chiếu thuyền viên.
Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền
cấp các loại hộ chiếu cho công dân Việt Nam ở nước ngoài.

2.3. Các nguyên tắc cơ bản trong việc cấp hộ chiếu, giấy
thông hành
228
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

- Phải bảo đảm cấp đúng đối tượng (có quốc tịch Việt Nam,
nhân thân rõ ràng, không thuộc đối tượng chưa hoặc không được
cấp hộ chiếu Việt Nam).
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của công dân nhưng
đồng thời phục vụ yêu cầu về an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Bảo đảm nguyên tắc trực tiếp (người xin cấp hộ chiếu phải
trực tiếp đến làm thủ tục tại cơ quan đại diện). Trường hợp đương
sự ở nước chưa có cơ quan đại diện của Việt Nam hoặc do ốm đau,
bệnh tật hoặc vì lý do đặc biệt khác không trực tiếp nộp hồ sơ hay
nhận hộ chiếu được thì người đứng đầu cơ quan đại diện xem xét,
quyết định cho nộp hoặc nhận thay trên cơ sở có đơn và giấy uỷ
quyền của người đề nghị.
- Điều kiện được xét hồi hương: phải có quốc tịch Việt Nam và
mang hộ chiếu Việt Nam còn giá trị, hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ
chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; hoặc đã đăng
ký công dân tại cơ quan đại diện Việt Nam, có hộ chiếu hoặc giấy
tờ có giá trị thay hộ chiếu. Thái độ chính trị rõ ràng (không tham
gia hoặc ủng hộ các tổ chức chống phá Tổ quốc, không có hành
động chống chính quyền Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài). Có khả năng đảm bảo cuộc sống ở Việt Nam sau hồi
hương. Có một cơ quan hoặc thân nhân ở Việt Nam bảo lãnh.

2.4. Các trường hợp chưa được xuất cảnh, chưa được cấp
giấy tờ xuất cảnh, nhập cảnh

- Những trường hợp chưa được xuất cảnh, chưa được cấp giấy
tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam:
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến
công tác điều tra tội phạm;
229
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

+ Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự;


+ Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ
để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế;
+ Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính, trừ
trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác
để thực hiện nghĩa vụ;
+ Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan;
+ Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội;
+ Có hành vi vi phạm hành chính để xuất cảnh theo quy định
của Chính phủ.
- Người Việt Nam đang ở nước ngoài chưa được cơ quan đại
diện cấp giấy tờ xuất, nhập cảnh trong trường hợp:
+ Không có giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam;
+ Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội theo
quyết định của Bộ trưởng Công an (Nghị định số 94/2015/NĐ-CP
ngày 16-10-2015 của Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công
dân Việt Nam).

2.5. Cấp tem A, B vào hộ chiếu phổ thông

Việt Nam thoả thuận miễn thị thực cho hộ chiếu phổ thông đi
việc công với sáu nước là Bungari, Cuba, Lào, Rumani, Cộng hòa
dân chủ nhân dân Triều Tiên và Trung Quốc. Việc dán tem A, B
hoặc đóng dấu “công vụ” (service) vào hộ chiếu phổ thông là nhằm
xác định tính chất đi việc công cho người mang hộ chiếu. Đối với
Việt Nam, tem A, B dán vào hộ chiếu phổ thông là cơ sở để người
mang hộ chiếu được nhập cảnh miễn thị thực sáu nước nói trên. Đối
tượng được cấp tem A, B là cán bộ, công chức, quân nhân, nhân
230
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

viên trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, đơn vị quân đội, công an... đi nước ngoài thực
hiện công vụ; học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh
được cử đi học tập, nghiên cứu hoặc đang học tập, nghiên cứu ở các
nước trên; công nhân lao động được cử đi lao động hoặc đang lao
động theo thoả thuận giữa hai chính phủ. Ngoài ra, tuỳ trường hợp
cụ thể có thể xét doanh nghiệp tư nhân có uy tín, triển vọng, đang
làm ăn ở nước ngoài.
Việc cấp tem A, B tại các cơ quan đại diện Việt Nam tại Lào
được thực hiện theo quy định riêng.

3. Cấp thị thực cho người nước ngoài

3.1. Các quy định chung

- Thị thực Việt Nam có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa
khẩu quốc tế của Việt Nam.
- Những người mang hộ chiếu nước ngoài (người nước ngoài)
khi nhập cảnh Việt Nam phải có thị thực Việt Nam, trừ trường hợp
được miễn thị thực theo hiệp định, thoả thuận giữa Việt Nam với
nước mà người đó mang hộ chiếu.
Người nước ngoài chưa hay không được cấp thị thực Việt Nam
hoặc đã được cấp thì có thể bị huỷ bỏ trong các trường hợp sau:
+ Không có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu;
+ Giả mạo giấy tờ, cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin nhập
cảnh;
+ Vì lý do phòng, chống dịch bệnh;
+ Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập
cảnh trước;
+ Vì lý do bảo đảm an ninh quốc gia, lý do đặc biệt khác theo
231
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

quyết định của Bộ trưởng Công an;


+ Bị hoãn xuất cảnh Việt Nam do đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự; là bị đơn trong tranh chấp dân sự, lao động, kinh tế; là
người đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự, dân sự, kinh tế, lao
động; là người có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt hành
chính, nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ khác về tài chính.
- Về thị thực đối với người Việt Nam mang hộ chiếu nước
ngoài và thân nhân.
Trước ngày 01-9-2007, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
cũng phải có thị thực Việt Nam, khi nhập, xuất cảnh Việt Nam.
Nghị định 82/2015/NĐ-CP, ngày 24-9-2015 quy định về việc miễn
thị thực cho người nước ngoài và người nước ngoài có vợ, con của
người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt
Nam. Điều kiện để được miễn thị thực:
+ Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít
nhất 1 năm.
+ Có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1,
Điều 2 của Nghị định này.
+ Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn
xuất cảnh quy định tại Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh,
xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Giấy miễn thị thực do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
hoặc Cục Quản lý xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an cấp, có giá trị
đến 5 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ
có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 6 tháng. Giấy
miễn thị thực sẽ bị huỷ nếu sau đó phát hiện thấy không đủ điều
kiện theo quy định trên. Thời hạn tạm trú ở Việt Nam là không quá
90 ngày cho mỗi lần nhập cảnh.
232
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

3.2. Visa (Thị thực)

Các loại visa (thị thực):


Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư
trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH13 ban hành
ngày 16-06-2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2015 quy
định về ký hiệu các loại visa (thị thực) và thời hạn visa cho người
nước ngoài nhập cảnh Việt Nam như sau:

Mẫu visa (thị thực) Việt Nam


Visa mang ký hiệu NG1 - Cấp cho thành viên đoàn khách mời
của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
Visa mang ký hiệu NG2 - Cấp cho thành viên đoàn khách mời
của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
233
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời
cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư
thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Visa mang ký hiệu NG3 - Cấp cho thành viên cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc
Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ,
chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
Visa mang ký hiệu NG4 - Cấp cho người vào làm việc với cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức
quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính
phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp
quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
Visa mang ký hiệu LV1 - Cấp cho người vào làm việc với các
ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Visa mang ký hiệu LV2 - Cấp cho người vào làm việc với các
tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam.
Visa mang ký hiệu ĐT - Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
234
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Visa mang ký hiệu DN - Cấp cho người vào làm việc với doanh
nghiệp tại Việt Nam.
Visa mang ký hiệu NN1 - Cấp cho người là Trưởng văn phòng
đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước
ngoài tại Việt Nam.
Visa mang ký hiệu NN2 - Cấp cho người đứng đầu văn phòng
đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại
diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước
ngoài tại Việt Nam.
Visa mang ký hiệu NN3 - Cấp cho người vào làm việc với tổ
chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của
thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn
hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
Visa mang ký hiệu DH - Cấp cho người vào thực tập, học tập.
Visa mang ký hiệu HN - Cấp cho người vào dự hội nghị, hội
thảo.
Visa mang ký hiệu PV1 - Cấp cho phóng viên, báo chí thường
trú tại Việt Nam.
Visa mang ký hiệu PV2 - Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt
động ngắn hạn tại Việt Nam.
Visa mang ký hiệu LĐ - Cấp cho người vào lao động.
Visa mang ký hiệu DL - Cấp cho người vào du lịch.
Visa mang ký hiệu TT - Cấp cho người nước ngoài là vợ,
chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký
hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước
ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
Visa mang ký hiệu VR - Cấp cho người vào thăm người thân
hoặc với mục đích khác.
235
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Visa mang ký hiệu SQ - Cấp cho các trường hợp:


+ Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị
thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người
có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước
sở tại;
+ Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.
Thời hạn Visa Việt Nam được quy định:
Visa mang ký hiệu SQ có thời hạn không quá 30 ngày.
Visa mang ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
Visa mang ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
Visa mang ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, DN,
NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 VÀ TT có thời hạn không quá 12
tháng. Visa ký hiệu LĐ có thời hạn không quá 02 năm.
Visa mang ký hiệu ĐT có thời hạn không quá 05 năm.
Visa hết hạn, được xem xét cấp visa mới. Thời hạn visa ngắn
hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30
ngày.

3.3. Cấp thị thực tại cửa khẩu Việt Nam

Người nước ngoài có thể được cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế
của Việt Nam trong các trường hợp sau:
- Vào dự tang lễ thân nhân, thăm thân nhân đang bị ốm nặng;
- Xuất phát từ nước không có cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh
sự của Việt Nam;
- Vào du lịch theo chương trình do các doanh nghiệp lữ hành
quốc tế của Việt Nam tổ chức;
- Vào hỗ trợ kỹ thuật khẩn cấp cho công trình, dự án; cấp cứu
236
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

người bệnh nặng, người bị tai nạn, cứu hộ thiên tai, dịch bệnh ở
Việt Nam;
- Vì lý do khẩn cấp khác.

3.4. Thị thực rời

Thị thực rời được cấp kèm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay
hộ chiếu (không đóng hoặc dán vào trang của hộ chiếu hoặc giấy tờ
đó). Việc cấp thị thực rời cho người mang hộ chiếu hoặc giấy tờ
khác của nước ngoài phải tuân theo quy định chung về việc cấp
phát thị thực. Những trường hợp được xét cấp thị thực rời:
- Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực mà chưa kịp đổi hộ chiếu
mới và có nhu cầu đi gấp;
- Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao, lãnh sự với
Việt Nam;
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về thăm thân nhân
nhưng không có hộ chiếu và mang giấy tờ do nước nơi họ cư trú
cấp, có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh nước cấp và đã thông báo chính
thức cho Cục Lãnh sự;
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
mang hộ chiếu nước ngoài có lý do chính đáng...

4. Công chứng và chứng thực

Công chứng là việc công chứng viên công chứng chứng nhận
tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng
văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp
pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ
tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang
tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật
phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công
237
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

chứng. Ở trong nước, chức năng công chứng thuộc về công chứng
viên Phòng Công chứng hoặc Văn phòng công chứng; ở nước ngoài
là chức năng của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của
Việt Nam (Luật Công chứng được Quốc hội khoá XIII thông qua
ngày 20-6-2014 và có hiệu lực từ ngày 01-1-2015).
Chứng thực là thẩm quyền cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực
bản sao từ bản chính và chứng thực chữ ký. Cấp bản sao từ sổ gốc
là việc cơ quan, tổ chức, đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để
cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc phải có nội dung đúng với nội dung
ghi trong sổ gốc. Chứng thực bản sao từ bản chính là việc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản
sao là đúng với bản chính. Chứng thực chữ ký là việc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ văn bản là
chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực (Nghị định số:
23/2015/NĐ-CP, về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ
bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch
ngày 18-2-2015 của Chính phủ).

4.1. Thẩm quyền công chứng và chứng thực của cơ quan đại
diện

Về công chứng: Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước
ngoài, cơ quan lãnh sự có thẩm quyền công chứng các hợp đồng,
giao dịch theo quy định của luật này và pháp luật lãnh sự và ngoại
giao, trừ hợp đồng mua, bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng,
cho, cho thuê, thế chấp bất động sản, hợp đồng góp vốn bằng bất
động sản, văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di
sản là bất động sản.
Viên chức lãnh sự được giao thực hiện công chứng phải có
bằng cử nhân luật hoặc được bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng
238
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

(Điều 78, Luật Công chứng).


Về chứng thực: Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự
Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền và trách nhiệm:
- Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng
tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
- Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt
hoặc tiếng nước ngoài; chữ ký người dịch trong các bản dịch từ
tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại.
Trường hợp người dịch là viên chức ngoại giao, viên chức lãnh
sự đồng thời là người thực hiện chứng thực tại các cơ quan đại diện,
thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự phải cam kết về việc đã
dịch chính xác nội dung giấy tờ, văn bản, ký và ghi rõ họ tên, đóng
dấu cơ quan đại diện (Điều 31, Nghị định số: 23/2015/NĐ-CP).

4.2. Nguyên tắc thực hiện công chứng

- Việc công chứng phải tuân theo các quy định tại Chương IV,
Luật Công chứng và chứng thực các giấy tờ, văn bản theo quy định
của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ;
- Khi thực hiện công chứng, chứng thực, lãnh sự phải khách
quan, trung thực và phải chịu trách nhiệm về việc công chứng của
mình;
- Lãnh sự phải giữ bí mật về nội dung công chứng và những nội
dung liên quan đến việc công chứng, trừ trường hợp cơ quan nhà
nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản cung cấp thông tin liên
quan đến việc công chứng.

4.3. Quyền hạn của lãnh sự khi thực hiện công chứng

- Viên chức lãnh sự, ngoại giao được giao thực hiện có quyền
hạn: đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông
239
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

tin, tài liệu; các quyền khác quy định tại Điều 22, Luật Công chứng;
- Khi tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của giấy tờ và yêu
cầu công chứng; hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện công chứng;
giải thích về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và
hệ quả pháp lý của việc công chứng;
- Yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định hoặc tư vấn khi thấy
cần thiết;
- Lập biên bản tạm giữ giấy tờ có dấu hiệu giả mạo; phối hợp
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các trường hợp sử dụng
giấy tờ giả mạo, có những biện pháp đối với trường hợp người yêu
cầu công chứng có hành vi vi phạm pháp luật.

4.4. Các hành vi bị nghiêm cấm

Cấm công chứng viên thực hiện các hành vi:


- Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng;
- Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
- Nhận, đòi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào ngoài phí công
chứng;
- Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung
của hợp đồng, giao dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
công chứng liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc
những người thân thích là vợ, hoặc chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ,
hoặc cha mẹ chồng, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể,
ông bà nội, ông bà ngoại, anh, chị, em ruột của mình, của vợ hoặc
chồng, cháu là con của con trai, con gái, con nuôi;
- Nghiêm cấm người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin sai
sự thật;
- Nghiêm cấm người làm chứng có hành vi gian dối, sai sự thật;
- Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân cản trở hoạt động công
240
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

chứng (Điều 73, Luật Công chứng).


Nghĩa vụ, quyền hạn của người chứng thực:
- Thực hiện chứng thực một cách trung thực, khách quan, chính
xác;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc công chứng; (Điều 9,
Nghị định 23/2015/NĐ-CP).

4.5. Giá trị của văn bản công chứng

Văn bản công chứng do cơ quan đại diện thực hiện có giá trị
như văn bản công chứng, chứng thực ở trong nước. Văn bản công
chứng có giá trị chứng cứ, trừ hợp đồng thực hiện không đúng thẩm
quyền hoặc không tuân thủ quy định của luật về công chứng hoặc bị
toà án tuyên bố vô hiệu; hợp đồng được công chứng có giá trị thi
hành đối với các bên giao kết.

5. Đăng ký và quản lý hộ tịch

5.1. Khái niệm và nội dung

Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân
của một người từ khi sinh ra đến khi chết. Đăng ký hộ tịch là việc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
- Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám
hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ
tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;
- Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi
quốc tịch; ly hôn; huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi
con nuôi.
Việc đăng ký kết hôn; nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi có yếu
241
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Nghị định số
126/2014/NĐ-CP, ngày 31-12-2014 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân,
gia đình có yếu tố nước ngoài.
Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước cấp theo thủ tục, trình tự
được pháp luật quy định là bằng chứng công nhận các sự kiện về hộ
tịch, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của
cá nhân, tổ chức (Nghị định số 123/2015/NĐ-CP, ngày 15-11-2015,
có hiệu lực từ 1-2016, thay thế NĐ 158/2005/NĐ-CP).
Trong đăng ký và quản lý hộ tịch, cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ và quyền
hạn sau đây:
- Đăng ký sinh; kết hôn; nuôi con nuôi; giám hộ; cải chính họ,
tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh; đăng ký khai sinh, khai tử quá
hạn; đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận con nuôi (đối với
những sự kiện hộ tịch trước đây đã đăng ký tại cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự) cho công dân Việt Nam ở nước ngoài;
- Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn, xác định cha, mẹ,
con, thay đổi quốc tịch, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn
chế năng lực hành vi dân sự, huỷ hôn trái pháp luật, hạn chế quyền
của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, hoặc những sự kiện pháp
luật khác do pháp luật quy định;
- Đăng ký lại các sự kiện hộ tịch xảy ra ở nước ngoài đã được
cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại đăng ký cho công dân Việt
Nam, khi đương sự có yêu cầu;
- Cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc;
- Lưu trữ hồ sơ, sổ sách hộ tịch;
- Tổng hợp tình hình và báo cáo thống kê các số liệu hộ tịch cho
242
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Cục Lãnh sự theo định kỳ sáu tháng và hằng năm;


- Sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch theo quy định;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về đăng ký
và quản lý hộ tịch theo thẩm quyền.

5.2. Đăng ký khai sinh cho trẻ em là công dân Việt Nam

- Đăng ký khai sinh cho trẻ em là công dân Việt Nam, không
đăng ký khai sinh cho trẻ em không có quốc tịch Việt Nam, kể cả
trường hợp có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
- Mọi người sinh ra đều có quyền được khai sinh, không phân
biệt sinh trong giá thú hoặc ngoài giá thú.
- Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em Việt
Nam là cơ quan đại diện ở nước hoặc ở khu vực lãnh sự nơi trẻ em
sinh ra hoặc nơi cư trú của cha hoặc mẹ trẻ em đó.
- Cha hay mẹ phải khai sinh cho con tại trụ sở cơ quan đại diện
Việt Nam ở nước nơi mình cư trú. Nếu có lý do chính đáng mà cha,
mẹ không thể trực tiếp đến cơ quan đại diện làm thủ tục đăng ký
khai sinh được thì có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục nộp
thay.

5.3. Đăng ký kết hôn

- Việc kết hôn phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền theo nghi thức quy định tại Điều 9, Luật Hôn nhân và gia
đình. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 9 đều
không có giá trị pháp lý.
- Việc kết hôn ở trong nước thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân
dân cấp xã (giữa hai công dân Việt Nam thường trú ở trong nước,
kể cả trường hợp họ đang tạm trú ở nước ngoài) và ủy ban nhân dân
cấp tỉnh (giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, hoặc giữa
243
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

hai công dân Việt Nam với nhau nhưng một bên định cư ở nước
ngoài). Ở nước ngoài, việc đăng ký kết hôn giữa hai công dân Việt
Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài
do cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước
nơi một trong hai bên xin đăng ký kết hôn cư trú thực hiện (Điều
39, Bộ luật Dân sự; Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình; Điều 8 Luật
cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài; Nghị định
126/2014/NĐ/CP ngày 31-12-2014 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngoài - sau đây gọi tắt là Nghị định số 126/2014/NĐ-CP).
Cơ quan đại diện chỉ tiến hành đăng ký kết hôn giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài cư trú tại nước tiếp nhận trong
trường hợp việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở
tại. Trường hợp pháp luật nước sở tại không có quy định cụ thể thì
lãnh sự có văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại
cho biết ý kiến và chỉ đăng ký kết hôn nếu cơ quan này không phản
đối. Đây là việc làm cần thiết để hôn nhân đó được công nhận ở
nước sở tại.
Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.
Cụ thể nam đã bước sang tuổi 20 (ngày hôm sau của sinh nhật lần
thứ 19), nữ đã bước sang tuổi 18 (ngày hôm sau của sinh nhật lần
thứ 17) là đủ tuổi kết hôn.
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên
nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc
cản trở, được thể hiện qua việc cả hai bên nam, nữ đều ký vào tờ
khai đăng ký kết hôn và thể hiện ý kiến tại lễ đăng ký kết hôn.
- Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây (Điều 10, Luật
Hôn nhân và gia đình): người đang có vợ hoặc có chồng; người mất
năng lực hành vi dân sự; giữa những người cùng dòng máu về trực
244
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ


nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với
con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với
con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa người cùng
giới tính. Về kết hôn giữa công dân Việt Nam và công dân nước
ngoài thì mỗi bên tuân thủ theo pháp luật nước mình về điều kiện
kết hôn, người nước ngoài phải tuân thủ Luật Hôn nhân và gia đình
Việt Nam về độ tuổi, tự nguyện và không vi phạm trường hợp cấm.

5.4. Đăng ký khai tử


Mọi công dân Việt Nam khi chết phải được đăng ký khai tử.
Trẻ em sinh ra chỉ sống được 24 giờ thì vừa đăng ký khai sinh, vừa
đăng ký khai tử. Nếu chết luôn hoặc chưa sống được 24 giờ thì
không phải khai tử.
Cơ quan đại diện ở nước, khu vực lãnh sự nơi cư trú có thẩm
quyền đăng ký khai tử. Nếu cơ quan địa phương có thẩm quyền của
nước, khu vực lãnh sự đã khai tử thì lãnh sự hợp pháp hoá giấy tờ,
công chứng bản dịch chuyển về nước. Việc khai tử thực hiện trong
vòng 15 ngày kể từ khi người đó chết. Quá thời hạn thì đăng ký
theo thủ tục khai tử quá hạn.

5.5. Đăng ký việc nuôi con nuôi


Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người
nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho
người được nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức xã hội. Việc cho, nhận trẻ em
làm con nuôi chỉ được thực hiện trên tinh thần nhân đạo, nhằm bảo
đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của
trẻ em. Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi nhằm mục đích
245
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì
mục đích trục lợi khác. Người được nhận làm con nuôi phải là
người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên 15 tuổi có thể được nhận
làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực
hành vi dân sự hoặc làm con nuôi người già yếu, cô đơn.
- Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
+ Có tư cách đạo đức tốt;
+ Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
- Việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam đang
thường trú ở trong nước làm con nuôi được xem xét giải quyết, nếu
Việt Nam và nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú đã ký
kết hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi.
Việc cho người nước ngoài thường trú tại nước chưa ký kết hoặc
chưa cùng gia nhập với Việt Nam điều ước quốc tế về hợp tác nuôi
con nuôi nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi chỉ được xem xét giải
quyết, nếu xin đích danh trẻ em đang sống trong gia đình, nếu thuộc
trường hợp là trẻ em mồ côi, tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân
thích với người xin nhận con nuôi.
- Việc nhận người chưa thành niên, người đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự làm con nuôi phải được sự đồng ý bằng
văn bản của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha
mẹ đẻ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định
được cha, mẹ thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của người giám
hộ. Nếu người được xin làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên thì còn phải
được sự đồng ý của trẻ em đó.
Ngoài những quy định trên, người nước ngoài nhận trẻ em Việt
246
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Nam làm con nuôi phải có đủ điều kiện để nuôi con nuôi theo pháp
luật của nước nơi người đó thường trú.
- Việc nuôi con nuôi bị từ chối trong các trường hợp sau đây:
+ Người xin nhận con nuôi không đáp ứng đủ các điều kiện
nuôi con nuôi theo quy định;
+ Trẻ em được nhận làm con nuôi không đáp ứng đủ các điều
kiện theo quy định;
+ Có căn cứ để khẳng định việc xin nhận con nuôi là nhằm mục
đích mua bán trẻ em, bóc lột sức lao động của trẻ em, xâm phạm
tình dục đối với trẻ em hoặc nhằm mục đích trục lợi khác.
Trường hợp cơ quan đại diện từ chối đăng ký việc nuôi con
nuôi thì phải giải thích rõ lý do.
Khi quyết định của toà án về việc chấm dứt nuôi con nuôi có
hiệu lực pháp luật thì cơ quan đại diện phải ghi việc chấm dứt nuôi
con nuôi vào sổ hộ tịch.
Những giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp
hoặc xác nhận phải được Vụ Lãnh sự Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận
hoặc cơ quan khác được uỷ quyền chứng thực.
Luật pháp nhiều nước quy định việc nuôi con nuôi làm chấm
dứt hoàn toàn các quan hệ giữa người được nhận làm con nuôi với
cha mẹ đẻ. Tuy nhiên, để phù hợp với truyền thống Việt Nam, luật
pháp nước ta cho phép duy trì một số quan hệ pháp lý giữa người
được nhận làm con nuôi với cha mẹ đẻ như quyền thừa kế.

5.6. Đăng ký giám hộ1


Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được

1
. Ngày 24-11-2015, Bộ luật Dân sự đã được Quốc hội Việt Nam khóa
XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua, quy định về chế độ giám hộ tại mục 4, Chương
III thay thế cho Bộ luật Dân sự 2005.
247
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy
định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật dân sự (gọi chung là người
giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân
sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (gọi chung
là người được giám hộ).
Đối tượng được giám hộ gồm: người chưa thành niên (dưới 18
tuổi) mà không còn cha mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; cha,
mẹ bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ bị toà
án hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ không có điều kiện chăm
sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ. Người mất năng lực
hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi của mình.
Điều kiện của cá nhân làm giám hộ gồm các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện
quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự
hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các
tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài
sản của người khác;
- Không phải là người bị tòa án tuyên bố hạn chế đối với con
chưa thành niên.

5.7. Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

- Việc đăng ký nhận cha, mẹ, con chỉ được tiến hành, nếu bên
nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp đơn yêu
cầu, tự nguyện và không có tranh chấp. Nếu có tranh chấp thì lãnh
sự hướng dẫn các bên liên quan giải quyết tại toà án có thẩm quyền.
248
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

- Trong trường hợp con chưa thành niên thì mẹ hoặc cha làm
thủ tục nhận cha hoặc mẹ cho con. Nếu con chưa thành niên nhưng
đã đủ 9 tuổi trở lên thì việc xin nhận cha hoặc mẹ cho con còn phải
có sự đồng ý của bản thân người con đó.
- Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì
phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha người đó. Nếu người được nhận
là con chưa thành niên nhưng đã đủ 9 tuổi trở lên thì còn phải có sự
đồng ý của bản thân người đó.
- Cha hoặc mẹ đăng ký nhận con, thì đơn xin nhận con phải có
ý kiến đồng ý của người kia, trừ trường hợp người này bị toà án
tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
- Con đăng ký nhận cha hoặc mẹ, thì đơn xin nhận cha hoặc mẹ
phải có ý kiến của người hiện đang là mẹ hoặc cha và của người
được nhận là cha hoặc mẹ; nếu người hiện đang là mẹ hoặc cha đã
bị toà án tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, thì
không phải có ý kiến của người này.
- Sự đồng ý của trẻ em được nhận làm con từ đủ 9 tuổi trở lên
phải thể hiện bằng việc ghi “Đồng ý” và ký tên vào đơn; nếu trẻ em
không biết chữ thì lãnh sự phải đọc và giải thích rõ việc sẽ được
nhận làm con; nếu đồng ý, thì điểm chỉ vào đơn thay cho việc ký.
Việc này cũng áp dụng đối với trường hợp trẻ em từ đủ 9 tuổi đến
dưới 15 tuổi xin nhận cha hoặc mẹ.
- Cơ quan đại diện chỉ tiến hành đăng ký nhận cha, mẹ, con
giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu nước sở tại cho
phép hoặc không phản đối việc đó.

5.8. Cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh

- Việc cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh được
tiến hành tại cơ quan đại diện nơi đăng ký khai sinh, nếu quá 30
249
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

ngày, kể từ ngày đăng ký khai sinh, phát hiện có sai sót trong nội
dung giấy khai sinh do ghi chép của lãnh sự hoặc do đương sự khai
báo nhầm lẫn. Việc cải chính này chỉ được thực hiện đối với những
trường hợp có đủ cơ sở để xác định rằng có sự sai sót khi đăng ký
khai sinh. Trường hợp yêu cầu cải chính hộ tịch trong giấy khai
sinh do đương sự cố tình sửa chữa sự thật đã đăng ký trước đây để
hợp thức hoá các hồ sơ, giấy tờ cá nhân hiện tại, thì không giải
quyết.
- Nếu có lý do chính đáng (theo quy định tại các Điều 27 và 28,
Bộ luật Dân sự), công dân có quyền thay đổi họ, tên, xác định lại
dân tộc. Trong trường hợp này, lãnh sự hướng dẫn đương sự làm
thủ tục tại uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,
nơi đương sự cư trú trước khi xuất cảnh.
- Việc cải chính hộ tịch đối với người dưới 18 tuổi được thực
hiện theo đơn yêu cầu của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.
Đối với người đủ 9 tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

6. Hợp pháp hóa lãnh sự và chứng nhận lãnh sự

Hợp pháp hóa lãnh sự là việc chứng thực chữ ký, con dấu trên
các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam. Chứng
nhận lãnh sự là việc chứng thực chữ ký, con dấu trên các giấy tờ, tài
liệu của Việt Nam để sử dụng ở nước ngoài. Nghị định số
111/2011/NĐ-CP, ngày 5-12-2011 về chứng nhận lãnh sự, hợp
pháp hóa lãnh sự và Thông tư số 01/2012/TT-BNG hướng dẫn thực
hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 20-
3-2012.

6.1. Những quy định chung

- Giấy tờ, tài liệu của nước ngoài trước khi sử dụng ở Việt Nam
250
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp pháp luật hoặc điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Giấy tờ, tài liệu của Việt Nam đưa ra nước ngoài sử dụng có
thể được chứng nhận lãnh sự (nếu có yêu cầu).
- Việc hợp pháp hóa lãnh sự không bao hàm việc chứng thực về
nội dung và hình thức các giấy tờ, tài liệu, trừ những trường hợp
đương sự yêu cầu và những giấy tờ đó đã được các cơ quan có thẩm
quyền nước ngoài nêu tại mục 3 chứng thực nội dung và hình thức
của giấy tờ, tài liệu phù hợp với pháp luật nước lập văn bản.
- Lãnh sự có thể chứng thực sự phù hợp về nội dung và hình
thức của giấy tờ, tài liệu của Việt Nam nếu giấy tờ, tài liệu đó đã
được Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh
chứng nhận.
- Người yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự hoặc chứng nhận lãnh sự
có thể trực tiếp làm thủ tục hoặc ủy nhiệm cho người khác làm thay
mình. Người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự,
người được ủy nhiệm làm thay phải là người có đủ năng lực hành vi
dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của
nước mà người đó là công dân.
- Ngôn ngữ sử dụng để hợp pháp hóa lãnh sự là tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng để chứng nhận lãnh sự là ngôn ngữ chính thức
của nước ngoài, nơi giấy tờ, tài liệu của Việt Nam được đem ra sử
dụng hoặc là tiếng Anh hay tiếng Pháp.
- Lãnh sự thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự trên cơ sở đối
chiếu chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu với mẫu chữ ký, con dấu
của người và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã chính thức
thông báo.
251
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

6.2. Những trường hợp không được hợp pháp hóa lãnh sự,
chứng nhận lãnh sự

- Lãnh sự không được hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh
sự trong trường hợp giấy tờ, tài liệu được lập ra hoặc sử dụng tại
nước đã ký với Việt Nam điều ước quốc tế có quy định miễn hợp
pháp hóa lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu.
- Lãnh sự không được hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh
sự trong các trường hợp sau:
+ Nội dung của giấy tờ, tài liệu trái với những nguyên tắc của
pháp luật Việt Nam hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà
nước Việt Nam.
+ Giấy tờ, tài liệu của Việt Nam được lập hoặc xác nhận không
đúng với quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Không xác định rõ mục đích sử dụng của giấy tờ, tài liệu.
+ Giấy tờ, tài liệu liên quan đến bản thân lãnh sự, đến những
người thân thích gần như: vợ/chồng, bố mẹ (kể cả bố mẹ vợ/bố mẹ
chồng, bố mẹ nuôi), anh chị em ruột (kể cả anh chị em vợ/chồng,
anh chị em nuôi), ông bà nội, ông bà ngoại, con (kể cả con nuôi,
con dâu, con rể), cháu (gồm các con của con trai, con gái, con
nuôi).
+ Chữ ký, con dấu đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận
lãnh sự không phải là chữ ký, con dấu gốc.
+ Hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định.

6.3. Yêu cầu đối với giấy tờ, tài liệu đề nghị hợp pháp hóa
lãnh sự, chứng nhận lãnh sự

- Giấy tờ, tài liệu phải được trình bày rõ ràng, không bị tẩy xóa,
sửa chữa. Trường hợp tài liệu bị tẩy xóa, sửa chữa thì chỗ bị tẩy
252
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

xóa, sửa chữa phải được đính chính theo quy định nơi lập văn bản.
- Giấy tờ, tài liệu nước ngoài trước khi đề nghị hợp pháp hóa
lãnh sự tại cơ quan đại diện phải được chứng thực bởi:
+ Bộ ngoại giao hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước sở
tại đã được giới thiệu chính thức cho cơ quan đại diện nếu là giấy
tờ, tài liệu của nước sở tại. Đối với các nước có chế độ liên bang thì
cục lãnh sự có hướng dẫn cụ thể đối với từng cơ quan đại diện về
thẩm quyền chứng thực của nước ngoài đó1.
+ Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan
khác được ủy quyền của nước thứ ba đó.
- Lãnh sự chỉ chứng nhận lãnh sự đối với giấy tờ, tài liệu do các
cơ quan, tổ chức của Việt Nam cấp sau khi giấy tờ, tài liệu đó đã
được Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh
chứng thực.
- Giấy tờ, tài liệu có từ hai tờ trở lên phải có dấu giáp lai giữa
các tờ.

6.4. Hồ sơ
Hồ sơ gồm:
- Phiếu đề nghị hợp pháp hóa hoặc chứng nhận lãnh sự;
- Bản chính hoặc bản sao có công chứng giấy tờ, tài liệu đề nghị
được hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự, bản dịch (nếu có);
- 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nói trên;
- 01 bản chụp hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế hộ chiếu của
đương sự (có xuất trình bản gốc để đối chiếu);
- Giấy ủy quyền (trong trường hợp ủy quyền cho người khác
1
. Hiện nay, cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại Hoa Kỳ, Thụy Sĩ,
Canađa, Đức có thể chứng nhận chữ ký, con dấu của cơ quan có thẩm quyền
của bang, tiểu bang của các nước này.
253
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

làm thủ tục).

7. Thực hiện uỷ thác tư pháp

7.1. Khái niệm

Uỷ thác tư pháp là việc tống đạt giấy tờ, lấy lời khai, thực hiện
một số trình tự, thủ tục tố tụng riêng biệt (về hình sự, dân sự) đối
với công dân nước cử hoặc công dân nước tiếp nhận tại nước tiếp
nhận theo yêu cầu của cơ quan tư pháp nước yêu cầu uỷ thác tư
pháp. Việc này được thực hiện thông qua đường ngoại giao hoặc
thông qua cơ quan tư pháp trung ương được chỉ định giữa hai nước
(uỷ thác tư pháp theo Hiệp định tương trợ tư pháp).
Uỷ thác tư pháp theo Hiệp định tương trợ tư pháp được thực
hiện trên cơ sở các quy định của hiệp định. Các bên ký kết chỉ định
cơ quan trung ương làm đầu mối đưa ra yêu cầu và thực hiện uỷ
thác tư pháp, có thể là Bộ Tư pháp, Toà án tối cao hoặc Viện Kiểm
sát tối cao. Việc yêu cầu và thực hiện uỷ thác tư pháp do cơ quan
trung ương được chỉ định của hai bên thực hiện.
Việc uỷ thác tư pháp theo Hiệp định tương trợ tư pháp được
thực hiện qua các cơ quan trung ương của các bên ký kết nên không
thuộc phạm vi giải quyết của cơ quan đại diện. Do vậy, đối với
những nước đã ký với Việt Nam Hiệp định tương trợ tư pháp, lãnh
sự căn cứ vào hiệp định này hướng dẫn các cơ quan của nước sở tại
thông qua cơ quan trung ương gửi yêu cầu đến Bộ Tư pháp (nếu là
uỷ thác tư pháp về dân sự) hoặc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao của
Việt Nam (nếu là uỷ thác tư pháp về hình sự) để thực hiện uỷ thác
tư pháp. Tuy nhiên, lãnh sự vẫn thực hiện yêu cầu uỷ thác tư pháp
của cơ quan tư pháp Việt Nam đối với công dân Việt Nam cư trú ở
nước ngoài.
254
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

7.2. Ủy thác tư pháp đối với công dân Việt Nam

Lãnh sự thực hiện uỷ thác tư pháp ở trong khu vực lãnh sự, nếu:
- Việc thực hiện uỷ thác tư pháp không trái với pháp luật nước
sở tại hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước sở tại ký kết
hoặc tham gia.
- Việc thực hiện uỷ thác tư pháp phải tuân theo các quy định
của pháp luật nước sở tại hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam và
nước sở tại ký kết hoặc tham gia.
- Việc thực hiện uỷ thác tư pháp phải tuân theo các quy định
của pháp luật tố tụng của Việt Nam (Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp
lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự).
Khi Toà án nhân dân tối cao hoặc Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao hoặc Bộ Tư pháp (sau đây gọi là cơ quan tư pháp) của Việt
Nam xét thấy phải tiến hành một số thủ tục tố tụng (ví dụ như tống
đạt giấy tờ) hoặc lấy lời khai của công dân Việt Nam đang cư trú ở
nước ngoài, cơ quan tư pháp lập hồ sơ uỷ thác tư pháp cho cơ quan
đại diện. Để việc uỷ thác tư pháp thực hiện được nhanh, đúng hạn,
cơ quan tư pháp phải xác minh được địa chỉ chính xác của đương
sự.
Việc thực hiện uỷ thác tư pháp tại cơ quan đại diện: khi nhận
được hồ sơ uỷ thác, lãnh sự kiểm tra tài liệu có trong hồ sơ; đăng ký
hồ sơ vào sổ theo dõi. Căn cứ vào họ tên, địa chỉ ghi trong hồ sơ,
lãnh sự gửi giấy mời đương sự đến trụ sở cơ quan đại diện để lấy
lời khai, tống đạt bản án hay các giấy tờ khác, đồng thời niêm yết
về việc này tại trụ sở cơ quan đại diện. Khi triệu tập đương sự, lãnh
sự giải thích rõ các quyền và nghĩa vụ của họ trong việc thực hiện
uỷ thác tư pháp.
255
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

- Trong trường hợp không liên hệ được với đương sự (do đương
sự đã thay đổi địa chỉ nơi lưu trú, thay đổi số điện thoại) hoặc liên
hệ được nhưng đương sự cố tình không đến trụ sở cơ quan đại diện,
thì sau 03 tháng kể từ ngày niêm yết tại trụ sở, cơ quan đại diện,
lãnh sự lập biên bản về việc hết thời hạn niêm yết uỷ thác tư pháp
và thông báo kết quả cho Cục Lãnh sự, nêu rõ lý do.

7.3. Ủy thác tư pháp đối với người nước ngoài

Sau khi nhận đủ hồ sơ uỷ thác như quy định, lãnh sự đăng ký


vào sổ theo quy định và lưu một bộ hồ sơ (bản photocopy). Gửi hồ
sơ uỷ thác kèm công hàm của cơ quan đại diện cho bộ ngoại giao
của nước sở tại.
Khi nhận được kết quả thực hiện uỷ thác tư pháp của bộ ngoại
giao nước sở tại, lãnh sự lập biên bản và gửi công văn cho cục lãnh
sự thông báo về việc này, kèm theo các giấy tờ thực hiện uỷ thác tư
pháp do bộ ngoại giao nước sở tại gửi.
Nếu trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày chuyển hồ sơ uỷ thác cho
bộ ngoại giao nước sở tại mà cơ quan đại diện không nhận được kết
quả, lãnh sự sẽ thông báo bằng văn bản cho cục lãnh sự về việc
chậm trễ này và nêu rõ lý do.

8. Nhiệm vụ lãnh sự về thừa kế

8.1. Một số quy định của pháp luật Việt Nam về thừa kế

Theo Điều 609, Điều 610, Bộ luật Dân sự: Quyền thừa kế là
một trong các quyền dân sự cơ bản của cá nhân được pháp luật bảo
vệ.
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để
lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản
256
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

theo di chúc hoặc theo pháp luật.


Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho
người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Thừa kế theo di chúc (từ Điều 624 đến Điều 648, Bộ luật Dân
sự):
- Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản
của mình cho người khác sau khi chết. Thừa kế theo di chúc là việc
chuyển di sản của người chết cho người thừa kế theo sự định đoạt
trong di chúc của người đó lập khi còn sống.
- Di chúc có hai hình thức: di chúc bằng văn bản và di chúc
miệng1.
- Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau
đây:
+ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép.
+ Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật không trái
đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp
luật.
+ Di chúc của người từ đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi phải được lập
thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
+ Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người

1
. Trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe doạ do bệnh tật
hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể
lập di chúc miệng. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người lập di chúc
miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm
chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc
điểm chỉ.
Sau ba tháng, kể từ thời điểm lập di chúc miệng mà người lập di chúc còn
sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng bị huỷ bỏ.
257
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có
công chứng hoặc chứng thực.
+ Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ
được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại
khoản 1, Điều 630, Bộ luật dân sự.
Thừa kế theo pháp luật (Điều 649 đến Điều 655, Bộ luật Dân
sự):
- Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện
và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Thừa kế theo pháp luật
được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
+ Không có di chúc;
+ Di chúc không hợp pháp;
+ Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết
cùng thời điểm mở thừa kế;
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc
mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền hưởng di sản.
- Thừa kế theo pháp luật cũng áp dụng đối với phần di sản
không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến
phần di chúc không có hiệu lực; phần di sản có liên quan đến người
được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản,
từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng
di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm thừa kế.
- Hàng thừa kế theo pháp luật quy định như sau:
+ Hàng thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ
nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
+ Hàng thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh
ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
+ Hàng thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột,
258
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của
người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì
ruột.
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng
nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu
không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền
hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di
sản.

8.2. Nhiệm vụ chung

Nếu ở khu vực lãnh sự có di sản của công dân Việt Nam hoặc
thừa kế được mở có lợi cho nhà nước, các đoàn thể quần chúng cấp
trung ương cũng như cho pháp nhân và công dân Việt Nam, lãnh sự
thi hành mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm việc thực hiện các
quyền lợi đó.
Lãnh sự làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
nước sở tại để giải quyết những vấn đề liên quan tới việc thừa kế
phù hợp với pháp luật nước sở tại.
Trường hợp công dân Việt Nam tạm trú tại khu vực lãnh sự
chết có để lại di sản, lãnh sự thực hiện các việc sau:
- Lập biên bản kiểm kê, niêm phong di sản, hoặc yêu cầu cơ
quan có thẩm quyền nước sở tại bảo quản di sản và chuyển cho lãnh
sự. Nếu lãnh sự không thể trực tiếp thực hiện việc kiểm kê, niêm
phong thì có thể hướng dẫn Hội người Việt Nam, bạn bè... của
người quá cố làm các thủ tục này (ít nhất phải có 3 người) hoặc yêu
cầu cơ quan chức năng nước sở tại làm.
- Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ của người chết trong
thời gian ở nước sở tại, lãnh sự gửi di sản hoặc tiền bán di sản cho
người được hưởng thừa kế (theo luật hoặc theo di chúc). Nếu không
259
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

có người được hưởng thừa kế di sản thì giải quyết theo mục 3.
Trường hợp pháp nhân hoặc công dân Việt Nam đang ở Việt
Nam hoặc ở nước thứ ba có thể được hưởng thừa kế, lãnh sự thông
báo ngay cho Cục Lãnh sự những điều biết được về việc thừa kế đó.
Nếu người thừa kế yêu cầu, lãnh sự có thể đại diện cho họ trong
việc giải quyết các công việc liên quan đến việc thừa kế. Lãnh sự có
thể đại diện cho người thừa kế là công dân hoặc pháp nhân Việt
Nam mà không cần uỷ quyền trong trường hợp họ không có mặt ở
nước sở tại hoặc không cử người đại diện, nếu các cơ quan có thẩm
quyền của nước sở tại không yêu cầu phải có uỷ quyền.
Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước sở tại chết mà di
sản không có người thừa kế hoặc những người thừa kế từ chối nhận
di sản, lãnh sự nhận và chuyển di sản đó cho cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (nếu sau khi thanh toán các nghĩa vụ, thuế mà giá trị tài
sản thừa kế đó còn đáng kể).
Đối với các nước đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với nước
ta, nếu di sản của công dân Việt Nam ở nước sở tại mà không có
người thừa kế hoặc người thừa kế từ chối nhận di sản thì giải quyết
như sau:
+ Động sản thuộc về Nhà nước Việt Nam;
+ Bất động sản thuộc về nước sở tại.

9. Chức năng lãnh sự chung đối với phương tiện giao thông
của Việt Nam

9.1. Nhận thức chung

- Lãnh sự thực hiện mọi biện pháp giúp đỡ cần thiết để tàu biển,
tàu bay và các phương tiện giao thông vận tải mang quốc tịch Việt
Nam hoặc đăng ký tại Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền
260
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

dành cho các phương tiện đó.


- Đối tượng được hưởng sự giúp đỡ của lãnh sự là các phương
tiện nói trên không phân biệt chủ sở hữu gồm:
+ Tàu biển Việt Nam hay tàu biển mang quốc tịch Việt Nam là
tàu biển đã được đăng ký vào “Sổ đăng ký tàu biển quốc gia” của
Việt Nam hoặc được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh
sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp “Giấy phép mang cờ quốc tịch
tàu biển tạm thời” đối với các tàu biển được mua hoặc đóng mới ở
nước ngoài để đưa về Việt Nam.
+ Tàu bay dân dụng Việt Nam là tàu bay đã được đăng ký vào
“Sổ đăng bạ tàu bay dân dụng Việt Nam”. Tàu bay chỉ được phép
hoạt động sau khi đã đăng ký, được sơn hoặc gắn dấu hiệu quốc
tịch và dấu hiệu đăng ký theo quy định của luật pháp Việt Nam.
Quyền mà các phương tiện nói trên được hưởng được quy định
tại pháp luật nước tiếp nhận, điều ước lãnh sự (nếu không có thoả
thuận khác giữa nước ta với nước tiếp nhận lãnh sự).
- Về nguyên tắc, lãnh sự chỉ giúp đỡ các phương tiện Việt Nam
đang ở trong phạm vi khu vực lãnh sự (nếu không có thoả thuận
khác giữa nước ta với nước tiếp nhận lãnh sự).
- Để thực hiện chức năng này, lãnh sự có quyền liên hệ và tiếp
xúc với thuyền trưởng và thuyền viên (cơ trưởng và phi hành đoàn);
liên hệ và yêu cầu sự giúp đỡ của các cơ quan có thẩm quyền của
nước tiếp nhận.
Các chức năng lãnh sự đối với tàu biển được áp dụng một cách
phù hợp đối với tàu bay và các phương tiện giao thông vận tải khác
của Việt Nam.
- Cung cấp thông tin cần thiết: lãnh sự giúp thuyền trưởng nắm
được các quy định của cảng, pháp luật, tập quán địa phương và
261
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

cung cấp những thông tin cần thiết khác liên quan đến hoạt động
của tàu.
- Thăm tàu và kiểm tra các giấy tờ của tàu.
Khi tàu đến cảng nước ngoài, thuyền trưởng có trách nhiệm
thông báo ngay cho cơ quan đại diện của Việt Nam về việc tàu đến
cảng nước ngoài (trừ trường hợp không có điều kiện thực hiện trách
nhiệm này). Lãnh sự có quyền thăm tàu và yêu cầu thuyền trưởng
xuất trình các giấy tờ, tài liệu của tàu để kiểm tra. Trong trường hợp
cần thiết, lãnh sự yêu cầu thuyền trưởng đến trụ sở cơ quan trình
báo mọi chi tiết về hành trình của tàu.
Lãnh sự cũng có quyền kiểm tra và thanh tra trên tàu, có quyền
phỏng vấn thuyền trưởng và thuyền viên.
- Thi hành mọi biện pháp để khôi phục các quyền bị vi phạm
của tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Khi biết tàu bị khám xét, lãnh sự có trách nhiệm liên hệ kịp thời
với các cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại tìm hiểu các vấn đề
liên quan đến việc khám xét như lý do khám xét, thủ tục và các biện
pháp chế tài của cơ quan chức năng nước sở tại; lãnh sự phải trực
tiếp hoặc uỷ nhiệm người khác thay mặt mình có mặt trong vụ
khám xét đó.
Trường hợp vì lý do nào đó mà lãnh sự không đến được và cũng
không uỷ nhiệm người khác có mặt trong vụ khám xét thì phải yêu
cầu cơ quan có thẩm quyền trong khu vực lãnh sự thông báo quá
trình và kết quả khám xét.
Trường hợp tàu bị xâm hại thì tuỳ theo mức độ và yêu cầu của
thuyền trưởng, lãnh sự có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền
của nước sở tại thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ quyền lợi
chính đáng của tàu biển Việt Nam.
Các hiệp định lãnh sự mà Việt Nam đã ký kết còn dành cho
262
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

viên chức lãnh sự một số quyền khác:


+ Thực hiện các quyền khi tàu bị khám xét: trong trường hợp cơ
quan tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước sở tại tiến
hành các hoạt động điều tra, cưỡng chế trên tàu; thẩm vấn thuyền
trưởng và thuyền viên do bị nghi ngờ hoặc có dấu hiệu vi phạm luật
pháp hình sự nước sở tại. Tuy nhiên, các quyền này không áp dụng
đối với việc kiểm tra bình thường về thuế quan, hải quan, kiểm
dịch. Khi thực hiện các chức năng này, theo quy định của luật pháp
quốc tế, chính quyền sở tại không có nghĩa vụ phải thông báo trước
cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước cử;
+ Tham dự vào việc tiếp xúc của thuyền trưởng hoặc nhân viên
trên tàu với một tàu khác hoặc với toà án, cơ quan có thẩm quyền
của nước sở tại;
+ Yêu cầu hoặc cho phép cơ quan tư pháp hoặc cơ quan có
thẩm quyền khác can thiệp vào công việc nội bộ trên tàu như quan
hệ giữa thuyền viên, quan hệ lao động, nội quy trên tàu và các công
việc khác mang tính chất nội bộ của tàu nếu không trái với pháp
luật nước sở tại về trật tự và an toàn xã hội.

9.2. Cấp và chứng thực giấy tờ, tài liệu

Lãnh sự chỉ cấp “Giấy phép mang cờ quốc tịch tàu biển Việt
Nam tạm thời” cho tàu do Việt Nam mua và nhận ở nước ngoài để
mang về Việt Nam.
Lãnh sự chứng thực các giấy tờ, tài liệu của tàu, các bản khai
liên quan đến tàu, hàng hoá, tài chính.
Tài liệu của tàu biển Việt Nam gồm các loại nhật ký tàu biển,
các loại giấy chứng nhận, các tài liệu khác của tàu và thuyền viên
theo quy định của Bộ trưởng Giao thông vận tải như:
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, chứng thư quốc tịch của
263
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

tàu, giấy phép rời cảng, giấy chứng nhận mạn khô quốc tế, giấy
chứng nhận dung tích tàu;
- Bằng hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn;
- Sổ thuyền viên;
- Tờ khai hàng hoá;
- Danh sách thuyền viên, hành khách...
Lãnh sự có quyền cấp giấy để tàu vào cảng, lưu lại, rời cảng dễ
dàng.

9.3. Chức năng lãnh sự đối với thuyền bộ

Thuyền bộ của tàu gồm thuyền trưởng, các sĩ quan và những


người khác làm việc trong định biên của tàu, gọi chung là thuyền
viên. Thuyền viên có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước
ngoài.
Trong trường hợp thuyền trưởng không thể thực hiện nhiệm vụ
được giao, lãnh sự chỉ định người thay thế thuyền trưởng đồng thời
có trách nhiệm báo cáo cục lãnh sự và thông báo cho chủ tàu (người
sở hữu tàu biển) biết việc đó.
Lãnh sự chứng thực và ghi vào nhật ký tàu những sự thay đổi về
nhân sự xảy ra trong hành trình của tàu hoặc khi tàu ở cảng.
Giải quyết tranh chấp của thuyền bộ: Khi xảy ra tranh chấp trên
tàu giữa thuyền trưởng và các thuyền viên liên quan đến tiền lương,
lao động..., lãnh sự có trách nhiệm giải quyết hoặc tạo thuận lợi cho
việc giải quyết tranh chấp đó.
Chế độ lao động, nghĩa vụ và quyền lợi của thuyền viên Việt
Nam trên tàu biển Việt Nam căn cứ vào pháp luật Việt Nam. Chế
độ lao động, nghĩa vụ và quyền lợi của thuyền viên nước ngoài làm
việc trên tàu biển Việt Nam được xác định trên cơ sở hợp đồng thuê
thuyền viên.
264
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Lãnh sự cần lưu ý đến những quyền hạn của thuyền trưởng theo
pháp luật như quyền áp dụng các biện pháp kỷ luật hoặc khen
thưởng đối với thuyền viên; có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc
rời khỏi tàu những thuyền viên không đủ trình độ chuyên môn theo
chức danh hoặc vi phạm kỷ luật.
Đối với những nước ký Hiệp định lãnh sự với nước ta, lãnh sự
có quyền tiến hành một số hoạt động khác như:
- Điều tra về bất kỳ sự cố nào xảy ra trên tàu, lấy lời khai của
thuyền trưởng, thuyền viên về sự cố đó;
- Tiến hành các biện pháp đảm bảo trật tự, kỷ cương trên tàu;
- Thực hiện các biện pháp cứu chữa hoặc đưa về nước thuyền
trưởng, thuyền viên hoặc hành khách trên tàu;
- Thực hiện các công việc liên quan đến việc tuyển dụng, sa thải
thuyền trưởng, thuyền viên;
- Giúp đỡ thuyền trưởng và thuyền viên trong việc liên hệ với
toà án, các cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận;
- Bảo đảm sự giúp đỡ pháp lý đối với thuyền bộ.

9.4. Trường hợp tàu rời cảng, bị sự cố hoặc bị cướp đoạt

- Tạm hoãn hoặc yêu cầu phải rời cảng gấp trước hạn:
Lãnh sự có quyền tạm hoãn hoặc yêu cầu tàu phải rời cảng gấp
trước hạn trong một số trường hợp đặc biệt.
Trường hợp đặc biệt là “xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang
khu vực lãnh sự, cảng bị phong toả hoặc trường hợp dự báo về thiên
tai, dịch bệnh xảy ra trong khu vực lãnh sự nơi có cảng biển và các
trường hợp cấp bách khác mà lãnh sự biết được từ nguồn tin trong
khu vực lãnh sự”: tạm hoãn hoặc yêu cầu tàu Việt Nam đang hoạt
động ở khu vực lãnh sự rời cảng trước hạn.
- Gửi công dân Việt Nam lên tàu:
265
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Lãnh sự có quyền gửi công dân Việt Nam lên tàu nếu việc này
nằm trong phạm vi hoạt động bảo vệ quyền lợi của công dân Việt
Nam và điều kiện an toàn hàng hải của tàu cho phép.
Người được gửi lên tàu phải hoàn thành thủ tục xuất, nhập
cảnh, hải quan, kiểm dịch y tế theo quy định của nước sở tại và phải
thanh toán mọi phí tổn liên quan tới chuyến đi của mình.
- Gửi túi lãnh sự lên tàu:
+ Lãnh sự thu xếp với cơ quan có thẩm quyền trong khu vực
lãnh sự để cử một thành viên cơ quan lãnh sự đến giao túi lãnh sự
trực tiếp và tự do cho thuyền trưởng;
+ Lãnh sự phải cấp cho thuyền trưởng của tàu giấy uỷ quyền
chuyển giao túi lãnh sự. Giấy uỷ quyền phải ghi rõ chi tiết nhân
thân của người được uỷ quyền; số lượng túi (kiện) tạo thành túi
lãnh sự; tên cơ quan gửi túi lãnh sự; hành trình nơi đi và nơi đến;
+ Túi lãnh sự phải có dấu hiệu bên ngoài chỉ rõ đó là túi lãnh sự
và chỉ được phép chứa giấy tờ, tài liệu và các đồ vật chỉ để sử dụng
chính thức. Nghiêm cấm việc gửi đồ vật cá nhân hoặc lợi dụng túi
lãnh sự vào các mục đích cá nhân khác. Túi lãnh sự phải được niêm
phong trước khi giao cho thuyền trưởng. Sau khi gửi, lãnh sự điện
thông báo ngay cho bộ ngoại giao nước mình.
- Trường hợp tàu bị sự cố:
+ Cứu tàu, người và hàng hóa trên tàu khi bị sự cố.
+ Khi được tin tàu Việt Nam bị sự cố trong khu vực lãnh sự,
lãnh sự tiến hành các công việc sau:
 Báo ngay cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và chủ tàu biết
về tên và số hiệu tàu bị sự cố, tình trạng tàu, số lượng người hay
hàng hóa trên tàu, hành trình tàu;
 Thông báo, yêu cầu và phối hợp với các nhà chức trách có
thẩm quyền của chính quyền sở tại tiến hành ngay các biện pháp
266
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

khẩn cấp để cứu hộ hành khách, thuyền bộ, tàu và hàng.


- Trường hợp có hành vi phạm tội trên tàu:
+ Khi xảy ra hành vi phạm tội trên tàu thì thuyền trưởng là
người có trách nhiệm áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết,
lập hồ sơ theo quy định của pháp luật và bảo vệ chứng cứ; thông
báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam và làm theo chỉ thị của cơ
quan này nếu tàu đến cảng nước ngoài.
+ Khi nhận được thông báo của thuyền trưởng về hành vi phạm
tội trên tàu của Việt Nam, lãnh sự cần tìm hiểu sự việc, thu thập đầy
đủ các thông tin cần thiết và thông báo ngay cho các cơ quan có
thẩm quyền của nước sở tại để phối hợp xử lý.
- Xác nhận kháng nghị hàng hải:
Kháng nghị hàng hải là một văn bản do thuyền trưởng của tàu
lập nhằm công bố hoàn cảnh của tàu và các biện pháp mà thuyền
trưởng đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh ấy nhằm hạn chế tổn
thất xảy ra, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chủ tàu và những người
có liên quan. Kháng nghị hàng hải được lập và trình trong các
trường hợp sau:
+ Khi xảy ra tổn thất hoặc nghi ngờ là sẽ xảy ra tổn thất với tàu,
hàng hóa vận chuyển trên tàu liên quan đến các tai nạn, sự cố hàng
hải;
+ Khi xảy ra tổn thất hoặc nghi ngờ là sẽ xảy ra tổn thất tính
mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan
đến các tai nạn, sự cố hàng hải;
+ Khi xảy ra các sự kiện đặc biệt làm ảnh hưởng hoặc có thể
làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa,
hành khách bằng tàu biển, hợp đồng cho thuê tàu, hợp đồng lai dắt,
cứu hộ, hợp đồng bảo hiểm hoặc các hợp đồng dịch vụ hàng hải
tương tự khác.
267
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Thời hạn trình kháng nghị hàng hải:


+ Nếu tai nạn, sự cố xảy ra trong khi tàu hành trình trên biển thì
kháng nghị hàng hải phải được trình tại cơ quan có thẩm quyền
trong vòng 24 giờ kể từ khi tàu ghé vào cảng đầu tiên.
+ Nếu tai nạn, sự cố xảy ra tại cảng thì phải trình kháng nghị
hàng hải trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, sự cố đó.
+ Nếu tai nạn, sự cố xảy ra có liên quan đến hàng hóa trong
hầm hàng thì kháng nghị hàng hải phải được trình trước khi mở nắp
hầm hàng.
Trong trường hợp trình kháng nghị hàng hải không đúng thời
hạn quy định thì trong kháng nghị hàng hải phải nêu rõ lý do của sự
chậm trễ đó.
Trên cơ sở bản kháng nghị hàng hải và các tài liệu, giấy tờ liên
quan, cùng với việc trưng cầu ý kiến của chính thuyền trưởng và
những người làm chứng nói trên, lãnh sự xác nhận việc trình kháng
nghị hàng hải; lập biên bản về việc trình kháng nghị hàng hải đó.
Lãnh sự chỉ chứng thực vào kháng nghị hàng hải, biên bản và các
giấy tờ nói trên nếu có đủ căn cứ để khẳng định việc kháng nghị đó
là đúng sự thật. Nếu cần, lãnh sự có thể trưng cầu giám định. Chủ
tàu có trách nhiệm thanh toán mọi chi phí liên quan đến việc giám
định.
Kháng nghị hàng hải được lãnh sự xác nhận phải được công bố
trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày được xác nhận.
- Trường hợp tàu bị cướp đoạt chạy đến khu vực lãnh sự:
Khi được tin có tàu của Việt Nam bị cướp đoạt chạy đến khu
vực lãnh sự, lãnh sự thực hiện các việc sau:
+ Xác minh về tên, số hiệu tàu, chủ tàu, tình trạng người và
hàng trên tàu;
+ Thông báo ngay cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao và chủ tàu
268
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

các chi tiết liên quan;


+ Thi hành mọi biện pháp để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
địa phương bắt giữ bọn cướp và bảo vệ hành khách, thuyền bộ,
hàng hóa trên tàu.

9.5. Trường hợp có người ốm, bị nạn, bị mất tích hoặc chết
trên tàu

Trong các trường hợp có người ốm, bị nạn, bị mất tích hoặc
chết trên tàu, thuyền trưởng là người có trách nhiệm phải ghi vào
nhật ký hàng hải và lập biên bản với sự tham gia của nhân viên y tế
của tàu và hai nhân chứng.
- Khi được thông báo về việc có người bị ốm, bị tai nạn trên tàu
của Việt Nam đang hoạt động tại khu vực lãnh sự thì lãnh sự phải
liên hệ với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương giúp đỡ họ vào
bệnh viện, theo dõi tình hình điều trị của bệnh viện, giúp đỡ mọi sự
cần thiết có thể, kể cả việc liên hệ với thân nhân của họ ở trong
nước thông qua Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao hoặc làm các thủ tục
để họ trở về Việt Nam.
- Đối với người bị mất tích hoặc chết trên tàu, thuyền trưởng có
nghĩa vụ lập biên bản kiểm kê tài sản và bảo quản tài sản của người
bị mất tích hoặc chết để lại trên tàu. Thuyền trưởng có trách nhiệm
thông báo và chuyển giao toàn bộ hồ sơ biên bản, giấy tờ liên quan
đến các trường hợp nói trên cho cơ quan đại diện Việt Nam nếu tàu
đến cảng nước ngoài. Trong trường hợp đó, lãnh sự thông báo ngay
cho các cơ quan có thẩm quyền và giúp giải quyết các vấn đề phát
sinh như thừa kế, các việc khác liên quan đến thi hài, di hài...

9.6. Trường hợp tàu thuyền và ngư dân Việt Nam gặp nạn,
269
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

mất tích hoặc bị bắt ở vùng biển nước ngoài

Đối với các trường hợp tàu và ngư dân gặp tai nạn, mất tích,
lãnh sự thi hành các biện pháp sau:
- Thông báo và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước sở tại xác
minh nguồn thông tin đó; thông báo cho Cục Lãnh sự hoặc Sở
Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (nếu tàu và ngư dân thuộc các
tỉnh phía nam) và địa phương có tàu, ngư dân để phối hợp xử lý.
- Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nước sở tại thi hành các biện
pháp tìm kiếm, cứu hộ tàu thuyền, ngư dân. Việc trục vớt tàu bị nạn
rất tốn kém, do vậy lãnh sự chỉ yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền
của nước sở tại trục vớt tàu khi được chính chủ tàu yêu cầu (lãnh sự
nên tìm hiểu kỹ quy định pháp lý của nước sở tại liên quan đến trục
vớt tàu thuyền để hướng dẫn cho chủ tàu trong các trường hợp cần
thiết).
- Thăm hỏi người bị nạn và vận động cộng đồng giúp đỡ về vật
chất cho người bị nạn.
- Làm các thủ tục để người bị nạn hồi hương.
Việc nhận người được nước ngoài trao trả phải qua các thủ tục
xác minh về nhân sự.

9.7. Đối với các trường hợp bị bắt do vi phạm lãnh hải và
pháp luật của nước ngoài

- Khi nhận được tin về việc tàu và ngư dân ta bị bắt, lãnh sự liên
hệ với cơ quan có thẩm quyền nước sở tại để xác minh: tên, ký hiệu
tàu bị bắt, tàu thuộc cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc địa phương nào,
tên chủ tàu, thuyền trưởng, số thuyền viên hoặc ngư dân ta bị bắt,
họ tên, địa chỉ của họ, hành vi vi phạm...;
- Thông báo về Cục Lãnh sự, Cục Hàng hải và cơ quan, tổ chức,
270
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

địa phương chủ quản của tàu để có ý kiến chỉ đạo và phối hợp;
- Thực hiện các biện pháp bảo hộ quyền lợi chính đáng của tàu
và thuyền bộ:
+ Về việc giúp đỡ ngư dân ta bị bắt, tạm giữ, bị tù: lãnh sự tiến
hành các biện pháp như đã nêu trên.
+ Về thủ tục giải quyết và chi phí cho số ngư dân hồi hương:
thủ tục tương tự trường hợp ngư dân bị nạn.

10. Chức năng lãnh sự với phòng dịch và bảo vệ thực vật,
động vật

10.1. Phòng dịch


Để góp phần phòng ngừa những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
do người từ nước ngoài truyền vào và lây truyền trên lãnh thổ Việt
Nam hoặc từ Việt Nam truyền ra nước ngoài, lãnh sự cần chủ động
trong việc cung cấp thông tin về vấn đề dịch bệnh cho các cơ quan
kiểm dịch trong nước và cho các đối tượng dự định nhập cảnh vào
Việt Nam.
Các bệnh truyền nhiễm phải kiểm dịch là: bệnh dịch hạch, bệnh
tả, bệnh sốt vàng da và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác mới
phát sinh theo quy định của Bộ Y tế.
- Trường hợp khu vực lãnh sự xuất hiện dịch bệnh:
Lãnh sự phải thông báo ngay cho Cục Lãnh sự, Bộ Y tế và các
cơ quan hữu quan trong nước về loại dịch, tình hình diễn biến của
dịch và những biện pháp phòng chống dịch của chính quyền nước
sở tại;
Lãnh sự thông báo cho những người trong khu vực lãnh sự
muốn đến Việt Nam là khi nhập cảnh họ phải xuất trình giấy tiêm
chủng phòng dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp.
271
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

- Trường hợp ở Việt Nam xuất hiện bệnh phải kiểm dịch:
Khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ phong toả một
vùng đang có bệnh phải kiểm dịch, Cục Lãnh sự sẽ thông báo cho
các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về tình hình dịch
bệnh và khu vực bị phong toả.
Lãnh sự yêu cầu những người muốn nhập cảnh Việt Nam đi qua
cửa khẩu ở vùng không có dịch cho đến khi Cục Lãnh sự thông báo
việc huỷ bỏ quyết định phong toả nói trên.
- Quy định về kiểm tra giấy chứng nhận sức khoẻ cho công dân
Việt Nam và người nước ngoài khi nhập cảnh Việt Nam:
Để việc nhập cảnh Việt Nam được dễ dàng, thuận lợi, lãnh sự
thông báo cho người dự định vào Việt Nam các quy định sau đây:
Công dân Việt Nam đã cư trú ở nước ngoài từ 1 năm trở lên,
người nước ngoài vào Việt Nam để lao động, học tập từ 1 năm trở
lên, khi nhập cảnh Việt Nam phải xuất trình giấy chứng nhận sức
khoẻ do cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc bác sĩ ở nơi họ cư trú cấp.
Người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích khác (không
phải với mục đích lao động, học tập), dự định cư trú từ 1 năm trở
lên mà xuất phát từ vùng có bệnh phải kiểm dịch thì khi nhập cảnh
Việt Nam phải có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế có
thẩm quyền hoặc bác sĩ ở nước nơi họ cư trú cấp.
Những người nói trên khi nhập cảnh Việt Nam mà không có
giấy chứng nhận sức khoẻ; hoặc giấy chứng nhận sức khoẻ đã hết
hạn; hoặc có giấy chứng nhận sức khoẻ còn giá trị nhưng mắc bệnh
hay nghi mắc bệnh phải kiểm dịch, sẽ được cơ quan kiểm dịch y tế
tại cửa khẩu cấp giấy hẹn đi khám hoặc điều trị; sau 01 tháng kể từ
ngày cấp giấy hẹn, những đối tượng này phải gửi cho cơ quan kiểm
dịch y tế biên giới giấy chứng nhận sức khoẻ sau khi đã khám hoặc
điều trị.
272
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

Người bị nhiễm HIV/AIDS, hoặc người mắc một trong các


bệnh: lậu, giang mai, lao phổi đang tiến triển khi nhập cảnh vào
Việt Nam phải khai báo cho cơ quan kiểm dịch y tế biên giới. Cơ
quan kiểm dịch y tế biên giới có trách nhiệm thông báo cho cơ quan
y tế địa phương nơi người nhập cảnh đến cư trú, làm việc để tư vấn,
hướng dẫn và điều trị cho người đó.

10.2. Bảo vệ thực vật, động vật

Nếu ở khu vực lãnh sự xuất hiện dịch, côn trùng có hại cho cây
trồng và vật nuôi, lãnh sự phải tiến hành các việc sau:
- Thông báo ngay cho Cục Lãnh sự, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan trong nước;
- Thông báo cho những người trong khu vực lãnh sự muốn đến
Việt Nam là khi nhập cảnh họ phải xuất trình giấy chứng nhận kiểm
dịch đối với động vật và sản phẩm từ động vật, thực vật sống, hoa
quả và rau tươi mà họ mang theo.

10.2.1. Quy định về kiểm dịch thực vật

- Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật 1 nhập khẩu vào Việt
Nam phải có những điều kiện sau đây:
+ Có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu
cấp.

1
. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, phương tiện bảo
quản, vận chuyển hoặc những vật thể khác có khả năng mang đối tượng
kiểm dịch thực vật là loại sinh vật gây hại có tiềm năng gây tác hại nghiêm
trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó, loại sinh vật này chưa
xuất hiện hoặc xuất hiện ở diện hẹp.
273
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

+ Không có đối tượng kiểm dịch thực vật và không có sinh vật
gây hại lạ, nếu có thì đã qua xử lý.
- Đối với hành lý xách tay, hành lý gửi theo phương tiện chuyên
chở là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thì chủ vật thể hoặc
người được chủ vật thể uỷ quyền phải khai báo vào tờ khai xuất,
nhập cảnh. Cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ kiểm tra tại chỗ.
- Đối với hàng hoá nhập khẩu là vật thể thuộc diện kiểm dịch
thực vật thì chủ hàng hoá khi nộp hồ sơ hải quan để làm thủ tục
phải có giấy đăng ký kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch thực vật.
- Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng
kiểm dịch thực vật, tuỳ từng trường hợp cụ thể sẽ buộc phải trả về
nơi xuất xứ hoặc bị tiêu huỷ.

10.2.2. Quy định về kiểm dịch động vật

- Động vật, sản phẩm động vật và các đối tượng khác (thức ăn
chăn nuôi, bao bì đóng gói...) thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch 1
chỉ được nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam sau khi đã được kiểm
dịch và được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch xác định đủ tiêu chuẩn
vệ sinh thú y.
- Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc danh mục đối
tượng kiểm dịch nhập khẩu với số lượng lớn, chủ hàng hoặc người
đại diện phải làm thủ tục xin phép nhập khẩu với Cục Thú y. Sau
khi được Cục Thú y cho phép, chủ hàng hoặc người đại diện tiến
hành khai báo trước với Trung tâm thú y vùng hoặc Trạm kiểm dịch
động vật cửa khẩu ít nhất là 30 ngày trước khi hàng đến cửa khẩu
và nộp lệ phí kiểm dịch.
1
. Tuỳ từng thời kỳ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố
danh mục cụ thể các đối tượng kiểm dịch. Cục Lãnh sự sẽ thông báo cho các
cơ quan đại diện danh mục này.
274
CHƯƠNG VII: CÔNG TÁC LÃNH SỰ

- Đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu với số lượng
ít hoặc hàng xách tay, chủ hàng cần khai báo và xuất trình giấy
chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y nước xuất hàng xác nhận:
động vật khoẻ mạnh, xuất xứ từ vùng an toàn dịch bệnh, đã tiêm
phòng hoặc đã thực hiện biện pháp phòng dịch khác; sản phẩm
động vật không có bệnh truyền nhiễm, không mang theo mầm
bệnh...
- Đối với thực phẩm nhập khẩu có nguồn gốc động vật đã được
xử lý vệ sinh thú y, không dùng để kinh doanh, thuộc danh mục quy
định được phép của hải quan và các sản phẩm động vật đã qua chế
biến công nghiệp không dùng làm thực phẩm, chủ hàng không cần
phải khai báo và xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch.
- Đối với động vật, sản phẩm động vật và các đối tượng khác
trong danh mục đối tượng kiểm dịch không đủ tiêu chuẩn vệ sinh
thú y hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất hàng không
hợp lệ, Trạm kiểm dịch cửa khẩu sẽ không cho phép nhập khẩu và
tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà cho phép trả lại nơi xuất xứ
hoặc cho tiêu huỷ.
275

Chương VIII
CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ
VÀ THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ CÔNG TÁC BÁO CHÍ -


THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI

1. Khái niệm

Công tác báo chí - thông tin đối ngoại được nhìn nhận như một
bộ phận trong chiến lược thông tin phục vụ lợi ích quốc gia. Báo
chí - thông tin, tuyên truyền đối ngoại là nhiệm vụ của công tác đối
ngoại. Mục đích công tác báo chí - thông tin, tuyên truyền đối ngoại
cũng chính là mục tiêu đường lối, chính sách đối ngoại. Mặt khác,
công tác báo chí - thông tin, tuyên truyền đối ngoại là sự tiếp tục
công tác tư tưởng, văn hoá trên phạm vi quốc tế, với một đối tượng
đa dạng và phức tạp là dư luận quốc tế. Công tác báo chí - thông tin
đối ngoại liên quan đến tất cả các ngành, địa phương, các lĩnh vực
khác nhau như: kinh tế, an ninh, quốc phòng, văn hoá... và phục vụ
mục tiêu chung của quốc gia. Chính vì vậy, cần phải quán triệt tư
tưởng thống nhất về quản lý thông tin đối ngoại; thông tin đối ngoại
là nhiệm vụ của tất cả các bộ, ngành, địa phương; phối hợp tốt giữa
các bộ, ngành, địa phương trong thông tin đối ngoại.
276
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

2. Nội dung, đối tượng

Báo chí - thông tin đối ngoại là một bộ phận của công tác thông
tin, tuyên truyền. Nội dung báo chí - thông tin đối ngoại bao gồm
nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng...
Trọng tâm của việc thông tin, tuyên truyền đối ngoại:
- Đường lối, chính sách, các chủ trương lớn của Đảng, Nhà
nước, đặc biệt trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội;
thành tựu mọi mặt của Việt Nam;
- Đường lối, chính sách đối ngoại của nước ta;
- Chính sách kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế;
- Đất nước, con người, lịch sử, văn hoá...;
- Đấu tranh phản bác lại những luận điệu sai trái của các lực
lượng phản động.
Đối tượng của báo chí - thông tin đối ngoại khác cơ bản với đối
tượng thông tin đối nội. Đối tượng thông tin, tuyên truyền đối nội là
mọi tầng lớp nhân dân, có cùng chí hướng, tư duy, cách suy nghĩ
với người làm thông tin, tuyên truyền. Ngược lại, đối tượng trong
thông tin đối ngoại có sự khác biệt rất lớn, thậm chí, đối lập nhau
về cách tư duy, về văn hoá và truyền thống với người tuyên truyền.
Đối tượng thông tin đối ngoại có hai loại: ở nước ngoài là người
nước ngoài và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài; ở trong
nước là người nước ngoài tại Việt Nam và quần chúng nhân dân ta.
Đối tượng ở nước ngoài cần phải chú ý là chính giới, nhất là
nghị sĩ, quan chức chính quyền các cấp vốn có vai trò quan trọng
trong việc hoạch định và triển khai chính sách đối nội và đối ngoại,
trong đó có quan hệ với nước ta; giới kinh doanh (các công ty, nhà
đầu tư, kinh tế, tài chính...) là lực lượng chủ yếu thực thi các chính
sách, chiến lược kinh tế; học giả là các nhà nghiên cứu, giảng viên
277
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu, họ có vai trò không
nhỏ trong tư vấn, thẩm định chính sách đối nội và đối ngoại của
quốc gia. Họ rất cần thông tin. Hơn 4 triệu người Việt Nam đang
sinh sống, công tác, học tập, làm ăn ở hơn 90 nước trên thế giới là
bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam, là cầu nối quan trọng
trong quan hệ giữa nước ta và thế giới, có vai trò không nhỏ trong
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, họ là đối tượng đặc
biệt của thông tin đối ngoại, đồng thời cũng là lực lượng tham gia
thực hiện công tác thông tin đối ngoại một cách tự nhiên.
Ở trong nước, đối tượng thông tin đối ngoại là các cơ quan đại
diện nước ngoài, nhân viên các tổ chức quốc tế liên chính phủ, phi
chính phủ, các đoàn đại biểu nước ngoài thăm Việt Nam, các nhà
kinh doanh, sinh viên nước ngoài, người đến du lịch, đặc biệt là đội
ngũ phóng viên báo chí nước ngoài đang hoạt động báo chí tại nước
ta. Đây là những người trực tiếp chứng kiến, mắt thấy tai nghe diễn
biến của tình hình, thành tựu mọi mặt của Việt Nam. Do đó, mục
đích của thông tin là đem lại cho họ những ấn tượng tốt đẹp về đất
nước, con người Việt Nam. Cần đặc biệt coi trọng đội ngũ phóng
viên nước ngoài vì tin tức của họ được đông đảo dư luận thế giới
quan tâm theo dõi.

3. Hình thức thông tin, tuyên truyền đối ngoại

Hình thức thông tin luôn phụ thuộc vào mục đích, đối tượng và
nội dung thông tin, tuyên truyền. Mọi phương tiện truyền thông đại
chúng đều được sử dụng cho cả thông tin đối nội và đối ngoại như:
ấn phẩm, báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử. Khác với thông tin
đối nội, thông tin đối ngoại còn lợi dụng cả phương tiện truyền
thông của nước ngoài. Đó chính là nét đặc thù của thông tin đối
278
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

ngoại.
Ngoài các phương tiện truyền thống kể trên, ngày nay, thông tin
đối ngoại còn sử dụng ngày càng nhiều các hình thức khác như: trao
đổi đoàn về văn hóa, nghệ thuật, tổ chức các ngày, tuần lễ văn hoá
dân tộc, triển lãm tranh, ảnh, liên hoan phim, tổ chức hội chợ...

4. Lực lượng tham gia thông tin đối ngoại

Lực lượng tham gia thông tin đối ngoại rất đông đảo, rất đa
dạng. Tất cả các bộ, ban, ngành, cơ quan truyền thông đại chúng,
đoàn thể quần chúng ở trung ương, địa phương và cơ quan đại diện
của ta ở nước ngoài. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của người
Việt Nam ở nước ngoài và những cá nhân, tổ chức nước ngoài có
thiện chí với Việt Nam. Chúng ta có 706 cơ quan báo chí với gần
900 ấn phẩm báo chí và hơn 1.000 bản tin, 531 tạp chí các loại,
hằng năm phát hành khoảng 800 triệu bản báo1.
Thông tấn xã Việt Nam có tám đơn vị làm thông tin đối ngoại,
bản tin đối ngoại phát hành bằng bốn thứ tiếng.
Đài Tiếng nói Việt Nam có 12 chương trình phát thanh bằng 12
tiếng nước ngoài. Đài Truyền hình Việt Nam phát 5 bản tin bằng
tiếng Anh, Pháp. Ban biên tập đối ngoại được thành lập tháng 5-
2002, sản xuất chương trình VTV4, phủ sóng hầu hết các khu vực
trên thế giới, nơi có đông người Việt Nam sinh sống, công tác, học
tập và làm ăn. Mạng internet đã tăng dung lượng kết nối quốc tế.
Nhiều cơ quan báo chí đã phát hành báo điện tử như: báo Nhân
dân, báo Lao động, báo Thanh niên... Nhiều cơ quan lập các trang
web riêng.

1
. Xem Đỗ Quý Doãn: “Báo chí, xuất bản” trong cuốn sách Việt Nam: Đất
nước - Con người, Sđd, tr. 579.
279
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

Hiện có 41 văn phòng báo chí Việt Nam đóng ở nước ngoài,
trong đó có 27 phân xã của Thông tấn xã Việt Nam; 3 văn phòng
thường trú của báo Nhân dân tại Trung Quốc, Thái Lan và Pháp; 4
văn phòng thường trú của Đài Truyền hình Việt Nam tại Lào,
Campuchia, Mỹ và Nga; 7 văn phòng của Đài Tiếng nói Việt Nam
ở Nga, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan và Ai Cập.

5. Chính sách thông tin đối ngoại của Việt Nam

Cùng với sự nghiệp đổi mới, công tác thông tin đối ngoại ngày
càng được chú trọng, đặc biệt là sau Đại hội VII (1991). Ngày 13-6-
1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 11/CT-TW về
“Đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại”. Chỉ thị đã
phân tích những thành tựu, yếu kém trong công tác thông tin đối
ngoại và từ sự đánh giá trên đã xác định rõ nội dung, lực lượng và
phương thức thông tin đối ngoại trong tình hình mới. Về cơ chế,
Ban Bí thư phối hợp với Chính phủ thống nhất quản lý thông tin đối
ngoại, đồng thời phối hợp giữa các bộ, ngành, cơ quan. Tiếp đó,
Trung ương đã có Thông báo số 188/TB-TƯ, ngày 29-12-1998 về
“Ý kiến của Thường vụ Bộ Chính trị về công tác thông tin đối
ngoại trong tình hình mới”. Thông báo phân tích rõ hơn đối tượng
thông tin đối ngoại, khẳng định sự cấp thiết phải đầu tư, nâng cao
chất lượng hệ thống thông tấn, báo chí, xuất bản, nhấn mạnh các
biện pháp kết hợp chặt chẽ lực lượng trong nước và triển khai lực
lượng ở nước ngoài. Để cụ thể hoá chủ trương của Đảng, ngày 26-
4-2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 10/2000/CT-TTg
về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại.
Chỉ thị xác định: Công tác thông tin đối ngoại là bộ phận rất quan
trọng của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta nhằm làm
cho người nước ngoài, người Việt Nam sinh sống và làm việc ở
280
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

nước ngoài hiểu về đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chủ
trương, chính sách và thành tựu đổi mới của ta, trên cơ sở đó tranh
thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, sự đóng góp của cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Tiếp đó, Đại hội IX (tháng 4-2001) và đặc biệt Đại hội X
(tháng 4-2006) đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh công tác văn hoá - thông
tin đối ngoại, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa
nhân dân ta và nhân dân các nước”1; “chủ động tham gia cuộc đấu
tranh chung vì quyền con người. Sẵn sàng đối thoại với các nước,
các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan về vấn đề nhân
quyền”2.
Đại hội XII nhấn mạnh: “đổi mới nội dung, phương pháp, nâng
cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại”3.
Để thực hiện có hiệu quả công tác thông tin đối ngoại, Trung
ương Đảng đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo công tác thông tin,
tuyên truyền đối ngoại (Quyết định số 16/QĐ-TW, ngày 27-11-
2001). Ban Chỉ đạo gồm đại diện Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung
ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), Ban Đối ngoại Trung
ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin
- Truyền thông và Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch)... Ban Chỉ
đạo do một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách công tác tư
tưởng, văn hóa làm trưởng ban và Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung
ương là cơ quan thường trực. Hiện nay, Trưởng Ban Chỉ đạo là ông
Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XII), Trưởng Ban
1
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Sđd, tr.115.
2
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Sđd, tr. 113.
3
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII, Sđd, tr.156.
281
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

Tuyên giáo Trung ương. Theo Quy chế phối hợp chỉ đạo thông tin
đối ngoại, ban hành kèm theo Quyết định 16, Ban Chỉ đạo là cơ
quan phối hợp, giúp Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ theo dõi
tình hình, chỉ đạo, phối hợp công tác thông tin đối ngoại. Ban Chỉ
đạo định kỳ và thường xuyên đánh giá tình hình, đề xuất chủ trương
về công tác thông tin đối ngoại, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ
tướng Chính phủ xem xét quyết định.

II. CÔNG TÁC BÁO CHÍ - THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI


CỦA BỘ NGOẠI GIAO

1. Nội dung công tác thông tin đối ngoại của Bộ Ngoại giao
Như đã trình bày ở trên, công tác thông tin đối ngoại là một bộ
phận của công tác đối ngoại. Bộ Ngoại giao vừa là cơ quan tham
mưu cho Đảng và Chính phủ về chính sách thông tin đối ngoại, vừa
là cơ quan tham gia vào hoạch định chính sách thông tin đối ngoại,
đồng thời vừa là bộ máy chủ chốt triển khai nhiệm vụ thông tin,
tuyên truyền đối ngoại. Công tác thông tin đối ngoại của Bộ Ngoại
giao nằm trong tổng thể công tác thông tin đối ngoại chung, liên
quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh,
văn hoá và các địa phương...
Theo Quy chế phối hợp chỉ đạo thông tin đối ngoại, Bộ Ngoại
giao chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp diễn biến tình hình dư luận
trên thế giới cũng như âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch
chống phá đất nước; đề xuất chủ trương, biện pháp ứng phó, đấu
tranh; xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động thông tin đối
ngoại trên địa bàn nước ngoài, quản lý phóng viên nước ngoài tại
Việt Nam; thực hiện chức năng phát ngôn chính thức của Nhà nước
trên các vấn đề dư luận nước ngoài quan tâm. Nghị định số 58 ngày
282
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

11-6-2013 của Chính phủ, xác định nhiệm vụ thông tin tuyên truyền
đối ngoại, văn hóa đối ngoại của Bộ Ngoại giao:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương có liên
quan triển khai hoạt động thông tin đối ngoại ở nước ngoài; phối
hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý hoạt động thông tin
đối ngoại ở nước ngoài;
- Chủ trì theo dõi, nghiên cứu, tổng hợp dư luận báo chí nước
ngoài phục vụ thông tin đối ngoại;
- Phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của Việt Nam về
các vấn đề đối ngoại; tổ chức các cuộc họp báo quốc tế;
- Quản lý và cấp phép cho hoạt động báo chí của phóng viên
nước ngoài tại Việt Nam và của các đoàn đại biểu nước ngoài thăm
Việt Nam theo lời mời của lãnh đạo nhà nước và Bộ Ngoại giao;
- Quản lý hệ thống trang tin điện tử của Bộ Ngoại giao và các
cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài phục vụ công tác thông tin
đối ngoại;
- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan hướng
dẫn các cơ quan báo chí trong nước đưa tin về hoạt động đối ngoại
của lãnh đạo nhà nước, Bộ Ngoại giao và tình hình quốc tế, tin
trong nước liên quan đến đối ngoại;
- Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách về công tác ngoại giao
văn hóa;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương quản lý và
triển khai công tác ngoại giao văn hóa ở trong và ngoài nước theo
quy định của pháp luật;
- Chủ trì các hoạt động của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt
Nam; đảm nhiệm các chức năng Chủ tịch và Ban Thư ký Ủy ban
283
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

quốc gia UNESCO Việt Nam1.

2. Lực lượng tham gia

Lực lượng chủ yếu tham gia công tác thông tin đối ngoại của
Bộ Ngoại giao là lãnh đạo bộ, các đơn vị của bộ, nhất là các đơn vị
tham gia trực tiếp như: Vụ Thông tin - Báo chí, Trung tâm hướng
dẫn báo chí nước ngoài, Vụ Văn hoá - UNESCO, tuần báo Thế giới
và Việt Nam, tạp chí Quê hương, tạp chí Nghiên cứu quốc tế và các
cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài.
Vụ Thông tin - Báo chí là cơ quan chủ chốt chuyên trách làm
công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại. Nhiệm vụ của vụ là phát
ngôn quan điểm chính thức của Bộ Ngoại giao về các vấn đề quốc
tế, chính sách đối ngoại của Việt Nam và các vấn đề dư luận quan
tâm; xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thông
tin, tuyên truyền đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thực hiện quản
lý nhà nước về báo chí với tư cách cơ quan chủ quản theo quy định
của Chính phủ, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về công tác thông tin đối ngoại; theo dõi, sơ
kết, tổng kết công tác thông tin đối ngoại của Bộ Ngoại giao và các
hoạt động thông tin đối ngoại trên địa bàn ngoài nước; theo dõi,
hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
trong việc tổ chức và triển khai thông tin, tuyên truyền đối ngoại và
đấu tranh dư luận; theo dõi, sơ kết và tổng kết dư luận báo chí nước
ngoài viết về Việt Nam.
Trung tâm Hướng dẫn báo chí nước ngoài có nhiệm vụ hướng
dẫn hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài được phép hoạt

1
. Nghị định số 58/NĐ-CP, ngày 11-6-2013 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao.
284
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

động tại Việt Nam, thực hiện các chương trình báo chí phù hợp với
chủ trương tuyên truyền đối ngoại, phục vụ công tác đối ngoại của
Đảng và Nhà nước.
Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ:
tuyên truyền, quảng bá về lịch sử, văn hóa, hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam tại quốc gia, tổ chức quốc tế tiếp nhận; giới thiệu
với cơ quan, tổ chức và nhân dân Việt Nam về lịch sử, văn hóa,
hình ảnh đất nước, con người của quốc gia tiếp nhận và hoạt động
liên quan đến văn hóa của tổ chức quốc tế tiếp nhận1.
Tuần báo Thế giới và Việt Nam, tạp chí Quê hương và tạp chí
Nghiên cứu quốc tế là cơ quan báo chí đối ngoại, có trách nhiệm
viết bài tuyên truyền, nghiên cứu về các chủ đề quốc tế, về Việt
Nam, phục vụ đối tượng trong nước, người nước ngoài và người
Việt Nam ở nước ngoài.
Vụ Văn hóa đối ngoại thực hiện các chương trình văn hóa đối
ngoại phù hợp với chủ trương tuyên truyền đối ngoại của Đảng và
Nhà nước.
Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài chủ trì, phối
hợp với các bộ, ngành, cơ quan địa phương thông tin cho cộng đồng
người Việt Nam về chủ trương, đường lối, luật pháp và chính sách
của Đảng và Nhà nước, về tình hình mọi mặt của đất nước; hỗ trợ
cộng đồng giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân
tộc Việt Nam; hỗ trợ bà con tăng cường mối giao lưu về kinh tế,
văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ... với quê hương,
đất nước.

3. Hình thức, phương tiện, đối tượng

1
. Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
nước ngoài được Quốc hội thông qua ngày 18-6-2009.
285
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

3.1. Hình thức thông tin đối ngoại

Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại của Bộ Ngoại giao
được thực hiện thông qua các cuộc tiếp xúc với nước ngoài, các hội
nghị, hội thảo quốc tế, diễn đàn song phương và đa phương; qua
việc ra tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, tuyên bố
Chính phủ; tổ chức họp báo thường kỳ và họp báo về một chủ đề
nhất định; trả lời phỏng vấn hoặc để lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh
đạo các bộ, ban, ngành, địa phương hay cá nhân hữu quan tiếp xúc,
trả lời phóng viên báo chí nước ngoài, viết bài trên báo chí nước
ngoài hoặc báo chí đối ngoại của Việt Nam; quản lý, hướng dẫn và
cung cấp thông tin qua các cuộc thông báo tóm tắt thông tin cho
phóng viên nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; phân phát, phổ biến
sách báo, ấn phẩm tuyên truyền; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các
cuộc triển lãm, chiếu phim, ngày Việt Nam, tuần văn hóa Việt Nam
ở nước ngoài, v.v..

3.2. Phương tiện

Có rất nhiều phương tiện khác nhau: tuyên truyền miệng, tài
liệu, tư liệu biên soạn dưới các hình thức văn kiện ngoại giao; trả
lời tại buổi họp báo, phỏng vấn, phát hành bản tin, sách báo của
nước ta bằng tiếng nước ngoài; các báo đối ngoại và các báo của
ngành ngoại giao như tuần báo Thế giới và Việt Nam, tạp chí Quê
hương, báo điện tử, mạng thông tin của Bộ Ngoại giao và các mạng
của các cơ quan đại diện nước ta ở nước ngoài.

3.3. Đối tượng


Đối tượng thông tin tuyên truyền đối ngoại chủ yếu là người
nước ngoài ở nước ngoài cũng như người nước ngoài ở Việt Nam
286
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

và người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài; tất cả các nước,
khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là các nước, vùng
lãnh thổ láng giềng, các khu vực có đông người Việt Nam đang
sinh sống, làm việc, học tập, các nước công nghiệp phát triển, các
nước có quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống...

III. MỘT SỐ CÔNG TÁC BÁO CHÍ -


THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CHỦ YẾU HIỆN NAY

Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại trong những năm
đổi mới được triển khai trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, ở đây
chỉ tập trung vào giai đoạn từ đầu những năm 1990 trở lại đây.

1. Công tác vận động và đấu tranh dư luận


Trong công tác thông tin đối ngoại, công tác vận động và đấu
tranh dư luận chiếm vị trí đặc biệt. Công tác đấu tranh dư luận có
hai tính chất: chủ động và phản công. Chủ động là chủ động chiếm
lĩnh thông tin và phản công là phản hồi thông tin trước tình huống
mới. Công tác vận động nhằm hai mục đích:
- Cung cấp quan điểm chính thức của Việt Nam nhằm giúp cho
cộng đồng quốc tế và nhân dân trong nước hiểu đúng về đường lối
chung, cũng như chính sách của Việt Nam trong những vấn đề cụ
thể.
- Bác bỏ những thông tin sai lệch, những luận điệu vu cáo,
xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Về hình thức, công tác vận động và đấu tranh dư luận được thực
hiện thông qua các cuộc họp báo và trả lời các câu hỏi hằng ngày
của các phóng viên trong nước và nước ngoài.
Họp báo thường kỳ của người phát ngôn Bộ Ngoại giao được
287
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

thực hiện liên tục từ năm 1987. Họp báo là diễn đàn chính thức,
quan trọng để trình bày quan điểm, giải thích lập trường, chính sách
của Đảng và Chính phủ. Các cuộc họp báo thường kỳ thường tập
trung vào hai nội dung chính: thông báo cho dư luận về tình hình
chính trị, kinh tế - xã hội... của Việt Nam và bày tỏ quan điểm của
Việt Nam về các vấn đề quốc tế mà dư luận quan tâm. Nội dung các
cuộc họp báo đã từng bước được cải tiến, đặc biệt đã thay đổi từ
chỗ chỉ “đọc các câu trả lời có sẵn” cho những câu hỏi của phóng
viên đến chỗ “trả lời trực tiếp tại họp báo”. Điều này được triển
khai từ năm 1997.
Ngoài họp báo thường kỳ của người phát ngôn Bộ Ngoại giao,
Bộ Ngoại giao cũng phối hợp với các ban, ngành tổ chức họp báo
nhân những sự kiện chính trị đối ngoại, xã hội lớn của đất nước như
Đại hội Đảng, kỳ họp Quốc hội, Hội nghị quốc tế lớn được tổ chức
tại Việt Nam, các ngày lễ lớn của dân tộc như: 40 năm, 50 năm
chiến thắng Điện Biên Phủ, 20, 25, 30, 35 năm giải phóng hoàn
toàn miền Nam, dịch SARS, dịch cúm gia cầm, các đợt đặc xá hằng
năm...; hỗ trợ các địa phương tổ chức họp báo quốc tế giới thiệu
tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Ví dụ: phối hợp với tỉnh Lâm
Đồng họp báo giới thiệu Lễ hội hoa Đà Lạt, phối hợp với Hải
Phòng giới thiệu khu sinh quyển Cát Bà...
Trả lời các câu hỏi hằng ngày của phóng viên: Vụ Thông tin -
Báo chí nhận được rất nhiều câu hỏi của phóng viên trong và ngoài
nước về những vấn đề khác nhau; về đối ngoại cũng như các lĩnh
vực khác.
Về nội dung, vận động và đấu tranh dư luận được tập trung vào
những vấn đề mà dư luận quan tâm: đường lối đổi mới và tình hình
kinh tế Việt Nam, quan hệ đối ngoại và lập trường của Việt Nam về
288
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

các vấn đề quốc tế, các vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền,
tôn giáo, tự do báo chí...
Nhìn chung, công tác vận động và đấu tranh dư luận của Bộ
Ngoại giao đã được tiến hành khá chủ động, góp phần giải toả khá
nhiều vấn đề báo chí nước ngoài quan tâm, làm cho dư luận, đặc
biệt là dư luận quốc tế hiểu rõ hơn tình hình Việt Nam, tạo dư luận
chung tích cực hơn về nước ta; hạn chế những đánh giá tiêu cực,
không có lợi cho sự nghiệp đổi mới, nhất là sự phát triển kinh tế -
xã hội; phản bác những thông tin lệch lạc, vu cáo của các thế lực
thù địch về tình hình nhân quyền, tôn giáo, tự do báo chí... đồng
thời, bày tỏ kịp thời lập trường, quan điểm của Việt Nam về các vấn
đề quốc tế và khu vực mà dư luận quan tâm.

2. Công tác phóng viên nước ngoài

2.1. Tình hình phóng viên nước ngoài ở Việt Nam


Trước những năm 1990, ở nước ta chỉ có một số văn phòng báo
chí của các nước xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Nhật Bản,
Pháp, duy nhất một văn phòng báo chí phương Tây là AFP của
Pháp. Nói chung, hoạt động của phóng viên không đi vào những
vấn đề tế nhị, vấn đề nội bộ, không có cạnh tranh và công tác quản
lý phóng viên nước ngoài cũng khá đơn giản.
Những năm 1990, văn phòng báo chí các nước Đông Âu rút,
song văn phòng báo chí nước ngoài tăng lên nhanh chóng, lên đến
con số 30 vào năm 1997. Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á,
có hãng tin rút văn phòng, bổ nhiệm phóng viên kiêm nhiệm, song
lại có thêm hãng mở văn phòng thường trú. Hiện tại có 29 văn
phòng với 35 phóng viên nước ngoài thường trú hoặc có quy chế
phóng viên thường trú tại Việt Nam, chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, Tây
289
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

Âu.
Các hãng thông tấn, báo chí thuộc nhiều loại hình khác nhau,
đặc điểm hoạt động cũng không giống nhau.
- Hãng tin: Reuters, AP, AFP, DPA, Dow Jones Newswires,
Itar-Tass, Tân Hoa xã chủ yếu nhằm vào tin ngắn, lấy tính thời sự,
một số hãng có phóng viên truyền hình và ảnh.
- Các hãng truyền hình (APTN, Reuters, NHK, NDN) lại coi
trọng hình ảnh động.
- Báo viết như San Jose Mercury News, Nikkei... và tạp chí lại
chú ý bài viết có chiều sâu, mặc dù thông tin có chậm hơn so với
các hãng tin khác.
Cãc hãng cũng có mục đích, tôn chỉ hoạt động khác nhau. Ví
dụ: tờ San Jose Mercury News của Mỹ xuất bản ở vùng có nhiều
người Việt Nam sinh sống nên quan tâm chủ yếu là vấn đề di cư,
phụ nữ, trẻ em, các vấn đề nội bộ và thương mại; NHK của Nhật
Bản lại chú ý vấn đề văn hoá, lịch sử và bảo tồn thiên nhiên; còn
Dow Jones Newswires lại quan tâm vấn đề kinh tế, tài chính, ngân
hàng.
Ngoài văn phòng thường trú, hằng năm có khoảng 1.000-1.500
lượt phóng viên nước ngoài vào Việt Nam ngắn hạn từ vài ngày đến
một tháng nhân các sự kiện lớn. Hội nghị cấp cao lần thứ VII Cộng
đồng Pháp ngữ, tháng 11-1997, có 566 phóng viên; Hội nghị
ASEAN, tháng 6-1998, có 726 phóng viên; Tổng thống Bill Clinton
thăm Việt Nam, tháng 11-2000, có 500 phóng viên; Hội nghị cấp
cao ASEM V, tháng 10-2004; kỷ niệm 30 năm giải phóng miền
Nam có 300 phóng viên và Hội nghị APEC 14, tháng 11-2006, có
1.500 phóng viên; Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng, tháng 11-
2017, hơn 3.000 phóng viên quốc tế và trong nước.
Sự phát triển của văn phòng báo chí thường trú, số lượng phóng
290
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

viên thể hiện sự quan tâm của dư luận quốc tế đối với Việt Nam.
Họ có đánh giá nhiều chiều về hoạt động kinh tế - xã hội, đối ngoại
của nước ta và là một trong những kênh quan trọng chuyển tải tới
thế giới thông tin về đất nước, con người, sự nghiệp đổi mới của
Việt Nam.

2.2. Vai trò của phóng viên nước ngoài

Phóng viên nước ngoài được nhìn nhận là một kênh thông tin
rất quan trọng. Hằng ngày, thậm chí hằng giờ họ phát đi các thông
tin về mọi mặt đời sống của Việt Nam. Bằng nhiều hình thức phong
phú, đa dạng, các tin tức đó đến với nhân dân thế giới, giúp thế giới
hiểu nhiều hơn về Việt Nam. Mặt trái của vấn đề là có những tin
tức tiêu cực, thậm chí xuyên tạc, bịa đặt, thổi phồng quá mức những
tồn tại, khó khăn của Việt Nam. Song, nhìn tổng thể cả về thời gian
và diện đề cập thì dư luận báo chí nước ngoài về nước Việt Nam là
tương đối khách quan. Số lượng tin về Việt Nam hằng năm khá lớn
và cụ thể như sau: Hãng AP, Mỹ (1.200-1.500 tin); Reuters, Anh
(2.000-2.200 tin); AFP, Pháp (khoảng 1.000 tin); Tân Hoa xã,
Trung Quốc (1.000-1.200 tin); Kyodo, Nhật Bản (400-450 tin);
DPA, Đức (khoảng 1.000 tin).
Hiện nay, các hãng thông tấn, báo chí phương Tây chiếm 80%
thị phần thông tin thế giới thì việc các hãng báo chí phương Tây
quan tâm, đưa tin về Việt Nam rất tốt cho chúng ta. Chúng ta cần
tạo điều kiện cho họ làm việc, cung cấp thông tin đúng, định hướng,
hạn chế những trường hợp lấy thông tin từ nguồn không chính thức,
đưa tin một chiều, gây bất lợi cho ta do việc thiếu thông tin chính
thức, kịp thời. Mặt khác, phải tăng cường công tác quản lý để hoạt
động của họ tuân thủ đúng luật lệ Việt Nam.
291
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

2.3. Công tác quản lý phóng viên nước ngoài

Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý hoạt động của phóng
viên nước ngoài là Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày
05-4-2016 và có hiệu lực từ ngày 01-01-2017; Nghị định số
88/2012/NĐ-CP, ngày 20-10-2012 của Chính phủ có hiệu lực từ
ngày 20-12-2012; Thông tư số 04/2014/TT-BTTTT ngày 19-3-2014
của Bộ Thông tin - Truyền thông Quy định chi tiết và hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23-
10-2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí
nước ngoài, cơ quan Đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại
Việt Nam có hiệu lực từ ngày 05-5-2014; Thông tư liên tịch Bộ
Ngoại giao - Tổng cục Bưu điện hướng dẫn việc phát hành đi quốc
tế của phóng viên nước ngoài tại Việt Nam qua mạng lưới viễn
thông công cộng.
Nội dung công tác quản lý rất đa dạng và phức tạp. Cụ thể như
sau:
- Xem xét giải quyết các yêu cầu thông tin và hoạt động nghiệp
vụ của phóng viên (trả lời câu hỏi, gặp gỡ, tiếp xúc).
- Xem xét, kiến nghị, chuẩn bị nội dung và tổ chức cho phóng
viên phỏng vấn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, lãnh đạo các
bộ, ngành. Hằng năm có khoảng 20-30 lần lãnh đạo cấp cao trả lời
phỏng vấn trực tiếp hay bằng văn bản.
- Tổ chức cho phóng viên và tuỳ viên báo chí các cơ quan đại
diện nước ngoài đi tham quan địa phương và cơ sở kinh tế.
- Phối hợp với các địa phương, cơ quan xem xét và giải quyết
các yêu cầu của phóng viên xin tham quan, tiếp xúc, phỏng vấn, tìm
hiểu tình hình.
292
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

Mỗi năm, Bộ Ngoại giao xét duyệt cấp phép và quản lý hoạt
động của khoảng 2.000 phóng viên nước ngoài vào Việt Nam và
giải quyết hàng nghìn yêu cầu của phóng viên thường trú.

3. Công tác thông tin phục vụ các hoạt động đối ngoại

Một trong những công việc không kém phần quan trọng trong
công tác thông tin đối ngoại mà Bộ Ngoại giao phụ trách là tổng
hợp và chọn lọc thông tin cập nhật về các vấn đề nổi bật trong nước
mà dư luận quan tâm và các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước;
trả lời báo chí nước ngoài của người phát ngôn để cung cấp cho các
cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan
đại diện ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam. Ngoài ra, Bộ Ngoại
giao còn có trách nhiệm cung cấp tuyên truyền phẩm cho các cơ
quan đại diện ngoại giao của nước ta ở nước ngoài phục vụ công tác
tuyên truyền đối ngoại tại địa bàn. Những thông tin mà Bộ Ngoại
giao cung cấp cho các cơ quan đại diện nước ta là những thông tin
định hướng, đặc biệt có tác dụng tốt cho công tác báo chí, tuyên
truyền của cơ quan đại diện. Cụ thể, Bộ Ngoại giao đã thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Cung cấp thông tin, tư liệu, ấn phẩm tuyên truyền như sách,
báo, ảnh, CD, CD-ROM... về tình hình mọi mặt của Việt Nam,
những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là thông tin
kinh tế, thương mại, đầu tư... Việc cung cấp các tuyên truyền phẩm
thường theo yêu cầu cụ thể của từng địa bàn hoặc theo quyết định
của bộ.
- Cung cấp nội dung trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao
cho các câu hỏi hằng ngày của phóng viên, nội dung các cuộc họp
báo thường kỳ hoặc bất thường, các bài trả lời phỏng vấn, các phát
biểu quan trọng của lãnh đạo cấp cao.
293
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

- Cung cấp bản tin tóm tắt những tin tức chủ yếu đăng trên báo
chí Việt Nam, đặc biệt là tin đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
- Cung cấp bản tin chuyên đề hằng tuần theo chủ đề như nông
nghiệp, đầu tư, xuất, nhập khẩu...
- Ngoài ra, theo đề nghị của cơ quan đại diện còn cung cấp tài
liệu, ấn phẩm tuyên truyền, thiếp chúc mừng, lịch để bàn, treo
tường...
- Ra thông cáo báo chí gửi cơ quan báo chí nước ngoài, cơ quan
đại diện ngoại giao nước ngoài tại Hà Nội giúp họ nắm bắt quan
điểm, lập trường chính thức của ta trong các vấn đề đối ngoại.
- Vận hành trang web chủ của Bộ Ngoại giao, tạp chí Quê
hương, cơ sở dữ liệu về hội nhập kinh tế quốc tế, trung tâm thông
tin kinh tế đối ngoại trên internet. Cập nhật thông tin đầy đủ, chính
xác về Việt Nam, lập trường, quan điểm của ta cho mọi đối tượng,
giảm thiểu ảnh hưởng của báo chí nước ngoài bóp méo hoặc trích
dẫn không đầy đủ lập trường của ta, gây hiểu lầm trong dư luận
quốc tế.
- Cung cấp thường xuyên thông tin cho báo chí Việt Nam. Đó là
thông tin có tính chất định hướng.
- Thông qua các cuộc giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo
Trung ương, các đề án tuyên truyền, kế hoạch đưa tin định hướng
và việc phối hợp với báo chí trong nước đưa tin các hoạt động đối
ngoại của Đảng và Nhà nước, để làm rõ quan điểm, lập trường của
chúng ta trong các vấn đề liên quan đến Việt Nam và các vấn đề
quốc tế. Việc này rất quan trọng, nhất là khi ranh giới giữa thông tin
đối ngoại và đối nội ngày càng phai mờ...
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng như báo
Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài
Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí khác tạo ra tiếng nói
294
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

chung thống nhất trong thông tin đối ngoại với việc đăng tải các bài
bình luận, phóng sự.

4. Công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan


đại diện ngoại giao

Hiện nay, chúng ta có 82 cơ quan đại diện ngoại giao ở khắp


các châu lục trên thế giới. Công tác thông tin đối ngoại ở các cơ
quan đại diện ngoại giao được tiến hành bằng nhiều hình thức, biện
pháp đa dạng, phong phú.
- Thường xuyên giữ và củng cố quan hệ với chính giới, các bạn
bè, nhất là các nhà Việt Nam học, những người làm công tác nghiên
cứu, giảng dạy văn hoá và cộng đồng người Việt Nam ở nước
ngoài. Các cuộc tiếp xúc thường diễn ra nhân các dịp Quốc khánh,
đoàn văn nghệ Việt Nam sang biểu diễn, buổi chiếu phim, triển lãm
và các cuộc tiếp xúc khác do cơ quan đại diện ngoại giao chủ động
tổ chức.
- Tổ chức họp báo, trả lời phỏng vấn hoặc tổ chức để các vị
lãnh đạo tiếp xúc trả lời phỏng vấn, khi đến thăm nước sở tại. Tham
gia tọa đàm do cơ quan báo chí nước sở tại tổ chức về chủ đề liên
quan đến Việt Nam.
- Phát hành thông cáo báo chí hoặc bản tin định kỳ; phân phát,
phổ biến sách báo, tài liệu cho các cơ quan, cá nhân ở nước sở tại.
- Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao phát biểu trên
truyền hình, đài phát thanh, viết bài cho báo chí nhân những ngày
kỷ niệm như Quốc khánh hai nước, ngày thiết lập quan hệ ngoại
giao... Nắm tình hình và phản ứng của cộng đồng người Việt Nam
đối với nội dung, hình thức thông tin đối ngoại. Cơ quan đại diện
ngoại giao gửi băng hình cho Đài Truyền hình khai thác, sử dụng.
295
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

- Xây dựng và vận hành website của cơ quan đại diện ngoại
giao. Hiện nay, hầu như tất cả các cơ quan đại diện ngoại giao đều
có website.
- Cung cấp thông tin thời sự cho Đài Truyền hình Trung ương,
đặc biệt là VTV4, Đài Tiếng nói Việt Nam. Cung cấp các địa chỉ
website tại Việt Nam cho cộng đồng người Việt và các cơ quan, tổ
chức, cá nhân của nước sở tại.
- Nắm tình hình và phản ứng của cộng đồng người Việt Nam
đối với nội dung, hình thức thông tin đối ngoại, đề xuất cải tiến
nâng cao chất lượng thông tin.
- Cơ quan đại diện ngoại giao chịu trách nhiệm chính về công
tác thông tin đối ngoại trên địa bàn, phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan Việt Nam khác tại địa bàn như: thương mại, hàng không, du
lịch, báo chí, cộng đồng người Việt Nam, nhất là sinh viên, trong
công tác thông tin đối ngoại.
- Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, các cơ quan
khác tổ chức các sự kiện văn hoá tại địa bàn như Ngày, Tuần Việt
Nam. Ngoài ra, nhiều cơ quan đại diện ngoại giao đã tranh thủ giới
thiệu Việt Nam thông qua Câu lạc bộ ASEAN, Ngày Quốc tế Pháp
ngữ hoặc Liên hoan văn hoá - văn nghệ châu Á, hội chợ, triển lãm...
Các cơ quan đại diện ngoại giao còn tranh thủ giới học giả, báo chí
viết bài giới thiệu về Việt Nam.

5. Một số vấn đề trong công tác báo chí - thông tin đối ngoại

Trong công tác thông tin đối ngoại của chúng ta có những vấn
đề như chính sách, quy định pháp luật, lập luận đấu tranh và tổ chức
thực hiện cần phải quan tâm cải tiến, điều chỉnh để nâng cao hiệu
quả của công tác này.
296
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

Cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có một chiến lược tổng thể
hoặc chương trình quốc gia về thông tin đối ngoại. Chính vì vậy,
công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam thiếu tầm nhìn xa, chưa
thật bài bản. Công tác thông tin đối ngoại liên quan đến nhiều cơ
quan, địa phương, tuy nhiên từ trước đến nay, công tác thông tin đối
ngoại chủ yếu mới chỉ là hoạt động của từng ban, ngành, đơn vị. Do
chưa có một kế hoạch tổng thể, trong đó xác định chức năng cụ thể
cho từng cơ quan, đơn vị trong từng giai đoạn nên việc phối hợp đôi
khi còn trục trặc, hiệu quả chưa cao. Việc thành lập Ban Chỉ đạo
công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại là bước đi quan trọng
nhằm thống nhất, nâng cao hiệu quả thông tin đối ngoại, song cơ
chế hoạt động của Ban Chỉ đạo khá lỏng lẻo, chưa phải là cơ quan
chuyên trách về thông tin đối ngoại.
Về Nghị định số 67/CP ngày 31-10-1996 của Chính phủ: Nghị
định ra đời cách đây hơn 20 năm nên nhiều nội dung không còn phù
hợp với tình hình hiện nay và sự phát triển nhanh chóng của khoa
học và công nghệ. Ví dụ thời hạn nộp đơn, thị thực báo chí, địa
điểm lập văn phòng thường trú, giải quyết đề nghị hoạt động báo
chí của phóng viên... không còn phù hợp với tình hình. Nhiều nội
dung mới nổi lên như phóng viên tự do, kiêm nhiệm, các phương
tiện hoạt động báo chí sử dụng kỹ thuật hiện đại... chưa có điều
khoản điều chỉnh.
Ngày 23-10-2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
88/2012/NĐ-CP thay thế Nghị định số 67/CP đáp ứng đòi hỏi của
công tác quản lý phóng viên nước ngoài trong tình hình mới.
Về lập luận đấu tranh: Nhiều lập luận đấu tranh của chúng ta
còn chung chung, chưa thật sắc bén, thậm chí trong một số vấn đề
còn lúng túng, chưa chủ động. Khó khăn lớn nhất là xây dựng lập
297
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

luận thuyết phục và phù hợp với cả đối tượng là người nước ngoài
và nhân dân ta.
Liên quan đến tổ chức thực hiện, chúng ta cũng cần đổi mới.
Trước hết là sự phối hợp đưa tin trên báo chí Việt Nam còn chưa
tốt. Theo ước tính, khoảng 60% thông tin mà các hãng thông tấn
nước ngoài cung cấp là khai thác trên báo chí Việt Nam. Vẫn
thường xuyên xảy ra hiện tượng thông tin không nên phổ biến vẫn
được đăng tải công khai. Điều đó bị báo chí nước ngoài khai thác
trở lại tạo ra phản ứng từ chính giới nước liên quan. Bên cạnh đó,
có nhiều vấn đề quốc tế chúng ta đã có phản ứng chính thức thì một
số báo chỉ đưa tin phản ứng và bình luận của phương Tây mà không
hề đưa lại quan điểm chính thức của chúng ta. Đây là vấn đề đòi hỏi
phối hợp cao hơn nữa.
Về phối hợp trong phát ngôn với các bộ, ngành: Ngày càng có
nhiều vấn đề phóng viên nước ngoài quan tâm vượt ra ngoài phạm
vi của Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, một số bộ, ngành, địa phương vì
nhiều lý do từ chối cung cấp thông tin có thể cung cấp cho phóng
viên. Bộ Ngoại giao không đủ quyền hạn để yêu cầu các cơ quan
này đáp ứng. Nếu chúng ta chậm lên tiếng, dư luận nước ngoài sẽ
đưa theo cách của họ, mà ta không có cơ hội làm rõ. Nhiều vấn đề
đã có hướng giải đáp thì thời điểm lại không phù hợp. Cơ chế người
phát ngôn ra đời, song chưa đi vào hoạt động thực tế.
Công tác tranh thủ phóng viên nước ngoài vẫn chưa được quán
triệt ở chỗ này, chỗ kia. Vẫn còn tình trạng e dè, ngại tiếp xúc với
phóng viên nước ngoài.
Cuối cùng, trong công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại,
tuyên truyền phẩm có vai trò rất quan trọng. Đối tượng tuyên truyền
liên quan đến văn hoá, ngôn ngữ, tâm tư, nguyện vọng... và cả thói
298
CHƯƠNG VIII: CÔNG TÁC THÔNG TIN, BÁO CHÍ…

quen. Song chúng ta chưa nghiên cứu kỹ, chưa có cách làm khoa
học nên nhiều tuyên truyền phẩm của ta chưa đáp ứng yêu cầu. Mặt
khác, phương thức tuyên truyền của ta đôi khi còn cứng nhắc chưa
phù hợp với đối tượng.
299

Chương IX
NGOẠI GIAO VĂN HÓA

Công tác văn hoá đối ngoại là một phần của công tác thông tin,
tuyên truyền đối ngoại. Song văn hoá đối ngoại có nhiều nét đặc
thù, do vậy văn hoá đối ngoại hay ngoại giao văn hoá được xếp vào
chương riêng.

I. KHÁI NIỆM NGOẠI GIAO VĂN HÓA

Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra. Ở phương
Đông, từ “văn hóa” ra đời rất sớm. Trong Chu dịch quẻ Bi đã có từ
“văn” và “hóa”, nghĩa là xem dáng vẻ con người mà lấy đó để giáo
hóa thiên hạ. Lưu Hướng (năm 77-6 trước Công nguyên), thời Tây
Hán, Trung Quốc có lẽ là người sử dụng từ “văn hóa” sớm nhất, với
nghĩa là phương thức giáo dục con người. Tại châu Âu, ở nước Nga
người ta dùng từ “culture” có gốc Latinh là chữ “cultus animi” là
trồng trọt, thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên, giáo dục cộng
đồng có phẩm chất tốt đẹp.
Thế kỷ XVII-XVIII “canh tác tinh thần” được sử dụng rộng rãi.
Thế kỷ XIX, các nhà nhân loại học sử dụng từ “văn hóa” là phổ
biến, bao hàm cả văn minh và bậc cao nhất. Theo E.B. Taylor, văn
300
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

hóa là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán khác mà
con người có được với tư cách là thành viên của xã hội 1. Thế kỷ XX
coi văn hóa là loại hình hành vi rõ ràng và ám thị đã được đúc kết
và truyền lại bằng biểu tượng, thành quả độc đáo của nhân loại.
Cách đây nửa thế kỷ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu quan điểm
khá sâu sắc về văn hoá. Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục
đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn
ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,... mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức
là văn hoá”2. Tổ chức Văn hoá - Khoa học và Giáo dục của Liên
hợp quốc (UNESCO) cho rằng: “Theo nghĩa rộng nhất, ngày nay
văn hoá có thể được coi là toàn bộ các tính chất đặc biệt về tâm
hồn, thể chất, trí tuệ và tình cảm đặc trưng cho một xã hội hay một
nhóm xã hội. Nó không chỉ bao gồm nghệ thuật và văn hoá, mà cả
lối sống, các quyền cơ bản của nhân loại, các hệ thống giá trị,
truyền thống và tín ngưỡng”3.
Vậy văn hóa là gì? Văn hóa là toàn bộ những giá trị, sáng tạo
của con người trong quá trình giao lưu với thiên nhiên, với nhau
(giữa cộng đồng, dân tộc, quốc gia) nhằm xây dựng, hoàn thiện xã
hội, cộng đồng và chính bản thân mình. “Văn hóa là nền tảng tinh
thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội”4. Bản sắc văn hóa dân tộc là sự kết tinh các

1
. Xem Trần Quốc Vượng (chủ biên): Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 1999, tr.18.
2
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.3,
tr.431.
3
. Tuyên bố Mêhicô - Hội nghị về văn hoá, ngày 06-8-1982.
4
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
301
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

giá trị văn hóa truyền thống và các cách biểu đạt văn hóa thông qua
lối sống và các loại hình nghệ thuật dân gian.
Giữa văn hóa và ngoại giao có mối liên hệ cực kỳ chặt chẽ,
được thể hiện tập trung qua khái niệm “văn hoá ngoại giao” gồm ba
yếu tố: văn hoá chính trị, văn hoá tổ chức ngoại giao và văn hoá
ứng xử. Văn hoá chính trị thể hiện ở tầm nhận thức về tình hình, xu
thế thế giới, dự báo thời cuộc và cơ hội cho đất nước; trình độ tiếp
cận, phân tích mục tiêu, ý đồ của đối tác, đối phương và hoạch định
chính sách, đề xuất đối sách. Văn hoá tổ chức ngoại giao bao gồm
cách thức tổ chức bộ máy đối ngoại và cơ chế hoạt động nhằm tạo
được lực lượng tổng hợp lớn nhất cho hoạt động đối ngoại của quốc
gia. Văn hoá ứng xử thể hiện ở phương pháp đàm phán, thuyết phục
người đối thoại, nghệ thuật diễn đạt (nói và viết) và nghệ thuật
ngoại giao nói chung. Văn hoá là linh hồn của một dân tộc, sức
mạnh văn hoá được hun đúc từ cuộc sống, khả năng sáng tạo và sức
hội tụ của dân tộc, đan xen với các yếu tố chính trị, kinh tế, đời
sống xã hội. “Ngoại giao mang nội hàm văn hóa sâu sắc. Hoạt động
ngoại giao là sự giao lưu và cọ xát về các giá trị văn hóa. Hoạt động
ngoại giao là diễn đàn hoạt động văn hóa phục vụ lợi ích dân tộc.
Bởi lẽ đó, truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa dân tộc là chỗ
dựa và thế mạnh của ngoại giao. Đồng thời, văn hóa cũng là động
lực và mục tiêu của hoạt động ngoại giao”1.
Giao lưu là đặc tính cơ bản của văn hóa. Giao lưu văn hóa là
quy luật vận động, phát triển của bất kỳ nền văn hóa nào. Giao lưu
văn hóa là một trong những yếu tố chính nâng cao sự hiểu biết lẫn
nhau giữa các quốc gia, giữa các dân tộc, góp phần vào quá trình

VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.110.


1
. Nguyễn Dy Niên: Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.322-323.
302
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

hội nhập quốc tế và qua đó thúc đẩy sự phát triển của đất nước
trong sự phát triển chung của nhân loại.
Văn hóa đối ngoại là hoạt động giao lưu với thế giới bên ngoài
của dân tộc, quốc gia nhằm không ngừng hoàn thiện nền văn hóa
dân tộc, phát huy, nâng cao vị thế đất nước, đóng góp chung vào sự
phát triển của cộng đồng thế giới.
Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng là một trong những nội dung của
quan hệ quốc tế. Văn hóa giúp ta hiểu được cốt cách của một dân
tộc và nền tảng chính sách đối ngoại của quốc gia.
Ngoại giao văn hóa hay tuyên truyền văn hóa đối ngoại là một
bộ phận trong đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước ta, là tổng hợp các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá
văn hóa Việt Nam; trao đổi, giao lưu, hợp tác về văn hóa hoặc có
nội dung văn hóa nhằm tạo điều kiện hỗ trợ giao lưu kinh tế, chính
trị, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tiếp
thu tinh hoa văn hóa thế giới phục vụ công tác phát triển nền văn
hóa dân tộc, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, quá trình hội
nhập quốc tế và thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Nói một cách ngắn gọn: “ngoại giao văn hoá là lĩnh vực
đặc biệt của hoạt động ngoại giao, liên quan đến việc sử dụng văn
hoá như là đối tượng và phương tiện nhằm đạt những mục tiêu cơ
bản của chính sách đối ngoại của quốc gia, tạo hình ảnh tốt đẹp của
đất nước, quảng bá văn hoá và ngôn ngữ quốc gia”1 ở nước ngoài.

II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA

Ngoại giao văn hóa đã tồn tại trong lịch sử ngoại giao thế giới,

1
. Trường Đại học Quan hệ quốc tế Mátxcơva: Công tác ngoại giao, Sđd,
tr.361.
303
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

ngoại giao Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh lạnh chấm
dứt, ngoại giao văn hóa được quan tâm nhiều hơn, là một trong
những nét đặc trưng của ngoại giao thế kỷ XXI, ngoại giao kỷ
nguyên toàn cầu hóa1. Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh
mẽ, các nước trên thế giới vừa có cơ hội thuận lợi giao lưu, liên kết,
hội nhập chặt chẽ với nhau, vừa phải đối phó với nhiều nguy cơ,
thách thức, trong đó có nguy cơ đồng hóa về văn hóa, thách thức
đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, đối thoại, giao lưu, hợp
tác là một trong những phương tiện hữu hiệu để bảo vệ và phát triển
nền văn hóa dân tộc. Mặt khác, trong quan hệ quốc tế, nội dung văn
hóa càng trở nên quan trọng bởi vì văn hóa liên quan đến sức mạnh
mềm trong sức mạnh tổng hợp quốc gia. Sức mạnh mềm "là dùng
khả năng giành được những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh
hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn. Một đặc
điểm của sức mạnh mềm là không cưỡng bức, ép buộc, đạt được
bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi
cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong
muốn chính điều mà mình mong muốn... Sức mạnh mềm thực hiện
thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục. Sức mạnh mềm được tạo
dựng dựa trên ba yếu tố: văn hóa quốc gia, giá trị quốc gia và chính
sách của quốc gia đó"2. Sức mạnh mềm là sức mạnh vô hình, ảnh
hưởng đến ý thức công chúng và dư luận quốc tế. Tổng thống Mỹ
Bill Clinton, tại Hội nghị văn hoá và ngoại giao ở Nhà Trắng (năm
2000) nhấn mạnh: Văn hoá có sức thâm nhập mạnh, có thể đạt được

1
. Xem Vũ Dương Huân: “Nét mới ngoại giao thế kỷ XXI và những vấn
đề đặt ra cho ngoại giao Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4 (67),
2006.
2
. Nye, Joseph: Bound to Lead: The Changing Nature of American Power,
New York: Basic Books, 1990.
304
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

mục tiêu mà các biện pháp chính trị và quân sự chưa chắc có thể đạt
được. Sức mạnh mềm gồm bốn yếu tố: sức hội tụ và hấp dẫn của
nền văn hoá dân tộc; ảnh hưởng của chế độ xã hội, ý thức hệ, quan
niệm giá trị, phương thức phát triển của nhà nước; sự kiểm soát và
ảnh hưởng của quốc gia trên các mặt quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế và
xây dựng thể chế quốc tế; sự hấp dẫn của hình tượng quốc gia (quốc
gia đó có thông qua phương thức như đối thoại dân chủ, giao lưu
rộng rãi, tôn trọng cảm nhận của các nước khác, chú ý đến lợi ích
chung hay không?).
Mặt khác, có những dự báo cho rằng, thế kỷ XXI là thế kỷ xung
đột giữa các nền văn minh, đặc biệt sau sự kiện ngày 11-9-2001,
nghĩa là chiến tranh có thể xảy ra do nhân tố văn hóa. Chính vì vậy,
các quốc gia ngày càng chú ý nhiều đến các chủ đề văn hóa như: đa
dạng văn hóa, đối thoại giữa các nền văn hóa - văn minh, văn hóa
hòa bình. Kênh văn hóa ngày càng được sử dụng như một phương
tiện hỗ trợ hiệu quả, thúc đẩy quan hệ chính trị, an ninh, kinh tế...
Xây dựng Cộng đồng văn hóa - xã hội là mục tiêu của ASEAN, bên
cạnh Cộng đồng an ninh và kinh tế. Diễn đàn hợp tác Á - Âu; Tổ
chức hợp tác Thượng Hải; Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ rất coi
trọng phát triển sức mạnh mềm, còn Hàn Quốc có khẩu hiệu chiến
lược: “Xây dựng nhà nước văn hoá”...
Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, ngoại giao văn hóa nói
riêng và quan hệ quốc tế nói chung phát triển nhanh do không còn
đối đầu, kiềm chế giữa hai phe; phương tiện giao thông, liên lạc
phát triển bởi tác động của cách mạng khoa học và công nghệ đang
diễn ra như vũ bão; kinh tế phát triển hỗ trợ cho giao lưu văn hóa;
ngoại giao đa phương bùng nổ...
Việt Nam cũng rất coi trọng ngoại giao văn hóa. Văn hóa Việt
Nam là nền văn hóa mở, bản sắc văn hóa và bản sắc dân tộc gắn
305
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

chặt với nhau; dễ tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, đồng thời vẫn
có khả năng bảo tồn, duy trì được bản sắc văn hóa dân tộc. Từ lâu,
Đảng và Nhà nước ta đã rất coi trọng vấn đề văn hóa nói chung,
cũng như việc giao lưu văn hóa với thế giới nhằm củng cố, phát huy
văn hóa dân tộc, phục vụ sự phát triển và hội nhập. Đề cương văn
hóa năm 1943 của Đảng là một minh chứng. Đại hội VIII (1996)
khẳng định: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết
số 33-NQ/TW ngày 9-6-2014 về xây dựng và phát triển văn hóa
con người Việt Nam, Hội nghị Trung ương 9, khóa XI tiếp tục
khẳng định và phát triển tư tưởng trên, coi văn hóa và con người
Việt Nam là mục tiêu phát triển bền vững, phải đặt ngang hàng với
kinh tế, chính trị, xã hội.
Trong thời kỳ đổi mới, ngoại giao văn hóa rất được chúng ta
quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung
ương khóa VIII (1998) đã xác định: chủ trương lớn của chúng ta là
xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Về nhiệm vụ văn hóa đối ngoại hay ngoại giao văn hóa, Nghị
quyết nhấn mạnh: “Làm tốt việc giới thiệu văn hóa, đất nước và con
người Việt Nam với thế giới; tiếp thụ có chọn lọc các giá trị nhân
văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài. Phổ biến những kinh nghiệm
xây dựng và phát triển văn hóa của các nước. Ngăn ngừa sự xâm
nhập các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy.
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng về văn hóa, Hội nghị
Ngoại giao lần thứ 25 (tháng 11-2006) và lần thứ 26 (tháng 12-
2008), đã xác định Ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột của
ngoại giao Việt Nam cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao
kinh tế. Để tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngoại giao văn hóa,
chúng ta đã xây dựng "Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm
306
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

2020" (ngày 14-2-2011); Quy chế tổ chức Ngày Việt Nam ở nước
ngoài; Thông tư hướng dẫn sử dụng biểu tượng quốc gia, và nghi lễ
Nhà nước trong việc tổ chức hoạt động đối ngoại tại cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài (2010); Kế hoạch hành động của Bộ
Ngoại giao triển khai Chiến lược ngoại giao văn hóa (2013); Đề án
tăng cường tham gia của Việt Nam vào UNESCO (2013). Cùng với
đó, nhiều điều ước và thỏa thuận quốc tế được ký kết tạo cơ sở pháp
lý triển khai các hoạt động cụ thể về giao lưu và hợp tác văn hóa ở
nước ngoài, xúc tiến, tăng cường và làm sâu sắc hiểu biết với các
quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, tại Bộ Ngoại giao, Ban
Chỉ đạo Ngoại giao văn hóa đã được thành lập và hoạt động tích
cực từ năm 2009.
Phương châm của ngoại giao văn hóa là: vừa kế thừa, giữ gìn
và phát huy bản sắc dân tộc, vừa chọn lọc, tiếp thu tinh hoa văn hóa
của các dân tộc khác. Tuyên truyền, giao lưu văn hóa phục vụ
đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa các
quan hệ đối ngoại, kết hợp mở rộng giao lưu văn hóa với hợp tác
kinh tế, lấy mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế để thúc đẩy hợp tác
kinh tế, khoa học, công nghệ, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh du
lịch, phục vụ thiết thực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.

III. NỘI HÀM CỦA NGOẠI GIAO VĂN HÓA

Trên cơ sở nhận thức như trên về ngoại giao văn hóa, cần xác
định nội hàm của ngoại giao văn hóa hay vai trò của ngoại giao văn
hóa.
Thứ nhất, vai trò mở đường. Với vai trò là nền tảng tinh thần,
ngoại giao văn hóa góp phần khai thông, hoặc tạo bước đột phá
307
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

trong quan hệ, tạo thuận lợi cho quan hệ chính trị, kinh tế. Văn hóa
là chất dễ thẩm thấu, dễ gây thiện cảm, có thể phá được rào cản về
chính trị. Lịch sử bang giao Trung - Mỹ đã chứng kiến “ngoại giao
bóng bàn” năm 1972 và gần đây dàn nhạc giao hưởng New York
của Mỹ đến biểu diễn tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên.
Thời gian qua, một số hoạt động giao lưu văn hóa như biểu diễn
nghệ thuật dân tộc, chương trình Tuần/Ngày Việt Nam được triển
khai ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ vốn có ít hoạt động giao lưu
văn hóa đã mang lại tác dụng tốt.
Thứ hai, vai trò xúc tác. Sử dụng công cụ ngoại giao văn hóa
làm chất xúc tác, chất keo gắn kết về tinh thần thúc đẩy ngoại giao
chính trị và ngoại giao kinh tế mà điển hình là gắn nội dung văn hóa
với hoạt động chính trị và kinh tế đối ngoại của đất nước. Việc tổ
chức các chương trình biểu diễn văn hóa, văn nghệ nhân dịp các
chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Việt Nam ra nước ngoài, các vị
lãnh đạo nước ngoài đến Việt Nam góp phần tăng cường quan hệ
giữa Việt Nam với các nước và đưa quan hệ đi vào chiều sâu, ổn
định.
Thứ ba, vai trò quảng bá. Thông qua quảng bá hình ảnh đất
nước, con người và văn hóa Việt Nam, tôn vinh anh hùng dân tộc,
danh nhân văn hóa, làm cho thế giới hiểu đúng và có thiện cảm với
Việt Nam, ủng hộ công cuộc đổi mới, qua đó nâng cao vị thế và
hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Các festival Việt Nam
ở Tôkyô, Mátxcơva, Xanh Pêtécbua, Vlađivôxtốc, Xingapo hay
Tuần/Ngày văn hóa Việt Nam ở nước ngoài đã quảng bá rộng rãi
văn hóa Việt Nam với cộng đồng thế giới.
Thứ tư, vai trò vận động. Vận động UNESCO công nhận các di
sản văn hóa vật thể, phi vật thể của nước ta là di sản văn hóa của
nhân loại, các khu dự trữ sinh quyển, công viên địa chất thế giới,
308
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

đưa hồ sơ, tư liệu quý của Việt Nam vào Chương trình Ký ức thế
giới của UNESCO. Nhờ đó đã giới thiệu danh thắng, di tích lịch sử,
văn hóa, bản sắc văn hóa dân tộc với bạn bè quốc tế, góp phần
quảng bá, phát triển du lịch của các địa phương nói riêng và cả
nước nói chung.
Thứ năm, vai trò tiếp thu. Ngoại giao văn hóa đã hỗ trợ việc tiếp
thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa, tri thức, khoa học tiên tiến của
nhân loại, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa và tri thức
Việt Nam. Mặt khác, ngoại giao văn hóa cũng góp phần đưa nét độc
đáo của văn hóa Việt Nam hội nhập với văn hóa nhân loại, làm
phong phú, đa dạng hơn văn hóa nhân loại, tiến tới định hướng phát
triển cho một nền công nghiệp văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại
nhưng đậm đà bản sắc dân tộc1.

IV. CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA


NGOẠI GIAO VĂN HÓA

1. Thông tin, tuyên truyền

Giới thiệu, quảng bá văn hóa dân tộc bằng tiếng nước ngoài
qua sách, tài liệu và các phương tiện thông tin đại chúng. Chúng ta
có các ấn phẩm của Nhà xuất bản Thế giới, Vietnamese Studies,
Vietnam News, kênh truyền hình VTV4, Đài Tiếng nói Việt Nam
(VOV), các báo điện tử, đặc biệt là báo Nhân dân điện tử, các tài
liệu của Tổng cục Du lịch, Hàng không Việt Nam, cung cấp cho các
cơ quan, doanh nghiệp của nước sở tại. Đây là loại hình cơ bản, có
hiệu quả cao, chi phí thấp. Nội dung này đã được đề cập kỹ ở

1
. Pham Sanh Châu: “Ngoại giao văn hóa, một trụ cột quan trọng của nền
ngoại giao toàn diện của Việt Nam”, Tạp chí Đối ngoại, số 3, tháng 9-2009.
309
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

Chương VIII.
Qua hội nghị, hội thảo, nói chuyện, triển lãm, các ngày lễ, ngày
kỷ niệm... đặc biệt là Quốc khánh, ta giới thiệu về lịch sử, văn hoá
Việt Nam cho bạn bè quốc tế.

2. Giao lưu, trao đổi đoàn văn hoá, nghệ thuật

Tổ chức giao lưu, trao đổi đoàn văn hoá, nghệ thuật cũng là một
trong các hoạt động quan trọng của văn hoá đối ngoại. Hằng năm,
Việt Nam cử khoảng 30 đoàn văn hoá, văn nghệ đi nước ngoài
tham gia các hoạt động giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam
nhân dịp các ngày lễ lớn của dân tộc. Đặc biệt là đoàn Nhã nhạc
đến UNESCO, Pháp năm 2004, đoàn Cồng chiêng Đắk Lắk đến
UNESCO, Bỉ năm 2007 để quảng bá di sản văn hoá phi vật thể của
Việt Nam, được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ và đánh giá cao.
Ngoài ra, chúng ta còn tổ chức trao đổi đoàn thông qua các hiệp
định, thỏa thuận, chương trình hợp tác, trao đổi văn hoá, giáo dục,
khoa học, công nghệ, thanh niên giữa nước ta và các nước. Mục
đích của các hoạt động đó là vừa quảng bá văn hoá Việt Nam, vừa
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nước, tranh thủ sự hỗ trợ
nguồn lực, trang thiết bị nhằm nâng cao trình độ biểu diễn văn hoá,
nghệ thuật của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã ký hiệp định văn
hoá, giáo dục với khoảng 20 nước như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Inđônêxia, Tây Ban Nha, Lúcxămbua, Braxin...

3. Xây dựng các cơ sở, công trình văn hoá, lịch sử Việt Nam
ở nước ngoài

Đạt được thoả thuận với một số nước, Việt Nam đã xây dựng
một số công trình văn hoá, lịch sử ở nước ngoài như: đã khánh
thành tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Xingago (2011), Philíppin
310
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

(2011), Áchentina (2012), Đôminican (2013), Xri Lanka (2013),


Chilê (2014), duy tu, sửa chữa tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Mađagaxcar (2014). Trước đó, đã xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch
Hồ Chí Minh tại tỉnh Khăm Muộn, Lào (12-2012), tổ chức Phòng
triển lãm cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
tại làng Nây Ôn - Udon, Thái Lan (5-2012).... Đồng thời, chúng ta
đã xây dựng được ngôi nhà truyền thống tại Làng ASEAN
(Malaixia), trung tâm văn hoá Việt Nam tại Lào, đang triển khai
xây dựng Trung tâm văn hoá tại Pari (Pháp), Mátxcơva (Nga). Các
trung tâm là công cụ rất hữu hiệu để giới thiệu, quảng bá văn hoá
Việt Nam ở nước ngoài.

4. Hợp tác tổ chức các sự kiện văn hóa chung

Nhân các sự kiện lớn của nước ta và nước đối tác như Quốc
khánh, thiết lập quan hệ ngoại giao, chúng ta thường tổ chức sự
kiện văn hoá. Chúng ta đã tổ chức Những ngày văn hoá trong dịp
kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên bang Nga, Mỹ
năm 2005, với Liên minh châu Âu năm 2006 và năm 2008 cũng tổ
chức Ngày Việt Nam tại Hàn Quốc nhân kỷ niệm 15 năm thiết lập
quan hệ ngoại giao Việt - Hàn; cử đoàn văn nghệ sang biểu diễn ở
Lào nhân kỷ niệm 30 năm ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác và 45
năm thiết lập quan hệ ngoại giao... Năm Ngoại giao Văn hóa 2009,
các hoạt động văn hóa đã được đẩy mạnh thông qua việc giới thiệu
các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nét văn hóa độc đáo, và tôn
vinh các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của đất nước. Chúng
ta đã tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Nam Phi (9-2009), Vương
quốc Anh (10-2009), Braxin (10-2009), Vênêxuêla (10-2009), triển
lãm ảnh Việt - Hàn tại Hà Nội (10-2009), tổ chức Chương trình
"Gặp gỡ Việt Nam" lần đầu tiên trên đất Mỹ (11-2009), "Ngày văn
311
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

hóa Việt Nam" ở Madrid, Tây Ban Nha, và thành phố Milan, Italia,
"Ngày văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản" (12-2009), Festival văn hóa
Du lịch tại Liên bang Nga (7-2012), "Tuần Việt Nam tại Hàn Quốc"
Festival (12-2012), Những Ngày Việt Nam tại Nhật Bản và Tuần
Việt Nam tại Italia (2013), Những Ngày văn hóa Việt Nam tại Ai
Cập (2013), Tuần phim Việt Nam tại Môdămbích (2013), Tuần văn
hóa Việt Nam tại Campuchia (2014), Tuần Việt Nam tại Hà Lan và
Những Ngày Việt Nam tại Qatar và UAE (2014), Ngày Việt Nam
tại Brunây (2014), Những Ngày Việt Nam tại Hoa Kỳ (2015), Tuần
Văn hóa Việt Nam tại Rôma (2015), Ngày hội ẩm thực Việt Nam
tại Venice, Italia (2015), Ngày Văn hóa Việt Nam tại Xlôvakia và
Năm Văn hóa Việt Nam tại Séc (2015), Tuần Văn hóa Việt Nam tại
Bêlarút (2015), Lễ hội văn hóa du lịch Việt Nam tại Osaca, Nhật
Bản Sự kiện Việt Nam tại Kanagawa (2015)...
Ngoài ra, chúng ta cũng tiến hành hợp tác dịch vụ văn hoá, sản
xuất phim như các phim: “Đông Dương”, “Điện Biên Phủ”,
“Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông”... Qua hợp tác làm phim, chúng ta
đã trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng làm phim hiện đại với các nước
bè bạn.

5. Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về văn hoá
Chúng ta đã tham gia các đợt liên hoan phim, âm nhạc, nghệ
thuật quốc tế, triển lãm sách, tranh ảnh nghệ thuật tại các nước, qua
kênh hợp tác UNESCO, cộng đồng Pháp ngữ, Diễn đàn hợp tác Á -
Âu, ASEAN như: Liên hoan nghệ thuật ASEAN 2004 ở
Campuchia; Con tàu thanh niên châu Á, Lễ hội nước ở Hy Lạp, Lễ
hội văn hoá - du lịch - thương mại ở Geneva, Thụy Sĩ, Triển lãm
quốc tế EXPO 2005 tại Aichi, Nhật Bản.
312
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

6. Tham gia các hoạt động liên ngành

Tổ chức hoạt động văn hoá đối ngoại phục vụ các hoạt động
của đoàn cấp cao của Đảng, Chính phủ có nhiều bộ, ngành tham gia
cùng với nhiều đối tác nước ngoài. Các hoạt động văn hoá được tổ
chức nhân 30 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản, Hội nghị thượng
đỉnh về xã hội, thông tin tại Geneva (tháng 12-2003).
Các hoạt động văn hoá đối ngoại hiện nay thường kết hợp với
thương mại, đầu tư, du lịch... Ngoài ra, còn có không ít các hoạt
động văn hoá đối ngoại liên quan đến công tác cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài như phối hợp xuất bản sách lịch sử bằng
tranh ở Pháp và châu Âu, sách dạy tiếng Việt cho con em người
Việt Nam ở nước ngoài...

7. Tham gia cơ chế hợp tác quốc tế

Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc
(UNESCO) là tổ chức liên ngành mang tính hợp tác trí tuệ lớn nhất
trong Liên hợp quốc. Nhằm vận dụng nội dung, chương trình hợp
tác lớn mang tính liên ngành về văn hoá, giáo dục, khoa học, kỹ
thuật của thế giới vào điều kiện Việt Nam, phục vụ công cuộc hội
nhập và phát triển đất nước như bảo vệ di sản, văn hoá hoà bình, đa
dạng văn hoá, đối thoại giữa các nền văn hoá, văn minh, tính đạo
đức trong nghiên cứu khoa học công nghệ, Bộ Ngoại giao đã phối
hợp rất tích cực với Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Thông tin -
Truyền thông và Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch), Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ... thực hiện các nội dung
trên.
Việt Nam đã tham gia UNESCO từ năm 1976, đặt cơ quan đại
diện tại UNESCO (1982). Đồng thời, Việt Nam gia nhập hoặc
313
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

tham gia: các công ước UNESCO: Công ước di sản thế giới (1972);
Di sản văn hóa phi vật thể (2003); Công ước UNESCO về bảo vệ
và phát huy sự đa dạng của biểu đạt văn hóa (2005); Công ước
Berne về bản quyền; BIE (Tổ chức triển lãm thế giới); TFACCA
(Liên đoàn quốc tế các Hội đồng nghệ thuật và quản lý văn hoá);
ICROOM (Tổ chức các Bảo tàng thế giới); INCP (Mạng lưới chính
sách văn hoá quốc tế). UNESCO không phải là tổ chức cung cấp tài
chính, song cung cấp những ý tưởng, kinh nghiệm góp phần thay
đổi nhận thức, tư duy để sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất. Trong
những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng về đẩy mạnh
ngoại giao đa phương, Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia
các cơ quan của UNESCO: tháng 10-2009, Việt Nam trúng cử với
số phiếu cao vào Hội đồng Chấp hành UNESCO, nhiệm kỳ 2009 -
2013. Năm 2013, Việt Nam trúng cử vào Ủy ban Di sản Thế giới,
nhiệm kỳ 2013 - 2017. Đây là cơ quan chuyên môn quan trọng
hàng đầu của UNESCO. Việt Nam luôn là thành viên tích cực, chủ
động đóng góp và đảm nhận tốt vai trò thành viên tại Hội đồng
Chấp hành. Là thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới, Việt Nam đã
tham gia vào quá trình quyết định công nhận các di sản thế giới
mới, xây dựng và hoàn chỉnh các quy định, thể lệ về việc công
nhận, bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản thế giới. Qua việc
tham gia này, Việt Nam có thêm điều kiện để giới thiệu, quảng bá
các di sản thiên nhiên, văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam
ra thế giới, tranh thủ hỗ trợ của quốc tế đối với công tác bảo tồn và
phát huy giá trị các di sản Việt Nam. Việc tham gia Ủy ban Di sản
Thế giới của UNESCO là một thành công lớn trong mục tiêu nâng
cao vị thế của Việt Nam tại UNESCO. Việt Nam đã đăng cai Hội
nghị tham vấn các Ủy ban quốc gia UNESCO khu vực châu Á -
314
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

Thái Bình Dương (tổ chức tháng 6-2012), đóng góp có hiệu quả cho
các chương trình nghị sự của kỳ họp Hội đồng Chấp hành
UNESCO, Đại hội đồng các thành viên Công ước bảo vệ di sản văn
hóa phi vật thể... Những hoạt động ngoại giao đó đã khẳng định
Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

8. Các hoạt động tổ chức trong nước

Đây là hình thức mới của công tác văn hoá đối ngoại, vừa góp
phần quảng bá văn hoá Việt Nam với du khách quốc tế, vừa tạo
điều kiện để nhân dân trong nước hiểu biết, thưởng thức các loại
hình văn hoá của các dân tộc khác nhau trên thế giới. Chúng ta đã
tổ chức khá nhiều hoạt động văn hoá ở trong nước như: biểu diễn
văn nghệ chào mừng SEAGAMES 22, Festival Huế, Du lịch Hạ
Long, Du lịch Quảng Nam, Lễ hội đền Hùng... góp phần đáng kể
nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Ngoài ra, chúng ta còn phối
hợp hoạt động văn hoá, nghệ thuật với các sự kiện chính trị, ngoại
giao nhân kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước
như: Nhật Bản, Xingapo, Bănglađét, Malaixia,...
Chúng ta cũng tổ chức tuyên truyền văn hoá thế giới ở nước ta
như: Liên hoan nhạc Jazz châu Âu lần thứ ba, các tuần phim Nga,
Thụy Điển, Nhật Bản, Đức, Italia, Tây Ban Nha, hội thảo đa dạng
văn hoá UNESCO, hoạt động văn hoá Cộng đồng Pháp ngữ. Những
hoạt động trên đã góp phần nâng cao hiểu biết của người Việt Nam
đối với văn hoá các dân tộc trên thế giới, phục vụ hội nhập kinh tế
quốc tế và giao lưu, hợp tác quốc tế.

V. CÔNG TÁC VĂN HOÁ ĐỐI NGOẠI


CỦA BỘ NGOẠI GIAO
315
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mặt
đối ngoại và văn hoá đối ngoại, là một trong những phương tiện
quan trọng thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Nội dung ngoại giao văn hoá hay công tác văn hoá đối ngoại của
Bộ Ngoại giao cụ thể như sau:

1. Thực hiện chức năng chính trị của văn hoá đối ngoại

Đằng sau sức mạnh của ngoại giao là bản sắc dân tộc. Trong
mọi hoạt động đối ngoại, ngoại giao luôn luôn khẳng định vị trí,
bản sắc dân tộc, nâng cao vị thế đất nước, nhất là trong quan hệ với
các nước lớn, các nước láng giềng, các nước bạn bè. Đồng thời, tại
các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC,
ASEM, Cộng đồng Pháp ngữ, ngoại giao đã phát huy vai trò nâng
cao vị thế của Việt Nam, một nước độc lập, có truyền thống lịch sử,
văn hoá lâu đời, một dân tộc yêu chuộng hoà bình, có quan hệ hữu
hảo với các dân tộc. Đặc biệt nổi bật là chúng ta đã tổ chức thành
công Hội nghị cấp cao ASEM 5 (10-2004) và Hội nghị cấp cao
APEC 14 (tháng 11-2006)...

2. Vận động UNESCO công nhận các di sản văn hóa, thiên
nhiên

Bộ Ngoại giao đã phối hợp rất chặt chẽ với các bộ/ngành, địa
phương vận động UNESCO công nhận nhiều di tích lịch sử văn hóa
và thiên nhiên góp phần bảo vệ, giữ gìn, nâng cấp các di tích và
quảng bá văn hóa, đất nước con người Việt Nam. Cụ thể như sau:
* 2 di sản thiên nhiên thế giới:
1) Vịnh Hạ Long (1994), (2000);
2) Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình
316
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

( 2003).
* 5 di sản văn hóa thế giới:
1) Quần thể di tích Cố đô Huế (1993);
2) Khu phố cổ Hội An (1999);
3) Khu đền tháp Mỹ Sơn (1999);
4) Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010);
5) Thành nhà Hồ (2011);
* 1 di sản thế giới hỗn hợp: Quần thể danh thắng Tràng An
(2014).
* 12 di sản văn hóa phi vật thể:
1) Nhã nhạc cung đình Huế (2003), (2008);
2) Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (2005),
(2008);
3) Dân ca Quan họ Bắc Ninh (2009);
4) Ca trù (2009);
5) Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng (2010);
6) Hát xoan (2011);
7) Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012);
8) Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013);
9) Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh (2014);
10) Trò chơi Kéo co ở Việt Nam (2015). Kéo co được các
cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy... và nhiều địa
phương như: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hà Nội, Bắc Ninh cùng
nhiều tỉnh trên cả nước Việt Nam thực hành từ lâu đời, trao
truyền cho tới ngày nay;
11) Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (2016);
12) Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ (2017).
* 9 khu dự trữ sinh quyển thế giới:
317
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

1) Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (2000);
2) Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (2011);
3) Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004);
4) Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (2004);
5) Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang
(2006);
6) Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An (2007);
7) Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009);
8) Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm (2009);
9) Khu dự trữ sinh quyển Langbian (2015).
* 2 di sản tư liệu thế giới:
1) Mộc bản triều Nguyễn (2009);
2) Bia đá tiến sĩ tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (2010).
* 5 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương:
1) Châu bản triều Nguyễn (2014). Châu bản triều Nguyễn của
Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Chương trình
Ký ức thế giới Khu vực châu Á - Thái Bình Dương;
2) Kho mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm (2012);
3) Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016);
4) Mộc bản trường Phúc Giang (2016);
5) Hoàng hoa sứ trình đồ là cuốn sách cổ của dòng họ Nguyễn
Huy (Trường Lộc, Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), được sao chép lại năm
1887 từ bản gốc của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh soạn những năm
1765 - 1767 dưới triều vua Lê Hiển Tông. Sách nói về quan hệ
ngoại giao giữa hai nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương
trong thế kỷ XVIII, đóng góp vào việc duy trì nền hòa bình giữa các
dân tộc trong khu vực và trên thế giới (2018).
* 2 mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu:
318
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

1) Cao nguyên đá Đồng Văn (2010);


2) Công viên địa chất non nước Cao Bằng (2018).

3. Chỉ đạo, hỗ trợ các cơ quan đại diện ngoại giao nước ta
trong công tác văn hoá đối ngoại

Bộ Ngoại giao đã quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ các cơ quan đại
diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài về công tác đối ngoại, trong
đó có văn hoá đối ngoại từ nội dung hoạt động đến tăng cường cơ
sở vật chất và nhân sự. Ngoài ra, Bộ còn hỗ trợ cơ quan đại diện
ngoại giao về tài liệu, tuyên truyền phẩm... Đặc biệt, Bộ đã kiến
nghị các cơ quan đại diện ngoại giao xây dựng “Tủ sách văn hoá
đối ngoại”, “Phòng khánh tiết” và nêu ý tưởng về “Trang phục
ngoại giao”. Bộ cũng đã thực hiện vai trò đầu mối phối hợp giữa cơ
quan đại diện ngoại giao và các cơ quan trong nước thực hiện các
hoạt động về tuyên truyền văn hoá đối ngoại.

4. Thúc đẩy công tác văn hoá đối ngoại thông qua cộng
đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Qua Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài và các cơ quan đại
diện ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao đã huy động được cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngoài tích cực tham gia công tác tuyên
truyền, quảng bá văn hoá Việt Nam ở nước ngoài khá hiệu quả.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều hoạt động
phong phú, đa dạng và hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá, hình
ảnh Việt Nam tại các nước họ sinh sống. Các hoạt động biểu diễn
văn nghệ, triển lãm, giới thiệu văn hoá ẩm thực, trình diễn thời
trang áo dài... thường xuyên được tổ chức với sự tham gia nhiệt tình
của người Việt Nam và không ít người địa phương.
319
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

5. Tư vấn, hỗ trợ cho các bộ, ngành, địa phương

Bộ Ngoại giao đã tích cực tham gia tư vấn, hỗ trợ các cơ quan
trong nước ở trung ương cũng như địa phương về công tác liên
quan đến văn hoá đối ngoại. Bộ đã có những đóng góp thiết thực về
tổ chức Ngày Văn hóa, Tuần Văn hóa Việt Nam, các lễ hội văn hóa
- du lịch, hoạt động xúc tiến, quảng bá văn hóa - du lịch tại nước
ngoài. Bộ Ngoại giao cũng đóng góp nhiều ý kiến cho Chiến lược
văn hoá đối ngoại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, Quy chế biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ở nước ngoài,
Quy chế quản lý các trung tâm văn hoá Việt Nam ở nước ngoài.
Ngoài ra, Bộ còn đóng góp ý kiến về việc quản lý di sản thế giới
Khu dự trữ sinh quyển...
Bộ Ngoại giao đã tham gia tích cực trong việc hỗ trợ các ngành,
địa phương tổ chức các sự kiện văn hóa lớn, quan trọng. Đó là các
năm du lịch tại các tỉnh, thành phố như: Lễ hội hoa phượng đỏ Hải
Phòng (2013), Lễ hội chào mừng 120 năm Đà Lạt hình thành và
phát triển (2014), Lễ hội Biển Hồ mùa xuân tại Pleiku (2014), Lễ
hội Biển Nha Trang, Lễ hội trà quốc tế (Thái Nguyên), Lễ hội Hoa
Tam giác mạch (Hà Giang); Festival Dừa Bến Tre, Lễ hội pháo hoa
Đà Nẵng...

6. Một số nhận xét

Trong những năm qua, công tác ngoại giao văn hoá đã phát
triển vượt bậc về số lượng, đa dạng về loại hình, phương thức, đối
tượng, địa bàn. Các hoạt động chính là liên hoan, biểu diễn nghệ
thuật, trao đổi kinh nghiệm, hội thảo khoa học, triển lãm nghệ thuật,
văn hoá ẩm thực, sản xuất, giới thiệu phim ảnh, sách báo phục vụ
đối ngoại; tuyên truyền đối ngoại qua các phương tiện thông tin đại
320
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

chúng... Tháng 6-2018, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 188
trong đó ở châu Á: 44, châu Âu: 45, châu Đại Dương 12, Châu phi:
53, châu Mỹ: 34 nước; có 98 cơ quan đại diện ngoại giao ở khắp
các châu lục; đã ký kết khoảng 250 điều ước quốc tế song phương,
đa phương về văn hoá; thành lập thêm một Trung tâm văn hoá Việt
Nam ở nước ngoài. Ngoài việc trao đổi văn hoá theo con đường
chính thức của nhà nước, các hoạt động giao lưu văn hoá nhân dân
ngày một phát triển với nội dung, hình thức rất phong phú và đa
dạng.
Hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên thế giới đã được nâng lên
tầm cao mới. Việt Nam đã được biết đến như là một dân tộc không
chỉ có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ngoại xâm, mà còn
có bề dày lịch sử văn hoá, là đất nước ổn định, đang đổi mới thành
công, phát triển nhanh, năng động, nhiều tiềm năng, là bạn, là đối
tác tin cậy của cộng đồng quốc tế.
Nắm bắt, vận dụng có hiệu quả kinh nghiệm, bài học quốc tế,
đặc biệt thông qua UNESCO trong việc bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hoá phục vụ phát triển đất nước, chúng ta đã tranh thủ được
ngày càng nhiều chất xám, tài chính cho các dự án, chương trình
bảo tồn, phát triển văn hoá dân tộc và cho các chương trình phát
triển văn hoá theo nghĩa rộng.
Bước đầu ta tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hoá thế giới,
góp phần làm phong phú văn hoá Việt Nam. Đồng thời, qua công
tác văn hoá đối ngoại, đồng bào ta ở nước ngoài ngày càng gắn bó,
gần gũi hơn với quê hương, đất nước và tham gia ngày càng nhiều
hơn vào công cuộc phát triển đất nước.
Chúng ta làm được nhiều việc, song trong công tác văn hoá đối
ngoại vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại. Văn hoá đối ngoại chưa được
321
CHƯƠNG IX: NGOẠI GIAO VĂN HÓA

nhìn nhận là một lĩnh vực hoạt động đối ngoại với đầy đủ ý nghĩa,
một lĩnh vực ngoại giao đặc thù, không phải là hoạt động ngoại giao
thứ yếu, phụ trợ cho chính trị và kinh tế. Việc quảng bá hình ảnh,
văn hoá Việt Nam và tiếp thu văn hoá thế giới còn hạn chế và chưa
thống nhất ở tầm quốc gia do thiếu chiến lược và cơ chế chỉ đạo và
phối hợp hữu hiệu. Hiện nay chúng ta có hai chiến lược liên quan
đến ngoại giao văn hóa. Chiến lược ngoại giao văn hóa đến năm
2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14-02-2011 và
Chiến lược văn hóa đối ngoại đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 08-02-2015.
Hai chiến lược có nhiều nội dung giống nhau, song lại do hai bộ
quản lý. Chương trình, sản phẩm tuyên truyền còn hạn chế về số
lượng, chưa đa dạng về mẫu mã, hình thức, chưa cao về chất lượng
nên hiệu quả tuyên truyền, quảng bá văn hoá đối ngoại chưa đáp
ứng yêu cầu của công cuộc hội nhập, giao lưu quốc tế và phát triển
của đất nước. Nguồn lực cho ngoại giao văn hóa còn nhiều hạn chế
v.v..
322

Chương X
NGOẠI GIAO KINH TẾ

I. NHẬN THỨC VỀ NGOẠI GIAO KINH TẾ

1. Nhận thức về ngoại giao kinh tế trên thế giới

Hoạt động ngoại giao với những mục tiêu kinh tế ra đời rất
sớm, lúc đầu là ngoại giao thương mại và được khẳng định vào nửa
sau thế kỷ XX. Ngày nay, ngoại giao kinh tế phát triển ngày càng
rộng rãi, mạnh mẽ với những nội dung, hình thức mới, là một trong
những trọng tâm của hoạt động ngoại giao. Ngoại giao kinh tế phát
triển nhanh, mạnh do tăng cường tính chất mở cửa của các nền kinh
tế quốc gia, sự phát triển nhanh chóng của phân công lao động quốc
tế, của quá trình toàn cầu hoá dưới tác động của cách mạng khoa
học - công nghệ. Sức mạnh kinh tế trở thành nhân tố quyết định sức
mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia do phương pháp giải quyết các
mâu thuẫn, bảo vệ lợi ích quốc gia bằng sức mạnh quân sự về cơ
bản đã bị đẩy lùi vào quá khứ sau khi Chiến tranh lạnh, sự đối đầu
giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa không còn nữa.
Chính vì thế trên thế giới xuất hiện những khái niệm mới: ngoại
giao kinh tế, ngoại giao thương mại, ngoại giao phát triển. Các
nước đều hết sức coi trọng ngoại giao kinh tế. Tổng thống Hoa Kỳ
323
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

B. Clinton năm 1992 tuyên bố chính sách đối ngoại của Mỹ phải
tập trung xung quanh những lợi ích kinh tế, thương mại, thực thi
chính sách toàn cầu hóa và đẩy mạnh xuất khẩu. Tổng thống Pháp
J. Chirac coi ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ mới của ngoại giao.
Trung Quốc đẩy mạnh ngoại giao kinh tế theo phương châm: kinh
tế xúc tiến chính trị, chính trị hướng dẫn và mở đường kinh tế,
chính trị và kinh tế hợp tác cùng phát triển. Nước Nga tăng cường
dùng con bài khí đốt trong chính sách đối với các nước láng giềng.
Tổng thống Hàn Quốc, Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Philíppin,
Thủ tướng Thái Lan, Thủ tướng Xingapo đều coi mình là nhà tiếp
thị “salesman” của đất nước1.

2. Quan hệ giữa ngoại giao kinh tế với ngoại giao chính trị,
ngoại giao văn hóa

Quan hệ giữa ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế là mối
quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, quan hệ nhân quả.
Quan hệ chính trị thúc đẩy quan hệ kinh tế. Đồng thời, quan hệ kinh
tế cũng tác động đến mối bang giao giữa các quốc gia.
Thứ nhất, quan hệ kinh tế mạnh sẽ giúp cho quan hệ chính trị
ổn định hơn và bất cứ sự cố nào trong quan hệ chính trị cũng có thể
tìm được lời giải vì các nước đều tránh thiệt hại lợi ích kinh tế.
Quan hệ Mỹ - Trung là một ví dụ. Trung Quốc là đối tác thương
mại lớn nhất của Mỹ và Mỹ là con nợ lớn nhất của Trung Quốc, cho
nên mặc dù hai nước luôn va chạm nảy lửa về vấn đề eo biển Đài
Loan, dân chủ, nhân quyền, cạnh tranh chiến lược, song do lợi ích
đan xen, nhất là lợi ích kinh tế nên khó dẫn đến đổ vỡ. Một ví dụ

1
. Xem Bộ Ngoại giao: Sổ tay công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh
tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.20.
324
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

khác, một trong những nhân tố dẫn đến bình thường hóa quan hệ
Việt - Mỹ năm 1995 là nguyên nhân kinh tế. Các doanh nghiệp Mỹ
đã thúc ép chính quyền bình thường hóa quan hệ với Việt Nam để
không chậm chân tại thị trường đầy tiềm năng này.
Thứ hai, quan hệ kinh tế về lâu dài giúp tạo lòng tin và dỡ bỏ
các hiểu lầm, tư tưởng thù địch, đóng góp quan trọng vào quan hệ
chính trị; là sợi dây kết nối người dân, tổ chức, khu vực và các quốc
gia thông qua trao đổi thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, du
lịch, liên lạc, giao thông...
Thứ ba, ngoại giao kinh tế có thể được sử dụng để phục vụ các
mục tiêu chính trị trong quan hệ đối ngoại, thường là thông qua
viện trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế hoặc
cấm vận kinh tế. Mỹ đã gắn vấn đề thương mại và quan hệ chính trị
khi thông qua đạo luật Jackson-Vanik. Đạo luật đã từ chối dành quy
chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán với các nước xã hội chủ
nghĩa. Quan hệ thương mại bình thường (PNTR) chỉ được trao cho
quốc gia tuân thủ nguyên tắc tự do cư trú. Việt Nam đã từng là nạn
nhân của đạo luật trên.
Quan hệ giữa ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa cũng có
mối quan hệ biện chứng.
Trước hết, quan hệ kinh tế càng phát triển, nghĩa là kinh tế phát
triển sẽ giúp tạo sức mạnh tài chính, vật chất, tạo nguồn lực, điều
kiện tốt để đẩy mạnh ngoại giao văn hóa, xúc tiến thương mại, đầu
tư, du lịch và quảng bá văn hóa... Sở dĩ Hàn Quốc có thể đẩy mạnh
hoạt động ngoại giao văn hóa là vì Hàn Quốc có nền kinh tế mạnh,
phát triển. Tất nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những nhân tố khác.
Thứ hai, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, giữa các quốc gia,
khu vực có sự liên kết, phụ thuộc rất lớn, tác động qua lại trong
phân công lao động, hợp tác kinh tế, sự lưu thông các yếu tố sản
325
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

xuất trên phạm vi toàn cầu. Các công ty đa quốc gia, các luồng lưu
chuyển khổng lồ về thương mại, vốn, nhân lực... trên khắp thế giới
góp phần phổ biến giá trị văn hóa các quốc gia. Nhiều quốc gia
thành công về phát triển kinh tế gắn với hình ảnh tiêu biểu cho giá
trị văn hóa. Ví dụ: đồ uống Coca Cola là đại diện cho nền văn minh
Mỹ, thời trang cao cấp Italia được ưa chuộng bởi vẻ đẹp tinh tế...
Những ấn tượng tốt đẹp về đất nước, con người, văn hóa một quốc
gia sẽ củng cố lòng tin vào sản phẩm và thương hiệu của quốc gia
đó.
Thứ ba, nhân các sự kiện lớn trong quan hệ, các nước thường tổ
chức hội chợ, triển lãm, hội thảo về xúc tiến thương mại, đầu tư, du
lịch. Đi kèm với các sự kiện trên là các festival văn hóa, nghệ thuật,
làm cho các hoạt động giao lưu kinh tế thêm hiệu quả.
Như vậy, một thương hiệu hàng hóa có được niềm tin, sự ưa
chuộng đối với người tiêu dùng, củng cố thị phần, uy tín trên thị
trường quốc tế thì nét bản sắc văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thương
hiệu cũng được quảng bá rộng rãi.

3. Nhận thức về ngoại giao kinh tế ở Việt Nam

Tại Việt Nam, nhận thức về ngoại giao kinh tế còn khá mới mẻ
và đang từng bước được củng cố, phát triển. Năm 1972, để chuẩn bị
cho tái thiết kinh tế sau chiến tranh, tổ kinh tế tại Văn phòng Bộ
Ngoại giao được thành lập, và năm 1974, Vụ Kinh tế ra đời... Sau
chiến tranh, Việt Nam đã tranh thủ được số lượng khá lớn viện trợ
kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản chủ nghĩa
và của cả các tổ chức phi chính phủ cho việc tái thiết đất nước.
Trong những năm 1970 - 1980, khái niệm “ngoại giao làm kinh tế”
được sử dụng rộng rãi. Tuy vậy, cụm từ này gây cảm giác kinh tế
326
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

chỉ là nhiệm vụ mà ngành ngoại giao làm thêm. Năm 1982, Tiểu
ban kinh tế đối ngoại ra đời. Công tác ngoại giao phục vụ kinh tế
ngày càng được quan tâm, được thảo luận nhiều trong những năm
1985 - 1986. Tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 17 (tháng 02-1987) đã
có riêng mục: "Ngoại giao phục vụ kinh tế" trong báo cáo kinh tế.
Khái niệm “ngoại giao phục vụ kinh tế” chính thức được sử dụng.
Với đường lối đổi mới của Đại hội VI và Nghị quyết 13 của Bộ
Chính trị tháng 5-1988, phát triển kinh tế được coi là nhiệm vụ
hàng đầu, lợi ích cao nhất của quốc gia. Đại hội VII (1991) của
Đảng nêu chủ trương tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà trọng tâm là đấu tranh chống
bao vây cô lập; đồng thời mở rộng thị trường quốc tế, tranh thủ viện
trợ, đầu tư, công nghệ, tri thức quản lý, kinh doanh tiên tiến trên thế
giới phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đại hội
VIII (1996) nhấn mạnh nhiệm vụ mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh
tế đối ngoại phục vụ nhiệm vụ trọng tâm là công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Tháng 11-1996, Trung ương đã có một hội nghị
bàn về kinh tế đối ngoại và tiếp đó Hội nghị ngoại giao lần thứ 21
(1996) bàn sâu về ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, xác định
chức năng, nhiệm vụ kinh tế của các đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao và
cơ quan đại diện ngoại giao.
Đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định đường lối công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ
trọng tâm, nhấn mạnh việc tích cực và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế. Hội nghị ngoại giao lần thứ 23 (tháng 11-2001) đánh dấu
bước chuyển lớn về nhận thức và quyết tâm đối với công tác ngoại
giao phục vụ phát triển kinh tế. Hội nghị đã dành nhiều thời gian để
thảo luận công tác này. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch
327
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

nước Trần Đức Lương và Thủ tướng Phan Văn Khải đến dự hội
nghị và phát biểu ý kiến khẳng định công tác ngoại giao kinh tế là
một hướng ưu tiên, một trọng tâm của ngoại giao Việt Nam hiện
nay. Tiếp đó, ngày 27-12-2001, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07 về
hội nhập kinh tế quốc tế, nêu mục tiêu, nguyên tắc, phương hướng
hội nhập kinh tế quốc tế.
Bước ngoặt quan trọng của ngoại giao kinh tế là ngày 10-02-
2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2003/NĐ-
CP về hoạt động của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Mục đích ngoại giao kinh tế là thúc đẩy thương mại, hợp tác đầu tư,
hợp tác khoa học công nghệ, du lịch, lao động, dịch vụ, thu ngoại
tệ, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ
chức, cá nhân Việt Nam trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
Nhiệm vụ ngoại giao kinh tế được giao cho cơ quan đại diện
ngoại giao. Cách hiểu như vậy là quá hẹp. Còn lãnh đạo Nhà nước,
Chính phủ, Bộ Ngoại giao, các bộ, ban, ngành, địa phương, doanh
nghiệp thì sao? Phải chăng không liên quan đến ngoại giao kinh tế?
Tiếp đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia
Khiêm đã quyết định lấy năm 2007 là năm “Ngoại giao kinh tế” và
ngày 18-01-2007 đã ra chỉ thị cho các đơn vị của Bộ Ngoại giao và
các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài triển khai một loạt
biện pháp thúc đẩy ngoại giao kinh tế. Các biện pháp bao gồm: tăng
cường gắn kết chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, tạo môi
trường thuận lợi nhất thúc đẩy hợp tác quốc tế vì phát triển; đẩy
mạnh hoạt động ngoại giao kinh tế của các cơ quan đại diện ngoại
giao; tăng cường ngoại giao kinh tế tại các tổ chức, diễn đàn đa
phương; tăng cường năng lực bộ máy và nguồn nhân lực cho ngoại
giao kinh tế; tăng cường thông tin hai chiều, phối hợp trong nội bộ
328
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

và với các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Năm 2010, lần
đầu tiên Ban Bí thư ra chỉ thị về tăng cường ngoại giao kinh tế
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
(Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 15-4-2010 của Ban Bí thư), khẳng định
ngoại giao kinh tế là ưu tiên hàng đầu trong ba trụ cột về ngoại
giao, đồng thời nêu các nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế hiện nay.

4. Định nghĩa ngoại giao kinh tế

Vậy ngoại giao kinh tế là gì? Theo các nhà nghiên cứu của Liên
bang Nga, ngoại giao kinh tế là lĩnh vực đặc biệt của hoạt động
ngoại giao, liên quan đến việc sử dụng kinh tế như là đối tượng và
phương tiện để cạnh tranh và
1
hợp tác trong quan hệ quốc tế . Còn tác giả người Pháp
G. Carron de la Carrière thì cho rằng: Ngoại giao kinh tế là đặt mục
đích kinh tế bằng phương pháp ngoại giao, không phụ thuộc vào
việc ngoại giao có sử dụng những đòn bẩy kinh tế để đạt được mục
tiêu hay không2.
Một số học giả Ucraina thì cho rằng: Ngoại giao kinh tế là
thành phần cấu thành của chính sách đối ngoại của chủ thể kinh tế
quốc tế. Vai trò chính trong hình thành ngoại giao kinh tế là các
quốc gia, trước hết bởi hoạt động của các cơ quan nhà nước trong
chính sách kinh tế đối ngoại. Tuy nhiên, quốc gia không phải là
nhân tố vận hành duy nhất của quan hệ kinh tế quốc tế. Trong quan
hệ kinh tế quốc tế còn có hàng loạt chủ thể ở cấp độ khác nhau, với
các tính toán khác nhau nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong các
hoạt động của mình. Về mặt thực tiễn, ngoại giao kinh tế là tổng thể
1
. Xem Trường Đại học Quan hệ quốc tế: Công tác ngoại giao, Sđd, tr.52.
2
. Xem G. Carron de la Carrière: Ngoại giao kinh tế - Nhà ngoại giao và thị
trường, Nxb. Posspen, Mátxcơva, 2008, tr.52 (tiếng Nga).
329
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

những quy phạm luật pháp quốc tế, những nguyên tắc, phương
pháp, hình thức, những thiết chế mang tính thể chế, tạo ra những
đòn bẩy được các chủ thể sử dụng trong việc thực hiện quan hệ kinh
tế quốc tế. Ngoại giao kinh tế là hoạt động trên nhiều phương diện,
trong điều kiện hiện nay phát triển trên cơ sở song phương, đa
phương và vận hành ở các cấp độ khác nhau: đại vĩ mô, vĩ mô, vi
mô; phù hợp với các cấp độ trên là lợi ích vật chất của các tổ chức
kinh tế, tiền tệ, tài chính quốc tế, lợi ích của các khu vực, các quốc
gia, các ngành nghề, nền kinh tế quốc gia, các công ty xuyên quốc
gia, các tổ hợp kinh tế và các công ty. Từ góc độ chủ thể, ngoại giao
kinh tế hướng tới thực hiện quan hệ ngoại thương, quan hệ tài chính
- tiền tệ và sản xuất quốc tế, quan hệ kinh tế trong lĩnh vực thực
hiện tiềm năng kinh tế, khoa học công nghệ của các quốc gia trên
thế giới và giải quyết vấn đề toàn cầu.
Ở Việt Nam, khái niệm nêu trong Nghị định số 08/2003/NĐ-CP
ngày 10-02-2003 của Chính phủ có thể coi là định nghĩa. Nghị định
viết “ngoại giao kinh tế” là “thúc đẩy thương mại, hợp tác đầu tư,
hợp tác khoa học công nghệ, du lịch, lao động, dịch vụ, thu ngoại
tệ, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ
chức, cá nhân Việt Nam trong hoạt động kinh tế đối ngoại”. Khái
niệm này chưa có tính khái quát cao.
Trên đây là một số định nghĩa về ngoại giao kinh tế. Có lẽ cách
hiểu của các học giả Ucraina là hoàn chỉnh hơn cả.

II. NỘI DUNG NGOẠI GIAO KINH TẾ

1. Nội dung chung

Về nội dung ngoại giao kinh tế cũng có nhiều ý kiến rất khác
nhau. Do yêu cầu của các nước khác nhau, yêu cầu từng giai đoạn
330
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

lịch sử cũng khác nhau nên nội dung ngoại giao kinh tế đối với các
quốc gia cũng không giống nhau. Có nhiều ý kiến cho rằng, nội
hàm của ngoại giao kinh tế có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Giữ vững môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế
thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã
hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc... Đó là một trong ba nhiệm vụ bao trùm của ngoại giao ở bất
kỳ quốc gia nào, trong mọi thời đại;
- Kết hợp kinh tế và chính trị, chính trị và kinh tế trong các
hoạt động ngoại giao; kinh tế thúc đẩy, củng cố quan hệ chính trị và
chính trị định hướng cho quan hệ kinh tế;
- Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại song phương cũng
như đa phương: mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước
ngoài, tranh thủ viện trợ ODA, tăng cường hợp tác du lịch, lao
động, khoa học công nghệ...;
- Tăng cường quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu đất nước, con
người Việt Nam ở nước ngoài;
- Tích cực, chủ động hội nhập sâu, rộng hơn vào nền kinh tế
quốc tế;
- Đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận hợp tác với các
nước, vùng lãnh thổ, các tổ chức quốc tế, tạo khung pháp lý thúc
đẩy quan hệ kinh tế; đẩy mạnh việc thực hiện các thoả thuận đã ký
kết;
- Nghiên cứu, tham mưu, cung cấp thông tin về kinh tế quốc tế,
góp phần xây dựng và định hướng chính sách kinh tế đối ngoại
nước nhà;
- Tăng cường vận động người Việt Nam ở nước ngoài đóng
góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đi đôi với công
tác ổn định và đẩy mạnh bảo hộ công dân, bảo vệ quyền lợi chính
331
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

đáng của cộng đồng; tham gia vào ngoại giao kinh tế, trước hết là
các ngành kinh tế như công nghiệp - thương mại, kế hoạch - đầu
tư... các địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp và các ngành
khác, trong đó có Bộ Ngoại giao.
Tuy nhiên, nếu hiểu nội dung ngoại giao kinh tế như vậy, thì có
nhiều khía cạnh trùng với ngoại giao chính trị. Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, trong một bài viết gần đây đã
nêu nhận thức mới, khoa học hơn, xác đáng hơn về nội dung ngoại
giao kinh tế gồm bốn khía cạnh:
+ Vai trò mở đường: Phát huy sức mạnh của ngoại giao chính
trị, ngoại giao văn hoá để khai thông, mở rộng và đưa quan hệ hợp
tác của Việt Nam với các nước, vùng lãnh thổ đi vào chiều sâu; đi
tiên phong trong việc mở các thị trường, các lĩnh vực hợp tác mới.
+ Vai trò tham mưu: Tham mưu cho Đảng, Nhà nước, các bộ,
ngành, địa phương trong việc hoạch định chính sách vĩ mô, chiến
lược phát triển, các vấn đề kinh tế - chính trị quốc tế, kinh nghiệm,
chính sách của các nước. Thế mạnh trong công tác này là mạng lưới
các cơ quan đại diện khắp các khu vực trên thế giới.
+ Vai trò hỗ trợ: Các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đóng
vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế đối ngoại và ngoại giao sẽ
hỗ trợ giải quyết những vướng mắc trong triển khai kế hoạch, dự án
hợp tác với nước ngoài.
+ Vai trò đôn đốc thực hiện: Kiểm tra, đôn đốc việc triển khai
thực hiện các nhiệm vụ, các cam kết quốc tế về kinh tế đối ngoại1.

2. Nội dung ngoại giao kinh tế của cơ quan đại diện ngoại
giao

1
. Xem Phạm Gia Khiêm: “Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao phục
vụ kinh tế”, báo Nhân dân, ngày 24-7-2007.
332
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

2.1. Một số nguyên tắc


- Phải căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu của chiến lược, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội đã được thông qua; yêu cầu cụ thể của các
cá nhân, tổ chức Việt Nam ký kết, gia nhập;
- Tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước
tiếp nhận, của nước mà tổ chức quốc tế đặt trụ sở, điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
- Phát huy tối đa những lợi thế về hệ thống tổ chức và đơn vị
đại diện chính thức tại nước tiếp nhận và tổ chức quốc tế.

2.2. Nội dung hoạt động kinh tế

2.2.1. Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại
- Thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước tiếp nhận hoặc
tổ chức quốc tế nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị và
hợp tác, tạo thuận lợi cho việc thực hiện chính sách đối ngoại và
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
- Đề xuất với Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu
quan trong nước các chính sách và biện pháp cần thiết nhằm phát
triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với nước tiếp nhận, các tổ chức
quốc tế, chú trọng sự hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, du
lịch, lao động, khoa học và công nghệ;
- Đề xuất với Chính phủ về việc đàm phán, ký kết các điều ước
quốc tế cần thiết với nước tiếp nhận và tổ chức quốc tế nhằm tạo
thuận lợi cho quan hệ hợp tác kinh tế.

2.2.2. Nghiên cứu kinh tế và cung cấp thông tin kinh tế

Thu thập, phân tích, đánh giá và cung cấp cho tổ chức, cá nhân
333
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

Việt Nam thông tin về:


- Tình hình kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế quốc tế;
- Tiềm năng, chiến lược, chính sách, tình hình kinh tế, pháp
luật, tập quán thị trường ở nước tiếp nhận và tổ chức quốc tế;
- Xu thế phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới, cơ
hội tiếp thu công nghệ;
- Các vấn đề liên quan tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
kinh nghiệm tham gia và hoạt động của nước tiếp nhận tại các tổ
chức kinh tế quốc tế và khu vực.

2.2.3. Tham gia thực hiện hoạt động kinh tế đối ngoại và quảng
bá đất nước

Phù hợp với các nhiệm vụ phục vụ kinh tế hoặc theo yêu cầu
của các cơ quan hữu quan, cơ quan đại diện thực hiện các hoạt động
sau:
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Ngoại giao tiến
hành vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại
nước tiếp nhận và các tổ chức quốc tế phù hợp với quy hoạch, kế
hoạch thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong từng thời kỳ;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các chương
trình vận động, xúc tiến đầu tư, tuyên truyền về cơ hội và môi
trường đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam tại nước tiếp nhận
phù hợp với chiến lược, chính sách và danh mục các dự án thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng thời kỳ của Nhà nước;
- Phối hợp với Bộ Thương mại tìm kiếm thị trường xuất khẩu,
tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại và hội chợ triển lãm ở nước
tiếp nhận;
- Phối hợp với Tổng cục Du lịch quảng bá, tuyên truyền về tiềm
334
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

năng du lịch của Việt Nam tại nước tiếp nhận;


- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tìm kiếm,
khai thông, thiết lập quan hệ hợp tác xuất khẩu lao động với nước
tiếp nhận và các tổ chức quốc tế;
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan khác trong các hoạt động
kinh tế đối ngoại theo quy định của pháp luật.
Thực hiện tuyên truyền, quảng bá tại nước tiếp nhận và các tổ
chức quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội, đất nước, danh lam thắng
cảnh, cơ hội và môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam thông
qua giới thiệu về:
+ Đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược và kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam;
+ Tiềm năng, cơ hội hợp tác về kỹ thuật, thương mại, đầu tư,
khoa học - công nghệ, du lịch và lao động của Việt Nam;
+ Thông tin chung về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã
hội của Việt Nam;
+ Khả năng và nhu cầu hợp tác của các bộ, ngành, địa phương,
các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế - xã hội.

2.2.4. Hỗ trợ tổ chức, cá nhân Việt Nam

Chủ động hoặc căn cứ vào yêu cầu cụ thể của tổ chức, cá nhân
Việt Nam, cơ quan đại diện có trách nhiệm:
- Cung cấp thông tin về thị trường, pháp luật, tập quán kinh
doanh của các đối tác nước ngoài;
- Cung cấp thông tin về khả năng, cơ chế, chính sách, luật lệ
của các tổ chức quốc tế;
- Hỗ trợ thiết lập quan hệ với các đối tác nước ngoài;
- Hỗ trợ thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, du lịch, hợp
335
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

tác lao động, thương mại, thiết lập quan hệ hợp tác về khoa học -
công nghệ, đào tạo với các đối tác nước ngoài.

2.2.5. Tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng, hoàn thiện và tổ
chức việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tạo
môi trường pháp lý thuận lợi để huy động tiềm năng kinh tế, tri
thức và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam
ở nước ngoài đầu tư về nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã
hội, khoa học công nghệ của đất nước;
- Đề xuất với Chính phủ, Bộ Ngoại giao và các cơ quan hữu
quan những chính sách, biện pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người
Việt Nam ở nước ngoài làm ăn, sinh sống lâu dài, ổn định ở nước
tiếp nhận.

2.2.6. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài
Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ lợi ích nhà
nước, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Việt
Nam ở nước ngoài phù hợp với luật pháp Việt Nam, luật pháp quốc
tế và luật pháp nước tiếp nhận.

3. Quản lý nhà nước hoạt động ngoại giao kinh tế

- Cơ quan đại diện ngoại giao có những nhiệm vụ và quyền hạn


sau: Quản lý thống nhất các hoạt động kinh tế tại địa bàn, quản lý
các đoàn Việt Nam công tác ở nước sở tại. Các đoàn có trách nhiệm
thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao về nội dung, chương
336
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

trình và kết quả hoạt động; thực hiện nhiệm vụ phục vụ kinh tế
được giao; báo cáo định kỳ cho Bộ Ngoại giao, các cơ quan hữu
quan về tình hình hoạt động ngoại giao kinh tế, những vấn đề nảy
sinh, vướng mắc.
- Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ và quyền hạn: Quản lý thống nhất
hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế; kiểm tra, giám sát hoạt động
ngoại giao phục vụ kinh tế của cơ quan đại diện ngoại giao; định kỳ
báo cáo Chính phủ về hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế; tổ chức
họp định kỳ hoặc bất thường với các tổ chức, cá nhân để đánh giá
và thúc đẩy hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế.
- Các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn: Phối hợp với Bộ Ngoại giao
trong hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế (chỉ đạo, quản lý các
công chức do mình cử đi làm việc tại cơ quan đại diện ngoại giao),
cung cấp thông tin, hướng dẫn về những vấn đề liên quan; phối hợp
với Bộ Ngoại giao đánh giá, kiến nghị biện pháp tăng cường hoạt
động ngoại giao phục vụ kinh tế.
- Bộ Thương mại trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ
đối với Phòng Thương mại tại cơ quan đại diện ngoại giao1.

III. MỘT SỐ KỸ NĂNG TIẾN HÀNH NGOẠI GIAO KINH TẾ

Có nhiều kỹ năng ngoại giao kinh tế, song chỉ xin trình bày các
kỹ năng chủ yếu dành cho các nhà ngoại giao ở cơ quan đại diện
ngoại giao.

1. Kỹ năng xây dựng quan hệ và vận động hành lang

1
. Xem Nghị định số 08/2003/NĐ-CP ngày 10-02-2003 của Chính phủ.
337
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

Đây là đặc thù và là thế mạnh của các nhà ngoại giao. Xây dựng
quan hệ là một quá trình tìm hiểu và tạo dựng lòng tin, được tiến
hành có kế hoạch và có chọn lọc; còn vận động hành lang là hoạt
động tác nghiệp của ngoại giao, bị hạn chế trong khuôn khổ thời
gian và đối tượng nhất định. Vận động hành lang là hình thức vận
động không chính thức bên lề các hội nghị song phương và đa
phương, hỗ trợ cho việc thông qua các văn kiện cuối cùng bằng
nhất trí hoặc đồng thuận, hoặc trì hoãn, cản trở việc thông qua bằng
nhất trí khi nội dung có những điểm không phù hợp với lợi ích quốc
gia. Vận động hành lang là việc sử dụng các công cụ như ảnh
hưởng, uy tín và vật chất... thông qua các kênh khác nhau (môi giới,
công ty, nhân vật chính trị) để tác động đến quá trình hoạch định
chính sách, tiến trình làm luật hay quá trình giải quyết tranh chấp
thương mại... sao cho có lợi hay ít gây hại nhất đến một nhóm đối
tượng nào đó như nhà sản xuất, quốc gia, người tiêu dùng 1. Xây
dựng quan hệ và vận động hành lang có quan hệ chặt chẽ với nhau,
đều tiến hành trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng lợi ích của
nhau. Xây dựng quan hệ tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho vận động
hành lang và vận động hành lang hỗ trợ củng cố quan hệ. Xây dựng
quan hệ và vận động hành lang không chỉ là sự khôn khéo trong
giao tiếp và thương lượng, mà còn đòi hỏi những kỹ năng thích
hợp.

1.1. Xây dựng quan hệ

Mục đích của xây dựng quan hệ nhằm xâm nhập thông tin chính
thức về chính sách, cơ chế hợp tác cùng có lợi; thu thập và kiểm tra

1
. Xem Bộ Ngoại giao: Sổ tay công tác ngoại giao phục vụ phát triển kinh
tế, Sđd, tr.86, 90.
338
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

thông tin về đối tác và quan hệ; thăm dò khả năng tăng cường hợp
tác; tìm hiểu động thái của đối tác/đối thủ. Yêu cầu xây dựng quan
hệ phải trên cơ sở tôn trọng lợi ích quốc gia và nhân cách của nhau.
Đối tượng xây dựng quan hệ: ở nước sở tại là những nhân vật
có vai trò, ảnh hưởng đến quan hệ với nước ta trong chính phủ, phủ
tổng thống, bộ ngoại giao, quốc hội, chính quyền các địa phương;
giới kinh doanh (phòng thương mại - công nghiệp, các tập đoàn
kinh tế...); giới báo chí, các nhà nghiên cứu lớn, đặc biệt chuyên gia
viết về kinh tế, quan hệ với Việt Nam; người Việt Nam ở nước sở
tại có uy tín, làm ăn giỏi, có khả năng làm cầu nối cho quan hệ.
Ở các tổ chức quốc tế là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, vụ
trưởng, vụ phó đối ngoại, các chuyên viên trực tiếp theo dõi quan
hệ, Việt kiều.
Kỹ năng xây dựng quan hệ:
- Lựa chọn đối tượng, xây dựng hồ sơ: lên danh sách cụ thể với
những thông tin cần thiết về từng người (quá trình công tác, công
việc đang phụ trách, sở thích), có kế thừa, phải luôn rà soát và bổ
sung; luôn cập nhật hồ sơ.
- Chủ động khai thác các cơ hội tiếp xúc như: chiêu đãi, hội
nghị, hội thảo, triển lãm...;
- Chuẩn bị chu đáo, kỹ càng cho các cuộc tiếp xúc: rà soát lại
các yêu cầu cụ thể, nội dung trao đổi;
- Tôn trọng nguyên tắc “có đi có lại”, do vậy cần cung cấp cho
đối tác những thông tin đáng giá, trong phạm vi cho phép;
- Biết lắng nghe - một nghệ thuật trong giao tiếp;
- Duy trì và củng cố quan hệ: giữ quan hệ thông qua các biện
pháp lễ tân như mời chiêu đãi Quốc khánh, năm mới, các hoạt động
hẹp, tặng quà, gửi văn hoá phẩm, thông tin, thường xuyên tiếp
xúc...
339
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

Cần lưu ý: nhà ngoại giao phải nắm chắc hồ sơ quan hệ, xây
dựng quan hệ hai chiều, biết biến các cuộc tiếp xúc thành các cuộc
trao đổi, tìm hiểu sở thích đối tác, nhất là sở thích văn hoá, lưu ý
cấp bậc.

1.2. Vận động hành lang

Trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế, vận động hành lang
diễn ra khá sôi nổi bên lề các cuộc thương lượng song phương, đa
phương.
- Mục đích vận động hành lang: thu hẹp bất đồng, tồn tại về các
nội dung văn kiện để có thể ký kết; tập hợp lực lượng để ủng hộ hay
phản đối những đề xuất có liên quan đến lợi ích quốc gia; thuyết
phục đối tượng điều chỉnh quan điểm, cách nhìn về vấn đề nào đó...
- Phương châm vận động: sử dụng mọi hình thức tiếp xúc
không chính thức, kết hợp thuyết phục với nhân nhượng, thoả hiệp
và đấu tranh; gắn vận động với thương lượng chính thức.
- Đối tượng: những người có ảnh hưởng, tiếng nói trong đoàn
hay tổ chức; người dễ tiếp cận, có thiện chí; người đã có quan hệ.
- Kỹ năng vận động:
 Chủ động chọn địa điểm thích hợp;
 Tiếp cận với đối tượng cùng cấp hoặc cấp thấp hơn;
 Chuẩn bị kỹ cho tiếp xúc: nắm quan điểm đối tượng, nội
dung trình bày (phải có đề cương chi tiết);
 Chuẩn bị các phương án theo các mức độ khác nhau, trình
tự đưa phương án;
 Nếu có đề xuất, cần đưa dự thảo viết tay;
 Chuẩn bị sẵn dự thảo văn bản cuối cùng liên quan đến nội
dung vận động để thuyết phục bên đối thoại;
 Nội dung vận động hành lang cần được thể hiện trong phát
340
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

biểu chính thức;


 Trong vận động ở diễn đàn đa phương chú ý vận động các
nước có quan điểm gần với chúng ta.
Cần xác định những vấn đề có thể vận động và những vấn đề
chỉ có thể hỗ trợ vì vận động hành lang thường tiến hành ở giai
đoạn chót của thương lượng, các bên thường cân nhắc kỹ lợi ích
trước khi chấp nhận, kể cả mặc cả đánh đổi; vận động hành lang và
tiếp xúc cấp cao không chính thức liên quan chặt chẽ, nếu vận động
hành lang vướng mắc thì gặp không chính thức cấp cao càng có
nhiều khả năng dàn xếp; cần thận trọng khi thoả hiệp về sử dụng
câu, chữ, cách diễn đạt.

2. Kỹ năng xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu kinh tế về địa bàn rất tốt cho công
tác chung, cũng như công tác ngoại giao kinh tế của cơ quan đại
diện ngoại giao, đặc biệt là cung cấp thông tin cho các đối tác, làm
cơ sở để tham mưu về chính sách, biện pháp thúc đẩy quan hệ và hỗ
trợ xúc tiến kinh tế tại địa bàn.
Tài liệu phải đáp ứng các yêu cầu: tổng hợp, khái quát và đi
sâu vào từng lĩnh vực; nêu bật được thế mạnh của địa bàn mà Việt
Nam cần khai thác; xác định đặc điểm tạo thuận lợi thúc đẩy quan
hệ kinh tế song phương.
Dữ liệu phải chính xác, thường xuyên cập nhật; có nguồn và
nhất quán giữa các tư liệu; dữ liệu cần có độ phân tích nhất định từ
thấp đến cao như số liệu, đặc điểm, chính sách, khuyến nghị.

Nội dung cơ sở dữ liệu


Dữ liệu gồm thông tin chung, từng lĩnh vực và thông tin về
quan hệ kinh tế song phương.
341
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

Thông tin cơ bản:


- Về đất nước, khí hậu, tài nguyên tác động thuận, nghịch đối
với kinh tế.
- Thông tin kinh tế vĩ mô, cơ bản: GDP/GNP, xếp hạng HDI;
ngân sách, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, lãi suất; cơ cấu kinh tế (công
nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tăng trưởng); nguồn nhân lực (tỷ lệ
người trong độ tuổi lao động, trình độ học vấn); tỷ lệ đầu tư ngân
sách cho một số ngành chính trong vài năm gần đây.
- Kinh tế đối ngoại: xuất, nhập khẩu (tổng giá trị, cán cân xuất,
nhập khẩu, các đối tác chính và các mặt hàng chính); đầu tư trực
tiếp; ODA; nợ nước ngoài, trả nợ; dự trữ quốc gia; cán cân thanh
toán chung; quan hệ kinh tế đối ngoại song phương/đa phương (các
nước đã ký hiệp định thương mại, đầu tư, tránh đánh thuế hai lần,
các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế có tham gia).
- Đặc điểm, chính sách kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại
nói riêng: sơ lược về định hướng chính sách kinh tế vĩ mô; chính
sách và thành tựu kinh tế qua các giai đoạn chính và hiện nay, nhất
là bốn lĩnh vực (đầu tư, vốn; xúc tiến thương mại quốc tế; ứng dụng
khoa học - công nghệ; nâng cao mức sống người dân); kinh tế đối
ngoại: lưu ý ODA, FDI, nguồn viện trợ nhân đạo; quan điểm về hội
nhập kinh tế quốc tế; những đặc điểm trong đàm phán, ký kết thoả
thuận kinh tế, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh tế: luật lệ, tập quán,
kể cả thủ tục, cơ chế giải quyết.
Quan hệ kinh tế với Việt Nam:
- Các số liệu thống kê: đầu tư, ODA; kim ngạch xuất, nhập
khẩu; hợp tác khoa học công nghệ; hợp tác du lịch, lao động...
- Dữ liệu đánh giá: vị trí của Việt Nam trong quan hệ kinh tế
với nước sở tại; mức độ quan hệ kinh tế so với tiềm năng; những
vướng mắc; những nước đã và có thể cạnh tranh với nước ta; tiềm
342
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

năng mở rộng hợp tác về các lĩnh vực như: thương mại, đầu tư,
khoa học công nghệ, lao động, du lịch...
Nguồn thông tin:
- Thông tin của nước sở tại;
- Kết quả nghiên cứu của cơ quan đại diện ngoại giao;
- Qua các cuộc tiếp xúc với quan chức nước sở tại và đoàn
ngoại giao;
- Qua trí thức, Việt kiều.
Thông tin phải thường xuyên cập nhật.

3. Kỹ năng thu thập, khai thác và xử lý thông tin

3.1. Khái niệm, yêu cầu

Thu thập, khai thác và cung cấp thông tin, trong đó có thông tin
kinh tế là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của cơ quan đại diện
ngoại giao. Thu thập là tìm kiếm thông tin. Khai thác là sàng lọc,
phân tích, sắp xếp thông tin. Thu thập, khai thác, xử lý thông tin là
khâu đầu tiên của quá trình nghiên cứu, tác chiến. Kỹ năng này đòi
hỏi khả năng tìm kiếm, quan hệ để có thông tin và khả năng phân
tích, tổng hợp và tư duy nhạy bén.
Yêu cầu:
- Có được nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau, xử lý nhanh,
chính xác và cung cấp thông tin kịp thời cho bộ phận nghiên cứu
kinh tế nước sở tại (cơ bản, chuyên ngành, động thái, dự báo) và tổ
chức quốc tế (chính sách, ưu tiên hợp tác phát triển);
- Xác định thông tin kinh tế, khoa học - công nghệ có giá trị cần
tìm hiểu sâu và tránh thông tin nhiễu (thông tin thăm do, đánh lạc
hướng, suy diễn...).
Phương châm:
343
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

- Đảm bảo tính chính xác, tin cậy và có giá trị thực tiễn; kết hợp
thu thập, xử lý, cập nhật, đối chiếu kiểm tra;
- Cung cấp thông tin kịp thời;
- Gắn thu thập với nâng cao khả năng đánh giá, dự báo tình
hình, gắn chính trị với kinh tế.

3.2. Phân loại nguồn tin

Các loại thông tin cần thu thập:


- Thông tin kinh tế vĩ mô: Điều kiện tự nhiên - xã hội ảnh
hưởng đến phát triển; tình hình phát triển kinh tế - xã hội; chính
sách, điều kiện đầu tư, hợp tác phát triển, thương mại; chính sách
liên quan đến kinh tế quốc tế (những nước công nghiệp phát triển).
- Thông tin lĩnh vực: ODA, thương mại, du lịch, khoa học -
công nghệ, đào tạo, luật pháp; thông tin về quan hệ kinh
tế - thương mại với Việt Nam. Ví dụ: về thị trường xuất khẩu cần
thu thập các thông tin như: cơ cấu hàng nhập khẩu, hàng ta cần xuất
có chưa, mẫu mã, xuất xứ, số lượng; luật lệ, tập quán nhập khẩu,
quy định về chất lượng,
an toàn thực phẩm, chống ô nhiễm môi trường; thuế, hàng rào phi
thuế quan, biện pháp bảo hộ; diễn biến giá cả, tỷ giá, khả năng
chuyển đổi của đồng tiền nước sở tại; thông tin về bạn hàng; thông
tin về đấu thầu, các cơ hội kinh doanh; điều kiện, thủ tục ký kết,
mẫu hợp đồng thương mại; các kênh phân phối, tiếp thị của nước sở
tại; thị hiếu của khách...
Nguồn tin:
- Nguồn chính thức: sách, báo của các cơ quan. Ưu điểm là tin
cậy, có so sánh, đánh giá. Nhược điểm là cập nhật chậm, đánh giá
thường nghiêng về mặt tích cực nhiều hơn tiêu cực.
- Tin qua đoàn ngoại giao.
344
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

- Tin qua tiếp xúc với quan chức, cơ quan nghiên cứu, doanh
nghiệp nước sở tại...
- Mua thông tin: phải là thông tin có giá trị, phải qua thẩm định,
kiểm tra.

3.3. Phương pháp xử lý thông tin


Kết hợp đánh giá định lượng và định tính như: so sánh, đối
chiếu sự tăng, giảm qua từng thời gian, xác định nguyên nhân, nhân
tố tác động, dự báo chiều hướng phát triển; phân tích, so sánh dưới
các góc độ khác nhau một loạt chỉ tiêu kinh tế như GDP, nợ; xử lý
thông tin kết hợp với kiến nghị chính sách, kết hợp chính trị và kinh
tế.

4. Kỹ năng xúc tiến kinh tế đối ngoại

4.1. Mục đích, yêu cầu

Các hoạt động xúc tiến kinh tế đối ngoại như hội thảo, diễn
đàn, hội chợ, triển lãm và Ngày/Tuần Việt Nam do các cơ quan đại
diện ngoại giao tổ chức hoặc hỗ trợ ngày càng nhiều. Các hoạt động
trên có mục đích:
- Tăng cường nhận thức của công chúng nước sở tại về đất
nước, con người Việt Nam qua đó thực hiện đầu tư, thương mại, du
lịch...; tìm kiếm thị trường cho hàng hoá, dịch vụ Việt Nam; tìm
kiếm đối tác đầu tư vào nước ta; đưa đầu tư Việt Nam ra nước
ngoài. Qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
- Các sự kiện cần được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp, tận
dụng và phối hợp các nguồn lực của các cơ quan, doanh nghiệp ở
trong nước cũng như ngoài nước. Các sự kiện tổ chức phải đúng đối
tượng, đúng thời điểm, tránh chồng chéo.
345
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

4.2. Nội dung

Các sự kiện khác nhau có mục tiêu cụ thể khác nhau, tuy nhiên
vẫn có những nội dung chung.
Nội dung hội thảo, diễn đàn: cần tập trung vào các chủ đề như:
thành tựu, tiềm năng, triển vọng kinh tế Việt Nam; môi trường đầu
tư, kinh doanh ở Việt Nam; các cơ hội hợp tác kinh tế với Việt
Nam; giới thiệu điều kiện đầu tư vào các lĩnh vực, các địa phương,
đặc biệt là các khu công nghiệp, khu chế xuất...
Hội chợ, triển lãm nên tập trung vào các vấn đề: giới thiệu kết
quả quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực (thương mại, đầu tư, du
lịch...); thành tựu đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nước ta; đất
nước, con người, văn hoá Việt Nam; quảng bá các sản phẩm Việt
Nam; giới thiệu một số ngành sản xuất, xuất khẩu cụ thể; giới thiệu
tiềm năng phát triển, hợp tác với một số địa phương...
Các Ngày/Tuần Việt Nam có nét khác so với hội thảo, diễn đàn,
hội chợ, triển lãm là thường gắn với các sự kiện ngoại giao quan
trọng như Quốc khánh, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, nhân dịp
có đoàn cấp cao...; tùy điều kiện có thể tổ chức một số hay một
chuỗi các sự kiện như hội thảo, triển lãm, trình diễn nghệ thuật,
chiếu phim, giới thiệu ẩm thực...

4.3. Một số kỹ năng

- Lập kế hoạch: xác định yêu cầu tổ chức sự kiện, cần trả lời các
câu hỏi: Thị trường có quan trọng, có tiềm năng không? Sản phẩm
trong nước, doanh nghiệp trong nước có đáp ứng, có khả năng cạnh
tranh? Khó khăn tiếp cận thị trường (thuế quan, phi quan thuế, thị
hiếu tiêu dùng, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm). Quan hệ kinh tế
thương mại với Việt Nam? Thời điểm nào, hình thức nào (hội thảo,
346
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

triểm lãm...) là tốt nhất?


Đồng thời xác định mục tiêu cụ thể có tính khả thi. Có thể chọn
các mục tiêu sau: quảng bá đất nước, con người Việt Nam; tìm
kiếm thu hút đối tác; tìm kiếm đại lý, các nhà phân phối, các nhà
nhập khẩu hàng Việt Nam; mở thị trường xuất khẩu mới; tìm kiếm
công nghệ cần nhập...
- Xác định loại hình sự kiện.
- Xác định chủ đề và nội dung hoạt động của sự kiện.
- Xác định đối tượng và thành phần tham dự. Thành phần chủ
yếu là nước sở tại. Ngoài ra có thể có các cơ quan, doanh nghiệp
trong nước, các cơ quan báo chí ở nước sở tại và Việt Nam. Tuỳ
từng sự kiện có thể mời khách đặc biệt là lãnh đạo của Việt Nam và
nước sở tại.
- Xác định thời gian, địa điểm.
- Triển khai kế hoạch.
- Đánh giá kết quả và đề ra việc thực hiện tiếp theo.

5. Điều tra, thẩm định đối tác kinh doanh


Thông thường Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
một số cơ quan nhà nước hay công ty tư vấn thực hiện việc thẩm tra
theo yêu cầu của khách bằng kỹ năng nghiệp vụ, thông qua dữ liệu
và các nguồn thông tin. Tuy nhiên, do thế mạnh của mình, cơ quan
đại diện ngoại giao thường xuyên nhận được yêu cầu đề nghị thẩm
tra đối tác về địa vị pháp lý, năng lực tài chính, công nghệ, uy tín,
kinh nghiệm...

5.1. Yêu cầu


- Thông tin về đối tác phải khách quan, có căn cứ;
- Thông tin về đối tác cần cụ thể để dễ hướng dẫn, định hướng
347
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

ra quyết định;
- Thông tin phải được kiểm chứng ít nhất từ hai nguồn thông
tin;
- Đối với các dự án lớn, thông tin cần phải kiểm chứng tại thực
địa.

5.2. Nội dung điều tra, thẩm định


- Tư cách pháp nhân: giấy phép kinh doanh hay chứng chỉ hành
nghề; ban giám đốc, hội đồng quản trị; thực hiện việc nộp thuế; các
vụ kiện tụng tranh chấp kinh tế và nguyên nhân.
- Loại hình doanh nghiệp: công ty xuyên quốc gia
(chi nhánh, nước); công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn
một thành viên hay công ty gia đình; công ty hợp danh...
- Năng lực tài chính: tình hình tài chính trong vài năm gần đây
(vốn pháp định, vốn thực tế), doanh thu, lợi nhuận, giá trị cổ phiếu,
tăng, giảm của nghĩa vụ thuế...; biến động cổ phần chi phối; tình
trạng hiện tại; đánh giá của giới chuyên môn về năng lực và triển
vọng (qua doanh nghiệp cùng kinh doanh, báo chí, giới phân tích
chứng khoán...).
- Trình độ công nghệ: so với nước sở tại, khu vực, thế giới; đội
ngũ cán bộ, nhân viên có tay nghề; mạng lưới hoạt động trong khu
vực và thế giới.
- Kinh nghiệm quản lý, kinh doanh: thời gian, lĩnh vực hoạt
động; một số dự án đã triển khai (quy mô và kết quả).

6. Kỹ năng phân tích, đánh giá dự án, hợp đồng kinh tế


Đây là kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu. Cơ quan đại diện ngoại
giao không có chức năng và điều kiện để thực hiện nhiệm vụ này.
Tuy nhiên do có sự hiểu biết về môi trường kinh tế, chính trị, pháp
348
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

luật nước sở tại, về đối tác và là đại diện của Việt Nam, nắm vững
yêu cầu, lợi ích của nước ta nên cơ quan đại diện ngoại giao có thể
tham gia đánh giá dưới góc độ trên.

6.1. Phân tích và đánh giá dự án

- Các loại dự án: Dự án đầu tư; dự án viện trợ phát triển chính
thức ODA; dự án hợp tác, kinh tế, khoa học - kỹ thuật. Theo nguồn
vốn, dự án có thể phân làm ba loại: dự án đầu tư trực tiếp; dự án
ODA vốn hoàn lại; dự án ODA vốn không hoàn lại. Bộ Tài chính,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ quyết định dự án nào hưởng vốn không
hoàn lại hay hoàn lại.
- Yêu cầu: Phân tích, đánh giá ở tầm vĩ mô (sự phù hợp hay
không với định hướng, chính sách, khả năng thu hút công nghệ
nguồn); so sánh với các dự án thông thường ở nước sở tại để có
đánh giá sơ bộ về tính khả thi và hiệu quả; khuyến nghị cho các cơ
quan trong nước; làm cơ sở cho vận động đối tác nước ngoài và tư
vấn cho đối tác Việt Nam.
- Nội dung cần phân tích: Đối với dự án đầu tư cần phân tích sự
phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển chung, ngành, vùng và
trình độ công nghệ. Đối với dự án ODA chủ yếu đánh giá về hiệu
quả kinh tế - xã hội. Đối với dự án của các tổ chức phi chính phủ,
phải xem xét mục tiêu và cương lĩnh/chủ trương của các tổ chức phi
chính phủ (NGO), mục tiêu dự án. Thông thường vấn đề tài chính
(khả năng sinh lời và trả nợ) là vấn đề được quan tâm đặc biệt, song
đó là trách nhiệm của các cơ quan trong nước.

6.2. Phân tích và đánh giá hợp đồng kinh tế/thương mại

- Yêu cầu: Cần có hiểu biết về hợp đồng kinh tế/thương mại và
tập quán liên quan đến hợp đồng; cung cấp thông tin chuẩn xác để
349
CHƯƠNG X: NGOẠI GIAO KINH TẾ

đối tác Việt Nam xem xét, thương lượng và quyết định. Trong
trường hợp có tranh chấp thì hỗ trợ và bảo vệ lợi ích chính đáng của
phía Việt Nam, đối với khiếu kiện của đối tác nước ngoài thì xem
xét một cách khách quan, công bằng, không thiên vị.
- Nội dung cần phân tích: Tìm hiểu và cung cấp thông tin liên
quan đến luật pháp nước sở tại về hợp đồng; về thẩm định đối tác,
khả năng thực hiện cam kết; tư vấn về các vấn đề liên quan đến
tranh chấp (các phương thức giải quyết khiếu nại, tranh chấp,
trường hợp bất khả kháng: thương lượng, hoà giải, trọng tài kinh tế,
toà án), phản ánh tập quán hiện hành, có gì bất lợi cho phía Việt
Nam? Cách thức giải quyết tranh chấp, hợp đồng tương tự mà đối
tác đã ký...
Nhiều kỹ năng về ngoại giao kinh tế trình bày ở trên không chỉ
dành cho cơ quan đại diện ngoại giao mà có thể áp dụng cho ngoại
giao kinh tế nói chung.
350

Chương XI
ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÀM PHÁN NGOẠI GIAO

1. Nhận thức về đàm phán và đàm phán ngoại giao

1.1. Khái niệm đàm phán

Từ góc độ xã hội học, đàm phán là một lĩnh vực thuộc mọi lứa
tuổi, mọi tầng lớp xã hội và mọi nền văn hóa, diễn ra hằng ngày,
liên quan đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Dưới góc độ giao
tiếp, đàm phán là quá trình sử dụng lời nói có chủ định bởi mỗi bên
đều muốn thông qua ngôn ngữ, bày tỏ quan điểm, tìm cách thuyết
phục người đối thoại vì một mục đích nhất định và các bên có thể đi
đến thỏa thuận sau khi đã nhân nhượng lẫn nhau. Như vậy, đàm
phán là một hành vi giao tiếp nhằm mục đích đạt được thỏa thuận
giữa các bên. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi giao tiếp có mục
đích đều được coi là đàm phán. Chỉ những hành vi trao đổi bằng lời
nói giữa các pháp nhân đại diện cho quyền lợi của một cộng đồng
mới được thừa nhận là đàm phán.
“Đàm” có nghĩa là thảo luận và “phán” có nghĩa là ra quyết
định. Các nhà nghiên cứu định nghĩa đàm phán từ nhiều khía cạnh
khác nhau. Có người cho rằng, đàm phán là một phương tiện căn
351
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

bản để đạt cái gì mà người ta muốn từ người khác, là chiến thuật


không dùng bạo lực nhằm giải quyết vấn đề có lợi nhất, có thể cải
thiện tình hình hơn là không đàm phán. Ý kiến khác nhấn mạnh
đàm phán là nhằm phân phối nguồn tài nguyên có giới hạn hoặc
sáng tạo một nguồn tài nguyên mới mà không bên nào có thể thực
hiện được bằng chính nguồn lực của mình hoặc giải quyết vấn đề
hay cuộc tranh cãi giữa các bên. Lại có nhận thức đàm phán là một
quá trình mà các bên cùng đưa ra quyết định mà họ có thể chấp
nhận được, cùng thống nhất về những việc làm trong tương lai và
cách thức giải quyết vấn đề.
Đàm phán xuất hiện từ lâu, song chỉ trở thành khoa học trong
thế kỷ XX, dựa trên tri thức nhiều ngành khoa học khác nhau, nhất
là chính trị học, xã hội học, tâm lý học, v.v.. Khoa học đàm phán
nhấn mạnh các công cụ lý thuyết để phân tích, dự đoán hành vi và
sự vận động của các mối quan hệ giữa các chủ thể, trên cơ sở đó
xây dựng các mô hình ứng dụng dưới dạng chiến lược, sách lược,
chiến thuật, mô hình, kỹ thuật đàm phán. Đồng thời, đàm phán cũng
được coi là nghệ thuật khi nhà đàm phán nắm chắc và vận dụng
thành thạo, sáng tạo các kỹ năng đàm phán. Nếu khoa học đàm
phán nhấn mạnh tư duy hệ thống, chính xác, logic, thì nghệ thuật
đàm phán coi trọng sự thuần thục, tinh tế trong sử dụng các kỹ năng
và khả năng sáng tạo, ngẫu hứng đột biến để vượt qua tình huống
thách thức. Nghệ thuật đàm phán ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả
đàm phán. Ở góc độ thực tiễn, nghệ thuật đàm phán là nghệ thuật sử
dụng các kỹ năng sẵn có, gồm các kỹ năng xử lý quan hệ xã hội, kỹ
năng lắng nghe, thuyết phục, kỹ năng trình bày, kỹ năng xây dựng
lập luận, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phản biện, giải quyết vấn
đề và việc vận dụng một cách hợp lý chiến lược, chiến thuật, kỹ
thuật, mô hình đàm phán vào hoàn cảnh cụ thể để đối phó với
352
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

những thay đổi.


Vậy đàm phán là gì? Đàm phán là hành vi giao tiếp tự nguyện
hoặc có chủ ý, diễn ra trong một bối cảnh không gian, thời gian
nhất định, được quy định bởi những quy tắc pháp lý chặt chẽ, trong
đó mỗi pháp nhân thông qua ngôn ngữ và các thủ thuật giao tiếp tìm
cách làm cho quan điểm của mình thắng thế nhằm đạt được thỏa
thuận1.

1.2. Khái niệm đàm phán ngoại giao


Ở đây chúng ta đề cập đàm phán quốc tế và đàm phán ngoại
giao. Đàm phán là một trong những hình thức, nội dung quan trọng
nhất của ngoại giao. Chính vì vậy, trong nghĩa hẹp của từ, người ta
đã từng định nghĩa ngoại giao là “Khoa học hoặc nghệ thuật đàm
phán”.
Vậy đàm phán quốc tế, đàm phán ngoại giao là gì? Đó là trao
đổi, thảo luận chính thức của các đại diện quốc gia về các vấn đề
chính trị, kinh tế và các vấn đề khác liên quan đến quan hệ song
phương cũng như đa phương, với mục đích thỏa thuận, nhất trí
chiến lược chính trị đối ngoại, chiến thuật, hoặc phối hợp những
hoạt động ngoại giao; trao đổi ý kiến, trao đổi thông tin, chuẩn bị
nội dung để đi đến ký kết các điều ước quốc tế, giải quyết những
tranh chấp, v.v..
Đàm phán ngoại giao là phương tiện hòa bình giải quyết tranh
chấp và xung đột nảy sinh giữa các quốc gia, là một trong những
phương pháp phổ biến nhất, được khẳng định trong luật quốc tế,
nhằm phát triển, củng cố quan hệ giữa các quốc gia.
Cấp bậc người tham gia đàm phán ngoại giao (người đứng đầu
1
. Xem Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại, Học viện Ngoại
giao: Tài liệu kỹ năng đàm phán, Hà Nội, 2013, tr. 7.
353
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

nhà nước, chính phủ, bộ trưởng ngoại giao) nói lên ý nghĩa những
vấn đề bàn bạc, trao đổi, thương lượng. Theo thông lệ được chấp
nhận rộng rãi, người đứng đầu nhà nước, chính phủ, bộ trưởng
ngoại giao, có quyền tiến hành đàm phán và ký kết điều ước quốc tế
mà không cần giấy ủy quyền. Các đối tượng khác phải có giấy ủy
quyền mới được đàm phán và ký kết điều ước quốc tế. Điều 22,
Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế của Việt Nam,
công bố ngày 24-6-2005 khẳng định thông lệ trên, đồng thời bổ
sung thêm hai đối tượng, hai trường hợp không cần giấy uỷ quyền
để đàm phán và thông qua văn bản điều ước quốc tế. Đó là người
đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam khi đàm phán
thông qua điều ước quốc tế với nước tiếp nhận và đại diện thường
trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế hoặc cơ quan thuộc tổ
chức này khi đàm phán, thông qua văn bản điều ước quốc tế với tổ
chức quốc tế hoặc cơ quan đó1.
Đàm phán ngoại giao có thể tiến hành trực tiếp hoặc gián tiếp
bằng con đường trao đổi thư tín ngoại giao, nhiều khi có thể tiến
hành hai hình thức song song.
Thông thường công tác chuẩn bị cho đàm phán rất quan trọng,
mất rất nhiều thời gian và công sức, từ xác định lập trường, dự thảo
văn kiện, rồi bàn bạc về địa điểm, chương trình nghị sự, v.v..
Hiện nay, đàm phán quốc tế có vai trò ngày càng tăng, là
phương tiện để giải quyết rất nhiều các vấn đề quốc tế.
Xu thế ngày càng tăng của đàm phán bắt đầu từ nửa sau thế kỷ
XX, mà nét nổi bật của giai đoạn đó là trạng thái lúc nóng, lúc lạnh
của quan hệ quốc tế. Nó chịu tác động của các nhân tố:

1
. Xem Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 29-30.
354
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

- Vai trò ngày càng giảm của nhân tố quân sự, sức mạnh; sự gia
tăng nguy cơ hạt nhân đe dọa sự tồn tại của loài người;
- Sự bùng nổ các vấn đề toàn cầu như môi trường, bệnh tật,
thiên tai... và cả khủng bố quốc tế, đòi hỏi các quốc gia phải cùng
nhau giải quyết;
- Sự gia tăng tính tùy thuộc lẫn nhau của các quốc gia do quá
trình liên kết, toàn cầu hóa tạo ra;
- Liên Xô tan rã, xung đột sắc tộc bùng phát ở Nam Tư, Nga,
Mônđôva, Bắc Caucasus, v.v. tạo thành xung đột vũ trang kéo
dài..., không có trung gian hòa giải quốc tế thì khó dàn xếp được.
Bên thứ ba đứng ra giúp tổ chức quá trình đàm phán, đi đến giải
quyết vấn đề.
Từ đầu những năm 1970 bắt đầu các quy trình đàm phán trong
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, tại các khóa họp của Đại hội
đồng Liên hợp quốc, v.v.. Đặc điểm của quá trình đàm phán này là
chương trình nghị sự ổn định. Đặc thù của đàm phán hiện nay là cố
gắng đạt nhiều thỏa thuận nhờ nguyên tắc nhất trí như trong
ASEAN, ASEM, APEC... Nguyên tắc thông qua quyết định đồng
thuận, đòi hỏi thành viên tham dự các diễn đàn quốc tế phải cố gắng
tìm cách thỏa hiệp, nhân nhượng lẫn nhau, giải quyết khác biệt, bất
đồng, cân bằng được lợi ích giữa các bên.

2. Loại hình, cấu trúc và chức năng của đàm phán ngoại
giao

2.1. Phân loại đàm phán

Có nhiều cách thức phân loại đàm phán ngoại giao, thường dựa
vào các tiêu chí:
 Cấp độ đại diện;
355
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

 Vấn đề thảo luận;


 Số lượng thành viên tham gia;
 Hình thức đàm phán;
 Mức độ thường xuyên.
- Về cấp độ đại diện, có thể chia ra đàm phán chính trị và đàm
phán ngoại giao.
Đàm phán chính trị được tiến hành ở cấp cao nhất (Summit) và
cấp cao giữa những người đứng đầu nhà nước và chính phủ, bộ
trưởng ngoại giao. Đặc thù của loại đàm phán này là các đại diện có
toàn quyền quyết định các vấn đề bàn bạc. Chương trình nghị sự
thường là những vấn đề lớn, quan trọng, có tính cơ bản trong quan
hệ giữa các quốc gia. Đôi khi tại các cuộc đàm phán cấp cao, người
ta xác định quan điểm chung của các quốc gia thành viên tham dự
hội nghị, diễn đàn. Nội dung sẽ được cụ thể hóa sau tại các cuộc
đàm phán hay các phiên họp của lãnh đạo, chuyên viên cấp thấp
hơn. Trên cơ sở các cuộc gặp gỡ đó, các văn kiện cuối cùng được
chuẩn bị. Ví dụ: bằng cách đó 35 nước đã ký kết Định ước
Henxinki, 1975; quyết định ký Hiệp ước Bali II, xây dựng Hiến
chương ASEAN, Nga và Bêlarút ký Điều lệ liên minh, tháng 5-
1997; Chương trình hành động Hà Nội của ASEAN tại Hội nghị
cấp cao lần thứ sáu tại Hà Nội, 1998; Tuyên bố của các nhà lãnh
đạo APEC 14 tại Hà Nội, v.v..
Trong các cuộc đàm phán ngoại giao với sự tham dự của các đại
diện ngoại giao, các quan chức, chuyên viên các quốc gia thành
viên thường không có quyền quyết định, giải quyết dứt điểm các
vấn đề, luôn phải xin chỉ thị của lãnh đạo và thực hiện các chỉ thị
của trung tâm. Thành công của những cuộc thương lượng ấy phụ
thuộc rất nhiều vào sáng kiến, kỹ thuật thương lượng của người
356
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

đàm phán.
- Phân loại theo các vấn đề, chúng ta có đàm phán kinh tế, quan
hệ chính trị, môi trường, vấn đề xã hội và các vấn đề khác...
- Liên quan đến số lượng các quốc gia tham gia đàm phán, có
đàm phán song phương và đàm phán đa phương. Đàm phán đa
phương phức tạp hơn về kế hoạch chuẩn bị, thủ tục và cả chiến
lược, chiến thuật đàm phán. Trong lịch sử quan hệ quốc tế trước thế
kỷ XV, chủ yếu là đàm phán song phương. Đầu thế kỷ XV bắt đầu
xuất hiện đàm phán đa phương giữa các quốc vương Đông Âu ở
Luxcơ. Hội nghị Viên (tháng 10-1814 đến tháng 6-1815) với 216
đại diện các nước châu Âu lúc đó (trừ Thổ Nhĩ Kỳ) là hoạt động
ngoại giao đa phương lớn nhất lúc bấy giờ.
Các diễn đàn đa phương trong lịch sử chủ yếu giải quyết các
vấn đề lãnh thổ. Sau này nội dung thảo luận, thương lượng tại các
diễn đàn đa phương ngày càng được mở rộng. Xuất hiện khái niệm
mới về ngoại giao đa phương.
Ngoại giao đa phương là cùng nhau xem xét những vấn đề quốc
tế, hoặc những vấn đề có cùng sự quan tâm chung bởi vài quốc gia
hoặc nhiều quốc gia. Hoạt động đó được tiến hành tại hội nghị được
triệu tập đặc biệt hay hoạt động thường xuyên hoặc trong khuôn
khổ các tổ chức quốc tế nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia
ở các lĩnh vực khác nhau, hoặc cuối cùng bằng con đường thư tín
ngoại giao, gặp gỡ, v.v.. Ví dụ: các hội nghị của ASEAN, Cộng
đồng Pháp ngữ, Phong trào Không liên kết, NATO, Liên minh châu
Âu hoặc tại các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, v.v.. Các kỳ
họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc với sự tham gia của đại diện
192 quốc gia thành viên là hoạt động ngoại giao đa phương rộng
lớn nhất thế giới.
- Phân loại theo hình thức đàm phán gồm: đàm phán trực tiếp
357
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

nghĩa là các chủ thể trực tiếp tiến hành gặp gỡ, trao đổi, đàm phán
với nhau; đàm phán gián tiếp là đàm phán qua trung gian, ví dụ
giữa Palextin và Ixraen đã nhờ trung gian Nauy thương lượng Hiệp
định Oslo 1993 về quan hệ giữa Palextin và Ixraen...
- Ngoài ra, còn có loại đàm phán một lần đi đến kết thúc, có kết
quả cuối cùng, thực hiện hết chương trình nghị sự đặt ra. Song cũng
có loại đàm phán diễn ra thường xuyên, có chương trình nghị sự ổn
định, với đặc điểm là các vấn đề thảo luận có tính kế thừa tạo khả
năng trở lại giải quyết các vấn đề. Ví dụ: Các cuộc đàm phán tại Tổ
chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), các cuộc đàm phán về
giải trừ quân bị giữa Liên Xô và Mỹ...

2.2. Cấu trúc đàm phán

Các cuộc đàm phán thông thường gồm ba giai đoạn: giai đoạn
chuẩn bị, giai đoạn đàm phán và giai đoạn thực hiện các thỏa thuận.
Mỗi giai đoạn giải quyết những nhiệm vụ nhất định nhằm đạt mục
đích đặt ra.
Ở giai đoạn chuẩn bị, công việc chủ yếu là xác định mục đích,
nhiệm vụ, lợi ích, cách thức hay phương pháp đàm phán, chiến
lược, sách lược thương lượng, đồng thời cũng giải quyết vấn đề về
tổ chức, thành phần đàm phán. Mặt khác, trong giai đoạn đầu này
người ta cũng trao đổi với người đối thoại về thời gian, địa điểm,
chương trình nghị sự của cuộc đàm phán.
Trong giai đoạn đàm phán, cần hoàn chỉnh quan điểm, lập
trường, nêu đề nghị, sáng kiến, thảo luận, tranh luận các vấn đề, nêu
các phản đề nghị, trả lời các đòi hỏi, yêu cầu của người đối thoại.
Xác định giới hạn của các thỏa hiệp, nhân nhượng, trao đổi về dự
thảo văn kiện ký kết, nội dung cũng như câu chữ, hình thức văn
bản, hiệu đính văn bản, cách thức ký kết, v.v..
358
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

Giai đoạn thực hiện các thỏa thuận: tổ chức thực hiện thỏa
thuận. Ví dụ ngày 30-12-1999 giữa Việt Nam và Trung Quốc đã ký
kết Hiệp ước về biên giới trên đất liền. Tiếp sau đó là một quá trình
dài thực hiện hiệp ước:
xác định biên giới trên thực địa, cắm mốc, v.v.. Quá trình đó đang
tiếp diễn. Hai nước thỏa thuận việc phân giới cắm mốc dự kiến
hoàn thành vào năm 2008.
Mặc dù mỗi giai đoạn có những đặc thù, nhiệm vụ riêng, song
hầu hết các vấn đề đều liên quan đến tất cả tiến trình đàm phán. Ví
dụ quan điểm đàm phán được hình thành ở giai đoạn chuẩn bị, được
bổ sung, hoàn chỉnh trong quá trình đàm phán, nghĩa là trong giai
đoạn hai. Như vậy, mỗi giai đoạn có tính độc lập trong tổng thể quá
trình đàm phán.

2.3. Chức năng của đàm phán

Đàm phán ngoại giao, đàm phán quốc tế đóng vai trò hết sức
quan trọng trong đời sống xã hội, trong quan hệ quốc tế. Chức năng
cơ bản của đàm phán là giải quyết xung đột, giải quyết bất đồng,
tranh chấp bằng phương pháp thảo luận, tranh luận và thông qua
quyết định chung. Chính vì vậy việc soạn thảo, ký kết những thỏa
thuận là mục đích cơ bản của đàm phán, làm cho đàm phán khác
với các loại hình hoạt động ngoại giao khác như: tiếp xúc, đàm
thoại, trao đổi thư tín, tư vấn, v.v.. Cho nên không phải tất cả các
cuộc gặp, thậm chí gặp cấp cao được xem là các cuộc đàm phán.
Việc cùng nhau xây dựng các văn kiện - như thông lệ là quá
trình dài, lao tâm khổ tứ, phức tạp, đòi hỏi phải tính đến ý kiến, lập
trường, quan điểm các bên, đặc điểm tâm lý các thành viên tham
gia, đặc biệt là lợi ích các bên.
Một chức năng khác không kém phần quan trọng của đàm phán
359
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

hiện nay là góp phần hình thành dư luận xã hội. Trong quá khứ,
đàm phán không tác động hình thành dư luận xã hội vì đối ngoại là
những hoạt động bí mật, ít được công khai... Hiện nay, rất nhiều
cuộc đàm phán được tiến hành công khai. Tiến trình đàm phán
được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như:
vô tuyến truyền hình, báo viết, đài phát thanh, mạng điện tử, v.v..
Ví dụ, đàm phán về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO) được đưa tin khá chi tiết, rất thường xuyên trên các
phương tiện thông tin đại chúng của nước ta và nước ngoài.
Có những ý kiến khác nhau về ngoại giao công khai, ngoại giao
bí mật. Có người đánh giá cao ngoại giao công khai, cho rằng quần
chúng nhân dân đóng vai trò không nhỏ trong quan hệ quốc tế,
không kém các nhà chính trị nổi tiếng. Dư luận xã hội góp phần
hình thành đường lối chính trị, trong đó có chính trị đối ngoại. Đó
là nhân tố mà các nhà ngoại giao phải tính đến trong hoạch định
chính sách. Tuy nhiên, có ý kiến phủ định ngoại giao công khai vì
cho rằng đàm phán mà công khai sẽ rất phức tạp. Các nhà ngoại
giao rất khó thỏa hiệp trong đàm phán do sợ bị dư luận xã hội trong
nước lên án.
Trong thực tiễn ngoại giao quốc tế tồn tại cả hai loại hình ngoại
giao bí mật và công khai. Chính phủ cần phải tính cái gì cần công
khai, cái gì cần bí mật. Hoạt động ngoại giao công khai rất cần để
làm dịu dư luận xã hội, chứng tỏ khả năng giải quyết những vấn đề
phức tạp như chạy đua vũ trang, chứng minh thiện chí, tuyên truyền
chính sách mở rộng hội nhập, hợp tác quốc tế, v.v.. Tuy nhiên, do
hoạt động ngoại giao là hoạt động nhà nước, có những vấn đề thuộc
bí mật quốc gia, không thể cái gì cũng phải công khai, cái gì cũng
đưa lên mặt báo. Mặt khác, hoạt động ngoại giao liên quan đến
nước ngoài, có nhiều vấn đề hết sức tế nhị, nhạy cảm nên không thể
360
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

không bí mật. Đàm phán giữa Việt Nam và Mỹ về việc chấm dứt
chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam tại Pari kéo dài 4 năm 8
tháng (5-1968 – 01-1973) trong đó có những phiên công khai, có
những phiên bí mật. Đàm phán giữa Liên Xô và Mỹ về chấm dứt
thử vũ khí hạt nhân kéo dài từ năm 1958 đến 1963, tại giai đoạn
cuối vào tháng 6-1963 thì tiến hành bí mật.
Một chức năng khác của đàm phán ngoại giao là thông tin, trao
đổi thông tin. Các nhà thương lượng rất cần thông tin. Họ muốn có
nhiều thông tin, kể cả những thông tin khác nhau, thậm chí không
liên quan trực tiếp đến các vấn đề đàm phán, song cũng góp phần
làm sáng tỏ quan điểm, lập trường của người đối thoại. Nếu người
đối thoại không đặt mục đích ký kết một thỏa thuận nào đó, thì
chức năng thông tin - giao tiếp mang tính độc lập và trở thành
phương tiện tác động lẫn nhau của cả hai bên. Cái đó đặc biệt quan
trọng trong trường hợp quan hệ giữa các quốc gia tham gia đàm
phán không có độ tin cậy.
Ngoài các chức năng trên, đàm phán ngoại giao còn có ý nghĩa
khác là phối hợp hoạt động trên trường quốc tế, hoặc hướng chú ý
của đối tác, đối thủ đến việc giải quyết những vấn đề khác. Tất cả
các chức năng đàm phán được thực hiện đồng thời trong cả quá
trình đàm phán.

3. Tổ chức đàm phán

Căn cứ vào mục đích, đặc điểm, số lượng thành viên tham gia,
cấp đại diện và một số nhân tố khác mà người ta chọn hình thức
đàm phán.
Đại hội là hình thức thương lượng đa phương trong lịch sử. Đại
hội Münster và Đại hội Osnabrück năm 1648 đã chấm dứt Chiến
tranh Ba mươi năm diễn ra giữa hầu hết các cường quốc châu Âu
361
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

lục địa lúc bấy giờ. Đại hội Viên 1815 và 1818 đã thông qua Quy
định về những thủ tục công tác của cơ quan đại diện ngoại giao. Sau
Hội nghị Béclin 1878 về dàn xếp quan hệ Nga - Thổ, loại đại hội
như vậy không còn sử dụng. Hình thức tổ chức đại hội chỉ dùng cho
các tổ chức xã hội như Đại hội những người ủng hộ hòa bình. Các
loại hình thương lượng giữa các quốc gia thường là: hội nghị, họp
cấp cao, kỳ họp, cuộc gặp ở các cấp độ khác nhau, v.v..
Bất cứ hình thức thương lượng nào cũng đều phải chuẩn bị kỹ
càng. Thành công của đàm phán phụ thuộc nhiều yếu tố như: thế và
lực của các bên tham gia đàm phán, hoàn cảnh và điều kiện khách
quan, trình độ của nhà thương lượng (khả năng trình bày, lập luận,
quan điểm đàm phán) thuyết phục đối tác, v.v.. Địa điểm đàm phán
và cả điều kiện vật chất cho các đoàn đại biểu cũng không kém
phần quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả thương lượng. Tất cả đó là
nhiệm vụ của giai đoạn chuẩn bị với hai nội dung chính: tổ chức và
lý luận.

3.1. Công tác tổ chức

Nội dung của công tác này là xác định chương trình nghị sự,
thời gian, địa điểm đàm phán; chọn phòng họp, nhà họp phù hợp,
xác định thành phần đoàn thương lượng; tổ chức công tác hậu cần
cho đoàn, đảm bảo thông tin liên lạc, phương tiện đi lại, dự thảo bố
trí chỗ ngồi, soạn thảo quy chế về thủ tục.
Đối với nước đăng cai, chủ nhà các cuộc thương lượng cần phải
hết sức quan tâm đến việc tạo không khí chính trị thuận lợi. Tuyệt
đối không để xảy ra việc biểu tình phản đối nơi đoàn ở, không cho
phép tuyên truyền bất lợi trên phương tiện thông tin đại chúng, nhất
là đe dọa gây áp lực và khủng bố. Việc bố trí chỗ ở, làm việc cho
các đoàn phải chú ý nguyên tắc bình đẳng. Nơi diễn ra cuộc thương
362
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

lượng phải đảm bảo đủ phòng họp chung, phòng riêng cho từng
đoàn, cho trưởng đoàn, ban thư ký, có các phương tiện liên lạc, máy
móc, thiết bị cho họp báo. Các trung tâm hội nghị quốc tế đạt tiêu
chuẩn cao có ở Geneva, Paris, New York, Bắc Kinh, Băng Cốc,
v.v.. Do yêu cầu cấp bách nên có nơi dùng cả lâu đài làm chỗ họp
như: lâu đài Livadia ở thành phố Yalta, Crimea, Ucraina là nơi họp
Hội nghị cấp cao giữa Mỹ, Liên Xô, Anh vào tháng 02-1945, lâu
đài Cecilienhof ở Potsdam, Đức vào tháng 7-1945 để giải quyết vấn
đề hậu chiến sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Khu trụ
sở Liên hợp quốc ở New York là nơi họp đạt tiêu chuẩn. Công trình
được xây dựng năm 1945-1953, là khu nhà 38 tầng, nơi họp Đại hội
đồng Liên hợp quốc, Ban thư ký, Thư viện. Phòng họp Đại hội
đồng với 3.000-4.000 chỗ, được trang trí bởi các bức tranh của các
họa sĩ nổi tiếng thế giới.
Ở Việt Nam, hiện tại đã có những địa điểm để tổ chức hội nghị
quốc tế như các Khách sạn Daewoo, Melia, Trung tâm hội nghị Lê
Hồng Phong, Cung văn hóa Hữu nghị và nhất là Trung tâm Hội
nghị quốc gia, nơi đã diễn ra Hội nghị cấp cao APEC 14 vào tháng
11-2006. Việt Nam cũng đã đủ năng lực, kinh nghiệm cũng như cơ
sở vật chất - kỹ thuật tổ chức thành công các hội nghị quốc tế lớn
như Hội nghị lần thứ VII Cộng đồng Pháp ngữ (1997), Hội nghị cấp
cao ASEAN lần thứ VI (1998), Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ V
(10-2004) và Hội nghị cấp cao APEC lần thứ XIV.
Việc quan trọng của công tác tổ chức là thành lập đoàn đại biểu
quốc gia. Việc này do bộ ngoại giao chuẩn bị. Thành phần đoàn đại
biểu, đoàn đàm phán, cấp đại diện phụ thuộc vào tầm quan trọng
của chương trình nghị sự, vấn đề thương lượng. Một quy định
chung cho đàm phán là phải cùng cấp bậc trưởng đoàn, cùng số
lượng thành viên. Đoàn đàm phán có thể đến vài trăm và có khi chỉ
363
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

là vài người. Đoàn Trung Quốc tham dự Hội nghị Geneva về Triều
Tiên và Đông Dương năm 1954 lên đến 200 người, còn đoàn Liên
Xô những gần 300 người. Đây là hai đoàn đông nhất hội nghị. Đoàn
đàm phán Hiệp định nhận trở lại, hợp pháp hóa công dân Việt Nam
- Ucraina vào tháng 6-2004 ở Kiép chỉ có 4 thành viên. Thông
thường đoàn đại biểu, đoàn đàm phán gồm trưởng đoàn, phó trưởng
đoàn, thư ký, thành viên, cố vấn, chuyên viên, phiên dịch, bộ phận
kỹ thuật.
Trưởng đoàn chịu hoàn toàn trách nhiệm tiến trình đàm phán.
Trưởng đoàn cần phải nắm chắc nội dung thương lượng, khả năng,
trình độ các thành viên của mình. Nếu trưởng đoàn vắng mặt, thì cử
phó đoàn lên thay.
Thư ký đoàn thương lượng có trách nhiệm lo công tác chuẩn bị
cho đàm phán. Chức trách của thư ký đoàn thường là ghi nhật ký
các phiên họp, tham gia chuẩn bị chương trình nghị sự, phân phát
tài liệu, quản lý vấn đề làm biên bản các phiên hội đàm, chuẩn bị
văn bản cuối cùng. Ngoài ra, thư ký đoàn đàm phán còn có nhiệm
vụ thảo dự thảo báo cáo về hội nghị cho trưởng đoàn.
Tham gia đoàn đàm phán có đại diện các bộ, ngành, tổ chức
liên quan. Ví dụ, Đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt - Mỹ
của Việt Nam bao gồm đại diện Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao, Bộ
Tư pháp, v.v..
Chuyên viên và cố vấn đoàn thương lượng là chuyên gia về các
lĩnh vực khác nhau, các ngành khoa học khác nhau. Chính họ đảm
bảo cho đoàn năng lực đàm phán. Ngoài ra, tham gia đoàn đàm
phán còn có các chuyên gia thạo công tác văn phòng. Đó chính là
bộ phận thư ký.
Cần phải thông báo sớm thành phần đoàn và sự thay đổi trong
thành phần đoàn cho nước chủ nhà hoặc nước đăng cai hội nghị.
364
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

Tại phiên đầu tiên, cần thành lập ban thư ký. Tổng thư ký là
thành viên đoàn đại biểu của nước chủ nhà. Có thể nói, thư ký của
hội nghị còn có vị trí như người thứ hai sau chủ tịch (chủ tọa) hội
nghị, ở vị trí bên trái chủ tọa hội nghị.
Trách nhiệm của thư ký hội nghị:
- Tư vấn cho chủ tịch về các vấn đề khác nhau, liên quan đến
thủ tục;
- Tư vấn cho chủ tịch về dự thảo chương trình hội nghị;
- Chuẩn bị cho chủ tịch các tư liệu khác nhau;
- Đảm bảo liên lạc hiệu quả giữa chủ tịch và các đoàn;
- Đảm bảo mọi sự chuẩn bị cần thiết, các dự thảo, các văn kiện
và dịch sang tiếng nước ngoài, kể cả văn kiện cuối cùng;
- Lên kế hoạch, tổ chức và giám sát công việc của ban thư ký,
kể cả đội ngũ kỹ thuật.
Nhiệm vụ của ban thư ký: tổ chức và điều hành, nhân bản, hệ
thống hóa tài liệu và đảm bảo tài liệu cho các đoàn, liên hệ với báo
chí, v.v.. Nói cách khác là đảm bảo công việc bình thường của hội
nghị. Một trong những công việc khá phức tạp của ban thư ký là lên
danh sách đại biểu, bởi vì những người được mời thường thông báo
không có khả năng dự hội nghị rất muộn; lên danh sách diễn giả,
bởi vì đoàn nào cũng muốn có được vị trí tốt. Người ta cho rằng,
được phát biểu ngay ngày đầu của hội nghị, song ở vị trí thứ hai là
tốt nhất.
Có rất nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình chuẩn bị như phân
phát tài liệu, kể cả biên bản họp giữa các đại biểu. Đoàn đại biểu
chỉ có văn bản bằng một thứ tiếng, nhưng lại cần phải có tài liệu
bằng tất cả các thứ tiếng để làm việc. Tại nhiều hội nghị, có đoàn
thường không đưa bài phát biểu trước cho ban thư ký.
Tại phiên khai mạc, chủ tọa hội nghị là quốc gia chủ nhà. Tiếp
365
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

theo là các trưởng đoàn theo thứ tự chữ cái làm chủ tọa hội nghị. Ở
Hội đồng Bảo an, các hội nghị về giải trừ quân bị và một số hội
nghị khác, chủ tọa thay đổi theo tháng. Tại Đại hội đồng Liên hợp
quốc và các ủy ban của Liên hợp quốc, chủ tọa được bầu cho cả
khóa họp, song thay đổi giữa năm nhóm nước theo khu vực địa lý:
châu Phi, châu Á, Đông Âu, Mỹ Latinh, Tây Âu.
Bố trí chỗ ngồi cho đại biểu: đây là vấn đề rất hệ trọng tại bất
cứ hội nghị quốc tế nào. Nguyên tắc quan trọng là phải tuân thủ cấp
bậc ngoại giao.
Sắp xếp chỗ ngồi được thỏa thuận trước với thư ký của các
đoàn. Các thành viên của đoàn được trao thẻ chỗ ngồi. Hội đàm
song phương thì đơn giản hơn nhiều, thông thường là bàn hình chữ
nhật: hai đoàn hai bên. Trưởng đoàn ngồi ở giữa đối diện nhau, sau
đó các thành viên theo cấp bậc ngồi bên trái, bên phải trưởng đoàn.
Còn hai thư ký ngồi ở hai đầu bàn. Vị trí của phiên dịch bao giờ
cũng ở bên trái trưởng đoàn. Ngoài ra, còn có nhiều kiểu bàn khác
nhau nữa. Tại cuộc đàm phán Pari về Việt Nam giữa Việt Nam và
Mỹ, bàn tròn đã được sử dụng.
Nếu là thương lượng nhiều bên, có các phương án khác nhau về
bố trí chỗ ngồi căn cứ vào hình dáng bàn, phải hết sức chú ý quy
định theo ABCD.
Tại Hội nghị Pari về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở
Việt Nam (5-1968 đến 01-1973), đã sử dụng loại bàn hình tròn cho
bốn phái đoàn: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Mỹ và chính quyền
Sài Gòn (tạo ra hình ảnh hai bên song cũng không phải hai bên và
cũng không hẳn là bốn bên). Đấu tranh về hình thức cái bàn, sắp
xếp chỗ ngồi cũng mất khá nhiều thời gian.
Về ngôn ngữ: tại các hội nghị quốc tế, đàm phán quốc tế có
366
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ làm việc. Tất cả văn kiện ngoại
giao in ấn bằng ngôn ngữ chính thức. Tại các cơ quan chủ yếu của
Liên hợp quốc (trừ Tòa án quốc tế và vài cơ quan chuyên môn)
ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Trung
Quốc và tiếng Arập. Trong Hội đồng Bảo an và các kỳ họp của Đại
hội đồng Liên hợp quốc, các ngôn ngữ đó cũng là ngôn ngữ làm
việc. Các cuộc tranh luận, các báo cáo, các dự thảo dùng ngôn ngữ
làm việc.
Các phương án của hai học giả Mỹ J. Wood và R. Serres về bàn
họp:

P.A.1 P.A.2

Chủ tịch - Ban thư ký Chủ tịch - Ban thư


A Z ký
A Z

L Z

P.A.4 P.A.4
P.A.3

Chủ tịch - Ban thư Chủ tịch


Ban thư ký

367
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

Nước Nước
Nước mời Nước Nước
được mời được mời
mời mời

Nước được mời

P.A.5 P.A.6
Phương án 5 dùng trong trường hợp có mâu thuẫn, bất đồng
giữa nước mời và nước được mời.
Phương án 6 sử dụng trong trường hợp phải đợi đại diện các
quốc gia khác.
Thủ tục bỏ phiếu: đây là vấn đề quan trọng của hội nghị quốc
tế. Trong thế kỷ XIX, hầu như tất cả các quyết định tại các cuộc
đàm phán đa phương được thông qua bằng nguyên tắc nhất trí
(consensus). Hiện nay, nguyên tắc này cũng được sử dụng rộng rãi
tại các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế, đặc biệt tại các cuộc
thương lượng về vấn đề an ninh, giải trừ quân bị, hạn chế vũ khí.
Nguyên tắc này cũng được áp dụng để thông qua các nghị quyết,
văn kiện tại các hội nghị của Phong trào Không liên kết, ASEAN,
ASEM... Ngoài ra còn có nguyên tắc đa số 2/3, người ta còn gọi là
hệ thống bỏ phiếu hỗn hợp. Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, các
vấn đề quan trọng được thông qua với 2/3 đại biểu có mặt. Tại Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc, quyết định được thông qua khi ít nhất
9/15 thành viên nhất trí; trường hợp bỏ phiếu về vấn đề thủ tục thì
tất cả phải đồng ý.
Theo thông lệ, khi nào quyết định chỉ mang tính khuyến nghị
thì áp dụng nguyên tắc đa số; quyết định mang tính chất bắt buộc
thì bỏ phiếu theo nguyên tắc nhất trí.
368
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

Tóm lại, trên đây là một số công việc tổ chức thương lượng
quốc tế ở giai đoạn chuẩn bị. Cần lưu ý phải tôn trọng quy định lễ
tân, một điều không kém phần quan trọng nhằm tạo không khí làm
việc trong thương lượng.

3.2. Chuẩn bị nội dung đàm phán

Chuẩn bị nội dung đàm phán là việc cực kỳ quan trọng, góp
phần vào thành công của bất kỳ cuộc thương lượng nào. Chuẩn bị
nội dung đàm phán gồm các nhiệm vụ sau:
- Chuẩn bị quan điểm đàm phán;
- Phân tích mục đích, quan điểm của đối tác, đối thủ;
- Xác định chiến lược, sách lược đàm phán;
- Chuẩn bị các bài phát biểu, tài liệu, dự thảo văn kiện cuối
cùng...
Chuẩn bị quan điểm đàm phán có vị trí quan trọng trong chuẩn
bị nội dung. Trước hết phải xác định mục tiêu cuối cùng. Muốn xác
định mục tiêu phải làm rõ lợi ích, hình thành lập trường, quan điểm
về các vấn đề thương lượng và trên cơ sở đó xác định chiến lược,
sách lược đàm phán.
Nhiều mục tiêu đàm phán có thể khác nhau:
- Đạt được thỏa thuận và xác định điều kiện thực hiện thỏa
thuận;
- Tác động đến dư luận xã hội;
- Tìm hiểu về lập trường, quan điểm và lợi ích của đối tác;
- Thông tin về lợi ích của mình;
- Sửa chữa, bổ sung những thỏa thuận đã có;
- Gia hạn hoặc hủy các thỏa thuận trước kia.
Xác định mục tiêu rất quan trọng. Nếu không xác định ngay từ
đầu cần đạt cái gì thì không thể xác định con đường dẫn đến thành
369
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

công1.
Để xác định mục tiêu, cần phải nghiên cứu rất sâu vấn đề đàm
phán. Hiểu biết sâu sắc, toàn diện vấn đề thương lượng, có khả
năng hùng biện uyên bác, biết bảo vệ quan điểm, thuyết phục người
đối thoại và những phẩm chất khác của nhà đàm phán, đó là điều
kiện để thành công. Không những phải có khả năng nhìn nhận được
vấn đề của bản thân mình, mà còn phải hiểu được vấn đề qua lợi ích
đối tác, nói cách khác là biết mình, biết người. Mỗi nhà đàm phán
phải nắm thật rõ ràng lời đáp các câu hỏi.
Đàm phán để làm gì? Cần đạt cái gì thông qua thương lượng?
Để xác định mục tiêu cần phải:
- Tiến hành thẩm định tình hình một cách độc lập;
- Xác định lập trường của mình trên cơ sở lợi ích, chứ không
trên cơ sở chân lý tuyệt đối;
- Đánh giá vấn đề thương lượng từ những chuẩn mực khách
quan, tránh chủ quan và định kiến;
- Xuất phát từ đồng đẳng lập trường của các bên.
Trong quá trình xây dựng quan điểm đàm phán cần phải thấy
một yếu tố: bất cứ vấn đề nào cũng có những khả năng giải quyết
khác nhau, cho nên không nên chỉ tính đến một khả năng và coi khả
năng đó là duy nhất đúng. Cần phải xác định những mặt hay, khía
cạnh dở của từng phương án và chọn vài phương án tối ưu hơn cả.
Mặt khác, phải tính đến khả năng đối tác/đối phương chấp nhận
được phương án đó.
Như vậy, quan điểm đàm phán gồm những nhân tố sau:
- Xác định mục tiêu và nhiệm vụ chính của cuộc thương lượng;

1
. Xem V.L. Ixraelian: Các nhà ngoại giao: Mặt đối mặt, Mátxcơva, 1990,
tr.298-299 (tiếng Nga).
370
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

- Xác định mức độ ưu tiên các phương án khác nhau giải quyết
vấn đề;
- Chọn phương án tối ưu;
- Xác định điều kiện có thể chấp nhận được của phương án tối
ưu.
Phân tích, dự đoán lập trường của đối phương/đối tác: có thể
bằng cách nghiên cứu phát biểu của các nhà chính trị về vấn đề
thương lượng, về những văn kiện đối ngoại, báo chí, các ấn phẩm
khoa học và cả thông tin qua con đường ngoại giao. Qua việc
nghiên cứu, phân tích đó cần làm rõ:
- Tách những nhân tố trùng hợp trong quan điểm của mình và
của đối thủ, đối tác;
- Xác định những điểm có thể chấp nhận;
- Lưu ý những đề nghị, muốn thông qua ý kiến thêm ở cấp cao
hơn.
Phân tích lập trường của đối tác/đối phương cũng như của mình
cần bằng con đường thẩm định từ góc độ luật quốc tế.
Trong giai đoạn chuẩn bị cần chọn một phương án, đảm bảo cân
bằng lợi ích tất cả các bên, đáp ứng yêu cầu hoàn cảnh cụ thể lúc
bấy giờ. Đó là phương án thỏa hiệp nhất, nghĩa là với chi phí ít nhất
và khả năng chấp nhận cao nhất. Có thể đạt được điều đó bằng các
phương pháp khác nhau: qua trao đổi thư tín trong các cấp chính trị,
ngoại giao, tại các cuộc gặp, tư vấn song phương, đa phương. Như
vậy, ở giai đoạn chuẩn bị cũng đã có trao đổi thông tin và sơ bộ
thỏa thuận lập trường.
Xây dựng chiến lược đàm phán, được xác định bởi những cách
tiếp cận chung của đàm phán quốc tế, mục đích chính trị đối ngoại
và lợi ích chung của quốc gia. Chiến lược đàm phán được thể hiện
trong các chỉ thị của Trung tâm cho đoàn đàm phán. Chiến thuật
371
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

đàm phán phụ thuộc vào chiến lược đàm phán và hoàn cảnh cụ thể.
Dự thảo văn kiện cuối cùng được tiến hành ngay tại giai đoạn
chuẩn bị gồm: bị vong lục, tuyên bố, nghị quyết, phát biểu, v.v.. Có
nhiều loại văn kiện:
- Loại thứ nhất thể hiện quan điểm quốc gia, trong các văn bản
đó có khuyến nghị, chỉ thị;
- Loại thứ hai là các dự thảo điều ước quốc tế;
- Loại thứ ba là các dự thảo nghị quyết.
Có những cuộc thương lượng, ở đó người ta trao đổi cả các vấn
đề thực hiện thỏa thuận, chuẩn bị tài liệu thông tin về thực hiện thỏa
thuận.
Ngoài ra, trong giai đoạn chuẩn bị, các chuyên gia cần chuẩn bị
tài liệu về các vấn đề khác nhau như: tài liệu bổ sung, đoạn trích
dẫn báo chí, các bài báo khoa học, khái niệm, định nghĩa khoa học
về vấn đề đàm phán... Toàn bộ tài liệu đó là cơ sở cho việc chuẩn bị
các bài phát biểu, thảo luận, tiếp xúc đối thoại, v.v..
Chuẩn bị đàm phán là giai đoạn cực kỳ quan trọng của quá trình
thương lượng. Chuẩn bị cẩn thận, chu đáo, tỉ mỉ sẽ góp phần to lớn
dẫn đến thành công trong đàm phán.

4. Các giai đoạn đàm phán

Đàm phán là quá trình phức tạp, đôi khi kéo dài hàng tuần, hàng
tháng, hàng năm hoặc nhiều năm. Các nhà nghiên cứu về thương
lượng quốc tế thường chia quá trình đàm phán làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: nghiên cứu, thăm dò, tranh luận, dự đoán;
- Giai đoạn 2: nêu lập luận và xác định khuôn khổ chung, thỏa
thuận trong tương lai;
- Giai đoạn 3: thỏa thuận quan điểm, lập trường.
372
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

4.1. Giai đoạn 1

Thực tiễn không cho phép xác định thật rõ ràng các giai đoạn,
mà hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh nảy sinh trong quá trình
đàm phán.
Mặc dù trong thời kỳ chuẩn bị đã cơ bản xác định mục tiêu, lập
trường và lợi ích đối tác (đối thủ), nhưng vẫn còn hàng loạt điều
chưa được sáng tỏ. Do vậy, trong giai đoạn đầu phải làm rõ, loại bỏ
những cái không chính xác, không rõ ràng trong lập trường của bên
đối thoại/đối thủ. Đôi khi nếu cần, ngay tại giai đoạn đầu này cũng
có thể đưa ra đề nghị để thấy được thực chất, đầy đủ vấn đề thương
lượng.
Tại các hội nghị quốc tế, trong đó có các kỳ họp của Đại hội
đồng Liên hợp quốc, trong quá trình thảo luận đại biểu có thể trình
bày quan điểm, lập trường và các vấn đề không nêu trong chương
trình nghị sự, cũng có thể kiến nghị vấn đề để đưa vào chương trình
nghị sự.
Đặc điểm của loại thương lượng thường xuyên là thảo luận cả
vấn đề thực hiện các thỏa thuận. Trong trao đổi nên nêu lập luận, ý
kiến của mình. Điều đó tạo bầu không khí, tâm lý ảnh hưởng tốt
đến tiến trình đàm phán.
Trong giai đoạn đầu, làm rõ những điểm chung của các bên, tạo
cơ sở cho tiến trình tiếp theo của đàm phán. Đôi khi, tại giai đoạn
này, nhà đàm phán có thể lao ngay vào thảo luận các vấn đề chi tiết,
vụn vặt, thứ yếu để kéo dài thời gian. Có thể có tình trạng các bên
không làm sáng tỏ đến cùng những điều quan trọng và kết quả là có
sự hiểu khác nhau về thỏa thuận ký kết.

4.2. Giai đoạn 2


373
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

Trình bày lập luận, các kiến nghị khi có những điểm bất đồng.
Nhà thương lượng nào cũng muốn thuyết phục đối tác/đối phương
chấp nhận đề nghị của mình. Nếu có điểm tranh luận, mâu thuẫn,
xung đột không chấp nhận được của đối tác, cần phải nêu ngay. Có
thể nói thẳng vấn đề này, ý này, ý kia không thể chấp nhận... vì
không phù hợp luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, một cách khác là từ chối thảo luận các đề nghị không
thể chấp nhận. Tóm lại, ở giai đoạn này dùng lập luận để không chỉ
thuyết phục người đối thoại về tính đúng đắn, hợp lý trong quan
điểm của mình, mà cần làm sáng tỏ những điểm của đối tác không
thể chấp nhận, không thể thỏa thuận. Một trong những nhiệm vụ
quan trọng nhất của giai đoạn này là đạt được sự hiểu biết chung,
soạn lập trường chung đã thỏa thuận về các vấn đề chính, tạo điều
kiện xác định khung chung của thỏa thuận trong tương lai.
Trong quá trình thảo luận, khi các bên có nhận thức khác nhau
về các vấn đề cốt lõi, vấn đề nguyên tắc, cần tìm lối thoát. Lối thoát
đúng đắn là thỏa hiệp.

4.3. Giai đoạn 3

Giai đoạn 2 kết thúc khi xác định được khuôn khổ thỏa thuận
tương lai. Nhiệm vụ của giai đoạn kết thúc là thỏa thuận lập trường
và nội dung các văn kiện sẽ ký kết. Giai đoạn này đàm phán được
đẩy mạnh với sự tham gia của các chuyên gia. Các bên đưa kiến
nghị, dự thảo nghị quyết, văn bản, bổ sung, sửa chữa, dự thảo hiệp
định, v.v..
Về thỏa thuận lập trường, có hai thủ thuật: trước hết là soạn
thảo công thức chung, sau đó đi vào chi tiết. Công thức chung xác
định khuôn khổ thỏa thuận tương lai, còn chi tiết là hiệu đính văn
bản, không phụ thuộc vào việc có đạt được hay không khuôn khổ
374
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

thỏa thuận. Thỏa thuận đạt được ở giai đoạn này có thể là những
nguyên tắc, cấu trúc của văn bản, những định hướng chung của lãnh
đạo các đoàn đàm phán, phương án thỏa hiệp của dự thảo văn bản.
Sau đó là hiệu đính văn bản và thông qua nội dung, câu chữ của văn
bản.
Các giai đoạn không phải bao giờ cũng được tuân thủ chặt chẽ
theo trình tự thời gian. Nó chỉ là tương đối. Đôi khi ở giai đoạn kết
thúc nảy sinh vấn đề làm sáng tỏ một số chi tiết. Khi đó vẫn phải xử
lý. Phải căn cứ vào mục tiêu, chức năng và loại hình đàm phán để
xác định giai đoạn nào là chủ yếu, cơ bản. Ví dụ: mục đích thương
lượng chỉ là tác động vào dư luận xã hội, thì vị trí trung tâm trong
thương lượng là giai đoạn lập luận làm rõ quan điểm, lập trường.
Do vậy, đạt được thỏa thuận ở đây không còn quan trọng nữa nên
không cần giai đoạn kết thúc.
Nhìn chung để đạt được những kết quả thực tế, đàm phán cần
phải tuân thủ tính nhất quán trong giải quyết nhiệm vụ.

5. Văn kiện kết thúc đàm phán

Thương lượng kết thúc bằng việc thông qua các văn kiện được
nhất trí. Thông thường kết quả đàm phán được thông báo tại cuộc
họp báo, trừ thỏa thuận mật không công bố. Các văn kiện kết thúc
bao gồm hiệp ước, công ước, hiệp định, nghị định thư, tuyên bố,
thông cáo... hoặc thỏa thuận trao đổi thư, công hàm tương tự, v.v..
Các văn kiện đó khẳng định quyền, trách nhiệm của các chủ thể luật
quốc tế.

6. Nhân tố chi phối, ảnh hưởng đến đàm phán

6.1. Nhân tố khách quan


375
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

Tương quan lực lượng


Tương quan lực lượng giữa các bên đàm phán có ảnh hưởng
quyết định tới kết quả đàm phán. Muốn đàm phán thành công trước
hết phải hiểu rõ tiềm lực, lợi thế của các bên. Nếu tương quan lực
lượng tương đối cân bằng nhau thì đàm phán sẽ dễ đạt kết quả. Nếu
cán cân lực lượng không cân bằng thì bên mạnh hơn sẽ có xu hướng
hành động áp đặt, còn kẻ yếu sẽ bị khuất phục; khoảng cách quyền
lực càng nhỏ thì đàm phán càng dễ có kết quả; tổng quyền lực nhỏ
thì dễ đạt kết quả hơn; các bên có quyền lực cân bằng dễ đạt kết quả
hơn là có quyền lực cạnh tranh; các bên coi nhau bình đẳng về
quyền lực và có quan hệ cá nhân tốt hơn là không bình đẳng về
quyền lực ... Khi nói về quan hệ giữa ngoại giao và sức mạnh quốc
gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận xét: “Thực lực mạnh, ngoại
giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng, mà ngoại giao là cái tiếng.
Chiêng có to tiếng mới lớn” 1. Hội nghị Trung ương lần thứ 13
(tháng 01-1967) nhận định: “Chúng ta chỉ có thể giành được trên
bàn hội nghị những cái mà chúng ta đã giành được trên chiến
trường”2. Tuy nhiên, sức mạnh tổng lực quốc gia không hoàn toàn
đồng nghĩa với lợi thế đàm phán. Điều này tùy thuộc vào mối quan
tâm của các bên.
Nhân tố văn hóa
Văn hóa có ảnh hưởng lớn đến đàm phán, đến các thành tố cơ
bản của đàm phán như chủ thể, cấu trúc, chiến lược, chiến thuật,
tiến trình đàm phán. Văn hóa quy định quan điểm, cách tư duy,
cách ứng xử của chủ thể đàm phán. Văn hóa ảnh hưởng tới tổ chức,

1
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
2011, t.4, tr. 147.
2
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2003, t.28, tr.174.
376
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

quyền hành dành cho đoàn đàm phán. Văn hóa ảnh hưởng sự lựa
chọn chiến lược đàm phán, hoãn hay không khoan nhượng, cách
giành chiến thắng thông qua việc đạt được thỏa thuận về nguyên tắc
trước hay vấn đề cụ thể trước. Văn hóa ảnh hưởng tới tiến trình
đàm phán, nhất là hiệu quả giao tiếp giữa các chủ thể đàm phán: đi
thẳng vào vấn đề hay vòng vo; ảnh hưởng tới đánh giá kết quả đàm
phán. Sự khác biệt văn hóa có thể gây ra hiểu lầm trong giao tiếp,
gây khó khăn cho việc phiên dịch, giải thích vấn đề.
Văn hóa quan trọng vì trong đàm phán có nhân tố con người.
Động cơ, tâm lý con người ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến
đàm phán. Ví dụ, nhu cầu “phải thắng”, “đánh bại” người đối thoại;
nhu cầu được công nhận là “tốt”, “giỏi” hay “mạnh mẽ”, nhu cầu
“bảo vệ nguyên tắc” hay “tiền lệ” trong đàm phán, nhu cầu “công
bằng”, “danh dự”, bảo vệ “danh tiếng”. Đây là những nhân tố vô
hình bám rễ vào giá trị và cảm xúc của cá nhân. Trang phục, cách
nói to hay nhỏ, cách bắt tay cũng ảnh hưởng đến đàm phán.
Bối cảnh trong nước
Bối cảnh đàm phán trong nước có ảnh hưởng tới đàm phán. Đó
là “trò chơi” hai cấp độ. Cấp độ một là đàm phán giữa các nhóm lợi
ích trong nước, cấp độ hai là đàm phán giữa các quốc gia. Mâu
thuẫn hay thống nhất giữa các nhóm lợi ích trong nước đều ảnh
hưởng tới đàm phán ngoại giao. Trong chế độ đa đảng, mối quan hệ
giữa hai cấp độ: nội bộ và quốc tế rất dễ nhận ra.
Bối cảnh quốc tế
Nhân tố chính trị, ngoại giao, nhất là tính chất mối quan hệ song
phương với đối tượng đàm phán có ảnh hưởng quan trọng đến kết
quả đàm phán. Bối cảnh quốc tế được xem như bàn cờ lớn, trên đó
diễn ra các cuộc đàm phán. Muốn chuẩn bị tốt cho các cuộc đàm
phán phải nghiên cứu kỹ cục diện kinh tế, chính trị thế giới, khu
377
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

vực, tính chất mối quan hệ song phương, đa phương với các đối tác.
Tình hình quốc tế, khu vực, quan hệ hai nước tốt thì thuận lợi cho
đàm phán, ngược lại, sẽ cản trở, thương lượng khó thành công.

6.2. Nhân tố chủ quan

Ngoài nhân tố khách quan, đàm phán muốn thành công cần có
các nhân tố chủ quan. Có nhiều nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến
kết quả đàm phán. Đặc biệt là kiến thức, trình độ, kỹ năng, kinh
nghiệm của nhà đàm phán, dũng khí nhà đàm phán. Đàm phán
không chỉ là khoa học mà còn là nghệ thuật. Là khoa học, đàm phán
nhấn mạnh các công cụ phân tích như chiến lược, chiến thuật, mô
hình đàm phán. Còn nghệ thuật, chính là sự thuần thục, sự vận dụng
sáng tạo các kỹ năng đàm phán như biết thuyết phục, biết nắm bắt
thời cơ, tạo thời cơ trong đàm phán, biết thỏa hiệp nhân nhượng
đúng lúc, đúng chỗ, linh hoạt, khéo léo, biết cương, biết nhu, biết
tiến, biết lui khi cần thiết. Ngoại giao là nghệ thuật của các khả
năng, nhà thương lượng muốn thành công phải nắm chắc nghệ thuật
“ngũ tri”: “biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết
biến” đã được phương Đông đúc kết.

II. KỸ THUẬT ĐÀM PHÁN NGOẠI GIAO

1. Chiến lược, chiến thuật và mô hình đàm phán


Nói về kỹ thuật đàm phán ngoại giao là nói về chiến lược, chiến
thuật trong quá trình đàm phán ngoại giao, hay phương pháp, cách
thức đàm phán, thủ thuật, kỹ năng đàm phán, mô hình đàm phán,
v.v..

1.1. Chiến lược đàm phán


378
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

Chiến lược đàm phán là nghệ thuật lập kế hoạch và tiến hành
đàm phán. Đó là việc lập kế hoạch tiến hành đàm phán chung,
mang tính triển vọng, là lập kế hoạch hướng hoạt động chung nhằm
đạt được mục tiêu đặt ra. Không thể có chiến lược, chiến thuật
chung cho mọi cuộc đàm phán. Mỗi một cuộc đàm phán cụ thể cần
phải chọn một chiến lược, chiến thuật cụ thể, phù hợp. Chính vì vậy
chỉ có thể nói đến những chiến lược cơ bản, hoặc chiến lược nền
tảng, gồm những nhân tố cho phép trong những điều kiện khác
nhau, các giai đoạn khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế.
Trong thực tiễn quốc tế, nhà đàm phán có kinh nghiệm dễ dàng
vận dụng cùng một lúc nhiều chiến lược khác nhau, còn nhà thương
lượng ít kinh nghiệm thường chỉ hạn chế sử dụng một chiến lược
đàm phán nhất định.

1.2. Chiến thuật đàm phán, quan hệ giữa chiến lược và chiến
thuật

Chiến thuật đàm phán là một thủ thuật, một phương pháp, một
cách thức hoặc một vài thủ thuật, cách thức, phương pháp, hoặc là
tổng thể các thủ thuật liên quan chặt chẽ với nhau nhằm triển khai
chiến lược đàm phán đã chọn. Chiến thuật được xác định bởi chiến
lược và bởi những điều kiện cụ thể của tiến trình đàm phán1.
Mỗi một chiến lược đi liền với nó là hàng loạt chiến thuật.
Chiến thuật càng phong phú càng thuận lợi cho việc triển khai chiến
lược, càng tạo thế mạnh trên bàn thương lượng. Chiến thuật nhiều,
thủ thuật phong phú, rất tốt cho việc vận dụng trong các tình huống
thay đổi, tạo hiệu quả cao trong đàm phán.
Chiến lược tự nó không phải là một chiến thuật riêng biệt, càng
1
. Xem R.I. Mochsansev: Tâm lý đàm phán, Nxb. Infra, Mátxcơva, 2002,
tr.148 (tiếng Nga).
379
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

không phải là tổng thể các chiến thuật. Chiến lược được thực hiện
thông qua các chiến thuật. Cho nên, mối quan hệ giữa chiến lược và
chiến thuật là quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Không được tuyệt đối hoá hoặc đối lập giữa chiến lược và chiến
thuật đàm phán. Trong các hoàn cảnh khác nhau, một quan điểm có
thể là chiến lược và cũng có thể là chiến thuật đàm phán.
Chiến lược có nhiệm vụ trả lời câu hỏi: Chủ thể bảo vệ các đề
nghị của mình như thế nào trong suốt quá trình đàm phán. Có
những đề nghị có thể rất hay, song đối phương lại coi là phi lý.
Nhiều sáng kiến không được đối phương quan tâm. Phải biết khích
lệ họ thảo luận các vấn đề nói chung và dự thảo thoả thuận nói
riêng. Đó là chiến lược. Chiến lược bao gồm các nội dung cụ thể
như: làm quen và thăm dò quan điểm đối phương, đối tác; tìm đồng
minh trong các nhà đàm phán; làm sáng tỏ thái độ, quan điểm của
họ; làm cho suy nghĩ, đề nghị của mình thích nghi với cách hiểu
của đối phương; đặt câu hỏi về các vấn đề thảo luận; xử lý và chuẩn
bị các thăm dò ý kiến; phê phán các dự án của đối phương; chuẩn bị
và tiến hành cuộc gặp đầu tiên; sửa chữa, hoàn chỉnh các dự thảo
văn bản ký kết như hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, v.v. dựa trên kết
quả thương lượng. Chiến lược cũng phải làm sáng tỏ chiến lược của
đối tác/đối phương, bằng cách hỏi trực tiếp người đối thoại.
Trong thực tiễn quốc tế, các nhà đàm phán ngoại giao đã sử
dụng nhiều chiến lược, chiến thuật đàm phán khác nhau. Trong
khuôn khổ hữu nghị, hợp tác, chiến lược và chiến thuật đàm phán là
“Cùng thắng” hoặc chiến lược “Thắng” và đi liền với nó là các thủ
thuật. Còn trong đàm phán với đối thủ có nhiều mâu thuẫn lợi ích,
đối đầu, chiến lược và chiến thuật đàm phán là “Thắng - Thua”
hoặc “Thua - Thắng”.
380
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

1.3. Mô hình đàm phán

Ngoài khái niệm chiến lược và chiến thuật đàm phán, trong
thực tiễn ngoại giao, trong giới nghiên cứu về ngoại giao còn đề cập
các phong cách đàm phán hay mô hình đàm phán, hoặc kiểu đàm
phán. Giữa chiến lược, sách lược và kiểu đàm phán có nét khác
nhau. Kiểu đàm phán nói lên cách tiếp cận vấn đề, còn chiến lược,
sách lược là việc xây dựng kế hoạch, bài binh bố trận, nhằm đạt
được mục tiêu đặt ra. Theo các nhà nghiên cứu, có một số phong
cách đàm phán thường được sử dụng như: mặc cả lập trường, đàm
phán nguyên tắc, đàm phán hợp tác, đàm phán công việc, đàm phán
cứng và đàm phán mềm.
Chúng ta sẽ phân tích một số chiến lược, chiến thuật cũng như
phong cách đàm phán nêu trên.

2. Chiến lược và chiến thuật đàm phán trong khuôn khổ


hợp tác

2.1. Chiến lược

Có hai chiến lược đàm phán trong khuôn khổ hợp tác, đó là
chiến lược “Cùng thắng” và chiến lược “Thắng”.
Chiến lược “Cùng thắng”: Trong đàm phán, mỗi bên đều cố
gắng kết thúc thương lượng với thắng lợi chung cho tất cả các bên.
Mâu thuẫn, bất đồng, sự khác biệt không phải là chiến trường. Các
bên đều nỗ lực tìm giải pháp cùng có lợi. Nguyên tắc ở đây là thắng
lợi của một người không làm hại người khác, không loại trừ thắng
lợi của người khác. Các bên đều hài lòng với kết quả thương lượng
và sẵn sàng thực hiện các cam kết. Công thức “Cùng thắng” không
dẫn đến một bên phải nhượng bộ vì lợi ích của bên kia. Có thể có
381
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

bên chưa hài lòng với vấn đề nọ, vấn đề kia, chưa đạt được mong
muốn chỗ này, hoặc chỗ kia, song tổng thể các điểm đạt được là
công bằng, hợp lý, khách quan. Không bên nào cảm thấy bị lừa dối,
hoặc bị bực mình.
Trong chiến lược “Cùng thắng”, các bên đàm phán cần phải
thừa nhận quan điểm nguyên tắc của mình là quan hệ giữa người
với người mang tính xây dựng, là nhân tố nền tảng của việc hợp tác
hiệu quả, đồng thời phải sẵn sàng tìm giải pháp đôi bên có thể chấp
nhận, thậm chí cả trong lúc quan điểm chưa rõ ràng. Chiến lược
“Cùng thắng” được coi như một phương pháp đàm phán có tính
chất xây dựng nhất. Nét đặc trưng của phương pháp này là cho phép
bảo vệ chắc chắn lập trường riêng của mình.
Một chiến lược khác áp dụng trong việc đàm phán với tinh thần
hợp tác là chiến lược “Thắng”. Nội dung của chiến lược này là phải
giành chiến thắng. Việc đối tác thắng hay thua không có ý nghĩa gì.
Họ chỉ nghĩ đến chiến thắng của mình và đối tác phải quan tâm đến
lợi ích của mình. Trong hoàn cảnh trên, các đối tác chỉ hợp tác với
nhau khi tình hình còn buộc phải làm như vậy. Họ dễ dàng từ bỏ
hợp tác và sẵn sàng cạnh tranh không khoan nhượng với nhau.
Chiến lược này chỉ hiệu quả khi đối tác thiếu thông tin, không hiểu
thấu đáo vấn đề thương lượng. Chiến lược này không bền và dễ
dàng chuyển thành chiến lược “Thắng - Thua” hoặc “Thua -
Thắng”1.

2.2. Chiến thuật

Trong chiến lược “Cùng thắng” có khá nhiều thủ thuật, cách
thức, thủ pháp, phương pháp chiến thuật. Xin nêu một số thủ thuật

1
. R.I. Mochsansev: Tâm lý đàm phán, Sđd, tr.153.
382
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

tiêu biểu:
- Thủ thuật “Từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp”. Trong
quá trình thương lượng có rất nhiều vấn đề đưa ra trao đổi, giải
quyết. Để tạo tác động tâm lý tốt cho các nhà thương lượng, đồng
thời tác động thuận đối với dư luận xã hội, cần đưa ra bàn bạc giải
quyết các vấn đề ít phức tạp trước.
- “Đàm phán cả gói” cũng là một thủ thuật thường được áp
dụng rộng rãi. Các vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, nếu đàm
phán từng vấn đề sẽ khó đạt được thỏa thuận, nên đàm phán cả gói
là biện pháp hay.
- Ngược lại với cách thức trên là biện pháp chia nhỏ vấn đề để
bàn bạc và giải quyết. Thủ pháp này áp dụng trong trường hợp nêu
gộp các vấn đề với nhiều cấp độ, nhiều nội dung, khó đạt được thỏa
thuận và thảo luận rất rối. Việc giải quyết một phần vấn đề sẽ tạo
điều kiện tốt giải quyết các vấn đề còn lại.
- Trong đàm phán đa phương, một thủ thuật thường được sử
dụng là “Chiến thuật chung của cả khối”. Thực chất của thủ thuật
này là các thành viên của khối, ví dụ ASEAN, EU, thống nhất quan
điểm, biện pháp, giải pháp trong đàm phán với các đối tác khác.
Thủ pháp “Bày tỏ sự nhất trí” nhằm khẳng định có quan điểm
chung, có sự đồng nhất trong các vấn đề, cũng là thủ thuật có thể
được áp dụng trong thương lượng quốc tế. Trong bối cảnh lợi ích
song trùng chưa nhìn thấy rõ, cần đặc biệt lưu ý thủ pháp “Tìm
hướng giải quyết chung”. Cùng nhau làm việc đương nhiên củng cố
được quá trình đàm phán trong tinh thần hợp tác.
- “Làm rõ quan điểm của đối tác” là thủ thuật được áp dụng khi
muốn tìm hiểu thêm, làm sáng tỏ quan điểm của đối tác, sau khi
nghe đối tác trình bày ý kiến của mình, bằng cách đề nghị nói rõ
thêm chỗ này, chỗ kia.
383
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

- “Chấp nhận đề nghị đầu tiên của đối tác” là thủ thuật đàm
phán khi đề nghị đó hoàn toàn có thể chấp nhận được và đối tác
không có ý định nêu tiếp yêu cầu. Điều đó tạo thuận lợi cho thương
lượng chuyển sang giai đoạn thỏa thuận.
- Trong những tình thế phức tạp cần phải hy sinh cái gì đó, thì
thủ thuật “Sẵn sàng đưa ra và chấp nhận quyết định thỏa hiệp” sẽ
tăng tính hiệu quả của đàm phán.
Những thủ thuật nêu trên chủ yếu vận dụng trong đàm phán có
tính chất hợp tác, song cũng có thể áp dụng trong những cuộc
thương lượng có tính chất xung đột, đối đầu. Nếu thiếu những chiến
thuật như trên, khuôn khổ đàm phán hợp tác đương nhiên bị phá vỡ.

3. Chiến lược và chiến thuật trong các cuộc đàm phán đối
đầu

3.1. Chiến lược

Chiến lược đàm phán trong điều kiện đối đầu, xung đột rất
phong phú, đa dạng. Lịch sử quan hệ quốc tế cho đến thời kỳ Chiến
tranh lạnh, như nhận xét của nhiều học giả, chỉ là thời kỳ đình chiến
trong cuộc chiến tranh và xung đột kéo dài. Chiến tranh lạnh chấm
dứt, “... ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến
tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy
đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở
nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng” 1. Trong bối cảnh
như vậy, thương lượng quốc tế mang tính đối đầu, xung đột vẫn
tiếp tục tồn tại và gia tăng. Các bên đàm phán coi nhau là đối thủ.
Bên mạnh chủ yếu dùng sức mạnh trấn áp bên yếu, giành cho được

1
. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.14.
384
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

thắng lợi của riêng mình.


- Chiến lược “Thắng - Thua”: Đặc điểm của chiến lược này là
một bên thương lượng cho rằng, chỉ có thể giành được thắng lợi
trên cơ sở thất bại của đối phương. Mục tiêu của đàm phán không
chỉ là bảo đảm lợi ích của mình, mà còn là thất bại của đối thủ. Họ
sử dụng tất cả mọi phương tiện như sức mạnh, quyền lực, tất cả các
thủ thuật bẩn thỉu, thiếu văn minh, kể cả gian kế v.v. để giành cho
được chiến thắng, bất chấp lợi ích, quyền lợi của đối thủ. Họ coi
nhau là kẻ thù, là đối địch. Để đạt được thỏa thuận, đàm phán rất
căng thẳng, trong bối cảnh kẻ phòng thủ, kẻ tấn công, thái độ thù
địch, không có sự tin tưởng, tin cậy lẫn nhau. Đàm phán gặp rất
nhiều khó khăn, kéo dài, đạt được thỏa thuận không đơn giản vì chỉ
một bên nhượng bộ. Nếu có đạt một thỏa thuận nào đó thì cũng sẽ
dẫn đến tình trạng xấu. Thứ nhất, nếu điều kiện của thỏa thuận
mang tính nô dịch đối với đối thủ thì sớm muộn họ cũng sẽ tẩy chay
việc thực hiện thỏa thuận. Thứ hai, thương lượng trong khuôn khổ
“Thắng - Thua” làm cho quan hệ giữa các bên thêm căng thẳng, tất
yếu sẽ dẫn đến đổ vỡ quan hệ.
Chiến lược “Thắng - Thua” không góp phần củng cố quan hệ
bền vững, lâu dài, chỉ phục vụ quan hệ nhất thời. Chiến lược này
chỉ có hiệu quả trong tình thế đặc biệt khẩn cấp, đem đến kết quả
nhất định, song làm hại cho xây dựng quan hệ trong tương lai.
- Chiến lược “Thua - Thắng”: Đặc điểm của chiến lược này là
một trong những bên đàm phán đã có tư tưởng thất bại, khiếp đảm
trước đối thủ mạnh, rất sợ đàm phán với đối thủ đó và cho rằng sẽ
bị đối thủ đánh gục trong thương lượng. Chưa thương lượng đã sợ
bị đối thủ cho đo ván, chính vì vậy trong đàm phán họ sẽ phải đi từ
nhân nhượng này đến nhân nhượng khác, nhân nhượng từ một phía.
Các nhà thương lượng theo mô hình “Thua - Thắng” thường sẵn
385
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

sàng đồng ý với quan điểm của đối phương, không có khả năng bảo
vệ quan điểm, lập trường của mình, dễ bị đe dọa, dễ trở thành kẻ
phản bội đất nước mình1.
Trong thực tiễn lịch sử ngoại giao thế giới, chiến lược “Thua -
Thắng” cũng có khi được sử dụng, không phải vì bên thương lượng
yếu kém, mà người ta dùng đàm phán làm tấm bình phong che đậy
ý đồ sâu xa giành thắng lợi ở một vấn đề khác. Như vậy, thương
lượng sẽ không còn ý nghĩa. Chiến lược này có thể được lựa chọn
khi đánh giá cao quan hệ với đối tượng và đối tượng lại không cạnh
tranh với kết quả đàm phán.

3.2. Chiến thuật

Chiến thuật mang tính phá hoại quá trình đàm phán xuất hiện
khi một bên đàm phán có ưu thế lớn như tài chính, quan hệ, lực
lượng quân sự, v.v.. Chiến thuật loại này rất nhiều, rất đa dạng2.
- “Áp lực tâm lý”: Đây là thủ thuật được áp dụng khi một bên
buộc phải nhượng bộ cơ bản. Áp lực thực hiện theo hai hướng: về
công việc đàm phán và về phương diện xúc cảm. Gây áp lực về
công việc đàm phán như: từ chối tiếp tục đàm phán, nêu ra các đề
nghị cực đoan. Người ta có thể dùng các câu nói sau: “Chúng tôi
không còn lựa chọn nào khác” hoặc “Tôi đồng ý nhưng các cộng sự
của tôi...”. Đồng thời, sử dụng các biện pháp gây áp lực tạm thời
như: gây trì trệ trong việc thảo luận vấn đề và ra quyết định. Mặt
khác, người ta có thể sử dụng thủ thuật gây áp lực “hoặc cái đó
hoặc không có cái gì cả” và đưa ra tối hậu thư.
Gây áp lực tâm lý về phương diện xúc cảm, có nhiều phương
1
. Xem R.I. Mochsansev: Tâm lý đàm phán, Sđd, tr.162.
2
. Xem M.M. Lebedeva: Trước mắt chúng ta là nhiệm vụ đàm phán,
Mátxcơva, 1993 (tiếng Nga).
386
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

pháp, cách thức, biện pháp thực hiện gây áp lực tâm lý: dùng quang
cảnh đàm phán như biểu tượng cờ sử dụng đột ngột, thay đổi hình
thức bên ngoài; nhấn mạnh không bình thường, phát biểu với giọng
không bình thường; có những hành động đột ngột, tấn công cá
nhân, kết tội nhà đàm phán không có năng lực, phớt lờ, lơ đễnh,
v.v. đối với đối phương; dùng các câu nói: “Chàng trai tốt, chàng
trai xấu”...
- Phản đối: Đó là thủ thuật thường dùng. Phản đối có thể thể
hiện rõ ràng, cũng có thể được che đậy. Ví dụ như: tránh trả lời trực
tiếp, im lặng, cố ý đến muộn hoặc bỏ phiên họp, v.v..
Nếu đối phương luôn luôn phản đối, cần phải phân tích nguyên
nhân, không đáp lại đối phương một cách thô bạo, công khai, tỏ ra
tôn trọng, không nói với giọng tỏ ý khinh miệt, nêu những nhận xét
có giá trị, mang tính xây dựng của đối phương, trả lời một cách
ngắn gọn, súc tích, không phản ứng tiêu cực trước phản ứng chống
đối của đối phương, kiềm chế, tránh đe dọa, tìm điểm tương đồng,
tránh điểm bất đồng.
- Thủ thuật “Tính nguyên tắc chính thức”: Đó là chiến thuật
không thay đổi bản chất sự việc qua hình thức mà là chiếu lệ. Tính
nguyên tắc chính thức là hình thức chiến thuật đàm phán, nhằm xây
dựng hiệp định (thỏa thuận) rất chính thức, rất lễ tân, song không hề
liên quan đến bản chất vấn đề đàm phán. Cái chính ở đây chỉ là
tuyên bố về bản thân, giới thiệu về bản thân, đăng ký, ghi tên.
Nguyên tắc trên thường được thể hiện như sau:
+ “Cái đó tôi được giao phó”: nguyên tắc này nhằm bảo vệ quan
điểm không khoan nhượng của mình. Trong hoàn cảnh này, việc
giải quyết vấn đề không phụ thuộc vào nội dung thực của vấn đề,
vào bối cảnh đàm phán mà phụ thuộc vào mức độ ủy quyền, vấn đề
quy chế về quyền hạn, vai trò. Quy chế thẩm quyền càng cao, đối
387
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

tác càng cứng rắn.


+ “Hãy đặt mình vào vị trí của tôi”: nguyên tắc này cho thấy
nhà thương lượng không muốn thỏa hiệp và bào chữa cho việc thiếu
quan điểm mềm mỏng của mình.
+ Một nguyên tắc khác trong thủ thuật này thể hiện ở câu nói
“Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi”, tức là tham gia thương lượng đạt
được kết quả hay không cũng không thành vấn đề.
- “Chủ nghĩa phá rối”: Thủ pháp này có mục đích làm cho đàm
phán bị kéo dài. Dùng bài phát biểu dài, trống rỗng, gây ồn ào, kéo
dài thời gian là những công cụ phá rối. Trong thảo luận thì tránh
những vấn đề cốt lõi, nói cho vui vẻ, cho hay. Để chống lại thủ
thuật này nên dùng các vấn đề thủ tục.
Những thủ đoạn bẩn thỉu là một trong những thủ thuật hay được
sử dụng trong các cuộc thương lượng trong bối cảnh đối đầu, căng
thẳng. Các thủ thuật loại này được sử dụng hạn chế, hoặc trong
những tình thế cụ thể và có thể suốt quá trình đàm phán 1. Có các
thủ thuật phá hoại như sau:
- Thủ thuật “Lảng tránh” được sử dụng khi muốn tránh phải
thảo luận các vấn đề mình không muốn. Có nhiều cách lảng tránh:
không cung cấp thông tin chính xác; tránh tham gia tranh luận, bàn
bạc. Lảng tránh có thể trực tiếp và cũng có thể gián tiếp. Lảng tránh
trực tiếp thường được thể hiện bằng cách: đề nghị hoãn thảo luận
vấn đề một thời gian nào đó. Còn lảng tránh gián tiếp
có thể bằng cách trả lời câu hỏi của đối phương không
rõ ràng; hoặc phớt lờ vấn đề, làm như không nghe thấy. Điều đó
thường thấy tại các cuộc đàm phán đa phương. Người ta cũng hay

1
. Xem M.I. Lebedeva: Trước mắt chúng ta là nhiệm vụ đàm phán, Sđd,
tr.157 (tiếng Nga).
388
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

sử dụng câu chuyện cười để lảng tránh những vấn đề khó xử. Hình
thức đặc biệt của thủ pháp “lảng tránh” là kéo dài đàm phán, làm trì
trệ đàm phán. Tuy nhiên, thủ thuật “lảng tránh” cũng có vai trò tích
cực khi đàm phán đi vào ngõ cụt thì chuyển sang thảo luận vấn đề
khác, hay tạm nghỉ làm cho tình hình bớt căng thẳng.
- Thủ thuật “Chờ đợi”: Mục đích của thủ thuật này là chờ nhận
thêm thông tin về đối thủ, xây dựng quan điểm với thế có lợi hơn,
hoặc có thể sử dụng thủ pháp “Xalami” (giò Hunggari), cắt ra từng
miếng nhỏ, rất thận trọng, từ từ. Thực chất sách lược này là tiến
hành đàm phán một cách từ từ, chậm chạp, dần dần, rất thận trọng
hé mở quan điểm của mình.
- Thủ thuật “Đưa yêu cầu vào phút chót”: Nghĩa là vào phút
chót khi các vấn đề đã được dàn xếp, chỉ còn việc ký kết thì đưa ra
đề nghị mới. Nó làm hỏng kết quả thương lượng vì các đối tác đã
quá mệt mỏi không muốn thay đổi, làm cho đàm phán bế tắc.
- Sách lược “Cả gói”: Nội dung của biện pháp này là đưa cả vấn
đề chính, quan trọng cùng những vấn đề không quan trọng vào một
gói, giải quyết cả gói.
- Thủ thuật “Nêu đòi hỏi”: Mục tiêu của thủ thuật này là nhằm
đòi giá cao hơn.
- Chiến thuật “Hứa hẹn thật nhiều”: Mục đích của chiến thuật là
làm mờ mắt đối thủ, khuyến khích đối thủ, lôi kéo đối thủ vào
những cái phiêu lưu, mạo hiểm. Thường nhà thương lượng thiếu
kinh nghiệm, kém khả năng dễ bị sa bẫy bởi chiến thuật này.
- “Đe dọa”, “gây áp lực”, “vu cáo” là những thủ thuật được áp
dụng khá thường xuyên trong đàm phán quốc tế. Thủ thuật đe dọa
có thể mờ ảo, che đậy, cụ thể, hoặc đe dọa thực.
Cách thức đối phó với sự đe dọa: cần phải phân tích, đánh giá
sự đe dọa. Đồng thời có thể sử dụng biện pháp im lặng một thời
389
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

gian hoặc tạm dừng thương lượng.


- “Nhắc lại”, “trích” và “tóm tắt ý đối phương” cũng là những
thủ thuật thường dùng trong thương lượng quốc tế. Đề nghị đối
phương nhắc lại hoặc làm rõ hơn những điều đã trình bày. Sử dụng
tiếng cười và sự hài hước. Thể hiện sự hoài nghi. Khơi gợi cảm giác
có lỗi của đối phương. Trao đổi với đối phương những nhận thức về
tình hình khách quan gây khó khăn cho đàm phán. Hoãn thảo luận
một số thời gian. Tiếp nhận thách thức và nhượng bộ.
- Sách lược “Những mũi tiến nhỏ”: Nội dung của sách lược là
phản đối đối phương bằng việc chế nhạo kín đáo, nhẹ nhàng.
- Thủ thuật “Im lặng”: Từ chối cung cấp thông tin về lập trường
của mình, thậm chí cả dưới dạng đại thể, cung cấp thông tin sai,
nhấn mạnh sự khác biệt, nhận xét tiêu cực về lập trường của đối
phương mà không có giải thích, v.v..
- “Nhấn mạnh cái không thật” cũng là biện pháp hay dùng trong
thương lượng. Nhà đàm phán nhấn mạnh sự quan tâm vào giải
quyết vấn đề nào đó, song sự thật thì nội dung đó chỉ là vấn đề phụ,
thứ yếu nhằm mục đích đánh lừa đối phương.
Trong thương lượng đối đầu, xung đột, các nhà đàm phán còn
dùng những thủ đoạn khác như: Từ chối đề nghị của đối phương mà
không có nguyên nhân, sách nhiễu (đưa đòi hỏi quá đáng cho đối
phương), tự rút yêu sách của mình, đưa yêu cầu quá cao để đối
phương không thể chấp nhận được và lúc đó sẽ phê phán đối
phương thiếu thiện chí, rồi bất ngờ rút đòi hỏi của mình, đưa tối hậu
thư, dùng thủ đoạn cám dỗ, mua chuộc, v.v..
Có nhiều cách thức cắt đứt đàm phán. Bỏ hội nghị, chấm dứt
đàm phán là một giải pháp thường được sử dụng. Cân nhắc kỹ, ra
về song để lại hy vọng sẽ đàm phán tiếp, đó là cách rút lui không
cắt cầu. Dừng đàm phán, bỏ hội nghị, song nêu điều kiện để đàm
390
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

phán được nối lại cũng là một phương pháp chấm dứt đàm phán.
Hoàn toàn không nên chấm dứt đàm phán, cắt cầu, vì sẽ dễ dẫn đến
khiêu khích, xung đột. Tất nhiên trong thực tiễn quốc tế, có những
cuộc đàm phán được chấm dứt có ý thức, không muốn tiếp tục đàm
phán kể cả trong tương lai.
Kỹ thuật chấm dứt thương lượng như sau: nêu tóm tắt nhận thức
và lập trường của đối phương, của mình, giải thích tại sao đi bước
này, không nên chửi bới đối phương. Sẽ thông báo sau về khả năng
nối lại đàm phán.
Bên cạnh các thủ thuật, thủ đoạn chuyên dùng cho các cuộc
thương lượng trong bối cảnh đối đầu, xung đột, có những thủ thuật
không mang đặc điểm trên, song có thể sử dụng.
- Thủ thuật khoa học: Đối phương dựa vào ý kiến của các nhà
khoa học, liên tục trích dẫn, đôi khi cố ý trích dẫn sai. Phương pháp
đối phó là cũng trích dẫn, sẵn sàng nghe trích dẫn của đối phương.
- Thủ đoạn “Nói chen ngang”: Đối phương tìm cách nói chen
khi đang phát biểu bằng các câu nói: Ông nhắc lại rồi? Ông nghe
điều đó ở đâu? Chứng minh bằng cái gì? Phương pháp xử trí là
ngừng phát biểu vài giây và đề nghị chủ tọa cho phép tiếp tục trình
bày.
- Thủ thuật “Quan điểm rộng”: Đối phương nêu quan điểm rất
cẩn thận, với nhiều số liệu chính xác. Cách xử lý tình huống này là
phê phán đối phương nêu vấn đề quá vụn vặt, đề nghị đi vào vấn đề
chung. Ngược với thủ thuật trên là chiến thuật “tính chính xác”. Đối
phương chỉ nêu chung chung, tránh trình bày cụ thể. Đối phó với
tình hình này bằng cách đặt câu hỏi về các chi tiết, các vấn đề cụ
thể.
- Chiến thuật chuyển sang “tấn công cá nhân”: Nghĩa là đối
phương chuyển từ các vấn đề nội dung sang tấn công vào cá nhân.
391
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

- Chiến thuật “lượn khúc, quanh co”: Thay vì nêu những vấn đề
cụ thể thì lại kể lể, phê phán những việc đã qua. Cách thức đối phó
là tuyên bố những vấn đề nêu ra không có cơ sở.

4. Một số kiểu đàm phán

Bên cạnh xác định chiến lược, chiến thuật đàm phán, các nhà
thương lượng, từ cách đặt vấn đề khác nhau sẽ chọn các kiểu đàm
phán khác nhau: đàm phán kiểu mềm, đàm phán kiểu cứng, đàm
phán kiểu nguyên tắc, đàm phán kiểu mặc cả, đàm phán kiểu hợp
tác, đàm phán kiểu công việc, v.v..
Kiểu đàm phán cứng thường đi với chiến lược đàm phán
“Thắng - Thua”. Kiểu đàm phán nguyên tắc, đàm phán hợp tác gắn
với chiến lược đàm phán “Cùng thắng”; còn kiểu đàm phán mềm đi
với chiến lược đàm phán “Thua - Thắng”. Nghĩa là kiểu đàm phán
liên quan chặt chẽ với chiến lược, sách lược đàm phán. Tuy nhiên
cũng có nhà nghiên cứu coi kiểu đàm phán chính là phương pháp
đàm phán hay một chiến lược đàm phán, không phân biệt chiến
lược đàm phán với kiểu đàm phán.
Chúng ta sẽ nghiên cứu một số kiểu đàm phán được thực hành
rộng rãi trong thương lượng quốc tế.

4.1. Đàm phán theo kiểu “mặc cả thương mại”

Nguyên tắc của kiểu đàm phán này rất đơn giản. Anh làm cái
này cho tôi, còn tôi làm cái kia cho anh. Người thương lượng muốn
giành cho mình kết quả có lợi và nhân nhượng tối thiểu cho đối tác,
làm sao cho đối tác đồng ý. Trong khuôn khổ kiểu đàm phán đó tất
yếu phải diễn ra tự nguyện, nhân nhượng lẫn nhau, có thể là nhân
nhượng ngang nhau, có thể không ngang nhau. Kiểu đàm phán này
không nhằm mục đích dàn xếp quan hệ mà là giành lợi thế cho
392
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

mình.
Trong thương lượng, người đàm phán phải đáp ứng lợi ích của
đối tác; đồng thời giành được nhân nhượng của đối tác. Chính vì
vậy, theo kiểu đàm phán này kết quả có thể là “Thắng - Thua”, nếu
nhà đàm phán bảo vệ được lợi ích của mình, buộc đối tác nhượng
bộ nhiều hơn, hoặc “Thua - Thắng” khi mình phải nhân nhượng
nhiều hơn hoặc “Cùng thắng” hay “Cùng thua”.

4.2. Đàm phán theo kiểu “cứng” hoặc kiểu “sức mạnh”

Những đặc điểm của kiểu đàm phán này là các bên đàm phán
coi nhau như kẻ thù, đối thủ. Mục đích của đàm phán là chiến
thắng; phương tiện giành chiến thắng là bất kỳ phương tiện gì để
đạt được mục đích đặt ra. Đòi hỏi nhân nhượng từ một phía, không
có lòng tin, kiên quyết lập trường của mình, che giấu ý đồ thật, có
lợi cho một phía và sử dụng các thủ thuật, thủ đoạn thiếu văn minh,
kể cả gian kế lỗi thời và kết quả là một bên thắng, một bên thua.
Kết quả sẽ không bền vững và sẽ bị đổ vỡ ngay tức khắc khi
tình hình thay đổi. Đối đầu vẫn là đối đầu, chỉ không bằng chiến
tranh mà bằng phương tiện chính trị.
Đàm phán theo kiểu cứng còn thể hiện tính cạnh tranh. Các bên
kiên quyết bảo vệ đòi hỏi của mình, không nhân nhượng, gây áp lực
lẫn nhau, không quan tâm đáp ứng lợi ích của nhau. Kết quả đàm
phán sẽ thể hiện bằng công thức “Thắng - Thua”. Nghĩa là thắng lợi
cho một bên và thất bại cho bên kia. Điều nguy hiểm của kiểu đàm
phán này là nếu hai bên cùng đàm phán theo kiểu cứng thì kết quả
đàm phán sẽ là “Thua - Thua” cho cả hai bên. Đàm phán theo kiểu
cứng không cải thiện được quan hệ giữa các đối tác, đối thủ mà
càng làm cho quan hệ trở nên căng thẳng.
393
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

4.3. Đàm phán theo kiểu “mềm”

Kiểu đàm phán này có một số đặc điểm như sau: các bên
thương lượng là bạn bè; mục đích đàm phán là đạt được thỏa thuận.
Ở đây có sự nhân nhượng, có ý thức nhằm củng cố và phát triển
quan hệ đối tác và đạt được thỏa thuận. Đó là sự thay đổi lập
trường, soạn thảo và đưa kiến nghị, nêu rõ ý đồ của mình, tìm câu
trả lời chung.
Kết quả đàm phán theo kiểu này có thể là “Cùng thua”, “Thua -
Thắng” và “Thắng - Thua”.

4.4. Đàm phán theo kiểu “nguyên tắc”

Đây là kiểu đàm phán do các nhà nghiên cứu Mỹ đề xướng 1.


Kiểu đàm phán này có bốn đặc trưng:
Thứ nhất, tách vấn đề khỏi con người, coi đối tác/đối phương là
cộng sự cùng giải quyết vấn đề.
Đàm phán là việc gặp gỡ, trao đổi giữa những con người. Con
người có tình cảm, có nhận thức riêng, quan điểm riêng. Họ có
mong muốn được thấy mình tốt và quan tâm người khác nghĩ về
mình thế nào. Con người cũng có tức giận, thất vọng, thù địch, sợ
hãi, v.v.. Cái tôi của họ dễ dàng bị tổn thương. Sự hiểu lầm có thể
dẫn đến thành kiến, dẫn đến phản ứng, làm hỏng đàm phán.
Trong đàm phán vấn đề con người càng trở nên phức tạp. Mỗi
nhà thương lượng đều có hai lợi ích: muốn đàm phán đạt kết quả,
đáp ứng lợi ích của mình và gìn giữ quan hệ với bên kia. Cái tôi
luôn luôn có mặt trong các quan điểm. Mặt khác, những lời bình
luận về công việc, suy diễn, nhất là suy diễn không có cơ sở, được

1
. Xem R. Phise và I. Iuri: Con đường dẫn tới sự nhất trí hoặc đàm phán
không có thất bại, Mátxcơva, 1992 (tiếng Nga).
394
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

xem như bằng chứng về ý định, thái độ làm cho vấn đề nội dung lại
gắn chặt hơn với vấn đề tâm lý. Chính vì vậy phải kiên quyết tách
vấn đề nội dung và con người. Giải quyết vấn đề nội dung và giữ
mối quan hệ không nhất thiết đối lập nhau. Nên xây dựng quan hệ
với đối phương trên cơ sở nhận thức chính đáng, thông tin rõ ràng,
tình cảm thích hợp và với tầm nhìn xa, có mục đích; còn đàm phán
về nội dung thì không bao giờ nhượng bộ, phải kiên quyết bảo vệ
lợi ích của quốc gia mình.
Trong xử lý vấn đề con người phải lưu ý ba phạm trù: nhận
thức, xúc cảm và thông tin. Trong đàm phán, nhà thương lượng giải
quyết vấn đề con người không chỉ của phía đối phương mà của cả
chính mình. Thái độ bực bội, tâm trạng thất vọng, nhận thức một
chiều, không chịu lắng nghe, tiếp nhận thông tin thiếu đầy đủ cản
trở việc đạt được thoả thuận 1. Có nhiều cách thức giải quyết vấn đề
con người.
* Về nhận thức: Phải cố gắng hiểu tối đa đối tác cũng như đối
thủ, cần lưu ý các kỹ năng:
- Hãy đặt mình vào địa vị người khác;
- Đừng đổ lỗi cho người khác về khó khăn của mình;
- Biết giữ thể diện cho người đối thoại;
- Thảo luận quan điểm của nhau, v.v..
* Về xúc cảm: Trong đàm phán, nhất là khi có xung đột gay
gắt, dễ nảy sinh thái độ bực bội, tức giận, lo sợ... Cái đó dễ đưa đàm
phán tới bế tắc. Để xử lý tình huống trên có thể áp dụng các thủ
thuật:
- Cần “xì hơi” đối tác;

1
. Xem Đoàn Thị Hồng Vân: Đàm phán trong kinh doanh quốc tế, Nxb.
Thống kê, Hà Nội, 2001, tr. 87.
395
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

- Đừng phản ứng trước tức giận của đối phương;


- Hãy dùng cử chỉ thiện chí, thăm viếng, tặng quà để gây tình
cảm;
- Làm rõ xúc cảm đối phương, thừa nhận tính chính đáng của
chúng, v.v..
* Về thông tin: Khi có trở ngại trong thông tin như: hiểu lầm,
đối phương không thèm nghe và thiếu điều kiện để nói với nhau
một cách đầy đủ, có thể áp dụng các biện pháp:
- Nói rõ để đối tác hiểu;
- Hãy nói về mình, đừng chỉ trích đối phương;
- Nói có mục đích;
- Cố gắng nắm bắt cái đối phương trình bày.
Thứ hai, tập trung vào lợi ích chứ không phải lập trường.
Đây cũng là những đặc điểm của mô hình đàm phán này. Trong
đàm phán, người ta cứ tưởng rằng các bên mâu thuẫn với nhau về
lập trường, nên thường thảo luận các lập trường, tìm lập trường
thống nhất. Sự thật cái cơ bản trong đàm phán là lợi ích. Để có
được giải pháp hợp tình, hợp lý phải điều hoà lợi ích chứ không
phải lập trường, bởi vì đằng sau mỗi lợi ích là một số lập trường có
thể thỏa mãn. Nghiên cứu lợi ích đằng sau lập trường đối lập nhau
có thể tìm được lập trường đáp ứng lợi ích của các bên. Mặt khác,
đằng sau lập trường xung khắc, có nhiều lợi ích khác biệt, song có
thể bổ trợ cho nhau.
Vấn đề quan trọng là xác định được lợi ích của đối phương. Các
nhà thương lượng cần lập danh mục lợi ích theo tầm quan trọng để
xác định cái nào là ưu tiên, là nguyên tắc, không thể nhân nhượng,
cái nào có thể thỏa hiệp. Cần phải tỏ rõ cho đối phương/đối tác biết
rằng, chúng ta hiểu và tôn trọng lợi ích của họ, thì họ sẽ tôn trọng
lợi ích của chúng ta. Vì vậy, cần trao đổi thẳng thắn với nhau về lợi
396
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

ích của đôi bên, đàm phán thành thật, công khai, không dùng gian
kế.
Thứ ba, có các phương án khác nhau.
Để đạt được mục đích cần chuẩn bị nhiều phương án, tạo nhiều
tiềm năng thỏa mãn lợi ích các bên, tránh để rơi vào thế bị động,
hay đưa ra giải pháp vội vàng. Nếu có nhiều phương án, người đối
thoại có nhiều khả năng thương lượng, thỏa hiệp, tránh được tình
trạng thương lượng đổ vỡ vì không tìm được thỏa hiệp. Đây là đặc
trưng thứ ba của kiểu đàm phán này.
Thứ tư, sử dụng tiêu chuẩn khách quan.
Đây là đặc điểm nữa của mô hình đàm phán theo nguyên tắc.
Trong thực tế, lợi ích luôn đối lập nhau vì nhận thức của các bên
thương lượng khác nhau. Có thể giải quyết sự phức tạp này khi sử
dụng tiêu chuẩn khách quan. Đó là tiêu chuẩn độc lập với ý chí của
mỗi bên và mang tính khoa học, thực tế, khách quan.
Phải sử dụng tiêu chuẩn công bằng cho nội dung và thủ tục. Ví
dụ: hai bé chia bánh thì một bé chia, một bé chọn. Có thể sử dụng
các phương pháp khác như: thỏa thuận về nguyên tắc trước rồi mới
đi vào vấn đề cụ thể hoặc có thể rút thăm hay chia lần lượt hoặc
dùng người thứ ba, v.v..
Trong thảo luận cần lưu ý lập luận và lắng nghe lập luận của
nhau, xem tiêu chuẩn nào là tốt nhất; không lùi bước trước sức ép
mà chỉ lùi bước trước nguyên tắc và coi mỗi vấn đề là cuộc tìm
kiếm giải pháp chung.
Trong các mô hình đàm phán nêu trên “thì kiểu đàm phán
nguyên tắc có nhiều ưu thế hơn cả, muốn áp dụng thành công phải
có một số điều kiện nhất định, trong đó điều kiện tiên quyết là phải
397
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

có đội ngũ cán bộ đàm phán giỏi”1.

5. Trung gian trong đàm phán quốc tế

5.1. Khái niệm trung gian

Nhiều cuộc đàm phán liên quan đến những vấn đề phức tạp,
tranh chấp, xung đột kéo dài. Xung đột là sự va chạm những lợi ích
đối lập nhau, mục đích đối lập và ý kiến đối lập, nhiều bất đồng và
tranh chấp lớn, phức tạp và cả đấu tranh.
Xung đột theo thông lệ thường xuất hiện ở giai đoạn 2 và giai
đoạn 3 của đàm phán, khi các bên cần phải xác định các vấn đề
nguyên tắc. Có nhiều nguyên nhân xung đột, có thể là nguyên nhân
khách quan gắn với lợi ích khác nhau, có thể là nguyên nhân chủ
quan hoặc cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Các nhà ngoại giao nhiều kinh nghiệm thường tìm cách giải
quyết, dập tắt ngay xung đột. Xung đột có thể giải quyết độc lập
trong quá trình đàm phán, đặc biệt trong khuôn khổ hợp tác và tin
cậy lẫn nhau. Trong trường hợp các bên không tự giải quyết được
mâu thuẫn, cần nhờ trung gian.
Trung gian là bên thứ ba, không can dự vào xung đột, nhưng rất
quan tâm đến việc dập tắt xung đột. Ví dụ: Nauy là nước trung gian
trong đàm phán Palextin - Ixraen 1993 dẫn đến ký kết Hiệp định
Oslo, hay Phần Lan làm nhiệm vụ trung gian cho thương lượng
giữa Chính phủ Inđônêxia và GEM (Phong trào độc lập Aceh). Mỹ,
Nga và Liên minh châu Âu làm trung gian trong cuộc xung đột ở
Nam Tư cũ.
Yêu cầu đối với trung gian:
- Trong nhóm trung gian phải có những chuyên gia có kiến thức
1
. Đoàn Thị Hồng Vân: Đàm phán trong kinh doanh quốc tế, Sđd, tr.81.
398
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

về vấn đề đàm phán và các chuyên gia về luật quốc tế. Thực chất
nhà trung gian là chuyên gia độc lập đưa ra khuyến nghị, dựa trên
tiêu chuẩn khách quan và những quy phạm chung của luật pháp
quốc tế.
- Nhà trung gian đàm phán phải có được lòng tin và uy tín của
các bên.
- Nhà trung gian phải tuyệt đối trung lập, không được thể hiện
bất kỳ sự thiên vị nào.
Trung gian có thể trực tiếp, cũng có thể gián tiếp. Nếu là trực
tiếp, trung gian tham gia trực tiếp vào quá trình thương lượng, tham
gia trao đổi các vấn đề. Các tổng thống Ba Lan, Lítva, Chủ tịch
Duma quốc gia Nga là những nhà trung gian đàm phán, trung gian
hoà giải giữa các bên trong khủng hoảng chính trị ở Ucraina cuối
năm 2004, đưa đến ký kết Thỏa thuận bảy điểm ngày 08-12-2004.
Nếu tình hình xấu, các bên quá căng thẳng với nhau, không muốn
trao đổi trực tiếp, thì sử dụng trung gian gián tiếp. Lúc này các nhà
trung gian là kênh thông tin giữa các bên thương lượng. Nhà trung
gian lần lượt tiếp xúc với từng bên. Quá trình này tương đối mất
thời gian, tương đối dài so với trung gian trực tiếp. Tuy nhiên, hình
thức trung gian này rất hiệu quả trong trường hợp xung đột quá
căng thẳng.
Ngoài ra, còn có trung gian chính thức và trung gian không
chính thức. Trung gian không chính thức là đặc điểm chính của
đàm phán đa phương, khi mà một bên nào đó trong khuôn khổ đàm
phán nhận trách nhiệm như vậy. Ví dụ: vai trò trung gian trong Tổ
chức An ninh và Hợp tác châu Âu, do các nước trung lập, thành
viên của OSCE đảm nhiệm.

5.2. Chức năng của trung gian


399
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

Nhà trung gian phải thực hiện các chức năng sau: liên lạc, thông
tin, phân tích, đề xuất ý tưởng mới và kiểm soát.
Như đã trình bày ở trên, trong trường hợp có quá nhiều bất
đồng, xung đột căng thẳng, các bên không muốn tiếp xúc đàm phán
trực tiếp mà thương lượng qua trung gian, thì người trung gian làm
nhiệm vụ kênh liên lạc cho các bên trao đổi thông tin. Với mục đích
trên, người trung gian lần lượt gặp từng bên, thực hiện nhiệm vụ
người đưa thư. Thực tiễn cho thấy, việc làm này chỉ có hiệu quả khi
các bên có cái gì đó chung trong lập trường, lợi ích. Nếu không vai
trò người trung gian chỉ là tạo khả năng để các bên chuyển cho
nhau những đòi hỏi.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ, nhà trung gian hoà giải, đàm phán
còn phải có linh cảm rất tốt và là nhà tâm lý giỏi, có khả năng xác
định được ai sai, ai đúng, không làm căng thẳng vấn đề. Nhà trung
gian hoà giải thông minh là phải cố gắng thông tin cho các bên về
lập trường của nhau, giúp họ nhìn vấn đề bằng con mắt của người
đối thoại, thấu hiểu không chỉ lợi ích của mình, mà của cả đối
tác/đối thủ. Nhiều nhà trung gian đề nghị các bên đổi vị trí cho
nhau. Chiến thuật này thường đưa đến kết quả tốt, đặc biệt trong
các cuộc xung đột sắc tộc. Trong nhiều trường hợp người ta cũng
mời đại diện các tổ chức xã hội, nhà khoa học giúp các bên điều
chỉnh lập trường, thái độ của mình. Hoạt động này của người trung
gian giúp các bên thấy vấn đề bằng con mắt của nhau, song không
giải quyết nó.
Chức năng phân tích: nhà trung gian phải tiến hành nghiên cứu,
phân tích bản chất xung đột, xây dựng phương án giải quyết vấn đề
của riêng mình và giới thiệu với các bên. Có thể là những đề nghị
mới về nguyên tắc so với cái cũ để các bên chấp nhận. Người trung
gian không buộc các bên chấp nhận đề nghị của mình mà chỉ đưa ra
400
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

lời khuyên. Người trung gian rất quan trọng trong việc soạn thảo
văn kiện cuối cùng.
Ngoài ra, người trung gian đôi khi được giao nhiệm vụ kiểm
soát việc thực hiện thỏa thuận.
Tóm lại, trong đàm phán ngoại giao, vai trò của lý luận về kỹ
thuật đàm phán ngày càng được thừa nhận. Chiến lược, chiến thuật
cũng như phương pháp đàm phán rất phong phú, rất đa dạng.
Không có chiến lược, chiến thuật, cũng như mô hình đàm phán cho
mọi cuộc thương lượng. Chiến lược, chiến thuật, phương pháp đàm
phán chỉ nêu những nhân tố chính, cơ bản, nền tảng. Tuỳ vào hoàn
cảnh, điều kiện cụ thể, đặc biệt tuỳ vào thực lực của người đàm
phán cũng như mục đích đặt ra cho cuộc đàm phán... mà lựa chọn
và xây dựng cho mình một kiểu đàm phán, một chiến lược, cũng
như phương pháp, chiến thuật đàm phán phù hợp đảm bảo giành
thắng lợi. Cái quan trọng là nhà đàm phán phải biết linh hoạt, uyển
chuyển vận dụng các chiến lược, sách lược cũng như các cách đàm
phán khác nhau. Trong đàm phán, thế, lực và nhà đàm phán đóng
vai trò quyết định. Nói như vậy không có nghĩa là các yếu tố khác
như hoàn cảnh, điều kiện... không có ảnh hưởng gì.
Lịch sử ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã
diễn ra nhiều cuộc thương lượng quốc tế lớn như: Hội nghị
Fontainebleau (1946), Hội nghị Geneva (1954), Hội nghị Paris
(1968-1973), đàm phán Việt Nam - Trung Quốc về biên giới lãnh
thổ, thương lượng về việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), v.v. đã để lại nhiều kinh nghiệm quý. Dưới ánh sáng của lý
luận, cần phải tổng kết sâu sắc hơn nữa các bài học kinh nghiệm
trên. Điều đó rất bổ ích cho công tác ngoại giao, đặc biệt cho công
tác đào tạo cán bộ ngoại giao của chúng ta.
401
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

III. PHONG CÁCH DÂN TỘC


TRONG ĐÀM PHÁN NGOẠI GIAO

1. Khái niệm phong cách dân tộc trong đàm phán

Dân tộc nào cũng có truyền thống lịch sử, phong tục tập quán,
đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý, v.v.. Đó chính là đặc
điểm văn hoá dân tộc và các yếu tố đó đương nhiên ảnh hưởng đến
đàm phán quốc tế, tạo nên phong cách dân tộc trong đàm phán quốc
tế1. Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố văn hoá đều ảnh hưởng
đến phong cách đàm phán, mà chỉ những nét đặc sắc, những đặc
điểm phổ cập nhất của văn hoá tạo nên phong cách dân tộc trong
đàm phán. Đó chính là những loại ứng xử được thể hiện trong đàm
phán.
Theo các nhà nghiên cứu, có ba nhóm nhân tố tạo nên đặc điểm
phong cách dân tộc trong đàm phán quốc tế. Nhóm thứ nhất liên
quan đến thành phần đoàn đàm phán và mức độ độc lập, quyền hạn
của đoàn đàm phán trong việc quyết định các vấn đề tại bàn thương
lượng. Hay nói cách khác, mức độ phụ thuộc của đoàn đàm phán
đối với trong nước, đối với Trung tâm trong việc quyết định các vấn
đề tại bàn thương lượng. Trên thực tế, các nhà ngoại giao Mỹ có
nhiều quyền hạn trong đàm phán hơn các nhà ngoại giao Liên Xô
trước đây. Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm những định hướng giá trị
khác nhau như: hệ tư tưởng, đạo đức, tôn giáo, những nét riêng
trong cách tư duy, v.v.. Nhóm nhân tố cuối cùng là những đặc thù
trong cách ứng xử, những thủ thuật, chiến thuật đặc trưng cho nền
văn hoá dân tộc này, dân tộc khác thường được các nhà đàm phán

1
. Xem M.I. Lebedeva: Trước mắt chúng ta là nhiệm vụ đàm phán, Sđd,
tr.134-135.
402
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

sử dụng.
Về đặc điểm phong cách dân tộc trong đàm phán còn phải tính
đến đặc trưng ngôn ngữ ảnh hưởng mạnh hay yếu của văn cảnh
trong đàm phán. Người ta cho rằng, có văn hoá với mức độ ảnh hư-
ởng văn cảnh mạnh và ngược lại cũng có văn hoá ảnh hưởng văn
cảnh yếu. Đối với hầu hết các nhà đàm phán phương Tây, trừ nhà
ngoại giao Pháp, đều có chung đặc trưng là ảnh hưởng văn cảnh
yếu. Trong phát biểu, trao đổi họ thường nói thẳng, ít dùng lối nói
quanh co, úp mở, bóng gió, ám chỉ, ngụ ý. Họ thường nói thẳng,
cho nên đối tác có thể dễ dàng hiểu đầy đủ ý, nội dung trình bày,
thậm chí hiểu cả nghĩa đen của từ.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có nhiều dân tộc, vấn đề
là cần hiểu phong cách dân tộc nào trong quốc gia đa dân tộc.
Trong đàm phán cũng thường xảy ra các trường hợp là nhà đàm
phán lại là người có nguồn gốc dân tộc khác với dân tộc quốc gia
mà người đó đại diện. Ví dụ: Trong đoàn đàm phán Hoa Kỳ có ngư-
ời Mỹ gốc Việt, thậm chí là trưởng đoàn đàm phán, hay cả người
Mỹ gốc Trung Quốc. Trong đoàn đàm phán của Ucraina có người
gốc Hy Lạp... Vậy phong cách đàm phán dân tộc phải là phong
cách nào? Phong cách Việt Nam, Trung Quốc hay phong cách Mỹ,
phong cách Hy Lạp hay Ucraina?
Phong cách đàm phán ở đây phải hiểu là phong cách quốc gia
mà người đó đại diện, chứ không phải phong cách dân tộc mà người
đó xuất thân. Trong các trường hợp trên là phong cách Mỹ và
phong cách Ucraina. Đương nhiên, để có được phong cách Mỹ,
phong cách Ucraina thì người gốc Việt Nam, Trung Quốc, Hy Lạp
phải có độ hội nhập sâu vào xã hội Mỹ, vào xã hội Ucraina, để có
thể thể hiện được văn hoá Mỹ, văn hoá Ucraina.
Trong thời gian gần đây xuất hiện xu hướng tăng cường đàm
403
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

phán quốc tế mà ranh giới dân tộc có xu hướng bị xói mòn, xuất
hiện hiện tượng thâm nhập lẫn nhau giữa các phong cách đàm phán
dân tộc. Kết quả là trên thế giới dần dần hình thành nền văn hoá
phụ với những quy tắc ứng xử mới, khác với những quy tắc ứng xử
của dân tộc mình. Nền văn hoá phụ này thường thấy ở các nhà
ngoại giao, các đại diện thương mại, những người thường xuyên
tham gia đàm phán quốc tế. Tuy nhiên, không phải vì thế mà phủ
nhận đặc thù dân tộc trong đàm phán quốc tế.
Người ta cho rằng, đối với các nhà đàm phán phương Tây
những lập luận dựa trên quan hệ nhân quả quan trọng hơn nhiều so
với các nhà đàm phán phương Đông. Nghĩa là trong đàm phán, các
nhà ngoại giao phương Tây đánh giá cao các lập luận dựa trên mối
quan hệ lôgích, quan hệ nhân quả hơn các nhà ngoại giao phương
Đông. Theo nhận xét của các nhà ngoại giao Nga, trong đàm phán,
các nhà đàm phán phương Tây có xu hướng ép phía Nga, phải chấp
nhận lối suy nghĩ, lối hành động, tiếp nhận quyết định chỉ khi có
lợi, theo tinh thần thực dụng, phớt lờ mục đích xã hội.
Còn ở khu vực Mỹ Latinh thì người ta cho rằng, đàm phán tay
đôi giữa nam và nữ là không lịch sự, là không thể chấp nhận được.
Những đặc điểm dân tộc đó vẫn tiếp tục tồn tại, tiếp tục củng cố và
phát triển dù có sự xâm nhập giữa các nền văn hoá trong đàm phán
và hình thành văn hoá phụ.

2. Một vài phong cách đàm phán trên thế giới

2.1. Phong cách đàm phán Mỹ

Người ta cho rằng, phong cách đàm phán Mỹ có ảnh hưởng lớn
đến việc hình thành các phong cách đàm phán ở nhiều nước trên thế
giới. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì Mỹ là siêu cường, là một trong
404
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

những cường quốc đóng vai trò chi phối tình hình thế giới và quan
hệ quốc tế trong nhiều thập kỷ qua. Phong cách đàm phán Mỹ định
hình trong quá trình hình thành, phát triển của nước Mỹ, mang đặc
trưng văn hoá Mỹ, tính cách Mỹ.

2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách
đàm phán

Nước Mỹ rất rộng lớn, với diện tích 9.809.155 km 2, đứng thứ
tư thế giới, chỉ sau Nga, Canađa và Trung Quốc, chiếm phần đáng
kể lục địa Bắc Mỹ, phía đông là Thái Bình Dương, còn phía tây là
Đại Tây Dương. Địa hình rất đa dạng và phức tạp: đồng bằng rộng
lớn phì nhiêu, cùng với cao nguyên, đồi núi, rất nhiều sông, hồ. Khí
hậu nước Mỹ cũng rất đa dạng, giữa các vùng có những khác biệt
lớn. Tại vùng núi tây bắc bờ Đại Tây Dương có khí hậu ẩm thấp.
Khu vực ở ven biển Califonia có khí hậu Địa Trung Hải. Khu vực
núi có khí hậu sa mạc và nửa sa mạc. Phía bắc của vùng nội địa có
khí hậu hàn đới khắc nghiệt. Phía đông có khí hậu ôn đới, đồng
bằng ven biển miền Đông cũng có khí hậu ôn đới. Riêng vùng
Florida có khí hậu cận nhiệt đới. Vùng Alaska lại là khí hậu bắc
cực. Nhiệt độ giữa các vùng chênh lệch từ 40 đến 60ºC.
Tài nguyên thiên nhiên rất dồi dào, đa dạng, có rất nhiều
khoáng sản như: đồng, bôxít, chì, bạc, sắt, thép, trong đó than
chiếm 1/4 sản lượng than thế giới; dầu chiếm 1/7 sản lượng dầu thế
giới; 25% diện tích nước Mỹ là đồng cỏ phục vụ chăn nuôi và trên
30% diện tích là rừng, phục vụ ngành sản xuất gỗ, đứng thứ hai thế
giới. Mỹ có nhiều sông lớn, thuận lợi cho phát triển thủy điện như
sông Missisippi dài 6.020 km, sông Rio Grande dài 3.035 km,
Yukon dài 3.185km, v.v..
Mười nghìn năm trước Công nguyên, con cháu những người
405
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

săn bắn từ Siberia sang châu Mỹ. Đây chính là tổ tiên người da đỏ
châu Mỹ ngày nay. Năm 1492, Christopher Columbus phát hiện ra
châu Mỹ và từ đầu thế kỷ XVII, người Anh đặt chân lên châu Mỹ,
lập hệ thống thuộc địa ở Bắc Mỹ. Các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ
Đào Nha, Hà Lan chiếm các vùng còn lại. Ngày 04-7-1776,
13 thuộc địa tuyên bố độc lập, thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
và năm 1783 Anh phải ký hiệp định công nhận nền độc lập của
nước Mỹ. Năm 1787, Hiến pháp đầu tiên được thông qua và G.
Washington được bầu làm tổng thống đầu tiên. Nước Mỹ phát triển
nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa và mở rộng lãnh thổ. Sau
cuộc chiến tranh với Mêhicô, Mỹ giành thêm những vùng lãnh thổ
rộng lớn mới.
Sau nội chiến 1861-1865, Mỹ củng cố nền độc lập, phát triển
kinh tế và phát huy ảnh hưởng ở Tây bán cầu. Cuối thế kỷ XIX, Mỹ
trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, tranh giành thuộc địa với
các đế quốc khác, mở đầu bằng cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha
(1898-1899) dẫn đến thiết lập được sự thống trị ở Philíppin, Puectô
Ricô và Guam. Mỹ gia nhập phe Đồng minh trong Chiến tranh thế
giới thứ hai và sau chiến tranh, Mỹ trở thành siêu cường thế giới,
đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa, thực hiện chiến lược khống chế các
nước tư bản chủ nghĩa, ngăn chặn chủ nghĩa xã hội. Mỹ trực tiếp
tham gia vào chiến tranh Triều Tiên (1951-1953), chiến tranh ở
Việt Nam (1954-1975). Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ là siêu cường
duy nhất còn lại, âm mưu thiết lập trật tự một cực, thống trị thế
giới. Sau sự kiện 11-9-2001, Mỹ tiến hành chiến tranh ở
Ápganixtan và chiến tranh Irắc.
Về chính trị, Mỹ là nhà nước cộng hoà liên bang với 50 bang và
1 đặc khu liên bang. Quốc hội gồm hai viện, tổ chức nhà nước theo
chế độ tam quyền phân lập. Quyền lập pháp thuộc Quốc hội, quyền
406
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

hành pháp thuộc Chính phủ, đứng đầu là Tổng thống, và quyền tư
pháp thuộc Toà án tối cao. Tổng thống còn là Nguyên thủ quốc gia.
Hạ viện gồm 435 dân biểu, Thượng viện có 100 nghị sĩ và Phó
Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện. Toà án tối cao gồm 1 Chánh
án và 8 Thẩm phán.
Các bang có quyền rất rộng rãi, có Quốc hội và Chính phủ
bang, có luật pháp riêng, thống đốc điều hành mọi công việc của
bang, trừ các vấn đề đối ngoại và quốc phòng.
Về dân cư: Dân số Mỹ hiện nay hơn 326 triệu người, với các
dân tộc khác nhau, trong đó người da trắng chiếm khoảng 72,4%;
người da đen chiếm 12,6%; người gốc châu Á khoảng 4,8% thổ dân
Mỹ và Alasca chiếm 0,9%... Ngoài ra còn có người da đỏ bản xứ.
Về tôn giáo: ở Mỹ cũng rất đa dạng, hầu như có tất cả các tôn
giáo lớn của thế giới, song đông nhất là các tín đồ đạo Tin lành
(46,5%), Công giáo La Mã (20,8%), Do Thái giáo (1,9%), v.v..
Về ngôn ngữ: Quan niệm về tiếng Anh ở Mỹ khác với tiếng
Anh ở Anh. Đó là đất nước của người nhập cư, là đất nước dân chủ
nên chỉ cần nói tiếng Anh với các nguyên tắc tối thiểu là được.
Trong khi đó ở Anh, theo quan điểm quý tộc, người ta đòi hỏi nói
tiếng Anh chuẩn, đẹp, nhẹ nhàng, nhất là phát âm, không nói được
như vậy thì thuộc tầng lớp xã hội thấp. Mặt khác, do tiếng Anh sử
dụng quá rộng rãi trên thế giới, nên người Mỹ ít học ngoại ngữ,
trình độ ngoại ngữ kém.
Về luật pháp: là đất nước đa chủng tộc, đa văn hoá, có lịch sử
hình thành đặc biệt nên luật pháp của nước Mỹ rất chặt chẽ, việc thi
hành luật rất nghiêm. Hệ thống luật rất phức tạp vì vừa có luật liên
bang vừa có luật của bang. Luật phổ thông là luật tình huống.
Về tính cách: Điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm lịch sử, dân
tộc, v.v. đã tạo nên đặc tính của người Mỹ. Nước Mỹ là nước nhập
407
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

cư, đất nước của nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có nét riêng của mình,
song dân tộc Mỹ vẫn có cái chung. Họ rất cần cù lao động. Đa số
người Mỹ cho rằng chỉ có lao động cần cù mới có cuộc sống tốt.
Một tính cách khác của người Mỹ là thẳng thắn, trung thực.
Người dân tự khai việc kinh doanh để đóng thuế. Cơ quan thuế thu
theo lời khai của chủ kinh doanh. Ngoài tính thẳng thắn, người Mỹ
rất sòng phẳng, thậm chí quá sòng phẳng. Ví dụ, khi đi ăn ở nhà
hàng, vợ chồng con cái nhiều khi tự trả tiền phần ăn của mình.
Người Mỹ có tính tự lập mạnh mẽ. Ý thức tự lập được cha mẹ
giáo dục cho con cái ngay từ khi còn nhỏ. Ý thức tự lập gắn liền với
tính tự do cá nhân. Tôn trọng tự do cá nhân là đặc điểm lớn của
người Mỹ, là bản năng của người Mỹ. Vì vậy, nhiều người Mỹ dám
lên tiếng chống những sai trái của chính quyền. Mặt khác, do quyền
tự do nên sinh ra nhiều tiêu cực trong xã hội Mỹ như: ai đủ điều
kiện cũng có thể mua súng, vì vậy đã gây nên nhiều hậu quả
nghiêm trọng; hoặc ai cũng có thể phê phán, nói xấu lãnh đạo.
Ví dụ: vụ Monicagate làm cho hình ảnh Tổng thống Mỹ Bill
Clinton bị xúc phạm. Đồng thời, tự do cá nhân cực đoan làm cho
quan hệ giữa người với người trở nên ích kỷ, lạnh lùng.
Một đặc tính khác của người Mỹ là rất năng động, sẵn sàng
ganh đua, sẵn sàng cạnh tranh, luôn luôn vươn lên. Họ luôn hướng
về hiện tại và tương lai, khác với người châu Á, người Mỹ Latinh.
Họ rất hiếu thắng, không chịu thua và khi thua rất cay cú, cho nên
họ quyết vươn lên để giành phần thắng. Họ không thích thụ động,
mà thích sáng tạo.
Về lối sống: Các dân tộc khác nhau có lối sống khác nhau. Nư-
ớc Mỹ là quốc gia đa dân tộc nên lối sống cũng rất đa dạng, phong
phú. Tuy nhiên, cái chung nhất của lối sống Mỹ là thực dụng.
Đầu óc thực dụng của người Mỹ thể hiện ở ba chữ: Save (tiết
408
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

kiệm); Share (chia); Safe (an toàn). Người Mỹ rất tiết kiệm: tiết
kiệm sản xuất, tiết kiệm tiêu dùng và cả tiết kiệm thời gian. Về mặt
sản xuất và tiêu dùng, nước Mỹ chiếm kỷ lục. Người Mỹ coi thời
gian là vàng bạc, rất quý thời gian, cho nên trong trao đổi luôn đi
thẳng vào vấn đề, không quanh co, sau khi làm xong việc thì về nhà
luôn, không la cà vào quán, v.v.. Chính vì họ tiết kiệm thời gian,
nên món ăn nhanh kiểu Mc Donald, KFC đã ra đời ở Mỹ và trở nên
rất phổ biến.
Bên cạnh lối sống thực dụng, người Mỹ rất máy móc. Chính vì
vậy họ hay có định kiến này, định kiến nọ. Lối sống Mỹ coi trọng
thực hành hơn lý thuyết. Trong các trường đại học, các cơ sở thực
hành thường được xây dựng rất khang trang, hiện đại và rất lớn.
Tóm lại, lối sống Mỹ thực dụng, song cũng đầy mâu thuẫn.

2.1.2. Những đặc điểm chính của phong cách đàm phán Mỹ

Trước hết, nét đặc trưng của phong cách đàm phán Mỹ là tính
chuyên nghiệp cao. Các nhà đàm phán Mỹ thường rất có trình độ
chuyên môn, có kiến thức, nắm nhuần nhuyễn các vấn đề đàm
phán. Đồng thời, đoàn đàm phán Mỹ có tính độc lập khá cao trong
việc quyết định các vấn đề tại bàn thương lượng. Họ ít phải dừng
họp đoàn để hỏi ý kiến trong nước. Họ cũng là những người khá
kiên quyết, khá vững vàng, kiên định trong bảo vệ quan điểm, lập
trường, lợi ích quốc gia của mình. Họ rất khó chịu khi nước Mỹ bị
phê phán, v.v..
Các nhà thương lượng Mỹ cũng rất quyết tâm tìm cách đạt cho
được mục tiêu đã đặt ra cho cuộc đàm phán. Mục tiêu đối với họ là
cơ bản, là chủ yếu. Họ rất cẩn thận, nghiêm túc nghiên cứu kỹ vấn
đề, phân tích kỹ vấn đề, kiểm tra chu đáo việc thực hiện thỏa thuận.
409
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

Trong thương lượng với đối tác, họ thường mong muốn thảo
luận kỹ không chỉ trong quan điểm chung, mà cả những chi tiết liên
quan đến việc thực hiện các thỏa thuận.
Các nhà đàm phán Mỹ có phản ứng rất nhanh chóng đối với
những yêu cầu, đề nghị của đối phương, đối tác; đồng thời họ đòi
hỏi đối phương, đối tác của mình cũng phải làm như vậy.
Trong đàm phán họ thường tỏ ra rất cứng rắn, thậm chí thô bạo
và hay công kích. Họ luôn luôn đe dọa dùng sức mạnh đối với đối
phương, đối tác để người đối thoại chấp nhận điều kiện của mình.
Đàm phán Việt - Mỹ về Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà
bình ở Việt Nam tại Paris là một ví dụ. Sau khi Nixon trúng cử
Tổng thống nhiệm kỳ hai, tháng 11-1972, tại cuộc gặp riêng với cố
vấn Lê Đức Thọ, cố vấn an ninh quốc gia H.Kissinger đã đe dọa
Việt Nam bằng cách đọc điện của Nixon “Nếu bên kia tỏ ra không
biết điều... sẽ ra lệnh ngừng đàm phán và tiếp tục có những hoạt
động quân sự cho đến khi người đối thoại của chúng ta sẵn sàng
đàm phán... sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết bảo vệ lợi ích của
Mỹ”1. Cuối cùng để ép Việt Nam nhân nhượng, Mỹ đã dùng B.52
đánh phá Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972.
Các nhà thương lượng Mỹ rất thực dụng, thậm chí đến cực
đoan. Đối với họ mục tiêu là tất cả. Cái quan trọng đối với họ là
giành được cái gì, đạt được cái gì, chứ không phải là hữu nghị.
Trong đàm phán thương mại, các nhà đàm phán Mỹ còn cần
phải được biết cái gì là ưu thế của đối tác, tại sao lại đàm phán với
đối tác này chứ không phải đối tác khác. Nếu không đáp ứng ưu
điểm đó họ sẽ không lãng phí thời gian và đi tìm đối tác khác. Mặt

1
. Lý Văn Sáu: “Tiếng cười Lê Đức Thọ”, trong sách Nhớ anh Lê Đức
Thọ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.458-459.
410
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

khác, trong đàm phán thương mại người Mỹ đánh giá rất cao sự
giới thiệu. Nếu người giới thiệu là những người nổi tiếng, có uy tín,
tin cậy thì cực kỳ thuận lợi cho ký kết hợp đồng làm ăn.
Về thủ thuật đàm phán, các nhà đàm phán Mỹ rất chú ý liên kết
vấn đề trong một gói; trong trường hợp bất lợi cho mình, họ thường
đề nghị cả gói để cân bằng lợi ích các bên.
Các nhà đàm phán Mỹ rất chú ý đến dư luận xã hội, nên thường
thông báo cho báo chí về quá trình cũng như kết quả đàm phán.
Trong đàm phán, các nhà thương lượng Mỹ luôn đi thẳng vào
vấn đề, không vòng vo mất thời gian. Họ thích ngắn gọn, rõ ràng.
Về mặt hình thức, họ thích các cuộc giao tiếp không chính thức hơn
là chính thức.
Về mặt văn bản, đặc biệt là hợp đồng thương mại, người Mỹ rất
muốn chi tiết nên hợp đồng rất dài, rất nhiều trang. Ví dụ: có hợp
đồng thuê văn phòng dày đến vài chục trang giấy. Còn việc thay đổi
hợp đồng, luật Mỹ chỉ chấp nhận thay đổi bằng văn bản, không thể
bằng miệng.
Nhận xét về các nhà ngoại giao Mỹ trong các cuộc đàm phán
với Liên Xô trong những năm 1980, các nhà thương lượng Xôviết
có chung ý kiến như sau: Đàm phán đối với họ thường là một quá
trình dài để giải quyết xung đột, với mục đích là tìm giải pháp giải
quyết bất đồng, hài hoà lợi ích, phù hợp với tình hình thế giới, nếu
có thể, để đi đến một giải pháp sáng suốt, trung gian cùng có lợi.
Khái quát đặc điểm phong cách đàm phán Mỹ, một số học giả
Bêlarút đánh giá: Cởi mở, chuyên môn cao, tính tự chủ và độc lập
cao trong việc quyết định; hay khiêu khích, sẵn sàng ép đối tác chấp
nhận luật chơi, rất cẩn thận, thực dụng, thích đàm phán cả gói,1...

1
. Xem L.M. Dakharova và A.A. Konovalova: Cơ sở công tác ngoại giao
411
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

2.2. Phong cách đàm phán Nga

2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách
đàm phán

Liên bang Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới với 17,08
triệu km2, chiếm 10% diện tích thế giới, lớn gấp 1,7 lần Canađa, 1,8
lần Trung Quốc, trải rộng trên hai lục địa Á - Âu. Từ tây sang đông
dài hơn 9.000 km và từ nam lên bắc chỗ rộng nhất khoảng 4.000
km. Nước Nga tiếp giáp với 14 quốc gia với biên giới dài gần 4.000
km, còn phía đông, bắc bao bọc bởi Thái Bình Dương và Bắc Băng
Dương, phía tây nam và nam là biển Đen và biển Caspi, tây bắc
giáp với biển Baltic.
Do lãnh thổ rất rộng lớn nên địa hình cũng vô cùng phức tạp.
Phía tây dãy Ural là đồng bằng bao la, chuyên trồng lúa mì, lúa
mạch, khoai tây, rau quả,... thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Phía đông dãy Uran là rừng taiga Siberia rộng mênh mông, với trữ
lượng lớn dầu mỏ, khí đốt chưa được khai thác.
Về tài nguyên khoáng sản: Nga có trữ lượng lớn nhất thế giới
về than đá, chiếm 1/3 trữ lượng khí đốt thế giới và 1/3 diện tích
rừng thế giới, là cường quốc dầu mỏ.
Về khí hậu: Khí hậu nước Nga cực kỳ đa dạng, phần lớn là khí
hậu lục địa với chênh lệch nhiệt độ lớn giữa các vùng. Vùng rừng
taiga có mùa đông khắc nghiệt, có lúc rét nhất đến - 70 oC. Vùng
thảo nguyên và Trung Nga mùa đông rất rét, mùa hè khô, nóng.
Vùng Bắc cực quanh năm đóng băng. Kaliningrad có khí hậu ôn
hoà, còn vùng biển Đen và biển Caspi có khí hậu Địa Trung Hải.
Về lịch sử: Nhà nước Kiev Rus được hình thành và phát triển từ

và công tác lãnh sự, Sđd, tr.130.


412
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

thế kỷ IX-XII. Đó là thủy tổ của ba dân tộc Đông Slav: Nga, Ukrain
và Belarus. Thế kỷ XIII nơi đây bị đế quốc Nguyên Mông chiếm
đóng. Trong thế kỷ XIII-XV hình thành các dân tộc Nga, Ukrain,
Belarus. Thế kỷ XIV-XVI xung quanh Mátxcơva hình thành nhà
nước phong kiến tập quyền. Cùng với sự lớn mạnh của đế chế Nga,
lãnh thổ cũng được mở rộng đến Volga, Ural, Siberia. Giữa thế kỷ
XVII, Ucraina sáp nhập với Nga. Đầu thế kỷ XVIII, Nga vươn ra
vùng Baltic. Cuối thế
kỷ XIX, biên giới đế quốc Nga mở rộng xuống Trung Á, Caucasus
và miền Viễn Đông.
Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Nhà nước
Xôviết được thành lập và tháng 12-1922 Liên Xô ra đời với thành
phần ban đầu gồm bốn quốc gia, sau đó phát triển thành 15 nước
cộng hoà. Ngày 08-12-1991, Liên Xô tan rã và Cộng đồng các quốc
gia độc lập được thành lập. Nước Nga tuyên bố chủ quyền, còn các
nước cộng hoà khác tuyên bố độc lập. Thời kỳ đầu Tổng thống B.
Yeltsin, người đóng vai trò quyết định thành lập Cộng đồng các
quốc gia độc lập, nắm quyền chi phối đất nước. Nước Nga gặp vô
vàn khó khăn, khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội sâu sắc, vị thế
quốc tế giảm sút, đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn. Tháng 12-
1999, Tổng thống Yeltsin chuyển giao quyền lực cho Thủ tướng V.
Putin. Tháng 3-2000, Putin trúng cử Tổng thống Liên bang Nga và
tháng 3-2004 tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ hai. Với sự lãnh đạo
của Tổng thống Putin, nước Nga dần dần khắc phục được khủng
hoảng và bắt đầu hồi sinh, lấy lại vị thế quốc tế của mình. Đặc biệt,
những năm gần đây kinh tế tăng trưởng cao, GDP đạt gần 1.000 tỷ,
dự trữ ngoại tệ lớn, vị thế quốc tế tăng lên rõ rệt.
Dân số Nga khoảng 142.257.519 người, gồm gần 200 dân tộc,
413
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

trong đó người Nga chiếm 77,7%, Tatar 3,7%, Ucraina 1.4%,


Chuvash 1%, v.v..1.
Về tôn giáo: Nước Nga là nước đa tôn giáo, song tôn giáo chính
là đạo Chính thống.
Về thể chế chính trị: Liên bang Nga là nước cộng hoà liên bang.
Tổng thống do toàn dân bầu với nhiệm kỳ bốn năm. Tổng thống có
quyền bổ nhiệm Thủ tướng với sự phê chuẩn của Duma quốc gia
(Quốc hội). Quốc hội gồm hai viện: Hạ viện là Duma quốc gia gồm
450 ghế, Thượng viện (Hội đồng liên bang) với đại diện của 89 đơn
vị hành chính - lãnh thổ, các chủ thể của Liên bang Nga. Đó là 21
nước cộng hoà, 49 tỉnh, 6 vùng, 1 tỉnh tự trị, 10 khu tự trị và 2
thành phố trực thuộc trung ương. Mỗi chủ thể có hai thượng nghị sĩ.
Ngoài ra, Tổng thống V. Putin đã chỉ định bảy đại diện toàn quyền
của Tổng thống ở các khu vực, làm cầu nối giữa Tổng thống và các
địa phương. Hội đồng nhà nước do Tổng thống làm Chủ tịch gồm
tất cả đại diện của 89 chủ thể.
Về tính cách: Chính đặc điểm chính trị, địa lý, xã hội, dân tộc,
v.v. đã hình thành tính cách, đặc điểm Xôviết, tính cách Nga.
Người Nga cần cù lao động, có khả năng chịu đựng cao. Người
Nga rất trung thực, thẳng thắn, không thích quanh co, lòng vòng.
Người Nga cũng rất rộng lượng, chân thành. Tính cách khác của
người Nga là yêu, ghét rõ ràng. Người Nga sống cũng rất giản dị,
tính tình cởi mở, dễ mến, dễ gần.
Mặt khác, người Nga có tính tập thể cao, tôn trọng tập thể, nên
ít coi trọng hoạt động cá nhân. Và cũng quá chú trọng tính tập thể,
rất có tính kỷ luật, nhất nhất theo ý kiến cấp trên nên có phần thiếu
năng động và sáng tạo, thiếu tính chủ động, cứng nhắc, máy móc
1
. Theo https://www.cia.gov, cập nhật tháng 7-2017.
414
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

trong công việc.


Mặt hạn chế của người Nga là trong tiếp xúc, trao đổi có phần
thô kệch, thiếu tế nhị, cứng nhắc. Sở dĩ người Nga có tính cách
như vậy vì trong dòng máu của họ có dòng máu của người phương
Bắc, có gốc rễ của người Tatar1. Và với việc Liên Xô tan rã, sự thay
đổi của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nước Nga, tính cách Nga
cũng dần dần có những thay đổi nhất định. Tính tập thể giảm đi,
tính chủ động, sáng tạo tăng dần lên, v.v..

2.2.2. Đặc điểm chính trong phong cách đàm phán Nga

Liên Xô tồn tại hơn 70 năm, chính vì vậy đã hình thành phong
cách Xôviết trong đàm phán và phong cách Nga kế thừa phong cách
Xôviết trong điều kiện mới.
Các nhà ngoại giao Xôviết thường đàm phán rất thận trọng,
không mạo hiểm. Trong trường hợp phải lựa chọn phương án, họ sẽ
chọn phương án ít mạo hiểm nhất. Do quá sợ mạo hiểm, mặt khác,
do sự chỉ đạo rất chặt chẽ từ Trung tâm nên cũng hạn chế tính sáng
tạo của các nhà thương lượng Xôviết. Họ thường chỉ đáp lại các đề
nghị của đối tác, đối phương, ít chủ động đề xuất, kiến nghị hay
sáng kiến của mình.
Nói về đặc điểm ngoại giao Xôviết, V.Molotov, Chủ tịch Hội
đồng dân uỷ, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô (1939-1949, 1953-
1956) nhận xét: Ngoại giao của chúng ta được tập trung hoá cao độ.
Các vị đại sứ không được có và không thể có tính độc lập, không để
các vị đại sứ có sáng kiến. Cái đó không hay cho các vị đại sứ,
những người có học thức. Vai trò của các vị đại sứ của chúng ta bị
hạn chế một cách có ý thức... Trong các vị đại sứ có các nhà ngoại
1
. Xem L. Kuchma: Ucraina không phải là nước Nga, Nxb. Thời gian,
Mátxcơva, 2003, tr.92-93 (tiếng Nga).
415
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

giao trung thực, thận trọng. Các vị chỉ là những người thực hiện chỉ
thị. Trong điều kiện của chúng ta, ngoại giao tất yếu phải như vậy1.
Để khắc phục hạn chế này, trong Hội nghị ngoại giao họp ngày
12-7-2004 với sự có mặt của 150 vị đại sứ, đại biện Nga ở nước
ngoài, Tổng thống Nga V. Putin đã nhắc nhở những người đứng
đầu cơ quan đại diện ngoại giao phải hết sức năng động, sáng tạo,
nâng cao tính chủ động giải quyết công việc của mình, không báo
cáo xin ý kiến các vấn đề không cần thiết, tránh tình trạng đại sứ
quán chỉ là hộp thư2.
Theo nhận xét của các nhà ngoại giao phương Tây, các nhà đàm
phán Xôviết sợ nhân nhượng, vì nhân nhượng thể hiện sự yếu đuối,
yếu kém. Và nhân nhượng, thỏa hiệp là biện pháp bắt buộc tạm
thời. Chính vì vậy, họ thường áp dụng chiến thuật giành ưu thế
trong đàm phán.
Về thủ thuật đàm phán: Các nhà ngoại giao Xôviết thường rất
coi trọng dàn xếp về chương trình nghị sự, coi thỏa thuận chương
trình nghị sự cũng quan trọng như mục đích chung. Một trong các
thủ thuật nữa của các nhà thương lượng Xôviết là ngay từ đầu đã
tấn công bằng đòi giá cao, dội một số lượng đòi hỏi rất lớn cho đối
phương, đối tác. Trong quá trình đàm phán rút dần đòi hỏi, giảm
dần điều kiện. Giải thích hiện tượng này, một nhà nghiên cứu cho
rằng nó gắn liền với đặc điểm nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao
cấp. Phải xin, cho nên phải xin nhiều, người duyệt sẽ giảm đi là
vừa. Cái đó ảnh hưởng vào đàm phán quốc tế3.
Trong thương lượng, các nhà ngoại giao Xôviết, ngoại giao Nga
luôn tỏ ra cứng rắn, không tính đến khả năng trùng hợp lợi ích, hài
1
. Xem V.I. Popov: Ngoại giao hiện đại: Lý luận và thực tiễn, Sđd, tr. 89.
2
. Xem Báo Tin tức, ngày 14-7-2004 (tiếng Nga).
3
. Xem R.I. Mochsansev: Tâm lý đàm phán, Sđd, tr. 262 (tiếng Nga).
416
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

hoà lợi ích, chỉ thấy xung đột lợi ích. Chính vì vậy, họ ít quan tâm
đến việc tìm các giải pháp khả dĩ mà các bên có thể chấp nhận đ-
ược, hoặc kết hợp các phương án khác nhau, để tìm giải pháp đáp
ứng lợi ích các bên. Mặt khác, họ cũng ít quan tâm đến triển vọng
của vấn đề.
Về thành phần đoàn đàm phán: Đoàn đàm phán Xôviết thường
được tổ chức theo thang bậc rất chặt chẽ.
Trong quá trình đàm phán, các nhà thương lượng không có quyền
rộng rãi quyết định các vấn đề trên bàn đàm phán, mà phải thường
xuyên xin chỉ thị từ Trung tâm. Chính vì vậy đàm phàn hay bị trì
trệ. Mặt khác, trong thời gian hội đàm trên đất Liên Xô, nhất là
trong đàm phán về thương mại, luôn bị điện thoại di động, thư ký,
lái xe, bảo vệ can thiệp nên làm cho đàm phán đôi khi thiếu nghiêm
túc. Một số nhà đàm phán phương Tây còn đánh giá, trình độ một
số doanh nhân Nga về kỹ thuật cơ bản, ngoại ngữ chưa được cao,
hay đàm phán theo kiểu chụp giật1.
Về xúc cảm, theo suy nghĩ của các nhà ngoại giao Đức, nhà đàm
phán Liên Xô, Nga rất hay thay đổi thái độ. Từ chỗ rất hữu nghị,
thân thiện họ có thể chuyển ngay sang cách xưng hô rất trịnh trọng,
rất chính thức, lạnh nhạt, thiếu cả thiện cảm cá nhân.
Mặc dù có những hạn chế, nhược điểm, song chính các nhà
ngoại giao phương Tây đã phải thừa nhận trình độ cao của các nhà
đàm phán Xôviết, nhà ngoại giao Nga, nhất là những cán bộ của Bộ
Ngoại giao, Bộ Ngoại thương và cơ quan đại diện thương mại2. Một
vị đại sứ Anh cũng nhận xét: ở các nhà ngoại giao Liên Xô cũng có
cái cần học... Họ là những trí thức, được đào tạo tốt. Họ có thể có
những đóng góp rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề

1
, 2. Xem R. I. Mochsansev: Tâm lý đàm phán, Sđd, tr.263-264, 262.
417
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

chiến tranh và hoà bình thế giới3.

2.3. Phong cách đàm phán Trung Quốc

2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách
đàm phán

Trung Quốc là quốc gia rộng lớn nằm trên bờ Thái Bình Dương,
có diện tích 9,6 triệu km2, chỉ sau Nga và Canađa. Biên giới trên đất
liền dài 20.000 km, tiếp giáp với 15 quốc gia, biên giới trên biển
tiếp giáp với tám nước.
Về địa hình: chủ yếu là các dãy núi, đồng bằng và các sa mạc
ngăn cách nhau, tạo ra các vùng khí hậu, vùng văn hóa khác nhau.
Phần lớn khí hậu Trung Quốc là ôn hòa. Tuy nhiên do lãnh thổ quá
rộng lớn nên điều kiện khí hậu các vùng rất khác nhau. Miền Bắc
mùa đông kéo dài, miền Nam nóng ẩm, còn vùng Tây Tạng khô
lạnh quanh năm. Tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc khá
phong phú, đa dạng.
Về hành chính, Trung Quốc được chia làm 22 tỉnh,
4 thành phố trực thuộc Trung ương (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên
Tân và Trùng Khánh), 5 khu tự trị.
Về số dân, dân tộc: Trung Quốc là nước có số dân đông nhất
thế giới, hiện có hơn 1,3 tỷ người, trong đó người Hán chiếm
khoảng 91,6%, còn lại là 55 các dân tộc thiểu số như: Mông Cổ,
Tây Tạng, Choang, Mãn Châu...
Trung Quốc có lịch sử lâu đời, bắt đầu từ thời Ngũ đế thế kỷ
XXVI trước Công nguyên là chế độ nguyên thủy. Từ thời nhà
Thương, Trung Quốc gọi thế giới là thiên hạ, Trung Quốc ở giữa, là
tông chủ, chung quanh là các nước phiên thuộc, man rợ, gọi là chư
3
3. Xem V.I. Popov: Ngoại giao hiện đại: Lý luận và thực tiễn, Sđd, tr.92.
418
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

hầu. Các nước chư hầu phải phục tùng tông chủ về chính trị, quân
sự, kinh tế. Lúc đầu Trung Quốc có tới 1.700 nước. Với chính sách
bành trướng qua công cụ sách phong và triều cống, Trung Quốc đã
chinh phục các nước khác. Thời Chiến quốc chỉ còn bảy nước. Nhà
Tần thống nhất Trung Quốc, tiếp đến Hán, Tấn, Nam Bắc triều,
Đường, Tống, Minh, Nguyên, Thanh, Trung Hoa Dân quốc và cuối
cùng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ tháng 10-1949. Từ địa bàn
nhỏ ở vùng đất giữa sông Hoàng, dần dần, qua thời kỳ chiếm hữu
nô lệ, phong kiến Trung Quốc mỗi ngày sáp nhập thêm lãnh thổ
mới. Và thời nào Trung Quốc cũng là nước lớn về số dân và diện
tích, không nước châu Á nào sánh được.
Người Trung Quốc có những đức tính:
- Rất yêu nước;
- Liên hệ gia tộc chặt chẽ;
- Cần cù lao động, chịu đựng gian khổ;
- Mưu lược, sâu sắc, biết lo xa;
- Rất hài hước, song thâm thúy kiểu Trung Quốc;
- Tính quanh co;
- Phân biệt đẳng cấp;
- Thiếu sáng kiến;
- Tâm khẩu thường bất đồng;
- Bảo thủ;
- Hay ghen tỵ, ganh ghét nhau;
- Hay sợ mất mặt, sợ mang tiếng;
- Hay do dự.
Do đất nước Trung Quốc quá rộng lớn và có bề dày lịch sử nên
con người giữa các khu vực cũng khác nhau. Người Hoa Bắc
thường thật thà, thẳng thắn, không quen giấu tình cảm, chân thật,
cần cù lao động, nóng tính, thiếu bình tĩnh, hay bông đùa. Người
419
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

Hoa Nam tế nhị hơn, hào hoa phong nhã, mưu mô thủ đoạn, buôn
bán giỏi, tính toán giỏi, sâu sắc, biết nhìn xa. Sự khác nhau giữa
người Hoa Bắc và Hoa Nam thể hiện cả trong thơ, phú. Thơ phú
miền Bắc thì thẳng thắn và mạnh mẽ, nhưng ít duyên dáng. Thơ phú
miền Nam thiên về tả tình, tả cảnh. Đối với người nước ngoài thì
giao dịch với người Hoa Bắc dễ dàng hơn. Một đặc tính của người
Trung Quốc đối với người nước ngoài là hay nghi ngờ.
Như vậy, những yếu tố về đất nước, nhất là lịch sử, tính cách
con người đã ảnh hưởng rõ nét đến nền ngoại giao của Trung Quốc
nói chung và phong cách đàm phán nói riêng. Không thể có phong
cách đàm phán nước lớn, ngoại giao nước lớn nếu không có nước
Trung Quốc rộng lớn và đông dân nhất thế giới.
Trung Quốc là một trong ba cái nôi của nền văn minh nhân loại,
bên cạnh Ai Cập (3200 trước Công nguyên) và Ấn Độ (1500-1000
trước Công nguyên).
Về tôn giáo: Trung Quốc có bốn tôn giáo chính là Phật giáo,
Đạo giáo, Hồi giáo và Công giáo. Công giáo mới thâm nhập vào
Trung Quốc từ thế kỷ XIX và là tôn giáo thứ yếu. Không có tôn
giáo nào ăn sâu vào người dân Trung Quốc, mà đa số người Trung
Quốc pha trộn tín ngưỡng, tôn giáo. Với năm nghìn năm lịch sử,
văn hóa Trung Quốc nổi tiếng với những học thuyết triết học
Khổng - Mạnh, có nhiều học thuyết sâu sắc về ngoại giao, ảnh
hưởng lớn đến sự hình thành văn hóa, con người Trung Quốc và
nhất là phong cách ngoại giao, phong cách đàm phán.
Trước hết là Nho giáo. Nho là một danh từ chỉ những người có
học thức, biết lễ nghi, là hệ thống giáo lý của các nhà Nho nhằm tổ
chức xã hội có hiệu quả. Người được coi sáng lập Nho giáo là
Khổng Tử (551-478 trước Công nguyên), người nước Lỗ (nay là
tỉnh Sơn Đông), tên là Khưu, tự là Trọng Ni. “Ngũ kinh” và “Tứ
420
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

thư” là hai bộ sách cơ bản của Nho giáo. Cốt lõi tư tưởng ngoại
giao của Khổng Tử là: "Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ".
Ông cho rằng, quan hệ xã hội, quan hệ quốc gia phải xuất phát từ cá
tính, xuất phát từ tu dưỡng đạo đức cá nhân rồi từ đó mở rộng ra
quốc gia. Khổng Tử rất coi trọng tín nghĩa. Ông quan niệm quan hệ
giữa các quốc gia là sự mở rộng và vươn dài của quan hệ cá nhân,
do đó phải tuân theo nguyên tắc tín nghĩa giữa người với người.
Khổng Tử nói: "Dân không tin, chính quyền đổ". Chân thành là đạo
của trời, là chân lý nhà Nho tôn thờ. Suy rộng ra là tín nghĩa, chân
thành không chỉ trong quan hệ người với người mà còn có ý nghĩa
trong quan hệ đối ngoại. Tín nghĩa phải là cái gốc để lập thân và
cũng là cái gốc để lập nước. Theo đuổi hòa bình là tư tưởng ngoại
giao của Khổng Tử. Ông cho rằng, người yêu chuộng hoà bình là
đạt được cái đạo của thiên hạ, vì thế, Khổng Tử ghét chiến tranh và
bạo lực. Theo Khổng Tử, muốn đạt được "hoà" thì phải dựa vào
"lễ". Ông nói: làm vua phải nhân, làm bề tôi phải kính; làm con
phải hiếu, làm cha phải hiền từ; giao tiếp với người trong nước phải
tín. Những điều này chính là yêu cầu cụ thể của lễ, gốc cơ bản của
"lễ" là "nhân", giữ vững được "nhân", thiên hạ sẽ thái bình. Ngoài
ra, muốn "hoà" phải đề xướng "đạo Trung dung". Hành vi của quốc
gia không được lúc thiên bên này, lúc lệch bên kia, phải kiên trì đạo
đi giữa. Đề xướng "đạo Trung dung" tức là đề xướng giữa các nước
phải có sự nhân nhượng lẫn nhau, dùng thái độ khoan dung, nhường
nhịn, công bằng và hoà bình để giải quyết vấn đề, loại bỏ nguy cơ
chiến tranh. Ông còn đề xướng tư tưởng "cái gì mình không muốn
thì đừng làm với người khác". Suy rộng ra, ngoài quan hệ cá nhân,
đây còn là ý tưởng phản đối bá quyền và chính trị cường quyền.
Ông chủ trương người trong bốn biển đều là anh em.
Mạnh Tử (372-288 trước Công nguyên) được các nhà Nho đời
421
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

sau gọi là Á Thánh, đã kế thừa và phát triển tư tưởng ngoại giao của
Khổng Tử. Mạnh Tử đã có những luận thuật về các mối quan hệ lợi
ích. Theo đuổi lợi ích của người ta là không có giới hạn, nên những
cuộc tranh chấp giữa các cá nhân, quốc gia đã không ngừng xảy ra.
Mạnh Tử cho rằng, nguyên nhân rối loạn của thiên hạ là các nước
theo đuổi lợi ích hẹp hòi. Muốn giải quyết vấn đề này phải đề cao
"lý tưởng nhân nghĩa". Bắt đầu từ sự tu dưỡng cá nhân rồi mở rộng
đến từng quốc gia. Xuất phát từ niềm tin vào nhân nghĩa nên ông
chủ trương thi hành "vương đạo". Ông nói: người thi hành đạo đức
nhân nghĩa là vương; xưng vương không nhất thiết phải là nước
lớn, người đắc đạo được giúp đỡ nhiều; người mất đạo ít được giúp
đỡ. Có ít sự giúp đỡ, thân thích xa lánh; được giúp đỡ nhiều, thiên
hạ thuận theo. Kinh thư cũng viết: "Ai dựa vào đức sẽ hưng thịnh,
ai dựa vào sức sẽ diệt vong". Mạnh Tử rất trọng "vương đạo" và
căm ghét "bá đạo". Ông nói, hiện nay, trong thiên hạ không có
người chăn dân nào là ham giết người.
Nho giáo ảnh hưởng mạnh đến nhận thức của người Trung
Quốc, đặc biệt là quan điểm về quan hệ thiên tử, chư hầu, sách
phong, triều cống, nước nhỏ phục tùng nước lớn, vai trò gia đình,
quan hệ dòng họ... Tuy nhiên, Nho giáo nguyên thủy của Khổng -
Mạnh đúng như ông đã dự đoán là hoàn toàn thất bại. Nho giáo đầy
tính nhân văn của ông chỉ thích ứng với quy mô làng xã 1. Hán Nho
đã được thay thế để phục vụ vương quyền trong phạm vi quốc gia.
Thuyết về lợi ích và thực lực: Hàn Phi (280-233 trước Công
nguyên) thời Chiến quốc (475-221 trước Công nguyên), công tử
nước Hàn, có tài nhưng không được vua Hàn tin dùng, được cử
sang nước Tần làm thuyết khách cứu nước Hàn khỏi bị nước Tần
1
. Xem Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam,
Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 515.
422
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

tiêu diệt, song không được gặp vua để thi thố tài năng. Ông bị
quyền thần Lý Tư hãm hại mặc dù hai người từng là bạn học.
Những tác phẩm như Cô phấn, Thuyết nan làm cho ông trở thành
nhà "pháp trị" nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại. Hàn Phi cho rằng,
lợi ích là xuất phát điểm hoạt động của mọi người, dưới sự thúc đẩy
của lợi ích, người ta có thể làm bất cứ việc gì. Mọi quan hệ trong xã
hội loài người đều là quan hệ lợi ích, đấu tranh giữa các quốc gia
với nhau nói chung là do lợi ích khác nhau. Để giành được lợi ích
trong các cuộc tranh đoạt lợi ích, Hàn Phi cho rằng "lực" là quan
trọng nhất, "lực nhiều thì người ta triều phục, lực kém thì phải triều
phục người ta", không có được thực lực không thể sinh tồn, không
thể xưng "bá". Muốn tăng cường thực lực thì phải tăng cường pháp
trị, "không có nước nào cường thịnh mãi, không có nước nào yếu
đuối mãi; pháp trị tốt thì nước mạnh, pháp trị kém thì nước yếu.
Phải có quyền lực làm hậu thuẫn thì pháp trị mới có thể thực hiện
được". Hàn Phi cũng cho rằng, muốn thực hiện mục đích ngoại giao
và lợi ích quốc gia cũng cần phải có thực lực. Thời Hàn Phi, nước
Tần đã chiếm ưu thế tuyệt đối về thực lực. Vì vậy, không những
ông có thái độ phê phán đối với chủ trương nhân nghĩa lễ trị mà còn
phản đối mạnh mẽ thuyết hợp tung, liên hoành của Tô Tần và
Trương Nghi. Ông nhấn mạnh: người đời phần lớn không nói phép
nước mà nói nhiều về tung hoành. Người nào nói hợp tung thì bảo
hợp tung ắt xưng bá; còn người nào nói liên hoành thì bảo liên
hoành ắt xưng bá.
Văn Chủng và Phạm Lãi cũng là những người theo thuyết thực
lực. Các ông nắm quyền hành khi nước Việt (nước Việt ở Trung
Quốc) đứng trước nguy cơ bị nước Ngô tiêu diệt. Các ông đã đề
xuất nhiều lý luận và thủ đoạn ngoại giao rất quan trọng nhằm chấn
hưng nước Việt, đánh bại nước Ngô. Hai ông rất chú trọng đến việc
423
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

xây dựng thực lực quốc gia. Vấn đề này trước đó đã được Quản
Trọng đề xuất trong kế sách đưa nước Tề thành bá chủ. Họ cho
rằng, vận mệnh của quốc gia do thực lực quyết định và mọi hành
động của một nước phải căn cứ vào thực lực của mình. Khi thực lực
đất nước chưa đủ thì phải biết "nhẫn nhục", "đợi thời cơ". Họ chủ
trương che giấu ý đồ, lợi dụng và đào sâu mâu thuẫn trong hàng
ngũ địch để làm yếu kẻ thù, làm kẻ thù mất cảnh giác. Chiến lược,
sách lược ngoại giao của họ đều hướng vào mục tiêu duy nhất là
phục vụ lợi ích quốc gia, hoàn toàn không để ý đến vấn đề đạo đức,
nhân đạo.
Thuyết hợp tung và liên hoành: Lúc này "thế giới Trung Quốc"
thời Chiến quốc về cơ bản chỉ có bảy nước lớn: Tần, Hàn, Nguỵ,
Triệu, Yên, Tề, Sở, trong đó Tần là nước mạnh nhất, đang tìm cách
thôn tính sáu nước còn lại. Để chống lại Tần, Tô Tần đề ra thuyết
hợp tung. Tô Tần người Lạc Dương lúc đầu chủ trương thuyết liên
hoành nhưng Tần Huệ Vương không nghe, nên mới sang gặp vua
sáu nước còn lại để thuyết phục họ theo thuyết hợp tung của mình.
Hợp tung là hạt nhân của mọi chủ trương ngoại giao, dùng thủ đoạn
ngoại giao liên hiệp một số quốc gia, lực lượng tương đối yếu lại
dùng phương pháp ngoại giao để thay đổi so sánh lực lượng, bảo
tồn được thực lực.
Tô Tần nói với vua nước Yên: "nước Yên sở dĩ không bị Tần
xâm lấn là vì có nước Triệu che ở mặt nam vậy. Tần muốn đánh
Yên phải đi xa vài ngàn dặm, dẫu có lấy được thành nước Yên cũng
không thể nào giữ được... Vì thế, xin Đại vương kết thân và hợp
tung với nước Triệu, hợp thiên hạ làm một thì nước Yên chẳng lo
gì". Khi gặp vua Triệu, Tô Tần thuyết phục: "... Tần không dám
đem binh đánh Triệu vì sợ Hàn, Ngụy đánh ở sau lưng. Nếu Hàn,
Ngụy thần phục Tần thì Triệu thế nào cũng bị tai vạ... Vì vậy,
424
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

không gì bằng Đại vương hợp tung sáu nước để chống lại Tần. Sáu
nước hợp tung thân thiện với nhau, quân Tần chắc chắn không dám
ra khỏi cửa Hàm Cốc...”. Tô Tần còn chỉ cho sáu vị vua trên biết:
"đất của chư hầu rộng gấp năm lần nước Tần, quân của chư hầu ước
tính gấp 10 lần quân Tần, nếu sáu nước hợp làm một, chung sức
đánh thì nước Tần phải tan vỡ", nếu Tần đánh Sở thì Tề, Ngụy đều
đem quân tinh nhuệ ra giúp, quân Hàn cắt đứt đường vận lương của
quân Tần, quân Triệu vượt qua Hoàng Hà... Nếu Tần đánh Hàn,
Ngụy thì Sở đánh phía sau quân Tần, Tề mang quân tinh nhuệ đến
giúp, quân Triệu vượt sông Chương, quân Yên giữ ở Vân Chung...
Trong khi tuyên truyền cho thuyết hợp tung, Tô Tần còn ra sức bác
bỏ thuyết liên hoành, cho rằng người theo thuyết này chỉ muốn cắt
đất nước của chư hầu cho Tần, làm các nước chư hầu suy yếu dần.
Kết quả là sáu nước theo thuyết hợp tung. Tô Tần được cử làm
người đứng đầu quân đội, kiêm tể tướng sáu nước. Trong 15 năm
quân Tần không dám xâm phạm các nước chư hầu. Chỉ sau khi Tô
Tần chết, liên minh sáu nước mới tan vỡ dần.
Ngược với thuyết hợp tung là thuyết liên hoành. Trương Nghi
người nước Ngụy, thời Chiến quốc là người đề xướng và thực hiện
thuyết liên hoành. Mục tiêu chủ yếu của thuyết này là phá vỡ thuyết
hợp tung đang liên kết các nước chư hầu sau khi Tô Tần chết, giúp
nước Tần, cùng với việc thực hiện thuyết viễn giao cận công sau
đó, chiếm dần từng nước chư hầu để cuối cùng thống nhất thiên hạ.
Trương Nghi lần lượt đi các nước chư hầu để thuyết phục họ về cái
nguy của thuyết hợp tung, cái lợi của thuyết liên hoành. Ông nói
với vua Ngụy: "... Những kẻ hợp tung các nước làm anh em, giết
ngựa trắng ăn thề ở trên sông Hoàn Thuỷ để giữ vững cho nhau,
song anh em thân cùng một cha mẹ còn tranh nhau tiền tài, muốn
dùng lối lừa dối để lật nhau nên cái mưu của Tô Tần không thể
425
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

thành được. Nếu đại vương không chịu theo Tần, Tần sẽ mang quân
xuống đánh... lấy Dương Tấn thì quân Triệu không đi xuống phía
nam và Ngụy không lên phía bắc được. Ngụy không lên phía bắc
được thì con đường hợp tung đứt, con đường hợp tung đứt thì nước
của đại vương không thể nào không nguy. Tần dọa Hàn để đánh
Ngụy. Hàn bị Tần ép, Hàn với Tần làm một, nước Ngụy có thể
đứng trước nguy cơ mất nước vậy. Đối với đại vương không có kế
gì bằng thờ Tần. Thờ Tần thì không lo gì về Sở, Hàn nữa... Nếu đại
vương không nghe thần, Tần cho binh lính đi đánh miền đông, bấy
giờ dẫu muốn thờ Tần cũng không thể được. Vả lại, kẻ theo thuyết
hợp tung chỉ nói nhiều mà ít đáng tin”. Vua Di Vương nước Nguỵ
liền bỏ hợp tung rồi nhờ Trương Nghi xin hoà với nước Tần.
Trương Nghi thuyết phục vua Sở: "Đất nước Tần chiếm một
nửa thiên hạ, đánh bại được bốn nước, có hơn một triệu quân dũng
sĩ... vua sáng và nghiêm, tướng quân nhiều mưu trí lại vũ dũng...
Thiên hạ nước nào thần phục sau thì sẽ mất trước. Hơn nữa, theo kế
hợp tung không khác gì xua đàn dê để đánh mãnh hổ... Hàn thế nào
cũng phải thần phục Tần; Ngụy cũng phải cúi rạp theo gió. Tần
đánh phía tây của Sở, Hàn, Ngụy đánh phía bắc của Sở, xã tắc của
Sở làm sao khỏi nguy được. Những kẻ theo kế hợp tung, hợp các
nước yếu để đánh nước hết sức mạnh, không lượng kẻ địch mà
đánh liều, nước nghèo mà dấy binh luôn, đó là con đường nguy
vong đấy... Bọn theo kế hợp tung, dùng lý luận suông, dùng lời
trống rỗng... nói cái lợi mà không nói cái hại, nếu đột nhiên bị Tần
gây tai họa thì không kịp lo đến mình... Đợi nước yếu cứu, quên cái
vạ của Tần mạnh đó là cái điều thần lo cho đại vương đấy... Người
trong thiên hạ chủ trương hợp tung để các nước bảo vệ cho nhau
được bền vững là Tô Tần... Tề vương vừa dùng xe ngựa xé xác Tô
Tần ở chợ, anh chàng Tô Tần muốn dùng lối dối trá để kinh doanh
426
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

thiên hạ, thống nhất chư hầu, rõ ràng không thể thành công được".
Sở Hoài Vương nghe theo lời Trương Nghi, thân thiện với Tần.
Tiếp đó, Trương Nghi lần lượt đến thuyết phục vua Hàn, Yên,
Triệu, Tề, và các nước này đều nghe theo lời Trương Nghi, từ bỏ
thuyết hợp tung, "thân thiện" với Tần.
Viễn giao cận công, là học thuyết ngoại giao có từ thời nhà Tần
(221-207 trước Công nguyên). Theo Sử ký Phạm Thư sát trạch liệt
truyền, Phạm Thư người nước Nguỵ, gặp Tần Thiệu Vương dâng
kế "Viễn giao cận công", nghĩa là giao hảo với nước ở xa, tấn công
nước ở gần. Tấn công nước ở gần thì có lợi, tấn công nước ở xa có
hại vì bị cách trở địa lý. Vua Tần đã nghe theo lời khuyên của Phạm
Thư, cử ông làm tướng. Trước hết, Tần diệt nước Hàn (230 trước
Công nguyên), rồi nước Triệu (228 trước Công nguyên), nước
Nguỵ (225 trước Công nguyên), nước Sở (223 trước Công nguyên),
nước Yên, nước Đại (222 trước Công nguyên) và cuối cùng là nước
Tề (221 trước Công nguyên), thống nhất Trung Quốc. Đây là chiến
lược mang tính tiến công của nước lớn, nước mạnh.
Tổng thống Hàn Quốc Kim Te Chung đã đánh giá cao học
thuyết này và đã vận dụng nó khi đề ra chính sách "ngoại giao
phương Bắc", nghĩa là chủ trương phát triển quan hệ với Trung
Quốc, Liên Xô, Đông Âu để đối phó với Cộng hoà dân chủ nhân
dân Triều Tiên.
Châu Âu thế kỷ XIX cũng để lại dấu ấn "Viễn giao Cận Đông".
Hoàng đế nước Pháp Napoleon trước khi gây chiến với Áo, đã ký
hiệp ước đồng minh với Nga và khi chiếm được Áo, lại đưa 60 vạn
quân tấn công nước Nga (6-1812), 50 năm sau, Thủ tướng Đức
Bismak cùng thực hiện học thuyết này khi ký hoà ước với Áo, tấn
công Đan Mạch, sau thắng Đan Mạch (1864), lại trung lập với Nga,
Pháp, tấn công nước Áo (6-1866) và giành chiến thắng.
427
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

Trong lịch sử hiện đại, Hitler đã ký Hiệp ước không tấn công
Xô - Đức năm 1939, lợi dụng chính sách thoả hiệp của các nước
Tây Âu lần lượt chiếm Áo, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đan Mạch, Hà Lan,
Bỉ, Pháp và sau đó lại tấn công Anh, Liên Xô và bị thất bại.
Ba mươi sáu kế Binh pháp Tôn Tử cũng luôn được các nhà
ngoại giao Trung Quốc vận dụng nhuần nhuyễn trong đàm phán
ngoại giao, nhất là các thủ thuật như “Dương đông kích tây” (Đánh
lạc hướng đối phương), “Tọa sơn quan hổ đấu” (Ngồi trên núi nhìn
hổ đánh nhau), “Minh tri cố muội - Biết rõ mà làm như không biết”,
“Nhất tiễn hạ song điêu - 1 mũi tên hạ 2 con chim”, “Sấn hỏa đả
kiếp - Theo lửa mà hành động”, “Vô trung sinh hữu - Không có mà
thành có”, “Di thể giá họa - Dùng vật gì vu khống người khác”,
“Phản khách vi chủ - Đổi khách thành chủ”, “Quá kiều trừu bản -
Qua cầu rút ván”, “Phủ đế trừu tân - Bớt lửa đáy nồi”, “Sát kê hách
hầu - Giết gà dọa khỉ”...1.
Giữa văn hóa và ngoại giao có mối liên hệ biện chứng cực kỳ
chặt chẽ, văn hóa ngoại giao gồm ba yếu tố là văn hóa chính trị, văn
hóa tổ chức và văn hóa ứng xử. Văn hóa chính trị thể hiện ở tầm
nhận thức về tình hình, xu thế thế giới, dự báo thời cuộc và cơ hội,
thách thức cho đất nước mình; trình độ tiếp cận, phân tích mục tiêu,
ý đồ của đối tác, đối phương và hoạch định chính sách, đề xuất đối
sách. Văn hóa tổ chức bao gồm cách thức tổ chức bộ máy đối ngoại
và cơ chế hoạt động nhằm tạo được lực lượng tổng hợp lớn nhất
cho hoạt động đối ngoại của quốc gia. Văn hóa ứng xử thể hiện ở
phương pháp đàm phán, thuyết phục người đối thoại, nghệ thuật
diễn đạt, trước hết là nói, viết và nghệ thuật ngoại giao nói chung.
Văn hóa là linh hồn của một dân tộc, sức mạnh văn hóa được hun

1
. Tam thập lục kế - 36 kế Binh pháp Tôn Tử, http:www.google.com.
428
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

đúc từ cuộc sống, đan xen với các yếu tố chính trị, kinh tế và đời
sống xã hội. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã nhận
xét rất đúng khi ông viết: “Ngoại giao mang nội hàm văn hóa sâu
sắc. Hoạt động ngoại giao là sự giao lưu và cọ xát về các giá trị văn
hóa. Hoạt động ngoại giao là diễn đàn hoạt động văn hóa phục vụ
lợi ích dân tộc. Bởi lẽ đó, truyền thống lịch sử và bản sắc văn hóa
dân tộc là chỗ dựa và thế mạnh của ngoại giao. Đồng thời, văn hóa
cũng là động lực và mục tiêu của hoạt động ngoại giao”1.
Quan hệ giữa văn hóa và ngoại giao của Trung Quốc không là
ngoại lệ. Tất cả các đặc điểm của văn hóa Trung Hoa, nhất là các lý
thuyết chính trị, ngoại giao trên đã để lại dấu ấn sâu đậm trong
ngoại giao Trung Quốc nói chung và phong cách đàm phán nói
riêng.

2.3.2. Đặc điểm phong cách đàm phán Trung Quốc

Trong đàm phán người Trung Quốc thường phân biệt rõ các
giai đoạn đàm phán. Trong giai đoạn đầu của đàm phán, họ đặc biệt
chú ý đến bề ngoài thành viên đoàn đàm phán, ứng xử của họ và kết
hợp với các nguồn thông tin khác, xác định vị trí của từng người và
hướng trọng tâm vào các thành viên có vị trí cao, có vai trò quyết
định kể cả chính thức và không chính thức. Họ đặc biệt chú ý đến
những thành viên có thiện cảm với Trung Quốc. Qua những người
này họ sẽ tìm cách gây ảnh hưởng đến quan điểm của đối tác/đối
phương. Họ đánh giá cao tinh thần hữu nghị trong đàm phán, đánh
giá cao việc dàn xếp quan hệ không chính thức với những đối tác
thể hiện sự mến khách, chân thành, thân ái cá nhân. Quyết định cuối
cùng về các vấn đề thương lượng đối với người Trung Quốc như
1
. Nguyễn Dy Niên: Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2002, tr.322-323.
429
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

thông lệ là ở nhà, không phải là sau bàn thương lượng.


Đoàn đàm phán của Trung Quốc thường rất đông, bởi vì có rất
nhiều chuyên gia về các vấn đề, căn cứ vào chương trình nghị sự
của cuộc thương lượng.
Về đàm phán thương mại, với người Trung Quốc, bao giờ họ
cũng đưa vào giai đoạn kỹ thuật và thương mại. Theo người Trung
Quốc, trong giai đoạn kỹ thuật, thành công của thương lượng phụ
thuộc vào việc có thuyết phục được đối tác hay không về tính ưu
việt trong hợp tác với phía Trung Quốc. Do vậy, trong đoàn thương
lượng với Trung Quốc cần có những chuyên gia cao cấp có khả
năng giải quyết tại chỗ những vấn đề kỹ thuật phức tạp và cần cả
phiên dịch giỏi. Phải chuẩn bị đàm phán với Trung Quốc thật kỹ
càng, phải nắm chắc tình hình thị trường thế giới, về phân tích kinh
tế và các tư liệu...
Thông thường người Trung Quốc mở bài trước, phát biểu quan
điểm của mình trước và đưa ra kiến nghị đầu tiên. Và như thông lệ,
người Trung Quốc chỉ nhân nhượng ở phút chót. Không ít trường
hợp, nhân nhượng của phía Trung Quốc thường vào thời điểm khi
thương lượng sắp rơi vào bế tắc, không lối thoát. Thậm chí trong
những hoàn cảnh như vậy, các nhà đàm phán Trung Quốc bao giờ
cũng biết cách sử dụng các lỗi, sai lầm, thiếu sót của đối tác, đối
thủ.
Người Trung Quốc rất chú trọng thu thập thông tin. Họ không
thích những chuyện bất ngờ. Chính vì vậy nên thông báo cho họ cái
gì có thể thông báo được, càng chi tiết càng tốt. Điều đó được phía
Trung Quốc đánh giá cao.
Người Trung Quốc không thích nói “Không” một cách thẳng
thừng. Họ thích cách nói gián tiếp, ví dụ: “Thật là bất tiện”. Cũng
theo cách này bạn sẽ được trả lời “Vâng” cho mọi việc, nhưng
430
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

“Vâng” chỉ là nói suông, cần phải thận trọng xác minh lại rồi hãy
kết luận.
Một thủ thuật khác của người Trung Quốc là luôn tìm cách kéo
dài các cuộc thương lượng, làm đối phương mất kiên nhẫn. Họ hay
dùng thủ thuật “thẩm quyền” trong đàm phán. Họ thường nói không
có “thẩm quyền”, nhưng thật ra họ có “thẩm quyền”; họ nói có
“thẩm quyền” song thực là không có. Người Trung Quốc có lúc tỏ
ra là người có quyền lực cho đến khi xuất hiện vấn đề họ phải “xin
ý kiến cấp trên”. Cái thật, cái hư lẫn lộn, khó phân biệt. Cần phải tỏ
ra bình tĩnh, không được bực bội. Sự mất kiên nhẫn của đối tác rất
dễ bị lợi dụng và có khi phải nhượng bộ thêm.
Ở Trung Quốc, người ta thích đàm phán theo kiểu “trả giá”. Đa
số họ xem thương lượng là cuộc chơi được - thua, khác nhiều nước
châu Á theo kiểu cùng thắng. Họ thường bắt đầu đưa giá cao và
muốn có được nhượng bộ để lấy thế và tạo ấn tượng tốt với cấp trên
và đồng nghiệp.
Một thủ thuật khác mà nhà thương lượng Trung Quốc hay sử
dụng là “thời gian”. Trong đàm phán thương mại, họ hay hỏi thời
gian rời Trung Quốc. Họ thường đưa đề nghị và yêu cầu đối tác có
những quyết định vào ngày thương lượng cuối cùng. Với cách này
họ muốn ép đối tác nhượng bộ. Cách trả lời thích hợp là: tôi sẽ ở lại
đây đến xong công việc. Nếu đối tác quan tâm nhiều đến thời hạn,
họ sẽ dùng thủ thuật này. Họ hay tìm cách tận dụng điểm yếu của
đối phương để khai thác. Ngoài ra, họ hay dùng chiến thuật “trẻ mồ
côi”, nhấn mạnh Trung Quốc là nước đang phát triển, cần giúp đỡ
Trung Quốc. Họ thường dùng địa vị hay cấp bậc như một vũ khí lợi
hại trong thương lượng. Cán bộ cấp cao xuất hiện, đề nghị thay đổi
bản cam kết, thậm chí thay cả người đàm phán. Đó là thủ thuật
“giết gà dọa khỉ”. Trong đàm phán với Trung Quốc, cần nắm chắc
431
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

điểm yếu của mình đề phòng bị họ lợi dụng.


Người Trung Quốc không bao giờ quyết định mà không nghiên
cứu, tính toán thật kỹ càng, chu đáo mọi khía cạnh của vấn đề, kể cả
những hệ quả. Trong những vấn đề quan trọng, quyết định thông
qua tập thể, với nhiều thỏa thuận, nhất trí ở các cấp. Việc phê duyệt
của Trung tâm là bắt buộc. Họ đánh giá cao và coi trọng việc thi
hành các thỏa thuận đã ký kết.
Người Trung Quốc trong đàm phán hay sử dụng nhiều ngôn
ngữ không lời. Hiểu ngôn ngữ không lời này phần nào giúp ta nắm
bắt được ý nghĩ của họ. Người Trung Quốc cho rằng nhìn thẳng vào
mặt người khác là một hành động thô lỗ, là sự đe dọa. Do vậy, họ
thường tránh nhìn thẳng vào người đối thoại. Nếu không hiểu điều
này thì dễ bị cảm giác dường như đối tác Trung Quốc không lắng
nghe, không quan tâm, không tin người đối thoại. Thực ra họ nghe
rất chăm chú.
Một điều nữa cũng cần lưu ý khi tiếp xúc với người Trung
Quốc. Đối với họ, ôm hôn, vỗ vai, vỗ lưng là điều tối kỵ, nhất là
người khác giới. Người Trung Quốc ác cảm với cử chỉ quá khích.
Họ thường trầm lặng, ít bộc lộ qua lời nói của mình. Vì vậy cần
phải biết đọc cảm xúc của họ. Cảm xúc tích cực thể hiện bằng cách
mỉm cười, gật đầu, giơ ngón cái. Cảm giác không hài lòng thì rít
hơi qua kẽ răng (thể hiện thất vọng, không còn kiên nhẫn lắng
nghe), xua tay nhanh trước mặt hay không hề mỉm cười hoặc mỉm
cười gượng gạo, thường xuyên nhìn đồng hồ, đột nhiên ngưng hay
ít đặt câu hỏi, đáp lại yêu cầu bằng im lặng lạnh lùng... Trong tình
thế này cần giải lao, đừng tỏ ra bực bội hay giận dữ và hãy gác vấn
đề lại.
Cũng như nhiều dân tộc phương Đông, người Trung Quốc mở
đầu câu chuyện thường bằng việc uống trà và những câu chuyện
432
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

phiếm với nhiều đề tài thích hợp như thời tiết, về ấn tượng chuyến
đi... Nên nói chuyện tự nhiên tạo tình cảm.
Tặng quà cho người Trung Quốc nên tặng bút, bánh kẹo cao
cấp, rượu Whisky ngoại nhập, sôcôla và tốt nhất là quà sản vật địa
phương. Đối với người Trung Quốc, trị giá món quà không quan
trọng bằng cách tặng quà. Hình thức nên chú ý màu sắc và cách gói.
Không nên gói bằng giấy màu sẫm mà nên dùng giấy màu sáng (trừ
màu trắng là màu tang tóc), tốt nhất là giấy màu đỏ hay màu vàng.
Khi tặng quà phải khiêm tốn, chân thành và nói rõ mục đích, tỏ
thành ý mong duy trì quan hệ tốt đẹp. Thường họ hay từ chối nhiều
lần, cần nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Tuyệt đối không tặng đồng hồ,
dao, kéo, mũ có màu xanh lá cây, khăn tay, hoa màu trắng cho
người Trung Quốc vì họ cho rằng những món quà đó mang lại xui
xẻo. Riêng người Quảng Đông không tặng món quà liên quan đến
số 4 vì đồng âm với chữ “tử”.

2.4. Phong cách đàm phán Nhật Bản

2.4.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành phong cách
đàm phán

Nhật Bản là quốc đảo với hơn 6.800 hòn đảo lớn, nhỏ, diện tích
378.000 km2. Do là quốc đảo, cách biệt về địa lý nên trong lịch sử
hầu như không bị nước ngoài xâm chiếm, có điều kiện thuận lợi giữ
gìn bản sắc văn hóa. Nhật Bản là đất nước có điều kiện tự nhiên
khó khăn, thường xảy ra động đất, rất nghèo tài nguyên thiên nhiên,
đất nông nghiệp rất ít (19%), còn lại là núi, do đó người Nhật rất
cần cù, có ý chí.
Dân số Nhật Bản khoảng 127 triệu người (năm 2009), người
Nhật chiếm 99% dân số, dẫn đến tính cộng đồng rất cao. Nhật Bản
433
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

là đất nước đa tôn giáo. Bên cạnh tôn giáo chính là Thần đạo
(Shinto) còn có đạo Phật, đạo Hồi và Công giáo. Thần đạo là tín
ngưỡng đa thần, nên người Nhật khá bao dung với các tôn giáo
khác. Mặt khác, Thần đạo mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc cực
đoan vì vậy sau khi chủ nghĩa quân phiệt Nhật bị đánh bại, năm
1946, Nhật hoàng đã bác bỏ tính chất thần thánh của Thần đạo.
Người Nhật rất quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, song
họ cũng sẵn sàng tiếp thu văn hoá hiện đại và kết hợp khá thành
công. Một nét đặc sắc khác của người Nhật là tính tập thể. Họ luôn
gạt cái tôi sang một bên vì cái chung. Chính vì vậy, người Nhật ít
cãi nhau, ít làm mất lòng người khác và dễ thỏa hiệp, liên kết với
nhau vì cái chung. Người Nhật rất nhạy bén với cái mới, với sự thay
đổi, luôn luôn nghiên cứu, học hỏi, có tinh thần cầu tiến. Đó là nhân
tố quan trọng dẫn đến cách mạng Minh Trị. Họ luôn theo dõi, đánh
giá những tiến bộ trong các lĩnh vực để học tập, áp dụng. Họ làm
việc hết sức có tinh thần trách nhiệm, cần cù, nhẫn nại. Người Nhật
rất nhẹ nhàng, không muốn va chạm, đối đầu với người khác. Họ
sẵn sàng làm theo ý kiến của tập thể. Giữ gìn sự nhất trí, thể diện và
uy tín là vấn đề hết sức hệ trọng. Họ ghét chủ nghĩa cá nhân. Người
Nhật cũng rất khiêm nhường và tinh tế. Một nét đẹp khác của người
Nhật là rất yêu văn hóa, nghệ thuật, thiên nhiên và có óc thẩm mỹ
cao.
Cuối cùng, người Nhật luôn làm việc theo kế hoạch, chương
trình, mục tiêu đã đề ra, đã lựa chọn.

2.4.2. Nét chính trong phong cách đàm phán Nhật Bản

Người Nhật rất nghiêm túc đối với vấn đề đàm phán. Họ
nghiêm chỉnh thực hiện cái đã thỏa thuận như thời gian, địa điểm,
434
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

chương trình nghị sự. Để đàm phán, người Nhật chuẩn bị rất kỹ
lưỡng, tỉ mỉ và chu đáo. Họ thường chuẩn bị danh sách câu hỏi
nhằm làm rõ các khía cạnh của vấn đề và họ cũng đưa cho đối tác
các câu hỏi để cùng chuẩn bị.
Người Nhật rất chăm chú theo dõi, lắng nghe người đối thoại.
Họ thường gật đầu hoặc “Vâng”, song “Vâng” không có nghĩa là
đồng ý, mà chỉ là khẳng định tôi đang nghe. Trong thương lượng,
họ thường tránh từ “Không”, mà dùng từ ngữ tế nhị, mềm mỏng
hơn.
Im lặng trong phong cách của người Nhật cũng rất khác. Im
lặng thể hiện sự nghiêm túc, đang suy nghĩ, đang cân nhắc. Người
Nhật ít khi nói thẳng ý kiến, mà thường nói mập mờ, gián tiếp.
Trong đàm phán chính thức, người Nhật luôn tìm cách tránh
xung đột, tránh đối đầu, tránh vi phạm sự hài hòa đã đạt được. Một
đặc điểm khác trong đàm phán của người Nhật là họ rất nhạy cảm,
rất chú ý đến dư luận xã hội, vì liên quan đến thể diện. Phải biết giữ
thể diện, đó là văn hóa Nhật Bản. Trong đàm phán, người Nhật tôn
trọng sự bình đẳng, trước hết là cấp bậc người thương lượng.
Về kỹ thuật đàm phán, nhà thương lượng Nhật Bản thường bắt
đầu từ vấn đề không quan trọng trước, dễ tạo sự nhất trí, tạo thuận
lợi cho không khí thương lượng. Các vấn đề trọng tâm được bàn
sau. Mặt khác, qua vấn đề phụ có thể làm sáng tỏ vấn đề chính.
Người Nhật đánh giá cao đàm phán không chính thức, đàm phán ở
hành lang và cả thương lượng không công khai.
Về việc thông qua quyết định, người Nhật có cách thức riêng.
Trong thảo luận, xem xét và quyết định vấn đề thường có đông
người tham gia, và mất nhiều thời gian...
*
**
435
CHƯƠNG XI: ĐÀM PHÁN QUỐC TẾ

Tóm lại, trong đàm phán quốc tế, văn hoá dân tộc đã góp phần
hình thành nên những phong cách đàm phán khác nhau. Đàm phán
muốn thành công, cần có nhiều yếu tố, trước hết là thực lực. Sức
mạnh ngoại giao, sức mạnh trên bàn đàm phán phụ thuộc vào sức
mạnh quốc gia. Khi nói về quan hệ giữa ngoại giao và sức mạnh
quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng hình ảnh “Thực lực mạnh,
ngoại giao sẽ thắng lợi. Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái
tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn” 1. Thứ hai là nhân tố lợi ích. Do
vậy, ngoại giao cần giữ vai trò tích cực, chủ động, trong đó đàm
phán có tầm quan trọng không nhỏ. Một trong các yếu tố dẫn đến
thành công trên bàn thương lượng là hiểu đặc điểm văn hoá dân tộc
của đối phương, đối tác trong đàm phán.

1
. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.126.
436

Chương XII
VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

I. KHÁI NIỆM

Văn kiện ngoại giao là văn bản chính thức của quốc gia, trình
bày chính thức quan điểm, lập trường, thái độ của quốc gia đó về
các vấn đề, sự kiện quốc tế, chính sách đối ngoại của quốc gia, các
vấn đề lớn của quốc gia, v.v.. Văn kiện ngoại giao là kết quả đàm
phán song phương hoặc đa phương hoặc văn bản tự mình công bố
(đơn phương).
Văn kiện ngoại giao được soạn thảo công phu, được cân nhắc
hết sức thận trọng từng câu, từng chữ, là phương tiện tuyên truyền
đối ngoại.
Văn kiện ngoại giao khác công văn ngoại giao.

II. CÁC LOẠI VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

Có nhiều loại văn kiện ngoại giao: loại đơn phương đưa ra như
diễn văn, tuyên bố; loại do đàm phán ký kết như: hiệp ước, công
ước, định ước, hiệp định, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ,
công hàm trao đổi, nghị quyết, v.v..
437
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

1. Điều ước quốc tế

1.1. Nhận thức chung về điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là thỏa thuận giữa hai hay nhiều chủ thể luật
quốc tế, nhằm điều chỉnh quan hệ của họ với nhau bằng tạo quyền
hạn, trách nhiệm của nhau trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế,
thương mại, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, quân sự, v.v..
Điều ước quốc tế là nguồn của luật quốc tế và có các tên gọi khác
nhau. “Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ký kết hoặc gia nhập là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết hoặc
gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc
tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên
gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị
định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên
khác”1.
Các điều ước được ký kết giữa quốc gia với quốc gia, song cũng
có điều ước quốc tế được ký kết giữa quốc gia và các tổ chức quốc
tế liên chính phủ, hoặc giữa các tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác
của pháp luật quốc tế.
Thủ tục ký kết, gia nhập, thực hiện hoặc hủy bỏ điều ước quốc
tế do luật quốc tế quy định. Đó là Công ước Viên về quyền điều
ước quốc tế (1969), Công ước Viên về quyền kế thừa quốc gia
trong các quan hệ điều ước (1978). Mặt khác, các quốc gia trên cơ
sở các công ước trên, ban hành Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện
điều ước quốc tế.
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, tại

1
. Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, Sđd, tr.8.
438
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

kỳ họp thứ bảy ngày 14-6-2005 đã thông qua Luật Ký kết, gia nhập
và thực hiện điều ước quốc tế. Luật có hiệu lực từ ngày 01-01-2006.
Điều ước quốc tế là kết quả đàm phán, ký kết giữa các đại diện
quốc gia hoặc đại diện các chủ thể khác của luật quốc tế. Sự khác
nhau cơ bản giữa điều ước quốc tế và hợp đồng tư nhân là nghĩa vụ
quy định trong hợp đồng có thể do một tòa án áp đặt và có tính chất
cưỡng bức thực hiện được sự giám sát của công quyền 1. Ngược lại,
điều ước quốc tế, nhìn chung không có tài phán ra quyết định buộc
thi hành. Việc thi hành, thực hiện phụ thuộc vào thiện chí các bên
ký kết. Tuy nhiên, nhiều điều ước cũng nêu các biện pháp thực
hiện, chủ yếu là trách nhiệm của các bên ký kết.

1.2. Danh nghĩa ký kết, gia nhập điều ước quốc tế

Ở Việt Nam có hai loại điều ước quốc tế hoặc là nhân danh
Nhà nước hoặc là nhân danh Chính phủ.
Các điều ước được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước
trong các trường hợp sau:
- Điều ước do Chủ tịch nước trực tiếp ký;
- Điều ước quốc tế về hòa bình, an ninh, biên giới, lãnh thổ, chủ
quyền quốc gia;
- Điều ước quốc tế về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,
về tương trợ tư pháp;
- Điều ước quốc tế về tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức quốc
tế khu vực quan trọng;
- Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước theo thỏa
thuận với bên nước ngoài.

1
. Học viện Quan hệ quốc tế: Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp
vụ ngoại giao, Sđd, t.2, tr.128.
439
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

Các điều ước quốc tế được ký kết, gia nhập nhân danh Chính
phủ trong các trường hợp sau:
- Để thực hiện điều ước đã được ký kết, gia nhập nhân danh
Nhà nước;
- Điều ước quốc tế về các lĩnh vực, trừ các trường hợp đã quy
định ở trên;
- Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Chính phủ theo thỏa
thuận với bên nước ngoài.

1.3. Phân loại điều ước quốc tế

Các điều ước quốc tế có tên gọi khác nhau tùy thuộc vào nội
dung, đối tượng và tính chất của điều ước. Điều ước quốc tế có thể
là song phương, cũng có thể là đa phương.

1.3.1. Hiệp ước

Hiệp ước là văn kiện ngoại giao rất quan trọng. Hiệp ước có thể
là song phương, cũng có thể là đa phương. Hiệp ước có thể mở (để
ngỏ cho các bên khác tham gia), cũng có thể đóng (chỉ cho bên
khác tham gia khi các bên ký kết đồng ý). Trong quan hệ quốc tế
hiện nay, hiệp ước là các điều ước quốc tế quan trọng nêu những
vấn đề nguyên tắc quan hệ, vấn đề chính trị lớn, biên giới lãnh thổ.
Ví dụ: Việt Nam và Liên Xô đã ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác
ngày 03-11-1978. Khi Liên Xô tan rã, giữa Việt Nam và Liên bang
Nga ký văn bản mới ngày 16-6-1994. Việt Nam và Trung Quốc ký
Hiệp ước về biên giới trên bộ ngày
30-12-1999. Để bổ sung, bảo lưu, nói rõ thêm hiệp ước, người ta ký
kết nghị định thư đặc biệt.
Cấu trúc của hiệp ước gồm lời nói đầu (người tham dự, nguyên
cớ, mục đích, nguyên tắc), sau đó là các điểm cụ thể. Trang kết nêu
440
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

thời hạn, trật tự gia hạn hoặc chấm dứt hiệp ước.
Hiệp ước bao giờ cũng phải được phê chuẩn.

1.3.2. Minh ước

Những hiệp ước có ý nghĩa chính trị lớn được gọi là minh ước.
Minh ước có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Pactum” (thỏa thuận).
Minh ước thường điều chỉnh các vấn đề về an ninh tập thể, giúp đỡ
lẫn nhau và hợp tác không tấn công lẫn nhau. Trong minh ước
thường nêu các nguyên tắc chỉ đạo, nền tảng định hướng cho hợp
tác cụ thể trên các lĩnh vực quan hệ. Ví dụ: Minh ước Briand -
Kellogg (1928); Minh ước tay ba (1940) ký kết giữa ba nước phát
xít Đức, Italia, Nhật Bản, buộc các bên phải ủng hộ lẫn nhau bằng
mọi phương tiện từ quân sự, chính trị, kinh tế trong cuộc chiến
giành thuộc địa, trong trường hợp một bên bị nước không tham gia
cuộc chiến ở châu Âu và xung đột Trung - Nhật tấn công. Minh ước
tay ba chính thức nêu khái niệm “Trật tự mới”, mà thực chất chỉ là
sự phân chia thế giới giữa những kẻ xâm lược. Cuối năm 1940 đầu
1941, Hunggari, Rumani, Xlôvakia, Bungari, Phần Lan, Tây Ban
Nha và vài quốc gia khác tham gia minh ước. Minh ước quốc tế về
quyền con người năm 1966 (quyền kinh tế, xã hội, văn hóa) và
minh ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị thông qua tại Đại hội
đồng Liên hợp quốc ngày 16-12-1966, có hiệu lực từ năm 1976, có
hàng trăm quốc gia ký kết, gia nhập.

1.3.3. Hiệp định

Hiệp định là các văn kiện điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia
trong các lĩnh vực cụ thể như: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa,
giáo dục, khoa học - kỹ thuật, v.v., là điều ước quốc tế thông dụng
nhất, phổ biến nhất. Hiệp định có thể song phương hoặc đa phương,
441
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

có thể phê chuẩn hoặc không cần phê chuẩn, tùy thuộc vào thỏa
thuận. Ví dụ: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ ký tháng 7-2000,
Hiệp định công nhận bằng cấp học hàm, học vị tương đương ký
giữa Việt Nam và Ucraina (tháng 11-2004), v.v.. Hiệp định thương
mại Việt - Mỹ phải do quốc hội hai nước phê chuẩn.

1.3.4. Công ước

Theo tiếng Latinh là “Conventio”, là văn kiện điều chỉnh quan


hệ giữa các quốc gia về một lĩnh vực nhất định, thường là điều ước
do nhiều quốc gia ký kết, xác định những ghi nhận chung, cơ bản.
Ví dụ: Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1815), (1961); Công
ước Viên về quan hệ lãnh sự (1963); Công ước về Luật Biển
(1982); Công ước về chế độ pháp lý không gian (1944); Công ước
về quyền chính trị của phụ nữ (1951), v.v..

1.3.5. Nghị định thư

Nghị định thư là một văn kiện ngoại giao ghi nhận những quyết
định được thông qua, những kết quả đạt được trong hội nghị quốc tế
hoặc hoạt động ngoại giao khác.
Mặt khác, như trên đã nêu: nghị định thư bổ sung cho hiệp ước (bảo
lưu, nói rõ thêm, v.v.). Ví dụ: Nghị định thư về hợp tác giữa hai bộ
ngoại giao Việt Nam và Ucraina (1-3-2002).

1.3.6. Định ước

Định ước là văn kiện ngoại giao đa phương, được thỏa thuận và
ký kết qua hội nghị quốc tế. Có nhiều kiểu định ước. Định ước là
một phần của thỏa thuận giữa các bên ký kết. Ví dụ: Định ước hội
nghị quốc tế về Việt Nam được 12 nước ký kết tại Paris ngày 02-3-
1973 nhằm xác nhận và thực hiện đảm bảo quốc tế với Hiệp định
442
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam ký
ngày 27-01-1973 gồm Việt Nam, Hoa Kỳ, Chính phủ lâm thời cách
mạng Cộng hòa miền Nam Việt Nam và chính quyền Sài Gòn. Định
ước gồm lời nói đầu và 9 điều. Ngoài ra, có định ước chung như:
Định ước chung về giải quyết hòa bình xung đột ngày 26-9-1926
của Hội quốc liên và Định ước chung về giải quyết xung đột có sửa
đổi, bổ sung của Liên hợp quốc ngày 28-4-1949.
Định ước cuối cùng, thường là tóm tắt tiến trình của hội nghị
quốc tế. Định ước cuối cùng là biên bản của hội nghị và không
mang tính ràng buộc với các bên ký kết. Ví dụ: Định ước cuối cùng
của Hội nghị Helsinki về an ninh và hợp tác châu Âu tháng 7-1975.
Trong một số trường hợp, định ước cuối cùng có thể có hiệp ước
hay hiệp định, nghị quyết liên quan đến hiệp ước, hiệp định đó.
Trong trường hợp như vậy định ước cuối cùng phải ký kết, phê
chuẩn. Ví dụ: Định ước cuối cùng về Hội nghị luật biển lần thứ ba,
bao gồm cả nghị quyết 1, 2.

1.3.7. Công hàm trao đổi


Trong thực tiễn quốc tế, có những thỏa thuận ít quan trọng,
không phức tạp có thể được áp dụng dưới dạng trao đổi công hàm
giữa các bên. Cụ thể các đại diện gửi cho bên hữu quan công hàm,
trình bày các kiến nghị hợp tác, hoặc thỏa thuận dưới dạng điều
khoản như hiệp định và kết thúc bằng câu: “Nếu những điều khoản
trên được chấp thuận, chúng tôi xin đề nghị phía Ngài gửi thư
khẳng định. Công hàm trao đổi giữa các bên là hiệp định giữa hai
Chính phủ và có hiệu lực kể từ ngày...”.
Công hàm trả lời: “Trong công hàm đề ngày... Ngài đã thông
báo cho chúng tôi biết những điều khoản sau đây... (sao lại toàn bộ
nội dung công hàm). Tôi xin vinh dự khẳng định với Ngài rằng,
443
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

Chính phủ... hoàn toàn chấp nhận những đề nghị trên” 1. Có thể
dùng công hàm ngôi thứ ba thay cho công hàm cá nhân.

1.3.8. Tuyên bố chung

Tuyên bố chung là văn kiện ngoại giao quan trọng, ghi nhận kết
quả chuyến thăm hoặc đàm phán giữa đại diện quốc gia, thông
thường nêu những nguyên tắc chỉ đạo, các phương hướng chính
trong phát triển quan hệ giữa hai nước, bày tỏ quan điểm của các
bên về các vấn đề quốc tế, vấn đề khu vực cùng quan tâm. Tuyên
bố chung bao giờ cũng có chữ ký của đại diện, thường là đại diện
cấp cao hai bên, còn văn phong thì rất chặt chẽ. Tuyên bố chung là
một điều ước quốc tế. Ví dụ Tuyên bố chung Việt - Nga ngày 20-
11-2006 (kết quả chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng
thống Liên bang Nga V. Putin); Tuyên bố chung giữa Chủ tịch
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Minh Triết và
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Choummaly Sayasone ngày 18-01-2007 (kết quả chuyến thăm hữu
nghị chính thức Lào của Chủ tịch nước Việt Nam). Có những tuyên
bố chung có tên gọi cụ thể như: Tuyên bố về khuôn khổ hợp tác
toàn diện Việt Nam - Ấn Độ bước vào thế kỷ XXI, ký kết trong dịp
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh thăm chính
thức Ấn Độ (tháng 5-2003); Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản
hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở
châu Á, ký kết trong dịp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính
thức Nhật Bản (tháng 10-2006)...

1.3.9. Bản ghi nhớ

1
. Học viện Quan hệ quốc tế: Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp
vụ ngoại giao, Sđd, t.2, tr.134.
444
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

Về Bản ghi nhớ đã trình bày trong chương IV về thư tín ngoại
giao. Tuy nhiên, trong thực tiễn ngoại giao có Bản ghi nhớ -
Memorandum of understanding. Đó là một thỏa thuận hợp tác,
được ký kết giữa các bên. Ví dụ ngày 23-01-2005, trong cuộc đàm
phán ba bên Việt Nam, Campuchia và UNHCR tại Hà Nội về người
thiểu số Tây Nguyên, ba bên đã ký Bản ghi nhớ. Một ví dụ khác là
trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Mông Cổ
N. Bagabandi (từ ngày 19 đến 23-01-2005), giữa Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam và Ngân hàng Gôloto Mông Cổ đã ký Bản ghi
nhớ về hợp tác kinh doanh.

1.4. Ký kết điều ước quốc tế

Ký kết điều ước quốc tế là những hành vi pháp lý do người


hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bao gồm: đàm
phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế hoặc trao đổi văn
kiện tạo thành điều ước quốc tế.
Tất cả các chủ thể của luật quốc tế có quyền đàm phán, ký kết
điều ước quốc tế. Đó là các quốc gia có chủ quyền, các tổ chức
quốc tế liên chính phủ hay các tổ chức khác.
Ký là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người được
ủy quyền thực hiện.
Ký tắt là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền hoặc người
được uỷ quyền thực hiện để xác nhận văn bản điều ước quốc tế mà
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dự định ký là văn bản cuối
cùng đã được thoả thuận.
Phê chuẩn là hành vi pháp lý do Quốc hội hoặc Chủ tịch nước
thực hiện để chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối
với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
445
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

Phê duyệt là hành vi pháp lý do Chính phủ thực hiện để chấp


nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đã ký đối với nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bảo lưu điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là tuyên bố của Việt Nam khi ký, phê chuẩn, phê duyệt
hoặc gia nhập nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp
lý của một hoặc một số quy định trong điều ước quốc tế khi áp
dụng đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Văn kiện ngoại giao không ký kết


Có những văn kiện ngoại giao khá quan trọng, song không ký
kết. Các văn bản được đàm phán nhất trí thông qua.

2.1. Tuyên bố
Tuyên bố hay tuyên ngôn là văn kiện ngoại giao rất long trọng,
do hai hay nhiều bên trao đổi, thỏa thuận và đưa ra, để bày tỏ thái
độ, quan điểm, nhận thức về các vấn đề đã trao đổi, bàn bạc. Nội
dung tuyên bố có tính ràng buộc các bên. Tuyên ngôn, tuyên bố
thường được thông qua bằng hình thức thỏa thuận, nhất trí hoặc
bằng cách bỏ phiếu mà không ký kết. Có nhiều loại tuyên bố như:
tuyên bố của các hội nghị. Ví dụ: Tuyên bố của Chủ tịch các hội
nghị cấp cao ASEM 1-6, Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Diễn đàn
khu vực ASEAN (ARF), Tuyên bố Hà Nội về quan hệ kinh tế chặt
chẽ hơn trong ASEM (tháng 10-2004), Tuyên bố về đối thoại giữa
các nền văn hóa, văn minh (ngày 9-10-2004), Tuyên bố của những
người lãnh đạo APEC 14 tại Hà Nội (ngày 18-11-2006)...
Ngoài tuyên bố có tuyên ngôn. Tuyên ngôn là loại văn kiện
ngoại giao rất long trọng do các bên đưa ra, xác định những nguyên
tắc, quan điểm về những vấn đề lớn có tính chất toàn cầu. Ví dụ:
446
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hợp quốc thông qua ngày 10-12-
1948 công nhận các quyền cơ bản của con người.

2.2. Thông cáo chung hay thông cáo báo chí chung

Thông cáo chung hay thông cáo báo chí chung cũng là văn kiện
ngoại giao quan trọng, ghi nhận kết quả chuyến thăm, hội đàm,
hoặc đàm phán giữa hai hay nhiều đại diện ngoại giao về các vấn đề
cùng quan tâm, được công bố cho báo chí, dư luận. Có thông cáo
chung, thông cáo báo chí chung, thông báo về hội nghị. Ví dụ:
Thông cáo chung Việt Nam - Mông Cổ ngày 27-5-2004 (kết quả
chuyến thăm chính thức Mông Cổ của Thủ tướng Việt Nam Phan
Văn Khải), Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Bănglađét ngày
25-3-2004 (kết quả chuyến thăm chính thức Bănglađét của Chủ tịch
nước Việt Nam Trần Đức Lương).
Thông cáo thường đề cập thời gian, địa điểm, thành phần tham
dự, không khí hội đàm, đàm phán, kết quả chuyến thăm hoặc đàm
phán (về quan hệ song phương, đa phương) và thái độ đối với các
vấn đề quốc tế và khu vực mà các bên cùng quan tâm, thường nêu
những kết quả tích cực, không nêu những bất đồng. Thông cáo còn
nhấn mạnh ý nghĩa chuyến thăm, hội đàm đối với việc phát triển
quan hệ và đối với hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Trong thông cáo thường mời thăm đáp lễ.
Thông cáo là kết quả trao đổi, thỏa thuận, nhất trí nhưng không
ký kết.

2.3. Nghị quyết

Nghị quyết là văn bản ghi nhận những kết quả đạt được tại hội
nghị quốc tế, của cuộc đàm phán về một vấn đề nào đó. Các nghị
quyết được thảo luận, sau đó mới được thông qua. Việc thông qua
447
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

như thế nào, nhất trí hay bỏ phiếu là do quy định cụ thể của các tổ
chức quốc tế, là sự thỏa thuận của các bên. Vào thế kỷ XIX hầu như
tất cả các quyết định, nghị quyết ở các cuộc đàm phán đa phương
được thông qua bằng phương pháp nhất trí. Cách thức thông qua
nghị quyết đó hiện nay cũng rất phổ biến, đặc biệt tại các cuộc
thương lượng về các vấn đề an ninh, giải trừ quân bị, hạn chế vũ khí
chiến lược. Đó cũng là cách thức thông qua quyết định của các tổ
chức, diễn đàn quốc tế, khu vực như ASEM, ASEAN, v.v..
Cũng có tổ chức quốc tế về một số loại vấn đề, nghị quyết được
thông qua với đa số 2/3. Ví dụ: tại Đại hội đồng Liên hợp quốc,
những vấn đề quan trọng được thông qua bằng bỏ phiếu với 2/3
người tham dự đồng ý. Trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, các
nghị quyết thông qua khi có ít nhất 9 trong số 15 thành viên tán
thành. Tuy nhiên, những vấn đề thủ tục phải theo nguyên tắc nhất
trí. Hiện nay, nhiều tổ chức quốc tế thông qua nghị quyết bằng đa
số thường (50+1). Theo Từ điển Ngoại giao Liên Xô thì các vấn đề
có tính chất khuyến nghị thông qua bằng đa số thường, còn các vấn
đề mang tính chất bắt buộc, thông qua bằng phương pháp nhất trí1.

2.4. Chương trình hành động

Chương trình hành động là văn kiện ghi nhận kết quả hội nghị,
được các bên tham gia thảo luận, nhất trí tán thành. Đó là những
biện pháp, giải pháp cụ thể thực hiện những phương hướng lớn,
định hướng lớn đã được thỏa thuận và thông qua trước đó. Ví dụ:
tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ sáu tại Hà Nội, đã thông qua
Chương trình hành động Hà Nội, gồm hơn 100 biện pháp tăng
cường quan hệ mọi mặt giữa các nước ASEAN, đặc biệt về kinh tế,

1
. Xem Từ điển Ngoại giao Liên Xô, Sđd, t.2, tr.418-420.
448
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

văn hóa, khoa học công nghệ nhằm góp phần từng bước thực hiện
Tầm nhìn ASEAN 2020. Chương trình hành động cũng được thông
qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp,
tại Hà Nội tháng 11-1997.

3. Văn kiện ngoại giao đơn phương

Đó là các văn kiện được các chủ thể quan hệ quốc tế tự đưa ra,
trình bày những quan điểm, lập trường, thái độ của mình về các vấn
đề quốc tế và khu vực, các sự kiện quốc tế. Nội dung, thời điểm
công bố các văn bản được tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng. Ai là người
phát ngôn cũng cần phải tính toán rất chu đáo.

3.1. Tuyên bố đơn phương

Đây là văn kiện ngoại giao mà quốc gia hay tổ chức quốc tế
muốn bày tỏ quan điểm, thái độ, lập trường về các vấn đề quốc tế
và khu vực, vấn đề của mình cho dư luận quốc tế, dư luận trong
nước. Tùy theo tầm quan trọng của vấn đề mà tuyên bố có thể là
của chính phủ, hay tuyên bố của bộ ngoại giao. Ví dụ: Khi Mỹ và
liên quân tấn công Irắc ngày 20-3-2003, Chính phủ Việt Nam đã ra
tuyên bố.
Nội dung tuyên bố thường bao gồm:
- Trình bày vắn tắt sự kiện;
- Bày tỏ lập trường, thái độ;
- Phủ nhận thái độ đối phương (nếu có);
- Nêu các giải pháp;
- Kêu gọi ủng hộ.

3.2. Sách trắng

Đây là một loại văn kiện ngoại giao quan trọng, thông qua việc
449
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

tập hợp các tài liệu, số liệu khác nhau trong nước, ngoài nước, v.v.
để trình bày quan điểm, lập trường thái độ của quốc gia đối với một
vấn đề, sự kiện nào đó. Ví dụ: Sách trắng “Sự thật về Liên bang
Đông Dương” do Bộ Ngoại giao Việt Nam xuất bản năm 1980,
sách trắng về quốc phòng Việt Nam năm 2005, sách trắng về quốc
phòng Hàn Quốc công bố ngày 04-02-2005, sách trắng về quốc
phòng Trung Quốc năm 2006, sách trắng ngoại giao Trung Quốc
(tháng 9-2007)...
Sự kiện được đề cập phải đáp ứng các tiêu chí: nguồn thông tin,
nội dung đề cập, thời gian diễn ra, không gian, nguyên nhân, quá
trình diễn biến, v.v..

3.3. Diễn văn, phát biểu

Là những phát biểu quan trọng được các nhà lãnh đạo quốc gia
hoặc do các trưởng đoàn trình bày tại hội nghị quốc tế hoặc trong
hoạt động ngoại giao nào đó. Có nhiều loại diễn văn: diễn văn khai
mạc, diễn văn bế mạc, tham luận. Ví dụ: tại phiên khai mạc Hội
nghị cấp cao Á - Âu lần thứ V tại Hà Nội ngày 08-10-2004, Chủ
tịch nước Trần Đức Lương đã đọc diễn văn khai mạc, còn Thủ
tướng Phan Văn Khải đã trình bày diễn văn bế mạc. Tại phiên khai
mạc Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14, tại Hà Nội (từ ngày 18 đến
19-11-2007), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đọc diễn văn
khai mạc và bế mạc hội nghị. Các vị trưởng đoàn đọc tham luận.
Nội dung cơ bản của một bài diễn văn (khai mạc) gồm: chào mừng
đại biểu, nêu chủ đề hội nghị, phân tích ý nghĩa hội nghị, nội dung
cơ bản của hội nghị, cảm ơn các vị khách, chúc hội nghị thành
công.
450
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

III. SOẠN THẢO VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

Soạn thảo văn kiện là một trong những công việc khó nhất của
nhà ngoại giao vì nó “biểu hiện tập trung cao độ quan điểm chính
trị, năng lực chuyên môn, trình độ hiểu biết mọi mặt của người cán
bộ”1. Có nhiều loại văn kiện ngoại giao như đã trình bày và mỗi loại
có yêu cầu riêng. Tuy nhiên, trong khuôn khổ cuốn sách chỉ nêu
khái quát yêu cầu chung khi soạn thảo văn kiện ngoại giao.
- Nắm vững mục đích, yêu cầu. Điều đầu tiên là xác định loại
hình văn kiện: công hàm, tuyên bố chính phủ hay bộ ngoại giao,
tuyên bố báo chí, công hàm cá nhân, v.v.; đồng thời phải xác định
chủ đề, đối tượng và cách viết. Sau khi quyết định loại hình văn
kiện, cần xác định yêu cầu viết cái gì và viết đến đâu, cần phải căn
cứ tình hình chung, tình hình cụ thể và yêu cầu đặt ra, nêu toàn bộ
vấn đề hay một điểm, một vài điểm hoặc chỉ nêu phương hướng,
biện pháp.
Tiếp theo, cần xác định viết cho ai. Ai cũng biết viết văn kiện là
nhằm vào người nhận văn kiện. Ngoài ra, từ khi có chế độ đại nghị,
chính phủ phải báo cáo quốc hội, nhiều văn kiện ngoại giao phải
được phê chuẩn, được thông tin rộng rãi. Như vậy, văn kiện không
chỉ nhằm vào người nhận mà còn cả dư luận rộng rãi. Văn kiện gửi
cho đối thủ, nếu quan hệ bình thường thì xưng hô lịch sự bình
thường; nếu quan hệ căng thẳng, cách xưng hô có thể thay đổi. Đó
là vấn đề sách lược, là nghệ thuật.
Cuối cùng, cần xác định viết thế nào. Bố cục, giọng văn, từ ngữ
phải thế nào. Giọng điệu phải tùy hoàn cảnh, điều kiện cụ thể và
đương nhiên là tùy đối tượng nhận văn kiện. Về từ ngữ, đòi hỏi
1
. Học viện Quan hệ quốc tế: Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp
vụ ngoại giao, Sđd, tr.144.
451
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

phải chính xác, làm sao nêu đúng sự việc, tính chất vấn đề, nguyên
nhân vấn đề... Từ ngữ liên quan rất chặt chẽ đến nội dung viết.
- Quán triệt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đây là
yêu cầu đầu tiên khi viết văn kiện ngoại giao. Văn kiện ngoại giao
phải thể hiện đúng đường lối đối ngoại của quốc gia hay đường lối
đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Trong văn kiện ngoại giao có thể
có sơ suất câu chữ hay thiếu sót về nội dung, bố cục, v.v.. Những
lỗi đó có thể tha thứ được, song sai về quan điểm, lập trường, sai về
đường lối đối ngoại của quốc gia thì không thể chấp nhận được.
- Soạn thảo nội dung văn kiện. Trên cơ sở nắm vững đường lối
đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nắm chắc vấn đề cần viết, phải
xác định nội dung văn kiện cần soạn thảo. Nếu là văn kiện đơn
phương, việc soạn thảo đơn giản hơn. Toàn bộ nội dung do chúng
ta quyết định. Nếu là điều ước quốc tế song phương hay đa phương
thì việc soạn thảo văn kiện là cuộc đấu tranh hết sức cam go, phức
tạp, nhân nhượng và thỏa hiệp lẫn nhau, phải làm thế nào để bảo vệ
tối đa lợi ích quốc gia.
- Xây dựng bố cục hợp lý và lời văn thích hợp. Bố cục văn kiện
tùy thuộc thể loại văn kiện. Nếu văn kiện do hai bên hay nhiều bên
ký kết thì bố cục do các bên trao đổi, bàn bạc và quyết định. Ngoài
ra, có loại văn kiện có mẫu quy định như công hàm, bị vong lục,
hiệp định, v.v.. Thông thường văn kiện gồm phần mở đầu, sau đó là
các phần, chương, điều, đoạn.
Lối hành văn, câu chữ phải thích hợp, hết sức chặt chẽ, lôgích.
Từng câu chữ đều có ý tứ, có thể là ý tứ rõ ràng, có thể là ý tứ mập
mờ. Trong văn kiện ngoại giao “không có gì là vô tình, ngẫu
nhiên”1.

1
. Học viện Quan hệ quốc tế: Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về nghiệp
452
CHƯƠNG XII: VĂN KIỆN NGOẠI GIAO

Tóm lại, viết văn kiện ngoại giao là một việc khó, phức tạp. Đó
là công việc của các nhà ngoại giao bậc cao. Trong lịch sử ngoại
giao thế giới nói chung, ngoại giao Việt Nam nói riêng, có không ít
văn kiện ngoại giao mẫu mực như: Lời thề Đông Quan ngày 10-12-
1427, Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945, Hiệp
định Sơ bộ ngày 06-3-1946, Hiệp định Pari về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973, v.v..

vụ ngoại giao, Sđd, tr.148.


453

Chương XIII
NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

Có nhiều định nghĩa về ngoại giao đa phương, nhưng nhìn


chung không có sự khác nhau đáng kể. Theo chúng tôi, ngoại giao
đa phương là hình thức ngoại giao ra đời muộn hơn nhiều so với
ngoại giao song phương, với sự tham gia đại diện của trên hai cá
nhân, quốc gia trở lên nhằm mục đích giải quyết những vấn đề
chung như: chiến tranh, hoà bình, biên giới, lãnh thổ, hợp tác và
đấu tranh để cùng tồn tại và phát triển,... Ngày nay, ngoại giao đa
phương có nhiệm vụ điều chỉnh mối quan hệ giữa nhiều chủ thể
như: quốc gia, tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong
việc giải quyết những vấn đề liên quan đến hoà bình và an ninh
quốc tế, phát triển và bảo vệ môi trường, chống bệnh tật, đói nghèo
và tội phạm, khủng bố quốc tế,... Đây cũng là hoạt động liên quan
đến công việc của các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Thông qua
ngoại giao đa phương, các điều ước quốc tế nhiều bên mà các
nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế được xây dựng và được
khẳng định dưới dạng các quy phạm pháp luật quốc tế. Nói cách
khác, ngoại giao đa phương là một hệ thống toàn cầu được thể chế
hóa về các mối quan hệ quốc tế mà hoạt động của nó được xoay
454
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

chuyển qua cấu trúc các cuộc thương lượng thường trực bao gồm
việc xây dựng các ban thư ký thường trực.
Đặc thù của ngoại giao đa phương:
- Hoạt động thông qua việc thảo luận rộng rãi giữa các đại diện
quốc gia, các tổ chức quốc tế với các hình thức đa dạng chính thức
hoặc không chính thức;
- Hiện nay, ngoài đại diện của các quốc gia, các đại diện phi nhà
nước ngày càng có xu hướng tham gia tích cực vào hoạt động ngoại
giao đa phương;
- Công việc của ngoại giao đa phương được điều chỉnh bằng thủ
tục đã được thiết lập nhằm thông qua các quyết định dưới hình thức
nghị quyết, tuyên bố, văn kiện cuối cùng, công ước, nghị định, v.v..
- Vai trò chủ yếu của ngoại giao đa phương là thiết lập sự hợp
tác trực tiếp giữa các quốc gia, giải quyết các vấn đề quốc tế bằng
biện pháp hòa bình. Ngoại giao đa phương đã nêu ra nguyên tắc,
liên kết con người... củng cố sự bình đẳng vì an ninh trên cơ sở hợp
tác hiệu quả; nguyên tắc cân bằng sức mạnh, trực tiếp chống lại sự
chi phối của các cường quốc.
- Ngoại giao đa phương quan hệ hết sức chặt chẽ với ngoại giao
song phương, tác động tới ngoại giao song phương và ngược lại,
ngoại giao song phương cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại
giao đa phương.
- Các hình thức ngoại giao đa phương: thương lượng nhiều bên,
gặp gỡ nhiều bên; hội nghị quốc tế, đại hội quốc tế; hội nghị đại
sứ,... Trong thế kỷ XX, hình thức cao nhất của ngoại giao đa
phương là hội nghị quốc tế (toàn thế giới, khu vực, tiểu khu vực).
Các hội nghị, cuộc gặp cũng có nhiều cấp độ như cấp chuyên viên,
cấp bộ trưởng, cấp cao (nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu
chính phủ, chủ tịch nghị viện).
455
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

- Ngoại giao đa phương đặc biệt đòi hỏi cao về khả năng trình
bày, phát biểu trước cử tọa, khả năng tranh luận và kỹ năng ngôn
ngữ của nhà ngoại giao bởi vì tiếp xúc, trao đổi chủ yếu bằng
miệng, nói chuyện mặt đối mặt nhiều hơn kiểu ngoại giao “viết”
chiếm ưu thế trong ngoại giao song phương. Mặt khác, khác với
quan hệ song phương, nhà ngoại giao chỉ cần hiểu lợi ích quốc gia
của hai nước, chỗ nào trùng hợp, chỗ nào kênh, hệ thống chính trị,
văn hoá chính trị của một đối tác/đối tượng. Còn trong các cuộc gặp
đa phương, đối tác, đối tượng nhiều và đa dạng hơn, lợi ích khác
nhau, văn hoá, ngôn ngữ khác nhau, vấn đề trao đổi rộng lớn hơn
nên phải có cách tiếp cận khác, phức tạp hơn, khéo léo và tế nhị
hơn. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc và củng cố quan hệ hợp tác, quan
hệ làm việc với nhiều người có quan điểm chính trị, kinh tế và văn
hoá khác nhau là đặc thù ngoại giao đa phương. Vì vậy, một điều
cực kỳ quan trọng đối với nhà ngoại giao đa phương là phải chân
thành tôn trọng sự khác biệt về văn hoá, tôn giáo vô cùng đa dạng
của các quốc gia khác nhau. Có vậy mới dễ thuyết phục nhau, dễ
làm việc cùng nhau. Ngoài ra, nhà ngoại giao đa phương còn phải
nghiên cứu kỹ, nắm thật chắc quy trình luật lệ, thủ tục hoạt động
của hội nghị, tổ chức quốc tế mà mình tham gia.

II. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

Nguồn gốc của ngoại giao đa phương đã có từ thế


kỷ XVII. Các nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao đều nhất trí cho
rằng cội nguồn của ngoại giao đa phương gắn liền với sự hình thành
hệ thống quốc gia dân tộc ra đời trên cơ sở của Hiệp ước hoà bình
Westphalia gồm hai hiệp ước chính ký kết tại Osnabruck (15-5-
456
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

1648) và Munster
(24-10-1648), chấm dứt chiến tranh 30 năm ở châu Âu (1618-1648)
chống lại đế chế La Mã, 80 năm chiến tranh (1568-1648) giữa Tây
Ban Nha và Cộng hoà liên hợp Hà Lan thứ VII. Tham gia vào Hiệp
ước hoà bình Westphalia có Hoàng đế La Mã, các Vương quốc:
Tây Ban Nha, Pháp, Thuỵ Điển, Cộng hoà Hà Lan và đồng minh,
các quốc gia và các thành phố tự do của Đế chế La Mã (109 đoàn
đại biểu từ 16 quốc gia châu Âu, 66 đoàn thuộc Đế chế La Mã đại
diện 140 quốc gia của đế chế và 27 nhóm lợi ích). Hiệp ước
Pyrenees (1659) chấm dứt chiến tranh Pháp - Tây Ban Nha (1635-
1659) cũng được xem là một phần của Hiệp ước Westphalia, vì
chấm dứt chiến tranh tôn giáo ở châu Âu. Đây là đại hội ngoại giao
hiện đại đầu tiên, giải quyết các vấn đề lãnh thổ, chính trị, tôn giáo,
đặt nền móng cho trật tự Trung Âu và giải quyết các vấn đề chính
trị, tôn giáo nước Đức, là Hiến chương cơ bản châu Âu. Hiệp ước
đã đặt dấu chấm hết cho đế quốc La Mã thần thánh và làm xuất hiện
350 quốc gia mới thoát khỏi sự lệ thuộc Hoàng đế
La Mã. Hiệp ước Westphalia đã nêu ra một nguyên tắc quan trọng:
ejus regio, ejus religio (một vua, một tôn giáo). Hiệp ước đã công
nhận Hà Lan, Liên bang Thuỵ Sĩ là quốc gia độc lập và Pháp, Thuỵ
Điển mở rộng lãnh thổ. Hiệp ước này cũng là sự khởi đầu của hệ
thống quan hệ quốc tế hiện đại, mà quốc gia dân tộc hiện đại là
nhân tố cơ bản của hệ thống đó. “Những nguyên tắc về chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ của Hiệp ước Westphalia là nền tảng của hệ
thống ngoại giao đa phương ngày nay”1.
Bước phát triển mới của ngoại giao đa phương là Hội nghị Viên
(tháng 9-1814 và tháng 6-1815) diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ
1
. “Multilateral Diplomacy and The United Nations Today”, Westview
Press, Second Edition, p. 4.
457
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

tướng Áo Metternich (1773-1859), sau khi các nước liên minh


(Anh, Áo, Phổ, Nga) đánh bại quân của Napoleon. Mục đích của
hội nghị là làm suy yếu cơ bản nước Pháp và củng cố nguyên tắc
cân bằng sức mạnh ở châu Âu. Các nước thắng trận đã thiết kế một
“sân khấu” châu Âu mới, còn gọi là “Sự hoà hợp châu Âu” và ký
kết một thoả thuận không chính thức bảo đảm nguyên trạng châu
Âu. Sau này nước Pháp cũng tham gia hệ thống trên. “Sự hoà hợp
châu Âu” là hệ thống các đại hội, hội nghị, mà trong khuôn khổ đó
năm cường quốc muốn quản lý và giải quyết các cuộc khủng hoảng
và xung đột quốc tế. Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của “sự
hoà hợp châu Âu” là nguyên tắc cân bằng quyền lực. Đó chính là
tiền thân của tổ chức an ninh tập thể, muốn đóng vai trò chủ chốt
trong các vấn đề châu Âu. Hội nghị Viên đã luật hoá địa vị và chức
năng của các nhà ngoại giao và xây dựng nguyên tắc rằng bất cứ
thành viên nào cũng có quyền triệu tập hội nghị quốc tế. Hội nghị
đã cố gắng thể chế hoá việc triệu tập hội nghị quốc tế một cách
thường xuyên để giúp việc điều hành quan hệ giữa các cường quốc.
Như vậy, ngoại giao đa phương giai đoạn đó chủ yếu do các
cường quốc tiến hành ở châu Âu. Đã có khoảng 30 hội nghị quốc tế
như trên được triệu tập, song ngoại giao song phương vẫn là hình
thức chính thức của đàm phán.
Tiến bộ khoa học, kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển các hình
thức khác của ngoại giao đa phương. Với việc phát minh ra máy hơi
nước, việc vận chuyển con người và hàng hoá diễn ra rất nhanh
chóng và dễ dàng nên đã góp phần phát triển nhanh quan hệ thương
mại và các mối quan hệ khác giữa các quốc gia dân tộc ở châu Âu.
Đặc biệt, đã hình thành định chế hợp tác quốc tế đầu tiên với hình
thức là một uỷ ban giám sát việc đi lại trên sông, giao thông hàng
hải và giải quyết các vụ vi phạm luật lệ. Đó là Uỷ ban Trung ương
458
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

quản lý đi lại trên sông Rhein, được thành lập từ năm 1915. Và tiếp
đó, các tổ chức liên chính phủ đã ra đời và hình thành các cơ chế
tập thể với những quy tắc chung vượt ra khỏi khuôn khổ ngoại giao
song phương như Liên minh điện tín quốc tế (1865), Liên minh bưu
chính toàn cầu (1874). Đó là những tổ chức quốc tế có đội ngũ nhân
viên thường trực, quyền lực của hội nghị được chuyển cho cơ quan
làm luật và hội đồng chấp hành. Các nhà nước và tổ chức phi nhà
nước đều được quyền cử đại diện tham gia hội nghị. Với việc thể
chế hoá hình thức ngoại giao đa phương này đã khởi đầu một hình
thức mới - ra quyết định tập thể bằng hình thức bỏ phiếu và lá phiếu
phụ thuộc vào sự đóng góp tài chính của thành viên. Tiếp đó, Liên
minh đường sắt, một thiết chế đa phương khác, đã ra đời năm 1890.
Những tiến bộ của kỹ thuật quân sự và giao thông liên lạc đã
dẫn đến việc hình thành các tổ chức hoà bình ở nhiều nước. Các tổ
chức này đòi giảm chạy đua vũ trang, hình thành toà án giải quyết
tranh chấp quốc tế. Điều đó đã tác động đến Nga hoàng Nicholas
Đệ nhị, nên năm 1899 ông đề nghị triệu tập một hội nghị tại Hague,
26 quốc gia châu Âu đầu tiên đã tham dự hội nghị và thành lập Toà
án trọng tài thường trực, song chỉ gồm các luật gia của các bên có
tranh chấp có thể chọn làm trọng tài. Hội nghị Hague lần thứ II năm
1907 đã cố gắng hạn chế hoặc giảm bớt việc chạy đua vũ trang. Hội
nghị lần này quan trọng hơn ở chỗ đã có số lượng không nhỏ các
nước ngoài châu Âu trong 44 nước tham dự. Các đại biểu hai hội
nghị ở Hague đã khuyến nghị thành lập trụ sở thường trực và tổ
chức định kỳ các cuộc họp, đã thực hiện các cấu trúc mới như chức
chủ tịch, các uỷ ban, điểm danh đại biểu. Góp phần thúc đẩy vấn đề
thể chế hoá các hoạt động của ngoại giao đa phương là hoạt động
năng động của nội bộ hệ thống các quốc gia dân tộc qua việc củng
cố sự liên kết quốc tế, mở rộng liên kết giữa các dân tộc.
459
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

Một giai đoạn mới trong sự phát triển của ngoại giao đa phương
là sự ra đời Hội Quốc liên sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, và
thậm chí trước đó là một diễn đàn đa phương - Liên minh nghị viện
thế giới (IPU) - thành lập năm 1889, đến năm 1914 đã có 24 nghị
viện thành viên. Mục đích IPU là khuyến khích các chính phủ giải
quyết các tranh chấp quốc tế bằng giải pháp hoà bình và các toà án.
Cơ cấu tổ chức của IPU gồm hội đồng do chủ tịch đứng đầu. Sau
này Hội Quốc liên đã tham khảo cơ cấu tổ chức của IPU để xây
dựng cơ cấu tổ chức của hội.
Do không có hội nghị thường trực hoặc bộ máy để giải quyết
tranh chấp nên khủng hoảng năm 1914 ở Balkan đã nhanh chóng
leo thang thành chiến tranh. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết
thúc, các nước thắng trận nhận thấy cần phải thiết lập thiết chế
thường trực nhằm ổn định hệ thống trật tự quốc tế và ngăn chặn
chiến tranh trong tương lai. Chính vì vậy, Hội nghị hoà bình Pari,
khi bàn về xây dựng nền hoà bình lâu dài sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất, đã thông qua đề nghị thành lập Hội Quốc liên ngày 25-01-
1919, đánh dấu bước phát triển mới của ngoại giao đa phương với
mục đích cơ bản là xây dựng hệ thống an ninh tập thể và giữ gìn
hoà bình, giải quyết xung đột. Hiến chương được 44 thành viên
nhất trí thông qua ngày 28-6-1919, trong đó có 31 thành viên đồng
minh liên minh tay ba chống Đức, 13 quốc gia không tham gia
Chiến tranh thế giới thứ nhất và một loạt các quốc gia ký kết hiến
chương. Số thành viên lên tới 58 vào năm 1935. Nước Đức chỉ
được gia nhập Hội Quốc liên vào năm 1926.
Về cơ cấu tổ chức, Hội Quốc liên có Đại hội đồng, Hội đồng và
Ban Thư ký,... Tất cả các thành viên đều có đại diện tại Đại hội
đồng, có một phiếu bầu và ba đại diện. Đại hội đồng thông qua nghị
quyết, khuyến nghị và bầu đại diện không thường trực của Hội
460
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

đồng, bầu các thẩm phán Toà án Quốc tế có trụ sở tại Hague. Các
cuộc họp hằng năm của Hội Quốc liên được tiến hành ở Geneva và
Hội đồng có năm thành viên thường trực (Anh, Pháp, Italia, Nhật
Bản và Đức) và bốn thành viên không thường trực bầu lần lượt. Sau
này số thành viên không thường trực tăng lên sáu rồi chín, cuối
cùng là 11. Quyết định của Hội đồng được thông qua bằng sự đồng
thuận. Hội đồng bổ nhiệm thành viên Ban Thư ký. Tổng thư ký có
trách nhiệm chuẩn bị chương trình nghị sự cho mỗi kỳ họp và triệu
tập họp Hội đồng theo yêu cầu của bất cứ thành viên nào. Từ năm
1920 đến khi chấm dứt sự tồn tại trên thực tế vào năm 1939 (giải
tán hình thức năm 1946), Hội đồng đã họp 107 phiên công khai.
Trong quá trình xây dựng Hiến chương của Hội Quốc liên,
Tổng thống W. Wilson của Hoa Kỳ - nước đồng minh thắng trận
nhưng không thuộc châu Âu - đã là người đầu tiên đưa ra dự thảo
hiến chương, song không được Thượng viện phê chuẩn.
Tổ chức Hội Quốc liên có hai điều cơ bản khác với “Sự hoà hợp
châu Âu”, một là, nó được thành lập trên cơ sở một văn kiện được
quốc tế công nhận: Hiến chương của Hội Quốc liên; hai là, nó được
xây dựng trên nguyên tắc an ninh tập thể.
Mục đích của Hội Quốc liên là ngăn chặn một cuộc chiến tranh
thế giới mới, nhưng thực tế chứng minh, nó đã thất bại vì nguyên
tắc an ninh tập thể không được đưa vào thực tiễn. Hội Quốc liên từ
một tổ chức có trọng trách thúc đẩy an ninh tập thể, giải trừ quân bị,
giải quyết hoà bình các tranh chấp và tôn trọng luật pháp quốc tế,
đã chuyển thành một cái “vỏ rỗng” khi các nước vì lợi ích của mình
đã phớt lờ Hiến chương. Nghĩa là chính Hiến chương của Hội bị vi
phạm. Hội Quốc liên đã không cho một cường quốc như Liên Xô
tham gia. Cái hạn chế lớn nhất của Hội Quốc liên là bất lực của nó
trong các vấn đề quân sự - chính trị khi không có cơ chế trừng phạt,
461
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

không ngăn chặn phe Trục gây Chiến tranh thế giới thứ hai.
Với việc thành lập Liên hợp quốc, tổ chức toàn cầu lớn nhất
hành tinh, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ngoại giao đa phương
bước sang giai đoạn bước ngoặt. Hội Quốc liên là thí nghiệm vĩ đại
cho việc thành lập Liên hợp quốc, những khiếm khuyết của Hội
Quốc liên đã được tính đến. Toàn bộ hệ thống các thiết chế của Hội
Quốc liên về an ninh, hợp tác kinh tế, xã hội, luật pháp... là cơ sở
cho việc xây dựng Liên hợp quốc trong tương lai. Liên hợp quốc
gồm năm cơ quan như Hội Quốc liên. Ví dụ, Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc cũng có năm thành viên thường trực như Hội đồng Hội
Quốc liên, song chỉ đòi hỏi sự đồng thuận của năm thành viên
thường trực và thành viên thường trực được quyền phủ quyết đối
với một số quyết định. Việc bổ sung cơ quan thứ sáu là Hội đồng
Kinh tế - Xã hội, thể hiện việc coi trọng không chỉ các vấn đề của
chính phủ mà cả các vấn đề mà các tổ chức phi chính phủ quan tâm.
Họ đã được tham gia Hội nghị tại San Francisco. Hội đồng Kinh tế
- Xã hội có quyền giám sát các tổ chức chuyên môn của Liên hợp
quốc, mặc dù nhiều chức năng của các tổ chức đó hoàn toàn độc lập
với Liên hợp quốc. Thậm chí một số tổ chức còn ra đời trước cả
Liên hợp quốc, như Liên minh Điện tín quốc tế.
Thời gian cũng đã chứng tỏ rằng, Liên hợp quốc là một công cụ
có sức nặng trong việc gìn giữ hoà bình, an ninh quốc tế và phát
triển hợp tác trong các lĩnh vực khác, hơn hẳn Hội Quốc liên. Liên
hợp quốc đóng vai trò trung tâm trong hệ thống các tổ chức quốc tế
nửa sau thế kỷ XX, phối hợp hoạt động với các tổ chức chính phủ
cũng như phi chính phủ quốc tế. Đã hình thành nên hệ thống Liên
hợp quốc, một mạng lưới vô cùng rộng rãi các tổ chức chuyên môn,
các tổ chức khác nhau gắn bó với Liên hợp quốc.
Trong những năm 1945-1990, Liên hợp quốc phát triển dưới
462
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

ảnh hưởng của hai nhân tố rất quan trọng trong quan hệ quốc tế sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là: Chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông
(do Liên Xô đứng đầu) - Tây (do Mỹ đứng đầu) và xung đột ngày
càng tăng giữa phương Bắc phát triển - phương Nam lạc hậu, đói
nghèo. Lịch sử Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế là biểu hiện sự
phát triển của thế giới sau chiến tranh. Các tổ chức quốc tế là một
phần của hệ thống thế giới. Với hình thức thể chế hoá, hoạt động
của chúng thể hiện lợi ích quốc gia. Lịch sử phát triển nhanh của
các tổ chức quốc tế liên quan chặt chẽ tới cuộc sống của xã hội
công nghiệp hiện đại và sự bành trướng hệ thống quốc tế châu Âu
ra thế giới.
Bước phát triển mới, mạnh mẽ của ngoại giao đa phương là thời
kỳ sau Chiến tranh lạnh, với nhiều nhân tố tác động sâu sắc, đó là:
trật tự hai cực tan vỡ, từng bước nhường chỗ cho trật tự đa cực; sự
đối đầu hai phe chấm dứt, dẫn đến không còn sự ràng buộc của ý
thức hệ; xu thế toàn cầu hóa, khu vực hoá phát triển mạnh mẽ; sự lệ
thuộc lẫn nhau của các quốc gia dước tác động của cách mạng khoa
học và công nghệ; việc xuất hiện ngày càng nhiều các vấn đề toàn
cầu như đói nghèo, thay đổi khí hậu, bệnh tật hiểm nghèo, khủng bố
quốc tế,...; sự gia tăng ý thức dân tộc, xuất hiện ngày càng nhiều
“diễn viên” mới trên trường quốc tế, nhất là “diễn viên” phi nhà
nước; nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế, khu vực, liên khu vực được
thành lập... Ngoại giao đa phương phát triển vượt bậc, ngày càng
đóng vai trò quan trọng hơn trong nền chính trị thế giới, trở thành
một trong những đặc điểm nổi bật của ngoại giao thế kỷ XXI. Các
thể chế, diễn đàn đa phương càng trở nên quan trọng. Thứ nhất,
ngoại giao đa phương trở thành yêu cầu cấp thiết, phương thức hữu
hiệu để các quốc gia tranh thủ nguồn lực phục hồi, phát triển kinh tế
cũng như định vị mình trong cục diện quốc tế đang định hình. Thứ
463
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

hai, nội hàm của ngoại giao đa phương trở nên rộng hơn, sâu hơn,
mang tầm đa ngành, trong đó phát triển bền vững và đối phó với
các thách thức toàn cầu là ưu tiên hàng đầu. Thứ ba, trong cục diện
“đa trung tâm” và xu thế dân chủ hóa, các chủ thể của quan hệ quốc
tế và đặc biệt là định chế đa phương ngày càng đa dạng với sự
tương tác năng động. Vì vậy, tất cả các nước lớn, vừa và nhỏ đều
điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng coi trọng hơn đối ngoại
đa phương1.

III. QUY TRÌNH HỘI NGHỊ QUỐC TẾ CẤP CHÍNH PHỦ*

Có nhiều loại hội nghị quốc tế khác nhau với sự tham gia từ các
cấp khác nhau của nhà nước và chính phủ. Hội nghị thượng đỉnh
hoặc hội nghị cấp cao là hội nghị có sự tham gia của người đứng
đầu nhà nước như hoàng đế, quốc vương, vua, tổng thống, thủ
tướng, cấp bộ trưởng ngoại giao, cấp bộ trưởng các bộ chuyên
ngành, quan chức cấp cao... Hội nghị có thể do Liên hợp quốc hoặc
các tổ chức chuyên môn, các tổ chức khu vực, liên khu vực triệu tập
theo yêu cầu của các nước thành viên.
Đại biểu tham dự: có đại biểu chính thức và quan sát viên. Đại
biểu chính thức là các đoàn đại biểu của các quốc gia thuộc tổ chức
triệu tập hội nghị. Ví dụ, 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) hay 27 thành viên Liên minh châu Âu, các
thành viên Tổ chức hợp tác Thượng Hải,... Riêng trong trường hợp

1
. Phát biểu kết luận của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm
Bình Minh tại Hội nghị đối ngoại đa phương thế kỷ XXI và khuyến nghị chính
sách đối với Việt Nam, Hà Nội, ngày 12-8-2014.
*
* Xem: Vụ Các tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
464
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

hội nghị do Liên hợp quốc triệu tập thì tất cả thành viên Liên hợp
quốc và không phải thành viên Liên hợp quốc đều có quyền được
tham gia. Quan sát viên là một số nước, tổ chức xin tham gia với tư
cách người quan sát và được hội nghị tán thành, hoặc là người quan
sát của tổ chức đó. Ví dụ, hiện nay ASEAN có quan sát viên là
Timo Lexte. Trước khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN
vào tháng 7-1995, Việt Nam là quan sát viên của tổ chức này từ
năm 1992. Còn đối với Liên hợp quốc, đại diện các tổ chức thuộc
hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ và phi chính
phủ đều được tham gia hội nghị với tư cách quan sát viên.
Thủ tục của hội nghị: đối với đoàn đại biểu chính thức, mỗi
đoàn gồm trưởng đoàn, các đại biểu chính thức, đại biểu dự khuyết
và cố vấn. Không có quy định hạn chế số lượng thành viên tham gia
hội nghị. Các đoàn phải có uỷ nhiệm thư do người đứng đầu nhà
nước, chính phủ hoặc bộ trưởng ngoại giao ký. Các đoàn có quyền
tham dự mọi hoạt động của hội nghị như: dự, phát biểu tại các cuộc
họp công khai cũng như họp kín, có quyền trả lời, quyền kiến nghị
về thủ tục, quyền đưa dự thảo đề nghị bổ sung, sửa đổi, có quyền bỏ
phiếu, giải thích phiếu. Các đoàn tham gia hội nghị đều bình đẳng
và có một phiếu bầu.
Đối với quan sát viên, nói chung được tham dự các phiên họp
công khai, song không có quyền tham gia vào việc ra quyết định,
không có quyền tham gia bỏ phiếu. Tuy nhiên, quan sát viên được
chia làm hai loại và có quyền hạn khác nhau trong việc tham dự hội
nghị quốc tế. Loại thứ nhất, là các tổ chức thuộc Liên hợp quốc và
liên chính phủ được phát biểu tại các phiên công khai và đồng thời
nếu thích hợp, có thể được mời dự một số phiên họp kín. Loại thứ
hai, là các tổ chức phi chính phủ chỉ được phát biểu tại các phiên
họp công khai khi hội nghị đồng ý, không bao giờ được dự các
465
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

phiên họp kín.


Cơ cấu tổ chức và thủ tục hội nghị: hội nghị bao giờ cũng có
Ban điều hành hội nghị gồm chủ tịch hay các đồng chủ tịch và các
phó chủ tịch, thông thường theo nhóm nước hay khu vực địa lý.
Ngoài ra, hội nghị còn có một hay nhiều báo cáo viên. Uỷ ban uỷ
nhiệm thư gồm vài thành viên, có nhiệm vụ xem xét uỷ nhiệm thư
của các đoàn đại biểu, báo cáo vấn đề trên trước hội nghị. Tuỳ theo
tính chất, nội dung của mỗi hội nghị mà chia ra các uỷ ban, các
nhóm làm việc. Các uỷ ban, các nhóm làm việc này sẽ thảo luận
những vấn đề liên quan cùng một lúc. Bên cạnh đó, hội nghị quốc tế
nào cũng có Uỷ ban văn kiện. Uỷ ban có trách nhiệm dự thảo các
văn kiện của hội nghị. Nếu có nhiều vấn đề và nhất là vấn đề phức
tạp, uỷ ban có thể chia thành các tiểu ban để làm việc. Đối với hội
nghị quốc tế, việc thành lập Ban thư ký hội nghị là điều tất nhiên và
thông thường Ban thư ký là do nước chủ nhà hay một tổ chức đứng
ra triệu tập hội nghị.
Hình thức các phiên họp: theo thông lệ, hội nghị thường có các
phiên họp công khai và cũng có những phiên họp kín. Thông
thường, phiên họp toàn thể là các phiên họp công khai, còn những
phiên họp của các nhóm làm việc, các uỷ ban nội dung và Uỷ ban
văn kiện là phiên họp kín.
Cách thức thông qua quyết định: có nhiều cách thức,
có thể thông qua quyết định bằng nguyên tắc nhất trí (consensus).
Đây là nguyên tắc chủ đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Tổ chức Pháp ngữ, Phong trào Không liên kết,... Bên
cạnh đó có việc thông qua quyết định của hội nghị quốc tế bằng
cách bỏ phiếu. Thông thường các vấn đề thực chất, quan trọng phải
cần đa số 2/3 thành viên có mặt và tham gia bỏ phiếu, còn đối với
các vấn đề thủ tục chỉ cần đa số thường (50+1).
466
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

Chương trình nghị sự: thông thường, chương trình của hội nghị
quốc tế gồm các nội dung chính như sau:
- Khai mạc hội nghị;
- Bầu các quan chức điều hành hội nghị. Chủ tịch thường là
nước chủ nhà hoặc tổ chức triệu tập hội nghị, các đồng chủ tịch, các
phó chủ tịch, báo cáo viên (không phải hội nghị quốc tế nào cũng
có đồng chủ tịch);
- Thông qua chương trình nghị sự;
- Họp phiên toàn thể; các trưởng đoàn phát biểu;
- Thông qua văn kiện hội nghị;
- Thông qua tuyên bố của chủ tịch, hay báo cáo của báo cáo
viên...

IV. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ ĐA PHƯƠNG*

Điều ước quốc tế là văn bản thoả thuận được ký kết giữa các
chủ thể của luật pháp quốc tế và chịu sự chi phối của luật pháp quốc
tế. Điều ước quốc tế có ba loại chính: điều ước song phương, điều
ước quốc tế đa phương và điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia
và các tổ chức quốc tế.
Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế, Công ước
Viên năm 1978 về Quyền kế thừa quốc gia trong các quan hệ điều
ước và Công ước Viên năm 1986 về Luật Điều ước giữa các quốc
gia và tổ chức quốc tế là những văn bản pháp quy liên quan đến
điều ước quốc tế. Điều ước quốc tế nhìn chung không có tài phán ra
quyết định buộc thi hành, việc thi hành, thực hiện phụ thuộc vào
thiện chí của các bên ký kết. Nhiều điều ước quốc tế cũng đề cập

*
* Xem Vụ Các tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, Sđd.
467
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

các biện pháp thực hiện, chủ yếu là trách nhiệm của các bên tham
gia ký kết. Tuy nhiên, các điều ước quốc tế có giá trị ràng buộc đối
với các bên tham gia và phải được thực hiện một cách trung thực
(in good faith) là nguyên tắc cơ bản nhất của Luật Điều ước quốc
tế. Đó cũng là nguyên tắc có lịch sử lâu đời nhất của Luật Điều ước
quốc tế. Nguyên tắc này có tên chuyên môn là pacta sunt servanda.
Điều ước quốc tế có các tên gọi khác nhau và phổ biến nhất là
các khái niệm như: hiến chương (charter, constitution, magna cart),
hiệp ước (treaty), minh ước (pact), định ước (act), công ước
(convention, convenant), hiệp định, thoả thuận (agreement, accord),
nghị định thư (protocol), tuyên bố (declaration, proclamation,
communiqué), bản ghi nhớ (memorandum of understanding)...
Các thủ tục xây dựng điều ước: đại diện chủ thể đàm phán, ký
kết điều ước quốc tế phải có thư uỷ quyền (full powers). Thư uỷ
quyền là văn bản xác định địa vị pháp lý các đại diện chủ thể tham
gia xây dựng điều ước do các quan chức có thẩm quyền cấp, đối với
quốc gia thường là người đứng đầu nhà nước, chính phủ và bộ
trưởng ngoại giao. Tuy nhiên, chính các quan chức trên không cần
thư uỷ quyền khi tham gia đàm phán ký kết điều ước quốc tế.
Thông qua điều ước: là việc ký, phê chuẩn, trao đổi lưu chiểu
và gia nhập (đối với trường hợp không ký kết). Thông thường các
điều ước quốc tế đã được dự thảo, và đã được các bên nhất trí thì
bước tiếp theo là ký. Ký là hành vi pháp lý do người có thẩm quyền
hoặc người được uỷ quyền thực hiện. Trước khi ký chính thức có
thủ tục ký tắt. Bên cạnh đó, không ít điều ước quốc tế đòi hỏi phải
có việc phê chuẩn thì điều ước mới có hiệu lực. Những điều ước có
ít tính chất chính trị thường không cần phê chuẩn. Phê chuẩn là
hành vi pháp lý. Việc phê chuẩn do nội luật của quốc gia quy định.
Thông thường là trách nhiệm của nghị viên hoặc người đứng đầu
468
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

quốc gia. Đối với Việt Nam, thẩm quyền phê chuẩn điều ước quốc
tế thuộc quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước. Ngoài các quy
định trên, các quốc gia cũng có thể quy định điều ước quốc tế có giá
trị khi các bên trao đổi lưu chiểu (exchange of instruments). Bên
cạnh việc tham gia điều ước quốc tế bằng cách ký kết, có không ít
trường hợp tham gia bằng cách gia nhập điều ước quốc tế
(accession).
Bảo lưu điều ước quốc tế: Điều 2 Công ước Viên năm 1969 về
Luật Điều ước quốc tế giải thích rõ: “Bảo lưu là tuyên bố đơn
phương của một quốc gia khi tham gia ký kết, phê chuẩn, chấp nhận
hay gia nhập một điều ước quốc tế nhằm mục đích gạt bỏ hoặc điều
chỉnh giá trị pháp lý của điều khoản nào đó của điều ước khi áp
dụng đối với quốc gia đó”. Bảo lưu đối với điều ước quốc tế phản
ánh nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Việc bảo lưu cũng cho thấy
quốc gia đó về cơ bản tán thành nội dung điều ước, chỉ trừ các điều
đề nghị bảo lưu. Tuy nhiên, tình trạng áp dụng tràn lan việc bảo lưu
làm hạn chế giá trị của điều ước hoặc làm hỏng điều ước. Vì vậy,
có nhiều điều ước quy định không cho phép bảo lưu hoặc chỉ được
bảo lưu một số điều cụ thể. Công ước Cấm sử dụng, sản xuất, tàng
trữ vũ khí hoá học ký tháng 01-1993 là một ví dụ. Việc bảo lưu phải
được thực hiện bằng văn bản và phải được gửi cho tất cả các thành
viên tham gia điều ước quốc tế đó. Các quốc gia chấp nhận bảo lưu
của một quốc gia nào đó, thì điều khoản bảo lưu có giá trị tương hỗ
giữa quốc gia bảo lưu và quốc gia chấp nhận bảo lưu.
Hiệu lực của điều ước quốc tế: do các bên tham gia thoả thuận.
Đối với các điều ước quốc tế đa phương, thông thường sẽ có hiệu
lực khi có một số lượng theo quy định các quốc gia phê chuẩn. Lúc
này điều ước chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với những nước đã phê
chuẩn và không có hiệu lực ràng buộc với các nước tham gia ký
469
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

kết. Tuy nhiên, nếu điều ước có quy định rằng việc ký kết có đủ giá
trị bày tỏ chấp nhận của các quốc gia đó, thì điều ước sẽ có hiệu lực
ràng buộc đối với tất cả các quốc gia tham gia ký kết. Tất cả các
điều ước quốc tế đa phương sau khi có hiệu lực phải gửi cho Ban
Thư ký Liên hợp quốc để đăng ký.
Sửa đổi điều ước quốc tế: thông thường mỗi điều ước quốc tế
đều có điều khoản cụ thể về sửa đổi điều ước. Sửa đổi điều ước là
việc thay đổi các điều kiện nhất định của điều ước. Hai quốc gia
thành viên trở lên của một điều ước quốc tế đa phương có thể cùng
nhau quyết định thay đổi một nội dung nào đó của điều ước quốc tế.
Họ cùng nhất trí cách thức thay đổi. Đó là việc sửa đổi điều ước
quốc tế. Việc sửa đổi điều ước chỉ được tiến hành khi điều ước đó
không có khoản cấm và không ảnh hưởng đến quyền hạn và nghĩa
vụ của các thành viên tham gia điều ước.
Bổ sung điều ước quốc tế: là thay đổi các điều khoản có ảnh
hưởng đến tất cả các bên tham gia điều ước. Việc bổ sung đòi hỏi
thủ tục cũng rất phức tạp như tiến hành ký kết và hiệu lực như
chính điều ước, và phải được các bên nhất trí. Trừ khi điều ước có
quy định khác. Công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế
(Điều 40) quy định: tất cả đề nghị bổ sung đều phải được thông báo
cho tất cả thành viên. Các thành viên đều có quyền thương lượng,
ký kết các thoả thuận bổ sung. Mọi quốc gia có quyền tham gia điều
ước đó và các bổ sung, nhưng các bổ sung sẽ không có giá trị ràng
buộc đối với các quốc gia thành viên tham gia điều ước gốc và
không tham gia các bổ sung, trừ trường hợp điều ước có quy định
khác. Hiến chương Liên hợp quốc, Điều 108 quy định: các bổ sung
sẽ có hiệu lực đối với tất cả thành viên khi được 2/3 thành viên Liên
hợp quốc, trong đó có tất cả thành viên thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc thông qua và phê chuẩn.
470
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

Chấm dứt hoặc tạm ngừng hiệu lực điều ước quốc tế: Công ước
Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế cũng có quy định về hiệu
lực điều ước quốc tế. Điều 44 viết: một quốc gia thành viên chỉ có
thể rút khỏi hay tạm đình chỉ toàn bộ hiệu lực của một điều ước
quốc tế, không được rút hay tạm đình chỉ một phần, trừ khi điều
ước đó cho phép hay các bên tham gia tán thành.
Điều ước hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
- Một điều ước quốc tế sẽ chấm dứt hiệu lực hoặc tạm thời
ngừng hiệu lực tuỳ theo quy định cụ thể của điều ước hoặc tất cả
các thành viên tham gia tán thành.
- Trong trường hợp điều ước không có điều khoản cụ thể về
thời hạn hết hiệu lực hoặc tạm ngưng hiệu lực, một quốc gia chỉ có
thể rút khỏi điều ước hay bác bỏ giá trị ràng buộc của điều ước khi
được các thành viên khác tán thành hay khi quyền đó được hàm ý
trong điều ước.
- Mục tiêu đã hoàn thành, điều ước kết thúc hoặc có quy định cụ
thể về thời hạn và thời hạn đã hết.
- Hai hay nhiều thành viên thoả thuận tạm ngừng hiệu lực của
toàn bộ hoặc một phần điều khoản của điều ước giữa họ với nhau,
khi điều ước đó không cấm và không ảnh hưởng quyền lợi và nghĩa
vụ các thành viên khác.
- Khi một thành viên vi phạm nghiêm trọng (material breach)
một điều ước đa biên, các thành viên khác có quyền: cùng thoả
thuận ngừng toàn bộ hoặc từng phần của điều ước đó đối với quan
hệ của nước vi phạm hoặc giữa tất cả các bên; thành viên bị thiệt
hại do sự vi phạm được phép coi đó là cơ sở để ngưng hiệu lực toàn
bộ hay từng phần điều ước trong quan hệ của mình đối với bên vi
phạm; ngoài bên vi phạm, mọi thành viên khác có thể coi việc vi
phạm là cơ sở để ngừng hiệu lực toàn phần hoặc từng phần đối với
471
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

mình, nếu vi phạm đó làm thay đổi địa vị của mọi thành viên trong
khuôn khổ thực hiện các nghĩa vụ của mình theo điều ước (Điều
60).
Điều 63 của Công ước Viên năm 1969 nói rõ về vi phạm
nghiêm trọng là bác bỏ điều ước hoặc vi phạm một điều khoản cốt
yếu đối với việc thực hiện mục tiêu của điều ước. Luật quốc tế chấp
nhận sự thay đổi căn bản nghĩa vụ của thành viên do thay đổi cơ
bản của tình hình, từ đó có cơ sở để cho phép thành viên này rút
khỏi hay tạm ngừng hiệu lực của điều ước.
Khi một điều ước mới về cùng một chủ đề, được các thành viên
cũ ký kết, điều ước cũ được coi là chấm dứt hiệu lực, nếu điều ước
mới, hoặc có quy định mới về các vấn đề thuộc điều ước cũ, hoặc
quy định của hai điều ước về cùng vấn đề trái ngược nhau, không
thể thực hiện cùng một lúc.

V. NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM

1. Vài nét về tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương chủ yếu


mà Việt Nam là thành viên
Liên hợp quốc: để chuẩn bị cho thời kỳ hậu chiến, với ý đồ tìm
kiếm một công cụ nhằm ngăn chặn khả năng xảy ra chiến tranh thế
giới mới, bảo vệ hoà bình và an ninh quốc tế, ba cường quốc chủ
yếu của phe Đồng minh chống phát xít là Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh,
tại Hội nghị thượng đỉnh Yalta (tháng 02-1945) đã đạt được thoả
thuận thành lập Liên hợp quốc. Đại biểu của 51 quốc gia tham dự
Hội nghị San Francisco, tháng 4-1945, đã thông qua dự thảo Hiến
chương Liên hợp quốc. Tổ chức Liên hợp quốc chính thức ra đời
ngày 24-10-1945, sau khi các cường quốc và đa số các quốc gia ký
472
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

kết phê chuẩn Hiến chương. Từ 51 quốc gia sáng lập, hiện nay Liên
hợp quốc đã có tới 192 thành viên bao gồm hầu hết các quốc gia
trên thế giới.
Theo Điều I của Hiến chương, Liên hợp quốc có bốn mục tiêu:
- Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế;
- Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng về quyền lợi giữa các dân tộc và nguyên
tắc dân tộc tự quyết;
- Thực hiện hợp tác quốc tế thông qua giải quyết các vấn đề
quốc tế về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo trên cơ sở
tôn trọng các quyền con người, không phân biệt chủng tộc, màu da,
ngôn ngữ và tôn giáo;
- Xây dựng Liên hợp quốc thành trung tâm điều hoà các nỗ lực
quốc tế vì mục tiêu chung.
Để đảm bảo cho Liên hợp quốc thực hiện mục tiêu của mình,
sáu nguyên tắc chủ đạo đã được quy định: bình đẳng về chủ quyền;
tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị quốc gia; cấm đe
dọa dùng vũ lực và sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; không
can thiệp vào nội bộ các nước; tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế và
luật pháp quốc tế; và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà
bình. Các mục tiêu, nguyên tắc hoạt động phản ánh sự quan tâm của
các quốc gia. Tuy nhiên, những quan tâm ưu tiên của Liên hợp quốc
thay đổi theo sự thay đổi trong so sánh lực lượng tại Liên hợp quốc.
Trong những năm 1960, khi hàng loạt các nước mới giành được độc
lập trở thành thành viên thì vấn đề phi thực dân hoá, quyền tự quyết
dân tộc, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ
nghĩa Apácthai là những vấn đề ưu tiên. Trong những thời kỳ gần
đây, Liên hợp quốc quan tâm đến các vấn đề kinh tế, xã hội nhiều
hơn. Tuy nhiên, trọng tâm chính của Liên hợp quốc vẫn là hoà bình
473
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

và an ninh quốc tế, trong đó hoạt động nổi bật là giữ gìn hoà bình,
giải quyết xung đột quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
Về cơ cấu tổ chức, Liên hợp quốc có sáu cơ quan chính:
1. Đại hội đồng: có nhiệm vụ xem xét vấn đề kết nạp thành viên
mới, bàn bạc tất cả các vấn đề duy trì hoà bình, an ninh, kinh tế, xã
hội, ngân sách, bầu các thành viên không thường trực Hội đồng Bảo
an, v.v..
2. Hội đồng Bảo an: có nhiệm vụ giải quyết hoà bình các xung
đột, có hành động đối với những đe dọa hoà bình, phá hoại hoà bình
và hành động xâm lược.
3. Hội đồng Kinh tế - Xã hội: thực hiện hợp tác quốc tế trong
các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo,...
4. Hội đồng Thác quản: giám sát các vùng lãnh thổ thác quản.
5. Toà án Quốc tế: giải quyết tranh chấp theo luật và pháp điển
hoá luật pháp quốc tế.
6. Ban Thư ký: do Tổng thư ký điều hành và là viên chức cao
cấp nhất của Liên hợp quốc.
Ngoài sáu cơ quan chính, còn có các cơ quan chuyên môn, các
tổ chức liên chính phủ gắn với Liên hợp quốc như: Tổ chức Lao
động thế giới (ILO); Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên
hợp quốc (FAO); Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên
hợp quốc (UNESCO); Tổ chức Y tế thế giới (WHO); Ngân hàng
Thế giới (WB); Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF); Liên minh Viễn thông
quốc tế (IIU); Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO); Tổ chức Hàng
hải quốc tế (IMO); Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO); Quỹ
quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD); Cơ quan Năng lượng
nguyên tử quốc tế (IAEA); Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên
hợp quốc (UNIDO).
Các chương trình, quỹ thuộc Liên hợp quốc bao gồm: Chương
474
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP); Quỹ Dân số Liên hợp
quốc (UNFPA); Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF); Chương
trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP); Cao ủy Liên hợp quốc về
người tị nạn (UNHCR); Chương trình Kiểm soát ma tuý Liên hợp
quốc (UNDCP); Quỹ Trang thiết bị Liên hợp quốc (UNCDF);
Chương trình Lương thực thế giới (WFP hay PAM).
Việt Nam từng mong muốn gia nhập Liên hợp quốc từ năm
1945-1946, song không thành công. Ngày 20-9-1977, tại khóa họp
thứ 32 của Đại hội đồng, Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ
149 của Liên hợp quốc. Từ khi trở thành thành viên, Việt Nam đã
có đóng góp tích cực vào các hoạt động của Liên hợp quốc, làm
Phó Chủ tịch Đại hội đồng nhiệm kỳ 1997 - được bầu vào Hội đồng
Kinh tế và xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), Hội đồng Thống đốc
Cơ quan Nguyên tử năng lượng quốc tế, Hội đồng Điều hành Quỹ
Dân số Liên hợp quốc. Đặc biệt Việt Nam đã được bầu làm thành
viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm
kỳ 2008-2009 Ủy ban di sản của UNESCO, Hội đồng nhân quyền
Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 với số phiếu tín nhiệm rất cao.
Việt Nam đã hoàn thành trọng trách và được các thành viên khác
đánh giá cao, v.v.. Mặt khác, Việt Nam cũng nhận được sự tài trợ
đáng kể từ các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, ngay cả từ
lúc Việt Nam chưa là thành viên. Giai đoạn 1977-1986, Việt Nam
đã nhận được tổng viện trợ trị giá 500 triệu USD, còn trong giai
đoạn 1986-2000 là hơn 630 triệu USD. Trong giai đoạn gần đây,
nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết phát triển có sự tham gia
của toàn xã hội, Liên hợp quốc đã cung cấp tư vấn chính sách cho
Chính phủ; giúp Việt Nam củng cố thể chế thực hiện hiệu quả các
chính sách nhằm bảo đảm cho mọi người dân đều được hưởng lợi
từ phát triển; cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và một loạt các hình thức hỗ
475
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

trợ và dịch vụ khác. Việt Nam cũng là một trong tám nước thí điểm
triển khai Sáng kiến Một Liên hợp quốc với mục đích nhằm làm
tăng khả năng đáp ứng và tính hiệu quả của Liên hợp quốc tại Việt
Nam đối với những nhu cầu đang biến đổi nhanh chóng của đất
nước.
Tóm lại, Liên hợp quốc có vai trò quan trọng to lớn trong quan
hệ quốc tế, đã có đóng góp đáng kể cho hoà bình, an ninh và phát
triển trên toàn thế giới trong hơn
50 năm qua. Tuy nhiên, do bị thao túng, nên có lúc Liên hợp quốc
chưa hoàn thành sứ mệnh của mình.
Phong trào Không liên kết (Non-Aligned Movement: NAM)
Phong trào Không liên kết ra đời trong cao trào giải phóng dân
tộc làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và trong bối cảnh Chiến tranh
lạnh có nguy cơ dẫn đến chiến tranh thế giới mới. Chính sách
không liên kết là biểu thị ý chí của các nước độc lập non trẻ Á, Phi,
Mỹ Latinh đoàn kết đấu tranh, bảo vệ và củng cố độc lập chính trị,
từng bước giành độc lập kinh tế, bảo vệ hoà bình thế giới để tồn tại
và phát triển. Mặc dù hết sức đa dạng về văn hoá, chế độ chính trị -
xã hội, về lợi ích dân tộc, nhưng các nước thành viên NAM có
nhiều đặc điểm giống nhau: đều đã bị thực dân đô hộ, kinh tế kém
phát triển, chung nguyện vọng muốn có hoà bình ổn định để xây
dựng đất nước, thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Đó là cơ sở trở
thành một tập hợp lực lượng rộng rãi. Tiền thân của NAM là Hội
nghị Á - Phi diễn ra tại Bangdung, Inđônêxia (tháng 4-1955) với sự
tham gia của 29 nước Á - Phi. Hội nghị các vị đứng đầu nhà nước
và chính phủ các nước không liên kết tại Beograt, Nam Tư vào đầu
tháng 9-1961 đã chính thức khai sinh ra NAM.
Tính đến năm 2012, Phong trào Không liên kết có 120 thành
viên.
476
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

Tôn chỉ, mục đích: đấu tranh cho quyền tự quyết của các dân
tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, thủ tiêu chủ nghĩa thực dân cũ và
thực dân mới; theo đuổi năm nguyên tắc chỉ đạo: hoà bình, độc lập,
phát triển, không liên kết và không tham gia khối, nhóm quân sự,
chính trị nào.
Cơ cấu tổ chức: phong trào này không có trụ sở hay cơ chế
thường trực (Uỷ ban phối hợp hoạt động theo cơ chế ad-hoc tại
Liên hợp quốc). Phong trào Không liên kết là một loại thể chế quốc
tế đặc biệt, là một hiện tượng mới trong luật pháp quốc tế, không
đơn thuần là một hội nghị hoặc diễn đàn liên chính phủ họp định
kỳ, mà cũng không phải là một tổ chức của các nước do một điều
ước quốc tế lập ra, có điều lệ rõ ràng và được thể chế hoá chặt chẽ.
Mức độ thể chế hoá của phong trào tương đối lỏng lẻo và thể hiện
chủ yếu ở tập quán và lề lối hoạt động. Qua thực tiễn hoạt động đã
hình thành một hệ thống tổ chức gồm ba cấp: i) Hội nghị cấp cao
các vị đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ, thông thường ba năm
họp một lần; ii) Giữa hai kỳ hội nghị cấp cao, có hội nghị toàn thể
các bộ trưởng ngoại giao và một số hội nghị khác khi cần; iii) Cơ
quan thường trực là Uỷ ban phối hợp, thường xuyên hoạt động ở
cấp đại sứ - đại diện các nước Không liên kết bên cạnh Liên hợp
quốc tại New York. Uỷ ban phối hợp có thể họp cấp bộ trưởng khi
cần. Cuộc họp cấp bộ trưởng tại New York được tổ chức cùng đợt
với các kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc hằng năm.
Nhìn chung, Phong trào Không liên kết có đóng góp tích cực
vào việc giải quyết các vấn đề quan trọng của thế giới. Hoạt động
của Phong trào luôn thể hiện cuộc đấu tranh gay go, phức tạp giữa
hai khuynh hướng: một bên là khuynh hướng tăng cường đoàn kết
nội bộ, mở rộng hợp tác với các lực lượng hoà bình và dân chủ khác
với một bên là các thế lực đồng minh công khai hoặc giấu mặt của
477
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

đế quốc muốn lái phong trào đi chệch mục tiêu cơ bản, làm suy yếu
phong trào. Trong Chiến tranh lạnh, Phong trào Không liên kết với
những nguyên tắc, mục tiêu cơ bản của mình, đã có vai trò và đóng
góp quan trọng vào đời sống chính trị quốc tế nói chung và việc bảo
vệ lợi ích đối với các nước đang phát triển nói riêng. Tình hình thế
giới thực tế đã có những biến đổi sâu sắc theo chiều hướng tích cực
nhờ có sự đoàn kết đấu tranh của các lực lượng hoà bình, độc lập và
dân chủ mà Phong trào Không liên kết là một bộ phận. Phong trào
đã góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình và an
ninh quốc tế, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đòi giải trừ
quân bị và thành lập khu vực hoà bình và phi hạt nhân. Phong trào
đã cổ vũ và ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ
độc lập dân tộc, là lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh đòi
thiết lập trật tự kinh tế quốc tế mới và trật tự thông tin quốc tế mới.
Phong trào có đóng góp đáng kể vào việc giải quyết tranh chấp và
xung đột giữa các nước thành viên bằng biện pháp hoà bình.
Sau Chiến tranh lạnh, phong trào, trong thời kỳ đầu, đã có
những khó khăn nhất định. Các nước đang phát triển tiếp tục đứng
trước nguy cơ bị can thiệp và áp đặt, phương hại cho độc lập, chủ
quyền và quyền lợi của mình. Phong trào Không liên kết vẫn là diễn
đàn phối hợp, góp phần bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia và phát
triển, chống sự áp đặt của các nước lớn và chống sự bất bình đẳng
trong quan hệ Bắc - Nam, phối hợp lập trường chung tại Liên hợp
quốc và các diễn đàn quốc tế khác. Phong trào Không liên kết vẫn
là một tập hợp lực lượng chính trị hùng hậu, là diễn đàn quan trọng
để các nước không liên kết đang phát triển hình thành tiếng nói
chung đối với các vấn đề toàn cầu quan trọng liên quan đến hoà
bình, an ninh và phát triển.
Năm 1955, Việt Nam tham dự Hội nghị Á - Phi ở Bangdung
478
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

(Inđônêxia). Từ năm 1970 đến 1973, Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam làm quan sát viên, rồi thành
viên của Phong trào Không liên kết. Năm 1976 tại Hội nghị cấp cao
lần thứ V (Colombo, Xri Lanca), nước Việt Nam thống nhất gia
nhập Phong trào Không liên kết. Bằng tấm gương sáng và thắng lợi
của sự nghiệp chống ngoại xâm của mình, Việt Nam đã sớm gắn bó
và đóng góp vào những mục tiêu và quá trình hình thành Phong trào
Không liên kết. Việt Nam đã đi đầu trong phong trào giải phóng
dân tộc, góp phần quan trọng xoá bỏ chủ nghĩa thực dân, chống chủ
nghĩa đế quốc. Từ khi tham gia phong trào, Việt Nam đã tham dự
tất cả các hội nghị cấp cao và hội nghị bộ trưởng ngoại giao, phối
hợp chặt chẽ với các lực lượng, tăng cường đoàn kết, đề cao vai trò
của phong trào, nỗ lực đấu tranh cho mục tiêu hoà bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội; có nhiều đóng góp quan trọng vào
việc xây dựng các văn kiện của hội nghị; đưa ra một số khuyến nghị
cụ thể nâng cao vai trò của phong trào trên các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, thương mại, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm phát triển của
Việt Nam. Phương châm của Việt Nam là: kiên trì các mục tiêu cơ
bản, thúc đẩy đoàn kết của phong trào; đóng góp một cách có lựa
chọn đối với các vấn đề chung của phong trào, tránh những vấn đề
dễ gây tranh cãi, ảnh hưởng tới quan hệ của ta với các nước lớn;
tăng cường tham khảo và phối hợp với các nước Không liên kết chủ
chốt.
Cộng đồng Pháp ngữ (Organisation internationale de la
Francophonie): cuối thế kỷ XIX, nhà địa lý người Pháp O. Reclus
đã dùng khái niệm Cộng đồng để chỉ toàn bộ các dân tộc, vùng nói
tiếng Pháp trên thế giới. Trong những năm 1960, cùng với quá trình
phi thực dân hoá, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quan hệ giữa các nước
mới giành độc lập với nhau cũng như với chính quốc ngày càng
479
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

phát triển. Đầu năm 1962, Tổng thống Xênêgan Léopold Sédar
Senghor đã khởi xướng phong trào vận động thành lập Cộng đồng
nói tiếng Pháp. Một số tổ chức quốc tế sử dụng tiếng Pháp đã ra đời
như Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục (1960), Cơ quan Đại học Pháp
ngữ (1961), Liên minh nghị sĩ tiếng Pháp (1967). Và tháng 02-
1986, theo sáng kiến của Tổng thống Pháp F. Mitterrand, Hội nghị
cấp cao lần thứ I đã họp tại Paris với sự tham gia của gần 40 vị
đứng đầu nhà nước, chính phủ có sử dụng tiếng Pháp, đánh dấu sự
ra đời của một cộng đồng quốc tế mang tính văn hoá. Có ba yếu tố
đưa đến việc hình thành và phát triển Cộng đồng:
- Phong trào giải phóng dân tộc, phi thực dân hoá trong những
năm 1960;
- Trào lưu tự khẳng định bản sắc văn hoá dân tộc;
- Sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật.
Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ:
- Thiết lập và phát triển dân chủ.
- Phòng chống, đối kháng các vi phạm về quyền con người.
- Tăng cường đối thoại giữa các nền văn hoá và văn minh.
- Xích các dân tộc lại gần nhau bởi sự hiểu biết lẫn nhau.
- Củng cố tình đoàn kết bởi các hợp tác đa phương nhằm phát
triển kinh tế, giáo dục - đào tạo.
- Cộng đồng Pháp ngữ hoạt động dựa trên nguyên tắc tôn trọng
chủ quyền quốc gia, ngôn ngữ và văn hoá của mỗi dân tộc, giữ vị trí
trung lập, không can thiệp vào các vấn đề chính trị nội bộ.
Kể từ ngày thành lập đến nay, Cộng đồng Pháp ngữ đã tiến
hành 12 kỳ họp thượng đỉnh. Tháng 11-1997, Hội nghị cấp cao lần
thứ VII đã được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Đây là lần đầu tiên một
Hội nghị cấp cao của Cộng đồng được tổ chức ở châu Á. Hội nghị
đã thành công tốt đẹp, đánh dấu sự hoàn thiện quá trình cải cách thể
480
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

chế của Cộng đồng với việc chấp thuận Hiến chương Pháp ngữ sửa
đổi và lần đầu tiên bên cạnh chức vụ Tổng Giám đốc Cơ quan Pháp
ngữ, Hội nghị đã bầu ra Tổng thư ký Pháp ngữ với mục đích nâng
cao vị thế và hiệu quả của Cộng đồng Pháp ngữ.
Hội nghị cấp cao Pháp ngữ Hà Nội năm 1997 đã khẳng định
một cách sinh động và nổi bật đặc điểm vốn có của Cộng đồng
Pháp ngữ là sự thống nhất trong đa dạng, là một không gian đối
thoại giữa các nền văn hoá với nhau, và đặc biệt nhấn mạnh hợp tác
kinh tế như một nội dung và mục tiêu chính của Cộng đồng. Tháng
12-1998, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Pháp ngữ lần thứ XII đã
quyết định tên gọi mới của Cộng đồng là Tổ chức quốc tế Pháp
ngữ, bên cạnh tên gọi chính thức Cộng đồng các nước có sử dụng
tiếng Pháp. Cho đến nay, Cộng đồng tiến hành 15 hội nghị thượng
đỉnh. Hội nghị cấp cao lần thứ XV diễn ra từ ngày 29 đến 30-11-
2014 tại Dakar, Xênêgan. Hội nghị đã bầu bà Michaëlle Jean làm
tổng thư ký thay cho cựu Tổng thống Xênêgan Abdou Diouf, người
đã giữ chức vụ này suốt 12 năm. Tính đến tháng 11-2014, Cộng
đồng đã có 57 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên chính thức, 20
quan sát viên và thành viên không chính thức, quy tụ 274 triệu
người trên thế giới (13%) có sử dụng tiếng Pháp. Hội nghị cấp cao
lần thứ XV kết nạp thêm ba thành viên mới, đưa tổng số thành viên
lên 60 nước.
Tổ chức của Cộng đồng: Hội nghị cấp cao những người đứng
đầu nhà nước và chính phủ các nước có sử dụng tiếng Pháp là cơ
quan tối cao của Cộng đồng. Hội nghị họp hai năm một lần nhằm
xem xét những vấn đề lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học
- công nghệ liên quan đến Cộng đồng và đề ra đường lối, phương
hướng hợp tác chung giữa các nước trong Cộng đồng. Những quyết
định của Hội nghị được thông qua theo thể thức “đồng thuận”
481
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

(consensus).
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Pháp ngữ (CMF) là cơ quan
chính trị thứ hai sau Hội nghị cấp cao, họp mỗi năm một lần (ngoài
những kỳ họp bất thường) nhằm đảm bảo sự nối tiếp về chính trị,
chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao, khuyến nghị Hội nghị cấp cao chấp
thuận những thành viên chính thức hay thành viên liên kết mới và
quyết định các chương trình, dự án và ngân sách. CMF đồng thời là
Đại hội đồng của Cơ quan Pháp ngữ (ACCT).
Hội đồng thường trực Pháp ngữ (CPF) là cơ quan chính trị
thường trực của Cộng đồng. Hội đồng gồm đại diện cá nhân của các
vị đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước thành viên của Hội
nghị cấp cao. Tổng thư ký Pháp ngữ là Chủ tịch Ban Chấp hành của
Hội đồng. Hội đồng đặt trụ sở tại Paris. Mỗi năm Hội đồng họp ít
nhất bốn kỳ. Chức năng của Hội đồng gồm: chuẩn bị Hội nghị cấp
cao và theo dõi việc thực hiện các quyết định của Hội nghị cấp cao,
giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội nghị Bộ trưởng
Ngoại giao, quyết định phân bổ Quỹ đa phương duy nhất và kiểm
tra việc thực hiện... Hội đồng thường trực Pháp ngữ đồng thời cũng
là Hội đồng quản trị của Cơ quan Pháp ngữ.
Ban Tổng thư ký Pháp ngữ được đặt dưới sự chỉ đạo của Tổng
thư ký Pháp ngữ. Tổng thư ký Pháp ngữ do những người đứng đầu
nhà nước và chính phủ các nước thành viên bầu ra với nhiệm kỳ
bốn năm. Tổng thư ký Pháp ngữ chịu sự chỉ đạo của Hội nghị cấp
cao, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Hội đồng thường trực Pháp
ngữ. Tổng thư ký là người phát ngôn chính trị và đại diện chính
thức của Cộng đồng trên trường quốc tế, đồng thời là người điều
phối các hoạt động hợp tác đa phương Pháp ngữ.
Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành có nhiệm vụ tăng cường sự
hợp tác nhiều mặt giữa các nước thành viên. Nhiều Hội nghị Bộ
482
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

trưởng chuyên ngành của Cộng đồng đã được triệu tập để triển khai
việc thực hiện các chương trình, dự án hợp tác đã được thông qua
tại các Hội nghị cấp cao và xem xét đề ra những phương hướng và
kế hoạch hợp tác cụ thể trong từng lĩnh vực giữa các nước thành
viên Cộng đồng và cũng để phối hợp hành động trong những lĩnh
vực đó trên bình diện quốc tế.
Các cơ quan thực thi của Hội nghị cấp cao bao gồm: Cơ quan
Pháp ngữ (ACCT); Cơ quan đại học Pháp ngữ
(AUPELF - UREF); Đài Truyền hình quốc tế Pháp ngữ (TV5); Đại
học Senghor d'Alexandrie (Ai Cập); Hiệp hội quốc tế thị trưởng các
thành phố có sử dụng tiếng Pháp (AIMF).
Việt Nam gia nhập ACCT từ năm 1979 và tham dự tất cả các
hội nghị cấp cao, đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao lần thứ VII
(1997). Từ tháng 01-1996 là Phó Chủ tịch và từ tháng 01-1997 đến
tháng 01-1999 là Chủ tịch CPF.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): là một tổ chức
liên chính phủ của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
ASEAN thành lập tháng 8-1967 với năm thành viên sáng lập là:
Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Xingapo và Philíppin. Năm 1984 có
Brunây, năm 1995 có Việt Nam, năm 1997 có Lào, Mianma và năm
1999 có Campuchia gia nhập ASEAN, lúc này ASEAN bao gồm
đầy đủ 10 nước Đông Nam Á. Timo Lexte mới trở thành quốc gia
độc lập năm 2002, là ửng cử viên, còn Papua Niu Ghinê là quan sát
viên của ASEAN. Khu vực ASEAN có diện tích 4,46 triệu km 2 (3%
diện tích trái đất), dân số khoảng 600 triệu người (8,8% dân số thế
giới), GDP năm 2010 khoảng 1.800 tỷ USD, nền kinh tế khu vực
ASEAN đứng thứ 10 thế giới. ASEAN có quan hệ đối tác với các
nước lớn và đang là lực lượng chủ đạo trong nhiều cơ chế hợp tác
khu vực. Ngày 15-12-2008, Hiến chương ASEAN có hiệu lực, với
483
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

mục tiêu tiến gần hơn tới một "cộng đồng kiểu EU". Hiến chương
biến ASEAN trở thành một thực thể pháp lý với các mục tiêu tạo
lập một khu vực tự do thương mại duy nhất cho khu vực.
Mục đích: giữ vững hoà bình, an ninh, ổn định khu vực để xây
dựng một cộng đồng hoà hợp, hợp tác, cùng nhau phát triển kinh tế
- xã hội.
Nguyên tắc hoạt động:
- Nguyên tắc về quan hệ song phương và đa phương: tôn trọng
chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau, tiến tới tuân thủ
các quy định chung trong Hiến chương ASEAN.
- Nguyên tắc điều phối hoạt động, có ba nguyên tắc chủ yếu là:
nguyên tắc nhất trí, nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc 6-X, là sáu
nguyên tắc được nêu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông
Nam Á (Hiệp ước Bali năm 1976).
Cơ cấu tổ chức: Hội nghị cấp cao (là cơ quan quyết định cao
nhất, họp hai lần một năm); bốn Hội đồng cấp Bộ trưởng, trong đó
có ba Hội đồng về từng trụ cột của Cộng đồng ASEAN (Cộng đồng
chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế, và Cộng đồng văn hoá - xã
hội) và một Hội đồng điều phối chung (gồm các Ngoại trưởng); Các
Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành; Uỷ ban các Đại diện thường
trực của các nước tại ASEAN thường trú tại Jakarta, Inđônêxia;
Ban Thư ký ASEAN và Tổng thư ký ASEAN; Ban Thư ký ASEAN
quốc gia; Cơ quan Nhân quyền ASEAN...
ASEAN cũng tăng cường hợp tác với bên ngoài, là lực lượng
nòng cốt thúc đẩy hợp tác Đông Á và khu vực châu Á - Thái Bình
Dương. Đã hình thành các cơ chế ASEAN với các nước đối thoại
như: ASEAN+3, ASEAN+1, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)...
Trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã tích
cực tham gia các hoạt động của ASEAN, có những đóng góp đáng
484
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

kể cho sự phát triển của ASEAN. Việt Nam đã tổ chức rất thành
công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 (1998) tại Hà Nội. Năm
2010, kỷ niệm 15 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam có vinh dự thực
hiện nhiệm vụ Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Việt Nam vừa tổ
chức rất thành công Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 tại Hà Nội
và các hội nghị liên quan, được dư luận đánh giá cao.
Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM): có tới 45 thành viên, gồm
17 nước châu Á và 28 nước châu Âu. Hợp tác Á - Âu dựa trên ba
trụ cột là hợp tác kinh tế, hợp tác chính trị - an ninh, hợp tác văn
hóa. Diễn đàn hợp tác Á - Âu thành lập vào tháng 3-1996 tại
Bangkok, Thái Lan. Tiếp theo là ASEM 2 tại London, Anh (1998),
ASEM 3 tại Seoul, Hàn Quốc (2000), ASEM 4 tại Kopenhagen,
Đan Mạch (2002), ASEM 5 tại Hà Nội năm 2004. Tại ASEM 5, đã
kết nạp thêm nhiều thành viên mới là 10 nước mới gia nhập EU và
ba nước ASEAN là Lào, Campuchia và Mianma, đưa tổng số thành
viên lên 39. ASEM 6 diễn ra tại Helsinki, Phần Lan (2006) và
ASEM 7 tại Bắc Kinh, Trung Quốc (2008). Hội nghị cấp cao
ASEM 6 (tháng 9-2006) tại Helsinki, Phần Lan đã quyết định kết
nạp thêm Bungari và Rumani (các thành viên mới của EU) về phía
các nước châu Âu; Ấn Độ, Pakixtan, Mông Cổ và Ban Thư ký
ASEAN về phía các nước châu Á vào quá trình ASEM. Các nước
này sẽ tham gia các Hội nghị Á - Âu tiếp theo.
Kể từ khi ra đời đến nay, ASEM đã có những đóng góp đáng kể
vào việc mở rộng các quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa châu Âu và
châu Á. ASEM ra đời là kết quả của những cố gắng liên tục của cả
ASEAN và EU. Nó không chỉ đánh dấu một kỷ nguyên mới trong
quan hệ giữa châu Á và châu Âu, mà còn hoàn tất một sứ mệnh
quan trọng là tạo ra cạnh thứ ba trong tam giác kinh tế Bắc Mỹ -
Tây Âu và Đông Á. Sự liên kết của ba trụ cột kinh tế này không chỉ
485
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

tạo nên sự cân bằng giữa ba trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới, có
lợi cho hoà bình và phát triển của toàn nhân loại mà còn tạo điều
kiện thuận lợi hơn cho ASEAN trong quan hệ kinh tế với cả ba
trung tâm trên, trước hết là trong quan hệ với EU.
Vì lẽ đó, tiến trình này đang thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia
ở cả hai châu lục. Nhiều nước trong đó có Ôxtrâylia, Niu Dilân và
cả Liên bang Nga đều mong muốn được tham gia vào ASEM.
Việt Nam là thành viên sáng lập của ASEM, đã đăng cai rất
thành công Hội nghị cấp cao ASEM 5 và có những đóng góp tốt
giúp tăng cường hợp tác giữa hai châu lục và nâng cao uy tín, ảnh
hưởng của ASEM trong khu vực và trên thế giới.
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
ra đời năm 1989, lúc đầu gồm 12 thành viên là Ôxtrâylia, Brunây,
Canađa, Inđônêxia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Niu Dilân,
Philíppin, Xingapo, Thái Lan và Mỹ. Sau đó APEC nhanh chóng
mở rộng lên 21 thành viên: Trung Quốc, Hồng Kông - Trung Quốc,
Đài Bắc - Trung Quốc (1991), Mêhicô, Papua Niu Ghinê (1993),
Chilê (1994), Pêru, Nga và Việt Nam (1998). APEC là tổ chức hợp
tác kinh tế khu vực có quy mô lớn nhất thế giới: chiếm 60% GDP
thế giới (26 nghìn tỷ USD) và 40% dân số thế giới (2,6 tỷ người).
Mục tiêu của việc thành lập APEC là:
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững;
- Phát triển và củng cố hệ thống thương mại đa phương toàn
cầu;
- Tăng cường tính lệ thuộc lẫn nhau và sự thịnh vượng của các
nền kinh tế thành viên.
Năm 1993, Hội nghị cấp cao tại Blake Island, Mỹ đã đưa ra các
mục tiêu liên kết kinh tế dài hạn hơn. Cuộc gặp cấp cao năm 1994
tại Bogo, Inđônêxia đã nhất trí các Mục tiêu Bogo về tự do và mở
486
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

cửa thương mại và đầu tư trong khu vực vào năm 2010 đối với các
nền kinh tế công nghiệp phát triển và năm 2020 đối với các nền
kinh tế đang phát triển. Để thực hiện mục tiêu trên, APEC đã thông
qua Kế hoạch hành động Osaka (1995), Lộ trình Busan (2005). Từ
ngày thành lập đến nay, APEC đã tổ chức 22 hội nghị cấp cao, Hội
nghị cấp cao lần thứ 22 mới diễn ra từ ngày 9 đến 11-11-2014 tại
Bắc Kinh (Trung Quốc).
Là thành viên APEC từ năm 1998, Việt Nam ngày càng tham
gia tích cực và có tiếng nói quan trọng trong Diễn đàn. Tham gia
Diễn đàn không chỉ giúp Việt Nam mở rộng hơn nữa thị trường
xuất khẩu, tiếp cận các nguồn đầu tư, nâng cao vị thế trong khu vực
và trên thế giới, mặt khác, tham gia APEC tạo cho chúng ta thuận
lợi hơn để tiến tới gia nhập WTO... Việt Nam đã rất thành công
trong việc tổ chức Hội nghị cấp cao APEC 14 tại Hà Nội (tháng 11-
2006) với chủ đề “Hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát
triển bền vững và thịnh vượng”. Hội nghị xác định đó là mục tiêu
lâu dài, cần phải nỗ lực hơn nữa. Trước mắt cần thực hiện các Mục
tiêu Bogo, đặc biệt là Lộ trình Busan. Hội nghị APEC 14 đã thông
qua Tuyên bố Hà Nội, Kế hoạch hành động Hà Nội thực hiện Lộ
trình Busan, Tuyên bố về chương trình nghị sự phát triển vòng
Doha của WTO...
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): là tổ chức nhằm thúc
đẩy tự do hoá thương mại trên toàn cầu và củng cố việc tuân thủ các
quy định về thương mại. Tiền thân của WTO là GATT - Hiệp định
chung về thuế quan và thương mại (General Agreement on Trade
and Tariffs). GATT có hiệu lực từ ngày 01-01-1948. Năm 1994, sau
Vòng đàm phán Urugoay, các thành viên của GATT nhất trí thành
lập tổ chức WTO thay thế cho GATT. WTO chính thức hoạt động
từ ngày 01-01-1995, và khác với GATT trên nhiều phương diện.
487
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

Mục đích của WTO là đấu tranh để tự do hoá thương mại quốc tế,
thông qua các vòng đàm phán nhằm giải quyết những bất đồng
trong thương mại quốc tế, giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan, xây dựng các luật lệ trong thương mại quốc tế nhằm thúc đẩy
nền thương mại thế giới tăng trưởng nhanh. Giá trị trao đổi mậu
dịch WTO chiếm hơn 90% tổng giá trị buôn bán toàn cầu.
Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của WTO là:
- Tạo điều kiện cho việc thực hiện các hiệp định thương mại đã
ký kết.
- Là diễn đàn để thương lượng, giải quyết tranh chấp giữa các
quốc gia thành viên.
- Chỉ đạo cơ quan giải quyết các tranh chấp.
- Quản lý, xem xét các chính sách thương mại.
- Hợp tác với IMF, WB trong các vấn đề thích hợp.
So với GATT, WTO đạt được nhiều tiến bộ trong lĩnh vực tự do
hóa thương mại như: đã đưa trao đổi thương mại dịch vụ vào nội
dung đàm phán cũng như các vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,
vấn đề hàng dệt may,... Hệ thống các nguyên tắc thương mại mà
chủ yếu là các hiệp định thương mại đa biên đã cho thấy WTO thật
sự là môi trường cho thương mại quốc tế phát triển. Cơ chế giải
quyết tranh chấp được tăng cường và mang tính khả thi cao là một
biểu hiện cho sự tiến bộ, đặc biệt trong việc bảo đảm cho các nền
kinh tế nhỏ có quyền giành được sự công bằng trong tranh chấp
thương mại quốc tế. Khi mới thành lập năm 1995, WTO có 128
thành viên, tính đến tháng 7-2016, số thành viên đã tăng lên 162, và
nhiều nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế tham gia với tư cách
là quan sát viên.
Đại hội đồng là cơ quan lãnh đạo của WTO, tuy nhiên Hội nghị
Bộ trưởng các nước thành viên họp hai năm một lần mới là cơ quan
488
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

quyền lực tối cao có trách nhiệm chỉ định chủ tịch tổ chức và giám
sát hoạt động của hội đồng chung. Điều hành công việc hằng ngày
của WTO là Tổng giám đốc. Trợ giúp có bốn Phó Tổng giám đốc
và Ban Thư ký với 601 người. Trụ sở của WTO đặt tại Geneva,
Thụy Sĩ.
Việt Nam xin gia nhập WTO từ năm 1995. Sau tiến trình chuẩn
bị và đàm phán hơn 11 năm, ngày 07-11-2006, Việt Nam chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

2. Vài nhận xét về hoạt động ngoại giao đa phương của Việt
Nam

Thứ nhất, cũng như lịch sử ngoại giao thế giới, trong lịch sử
ngoại giao của nước Việt Nam mới, hoạt động ngoại giao đa
phương ra đời muộn hơn ngoại giao song phương. Lần đầu tiên
Việt Nam cử đoàn đại biểu tham dự hội nghị quốc tế là Hội nghị
Geneva năm 1954 về Đông Dương từ tháng 5 đến tháng 7-1954 1.
Từ đó đến nay, hoạt động ngoại giao đa phương của Việt Nam có
thể chia làm ba thời kỳ chính: trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và chống đế quốc Mỹ; trong thời kỳ hậu chiến; và trong
thời kỳ đổi mới, sôi nổi nhất là thời kỳ đổi mới.
Thứ hai, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, Việt Nam đã tham gia những hoạt động ngoại
giao đa phương nổi bật sau đây: Hội nghị Geneva năm 1954 về
Đông Dương (gồm có chín đoàn, từ ngày 8 tháng 5 đến 21-7-1954);
Hội nghị Geneva năm 1962 về Lào (gồm có 14 đoàn, từ tháng 5-

1
. Dưới góc độ ngoại giao nhân dân, ngay từ tháng 4-1947, lần đầu tiên
Việt Nam đã cử đoàn đại biểu tham dự Hội nghị Liên Á tại New Delhi, Ấn Độ
và Hội nghị các nước châu Á ủng hộ nhân dân Inđônêxia chống hành động
xâm lược của Hà Lan.
489
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

1961 đến tháng 7-1962); Hội nghị các đảng cộng sản và công nhân
quốc tế trong các năm 1957, 1960. Trong thời kỳ hậu chiến, hoạt
động ngoại giao đa phương sôi động nhất là việc chúng ta
tham gia các hội nghị của ba nước Đông Dương về vấn đề
Campuchia và các hoạt động tại Liên hợp quốc, Phong trào Không
liên kết... Bên cạnh đó, hoạt động ngoại giao đa phương của chúng
ta còn được thực hiện tại các tổ chức của Cộng đồng xã hội chủ
nghĩa, chủ yếu tại Hội đồng Tương trợ kinh tế (Việt Nam gia nhập
Hội đồng Tương trợ kinh tế tháng 6-1978)... Nét đặc thù của ngoại
giao đa phương của chúng ta trong thời kỳ này là luôn bị nhân tố ý
thức hệ, đối đầu hai phe chi phối, tuy có sự phối hợp rất tốt của các
nước xã hội chủ nghĩa nhưng chương trình nghị sự hạn hẹp, chưa có
nhiều nội dung về kinh tế - xã hội... Cùng với hoạt động ngoại giao
đa phương chính thức, chúng ta cũng triển khai rất nhiều hoạt động
ngoại giao đa phương tại các diễn đàn nhân dân như: các tổ chức
hoà bình hữu nghị, các tổ chức đoàn kết Á - Phi - Mỹ Latinh...
nhằm tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ đối với cuộc đấu tranh vì độc
lập, tự do và xây dựng đất nước. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước đã hình thành nên một mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt
Nam chống Mỹ xâm lược vô cùng mạnh mẽ. Một hiện tượng độc
nhất vô nhị trong thời đại ngày nay.
Thứ ba, cùng với sự nghiệp đổi mới, ngoại giao Việt Nam nói
chung và ngoại giao đa phương Việt Nam nói riêng đã có sự chuyển
biến về chất, nhất là đầu thập niên 1990,
sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt, vấn đề Campuchia đã được giải
quyết. Hoạt động của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế từ năm 1986
đến nay có thể được chia làm hai giai đoạn chính:
Giai đoạn 1986-1991, hoạt động ngoại giao đa phương của
chúng ta tập trung theo bốn hướng chính sau:
490
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

- Góp phần vào cuộc đấu tranh ngoại giao xung quanh vấn đề
Campuchia.
- Hỗ trợ cho việc phá thế cô lập về mặt chính trị, đấu tranh
chống các chiến dịch bôi xấu của đối phương trên các vấn đề nhân
quyền.
- Tranh thủ viện trợ phát triển từ hệ thống các tổ chức của Liên
hợp quốc, các tổ chức quốc tế khác góp phần làm thất bại chính
sách cấm vận kinh tế đối với nước ta.
- Phối hợp với Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác và các
lực lượng tiến bộ thế giới trên một số vấn đề quốc tế lớn.
Giai đoạn từ năm 1991 đến nay, là thời điểm trên thế giới đã
diễn ra những chuyển biến quan trọng, tác động trực tiếp tới so sánh
lực lượng, đường hướng hoạt động của các tổ chức quốc tế. Sự sụp
đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu dẫn đến kết thúc sự đối
đầu Xô - Mỹ, kết thúc chiến tranh lạnh; đối với Việt Nam, vấn đề
Campuchia được giải quyết bằng giải pháp chính trị, vì vậy, về cơ
bản chấm dứt một hoạt động trọng điểm của chúng ta và đối
phương tại các tổ chức quốc tế.
Từ đầu những năm 1990, ngoại giao đa phương được mở rộng
sang nhiều diễn đàn khác như: ASEAN, Cộng đồng Pháp ngữ,
ASEM, APEC, WTO và nhiều tổ chức kinh tế, thương mại, tài
chính quốc tế khác. Vấn đề Campuchia được giải quyết đã kết thúc
một vấn đề gây “đau đầu” mà chúng ta phải tốn nhiều công sức
trong nhiều năm tại các tổ chức quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc
và Phong trào Không liên kết. Hoạt động của ta tại các diễn đàn đa
phương nhằm phục vụ chuyển hướng trong chính sách đối ngoại
theo các phương châm:
- Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế; Việt Nam sẵn sàng là
491
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn
đầu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
- Phục vụ “lợi ích cao nhất của dân tộc”.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
- Tăng cường công tác ngoại giao phục vụ phát triển.
Theo những phương châm trên, hoạt động của Việt Nam tại các
tổ chức quốc tế tập trung theo các hướng:
- Tăng cường tham gia vào các công việc tại các tổ chức quốc tế
để góp phần nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế và đóng góp
thoả đáng vào những nỗ lực vì hoà bình, độc lập và phát triển.
- Đấu tranh bảo vệ các lợi ích thiết thân của chúng ta, nhất là
trên các vấn đề nhân quyền, an ninh, lãnh thổ...
- Tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho các
yêu cầu mới của chúng ta về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
kinh tế quốc tế.
Thứ tư, cùng với ngoại giao đa phương nhà nước, hoạt động đối
ngoại đa biên của Quốc hội Việt Nam, hoạt động đối ngoại đa
phương của Đảng, ngoại giao nhân dân đa phương cũng phát triển
mạnh mẽ chưa từng có. Quốc hội nước ta là thành viên tích cực của
Liên minh nghị viện thế giới, tổ chức Nghị viện ASEAN, Nghị viện
Pháp ngữ, Diễn đàn Nghị viện Á - Âu... Liên hiệp Các tổ chức hữu
nghị Việt Nam tham gia rất tích cực trong các diễn đàn đa phương,
các tổ chức đoàn kết Á - Phi, các tổ chức hoà bình, hữu nghị trên
thế giới. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Cựu
chiến binh Việt Nam... cũng thường xuyên tham dự và có đóng góp
tích cực tại các diễn đàn đa phương của tổ chức mình. Bên cạnh đó,
hiện ở nước ta có đại diện của hơn 500 tổ chức phi chính phủ nước
492
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

ngoài, những thành viên rất tích cực của các diễn đàn đa phương
phi chính phủ.
Tựu trung lại, sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa
phương lớn, quan trọng từ năm 1986 đến nay đã quán triệt đường
lối đối ngoại hoà bình, độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa
dạng hoá quan hệ trong từng giai đoạn, được triển khai một cách
chủ động, dưới nhiều hình thức linh hoạt và đưa đến những kết quả
tích cực, nhất là trong giai đoạn khó khăn của những năm 1980.
Chúng ta đã đề ra những chính sách ngoại giao đúng đắn trong quan
hệ với các tổ chức quốc tế. Qua quá trình tham gia đó, ngoại giao đa
phương Việt Nam đã có những bước trưởng thành về nhiều mặt,
tích luỹ được không ít kinh nghiệm quý.

3. Một số bài học kinh nghiệm

Chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bước đầu sau
đây:
1. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt hoạt động ngoại giao song phương
cũng như đa phương của nước ta, như Chủ tịch Hồ Chí Minh
thường xuyên căn dặn, là phải luôn luôn vì lợi ích dân tộc mà phục
vụ. Đồng thời, phải không ngừng học tập, nắm lấy cái “hồn” của
phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh: kết hợp nhuần nhuyễn cương
- nhu, nguyên tắc và sách lược mềm dẻo, khôn khéo, chủ động tiến
công, nhiều sáng kiến, quyết đoán trong các bước ngoặt; nắm chắc
và vận dụng “ngũ tri”: biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng
và biết biến.
2. Sức mạnh toàn diện ở trong nước, vị thế quốc tế, chính sách
đối ngoại của chúng ta và xu thế quốc tế là các nhân tố ảnh hưởng
quyết định đến hoạt động tại các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, việc
493
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

hiểu được bản chất của các tổ chức quốc tế, chính sách của các
nước lớn/nhóm nước lớn đối với các tổ chức quốc tế, bộ máy và thủ
tục hoạt động của các tổ chức đó cũng có ý nghĩa không kém phần
quan trọng. Đồng thời, cần hết sức linh hoạt, mềm dẻo về sách
lược, biện pháp thực hiện và nhạy bén với tình hình để đề ra chủ
trương, sách lược phù hợp với từng đối tượng, từng vấn đề.
3. Ngoại giao song phương và ngoại giao đa phương luôn có sự
tác động qua lại lẫn nhau. Quan hệ song phương tốt sẽ giúp làm
giảm sức ép đối với chúng ta hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho chúng
ta phát huy ưu thế tại các diễn đàn quốc tế. Ngược lại, quan hệ đa
phương tốt sẽ thúc đẩy quan hệ song phương phát triển. Nhiều vấn
đề có khi không giải quyết được, hoặc gây bế tắc trong quan hệ
song phương, nhưng khi ra diễn đàn đa phương lại đạt được những
kết quả nhất định.
4. Do phải cùng một lúc xử lý quan hệ với nhiều đối tác nên vấn
đề tập hợp lực lượng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động
ngoại giao đa phương. Nếu không giải quyết tốt các mối quan hệ
này, chúng ta dễ bị đẩy vào thế bị cô lập hoặc đối đầu. Ngược lại,
nếu biết tranh thủ tận dụng các mối quan hệ mang tính đặc thù tại
diễn đàn đa phương, chúng ta có thể tranh thủ được dư luận quốc tế
có lợi.
5. Trong một số vấn đề nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền, tôn
giáo,... cần có các biện pháp để giữ thế chủ động trong đấu tranh, đề
cao đối thoại, hợp tác và tránh đối đầu. Chủ động, tăng cường đối
thoại nhân quyền song phương sẽ hạn chế việc các nước chỉ trích
chúng ta tại diễn đàn đa phương; ngược lại, tăng cường trao đổi,
hợp tác tại diễn đàn đa phương sẽ giảm việc bị gây khó khăn về vấn
đề nhân quyền, tôn giáo trong quan hệ song phương. Tóm lại, chủ
động, tăng cường đối thoại cả song phương và đa phương sẽ làm
494
CHƯƠNG XIII: NGOẠI GIAO ĐA PHƯƠNG

đối tác, đối tượng hiểu đúng chúng ta hơn.


6. Sự thành công của hoạt động đối ngoại tại các diễn đàn quốc
tế trong thời gian qua có đóng góp không nhỏ của nhiều thế hệ cán
bộ ngoại giao. Nhà ngoại giao đa phương cần có kiến thức rộng,
ngoại ngữ giỏi, kỹ năng thuyết trình trước cử tọa, tiếp xúc, đối
thoại, thuyết phục người đối thoại... Yêu cầu mới đối với sự tham
gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương đòi hỏi phải tiếp tục
có chính sách đào tạo, bồi dưỡng thoả đáng để xây dựng một đội
ngũ cán bộ ngoại giao đa phương ngang tầm với nhiệm vụ mới.
495

Chương XIV
LỄ TÂN NGOẠI GIAO

I. LỄ TÂN NGOẠI GIAO TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hiện nay trong cộng đồng quốc tế có đến hơn 200 quốc gia và
vùng lãnh thổ lớn nhỏ, độc lập, có chủ quyền, mỗi quốc gia có lịch
sử, truyền thống và văn hóa của mình và là những chủ thể chính
trong quan hệ quốc tế. Làm thế nào để thể hiện được sự tôn trọng
đối với những giá trị trên mà không làm ảnh hưởng tới tính tự tôn
dân tộc trong quan hệ giữa các quốc gia. Một trong những công cụ
đó là lễ tân ngoại giao với những nghi thức và những thủ tục được
hình thành và phát triển trong nhiều thế kỷ cùng với sự phát triển
mối bang giao giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Lễ tân ngoại giao là tổng thể những luật lệ, tập quán đã được
chấp nhận rộng rãi, được các chính phủ, bộ ngoại giao, cơ quan đại
diện ngoại giao, những quan chức chính thức trong giao tiếp quốc tế
thể hiện1.
Lễ tân ngoại giao là một phạm trù mang tính quốc tế. Mặc dù
luật quốc tế không có những quy định cụ thể, bắt buộc các chủ thể
trong quan hệ quốc tế phải thực hiện, nhưng tất cả các quốc gia đều
có trách nhiệm thực hiện những nguyên tắc cơ bản của lễ tân ngoại

1
. Xem Từ điển Ngoại giao, Sđd, tr.327.
496
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

giao khi tham gia vào quan hệ quốc tế. Khi tiến hành các hoạt động
đối ngoại như đón tiếp khách nước ngoài, đặc biệt là người đứng
đầu nhà nước, hay chính phủ nước ngoài, công nhận quốc gia và
thiết lập quan hệ ngoại giao, tiếp nhận đại sứ nước ngoài trình thư
ủy nhiệm; hay hoạt động lễ tân như: tổ chức chiêu đãi ngoại giao,
tiếp xúc, hội đàm, ký kết điều ước quốc tế, v.v., các quốc gia đều
tuân thủ theo những chuẩn mực chung của lễ tân ngoại giao. Nói
cách khác là trên thực tế tất cả các hoạt động đối ngoại đều được
tiến hành phù hợp với yêu cầu quy phạm lễ tân. Thiếu hiểu biết hay
bất cẩn trong công tác tổ chức, vi phạm những chuẩn mực của lễ tân
ngoại giao có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Chẳng hạn sắp xếp
chỗ ngồi cho một người ở bàn tiệc hay hội nghị không phù hợp với
cương vị của người đó trong mối quan hệ chung với các thành viên
khác cùng tham dự sẽ bị coi là bất nhã đối với bản thân vị khách đó,
và nếu không được sự thông cảm thích đáng từ người đó có thể bị
cho là không tôn trọng quốc gia hay tổ chức mà người đó là đại
diện.
Lễ tân ngoại giao mang tính dân tộc và truyền thống văn hóa
của mỗi quốc gia. Ví dụ: trong các nước theo hệ ngôn ngữ Slav,
người ta đón khách quý bằng bánh mì và muối. Ở Ấn Độ, chủ nhà
quàng lên cổ khách vòng hoa. Ở Niu Dilân, người thổ dân Maori
chạm mũi vào nhau khi đón chào khách quý đến thăm, v.v..
Nhìn chung đặc điểm của lễ tân ngoại giao, nhất là thời đại hiện
nay có xu hướng xa dần những nghi lễ xa hoa, phô trương hình
thức, tốn kém. Nhiều quốc gia đã không bắn đại bác chào mừng,
không huy động quần chúng khi đón tiễn các nguyên thủ quốc gia,
người đứng đầu chính phủ nước ngoài đến thăm, v.v..
497
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

II. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ LỄ TÂN NGOẠI GIAO

Những quy phạm lễ tân ngoại giao hình thành từng bước trong
nhiều thế kỷ. Trong thời kỳ chế độ quân chủ đã thịnh hành lễ tiết
quốc gia và nghi thức áp dụng cho các sứ thần, đều được gọi chung
là nghi lễ cung đình. Quan hệ ngoại giao càng phát triển, trao đổi sứ
thần càng nhiều, các quy định về lễ tân đón tiếp đối với sứ giả nước
ngoài dần dần hình thành ở một số nước, sau đó phát triển rộng ra
các nước khác.
Từ những nghi thức đơn giản, lặp đi lặp lại trong nghi lễ như:
đón tiếp sứ thần, khách nước ngoài dự lễ đăng quang, lễ thành hôn
của hoàng tử, công chúa hay tổ chức lễ ký kết hòa ước, v.v. theo
quy định của mỗi quốc gia dần dần hình thành những thông lệ
chung trong nghi lễ đón tiếp khách nước ngoài, trong quan hệ bang
giao giữa các quốc gia. Và nghi lễ ngoại giao hình thành như một
phần trong nghi lễ quốc gia của mỗi nước. Thế kỷ XIII, một loạt
nước thông qua những quy định về thủ tục đón các sứ thần nước
ngoài. Ở Ba Lan, nhà vua đã thông qua quy định chung cho đại sứ,
công sứ đi công tác tại nước ngoài. Còn ở Nga thông qua “Nghi lễ
cho đại sứ nước ngoài tại cung đình Nga” (1774), sau đó cho xuất
bản “Những nghi thức cao nhất tại cung đình Hoàng đế Nga”
(1827). Trong nghi thức đã đề ra các quy tắc về thủ tục đón, tiễn đại
sứ và tiếp đại sứ nước ngoài.
Đã có những cố gắng để hệ thống hóa các quy định về lễ tân, lễ
nghi, song không thành công. Năm 1504, người đứng đầu Tòa
thánh Công giáo La Mã đã lập danh sách các nước quân chủ theo
sức mạnh kinh tế, quân sự của quốc gia và có so sánh với lịch sử để
xác định cao thấp, trên dưới. Tuy nhiên, biên giới quốc gia có thay
đổi, sức mạnh quốc gia cũng thay đổi theo thời gian, nên ý đồ đó
498
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

thất bại.
Cùng với sự phát triển quan hệ quốc tế, các cơ quan đại diện
ngoại giao thường trú đã hình thành. Dần dần hình thành thang bậc
ngoại giao. Xuất hiện những mong muốn xây dựng cơ sở pháp lý
cho công tác lễ tân ngoại giao không chỉ ở mỗi nước mà cả trên
phạm vi quốc tế. Hội nghị Viên và Aachen (1815) được tổ chức là
sự thể hiện những cố gắng trên. Hội nghị đã thông qua các quy định
về thâm niên (thứ bậc cao thấp) của trưởng cơ quan đại diện ngoại
giao. Cấp một là đại sứ, đại sứ Giáo hoàng; cấp hai là công sứ toàn
quyền và cấp thứ ba là đại biện. Đại hội Aachen còn định thêm một
cấp nữa là công sứ - khâm sứ. Song cấp bậc ngoại giao này đã
không vượt qua được thử thách của lịch sử và đã bị loại bỏ.
Những quy định của Hội nghị Viên và Aachen (1815) đã tồn tại
gần 150 năm. Hội nghị Viên năm 1961 đã xem lại những quy định
trên, bổ sung hoàn chỉnh và thông qua Công ước Viên về quan hệ
ngoại giao, trong đó có những quy phạm về lễ tân ngoại giao. Công
ước Viên có tới hơn 150 quốc gia tham gia. Đây là văn bản pháp lý
khá hoàn chỉnh.

III. NGHI THỨC ĐÓN TIẾP


NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN ĐẠI DIỆN NGOẠI GIAO
VÀ ĐÓN LÃNH ĐẠO CẤP CAO NƯỚC NGOÀI

1. Nghi thức đón đại sứ


Tổ chức cho đại sứ nước ngoài trình thư ủy nhiệm lên nguyên
thủ quốc gia nước tiếp nhận với những nghi thức quốc gia được coi
như một nghi thức lễ tân ngoại giao quan trọng.
Việc tổ chức đón đại sứ nước ngoài đến trình thư ủy nhiệm
499
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

nhận nhiệm vụ cũng như tiễn khi đại sứ kết thúc nhiệm kỳ công tác
tại quốc gia tiếp nhận phải được tiến hành theo những thủ tục lễ tân
cần thiết.
Mặc dù ở các nước, nghi thức, cách thức tổ chức đón tiếp có
khác nhau, song các nghi lễ dành cho đại sứ nước ngoài đều là nghi
thức trang trọng.

2. Thăm cấp cao: phân loại và hình thức


Tiếp xúc, gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo cấp cao nước ngoài là
một trong những nội dung quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao
các nước có chủ quyền. Thăm cấp cao thể hiện mức độ quan hệ
chính trị giữa các quốc gia. Một trong những đặc trưng ngoại giao
cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI là ngoại giao cấp cao, ngoại giao
“nguyên thủ” phát triển mạnh mẽ. Các vị lãnh đạo cấp cao các nước
gặp gỡ nhau thường xuyên. Cùng với sự phát triển của ngoại giao
cấp cao, những quy định nghi lễ cũng từng bước được hoàn chỉnh ở
các nước. Theo lễ tân nhiều nước, trong đó có Pháp, Nga,
Inđônêxia, Ucraina, và cả Việt Nam (Nghị định số 145/2013/NĐ-
CP) v.v. thăm cấp cao được phân loại như sau: Thăm nhà nước,
thăm chính thức, thăm làm việc, thăm không chính thức.
Thăm nhà nước là loại hình thăm cao nhất của người đứng đầu
nhà nước nước ngoài và được thực hiện ở những trường hợp đặc
biệt. Đây cũng là hình thức đón tiếp khách nước ngoài với các nghi
thức long trọng và đầy đủ nhất.
Thăm chính thức cũng là một trong những hình thức thăm cấp
cao của đoàn đại biểu nước ngoài, của cơ quan chính thức cấp cao.
Thăm làm việc được hiểu là chuyến thăm của nhà lãnh đạo
quốc gia hay đoàn đại biểu để tư vấn, đàm phán, ký kết hiệp ước,
hiệp định và những biện pháp khác, v.v..
500
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

Thăm không chính thức là dự triển lãm, hội chợ, thi đấu thể
thao hoặc với mục đích riêng là khách của đại sứ nước họ hay đi du
lịch.
Hình thức chuyến thăm ở đây được hiểu là tổng thể những hoạt
động làm việc cũng như biện pháp lễ tân được xác định trong
chương trình chuyến thăm về phương diện nghi lễ và mức độ người
tham dự trong những hoạt động chính thức về phía chủ nhà. Hình
thức chuyến thăm phải được thỏa thuận trước.
Nguyên thủ quốc gia có thể thăm nhà nước, thăm chính thức,
thăm không chính thức; còn thủ tướng chính phủ, một số nhà lãnh
đạo cấp cao khác như Chủ tịch Quốc hội chỉ có thể thăm chính thức
và làm việc, thăm cá nhân1. Tuy nhiên trong thực tiễn ngoại giao
thế giới có những trường hợp đặc biệt. Trong chuyến thăm chính
thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đến Ấn Độ
(tháng 7-2007), Ấn Độ gọi chuyến thăm đó là thăm cấp nhà nước.
Thăm nhà nước và thăm chính thức có những khác biệt về lễ
tân. Ví dụ ở Pháp: nguyên thủ nước ngoài thăm nhà nước sẽ do
Tổng thống Pháp đón ở sân bay, lúc về Thủ tướng hoặc một thành
viên chính phủ tiễn. Tổng thống chiêu đãi chính thức với khoảng
180 khách dự, có diễn văn, treo cờ ở phố chính đoạn đường đoàn đi
qua, đặt vòng hoa tại Mộ chiến binh vô danh ở Khải hoàn môn. Còn
nguyên thủ nước ngoài đến thăm chính thức do Thủ tướng hoặc một
thành viên chính phủ đón ở sân bay, lúc về do Vụ trưởng Lễ tân tiễn
ở sân bay. Tổng thống mời cơm, làm việc với khoảng 20 khách,
không có diễn văn, chỉ treo cờ ở sân bay và nơi ở của khách, không
có lễ đặt vòng hoa ở Khải hoàn môn. Nơi ở cũng là biệt thự, song

1
. Nghị định số 145/2013/NĐ-CP, ngày 29-10-2013 của Chính phủ Quy định
về tổ chức ngày kỷ niệm, lễ nghi trao tặng, đón nhận hình thức khen thưởng,
danh hiệu thi đua; nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài.
501
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

khác với biệt thự thăm nhà nước.


Quy định của Liên bang Nga như sau: Nếu nguyên thủ nước
ngoài thăm nhà nước thì Chủ tịch Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại
giao, Đại sứ Nga ở nước sở tại đón tại sân bay, mời trưởng cơ quan
đại diện ngoại giao nước ngoài tại Mátxcơva tham dự; có đội danh
dự quân đội gồm ba binh chủng, cử quốc thiều hai nước, trên đường
từ sân bay (hoặc nhà ga) về nơi ở có ba bốn điểm treo cờ khách.
Tổng thống Nga đón tại Điện Kremli, có đội danh dự, đội quân
nhạc cử quốc thiều hai nước, chụp ảnh chính thức, ở một trong
những biệt thự trong Điện Kremli, tiến hành hội đàm do Tổng
thống đứng đầu, hội đàm riêng, xem biểu diễn nghệ thuật có cử
quốc thiều hai nước, có cắm cờ; đặt vòng hoa tại Mộ chiến sĩ vô
danh do một Phó Chủ tịch Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao tháp
tùng, có đội danh dự; chiêu đãi chính thức có diễn văn với bản dịch
viết sẵn để tại bàn tiệc, xem biểu diễn nghệ thuật. Khi tiễn cũng như
khi đón. Thăm chính thức của nguyên thủ có một số điểm khác.
Đón, tiễn ở sân bay, nhà ga là Phó Chủ tịch Chính phủ, Thứ trưởng
Ngoại giao, Tổng thống không đón tại Điện Kremli, khi đặt vòng
hoa, tháp tùng là Thứ trưởng Ngoại giao. Nếu nguyên thủ thăm có
phu nhân cùng đi thì lúc đón, tiễn có phu nhân của Chủ tịch Chính
phủ hay Phó Chủ tịch Chính phủ1.
Gần đây có xu hướng tăng cường các chuyến thăm làm việc,
thủ tục lễ tân đơn giản, chương trình thiết thực, mà hiệu quả lại cao;
giảm bớt các chuyến thăm chính thức tốn kém, lễ tân phức tạp. Với
Nhật Bản, Thủ tướng nước ngoài thăm làm việc: đón tại sân bay,
không có nghi thức duyệt đội danh dự mà chỉ có một Thứ trưởng

1
. P.Ph. Liadốp: Lịch sử lễ tân Nga, Nxb. Quan hệ quốc tế, Mátxcơva,
2004, tr. 262-267 (tiếng Nga).
502
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

Ngoại giao đón. Còn đối với Nga, nguyên thủ nước ngoài thăm làm
việc, đón tại sân bay là Phó Chủ tịch Chính phủ, không có duyệt đội
danh dự, không cử quốc thiều, không có đoàn môtô hộ tống.
Đối với Việt Nam, theo Nghị định số 145/2013/NĐ-CP, ngày
29-10-2013 của Chính phủ chuyến thăm cấp nhà nước của người
đứng đầu nhà nước nước ngoài đến Việt Nam có những quy định lễ
tân như sau: đón tại sân bay là Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch
nước, Bộ trưởng tháp tùng, Đại sứ nước ta tại nước khách, Thứ
trưởng Ngoại giao, Cục trưởng Cục Lễ tân Nhà nước, Vụ trưởng
Vụ khu vực Bộ Ngoại giao, hai hàng tiêu binh danh dự đứng hai
bên thảm đỏ từ chân cầu thang máy bay đến nơi đỗ xe của nguyên
thủ quốc gia nước đến thăm; tặng hoa nguyên thủ và phu nhân (nếu
có), sân bay treo cờ, đoàn xe có môtô hộ tống gồm tám chiếc, xe
cảnh sát dẫn đường về biệt thự dành cho nguyên thủ; lễ đón chính
thức tại Phủ Chủ tịch do Chủ tịch nước chủ trì, tham dự có các quan
chức tương đương, thiếu nhi tặng hoa và vẫy cờ hoa, cử quốc thiều
hai nước, duyệt đội danh dự ba thứ quân, hội đàm riêng, hội đàm
chính thức, chụp ảnh lưu niệm, mở đầu chiêu đãi chính thức có cử
quốc thiều hai nước, có diễn văn, có chương trình văn nghệ tại Nhà
hát lớn hoặc tại nơi chiêu đãi. Lễ tiễn thực hiện tại Phủ Chủ tịch,
Chủ tịch nước chủ trì lễ tiễn. Thành phần lễ tiễn như lễ đón.
Ở nước ta có cả Tổng Bí thư Đảng và Chủ tịch nước. Nguyên
thủ quốc gia đồng thời là Tổng Bí thư Đảng cầm quyền thăm nhà
nước, thăm chính thức thì lễ đón do Tổng Bí thư chủ trì, còn trong
chiêu đãi chính thức có cả Chủ tịch nước đồng chủ trì. Chủ tịch
nước hội đàm riêng, mời cơm thân mật trưởng đoàn. Ngoài ra,
trong lễ đón ở sân bay, đón chính thức, hội đàm có Ủy viên Bộ
Chính trị, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương tham dự,...
Sự khác nhau giữa thăm chính thức và thăm nhà nước của
503
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

nguyên thủ quốc gia nước ngoài đến nước ta chỉ có vài điểm: (i)
Không có tổ chức thiếu nhi vẫy cờ, hoa khi đón chính thức; (ii)
Không cử quốc thiều hai nước mở đầu quốc yến; (iii) Biểu diễn văn
nghệ ngay tại Phủ Chủ tịch, nghĩa là tại nơi chiêu đãi.
Còn thủ tướng thăm chính thức cũng tương tự như vậy, song chỉ
có thứ trưởng ngoại giao tháp tùng. Đoàn môtô hộ tống chỉ có sáu
chiếc.
Các chuyến thăm làm việc, thăm cá nhân và quá cảnh của
nguyên thủ quốc gia, thủ tướng chính phủ như thăm chính thức
song không tổ chức lễ đón chính thức, không trang trí đường phố,
không có hàng tiêu binh danh dự ở sân bay. Trong chiêu đãi chỉ có
lời chúc rượu của chủ tiệc và đáp từ của khách.

3. Chuẩn bị cho chuyến thăm

Nếu chúng ta cử đoàn đi thăm cấp cao, thông thường phải cử


đoàn tiền trạm. Đó là đoàn đi chuẩn bị. Còn nếu chúng ta đón
nguyên thủ, thủ tướng nước ngoài đến thăm, thì chúng ta tiếp và
làm việc với đoàn tiền trạm và chuẩn bị cho chuyến thăm. Thành
phần đoàn tiền trạm tùy từng nước và phụ thuộc vào yêu cầu của
chuyến thăm, có thể gồm Thứ trưởng Ngoại giao, lễ tân, vụ khu
vực, cảnh vệ, v.v..
Nếu chúng ta chủ trì đón đoàn cấp cao nước ngoài phải xây
dựng đề án chính trị, đề án lễ tân và đề án tuyên truyền. Căn cứ vào
quy định của Việt Nam, đề xuất của phía khách, cùng đoàn tiền
trạm trao đổi cụ thể về chương trình, xem các địa điểm sẽ diễn ra
các hoạt động, gặp gỡ các cơ quan liên quan, trao đổi các vấn đề tổ
chức, kỹ thuật, ăn ở, trong đó có việc bố trí đoàn tại nhà khách,
khách sạn, phương tiện đi lại, xác định điều kiện tài chính, v.v..
504
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

IV. NGÔI THỨ NGOẠI GIAO

1. Ngôi thứ các nhà ngoại giao


Vấn đề ngôi thứ ngoại giao được đặt ra khi các quốc gia xuất
hiện và có quan hệ bang giao. Trong nhiều thế kỷ, vấn đề ngôi thứ
đã dẫn đến sự tranh chấp, thậm chí đổ máu.
Ở châu Á, vua chúa Trung Quốc tự cho mình là thiên tử, là
hoàng đế, còn các nước khác là chư hầu, vua nước chư hầu chỉ
được xưng vương. Ở châu Âu, có thời kỳ thần quyền thống trị, Giáo
hoàng quyết định đặt ngôi thứ cho các nước, hoặc do thực lực quyết
định.
Đã có những cố gắng dàn xếp ngôi thứ, như các hội nghị quốc
tế từ năm 1814 đến 1921, song đều thất bại. Các quốc gia đã đưa ra
các cơ sở khác nhau để xác định ngôi thứ: dân số, trình độ văn
minh, ngày độc lập, hình thức quốc gia, tước hiệu người đứng đầu...
Sau đó, người ta quyết định tập trung bàn các vấn đề ngôi thứ
đại diện ngoại giao. Đây cũng là vấn đề rất cấp thiết vì đã xảy ra
tranh chấp giữa người hầu cận của Đại sứ Tây Ban Nha và Đại sứ
Pháp trong lễ đón Đại sứ Thụy Điển ở London, ngày 30-9-1661; và
cuộc đấu kiếm giữa Đại sứ Nga và Đại sứ Pháp tại dạ hội ở London
năm 1768, v.v.. Hội nghị Viên năm 1815 và Hội nghị Aachen năm
1818 đã thảo luận và thông qua quy chế: quy định ngôi thứ đại diện
ngoại giao tính theo ngày tháng thông báo chính thức đến nước tiếp
nhận. Quy định này được công nhận rộng rãi và được khẳng định
lại trong Công ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961). Người đứng
đầu cơ quan đại diện ngoại giao theo trình tự ngôi thứ ở từng cấp,
căn cứ ngày giờ nhậm chức và thứ tự trình thư ủy nhiệm hoặc ngày
giờ trao bản sao thư ủy nhiệm làm căn cứ xác định ngôi thứ.
Ngôi thứ người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao: xếp theo
505
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

từng cấp và từng cấp theo thâm niên. Đại sứ xếp trên công sứ, công
sứ xếp trên đại biện, đại biện xếp trên đại biện lâm thời; trong cùng
cấp thì xác định bằng ngày nhậm chức. Tuy nhiên, giữa các đại biện
lâm thời ngôi thứ không tính theo chức vụ ngoại giao mà trên cơ sở
thông báo nhậm chức với Bộ Ngoại giao sở tại.
Cán bộ ngoại giao trong một cơ quan đại diện ngoại giao
thường được xếp theo tập quán truyền thống và theo quy định riêng
của từng nước do người đứng đầu cơ quan đại diện quyết định và
thông báo cho Bộ Ngoại giao nước tiếp nhận bằng văn bản, được in
trong Danh sách đoàn ngoại giao. Ngôi thứ theo trật tự như sau: đại
sứ, công sứ, tham tán công sứ, tham tán, bí thư thứ nhất, bí thư thứ
hai, bí thư thứ ba và tùy viên. Tuỳ viên là chức vụ ngoại giao thấp
nhất, tuy nhiên tùy viên quân sự hay tùy viên hải, lục, không quân
theo thông lệ xếp tương đương tham tán. Thậm chí theo quy định
của Pháp, nếu tham tán không phải là hàm công sứ, mà tùy viên
quân sự là cấp tướng thì tuỳ viên quân sự xếp thứ hai. Theo tập
quán của Anh, tùy viên hải quân xếp trên tùy viên lục quân và
không quân. Ngoài ra, trong cơ quan đại diện ngoại giao còn có tuỳ
viên chuyên ngành như tuỳ viên báo chí, tuỳ viên văn hoá. Những
tuỳ viên chuyên ngành này có thể chỉ là tuỳ viên, song không ít
trường hợp có hàm ngoại giao cao hơn như bí thư thứ ba, thứ hai
hoặc thứ nhất...
Theo quy định của Việt Nam, tham tán chính trị xếp trên tham
tán chuyên ngành. Tùy viên quân sự xếp sau tham tán chính trị.
Ngôi thứ các viên chức cùng chức vụ ngoại giao còn lại xếp theo
thứ tự thời gian nhậm chức.
Vị trí phu quân, phu nhân: Theo tập quán, phu nhân đại sứ xếp
trên tất cả các phu nhân khác. Tuy nhiên vị trí phu quân của nữ đại
sứ thường được xếp sau viên chức ngoại giao là người thứ hai.
506
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

Chồng một cán bộ ngoại giao nữ có vị trí ngang với vợ trong các
cuộc chiêu đãi.

2. Ngôi thứ đại diện ngoại giao và quan chức sở tại

Đại sứ là đại diện nguyên thủ quốc gia nên đương nhiên xếp sau
nguyên thủ và thủ tướng chính phủ nước tiếp nhận. Nếu được mời
dự hoạt động lễ tiết ngoài trời, thường đoàn ngoại giao được xếp
vào bên phải khu giữa dành cho các nhân vật chủ chốt nước sở tại.
Các trưởng cơ quan đại diện ngoại giao ngồi theo thứ tự thâm niên,
vị trí số một là hàng đầu bên trái. Bên trái khu giữa là các quan
chức hàm bộ trưởng của quốc gia tiếp nhận.
Nhiều nước có quy định chặt chẽ ngôi thứ các nhà lãnh đạo
quốc gia và ngôi thứ đại diện ngoại giao trong các lễ tiết chính thức.
Ở Ucraina đứng đầu là Tổng thống rồi đến Chủ tịch Quốc hội, Thủ
tướng, Chánh án tòa án Hiến pháp. Ở Ba Lan, đứng đầu là Tổng
thống rồi đến Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện.
Ở Pháp, sắc lệnh ngày 13-9-1989 quy định ngôi thứ 63 chức vụ ở
trung ương và 35 chức vụ ở địa phương, các đại sứ ở trung ương
xếp sau chính phủ, còn ở địa phương sau tỉnh trưởng, người đại
diện nhà nước ở địa phương... Ở Mỹ, các đại sứ xếp sau Bộ trưởng
Ngoại giao, Tổng Thư ký Liên hợp quốc; ở Đức, đại sứ xếp ngay
sau Chánh án Tòa án Hiến pháp liên bang, trước Tổng Thư ký Liên
hợp quốc và thành viên chính phủ liên bang, v.v..
Hiện nay, nhiều nước đã đơn giản hóa sắp xếp ngôi thứ, chỉ sắp
xếp chỗ cho các vị đứng đầu cơ quan đại diện trong míttinh, chiêu
đãi trọng thể, khai mạc kỳ họp quốc hội, còn các hoạt động như
xem văn nghệ, chiếu phim... chỉ xếp chỗ cho trưởng đoàn ngoại
giao.
507
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

V. VỊ TRÍ DANH DỰ VÀ CÁCH SẮP XẾP CHỖ

Vấn đề cốt yếu của ngôi thứ là sắp xếp chỗ. Theo tập quán đã
được chấp nhận từ lâu: vị trí ưu tiên là ở bên phải. Chủ thường mời
khách ngồi bên phải chủ, nghĩa là coi trọng khách. Ngay từ năm
1907, Pháp đã có quy định về vị trí danh dự và được bổ sung năm
1989. Quy định nêu rõ: Khi các quan chức ngồi cạnh nhau, quan
chức ở vị trí cao ngồi chính giữa, còn các quan chức khác lần lượt
ngồi từ bên phải, rồi bên trái... theo thứ tự giảm dần. Các lễ tiết chỉ
bắt đầu khi quan chức cao nhất ngồi vào chỗ, quan chức này thường
đến cuối cùng và về trước nhất. Nếu có nhiều hàng, lối đi ở giữa,
quan chức có vị trí cao nhất ngồi ngoài dãy bên phải, vị trí thứ hai ở
dãy bên trái. Tiếp theo ngồi từ cao xuống thấp giảm dần theo từng
hàng; trong cùng hàng ngồi thứ tự từ dãy bên phải, rồi bên trái, từ
giữa ra ngoài.
Trong ôtô, cũng giống như đi xe ngựa trước kia, vị trí cao hay
vị trí danh dự là ở phía sau bên phải, sau đó mới đến vị trí trái phía
sau, rồi đến vị trí trước vị trí danh dự. Vị trí cuối cùng là giữa vị trí
một và hai. Cũng vì vậy mà trong trường hợp phía sau xe phải ngồi
ba người thì người thứ ba ngồi giữa số 1 và 2.
Khi đi lên cầu thang hoặc đi vào nơi nào đó, người có vị trí cao
đi trước người có vị trí thấp hơn. Khi đi theo hàng dọc, tùy theo tập
quán từng nước, vị trí danh dự có thể ở giữa, đầu hay cuối. Người
có vị trí cao là ở vị trí danh dự đó, từ đó giảm dần. Trường hợp vị
trí danh dự ở giữa thì người thứ hai là người đi trước vị trí danh dự.
Đi hàng ngang cũng vậy.
Việc ký các điều ước, cũng theo nguyên tắc này. Nếu ký trên
hai cột thì vị trí số 1 là cột bên phải, nghĩa là bên trái của tờ giấy,
508
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

còn vị trí số 2 ở cột đối diện. Nếu ký trên một cột thì vị trí số 1 ở
hàng đầu, tiếp theo là các chữ ký khác. Trong ký các văn kiện quốc
tế, người ta áp dụng nguyên tắc luân phiên ký đầu. Trong phần mở
đầu văn kiện, tên quốc gia đó được ghi đầu tiên. Tập quán này đã có
hàng thế kỷ không thay đổi.
Trong bàn tiệc, cần xếp xen kẽ giữa chủ và khách, giữa nam và
nữ, giữa các nhà ngoại giao và quan chức địa phương. Theo thông
lệ, chỗ danh dự thường đối diện với cửa ra vào. Nếu cửa ra vào ở
một bên, thì vị trí danh dự đối diện cửa sổ. Vị trí danh dự bên phải
chủ tiệc. Tuy nhiên cho phép khi có vị khách cấp cao, có thể mời vị
khách này ngồi đối diện để cùng chủ trì bàn tiệc. Nếu phu nhân chủ
nhà cùng dự tiệc, thì hai vợ chồng ngồi đối diện và chỗ danh dự ở
bên phải bà chủ. Nếu không có bà chủ, có thể mời một vị phu nhân
hoặc nhân vật cao nhất ngồi đối diện. Có thể chủ tiệc và phu nhân
ngồi hai đầu bàn, như vậy tránh không để vị khách nào ngồi đầu
bàn. Cũng có trường hợp muốn đề cao nhân vật nào đó, có thể mời
ông ta ngồi đối diện vợ chủ tiệc, còn chủ tiệc sẽ ngồi bên phải
người phụ nữ số 1, hoặc ngồi cuối cùng nếu có nhiều người có
cương vị cao, cao tuổi.
Trong trường hợp đông khách, có thể tổ chức hai bàn. Chủ tiệc
và vợ chủ tiệc mỗi người chủ trì một bàn, và các cặp vợ chồng
thường tách ra. Nếu khách rất đông thì tổ chức nhiều bàn tiệc: tổ
chức bàn VIP, các bàn khách đề số và khách nhận được số nào thì
vào bàn đó (cũng sắp xếp theo nguyên tắc xen kẽ...).
Ngôi thứ xã giao là một tập quán được công nhận rộng rãi từ
lâu, bên cạnh ngôi thứ theo quy định ở trên. Đó là vợ được xếp theo
ngôi thứ của chồng, phụ nữ có chồng xếp trên phụ nữ ly dị chồng,
xếp trên thiếu nữ (trừ trường hợp thiếu nữ có chức vụ hoặc tước vị
509
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

cao). Ngôi thứ theo quy định nếu có sai sót đòi hỏi phải sửa chữa
kịp thời ngay, còn ngôi thứ xã giao không có tính chất bắt buộc, áp
dụng linh hoạt theo hoàn cảnh. Vợ và chồng không nên bố trí ngồi
đối diện mà nên cùng một bên.
Khi có tranh chấp chỗ ngồi thứ tự theo quy định và ngôi thứ xã
giao thì không có giải pháp nguyên tắc. Tuy nhiên cần lưu ý nguyên
tắc sau: khách trên, chủ dưới, khách nơi khác đến trên chủ tại chỗ;
nếu do tính chất chính thức không nên mời nhân vật có ngôi thứ xã
giao, người có vị trí trong xã hội, trong giới văn hóa, tôn giáo, v.v..

VI. TIỆC NGOẠI GIAO

1. Các loại tiệc ngoại giao

Tiệc ngoại giao là một trong những hình thức thông dụng, phổ
biến nhất của hoạt động đại diện ngoại giao của quốc gia. Ý nghĩa
của tiệc ngoại giao là thúc đẩy việc thiết lập, củng cố và phát triển
quan hệ giữa đại diện ngoại giao với các cơ quan, quan chức sở tại,
giữa các đại diện ngoại giao với nhau, góp phần tăng cường quan hệ
hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia. Tiệc ngoại giao được tổ chức
nhân quốc khánh, những ngày kỷ niệm lớn, năm mới, nhân có đoàn
đại biểu chính thức, chào đón, tiễn biệt đại sứ, khai mạc triển lãm,
lễ hội... và là hình thức hoạt động hằng ngày của cơ quan đại diện
ngoại giao. Mặc dù việc tổ chức ở các nước có những nét riêng,
song cái chung nhất cho tiệc ngoại giao là thể hiện lòng mến khách,
lòng hảo tâm, đặc trưng không tách rời của danh dự và tự tôn của
quốc gia.
Tiệc ngoại giao chia thành tiệc ngày và tiệc tối, tiệc đứng và
510
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

tiệc ngồi có bố trí chỗ ngồi.

1.1. Quốc yến

Đây là hình thức chiêu đãi trọng thể nhất. Tiệc này thường do
nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ chiêu đãi
trong dịp nguyên thủ hoặc người đứng đầu chính phủ nước ngoài
thăm nhà nước, thăm chính thức hoặc những ngày quốc lễ quan
trọng. Quốc yến thường là tiệc ngồi, được tổ chức hết sức chu đáo,
trọng thị; nhiều nước cử quốc thiều trước khi tiệc bắt đầu 1; thực đơn
được lựa chọn kỹ lưỡng, gồm những món ăn dân tộc đặc sắc; phòng
tiệc được sắp xếp sang trọng; thời gian thường là buổi tối, cũng có
khi là buổi trưa; trang phục quy định loại sang trọng nhất.

1.2. Tiệc rượu


Tiệc rượu hoặc còn gọi là “cốc sâmpanh”, “cốc rượu vang”.
Đây là hình thức tiệc đứng đơn giản. Tiệc thường bắt đầu từ 11 giờ
30 hay 12 giờ trưa kéo dài khoảng một tiếng. Loại tiệc này thường
được tổ chức nhân dịp quốc khánh, đại sứ trình quốc thư, hoặc chia
tay kết thúc nhiệm kỳ, khai mạc triển lãm hoặc lễ hội, v.v.. Có thể
mời được nhiều người. Không phải là khách chính có thể đến muộn
hay về sớm. Ngoài sâmpanh còn phục vụ rượu vang, nước hoa quả,
nước khoáng và có thể có cả rượu mạnh. Món ăn là món nhẹ,
thường rất đơn giản như bánh sandwich, hoa quả. Không có dụng

1
. Ở nước ta, theo Nghị định số 145/2013/NĐ-CP ngày 29-10-2013 của
Chính phủ, chỉ cử quốc thiều trước quốc yến do Chủ tịch nước hoặc Tổng
Bí thư và Chủ tịch nước đồng chủ trì trong chuyến thăm cấp nhà nước của
nguyên thủ nước ngoài. Ở Ba Lan, trước quốc yến do Thủ tướng Ba Lan
chiêu đãi Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Ba Lan tháng 5 năm
1997 cũng cử quốc thiều hai nước.
511
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

cụ ăn. Mỗi miếng sandwich được cắm tăm để khách tiện lấy, người
phục vụ mang đi mời hoặc để trên bàn. Người ta gọi loại tiệc này là
“cốc sâmpanh” vì muốn nhấn mạnh tính long trọng của bữa tiệc.

1.3. Tiệc trưa

Tiệc trưa được tổ chức trong khoảng từ 12-15 giờ, thông thường
là 12.30 hay 13.00 giờ; thường kéo dài khoảng một, hai giờ và 30
phút dành cho uống chè, cà phê. Là tiệc chiêu đãi chính thức, có sơ
đồ bàn tiệc, đòi hỏi có xếp chỗ ngồi, có phiếu ghi tên người dự tiệc
và thực đơn, thường được tổ chức nhân dịp đại sứ đến trình quốc
thư và kết thúc nhiệm kỳ, nhân những ngày lễ hoặc để chào mừng
khách cao cấp nào đó đến thăm... Thực đơn gồm một đến hai món
lạnh, còn món chính là một món cá, tôm hoặc một món thịt và món
tráng miệng. Có rượu khai vị, lúc ăn đồ nguội dùng nước khoáng,
rượu mùi hoặc ngâm quả; còn khi ăn món cá là rượu vang trắng và
ăn món thịt là rượu vang đỏ; ăn tráng miệng là sâmpanh lạnh, sau
món tráng miệng là chè hay cà phê. Rượu Cônhắc hay rượu ngọt,
rượu mùi được phục vụ cuối cùng.
Thường có bài phát biểu trong loại tiệc như vậy: vài lời chúc
rượu của chủ tiệc, nêu lý do tổ chức tiệc và chúc sức khỏe. Sau đó
là lời đáp lễ của khách chính. Phát biểu thường được tiến hành sau
khi ăn xong món chính, chuẩn bị ăn tráng miệng. Chủ tiệc phát biểu
trước. Tuy nhiên, ở nhiều nước, phát biểu chúc rượu tiến hành ngay
từ khi khai tiệc và khách chính phát biểu đáp lễ luôn.

1.4. Tiệc đứng cocktail hoặc la Fossette

Thời gian tổ chức khoảng hai tiếng từ 17-19 giờ hay từ 18-20
giờ. Khách có thể đến và về trong khoảng thời gian đó. Cũng có
512
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

giấy mời chỉ ghi giờ đến. Có thể mời vài chục khách đến hàng trăm
hay hàng nghìn khách. Có hai cách phục vụ: Cách thứ nhất, thức ăn,
đồ uống để sẵn trên bàn và luôn được bổ sung, đồ nguội trước, đồ
nóng sau, có đĩa, dao và đặc biệt là có dĩa. Khách tự lấy đồ ăn.
Ngoài ra có quầy rượu để phục vụ khách. Đồ ăn, đồ uống nhiều hay
ít phụ thuộc vào điều kiện chủ nhà. Cách thứ hai là người phục vụ
bê khay thức ăn trực tiếp mời, không có đĩa, không có dĩa. Đồ ăn
chủ yếu là các món nguội như sandwich, thịt viên hay xúc xích có
xiên và đồ uống, đồ uống nhiều hơn đồ ăn. Kiểu chiêu đãi này
không khác tiệc rượu như trình bày ở trên. Đôi khi trong quá trình
buổi tiệc có tổ chức biểu diễn văn nghệ hay chiếu phim và đặc biệt
là chơi nhạc sống. Hình thức tiệc này rất thông dụng, được tổ chức
nhân dịp quốc khánh, ngày lễ, khi có đông khách.
Trong tiệc này thường có phát biểu chúc rượu, đôi khi không
có phát biểu. Ở các nước phương Tây, hầu như không có phát biểu,
còn ở Việt Nam, các đại sứ thường có lời chúc rượu và có lời đáp lễ
của khách chính.

1.5. Tiệc tối

Tiệc tối là hình thức tiệc long trọng nhất, kéo dài khoảng hai,
ba tiếng từ 19-22 giờ. Có sơ đồ bàn tiệc, thẻ đề tên người dự và
thực đơn. Thực đơn gồm 2-3 món nguội, khoảng hai món nóng,
món chính là tôm, cá, thịt và món tráng miệng. Có rượu khai vị. Đồ
uống gồm vang đỏ, vang trắng, rượu mạnh và sâmpanh để chúc
mừng. Ngoài ra, còn có cônhắc và rượu mùi, rượu ngọt uống sau
cùng.
Các đại sứ thường dùng loại tiệc này tổ chức mời cơm thân mật
các quan chức sở tại và đồng nghiệp trong đoàn ngoại giao.
Về trang phục, thường ghi trong giấy mời. Ở nhiều nước tiệc
513
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

loại này đề nghị quần áo dân tộc hay áo đuôi tôm hoặc là smoking -
jacket đối với đàn ông và quần áo dân tộc hoặc bộ váy buổi tối đối
với phụ nữ. Tuy nhiên ở nhiều nước, trong các tiệc này chỉ cần
comple màu tối với đàn ông, không yêu cầu áo đuôi tôm hay
smoking-jacket. Khi đã mặc áo đuôi tôm hay smoking phải đeo nơ
thay cho cravat.
Trong tiệc này, chủ và khách chính phát biểu hoặc là ngay từ
đầu hoặc là trước khi ăn món tráng miệng (tùy tập quán của từng
nước). Nhìn chung nên nói ngắn gọn, không nên nói dài.

1.6. Tiệc đứng buffet-diner (kiểu Thụy Điển)

Đây là hình thức tiệc ngoại giao rất thông dụng, đặc biệt trong
thời gian gần đây. Buffet-diner là loại tiệc ít mang tính chính thức
và ít long trọng hơn so với tiệc tối. Khách tự lấy thức ăn, đồ uống
và tự tìm chỗ ngồi, không phải bố trí sơ đồ bàn tiệc, khách không bị
gò bó, muốn ngồi đâu cũng được, muốn tiếp xúc nói chuyện với ai
cũng được. Mặt khác, với loại tiệc này có thể mời nhiều khách hơn
so với tiệc tối. Có thể mời 18-22 người cũng được hoặc đông hơn.

1.7. Tiệc trà

Tiệc trà tổ chức khoảng hai tiếng từ 15-17 giờ, hoặc từ 16-18
giờ. Thường là phu nhân ngoại trưởng hay phu nhân đại sứ đứng ra
tổ chức, và khách mời là phu nhân các vị đại sứ, quan chức sở tại.
Các phu nhân người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao cũng
thường tổ chức tiệc trà để chia tay. Đồ ăn ở đây chỉ là bánh kẹo, hoa
quả, có thể cả sandwich và đồ uống.

2. Công tác chuẩn bị chiêu đãi

Tất cả các buổi tiệc, các cuộc chiêu đãi đều đòi hỏi chuẩn bị rất
514
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

cẩn thận, rất kỹ càng, chu đáo, từ chọn hình thức chiêu đãi, địa
điểm, ngày giờ, danh sách khách mời, bố trí chỗ ngồi, thực đơn,
làm giấy mời và sơ đồ bàn tiệc, trang trí, cả nơi đỗ xe, bảo vệ, v.v..
Việc chọn hình thức chiêu đãi phụ thuộc vào mục đích mà chủ
tiệc dự định. Nếu đặt mục đích là mừng khách cấp cao như chào
mừng bộ trưởng ngoại giao sang thăm nước sở tại, có thể tổ chức
tiệc tối hoặc cocktail hay la Fossette. Nếu tổ chức tiệc chào mừng
hay chia tay vị đại sứ nào đó nên tổ chức tiệc tối, hoặc tiệc trưa.
Còn chiêu đãi nhân dịp quốc khánh có thể tổ chức tiếp khách, thực
chất là tiệc đứng dưới dạng cocktail, la Fossette.
Về địa điểm, tốt nhất nên tổ chức tại nhà riêng của đại sứ hoặc
trụ sở đại sứ quán những loại tiệc ngồi ít khách, hay tiệc trà, hoặc
cocktail. Nếu trụ sở đại sứ quán rộng, có vườn, có thể tổ chức tiếp
khách ngoài vườn nhân dịp quốc khánh, nếu thời tiết tốt. Ngoài ra,
có thể tổ chức chiêu đãi tại khách sạn, nhà hàng, nhà khách, v.v..
Nếu tổ chức ở nhà hàng cần chọn nhà hàng lịch sự có phòng riêng,
thức ăn ngon và phục vụ tốt.
Khi chọn ngày, giờ chiêu đãi cần lưu ý tránh ngày lễ, ngày nghỉ,
ngày tang lễ, hoặc vào tháng ăn kiêng của người Hồi giáo - tháng
Ramadan.
Khi lên danh sách khách mời cần hết sức lưu ý về sự cần thiết
củng cố quan hệ công việc, lưu ý trật tự, thứ bậc ngoại giao. Số
lượng khách phải căn cứ vào địa điểm chiêu đãi. Đối với tiệc ngồi
dễ dàng xác định số lượng khách, còn tiệc đứng cần tính toán tỷ lệ
giấy mời với khả năng khách đến dự để không quá chật và cũng
không vắng.
Cần hết sức chú ý khâu phục vụ, nhất là tiệc ngồi. Đồ chiêu đãi
phải sạch sẽ, chất lượng cao.
Trang trí: tiệc đứng, tiệc ngồi đều cần trang trí hoa và lẵng hoa,
515
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

hay bát hoa theo màu quốc kỳ của nước mình. Đối với tiệc ngồi
giữa bàn phải đặt bát hoa tươi, không được trang trí hoa giả.
Thực đơn: là khâu rất quan trọng, trong đó nên có món ăn
truyền thống dân tộc phù hợp với khách. Cần lưu ý, có những khách
ăn kiêng, như người theo đạo Hồi thì không ăn thịt lợn, còn người
theo đạo Hindu (Ấn Độ) kiêng thịt bò.
Giấy mời: cần ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ khách, hình thức
chiêu đãi, ngày, giờ, địa điểm. Nếu địa điểm khó tìm, cần có sơ đồ.
Đối với tiệc ngồi và một số tiệc đứng có quy mô nhỏ, chủ tiệc
mong muốn nhận được trả lời trước. Phía dưới, bên phải giấy mời
ghi RSVP (tiếng Pháp: xin được trả lời). Hầu hết các tiệc ngồi đã
liên hệ với khách qua điện thoại, đã nhận được trả lời miệng thì khi
viết giấy mời gạch chữ “RSVP” và thay bằng chữ “p.m” (tiếng
Pháp: để nhớ). Về yêu cầu trang phục thường ghi ở góc dưới bên
trái.
Bố trí bàn tiệc: cần hết sức cẩn thận, lưu ý vị trí danh dự. Căn
cứ số lượng khách, chọn mô hình nào cho phù hợp nhất: vuông, chữ
nhật, tròn, hình chữ U...
Có rất nhiều cách sắp xếp bàn tiệc, sau đây là một số sơ đồ
thông dụng:
Sơ đồ 1: bàn chữ nhật hay còn gọi là bàn chữ I

C5 K3 C1 KC C2 K4 C6
* * * * * * *

* * * * * * *
C4 K2 PDC CC K1 C3 K5
516
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

Sơ đồ 2: bàn chữ nhật danh dự và một số bàn tròn.

4 3

2 1

PD
*

* * * * * * * *
K3 C2 K1 CC KC C1 K2 C3

Sơ đồ 3: bàn chữ U

C* *K C* *K

K* *C K* *C

C* *K C* *K

K* *C K* *C
*PD
C* *K

K* *C

C* *K

* * * * * * * *
K3 C2 K1 CC KC C1 K2 C3
517
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

Ghi chú: Có thể xếp phiên dịch ngồi ở phía trước, bên trái chủ
chính hoặc kê ghế ngồi sau CC.

Sơ đồ 4: bàn chữ T
* * * * * * * *
C3 K2 C1 KC CC K1 C2 K3

*PD

K* *C

C* *K

K* *C

C* *K
K* *C
C* *K
Sơ đồ 5: bàn tròn; chủ chính, khách chính ngồi đối diện (không
có phu nhân/phu quân).
CC
*

K1* *PD

K3* *K2

C2* *C1
*
KC

Sơ đồ 6: bàn tròn, không có phu nhân/phu quân; chủ chính,


518
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

khách chính ngồi bên nhau (không có phiên dịch).


KC CC
* *

C1* *K1

K2* *C2

C2 K3
* *

Sơ đồ 7: bàn tròn, có phu nhân/phu quân; vợ/chồng chủ chính


ngồi đối diện.
Ông CC
*
Bà KC* *PDC

C2* *C1

K1* *Ông KC
*
Bà CC
Sơ đồ 8: bàn tròn, có phu nhân/phu quân; ông chủ chính và ông
khách chính ngồi đối diện.

Ông CC
*
Bà KC* *PDC

K2* *K1

C1* *Bà CC
*
Ông KC
519
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

* Cách sắp xếp bộ đồ ăn, ly, cốc

3. Một số yếu tố cơ bản về nghi thức ngoại giao trong buổi


tiệc
Ông chủ và bà chủ đón khách ở một địa điểm nhất định gần cửa
ra vào của phòng chiêu đãi, cán bộ ngoại giao dẫn khách. Khách
chính đến có nghĩa là bắt đầu cuộc chiêu đãi.

3.1. Phát biểu, lời chúc rượu


Đối với tiệc ngồi bao giờ cũng có lời chúc rượu. Với nhiều
nước, nhất là các nước Tây Âu, chúc rượu sau món chính và trước
món tráng miệng, thường là nêu ngắn gọn lý do buổi tiệc, vài nét về
quan hệ và lời chúc. Đối với nước Nga, khu vực các nước Liên Xô
520
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

cũ, một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, chúc rượu thường
ngay từ đầu. Trong các tiệc đứng thường cùng trao đổi diễn văn,
chúc rượu, nhất là chiêu đãi nhân dịp năm mới, nhân thiết lập quan
hệ ngoại giao, nhân có đoàn khách cấp cao sang thăm nước sở tại,
v.v.. Còn chiêu đãi nhân dịp quốc khánh ở Tây Âu, hầu như không
có chúc rượu, không có phát biểu. Tuy nhiên ở nhiều nước như Việt
Nam vẫn giữ phong tục là có phát biểu của chủ tiệc và khách chính,
thường phát biểu ngắn gọn, chủ yếu là lời chúc. Tuy nhiên, có
những trường hợp nói rất dài. Điều đó không nên.
Chủ phát biểu trước và khách đáp lễ sau. Trong lúc nói lời chúc
rượu không được nói chuyện, rót rượu và ăn.
Nghi thức tại các cuộc chiêu đãi có nét đặc thù, không được vi
phạm những quy định chung, vì vi phạm của cán bộ ngoại giao dễ
làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước nói chung. Luật lệ chung
nhất cho cán bộ ngoại giao là tôn trọng phong tục tập quán, văn hóa
nước sở tại. Không được đến muộn, nhất là tiệc ngồi. Nếu đến
muộn cố gắng không gây sự chú ý, nhẹ nhàng đến chủ tiệc xin lỗi,
giải thích lý do, song không trình bày chi tiết.
Cán bộ ngoại giao bậc thấp đến trước và đến sau cùng là đại sứ.
Còn khi về thì ngược lại.
Vào bàn tiệc thì bà chủ tiệc vào đầu tiên, ngồi đầu tiên và ăn
đầu tiên. Nếu có món ăn lạ, khách chưa biết ăn thế nào, thì cứ theo
bà chủ mà ăn. Chỉ có ông chủ, bà chủ mới bắt tay khách, còn các
cán bộ ngoại giao khác chủ yếu là mỉm cười và gật đầu.

3.2. Quy tắc ở bàn tiệc


- Chưa ngồi vào bàn khi phụ nữ chưa ngồi xuống hoặc chủ tiệc
chưa mời ngồi.
- Không được dùng tay trái để mời phụ nữ ngồi. Nam giới luôn
521
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

phải mời phụ nữ bằng tay phải.


- Không làm quen sau khi khách đã ngồi vào bàn.
- Cần tiếp phụ nữ trước.
- Ngồi sao cảm thấy thoải mái, không quá gần hoặc quá xa bàn;
không đặt khuỷu tay lên bàn.
- Khăn ăn để trên đầu gối, không giắt khăn ăn vào cổ hoặc đeo
trước ngực, khăn ăn chỉ để chấm môi, không dùng lau mặt, sau bữa
tiệc đặt khăn ăn bên trái của đĩa, không gập và cũng không làm rối
tung.
- Không nâng cốc, ly quá cao khi chúc tụng.
- Thìa, dĩa, dao từ ngoài lấy vào, ăn cá có dao riêng, còn dụng
cụ ăn tráng miệng xếp ở phía trên đĩa (lấy từ trên xuống); không
dùng thìa để ăn những gì quy định ăn bằng dĩa.
- Với món nóng (như súp chẳng hạn), không thổi vào đĩa và
cũng không thổi vào thìa, chờ cho nguội dần và ăn ít một; không
nên tự xin đĩa súp thứ hai.
- Ăn bánh mì bẻ từng miếng nhỏ, không cầm cả bánh mì cắn.
Nếu muốn phết bơ, có dao phết bơ riêng.
- Nước dùng nếu đựng trong chén một quai có thể uống như
chè, không cần thìa, nếu là loại hai quai phải ăn bằng thìa.
- Cần cắt thành miếng nhỏ khi ăn thịt.
- Ăn phải ngậm miệng, ăn súp không để phát ra tiếng kêu.
- Khi được tiếp món ăn nào đó không hợp khẩu vị, không giải
thích rằng không thích hoặc rằng không có lợi. Tốt hơn cả là từ
chối, song không giải thích.
- Không bao giờ đưa dao vào miệng. Dao tay phải, dĩa tay trái.
- Tuyệt đối không dùng dĩa, đũa đang ăn của mình lấy thức ăn
tiếp cho khách, phải dùng dụng cụ chung; không dùng dĩa, đũa của
mình lấy thức ăn từ đĩa thức ăn chung.
- Không ăn quá nhanh, không đưa quá nhiều thức ăn vào miệng.
522
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

- Không nhè xương và các thức ăn khác ra đĩa, mà dùng dĩa để


lấy xương từ miệng và dùng thìa để lấy các mẩu hoa quả từ miệng
và đặt lên đĩa.
- Không nên nói chuyện quá to, không đọc thư hoặc tài liệu
trong bữa ăn.
- Nếu thìa hay dĩa, dao, đũa bị rơi, không gây chú ý, gọi người
phục vụ bàn mang cái khác tới.
- Không để thìa trong cốc trà hoặc cà phê, nước chanh... khuấy
đường xong hãy để thìa ra đĩa lót cốc.
- Không nói về bệnh tật trong lúc ăn.
- Quan tâm tới phụ nữ ngồi cạnh mình, đặc biệt người ngồi bên
phải.
- Không dùng quá liều lượng rượu, không nên để đỏ mặt.
- Khi ăn xong món ăn nào đó, xếp dao, dĩa song song theo chiều
bên phải, cũng có thể xếp chéo nhau, đó là dấu hiệu đã ăn xong.
Thìa ăn súp cũng như thìa uống trà, cà phê thì xếp xuống đĩa lót.
- Bà chủ, hay chủ tiệc ăn đầu tiên và kết thúc cuối cùng, đợi
khách ăn xong mới thôi. Điều này đặc biệt quan trọng khi ăn món
cuối cùng.
- Không nên bỏ lại thức ăn, do vậy tùy theo khả năng mà định
liệu lấy đồ ăn vừa đủ, ăn cho hết.
- Trong lúc ăn không nên xỉa răng, nếu muốn xỉa thì dùng một
tay che miệng. Sau bữa ăn không nên ngậm tăm. Uống nước không
nên súc miệng thành tiếng òng ọc, không được súc miệng rồi nhổ
toẹt ra gần chỗ ngồi.
- Không xin cốc trà, cà phê thứ hai, khi khách chưa uống xong
cốc thứ nhất.
- Không thu hút sự chú ý đến các món ăn được tiếp; không phê
phán mọi thứ liên quan đến bữa tiệc.
Câu chuyện trong bữa tiệc chủ yếu về thời tiết, con người, nhà
523
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

hát, sách báo, v.v., nghĩa là không nên nói về chính trị, về công
việc. Công việc chỉ nên nói trong lúc uống cà phê, chè, sau ăn tráng
miệng.
Phải hỏi chủ tiệc có được hút thuốc không. Nếu không đặt gạt
tàn nghĩa là không nên hút thuốc.
Đây là những cách thức trong bàn tiệc mà nhà ngoại giao nào
cũng phải tuân thủ, tuy là những “điều nhỏ” song vi phạm sẽ dẫn
đến hậu quả không hay về quan hệ, hoặc gây việc hiểu không đúng
về đất nước mình. Đây cũng chính là một trong các nội dung của
phép lịch sự xã giao.

VII. TRANG PHỤC

Trang phục cũng là một vấn đề không kém phần quan trọng làm
nhiều người quan tâm, lo lắng. Đó là công cụ giao tiếp không lời,
đầy sức mạnh. Thông thường trong giấy mời, nhất là dự chiêu đãi,
dự tiệc và tham dự những hoạt động long trọng, người ta thường
ghi rõ yêu cầu về trang phục. Tuy nhiên có nhiều trường hợp không
có chỉ dẫn hoặc có chỉ dẫn, song cũng rất chung chung. Ăn mặc
thích hợp với hoàn cảnh, nghề nghiệp, cương vị, tuổi tác, phong tục
tập quán... là biết cách cư xử.
Đối với các nhà ngoại giao, trang phục đặc biệt quan trọng.
Trước năm 1914, ở hầu hết các nước châu Âu, đã tồn tại lễ phục và
cũng là trang phục dành riêng cho các nhà ngoại giao và lãnh sự.
Trang phục gồm trang phục chính thức và trang phục không chính
thức. Trang phục chính thức gồm áo lễ phục dài, quần có đường
viền, mũ có lông chim và gươm. Trang phục không chính thức là lễ
phục màu xanh thẫm hoặc áo cổ cứng có thêu cầu vai, mũ thêu.
Ngoài ra, còn có trang phục cho các nước xứ nhiệt đới. Từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước mới giành được độc lập từ
524
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

chối sử dụng trang phục chính thức và các đại diện ngoại giao của
họ chủ yếu sử dụng trang phục thông thường (bộ comple và cravat).
Trang phục chính thức như nói ở trên còn thông dụng ở các nước
quân chủ châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định về trang
phục vẫn còn được chấp nhận rộng rãi trong giới ngoại giao.
- Một số quy cách chung:
Đối với nam giới về mùa hè nên mặc quần áo màu sáng, còn
mùa đông, tiệc tối và các dịp long trọng nên mặc quần áo màu tối.
Giầy đen có thể đi với bất kỳ loại quần áo nào, song giày màu
nâu, màu sáng chỉ nên đi với comple màu sáng.
Về cravat và comple: màu của cravat có nét cơ bản trùng với
màu comple, hoặc màu cravat nổi bật hơn so với màu comple. Ví
dụ: comple đen có thể đi với cravat đỏ, vàng, xanh, da cam...; hoặc
comple màu ghi đi với cravat màu ghi, hoặc đậm hơn, v.v.. Khi đeo
cravat màu nên đi với áo sơmi trắng, không nên mặc sơ mi kẻ hoặc
sơmi màu, át màu cravat. Cravat đen với comple đen là trang phục
tang lễ.
Về mũ: đội mũ theo mùa và theo màu quần áo.
Tất chân: phải có màu hài hoà với màu quần, nên là cùng màu.
Không nên đi tất trắng với quần màu tối.
Đối với phụ nữ: màu của túi xách, giầy, mũ phải phù hợp với
màu của quần áo.
Trang sức: tiệc ngày không nên đeo trang sức đắt tiền, còn tiệc
tối thì nên.
- Các chỉ dẫn thường ghi trong giấy mời:
Trong giấy mời dự chiêu đãi hay các sự kiện long trọng thường
có chỉ dẫn bằng tiếng Anh. Chúng ta có thể theo hướng dẫn đó để
mặc.
Bộ lễ phục áo “đuôi tôm” hay “chim cánh cụt” (dress-coat,
tailcoat, white tie) là bộ trang phục có tính chất lễ nghi nhất ở nhiều
525
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

nước. Có trang phục ban ngày và trang phục tối, sau 18 giờ. Trang
phục ngày (cut away hoặc morning coat) gồm áo vét màu xám hoặc
đen. Thân sau dài trùm mông, quần kẻ sọc xám hoặc trắng. Vét màu
đen mặc khi dự đám tang trọng thể và vét màu xám dự mặc khi đám
cưới, tiệc, lễ hội... Các bà, các cô mặc váy ngắn, kèm găng tay, mũ
và áo khoác nếu trời lạnh.
Buổi tối, trang phục có tên gọi “cravat trắng” (white tie) hay
còn gọi là “trang phục dạ hội”, “trang phục vũ hội”, “trang phục
nghi lễ”. Áo như trang phục ban ngày, dài song không trùm mông.
Áo, quần phải là màu đen, cravat và gilê màu trắng. Các bà, các cô
trang phục là váy dài và găng tay ngắn nếu tay áo dài; găng tay dài
nếu tay áo ngắn. Trang phục này dùng cho tiệc tối, dạ hội và nghi lễ
quan trọng.
Bộ trang phục “smoking”, hay còn gọi là “black tie” là áo vét
màu đen hoặc màu xanh sẫm có ve áo bằng lụa cùng màu, song
đậm hơn, đơn hoặc đan chéo. Nếu là ve đơn cần đi kèm gile màu
đen. Đây là trang phục được sử dụng nhiều trong những dịp long
trọng, cũng là dạng lễ phục. Smoking mặc vào buổi tối. Đi liền với
smoking là nơ màu đen hoặc xanh sẫm và sơmi cổ đứng. Tuyệt đối
không thắt nơ màu trắng hoặc màu sặc sỡ. Nếu giấy mời ghi
“cravat đen mùa hè” có nghĩa là bộ smoking với vét màu trắng và
cravat màu đen. Tuy nhiên, trong thực tiễn ngoại giao ở nhiều nước
có thể mặc bộ smoking với cravat mà không cần nơ.
Quần áo dân tộc: “national dress”. Các nước như Nhật Bản,
Anh, Ấn Độ, Pakixtan... đều có quần áo dân tộc của mình. Đối với
phụ nữ Việt Nam bộ áo dài là tuyệt vời và rất phù hợp. Rất tiếc đàn
ông Việt Nam chưa có bộ quần áo dân tộc.
Bộ thường phục chính là bộ comple, là quần áo thường phục ở
các nước châu Âu. Bộ comple sử dụng đặc biệt rộng rãi trong các
hoạt động ngoại giao. Ở nhiều nước trong đó có nước ta, trong các
526
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

cuộc chiêu đãi cả tiệc chính thức hoặc những sự kiện long trọng,
comple màu đen hay màu sẫm được coi như lễ phục.
“Smart” hoặc “smart as usual” - mặc lịch sự: có thể hiểu khác
nhau trong những điều kiện khác nhau. Trong đoàn ngoại giao ở
châu Âu “smart” là comple không cần đeo cravat, không phải
comple màu tối, quần và áo vét có thể khác màu. Ở Việt Nam, đó là
bộ quần áo công sở hoặc sơmi và cravat...

VIII. XƯNG HÔ VÀ CÁC CÂU LỊCH SỰ XÃ GIAO


PHỔ BIẾN VÀ THÔNG DỤNG NHẤT

Xưng hô là vấn đề khá hệ trọng trong công tác lễ tân. Ghi đúng
địa chỉ người nhận, có câu xưng hô và câu lịch sự xã giao chuẩn xác
là yêu cầu tối thiểu của thư tín ngoại giao. Việc xưng hô đúng cũng
là yêu cầu trong tiếp xúc trao đổi giữa các vị lãnh đạo, quan chức.
Tuy nhiều nước có quy định riêng, song cũng phải tuân thủ những
quy tắc chung.
- Giữa các vua chúa: Nữ hoàng Anh xưng hô với quốc vương
khác: Sir, My Brother (Madam, My Sister); Your Majesty’s; Good
Sister. Câu lịch sự xã giao ở cuối thư: My Good Brother (Sister);
The King (Queen) of Y...
- Giữa nữ hoàng và tổng thống: The President of...; Senders
Greetings; “Our Good Friend”.
- Với hoàng đế: Kính gửi: His Imperial Majesty; xưng hô:
Your Imperial Majesty; câu cuối lịch sự xã giao: Respectfully hoặc
Respectfully Yours.
- Với vua: Kính gửi: His Majesty hoặc Her Majesty hoặc Their
Majesties; xưng hô: Your Majesty hoặc Your Majesties; câu cuối
lịch sự xã giao: Respectfully hoặc Respectfully Yours.
- Với Sultan (vua các nước Hồi giáo): Kính gửi: His Highness
527
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

hoặc Their Highness; xưng hô: Your Highness; câu cuối lịch sự xã
giao: Respectfully hoặc Respectfully Yours.
- Với tổng thống, thủ tướng: Kính gửi: His hoặc Her
Excellency; xưng hô: Your Excellency; câu cuối lịch sự xã giao:
Accept, Excellency, the assurance of my highest consideration hoặc
đơn giản là Respectfully hoặc Sincerely.
- Giữa các ngoại trưởng: Kính gửi: Excellency; xưng hô: Your
Excellency; câu xã giao: Accept, Excellency, the (renewed)
assurance of my highest consideration.
- Ngoại trưởng và các đại sứ: Kính gửi: Sir hoặc Excellency;
xưng hô: Your Excellency; câu lịch sự xã giao: Accept, Excellency,
the assurance of my highest consideration hoặc I have the honour to
be with high consideration, Your Excellency’sobedient Servant.
- Các đại sứ nam: Thưa gửi: Sir (Chính thức), My Dear
Ambassador hoặc My Lord (không chính thức); tước vị: You hoặc
Your Excellency hoặc Your Lordship; câu lịch sự xã giao: Very
truly yours hoặc I am with great truth and respect, Sir (My Lord),
Your Excellency’sobedient Servant. Đối với đại sứ là nữ, xưng hô
là Madam hoặc My dear Madam Ambassador.
- Đối với đại biện, tổng lãnh sự và lãnh sự: Thưa gửi: Sir; câu
lịch sự xã giao: I am with great truth, Sir hoặc bỏ câu lịch sự xã
giao.
- Đối với giáo hoàng: Kính gửi: His Holiness, The Pope; xưng
hô: Your Holiness; câu cuối lịch sự xã giao: Respectfully Yours.
- Đối với hồng y giáo chủ: Kính gửi: His Eminence; xưng hô:
Your Eminence hoặc Most Reverend; câu cuối lịch sự xã giao:
Respectfully Yours hoặc Sincerely Yours.
- Đối với tổng giám mục, giám mục: Kính gửi: His Excellency:
xưng hô: Your Excellency hoặc Most Reverend, Right Reverend
528
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

Sir; câu cuối lịch sự xã giao: Respectfully Yours.


Ngoài ra, trong thực tiễn người ta còn sử dụng Sir và tước hiệu
cá nhân như The Right Honorable và The Honorable. Ví dụ: The
Honorable, Mary Doe, American Ambassador.
Những khái niệm trên được dịch sang tiếng Việt như sau:
Excellency dịch là Ngài. Đồng thời các khái niệm khác như
Majesty, Highness, Holiness, Sir, The Honorable Ambassador...
cũng chỉ dịch là Ngài mà thôi: Ngài Hoàng đế, Ngài Quốc vương,
Ngài Giáo hoàng...
Gọi Ngài hay gọi ông là vấn đề nhiều người hay nhầm lẫn. Như
trình bày ở trên, nhiều nước có quy định chặt chẽ, không thể tuỳ
tiện việc gọi Ngài. Ở Philíppin có hai người được gọi là Ngài gồm
tổng thống và đại sứ. Ở nhiều nước khác có thể gọi Ngài từ bộ
trưởng trở lên. Việt Nam chưa có quy định xưng hô. Việc gọi Ngài
ở nước ta tương đối tùy tiện do thiếu hiểu biết. Nhiều người cứ thấy
người châu Âu là gọi Ngài. Đâu có phải như vậy. Mặt khác, có
người hiểu “Mister” là Ngài là không chính xác, chỉ Excellency mới
dịch là “Ngài”. Còn ở nước ta, đối tượng nào nên gọi là Ngài? Có lẽ
chỉ nên gọi Ngài các đại biểu Quốc hội và từ cấp thứ trưởng trở lên.

IX. TREO CỜ

Việc treo cờ cũng là một việc hệ trọng. Treo cờ phải tuỳ theo
hoàn cảnh, địa điểm, số lượng và tính chất của các lá cờ trong mối
quan hệ với nhau. Cờ có thể kéo lên vào sáng sớm và hạ xuống vào
buổi tối, hoặc cũng có thể treo cả ngày lẫn đêm.
Treo một cờ: Nếu chỉ có một cờ duy nhất, thì cờ được đặt ở
chính giữa hoặc bên trái (nhìn đối diện cờ). Trên diễn đàn hoặc sau
bàn làm việc, cờ bao giờ cũng đặt bên phải diễn giả. Nếu có hai cờ,
529
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

thì cờ số 1 ở bên trái. Nếu có ba cờ, thì số 1 ở giữa, cờ số 2 bên


phải. Nếu có bốn cờ, thì vị trí số 1 là bên trái, rồi đến các cờ tiếp
theo. Nếu là nhiều cờ, song là số lẻ, cờ số 1 ở chính giữa, còn các
cờ khác dàn sang hai bên. Các cờ phải có kích cỡ giống nhau. Nếu
theo hình tròn hoặc hình vuông, cờ xếp theo chiều kim đồng hồ.
Thứ tự xếp cờ thông thường theo nguyên tắc vần chữ cái tiếng Anh.
Trên ôtô: cờ danh dự bên phải, cờ thứ hai bên trái (phía lái xe).
Nếu hai nguyên thủ cùng ngồi một xe, cờ chủ nhà ở bên phải.
Cờ chủ và cờ khách: Thông thường khách ở tay phải chủ. Như
vậy cờ chủ bên cạnh chủ nhà và cờ khách bên cạnh khách. Tuy
nhiên, nhiều nước bố trí cờ ngược lại như Mỹ, Canađa... chẳng hạn.
Cờ chủ nhà luôn ở vị trí số 1 là bên trái, cờ khách ở bên phải. Như
vậy sẽ là cờ chủ nhà bên cạnh khách và cờ khách cạnh chủ nhà.
Cờ có thể cắm trên cán hoặc treo không có cán. Nếu treo trên
tường, phía sau diễn giả, cờ phải cao hơn đầu diễn giả, không treo
bất cứ vật gì trên cờ. Nếu cờ cắm trên cán, thì cờ không được để
chạm sàn.
Treo cờ rủ: Khi có tang lễ, cờ để rủ. Các cờ khác cũng phải rủ.
Cờ rủ là phần dưới lá cờ ngang với nửa cột cờ. Nước ta quy định cờ
rủ có treo dải băng đen ở đầu cán cờ.

X. TẶNG QUÀ, ĐỒ LƯU NIỆM

Với đồ lưu niệm: Đồ lưu niệm gợi nhớ đến sự kiện liên quan
đến người hay tổ chức tặng. Đồ lưu niệm là các vật cụ thể như: cây
bút, cặp sách, sách, biểu tượng của cơ quan, thành phố, v.v.. Đồ lưu
niệm thường được trao tặng rộng rãi cho khách nhân chuyến thăm,
nhân dịp sự kiện. Cũng là quà lưu niệm cho khách, đồ lưu niệm còn
là sự tôn vinh, thể hiện lòng tự hào của chủ nhân đồ lưu niệm như
530
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

sản phẩm của địa phương, tác phẩm của cá nhân.


Quà khác đồ lưu niệm vì quà mang tính độc nhất, quà tặng cho
cá nhân, đó là sự trọng thị và cũng là để tranh thủ tình cảm cá nhân.
Quà tặng thường trao hạn chế, có khi chỉ tặng trưởng đoàn.
Đồ lưu niệm và quà tặng có ý nghĩa của nó, không hẳn chỉ là
phép lịch sự xã giao. Quà tặng, đồ lưu niệm, đặc biệt là quà tặng, là
thông lệ trong tất cả các nền văn minh và ở mọi thời đại, là thông
điệp cuối cùng để lại cho khách khi khách mời ra về nhằm “duy trì
tình bạn”. Đó là một hình ảnh có giá trị bằng ngàn lời nói, một đồ
vật có giá trị không kém một bài diễn văn1.
Chọn quà tặng như thế nào? Quà tặng là dành cho cá nhân cho
nên quà trùng với sở thích cá nhân càng có ý nghĩa. Cần phải
nghiên cứu tính cách, sở thích của người định tặng. Tuy nhiên,
nhiều khi việc tặng quà mang tính “công”, cho nên thông thường
người ta tặng sản phẩm nổi tiếng của địa phương, của đất nước
mình. Ví dụ, nhiều vị đại sứ nước ta đã tặng lãnh đạo nước sở tại
tranh thêu tay, tranh sơn mài, tranh đá của Việt Nam. Chủ tịch
Quốc hội Nguyễn Văn An, trong chuyến thăm hữu nghị chính thức
Ucraina, đã tặng Chủ tịch Quốc hội Ucraina phiên bản Trống đồng
Ngọc Lũ.

XI. PHÉP LỊCH SỰ XÃ GIAO

Phép lịch xự xã giao là phép xử thế giữa người và người trong


đời sống xã hội, nhằm bày tỏ lòng tự trọng và thái độ tôn trọng mọi
người trong quan hệ xã hội. Điều này càng quan trọng khi chúng ta

1
. Xem Louis Dussault: Lễ tân - Công cụ giao tiếp, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1999, tr.139.
531
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

tiếp xúc với người nước ngoài vì lúc đó chúng ta đại diện cho dân
tộc Việt Nam. Phép lịch sự xã giao cũng thể hiện trình độ văn minh
của một dân tộc. Phép lịch sự xã giao thể hiện ở nhiều hành động.

1. Tiếp xúc xã giao

1.1. Chào hỏi, bắt tay

Ngày nay nhu cầu giao tiếp ngày càng mở rộng. Trong giao
tiếp, tục ngữ Việt Nam có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, thể hiện
tình thân thiện và sự tôn trọng lẫn nhau. Chào hỏi, bắt tay không chỉ
biểu lộ tình cảm, mà còn là phép lịch sự xã giao. Song chào, hỏi và
bắt tay như thế nào lại là vấn đề tế nhị, cần cân nhắc cho phù hợp.
Chào có nhiều cách: bằng lời nói, nụ cười hay khoé mắt; bằng
gật đầu, giơ tay, ngả mũ hay khẽ cúi đầu... Tuỳ theo từng cương vị,
lứa tuổi, mà vận dụng cách nào cho đúng. Ngôn ngữ Việt Nam có
những câu chào rất lịch sự. Giá trị lời chào thể hiện ở chỗ đúng đắn,
chân thành; tâng bốc ai bằng lời chào là đáng trách, phì phèo điếu
thuốc trên môi khi chào là thiếu lịch sự.
Khi gặp nhau thì nam chào nữ, cấp dưới chào cấp trên, trẻ chào
già trước, người mới đến chào người đến trước, người từ ngoài vào
chào người ở trong phòng.
Bắt tay nên nhẹ nhàng, chân thành, đưa tay phải ra nắm cả bàn
tay không lâu, bóp mạnh quá là thô bạo, còn hời hợt là vô lễ, vồ vập
quá là sỗ sàng. Khi đi găng tay, lúc bắt tay phải tháo găng, trừ đối
với phụ nữ. Không nên bắt tay khi tay đút túi áo hay túi quần.
Chưa quen biết thì không nên chủ động bắt tay khách. Nên chờ
người giới thiệu hay tự mình chủ động giới thiệu làm quen rồi mới
bắt tay.
Không chủ động bắt tay người có cương vị cao hơn mình, dù
532
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

quen biết lâu cũng vậy, nhất là đối với phụ nữ.
Ở nơi đông người cần đi chào hỏi người đến trước, chú ý chào
người cao tuổi trước. Khi có nhiều người cùng giơ tay cho mình
bắt, cần chú ý bắt tay trước người có cương vị cao trong xã hội.
Gặp bạn thân quen không nên bắt tay quá lâu, lắc mạnh để người
khác phải chờ đợi.
Không nên giơ cả hai tay nắm chặt tay người khác, nhất là đối
với phụ nữ. Nhưng để tỏ lòng tôn kính thì đưa hai tay đón lấy tay
người hơn mình về cương vị xã hội và tuổi tác.
Không nên bắt tay người nọ chéo tay người kia, không nên
cùng một lúc bắt tay hai người.
Khi bắt tay không ngoảnh mặt sang hướng khác mà nhìn trực
diện. Không nên vừa bắt tay vừa vỗ vai khách. Cử chỉ này biểu hiện
sự thân tình, song dễ gây hiểu lầm là biểu hiện kẻ cả, trịch thượng.
Ở nơi có nhiều người quen biết, cố gắng bắt tay không để sót
người nào. Trong phòng khách đông người không thể chào hết mọi
người, song nhất thiết phải bắt tay ông, bà chủ, còn đối với mọi
người thì cúi chào.
Cần lưu ý, ở nhiều nước nhất là những nước theo đạo Hồi và
một số nước khác như Thái Lan, Lào... người ta không bắt tay phụ
nữ, mà chỉ chắp tay trước ngực, gật đầu.
Khi gặp nhau nam giới chào trước. Nếu là quen biết thì nên bắt
tay, nếu là quen bình thường chỉ nên nghiêng mình chào. Ở nơi
công cộng, trong phòng khách, người phụ nữ có thể ngồi nguyên
trên ghế, không phải đứng dậy để bắt tay nam giới, trừ khi có các
bậc cao tuổi hay lãnh đạo cấp cao. Đối với các chức sắc tôn giáo,
lãnh đạo cấp cao, người phụ nữ cần nghiêng mình chào trước. Chỉ
đưa tay ra đón khi các vị này chủ động bắt tay.
Trong trường hợp cùng chồng tiếp khách, người phụ nữ cần
533
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

niềm nở và chủ động bắt tay khách.


Ở nhiều nước người ta có tập quán hôn tay phụ nữ. Người phụ
nữ khi có người đến chào thì chủ động chìa tay ra. Nam giới nhẹ
nhàng nắm lấy các đầu ngón tay và khẽ áp môi lên mu bàn tay chứ
không bắt.

1.2. Gõ cửa trước khi vào phòng

Trước khi vào phòng làm việc cũng như phòng ở, nên nhớ gõ
cửa hoặc bấm chuông. Khi có lời mời và cửa mở
rồi mới vào. Khi bước vào phòng làm việc, phòng khách, phòng
ngủ của người khác, nếu đang hút thuốc, phải dụi thuốc, cởi áo
khoác và bỏ mũ trước khi vào.
Không vội vã ngồi xuống ghế, nếu chủ nhà chưa mời hoặc chưa
ngồi. Ngồi với tư thế ngay ngắn, đàng hoàng. Không nên bắt chân
chữ ngũ, rung đùi, hay bẻ ngón tay răng rắc, ngoáy mũi, nhổ râu.
Trong phòng khách không nên đội mũ. Mỗi khi các bà vào
phòng khách nam giới nên đứng dậy. Không giới thiệu trước các bà
với nam giới, ngược lại nam giới phải tự giới thiệu trước. Nam, nữ
ít tuổi phải tự giới thiệu với người nhiều tuổi hơn.
Khi vào phòng hoặc từ phòng bước ra, không đi trước phụ nữ.
Khi lên ôtô hoặc thang máy cần nhường cho phụ nữ vào trước. Khi
ra, nam giới ra trước và đỡ tay phụ nữ để giúp họ.

1.3. Trong tiếp xúc

Thái độ tiếp xúc với người nước ngoài cần chân thành, tự
nhiên, không khách khí, nhưng tránh tùy tiện xuê xoa để khách có
thể hiểu lầm là coi thường họ. Ấn tượng lần đầu rất quan trọng do
vậy nếu gây được tình cảm tốt sẽ dễ dàng cho những lần làm việc
sau này. Ngược lại, nếu để khách cảm thấy ta lạnh nhạt, quá dè dặt,
534
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

kiểu cách, sẽ không có lợi cho mối quan hệ.


Cần khiêm tốn, nhưng tránh khiêm tốn giả tạo, tự ti, đồng thời
tránh thái độ kiêu căng, khoe khoang. Đối với người nước nhỏ,
không nên nói, làm và có thái độ để họ hiểu lầm là coi thường dân
tộc họ.
Nước nào cũng có những luật lệ, phong tục tập quán hay, và
những luật lệ, phong tục tập quán chưa hay, thậm chí có những
phong tục, tập quán rất lạc hậu. Không bao giờ được phê phán chỉ
trích chế độ chính trị, luật lệ, phong tục tập quán, tôn giáo của
khách. Đặc biệt, phải tôn trọng những điều thiêng liêng của họ như
quốc kỳ, quốc huy, kinh thánh... Không được phê phán, chỉ trích
lãnh đạo của họ. Ở Thái Lan, Nhật Bản, tối kỵ đàm tiếu về vua và
hoàng gia. Vì vậy trong tiếp xúc chỉ nên nói điều hay, tránh nói
điều dở. Đó là sự tôn trọng.
Trong tiếp xúc nên tránh đưa những vấn đề thời sự gay cấn và
tránh tranh luận gay gắt. Nếu khách chủ động nêu ra nên tìm cách
lảng sang chuyện khác. Trước đông người, không nên nói về những
việc chỉ liên quan tới mình và người đối thoại của mình hoặc về các
vấn đề người khác không biết.
Trong buổi tiệc hoặc đến làm khách, nếu có tiết mục nhảy cần
mời chủ nhân và con gái chủ nhân nhảy trước (nếu chủ nhà có con
gái). Khi mời phụ nữ nhảy hoặc tiễn về chỗ ngồi, phải chìa tay phải
để mời. Khi đến làm khách không chủ động cắm hoa. Không ở lại
quá lâu.
Cần biết tên và chức vụ của khách để tiện xưng hô. Gặp lại
khách lần thứ hai, cố gắng nhớ tên, nghề nghiệp và chức vụ của
khách. Người khách nào cũng có cảm tình khi ta vẫn nhớ và gọi
đúng tên họ. Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc khi tiếp đoàn
bóng bàn Mỹ ngày 14-4-1971, ngay từ phút đầu ông đã nhận ra
535
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

phóng viên UPI Ladlik, người mà Thủ tướng gặp ở Diên An những
năm 1940, làm cho người phóng viên vô cùng cảm động.
Trong tiếp xúc cần giữ đúng cương vị nếu không khách sẽ cho
là coi thường. Nếu ta ở cấp cao hơn khách, khi tiếp khách, có thể
tiếp tất cả mọi người ở các cương vị khác nhau. Song trong đàm
phán, trao đổi công việc thì cần ở cương vị tương đương, hoặc có
thể ở cấp cao hơn một chút. Trong những cuộc gặp gỡ, chiêu đãi,
thông thường người ở cấp thấp hơn không nên chủ động tìm gặp
làm quen người ở cương vị cao hơn mình.
Nếu mời cơm, cần nghiên cứu kỹ thực đơn sao cho phù hợp với
khẩu vị của khách. Hết sức tránh những món ăn kiêng kỵ của khách
vì lý do tôn giáo và sức khỏe.
Cần tôn trọng tập quán sinh hoạt của khách. Trong quan hệ
giao tiếp nam, nữ, người châu Âu rất tự nhiên, khác với người châu
Á. Họ rất tự nhiên hôn má, hôn trán, hôn tay, ôm hôn khi chào hỏi
nhau.
Người châu Âu có tác phong công nghiệp cao. Họ có thói quen
giữ đúng giờ giấc. Do vậy hẹn phải đúng giờ. Nếu vì lý do nào đó
mà đến chậm, cần điện thoại báo trước và xin lỗi.
Đối với người châu Âu, từ “xin lỗi” là câu cửa miệng. Nếu làm
việc gì không đúng như đến muộn, hắt hơi, va vào người khác... đều
phải nói xin lỗi.

2. Những nơi công cộng

- Cần tỏ ra là người lịch thiệp với người xung quanh và người đi


đường;
- Không nhìn chằm chằm vào những người xung quanh, không
dùng ngón tay chỉ trỏ mọi người;
- Không ngoái nhìn hoặc theo dõi bước đi của những người đi
536
CHƯƠNG XIV: LỄ TÂN NGOẠI GIAO

qua;
- Rác phải bỏ vào thùng rác;
- Không gọi nhau í ới, cười nói quá to khi đi ngoài phố;
- Trong nhà hát hoặc rạp chiếu phim... đối với nam giới cần bỏ
mũ, bành tô trước khi vào trong rạp;
- Khi đi giữa hai hàng ghế, phải nói xin lỗi và phải quay lưng về
sân khấu;
- Tuyệt đối trật tự trong buổi hòa nhạc, không nên khen, chê
bằng cách tặc lưỡi, la ó, huýt sáo hoặc bỏ ra về một cách cáu kỉnh
hoặc sập ghế ầm ầm;
- Không hút thuốc nếu gây khó chịu cho người khác.
Tóm lại, khi ở nước ngoài, cần nghiên cứu phong tục, tập quán
của địa phương sở tại, và lưu ý các phong tục tập quán đó, phải
nhập gia tùy tục.

3. Hình thức, tác phong

- Không được quên rằng, cần phải thường xuyên quan tâm đến
hình thức, cần phải gọn gàng sạch sẽ khi ở nơi công cộng.
- Không ăn mặc quá lòe loẹt, quá rực rỡ, nên ăn mặc nhã nhặn,
kín đáo.
- Đầu tóc phải gọn gàng, quần áo không nhàu nát, giầy phải
được đánh sạch.
- Không đút kính, bút, lược... vào túi áo.
- Không mặc quần áo ngủ, đi dép lê dùng trong nhà ở bất kỳ nơi
nào ngoài phòng ngủ, phòng tắm, trong nhà mình.
- Hãy chú ý phong thái, đi đứng của mình, đi đàng hoàng.
537

Chương XV
QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ NGOẠI GIAO,
LÃNH SỰ VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

I. KHÁI NIỆM

Quyền ưu đãi, miễn trừ là những thuận lợi và ưu tiên dành cho
cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và các tổ chức quốc tế
tại một nước. Các quyền ưu đãi, miễn trừ được ghi trong Công ước
Viên về quan hệ ngoại giao (1961), Công ước Viên về quan hệ lãnh
sự (1963), Công ước quyền ưu đãi, miễn trừ Liên hợp quốc (1946),
Công ước quyền ưu đãi, miễn trừ các tổ chức chuyên môn Liên hợp
quốc (1947) và Công ước Viên về đại diện của một quốc gia bên
cạnh các tổ chức quốc tế (1975). Ngoài ra, quyền ưu đãi, miễn trừ
còn được quy định trong điều lệ của các tổ chức quốc tế, các hiệp
định đa phương hoặc song phương ký kết giữa các nước và các luật
lệ do mỗi quốc gia ban hành. Ngày 23-8-1993, Việt Nam đã ban
hành Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại
diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức
quốc tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi gia nhập Công ước Viên về
quan hệ ngoại giao (1961), Việt Nam đưa ra hai bảo lưu:
- Việc dành cho nhân viên hành chính, kỹ thuật cùng gia đình
họ được ưu đãi, miễn trừ trong đoạn 2, Điều 37 với mức độ nào
phải do các nước có quan hệ thoả thuận;
538

- Quy định trong Điều 48, 50 mang tính chất phân biệt đối xử,
không phù hợp với nguyên tắc bình đẳng và chủ quyền quốc gia.
Việt Nam cho rằng, tất cả các quốc gia đều có quyền gia nhập Công
ước Viên 1961.
Đây là nguyên tắc xuất phát từ đặc điểm chủ quyền của quốc
gia và quyền bình đẳng của quốc gia, chủ thể của luật quốc tế. Mục
đích của việc dành cho các quyền trên là đảm bảo cho cơ quan đại
diện ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế thực hiện hiệu quả các
chức năng, nhiệm vụ, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước,
không phụ thuộc vào chế độ nhà nước, xã hội của nhau, tránh được
những gay cấn trong quan hệ1.

II. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ


QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ NGOẠI GIAO

Quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao được hình thành trong quá
trình ra đời và phát triển của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự cùng với tập quán tồn tại ở các quốc gia khác nhau. Ở
Ấn Độ cổ đại, trong Luật Manu đã cấm vung tay đe dọa sứ thần bởi
vì chiến tranh, hoà bình phụ thuộc vào phái bộ và sứ thần vốn được
“Thượng đế” che chở. Giơ tay đe dọa sứ thần là dẫn đến lụi tàn, bị
diệt vong. Còn ở Hy Lạp, La Mã cổ đại, cá nhân sứ thần được coi là
“thần thánh”, bất khả xâm phạm. Việc vi phạm quyền miễn trừ của
sứ thần được coi là sự vi phạm thô bạo nhất. Đó cũng chính là
quyền của nhân dân, bởi vì thời đó ở La Mã đã có luật quốc tế.
Tuy nhiên, lúc này quyền ưu đãi, miễn trừ mới chỉ bắt đầu hình
thành, chưa có quy định chặt chẽ, chưa được phổ biến rộng rãi.
Trong thời kỳ phong kiến, các đặc quyền mang tính ban ơn của vua

1
. Xem Công ước Viên 1961, Điều 1.
539

chúa, phụ thuộc hoàn toàn vào quan hệ tốt xấu. Sứ thần cùng tài sản
chỉ được sự đảm bảo ở mức độ nào đó như tránh xâm phạm tới thể
diện quốc gia mà sứ thần đại diện. Cùng với sự phát triển của quan
hệ quốc tế, công tác ngoại giao, quyền ưu đãi, miễn trừ được từng
bước bổ sung, hoàn thiện. Đã xuất hiện những thuyết như: Tính đại
diện, Trị ngoại pháp quyền, Lợi ích công vụ và thuyết Có đi, có lại,
v.v..1 Các quyền ưu đãi, miễn trừ dần dần được thỏa thuận trong các
điều ước quốc tế như: Hiệp ước Westphalia (1648), Hiệp ước Tilsit
(1807) ký giữa Pháp và Nga, đặc biệt trong các Công ước Viên
1961, 1963 và 1975 với sự tham gia của nhiều quốc gia, v.v..

III. QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ NGOẠI GIAO

1. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện


Quyền bất khả xâm phạm trụ sở, cơ quan đại diện là tư dinh đại
sứ và khu đất. Đó là tòa nhà, bộ phận tòa nhà sử dụng cho công
việc, dù nhà và đất là sở hữu của cơ quan đại diện hay là thuê.
Chính quyền sở tại còn có trách nhiệm bảo vệ trụ sở, tư dinh
không cho ai được xâm phạm, đảm bảo yên tĩnh cho cơ quan. Mỗi
khi muốn vào phải khai báo trước và phải được sự đồng ý, kể cả
trong trường hợp hoả hoạn, thiên tai. Những tài sản của cơ quan đại
diện cũng bất khả xâm phạm, không được khám xét, trưng dụng,
tịch thu.
Bất khả xâm phạm còn gồm cả thư từ, công văn, tài liệu của cơ
quan đại diện. Thư từ không bị mở, không bị giữ lại.
Công ước Viên về quan hệ ngoại giao cũng quy định cho phép

1
. Xem Học viện Quan hệ quốc tế: Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về
nghiệp vụ ngoại giao, Sđd, t.1, tr.105-106.
540

cơ quan đại diện liên lạc với chính phủ của mình bằng giao thông
ngoại giao, bằng điện mật mã hay số hiệu. Cơ quan đại diện cũng
được phép liên hệ bằng vô tuyến điện, song phải được sự đồng ý
của nước sở tại.
Trong trường hợp cắt đứt quan hệ ngoại giao hoàn toàn cũng
như tạm thời, thậm chí trong trường hợp có xung đột vũ trang, nước
tiếp nhận vẫn phải tôn trọng, bảo vệ trụ sở, nhà ở, nhà của cơ quan
đại diện cùng với tài sản và hồ sơ lưu trữ.
Trụ sở cơ quan đại diện không được sử dụng cho người tỵ nạn.
Chính vì vậy, Công ước Viên 1961 ghi: Trụ sở cơ quan đại diện
không được sử dụng vào mục đích không phù hợp với chức năng
đại diện. Tuy nhiên, các nước Mỹ Latinh lại ký kết với nhau Công
ước thoả thuận cho phép tỵ nạn tại trụ sở cơ quan đại diện. Nếu vận
dụng công ước đó trên lãnh thổ không phải quốc gia khu vực Mỹ
Latinh là không phù hợp.
Theo Công ước Viên 1961, các cơ quan ngoại giao được miễn
tất cả các loại thuế, phí của nhà nước, của chính quyền địa phương,
trừ những loại thuế, phí các loại dịch vụ cụ thể như: điện, gaz, nước
nóng, lạnh, điện thoại, v.v..
Cơ quan đại diện ngoại giao có quyền treo quốc kỳ, quốc huy
tại trụ sở, nhà riêng đại sứ và phương tiện giao thông.

2. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho viên chức ngoại giao

Trước hết, tất cả viên chức ngoại giao của cơ quan đại diện
được quyền bất khả xâm phạm: không bị bắt, không bị giam giữ,
không bị ngược đãi, không bị xúc phạm danh dự, nhân cách dưới
bất kỳ hình thức nào. Nước tiếp nhận phải tôn trọng và có các biện
pháp để ngăn chặn mọi hành vi xúc phạm đến thân thể, nhân cách,
tự do của viên chức ngoại giao. Quyền này có hiệu lực từ khi viên
541

chức ngoại giao đến công tác, kéo dài suốt thời gian công tác. Các
nhà ngoại giao phải hiểu quyền ưu đãi để thực hiện nhiệm vụ và
phải tôn trọng luật pháp nước tiếp nhận, không can thiệp vào công
việc nội bộ nước tiếp nhận. Khi có hành vi vi phạm pháp luật nếu
phải xử lý, phải thông qua con đường ngoại giao.
Trong thực tế lịch sử ngoại giao thế giới đương đại, các quy
định trên đều được các nước tôn trọng. Tuy nhiên, đã từng xảy ra
một số vụ việc không theo tinh thần quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại
giao. Nguyên nhân rất khác nhau. Đại sứ Tây Đức bị ám sát ở
Braxin (1970), Đại sứ Anh bị ám sát ở Urugoay (1971), một cán bộ
ngoại giao Liên Xô bị bắn chết ở Mỹ (1976) và hàng chục con tin bị
bắt tại tư dinh Đại sứ Nhật Bản tại Pêru (tháng 12-1996), v.v..
Tư dinh đại sứ, nhà riêng cán bộ ngoại giao cũng bất khả xâm
phạm và được bảo vệ. Giấy tờ, tài liệu, thư từ, tài sản và các
phương tiện giao thông của cán bộ ngoại giao cũng bất khả xâm
phạm.
Quyền miễn trừ xét xử: Trước hết, tất cả viên chức ngoại giao
đều được miễn trừ xét xử hình sự, nghĩa là không bị bắt, bị truy tố,
bị giam giữ, bị xét xử và không bị ra toà làm chứng ở nước tiếp
nhận. Tuy nhiên, khi họ phạm tội, họ vẫn bị xét xử tại toà án nước
cử, bị pháp luật nước cử trừng trị. Nước tiếp nhận bằng con đường
ngoại giao thông báo về tội danh của họ cho nước cử để triệu họ về.
Viên chức ngoại giao không có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
Tuy nhiên, nước tiếp nhận có thể yêu cầu họ cung cấp chứng cứ
bằng thư, nếu họ từ chối thì không được ép, nếu họ tự nguyện thì có
thể thực hiện. Nếu cán bộ ngoại giao có quốc tịch nước tiếp nhận
thì viên chức đó chỉ được hưởng quyền bất khả xâm phạm và xét xử
khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Với lý do rõ ràng, nước cử có
thể từ bỏ quyền miễn trừ này đối với viên chức ngoại giao.
542

Đối với thành viên khác của cơ quan đại diện ngoại giao như:
thành viên gia đình viên chức ngoại giao, nhân viên hành chính - kỹ
thuật, nhân viên phục vụ cũng được hưởng quyền miễn xét xử. Còn
những thành viên gia đình viên chức ngoại giao, nhân viên hành
chính, kỹ thuật khi không có quốc tịch nước tiếp nhận hoặc không
có nơi thường trú tại nước tiếp nhận được hưởng quyền miễn trừ
hình sự, dân sự, hành chính khi họ đang thi hành công vụ. Như đã
nêu ở trên, Việt Nam bảo lưu điều này. Mức độ cho hưởng như thế
nào phải được các nước thoả thuận.
Riêng về miễn trừ xét xử dân sự, hành chính, các Công ước
Viên quy định: Không được miễn khi viên chức đó tham gia với tư
cách cá nhân liên quan tới:
- Bất động sản tư nhân có trên lãnh thổ nước tiếp nhận;
- Việc thừa kế tài sản;
- Các hoạt động nghề nghiệp, thương mại mà viên chức tiến
hành ở nước sở tại, ngoài phạm vi chức năng đại diện.
Quyền miễn trừ thuế: Viên chức ngoại giao, thành viên cơ quan
đại diện được miễn trừ tất cả các loại thuế, lệ phí nhà nước, địa
phương, trừ thuế gián thu, thuế và phí đối với bất động sản tư nhân;
thuế và lệ phí đánh vào các khoản thu nhập cá nhân có nguồn gốc
tại nước sở tại như: xổ số, quà tặng, đầu tư, thuế, lệ phí đối với các
loại dịch vụ cụ thể; lệ phí trước bạ, chứng thực, toà án, cầm cố,
cước tem về bất động sản.
Miễn trừ thuế quan: Viên chức ngoại giao, thành viên gia đình
viên chức ngoại giao được miễn trừ thuế nhập khẩu, thuế, lệ phí
liên quan khác trừ lệ phí lưu kho; đối với các đồ vật dùng cho công
việc chính thức của cơ quan; các đồ dùng riêng, đồ dùng bố trí nhà
ở. Tuy nhiên, việc miễn trừ này chỉ được công nhận đối với các vật
dụng theo quy định của nước tiếp nhận. Hành lý cá nhân được miễn
543

kiểm tra hải quan, trừ trường hợp có cơ sở xác đáng để khẳng định
hàng cấm nhập... Việc kiểm tra phải có mặt viên chức mang hành
lý, hoặc người được ủy quyền.
Nhân viên hành chính, kỹ thuật chỉ được hưởng quyền này đối
với các đồ vật nhập khẩu cho việc bố trí nơi ở lần đầu tiên.
Một số miễn trừ khác: Thành viên cơ quan đại diện được miễn
trừ thực hiện về chế độ bảo hiểm xã hội, người phục vụ riêng của
viên chức ngoại giao cũng được hưởng quyền này song với điều
kiện không là công dân nước tiếp nhận hoặc không có nơi ở thường
xuyên ở nước tiếp nhận và phải tuân thủ các quy định bảo hiểm xã
hội của nước cử hoặc ở nước thứ ba. Công ước Viên cho phép tự
nguyện tham gia bảo hiểm. Thành viên cơ quan đại diện cũng được
miễn nghĩa vụ lao động, nghĩa vụ quân sự và phục vụ quân sự.
Ngoài ra, các thành viên cơ quan đại diện còn được quyền lễ
nghi, được phép xây dựng nhà thờ riêng trong trụ sở cơ quan.
Thành viên cơ quan đại diện được tự do đi lại trên lãnh thổ nước
tiếp nhận bằng mọi phương tiện, vào bất kỳ lúc nào, trừ khu vực
cấm, thời gian cấm.
Trong thời chiến, thành viên cơ quan đại diện được rời khỏi
nước tiếp nhận trong thời gian sớm nhất, được dành cho phương
tiện vận chuyển người, tài sản, vẫn được quyền ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao đến lúc rời nước tiếp nhận.

IV. QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ LÃNH SỰ

1. Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan lãnh sự

Về nguyên tắc, các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao có mức
độ cao hơn các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự như nêu trong Công
ước Viên về quan hệ ngoại giao (1961) và Công ước Viên về quan
544

hệ lãnh sự (1963). Thông thường các nước chỉ dành cho nhau quyền
ưu đãi miễn trừ lãnh sự như mức Công ước Viên 1963 về lãnh sự
quy định. Tuy nhiên, trong thực tiễn quốc tế, các nước có thể dành
cho nhau quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao trên cơ sở có đi có lại.
Trong các hiệp định song phương mà Việt Nam ký kết với các nước
đã thỏa thuận dành cho quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự tương đương
như Công ước Viên 1961 (với Cuba, Lào, Liên Xô trước đây...),
nhất là về quyền bất khả xâm phạm trụ sở, nhà ở của viên chức lãnh
sự.
Quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự dành cho viên chức lãnh sự
chuyên nghiệp khác với viên chức lãnh sự không chuyên nghiệp,
giữa viên chức lãnh sự và các thành viên khác trong cơ quan lãnh
sự.
Viên chức ngoại giao làm công tác lãnh sự được hưởng đầy đủ
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, nhưng viên chức lãnh sự làm
công tác ngoại giao không được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao; nếu hoạt động với tư cách đại diện tại tổ chức quốc tế,
thì được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ dành cho tổ chức quốc tế, trừ
quyền miễn trừ xét xử cao hơn quyền miễn trừ xét xử nêu trong
Công ước Viên 1963 khi thực hiện chức năng lãnh sự.
Bên cạnh đó cũng cần phải lưu ý: Theo Công ước Viên 1963,
tập quán quốc tế là cơ sở pháp lý của việc cơ quan lãnh sự hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự. Tuy nhiên, quyền đó còn tuỳ thuộc
vào mức độ đối xử mà nước tiếp nhận dành cho trên cơ sở nội luật.
Lãnh sự phải tìm hiểu quy định của nước sở tại và căn cứ các hiệp
định song phương đã ký.
Các quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự dành cho cơ quan: được treo
quốc kỳ và quốc huy tại trụ sở, nhà ở và phương tiện đi lại của
người đứng đầu cơ quan khi làm công việc chính thức, lắp biển tên
545

cơ quan bằng hai thứ tiếng (tiếng của nước mình và tiếng nước sở
tại).
Chính quyền tạo điều kiện mua, thuê nhà đất làm trụ sở cơ quan
lãnh sự; được hưởng quyền bất khả xâm phạm về trụ sở, tài sản,
phương tiện và lưu trữ. Quyền bất khả xâm phạm có nghĩa là chính
quyền không thể vào cơ quan nếu chưa được phép của người đứng
đầu cơ quan lãnh sự. Trong trường hợp hoả hoạn hay thiên tai, có
thể nêu đề nghị.
Nước tiếp nhận có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp đảm bảo
trật tự, an ninh, sự yên tĩnh, sự tôn nghiêm của cơ quan lãnh sự. Trụ
sở, phương tiện đi lại không bị lục soát, trưng dụng, nếu buộc phải
trưng mua thì phải bồi thường nhanh chóng, thoả đáng và không
cản trở cơ quan lãnh sự thực hiện chức năng, được miễn mọi thứ
thuế, trừ thuế và dịch vụ môi giới.
Cơ quan lãnh sự được quyền tự do liên lạc vì công việc bằng
bất cứ hình thức nào với chính phủ mình, với cơ quan đại diện, cơ
quan lãnh sự khác, giao thông viên ngoại giao, giao thông viên lãnh
sự, túi thư ngoại giao, túi lãnh sự, điện mật mã. Tuy nhiên, việc lắp
đặt máy phát tin vô tuyến điện phải có sự đồng ý của nước tiếp
nhận.
Thư từ chính thức bất khả xâm phạm, túi lãnh sự không bị mở,
không bị giữ lại, trừ khi có bằng chứng khẳng định trong túi lãnh sự
có những vật không phải thư, vật dụng chính thức của cơ quan lãnh
sự, yêu cầu đại diện có thẩm quyền của nước cử mở túi thư trước
mặt họ. Nếu từ chối mở thì túi lãnh sự sẽ bị trả lại nơi xuất phát.
Túi lãnh sự có thể giao cho chỉ huy máy bay, tàu thuỷ. Giao thông
viên lãnh sự được quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không bị
bắt giữ dưới bất kỳ hình thức nào, song phải có giấy xác nhận. Cơ
quan lãnh sự được thu phí, lệ phí theo quy định của nước cử, được
546

miễn mọi thứ thuế1.

2. Quyền ưu đãi dành cho thành viên cơ quan lãnh sự

Công ước Viên 1963 về lãnh sự quy định các quyền ưu đãi,
miễn trừ dành cho thành viên cơ quan lãnh sự và cả nghĩa vụ.
Quyền bất khả xâm phạm thân thể, đối xử với sự tôn trọng thích
đáng, thi hành biện pháp ngăn ngừa bất kỳ sự xâm phạm nào về
thân thể, tự do và phẩm cách. Viên chức lãnh sự không bị bắt hay bị
tạm giam chờ xét xử, trừ trường hợp phạm tội nghiêm trọng theo
quy định của cơ quan có thẩm quyền. Tội nghiêm trọng là do mỗi
nước quy định. Theo quy định của Việt Nam, tội nghiêm trọng có
ba mức là tội gây nguy hại lớn cho xã hội, ở mức cao nhất của
khung hình phạt 7 năm tù; tội rất nghiêm trọng 15 năm tù; tội đặc
biệt nghiêm trọng trên 15 năm tù, tù chung thân, hoặc tử hình. Mặt
khác, viên chức lãnh sự phải thi hành quyết định có hiệu lực của cơ
quan tư pháp, nếu bị truy tố hình sự phải có mặt khi được yêu cầu.
Khi phạm tội bị xét xử, giam giữ phải khẩn trương và tôn trọng
thích đáng. Nước tiếp nhận phải thông báo ngay cho người đứng
đầu cơ quan lãnh sự, nếu đối tượng là người đứng đầu cơ quan lãnh
sự thì phải thông báo cho nước cử bằng đường ngoại giao.
Viên chức lãnh sự được hưởng quyền miễn trừ xét xử hành
chính, tư pháp trong khi thi hành chức năng, trừ trường hợp:
- Vụ kiện về hợp đồng ký với tư cách cá nhân;
- Vụ kiện do bên thứ ba tiến hành liên quan đến tai nạn tàu biển,
máy bay, ô tô xảy ra ở nước tiếp nhận.
Thành viên cơ quan lãnh sự không bắt buộc cung cấp chứng cứ

1
. Xem Vụ Lễ tân: Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao, Sđd, tr.82-84.
547

về các vấn đề liên quan đến thi hành chức năng, có quyền từ chối
cung cấp chứng cứ với tư cách là người làm chứng chuyên môn về
pháp luật nước cử.
Hành lý cá nhân của viên chức lãnh sự được miễn kiểm tra hải
quan, miễn thuế, lệ phí (trừ phí lưu kho, chuyên chở, phục vụ) với
số lượng hợp lý. Nếu có lý do chính đáng phải kiểm tra trước sự
chứng kiến của viên chức lãnh sự hoặc thành viên gia đình.
Thành viên cơ quan lãnh sự và thành viên gia đình được miễn
thủ tục đăng ký ngoại kiều và đăng ký cư trú, miễn giấy phép lao
động, bảo hiểm xã hội, mọi thứ thuế và lệ phí.
Quyền ưu đãi, miễn trừ lãnh sự thấp hơn so với quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao. Ví dụ: viên chức ngoại giao được miễn xét xử
về hình sự, dân sự và hành chính, trừ vụ kiện về bất động sản trên
lãnh thổ nước tiếp nhận, về thừa kế tài sản, về tự do hoạt động
thương mại. Viên chức lãnh sự chỉ được hưởng quyền miễn trừ xét
xử về các hành vi khi thực hiện chức năng lãnh sự.
Nghĩa vụ thành viên cơ quan lãnh sự:
- Có thể được mời làm chứng vụ kiện hành chính, tư pháp và
không được từ chối, trừ trường hợp liên quan đến thực hiện chức
năng lãnh sự. Có thể lấy lời khai tại nhà riêng hoặc nơi làm việc;
- Tuân thủ luật lệ nước sở tại, không can thiệp vào công việc
nội bộ, không dùng trụ sở vào mục đích không phù hợp;
- Tuân thủ luật, quy định về bảo hiểm xe cộ, tàu thuỷ, máy bay;
- Không được hoạt động nghề nghiệp, thương mại để kiếm lời
cá nhân; nếu làm việc kiếm lời cá nhân sẽ không được hưởng ưu
đãi, miễn trừ về thuế, đóng góp cá nhân và phục vụ công ích.
Từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ:
- Nước cử có thể từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ đối với thành
viên cơ quan lãnh sự bằng văn bản;
548

- Từ bỏ trong vụ kiện hành chính, dân sự, không bao gồm miễn
trừ thi hành án;
- Nếu viên chức lãnh sự khởi kiện trước, thì không được hưởng
quyền miễn trừ.
Thời điểm được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ là bắt đầu nhận
nhiệm vụ, nhập cảnh.

3. Đối với lãnh sự danh dự và cơ quan lãnh sự danh dự


Lãnh sự danh dự và cơ quan lãnh sự danh dự được hưởng quyền
ưu đãi, miễn trừ đối với trụ sở đã nêu ở trên, trừ quyền bất khả xâm
phạm; việc miễn thuế, phí đối với trụ sở không áp dụng thuế và lệ
phí, mà người ký hợp đồng phải trả. Hồ sơ, tài liệu là bất khả xâm
phạm, khi được để riêng; miễn thuế, phí chỉ áp dụng với một số đồ
đạc, vật dụng hạn chế như quốc huy, cờ, biển đề tên, con dấu, sách,
ấn phẩm chính thức, lôgô, văn phòng, thiết bị văn phòng cho mục
đích sử dụng của cơ quan lãnh sự.
Tại Việt Nam, cơ quan lãnh sự do lãnh sự danh dự đứng đầu
không được sử dụng phương tiện giao thông ngoại giao, giao thông
lãnh sự, vali lãnh sự, điện mật mã, cũng như các chính phủ, cơ quan
đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự khác không được sử dụng các
phương tiện trên để liên lạc với lãnh sự do viên chức lãnh sự danh
dự đứng đầu, trừ khi được Chính phủ Việt Nam cho phép từng
trường hợp một.
Viên chức lãnh sự danh dự được hưởng quyền ưu đãi như lãnh
sự chuyên nghiệp, trừ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền
đăng ký ngoại kiều khi hoạt động thương mại, nghề nghiệp kiếm lời
riêng.
Lãnh sự danh dự cũng được miễn thuế, phí đánh vào phụ cấp
thù lao do nước cử trả, được miễn mọi phục vụ và đóng góp cá
549

nhân, có nghĩa vụ như lãnh sự chuyên nghiệp.

4. Sự khác nhau giữa quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và


lãnh sự

Về treo quốc kỳ, trưởng cơ quan đại diện ngoại giao có quyền
treo quốc kỳ trên phương tiện giao thông của mình bất kỳ lúc nào,
song người đứng đầu cơ quan lãnh sự chỉ được treo cờ trên phương
tiện giao thông của mình khi thực thi công việc.
Toàn bộ nhà cửa của cơ quan đại diện ngoại giao là bất khả xâm
phạm trong mọi trường hợp, song đối với cơ quan lãnh sự, chỉ có
trụ sở là bất khả xâm phạm và cũng không phải trong mọi trường
hợp.
Túi thư ngoại giao không được mở hoặc bị giữ lại, song túi thư
lãnh sự có thể bị mở khi có lý do chính đáng để khẳng định có chứa
đồ phi pháp.
Viên chức lãnh sự có thể bị bắt, bị giam để chờ xét xử theo
quyết định của toà án sở tại, nhưng viên chức ngoại giao bất khả
xâm phạm về thân thể, không bị bắt, bị giam dưới bất kỳ hình thức
nào. Viên chức lãnh sự chỉ được miễn trừ xét xử về hành động của
mình trong khi thi hành công vụ, song viên chức ngoại giao được
miễn trừ xét xử về hình sự, dân sự và hành chính, trừ vụ kiện tài sản
và thừa kế cá nhân.
Viên chức lãnh sự có thể bị yêu cầu ra làm chứng hoặc viết
giấy làm chứng trong quá trình tiến hành một vụ tố tụng về tư pháp
hoặc hành chính theo yêu cầu của nước sở tại, song viên chức ngoại
giao không bắt buộc phải ra làm chứng.
Viên chức lãnh sự mang hộ chiếu ngoại giao không có nghĩa là
được hưởng mọi quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao. Đây chỉ là thực
tiễn trong quan hệ giữa các quốc gia dành cho hộ chiếu ngoại giao
550

sự ưu đãi về xuất nhập cảnh, quá cảnh, đi lại hơn các loại hộ chiếu
khác.

V. QUYỀN ƯU ĐÃI, MIỄN TRỪ ĐỐI VỚI LIÊN HỢP QUỐC


VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ

Về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho Liên hợp quốc được ghi
nhận trong Công ước về quyền ưu đãi, miễn trừ của Liên hợp quốc
thông qua tại Đại hội đồng ngày 13-02-1946, Công ước về quyền
ưu đãi, miễn trừ các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc được
Đại hội đồng thông qua ngày 21-11-19471 và Công ước Viên về đại
diện của một quốc gia bên cạnh tổ chức quốc tế (1975).
Ở đây cũng có hai loại quyền ưu đãi, miễn trừ đối với cơ quan
đại diện Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế: cho cơ quan và cho
cá nhân. Nhìn chung quyền ưu đãi, miễn trừ mà họ được hưởng
cũng tương tự như quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh
sự. Tuy nhiên, quyền ưu đãi, miễn trừ của các tổ chức quốc tế cũng
có những nét riêng. Đối với quan chức quốc tế chỉ được quyền miễn
trừ khi công việc đó mang lại lợi ích cho tổ chức.
Một đặc điểm nổi bật trong quyền ưu đãi, miễn trừ đối với quan
chức quốc tế là quyền ưu đãi, miễn trừ mang tính toàn cầu, tức là họ
không bị xét xử ở bất kỳ nước nào, kể cả toà án nước cử họ đi. Các
nhà ngoại giao chỉ được miễn xét xử đối với toà án nước sở tại,
song vẫn bị xét xử tại toà án nước mình.
Quyền ưu đãi, miễn trừ của các quan chức tổ chức quốc tế được
xem xét tuỳ thuộc họ đang làm việc ở vị trí nào: trụ sở hay cơ quan
đại diện thường trực; phái đoàn đại diện chính thức trên lãnh thổ

1
. Xem Vụ Lễ tân: Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền ưu đãi,
miễn trừ ngoại giao, Sđd, tr.110-188.
551

quốc gia thành viên; phái đoàn đại diện chính thức trên lãnh thổ
quốc gia không phải là thành viên và quá cảnh qua lãnh thổ nơi
không có phái đoàn đại diện của tổ chức quốc tế.
Tại trụ sở hoặc cơ quan thường trực: Tại đây, các quan chức
quốc tế khác các nhà ngoại giao. Họ không phải chịu trách nhiệm
cá nhân khi thi hành công vụ. Trách nhiệm này do cơ quan nơi họ
công tác chịu. Nếu hoạt động của họ gây thiệt hại cho phía thứ ba
thì cơ quan sẽ phải đền bù cho bên bị tổn hại. Vì vậy họ được miễn
bị xét xử.
Họ được ưu tiên trong việc thanh toán bằng ngoại tệ. Họ có
quyền miễn thuế khi mang theo đồ dùng cá nhân, đồ gỗ cũng như ô
tô con của mình.
Vấn đề dành quyền ưu đãi về thuế quan có phần phức tạp. Khi
thành lập Hội Quốc liên, vấn đề đó được các nước tiếp nhận dễ
dàng nhất trí vì số lượng tổ chức quốc tế lúc đó rất ít. Khác các nhà
ngoại giao, các quan chức tổ chức quốc tế không phải chịu các thứ
thuế của nước mình. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số tổ
chức như Liên hợp quốc, Liên minh Tây Âu, Liên minh châu Âu đã
có chính sách thuế nội bộ đối với lương của quan chức của mình.
Việc thu thuế từ lương của các quan chức các tổ chức quốc tế chưa
được thực hiện.
Tại các tổ chức mang tính chính trị, quan chức được bảo vệ khi
thi hành công vụ, quyền miễn trừ được quy định như sau:
- Miễn trừ về thân thể, không bị bắt, trừ trường hợp bị bắt quả
tang khi đang hành động phạm tội;
- Miễn truy nã của toà án;
- Miễn thuế thu nhập cá nhân;
- Các ưu đãi về hải quan;
- Các quan chức quốc tế và gia đình được miễn các thủ tục về
552

nhập cư, di cư;


- Được đảm bảo rời khỏi đất nước trong trường hợp nảy sinh
căng thẳng quốc tế.
Nước tiếp nhận thường dành cho các vị đứng đầu phái đoàn các
tổ chức quốc tế những ưu tiên, miễn trừ. Một số quyền ưu đãi, miễn
trừ phải trên cơ sở thoả thuận. Mặc dù đã có hiệp định khẳng định,
song nhiều khi những vị nói trên vẫn có thể không được hưởng
quyền miễn trừ.
Trong Pháp lệnh quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại
diện, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế ngày
23-8-1993, Việt Nam khẳng định dành cho cơ quan đại diện Liên
hợp quốc, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài
Liên hợp quốc, cơ quan đại diện của tổ chức phi chính phủ và các
thành viên cơ quan, thành viên gia đình cùng sống với họ thành một
hộ có quyền ưu đãi, miễn trừ do Chính phủ Việt Nam quy định theo
điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết với các tổ chức đó, trên cơ
sở thỏa thuận được ký kết giữa hai bên.
Các đoàn của các tổ chức quốc tế và thành viên của đoàn, người
khác cùng đi trong đoàn đến thăm, làm việc tại Việt Nam hoặc quá
cảnh Việt Nam được hưởng những quyền ưu đãi, miễn trừ cần thiết
theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
553

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
2011.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016.
3. Chỉ thị số 41-CT/TW, ngày 15-4-2010 của Ban Bí thư tăng
cường công tác ngoại giao kinh tế thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
4. Nghị định số 58/2013/NĐ-CP ngày 11-6-2013 của Chính phủ
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Bộ Ngoại
giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
http://www.chinhphu.vn.
5. Nghị định số 145/2013/NĐ-CP, ngày 29-10-2013 của Chính
phủ quy định về tổ chức ngày kỷ niệm; nghi thức trao tặng,
đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua; nghi lễ
đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 79/2010/QĐ-TTg
ngày 30-11-2010 ban hành Quy chế quản lý nhà nước về
thông tin đối ngoại.
7. Chiến lược ngoại giao văn hóa đến 2020, http://chinh phu.vn.
8. Nghị định số 88/2012/NĐ-CP, ngày 23-11-2012 của Chính
phủ quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước
ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại
Việt Nam.
9. Bộ Ngoại giao: Kỷ yếu Hội nghị đối ngoại đa phương thế kỷ
XXI và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam, Hà Nội,
554

ngày 12-8-2014.
10. Bộ Ngoại giao: Sổ tay công tác ngoại vụ địa phương, Hà Nội,
1993.
11. Bộ Ngoại giao: Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris
về Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
12. Cục Lãnh sự: Sổ tay công tác lãnh sự ở nước ngoài, Hà Nội,
2013.
13. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2017.
14. Học viện Quan hệ quốc tế: Bác Hồ nói về ngoại giao, Hà Nội,
1994.
15. Học viện Quan hệ quốc tế (TS. Dương Văn Quảng biên soạn):
Báo chí và ngoại giao, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2002.
16. Học viện Quan hệ quốc tế: Công tác lãnh sự, Hà Nội, 2002.
17. Học viện Quan hệ quốc tế: Giáo trình Một số vấn đề cơ bản về
nghiệp vụ ngoại giao, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000,
t. 1, t. 2.
18. Học viện Quan hệ quốc tế: Lễ tân ngoại giao (tài liệu sưu
tầm), Hà Nội, 1994.
19. Học viện Quan hệ quốc tế: Những mẩu chuyện đi sứ, tiếp sứ,
Hà Nội, 2001.
20. Học viện Quan hệ quốc tế (TS. Dương Văn Quảng và TS. Vũ
Dương Huân đồng chủ biên): Từ điển Thuật ngữ ngoại giao,
Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2002.
21. Hoàng Anh Tuấn: “Phương cách ASEAN”, Tuần báo quốc tế,
số 29-33/1996.
22. Vũ Khoan: Vài ngón nghề ngoại giao, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2016.
23. Louis Dussault: Lễ tân, công cụ giao tiếp, Nxb. Chính trị quốc
555

gia, Hà Nội, 1999 (dịch từ tiếng Pháp).


24. Lý Kiện: Điếu Ngư đài - Quốc sự phong vân, Nxb. Văn hoá -
Thông tin, Hà Nội, 2003, t. 1, t. 2 (dịch từ tiếng Trung Quốc).
25. Mai Thị Phòng - Nguyễn Đình Sơn: Giáo trình nghiệp vụ thư
ký văn phòng đối ngoại, Hà Nội, 2005.
26. Nông Đức Mạnh: “Phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ
25”, báo Nhân dân, ngày 26-11-2006.
27. Nguyễn Tấn Dũng: “Phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Ngoại
giao và tiếp với các Đại sứ”, báo Nhân dân, ngày 04 và 26-11-
2006.
28. Nguyễn Dy Niên: Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
29. Nguyễn Thế Long: Chuyện đi sứ, tiếp sứ thời xưa,
Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2001.
30. Phạm Bình Minh: “Ngoại giao Việt Nam năm 2011: Triển
khai thắng lợi đường lối đối ngoại của Đảng”, Tạp chí Cộng
sản, số 832, tháng 02-2012.
31. Phạm Bình Minh: “Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam
trong giai đoạn mới”, Tạp chí Cộng sản,
số 823, tháng 5-2011.
32. Phạm Bình Minh: “Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới: Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản, số 862,
tháng 8-2014.
33. Phạm Ngạc: “Vài suy nghĩ về ngoại giao đa phương của Việt
Nam”, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 2 (89), tháng 6-2012.
34. Phạm Sanh Châu: “Ngoại giao văn hóa - Một trụ cột quan
trọng của nền ngoại giao toàn diện Việt Nam”, tạp chí Đối
ngoại, số 3, tháng 9-2009.
556

35. Phạm Gia Khiêm: “Ngoại giao cùng đất nước đi lên”, báo
Nhân Dân, ngày 01-01-2007.
36. Phạm Gia Khiêm: Chỉ thị của Bộ trưởng Ngoại giao về các
biện pháp đẩy mạnh ngoại giao phục vụ kinh tế (18-01-2007).
37. Phạm Gia Khiêm: “Nâng cao hiệu quả công tác ngoại giao
phục vụ kinh tế”, báo Nhân Dân, ngày 24-7-2007.
38. Phạm Gia Khiêm: “Đưa công tác thông tin đối ngoại lên tầm
cao mới”, tạp chí Thông tin đối ngoại, tháng
3-2007.
39. Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ở nước ngoài (hiện hành), (sửa đổi, bổ sung năm 2017),
Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018.
40. Luật Nuôi con nuôi, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội,
2017.
41. Quốc hội: Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
42. Quốc hội: Pháp lệnh về hàm cấp ngoại giao, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1995.
43. Quốc hội: Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
44. Quốc hội: Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, ngày 18-6-2009.
45. Tiêu Thi Mỹ: Mưu lược Đặng Tiểu Bình, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1996.
46. Vũ Dương Huân: “Tìm hiểu kỹ thuật đàm phán ngoại giao”,
tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1(60), tháng 3-2005.
47. Vũ Dương Huân: “Phong cách dân tộc Mỹ, Nga trong đàm
phán quốc tế”, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1(64), tháng 3-
557

2006.
48. Vũ Dương Huân: “Công tác thông tin và phân tích thông tin
cơ quan đại diện ngoại giao”, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số
4(59), tháng 12-2004.
49. Vũ Dương Huân: “Vài nét về ngoại giao thế kỷ XXI và những
vấn đề đặt ra cho ngoại giao Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu
quốc tế, số 4(67), 2006.
50. Vũ Dương Huân: “Phong cách đàm phán của người Nhật”, tạp
chí Nghiên cứu quốc tế, số 2 (61), tháng 6-2005.
51. Vũ Dương Huân: “Vài suy nghĩ về ngoại giao văn hóa”, tạp
chí Nghiên cứu quốc tế, số 4, tháng 12-2007.
52. Vũ Dương Huân: “Tìm hiểu phong cách đàm phán Trung
Quốc”, tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1, tháng 3-2012.
53. Vũ Dương Huân: “Tìm hiểu ngoại giao đa phương”,
tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 1, tháng 3-2012.
54. Vụ Các tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế và Việt Nam,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
55. Vụ Lễ tân: Các văn bản pháp quy liên quan đến quyền ưu đãi
miễn trừ ngoại giao, Hà Nội, 2000.
56. Vụ Tổng hợp kinh tế: Sổ tay công tác ngoại giao phục vụ phát
triển kinh tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

Tiếng Anh và Pháp


57. R.P. Barston: Modern Diplomacy, Second Edition, Longman,
London, NY 1997.
58. G.R. Berridge: Diplomacy, Theory and Practice, Second
Edition, Palgrave, UK 2002.
59. Charles W., Freeman Jr.: The Diplomat’s Dictionary, National
558

Defence University Press, Washington D.C 1994.


60. Mary Jane McCaffree and Pauline Innis: Protocol, Devon
Publishing Company, Inc., Washington D.C 1985.
61. Modern Diplomacy, Edited by Jovan Kurbalija, University of
Malta, Malta 1998.
62. Multilateral Diplomacy and The United Nations Today,
Second Edition, edited by James P. Muldoon, Jr. Joan Fagot
Aviel... Westview Press, USA, 2005.
63. Nicolson H.: Diplomacy, Oxford University Press, London
1965.
64. Le Nouveau: Petit Robert Dictonairy, Paris 1994.
65. Wood J. R. Serres J.: Diplomatic Ceremonial and Protocol,
NY. Colombia University Press, 1970.

Tiếng Nga và Ucraina


66. Борисенко И.И., Евтушенко Л.И.: Английский язык в
международных документах, ООО “ИП Лотос”, Киев,
2003.
67. Дипломатическая служба, “РОССПЭН”, Москва, 2002.
68. Дипломатический словарь в трех томах, IV изд, “Наука”;
Москва, 1984.
69. А.А. Коновалова: Основы дипломатической и консульской
службы, “БГЭУ”, Минск, 2001.
70. Зорин В.А.: Основы дипломатической и консульской
службы, “МО”, Москва, 1977.
71. История дипломатии в трех томах, “Го.Соц.эк”, Москва,
1941.
72. Ги Каррон де Каррьер: Экономическая дипломатия:
Дипломат и рынок, “РОССПЭН”, Москва, 2003 (dịch từ
559

tiếng Pháp).
73. Лапин Г.Э.: Консульская служба, “МО”, Москва, 2002.
74. Лебедева М.И.: Вам предстоят переговоры, Москва,
1993.
75. Лядов П.Ф.: История российского протокола, “МО”,
Москва, 2004.
76. Майкл К. Дональдсон, Мими Дональдсон: Умение вести
переговоры, “Диалектика”, Москва, 2000 (dịch từ tiếng
Anh).
77. Мокщанцев Р.И.: Псиxология переговоров, ИНФРА,
Москва, Новосибирск, 2002.
78. Попов В.И.: Современная дипломатия. Теория и
практика, “МО”, Москва, 2003.
79. Украϊнска дипломатична Енциклопедия, “Знания”, Киϊв,
2004.
80. Фельтхэм Р.Дж: Настольная книга дипломата, ООО
“Новое знaние”, Минск, 2001 (dịch từ tiếng Anh).
81. Фишер Р., Юри У.: Путь к согласию или переговоры без
порaжениa, Москва, 1990 (dịch từ tiếng Anh).
82. Сардачук П.Д., Кулик О.П.: Дипломатичне
представнuцтво, “Украϊна”, Киϊв, 2001.
560

Chịu trách nhiệm xuất bản


Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ QUANG DŨNG

Biên tập nội dung: ThS. CÙ THỊ THÚY LAN


ThS. LÊ THỊ THANH HUYỀN
NGUYỄN THU HƯỜNG
Trình bày bìa: HÀ LAN
Chế bản vi tính: NGUYỄN THU THẢO
Sửa bản in: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT
Đọc sách mẫu: NGUYỄN THU HƯỜNG

In ... cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm, tại Nxb. Chính trị quốc gia.
Số đăng ký xuất bản:
Giấy phép xuất bản số:
In xong và nộp lưu chiểu tháng 9 năm 2018.
Mã số ISBN: 978-604-57-1584-0.
561

You might also like