You are on page 1of 8

Cảm nghĩ về bài thơ Việt Nam quê hương ta - Mẫu 1

Tình yêu quê hương, đất nước là một đề tài vô cùng quen thuộc. Và một trong số những tác phẩm khá hay viết về
đề tài này là bài thơ Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi.

“Việt Nam đất nước ta ơi


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”
Mở đầu bài thơ, tác giả đã tinh tế vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam với
những hình ảnh đã vô cùng quen thuộc. Cánh đồng lúa mênh mông, những cánh cò trắng bay lả rập rờn đã xuất
hiện trong ca dao xưa:

“Con cò bay lả bay la


Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”
Thiên nhiên hiện lên mang vẻ hùng vĩ, mà vẫn thanh bình. Vẻ đẹp đẽ của quê hương chẳng nơi đâu có thể sánh
được.

Quê hương thân yêu đã phải chịu biết bao đau thương. Những con người vất vả làm lụng ngày này tháng khác.
Hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn” đã cho thấy được sự tần tảo của những con người thật thà, chất phác nơi thôn quê.
Từ đó, tác giả đã gợi lại quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng


Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”
Trong chiến tranh, mảnh đất nghèo đã nuôi dưỡng con người anh hùng. Họ đã đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược,
bảo vệ Tổ quốc. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh
để giành lại độc lập, tự do cho đất nước.
“Đất trăm nghề của trăm vùng
Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”
Con người Việt Nam đầy tài năng - “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền
thống được truyền từ đời ông cha để lại. Hình ảnh so sánh “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài
năng của con người. Câu thơ cuối gợi cho tôi cảm nhận về hình ảnh chiếc nón bài thơ vốn đã quen thuộc.

Việt Nam quê hương ta đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Tôi cảm
thấy rất yêu thích bài thơ trên, và thêm tự hào về quê hương, đất nước của mình sau khi đọc bài thơ.

Cảm nghĩ về bài thơ Việt Nam quê hương ta - Mẫu 2


Nhà thơ Nguyễn Đình Thi có nhiều tác phẩm viết về quê hương. Trong đó có bài thơ “Việt Nam quê hương ta”:

“Việt Nam đất nước ta ơi


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”
Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc. Với ngôn từ giản dị, hình ảnh gần gũi
khiến cho lời thơ đã in sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Mở đầu, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa một
bức tranh thiên nhiên Việt Nam hài hòa. Cánh đồng lúa rộng mênh mông, những cánh cò trắng bay lả rập rờn và
đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ.

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ nói về phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam. Mảnh đất nghèo khó đã nuôi
lớn những bậc anh hùng. Mảnh đất đau thương chìm trong máu lửa chiến tranh nhưng vẫn kiên cường vùng lên
đập tan quân thù:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng


Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa"
Và rồi một đất nước Việt Nam xinh tươi, yên bình đã trở lại. Mảnh đất bốn mùa chan hòa, màu mỡ đã nuôi dưỡng
cho ra những hoa thơm cỏ ngọt. Và con người Việt Nam luôn giữ gìn tấm lòng thủy chung, son sắc:
"Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”
Không chỉ vậy, mảnh đất Việt Nam cũng thật giàu truyền thống. Mỗi vùng đất lại gắn với một nghề truyền thống
trăm vùng thì có trăm nghề khiến cho khách phương xa phải tìm đến xem:

“Đất trăm nghề của trăm vùng


Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”
Hình ảnh so sánh độc đáo “tay người như có phép tiên” đã cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người Việt Nam.
Câu thơ cuối gợi ra nghề truyền thống làm nón, với hình ảnh chiếc nón bài thơ độc đáo.

Có thể khẳng định rằng, Việt Nam quê hương ta đã giúp người đọc cảm nhận được về một đất nước Việt Nam thật
đẹp đẽ, con người Việt Nam với phẩm chất đáng quý. Từ đó, mỗi người thêm cảm thấy tự hào về quê hương của
mình.

Cảm nghĩ về bài thơ Việt Nam quê hương ta - Mẫu 3


Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong số những tác phẩm của
ông khi viết về quê hương, đất nước là bài thơ Việt Nam quê hương ta:

“Việt Nam đất nước ta ơi


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”
Những câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam bộc lộ niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã
tinh tế vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của
làng quê xưa đã đi vào lời thơ. Hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn cũng
từng xuất hiện trong ca dao:

“Con cò bay lả bay la


Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”
Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh thiên nhiên đất nước hiện lên với vẻ
thanh bình. Và để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu thật nhiều đau thương. Họ vất vả làm lụng ngày
này tháng khác. Hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn” đã cho thấy được sự tần tảo của những con người thật thà, chất
phác nơi thôn quê.

Từ bức tranh làng quê, tác giả đã gợi lại quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng


Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”
Con người Việt Nam phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng
những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân
tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con
người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ.

“Đất trăm nghề của trăm vùng


Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem
Tay người như có phép tiên
Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”
Ngoài phẩm chất tốt đẹp, con người Việt Nam cũng thật tài năng - “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều
nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Việt Nam quả là một đất nước giàu truyền
thống. Hình ảnh so sánh “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Câu thơ cuối
gợi cho tôi cảm nhận về hình ảnh chiếc nón bài thơ vốn đã quen thuộc.

Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người Việt
Nam tuy vất vả nhưng khéo léo, kiên cường và thủy chung.

Cảm nghĩ về bài thơ Việt Nam quê hương ta - Mẫu 4


Nhà thơ Nguyễn Đình Thi có rất nhiều tác phẩm hay viết về quê hương, đất nước. Một trong số đó là bài thơ “Việt
Nam quê hương ta”:

“Việt Nam đất nước ta ơi


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”
Những câu thơ mở đầu bài thơ giúp hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam. Với bốn câu thơ đầu tiên,
tác giả đã khắc họa phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Những hình ảnh tiêu biểu cho
đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm
bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Cùng với đó là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam - sự vất vả, cần cù nhưng
vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. Đến bốn câu thơ sau, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo
vệ đất nước. Từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược. Nhưng trong hoàn
cảnh đó, nhân dân ta vẫn kiên cường, đoàn kết đấu tranh chống lại kẻ thù. Nhiều anh hùng đã đứng lên lãnh đạo
nhân dân bảo vệ đất nước. Tóm lại, tám câu thơ đầu giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cũng
như vẻ đẹp người lao động cần cù, vẻ đẹp của truyền thống chống giặc ngoại xâm, tấm lòng thủy chung son sắc,
sự tài hoa khéo léo của con người.

Khi đọc những câu thơ tiếp theo, người đọc sẽ hiểu hơn về phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng


Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”
Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất (chịu nhiều đau thương, chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên, đạp quân thù
xuống đất đen) và chịu thương chịu khó (súng gươm vứt bỏ lại hiền hơn xưa). Cùng với tình nghĩa thủy chung -
“yêu ai yêu trọn tấm lòng thuỷ chung”. Và cả sự tài hoa, khéo léo của con người - “tay người như có phép tiên”.
Từ những sự vật tưởng chừng như khó nhất cũng có thể tạo nên được những kiệt tác. Nguyễn Đình Thi đã bộc lộ
lòng tự hào, tình yêu sâu sắc dành cho con người, đất nước Việt Nam.

Như vậy, bài thơ “Việt Nam quê hương ta” đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc. Đồng thời, chúng ta
cũng thêm yêu hơn quê hương, đất nước của mình.

I. Bài văn mẫu Phân tích Khoảng trời hố bom hay nhất:
Lâm Thị Mỹ Dạ là nhà thơ nữ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Hồn thơ của bà chứa
đầy chất nữ tính nhưng cũng có âm hưởng bi tráng đặc trưng của thời đại. Một trong những bài thơ
nổi tiếng nhất của bà là "Khoảng trời hố bom".
Tác phẩm được viết vào khoảng tháng 10 năm 1972. Đó chính là khoảng thời gian mà cuộc kháng
chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt nhất. Bài thơ chính là lời ca ngợi của tác giả về sự hi sinh của cô
gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Sự tương đồng giữa nội dung trong tác
phẩm và thực tế ác liệt bên ngoài chiến trận là một lí do khiến cho cảm xúc được bộc lộ ra chân thực
nhất. Đây có lẽ cũng chính là lí do giúp bài thơ đạt giải Nhất trong cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm
1972-1973.
Mở đầu tác phẩm, Lâm Thị Mỹ Dạ đã kể lại cho bạn đọc câu chuyện bằng thơ:
"Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom..."
Tác giả bắt đầu câu chuyện bằng cụm từ "Chuyện kể rằng" mang sắc thái tự sự. Nhà thơ giống như
chuẩn bị kể một câu chuyện dân gian quen thuộc với giọng điệu tâm tình, đầy yêu thương. Nhân vật
chính ở đây là người con gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Cô có nhiệm vụ
giữ cho tuyến đường được thông suốt để những đoàn xe chở lương thực, đạn dược từ miền Bắc vào
chi viện cho miền Nam. Để quân thù không bắn phá tuyến đường mà đoàn xe đi qua, cô đã đem đốt
ngọn lửa để dụ hỏa lực Mỹ, đánh lạc hướng kẻ thù. Tuy bản thân hi sinh nhưng cô đã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao, giúp cho những đoàn xe đi lại an toàn. Sự hi sinh này là hoàn toàn tự
nguyện, cũng là sự hi sinh đầy cao cả của người con gái đang trong độ tuổi xuân thì. Ngọn lửa của cô
thắp lên không chỉ đánh lạc hướng kẻ thù mà còn thắp lên ngọn lửa cho những con người đang sống,
giúp họ có thêm quyết tâm chiến đấu giành lại độc lập cho dân tộc. Đọc đến đây, ta cũng nhớ đến
ngọn lửa về một người chiến sĩ khác trong "Đồng dao mùa xuân" của Nguyễn Khoa Điềm. Tuy hoàn
cảnh hi sinh khác nhau nhưng họ đều hóa thân thành những ngọn lửa cháy bất diệt:
"Một lần bom nổ
Khói đen rừng chiều
Anh thành ngọn lửa
Bạn bè mang theo"
Những khổ thơ tiếp theo đã thể hiện tình cảm thương xót, trân trọng người con gái thanh niên xung
phong:
"Em nằm dưới đất sau
Như khoảng trời đã nằm yên trong đấy
Đêm đêm, tâm hồn em tỏa sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh
Có phải da thịt em mềm mại, trắng trong
Đã hóa thành những làn mây trắng?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Đi qua khoảng trời em
- Vầng dương thao thức
Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?"
Biện pháp tu từ hoán dụ cực kì đặc sắc được tác giả sử dụng đoạn thơ này. Bà đã ngầm so sánh "tâm
hồn em tỏa sáng" như "những vì sao ngời chói, lung linh"; "da thịt em mềm mại, trắng trong" như
"những làn mây trắng" còn "trái tim em trong ngực" là "mặt trời". Chính trái tim đầy dũng cảm và cao
thượng của em đã góp phần soi sáng con đường cách mạng vĩ đại của dân tộc. Tuy con đường ấy con
nhiều khó khăn nhưng em luôn là tấm gương, là động lực, là mặt trời để dẫn lối cho mọi người cùng
chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Nhà thơ đã so sánh "em" với những sự vật mãi trường tồn với thời
gian như ngầm khẳng định cô gái dũng cảm ấy đã hóa thân vào đất trời, trở thành bất tử. Câu chuyện
về cô gái thanh niên xung phong dùng thân mình đánh lạc hướng hỏa lực Mỹ sẽ trở thành một phần
của Trường Sơn huyền thoại mà bạn bè, đồng đội, đất nước mãi mãi ghi nhớ, mang theo.
Không chỉ có tác giả mà tất cả những người đồng đội, đồng chí, đất nước Việt Nam đều dành lời ngợi
ca cho cô gái:
"Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng!"
Tên của cô gái đã được đặt cho con đường mà cô hi sinh để bảo vệ. Cái chết "xanh khoảng-trời-con-
gái" chỉ sự bất tử của cô. Cô đã dâng hiến tuổi xuân xanh của mình cho Tổ quốc, hóa thân vào bầu
trời xanh trong vời vợi. Tấm lòng, lí tưởng của cô sẽ là tấm gương để tác giả và những con người
khác "soi" vào, noi theo đó học tập. Đặc biệt, hai câu thơ cuối bài đã khẳng định: tuy mọi người
không biết gương mặt cô gái trông như thế nào nhưng trong lòng mỗi người đều đã khắc tạc một bức
chân dung riêng về "em". Đoạn thơ cuối đã một lần nữa khẳng định sự bất tử của cô gái trong lòng
nhân dân Việt Nam.
Và ngoài ra, chúng ta không thể không nhắc đến hình ảnh "Khoảng trời - hố bom" - một hình ảnh biểu
tượng đầy sáng tạo, độc đáo và cũng là tiêu đề bài thơ:
"Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau"
Trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến, ngày nào máy bay Mỹ cũng bay trên bầu trời
Trường Sơn, thả bom cả khu rừng nhằm cắt đứt tuyến đường huyết mạch nối liền hai miền Nam, Bắc.
Những quả bom nổ tạo ra chiếc hố sâu hoắm, gây khó khăn cho việc di chuyển của toàn quân. Vậy
nên, hố bom là hình ảnh tả thực đại diện cho sự khốc liệt, sức tàn phá kinh khủng của chiến tranh.
Trong bài thơ, hố bom cũng chính là nhân chứng cho cái chết đầy cao thượng của cô gái thanh niên
xung phong. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã liên tưởng hình ảnh nước mưa lấp đầy hố bom giống như
tình yêu thương của đồng đội, của nhân dân dành cho cô gái, giúp xoa dịu đi nỗi đau của cô. Hơn thế
nữa, nước mưa trong hố bom phản chiếu một mảng trời xanh trong. Trời xanh thường tượng trưng
cho nền hòa bình, độc lập. Nhà thơ như đang thể hiện một niềm tin, niềm mong mỏi rằng chiến tranh
sẽ qua đi, nhân dân sẽ sớm được hưởng nền tự do, Bắc - Nam nối liền một dải.
Để có một bài thơ xuất sắc, để đời như "Khoảng trời hố bom", tác giả Lâm Thị Mỹ Dạ đã vận dụng
rất nhiều các biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, nói giảm nói tránh, ẩn dụ, hoán dụ, liên tưởng tưởng
tượng. Chúng được lồng ghép, đan cài khéo léo trong các câu thơ nhằm ca ngợi vẻ đẹp anh hùng cô
gái thanh niên xung phong và bộc lộ suy nghĩ, niềm thương cảm của nhà thơ. Những hình ảnh độc
đáo, giàu tính biểu tượng như "mặt trời", "vì sao" hay hình ảnh sáng tạo độc đáo như "khoảng trời",
"hố bom" đều giúp người đọc cảm nhận được câu chuyện thơ một cách sâu sắc. Thể thơ tự do, nhịp
thơ đa dạng, ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc kết hợp với giọng điệu nhẹ nhàng như đang kể chuyện tâm
tình với độc giả khiến cho bài thơ càng có sức hút hơn.
Dù đã ra đời hơn 50 năm nhưng "Khoảng trời hố bom" vẫn có sức sống đặc biệt trong lòng độc giả,
nhất là thế hệ trẻ được sinh ra và lớn lên trong hòa bình. Bài thơ đã khơi gợi cho người đọc cảm xúc
thương xót, đau đớn nhưng cũng rất đỗi tự hào về sự hi sinh đầy cao thượng của cô gái thanh niên
xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Từ đó tiếp thêm động lực, tạo ra sức mạnh để người trẻ
sống thật tốt, cống hiến cho đất nước giống như thế hệ cha chú đã làm.

You might also like