You are on page 1of 7

Bài tập thực tế cá nhân

Môn: Thông tin đối ngoại

Phần 1
Ngày 26 tháng 3 vừa qua, em đã có cơ hội được tham gia vào buổi liên hoan
phim Pháp ngữ lần thứ 14 tại Hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. Đây là
lần đầu tiên em được tham gia một sự kiện quốc tế tổ chức tại Việt Nam và đây là
một trải nghiệm hoàn toàn mới lạ cũng như đáng nhớ dành cho cá nhân em.
Liên hoan phim Pháp ngữ được tham gia tổ chức bởi văn phòng khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, các đại sứ quán Thuỵ
Sỹ, Canada, Pháp và Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam với chủ đề thể
hiện sự đa dạng và sức sống của Cộng đồng Pháp ngữ hiện diện khắp nơi trên
thế giới. Sự kiện diễn ra xuyên suốt từ ngày 22 đến ngày 27 tháng 3 với 6 tác
phẩm điện ảnh vô cùng đặc sắc và thú vị được trình chiếu theo ngày tại Hà Nội
(Hãng Phim Tài liệu và Khoa học Trung ương) và tại thành phố Hồ Chí Minh
(DCINE Bến Thành, Mạc Đĩnh Chi). Các khán giả thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh quan tâm tới sự kiện đều có thể đến tham gia hoàn toàn miễn phí. Đến
với Liên hoan phim Pháp ngữ lần thứ 14, thông qua các bộ phim đã được lựa chọn
kĩ lưỡng, ban tổ chức mong muốn mang đến cho khán giả một trải nghiệm khám
phá sự phong phú đa dạng văn hoá và ngôn ngữ của Không gian Pháp ngữ, du
ngoạn châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ.
Các bộ phim đều được chiếu lần lượt vào lúc 19:30 hằng ngày, một khung
giờ khá đẹp để các khán giả có thể di chuyển tới địa điểm chiếu phim. Có mặt sớm
tại địa điểm tổ chức sự kiện, em đã có thời gian chụp ảnh với backdrop sự kiện
cũng như trải nghiệm toàn bộ buổi chiếu một cách trọn vẹn
Bộ phim của ngày 26 tháng 3 là bộ phim Đường đến vinh quang (La voie
royale). Đây là một bộ phim nhãn T16 với nội dung xoay quanh Sophie - một nữ
sinh trung học xuất sắc và hành trình theo học tại lớp học dự bị ngành khoa học
của cô. Trải qua những thành công và thất bại, cô hiểu ra rằng, giấc mơ thi đỗ vào
Trường Đại học Bách khoa danh giá không đơn giản chỉ là một cuộc thi, mà nó
thực sự là một thử thách to lớn để vươn lên trong xã hội. Đây là một bộ phim rất
xuất sắc về mặt nội dung và với 1 tiếng 47 phút ngồi trong rạp, em đã có cho mình
những trải nghiệm điện ảnh vô cùng đáng giá cũng như những chiêm nghiệm, soi
chiếu với bản thân thông qua hành trình của Sophie.

Chụp ảnh cùng backdrop sự kiện trước giờ chiếu

Phần 2:
Khảo sát, tìm kiếm thông tin trên các nền tảng về hoạt động thực tiễn của 1
số cơ quan đối ngoại công chúng của các nước trên lãnh thổ tại VN trong giai đoạn
gần đây theo mô hình Truyền thông 4 yếu tố đã học.

1. Vài nét về Goethe Institut:


Viện Goethe (tiếng Đức: Goethe-Institut) là tổ chức văn hóa phi lợi nhuận
của Cộng hoà Liên bang Đức, hoạt động trên phạm vi toàn thế giới với 159 phân
viện. Viện Goethe hỗ trợ việc phổ cập tiếng Đức ở nhiều quốc gia khác nhau, cùng
với đó là thúc đẩy sự hợp tác về giao lưu văn hóa quốc tế. Viện Goethe được đặt
theo tên của nhà thơ và chính khách người Đức Johann Wolfgang von Goethe.

Viện Goethe tại Hà Nội là Cơ quan văn hóa trực thuộc Bộ Ngoại Giao
Cộng hoà Liên bang Đức tại Hà Nội. Viện Goethe tại Hà Nội được thành lập vào
năm 1997, tọa lạc tại số 56-58-60 phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội.
Cấu trúc của Viện bao gồm: tòa nhà văn phòng, các lớp học, Café Goethe và phòng
đa năng Halle.

Các đối tác của Viện Goethe là các tổ chức văn hóa công cộng và tư nhân,

các công đoàn, chính quyền địa phương và tổ chức kinh tế. Phần lớn ngân sách
tổng thể của Viện Goethe bao gồm các khoản tài trợ hàng năm từ Bộ Ngoại giao
Đức và Bộ Báo chí và Truyền thông Đức.

Các hoạt động nổi bật:

- Các chương trình để giới thiệu văn hóa Đức đến Việt Nam: Phim truyện,
phim khoa học, chương trình nghệ thuật, ca nhạc, lễ hội…
- Từ 2015, Viện là đối tác chính trong dự án đào tạo tiếng Đức cho đội ngũ
điều dưỡng sang làm việc tại Đức trong khuôn khổ dự án Vivantes.
- Ngày 1 tháng 10 năm 2020, thành lập Xưởng Văn Hóa (Kulturlabor) nhằm
hỗ trợ nghệ sĩ, đồng thời giúp đưa nghệ thuật tới gần công chúng trong bối
cảnh dịch bệnh Covid bắt đầu lan tràn.
2. Mô hình truyền thông của Shannon và Weaver trong hoạt động của
Goethe Institut Việt Nam:
A. Quá trình truyền thông:

Quá trình truyền thông của viện Goethe Việt Nam dựa trên mô hình truyền
thông của Shannon và Weaver theo các giai đoạn, bao gồm: Nguồn tin (Source),
Thông điệp (Message), Kênh (Channel), Nhiễu (Noise), Người nhận (Receiver) và
Phản hồi (Feedback).

B. Ứng dụng mô hình truyền thông của Shannon và Weaver vào hoạt động
của Goethe Institut:
● Nguồn tin (Source):

Nguồn tin chính là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giúp định
hình và hoàn thiện việc thực hiện một hoạt động truyền thông. Là một hiệp hội đã
đăng ký, Viện Goethe ‘hành động theo trách nhiệm của chính mình, không bị ràng
buộc với các đảng phái chính trị và độc lập về mặt pháp lý’, là đơn vị đứng ra tổ
chức, lên kế hoạch cho các hoạt động xuyên suốt, hay nói cách khác, đây chính là
các nguồn cung cấp nội dung cho tất cả các hoạt động, đặc biệt là hoạt động truyền
thông sau này.

● Thông điệp (Message):


Các hoạt động của viện hướng đến các đối tượng học sinh, sinh viên, những
người yêu thích tiếng Đức,... Thông điệp đưa ra luôn được trình bày song ngữ bằng
tiếng Việt và tiếng Đức

Một đoạn thông điệp từ một bài đăng song ngữ Việt – Đức.

Mỗi hoạt động, mỗi bài viết từ Viện Goethe tổ chức luôn nhằm cung cấp
thông tin trên toàn thế giới về sự đa dạng văn hóa và xã hội của Đức và Châu Âu.

● Kênh (Channel):

Ngoài trang Facebook là kênh truyền thông chính cho các sự kiện của
Goethe Institut Việt Nam, một số kênh liên kết khác cũng được các viện chọn lựa
để tối ưu hóa việc tiếp cận các đối tượng tiềm năng như: các trang báo chí hoặc
website của các đối tác, v.v.

Trang facebook của Goethe Institut Hà Nội

Hình : Một số bài báo, video về viện trên các trang báo mạng, kênh youtube

● Nhiễu (Noise):
Là một yếu tố đặc biệt trong quá trình truyền thông. Nếu như trước
đây, ta hiểu rằng nhiễu gây ra bởi các yếu tố như đường truyền tín hiệu, tiếng ồn,
hay như sự truyền đạt của nguồn tin đến người gửi không rõ ràng và gây ra những
“lỗi”; thì yếu tố nhiễu còn đến từ điều kiện tự nhiên môi trường tác động trực tiếp
đến quá trình truyền thông,... Nhân tố đóng vai trò “nhiễu” là mức độ quan tâm của
đối tượng đối với các hoạt động, sự kiện, thông tin tới từ Viện Goethe Institut Việt
Nam.

● Người nhận (Receiver):

Người tiếp nhận thông tin hay người tham gia sự kiện chủ yếu bao gồm học
sinh, sinh viên, người lớn, người có nhu cầu nhập cư, người học và yêu thích tiếng
Đức, và cộng đồng người Đức ở Việt Nam,...

You might also like