You are on page 1of 6

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

BÀI TẬP CÁ NHÂN


MÔN: LỊCH SỬ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG

Giảng viên: TS Trần Hồng Liễu

Sinh viên: Nguyễn Thu Hà


Lớp: BC13A

HÀ NỘI, 01/2024

Đề bài: Tóm tắt video trong bài báo “ Nguyễn Văn Vĩnh là ai ? Câu hỏi
thảng thốt đến đau lòng!’’ của báo Tuổi Trẻ Online.
Bài làm:

Video bản tóm tắt phim về Học giả Nguyễn Văn Vĩnh trong bài báo “ Nguyễn
Văn Vĩnh là ai ? Câu hỏi thảng thốt đến đau lòng!’’ của báo Tuổi Trẻ Online,
phát hành ngày 26/12/2017, là một video phóng sự ngắn về cuộc đời và sự
nghiệp của nhà văn hóa, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo, nhà báo chí cách mạng
Nguyễn Văn Vĩnh. Đây là bản tóm tắt trích trong bộ phim “Mạn đàm về người
man di hiện đại” về học giả Nguyễn Văn Vĩnh. Mở đầu là những chia sẻ của
cháu gái về cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Tiếp theo video đi sâu vào giới thiệu về cuộc
đời và sự nghiệp của ông.

1. Cuộc đời của Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936)

Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882 ở Hà Nội, hình ảnh về quang cảnh Hà Nội và
xứ Bắc kì vào cuối thế kỉ 19 năm 1884-1885 – đây cũng được coi là những bức
ảnh về thời thơ ấu, niên thiếu của ông. Nhờ có họa sĩ Mai Duy Minh đã tái hiện
lại cảnh đầu đời của Nguyễn Văn Vĩnh với cái tên “Cậu bé kéo quạt ở trường
Thông Ngôn năm 1890’’, khi ấy ông tròn 8 tuổi – một dấu mốc quan trọng trong
tiểu sử của ông sau này. Cuộc đời của cậu bé kéo quạt Nguyễn Văn Vĩnh là một
câu chuyện rất dài, không dễ gì kể lại một cách mạch lạc.

Ông là một trong bốn tri thức Tây học lớn của nước ta đầu thế kỉ 20, gồm “
Quỳnh – Vĩnh – Tố - Tốn” ( Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố,
Phạm Duy Tốn)

2. Sự nghiệp, công lao của Nguyễn Văn Vĩnh

Video lấy bối cảnh nghĩa trang cổ kính Pere Lachez nằm giữa lòng thành phố
Paris, nơi tưởng niệm nhà văn Balzac – người mà Nguyễn Văn Vĩnh lúc sinh
thời ngưỡng mộ và dày công dịch thuật những tác phẩm như “ Miếng da lửa” ra
Việt ngữ từ rất sớm. Đặc biệt, nhà viết kịch Moliere và nhà viết truyện ngụ ngôn
La Fontaine là những tác giả mà Nguyễn Văn Vĩnh tôn sùng. Những bản dịch
tác phẩm của hai tác giả này ra Việt ngữ của ông đến nay vẫn là đề tài lớn cho
các nhà nghiên cứu luận bàn về dịch thuật. Ngoài ra, người ta còn thấy được
khát vọng lớn lao của Nguyễn Văn Vĩnh trong việc truyền tải tinh hoa văn hóa
của nhân loại đến với xã hội Việt Năm những năm đầu thế kỉ 20.

Hình ảnh bức phủ điêu lấy đề tài từ câu chuyện “”Con chó rừng và con cò” trên
mộ La Fontaine giống với bức chạm khắc trên bộ ghế tràng kỉ - kỉ vật còn sót lại
của Nguyễn Văn Vĩnh hoàn thành vào tháng 12 năm 1919. Đây cũng là năm
gắn liền với sự kiện quan trọng trong lịch sử văn hóa Việt Nam, là năm triều
đình Huế ra quyết định chính thức bãi bỏ chữ Nho và đưa chữ Quốc ngữ vào
trường học.
Tuyên ngôn của cụ Nguyễn Văn Vĩnh khi ra tờ “ LAnnam Nouveau” in trên
trang nhất LAnnam Nouveau số 1 ngày 21/1/1931 là:

- Nhân dân An Nam sẽ xuất bản một cơ quan thảo luận viết bằng tiếng
Pháp

- Để tự mình làm một việc gì đó sẽ khiến người Pháp hiểu hơn

- Để bày tỏ những điều mà họ đang suy nghĩ và những điều mà họ có


quyền hy vọng

- Để bảo vệ và đảm bảo quyền lợi của chính mình

- Nhằm tạo cảm giác đoàn kết, hữu nghị tất cả những người nói và viết
tiếng Pháp

- Để đảm bảo viện trợ trực tiếp những tương xứng với những thành tựu của
Pháp và thực hiên các biện pháp bảo vệ độc lập cho nhân dân Việt Nam.

- Để chống lại sự lạm dụng quyền lực, bất kể nguồn gốc của chúng là gì

- Để cho công chúng Pháp tiết lộ thực tế cuộc sống ở An Nam như thế nào,
và làm thế nào những điều kiện này tiếp tục bị bóp méo bởi chính trị và
bởi ham muốn quyền lực và lợi nhuận của một số người nhất định.

Báo LAnnam Nouveau luôn tôn trọng chính quyền đã được lập nên, trong tất cả
những đại diện của nó nhưng không sợ ai không nịnh ai. Nhưng sau tất cả, một
điều đáng tiếc là không nhiều người hay thậm chí những người trong dòng tộc
là các con, các cháu nội cũng không biết nhiều về ông, đôi khi nền giáo dục coi
ông như một kẻ phản dộng “ làm bồi bút cho Pháp” trong khi cụ Nguyễn Văn
Vĩnh là người có công lao lớn trong việc đặt nền móng cho chữ quốc ngữ đi vào
Việt Nam thông qua các tờ báo, các bản dịch của các tác phẩm nổi tiếng Pháp.

Tiếp nối video là những chia sẻ, nhận xét của các học giả trong và ngoài nước
về Nguyễn Văn Vĩnh như

- Chia sẻ của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu

- Chia sẻ của giáo sư Đinh Xuân Lâm

- Chia sẻ của nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc

- Chia sẻ của cháu trai cụ Nguyễn Văn Vĩnh

- Chia sẻ của Tiến sĩ Khoa học vật lí và toán học Nguyễn Đình Đăng
- Chia sẻ của nguyên đại sứ Việt Nam tại Italia, cháu gái nhà Cách mạng
Phan Châu Trình – bà Phan Thị Minh

- Chia sẻ của giáo sư lịch sử Nguyễn Huệ Chi

- Chia sẻ của Colonel Yên Ba – nhà báo của “ Báo Quân đội” của báo Việt
Nam

- Chia sẻ của giảng viên Trần Hòa Bình – nhà báo Viện Chính trị quốc gia
Việt Nam

- Chia sẻ của Phan Huy Lê – giáo sư Lịch sử, Chủ tịch hội Khoa học lịch
sử Việt Nam

Cuối video là những hình ảnh về đám tang của cụ Nguyễn Văn Vĩnh vào ngày
8/5/1936 ở Hà Nội, với biển người ước lượng hơn 1200 người đến chật quảng
trường nhà ga và đầu phố Gambatta đến tận đường phố Nam Ngư (Columbia)
đến để mong ngóng chi tiết về cái chết của người An Nam vĩ đại. Bạn bè, người
quen biết, người mến mộ ông đi viếng thành hàng cũng không hết trong hai đêm
một ngày. Video còn trích lại lời trong Điếu văn của ông Demas – Chủ tịch hội
Nhân quyền Hà Nội, Điếu văn của ông Phan Trần Chúc – đại diện báo giới Bắc
kì, Điếu văn của ông Phạm Huy Lục – Viện trưởng viện dân biểu Bắc kì.

Ảnh hưởng của Nguyễn Văn Vĩnh đối với lứa trí thức mới là rất lớn, bởi ông có
vai trò to lớn trong việc đưa, tiếp nhận, truyền bá những tư tưởng tích cực, một
cách bình đẳng, công bằng, dân chủ, dân quyền đến với xã hội Việt Nam lúc bấy
giờ. Cụ Nguyễn Văn Vĩnh không dùng những từ ngữ to lớn để nói về mình hay
công lao của mình đối với sự nghiệp văn hóa của nước ta mà ông chỉ dùng
những từ ngữ hết sức giản dị để bày tỏ tấm lòng yêu nước thầm kín, sâu nặng
của mình với nước, với dân tộc.

Tóm lại, video trích trong bài báo “ Nguyễn Văn Vĩnh là ai ? Câu hỏi thảng thốt
đến đau lòng!” là một nguồn tham khảo hữu ích đã cung cấp cho người xem
một cái nhìn tổng quan về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn hóa lớn của Việt
Nam đầu thế kỉ 20 – Nguyễn Văn Vĩnh. Video đã giúp người xem hiểu rõ hơn
về những đóng góp lớn lao của ông cho nền văn hóa Việt Nam, đồng thời có cái
nhìn khách quan hơn về một nhân vật lịch sử vốn bị định kiến trong nhiều năm
qua.

Câu hỏi: Phân tích tại sao Nguyễn Văn Vĩnh bị nhiều người coi là kẻ phản
động ?
1. Hoạt động:
- Chủ bút cho các tờ báo thân pháp: Nguyễn Văn Vĩnh từng làm chủ bút cho các tờ
báo như "Đông Dương tạp chí", "Đăng cổ tùng báo", "Công thảo", được xem là cơ
quan ngôn luận của thực dân Pháp .
- Bài viết gây tranh cãi: Một số bài viết của ông được cho là ủng hộ chính sách
thực dân , chống lại phong trào yêu nước , và thúc đẩy đồng hóa văn hóa Việt
Nam. Ví dụ:
 Bài " Nước Nam ta mai sau này, hay cũng như ở chữ quốc ngữ "
được cho là bỏ qua vai trò của chữ Hán và tôn vinh vai trò của
chữ quốc ngữ , giúp Pháp đồng hóa văn hóa Việt Nam.
 Bài " Văn minh An Nam " được cho là phỉ báng văn hóa Việt
Nam , thổi bùng văn minh Pháp.
- Bài trừ tiếng Hán: Nguyễn Văn Vĩnh tích cực cổ vũ cho việc sử dụng chữ quốc
ngữ, đồng thời lên tiếng bài trừ và hạn chế sử dụng chữ Hán, vốn được xem là biểu
tượng của văn hóa hóa và truyền thống Việt Nam.
1. Quan điểm chính:

- Lập trường chính trị: Nguyễn Văn Vĩnh không tham gia trực tiếp vào các hoạt động
chống Pháp mà tập trung vào công việc báo chí và văn học. Ông chủ tài "thực học"
và "khai hóa", cho rằng cần học hỏi văn hóa Pháp để canh tân đất nước.
- Quan điểm về văn hóa: Nguyễn Văn Vĩnh đề cao văn hóa Pháp và cho rằng văn
hóa Việt Nam cần được cải thiện theo hướng hiện đại. Ông cũng có những bài viết
phê phán một số phong tục tập quán truyền thống của Việt Nam.
- Quan điểm về đạo đức: Nguyễn Văn Vĩnh có những quan điểm về đạo đức được
nhiều người cho là "duy tân thái quá" và "phù bội đạo đức truyền thống".
3. Lối sống:
- Sống xa hoa: Nguyễn Văn Vĩnh được cho là có lối sống xa hoa, hưởng thụ, trái ngược với
hoàn cảnh khó khăn của đa số dân dân Việt Nam thời bấy giờ.
- Gay tranh cãi: Ông thường xuyên có những phát ngôn và hành động gây tranh cãi, tạo
nhiều người dồi dào nội tâm.
4. Tác động:
- Hoạt động của Nguyễn Văn Vĩnh đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của văn hóa và
giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, những quan điểm và tư tưởng của ông cũng
gây ra nhiều tranh cãi và khiến ông bị nhiều người coi là kẻ phản quốc.
- Đánh giá về Nguyễn Văn Vĩnh: Nguyễn Văn Vĩnh là một nhân lịch sử phức tạp với nhiều
đóng góp cho đất nước, nhưng cũng có những góc khuất gây tranh cãi. Công việc đánh giá
ông là "quân phản quốc" hay "người có công" cần dựa trên những nghiên cứu khoa học và
nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện.
- Tuy nhiên, cần lưu ý:
+ Đánh giá về Nguyễn Văn Vĩnh là một vấn đề phức tạp và còn nhiều tranh cãi.
+ Ông có những người đóng góp nhất định cho sự phát triển của văn hóa và giáo dục Việt
Nam, đặc biệt là trong công việc truyền bá chữ quốc ngữ.
+ Cần nhìn nhận Nguyễn Văn Vĩnh trong bối cảnh lịch sử của thời đại ông sống để có thể
đánh giá khách quan và toàn diện.
5. Kết luận:
Có thể nói, Nguyễn Văn Vĩnh là một nhân lịch sử có nhiều tranh cãi. Việc ông được
nhiều người coi là kẻ phản quốc xuất bản những hoạt động báo chí, quan điểm
chính trị và lối sống của ông. Tuy nhiên, cũng cần xem những đóng góp của ông cho
đất nước để có một người đánh giá khách quan và toàn diện.

You might also like