You are on page 1of 16

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TUYỀN

VIỆN BÁO CHÍ

BÁO CÁO THỰC TẬP

Giảng viên dẫn đoàn: Th.S Nguyễn Văn Hào

Họ và tên sinh viên: Ngô Phương Chi

Lớp: Báo InK37A1

Mã sinh viên: 1756000007

Cơ quan thực tập: Báo Thể thao&Văn hoá

Hà Nội, tháng 5 năm 2021


LỜI CẢM ƠN

Sau khoảng thời gian gần một tháng kiến tập tại báo Thể Thao và Văn Hóa trực
thuộc Thông Tấn Xã Việt Nam, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới quý cơ
quan báo Thể Thao và Văn Hóa, Tổng Biên tập báo Thể Thao và Văn Hóa –
chú Lê Xuân Thành, cùng toàn thể các anh chị phóng viên, biên tập viên tại tòa
soạn đã nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình kiến tập tại tòa soạn.

Đặc biệt, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới người đại diện ban Văn
hóa hướng dẫn em trong thời gian kiến tập tại tòa soạn – chị Phạm Thủy, người
đã luôn bảo ban, nhắc nhở và chia sẻ những kiến thức, kĩ năng làm báo cho em
giúp em hòa nhập nhanh và hoàn thiện kĩ năng tốt hơn.

Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn thầy, Th.S Nguyễn Văn Hào – giảng viên dẫn
đoàn kiến tập tại Thông tấn xã Việt Nam đã hướng dẫn nhóm các thủ tục kiến
tập cũng như dặn dò chi tiết để bọn em có thể hoàn thành kì thực tập nghiệp vụ
năm ba một cách thành công nhất.

Thời gian tham gia kiến tập và tác nghiệp thực tế tại cơ quan báo chí chuyên
nghiệp đã mang lại cho em rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, tuy nhiên
cũng không tránh khỏi những thiếu xót, bất cẩn trong quá trình làm việc tại tòa
soạn cũng như đi thực tế ở các trận đấu, bởi vậy em sẽ cố gắng hơn nữa để hoàn
thiện bản thân trong tương lai. Em hy vọng có thể hợp tác và nhận được sự giúp
đỡ của các anh chị phóng viên, các thầy cô trong thời gian tới.

Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI MỞ ĐẦU

Vào kì cuối cùng của khóa học, Học viện sẽ tạo điều kiện cho sinh viên đi trải
nghiệm thực tế tại cơ quan chuyên nghiệp, năng động để giúp sinh viên có một
môi trường thiết thực áp dụng những kiến thức đã được học trên giảng đường
vào thực tế, qua đó rèn luyện kĩ năng và có bài học trải nghiệm, cọ xát hơn với
công việc sau này.

Thực tập không chỉ là học phần cần học mà còn là cơ hội cho sinh viên tiếp cận
môi trường làm việc chuyên nghiệp, được trao đổi, tác nghiệp thực tế, được
quan sát cách làm, được trực tiếp làm công việc trong chuyên ngành mình đang
theo học. Qua đó giúp sinh viên có nhiều bài học kinh nghiệm, trau dồi kiến
thức kĩ năng về nghề mình đang theo học để có hành trang trong chặng đường
phía trước. Đây có thể xem là học phần và cơ hội giá trị, thực tế nhất giúp sinh
viên hoàn thiện kĩ năng và kiến thức hơn trước khi bước tới công việc thực tế.

Đặc biệt, đối với sinh viên Viện Báo chí, thực tập là bước đệm quan trọng trong
việc giúp bản thân mỗi sinh viên tiếp cận với môi trường báo chí chuyên
nghiệp, năng động, giúp các bạn rèn luyện kĩ năng tác nghiệp, thử sức với
những đề tài khó, xử lí những tình huống ngoài kế hoạch mà trên lí thuyết nhiều
khi không tưởng tượng được, mở rộng mối quan hệ và có những cái nhìn khách
quan hơn về nghề báo cũng như môi trường báo chí tại Việt Nam. Hơn thế, thực
tập sẽ giúp sinh viên định hướng được phong cách làm việc, kiến thức chuyên
sâu về lĩnh vực mà mỗi sinh viên muốn theo đuổi.

Trước khi các công nghệ truyền thông đa phương tiện phát triển, báo in là
phương tiện phổ biến để truyền tải tới mọi người những thông tin hàng ngày.
Ngày nay, khi công nghệ phát triển, nhiều loại hình truyền thông ra đời, báo in
vẫn có một vai trò nhất định trong nhu cầu nắm bắt thông tin của người
dân. Với những lợi thế như, tính phổ cập cao, nội dung bài viết sâu giúp người
đọc có thể nghiên cứu, tiếp nhận hoàn toàn chủ động, thân mật gần gũi.
Bản thân em là một sinh viên Viện Báo chí, em rất vui vì được trải
nghiệm thực tế và rút ra được rất nhiều bài học thông qua đợt kiến tập lần này
trong việc sáng tạo và hoàn thiện tác phẩm báo in.
I. Tổng quan về cơ quan kiến tập: Báo Thể Thao và Văn Hóa

1. Cơ quan báo chí kiến tập: Báo Thể Thao và Văn Hóa

Tên cơ quan báo chí kiến tập: Báo Thể Thao và Văn Hóa

Cơ quan chủ quản: Thông Tấn Xã Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 4, số 11 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Số điện thoại: 0243. 8248601

Địa chỉ website: www.thethaovanhoa.vn

Email: toasoan@thethaovanhoa.vn

Tổng biên tập: Lê Xuân Thành

Chức năng, nhiệm vụ: Thông tin tuyên truyền về văn hóa, thể thao ở trong
nước và trên thế giới thông qua việc xuất bản các ấn phẩm của Báo Thể
thao và Văn hóa, Thể thao và Văn hóa điện tử, chương trình truyền hình và
các sản phẩm thông tin đa phương tiện khác.

Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện
chức năng thông tấn nhà nước trong việc đăng, phát thông tin, văn kiện
chính thức của Đảng và Nhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh
đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng
các loại hình báo chí và truyền thông đa phương tiện, phục vụ các cơ quan
thông tin đại chúng, công chúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước.
Báo Thể thao & Văn hoá: Là tờ báo chuyên về lĩnh vực thể thao và văn hóa
đầu tiên và hàng đầu ở Việt Nam, Thể thao và Văn hóa còn “ghi dấu ấn”
trong lòng công chúng cả nước thông qua các hoạt động tổ chức sự kiện
(Giải Âm nhạc Cống hiến, Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội...).

+ Thể thao & Văn hóa (bản in xuất bản vào các ngày từ thứ Hai đến thứ
Sáu)

+ Thể thao & Văn hóa - Đàn ông (tạp chí hàng tháng)

+ Báo điện tửThể thao & Văn hóa (phát tại địa chỉ: thethaovanhoa.vn)

+ Chuyên mục truyền hình: Văn hóa toàn cảnh, Hành tinh Thể thao(hàng
ngày), Radar Văn hóa(hàng tuần)...

2. Quá trình hình thành và phát triển của báo Thể Thao và Văn Hóa

Báo Thể thao và Văn hóa (TT&VH) là tờ báo trực thuộc Thông tấn xã Việt
Nam (TTXVN), cơ quan thông tấn nhà nước, có chức năng thông tin về các
lĩnh vực thể thao và văn hóa.

Hiện nay, Thể thao & Văn hóa bao gồm: ấn phẩm báo ngày (ra từ Thứ 2 đến
Thứ 6 trong tuần), báo điện tử trên trang thethaovanhoa.vn, các bản tin
Hành tinh thể thao, Văn hóa toàn cảnh và Talkshow Radar Văn hóa trên
kênh truyền hình thông tấn VNews của Thông tấn xã Việt Nam.

Kênh youtube của Báo Thể thao & Văn hóa (TT&VH Hub) có trên 20 ngàn
người đăng ký chính thức, với khoảng 10 triệu lượt xem.

Trang fanpage Facebook của báo TT&VH có gần 200.000 người đăng ký
theo dõi với khoảng 3,5 triệu lượt người tiếp cận, đọc bài viết mỗi tháng.
Ngoài ra, báo TT&VH còn là đơn vị tổ chức nhiều sự kiện thường niên, có
uy tín như Giải Âm nhạc Cống hiến, Giải Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà
Nội, Giải Biếm họa báo chí Việt Nam và nhiều sự kiện thể thao khác.

Lịch sử phát triển của Thể Thao và Văn Hóa:

 Ngày 21/8/1982: Thể Thao và Văn Hóa đã chính thức được khai sinh trên
cơ sở tờ Tin nhanh Espana 82 - tờ Tin nhanh World Cup đầu tiên của Việt
Nam do TTXVN phát hành. Tên gọi đầu tiên là Văn hóa & Thể thao quốc tế,
dày 16 trang, phát hành vào ngày Thứ Sáu hằng tuần.
 Ngày 4/8/1984, tờ báo chính thức mang tên Thể thao & Văn hóa, phản
ánh toàn diện các thông tin về văn hóa, thể thao trong cả nước và quốc tế.
Tiếp nối từ truyền thống Tin nhanh Espana 82, cứ 2 năm một lần, TT&VH
lại phát hành Tin nhanh vào dịp Giải vô địch bóng đá thế giới (World
Cup) và Giải vô địch bóng đá châu Âu (EURO).
 Ngày 1/10/1996, tuần báo TT&VH tăng lên 2 kỳ/tuần phát hành vào Thứ
Ba và Thứ Sáu hằng tuần. Và sau đó là một quá trình phát triển mạnh mẽ,
đỉnh cao, liên tục tăng trang, mở rộng nội dung theo hướng phong phú và
chuyên sâu, trở thành tờ báo hàng đầu trong làng báo thể thao và văn hóa
Việt Nam.
 Ngày 2/4/2005, TT&VH tăng lên 3 kỳ/tuần phát hành vào Thứ Ba, Thứ
Sáu, Thứ Bảy hàng tuần.
 Ngày 3/8 và 6/8/2007, TT&VH phát hành bộ mới, ra liên tục các ngày
trong tuần và số cuối tuần (ra Thứ Sáu hằng tuần). Đây là bước nhảy vọt về
chất trong sự phát triển của TT&VH với sự đổi mới toàn diện về nội dung,
hình thức nhưng vẫn nhất quán với phương châm "nhanh nhạy như thể thao,
sang trọng như văn hóa. Thông tin nóng hổi, bình luận cá tính".
 Ngày 8/6/2008, ra mắt trang thông tin điện tử thethaovanhoa.vn
 Ngày 25/8/2010, sau thời gian phát thử nghiệm từ 21/6/2010, các bản tin
Hành tinh thể thao, Văn hóa toàn cảnh và talkshow Radar Văn hóa chính
thức lên sóng kênh truyền hình thông tấn VNews của TTXVN.
 Tháng 1/2016: Phát hành bộ mới báo giấy gồm 16 trang và nghỉ ngày
Chủ nhật.
 Ngày 15/6/2016: Trang thông tin điện tử thethaovanhoa.vn trở thành báo
điện tử TT&VH theo giấy phép số 321 của Bộ Thông tin và Truyền thông
cấp.
 Ngày 18/10/2016: Ra mắt kênh Youtube TT&VH Hub, hiện đang có trên
20 ngàn người đăng ký chính thức, với khoảng 10 triệu lượt xem.
 Từ năm 2017: Dừng xuất bản ấn phẩm TT&VN cuối tuần và nghỉ phát
hành báo giấy vào ngày Thứ 7.

II. Nội dung quá trình thực tập:


1. Quá trình thực tập:
- 3/3 , nhóm sinh viên kiến tập tại báo Thể Thao và Văn Hóa trực thuộc
Thông tấn xã Việt Nam chúng em tới tòa soạn để gặp mặt trực tiếp với và các
anh chị phụ trách hai mảng thể thao và văn hóa của tờ báo. Sau khi bày tỏ
nguyện vọng cá nhân làmuốn được làm ban Văn hóa, em được phân về nhóm
do chị Hằng phụ trách. Chị Hằng có hẹn nhóm em ngày 8/3 lên tòa soạn để trao
đổi công việc cụ thể.
- Trước tiên, chị Giang bảo em về nhà tìm kiếm các đề tài và chủ động viết
bài. Sau đó sẽ gửi bài cho chị xem và có lời góp ý. Em chủ động tìm đề tài để
viết, dịch tin bài. Cố gắng tìm kiếm đề tài mới lạ, đề xuất với chị Giang để xem
đề tài đó có tính khả thi triển khai thực hiện hay không. Hàng tuần, vào mỗi
chiều thứ 4, nếu không đi làm tin bài em sẽ lên toàn soạn dự buổi họp giao ban
hàng tuần của Tòa soạn. Ngoài thời gian không lên tòa soạn, em chủ động đi
các sự kiện mà tìm hiểu được, tự viết tin, bài phản ánh để luyện thêm kĩ năng
viết bài. Ngoài ra, với những đề tài muốn tìm hiểu sâu hơn, em đề xuất với chị
hướng dẫn về kế hoạch chi tiết tìm hiểu đề tài, tính khả thi đề tài, góp ý về nội
dung đề tài…
- VD: Để làm một đề tài về phỏng vấn diễn viên Nguyệt Hằng về vai diễn
trong bộ phim mới. Trước tiên em gửi đề tài cho chị Hằng để hỏi ý kiến
của chị về tính khả thi của đề tài, báo có viết những nội dung này hay
không. Sau đó, khi chị Hằng duyệt đề tài, em sẽ bắt đầu chuẩn bị nội
dung câu hỏi, triển khai cách xây dựng bài và liên hệ với nhân vật hẹn
ngày phỏng vấn. Sau khi viết bài, biên tập cẩn thận em gửi bài viết cho
chị Hằng để chị xem xem bài viết đã ổn chưa, cần chỉnh sửa ở đâu. Nếu
bài viết đủ yêu cầu bên tòa soạn sẽ được đăng và sau đó em chủ động tìm
kiếm bài viết được đăng để đọc và rút kinh nghiệm cho những bài viết
sau.
- Ngày 25/05, phía Viện Báo chí yêu cầu chúng em nộp báo cáo và giấy tờ,
sổ thực tập do vậy em tới tòa soạn xin nhận xét và chữ kí của chị Hằng, chú
Trần Việt Dũng, Phó Tổng biên tập báo Thể thao&Văn hoá, đồng thời gửi lời
cảm ơn toàn bộ anh chị phóng viên, biên tập viên tại tòa soạn đã giúp đỡ em
trong thời gian thực tập tại tòa soạn báo.
2. Công việc thực hiện:

Mặc dù là phóng viên chuyên mảng văn hoá nhưng sau khi chia sẻ và trao
đổi một số vấn đề khả năng và các mảng em thường viết, chị Hằng - người
hướng dẫn em đã khuyến khích em có thể làm các mảng khác ngoài chuyên
mục văn hoá nếu có khả năng.

- 11/3/2021: Gửi cho chị Hằng đề tài về việc phim Thiên thần hộ mệnh của
Victor Vũ thay đổi lịch chiếu. Chị Hằng nhận xét về việc lựa chọn đề tài,
góp ý về cách viết, sau đó em thực hiện viết tin. Tin bài được đăng vào
ngày 12/3
- 13/3/2021: Gửi cho chị Hằng một tin về phim truyền hình trên kênh
VTV3 nhưng không được duyệt
- 14 - 17/3/2021: Đến toà soạn đọc báo, tham khảo cách lựa chọn đề tài của
ban mảng, tìm kiếm đề tài mới về phim, văn hoá, giải trí trong và ngoài
nước
- 18/3/2021: Gửi cho chị Hằng bài viết mới khai thác về đề tài phim “
Penthouse – Cuộc chiến thượng lưu”. Bài viết được chị hướng dẫn đánh
giá tốt, có tiến bộ trong việc khai thác các khía cạnh mới, sử dụng câu
chữ. Ngày 19/3 bài viết được đăng trên trang báo mạng điện tử Thể
thao&Văn hoá.
- 20/3/2021: Gửi cho chị hướng dẫn tin bài phim “Vincenzo”. Tin bài được
đăng tải trong ngày.
- 21-31/3/2021: Đi thực tế tìm kiếm đề tài về mảng văn hoá, giải trí trong
nước.
- 1-5/4/2021: Đi dự họp báo, lấy tin, phỏng vấn nhân vật cùng chị hướng
dẫn.
- 6/4/2021: Gỡ băng ghi âm phỏng vấn nhân vật
- 7/4/2021: Chị hướng dẫn giao đề tài, nghiên cứu, viết bài
- 8-13/4/2021: Viết bài phỏng vấn diễn viên Nguyệt Hằng và gửi cho chị
hướng dẫn nhận xét, đánh giá
- 15/4/2021: Bài viết phỏng vấn diễn viên Nguyệt Hằng về vai diễn mới
trong phim “ Hãy nói lời yêu” được đăng tải trên trang báo in ngày
15/4/2021 và trang báo mạng điện tử Thể thao&Văn hoá
- 16-24/4/2021: Tiếp tục việc tìm kiếm đề tài mới và viết tin bài
- 25-27/4/2021: Chờ người hướng dẫn duyệt đề tài và viết bài
- 28-29/4/2021: Đến cơ quan thực tập hoàn thành giấy tờ, thủ tục thực tập.
Kết thúc kì thực tập tại báo Thể thao&Văn hoá
3. Kết quả
Qua thời gian thực tập (8/3– 29/4) tại báo điện tử Thể thao&Văn hoá trực
thuộc Thông tấn xã Việt Nam, em có tổng 6 tin bài được đăng tải trên trang báo
in và báo mạng điện tử Thể thao&Văn hoá, cụ thể:
- Ngày 12/3/2921:
“ Thiên thần hộ mệnh” của Victor Vũ đối đầu “Trạng Tí” và “1990” dịp
30/4
- Ngày 19/3/2021:
Bi kịch của giới siêu giàu trong phim “Penthouse: Cuộc chiến thượng
lưu”
- Ngày 20/3/2021:
“Vincenzo” tập 9: Babel muốn trừ khử luật sư Hong Cha Young và
Vincenzo
- Ngày 15/4/2021:
Nguyệt Hằng: Vai diễn trong “ Hãy nói lời yêu” quá nặng gánh
- Ngày 23/4/2021:
VIDEO Phim “ Thiên thần hộ mệnh”: Trúc Anh không còn là cô nàng
“mắt biếc” thơ ngây
- Ngày 27/4/2021:
Mỹ Tâm tạm hoãn show “ Tri âm” tại Hà Nội để phòng Covid-19

4. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực tập
a. Thuận lợi
Trong thời gian thực tập tại báo điện tử Thể thao&Văn hoá, em
cảm thấy mình rất may mắn khi nhận được sự giúp đỡ và bảo
ban của các anh chị trong ban phóng viên tại tòa soạn, đặc biệt
là chị Hằng hướng dẫn về các kĩ năng tác nghiệp, viết bài và tìm
kiếm đề tài, lên kế hoạch cho bài viết.
Về đề tài:
Dù được giao cho người người dẫn là phóng viên chuyên mảng
văn hoá nhưng chị hướng dẫn vẫn khuyến khích em ngoài đi sự
kiện và viết bài về mảng văn hoá có thể chủ động làm các tin
bài ở các mảng nội dung khác (thể thao, xã hội, đời sống….) để
tích lũy thêm kiến thức và cọ xát với những kĩ năng cơ bản nhất
của nghề báo.
Trong thời gian thực tập có nhiều sự kiện, hoạt động, vấn đề
mới lạ, nổi cộm nên bản thân em luôn có thông tin để khai thác
viết tin bài.
Khi đề xuất đề tài, kế hoạch chi tiết các bước để thực hiện đề tài
đó, em được chị hướng dẫn xem xét và đưa ra những nhận xét
cụ thể về tính khả thi của đề tài cũng như hướng dẫn thực hiện
đề tài đó.
Về kiến thức chuyên ngành:
Ngoài những kiến thức báo chí chung đã được học ở trường, để
có thể có những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực văn hoá, chị Hằng
có gợi ý cho em về đọc những tài liệu liên quan tới văn hoá, các
trang và nguồn tin chính thống để tiếp cận thông tin sớm và
chính xác nhất, khuyến khích em đọc các bài viết về mảng văn
hoá để em hình dung ra được phong cách viết của báo Thể
thao&Văn hoá
- Về khả năng tác nghiệp:
Chị Hằng rất tạo điều kiện cho em đi tham dự các sự kiện, đi
cùng chị học hỏi những kĩ năng tác nghiệp và khả năng quan
sát, ứng biến với các tình huống khó.
Ngay sau buổi được phân công phóng viên hướng dẫn, em được
chị Hằng dặn về tìm các đề tài và viết bài gửi chị xem. Em chủ
động tìm kiếm các vấn đề, sự kiện thuộc mảng văn hoá để làm
tin bài gửi cho chị hướng dẫn.
Ngoài ra, em cũng đi làm các tin bài thuộc các chuyên mục
ngoài mảng văn hoá vì chị hướng dẫn chia sẻ rằng thời gian này
mảng văn hoá khá ít sự kiện do ảnh hưởng của dịch Covid-19
nên dặn em chủ động tìm đề tài thuộc mảng như xã hội, đời
sống để viết.
Trước khi mỗi lần thực hiện tin bài, em đều sẽ gửi đề tài và các
triển khai đề tài cho chị Hằng và hỏi ý kiến chị xem đề tài đó có
khả thi và làm được hay không. Khi chị Hằng duyệt và bổ sung,
góp ý cho đề tài thì em mới bắt đầu đi tác nghiệp làm tin bài.
Sau khi đi tác nghiệp, hoàn thành nội dung bài viết em gửi cho
chị Hằng xem và góp ý. Nếu bài được đăng, chị Hằng sẽ nhắn
lại cho em để em chủ động đọc lại tin bài đã đăng xem xem có
những điểm nào chưa tốt, cần sửa đổi khắc phục.
Qua mỗi bài chị Hằng đều chỉ ra những điểm chưa tốt để em
khắc phục, những điểm tốt để em giữ vững và phát huy, Do đó,
em có thể nhìn nhận và rút kinh nghiệm tốt hơn sau mỗi loạt tin
bài.

b. Khó khăn
Điều khó khăn nhất trong quá trình thực tập với em là cách để
tiếp cận nguồn tin từ nhân vật có liên quan tới đề tài mà em
đang muốn tìm hiểu.
Nhiều cơ quan, cá nhân yêu cầu em xuất trình thẻ nhà báo hoặc
giấy giới thiệu cơ quan, sở … để có thể đồng ý cho thực hiện
tác nghiệp làm tin bài, em cảm thấy khá khó khăn trong quá
trình tìm hiểu và thu thập thông tin cho bài viết.
Đối với mảng văn hoá, giải trí điều khó khăn nhất trong quá
trình kiến tập với em là khả năng viết bài cũng như tiếp cận
thông tin chưa quá nhanh nhạy của bản thân. Điều này xuất phát
hầu hết từ chính bản thân em và là những điều em cần rèn luyện
để có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết hơn trong tương lai.
Những thông tin em muốn tiếp cận đa phần là về chuyên môn
giải trí, tuy nhiên em lại không có quá nhiều kinh nghiệm viết
báo và bình luận về điều này nên đã gặp khó khăn khi muốn
diễn đạt. Chính vì vậy em mất khá nhiều thời gian để suy nghĩ
về cách viết cũng như ngôn từ sao cho chuyên nghiệp nhất khi
viết bài về diễn viên, phim ảnh.
Sau khi đi thực tập em sẽ cố gắng rèn luyện kĩ năng và kiến
thức cá nhân để khắc phục khó khăn và có thể theo đuổi chuyên
môn về giải trí nói riêng và văn hoá nói chung như nguyện vọng
của mình. Điều này tuy khó nhưng em tin rằng nếu cố gắng em
hoàn toàn có thể trở thành một phóng viên văn hoá giải trí
chuyên nghiệp.

III. Bài học và kinh nghiệm cho bản thân (kiến thức, kĩ năng, thái độ về

nghề báo)

Qua thời gian kiến tập (15/6 – 10/7) tại báo Thể Thao và Văn Hóa, em đã

học hỏi được nhiều điều và rút ra nhiều bài học cho bản thân hơn trong

quá trình tác nghiệp và làm báo chuyên nghiệp. Cụ thể

- Làm việc trong môi trường báo chí chuyên nghiệp, bản thân
phải cố gắng và có trách nhiệm hơn trong cách làm việc, thái độ
ứng xử với mọi người xung quanh. Cần biết chủ động trong
công việc, biết căn chỉnh sắp xếp thời gian hợp lí (sạc pin máy
ảnh, máy ghi âm và chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết mang
theo, chuẩn bị trước về đề tài và các trường hợp có thể phát
sinh).
- Cần đúng giờ, cần biết ăn mặc phù hợp khi đi dự các sự kiện và
đi phỏng vấn (đi sự kiện nên tới sớm 30p trước khi sự kiện diễn
ra, đi phỏng vấn cần tới sớm 1 tiếng để có thể sắp xếp lại các
thiết bị quay hình, ghi âm và câu hỏi dành cho người phỏng
vấn).
- Là một phóng viên chuyên nghiệp, em cần chuẩn bị tinh thần
và sự linh hoạt khi gặp những tình huống không như trong kế
hoạch mình đã chuẩn bị để khéo léo xử lí và thu thập được
những thông tin đầy đủ để có thể viết tin bài.
- Bản thân em cần cố gắng, sáng tạo và không ngừng học hỏi từ
bạn bè, anh chị đồng nghiệp để trau dồi nâng cao kiến thức và
kĩ năng tác nghiệp hơn nữa. Khi có thời gian cần đọc thêm các
sách, báo để thu nhận thêm những kiến thức mà mình còn thiếu
sót. Hãy đi thật nhiều nơi để cảm nhận cuộc sống và tiếp xúc
môi trường thực tiễn để có thể phản ánh thông tin một cách đa
chiều và chân thực nhất.
- Với tin sự kiện, luôn quan sát, lắng nghe để note lại những
thông tin cần thiết, khi viết bài cần chú ý tới thông cáo báo chí
và các hình ảnh đăng kèm cụ thể, chất lượng, trọng tâm. Với
những đề tài lớn, cần đề xuất đề tài với người hướng dẫn (bao
gồm các vấn đề liên quan tới đề tài, thể loại dự định làm về đề
tài đó, cách chuẩn bị và thông tin đã có về vấn đề đó ra sao) để
có thể được người hướng dẫn giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm
làm bài cho mình.
- Đừng lãng phí thời gian, khi rảnh rỗi hãy đọc các sách, báo để
thu nhận thêm những kiến thức, luôn mong muốn học hỏi và nỗ
lực tới cùng. Hãy đi thật nhiều nơi để cảm nhận cuộc sống và
tiếp xúc môi trường thực tiễn, vì báo chí chẳng đâu xa, nó phản
ánh những thông tin từ những điều xung quanh cuộc sống hàng
ngày của chúng ta.
- Cuối cùng, hãy quyết tâm để theo đuổi đam mê, nguyện vọng
của mình, sự cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng. Em tin rằng
với sự yêu thích đối với thể thao của mình, nếu em cố gắng hết
sức, em sẽ có thể trở thành một phóng viên chuyên nghiệp.

LỜI KẾT
Thực tập không chỉ là học phần của mỗi sinh viên năm cuối học viện Báo chí và
Tuyên truyền cần trải qua mà còn là cơ hội học hỏi cách làm báo chuyên nghiệp
và rèn luyện kĩ năng báo chí ở môi trường tòa soạn chuyên nghiệp. Hơn nữa đây
sẽ là bước đệm cho những “nhà báo tương lai” có cơ hội thể hiện và phát triển
năng lực bản thân, qua đó định hướng công việc tương lai của mình.
Tóm lại, Thực tập là là để mỗi sinh viên báo chí có dịp để cọ xát, học hỏi các
anh chị có kinh nghiệm trong nghề, là thời điểm có thể quan sát tác phong làm
việc chuyên nghiệp, cách thức làm việc hiệu quả của tòa soạn báo chí. Bởi thế,
mỗi sinh viên cần nghiêm túc, tích cực và năng động trong mỗi kì thực tập của
mình.

You might also like