You are on page 1of 2

2324_II_CK_ Thượng Thanh

Bài 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: BA LƯỠI RÌU
Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống côi cha mẹ từ
nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng ca đốn củi bản để lấy tiền
kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì
rất khó bơi vào bờ.
Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông
thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quả xiết
nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu
ngồi khóc than thở.
Bỗng từ đâu đỏ có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ
nhìn chàng tiêu phu và hỏi:
- Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?
Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:
- Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất
của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi
kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy
cháu buồn lắm cụ ạ!
Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:
- Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên. Dứt lời, ông cụ
lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc
rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:
- Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không ?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ: - Không
phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.
Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau,
ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu
- Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?
Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:
- Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ.
Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của
anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:
- Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không!
Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:
- Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống
qua ngày.
Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:
- Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi
rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.
Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó
anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ. (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam)
Câu 1. Truyện “Ba lưỡi rìu” thuộc thể loại
A. truyện ngắn. C. truyền thuyết. B. truyện cười. D. cổ tích.
Câu 2. Truyện “Ba lưỡi rìu” được kể theo
A. ngôi thứ nhất. C. ngôi thứ ba. B. ngôi thứ hai. D. ngôi thứ nhất và thứ hai.
Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của truyện “Ba lưỡi rìu” là
A. miêu tả. C. nghị luận. B. tự sự. D. biểu cảm.
Câu 4. Nhân vật chính trong truyện “Ba lưỡi rìu” là ai?
A. Ông Bụt. C. Anh tiểu phụ. B. Ông Bụt và anh tiều phu. D. Cha mẹ anh tiểu phu.
Câu 5. Lời kể trong truyện “Ba lưỡi rìu” được mở đầu bằng từ ngữ nào?
A. Xua kia. C. Xưa. B. Ngày xửa ngày xưa. D. Ngày xưa.
Câu 6. Dòng nào nêu đúng nhất nghĩa của từ “tiều phu”
A. Người khai thác khoáng sản. C. Người đãi vàng. B. Người đốn củi.D. Người trồng cây.
Câu 7. Trong câu “Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết.” có mấy cụm động từ?
A. Một. C. Hai. B. Ba. D. Bốn.
Câu 8. Chủ đề của chuyện “Ba lưỡi rìu” là gì?
A. Truyện đề cập đến ước mơ của nhân dân về sự ấm no.
B. Truyện đề cập đến ước mơ của nhân dân về sức mạnh chiến đấu.
C. Truyện đề cập ước mơ của nhân dân về sự công bằng, hiền lành, trung thực sẽ luôn gặp những điều tốt đẹp.
D. Truyện đề cập đến ước mơ của nhân về cuộc sống thần tiên.
Câu 9. Em hãy chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn “Con quả là người thật thà...bụt giúp đỡ” trong truyện “Ba lưỡi
rìu”. Nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo đó.
Câu 10. Anh tiều phu trong truyện “Ba lưỡi rìu” là một người hiền lành, thật thà, trung thực. Là một học sinh
em đã làm những việc gì để thể hiện đức tính trung thực (Nêu ít nhất 2 việc làm cụ thể).
Bài 2: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi, tương
đồng. Bên cạnh sự tương đồng về đặc điểm sinh lí (đôi cần phải ăn, khát cần phải uống,...), con người còn có
những điểm giống nhau về tâm li, về tinh thần. Sinh ra trên đời, có ai không muốn khoẻ mạnh, thông minh? Có
ai không muốn cuộc đời hạnh phúc và sự nghiệp thành công? Có ai không thích cải đẹp? Có ai không muốn
được tôn trọng?... Tuy nhiên, những khao khát chính đảng ấy không phải bao giờ cũng được thoả mãn. Thực tế,
có nhiều người rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. Ốm đau, mất việc, thiếu thốn, thất bại,... là những điều từng xảy ra
đối với bao người xung quanh ta. Hễ ai lâm vào cảnh ngộ như thế cũng sẽ cảm thấy khốn khổ và muốn được sẻ
chia, đồng cảm, cần được giúp đỡ về vật chất và tinh thần. (Theo Phan Huy Dũng)
Câu 1. Đoạn trích trên viết theo thể loại nào?
A. Truyện ngắn B. Văn bản thông tin C. Văn bản hành chính D. Văn bản nghị luận
Câu 2. Đoạn văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự. B. Biểu cảm. C. Miêu tả. D. Nghị luận.
Câu 3. Tìm trạng ngữ có trong câu sau: “Trong cuộc sống. giữa người này với người kia không chỉ có sự khác
biệt mà còn có những nét gần gũi, tương đồng.”
A. Trong cuộc sống, C. Giữa người này với người kia. B. Sự khác biệt. D. Nét gần gũi, tương đồng.
Câu 4. Con người có những đặc điểm nào gần gũi, tương đồng?
A. Đặc điểm sinh lí, tâm lí, tinh thần. B. Đặc điểm ngoại hình, tính cách.
C. Đều có hoàn cảnh bất hạnh. D. Mong muốn giúp đỡ về tinh thần và vật chất.
Câu 5. Khi con người lâm vào bất hạnh, họ có mong muốn gì?
A. Muốn khoẻ mạnh, thông minh.
B. Muốn được xinh đẹp.
C. Muốn được sẻ chia, đồng cảm, cần được giúp đỡ về vật chất và tinh thần.
D. Muốn cuộc đời hạnh phúc và sự nghiệp thành công.
Câu 6. Có thể thay thế “tương đồng” trong câu văn “Bên cạnh sự tương đồng về đặc điểm sinh lí (đói cần phải
ăn, khát cần phải uống...), con người còn có những điểm giống nhau về tâm li, về tinh thần. ” bằng từ nào sau
đây?
A. Giống nhau. B. Khác biệt. C. Đồng nghĩa. D. Na ná.
Câu 7. Biện pháp tu từ được sử dụng chính trong đoạn trích là?
A. Nhân hoá B. So sánh. C. Điệp ngữ. D. Ân du.
Câu 8. Vấn đề nghị luận của đoạn trích là:
A. sự tương đồng, gần gũi giữa con người với nhau trong xã hội.
B. cần phải giúp đỡ, chia sẽ với nhau về vật chất và tinh thần.
C. cần phải có nhiều khát khao, ước vọng trong cuộc sống.
D. sự khác biệt giữa người bình thường và người gặp hoàn cảnh khó khăn.
Câu 9. Theo tác giả, con người có sự tương đồng về những mặt nào? Sự tương đồng về mặt nào mới là quan
trọng?
Câu 10. Đọc đoạn trích, em rút ra được điều gì giúp bản thân biết ứng xử đúng đắn trong cuộc sống?
II. VIẾT: 1. Em hãy đóng vai một nhân vật kể lại truyện truyền thuyết mà em yêu thích.
2. Em hãy đóng vai một nhân vật kể lại truyện cổ tích mà em yêu thích.

You might also like