You are on page 1of 4

VIẾT ĐOẠN VĂN THEO MÔ HÌNH + YÊU CẦU TIẾNG VIỆT

1. Viết đoạn văn khoảng 12 câu làm rõ tội ác của quân giặc và lòng căm thù
giặc sâu sắc của tác giả (Hịch tướng sĩ).

a. Câu chủ đề: Tội ác của quân giặc và lòng căm thù giặc sâu sắc của tác giả
Trần Quốc Tuấn đã được làm rõ trong văn bản “Hịch tướng sĩ”.

b. Phân tích:
1
Trước hết là những tội ác tày trời của quân giặc. 2Chúng đi lại nghêng ngang
ngoài đường, bắt nạt tể phụ. 3Không những thế, chúng còn thu bạc vàng, vét của
kho. 4Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để lột tả được sự ngang ngược
của quân giặc qua các hình ảnh: uốn lưỡi cú diều, thân dê chó, hổ đói. 5Một số
từ ngữ như “ngó”, “nghêng ngang” hay các động từ “đòi, thu, vét” được dùng
trong đoạn văn cũng cho ta thấy thái độ coi thường, ngạo mạn và hống hách của
quân địch. 6Chỉ bằng một đoạn văn ngắn, tác giả đã khiến người đọc hình dung
được một cách rõ nét nhất về tội ác của quân giặc. 7 Chứng kiến những tội ác
không thể tha thứ của quân giặc, tác giả đã bộc lộ lòng căm thù sâu sắc của
mình. 8 “Ta thường tói bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước
mắt đầm đìa”, câu văn đã thể hiện được tâm trạng lo lắng, hoang mang của vị
chủ tướng. 9Từ sự căng thẳng ấy tác giả đã biểu hiện thái độ căm phẫn với
quyết tâm không dung tha cho quân giặc. 10Bằng biện pháp nói quá “chỉ căm
tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù” cũng cho người đọc thấy
được sự phẫn nộ của vị chủ tướng lúc bấy giờ. 11Cũng chính vì lòng căm thù đó
mà Trần Quốc Tuấn sẵn sàng hi sinh để đánh đuổi quân giặc. 12Tác giả đã rất
thành công khi sử dụng các từ láy, động từ kết hợp với những biện pháp nghệ
thuật so sánh, nói quá thể hiện sự quyết tâm và lòng căm tức của mình. 13Chao
ôi! Lòng căm thù của tác giả thật sâu đậm!

c. Câu nâng cao vấn đề: Qua việc phơi bày tội ác của quân giặc và bộc lộ lòng
căm thù giặc sâu sắc của mình, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện là một vị chủ
tướng rất giàu lòng yêu nước.

d. YÊU CẦU TIẾNG VIỆT


1. Trợ từ: chính
2. Từ cảm thán: Chao ôi!
Câu cảm thán: Lòng căm thù của tác giả thật sâu đậm!
3. Câu phủ định: (1) Chứng kiến….không thể tha thứ….
(2) Từ sự căng thẳng…..không dung tha cho quân giặc.
2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu làm rõ Đại La xứng đáng là kinh đô bậc
nhất của đế vương muôn đời (Chiếu dời đô).

a. Câu chủ đề: Đoạn trích (văn) trên của văn bản “Chiếu dời đô” đã làm rõ
được vì sao Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

b. Phân tích:
1
Việc dời đô là việc làm hệ trọng, quyết định đến sự hưng thịnh của một triều
đại. 2Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng đã chọn Đại La làm nơi đặt kinh
đô mới. 3Đây là một quyết định đúng đắn. 4Trước hết, vị trí của Đại La thật lí
tưởng làm sao! 5Thành Đại La được đặt ở nơi trung tâm của trời đất. 6Vị trí của
thành mở ra bốn hướng là núi, là sông. 7Địa thế rộng mà cao, thoáng, không
sợ ngập lụt. 8Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra thành Đại La còn được cái thế “rồng
cuộn hổ ngồi” cho thấy đây là nơi rất thích hợp để đặt kinh đô. 9Tiếp theo, nơi
đây rất phù hợp cho việc phát triển chính trị, văn hoá. 10Vị trí của thành là đầu
mối giao lưu, chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương. 11Cũng chính tại mảnh đất
này “muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi”. 12Không chỉ có yếu tố thiên
thời, địa lợi mà việc chọn Đại La làm kinh đô còn là sự nhân hoà bởi lẽ việc
dời đô là thuận theo nguyện vọng chung của nhân dân, vì nhân dân, vì triều đại.
13
Bằng cách lập luận chặt chẽ, lời văn giàu sức thuyết phục và có sự kết hợp
giữa lí và tình, “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn đã khẳng định Đại La xứng
đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

c. Câu nâng cao vấn đề: Qua đó, người đọc thấy được ý chí độc lập tự cường
và khát vọng lớn mạnh của nước Đại Việt.

d. YÊU CẦU TIẾNG VIỆT:


1. Trợ từ: chính
2. Từ cảm thán: -----
Câu cảm thán: Trước hết, vị trí của Đại La thật lí tưởng làm sao!
3. Câu phủ định: Địa thế rộng mà cao, thoáng, không sợ ngập lụt
VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 2/3 TRANG GIẤY
Đề 1. Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lời khen.
Trong cuộc sống có rất nhiều những lời nói hay, tốt đẹp. Và lời khen là một
trong những số đó. Trước hết, chúng ta phải hiểu lời khen có nghĩa là gì. Đó
chính là lời nói dành cho người khác khi họ làm được việc tốt hay có sự cố gắng
nào đó nhằm mục đích động viên, ghi nhận, cổ vũ tinh thần tích cực cho họ.
Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống cần nói lời khen. Ví dụ như trong học
tập, học sinh cố gắng, tiến bộ thì giáo viên sẽ có lời khen để động viên tinh thần
học sinh. Trong công việc, bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao chắc
chắn sẽ nhận được lời khen từ cấp trên. Đôi khi trong gia đình, những lời khen
xuất phát từ ông bà, cha mẹ dành cho con cái vì sự hiếu thảo, ngoan ngoãn.
Người biết nói những lời khen ngợi luôn có tính cách vui vẻ, hoà nhã, họ cũng
cái nhìn tích cực đánh giá đúng năng lực của mọi người xung quanh. (Dẫn
chứng từ VB). Lời khen có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Đầu tiên, người biết nói lời khen sẽ luôn được mọi người yêu quý. Họ luôn biết
thể hiện mình là người biết cách cư xử và đánh giá các sự việc. Đối với những
người nhận được lời nói ấy sẽ có động lực, niềm vui để phấn đấu. Họ cảm thấy
mình được quan tâm và ngày càng cố gắng để chạm đến mục tiêu của bản thân.
Cuộc sống xã hội cũng tiến bộ, văn minh hơn. Ngoài ra, mối quan hệ giữa người
với người trở nên bền chặt hơn và sự khen ngợi cũng là cách để con người
truyền động lực cho nhau. Hãy thử nghĩ xem, nếu bạn làm một việc tốt mà
không nhận được lời khen thì sẽ ra sao. Có thể bạn sẽ nghĩ người được mình
giúp không có thiện cảm với bạn và những suy nghĩ tiêu cực luôn xuất hiện
trong tâm trí bạn. Trên thực tế có nhiều người không bao giờ biết khen hay động
viên người khác. Họ lúc đó chỉ là những con người vô tâm, chỉ biết nghĩ cho
bản thân. Giống như những lời nói giàu ý nghĩa khác, lời khen phải xuất phát từ
tấm lòng chân thành của người nói. Mà lúc đó, người nhận được lời khen không
được kiêu căng, tự mãn mà phải có đó là động lực để phấn đấu. Vì thế lời khen
thật sự rất có ý nghĩa trong cuộc sống của chúng ta. Mỗi người chúng ta hay
quan tâm, khen ngợi người khác khi họ làm được những việc tốt.
Đề 2. Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc trân trọng những điều tốt đẹp
khi đánh giá người khác.

You might also like