You are on page 1of 49

PHÁT TRIỂN

PHÔI SỚM Ở THÚ


NHÓM 3
Học phần: Sinh học phát triển
Giảng viên: PGS.TS. Nguyễn Lai Thành
MỤC LỤC

01 02

Phân cắt phôi ở Hình thành phôi vị


động vật có vú ở động vật có vú

03 04

Hình thành trục cơ Tổng kết


thể ở thú
Cấu tạo của trứng
§ Trứng có kích thước nhỏ, gần như không
có noãn hoàng
§ Trứng được bao quanh bởi ba màng:
- Corona radiata là lớp màng ngoài cùng
của các tế bào nang
- Màng Vitelline là lớp vỏ ngoài của noãn,
nằm bên ngoài màng sinh chất, bên trong
màng trong suốt.
- Zona pellucida là một lớp glycoprotein
được tiết ra bởi các tế bào nang bao quanh Source: BYJU’s

màng sinh chất của trứng.


01
Phân cắt phôi ở động vật có vú
Đặc điểm phân cắt phôi ở thú
§ Phôi động vật có vú phân cắt theo kiểu phân cắt xoay (rotational cleavage)

§ Ở thú, lần phân tách đầu tiên bắt đầu rất chậm (12 đến 24 giờ sau khi thụ tinh)

§ Phân chia tế bào sớm ở phôi động vật có vú diễn ra không đồng bộ

à Phôi bào thú không tăng theo cấp số nhân mà thường chứa số lượng tế bào lẻ

§ Bộ gen của động vật có vú được kích hoạt trong quá trính phân tách sớm và
tạo ra các protein cần thiết cho quá trình phân tách xảy ra.

§ Xảy ra sự nén chặt (compaction) ở phát triển phôi bào thú: sau lần phân tách
thứ 3 (giai đoạn 8-16 tế bào)
Đặc điểm phân cắt phôi ở thú
Phân cắt xoay (rotational cleavage) ở phôi động vật có vú

Source: Formation of Distinct Cell Types in the Mouse Blastocyst,


Samantha et al, 2022
Diễn biến quá trình phân cắt phôi

Source: Hill, M.A. (2024, April 9) Embryology


Diễn biến quá trình phân cắt phôi
Ngày 4:
- Sau khi trải qua lần phân cắt
thứ 3, phôi sẽ bước vào quá trình
nén chặt phôi (compaction)
- Các protein bám dính như E-
cadherin được biểu hiện, tạo ra
cấu trúc dạng sợi làm cho các
phôi bào tụ lại thành một khối tế
bào nhỏ gọn.
Source: Cadherin-dependent filopodia control preimplantation
embryo compaction|Nature Cell Biology (2013)
Diễn biến quá trình phân cắt phôi

Sự phân cắt của một phôi chuột trong ống nghiệm. (A) Giai đoạn 2 tế bào. (B) giai đoạn
4 tế bào. (C) Giai đoạn 8 tế bào sớm. (D) Giai đoạn 8 ô được nén. (E) Morula. (F) Phôi nang
Source: Analyse microcinematographique du developpement de l'oeuf de souris du stade II au blastocyste, Mulnard J G .
Diễn biến quá trình phân cắt phôi

Hình ảnh quét dưới kính hiển vi điện tử của (A) phôi chuột 8 tế bào không
được nén chặt và (B) phôi chuột dạng 8 tế bào được nén chặt
Source: Photographs courtesy of C. Ziomek
Diễn biến quá trình phân cắt phôi
Ngày 5:

- Morula tiếp tục phát triển thành blastocyst.


Blastocyst gồm 2 loại tế bào:

+ Dưỡng bào (Trophoblast): tạo thành các mô


ngoài của phôi và nhau thai.

+ Nút phôi (Inner cell mass - ICM): tạo ra cấu


trúc phôi

à Sự phân hóa đầu tiên của phôi trong quá


Source: Developmental Biology,
trình phân tách. 11th edition, Figure 12.13
Tín hiệu điều khiển quá trình biệt hóa thành ICM

§ 4 gene quyết định một phôi bào sẽ


trở thành trophoblast hay ICM là:
Cdx2, Oct4, Sox2 và Nanog

§ Ở tế bào ICM, tính vạn năng của


chúng được duy trì bởi 3 gene oct4,
sox2 và nanog.

§ Các gen Oct4 và Sox2 và Nanog có


khả năng kích hoạt lẫn nhau, duy
Source: Developmental Biology, 11th edition, Figure
trì tính vạn năng của tế bào ICM 12.14
Tín hiệu điều
khiển quá trình
biệt hóa thành
trophoblast

Source: Developmental Biology, 11th edition, Figure 12.15


Diễn biến quá trình phân cắt phôi

Source: The first cell-fate decisions in the mouse embryo: destiny is a matter of both chance and choice

• Đến giai đoạn 64 tế bào, các tế bào trophoblast và ICM đã trở thành 2 lớp riêng
biệt.
• Các ICM được cư trú ở một bên của vòng trophoblast tạo thành cấu trúc
blastocyst đặc trưng của thú.
Diễn biến quá trình phân cắt phôi

Source: What is embryo implantation and when does it occur?


Diễn biến quá trình phân cắt phôi

Source: A from Mark et al. 1985, courtesy of E. Lacy; B from Rugh 1967; C, Carnegie Institution of Washington, Chester
Reather, photographer.

Trứng chui ra từ vỏ và phôi nang của thú làm tổ trong tử cung. (A) Phôi nang của
chuột thoát khỏi màng sáng. (B) Phôi nang của chuột đi vào tử cung. (C) Phôi nang
khỉ rhesus làm tổ ở tử cung.
02
Hình thành phôi
vị ở động vật có

Tóm tắt quá trình hình thành phôi
ở giai đoạn sớm:

§ Ngày 5–9: Dung hợp phôi – niêm mạc


tử cung, hình thành hypoblast, túi
noãn hoàng nguyên thủy và đĩa phôi
hai lớp
§ Ngày 10–12: trophoblast phân chia
thành cytotrophoblast và
syncytiotrophoblast.
§ Ngày 12–15: Quá trình gastrulation,
hình thành vệt nguyên thủy và các mô
bì cơ bản.

Source: Developmental Biology, 11th edition,


Figure 12.17
Con đường phát triển của trophoblast

§ Trophoblast phát triển


chorion và nhau thai ở các
giai đoạn sau.
§ Lớp niêm mạc decidua hình
thành mạng lưới mạch máu
dày đặc cung cấp oxi và chất
dinh dưỡng cho phôi.

Nhau thai và màng chorion ở thai nhi


Source: Stages of Development of the
Fetus, Raul Artal-Mittelmark et al
Sự hình thành primitive endoderm (nội bì nguyên thủy) và
epiblast

Source: Growth and Development | Pocket Dentistry

Sự phân chia đầu tiên, chia làm hai lớp:


- Lớp dưới tiếp xúc với blastocoel được gọi là nội bì nguyên thủy
- Lớp phía trên gọi là epiblast.
Sự hình thành primitive endoderm (nội bì nguyên thủy) và
epiblast
§ Tế bào được nội hóa trong quá trình
phân chia từ 8 à 16 tế bào có xu
hướng thành tế bào epiblast

§ Tế bào hypoblast được hình thành


khi các tế bào trở thành ICM khi
phân chia từ 16 à 32 tế bào.

§ Blastomere của ICM là một thể


khảm gồm epiblast và hypoblast
trong một ngày trước khi có sự
phân cắt vào ngày 4.5 Sự hình thành thể khảm ICM ở phôi của thú
Source: A close look at the mammalian blastocyst: epiblast
and primitive endoderm formation | Semantic Scholar
Sự hình thành primitive endoderm (nội bì nguyên thủy) và epiblast

• Tín hiệu FGF (Fibroblast


growth factors) ảnh hưởng
đến quá trình biệt hóa thành
nội bì nguyên thủy.
• Tế bào nào có tín hiện FGF
cao hơn sẽ trở thành tế bào
nội bì nguyên thủy.

Nuôi cấy phôi với Fgf4 liều cao là đủ để ngăn


chặn sự hình thành epiblast.
Mũi tên đen: đối chứng, mũi tên đỏ bất hoạt FGF4/ Source: FGF signal-dependent segregation of
heparin, mũi tên xanh FGF4/ heparin liều cao. primitive endoderm and epiblast in the mouse
blastocyst | Development | The Company of
Màu xanh, Cdx2; màu xanh lá, Gata6; màu đỏ, Nanog. Biologists
Con đường phát triển đĩa mầm hai lớp
§ Hình thành và tồn tại từ ngày 5 – 9 của
thai kỳ.
§ Các tế bào nội bì nguyên thủy tiếp xúc
với tế bào epiblast là visceral endoderm
§ Các tế bào noãn hoàng tiếp xúc với
trophoblast là parietal endoderm.
§ Nội bì nguyên thủy mở rộng lót
blastocoel àtúi noãn hoàng.
§ Lớp tế bào epiblast biệt hóa thành
embryonic epiblast và màng ối.
Vị trí của đĩa mầm hai lớp tiền § Đi vào quá trình gastrulation.
gastrulation
Source: Placenta, Umbilical Cord, and Amniotic Cavity |
Concise Medical Knowledge (lecturio.com)
Gastrulation và sự hình thành của primitive streak

§ Gastrulation xảy ra ở
đầu vị trí phía sau của
phôi (Posterior) vào
ngày 15 của thai kỳ.

§ Phát sinh vùng nút


(node), hình thành
primitive streak.
Vị trí không gian hình thành primitive streak của phôi
Source: Stem Cell Technology in Cardiac Regeneration: A
Pluripotent Stem Cell Promise - eBioMedicine (thelancet.com)
Gastrulation và sự hình thành của primitive streak

• Các tế bào trung bì và nội bì


có nguồn gốc từ epiblast trải
qua quá trình chuyển đổi
epithelial – mesenchymal
• Các tế bào epiblast mất e E-
cadherin à di chuyển qua
vệt nguyên thủy.
• Từ rãnh nguyên thủy các tế
bào epiblast hình thành lớp
extraembryonic mesoderm
bao lấy toàn bộ phôi.
Mô tả quá trình gastrulation
Source: Developmental -Prenatal Development Anatomy
Lecture (Embryonic Period) Flashcards - Easy Notecards
Quá trình hình thành các loại phôi bì cơ bản

• Các tế bào embryonic epiblast không chui qua vệt nguyên thủy à các tế
bào phôi ngoại bì.
• Các tế bào embryonic epiblast chui qua vệt nguyên thủy thế chỗ các tế
bào nội bì nguyên à tế bào phôi nội bì.
• Các tế bào embryonic epiblast đi vào vùng visceral endoderm sẽ là các tế
bào phôi trung bì.
Source: Embryology - Cellular Division - Gastrulation - TeachMeAnatomy
Dẫn xuất của các dòng phôi bì cơ bản

Hướng biệt hóa của các dòng phôi bì cơ bản.


Source: Differentiation of Embryonic Stem Cells to Clinically Relevant Populations: Lessons from Embryonic Development: Cell
Các yếu tố điều hòa sự biệt hóa các mô phôi cơ bản
• Sự di chuyển và biệt hóa của tế bào được điều phối bởi các FGF.

• Ở những phôi đồng hợp tử do mất gene Fgf8 hoặc thụ thể
tương ứng, tế bào không thể di cư khỏi vệt nguyên thủy à trung
bì và nội bì không hình thành.

• Fgf8 điều hòa các gene snail, Brachyury, Tbx6 giúp các tế bào
trung bì di cư, biệt hóa, tổ chức phân hóa khu vực.
Sự phát triển và biệt hóa trophoblast
Trophoblast bao quanh blastocyst vào ngày thứ 6 – 7.
(A) Blastocyst tiếp xúc niêm mạc tử cung,
(B) Các trophectoderm tăng sinh biệt hóa
àcytotrophoblast dung hợpà primitive
syncytiotrophoblast. à xuyên qua biểu mô tử cung và bám
chắc.
(C) primitive syncytiotrophoblast bao quanh toàn bộ phôi
ngăn cách hoàn toàn với tế bào mẹ. Primitive
syncytiotrophoblast xâm nhập tiếp cận dịch tiết từ tuyến
tử cung để lấy sữa tử cung.
Source: Early human trophoblast development: from morphology to
function | Cellular and Molecular Life Sciences (springer.com).
Syncytiotrophoblast và cytotrophoblast
• Hoàn thiện để trở thành
syncytiotrophoblast, cytotroblast vào
ngày thứ 9.

• Syncytiotrophoblast hình thành các


trophoblastic lacunae chứa máu của
mẹ cung cấp cho phôi thai, bảo vệ
ngăn cách giữa máu/ tế bào mẹ với
phôi thai.

• Cytotroblast cực kỳ thiết yếu trong Phôi thai động vật có vú ngày thứ 9
quá trình hình thành nhau thai cùng Source: Early human trophoblast development: from
morphology to function | Cellular and Molecular Life
hệ mạch xoắn ốc sau này. Sciences (springer.com).
Noãn hoàng
§ Là cấu trúc màng nhỏ bên ngoài phôi

§ Không chứa lòng đỏ, có vai trò quan trọng trong


thời kỳ đầu mang thai, bao gồm tạo máu nguyên
thủy và sản xuất tế bào mầm.

§ Phát triển từ ngày 8 – 14, có một lớp extraembryonic


mesoderm.

§ Túi noãn hoàng sơ cấp, sự cô lập và sau đó biến mất


một phần của nó, trong khi túi noãn thứ cấp tiếp tục
phát triển.

§ Chỉ có thể quan sát lâm sàng trên siêu âm cho đến
khoảng năm tuần sau khi thụ tinh (7 tuần thai)

Source: Placenta and Extraembryonic Membranes |


Basicmedical Key
Sinh đôi dính liền

Thời gian xảy ra quá trình phân Các vị trí primitive treak sơ cấp và thứ
cắt phôi và hệ quả. cấp khác nhau và hiện tượng thai dính
liền tương ứng.
Source: Michael J. F. Barresi_ Scott F. Gilbert - Developmental Biology. 1-Sinauer Associates, Incorporated (2019)
03
Hình thành trục cơ
thể ở động vật có vú
a. Trục đầu - đuôi (Anterior-Posterior Axis)

- Hai trung tâm tín hiệu chính của


phôi động vật có vú

+ Vùng nút phôi (tương đồng với nút


Hensen và phần thân ở lưỡng cư)

+ Anterior visceral endoderm (AVE)

à 2 loại tín hiệu phối hợp với nhau


hình thành não trước

Source: Developmental Biology. 6th edition. Gilbert SF.


Phối hợp tín hiệu giữa nút phôi và AVE
- BMP4 kích thích các tế bào gần lớp lá trên tạo Wnt3a và Nodal.

- AVE tiết chất các ức chế (Lefty-1, Dickkopf, và Cerberus) ngăn chặn
Wnt3a và Nodal tác động đến vùng đầu của phôi

→ Wnt3a chỉ hoạt hóa gene Brachyury (cần cho sự hình thành của trung
phôi bì) ở các tế bào thuộc vùng đuôi của lá phôi trên

→ Hình thành trung phôi bì

→ Vùng nút sản sinh Chordin và Noggin (cần cho sự phát triển của não
trước)
Thí nghiệm chứng minh chức năng của Chordin và Noggin

Source: The organizer factors Chordin and Noggin are


required for mouse forebrain development. Nature 403
Hình thành trục đầu - đuôi định hướng bởi gradient FGF và RA
- Vùng đầu:
+ Không có các tín hiệu nút phôi → BMPs,
FGFs và Wnts không được biểu hiện
+ Nửa đầu phôi (kể từ node) có nồng độ
cao các chất ức chế hoạt động của BMPs
và Wnts
- Vùng đuôi đặc trưng bởi các tín hiệu
nút, bao gồm: BMPs, Wnts, FGFs, retinoic
acid.
→ Gradient nồng độ của Wnt, BMP, and
FGF protein (cao nhất ở phía đuôi, thấp Source: Developmental Biology, 11th edition,
Figure 12.22 (A)
dần khi đi về phía đầu)
Hình thành trục đầu - đuôi định hướng bởi gradient FGF và RA

Gradient nồng độ Fgf8 ở vùng đuôi


của phôi chuột 9 ngày. Lượng Fgf8
(màu đỏ) cao nhất được tìm thấy ở
gần đoạn ngọn đuôi.

Source: Developmental Biology, 11th


edition, Figure 12.22 (B)
Hình thành trục đầu - đuôi định hướng bởi gradient FGF và RA

Gradient FGF và RA định hướng trục


đầu đuôi thông qua protein họ Cdx
→ ảnh hưởng hoạt động của các gene
Hox

Source: Developmental Biology, 11th


edition, Figure 12.22 (C)
Hình thành trục đầu - đuôi được định hướng bởi gene Hox

Giả thuyết mã Hox – The Hox code hypothesis


§ Sự biểu hiện của gen Hox tạo sự phân cực đầu - đuôi ở tất cả
ĐVCXS
§ Gene Hox của ĐVCXS tương đồng với gene Hom-C của ruồi giấm
§ Tất cả genome của các ĐV có vú đã biết chứa 4 bản sao của phức
hệ gen Hox nằm trên 4 NST khác nhau (Hoxa-d ở chuột, HOXA-D ở
người)
Hình thành trục đầu - đuôi được định hướng bởi gene Hox
§ Sự bảo tồn tiến hóa tổ chức gene ở ruồi
giấm và chuột được thấy ở sự giống nhau
giữa cụm Hom-C trên nhiễm sắc thể
Drosophila 3 và bốn cụm gen Hox.

§ Các gen có cấu trúc tương tự nhau chiếm


các vị trí giống nhau trên mỗi nhiễm sắc
thể, biểu hiện các kiểu hình tương tự nhau.

§ Các gen trong các nhóm có số thứ tự cao


hơn được biểu hiện muộn hơn, ở phía đuôi
của phôi
Source: Developmental Biology, 11th edition,
Figure 12.23
Thử nghiệm phân tích mã Hox
- Các mẫu biểu hiện của gen Hox ở chuột gợi ý một bộ mã trong đó các tổ
hợp gen Hox nhất định xác định một vùng cụ thể của trục đầu - đuôi.

- Các bằng chứng về mã Hox chủ yếu đến từ 2 nguồn:

(1) Giải phẫu so sánh các loại đốt sống ở các loài động vật có xương sống
khác nhau à mối tương quan với nhóm biểu hiện gen Hox

(2) Các thí nghiệm nhắm mục tiêu gen (“loại trực tiếp”): chuột được tạo ra
thiếu cả hai bản sao của một hoặc nhiều gen Hox.
Giải phẫu so sánh nêu ra bằng chứng mã Hox

Source: Developmental Biology, 11th edition, Figure 12.24

Sơ đồ biểu diễn mô hình đốt sống của gà và chuột dọc theo trục đầu-đuôi.
Vùng biểu hiện của một số nhóm gen tương đồng (paralogous) gen Hox
(Hox5/6 và Hox9/10) tương ứng với từng loại đốt sống.
Các thí nghiệm nhắm mục tiêu
gene nêu ra bằng chứng mã Hox
(A) Chuột Wild-type

(B) Chuột bị loại bỏ hoàn toàn các


parologues Hox10

(C) Chuột bị loại bỏ hoàn toàn các


parologues Hox11

Source: Developmental Biology, 11th edition, Figure 12.25


b. Trục trái - phải (Left-Right Axis)
- Lông mao đẩy dịch nút phôi chảy từ phải sang trái

à Kích hoạt protein Pkd2 của crown cells.

à Ngăn chặn quá trình tổng hợp Cerberus

à Kích hoạt sự biểu hiện của Nodal.

- Nodal liên kết với crown cells để duy trì quá trình phiên
mã của chính nó
Các tế bào có lông của nút
à Cerberus được tạo ra bởi các crown cells ở phía bên phôi chuột, mỗi tế bào có
phải sẽ ức chế sự biểu hiện của Nodal một lông mao kéo dài từ
vùng bụng sau của tế bào. Ở
à Biểu hiện của Nodal được duy trì ở phía bên trái thú, sự phân biệt trái - phải
gây ra bởi các tế bào có lông
à Kích hoạt Pitx, xác định phía trái và phải của phôi của nút phôi
c. Trục lưng - bụng (Dorsal-Ventral Axis)

Trục lưng-bụng của phôi


có thể được xác định bởi
trục embryonic-
abembryonic của phôi
nang do trục lưng hình
thành từ các tế bào ICM
tiếp xúc với trophoblast

Mối quan hệ giữa trục động vật-thực vật của trứng và


trục embryonic-abembryonic của phôi nang.
Source: Developmental Biology. 6th edition. Gilbert SF.
TỔNG KẾT
Phân cắt phôi ở động vật có vú
01 - Một số đặc điểm của phân cắt phôi ở thú
- Các giai đoạn của quá trình phân cắt phôi

Hình thành phôi vị ở động vật có vú


02 - Sự hình thành 3 lá phôi và dải nguyên thủy
- Dẫn xuất của 3 lá phôi

Hình thành trục cơ thể ở thú


03 - Hình thành trục đầu – đuôi
- Hình thành trục trái – phải
- Hình thành trục lưng - bụng
Tài liệu tham khảo
[1] Barresi M.J.F., Gilbert S.F. Developmental biology, 11th ed. (2018).

[2] TeachMeAnatomy. (2021, February 9). Embryology - Cellular division - Gastrulation - TeachMeAnatomy.

[3] Gauster, M., Moser, G., Wernitznig, S., Kupper, N., & Huppertz, B. (2022). Early human trophoblast
development: from morphology to function. Cellular and Molecular Life Sciences (Print), 79(6).
https://doi.org/10.1007/s00018-022-04377-0

[4] Libretexts. (2023, January 17). 27.3A: Trophoblast Development. Medicine LibreTexts.

[5] Donovan MF, Arbor TC, Bordoni B. Embryology, Yolk Sac. [Updated 2023 Mar 6]. In: StatPearls [Internet].
Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2024 Jan-. Available from:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK555965/

[6] Gilbert SF. Developmental Biology. 6th edition. Sunderland (MA): Sinauer Associates; 2000. Early
Mammalian Development. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK10052/

[7] Developmental Biology 3230. (n.d.).


https://bastiani.biology.utah.edu/courses/3230/DB%20Lecture/Lectures/a6Cleav.html
Thank you
for watching!
CREDITS: This presentation template was created by
Slidesgo, including icons by Flaticon and infographics &
images by Freepik

Please keep this slide for attribution

You might also like