You are on page 1of 2

3.

1 Định hướng phát triển công ty Viettel


-Hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ số, đưa tỷ trọng của doanh thu đạt được tương đương với các
đối thủ cạnh tranh của Viettel - nhà mạng trong khu vực và cả trên thế giới; tập trung vào việc sáng tạo
sản phẩm cùng dịch vụ; số hóa các hoạt động trong công tác bán hàng, lấy khách hàng của mình làm
trung tâm; thực hiện đào tạo đội ngũ chuyên gia, cán bộ trong công tác quản lý có chứng chỉ quốc tế về
lĩnh vực kinh doanh, quản lý, cả kỹ thuật và công nghệ thông tin.

-Để thực hiện tốt nhiệm vụ làm chủ công nghệ, hoạt động nghiên cứu sản xuất, Viettel cần lựa chọn cho
mình phương thức tự làm là chính, kết hợp với việc chuyển giao công nghệ từ các đối tác sở hữu công
nghệ thành phần và hợp tác với các chuyên gia; tổ chức các bộ máy thực hiện việc nghiên cứu tại nước
ngoài, sau đó chuyển kết quả của quá trình nghiên cứu về Việt Nam dưới hình thức sản phẩm cụ thể và
các trí thức được kết tinh.

- với việc quản trị nhân sự, Viettel cần có các giải pháp, chính sách để phát huy tốt vai trò và trách -nhiệm
của đội ngũ cán bộ, công nhân viên để đẩy mạnh chiến lược nghiên cứu, làm chủ được công nghệ hiện
đại, phát triển được các công nghệ mới nhất. Hoạt động quản trị nhân sự bao gồm các tiêu chí: có tinh
thần làm việc cao, có sự quyết tâm cao độ, có ý thức để hoàn thành công việc,… Những tiêu chí này giúp
ích rất nhiều trong việc tuyển dụng, đồng thời cũng có thể đảm bảo hoàn thành công việc của cá nhân
một cách tốt hơn.

-Các khách hàng luôn luôn có nhu cầu đến các sản phẩm và dịch vụ. Do đó, trong chiến lược kinh doanh
của Viettel luôn có những chiến lược phát triển sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách
hàng.

-Khi có cơ hội đầu tư thị trường mới, Viettel xem xét đầu tư dưới hình thức mua lại cổ phần công ty đã
có sẵn tại các quốc gia và tham gia điều hành sản xuất kinh doanh, không đầu tư xây dựng từ đầu. Đồng
thời, Viettel sẽ thực hiện tái cấu trúc, giảm vốn/thoái vốn tại một số công ty khi có cơ hội để hiện thực
hóa lợi nhuận, tối ưu danh mục đầu tư, tạo nguồn vốn để tiếp tục mở rộng lĩnh vực đầu tư quốc tế cho
giai đoạn tiếp theo.

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
-Để tăng vốn chủ sở hữu, Công ty cần tận dụng nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại để có thể sẵn sàng đáp
ứng cho các nhu cầu đầu tư. Đa dạng hóa chính sách huy động vốn, xác định nhu cầu và phân bổ vốn
hợp lý
-Chú trọng việc xây dựng chi nhánh, điểm giao dịch, đầu tư trang thiết bị để tạo sự thuận tiện cho khách
hàng đến giao dịch

-Nghiên cứu ban hành các cơ chế, chính sách nhằm xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh và thuận lợi
cho việc mở rộng chủ thể cũng như phương thức huy động vốn như : đa dạng hóa việc phát hành các
loại trái phiếu ; khuyến khích các thành phần kinh tế trực tiếp tham gia huy động vốn trên thị trường ;
mở rộng quyền và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc huy động vốn ; hoàn chỉnh cơ chế huy
động vốn cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tín dụng chính sách xã hội...

- Đẩy mạnh việc huy động vốn thông qua các tổ chức tài chính tín dụng, đặc biệt là vốn trung hạn và dài
hạn, đồng thời mở rộng đầu tư thông qua tín dụng đối với các thành phần kinh tế, nhất là đối với các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất chế biến hàng xuất khẩu.
- Để có thể thu hút và sử dụng có hiệu quả số vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chúng ta cần hoàn
thiện môi trường đầu tư trong nước, thống nhất và ổn định chính sách đầu tư nước ngoài, cải cách thủ
tục hành chính để tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Rà soát, sửa đổi các chính sách về thuế,
giá, đất đai theo hướng tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Phát triển thị trường
dịch vụ tài chính nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tư nước ngoài như dịch vụ bảo hiểm, kế toán, kiểm
toán và tư vấn thuế. Đồng thời nghiên cứu phát triển thị trường vốn để tạo khung pháp lý cho các doanh
nghiệp huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Thực hiện chế độ công khai, minh bạch hóa chính
sách nhằm tạo lòng tin đối với các nhà đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng có khả năng cạnh
tranh với các thị trường đầu tư hấp dẫn khác trong khu vực

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

- Khai thác, sử dụng các nguồn lực một cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi; nâng cao năng lực người
quản lý tài chính; sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả; quản lý vốn chặt chẽ đúng mục đích, không
để thất thoát; tính toán sử dụng các nguồn vốn để đưa vào sản xuất kinh doanh.

-Cần có chính sách vĩ mô từ phía nhà nước và các cấp ban ngành nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, kích
thích tiêu dùng có như vậy nền kinh tế mới phát triển đồng nghĩa với việc gia tăng sản xuất.

-Khi có cơ hội đầu tư thị trường mới, Viettel xem xét đầu tư dưới hình thức mua lại cổ phần công ty đã
có sẵn tại các quốc gia và tham gia điều hành sản xuất kinh doanh, không đầu tư xây dựng từ đầu. Đồng
thời, Viettel sẽ thực hiện tái cấu trúc, giảm vốn/thoái vốn tại một số công ty khi có cơ hội để hiện thực
hóa lợi nhuận, tối ưu danh mục đầu tư, tạo nguồn vốn để tiếp tục mở rộng lĩnh vực đầu tư quốc tế cho
giai đoạn tiếp theo.

-Nâng cao năng lực người quản lý lãnh đạo. Người quản lý có vai trò đưa ra những quyết định liên quan
đến việc tồn vong của doanh nghiệp do vậy họ phải là những người có sự hiểu biết và có tầm nhìn chiến
lược trong việc phát triển kinh doanh của đơn vị mình cũng như của ngành.

Nguồn: https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/giai-phap-nang-cao-nang-luc-tai-chinh-cong-ty-me--tong-
cong-ty-cp-buu-chinh-viettel-d38292.html

You might also like