You are on page 1of 2

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Nghiên cứu sinh: Hồ Hữu Hùng


Tên luận án: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ABS DẪN ĐỘNG KHÍ NÉN
Chuyên ngành: Kỹ thuật Cơ khí động lực Mã số: 62520116
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Mục đích nghiên cứu

Luận án được thực hiện nhằm nghiên cứu, đề xuất phương pháp điều khiển, thuật toán
điều khiển và xác định bộ giá trị ngưỡng điều khiển cho hệ thống phanh khí nén có ABS trên
xe ô tô tải. Kết quả nghiên cứu của luận án là các thông số quan trọng cho đề tài KC.03.05/11-
15 ứng dụng để chế tạo bộ điều khiển điện tử cho hệ thống phanh khí nén có ABS.
Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu hệ thống ABS dùng cho hệ thống phanh khí nén (các loại cảm
biến, van chấp hành ABS, bộ điều khiển) và hệ thống phanh khí nén trên xe ô tô tải được đề
tài KC.03.05/11-15 chọn làm mẫu nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm, cụ
thể như sau:

 Nghiên cứu lý thuyết: xây dựng mô hình mô phỏng hệ thống trên máy tính, thực hiện
mô phỏng để khảo sát đặc tính của hệ thống, từ đó xác định sơ bộ giá trị ngưỡng điều
khiển.

 Nghiên cứu thực nghiệm: Được thực hiện nhiều lần trên cơ sở giá trị ngưỡng điều
khiển được xác định sơ bộ từ mô phỏng lý thuyết, phân tích, đánh giá kết quả nhằm
điều chỉnh giá trị ngưỡng điều khiển để hệ thống hoạt động tốt trong thực tế.
Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Luận án đạt được các kết quả nghiên cứu mới sau:

 Xác định được khả năng đáp ứng tần số điều khiển của hệ thống phanh khí nén có
ABS trên xe nghiên cứu;

 Xây dựng được mô hình mô phỏng hệ thống phanh khí nén có ABS trên ô tô tải cỡ
trung bình;

 Đề xuất được phương pháp điều khiển và một thuật toán điều khiển hệ thống phanh
khí nén có ABS;
 Xác định được bộ giá trị ngưỡng gia tốc góc bánh xe dùng để điều khiển chuyển pha
làm việc của các van chấp hành ABS trong quá trình ABS khí nén hoạt động.
Từ các kết quả nghiên cứu của luận án rút ra một số kết luận sau:
1. Khả năng đáp ứng tần số điều khiển của hệ thống phanh khí nén có lắp ABS trên xe
nghiên cứu đạt khoảng 4 Hz.

2. Có thể áp dụng phương pháp điều khiển logic theo giá trị gia tốc góc bánh xe cho
ABS trong hệ thống phanh. Thuật toán điều khiển ABS khí nén theo gia tốc góc do
luận án đề xuất kết hợp với các giá trị ngưỡng gia tốc góc điều khiển hợp lý, có thể
điều khiển hệ thống làm việc hiệu quả, đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành của Việt
Nam và ECE về hệ thống phanh.

3. Giá trị ngưỡng gia tốc góc điều khiển ABS có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả điều
khiển của hệ thống phanh ABS. Các giá trị này cần được xác định phù hợp với thuật
toán điều khiển và đặc tính của xe sẽ ứng dụng nó. Đối với xe đã sử dụng để thực
nghiệm trong luận án, các giá trị ngưỡng hợp lý để điều khiển ABS theo thuật toán đã
chọn như sau: Với các bánh xe cầu trước: Ngưỡng chuyển từ pha tăng áp sang pha giữ
áp: khi gia tốc góc bánh xe ε giảm qua giá trị −58,1 (rad/s2); Ngưỡng chuyển từ pha
giữ áp sang pha giảm áp: khi gia tốc góc ε giảm qua giá trị −79,1 (rad/s2); Ngưỡng
chuyển từ pha giảm áp sang pha giữ áp: khi gia tốc góc ε tăng quá giá trị +44,2
(rad/s2); Ngưỡng chuyển từ pha giữ áp sang pha tăng áp: khi gia tốc góc ε tăng quá giá
trị +65,1 (rad/s2). Với các bánh xe cầu sau: Ngưỡng chuyển từ pha tăng áp sang pha
giữ áp: khi gia tốc góc ε giảm qua giá trị −53,5 (rad/s2); Ngưỡng chuyển từ pha giữ áp
sang pha giảm áp: khi gia tốc góc ε giảm qua giá trị −72,1 (rad/s2); Ngưỡng chuyển từ
pha giảm áp sang pha giữ áp: khi gia tốc góc ε tăng quá giá trị +48,8 (rad/s2); Ngưỡng
chuyển từ pha giữ áp sang pha tăng áp: khi gia tốc góc ε tăng quá giá trị +67,4
(rad/s2).

4. Mô hình mô phỏng chuyển động thẳng của ô tô trên đường bằng phẳng và mô hình
mô phỏng hệ thống phanh khí nén có ABS do luận án xây dựng bằng Matlab –
Simulink có thể tham khảo và sử dụng được cho các nghiên cứu, phát triển tiếp theo
về hệ thống phanh khí nén có ABS trên xe ô tô.

Thay mặt Tập thể hướng dẫn Nghiên cứu sinh


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

You might also like