You are on page 1of 2

Câu hỏi: Quan điểm của Đảng về Đổi mới chính trị: Đổi mới hệ

thống chính trị (2)


Quan điểm của Đảng về đổi mới chính trị:
 Trong đổi mới chính trị, Đảng ta tập trung đổi mới tổ chức và
phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, các khâu khác
được tiến hành thận trọng từng bước, bởi lẽ, chính trị có thể tác
động đến các mối quan hệ đặc biệt phức tạp và nhạy cảm trong xã
hội.
 Đảng nhấn mạnh: “Đồng thời với đổi mới kinh tế, phải từng bước
đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính
trị”. Bên cạnh đó: “việc đổi mới trong hệ thống chính trị nhất thiết
phải trên cơ sở nghiên cứu và chuẩn bị rất nghiêm túc, không cho
phép gây mất ổn định chính trị, dẫn đến sự rối loạn”. Có thể nói,
đây là một chủ trương đúng và trúng, bảo đảm không gây nên
những đảo lộn làm mất cân bằng trong đời sống xã hội; đồng thời,
giữ vững được sự ổn định chính trị - một tiền đề tiên quyết cho sự
phát triển của đời sống kinh tế - xã hội.
 Trong đổi mới chính trị, Đảng ta đã khẳng định có những vấn đề
thuộc về nguyên tắc, không đổi mới mà cần được củng cố, đó là:
Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động; kiên trì mục tiêu độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và thực hiện chế độ chính
trị nhất nguyên, một đảng lãnh đạo.
 Về đổi mới chính trị, việc đổi mới về thể chế, tổ chức, nội dung và
phương thức hoạt động được thực hiện đồng bộ trong các cơ
quan đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng
dân chủ hóa; khắc phục và loại bỏ cơ chế tập trung, quan liêu,
hành chính, mệnh lệnh, xơ cứng, giáo điều, tách rời và cản trở sự
phát triển của kinh tế.
Quan điểm của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị:
 Quan niệm : "Đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam là quá trình
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, vận hành của các bộ
phận, thành tố cấu thành hệ thống chính trị trên các phương diện:
tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, phương thức hoạt động
của toàn bộ hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng
đối với hệ thống chính trị, nhằm bảo đảm quyền lực chính trị thực
sự thuộc về nhân dân, từng bước hoàn thiện và nâng cao nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi
mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước"
 Đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay phải tuân thủ
nguyên tắc đổi mới nhưng không làm thay đổi chế độ chính trị;
đổi mới nhưng phải giữ vững ổn định chính trị - xã hội; đổi mới hệ
thống chính trị phải đồng bộ ở cấp trung ương và cấp địa phương,
cơ sở; đổi mới hệ thống chính trị toàn diện, đồng bộ, nhưng phải
có bước đi vững chắc, cách làm phù hợp, đúng đắn,có trọng tâm,
trọng điểm.
 Đảng ta từng khẳng định: “Những kết quả của đổi mới hệ thống
chính trị, từ đổi mới tư duy, chính sách, pháp luật đến tổ chức
hoạt động của bộ máy nhà nước tuy mới là bước đầu, song đã tạo
nền tảng vững chắc cho đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, giữ
vững quốc phòng, an ninh”

You might also like