You are on page 1of 2

* Sông Hương về đến ngoại vi thành Huế (Đề minh họa năm 2021)

- Trong cái nhìn tình tứ và lãng mạn của nhà văn, toàn bộ cuộc hành trình của
dòng sông từ thượng nguồn về tới Huế giống như một cuộc tìm kiếm có ý thức
người tình nhân đích thực của một gô gái đẹp trong câu chuyện cổ tích lãng mạn về
tình yêu. Trước khi trở thành người tình chung thủy và dịu dàng của cố đố, sông
Hướng đã ctrari qua một hành trình đầy gian truân và thử thách với những núi
Ngọc Trản, những đồi Tam Thai, Lựu Bảo, Thiên Mụ… nhưng chính trong thủy
trình gian truân ấy, qua cách miêu tả tài hoa và cái nhìn tình tứ của nhà văn, sông
Hương lại có cơ hội phô khoe tất cả các vẻ đẹp của mình, từ những đường cong
tuyệt mĩ trên thân hình mềm mại, kiều diễm cho đến những âu yếm, nồng nàn
trong tâm hồn người con gái đang khao khát, đắm say
tìm đến với tình yêu.
- Mỗi chặng đường của sông Hương gắn liền với một địa danh cụ thể, thân thuộc
của Huế lại được nhà văn miêu tả theo một cách cảm nhận riêng độc đáo khiến
hành trình về xuôi của sông Hướng không chỉ được tái hiện chân thực theo dòng
chảy tự nhiên trên bản đồ địa lí mà còn thấm đượm chất trữ tình khi hình dung đó
là một cuộc kiếm tìm bờ bến tình yêu của người con gái đẹp yêu kiều. Sử dụng một
loạt các động từ mang sắc thái nhân hóa, nhà văn đã vẽ lên một hành trình sinh
động, hấp dẫn của dòng sông. Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương
hiện ra như một cô gái đẹp mơ màng vừa bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài trong
rừng sâu, vươn mình ra khỏi vùng núi thâm u, trầm mặc, bừng thức sức sống trẻ
trung và niềm khao khát thanh xuân khi chuyển dòng liên tục, khi vòng đột ngột,
khi uốn mình theo những đường cong thật mềm, khi vẽ một hình cung thật tròn,
ôm lấy đồi Thiên Mụ, vượt qua vực, đi giữa âm vang, trôi đi giữa hai dãy đồi…
Những câu văn dài nối tiếp nhau làm nên dòng chảy miên man của sông Hương,
vừa mạnh mẽ với những dư vang của Trường Sơn, như còn phảng phất, vừa duyên
dáng với những khúc lượn vòng mềm mại, đầy nữ tính. Hành trình của dòng sông
để đến với vẻ đẹp bình lặng dịu dàng, trí tuệ cho thấy sự mạnh mẽ
của niềm khát khao, của bản lĩnh kiên cường giấu trong sự dịu dàng duyên dáng.
- Dòng sông trôi chảy giữa những bến bờ của ngoại vi thành Huế, và trong cách
cảm nhận độc đáo của nhà văn, dòng sông như được phản chiếu những vẻ đẹp của
cảnh sắc đôi bờ sông: sông Hương như cô gái digan hoang dã khi ra khỏi những
cánh rừng đại ngàn đã tự làm đẹp, làm mới mình trong màu xanh thẳm của sắc núi
Ngọc Trản; hiền dịu lượn quanh giữa nhưng Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo để
trở nên mềm như tấm lụa; nhận lấy ánh phản quang của những ngọn đồi sớm xanh,
trưa vàng, chiều tím để rực rỡ, kiêu sa; thấm vào lòng mình vẻ đẹp u tịch của rừng
thông, vẻ đẹp trầm mặc… tỏa ra từ giấc ngủ nghìn năm của vua chúa thời Nguyễn
trong khu lăng tẩm Vạn Niên đồ sộ;bừng sáng, tươi tắn khi gặp mênh mang tiếng
chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát
ngát tiếng gà… cái hư vô tịch mịch của tiếng chuông chùa hòa quyện với chất thơ
ấm áp của tiếng gà nơi tôn dã đã đưa dòng sông trôi đi giữa mộng và thực, giữa
đạo và đời, như thực, như mơ.
 Đoạn văn miêu tả đã cho thấy vẻ đẹp của sông Hương chính là sự hắt bóng kì
diệu vẻ đẹp của quần thể thiên nhiên thơ mộng xứ Huế. Thiên nhiên Huế như
nguồn phù sa tuyệt vời bồi đắp vẻ đẹp nên thơ cho dòng sông Hương – người con
gái dịu dàng của mình.

You might also like