You are on page 1of 2

1.

Hình tượng sông Hương


* Sông Hương trong cái nhìn của nhà văn đã hóa thân thành một sinh thể có tâm
hồn phong phú, có dòng đời trải qua nhiều thăng trầm, gian truân để cuối
cùng bộc lộ vẻ đẹp thơ mộng, đầy cá tính, vừa trí tuệ, vừa dịu dàng, vừa ngọt ngào
duyên dáng, vừa trầm tĩnh bởi chiều sâu văn hóa.
a. Dòng sông Hương trong góc nhìn địa lí
* Dòng sông nơi thượng nguồn (Đã thi năm 2019)
- Đoạn trích được mở đầu bằng 1 nhận xét mang đậm tính chủ quan về dòng sông
Hương: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi nghe nói đến, hình như
chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.” Nhận xét này không chỉ
đem lại cảm giác sở hữu đầy thương mến cho dòng sông quê hương mà còn thể
hiện niềm tự hào sâu sắc khi mawcjnhieen đặt sông Hương ngang hàng với những
dòng sông đẹp trên thế giới, thậm chí còn kiêu hãnh khẳng định sự độc đáo của
dòng sông quê hương. Cách khái quát ít nhiều mang màu săc chủ quan, cảm tính,
niềm tự hào đầy thiên vị, cảm giác sở hữu- tất cả đều là những trạng thái cảm xúc
tình yêu.
- Nói tới sông Hương xứ Huế, người ta thường có ấn tượng về sự bằng phẳng, êm
đềm của dòng sông trong khung cảnh yên ả thnah bình của Huế. Riêng Hoàng Phủ
Ngọc Tường, nhà văn đã không dừng lại ngắm nhìn khung cảnh kinh thành với vẻ
sang trọng, cổ lính của sông Hương tỏng kinh thành Huế. Đặt dòng sông trong mối
quan hệ với dãy Trường Sơn, nhà văn đã thể hiện cảm hứng khám phá, cắt nghĩa
và lí giải cùng cái nhìn sâu sắc về cuội nguồn. Và đó cũng là một cảm giác quen
thuộc của tình yêu.
Như vậy, cảm hứng nghệ thuật đã được xác định ngay từ những dòng đầu tiên của
đoạn trích, đó là tình yêu, niềm tự hào thân mến của dòng sông quê hương.
- Với trí tưởng tượng, niềm say mê và tình yêu mãnh liệt, Hoàng Phủ Ngọc Tường
đã miêu tả dòng sông Hương ở khúc thượng lưu tỏng những vẻ đẹp hoang dại đầy
cá tính. Hình ảnh so sánh về bản trường ca của rừng già khiến sông Hương hiện ra
với cả chiều dào hùng vĩ và dòng chảy mãnh liệt trong sự ngưỡng mộ và say mê
của nhà văn bởi trường ca là áng văn chương có dung lượng lớn thường mang đậm
cảm hứng ngợi
ca, còn rừng già lại là hình ảnh của những cánh rừng đại ngàn hoang sơ, bí ẩn,
mênh mông- hình ảnh đêm đến săc thái hoang dại cho dòng sông nơi thượng
nguồn, khi rầm rộ bóng cây đại ngàn, khi mãnh liệt qua ghềnh thác, khi cuộn xoáy
như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và có khi lại dịu dàng say đắm giữa những
dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên …- Câu văn dài với nhiều vế ngắt liên
tiếp đã gợi dậy cái hư vang
của rừng già, các danh từ cho thấy sự hoang sơ, bí ẩn; còn phép điệp cấu trúc cùng
những động từ rất giàu sắc thái biểu cảm như tái hiện âm hưởng hùng tráng, mạnh
mẽ của con sông giữa những cánh rừng đại ngàn. Những hình ảnh đối lập xuất hiện
trong cách miêu tả uyển chuyển, tài hoa đã giúp nhà văn làm hiện lên dòng sông
Hương nơi thượng nguồn với đồng thời cả sức mạnh và vẻ đẹp. Dòng sông với
những lớp sóng hung hãn cuộn trào cùng sự tiếp sức của thác
ghềnh, sóng gió, những xoáy hút dữ dội tiềm ẩn nỗi kinh hoàng của vực sâu, những
miên man da diết của cỏ cây hoa lá nơi rừng đại ngàn; do đó, sông Hương vừa tràn
đầy sức mạnh hoang sơ, man dại, vừa ngời sáng vẻ đẹp rực rỡ, kiêu sa, lại vừa khơi
gợi những say mê, bí ẩn… Không dừng lại trong miêu tả trực tiếp, nhà văn còn
dùng phép nhân hóa khiến dòng sông được nhìn như một cô gái Di gan phóng
khoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, tâm hòn tự do và trong sáng. Tính cách
mạnh mẽ, phóng túng của những cô gái bô hê miêng ưa thích cuộc sống tự do, nay
đây mai đó, những cô gái bí ẩn và xinh đẹp, yêu thích hát ca, nhảy múa được gắn
cho dòng chảy hoang dã khiến sông
hương khúc thượng nguồn càng trở nên quyến rũ đắm say.
Nhà văn lí giải sự tương phản của sông Hương ở hai khúc thượng lưu và hạ lưu
không phải bằng những kiến thức địa lý đơn thuần mà còn bằng cái nhìn suy tư
thấm đẫm tình yêu. Trong cái nhìn ấy, sông Hương hiện ra như một người con gái
vốn mang trong mình những sức mạnh hoang dã của rừng già, nay đã tự chế ngự
để nhanh chóng tạo cho mình một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ khi về với Huế - sự
dịu dàng như một cái bến bình yên sau những thác ghềnh, sóng gió, trí tuệ sau
những trải nghiệm gian truân… Với cách nhìn ấy, sông Hương trong thành phố
Huế vẫn mang vẻ êm đềm bình lặng như cách cảm nhận quen thuộc trong thơ ca
nhưng không nhạt nhẽo, hời hợt, không buồn tẻ đơn điệu mà thâm trầm, sâu sắc –
đó là vẻ đẹp kín đáo của con người tuyệt đối không muốn bộc lộ cái quá khứ của
nửa cuộc đời đầu oanh liệt đã vĩnh viễn ở lại với những cánh rừng đại ngàn. Đây
thực sự là cách nhìn mới mẻ, đầy yêu thương và trân trọng với
vẻ đẹp thơ mộng của sông Hương trong thành phố Huế.
=> Những hình ảnh phong phú, ấn tượng, những liên tưởng tài hoa và thủ páp
nhân hóa đặc sắc đã làm hiện lên dòng sông Hương khúc thượng nguồn với vẻ đẹp
của một sức sống mãn liệt đầy cá tính, từ đó cho thấy cách cảm nhận lãng mạn và
suy nghĩ có bề sâu trí tuệ của nhà văn.

You might also like