You are on page 1of 48

CÂU HỎI HÓA SINH

1. Tập hợp nào sau đây chỉ gồm các monosaccarid?


A Glucose, fructose, galactose, mannose.
B Lactose, glucose, maltose, saccarose.
C Amylose, amylopectin, glycogen, cellulose.
D Saccarose, fructose, glucose, lactose.
2. Tập hợp nào sau đây chỉ gồm các disaccarid?
A Saccarose, galactose, mannose.
B Lactose, maltose, saccarose.
C Amylose, amylopectin, cellulose.
D Saccarose, fructose, lactose.
3. Tập hợp nào sau đây chỉ gồm các polysaccarid?
A Galactose, mannose, cellulose, glycogen.
B Lactose, maltose, saccarose, fructose.
C Amylose, amylopectin, glycogen, cellulose.
D Amylopectin, glycogen, saccarose, lactose.
4. Nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của con người từ thức ăn hàng ngày là:
A Lipid.
B Protein.
C Acid nucleic.
D Glucid.
5. Sự thoái hoá của glucose theo con đường nào sau đây cung cấp nhiều năng
lượng nhất?
A Con đường đường phân ái khí.
B Con đường đường phân yếm khí.
C Con đường hexose monophosphat.
D Con đường acid uronic.
6. Trong điều kiện yếm khí, pyruvat tạo ra từ con đường đường phân sẽ tiếp tục
chuyển hóa thành:
A Acetyl CoA.
B Citrat.
C Lactat.
D Alanin.
7. Trong điều kiện ái khí, pyruvat tạo ra từ con đường đường phân sẽ tiếp tục đi
vào ty thể (mitochondria) để chuyển hóa thành:
A Acetyl CoA.
B Citrat.
C Lactat.
D Alanin.
8. Sản phẩm thoái hóa của glycogen gồm:
A 90% là glucose-6-phosphat và 10% là glucose
B 10% là glucose-6-phosphat và 90% là glucose
C 90% là glucose-1-phosphat và 10% là glucose
D 0% là glucose-1-phosphat và 90% là glucose
9. Amylase là enzym có vai trò thủy phân tinh bột thành các đơn vị cấu tạo.
Amylase có nguồn gốc từ:
A Tụy và tuyến nước bọt.
B Tuyến nước bọt và dạ dày.
C Gan và tụy.
D Túi mật và tuyến nước bọt.
10. Thời gian người bệnh cần nhịn đói trước khi lấy máu để chuẩn bị cho xét
nghiệm glucose máu lúc đói là:
A 4 - 6 giờ.
B 6 - 8 giờ.
C 8 - 12 giờ.
D 2 - 16 giờ.
11. Lipid màng trong cơ thể có thành phần chủ yếu là:
A Phospholipid và cholesterol.
B Triglycerid.
C Triglycerid, phospholipid và cholesterol.
D Triglycerid và cholesterol.
12. Sản phẩm thoái hóa của glycerol, có thể tham gia thoái hóa tiếp theo con đường
đường phân là:
A Pyruvat.
B Glycerol-3-phosphat.
C Glyceraldehyd-3-phosphat.
D Dihydroxyaceton.
13. Theo con đường β-oxy hóa, một phân tử acid palmitic (16C) sau khi được hoạt
hoá thành palmityl CoA sẽ trải qua:
A 7 vòng β oxy hóa và giải phóng 8 phân tử acetyl CoA.
B 8 vòng β oxy hóa và giải phóng 8 phân tử acetyl CoA.
C 7 vòng β oxy hóa và giải phóng 7 phân tử acetyl CoA.
D 8 vòng β oxy hóa và giải phóng 7 phân tử acetyl CoA.
14. Sản phẩm thoái hóa chung chủ yếu của glucose, acid béo và một số acid amin
là:
A Citrat.
B Acetyl CoA.
C Lactat.
D Pyruvat.
15. Acetyl CoA được tạo ra từ quá trình thoái hóa glucid, lipid, protein sẽ tiếp tục
đi vào:
A Chu trình Ure.
B Chu trình Krebs.
C Chu trình Cori.
D Chu trình Glucose - Alanin
16. Trong điều kiện ái khí, 1 phân tử acetyl CoA thoái hoá hoàn toàn cung cấp cho
cơ thể bao nhiêu ATP?
A 15 ATP.
B 2 ATP.
C 38 ATP.
D 12 ATP.
17. Chất nào sau đây đóng vai trò vận chuyển acid béo từ bào tương vào trong ty
thể để thực hiện quá trình β-oxy hóa?
A Cholin
B Carnitin
C Chylomicron
D Albumin
18. Đối với hầu hết các cơ thể sống, quá trình tổng hợp acid béo ở bào tương sẽ
dừng lại sau khi acid béo nào sau đây được tạo thành?
A Acid palmitic.
B Acid stearic.
C Acid oleic.
D Acid linoleic.
19. Bình thường, lượng cholesterol ester hoá chiếm khoảng bao nhiêu % lượng
cholesterol toàn phần huyết tương?
A 10 - 20 %.
B 30 - 40 %.
C 40 - 50 %.
D 60 - 70 %.
20. Nồng độ cholesterol toàn phần huyết tương đo được bình thường ở người
trưởng thành là:
A 3,9 - 5,2 mmol/L.
B 0,46 - 1,88 mmol/L.
C 0,9 - 4,8 mmol/L.
D 2,8 - 3,4 mmol/L.
21. Nồng độ triglycerid huyết tương bình thường đo được ở người trưởng thành là:
A 3,9 - 5,2 mmol/L.
B 0,46 - 1,88 mmol/L.
C 0,9 - 2,8 mmol/L.
D 1,8 - 3,4 mmol/L.
22. Nồng độ HDL-C bình thường đo được ở người trưởng thành là:
A ≥ 3,9 mmol/L.
B ≤ 1,88 mmol/L.
C ≥ 0,9 mmol/L.
D ≤ 3,4 mmol/L.
23. Nồng độ LDL-C huyết tương bình thường đo được ở người trưởng thành là:
A ≤ 3,9 mmol/L.
B ≥ 1,88 mmol/L.
C ≥ 0,9 mmol/L.
D ≤ 3,4 mmol/L.
24. Trong DNA, cặp base nitơ nào sau đây liên kết với nhau bằng ba liên kết
hydro?
A Adenin và Guanin.
B Adenin và Thymin.
C Cytosin và Guanin.
D Cytosin và Adenin.
25. Chất có vai trò vận chuyển O2 và vận chuyển một phần CO2 trong máu là:
A Hemoglobin.
B Transferrin.
C Myoglobin.
D Albumin.
26. Chất nào sau đây có cấu trúc bậc 4?
A Hemoglobin
B Myoglobin
C Insulin
D Keratin
27. Phản ứng Alanin + α-cetoglutarat → glutamat + pyruvat được xúc tác bởi
enzym:
A LDH
B ALT
C AST
D GGT
28. Phản ứng Aspartat + α-cetoglutarat → glutamat + oxaloacetat được xúc tác bởi
enzym:
A LDH
B ALT
C AST
D GGT
29. Quá trình tiêu hoá protein ở đường ống tiêu hóa bắt đầu từ:
A Ruột non.
B Thực quản.
C Dạ dày.
D Tá tràng.
30. Trong dịch vị dạ dày, có một enzym đóng vai trò thuỷ phân đặc hiệu liên kết
của các acid amin nhân thơm hoặc liên kết của các acid amin acid tạo ra các peptid
ngắn hơn. Enzym này hoạt động tối ưu ở pH acid của dạ dày. Enzym đó là:
A Amylase.
B Pepsin.
C Lipase.
D Trypsin.
31. Trong dịch tụy, có một enzym đóng vai trò thuỷ phân đặc hiệu liên kết của các
acid amin kiềm. Enzym này hoạt động tối ưu ở pH kiềm của ruột non. Enzym đó
là:
A Amylase.
B Pepsin.
C Lipase.
D Trypsin.
32. Các acid amin được tạo thành từ quá trình thủy phân protein trong thức ăn sẽ
được hấp thu chủ yếu ở đoạn nào của đường ống tiêu hóa?
A Miệng.
B Ruột non.
C Dạ dày.
D Đại tràng.
33. Sản phẩm đầu tiên của sự thoái hoá Hem là:
A Globin.
B Bilirubin tự do.
C Biliverdin.
D Bilirubin liên hợp.
34. Nước tiểu bình thường có màu vàng là do sản phẩm chuyển hóa nào sau đây?
A Bilirubin.
B Biliverdin.
C Urobilin.
D Urobilinogen.
35. Nồng độ acid uric trung bình trong máu người bình thường khi so sánh giữa
nam và nữ:
A Ở nữ cao hơn ở nam
B Ở nam cao hơn ở nữ
C Ở nam và nữ bằng nhau
D Giảm khi ăn nhiều đạm
36. Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, 1 gam glucid trong
thực phẩm cung cấp năng lượng khoảng:
A 5 kcal.
B 4 kcal.
C 7 kcal.
D 9 kcal.
37. Khi uống nước mía, saccarose bị thủy phân tạo ra các monosaccarid có thể hấp
thu qua niêm mạc ruột là:
A Chỉ thu được glucose.
B Glucose và mannose.
C Galactose và glucose.
D Glucose và fructose.
38. Maltose có trong mầm lúa, kẹo mạch nha. Khi thủy phân maltose thu được sản
phẩm gồm:
A Chỉ thu được glucose.
B Glucose và mannose.
C Galactose và glucose.
D Glucose và fructose.
39. Lactose có trong sữa người và động vật, còn được gọi là đường sữa. Lactose là
disaccarid được cấu tạo bởi 2 đơn vị:
A Galactose và glucose.
B Glucose và mannose.
C Galactose và fructose.
D Glucose và fructose.
40. Hai loại đường tham gia cấu trúc nên DNA và RNA là:
A Galactose và glucose.
B Ribose và glucose.
C Ribose và ribulose.
D Deoxyribose và ribose.
41. Đường nào sau đây không có tính khử?
A Fructose.
B Glucose.
C Galactose.
D Saccarose.
42. Trong cơ thể chỉ có một chất duy nhất có khả năng cung cấp từng lượng nhỏ
năng lượng dưới dạng ATP trong điều kiện yếm khí, đó là:
A Glycerol.
B Acid palmitic.
C Glycin.
D Glucose.
43. Thoái hoá hoàn toàn một phân tử glucose theo con đường đường phân trong
điều kiện ái khí tạo ra bao nhiêu ATP?
A 2 ATP.
B 24 ATP.
C 38 ATP.
D 12 ATP.
44. Thoái hoá hoàn toàn một phân tử glucose theo con đường hexose diphosphat
trong điều kiện yếm khí (ở cơ) tạo ra bao nhiêu ATP?
A 4 ATP.
B 12 ATP.
C 38 ATP.
D 2 ATP.
45. Sản phẩm thoái hóa cuối cùng của glucose qua 10 phản ứng theo con đường
đường phân là:
A Citrat.
B Lactat.
C Pyruvat.
D Acetyl CoA.
46. Đặc điểm nào sau đây của glycogen là đúng?
A Cấu tạo gồm các gốc β-D-glucose.
B Có chứa liên kết a-1,4-glucosid và a-1,6-glucosid.
C Là polysaccarid mạch thẳng, không phân nhánh.
D Là dạng glucid dự trữ chủ yếu của thực vật.
47. Một amino monosaccharide có nhiều trong vỏ tôm cua…tham gia quá trình
chuyển hoá tổng hợp nên thành phần của sụn khớp, trùng hợp nên cấu trúc
proteoglycan bình thường. Trên lâm sàng chất này được sử dụng để hỗ trợ điều trị
thoái hóa khớp, đặc biệt ở người cao tuổi. Chất đó là:
A Galactose.
B Chitin.
C Acid hyaluronic.
D Glucosamin.
48. Que thử test nhanh đường niệu cho phép định tính và sơ bộ bán định lượng
đường trong nước tiểu. Đây là một kỹ thuật giúp chẩn đoán sàng lọc bệnh đái tháo
đường tại cộng đồng. Các que thử này được sản xuất dựa trên tính chất nào của
glucid?
A Tính oxy hóa.
B Tính khử.
C Tạo glucozid.
D Tạo ozazon.
49. Khi nhai kỹ cơm thấy có vị ngọt, đó là do tinh bột bị thủy phân thành đường
maltose nhờ enzym có trong nước bọt là:
A Maltase.
B Lipase.
C Hexokinase.
D Amylase.
50. Các monosaccarid được tạo thành từ quá trình thủy phân oligosaccarid và
polysaccarid trong thức ăn sẽ được hấp thu chủ yếu ở đoạn nào của đường ống tiêu
hóa?
A Miệng.
B Ruột non.
C Dạ dày.
D Đại tràng.
51. Glycogen là dạng glucid dự trữ ở người và động vật. Glycogen có nhiều nhất ở
cơ quan nào trong cơ thể?
A Hệ thần kinh.
B Tim, phổi.
C Gan, thận.
D Gan, cơ.
52. Quá trình tân tạo glucose xảy ra chủ yếu ở:
A Phổi.
B Ruột non.
C Cơ.
D Gan.
53. Quá trình thoái hoá glucose theo con đường đường phân xảy ra ở:
A Ty thể.
B Bào tương.
C Golgi.
D Nhân tế bào.
54. Chất chuyển hóa có trong cả quá trình đường phân, thoái hóa glycogen là:
A Glucose-6-phosphat.
B Glucose-1-phosphat.
C Fructose-6-phosphat.
D Galactose-1-phosphat.
55. Ở gan, glucose được chuyển hoá thành acid glucuronic, một thành phần cần
thiết cho chức năng nào sau đây của gan?
A Chức năng chuyển hóa.
B Chức năng khử độc.
C Chức năng nội tiết.
D Chức năng tổng hợp muối mật.

TEST SINH HỌC DI TRUYỀN

Câu 1. Chức năng của màng sinh chất là:


A. Bảo vệ tế bào, tổng hợp các chất
B. Ngăn cách tế bào với môi trường, tổng hợp các chất
C. Thực hiện trao đổi chất với môi trường
D. Thực hiện trao đổi chất, giữ hình dạng ổn định của tế bào

Câu 2. Các thành phần cấu tạo chính của màng sinh chất ở các tế bào sắp xếp:
A. Xen kẽ nhau, có sự thay đổi vị trí và cấu hình khi có tác động của các tác
nhân môi trường
B. Riêng rẽ không đan xen nhau, không thay đổi cấu hình khi chịu tác động của tác
nhân bên ngoài
C. Xen kẽ nhau, không có sự thay đổi vị trí khi có tác động của các tác nhân môi
trường.
D. Xen kẽ nhau, có sự thay đổi vị trí nhưng không thay đổi cấu hình khi có tác
động của các tác nhân môi trường.

Câu 3. Thành phần cấu tạo của màng tế bào gồm:


A. Lipid, cholesterol và protein
B. Phospholipid, cholesterol và glucid
C. Phospholipid, cholesterol và protein
D. Lipid, protein và glucid

Câu 5. Các sản phẩm tiết được đưa ra khỏi tế bào theo con đường?
A. Khuếch tán
B. Xuất bào
C. Thẩm thấu
D. Cả xuất bào và nhập bào

Câu 6. Đặc điểm của vận chuyển dễ dàng (khuếch tán qua protein mang) là:
A. Tiêu tốn ATP
B. Phải có protein đóng vai trò là chất mang
C. Vật chất đi từ nơi nồng độ/áp suất/điện thế thấp đến nơi cao hơn.
D. Chỉ vận chuyển một chiều.

Câu 8. Hiện tượng nào xảy ra khi cho hồng cầu của người vào nước cất?
A. Hồng cầu tăng kích thước và vỡ ra
B. Co nguyên sinh
C. Kích thước hồng cầu nhỏ đi
D. Không thay đổi hình dạng
Câu 9. Khi màng tế bào bị phá hủy chất nguyên sinh và nhân thoát ra ngoài sẽ gây
ảnh hưởng đến tế bào như:
A. Hoạt động chức năng của tế bào giảm sút
B. Rối loạn hoạt động chức năng của tế bào
C. Tế bào không có khả năng sinh sản
D. Tế bào chết, không hoạt động chức năng

Câu 12. Vận chuyển dễ dàng giống vận chuyển thụ động ở điểm nào?
A. Không cần năng lượng.
B. Vận chuyển không theo gradien nồng độ.
C. Vận chuyển theo một chiều.
D. Cần năng lượng.

Câu 13. Tế bào động vật bị teo bào ở môi trường ưu trương do?
A. Chất tan khuếch tán từ tế bào ra môi trường
B. Chất tan khuếch tán từ môi trường vào tế bào
C. Nước thẩm thấu từ môi trường vào tế bào
D. Nước thẩm thấu từ tế bào ra môi trường

Câu 14. Trong môi trường nào tế bào không thay đổi hình dạng?
A. Ưu trương
B. Nhược trương
C. Đẳng trương
D. Nước tinh khiết

Câu 18. Bào quan có chức năng giải phóng và chuyển hóa năng lượng của tế bào là
A. Ribosome
B. Bộ máy Golgi
C. Ty thể
D. Lysosome

Câu 20. Trong tế bào, peroxysome là bào quan có chức năng:


A. Hô hấp của tế bào
B. Tiêu hoá của tế bào
C. Oxy hoá của tế bào
D. Tổng hợp lipid

Câu 23. Bào quan trong tế bào có chứa các enzyme tiêu hóa như enzyme lipase,
nuclease, protease, glucosidase là:
A. Ty thể
B. Bộ máy Golgi
C. Lysosome
D. Peroxysome

Câu 29. Màng nhân ngoài có chức năng tổng hợp:


A. Lipid
B. Glucid
C. Protein
D. Acid nucleic

Câu 31. Tế bào người sẽ chết khi trong tế bào có hiện tượng:
A. Lysosome bị biến đổi
B. Mất nhân
C. Ty thể bị hư hại
D. Không hình thành thoi vô sắc

Câu 34. Trong quá trình nguyên phân, thoi vô sắc được hình thành với vai trò:
A. Giúp NST thực hiện sự co xoắn.
B. Tham gia hình thành màng nhân và nhân con cho các tế bào con.
C. Là nơi tâm động của NST bám vào và trượt về các cực của tế bào.
D. Tham gia vào quá trình tự nhân đôi của NST.

Câu 35. Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất
vào kỳ nào?
A. Kỳ cuối
B. Kỳ giữa. .
C. Kỳ sau.
D. Kỳ đầu.

Câu 36. Kết quả của quá trình phân bào giảm nhiễm là từ một tế bào sinh dục sẽ
tạo thành:
A. 4 tế bào con có bộ NST n
B. 4 tế bào con có bộ NST 2n
C. 2 tế bào con có bộ NST 2n
D. 2 tế bào con có bộ NST n

Câu 38. Sự không phân ly của 1 cặp NST trong giảm phân I sẽ tạo ra các giao tử:
A. n
B. n+1 và n – 1
C. n và n -1
D. n+ 1 và n

Câu 41. Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân?
A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo
B. Có sự phân chia của tế bào chất
C. Có sự phân chia nhân
D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép
Câu 44. Trong quá trình phát triển phôi trình tự xuất hiện các lá phôi là:
A. Phôi dâu - Phôi nang - Phôi vị
B. Phôi nang - Phôi vị - Phôi dâu
C. Phôi vị - Phôi dâu - Phôi nang
D. Phôi dâu - Phôi nang - Phôi vị - Lá phôi giữa
Câu 47. Ở người, thời kỳ trưởng thành có đặc điểm:
A. Có khả năng hoạt động sinh dục có hiệu quả
B. Cơ quan sinh dục chưa phát triển và hoạt động chưa hiệu quả
C. Hoạt động sinh dục giảm sút
D. Không còn khả năng hoạt động sinh dục

Câu 48. Thời kỳ sinh trưởng ở người có đặc điểm:


A. Khả năng thích nghi và chống đỡ ngoại cảnh cao
B. Sự phát triển của các cơ quan chưa hài hòa, cân đối
C. Khả năng hoạt động chức năng giảm sút
D. Quá trình dị hóa và đồng hóa cân bằng nhau

Câu 49. Quá trình dị hóa mạnh hơn quá trình đồng hóa ở thời kỳ:
A. Phân cắt trứng
B. Sinh trưởng
C. Già
D. Tạo hình các cơ quan

Câu 51. Tật lỗ đái thấp ở bé trai là do bất thường ở lá phôi nào:
A. Trong
B. Ngoài
C. Giữa
D. Cả ngoài và trong
Câu 54. Trong 3 tháng đầu khi mang thai tình trạng thiếu nguyên tố vi lượng nào
sau đây có thể gây các dị tật ở hệ thống thần kinh trung ương:
A. Mn
B. Na
C. Zn
D. Mg

Câu 55. Nguyên nhân trẻ sinh ra bị dị dạng về kiểu hình và kèm theo nhiều dị tật
các cơ quan khác nhau là do trong quá trình mang thai mẹ có thể bị:
A. Trầm cảm trong 3 tháng cuối thai kỳ
B. Nhiễm tia X
C. Ngã hoặc va đập mạnh
D. Thiếu Iốt

Câu 58. ADN trong nhân của tế bào người có đặc điểm:
A. Mạch vòng, gồm các đoạn intron xen kẽ với các đoạn exon
B. Mạch vòng chỉ gồm những đoạn exon
C. Mạch thẳng, gồm các đoạn intron xen kẽ với các đoạn exon.
D. Mạch thẳng, chỉ gồm các đoạn intron.

Câu 59. Các tính trạng và bệnh tật sau đây, tính trạng và bệnh tật nào không phải di
truyền đa nhân tố?
A. Bệnh tim mạch
B. Tật sứt môi, nứt khẩu cái
C. Loét dạ dày tá tràng
D. Tính trạng quy định nhóm máu ABO ở người

Câu 60. Phiên mã là quá trình tổng hợp:


A. ARN dựa trên khuôn mẫu của ADN
B. Protein dựa trên khuôn mẫu của ADN
C. Protein dựa trên khuôn mẫu ARN
D. ADN trên khuôn mARN

Câu 62. Đặc điểm quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào theo nguyên tắc:
A. Bán bảo toàn và chỉ trên một mạch gốc có chiều 5’-3’của ADN.
B. Bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn trên 2 mạch của ADN
C. Bổ sung trên 2 mạch của ADN.
D. Bổ sung và chỉ trên một mạch gốc có chiều 3’ -5’ của ADN.

Câu 63. Dịch mã là quá trình tổng hợp:


A. ARN dựa trên khuôn mẫu của ADN
B. Protein dựa trên khuôn mẫu của ADN
C. Protein dựa trên khuôn mẫu mARN
D. Protein trên khuôn mẫu của tARN

Câu 65. Nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế:
A. Phiên mã và dịch mã
B. Tái bản mã và phiên mã
C. Tái bản mã và dịch mã
D. Tái bản mã, phiên mã và dịch mã

Câu 66. Tính chất của mã di truyền là:


A. Không có dấu phẩy, có tính thoái hóa, mã được đọc theo cả 2 chiều
B. Có dấu phẩy, không có tính thoái hóa, mã được đọc theo 1 chiều
C. Có dấu phẩy, có tính thoái hoá, các mã có thể đọc chồng lên nhau
D. Không có dấu phẩy, có tính thoái hóa, mã được đọc theo 1 chiều

Câu 67. Đặc điểm của mã di truyền là:


A. 2 nucleotide kế tiếp nhau trong gen mã hóa cho một loại acid amin
B. 3 nucleotide kế tiếp nhau trong gen mã hóa cho một loại acid amin
C. 4 nucleotide kế tiếp nhau trong gen mã hóa cho một loại acid amin
D. 1 nucleotide trong gen mã hóa cho một loại acid amin

Câu 68. Hai mạch DNA được tổng hợp trong quá trình tái bản mã có đặc điểm:
A. 2 mạch tổng hợp liên tục theo chiều 5’-3’
B. 1 mạch tổng hợp liên tục, một mạch gián đoạn theo chiều 5’ -3’
C. 1 mạch tổng hợp liên tục, một mạch gián đoạn theo chiều 3’- 5’
D. 2 mạch tổng hợp gián đoạn theo chiều 3’- 5’

Câu 70. Đặc điểm chung giữa quá trình tái bản mã, phiên mã và dịch mã là:
A. Đều cần đoạn mồi và theo nguyên tắc bổ sung
B. Hai mạch của DNA đều làm khuôn và theo nguyên tắc bổ sung
C. Theo hướng 5’ -3’ và nguyên tắc bổ sung
D. Không cần enzyme xúc tác và theo nguyên tắc bán bảo toàn

Câu 72. Trong các kỳ của nguyên phân, người ta không thể phân biệt được hình
thái từng nhiễm sắc thể ở kỳ:
A. Giữa
B. Sau
C. Trung gian
D. Cuối

Câu 73. Trong quá trình phân bào, hiện tượng xảy ra trong tế bào đáng quan tâm
nhất là:
A. Hình thành trung tử và thoi vô sắc
B. Sự tan rã của màng nhân và hòa lẫn nhân vào chất tế bào
C. Phân đôi các cơ quan tử và sự phân chia nhân
D. Nhân đôi, phân ly và tổ hợp của các nhiễm sắc thể
Câu 74. Trong quá trình sinh sản hữu tính, cơ thể mới được hình thành từ:
A. Một phần cơ thể mẹ
B. Bào tử
C. Hợp tử
D. Tế bào dinh dưỡng

Câu 80. Đặc điểm nào không đúng trong quá trình phát triển trứng?
A. Noãn bào I kích thước lớn hơn tinh bào I
B. Sự phát sinh trứng sớm hơn sự phát sinh tinh trùng và bị gián đoạn
C. Hiệu suất quá trình sinh trứng lớn hơn quá trình tinh trùng
D. Kết thúc giảm phân, trứng có bộ NST đơn bội

Câu 81. Sản phẩm của lá phôi ngoài là:


A. Tuyến ức
B. Hệ cơ xương
C. Biểu bì da
D. Tuyến giáp

Câu 82. Giai đoạn phát triển hậu phôi của người được tính từ khi:
A. Hợp tử được tạo thành
B. Con người trưởng thành
C. Tháng 9 của hợp tử
D. Đứa bé được sinh

Câu 89. Ở người, vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là:


A. Nhiễm sắc thể
B. Hệ gen
C. Nucleotide - protein
D. Các phân tử ADN

Câu 90. Quá trình nhân đôi ADN (Acid deoxynucleotid) là quá trình tổng hợp:
A. ARN dựa trên khuôn mẫu của ADN
B. Protein dựa trên khuôn mẫu của ADN
C. Protein dựa trên khuôn mẫu ARN
D. ADN trên khuôn AND

Câu 92. Mỗi đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN gồm có:
A. Một nhóm phosphate, một phân tử base nitơ và một phân tử đường deoxyribose
B. Một phân tử H3PO4, một phân tử base nitơ và một phân tử đường deoxyribose
C. Một phân tử H3PO4, một phân tử base nitơ và một phân tử đường pentose
D. Một nhóm phosphate, một phân tử base nitơ và một phân tử đường
pentose

Câu 93. Chức phận quan trọng nhất của tARN đối với hoạt động sống của tế bào
là:
A. Truyền đạt thông tin di truyền
B. Lưu giữ thông tin di truyền
C. Cấu tạo nên nhiễm sắc thể
D. Vận chuyển axit amin khi dịch mã

Câu 94. Chức phận quan trọng nhất của mARN đối với các hoạt động sống của tế
bào là:
A. Cấu tạo nên ribosome
B. Lưu giữ thông tin di truyền
C. Truyền đạt thông tin di truyền
D. Cấu tạo nên nhiễm sắc thể

Câu 96. Ở người, ADN và ARN có những đặc điểm khác nhau về cấu tạo là:
A. Thành phần hóa học của các đơn phân, nguyên tắc bổ sung
B. ADN có nhiều ở nhân, ARN có nhiều ở tế bào chất
C. Thành phần hóa học của các đơn phân, ADN là mạch kép còn ARN là mạch
đơn
D. ADN quy định sự tổng hợp ARN, nguyên tắc bổ sung

Câu 97. Ở cấp độ phân tử, cơ chế giải thích hiện tượng con có những tính trạng
giống bố mẹ là cơ chế?
A. Giảm phân
B. Nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã
C. Dịch mã và nhân đôi ADN
D. Nguyên phân

Câu 98. Mã di truyền mang tính thoái hóa vì:


A. Một acid amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba
B. Một bộ mã hóa một acid amin
C. Do mã di truyền mang nhiều đoàn ARN vô nghĩa
D. Có nhiều bộ ba không mã hóa acid amin

Câu 99. Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa tổng hợp ADN và tổng hợp mARN là:
A. Chiều tổng hợp, kết quả tổng hợp, nguyên liệu tổng hợp
B. Kết quả tổng hợp, loại enzyme xúc tác, nguyên liệu tổng hợp
C. Chiều tổng hợp, loại enzyme xúc tác,động lực tổng hợp
D. Kết quả tổng hợp, chiều tổng hợp, nguyên liệu tổng hợp

Câu 102. Mục đích của phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào là quan sát, đánh
giá NST ở:
A. Kỳ giữa
B. Gian kỳ
C. Kỳ sau
D. Tất cả các kỳ
Câu 103. Để xác định một tính trạng nào đó ở người là tính trạng trội hay tính
trạng lặn, người ta sử dùng phương pháp nghiên cứu:
A. Trẻ sinh đôi
B. Di truyền tế bào
C. Phả hệ
D. Nếp vân da bàn tay

Câu 106. Ứng dụng của phương pháp nếp vân da là:
A. Chẩn đoán sớm các bệnh di truyền, xác định trẻ sinh đôi.
B. Nghiên cứu quá trình đột biến gen và đột biến genome
C. Chẩn đoán phân biệt các bệnh nhiễm sắc thể
D. Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa họ hàng và bệnh lý.

Câu 107. Di truyền học dùng phương pháp nào để đánh giá vai trò của yếu tố di
truyền và yếu tố môi trường đến sự phát triển của tính trạng?
A. Nghiên cứu phả hệ
B. Di truyền tế bào
C. Nghiên cứu trẻ sinh đôi
D. Nghiên cứu nếp vân da

Câu 108. Di truyền học dùng phương pháp nào để theo dõi sự di truyền của một
tính trạng trên những người trong cùng dòng họ qua nhiều thế hệ?
A. Trẻ sinh đôi
B. Di truyền học quần thể
C. Di truyền học tế bào
D. Phả hệ
Câu 109. Phương pháp chính xác để chẩn đoán phân biệt các bệnh nhiễm sắc thể là
phương pháp:
A. Di truyền tế bào
B. Vi sinh vật
C. Phả hệ
D. Nghiên cứu trẻ sinh đôi

Câu 112. Di truyền y học phát triển có thể chẩn đoán chính xác một số bệnh, tật di
truyền ở người từ giai đoạn:
A. Trưởng thành
B. Trước sinh
C. Sơ sinh
D. Thiếu niên

Câu 113. Phương pháp PCR là phương pháp có đặc điểm:


A. Áp dụng các tính toán thống kê để xác định tần số các gen
B. Dùng nguyên lý của quá trình nhân đôi để nhân đoạn ADN in vitro
C. Nghiên cứu cấu tạo hiển vi của các nhiễm sắc thể ở người.
D. Xác định đặc tính di truyền và kiểu di truyền của các tính trạng.

Câu 115. Bước nào sau đây không thuộc phương pháp phân tích phả hệ:
A. Vận dụng các quy quật di truyền kết hợp phương pháp thống kê để các xử lý số
liệu
B. Lập sơ đồ các thế hệ gia đình bệnh nhân theo hệ thống ký hiệu quốc tế
C. Tính độ di truyền và đánh giá vai trò của môi trường đối với sự phát triển
của bệnh
D. Xác định những trường hợp mắc trong gia đình bệnh nhân

Câu 116. Trong các hoa vân đầu ngón tay, đặc điểm của hoa vân cung là:
A. Không có chạc ba nào
B. Có 1 chạc ba
C. Có 2 chạc ba
D. Có 3 chạc ba

Câu 118. Muốn nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện kiểu hình
của gen, người ta so sánh kiểu hình của những người sinh đôi:
A. Cùng trứng, sống cùng một nhà
B. Cùng trứng, sống khác môi trường
C. Khác trứng và cùng trứng sống cùng một nhà
D. Khác trứng, có cùng bố và sống khác môi trường

Câu 119. Giá trị H bằng bao nhiêu thì nhận định bệnh không có tính chất di
truyền?
A. 0
B. 0.5
C. 0.75
D. 1

Câu 120. Một phụ nữ có đặc điểm: lùn, cổ ngắn, không có kinh nguyệt, âm đạo
hẹp, dạ con nhỏ, trí tuệ chậm phát triển nghi ngờ mắc hội chứng Turner. Để chẩn
đoán chính xác bệnh trên thì phương pháp:
A. Nghiên cứu tế bào.
B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.
C. Nghiên cứu di truyền phân tử.
D. Nghiên cứu phả hệ.

Câu 121. Hai người sinh đôi cùng trứng, người chị có nhóm máu AB và thuận tay
phải. Người em sẽ có đặc điểm tính trạng là:
A. Nam, có nhóm máu AB, thuận tay phải
B. Nữ, có nhóm máu AB, thuận tay phải
C. Nữ, nhóm máu B, thuận tay phải
D. Nam, nhóm máu A, thuận tay phải

Câu 122. Đặc điểm của bệnh nhiễm sắc thể là:
A. Bệnh do đột biến lệch bội thường biểu hiện bệnh nặng nề hơn đa bội
B. Bệnh do đột biến cấu trúc thường biểu hiện nhẹ hơn bệnh do lệch bội
C. Biểu hiện bệnh nặng hay nhẹ luôn phụ thuộc vào môi trường
D. Thêm đoạn NST thường biểu hiện bệnh nặng hơn mất đoạn NST

Câu 123. Cơ thể khảm là cơ thể:


A. Mang trong mình hai dòng tế bào có bộ nhiễm sắc thể khác biệt nhau
B. Toàn bộ các tế bào trong cơ thể đều bất thường về bộ nhiễm sắc thể
C. Mang bộ nhiễm sắc thể bất thường về cấu trúc của 1 hoặc nhiều nhiễm sắc thể
D. Ngoài dòng tế bào 2n bình thường có 1 hay nhiều dòng tế bào khác bất thường

Câu 124. Trong các dạng đột biến số lượng NST có karyotype như dưới đây, dạng
đột biến nào sau đây có nguy cơ cao gây tử vong sớm?
A. 45, XO
B. 45, XX, - 18
C. 47, XXY
D. 47, XXX

Câu 125. Trong các karyotype dưới đây, karyotype nào có biểu hiện bệnh nhẹ
nhất?
A. 47, XY, +21
B. 47, XX, +18
C. 46, XY/ 47, XY, +21
D. 45, XX, -18
Câu 126. Ở người, hội chứng nào sau đây không phải do đột biến NST gây ra hội
chứng?
A. Huntington
B. Klinefelter
C. Turner
D. Down

Câu 127. Dạng đột biến nào sau đây của NST sẽ gây ra ít hậu quả nhất trên kiểu
hình?
A. Lặp đoạn
B. Mất đoạn
C. Đảo đoạn
D. Chuyển đoạn

Câu 128. Các bệnh nhiễm sắc thể (NST) có các đặc điểm nào trong các đặc điểm
dưới đây?
A. Di truyền theo quy luật Menden
B.Thiếu NST gây hậu quả nguy hiểm hơn thừa NST
C.Đột biến cấu trúc NST gây hậu quả nghiêm trọng hơn đột biến số lượng NST
D.Tần số các bệnh ổn định không phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu

Câu 129. Một NST có trình tự các gen là ABxCDEFG. Sau đột biến, trình tự các
gen trên NST này là ABxCFEDG. Đây là dạng đột biến?
A. Đảo đoạn NST
B. Mất đoạn NST
C. Lặp đoạn NST
D. Chuyển đoạn NST

Câu 131. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy là do:
A. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể X ở vị trí phần cuối nhánh dài
B. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể X ở cuối nhánh dài
C. Sự chuyển gen xác định tinh hoàn từ nhiễm sắc thể Y sang nhiễm sắc thể X
D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể Y ở vị trí cuối nhánh dài

Câu 132. Nữ mắc hội chứng 5p- dạng bệnh hoàn toàn có đặc điểm:
A. Vân da bàn tay chỉ có nếp ngang đơn độc, dị tật cơ quan tiêu hóa
B. Chậm phát triển trí tuệ, có tiếng khóc như tiếng mèo kêu
C. Sứt môi, các ngón tay quặp vào lòng bàn tay, dị tật tim.
D. Có sự biến dạng các xương chi, dị tật não

Câu 133. Hội chứng tiếng mèo kêu có karyotype là:


A. 46, XX, 4p-
B. 45, XX, -5
C. 46, XX, 5p-
D. 45,X/46,XX

Câu 134. Nam mắc hội chứng Down do chuyển đoạn có karyotype là:
A. 47, XY, +21
B. 46, XY, t(4q21q)
C. 45, XY, -21
D. 46, XY, t(14q21q)

Câu 135. Ở người, bệnh hoặc hội chứng di truyền nào sau đây liên quan đến đột
biến NST?
A. Bệnh máu khó đông
B. Hội chứng Martin -Bell
C. Bệnh mù màu
D. Bệnh bạch tạng
Câu 136. Để đánh giá vai trò của môi trường và di truyền, người ta dựa vào
phương pháp nghiên cứu nào?
A. Di truyền tế bào
B. Phương pháp nghiên cứu trẻ sinh đôi hai hợp tử
C. Phương pháp nghiên cứu trẻ sinh đôi một hợp tử
D. Phương pháp phân tích nếp vân da bàn tay

Câu 137. Hội chứng nào sau đây ở người do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Siêu nữ
B. Turner
C. Hội chứng “tiếng mèo kêu”
D. Klinerfelter

Câu 138. Người nam có karyotype là: 46, XY, 18q- thì NST số 18 có đột biến:
A. Thêm đoạn trên nhánh ngắn.
B. Mất đoạn trên nhánh dài.
C. Chuyển đoạn trên nhánh ngắn.
D. Đảo đoạn trên nhánh dài.

Câu 139. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng nam 46, XX là do:
A. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể X ở vị trí phần cuối nhánh dài
B. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể X ở cuối nhánh dài
C. Sự chuyển gen xác định tinh hoàn từ nhiễm sắc thể Y sang nhiễm sắc thể X
D. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể Y ở vị trí cuối nhánh dài

Câu 140. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Down
do chuyển đoạn :là
A. 45
B. 46
C. 47
D. 48

Câu 141. Bé gái chậm nói và chậm phát triển thể chất, kết quả NST đồ:47,XXX.
Bất thường trên bệnh nhân thuộc loại:
A. Thể khảm
B. Thể đa bội
C. Monosomy X
D. Lệch bội NST X

Câu 142. Người mắc hội chứng Klinefelter có karyotype là:


A. 45, XO
B. 47, XXY
C. 47, XYY
D. 47, XXX

Câu 143. Hội chứng thường gặp nhất liên quan đến bất thường số lượng nhiễm sắc
thể là hội chứng:
A. Patau
B. Turner
C. Edwards
D. Down

Câu 144. Trẻ sinh ra với những biểu hiện tai nhỏ, nhọn, vành tai vểnh ra ngoài,
miệng nhỏ, xương ức ngắn, bàn tay với ngón trỏ chùm lên ngón giữa, ngón út
chùm lên ngón nhẫn, miệng bé, hàm nhỏ và lùi ra sau là gợi ý trẻ mắc hội chứng:
A. Patau
B. Edwards
C. Klinefelter
D. Down
Câu 145. Trẻ sinh ra với các biểu hiện mắt nhỏ, mũi tẹt, gốc mũi rộng, sứt môi,
thừa ngón út, gợi ý trẻ mắc hội chứng:
A. Patau
B. Edwards
C. Klinefelter
D. Nhiễm sắc thể X dễ gãy

Câu 146. Một bệnh nhân nữ mang hội chứng Patau thể khảm, có karyotype là:
A. 46, XX, +13/ 46, XY
B. 46, XX/ 47, XX,+13
C. 47, XX, +13
D. +13, 47, XX (46, XX)
Câu 147. Người nữ mắc hội chứng Down có karyotye là:
A. 47, XX, 21
B. 47, XX, 3 (21)
C. 47, XX, 21,21,21
D. 47, XX, +21

Câu 148. Người có tay chân dài, thân ngắn, ngực rộng ít lông tóc, tinh hoàn nhỏ
giảm ham muốn tình dục, kém sản xuất tinh trùng, khi đến tuổi trưởng thành sinh
dục xuất hiện các dấu hiệu bệnh lý ái nam ái nữ là biểu hiện của hồi chứng nào sau
đây:
A. Klinerfelter
B. Edwards
C. Turner
D. Martin-Bell

Câu 149. Phụ nữ mắc hội chứng Edwards có karyotye là:


A. 45, XX, -18
B. 47, XX, 18,18,18
C. 47, XX, +18
D. 47, XX, 3 (18)

Câu 150. Số lượng vật thể Barr ở người nam bình thường là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3

Câu 151. Số lượng vật thể Barr được tính bằng số lượng:
A. NST X-2
B. NST X -1
C. NST Y-1
D. NST X-3

Câu 152. Bé gái 15 tuổi, chậm phát triển chiều cao và các đặc điểm giới tính nữ, có
kết quả nhiễm sắc đồ (karyotype) là 45, XO. Bất thường trên bệnh nhân này thuộc
loại:
A. Lệch bội NST giới tính
B. Đa bộ NST giới tính
C. Thể khảm
D. Trisomy X

Câu 153. Một người có biểu hiện giới tính nữ thường gặp vô kinh nguyên phát
thiểu sản, chân vòng kiềng, buồng trứng và tuyến vú không phát triển, điều trị hỗ
trợ bằng hormon estrogen. Người này có thể mắc hội chứng nào sau đây?
A. Klinerfelter
B. Edwards
C. Turner
D. Martin-Bell
Câu 154. Người nam có biểu hiện đầu nhỏ, trán hẹp, gáy rộng và phẳng, lưỡi dài
hay thè ra, dị tật bẩm sinh tim và ống tiêu hóa, bàn tay có một nếp ngang đơn độc,
kém phát triển về thể lực và trí tuệ. Người này mắc hội chứng nào sau đây:
A. Edwards
B. Trisomi X
C. Klinerfelter
D. Down

Câu 156. Hội chứng nào sau đây là do các đột biến trên NST giới tính?
A. Mèo kêu
B. Turner
C. Edwards
D. Patau

Câu 158. Các bệnh di truyền đa nhân tố có đặc điểm nào sau đây?
A. Có tính chất, chất lượng không cân đong đo đếm được
B. Tính trạng bệnh không chịu sự ảnh hưởng của môi trường
C. Sự biểu hiện tính trạng bệnh có tính đa dạng chịu tác động của môi trường
D. Chiếm tỉ lệ nhỏ trong các bệnh di truyền

Câu 160. Bệnh di truền đơn gen có đặc điểm:


A. Do đột biến chỉ ở các gen điều hòa trên NST thường gây ra hậu quả nặng
nề
B. Do đột biến ở các gen có thể là gen trội hoặc lặn trên NST thường hoặc giới tính
C. Tất cả các bệnh đơn gen sự biểu hiện bệnh phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường
D. Mọi bệnh đơn gen không theo quy luật di truyền cơ bản nào

Câu 161. Bệnh lý bất sản sụn (di truyền trội NST thường) ít phát hiện cá thể đồng
hợp trội trong quần thể có thể do người bệnh:
A. Tránh kết hôn với nhau
B. Đồng hợp trội thường tử vong rất sớm
C. Đồng hợp trội thường vô sinh
D. Có triệu chứng chậm phát triển tâm thần, khó kết hôn

Câu 162. Đặc điểm di truyền của bệnh do gen trội trên NST thường (loại trừ các
trường hợp có đột biến mới phát sinh) là:
A. Con bị bệnh ít nhất một trong hai bố mẹ bị bệnh
B. Bố mẹ lành vẫn sinh ra con bị bệnh
C. Bệnh di truyền không liên tục qua các thế hệ
D. Tỷ lệ mắc bệnh thấp

Câu 163. Đặc điểm di truyền của bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường:
A. Mẹ mắc bệnh, bố bình thường, con sinh ra sẽ không mắc bệnh
B. Bố và mẹ mắc bệnh với kiểu gen đồng hợp tử chắc chắn sinh con mắc bệnh
C. Mẹ bình thường, bố mắc bệnh, tỷ lệ con mắc bệnh luôn là 100%
D. Bố và mẹ mắc bệnh với kiểu gen dị hợp tử, tỷ lệ con mắc bệnh là 100%

Câu 164. Đặc điểm di truyền của bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường:
A. Bố mẹ bình thường sẽ không sinh ra con bị bệnh
B. Chỉ bố mặc bệnh, không thể có con mắc bệnh
C. Bố mẹ cùng mắc bệnh, không thể có con bình thường
D. Chỉ mẹ mắc bệnh, tỷ lệ con mắc bệnh >50%

Câu 165. Bệnh HbS là do đột biến ở vị trí acid amin thứ 6 của chuỗi β bình thường
là acid Glutamic bị biến đổi thành acid amin:
A. Lysin
B. Valin
C. Cystein
D.Tryptophan
Câu 166. Hội chứng Marfan có triệu chứng:
A. Huỷ hoại thuỷ tinh thể
B. Huỷ hoại thần kinh
C. Dính ngón
D. Ngắn xương chi

Câu 167. Hội chứng Huntington có triệu chứng:


A. Chân tay dài
B. Chân tay run lẩy bẩy
C. Trật khớp
D. Mụn ngoài da

Câu 168. Bệnh HbS do acid amin Glutamic bị biến đổi thành acid amin:
A. Lysin
B. Valin
C. Xistein
D. Trypphan

Câu 169. Bệnh HbE là do acid amin Glutamic bị biến đổi thành acid amin:
A. Lysin
B. Valin
C. Xistein
D. Trypphan

Câu 170. Bệnh phenyceton niệu xảy ra do:


A. Chuỗi beta trong phân tử hemoglobin có sự biến đổi 1 acid amin.
B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể giới tính X.
C. Thiếu enzyme thực hiện chức năng xúc tác cho phản ứng chuyển
phenylalanin trong thức ăn thành tyrozin.
D. Thừa enzym chuyển tyrozin thành phenylalanin làm xuất hiện phenylalanin
trong nước tiểu.

Câu 171. Bệnh lý nào sau đây hoàn toàn do di truyền:


A. Tâm thần
B. Huntington
C. Béo phì
D. Cholesterol máu cao

Câu 172. Định nghĩa gen là: gen là một đoạn của phân tử ADN có:
A. Chịu trách nhiệm tổng hợp ARN hoặc tham gia cơ chế điều hòa sinh tổng hợp
protein
B. Tham gia vào cơ chế điều hòa sinh tổng hợp protein
C. Chức năng di truyền
D. Mang thông tin cho việc tổng hợp một protein quy định tính trạng

Câu 173. Bố, mẹ mắc bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, có tay 6 ngón.
Con có tỷ lệ 50% bệnh, 50% lành. Hỏi kiểu gen của bố mẹ tương ứng với phép lai
nào sau đây:
A. AA x Aa
B. AA x AA
C. Aa x Aa
D. Aa x aa.

Câu 174. Trong bệnh di truyền trội nhiễm sắc thể thường, kiểu gen của bố, mẹ đều
là (Aa). Kiểu gen của các con là:
A. 50% AA, 50%Aa
B. 25% AA, 50% Aa, 25%aa
C. 25%Aa, 75%AA
D. 25%Aa, 50%AA, 25%aa

Câu 175. Bệnh nhân nam 50 tuổi, sau khi xét nghiệm tế bào phát hiện bệnh nhân bị
đột biến gen trội nằm trên NST số 4 gây bệnh múa giật Huntington. Được biết ông
nội và các chú của bệnh nhân cũng bị bệnh, những người khác trong gia đình chưa
được khám và chẩn đoán. Tỷ lệ mắc bệnh trong 5 thế hệ của gia đình bệnh nhân có
thể là:
A. 25%
B. 45%
C. <25%
D. >50%

Câu 176. Bố, mẹ mắc bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, có tay 6 ngón.
Con có tỷ lệ: 75% bệnh, 25% lành. Hỏi kiểu gen của bố, mẹ tương ướng với phép
lai nào sau đây:
A. AA x Aa
B. AA x AA
C. Aa x Aa
D. Aa x aa

Câu 177. Cơ sở khoa học của luật hôn nhân giai đình “ cấm kết hôn trong vòng 3
đời” là:
A. Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình
B. Thế hệ sau kém phát triển dần
C. Đột biến xuất hiện với tần số cao ở thế hệ sau
D. Thế hệ sau có biểu hiện suy giảm trí tuệ

Câu 178. Bệnh di truyền biểu hiện liên tục với tần suất cao trong trường hợp di
truyền do gen:
A. Trội trên NST thường và gen trội trên NST X
B. Trội hoặc lặn trên NST thường
C. Trội hoặc lặn trên NST X
D. Lặn trên NST thường và gen lặn trên NST X

Câu 179. Đặc điểm đúng của bệnh di truyền do gen lặn nằm trên NST X không có
alen tương ứng trên Y :
A. Bố bị bệnh sẽ truyền gen bệnh cho con trai
B. Bệnh gặp chủ yếu ở nam giới
C. Hôn nhân cận huyết tạo điều kiện cho sự xuất hiện nam giới mắc bệnh
D. 100% con gái sẽ bị bệnh nếu mẹ bình thường nhưng mang gen bệnh

Câu 181. Đặc điểm nào dưới đây KHÔNG phải là đặc điểm của bệnh di truyền gen
lặn trên NST giới tính:
A. Biểu hiện của bệnh phổ biến ở nam hơn ở nữ
B. Bố bệnh sẽ truyền gen cho con gái và biểu hiện bệnh ở 50% số cháu trai
C. Hôn nhân giữa nữ mang gen bệnh với nam bình thường sẽ sinh ra con mắc bệnh
D. Không bao giờ gặp người nữ mắc bệnh trong quần thể.

Câu 189. Cặp vợ chồng có vợ mang gen bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne (DMD)
chồng bình thường muốn sinh con gái, khi tư vấn di truyền cho cặp vợ chồng này
cần giải thích nguy cơ con gái họ mắc bệnh DMD là:
A. 50%
B. 25%
C. 0%
D. 75%

Câu 191. Bệnh mù màu là bệnh di truyền gen lặn liên kết với giới tính X. Chồng
bình thường, lấy vợ mang gen bệnh mù màu (XAXa). Tỷ lệ con gái của họ có kiểu
hình không mắc bệnh mù màu là:
A. 0%
B. 25%
C. 100%
D. 75%
Câu 193. Ở người bệnh mù màu đỏ- lục do gen lặn m nằm trên NST giới tính X
quy định, alen trội tương ứng M quy định phân biệt màu rõ, NST Y không mang
gen tương ứng. Trong gia đình, bố mẹ đều phân biệt màu rõ, sinh được con gái
mang gen dị hợp về bệnh này, kiểu gen của bố mẹ là:
A. XMXm x XmY
B. XMXm x XMY
C. XMXM x XmY
D. XMXM x XMY

Câu 195. Để phân biệt hiện tượng di truyền ty thể với các kiểu truyền khác người
ta dựa vào đặc điểm sau đây của hiện tượng di truyền ty thể :
A. Mẹ bệnh truyền bệnh cho con gái mà không truyền cho con trai
B. Mẹ bệnh sẽ truyền bệnh cho các con còn bố bệnh thì không
C. Mẹ bệnh truyền bệnh cho con trai mà không truyền cho con gái
D. Bố bệnh truyền cho con trai mà không truyền cho con gái

CÂU HỎI VI KÝ SINH

1. Kích thước vi khuẩn có đặc điểm là:


A. Rất nhỏ, đơn vị đo là µm.
B. Rất nhỏ, đơn vị đo là nm.
C. Không thay đổi trong các giai đoạn phát triển.
D. Phải quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại là 100 lần.

2. Hình thể của nhóm vi khuẩn nào có khuynh hướng xếp thành hình đặc biệt
A. Cầu khuẩn.
B. Trực khuẩn gram (-).
C. Trực khuẩn gram (+).
D. Xoắn khuẩn.

3. Đặc điểm của kích thước vi khuẩn:


A. Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, đơn vị đo là µm.
B. Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, đơn vị đo là nm.
C. Kích thước vi khuẩn không thay đổi trong các giai đoạn phát triển.
D. Muốn quan sát hình thể vi khuẩn phải dùng kính hiển vi có độ phóng đại là 100 lần.

4. Các thành phần có thể có trong cấc trúc của vi khuẩn


A. Vỏ, lông, pili, nha bào.
B. Vỏ, lông, vách, nha bào.
C. Vỏ, lông, enzym, vách.
D. Vỏ, lông, nha bào, độc tố.

5. Đặc điểm về cấu trúc của vi khuẩn:


A. Nhân của vi khuẩn là một phân tử ADN dài, khép kín.
B. Vách tế bào là nơi tổng hợp các enzym ngoại bào.
C. Mọi vi khuẩn đều có lông.
D. Vi khuẩn có thể tạo nhiều nha bào.

6. Đặc điểm của nha bào vi khuẩn:


A. Nha bào là hình thức tồn tại đặc biệt của vi khuẩn khi gặp điều kiện bất lợi.
B. Chỉ có ở các vi khuẩn như lao, dịch hạch.
C. Diệt nha bào cần đun sôi 15 phút.
D. Nha bào là hình thức sinh sản đặc biệt của vi khuẩn.

7. Tính chất bắt màu khác nhau khi nhuộm gram là do cấu tạo của:
A Vách.
B Nhân.
C Vỏ.
D Nha bào.

8. Thành phần nào thiếu hụt trong vách của vi khuẩn gram (-):
A Protein.
B Lipopolysaccharid.
C Acid teichoic.
D Peptidoglycan.

9. Nha bào có đặc điểm sau:


A Là dạng tồn tại của vi khuẩn kém đề kháng với các tác nhân lý hóa của môi trường.
B Chứa nhiều nước.
C Mỗi vi khuẩn sinh nha bào nhiều lần.
D Nha bào có thể gặp ở trực khuẩn gram (+).

10. Sự phân chia vi khuẩn thành 2 nhóm theo phương pháp nhuộm gram là dựa vào sự
khác biệt của cấu trúc
A Vỏ.
B Ribosom.
C Nhân.
D Vách.

11. Vi khuẩn có các loại hình thể cơ bản sau:


A Hình cầu, hình que, hình lò xo.
B Hình cầu, hình que, hình thoi.
C Hình khối, hình bầu dục, hình cong.
D Đa hình (sợi chỉ, xoắn, hình thoi,...).

12. Nha bào thường gặp ở nhóm vi khuẩn nào sau


A Cầu khuẩn gram (+).
B Cầu khuẩn gram (-).
C Trực khuẩn gram (+).
D Trực khuẩn gram (-).

13. Loại vi khuẩn nào sau bắt màu gram (-)


A Salmonella.
B Tụ cầu.
C Phế cầu.
D Trực khuẩn bạch hầu.

14. Loại vi khuẩn nào sau không bắt màu gram:


A Salmonella.
B Shigella.
C E. coli.
D Trực khuẩn lao.

15. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển cho đa số vi khuẩn gây bệnh là:
A <18°C.
B 28-30°C.
C 37°C.
D 37-42°C.
16. Năm giai đoạn nhân lên của virus ở tế bào sống cảm thụ là:
A Hấp thụ, xâm nhập, tổng hợp, lắp ráp và phá vỡ tế bào.
B Tổng hợp, xâm nhập, sinh interferon lắp ráp và phá vỡ tế bào.
C Lắp ráp, tổng hợp, xâm nhập, hấp phụ và tạo tiểu thể nội bào.
D Hấp thụ, xâm nhập, lắp ráp, tổng hợp và phá vỡ tế bào.

17. Trong virus học, chỉ số cytopathic effect (CPE) được dùng để đánh giá:
A Sự sai lạc nhiễm sắc thể của tế bào.
B Sự hủy hoại tế bào.
C Khả năng gây ung thư của virus.
D Số lượng tiểu thể nội bào được tạo ra.

18. Loại vi khuẩn nào sau đây cần nuôi cấy ở môi trường kỵ khí tuyệt đối:
A Uốn ván.
B Tụ cầu.
C Phẩy khuẩn tả.
D Liên cầu.

19. Vai trò của vi sinh vật y học trong dự phòng bệnh truyền nhiễm:
A Sản xuất vaccin.
B Sản xuất kháng sinh.
C Tìm vi sinh vật trong bệnh phẩm.
D Tìm kháng thể trong huyết thanh.

20. Vi khuẩn có nhiều đường xâm nhập vào cơ thể là:


A Trực khuẩn bạch hầu.
B Trực khuẩn uốn ván.
C Trực khuản mủ xanh.
D Trực khuẩn lỵ.

21. Vai trò của vi sinh y học được thể hiện trong điều trị bệnh bằng:
A Kháng độc tố.
B Kháng sinh.
C Vaccin.
D Huyết thanh miễm dịch.

22. Thành phần cấu trúc đóng vai trò là kháng nguyên của vi khuẩn là:
A Vỏ, lông, nha bào.
B Vỏ, vách, lông.
C Vỏ, màng nguyên sinh, lông.
D Vỏ, vách, nhân, lông.

23. Thành phần có chức năng bảo vệ, duy trì hình dạng của vi khuẩn cũng như chứa nội
độc tố của vi khuẩn gram (-) là:
A Vỏ.
B Nhân.
C Vách.
D Pili.

24. Vỏ bao ngoài (envelope) có chức năng:


A Mang tính kháng nguyên đặc hiệu typ.
B Tạo hình thể virus.
C Mang mật mã di truyền.
D Truyền tin.

25. Nhiễm trùng chậm thường do:


A Vi khuẩn sinh nha bào.
B Trực khuẩn đường ruột.
C Cầu khuẩn.
D Một số loại virus.

26. Tế bào có khả năng sản xuất kháng thể:


A Bạch cầu đoạn trung tính
B Lympho B.
C Lympho T.
D Không phải ba loại tế bào trên.

27. Đặc điểm của bệnh truyền nhiễm:


A Vi sinh vật phải sinh sản tới một số lượng nhất định mới gây bệnh.
B Khi đã nhiễm mầm bệnh thì chắc chắn sẽ mắc bệnh.
C Các bệnh truyền nhiễm có tiến triển giống hệt nhau.
D Bệnh truyền nhiễm thường dẫn tới tử vong.

28. Khái niệm miễn dịch thụ động nhân tạo là:
A Miễn dịch có được sau khi mắc bệnh nhiễm trùng khỏi.
B Miễn dịch do mẹ truyền cho con.
C Miễn dịch có được sau khi tiêm huyết thanh.
D Miễn dịch có được sau khi tiêm vaccin.

29. Nguồn gốc kháng thể trong miễn dịch tự nhiên của cơ thể là:
A Nhận từ mẹ.
B Tự sinh kháng thể.
C Nhận được từ huyết thanh.
D Nhận được sau khi tiêm vaccin.

30. Vaccin sống được bào chế từ:


A Các sản phẩm của vi sinh vật.
B Ngoại độc tố của vi khuẩn đã được làm mất độc lực nhưng còn tính kháng nguyên.
C Những vi sinh vật gây bệnh đã chết.
D Những vi sinh vật còn sống nhưng không có khả năng gây bệnh.

31. Nguyên tắc sử dụng vaccin:


A Mỗi vaccin chỉ cần tiêm một mũi duy nhất.
B Vaccin không gây phản ứng phụ.
C Phối hợp vaccin làm ảnh hưởng tới hiệu lực miễn dịch.
D Liều lượng vaccin phải được điều chỉnh theo độ tuổi và giới tính.

32. Liều lượng huyết thanh sử dụng phụ thuộc vào:


A Tuổi, cân nặng và đường tiêm.
B Tuổi, mức độ của bệnh và đường tiêm.
C Cân nặng, mức độ của bệnh và đường tiêm.
D Tuổi, cân nặng và mức độ bệnh.

33. Tiêu chuẩn của vaccin là:


A An toàn và hiệu quả.
B Hiệu quả và kinh tế.
C Kinh tế và thuận lợi.
D An toàn và kinh tế.

34. Vi khuẩn nào dưới đây có sức đề kháng yếu ở ngoại cảnh
A Tụ cầu
B Trực khuẩn mủ xanh
C Phế cầu
D Salmonella

35. Đặc điểm sinh học của xoắn khuẩn giang mai:
A Đề kháng cao với các tác nhân lý hóa.
B Có sức đề kháng yếu, dễ dàng bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời.
C Có khả năng đề kháng cao với nhiều loại kháng sinh.
D Tồn tại lâu trên các vật dụng ở ngoại cảnh.

36. Lọai vi khuẩn có sức đề kháng cao ở ngoại cảnh và là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh
viện quan trọng là:
A Trực khuẩn mủ xanh
B Liên cầu nhóm A
C Phẩy khuẩn tả
D Giang mai

37. Vi khuẩn nào dưới đây có sức đề kháng cao ở ngoại cảnh là:
A Tụ cầu
B Liên cầu nhóm A
C Phế cầu
D Lậu cầu

38. Đặc điểm sinh học của vi sinh vật gây bệnh ở da:
A Tụ cầu có sức đề kháng yếu ở ngoại cảnh.
B Tụ cầu ngày càng kháng lại nhiều kháng sinh.
C Liên cầu có sức đề kháng cao với các tác nhân lý hóa.
D Liên cầu không bị tiêu diệt bởi tia cực tím.

39. Đặc điểm sinh học của một số vi sinh vật gây bệnh?
A Lậu cầu có sức đề kháng cao ở ngoại cảnh do đó dễ lây lan.
B E.coli có sức đề kháng yếu, dễ dàng bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời.
C Trực khuẩn mủ xanh có sức đề kháng cao ở ngoại cảnh và ngày càng kháng lại nhiều
loại kháng sinh.
D Xoắn khuẩn giang mai dễ dàng lây qua các dụng cụ bị nhiễm khuẩn.

40. Vị trí gây bệnh thường gặp của lậu cầu là:
A Niệu đạo
B Âm đạo
C Trực tràng
D Bàng quang

41. Vị trí gây bệnh thường gặp của liên cầu nhóm A là:
A Họng
B Màng não
C Tai giữa
D Màng bụng

42. Salmonella có khả năng gây:


A Tăng co bóp nhu động ruột dẫn đến đau quan bụng
B Tăng tiết nước trong lòng ruột dẫn đến đi ngoài phân trắng
C Nhiễm độc thức ăn
D Tăng tiết chất nhầy trong lòng ruột

43. Đường lây của vi khuẩn Salmonella là:


A Tiêu hóa
B Hô hấp
C Máu
D Da và niêm mạc

44. Đường lây của vi khuẩn tả là:


A Tiêu hóa
B Hô hấp
C Máu
D Da và niêm mạc

45. Đường lây của bệnh giang mai mắc phải là:
A Qua da hoặc niêm mạc
B Hô hấp
C Tình dục
D Mẹ truyền cho con.
46. Đường lây của bệnh giang mai bẩm sinh là qua:
A Nhau thai ở những bà mẹ bị bệnh.
B Niêm mạc khi sinh ở những bà mẹ bị bệnh.
C Da trẻ bị xây xát khi sinh ở những bà mẹ bị bệnh.
D Sữa ở những bà mẹ bị bệnh.

47. Khả năng gây bệnh của tụ cầu vàng:


A Chủ yếu gây viêm dạ dày ruột, hiếm gây bệnh ở các cơ quan khác.
B Chủ yếu gây nhiễm khuẩn da và niêm mạc, hiếm gây bệnh ở các cơ quan khác.
C Gây nhiễm khuẩn huyết thường gặp ở những người nằm viện lâu ngày.
D Gây nhiễm độc thức ăn chủ yếu ở trẻ em và người suy giảm sức đề kháng.

48. Bệnh thấp tim là do vi khuẩn nào dưới đây gây nên:
A Tụ cầu vàng
B Liên cầu nhóm A
C Phế cầu
D Não mô cầu

49. Triệu chứng điển hình của lỵ cấp tính là:
A Đau bụng quặn, sốt, phân nhày máu
B Sốt, đi ngoài nhiều lần, phân nhày máu
C Đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng như nước vo gạo
D Đau bụng quặn, mót rặn, đi ngoài nhiều lần và phân nhầy máu.

50. Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán viêm họng do liên cầu nhóm A là:
A Dịch họng
B Chất nôn
C Đờm
D Máu

51. Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán lao là:


A Dịch họng
B Chất nôn
C Đờm
D Máu

52. Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán giang mai thời kỳ I là:
A Da xung quanh vết loét
B Dịch vết loét
C Nước tiểu
D Máu

53. Cách phòng nhiễm khuẩn do tụ cầu tốt nhất là:


A Tránh tiếp xúc chó mèo bị bệnh
B Đeo khẩu trang
C Vệ sinh cá nhân và môi trường
D Tránh côn trùng đốt

54. Cách phòng bệnh do Shigella tốt nhất là:


A Đeo khẩu trang
B Vệ sinh ăn uống
C An toàn truyền máu
D Tránh côn trùng đốt

55. Quan hệ tình dục an toàn là cách tốt nhất để phòng bệnh do vi khuẩn nào dưới đây:
A Trực khuẩn lỵ
B Trực khuẩn thương hàn
C Liên cầu nhóm A
D Lậu cầu

56. Phòng nhiễm khuẩn do nhóm trực khuẩn đường ruột phải thực hiện:
A Đeo khẩu trang
B Vệ sinh an toàn thực phẩm
C An toàn truyền máu
D Tránh côn trùng đốt

57. Cấu tạo chung của vi khuẩn gồm


A Vách, nhân, nguyên sinh chất, màng nguyên sinh
B Vách, nhân, nội nguyên sinh chất, ngoại nguyên sinh chất
C Vỏ, nhân, màng nhân, nguyên sinh chất
D Vỏ, nhân, nguyên sinh chất, màng nguyên sinh

58. Đặc điểm nha bào của vi khuẩn là:


A Luôn sinh sản và phát triển.
B Có cấu trúc đặc biệt nên chống lại yếu tố ngoại cảnh.
C Bị tiêu diệt ở 100oC.
D Luôn có sự trao đổi chất với môi trường xung quanh.

59. Chức năng của nha bào là:


A Giúp cho vi khuẩn di động.
B Giúp cho vi khuẩn chịu đựng được yếu tố ngoại cảnh bất lợi.
C Giữ cho vi khuẩn có hình dạng nhất định.
D Tham gia vào quá trình trao đổi chất.

60. Vi khuẩn giữ được hình dạng nhờ


A Vách
B Vỏ
C Màng nguyên sinh chất
D Nguyên sinh chất

61. Câu nào sau đây là đúng khi nói về pili của vi khuẩn
A Có nhiều loại pili.
B Vi khuẩn nào cũng có pili.
C Dài và mỏng hơn lông.
D Có cấu tạo giống lông.

62. Đường lây của vi khuẩn Shigella là:


A Tiêu hóa
B Hô hấp
C Máu
D Da và niêm mạc
63. Vị trí gây bệnh thường gặp nhất của trực khuẩn lao là:
A Phổi
B Dạ dày
C Trực tràng
D Bàng quang

64. Vị trí gây bệnh chủ yếu của Shigella là:


A Ruột non
B Dạ dày
C Đại tràng
D Bàng quang

65. Đường lây phổ biến của trực khuẩn lao là:
A Tiêu hóa
B Hô hấp
C Máu
D Da và niêm mạc

66. Khả năng gây bệnh của trực khuẩn lao:


A Trực khuẩn lao có thể lây qua đường tiêu hóa, hô hấp, máu.
B Gây bệnh ở nhiều cơ quan khác nhau.
C Lao phổi phổ biến thứ hai sau lao hạch
D Trực khuẩn lao không gây bệnh ở thận, khớp

67. Trực khuẩn E.coli có đặc điểm


A Chỉ phát triển ở đường tiêu hóa
B Không có trong phân của trẻ sơ sinh
C Góp phần tiêu hoá thức ăn, sản xuất vitamin
D Không gây viêm dạ dày ruột ở trẻ em

68. Vi khuẩn tả có đặc điểm


A Phát triển tốt trong đại tràng
B Gây bệnh bằng nội độc tố
C Có sức đề kháng cao với tác nhân lý hoá
D Gây tiêu chảy cấp

69. Nguyên nhân chính gây tử vong trong bệnh tả:


A Sốc do nội độc tố.
B Nhiễm trùng máu.
C Liệt cơ tim và các cơ hô hấp do ngoại độc tố.
D Mất nước và điện giải nhanh chóng.

70. Đặc điểm đúng về khả năng gây bệnh của xoắn khuẩn giang mai:
A Phụ nữ mang thai bị giang mai, trẻ sinh ra có thể mắc các dị tật bẩm sinh.
B Các vết loét “săng” không ngứa, không đau và thường không lây lan.
C Khi xuất hiện các nốt hồng ban trên cơ thể là thời kỳ lây lan mạnh nhất.
D Tổn thương ăn sâu vào tổ chức tạo nên các “gôm”, trong “gôm” có nhiều vi khuẩn.

71. Đặc điểm sinh lý của vi khuẩn:


A Vi khuẩn là loài tự dưỡng, dinh dưỡng đầy đủ.
B Vi khuẩn có thể sản xuất ra độc tố, sắc tố, chất gây sốt, vitamin,...
C Vi khuẩn sinh sản bằng cách nhân lên.
D Vi khuẩn hô hấp thông qua màng nguyên sinh chất.

72. Vị trí gây bệnh thường gặp của xoắn khuẩn giang mai
A Cơ quan sinh dục
B Đường tiết niệu
C Mắt ở trẻ sơ sinh
D Họng.

73. Lưu ý khi lấy bệnh phẩm để nuôi cấy tìm vi sinh vật gây bệnh:
A Đúng vị trí, khi có biểu hiện triệu chứng
B Đúng vị trí, khi có sốt
C Đủ số lượng cần thiết
D Cần có chất bảo quản thích hợp.

74. Người bệnh Nguyễn Thị H 30 tuổi, cách đây 3 ngày, xuất hiện các vết loét nhỏ, ngứa,
sau đó có mủ ở vùng bẹn, vết loét lan dần. Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán vi sinh đối với
người bệnh trên là:
A Da xung quanh ổ mủ
B Mủ
C Nước tiểu
D Máu

75. Người bệnh Lê Văn B 48 tuổi, cách đây 2 ngày đi liên hoan, sau đó xuất hiện nôn, đau
bụng, kèm theo tiêu chảy 5 lần/ngày. Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán vi sinh đối với người
bệnh trên là:
A Đờm
B Phân
C Nước tiểu
D Máu

76. Cách phòng nhiễm khuẩn do trực khuẩn mủ xanh tốt nhất là:
A Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
B Vệ sinh ăn uống: đảm bảo ăn chín, uống sôi.
C Vệ sinh môi trường, đặc biệt là môi trường bệnh viện.
D Uống thuốc dự phòng khi tiếp xúc với bệnh nhân

77. Người bệnh Bùi Văn M 32 tuổi, cách đây 4 ngày sốt cao đột ngột, mệt mỏi, chán ăn sau
đó xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da, đi ngoài bình thường. Tác nhân vi sinh vật có thể
gây bệnh ở người bệnh trên là:
A Virus Dengue
B Virus cúm
C Virus viêm gan
D HIV

78. Người bệnh Đỗ Văn M 32 tuổi, cách đây 4 ngày sốt cao đột ngột, mệt mỏi, chán ăn sau
đó xuất hiện các nốt xuất huyết dưới da, đi ngoài bình thường. Bệnh phẩm dùng để chẩn
đoán vi sinh đối với người bệnh trên là:
A Phân
B Đờm
C Nước tiểu
D Máu

79. Để chẩn đoán vi sinh vật đối với người nghi bị cúm, thường lấy bệnh phẩm:
A Dịch tiết mũi họng
B Phân
C Dịch não tủy
D Đờm

80. Cháu Đỗ Thị L 1 tuổi bị tiêu chảy 8 lần/ngày đã 2 ngày nay. Mẹ cháu cho uống men vi
sinh, oresol nhưng không đỡ. Bệnh phẩm dùng để chẩn đoán vi sinh vật đối với cháu Linh
là:
A Đờm
B Phân
C Nước tiểu
D Máu

81. Chức năng của màng sinh chất là:


A Duy trì áp suất thẩm thấu
B Duy trì hình thái tế bào
C Hấp thu các chất dinh dưỡng và thải các sản phẩm trao đổi chất
D Tích lũy các sản phẩm trao đổi chất

82. Đặc điểm của nhóm trực khuẩn đường ruột là:
A Hình que, đứng riêng lẻ, bắt màu gram (-).
B Hình que, đứng riêng lẻ, bắt màu gram (+).
C Có khả năng sinh nha bào.
D Có khả năng di động.

83. Bộ phận đóng vai trò dinh dưỡng của vi khuẩn là


A Vỏ.
B Vách.
C Màng bào tương.
D Nguyên sinh chất.

84. Hai thành phần cấu trúc chung của virus là


A Acid nucleic và enzym cấu trúc.
B Enzym cấu trúc và capsid.
C Capsid và vỏ envelop.
D Acid nucleic và capsid

85. Hai thành phần cấu trúc riêng của virus là


A Enzym cấu trúc và capsid.
B Acid nucleic và vỏ envelop.
C Vỏ envelop và enzym cấu trúc.
D Acid nucleic và capsid.

86. Đặc điểm nào sau đây không phải là của nha bào:
A Là dạng tồn tại của vi khuẩn đề kháng cao với các tác nhân lý hóa của môi trường.
B Chứa ít nước (10-20%).
C Mỗi vi khuẩn chỉ sinh nha bào một lần.
D Nha bào chỉ có ở trực khuẩn gram (-).
87. Để nhận biết hình thể của vi khuẩn cần dựa vào các yếu tố là:
A Hình dạng, vỏ, lông.
B Kích thước hình dạng, tính chất bắt màu.
C Hình dạng, tính chất bắt màu, sự sắp xếp tế bào.
D Nhân, sự sắp xếp tế bào, tính chất bắt màu.

88. Virus có thể quan sát được bằng


A Mắt thường.
B Kính hiển vi quang học.
C Kính hiển vi điện tử.
D Kính hiển vi huỳnh quang.

89. Đặc điểm nào sau đây không phải là của vi khuẩn
A Một số vi khuẩn có ích đối với con người
B Trong quá trình chuyển hóa vi khuẩn có thể sản xuất ra độc tố, sắc tố, chất gây sốt,
Vitamin,...
C Vi khuẩn sinh sản bằng cách nhân lên.
D Vi khuẩn hô hấp thông qua màng nguyên sinh chất.

90. Phát biểu nào không đúng về tính chất phản ứng của cơ thể với vi sinh vật gây bệnh
A Tuổi có liên quan đến bệnh nhiễm trùng
B Người già khó mắc bệnh hơn người trẻ
C Trẻ em dưới 6 tháng ít mắc bệnh nhiễm trùng
D Một số hormon làm giảm phản ứng viêm, làm giảm sức đề kháng với mầm bệnh.

91. Vi khuẩn nào thuộc nhóm cầu khuẩn:


A Vi khuẩn lậu.
B Vi khuẩn lao.
C Vi khuẩn bạch hầu.
D Vi khuẩn đường ruột.

92. Tính chất nào liên hệ đến vi khuẩn gram (-):


A Vỏ là nơi chứa độc lực.
B Màu hồng.
C Vách không giữ được thuốc nhuộm tím.
D Màu tím.

93. Người bệnh Nguyễn Thị H 30 tuổi, cách đây 3 ngày, xuất hiện các vết loét nhỏ, ngứa,
sau đó có mủ ở bẹn, vết loét lan dần. Tác nhân vi sinh vật có thể gây mụn mủ ở người bệnh
H là:
A Phế cầu
B Liên cầu
C Lậu cầu
D E. coli

94. Người bệnh Lê Văn B 48 tuổi, cách đây 2 ngày đi liên hoan, sau đó xuất hiện nôn, đau
bụng, kèm theo tiêu chảy 5 lần/ngày. Tác nhân vi sinh vật có thể gây tiêu chảy ở bệnh nhân
trên là:
A Trực khuẩn thương hàn
B Liên cầu nhóm A
C Trực khuẩn mủ xanh
D H. pylori

95. Cháu Hà Văn K 3 tuổi, cách đây 1 ngày xuất hiện sốt 39oC, chán ăn, mệt mỏi, ho, sổ
mũi, đi ngoài bình thường. Tác nhân vi sinh vật có thể gây sốt ở cháu K là:
A Virus cúm
B Virus sởi
C Virus Viêm gan
D Virus Rota

96. Cháu Đỗ Thị L 1 tuổi bị tiêu chảy 8 lần/ngày đã 2 ngày nay. Mẹ cháu cho uống men vi
sinh, oresol nhưng không đỡ. Tác nhân vi sinh vật có thể gây tiêu chảy ở cháu L là:
A Virus viêm gan
B Virus sởi
C Virus Dengue
D Virus Rota

97. Bệnh nhân nam, 26 tuổi, sau khi quan hệ tình dục không an toàn, có biểu hiện đái rắt,
đát buốt kèm theo mủ, bệnh phẩm xét nghiệm tìm ký sinh trùng gây bệnh là
A Nước tiểu và mủ đường sinh dục
B Nước tiểu và máu
C Mủ đường sinh dục
D Mủ đường sinh dục và máu

You might also like