You are on page 1of 17

BÀI TẬP KĨ NĂNG MỀM

HỌ VÀ TÊN: Thái Thị Toán


MSSV: 205754010110015
LỚP: Kĩ Năng Mềm 08
NHÓM:
BÀI LÀM
Câu 1:
Em hãy trình bày thế nào là một người làm việc tích cực ? Em đã ứng dụng kỹ
năng làm việc tích cực vào trong công việc và cuộc sống của em như nào? Cho
ví dụ minh họa ? Liên hệ bản thân ?
Trình bày 7 bước thiết lập mục tiêu ? Quá trình hành động và tạo ra giá trị ?
Liên hệ bàn thân.
Trả Lời
 Thế nào là một người làm việc tích cực ?
Một người làm việc tích cực được hiểu là sự lạc quan, vui vẻ, chuyên nghiệp và
tận tâm của bạn trong công việc đang thực hiện. Ngoài ra, thái độ tích cực còn giúp
bạn thể hiện được thái độ cầu tiến, sẵn sàng học hỏi đối với cấp trên và đồng
nghiệp. Như vậy, người có thái độ tốt sẽ được cấp trên và đồng nghiệp đánh giá
cao không chỉ về năng lực mà còn về tinh thần làm việc. Từ đó, bạn có thể mở
rộng mối quan hệ và có nhiều cơ hội phát triển tốt hơn.
Những yếu tố để đánh giá thái độ tích cực:
 Luôn chủ động trong công việc.
 Tập trung khi làm việc và đạt được hiệu quả công việc cao.
 Nghiêm túc tuân thủ những yêu cầu từ cấp trên.
 Có tinh thần học hỏi, sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới.
 Luôn có tinh thần lạc quan và vui vẻ trong công việc.

 Ứng dụng kỹ năng làm việc tích cực vào trong công việc và cuộc sống
của em
Trong cuộc sống và công việc, yếu tố nào cũng nên được áp dụng và thực hiện.
Tuỳ tình huống và hoàn cảnh thì sẽ có những cách suy nghĩ và thái độ khác nhau.
Ví dụ như khi bản thân em đi làm phục vụ. Để có một môi trường vui vẻ và thoải
mái thì giữa bản thân em và đồng nghiệp luôn có những lời động viên, trêu đùa,
hỏi thăm nhau. Bên cạnh đó, giữa chúng em luôn biết tôn trọng đồng nghiệp và bản
thân, mỗi người đều có nhiệm vụ riêng, không ai là vô dụng nên không vì một sai
sót không đáng mà chỉ trích người ta. Em luôn làm việc theo sự tin tưởng, xuất
phát từ cái tâm của em, không phân biệt và luôn đối xử tốt, công bằng với mọi
người. Khi em tiếp nhận công việc một cách hăng hái, nỗ lực hết mình thì em cảm
thấy công việc nó không khó khăn và luôn biết cách giải quyết một cách thật chỉn
chu. Sự bất đồng giữa em và đồng nghiệp cũng như đối với khách hàng chắc chắn
là sẽ có. Những lúc như vậy, em thường đặt bản thân vào vị trí của đối phương để
hiểu được nguyên nhân vì sao lại xảy ra như vậy để đưa ra một giải pháp hợp lí
nhất để hài lòng đôi bên. Em cũng không ngần ngại mà sẵn sàng học hỏi từ cấp
trên, đồng nghiệp và khách hàng. Thoải mái chia sẻ cảm xúc và trải nghiệm của
bản thân em thì mối quan hệ giữa em với mọi người cũng trở nên gần gũi hơn, điều
đó cũng khiến em được yêu mến và công việc sẽ được hoàn thành một cách tốt
nhất.
 Liên hệ bản thân
Bản thân em luôn xác định được mục tiêu và lập kế hoạch một cách tỉ mỉ. Cần
nắm rõ và nắm bắt được thời gian hợp lý để hành động. Thực tế chứ không chỉ suy
nghĩ viễn vông. Đặt ra được các bước cần làm ngay sau đó. Chia nhỏ công việc để
dễ hoàn thành hơn, tất nhiên là sẽ chia cả thời gian để hoàn thành nó. Làm từ nhỏ
đến lớn, đơn giản đến phức tạp. Không cần cầu kì, luôn chắc chắn hành động luôn
đi theo đúng kế hoạch bản thân em đã vạch ra.
 Trình bày 7 bước thiết lập mục tiêu
Bước 1: Hãy xác định xem bạn muốn cái gì?
Hầu hết mọi người không làm được điều này. Chỉ có 10% biết chính xác và rõ
rang họ thực sự muốn điều gì ?
Bạn muốn gì về sức khỏe của bạn, về tài chính hay gia đình của bạn?
Bạn cần phải rõ ràng và cụ thể nó. Hãy nhớ rằng tiềm thức của bạn chỉ làm việc
để bạn đạt được mục tiêu của bạn khi nó rất rõ ràng.
Bước 2: Hãy viết nó ra
Chỉ 3% người trưởng thành đạt được mục tiêu của mình, và những người khác
thì làm việc cho họ.
Viết nó ra, đây được gọi là: psycho-neuro-motor-activity (hoạt động vận động
thần kinh). Khi bạn viết chính xác mục tiêu của mình ra giấy. Nó sẽ kích hoạt toàn
bộ sức mạnh tinh thần của bạn và sắp đặt chương trình trong trí não của bạn. Khi
đó tiềm thức của bạn sẽ làm việc 24h/ngày.
Bước 3: Chọn thời hạn hoàn thành
Đặt ra mục tiêu rõ ràng và cụ thể để hoàn thành, việc này hoạt động như một hệ
thống động lực ý thức và siêu ý thức của bạn. Đây thực sự là những động lực định
hướng cho bạn để bạn đạt được mục tiêu đã đặt ra. Vì vậy, hãy chia thời hạn cho
những mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn. Hãy chia nhỏ mục tiêu và thời
hạn hoàn thành – hãy luôn nghĩ về thời gian đó.
Bước 4: Lập danh sách
Lập danh sách tất cả các việc mà bạn nghĩ bạn cần làm để có thể đạt được mục
tiêu đó. Hãy viết liên tục cho đến khi bản danh sách hoàn thiện. Khi bạn nghĩ ra cái
gì mới, hãy viết ngay vào bản danh sách. Sẽ có điều tuyệt vời khi bạn chia nhỏ các
mục tiêu trong danh sách. Henry Ford đã nói: Những việc lớn lao trên thế giới đều
có thể đạt được, nếu như bạn biết tách nó ra thành những việc nhỏ đủ cần.
Một số người hỏi rằng: biết thế nào là ĐỦ ? và câu trả lời là khi nào ĐỦ nó sẽ
ĐẾN.
Bước 5: Sắp xếp danh sách
Làm thế nào để sắp xếp danh sách?
Có 2 cách để sắp xếp danh sách:
1. là theo trình tự: Theo thứ tự các công việc mà bạn cần làm.
2. là theo việc ưu tiên: Công việc nào quan trọng hơn, công việc nào ít quan
trọng hơn.
Bây giờ bạn đã có mục tiêu, chia nhỏ nó theo Trình tự hoặc Ưu tiên. Như vậy
bạn đã có một bản kế hoạch. Mục tiêu bạn đạt được theo bản kế hoạch nhiều khi
còn phi thường hơn cả những gì bạn tưởng tượng.
Bước 6: Hãy hành động!
Hãy làm gì đó! hãy hành động nhanh chóng... Hãy làm gì đó ngay lập tức để
thực hiện mục tiêu của bạn!
Bước 7: Hãy làm việc gì đó hàng ngày
Hãy làm việc gì đó hàng ngày để đưa bạn đến mục tiêu của bạn, cho dù có
chuyện gì xảy ra.
Câu 2:
Kỹ năng giao tiếp quan trọng như thế nào trong cuộc sống của em. Em hãy trình
bày và phân tích nguyên nhân thất bại trong giao tiếp ? Theo em nguyên nhân
nào là quan trọng nhất, vì sao ?
Trả Lời
 Vai trò của kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để
truyền tải, diễn đạt, trao đổi thông tin,… Kỹ năng giao tiếp là tập hợp những quy
tắc, cách ứng xử, phản hồi,… giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích
nhất địch.
“Kỹ năng giao tiếp là một công cụ quan trọng trong cuộc hành trình theo đuổi
mục tiêu, dù là gia đình, đồng nghiệp hay khách hàng của bạn” – đánh giá về kỹ
năng giao tiếp của nhà diễn thuyết, chính trị gia người Mỹ Les Brown.
Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp:
 Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của con người
Giao tiếp là nhu cầu cơ bản của mỗi người ngay từ khi sinh ra cho tới khi mất
đi. Một đứa trẻ dù chưa biết nói nhưng biết cất tiếng khóc, cười nói để giao tiếp.
Khóc để cho bố mẹ biết mình đói, khóc để cho bố mẹ biết mình cần gì,…
 Giao tiếp là điều kiện tồn tại của xã hội
Nếu không có giao tiếp, hãy tưởng tượng con người sẽ phát triển thế nào, xã hội
sẽ ra sao. Xã hội là một cộng đồng có sự ràng buộc, liên kết với nhau. Ở đó, con
người kết nối với nhau thông qua giao tiếp. Giao tiếp là cơ thể của sự tồn tại, phát
triển của con người trong học tập, công việc và cuộc sống.
 Kỹ năng giao tiếp giúp mở rộng mối quan hệ
Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp là gì? Đó là mở rộng mối quan hệ. Khi
biết cách giao tiếp, giao lưu học hỏi, mỗi người sẽ tự mở rộng mối quan hệ cho
mình. Điều này tạo cơ sở để phát triển sự nghiệp, duy trì cuộc sống. Không giao
tiếp, bị cô lập là một trong những điều đáng sợ nhất.
 Kỹ năng giao tiếp giúp phối hợp hành động
Một tổ chức, tập thể muốn tồn tại, hoạt động thống nhất rất cần giao tiếp. Nhờ
giao tiếp, mỗi người hiểu được yêu cầu, mong muốn của người khác, mục đích
chung của nhóm. Trên cơ sở đó, mọi người sẽ cùng phối hợp với nhau để hoạt
động nhằm đạt mục đích chung.
 Giao tiếp giúp hình thành, phát triển nhân cách
Thông qua giao tiếp, con người sẽ lĩnh hội được nền văn hóa, đạo đức, chuẩn
mực xã hội. Các tiêu chuẩn đạo đức như tinh thần trách nhiệm, lòng vị tha, bao
dung,… cũng được hình thành. Cũng qua giao tiếp, mỗi người sẽ tự nhận thức,
đánh giá được bản thân trên cơ sở nhận thức, đánh giá người khác. Từ đó, mỗi
người sẽ biết cách tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân mình.
 Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp – chìa khóa gắn kết quan hệ
Trong gia đình hay ra ngoài xã hội, mỗi cá nhân đều cần tự trang bị cho mình
kỹ năng giao tiếp. Cha mẹ cần kỹ năng giao tiếp để thấu hiểu con cái, chia sẻ, đồng
cảm với thế hệ trẻ. Con cái cần kỹ năng giao tiếp để truyền đạt mong muốn của
mình với cha mẹ. Bạn bè, đồng nghiệp cần giao tiếp tốt để hiểu nhau, hỗ trợ nhau
tốt hơn,…
 Kỹ năng giao tiếp tốt là cầu nối của thành công
Xã hội ngày càng tiên tiến, phát triển, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt.
Chỉ giỏi chuyên môn, nhiệt huyết mới chỉ là điều kiện cần. Để có thể thăng tiến dễ
dàng, gặt hái nhiều thành công, bạn cần nhiều thứ khác nữa. Và kỹ năng giao tiếp
thật thông minh, khéo léo là một trong những điều kiện đủ. Không phải tự nhiên
mà người ta nâng tầm giao tiếp lên thành nghệ thuật.
Môi trường công sở thường khá phức tạp. Ở đây, bạn cần học các kỹ năng giao
tiếp để tồn tại, để kết nối. Một nhân viên văn phòng biết cách giao tiếp sẽ có mối
quan hệ tốt với đồng nghiệp. Làm việc nhóm là hoạt động thường thấy với nhân
viên văn phòng. Do vậy, khi có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn cũng sẽ kết hợp làm việc
với mọi người tốt.
Hai người nhân viên có thể cùng kỹ năng chuyên môn tốt như nhau. Tuy nhiên,
người nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt, được sếp trọng dụng, được mọi người
yêu quý sẽ có cơ hội thăng tiến nhanh hơn.
 Nguyên nhân thất bại trong giao tiếp
8 nguyên nhân hay nói cách khác là 8 sai lầm thường gặp trong kỹ năng giao
tiếp, khiến việc giao tiếp thất bại.
 Nguyên nhân thứ nhất: Không lắng nghe
Giao tiếp là quá trình tương tác giữa hai hoặc nhiều người, chính vì thế nó bao
gồm cả trình bày và lắng nghe. Tuy nhiên, trong các cuộc trò chuyện chúng ta
thường dễ vì cao hứng mà nói liên tục, luôn luôn đợi đến lượt mình để nói và nói
với tốc độ nhanh chóng mà quên mất người đối diện. dẫn đến tình trạng cướp lời,
cắt ngang lời người khác, không để ý đến cảm xúc của người khác.
 Nguyên nhân thứ hai: Đặt quá nhiều câu hỏi
Bạn vừa kết thúc một ngày làm việc ở công ty về đến nhà, cô vợ bạn chạy ra
ngay với một loạt câu hỏi: Anh về muộn thế ?, Hôm nay đi đâu ?, Không ăn cơm
nhà sao không báo ?, Chiều sao đón con muộn thế ?, Và .... Các câu hỏi khác Thay
vì thế hãy hỏi và nói đan xen nhau, có điểm dừng và lắng lại để lắng nghe đối
phương. Nói quá nhiều cũng không tốt mà hỏi quá nhiều cũng không tốt. Nhớ nhé!
 Nguyên nhân thứ ba: Kĩ năng truyền đạt kém
Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất ở đại đa số, chúng ta có
ý tưởng rất tuyệt nhưng chúng ta không thể biểu hiện chúng thành ngôn ngữ cho
người khác hiểu, nó giống như chai nước bị đóng chặt nắp lại, không thể trào ra
được, điều này khiến cho bản thân người nói bức bối mà người nghe cũng khó
chịu.
Chậm lại. Khi bạn hào hứng về một cái gì đó bạn có khả năng sẽ nói nhanh
hơn.
Cố gắng làm chậm lại. Điều này sẽ làm cho mọi người dễ dàng lắng nghe bạn
và giúp bạn truyền tải những gì bạn muốn nói với họ điều này sẽ giúp bạn ghi điểm
về kỹ năng giao tiếp trong mắt mọi người.
Nói to lên, đừng ngại nói lớn khi cần thiết để mọi người nghe được bạn.
Không lí nhí, nói chuyện với cảm xúc: Không ai chịu lắng nghe lâu nếu bạn cứ
nói chuyện với một giọng đều đều. Hãy để giọng nói phản ánh cảm xúc của bạn.
Khi khắc phục được là bạn đã tăng kỹ năng giao tiếp của mình lên đáng kể rồi nhé.
Sử dụng các khoảng nghỉ: Nói chậm lại cộng thêm một khoảng dừng nhỏ
giữacác suy nghĩ hay các câu nói sẽ tạo ra một chút căng thẳng và dự đoán. Mọi
người sẽ bắt đầu lắng nghe chăm chú hơn.
 Nguyên nhân thứ tư: Nhìn vào điểm đen
Nghe thì có vẻ khó hiểu những thực chất đây là là một rào cản vô hình xảy ra
đối với rất nhiều người, đó là các bạn luôn tự giới hạn chính mình, tự ti và có tâm
lý sợ sai, tự nhìn về điểm yếu của mình và mất đi sự tự tin, không dám giao tiếp.
Bằng một cách nào đó, hãy nghĩ rằng các yếu điểm chính là chìa khóa để bạn tiến
gần đến thành công, bạn phải sai thì mới biết để khắc phục. Khi bạn nói hớ một
câu gì đó, nhỡ miệng một câu gì đó, bạn sẽ nhớ mãi và nhắn bản thân cẩn thận để
không mắc lỗi nữa.
 Nguyên nhân thứ năm: Thói quen đổ lỗi
Khi giáo viên hỏi: “Sao hôm nay em đi học trễ”. Các bạn thấy đấy, khi trả lời
chúng ta chỉ nghĩ đến việc giải quyết vấn đề tức thời nhưng không để tâm đến hậu
quả lâu dài.
Một là: Đánh mất cơ hội của chính mình, nếu ta chỉ đi tìm lỗi của người khác
thì sẽ không sửa được lỗi của chính mình, và không sửa được lỗi thì kéo theo sẽ
không bao giờ giải quyết được vấn đề.
Hai là: Mọi người né tránh, không ai muốn làm việc với một người suốt ngày
chỉ tìm lý do để biện minh cho việc mình không làm được. Người ta có thể chấp
nhận bạn mắc lỗi , những không thể chấp nhận bạn chuyên đi đổ lỗi. Đó là nguyên
nhân giao tiếp kém với đồng nghiệp về lâu về dài.
Ba là: gây hiềm khích, mất đoàn kết: khi đổ lỗi chắc chắn tranh cãi sẽ xảy ra,
vấn đề sẽ không dừng lại ở công việc và lây lan thành vấn đề cá nhân. Tất cả sẽ tập
trung “bới lông tìm vết” người nọ chứng minh người kia sai, hiềm khích thù hằn
cũng từ đó mà nảy sinh.
 Nguyên nhân thứ sáu: Giao tiếp lệch pha
Giao tiếp lệch pha hay nói một cách dân gian là “Ông nói gà bà nói vịt”. Thực
chất nguyên nhân dẫn đến lỗi này là do không lắng nghe nhau trong giao tiếp, nếu
không khắc phục chắc chắn kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ “tụt dốc không phanh”.
 Nguyên nhân thứ bảy: Hiếu thắng
Bản thân ai cũng mong muốn mình là người chiến thắng, ngay cả trong một
cuộc thi hay đơn giản là một cuộc trò chuyện, chúng ta thường hay cố gắng để bảo
vệ luận điểm của mình, rằng mình phải đúng. Tuy nhiên, nếu đó không phải là một
cuộc thảo luận chuyên đề hay đặc thù nào đó, thì hãy hạ bớt cái tôi các nhân để duy
trì cảm xúc tích cực của cuộc trò chuyện.
 Nguyên nhân thứ tám: Không kiểm soát được ngôn ngữ hình thể
Thực ra, để quyết định cuộc giao tiếp của bạn có hiệu qua hay không phụ thuộc
khá nhiều vào ngôn ngữ cơ thể. Không phải tự nhiên mà người ta gọi là “ngôn ngữ
cơ thể” có nghĩa là cơ thể bạn chính là một loại ngôn ngữ, nó bổ trợ cho phần giao
tiếp bằng ngôn từ của bạn, tuy nhiên cũng chính nó là tác hại khiến bạn trông kém
cỏi trong giao tiếp.
Kỹ năng giao tiếp tốt là điều kiện tất yếu dẫn đến thành công vì vậy cần nâng
cao kỹ năng này giúp giao tiếp hiệu quả và khéo léo hơn. Các bạn cũng chú ý
những nguyên nhân dẫn thất bại trong giao tiếp để đạt được nhiều thành công hơn
trong cuộc sống.
 Nguyên nhân quan trọng nhất
Theo em nguyên nhân “Không lắng nghe” là quan trọng nhất.
Bởi vì “Giao tiếp chính là sự tương tác qua lại giữa hai hoặc nhiều người”,
người ta thường có câu “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”. Có lắng nghe
thì mới hiểu được bản chất của sự việc hay công việc của mình. Lắng nghe người
khác là tôn trọng đối phương cũng như bảo vệ lời nói của mình đối với mọi người.
Không thể vì cảm xúc cao hứng của bản thân mà lảng tránh câu chuyện hay sự góp
ý của mọi người mà dẫn đến việc cướp lời, xen ngang. Khi bản thân mình quên
mất người đối diện, không tôn trọng đối phương mà chỉ nghĩ đến cảm xúc riêng,
câu chuyện riêng của bản thân thì ắt hẳn người đó sẽ rất khó để hoà nhập với mọi
người xung quanh. Giao tiếp nó chính là một công cụ để gắn kết mọi người lại, là
điều kiện để tồn tại trong xã hội. Chính vị vậy “Lắng nghe” chính là bước đầu của
sự thành công, phải có lắng nghe người khác thì sau đó lời nói của bản thân mình
mới có giá trị và được người ta công nhận điều đó.
Câu 3:
Năng lượng của bạn đang tích cực hay tiêu cực ? Cho ví dụ minh họa và
phương pháp tích cực của bạn ?
Trả Lời
 Năng lượng của bạn đang tích cực hay tiêu cực ?
Để trả lời câu hỏi thì tôi sẽ phân biệt năng lượng tích cực và tiêu cực. Năng
lượng tích cực xuất hiện như một cơ chế nhằm hiện thực hóa những cảm xúc vui
sướng và hạnh phúc của bạn khi đạt được điều gì đó. Hệ thống phân cấp nhu cầu
của Maslow đã giúp chúng ta giải thích quá trình này. Bạn sẽ được thúc đẩy hành
động hơn khi một trong những kết quả của hành động đó tác động đến nhu cầu trực
tiếp của bạn (nhu cầu thể hiện bản thân, lòng tự trọng, yêu thương, an toàn và thể
chất. Trong khi đó, năng lượng tiêu cực lại dựa trên sự trừng phạt và sợ hãi về hậu
quả. Đó không còn là sự luyện tập chăm chỉ được thúc đẩy bởi cảm giác tự hào sau
khi được khán giả yêu thích mà lại xuất phát từ nỗi sợ bị chỉ trích. Nếu chỉ sử dụng
một cụm từ để mô tả loại loại động lực này, chỉ có thể là Do or Die”. Năng lượng
của bản thân em là hỗn tạp giữa tích cực và tiêu cực .
 Ví dụ minh họa phương pháp tích tích cực của bản thân:
Là một sinh viên năm 3 của trường Đại Học Vinh, tôi có thể tạo ra động lực tích
cực bằng cách nhắc nhở bản thân về lợi ích của một nhiệm vụ hoặc thiết lập phần
thưởng cho bản thân ngay khi hoàn thành một việc gì đó. Nó tương đương với việc
sắp đặt củ cà rốt hoặc suy nghĩ về củ cà rốt khi bạn bắt đầu những gì bạn cần làm.
Bạn muốn chinh phục những ngọn núi cao hơn? Hãy chia nhỏ các mục tiêu thực tế
của thành các mục tiêu ngắn hạn. Và đừng quên đặt phần thưởng khi bạn đạt được
những mốc nhỏ đó.
Bên cạnh đó, cảm giác hoàn thành cung cấp cho bạn động lực để khao khát và
hy vọng cho những bước tiếp theo.
Đôi khi, động lực tích cực còn giúp bạn trở thành phiên bản tốt hơn trong cuộc
sống mà không chỉ riêng gì trong công việc. Ví dụ, hình dung một phiên bản gầy
hơn, đẹp hơn của bản thân có thể thúc đẩy bạn thức dậy và tập thể dục vào buổi
sáng. Đồng thời, bạn có thể tự thưởng cho mình một chai rượu nếu bạn đạt được
chỉ tiêu hàng tuần trong công việc. Cả hai phương pháp này đều tích cực và thực sự
có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu bạn đặt ra.
Trong một vài trường hợp, khi bạn nhận thấy phần thưởng không đủ sức hấp dẫn
để thu hút tư tưởng và biến thành hành động, hãy thử đến phương pháp của động
lực tiêu cực.
Câu 4:
Theo em , khi đi phỏng vấn , ứng viên cần phải chuẩn bị những gì ? Trong quá
trình phỏng vấn , nhà tuyển dụng sẽ tuyển chọn các ứng viên theo những tiêu
chí nào ?
Theo em tiêu chí nào là quan trọng nhất ? Lấy ví dụ tại sao tiêu chí đó là quan
trọng nhất.
Trả Lời
Theo em , khi đi phỏng vấn , ứng viên cần phải chuẩn bị những điều như sau:
1. Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị là điều vô cùng quan trọng đối với một buổi phỏng vấn xin
việc. Việc chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt từ cách trả lời phỏng vấn xin việc đến tìm
hiểu kỹ về công ty hay kinh nghiệm phỏng vấn xin việc đều sẽ làm ứng viên trở
nên tự tin hơn. Ngoài ra, ứng viên cũng cần chú ý đến trang phục và những tài liệu
trong bộ hồ sơ xin việc cần mang theo để mọi thứ diễn ra thuận tiện hơn.
2. Chỉnh chu về ngoại hình khi đi phỏng vấn xin việc
Có một câu nói vui như này “Ánh sáng đi trước âm thanh” vì vậy nhà tuyển
dụng sẽ nhìn thấy diện mạo của bạn trước khi bạn cất lên tiếng nói. Điều đó cho
thấy tầm quan trọng của diện mạo của ứng viên trong buổi phỏng vấn xin việc. Vì
thế rất nhiều câu hỏi được đặt ra “Đi phỏng vấn xin việc nên mặc gì?” hay “Đi
phỏng vấn xin việc cần chuẩn bị gì trong trang phục? ”. Đầu tiên, bạn cần đảm bảo
trang phục gọn gàng, nghiêm túc, mặt mũi sáng sủa, tóc tai gọn gàng. Đối với nam
ưu tiên tóc để màu đen tự nhiên, quần âu và áo sơ mi. Còn đối với nữ, tóc taigọn
gàng, các ứng viên có tóc dài có thể buộc cao lên, tránh để tóc mái che hết mặt hay
lôi thôi...
3. Những thứ cần mang đi phỏng vấn xin việc
Đối với những thứ cần thiết cho buổi phỏng vấn xin việc thông thường sẽ phù
thuộc nhiều vào yêu cầu của nhà tuyển dụng. Một số nhà tuyển dụng sẽ liệt kê rõ
các thứ cần thiết cho buổi phỏng vấn như hồ sơ xin việc bản in màu hay thậm chí
mang theo laptop cá nhân để thuận tiện cho việc test IQ phỏng vấn xin việc... Tuy
nhiên đôi khi nhà tuyển dụng không đề cập gì tới việc tài liệu cần mang theo, vậy
ứng viên nên mang theo gì để khiến mình chuyên nghiệp hơn ? Dưới đây là danh
sách một vài thứ bạn nên mang theo:
 Sổ tay và bút: đây là hai thứ được coi là vật bất ly thân với nhiều người,
chúng giúp bạn ghi chép thuận tiện và nhanh chóng bất kỳ lúc nào. Và buổi
phỏng vấn xin việc cũng vậy, đôi khi bận cần ghi lại những thứ trao đổi giữa
hai bên.
 Hộp đựng danh thiếp: đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm việc làm
nhiều năm, danh thiếp của bạn sẽ tạo nên độ uy tín và cũng để nhà tuyển
dụng liên lạc với bạn nhanh hơn.
 CV bản in màu: Nếu nhà tuyển dụng không đề cập gì tới việc mang theo CV
thì lời khuyên cho bạn là hãy cứ in ra nhé, khi đó bạn sẽ trở nên thực sự
chuyên nghiệp hơn đó.
4. Lập ra danh sách những điều khiến bạn phù hợp với công việc
Bạn đã đọc rất kỹ về bản JD - bản mô tả công việc thì kinh nghiệm phỏng vấn
xin việc dành cho bạn, đó là hãy liệt kê ra danh sách những điều bạn có và những
kinh nghiệm công việc mà bạn tin là bạn phù hợp với vị trí đó. Điều này giúp cho
cách trả lời phỏng vấn xin việc diễn ra trôi chảy và lưu loát hơn và cũng giúp bạn
tránh để xót ý cần trả lời.
5. Chuẩn bị kỹ thông tin trước khi đi phỏng vấn xin việc
Nhiều ứng viên phân vân không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì trong buổi phỏng
vấn xin việc. Các bạn có thể lên Google và tìm kiếm từ khóa “Câu hỏi phỏng vấn
xin việc” hay “500 câu hỏi và trả lời phỏng vấn xin việc bằng tiếng anh”... Các bạn
sẽ có rất nhiều gợi ý dành cho mình. Tuy nhiên, thông thường nhà tuyển dụng sẽ
rất quan tâm tới những thông tin mà bạn biết về công ty của họ, các thông tin này
bao gồm:
 Công ty hoạt động về lĩnh vực gì, có trụ sở chính ở đâu.
 Lịch sử hình thành, các cam kết hay giá trị hướng tới cộng đồng
 Chế độ đãi ngộ đối với vị trí công việc.
Ngoài ra, để kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc tốt hơn, bạn cần chuẩn bị các
thông tin về các câu hỏi tình huống giả định, chẳng hạn như “Nếu được nhận, em
có sẵn sàng ký cam kết làm việc với công ty ít nhất 1 năm hay không?” hay thậm
chí các câu hỏi hóc búa hơn như “Em có sẵn sàng làm thêm không công vào cuối
tuần”... Bạn hãy luôn sẵn sàng tinh thần cho các câu hỏi như vậy nhé.
6. Tổng duyệt trước khi đi phỏng vấn
Đây là lúc bạn ngồi lại và tập luyện trả lời mọi thứ bạn nghĩ là sẽ diễn ra trong
buổi phỏng vấn xin việc. Bạn hãy tập dượt trước câu hỏi phỏng vấn xin việc và
cách trả lời chúng thật nhuần nhuyễn nhé. Bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm
phỏng vấn xin việc của các ứng viên khác. Tiếp đến, bạn hãy tưởng tượng những
gì diễn ra và phản ứng của cơ thể khi mình trong tình thế bị động, lúc ý hãy hít thở
sâu và thật tập trung vào câu hỏi nhé. Một cách hiệu quả khác là hãy nhờ một
người bạn đóng vai thành nhà tuyển dụng để đánh giá các kỹ năng của mình. Điều
này giúp cho mọi thứ trở nên khách quan hơn. Đối với trường hợp phỏng vấn xin
việc bằng tiếng anh bạn cần tập duyệt trả lời mọi thứ bằng tiếng Anh và học cả
cách đặt câu hỏi bằng tiếng Anh.
7. Luyện tập thái độ khi đi phỏng vấn
Thái độ khi đi phỏng vấn xin việc dành cho bạn là hãy thật cởi mở, tự tin và thể
hiện sự chuyên nghiệp không chỉ ở ngoại hình mà cả ở cách trả lời câu hỏi, cách
đặt câu hỏi. Ngoài ra bạn nên cảm thấy hứng thú trước những gì nhà tuyển dụng
chia sẻ về công ty và môi trường của họ. Đừng bao giờ tỏ vẻ khó chịu ngay cả lúc
khi thương lượng lương giữa hai bên không được như những gì bạn mong muốn,
đây đều là các kỹ năng mềm bạn cần chú ý.
8. Chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chinh phục mọi thử thách
Mặc dù phỏng vấn xin việc là một vòng thử thách ứng viên trước khi được trở
thành nhân viên chính thức của công ty. Và chính điều này khiến cho các ứng viên
trở nên vô cùng áp lực, tuy nhiên việc quá bị áp lực sẽ khiến cơ thể và tinh thần
của bạn không được thoải mái, đôi khi làm hiệu quả phỏng vấn không cao.
Dưới đây sẽ là một số lời khuyên dành cho các bạn để làm buổi phỏng vấn trở
nên nhẹ nhàng hơn.
 Thực chất của buổi phỏng vấn xin việc cũng chỉ giống như cuộc trò
chuyện giữa hai người, nhà tuyển dụng hỏi bạn và bạn chia sẻ thông tin của
mình. Ngược lại, bạn đặt các câu hỏi bạn chưa rõ về vị trí công việc và họ
cung cấp thông tin để bạn hiểu rõ hơn. Khi bạn nghĩ như vậy thì cách trả lời
phỏng vấn xin việc sẽ trở nên tự nhiên hơn.
 Hãy đến sớm trước 10 phút khi diễn ra buổi phỏng vấn. Điều này có nghĩa là
nếu nhà tuyển dụng hẹn bạn 14h00 thì 14h kém 10 bạn nên có mặt tại công
ty, để có một ít thời gian trong nhà vệ sinh chỉnh lại quần áo và lấy lại tinh
thần. Đây là một lời khuyên bạn cần để ý để tránh tình trạng vội vội vàng
vàng nhé.
 Đừng tiếc rẻ nụ cười của mình: điều này có nghĩa là hãy thể hiện thái độ
cởi mở và vui vẻ thông qua nụ cười của mình.
 Trong quá trình phỏng vấn , nhà tuyển dụng sẽ tuyển chọn các ứng viên
theo những tiêu chí:
1. Kinh nghiệm làm việc
Một ứng viên có kinh nghiệm làm việc tương đồng với mô tả công việc của vị
trí tuyển dụng luôn được xem xét vào vòng tuyển dụng sâu hơn. Lý do đây được
xem là những tiêu chí hàng đầu vì người có kinh nghiệm có thể nhanh chóng bắt
đầu công việc ngay khi nhận việc, tốn ít chi phí và thời gian đào tạo hơn so với ứng
viên thiếu kinh nghiệm.
Các vị trí tuyển dụng yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm thường là vị trí chuyên
viên, team leader, trưởng phòng,... hoặc các công việc yêu cầu chuyên môn cao
như Kế toán, Phân tích tài chính, Phân tích rủi ro, Kế hoạch đầu tư, Kỹ sư
CNTN,...
Các vị trí thường ít yêu cầu kinh nghiệm làm việc chủ yếu là thực tập sinh,
fresher hoặc các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên lễ tân, hành chính...
2. Khả năng thích ứng
Trong bối cảnh nhiều biến động, doanh nghiệp luôn tìm kiếm và mong muốn
chiêu mộ những ứng viên có khả năng thích ứng nhanh để gắn bó với doanh
nghiệp.
Thích ứng nhanh không chỉ trong khi tiếp nhận công việc và hòa nhập với môi
trường, văn hóa mới. Khả năng thích ứng còn thể hiện khi thị trường có nhiều biến
động, doanh nghiệp chịu tác động của những yếu tố từ môi trường, tự nhiên, đối
thủ cạnh tranh, bối cảnh kinh tế.... người lao động đủ năng lực để thích nghi, làm
việc và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh khó lường trước.
3. Kiến thức chuyên môn
Một ứng viên chất lượng luôn là người nắm chắc kiến thức chuyên môn. Mỗi vị
trí công việc đều đòi hỏi người lao động am hiểu về kỹ năng, kiến thức về lĩnh vực
đó. Kiểm tra kiến thức chuyên môn thường thông qua các cuộc phỏng vấn hoặc bài
thi tuyển/kiểm tra năng lực.
Tại một số tập đoàn lớn, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn thường được
doanh nghiệp đào tạo sâu hơn sau khi ứng viên nhận việc. Tại các đợt tuyển dụng
lớn hàng loạt, các bài test kiểm tra kiến thức chuyên môn được thay thế bằng
những bài test IQ, EQ của ứng viên. Với những vị trí cần kinh nghiệm, chắc chắn
kiến thức chuyên môn là yếu tố được đề cao trong quá trình đánh giá ứng viên của
nhà tuyển dụng.
4. Kỹ năng phục vụ công việc
Một trong những tiêu chí đánh giá rất quan trong để biết được năng lực của ứng
viên chính là kỹ năng công việc. Mỗi vị trí làm việc lại có yêu cầu kỹ năng khác
nhau, chẳng hạn:
 Vị trí nhân viên marketing: Kỹ năng nghiên cứu thị trường, kỹ năng xây
dựng chân dung khách hàng, kỹ năng media (photoshop, quay/dựng
phim,...)...
 Vị trí nhân viên kinh doanh: Kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng giải
quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình,...
Để đánh giá kỹ năng này, NTD có thể đánh giá và sàng lọc ứng viên ngay từ
vòng hồ sơ/CV khi ứng viên ứng tuyển, đánh giá qua cuộc phỏng vấn và rõ nhất là
trong quá trình thử việc của ứng viên.
5. Sự tự tin
Sự tự tin của ứng viên thể hiện họ là một người chắc chắn trong công việc và
am hiểu kiến thức, kỹ năng mà bản thân họ có. Sự tự tin cũng cho thấy ứng viên là
người dám thể hiện khả năng của bản thân trong những hoàn cảnh thích hợp.
NTD cần phân biệt sự tự tin và tự phụ, tự tin nhưng không thể hiện thái quá cái
tôi của bản thân. Nhận biết sự tự tin của ứng viên từ những cuộc trò chuyện thông
qua điện thoại, phỏng vấn online hay phỏng vấn trực tiếp. Ứng viên cho thấy họ là
một người chắc chắn trong lời nói, hành động của mình và thể hiện bản thân đúng
lúc, đúng chỗ.
6. Biết lắng nghe
Người biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến là những mảnh ghép mà doanh nghiệp
nào cũng cần tìm kiếm và giữ chân. Trong một tập thể, người biết lắng nghe để cải
thiện bản thân thường sẽ đi xa và lâu hơn với doanh nghiệp.
Biết lắng nghe là một trong các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng quan
trọng mà doanh nghiệp không nên bỏ quên. Điều này rất dễ nhận ra thông qua
những cuộc trao đổi và những câu hỏi kiểm tra thái độ của ứng viên, cách xử lý
tình huống của họ trong mỗi lần tiếp xúc với NTD.
7. Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi
Tinh thần cầu tiến và sẵn sàng học hỏi của ứng viên là điều mà NTD luôn muốn
tìm kiếm. Trong thời đại thông tin liên tục được cập nhật và đổi mới, một người
ham học hỏi sẽ luôn mang lại những giá trị mới cho doanh nghiệp. Sự cầu tiến có
thể thể hiện ngay từ sự tiếp xúc đầu tiên giữa ứng viên với NTD.
Chẳng hạn, một email ứng tuyển được viết tỉ mỉ, cẩn thận và thể hiện mong
muốn có cơ hội việc làm bao giờ cũng gây được thiện cảm với NTD hơn so với
ứng viên ứng chuyển chỉ đính kèm CV trong email với nội dung sơ sài.
Những người thiếu sự cầu tiến và tinh thần học hỏi sẽ sớm bị đào thải vì không
theo kịp thị trường, xu hướng và những kỹ năng, kiến thức doanh nghiệp cần có ở
một người lao động trong thời kỳ 4.0.
8. Sự trung thực
Sự trung thực là đức tính cần có mà doanh nghiệp cần nhận thấy rõ ở một ứng
viên. Rõ ràng những người trung thực luôn nhận được sự tin tưởng từ đồng nghiệp,
cấp trên.
Sự trung thực được nhà tuyển dụng đánh giá thông qua một vài biểu hiện như:
 Sự chắc chắn và thống nhất trong lời nói, hành động trước và sau
 Quá trình quan sát, đặt câu hỏi khai thác ứng viên
 Một số nhà tuyển dụng ứng dụng nhân tướng học trong tuyển dụng
9. Tố chất phù hợp với từng vị trí công việc
Bên cạnh thái độ, năng lực ứng viên, những tố chất của ứng viên cũng là tiêu
chí đánh giá tuyển dụng quan trọng mà doanh nghiệp đặt làm tiêu chí ưu tiên. Đặc
biệt với những vị trí tuyển dụng như:
 Nhà quản lý: tố chất lãnh đạo...
 Nhân viên truyền thông, quan hệ cộng đồng (PR): quảng giao, khéo léo, hoạt
ngôn...
 Nhân viên sáng tạo nội dung: tư duy sáng tạo...
 Chuyên viên quản trị rủi ro: sự chín chắn, quyết đoán, chịu được áp lực công
việc
 .....
10. Bằng cấp, chứng chỉ
Bằng cấp, chứng chỉ là tiêu chí ưu tiên khi NTD tìm kiếm ứng viên. Đối với
những vị trí không yêu cầu kinh nghiệm (chẳng hạn tuyển sinh viên mới ra trường)
thì bằng cấp, chứng chỉ phần nào phản ánh thái độ, năng lực học tập của ứng viên
tại môi trường đại học.
Với các vị trí yêu cầu kinh nghiệm, một ứng viên có nhiều bằng cấp, chứng chỉ
liên quan cũng phản ánh họ là một người chăm học hỏi, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng
cho các vị trí nghề nghiệp mà họ theo đuổi.
11.Khả năng ngoại ngữ
Khả năng ngoại ngữ của ứng viên là yếu tố ưu tiên khi đánh giá ứng viên tuyển
dụng. Tại một số vị trí, ngoại ngữ là yếu tố bắt buộc. Nhưng nhiều vị trí không yêu
cầu ngoại ngữ nhưng lại xem ngoại ngữ là yếu tố ưu tiên cho ứng viên bởi lý do:
 Doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập, người có ngoại ngữ sẽ có khả năng
giao tiếp tốt với đối tác nước ngoài trong tương lai
 Khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu từ nước ngoài nhanh, rộng hơn so với
người không có ngoại ngữ
 Theo em tiêu chí kinh nghiệm và tinh thần nhiệt huyết là quan trong
nhất đối với một nhà tuyển dụng muốn chọn ứng cử viên của mình

VD:
- Tinh thần nhiệt huyết, yêu thích công việc
Ngày nay không hiếm những trường hợp ứng tuyển vì muốn tìm kiếm một
nguồn thu nhập hơn là định hướng cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp. Trong khi
đó, thời gian để hoàn tất quy trình tuyển dụng, tổ chức đào tạo, bàn giao nhiệm
vụ… cho nhân viên mới luôn đòi hỏi nhiều chi phí và công sức.
Chính vì vậy, tinh thần nhiệt huyết, nỗ lực chinh phục vị trí ứng tuyển cũng được
xem là tiêu chí đánh giá quan trọng trong các kỳ phỏng vấn. Điều này có thể nhìn
nhận thông qua :
 Tác phong, cử chỉ chỉnh chu, nghiêm túc của ứng viên khi tham gia phỏng
vấn.
 Hiểu biết nhiều thông tin liên quan đến doanh nghiệp
 Quan tâm, hỏi thông tin, mong muốn gắn kết liên lạc với nhà tuyển dụng…
- Kinh nghiệm làm việc
Đây mới là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên sở hữu nhất. Những
ứng viên giỏi sẽ biết cách dùng kinh nghiệm làm việc thực tế để khỏa lấp những
hạn chế về bằng cấp, giới tính, vùng miền…
 Những ngành mang tính đại trà cho phép ứng viên sở hữu kinh nghiệm ở vị
trí tương đương, trong lĩnh vực tương tự.
 Những ngành mang tính đặc thù cao luôn đòi hỏi ứng viên phải làm đúng
lĩnh vực mà nhà tuyển dụng đang hoạt động.
 Những ngành khó tuyển, nhà tuyển dụng chấp nhận những ứng viên có ít
thiếu sót nhất để đào tạo, bổ sung thêm.

You might also like