You are on page 1of 4

- - -  Chủ đề 1.

NITROGEN & SULFUR  - - -

Bài 3. ĐƠN CHẤT NITROGEN

1. Trạng thái tự nhiên


 Trong tự nhiên, nitrogen tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất:
 Đơn chất: tồn tại dạng N2, chiếm khoảng 78% thể tích không khí.
+¿¿
 Hợp chất: tồn tại dạng ion nitrate (NO 3 ), nitrite (NO 2 ) và ammonium (NH 4 ).
– –

 Nitrogen có trong cơ thể động vật và thực vật, là thành phần cấu tạo nên nucleic acid, protein,

 Nguyên tố nitrogen tồn tại trong tự nhiên với hai đồng vị bền là 147N và 157N.
2. Đặc điểm cấu tạo
a. Cấu tạo nguyên tử
 Nitrogen ở ô số 7, chu kì 2, nhóm VA trong bảng tuần hoàn hóa học, là nguyên tố p.
 Cấu hình electron: N (Z = 7) 1s22s22p3

↑↓ ↑ ↑ ↑

2s 2p
⇒ Có 3 electron độc thân ở phân lớp 2p, tạo được 3 liên kết cộng hóa trị.

 Nitrogen là một phi kim điển hình, có độ âm điện lớn (3,04).


b. Cấu tạo phân tử

Công thức Lewis:.. N ≡ N..


 Phân tử nitrogen (N2) gồm hai nguyên tử, liên kết với nhau bằng kiên kết ba.
 Phân tử nitrogen có năng lượng liên kết lớn (945 kJ/mol) và không có cực.
3. Tính chất vật lí
 Ở điều kiện thường, là chất khí không màu, không mùi, không vị.
 Nhẹ hơn không khí.
 Hóa lỏng ở – 196oC và hóa rắn ở – 210oC.
 Rất ít tan trong nước (do phân tử N2 không phân cực)
⇒ Trong phòng thí nghiệm, khí nitrogen được thu bằng phương pháp đẩy nước.
 Không duy trì sự cháy và sự sống.
4. Tính chất hóa học
 Liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử nitrogen có năng lượng liên kết lớn (945 kJ/mol)
nên rất khó bị phá vỡ.
⇒ Ở điều kiện thường, phân tử nitrogen rất bền, trơ về mặt hóa học.
 Trong hợp chất, N có các số oxi hóa

⇒ Nitrogen vừa thể hiện tính khử, vừa thể hiện tính oxy hóa.

 Tác dụng với hydrogen – tính oxy hóa


xt, t° ,
N2 (g) + 3H2 (g) p 2NH3 (g)
⇒ Đây là phản ứng trung gian quan trọng sản xuất nitric acid, thuốc nổ, phân đạm,…

 Tác dụng với oxygen – tính khử


3000oC
N2 (g) + O2 (g) 2NO (g)
⇒ Quá trình trên xảy ra trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, khởi đầu cho quá trình
chuyển hoá từ nitrogen thành nitric acid.
5. Quá trình tạo và cung cấp nitrate cho đất từ nước mưa
N2 + O2 NO + O2 NO2 + O2 +→ H2 O HNO3 → H+ + NO –3
→ →

⇒ Quá trình trên giải thích câu ca dao:

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ


Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên”
 Trong tự nhiên, quá trình chuyển hoá nitrogen từ dạng này sang dạng khác theo một chu trình
tuần hoàn khép kín.

6. Ứng dụng
 Trong sản xuất rượu bia, khí nitrogen được bơm vào các bể chứa để loại bỏ khí oxygen.
 Trong công nghệ đóng gói thực phẩm, khí nitrogen được bơm vào túi để loại bỏ khí oxygen và
làm phồng bao bì.
 Trong chữa cháy, nitrogen dùng để dập tắt các đám cháy do hoá chất, chập điện,…
 Trong lĩnh vực y tế, nitrogen lỏng được dùng để bảo quản máu, tế bào, trứng, tinh trùng,…
 Trong khai thác dầu khí, hỗn hợp khí N2 và CO2 được bơm vào bể chứa dầu mỏ để tạo áp suất
đẩy dầu còn dư bị kẹt lại lên trên nhờ đặc tính nén cao.
 Trong công nghiệp, phần lớn nitrogen dùng để tổng hợp ammonia, từ đó sản xuất phân đạm,
nitric acid,…
Bài 4. AMMONIA VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT AMMONIUM
1. Cấu tạo phân tử ammonia
 Công thức phân tử: NH3

 Công thức Lewis:  Hình học phân tử:


..
H N H
H

⇒ Phân tử NH3 có cấu trúc chóp tam giác, với nguyên tử N là đỉnh, đáy là hình tam giác mà
đỉnh là 3 nguyên tử H.
2. Tính chất của ammonia
 Tính chất vật lí
 Ở điều kiện thường, là chất khí không màu, mùi khai và xốc.
 Nhẹ hơn không khí.
 Tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch ammonia. Dung dịch ammonia đậm đặc thường
có nồng độ 25%.
 Ammonia tồn tại ở cả trong môi trường đất, nước, không khí. Trong cơ thể người, ammonia
được tạo ra trong quá trình chuyển hoá thức ăn chứa protein.
 Tính chất hóa học
 Tính base – do NH3 còn cặp e tự do
 Ammonia tan một phần trong nước, tạo dung dịch ammonia
+
NH3 + H2O NH 4 + OH –
⇒ Dung dịch ammonia có môi trường base yếu, làm quỳ tím chuyển màu xanh,
phenolphtalein chuyển màu hồng.
 Ammonia có khả năng nhận proton, thể hiện tính chất của một base (Bronsted – Lowry)
NH3 + HCl → NH4Cl
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
 Tính khử - do N có số oxy hóa – 3
4NH3 + 3O2 t°→ 2N2 + 6H2O

4NH3 + 5O2 Pt,→t° 4NO + 6H2O


3. Tổng hợp ammonia

You might also like