You are on page 1of 6

Viết một bài văn nghị luận (500 chữ) về tính kiêu ngạo được đặt ra trong truyện

ngắn
“Nhện và người” của Trần Duy Phiên
Tháng Tư 13, 2024 ly lyĐề thi Khối 11Miễn bình luậntrên Viết một bài văn nghị luận
(500 chữ) về tính kiêu ngạo được đặt ra trong truyện ngắn “Nhện và người” của Trần Duy
Phiên
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2023 – 2024)
MÔN : NGỮ VĂN – KHỐI 11
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Thời gian làm bài : 90 phút Ngày kiểm tra:
18/03/2024
(Đề kiểm tra có 02 trang)

I. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau:


NHỆN VÀ NGƯỜI
 Trần Việt Chiến là con ngựa chiến. Ai cũng thừa nhận như thế, kể cả những người
không ưa
Thuở măng non, Chiến đến trường, các giáo viên mẫu giáo đã coi anh như thần đồng.
Ngồi ghế tiểu học, Chiến toả sáng như một ngôi sao báo trước với mọi người một tương lai
rực rỡ. Lên trung học, Chiến luôn đứng đầu khối, xuất sắc tất cả các môn. Chưa hết, Chiến còn
là học sinh giỏi cấp quốc gia. Thi vào đại học, Chiến đỗ thủ khoa cùng lúc hai trường. Bốn
năm sau, Chiến hoàn tất văn bằng kĩ sư điện toán với thứ hạng cao nhất. Nhà trường giữ anh
lại làm cán bộ phụ giảng một thời gian rồi gửi đi du học. Bốn năm sau, Chiến mang về văn
bằng tiến sĩ hạng tối ưu.
Ngoài chuyện khoa bảng, Chiến còn được trời phú cho một số năng khiếu khác – hát hay,
vẽ giỏi và hùng biện. Nhưng lắm tài thì nhiều tật. Tật thứ nhất của Chiến là bướng bỉnh. Sau
ngày về nước, anh quyết liệt không trở lại trường đại học mà xin vô một tổng công ty. Tật thứ
hai của Chiến là bừa bãi. Các vật dụng của anh la liệt tuỳ tiện trong nhà ngoài ngõ, có lẽ do
chủ nhân ỷ vào khả năng lưu trữ tư liệu của mình còn hơn bộ nhớ của máy điện toán. Tật thứ
ba của Chiến là thích sống đời đơn độc – đơn độc chứ không cô độc, cũng chị này em nọ
nhưng chưa thấy đỗ lại bến nào.
Nhất nhân nhất hộ, anh hãnh hách đến cực đoan, không những người mà các loài khác
cũng khó chung nhà chung cửa.
(Lược một đoạn: Trong công việc cũng nhờ tài năng của mình mà Chiến có thể đứng ở n
hững bộ phận rất cao, nhưng lại không thể thăng tiến. Đổi lại với anh là những chuyến đi
công tác xa nhà.)
Sau một chuyến đi dài ngày, Chiến về lại nhà. Tắm táp xong, anh lao vào giường nằm
chờ giấc ngủ nhưng không chợp mắt được. Bình thường, trong những trường hợp như thế, anh
với tay lên đầu giường, kéo xuống một tập gì đó và đọc. Nhưng hôm nay, những hợp đồng
kinh tế, những biên bản hội họp, những báo cáo dài dằng dặc, khiến anh chán chữ nghĩa. Mặc
cho chúng nhắm mở tuỳ thích! – Anh tự nhủ. Nhưng khi nhìn lên trần mùng, mắt anh bắt gặp
một vật lạ. Cái gì thế nhỉ? Một chiếc lá khô lơ lửng giữa mùng màn trắng xoá. Anh chớp mắt.
Một chiếc lá khô từ vườn chui qua hai lớp cửa len vào mùng ta? Không bao giờ! Anh cuộn
mình ngồi dậy, lần tới. Không phải lá, một con nhện rằn to tướng với những chân dài và
những khoanh bụng ánh bạc. Nhìn kĩ, nhện ta đang an nhiên tọa thị giữa cái mạng tơ nõn
mỏng manh. Đồ ngu! – Ngắm nghía một lúc, anh rủa thầm, nằm trở lại – Rõ ràng chú mày bủa
lưới săn mồi. Nhưng có gì trong cái mùng này mà săn! Chợt nhớ một bức biếm hoạ vẽ một
người câu cá giữa sa mạc, anh thích chí cười ha hả.
Tối đến, sau khi xem xong chương trình truyền hình, Chiến vào giường. Vừa ngã người
nhìn lên, anh lại bắt gặp con nhện với cái mạng tơ bùng nhùng. Vậy là chú mày dám ngang
nhiên chung chạ với ta, áp tận đến nơi nghỉ ngơi. Ngứa mắt, anh muốn bắt giết ngay con nhện.
Nhưng chợt nghĩ lại, sá gì một con vật nhỏ nhoi thế kia mà mình phải nhọc sức. Lại nữa, phải
cho nó chết đói dần mòn mới xứng với cái ngu có một không hai! Đợi đấy! Số mày đã tận,
nhưng ta thề chẳng bao giờ động thủ. Anh nằm im và khởi sự chờ đợi con nhện chết. Và mỗi
ngày hai bận, anh chờ đợi như thế suốt cả tuần nay. Nhưng nhện ta vẫn ngang nhiên tồn tại.
Rồi một chuyến công tác lưu động khác, Chiến tấn kĩ bốn phía mùng, chốt chặt các cửa
trước khi đi. Tuy bận rộn nhưng mỗi khi có dịp nghỉ ngơi anh lại nghĩ tới nhện và hong hóng
được thấy nó chết. Có lẽ cái ác trong anh kích thích. Anh nôn nao trên đường về nhà. Chú mày
đã trắng mắt ra chưa? Áo thay chưa kịp cài nút, anh háo hức lao vào giường. Bắt chéo hai tay
làm gối, anh hả hê căng mắt nhìn lên. Tuy có gầy đi nhưng nhện ta vẫn lì lợm sống! Thay vào
phần hao hớt, một bọc trắng tròn trịa bằng cái nắp chai lủng lẳng trước mặt. Thì ra một quý
bà! Nhưng sao đã không chết lại còn đẻ a?

Chiến quỳ thẳng người lên, muốn bứt tung màng tơ, bóp nát cái bọc trứng. Nhưng trời ạ,
ngay trước mắt anh, bên kia cái màng tơ, một lỗ thủng – chỗ hợp ba góc của mỗi vuông vải.
Với đôi mắt tinh và sáng như sao, Chiến nhận ra một đàn muỗi đang vo ve bên ngoài rồi lần
lượt từng con chui qua cái lỗ ấy và dính ngay vào mạng. Đúng là một cái bẫy – một cái bẫy rất
hiệu nghiệm! Vô vàn cánh muỗi lấp lánh. Nhưng mồi đâu mà nhử? – Anh hỏi rồi nhìn xuống
người mình. Hèn gì! – Chiến giật mình.
Từ ấy, Trần Việt Chiến hết muốn làm con ngựa chiến.
(Trần Duy Phiên. Tạp chí Sông Hương, số 284, ngày 16/10/2012)
* Tác giả:
Nhà văn Trần Duy Phiên sinh năm 1942, tại Huế. Ông đến với văn chương khi còn
đang theo học tại trường Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa Huế từ những năm 60 của thế
kỉ XX, sớm tạo ấn tượng với một phong cách văn phong “sắc cạnh và bạo liệt khi miêu tả cái
ác và sự thảm khốc của chiến tranh” (Huỳnh Như Phương). Tốt nghiệp đại học, Trần Duy
Phiên lên dạy học ở Kon Tum và đây là mảnh đất ông đã gắn bó suốt 40 năm, trở thành quê
hương thứ hai của nhà văn. Sau năm 1975, Trần Duy Phiên nghỉ dạy học, bươn chải nhiều
nghề để kiếm sống. Từ khoảng giữa thập niên 80, Trần Duy Phiên sáng tác trở lại và xuất bản
một số tác phẩm gây được chú ý. Nhiều sáng tác của Trần Duy Phiên mang đậm tư tưởng sinh
thái, thể hiện cái nhìn mới về mối quan hệ của con người với thiên nhiên. Trong số đó có bộ
ba truyện ngắn: Kiến và người, Mối và người, Nhện và người.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên..
Câu 2. Phân tích hiệu quả của hiện tượng đảo trật tự từ trong câu văn sau: “Ngứa mắt,
anh muốn bắt giết ngay con nhện.”
Câu 3. Việc tác giả kể về những thành tích nổi bật của Trần Việt Chiến trong phần (1)
tác phẩm nhằm mục đích gì?
Câu 4. Phân tích, làm rõ ý nghĩa chi tiết Chiến nhận ra lỗ thủng ở góc mùng – phía sau
mạng nhện.
Câu 5. Chỉ ra và nhận xét về nét đặc sắc về nghệ thuật kể truyện của truyện ngắn trên?
Câu 6. Qua văn bản trên, anh/chị rút ra bài học gì về cuộc sống?
II. VIẾT ( 4.0 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (500 chữ) về tính kiêu ngạo được đặt ra trong
truyện ngắn “Nhện và người” của Trần Duy Phiên.

————————HẾT—————————
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ, tên thí
sinh:……………………………………………….Số báo danh:…………

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024
MÔN: NGỮ VĂN- LỚP 11

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM


ĐỌC HIỂU
Các sự kiện chính của truyện:

– Chiến là nhân vật tài giỏi xuất chúng, nhưng


không ai ưa.

– Chiến phát hiện trong mùng ngủ của mình có


1 1.0
con nhện nhưng anh không bóp chết nó. Chiến chờ con vật
ngốc nghếch tự chết vì đói và hồi hộp theo dõi.
– Sau một chuyến công tác, Chiến thấy con vật
không chết mà còn đẻ trứng. Chiến nhận ra, mình chính là
mồi nhử để con nhện kiếm ăn. Từ đó Chiến không còn là
con ngựa chiến nữa.
Hiện tượng đảo trật tự từ trong câu: “Ngứa mắt,
anh muốn bắt giết ngay con nhện.” có tác dụng:
2 – Làm cho cách diễn đạt giàu tính biểu cảm 1.0
– Nhấn mạnh đến thái độ chán ghét của nhân vật
với con nhện
I
Việc kể về những thành tích nổi bật của Trần Việt
Chiến trong phần (1) nhằm mục đích:
– Tạo ra sự đối lập với phần (4) của văn bản. Ở
phần (1) Chiến là một con ngựa chiến cao ngạo. Ở phần (4),
3 1.0
với việc phát hiện mình là con mồi để nhện kiếm ăn, Chiến
nhận ra sự thất bại thảm hại của mình trước sinh vật nhỏ bé.
Từ đó Chiến không muốn làm ngựa chiến nữa.
– Sự đối lập góp phần thể hiện chủ đề của truyện.
Ý nghĩa chi tiết Chiến nhận ra lỗ thủng ở góc mùng –
phía sau mạng nhện:
– Tạo nên sự bất ngờ, tăng sức hấp dẫn cho truyện
– Là điều kiện tiên quyết để nhân vật nhận thức được
cuộc sống và bản thân. Qua đó, giúp nhân vật nhận ra sai
4 1.0
lầm của bản thân – tự phụ, kiêu ngạo.
-> Đây là chi tiết đắt giá giúp tác giả truyền tải được
thông điệp quan
trọng nhất của tác phẩm “Không kiêu căng tự phụ,
không coi thường

người khác – một người dù là tầm thường nhất cũng có thể cho
ta
những bài học quý giá”.
Đặc sắc nghệ thuật:
Khắc họa, miêu tả tâm lý nhân vật.
Tính cách của nhân vật Chiến chủ yếu được khắc họa qua độc
thoại nội tâm và miêu tả tâm lý. Tác giả sử dụng độc thoại nội tâm ở
nhiều đoạn để làm nổi bật thế giới tâm hồn của nhân vật như:
– Khi nhìn thấy con nhện trong mùng chiến tự nhủ thầm: “Đồ
ngu! – Ngắm nghía một lúc, anh rủa thầm, nằm trở lại – Rõ ràng
chú mày bủa lưới săn mồi. Nhưng có gì trong cái mùng này mà săn!
Chợt nhớ một bức biếm hoạ vẽ một người câu cá giữa sa mạc, anh
thích chí cười ha hả.”
– Khi chiến tự tin chờ đợi cái chết của con nhện để anh ta tự
mãn sự thông thái của mình : “Vậy là chú mày dám ngang nhiên
chung chạ với ta, áp tận đến nơi nghỉ ngơi. Ngứa mắt, anh muốn
5 1.0
bắt giết ngay con nhện. Nhưng chợt nghĩ lại, sá gì một con vật nhỏ
nhoi thế kia mà mình phải nhọc sức. Lại nữa, phải cho nó chết đói
dần mòn mới xứng với cái ngu có một không hai! Đợi đấy! Số mày
đã tận, nhưng ta thề chẳng bao giờ động thủ” -> thể hiện rõ sự kiêu
căng tự phụ của Chiến
– Cuối cùng là sự thức tỉnh của Chiến khi nhận ra sự thông
minh khó tin của con nhện: Đúng là một cái bẫy – một cái bẫy rất
hiệu nghiệm! Vô vàn cánh muỗi lấp lánh. Nhưng mồi đâu mà nhử?
– Anh hỏi rồi nhìn xuống người mình. Hèn gì!”
-> Như vậy, có thể thấy, chính nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân
vật độc đáo đã lột tả hết được tính cách nhân vật và qua đó thể hiện
được tư
tưởng nhân sinh của tác phẩm
Gợi ý bài học rút ra từ tác phẩm:
– Sự kiêu căng, ngạo mạn chỉ khiến con người trở
nên đơn độc, không thể hòa hợp với đời sống xung quanh.
– Nhân loại chỉ là một phần của thế giới tự nhiên.
6 Tư tưởng coi con người là chủ nhân của vũ trụ làm cho con người 1.0
trở nên kiêu ngạo, đắc thắng, ích kỉ, thậm chí ác độc trong mối quan
hệ với muôn loài.
– Hãy tôn trọng tự nhiên, sống bình đẳng, hài hoà
với tự nhiên.
VIẾT 4.0
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (500 chữ) về tính kiêu
ngạo
II được đặt ra trong truyện ngắn “Nhện và người” của Trần Duy
Phiên.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức của bài văn nghị luận về một
0.5
vấn đề
được rút ra từ tác phẩm văn học.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tính kiêu ngạo của
0.5
con người
c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh có thể vận dụng
tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt; kết hợp chặt
chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo hợp lí, thuyết phục, phù 2.25
hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật; có thể triển khai theo
hướng sau:
* Phân tích văn bản Nhện và người để rút ra vấn đề tư
tưởng cần bàn luận: tính kiêu ngạo.
* Nghị luận về tính kiêu ngạo: 0.75

1. Giải thích:
– Kiêu ngạo là tự đánh giá quá cao khả năng và thành tích
của mình, luôn nghĩ mình hơn người khác.
– Kiêu ngạo là một thói xấu của con người. 0.5
2. Phân tích
– Biểu hiện:
+ Luôn cho mình là nhất, không ai sánh bằng. 0.5
+ Bảo thủ, bảo vệ những ý kiến của bản thân, luôn cho
chúng là đúng mà không quan tâm đến ý kiến của những người
xung quanh.
+ Thích những thứ hào quang hư ảo, ưa nịnh bợ, tâng bốc.
– Tính kiêu ngạo xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của
con người.
– Tác hại:
+ Mất đi thiện cảm của những người xung quanh, bị người
khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm.
+ Tự đưa mình vào tình trạng bị cô lập, không nhận được
sự giúp đỡ, tương trợ của người khác.
+ Không đánh giá chính xác khả năng của bản thân và của
người khác, dễ dẫn đến thất bại.
+ Sự kiêu ngạo, thói tự cao sẽ kéo theo những đức tính xấu
khác như sự ích kỉ, bảo thủ,…
– Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở
nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người
xung quanh, cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng
đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn.
– Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng từ đời sống hoặc từ tác phẩm 0.5
văn học.
3. Bài học nhận thức và hành động
d. Chính tả, ngữ pháp
0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng 0.5
tạo, văn phong trôi chảy.

You might also like