You are on page 1of 4

Câu 1 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Đoạn trích Bạch tuộc kể lại sự kiện thuyền No-ti-lác gặp phải bạch tuộc
khổng lồ và giao chiến với chúng.

- Theo em, tình huống truyện hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình
huống gặp phải con bạch tuộc khổng lồ.

Câu 2 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Một số chi tiết trong văn bản cho thấy trí tưởng tượng rất phong phú của nhà
văn về bạch tuộc:

- Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét.

- Tám cánh tay, hay đúng hơn là tám cái chân mọc ra từ đầu dài gấp đôi thân
và luôn uốn cong.

- hai trăm rưỡi cái giác ở phía trong vòi.

- Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép
lại.

- Lưỡi cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn.

- Màu sắc nó thay đổi rất nhanh từ màu xám chì sang màu nâu đỏ.

Câu 3 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Những chi tiết trong đoạn trích Bạch tuộc cho thấy người viết có những hiểu
biết dựa vào thành tựu của khoa học:

- “Dù có vấp phải cái gì, ta cũng không ngại vì tàu đang đỗ ở chỗ nước
trong.”

- Chân vịt ngừng quay. Tôi đoán rằng hàm răng bằng sừng của một con
bạch tuộc đã mắc vào cánh chân vịt làm tàu không chạy được nữa.

- “Cho tàu nổi lên mặt nước rồi tiêu diệt sạch lũ quỷ này.”
- Những viên đạn có điện khi xuyên vào thân bạch tuộc mềm không thể nổ
được vì không gặp đủ sức cản. Nhưng ta sẽ tấn công bằng rìu.

Câu 4 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện trong
văn bản:

- Qua cuộc hội thoại giữa Nê-mô và nhóm người giáo sư A-rô-nác.

- Sự nhiệt tình giúp đỡ của Nét

- Hai mươi người cầm rìu sẵn sàng chiến đấu.

- Khi người thủy thủy bị vòi của bạch tuộc quấn lấy, Nê-mô đã tiến lên và
chặt đứt cái vòi.

- Nét bị đánh trúng, giáo sư A-rô-nác lao tới cứu Nét.

- “Tôi có bổn phận trả ơn ông!” – Nê-mô bảo Nét.

- Mọi người buồn vì có một vài người xấu số đã bị con bạch tuộc nuốt.

Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng nhất là nhân vật thuyền trưởng Nê-
mô. Đó là một người tuy lạnh lùng nhưng hiệp nghĩa và rõ ràng. Ngay khi xác
định rõ tình hình, ông báo với nhóm người giáo sư A-rô-nắc để chuẩn bị
chiến đấu với con quái vật. Khi chiến đấu với nó, hình ảnh ông hiện lên là
một người quả cảm, gạn dạ, luôn giúp đỡ đồng đội và dứt khoát chiến đấu
sống chết với con quái vật. Dù vậy, ông vẫn là một người giàu tình thương
thể hiện qua chi tiết ông khóc khi một người đồng hương bị hy sinh vì con
quái vật. 

Câu 6 (trang 64 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Câu chuyện trên đã để lại cho em một bài học sâu sắc khi gặp khó khăn, thử
thách nguy hiểm trong cuộc sống. Đó là bài học về sự quan sát, đánh giá
mức độ của khó khăn, thử thách. Sau đó, từ những gì quan sát được đưa ra
được cách giải quyết hợp lí, rõ ràng. Đặc biệt, khi gặp tình huống khó khăn
hay thử thách nguy hiểm cùng nhiều người, chúng ta phải đoàn kết, giúp đỡ,
tương trợ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn, thử thách đó. Đây là một
bài học quý giá, giúp em có thể vượt qua được những thử thách nguy hiểm,
khó khăn trong cuộc sống

Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Truyện kể về một anh trung sĩ với lý tưởng cao cả, phát minh ra thiết bị biến
những vũ khí chiến tranh thành đống đổ nát nhưng chẳng ai chịu tin anh làm
được cho đến khi anh thử chúng với vũ khí thật sự.

- Nhân vật chính: viên trung sĩ trẻ và đại tá.

Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Theo em, “chất làm gỉ” là chất ăn mòn những vật liệu bằng sắt, thép, phá
hủy và biến chúng thành không thể sử dụng được.

- Ý tưởng làm hoen gỉ các vật liệu làm bằng kim loại của viên trung sĩ dựa
trên cơ sở cấu trúc nguyên tử xác định.

- Đoạn văn nêu lên những khiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy là
đoạn văn từ “Không, tôi nói hoàn toàn nghiêm túc đấy… tan vụn ra thành bụi
ngay.”

Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất
làm gì được tác giả thể hiện rõ ở những đoạn văn:

- “Ông đặt tạm ống nói sang một bên, nhìn khắp mặt bàn,… cầm lấy máy
điện thoại.”

- “Đại tá ngồi phịch… chiếc lốp cao su lăn đi một cách vô định trên mặt
đường.”

- “Nói rồi ông quẳng ống nghe xuống…tránh xa cái bàn.”

Câu 4 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):


Ý tưởng dùng chất làm gỉ để vô hiệu hoá tất cả các vũ khí làm bằng kim loại
của viên trung sĩ có ý nghĩa thể hiện một khát vọng về một thế giới không
còn chiến tranh, không còn vũ khí hạt nhân, một thế giới hòa bình, con người
chung sống, hòa thuận với nhau.

Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

Nhận xét của em về tính cách nhân vật đại tá: đó là một người cương trực,
thẳng thắn, luôn giữ vững lí tưởng, lập trường của mình là người chỉ huy
quân đội, người tham gia trực tiếp vào cuộc chiến.

Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):

- Truyện thể hiện mơ ước của người viết về một thế giới hòa bình, không
chiến tranh.

- Điều đó vẫn còn ý nghĩa trong xã hội hiện nay. Bởi ngày nay, khi khoa học-
công nghệ ngày càng phát triển, các vũ khí ngày càng hiện đại và có sức
công phá rất lớn vì vậy nếu chiến tranh nổ ra, hậu quả để lại sẽ rất nghiêm
trọng cả về con người và cơ sở vật chất. Vì vậy, ngày nay mong ước về một
thế giới hòa bình, không chiến tranh vẫn tồn tại và dần biến thành hành
động.

You might also like