You are on page 1of 6

HỌC VIỆN ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM

DÒNG MẸ CHÚA CỨU CHUỘC

Họ và Tên: ...Gioan Maria Trần Văn Bình....... Lớp: Triết khóa 17 ............................................
Môn học: ...Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt Nam ... Giáo sư: ...Michael Nguyễn Hạnh...................
Học Kỳ: .II........................................................... Niên Khóa: 2023 – 2024 ...................................
Ngày: ..10..../..01.../2024...................................... Số Tờ: ......... tờ .................................................

Nhận Xét Của Giáo Sư


.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................
ĐIỂM: ..............................................................................................................................................................
Thang Điểm Học Viện Đức Mẹ Vô Nhiễm, Dòng Mẹ Chúa Cứu Chuộc - Hệ Số 100

HẠNG ĐIỂM HẠNG ĐIỂM


Xuất Sắc 98-100 Trung Bình 71-80
Giỏi 91-97 Tạm Được 65-70
Khá 85-90 Khoan Hồng 60-64
Trung Bình Khá 81-84 Không Đạt: Dưới 60
-Hãy trình bày triết lýÂm Dương, tam tài và ngũ hành trong phong tục tết của người
Việt và nêu ra nhận định riêng của mình?

Bài làm

a. Triết Lý Âm Dương

Triết lý Âm Dương trong phong tục Tết của người Việt Nam phản ánh triết lý Đông -
Tây hòa hợp, đối lập và cần thiết để duy trì sự cân bằng và hài hòa trong cuộc sống. Âm
Dương là hai nguyên tắc cơ bản tương phản và tương hoà tồn tại trong tự nhiên và xã hội.
Trong các phong tục Tết, triết lýÂm Dương được thể hiện qua nhiều biểu tượng và hoạt
động kỳ lạ. Âm Dương ở đây không phải để chỉ một vật chất, không gian cụ thể mà nó là
tên của một lý luận hình thành từ rất lâu. Trong lý luận này người ta cho rằng toàn bộ vũ trụ
được tạo nên từ hai thực thể đối lập ban đầu là Âm và Dương, hai lực lượng này tồn tại mâu
thuẫn trong thống nhất, trong Dương có mầm mống của Âm và ngược lại trong Âm cũng có
mầm mống của Dương. Âm Dương là hai yếu tố căn bản hình thành nên toàn bộ vũ trụ quan
và nhân sinh quan của người Việt và dường như nó ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của
người Việt. Tuy nhiên trong giới hạn của bài nghiên cứu nhỏ này, xin trình bày những nét
căn bản và nổi bật về triết lýÂm Dương trong văn hóa ẩm thực của người Việt 1.

Hình 1: Triết LýÂm Dương2


Trong văn hóa ẩm thực của người Việt ngày tết thể hiện rất rõ nét của triết lý Âm
Dương. Nghệ thuật bài trí và ẩm thực của người Việt Nam hết sức tinh tế dựa trên cơ sở của
triết lý Âm Dương – ngũ hành. Để tạo nên những món ăn có sự hài hòa Âm Dương, người
Việt Nam phân biệt thức ăn theo năm mức Âm Dương, ứng với ngũ hành: hàn (lạnh,âm
nhiều = thủy); nhiệt (nóng, dương nhiều = Hỏa); ôn (ấm, dương ít = mộc); lương (mát,âm ít
= kim), và bình (trung tính = thổ). Theo đó, người Việt có truyền thống tuân thủ nghiêm
nhặt luật Âm Dương bù trừ và chuyển hóa khi chế biến. Ăn không chỉ ăn no, ăn ngon người
Việt cũng đặc biệt chú trọng đến quan hệ biện chứng Âm - dương trong ẩm thực, bao gồm 3
mặt quan hệ hết sức mật thiết với nhau: hài hòa Âm Dương trong thức ăn, bình quân Âm
Dương trong cơ thể và sự cân bằng Âm Dương giữa con người với thiên nhiên.
1
X. Triết lý âm dương trong đời sống văn hóa việt - BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HCM KHOA -
Studocu; Micheal Nguyễn Hạnh, Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt Nam, Nhà Xuất Bản Trẻ, Tr. 108.
2
Bàn về triết lí âm dương và tính cách người Việt - Redsvn.net
2
Hình 2: Triết LýÂm Dương3

Trong dân gian có nhiều món ăn tuy đơn giản, nhưng chứng tỏ ý thức về nguyên lý
Âm Dương của dân tộc ta rất sâu sắc vững vàng, điều đó thể hiện trong các món ăn thường
được đi kèm với nhau như canh chua (âm) thường được ăn với cá kho tộ (dương) hay ăn
trứng vịt lộn (âm) với rau răm, muối tiêu (dương). Những loại gia vị ngoài công dụng làm
dậy mùi thơm trong thức ăn thì còn có tác dụng đặc biệt là điều hòaÂm Dương, hàn nhiệt
của thức ăn. Điển hình như Ớt thuộc loại nhiệt (dương) cho nên được dùng làm gia vị trong
các loại thức ăn thủy hải sản (cá, tôm, cua, …). Chính vì vậy mà trong dân gian cũng đúc
kết những tri thức này vào những câu ca dao để chúng ta dễ nhớ “Con gà cục tác lá chanh/
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi/ Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng
giềng”.Âm Dương mới nhìn tưởng như tương khắc nhưng khi biết dùng lại trở nên tương
sinh, hỗ trợ với nhau.

Triết lý Âm Dương cũng được người Việt quan tâm để đảm bảo sự cân bằng Âm
Dương trong cơ thể qua thói quen sinh hoạt và ăn uống của họ. Cổ nhân cũng có
dạy: “Bệnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất” nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống
mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra. Chính vì vậy mà người
Việt Nam sử dụng thức ăn như là các vị thuốc để trị bệnh. Theo quan niệm của người Việt
Nam thì mọi bệnh tật sinh ra là do cơ thể bị mất quân bình Âm Dương, thức ăn chính là vị
thuốc để điều chỉnh sự mất quân bình Âm Dương ấy, giúp cơ thể khỏi bệnh. Vì vậy: nếu
người bệnh ốm do quá âm cần phải ăn đồ ăn dương (đau bụng lạnh, uống nước gừng sẽ
khỏi); ngược lại nếu người bệnh ốm do quá dương thì cần phải ăn đồ ăn âm (bệnh kiết lị, ăn
trứng gà rang với lá mơ). Bệnh sốt cảm lạnh (âm) thì ăn cháo gừng, tía tô (dương); còn sốt
cảm nắng (dương) thì ăn cháo hành (âm).

Ngoài ra, người Việt thường có những cách thức ăn uống theo vùng khí hậu, để đảm
bảo hài hòa hai yếu tố Âm Dương giữa con người với môi trường tự nhiên. Bởi thế, để bảo
đảm sự hài hòa Âm Dương giữa con người với môi trường tự nhiên, người Việt có tập quán
ăn uống theo vùng. Mỗi vùng có địa hình, khí hậu khác nhau sẽ tạo nên môi trường có tính
3
Ứng dụng triết lý âm dương, ngũ hành trong văn hóa ẩm thực Việt Nam - HỘI KỶ LỤC GIA VIỆT NAM - TỔ CHỨC KỶ
LỤC VIỆT NAM(VIETKINGS) (kyluc.vn)
3
Âm Dương khác nhau và do vậy đòi hỏi đồ ăn cũng phải mang tính Âm Dương phù hợp.
Với cơ cấu món ăn truyền thống của người Việt Nam "cơm-rau-cá-thịt", nên tận dụng môi
trường tự nhiên để thích nghi luôn được chú trọng. Tận dụng tự nhiên ăn uống theo mùa,
mùa nào thức ấy để đảm bảo tốt nhất cho sức khoẻ. Có thể kể đến một số câu tục ngữ mà
người xưa đã đúc kết để nói về cách ăn theo mùa này: Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể/
Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè/ Ếch tháng ba, gà tháng bảy; Ếch tháng mười, người
tháng giêng/ Tháng chín ăn rươi, tháng mười ăn ruốc.

b.Tam Tài
Tam Tài là sự hòa hợp của ba cặp Âm Dương. Chẳng hạnm triết lý Tam Tài THIÊN -
ĐỊA - NHÂN đó là mối tương quan qua lại mật thiết giữa ba cặp Âm Dương: THIÊN –
ĐỊA, THIÊN – NHÂN, ĐỊA – NHÂN.

Hình 3: Tam Tài4

Trong tam tài “Trời - Đất - Người” này, Trời dương, Đất âm, còn Người ở giữa (âm
so với Trời, nhưng dương so với Đất). Thuyết Tam Tài: là thuyết nói đến là ba yếu tố cơ bản
trong vũ trụ Thiên - Địa – nhân. Thiên có ba nghĩa: chỉ cõi trời đất không trung; chỉ định
luật Thiên nhiên "trời đất giao động mà vạn vật phát sinh"; Thiên có ngôi vị, có ý chí. Địa:
theo quan niệm phổ thông là một khối vật chất ở dưới con người đối lập với Thiên; theo
nghĩa vũ trụ luận: là một cõi mênh mông thuộc thiên nhiên luôn luôn hòa đồng với thiên để
phát sinh những hiện tượng trong vũ trụ và nắm giữ nhịp sinh hóa của vũ trụ. Địa có tính
cách tâm linh, mang một ý nghĩa không hẳn linh thiêng, nhưng có thể tiếp xúc với linh
thiêng, làm căn cứ cho linh thiêng. Nhân: là yếu tố quan trọng vì là giao điểm của Thiên và
Địa. "Con người là sức mạnh của Trời, Đất là giao điểm của Âm - Dương, là điểm quy hội
của quỷ thần, và là tú khí của ngũ hành".

Suy cho cùng cả ba nguyên tố hợp thành để phát sinh muôn vật, trong cuộc sinh hóa
mỗi nguyên tố lại có tác vụ riêng " Trời sinh, Đất dưỡng, Người hoàn thành". Đổng Trọng
Thư giải thích " trời đất người là gốc rễ của muôn loài, Trời sinh ra, Đất nuôi dưỡng, Người
hoàn thành". Tam Tài bao gồm bộ ba thành tố có mối liên hệ Âm Dương từng đôi một.
Trong Tam Tài, mối quan hệ Âm Dương gồm hai yếu tố Âm và Dương đụng chạm với
thành tố thứ ba và lập thành quan hệ bộ ba cũng theo nguyên lý Âm Dương. Như thế, xét
cho cùng, Tam Tài cũng là một nguyên lý vận hành của vũ trụ với ba thành tố. Ba thành tố
ấy cằng hòa hợp, bổ sung bao nhiêu thì quan hệ, công việc càng diễn tiến tốt đẹp bấy nhiêu,
giống như điều kiện: Thiên thời, Địa lợi và Nhân hòa5.
4
Micheal Nguyễn Hạnh, Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt Nam, Nhà Xuất Bản Trẻ, Tr. 123.
5
X. Tam-tài - Tam tài VHVN - Tam tài Tam tài là một khái niệm bộ ba, “ba phép” (tài = phép, phương - Studocu; Micheal
Nguyễn Hạnh, Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt Nam, Nhà Xuất Bản Trẻ, Tr. 135.
4
c. Ngũ Hành

Hình 4: Ngũ Hành6

Theo triết học cổ Trung Hoa, vạn vật sinh ra từ năm nguyên tố cơ bản gọi là Ngũ
Hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-thổ. Triết lý Ngũ Hành được dựa trên triết lý Âm Dương và
triết lý Tam Tài. Năm nguyên tố ấy không phải là vật chất theo nghĩa thuần túy nhưng là
cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại tượng trưng cho sinh linh và vạn vật. Và quan hệ
đó được diễn tả trên hai quy luật căn bản là tương sinh và tương khắc, nghĩa là chúng tạo
điều kiện cho nhau cùng phát triển hoặc chúng kiềm chế nhau để duy trì sự cân bằng. Quy
luật tương sinh ở trong hình là đường tròn, trong khi đó quy luật tương khắc được thể hiện
qua các đường chéo có mũi tên trong hình trên7.

Quy luật Ngũ Hành được thể hiện rất rõ nét trong ẩm thực của người Việt. Trong chế
biến thức ăn, phải đảm bảo đủ ngũ chất gồm: bột, nước, khoáng, đạm, béo; đủ ngũ vị gồm:
chua, cay, ngọt, mặn, đắng; đủ ngũ sắc gồm: trắng, xanh, vàng, đỏ, đen. Mà hình ảnh rất
quen thuộc đối với người Việt đó chính là bánh chưng xanh: Nhìn một tổng thể 5 màu sắc
thật hấp dẫn: Màu vàng ngà của nhân đậu bùi thoảng hương thơm, màu đỏ hồng của thịt heo
chín, màu trắng ngần của nếp dẻo thơm, màu xanh biếc của lá dong hay lá chuối và chấm
đen của thảo quả, hạt tiêu. Từ trong ra ngoài của chiếc bánh thể hiện triết lý Âm Dương,
Tam Tài, Ngũ Hành. Năm màu sắc ấy tượng trưng cho Ngũ Hành trong triết lý phương
Đông. Thủy (màu đen), hỏa (màu đỏ), mộc (màu xanh), kim (màu trắng), thổ (màu vàng).
Ngũ Hành tương sinh tương khắc hài hòa bổ trợ cho nhau trong tổng thể vuông vức của
chiếc bánh chưng truyền thống. Có thể nói văn hóa ẩm thực Việt chính là sự hòa quyện của
sự cân bằng Âm Dương, Ngũ Hành và hầu như các đồ ăn thức uống của người Việt ở bất cứ
đâu, vùng miền nào cũng thể hiện rõ nét triết lý này. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát
triển, ẩm thực ngày càng phong phú và đa dạng hơn thì triết lý Âm Dương, Ngũ Hành lại
càng được quan tâm để đảm bảo sức khỏe, cân bằng chế độ dinh dưỡng của con người8.

6
5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành mà bạn nên biết (xaydungsg.com.vn)
7
X. CĐ 12 - TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG VÀ THUYẾT NGŨ HÀNH - BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM Khoa -
Studocu
5
 Nhận định:
Theo cá nhân tôi, triết lý Âm Dương, Tam Tài và Ngũ Hành trong văn hóa Việt Nam
là những khái niệm truyền thống tồn tại từ rất lâu đời và có sự ảnh hưởng lớn trong cuộc
sống của người Việt Nam.

Triết lý Âm Dương là sự kết hợp giữa hai yếu tố trái ngược và tương đối hoàn hảo,
chẳng hạn như đen trắng, tối sáng, mát nóng. Triết lý này cho thấy sự cần thiết của sự cân
bằng trong sống, cả về tâm lý, đạo đức và cả vật chất. Âm Dương không chỉ tồn tại trong tự
nhiên mà còn thể hiện qua việc xét đoán và quản lý cuộc sống.

Tam Tài đề cập đến ba tài sản quan trọng đối với một người để có một cuộc sống
thành công và hạnh phúc, tức là tiền, mệnh và tài. Để thành công trong cuộc đời người ta
cần phải hội đủ ba yếu tố: Thiên thời, Địa Lợi và Nhân hòa. Triết lý này nhấn mạnh sự quan
trọng của việc làm việc chăm chỉ để tích luỹ tài sản, sự may mắn và duyên số cũng như tài
năng và sự thông minh.

Ngũ hành đề cập đến năm yếu tố gồm Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa và Thổ, mỗi yếu tố đại
diện cho một khía cạnh của tự nhiên và sự tồn tại. Ngũ Hành được coi là cấu tạo cơ bản của
vũ trụ và gắn liền với mọi sự vật và hiện tượng tồn tại. Để có cuộc sống hòa hợp và cân đối,
người Việt cổ xưa luôn tôn trọng và tuân theo nguyên tắc Ngũ Hành.

Trong văn hóa Việt Nam, triết lý Âm Dương, Tam Tài và Ngũ Hành đóng vai trò
quan trọng trong quyết định và quản lý cuộc sống. Chúng giúp con người nhìn nhận sự phụ
thuộc và tương tác giữa các yếu tố trái ngược và khai thác những cơ hội tốt để đạt được
thành công và hạnh phúc. Đồng thời, triết lý và nguyên tắc này cũng giúp con người tìm
hiểu về quy luật tự nhiên và ý thức về sự cân bằng trong cuộc sống.

8
X. Ứng dụng triết lý âm dương, ngũ hành trong văn hóa ẩm thực Việt Nam - HỘI KỶ LỤC GIA VIỆT NAM - TỔ CHỨC KỶ
LỤC VIỆT NAM(VIETKINGS) (kyluc.vn)
6

You might also like