You are on page 1of 15

111Equation Chapter 1 Section 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


BÁO CÁO THÍ NGHIỆM NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ TRẠM BIẾN ÁP


LỚP L01--- NHÓM 1 --- HK222
NGÀY NỘP 08/05/2023

Giảng viên hướng dẫn: ĐẶNG TUẤN KHANH

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số


Lâm Hồng Phúc 2011843
Phan Tấn Phúc 2010531
Lê Đào Quang Huy 2011259
Nguyễn Đặng Thành Long 1913997
Nguyễn Hoàng Thành 1910530
Trương Hoàng Huy 1911266
Võ Trung Tín 2012223
Thành phố Hồ Chí Minh – 2023
Mục Lục
BÀI 2: TỦ ABB: CHUYỂN ĐỔI NGUỒN TỰ ĐỘNG BẰNG BỘ ATS...........................1
Câu 1: Các thông số sau khi thực hiện thí nghiệm...........................................................1
Câu 2: Giải thích quá trình hoạt động...............................................................................1
BÀI 3: KHẢO SÁT MẠCH KHỞI ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN 3 PHA.......................2
Câu 1: Thông số cơ bản động cơ AC 3 pha......................................................................2
Câu 2: Thông số cơ bản máy phát DC..............................................................................2
Câu 3: Vẽ sơ đồ chi tiết các thiết bị như tiếp điểm, cuộn dây, rờ le thời gian,.. và vẽ sơ
đồ, giải thích hoạt động của mạch nhị thứ hay mạch điều khiển (Bao gồm sơ đồ thực tế
và so đồ thu gọn)..............................................................................................................2
Câu 4: Vẽ đặc tuyến moment – tốc độ của động cơ AC rotor dây quấn..........................3
BÀI 4: KHẢO SÁT MẠCH KHỞI ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN DC............................4
Câu 1: Thông số cơ bản của động cơ DC.........................................................................4
Câu 2: Thông số cơ bản của máy phát AC.......................................................................4
Câu 3: Vẽ sơ đồ chi tiết các thiết bị như tiếp điểm, cuộn dây, rờ le thời gian,…(bao gồm
sơ đồ thực tế và sơ đồ thu gọn) và giải thích mạch điều khiển........................................4
Câu 4: Vẽ đặc tuyến moment- tốc độ khi khởi động của động cơ DC.............................5
BÀI 5: RELAY DÒNG ĐIỆN KỸ THUẬT SỐ..................................................................6
Câu 1: Tiến hành thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn...................................................6
Thí nghiệm 1:................................................................................................................6
Thí nghiệm 2:................................................................................................................6
Thí nghiệm 3:................................................................................................................6
Câu 2: Vẽ đồ thị và nhận xét kết quả từng đồ thị.............................................................7
BÀI 6: VẬN HÀNH VÀ KHẢO SÁT CÁC CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY PHÁT
3 PHA...................................................................................................................................9
Câu 1: Bảng số liệu P, Q, U, I, Ukt, Ikt của máy phát và n(tốc độ) của động cơ ở các
chế độ................................................................................................................................9
Câu 2: Giải thích lý do.....................................................................................................9
Câu 3: Nêu các phương pháp kích từ máy phát điện......................................................10
Câu 4: Máy phát có được phép làm việc lâu dài ở chế độ mất kích từ không. Tại sao ?
........................................................................................................................................10
Câu 5: Nêu các điều kiện để thực hiện hòa đồng bộ máy phát vào hệ thống. Theo anh
chị, điều kiện nào quan trọng nhất ?...............................................................................10
BÀI 2: TỦ ABB: CHUYỂN ĐỔI NGUỒN TỰ ĐỘNG BẰNG BỘ ATS
Câu 1: Các thông số sau khi thực hiện thí nghiệm
TS: thời gian delay khi phát hiện lỗi trên đường dây chính
TBS: Thời gian delay khi phát hiện điện áp ổn định trên đường dây chính
Transformer -> Generator Generator -> Transformer
TS=TBS
10 17,5s ( 11,68s chuyển nguồn ) 15,75( 11,11s chuyển nguồn)
20 27s( 22s chuyển nguồn) 26,5s( 22,2s chuyển nguồn)
30 36,65s( 30,6s chuyển nguồn) 35,78( 31,13s chuyển nguồn)
Quá trình thực hiện của nhóm có báo với thầy về khoảng thời gian từ lúc
chuyển nguồn tới lúc đóng CB xấp xỉ 5s nhưng trong datasheet không có nói gì về thời
gian này. Thầy có ghi nhận lại và báo với hãng.
Ngoài ra còn có lỗi trên máy phát khi chạy chế độ auto và chuyển thanh điều
khiển từ fault về normal (tương ứng chuyển generator-> transformer).
Câu 2: Giải thích quá trình hoạt động
Quá trình 1: sau khi chuyển công tắc trạng thái sang chế độ Fail, Transformer
mất ngay lập tức và sau khoảng thời gian 17,5 giây thì Generator chuyển sang hoàn
toàn.
Giải thích: Khi bị mất cấp điện từ Transformer thì tủ ATS sẽ mở máy cắt QF1
và gửi tín hiệu về Generator thực hiện khởi động. Sau một khoảng thời gian (gần bằng
với thời gian mà TS thiết lập) để Generator vận hành ổn định và phát điện ra đạt giá trị
yêu cầu thì tủ ATS mới đóng máy cắt QF2, để hoàn toàn Generator cung cấp điện cho
tải.
Quá trình 2: sau khi chuyển công tắc trạng thái về lại chế độ Normal →
Transformer hoạt động lại ngay lập tức và sau khoảng thời gian 15,75 giây thì hệ
thống chuyển sang hoàn toàn hoạt động bằng Transformer .
Giải thích: Khi Transformer trở lại cấp điện bình thường, tủ ATS sẽ thực hiện
giám sát Transformer một khoảng thời gian (gần bằng với thời gian mà TBS thiết lập).
Sau khoảng thời gian này, máy cắt QF2 – mở và máy cắt QF1 – đóng. Cuối cùng là
việc hoàn toàn để Transformer cung cấp điện cho tải.

1
BÀI 3: KHẢO SÁT MẠCH KHỞI ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN 3 PHA
Câu 1: Thông số cơ bản động cơ AC 3 pha
Uđm (V) 220/380
Iđm (A) 76/44
P (kW) 22
nđm (rpm) 1450
Cosφ 0.86
F (Hz) 50

Câu 2: Thông số cơ bản máy phát DC


Uđm (V) 220
Iđm (A) 86.5
P (kW) 12
nđm (rpm) 1445
Ikt (A) 1.86
Ukt (V) 167

Câu 3: Vẽ sơ đồ chi tiết các thiết bị như tiếp điểm, cuộn dây, rờ le thời
gian,.. và vẽ sơ đồ, giải thích hoạt động của mạch nhị thứ hay mạch điều
khiển (Bao gồm sơ đồ thực tế và so đồ thu gọn)

GND
L1 L2 L3

Cuộn dây

R M

T2 M2 M1 T1

Hình 3.1. Sơ đồ thực tế chi tiết các thiết bị

2
Hình 3.2: Sơ đồ rút gọn
Khi khởi động động cơ, hai điện trở R mm1, Rmm2 sẽ được mắc nối tiếp nhau để
làm giảm dòng điện mở máy. Khi đóng máy cắt, mạch điều khiển hoạt động và cấp
điện cho cuộn dây, làm tiếp điểm M đóng lại, cung cấp điện cho động cơ đồng thời cấp
điện cho bộ timer T2 bắt đầu đếm. Sau khoảng thời gian T2, tiếp điểm thường hở M2
được đóng lại, ngắt Rmm2 ra khỏi hệ thống và cấp điện cho bộ timer T1 bắt đầu đếm.
Sau khoảng thời gian T1, tiếp điểm thường hở M1 được đóng lại, ngắt R mm1 ra khỏi hệ
thống do dòng điện đã giảm. Quá trình này kết thúc.
Câu 4: Vẽ đặc tuyến moment – tốc độ của động cơ AC rotor dây quấn

Hình 3.3: Đặc tuyến moment - tốc độ của động cơ AC rotor dây quấn

3
BÀI 4: KHẢO SÁT MẠCH KHỞI ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN DC
Câu 1: Thông số cơ bản của động cơ DC
Uđm 220 V
Iđm 78 A
P 17,16 kW
nđm 1500 rpm
Ikt 1,85 A
Ukt 220 V

Câu 2: Thông số cơ bản của máy phát AC


Uđm 220/380 V
Iđm 23 A
P 12 kW
nđm 1500 rpm
cos j 0,8
f 50 Hz
Câu 3: Vẽ sơ đồ chi tiết các thiết bị như tiếp điểm, cuộn dây, rờ le thời
gian,…(bao gồm sơ đồ thực tế và sơ đồ thu gọn) và giải thích mạch điều
khiển.

Giải thích mạch điều khiển:

4
 Khi có điện thì tiếp điểm M đóng lại, đồng thời tiếp điểm cơ của M tác động lên
cuộn Coil của Timer Relay T2 làm nó hoạt động.
 Sau khoảng thời gian T2 thì tiếp điểm thường hở của Timer Relay T2 đóng lại
cấp điện cho Contactor M2 làm tách điện trở Rmm2 khỏi mạch động lực, đồng thời
tiếp điểm cơ của M2 tác động lên Timer Relay T1 làm cho nó hoạt động.
 Sau khoảng thời gian T1 thì tiếp điểm thường hở của Timer Relay T1 đóng lại
cấp điện cho Contactor M1 làm tách điện trở R mm1 khỏi mạch động lực. Quá trình
kết thúc.
Câu 4: Vẽ đặc tuyến moment- tốc độ khi khởi động của động cơ DC

5
BÀI 5: RELAY DÒNG ĐIỆN KỸ THUẬT SỐ
Câu 1: Tiến hành thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn
Thí nghiệm 1:
I>>/In = 0.65
Đặc tuyến IDMT dốc chuẩn, k = 0.1
Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200
Dòng pha A quan sát trên relay (A) 0,99 1,24 1,54 1,78 2,15
Thời gian tác động ttđ (ms) 3,23 2,45 1,91 1,76 1,36
Thí nghiệm 2:
Đặc tuyến IDMT dốc chuẩn, k = 0.3
Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200
Dòng pha A quan sát trên relay (A) 0.97 1,33 1,65 1,95 2,25
Thời gian tác động ttđ (ms) 8,86 5 3,51 3,03 2,66

Đặc tuyến IDMT dốc chuẩn, k = 0.5


Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200
Dòng pha A quan sát trên relay (A) 1,09 1,38 1,73 1,95 2,28
Thời gian tác động ttđ (ms) 11,2 6,93 4,81 4,49 3,64

Đặc tuyến IDMT dốc chuẩn, k = 0.7


Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200
Dòng pha A quan sát trên relay (A) 1,07 1,23 1,5 1,72 2,02
Thời gian tác động ttđ (ms) 19 12,7 8,62 7,2 5,68
Thí nghiệm 3:
Đặc tuyến IDMT 01, k = 0.1
Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200
Dòng pha A quan sát trên relay (A) 1,2 1,39 1,73 2,06 2,29
Thời gian tác động ttđ (ms) 2,03 1,52 1,19 0,94 0,88

Đặc tuyến IDMT 01, k = 0.3


Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200
Dòng pha A quan sát trên relay (A) 1,09 1,38 1,74 2,11 2,4
Thời gian tác động ttđ (ms) 5,82 4,18 2,96 2,32 1,98

Đặc tuyến IDMT 01, k = 0.5


Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200
Dòng pha A quan sát trên relay (A) 1,09 1,49 1,86 2,12 2,42
Thời gian tác động ttđ (ms) 10 6,18 4,31 3,52 3,15

6
Đặc tuyến IDMT 01, k = 0.7
Vị trí núm vặn 100 125 150 175 200
Dòng pha A quan sát trên relay (A) 1,09 1,38 1,76 2,09 2,46
Thời gian tác động ttđ (ms) 18,5 9,63 6,64 5,09 4,16

Câu 2: Vẽ đồ thị và nhận xét kết quả từng đồ thị

Đặc tuyến dốc IDMT dốc chuẩn


20

18

16

14
0,7
12 0,1
0,5
10 0,3

0
0.9 1.1 1.3 1.5 1.7 1.9 2.1 2.3

7
Đặc tuyến IDMT 01
20

18

16

14
0,1
12 0,3
0,5
10 0,7

0
1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 2.2 2.4 2.6

Nhận xét:
Dòng khởi động In = 0.7 (A)
Ở mỗi chế độ, hệ số nhân k tỉ lê thuận thời gian tác động
Dòng điện pha A đo được trên rơle tỉ lệ nghịch với thời gian tác động
Ở chế độ MODE 01, thời gian tác động dài hơn so với MODE 00 (dốc chuẩn)
Ở chế độ MODE 00 (dốc chuẩn), thời gian tác động có nghiệm đúng theo
phương trình trên ứng với các giá trị đo được, tương ứng với α = 0.02 và β = 0.14
Ở chế độ MODE 01, các giá trị đo được nghiệm đúng theo phương trình ứng
với α = 1.0 và β = 13.5. MODE 01 ứng với đặc tuyến Very Inverse.

8
BÀI 6: VẬN HÀNH VÀ KHẢO SÁT CÁC CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY
PHÁT 3 PHA
Câu 1: Bảng số liệu P, Q, U, I, Ukt, Ikt của máy phát và n(tốc độ) của động
cơ ở các chế độ.
Chế độ P Q U I Ukt Ikt N
Hòa đồng bộ 0 - 0.9 400 1 20 1.6 1501
Tăng kích từ động cơ đến khi
4 - 1.4 400 18 18 1.6 1499
P = 4 (kW)
Thay đổi kích từ máy phát
4 0 400 6 22 1.6 1503
đến khi Q = 0 (kVAr)
Thay đổi kích từ máy phát
4 -2 400 7.5 18 1.6 1504
đến khi Q = 2 (kVAr)
Thay đổi kích từ máy phát
4 -2 400 7 26 2.3 1503
đến khi Q = -2 (kVAr)
Giảm Q về 0, sau đó ngắt kích
4 < 0 400 19 50 0 1499
từ MP
Đóng kích từ MP 4 0 400 6.5 40 2.4 1500
Giảm P về 0, sau đó ngắt
< 0 1.5 400 2 24 2 1504
động cơ kéo
Trong chế độ ngắt động cơ
kéo, thay đổi kích từ MP để Q 0 -2 400 3 14 1.2 1503
= - 2 (kVAr)
Trong chế độ ngắt động cơ
kéo, thay đổi kích từ MP để Q 0 0 400 1.5 20 1.6 1503
= 0 (kVAr)
Trong chế độ ngắt động cơ
kéo, thay đổi kích từ MP để Q 0 2 400 1.5 24 2 1503
= 2 (kVAr)

Câu 2: Giải thích lý do.


Khi chưa hòa đồng bộ máy phát vào hệ thống:
+ Điều chỉnh kích từ động cơ một chiều → thay đổi moment động cơ một
chiều và tốc độ quay của trục động cơ một chiều → thay đổi tốc độ của động cơ
và máy phát.
+ Điều chỉnh kích từ máy phát điện xoay chiều → điện áp E ar tăng lên → Va tức
điện áp đầu cực máy phát tăng lên qua các công thức sau:

9
- Khi đã hòa đồng bộ máy phát vào hệ thống:
+ Khi này điện áp Va vẫn không đổi. Điều chỉnh kích từ động cơ một chiều sẽ
làm thay đổi moment mà máy phát được kéo, toàn bộ moment này hầu hết được
chuyển thành công suất của máy phát, nếu công suất này quá nhỏ thì lúc này máy phát
sẽ biến thành động cơ.
+ Khi này điện áp Va vẫn không đổi. Điều chỉnh kích từ máy phát điện xoay
chiều sẽ làm thay đổi Ear, làm cho Ia bị ảnh hưởng có thể sớm pha hoặc trễ pha so với
Va. Nếu dòng kích từ này quá nhỏ → I a sớm pha hơn Va, công suất phản kháng của
máy phát là âm (máy phát nhận công suất phản kháng từ lưới). Nếu dòng kích từ này
đủ lớn → Ia trễ pha hơn Va, công suất phản kháng của máy phát là dương (máy phát
cho công suất phản kháng vào lưới).
Câu 3: Nêu các phương pháp kích từ máy phát điện
- Kích từ bằng hệ thống chổi than – vành trượt: đưa điện DC từ ngoài vào 2
chổi than, hai vành trượt.
- Kích từ bằng hệ thống kích dùng máy phát đồng bộ: nguồn kích từ sẽ lấy từ bộ
chỉnh lưu AC - DC. Đối với AC, ta lấy từ một máy phát điện với đầu AC này nối với
thứ cấp MBA, còn sơ cấp MBA được nối vào một máy phát điện có công suất nhỏ
hơn. Đây là MBA loại 3 pha nối Y- Δ.
- Hệ thống kích từ không chổi than: nguồn kích từ xoay chiều gồm có một máy
phát điện đồng bộ có: phần ứng là phần quay (roto), phần cảm là phần tĩnh (stator), kết
hợp với bộ chỉnh lưu quay lắp đặt ngay trên trục. Dòng điện kích từ sẽ không thông
qua bất kỳ mối tiếp xúc nào của chổi than mà sẽ đi một cách trực tiếp từ phần ứng của
máy kích từ, qua bộ chỉnh lưu, tiến vào thẳng Rotor. Đây cũng chính là hệ thống kích
từ không chổi than.
Câu 4: Máy phát có được phép làm việc lâu dài ở chế độ mất kích từ
không. Tại sao ?
Máy phát không được phép làm việc lâu dài ở chế độ mất kích từ. Vì rotor của
máy phát có thể bị mất đồng bộ với từ trường quay. Sự mất đồng bộ sẽ kéo theo sự dao
động công suất trong hệ thống, có thể gây sụp đổ hệ thống điện. Ngoài ra nó còn tạo ra
các ứng suất cơ nguy hiểm trên một số các phần tử của máy phát.
Câu 5: Nêu các điều kiện để thực hiện hòa đồng bộ máy phát vào hệ thống.
Theo anh chị, điều kiện nào quan trọng nhất ?
- Điều kiện về tần số: Tần số của máy phát và hệ thống phải xấp xỉ bằng nhau.
Sai biệt nằm trong khoảng Delta f cho phép, df này là bao nhiêu tùy thuộc vào việc
chỉnh định bộ điều tốc và rơle hòa điện tự động, hoặc rơle chống hòa sai. Thông
thường, ta điều chỉnh sao cho df > 0 một chút (tần số máy cao hơn tần số lưới một
chút). Để khi hòa vào lưới, máy phát sẽ bị tần số lưới ghì lại. Nếu tần số máy thấp hơn
lưới thì sau khi đóng máy cắt, máy phát sẽ bị tần số lưới kéo cho chạy nhanh lên, công
suất sẽ bị âm một ít và máy phát làm việc ở chế độ động cơ.

10
- Điều kiện về điện áp: Sai biệt nằm trong khoảng Delta f cho phép, df này là
bao nhiêu tùy thuộc vào việc chỉnh định bộ điều tốc và rơle hòa điện tự động, hoặc
rơle chống hòa sai. Thông thường, ta điều chỉnh sao cho df > 0 một chút (tần số máy
cao hơn tần số lưới một chút). Để khi hòa vào lưới, máy phát sẽ bị tần số lưới ghì lại.
Nếu tần số máy thấp hơn lưới thì sau khi đóng máy cắt, máy phát sẽ bị tần số lưới kéo
cho chạy nhanh lên, công suất sẽ bị âm một ít và máy phát làm việc ở chế độ động cơ.
- Điều kiện về pha: Điều kiện bắt buộc, tiên quyết và phải chính xác tuyệt đối.
Thứ tự pha thường chỉ kiểm tra một lần (lần đầu tiên) khi lắp đặt máy.

11

You might also like