You are on page 1of 5

HCMUT CNCP LỚP HÓA ĐẠI CƯƠNG NGUYỄN QUỐC VƯƠNG

Liên kết hóa học


1. Giới thiệu về liên kết hóa học
Liên kết nội phân tử Liên kết liên phân tử
Liên kết công hóa trị Liên kêt Hydro
Liên kết Ion Liên kết Van Der Waals
Liên kết kim loại
Từ học kì 201 chúng ta chỉ học liên kết cộng hóa trị
- Liên kết hóa học mang bản chất điện (lực hút giữa hạt nhân và electon)
- Liên kết hóa học được tạo thành nhờ electron hóa trị
Các đặc điểm chung của liên kết hóa học
- Độ dài liên kết là khoảng cách giữa 2 hạt nhân của 2 nguyên tử đang liên kết với nhau
- Góc hóa trị: góc tạo bởi 2 đoạn thẳng nối giữa nguyên tử trung tâm và 2 nguyên tử biên
- Bậc liên kết: Là số liên kết tạo thành giữa 2 nguyên tử
- Năng lượng liên kết: là năng lượng tối thiểu để phá hủy liên kết
Mối qua hệ giữa bậc liên kết, độ dài liên kết và năng lượng liên kết
“Đọ dài liên kết càng ngắn thì bậc liên kết càng lớn và năng lượng liên kết càng cao và
ngược lại”
2.Liên kết cộng hóa trị
Giải thích về liên kết cộng hóa trị người ta đưa ra 2 thuyết đó là VB và MO
2.1 Thuyết VB (phương pháp cặp e định chỗ hay là liên kết 2 tâm)
Liên kết cộng hóa trị (LKCHT) được hình thành do sự chen phủ dương lẫn nhau giữa các
AO hóa trị của các nguyên tử tương tác
Ví dụ: 𝐻2

XEM TÀI LIỆU TẠI BACHKHOACNCP.COM KHÓA HỌC HÓA ĐẠI CƯƠNG 1
HCMUT CNCP LỚP HÓA ĐẠI CƯƠNG NGUYỄN QUỐC VƯƠNG

Mật độ che phủ AO càng lớn thì LKCHT càng bền


Điều kiện để tạo liên kết cộng hóa trị
 Năng lương của các AO hóa trị xấp xỉ nhau
 AO hóa trị phải có mật độ che phủ đủ lớn
 AO hóa trị phải có tính cùng định hướng
Cơ chế tạo liên kết cộng hóa trị
Quy tắc bát bộ: Các nguyên tử có xu hướng ghép đôi hoặc cho nhận để đạt trạng thái
khí trơ 𝑛𝑠 2 𝑛𝑝6
 Cơ chế ghép đôi (𝐻2 , 𝐶𝑙2 ,..) là sự xen phủ giữa 2 OA có chứa 1e độ thân với
nhau
 Cơ chế cho nhận hay liên kết CHT phối trí (𝑁𝑎𝑐𝑙 ) là sự xen phủ giữa trong đó
1 OA là 2e và OA còn lại trống
Đặc điểm của liên kết cộng hóa trị 2OA
 Tính định hướng
 Tính bão hòa: khả năng tạo liên kết CHT tối đa cụ thể số liên kết CHT tối đa bằng
số OA hóa trị của nó. Tổng quát nguyên tử ở chu kì n thì có tối đa 𝑛2 liên kết CHT
 Tính phân cực và không có cực (sự chệch lệch độ âm điện của 1 nguyên tử càng
lớn thì càng phân cực)
Ví dụ: Các phân tử hay Ion nào sau đây không tồn tại:
𝐶𝐹4 , 𝐶𝐹6− , 𝑆𝑖𝐹62− , 𝑂𝐹2 , 𝑂𝐹62− , 𝐵𝑟𝐹7 , 𝐼7 𝐹
Ví dụ: .Dựa vào độ âm điện của các nguyên tố: H = 2.1; C = 2.5; N = 3.0; O = 3.5. Hãy
cho biết liên kết nào có cực nhiều nhất trong số các liên kết sau:
a) N−H b) O−H c) C−H d) C−O
Các loại liên kết cộng hóa trị
 Liên kết 𝜎(xích ma hay đơn): Liên kết CHT tạo thành do sự che phủ giữa các OA
xảy ra theo trục nối hai hạt nhân nguyên tử: 𝑠 − 𝑠, 𝑠 − 𝑝, 𝑝 − 𝑝, 𝑠 − 𝑑
 So sánh năng lượng liên kết đơn: 𝑝 − 𝑝 > 𝑝 − 𝑠 > 𝑠 − 𝑠
 Ngoài ra, có sự xen phủ của các OA 𝑠, 𝑝, 𝑑 với các OA lai hóa (ví dụ 𝑠 − 𝑠𝑝, 𝑝 −
𝑠𝑝2 , 𝑠 − 𝑠𝑝3 , ….)
 Liên kết 𝜋: Do sự che phủ ở hai phía của trục liên kết , xuấ hiện ở liên kết có bậc
2,3,..
 Liên kết 𝛿 (𝑑𝑒𝑛𝑡𝑎): Do hai AO d che phủ bằng tất cả 4 cánh

XEM TÀI LIỆU TẠI BACHKHOACNCP.COM KHÓA HỌC HÓA ĐẠI CƯƠNG 2
HCMUT CNCP LỚP HÓA ĐẠI CƯƠNG NGUYỄN QUỐC VƯƠNG

Trục liên nhân: là đường thẳng nối 2 tâm OA với nhau


Bài tập vận dụng:
4.3. Chọn phương án đúng: Số liên kết cộng hóa trị tối đa của một nguyên tử có thể tạo
được:
a) Bằng số orbitan hóa trị
b) Bằng số electron hóa trị
c) Bằng số orbitan hóa trị có thể lai hóa
d) Bằng số orbitan hóa trị chứa electron
4.7. Cho 9F, 17Cl, 35Br, 53I. Sắp xếp theo thứ tự độ dài liên kết tăng dần cho các phân
tử sau: ICℓ, IBr, BrCℓ, FCℓ.
a) BrCℓ < ICℓ < IBr < FCℓ
b) IBr < ICℓ < FCℓ < BrCℓ
c) FCℓ < BrCℓ < ICℓ < IBr
d) ICℓ < IBr < BrCℓ < FCℓ
4.12. Chọn trường hợp đúng:
Gọi trục liên nhân là trục x. Liên kết p sẽ được tạo thành do sự xen phủ giữa các AO hóa
trị nào sau đây của các nguyên tử tương tác:
(1) 3𝑑𝑧 2 và 3𝑑𝑧 2 (2) 3dxz và 3dxz (3) 3dyz và 3dyz
(4) 3dxy và 3dxy (5) 3𝑑𝑥2 −𝑦 2 và 3𝑑𝑥2 −𝑦2
a) 2,3
b) 1, 5
c) 3,4,5
d) 1,2,4
4.13. Chọn câu chính xác nhất:
Trong ion 𝑁𝐻4+ có 4 liên kết cộng hóa trị gồm:
a) Ba liên kết ghép chung electron có cực và một liên kết cho nhận có cực.
b) Ba liên kết cho nhận và 1 liên kết ghép chung electron.
c) Ba liên kết ghép chung electron không cực và một liên kết cho nhận có cực.
XEM TÀI LIỆU TẠI BACHKHOACNCP.COM KHÓA HỌC HÓA ĐẠI CƯƠNG 3
HCMUT CNCP LỚP HÓA ĐẠI CƯƠNG NGUYỄN QUỐC VƯƠNG

d) Bốn liên kết ghép chung electron có cực.


4.17. Chọn câu đúng
Liên kết có năng lượng nhỏ nhất trong số các liên kết sau: HF, HCℓ, HBr, HI.
a) HBr
b) HCℓ
c) HF
d) HI
4.24. Các phân tử hoặc ion nào sau đây không tồn tại: CF4, CF62-, SiF62-, OF2, OF62-.
a) CF4, SiF62-.
b) SiF62-, OF2.
c) CF62-, OF62-.
d) OF2, OF62-.

XEM TÀI LIỆU TẠI BACHKHOACNCP.COM KHÓA HỌC HÓA ĐẠI CƯƠNG 4
HCMUT CNCP LỚP HÓA ĐẠI CƯƠNG NGUYỄN QUỐC VƯƠNG

XEM TÀI LIỆU TẠI BACHKHOACNCP.COM KHÓA HỌC HÓA ĐẠI CƯƠNG 5

You might also like