You are on page 1of 307

MỤC LỤC

MỤC LỤC ........................................................................................................................................ i


NĂNG LỰC SỐ CHO SINH VIÊN ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
TRONG THẾ KỶ 21 ...................................................................................................................... 1
Võ Xuân Thể, Trương Thành Công ........................................................................................ 1
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ ĐÁP
ỨNG NHU CẦU DOANH NGHIỆP .......................................................................................... 11
Trần Trọng Hiếu ........................................................................................................................ 11
SỰ HỘI TỤ CỦA AI VÀ IOTs ................................................................................................... 24
Nguyễn Quốc Thanh ............................................................................................................. 24
AN TOÀN THÔNG TIN TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI ............................................. 33
Vũ Thị Thanh Hương ............................................................................................................ 33
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GẮN KẾT ĐÀO TẠO VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ................ 42
Nguyễn Chí Đạt ..................................................................................................................... 42
MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ......................................... 50
Trương Đình Hải Thụy, Nguyễn Thị Trần Lộc ..................................................................... 50
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............................................................................................................. 59
Lê Thị Kim Thoa ................................................................................................................... 59
VAI TRÒ GẮN KẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIỮA ĐẠI HỌC VÀ DOANH
NGHIỆP ........................................................................................................................................ 67
Thái Thị Ngọc Lý .................................................................................................................. 67
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HOÁ KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC ....................................................................................................................... 78
Trần Trọng Hiếu ........................................................................................................................ 78
MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH –
MARKETING .............................................................................................................................. 92
Nguyễn Chí Đạt ..................................................................................................................... 92
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LIÊN KẾT GIỮA DOANH
NGHIỆP VÀ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ................................................................ 100
Nguyễn Huy Khang ............................................................................................................. 100
GIẢI PHÁP GẮN KẾT ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI NHU CẦU DOANH
NGHIỆP ...................................................................................................................................... 108
Nguyễn Thanh Bình ................................................................................................................. 108
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP ................................... 117
Nguyễn Huy Khang ............................................................................................................. 117
HỢP TÁC ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................... 126
Nguyễn Thanh Bình ................................................................................................................. 126
i
KINH TẾ SỐ VIỆT NAM: CƠ HỘI TRONG THỜI KỲ BÌNH THƯỜNG MỚI ............. 134
Nguyễn Thanh Trường ........................................................................................................ 134
INTERNET-OF-THINGS DỰA TRÊN BIÊN ........................................................................ 144
Huỳnh Ngọc Thành Trung .................................................................................................. 144
XU HƯỚNG QUẢN LÝ DỮ LIỆU .......................................................................................... 156
Bùi Mạnh Trường ................................................................................................................ 156
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TRI THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 167
Trần Thanh San ................................................................................................................... 167
NÊN CHĂNG SỐ HÓA MARKETING TẠI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH DỊCH
BỆNH COVID - 19 HIỆN NAY ................................................................................................ 179
Huỳnh Ngọc Thành Trung .................................................................................................. 179
LAKEHOUSE CUỘC TIẾN HÓA CỦA NỀN TẢNG LƯU TRỮ DỮ LIỆU ...................... 193
Bùi Mạnh Trường ................................................................................................................ 193
SỰ KẾT HỢP CỦA BA NHÀ: NHÀ NƯỚC, NHÀ TRƯỜNG, NHÀ DOANH NGHIỆP
TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI ...................... 206
Trần Anh Sơn ...................................................................................................................... 206
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC ĐÀO TẠO GẮN VỚI NHU CẦU
DOANH NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ................................................... 214
Trương Xuân Hương ........................................................................................................... 214
LẬP TRÌNH R TRONG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ................................................................... 223
Nguyễn Thanh Trường ........................................................................................................ 223
DOANH NGHIỆP THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN .................................... 236
Trần Anh Sơn ...................................................................................................................... 236
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC .............................................................. 244
Hoàng Thị Mỹ Nhân ............................................................................................................ 244
BLOCKCHAIN – MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC .......................... 252
Thái Thị Ngọc Lý ................................................................................................................ 252
CƠ SỞ DỮ LIỆU PHI QUAN HỆ - NOSQL........................................................................... 264
Đinh Nguyễn Thúy Nguyệt ................................................................................................. 264
BIỂU THỨC DAX TRONG POWER BI ................................................................................ 274
Đinh Nguyễn Thúy Nguyệt ................................................................................................. 274
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH CÔNG TUYỂN DỤNG CỦA SINH VIÊN
...................................................................................................................................................... 285
Lê Thị Kim Thoa ................................................................................................................. 285
ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI NỘI DUNG TRÍ TUỆ NHÂN TAO VÀO HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN .......................................... 293
Trương Xuân Hương ........................................................................................................... 293

ii
NĂNG LỰC SỐ CHO SINH VIÊN ĐÁP ỨNG NHU CẦU
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRONG THẾ KỶ 21

Võ Xuân Thể, Trương Thành Công


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Email: vxthe@ufm.edu.vn, ttcong@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) cùng với internet đã thúc đẩy những tiến
bộ và tăng trưởng trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Cùng với sự tiến bộ của công
nghệ, các cơ hội mới đang rộng mở ra cho các công dân thế kỷ 21. Do đó, các cá nhân cần có các
khả năng, năng lực và kỹ năng để thích ứng với kỷ nguyên công nghệ và tận dụng các cơ hội. Bài
báo này hướng đến mục tiêu khảo sát các khái niệm và cấu trúc của năng lực số cũng như các
khung năng lực số phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Từ đó, cung cấp các thêm các căn cứ để gợi
mở hướng tiếp cận trong lựa chọn các năng lực số phù hợp cho sinh viên đại học tại Việt Nam đáp
ứng nhu cầu thị trường lao động trong thế kỷ 21.

Từ khóa: năng lực số, công nghệ, chuyển đổi số, giáo dục đại học

1. GIỚI THIỆU

Ngày nay công nghệ đang phát triển với tốc độ theo cấp số nhân, hàng năm thế giới
lại chứng kiến hàng loạt các công nghệ mới ra đời. Điều này đặt ra yêu cầu với thế hệ trẻ
nói chung và sinh viên đại học nói riêng phải sở hữu các năng lực số để có thể học tập và
làm việc trong môi trường giáo dục toàn cầu và mở hiện nay. Đặc biệt, cùng với xu hướng
chuyển đổi số hiện nay, các trường đại học đang chuyển dịch dần từ mô hình đại học truyền
thống sang mô hình đại học số - đại học thông minh. Điều cũng đồng thời là một thách thức
cho các nhà quản lý giáo dục trong việc tìm ra cách thức để trang bị các năng lực số cho
người học để từ đó cải thiện kết quả học tập cũng như đáp ứng được thị trường lao động
trong tình hình mới.

Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm kiếm các yếu tố liên quan đến con
người, kỹ thuật và bối cảnh để chuẩn bị sẵn sàng cho việc học tập và làm việc trong môi
trường học tập số. Trong các nghiên cứu này, năng lực số được nhấn mạnh là một trong
những yếu tố sẵn sàng quan trọng là năng lực thực hành quan trọng nhất là yếu tố quan
trọng hàng đầu đối với việc duy trì học tập và kết quả học tập đầu ra của sinh viên trong
môi trường học tập số.

1
Việc sở hữu các năng lực kỹ thuật số giúp sinh viên đạt đến thành công trong học tập,
nghiên cứu và phát triển sự nghiệp trong tương lai, như trong nghiên cứu của (Killen, 2018)
đã chỉ ra: hầu hết mọi ngành nghề và mọi vị trí việc làm đều phải có khả năng sử dụng công
nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã chứng kiến xu hướng các ngành công nghiệp số
trở thành nhân tố then chốt của nền kinh tế, các cơ sở giáo dục trở thành những mô hình
trường học số, trong môi trường ấy, người giảng viên và học viên phải là những người biết
cách tận dụng các thế mạnh của công nghệ để thúc đẩy phát triển.

Bài viết này hướng đến mục tiêu tổng hợp các khái niệm và các khung năng lực số
phổ biến trên thế giới, từ đó cung cấp căn cứ để gợi mở hướng tiếp cận trong phát triển
khung năng lực số cho sinh viên Việt Nam đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong
thế kỷ 21.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài viết này áp dụng chủ yếu phương pháp do Kitchenman và cộng sự đề xuất
(Kitchenham, 2004), trong đó nguồn thông tin dựa vào các nguồn thông tin khác nhau như
bài báo nghiên cứu, báo cáo nghiên cứu, chuyên khảo khoa học, sổ tay hướng dẫn thực hành
ứng dụng, tài liệu mô tả tiêu chuẩn năng lực công nghệ số của các tổ chức quốc tế có uy
tín. Phương pháp này bao gồm ba giai đoạn riêng biệt: lập kế hoạch, tiến hành và lập hồ sơ.
Quá trình thực hiện bao gồm việc nêu rõ cơ sở lý luận của nghiên cứu, xác định câu hỏi
nghiên cứu, tạo chiến lược tìm kiếm, xác định cơ sở dữ liệu, tiêu chí bao gồm và loại trừ,
trích xuất và phân tích dữ liệu liên quan, báo cáo kết quả tìm kiếm.

3. KẾT QUẢ

3.1. Năng lực số

Khái niệm năng lực kỹ thuật số có thể được định nghĩa là một tập hợp các khả năng
sử dụng công nghệ một cách hiệu quả để tối ưu hóa cuộc sống hàng ngày của chúng ta
(Ferrari & Punie, 2013), nó còn được hiểu là “việc sử dụng một cách tự tin, phê bình và có
trách nhiệm các công nghệ từ xã hội thông tin cho công việc, giải trí và giáo dục” (Redecker,
2017).

Vào năm 2018, nhóm nghiên cứu thuộc United Nations Educational, Scientific and
Cultural Organization (UNESCO) đã tiến hành nghiên cứu và đối sánh các năng lực số từ
47 các quốc gia, khu vực khác nhau trên thế giới nhằm xây dựng khung năng lực số toàn
2
cầu (Digital Literacy Global Framework - DLGF). Nhóm này đã định nghĩa năng lực số là
khả năng truy cập, quản lý, hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo thông tin một cách
an toàn và phù hợp thông qua công nghệ số để phục vụ cho các công việc từ đơn giản đến
phức tạp cũng như khởi nghiệp. Năng lực số là tổng hợp của năng lực sử dụng máy tính,
năng lực công nghệ thông tin, năng lực thông tin và năng lực truyền thông (Law et al.,
2018).

Tại Việt Nam, các tác giả (Tấn & Marquet, 2018) mô tả năng lực số là khả năng sử
dụng vững vàng và có ý thức các công cụ của xã hội thông tin trong công việc, giải trí và
giao tiếp. Trong đó yếu tố tiên quyết là khả năng làm chủ các phương tiện công nghệ truyền
thông: sử dụng máy tính để tìm kiếm, đánh giá, lưu trữ, tạo lập, giới thiệu và trao đổi thông
tin, cũng như để giao tiếp và tham gia các mạng lưới hợp tác thông qua Internet. Trong khi
đó, các tác giả trong nghiên cứu (Trần & Đỗ, 2021) cho rằng năng lực số là khả năng truy
cập, quản trị, thấu hiểu, kết hợp, giao tiếp, đánh giá và sáng tạo thông tin một cách an toàn
và phù hợp thông qua công nghệ số để phục vụ cho thị trường lao động phổ thông, các công
việc cao cấp và khởi nghiệp kinh doanh.
3.2. Các yếu tố cấu thành năng lực số

Các nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố khác nhau cấu thành năng lực số. Như trong
nghiên cứu của (Sánchez-Caballé et al., 2020) đã tổng hợp các nhóm kỹ năng cơ bản của
năng lực số bao gồm:

(1) Các kỹ năng thông tin (Information skills): khả năng tìm kiếm, phân loại, lưu trữ,
bảo mật và các hiểu biết về thông tin;

(2) Kỹ năng sáng tạo nội dung số/truyền thông (Content creation/media skills): khả
năng tạo ra các nội dung số với nhiều định dạng khác nhau như hình ảnh, âm
thanh, văn bản;

(3) Kỹ năng giao tiếp (Communication): khả năng tương tác thông qua các nền tảng
trực tuyến cũng như khả năng cộng tác;

(4) Kỹ năng công nghệ (Technical skills), đề cập đến khả năng truy cập các công cụ
kỹ thuật số và kiến thức kỹ thuật cần thiết để sử dụng chúng;

3
(5) Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving) mà nguồn gốc các vấn đề này xuất
phát từ việc sử dụng các công cụ kỹ thuật số hoặc các vấn đề phát sinh như liên
quan đến việc sử dụng;

(6) Các vấn đề đạo đức (Ethical skills) khi sử dụng công nghệ;

(7) Kỹ năng chiến lược (Strategic skills): khả năng sử dụng các kỹ năng số khác đã
đề cập ở trên để thành công trong nghề nghiệp và cuộc sống.

Tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu (Tấn & Marquet, 2018) đã đề xuất một mô hình năng
lực số sơ thảo với 3 nhân tố là: 1) Định vị thông tin; 2) Thủ đắc thông tin; 3) Hiệu dụng
thông tin và 8 thành tố bao gồm: 1) Xác định nhu cầu thông tin khi gặp vấn đề cần giải
quyết; 2) Xác định phạm vi và tính phù hợp của nguồn thông tin; 3) Chọn phương pháp và
công cụ tìm kiếm thông tin thích hợp; 4) Đánh giá, chọn lọc các thông tin tìm kiếm được;
5) Tổ chức, quản lí các thông tin thu thập được một cách khoa học; 6) Sử dụng hiệu quả
các thông tin đã tìm thấy, sắp xếp và lưu trữ; 7) Sử dụng các công cụ trên máy tính để làm
việc nhóm; 8) Soạn thảo tài liệu, trình bày ý tưởng dưới dạng nói hay viết.

Trong một nghiên cứu gần đây (Trần & Đỗ, 2021), nhóm tác giả đã đề xuất một mô
hình các kỹ năng để phát triển năng lực số: 1) Vận hành thiết bị và phần mềm; 2) Khai thác
thông tin và dữ liệu; 3) Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số; 4) An toàn và an sinh số;
5) Sáng tạo nội dung số; 6) Học tập và phát triển kỹ năng số; 7) Sử dụng năng lực số cho
nghề nghiệp.
3.3. Các khung năng lực số phổ biến
3.3.1. Các khung năng lực số phổ biến trên thế giới
3.3.1.1. Khung năng lực số châu Âu (European Digital Competence Framework for
Citizens – DigComp)

Được công bố lần đầu vào năm 2013, DigComp đã trở thành tham chiếu cho sự
phát triển và lập kế hoạch chiến lược các sáng kiến năng lực số cả ở mức châu Âu và
quốc gia thành viên (Ferrari & Punie, 2013). Tháng 6/2016, phiên bản 2.0 được công bố,
trong bản này nó cập nhật các thuật ngữ và mô hình khái niệm, cũng như trình bày các
ví dụ triển khai của nó ở mức châu Âu, quốc gia và khu vực. Đến năm 2017, phiên bản
DigComp 2.1 được xuất bản và nó tập trung vào mô tả 8 mức thông thạo chi tiết cũng
như cung cấp các ví dụ sử dụng cho 8 mức thông thạo đó (Carretero Gomez et al., 2017,
p. 1). Phiên bản DigComp 2.1 có 21 năng lực được tổ chức theo 5 lĩnh vực gồm:
4
1) Năng lực về thông tin và dữ liệu (information and data literacy): Khả năng xác
định rõ nhu cầu thông tin, vị trí và cách truy xuất dữ liệu, thông tin; đánh giá mức độ liên
quan của giữa nội dung và nguồn thông tin; lưu trữ, quản lý và sắp xếp dữ liệu, thông tin
và nội dung kỹ thuật số.

2) Giao tiếp và cộng tác (communication and collaboration): Khả năng tương tác,
giao tiếp và hợp tác thông qua các công nghệ kỹ thuật số đồng thời nhận thức được sự đa
dạng về văn hóa và thế hệ; tham gia vào cộng đồng thông qua các dịch vụ kỹ thuật số;
khả năng quản lý định danh số và danh tiếng kỹ thuật số của cá nhân.

3) Sáng tạo nội dung số (digital content creation): Khả năng tạo và chỉnh sửa nội
dung kỹ thuật số; cải thiện và tích hợp thông tin và nội dung vào khối kiến thức hiện có;
có hiểu biết về bản quyền và giấy phép xuất bản; biết cách đưa ra các chỉ dẫn để hệ thống
máy tính hoạt động.

4) An toàn (Safety): khả năng bảo vệ thiết bị, nội dung, dữ liệu cá nhân và quyền
riêng tư trong môi trường kỹ thuật số; bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần, đồng thời
có nhận thức về công nghệ kỹ thuật số vì lợi ích và hòa nhập xã hội. Nhận thức về tác
động lên môi trường của công nghệ kỹ thuật số và việc sử dụng các công nghệ này.

5) Giải quyết vấn đề (problem solving): Khả năng xác định các vấn đề và nhu cầu
giải quyết chúng, đồng thời giải quyết các vấn đề trong môi trường kỹ thuật số. Sử dụng
các công cụ kỹ thuật số để đổi mới quy trình và sản phẩm; luôn cập nhật với sự tiến hóa
kỹ thuật số.

3.3.1.2. Khung năng lực số UNESCO (Digital Literacy Global Framework – DLGF)

Vào năm 2018, UNESCO đã khảo sát khung năng lực số tại 47 quốc gia, từ đó đối
sánh với khung DigComp 2.0 của châu Âu (Law et al., 2018). Từ kết quả khảo sát này,
UNESCO đã đề xuất một phiên bản khung năng lực số toàn cầu (Digital Literacy Global
Framework - DLGF) dựa trên khung năng lực số DigComp và bổ sung thêm 2 nhóm
năng lực liên quan đến vận hành các thiết bị và phần mềm và Năng lực liên quan đến
nghề nghiệp. Khung năng lực UNESCO bao gồm các nhóm năng lực như sau:

1) Năng lực vận hành các thiết bị và phần mềm (Devices and software operations):
Khả năng nhận dạng và sử dụng các công cụ và công nghệ phần cứng. Khả năng xác định

5
dữ liệu, thông tin và nội dung kỹ thuật số cần thiết để vận hành các công cụ và công nghệ
phần mềm.

2) Năng lực về thông tin và dữ liệu (information and data literacy).

3) Giao tiếp và cộng tác (communication and collaboration).

4) Sáng tạo nội dung số (digital content creation).

5) Năng lực về an toàn (safety).

6) Năng lực giải quyết vấn đề (problem solving).

7) Năng lực liên quan đến nghề nghiệp (Career-related competences): Khả năng
vận hành các công nghệ kỹ thuật số chuyên môn để hiểu, phân tích, đánh giá dữ liệu,
thông tin trong một lĩnh vực cụ thể.

3.3.1.3. Khung năng lực số của Hội đồng Thủ thư Đại học Úc (Council of Australian
University Librarians - CAUL)

Hội đồng Thủ thư Đại học Úc đã đưa ra một khung năng lực số, phác thảo các kỹ
năng và năng lực mà sinh viên sẽ cần để thành công trong lực lượng lao động trong tương
lai (Digital Dexterity Framework, 2018). Khung năng lực số của CAUL bao gồm các
nhóm năng lực như sau:

1) Khả năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;

2) Học tập và phát triển kỹ năng số;

3) Sáng tạo nội dung số, giải quyết vấn đề, đổi mới;

4) Hợp tác, truyền thông và hội nhập;

5) Năng lực thông tin, năng lực truyền thông, và năng lực về dữ liệu;

6) Năng lực về định danh kỹ thuật số và an toàn.

3.3.1.4. Khung năng lực số của British Columbia

Đây là khung năng lực được xây dựng dựa trên sáu đặc trưng được xác định bởi
các nhà lãnh đạo giáo dục của British Columbia - Canada. Những đặc trưng này dựa trên
các tiêu chuẩn của Tiêu chuẩn Công nghệ Giáo dục Quốc gia dành cho Sinh viên
(National Educations Technology Standards for Students - NETS • S) do Hiệp hội Công
nghệ Giáo dục Quốc tế ( International Society for Technology in Education - ISTE) phát
6
triển và bao gồm các loại kiến thức và kỹ năng mà người học cần để thành công trong
thế kỷ 21 (Care, n.d.). Các nội dung trong Khung năng lực số từ British Columbia gồm:

1) Khả năng về nghiên cứu và thông tin (Research and Information Literacy): khả
năng sử dụng các công cụ để thu thập, đánh giá và xử lý thông tin.

2) Tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định (Critical Thinking, Problem
Solving, and Decision Making): khả năng sử dụng các kỹ năng tư duy phản biện để lập
kế hoạch và thực hiện nghiên cứu, quản lý dự án, giải quyết vấn đề và đưa ra các quyết
định sáng suốt bằng cách sử dụng các công cụ và tài nguyên kỹ thuật số phù hợp.

3) Sáng tạo và đổi mới (Creativity and Innovation): khả năng thể hiện tư duy sáng
tạo, xây dựng khung kiến thức, phát triển các sản phẩm cải tiến và quy trình bằng cách
sử dụng công nghệ kỹ thuật số.

4) Công dân số (Digital Citizenship): thấu hiểu các vấn đề về con người, văn hóa,
xã hội liên quan đến công nghệ và khả năng thực hiện các hành vi hợp pháp và đạo đức.

5) Giao tiếp và cộng tác (communication and collaboration): khả năng sử dụng
các phương tiện và môi trường kỹ thuật số để giao tiếp và cộng tác; hỗ trợ việc học của
cá nhân cũng như đóng góp vào việc học của những người khác.

6) Khái niệm và hoạt động công nghệ (Technology Operations and Concepts): Khả
năng thể hiện sự hiểu biết về các khái niệm, hệ thống và hoạt động công nghệ.

3.3.2. Khung năng lực số tại Việt Nam

Theo nghiên cứu của UNESCO (Law et al., 2018), tại Việt Nam hiện đang có 3 khung
năng lực số được phát triển bởi các tổ chức quốc tế là International Computer Drivers
Licence (ICDL), Certiport Internet and Computing Core Certification(IC³), và Digital
Literacy Standard Curriculum (DLSC) của Microsoft. Theo các nghiên cứu gần đây cho
rằng các khung này không còn phù hợp bối cảnh hiện nay vì các khung này chỉ tập trung
mô tả sự thực hành từ cấp độ cơ bản đến trung cấp, chưa thể hiện được các hoạt động phức
tạp về mặt nhận thức. Hơn nữa, các khung năng lực này chỉ mang tính định hướng công cụ,
và đặc biệt tập trung vào các thao tác trên máy tính để bàn và máy tính xách tay trong khi
hiện nay tỷ lệ cá nhân có xu hướng sử dụng thiết bị di động để kết nối Internet là rất cao,
như theo báo cáo của Appota vào năm 2021, có 70% người dân Việt Nam kết nối Internet,
trong đó 95% số người dân kết nối thông qua thiết bị di động.

7
Dựa trên các khung năng lực số trên Bộ Thông tin và truyền thông vào năm 2014 đã
ban hành bộ chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) của Việt Nam, được áp
dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến hoạt
động đánh giá kĩ năng sử dụng CNTT trong cả nước. Bộ chuẩn này gồm: Chuẩn kỹ năng
sử dụng CNTT cơ bản (6 mô đun) và Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao (9 mô đun).

4. THẢO LUẬN

Từ các kết quả phân tích ở trên, chúng tôi xin đưa ra một số nhận định như sau:

Hiện nay các khung năng lực số đang áp dụng tại Việt Nam đã lạc hậu và không còn
phù hợp với bối cảnh mới, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số. Đặc biệt hơn nữa Bộ
chuẩn kĩ năng sử dụng (CNTT) của Việt Nam lại có yêu cầu quá nặng về kỹ thuật và tập
trung vào các thiết bị văn phòng. Mặt khác, tuyệt đại đa số các nội dung mô tả từng tiêu chí
đánh giá chỉ sử dụng hai động từ “hiểu” và “biết” mà không đề cập yêu cầu năng lực cao
hơn: vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Do đo, về phía chính sách chúng tôi thiết nghĩ
các cơ quan quản lý nhà nước cần sớm ban hành khung năng lực số Quốc gia mới phù hợp
hơn với tình hình thực tiễn

Khung năng lực số DigComp 2.1 của Châu Âu hiện là khung tham chiếu toàn diện
và cập nhật nhất và được nhiều cơ sở giáo dục đại học tại Châu Âu và thế giới sử dụng.
Hơn nữa, do có hệ thống tài liệu hướng dẫn cụ thể nên nó cũng góp phần tạo sự thuận lợi
rất lớn khi sử dụng. Do đó, bộ khung năng lực số này có thể sử dụng để tham khảo, so sánh
và áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam.

Trong khi chờ đợi các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các bộ khung chuẩn năng
lực số quốc gia thì các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam có thể chủ động tham chiếu,
vận dụng các khung năng lực số phổ biến để xây dựng chiến lược, cũng như các giải pháp
phát triển năng lực số cho sinh viên đáp ứng thị trường lao động trong thế kỷ 21.

5. KẾT LUẬN

Cuộc CMCN 4.0 hiện nay đòi hỏi Việt Nam phải chuẩn bị một nguồn nhân lực có
năng lực số tương xứng để thích ứng và làm chủ công nghệ trong các lĩnh vực đời sống
kinh tế – xã hội. Việc nghiên cứu khung năng lực số và xây dựng và tích hợp năng lực số
vào chương trình đào tạo cho sinh viên nói riêng và người lao động nói chung là một nhu
8
cầu cấp thiết đối với giáo dục đại học Việt Nam. Nghiên cứu này đã khảo sát các khái niệm
và cấu trúc của năng lực số cũng như các khung năng lực số phổ biến trên thế giới. Đây là
bước đầu tiên của tiến trình đào tạo nhân lực số – làm rõ nội hàm cũng như các thành phần
của thành phần của năng lực số. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ tập trung vào việc đưa ra một
khung năng lực số chi tiết để làm cơ sở đề xuất các chương trình đào tạo năng lực số tích
hợp tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Care, M. of E. and C. (n.d.). Digital Literacy—Province of British Columbia. Province


of British Columbia. Retrieved May 31, 2022, from
https://www2.gov.bc.ca/gov/content/education-training/k-12/teach/resources-for-
teachers/digital-literacy

[2] Carretero Gomez, S., Vuorikari, R., & Punie, Y. (2017, May 3). DigComp 2.1: The
Digital Competence Framework for Citizens with eight proficiency levels and examples
of use. JRC Publications Repository. https://doi.org/10.2760/38842

[3] Digital Dexterity Framework. (2018, March 16). CAUL.

[4] Ferrari, A., & Punie, Y. (2013). DIGCOMP: A framework for developing and
understanding digital competence in Europe. Publications Office of the European
Union Luxembourg
[5] Killen, C. (2018). Collaboration and Coaching: Powerful Strategies for Developing
Digital Capabilities. In J. Parker & K. Reedy (Eds.), Digital Literacy Unpacked (pp.
29–44). Facet. https://doi.org/10.29085/9781783301997.005

[6] Kitchenham, B. (2004). Procedures for performing systematic reviews. Keele, UK,
Keele University, 33(2004), 1–26.

[7] Law, N., Woo, D., & Wong, G. (2018). A Global Framework of Reference on Digital
Literacy Skills for Indicator 4.4.2 (p. 146). UNESCO

[8] Redecker, C. (2017). European Framework for the Digital Competence of Educators:
DigCompEdu. In JRC Working Papers (No. JRC107466; JRC Working Papers). Joint
Research Centre (Seville site). https://ideas.repec.org/p/ipt/iptwpa/jrc107466.html

9
[9] Sánchez-Caballé, A., Gisbert Cervera, M., & Esteve-Mon, F. M. (2020). The digital
competence of university students: A systematic literature review.
http://repositori.uji.es/xmlui/handle/10234/191134

[10] Tấn, Đ. N., & Marquet, P. (2018). Năng lực công nghệ số đáp ứng nhu cầu xã hội: Các
mô hình quốc tế và hướng tiếp cận tại Việt Nam. Tạp Chí Khoa Học Xã Hội TP. HCM,
244(12), 23–39

[11] Trần, Đ. H., & Đỗ, V. H. (2021). Khung năng lực số cho sinh viên Việt Nam trong bối
cảnh chuyển đổi số

10
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG
TÍN CHỈ ĐÁP ỨNG NHU CẦU DOANH NGHIỆP

Trần Trọng Hiếu


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Email: tt.hieu@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Hiện nay, để nâng cao sức hội nhập và phát triển nhanh-bền vững trong bối cảnh
kinh tế toàn cầu; các doanh nghiệp Việt nam rất cần nguồn nhân lực có chất lượng cao về chuyên
môn-kỹ thuật. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo đã và đang tiến hành đào tạo theo hệ thống tín chỉ
với nhiều ưu điểm nhưng cũng còn những hạn chế. Bài tham luận sẽ phân tích thực trạng đào tạo
tín chỉ hiện nay, nêu ra những và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo theo
hệ thống tín chỉ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp hiện nay.

Từ khóa: Đào tạo tín chỉ/ Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, Nhân lực, Doanh nghiệp.

1. GIỚI THIỆU

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, với cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng cao, đặc biệt
sự phát triển công nghệ trong thời đại 4.0. Do đó, nhu cầu doanh nghiệp về nhân lực có chất
lượng về chuyên môn, có kỹ năng thuần thục về ngành nghề; để doanh nghiệp có thể sử
dụng nhân lực ngay sau đã được tuyển dụng.

Vì thế, nguồn nhân lực đủ chất lượng cũng như về số lượng, luôn được xem là một
yếu tố tạo nên sự thành công của mọi tổ chức, quốc gia. Đây là nguồn lực quan trọng nhất,
quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong hệ thống các
nguồn lực. Việt Nam đang có lợi thế với lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ.
Tuy nhiên, nhân lực còn yếu về chất lượng: thiếu hụt lao động có tay nghề cao, chưa đáp
ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập; khoảng cách giữa giáo dục nghề
nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn, lao động thiếu năng động và sáng
tạo, tác phong chuyên nghiệp… (Quỳnh, 2021).

Theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành “Quy
chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”, và năm 2011 là hạn
cuối cùng để các trường liên quan phải chuyển đổi sang hệ thống đào tạo mới này. (Nhân,
2007). Với những ưu điểm của đào tạo theo hệ thống tín chỉ: lấy người học làm trung tâm,
người học tự quyết định chọn ngành nghề theo yêu cầu của xã hội,… Thế nhưng qua nhiều

11
năm thực hiện thí điểm ở một số trường đại học trên cả nước, thực trạng cho thấy có rất
nhiều thuận lợi lẫn khó khăn của việc thực hiện quy chế này. Đặc biệt là đào tào tín chỉ
chưa thực sự “khớp” với những nhu cầu của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Với những khó khăn trong việc phát triển kinh doanh, do dịch bệnh Covid -19 từ cuối
năm 2019 đến cuối 2021 và những hệ lụy tác động đến nhân lực của doanh nghiệp như: thị
trường lao động không ổn định, gia tăng thất nghiệp, gián đoạn việc làm… Tuy nhiên, năm
2022 với sự thích ứng linh hoạt trong phòng chống dịch nên một số ngành, nghề sẽ có nhu
cầu tuyển dụng nhiều lao động. Một số chính sách giải pháp thích ứng, an toàn của Chính
phủ vừa chống dịch, vừa phục hồi phát triển kinh tế đã có tác dụng ổn định thị trường lao
động. Qua những số liệu việc làm quý 4/2021 của một số công ty cung cấp dịch vụ tuyển
dụng nhân sự cho thấy đầu năm 2022, nhiều ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng lao
động lớn- (Đoàn, 2022). Tuy nhiên, còn đó tình trạng phổ biến việc các cơ sở đào tạo chưa
đáp ứng được nhân lực có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp.

Bài tham luận này sẽ trình bày thực trạng đào tạo tín chỉ tại một số cơ sở đào tạo, chỉ
ra một số những vướng mắc cơ bản; trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cốt lõi nhằm nâng
cao hiệu quả đào tạo tín chỉ theo nhu cầu doanh nghiệp. Bài tham luận gồm các phần chính:

- Tổng quan nghiên cứu trình bày: các khái niệm làm rõ các đối tượng nghiên cứu;
nhu cầu doanh nghiệp về nhân lực khi tuyển dụng trong tình hình hiện nay; thực trạng đào
tạo tín chỉ hiện nay nhằm chỉ ra sự cần thiết mối gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp
trong đào tạo tín chỉ.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả tín theo nhu cầu doanh nghiệp chỉ ra: giải pháp gắn kết
đào tạo tín chỉ với doanh nghiệp; từ đó nâng cao hiệu quả đào tạo tín chỉ với nhu cầu ngành
nghề; bên cạnh đó trình bày doanh nghiệp phải gắn kết với cơ sở đào tạo; về phía Chính
phủ cần tăng cường chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp có gắn kết với nhà trường.

2. Tổng quan nghiên cứu

2.1. Các khái niệm

Đào tạo: là đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức
liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ
năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống
và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. (Wikipedia, Đào tạo, 2020).

12
Đào tạo tín chỉ (Đào tào theo hệ thống tín chỉ): hiện nay có khoảng hơn 60 định nghĩa
về tín chỉ. Có định nghĩa coi trọng khía cạnh định tính, có định nghĩa coi trọng khía cạnh
định lượng, có định nghĩa nhấn mạnh vào chuẩn đầu ra của sinh viên, có định nghĩa lại nhấn
mạnh vào các mục tiêu của một chương trình học. Một định nghĩa về tín chỉ được các nhà
quản lý và các nhà nghiên cứu giáo dục ở Việt Nam biết đến nhiều nhất là của học giả người
Mỹ gốc Trung Quốc James Quann thuộc Đại học Washington. Tín chỉ học tập là một đại
lượng đo toàn bộ thời gian bắt buộc của một người học bình thường để học một môn học
cụ thể, bao gồm:

- Thời gian lên lớp.

- Thời gian ở trong phòng thí nghiệm, thực tập hoặc các phần việc khác đã được
quy định ở thời khóa biểu.

- Thời gian dành cho đọc sách, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, viết hoặc chuẩn bị
bài… (Wikipedia B. k., 2021)

Nhân lực/ Nguồn nhân lực: là những người tạo nên lực lượng lao động của một tổ
chức, lĩnh vực kinh doanh hoặc nền kinh tế. " Vốn con người " đôi khi được sử dụng đồng
nghĩa với "nguồn nhân lực", mặc dù vốn con người thường đề cập đến hiệu ứng hẹp hơn
(nghĩa là kiến thức mà các cá nhân thể hiện và tăng trưởng kinh tế). (Wikipedia, Nguồn
nhân lực, 2021).

Doanh nghiệp hay doanh thương là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có
trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục
đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. (Wikipedia, Doanh nghiệp, 2022).

2.2. Nhu cầu doanh nghiệp về nhân lực

Theo Tổng cục thống kê Việt Nam thì tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ
quý IV năm 2021 là 26,1%, không thay đổi so với quý trước và cao hơn 0,3 điểm phần trăm
so với cùng kỳ năm trước. Lao động có việc làm ở khu vực thành thị (có qua đào tạo) là
17,9 triệu người, tăng 890,1 nghìn người so với quý trước và tăng 498,9 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước. (kê, 2022)

13
Đồ thị 1: Lực lượng lao động các quý, năm 2020 và 2021 – ĐVT: triệu người
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Theo Navigos Search (thuộc Navigos Group Vietnam Joint Stock Company) đã thống
kê và công bố thông tin về nhu cầu tuyển dụng nhân sự trung và cao cấp tại thị trường Việt
Nam thông qua nhu cầu tuyển dụng của các khách hàng đối với Navigos Search trong quý
4/2021 và dự báo xu hướng tuyển dụng trong Quý 1/2022. Trong đó, (1) các doanh nghiệp
ngành Hàng tiêu dùng áp dụng chính sách thưởng để giữ chân hoặc thu hút nhân tài; (2) các
vị trí Công nghệ Thông tin (Information Technology) và Bán hàng (Sales) đang được doanh
nghiệp Tài chính – Ngân hàng tuyển dụng số lượng lớn; (3) ngành Công nghệ thông tin và
Viễn thông (ICT - Information & Communication Technologies) vẫn là ngành sôi động trên
thị trường tuyển dụng; (4) Các thông tin tuyển dụng chung trong mảng sản xuất, lao động
phổ thổng (theo đào tạo trung cấp – nghề) đều được các doanh nghiệp xem xét khi chọn địa
điểm đặt nhà máy. (Search, 2022).

Đồ thị 2: Nhu cầu tuyển dụng theo cơ cấu nghề - 05/2022


(Nguồn: tuyensinhtdc.edu.vn)
14
3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO TÍN CHỈ

Hiện nay, hầu hết các cơ sở đào tạo các ngành nghề ở cấp bậc cao đẳng – đại học đã
chuyển chương trình học theo phương thức đào tạo hệ thống tín chỉ. Hình thức đào tạo theo
tín chỉ tổ chức theo từng học kỳ; một năm học có thể tổ chức đào tạo 2-3 học kỳ, mỗi hạng
mục đào tạo của một môn học nhất định không tính theo năm học mà căn cứ vào sự tích
lũy kiến thức của sinh viên. Nếu như sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ theo quy định của
ngành học và sẽ nhận được bằng tốt nghiệp đại học hoặc chứng chỉ tốt nghiệp. Một năm
học có 02 hoặc 03 học kỳ chính với tổng số tối thiểu 30 tuần lên lớp. Ngoài các học kỳ
chính, cơ sở đào tạo có thể tổ chức thêm học kỳ phụ. (Nhân N. T., 2007). Điều này cho thấy
đào tạo theo hệ thống tín chỉ có những tính ưu việt: lấy sinh viên làm trung tâm, thời gian
học tập các học phần linh hoạt, người học được linh hoạt về thời gian tốt nghiệp, giảm thiểu
chi phí trong học tập,… Tuy nhiên, đào tạo tín chỉ cũng có một số nhược điểm:

3.1. Đối với sinh viên

Trong qui trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng tự học
và tự nghiên cứu; điều này gây khó khăn cho các đối tượng sinh viên mới bước vào môi
trường đại học; với các thói quen học vẹt, chỉ học theo giáo trình-bài vở của giáo viên được
hình thành từ khi còn học phổ thông; khiến sinh viên mất phương hướng.

Đối với người học không chưa có kinh nghiệm học tập, hay không siêng năng; thì sẽ
rơi vào tình trạng kiến thức học tập không đầy đủ. Chính vì đào tạo học phần theo tín chỉ,
thời gian giảng viên truyền tải kiến thức ngắn, phương pháp giảng dạy chủ yếu gợi mở-dẫn
dắt, người học phải tự nghiên cứu, tự tìm kiến thức bổ trợ,…

Trong môi trường lớp học theo tín chỉ, sự liên kết-hỗ trợ giữa các sinh viên sẽ khó
hơn. Vì mỗi sinh viên sẽ chọn cho mình những môn học, thời gian và lớp học phần khác
nhau. Do đó, sự hỗ trợ kiến thức, thông tin giữa các sinh viên trong lớp học tín chỉ bị cản
trở về thời gian, không gian; khiến cho sinh viên phải nỗ lực nhiều trong việc học tập của
bản thân.

3.2. Đối với giảng viên

Trên thực tế, đội ngũ giảng viên chưa được nghiên cứu và huấn luyện đầy đủ về
phương pháp dạy học tích cực; hoặc giảng viên hiểu một cách cố hữu về phương pháp dạy
học tích cực nên có hiện tượng đi từ thái cực này sang thái cực khác về phương pháp dạy

15
học như: giảng viên đi từ chỗ chỉ thiên về phương pháp đọc – chép hoặc diễn giảng đến chỗ
phủ định sạch trơn cácnphương pháp và thủ thuật đứng lớp truyền thống.

Với mục tiêu giảm số lượng giờ dạy nhưng không cắt xén chương trình, đó là phương
châm của những người thiết kế chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ. Điều này gây tình
trạng giảng viên phải tự tìm cách để thích nghi với hệ thống đào tạo tín chỉ mới. Vì thế, một
số giảng viên chọn cách làm dễ nhất là dạy đến hết giờ trên lớp, phần chương trình còn lại
giao cho sinh viên tự học. Vì thế, việc tinh giản chương trình đào tạo chỉ còn mang ý nghĩa
thuần túy là cắt giảm giờ dạy một cách máy móc. Ngoài ra, trong môi trường đại học, việc
kiểm soát tự học và tự nghiên cứu của sinh viên cũng chưa có qui định công việc cho giảng
viên; vì thế kiểm soát việc tự học không được tiến hành có quy củ và đều đặn, khiến xảy ra
nguy cơ « khoán trắng » việc tự học cho tinh thần tự giác của sinh viên.

Chính vì đào tạo tín chỉ, thời gian giảng dạy cô đọng, cần nhiều thời gian cho việc
chuẩn bị cho các kiến thức từng buổi giảng,… Vì thế, phần đông đội ngũ giảng viên tuy có
kiến thức chuyên môn có thể là sâu lý thuyết, nhưng không có thời gian để thử nghiệm trên
thực tế, chưa có nhiều cơ hội để ứng dụng kiến thức chuyên môn tại cơ sở kinh tế-sản xuất
của các doanh nghiệp.

3.3. Đối với hệ thống quản lý giáo dục

Hiện nay, các chương trình đào tạo hầu hết được tín chỉ hóa, bằng việc chuyển đổi cơ
học từ số lượng đơn vị học trình sang số lượng tín chỉ. Trong khi đó, đội ngũ gỉảng viên
chưa được đào tạo và bồi dưỡng một cách có hệ thống và hiệu quả về triết lý giáo dục và
các phương pháp dạy học mới phù hợp với phương châm giáo dục « lấy người học làm
trung tâm ».

Ngoài ra, phương pháp quản lý giáo dục đối với đào tạo theo hệ thống tín chỉ còn
cứng ngắt qua việc thể hiện đánh đồng tất cả các ngành nghề đào tạo theo một khuôn mẫu
duy nhất; không chú trọng đến đặc thù của từng ngành nghề với số tín chỉ nhất định đồng
đều cho các ngành nghề. Tạo áp lực, khập khiễng khi triển khai cho các ngành nghề đào tạo
cần có thời gian dài, chuyên sâu, thực tế với hoạt động doanh nghiệp.

Cơ chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho phép việc rút ngắn thời gian học tập cho sinh
viên giỏi ở một số ngành đào tạo như dự tính trên chương trình đào tạo là chỉ trên lý thuyết,
là không khả thi. Vì một số ngành chỉ tổ chức các học phần cố định trong các học kỳ, không
được đi thực hành nghề nghiệp vì học phần này phải là sau cùng,…
16
Cơ chế đăng ký làm đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên chỉ áp dụng cho các
sinh viên có thành tích học tập giỏi trở lên. Điều này vô tình cản trở hoạt động nghiên cứu
khoa học cần được phổ quát đến mọi sinh viên, và vì chính các đề tài nghiên cứu khoa học
sẽ trui rèn tính tự chủ khai phá kiến thức và ứng dụng thực tế của sinh viên. Qua các hoạt
động nghiên cứu khoa học, sinh viên có cơ may tiếp cận-thích nghi dễ dàng với các nhu
cầu của doanh nghiệp sau khi được tuyển dụng.

3.4. Thực trạng mối gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp

Hiện nay, tình trạng mối quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ở nước ta
hiện nay chưa có gắn kết chặt chẽ đang gặp nhiều bất cập. Nguyên nhân chính xuất phát từ
mặt nhận thức chưa đủ, chưa đúng về nhu cầu gắn kết và hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và
doanh nghiệp, chưa thực sự thấy cần thiết việc chung tay xây dựng kinh tế-xã hội; thiếu
thông tin và hiểu biết về lợi ích và thế mạnh của nhau. Vì thế có một số thực trạng cần được
làm rõ:

3.4.1. Về phía doanh nghiệp:

Doanh nghiệp chưa được tham gia và đóng góp ý kiến về xây dựng chương trình đào
một cách chi tiết, thường xuyên. Do đó kiến thức của sinh viên nhận được sau khi ra trường
chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.

Hiện nay, doanh nghiệp còn thiếu nhiều sự hỗ trợ từ phía nhà nước, chưa có chính
sách cụ thể để phát triển và duy trì mối gắn kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo. Các
chính sách chưa hỗ trợ nhiều quyền lợi cho dn khi gắn kết với các cơ sở đào tạo thông qua
các hoạt động: bảo trợ nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng sản phẩm nghiên
cứu khoa học, bảo trợ học bổng đào tạo,… Điều này khiến cho doanh nghiệp bị “hụt hẫng”,
thiếu sự công nhận từ chính phủ và dần dẫn đến sự thiếu “mặn mà” với các hoạt động có
gắn kết với các trường.

Ngoài ra, không ít các lãnh đạo doanh nghiệp thiếu tầm nhìn, ít có khả năng nhìn xa
trông rộng về sự kết hợp-hỗ tương giữa hai khối kinh tế và giáo dục. Vì trong bối cảnh hộp
nhập nhanh chóng với thế giới bên ngoài; nên tại Việt Nam, các cơ sở đào tạo và doanh
nghiệp đều “đặt nặng hướng nhìn” ra các nước trên thế giới để trau dồi-học hỏi, mà “quên
đi” sự cần thiết là cùng nhau gắn kết phát triển trong tại đất nước Việt Nam. Vì thế, cả phía
nhà trường lẫn doanh nghiệp đều: thiếu kinh nghiệm trong việc gắn kết hợp tác với nhau,
thiếu thông tin về nhau; dẫn đến thiếu sự tin tưởng giữa nhà trường và doanh nghiệp. Hệ
17
luỵ là mối gắn kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp không có hoặc nếu có thì sẽ rất lỏng
lẻo, chắp vá, không bền lâu.

3.4.2. Về phía các cơ sở đào tạo:

Nguyên nhân chính về phía nhà trường là còn thụ động tìm đối tác doanh nghiệp để
gắn kết và song hành cùng phát triển. Vần cón không ít các cơ sở đào tạo chưa nhận ra sự
phát triển của nhà trường là có sự đóng góp của các doanh nghiệp đang hoạt động các ngành
kinh doanh-sản xuất trong xã hội.

Các cơ sở đào tạo chưa mạnh dạn tin tưởng chuyên môn sư phạm, tính thiếu nhất
quán các qui định giáo dục về chương trình đào tạo, đánh giá doanh nghiệp qua bằng cấp,…
của các doanh nghiệp; nên các trường chưa thể mời thiết kế chương trình đào tạo ngành,
còn ngại mời giảng đối với các doanh nghiệp; cho dù phía doanh nghiệp là những đối tượng
có kinh nghiệm thực tế trong các ngành nghề.

Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các lãnh đạo phòng-ban, có thu nhập hơi cao,
nên thời gian làm việc tại cơ quan là chính yếu; vì thế việc bỏ công chính để làm một việc
khác bên ngoài phải được đánh đổi với thù lao cao hơn. Vì thế, các cơ sở đào tạo với tài
chính eo hẹp, không đủ kinh phí để trả thù lao cao cho các doanh nghiệp trong các quá trình
tham gia: thiết kế chương trình đào tao, giảng dạy, đánh giá kết quả sinh viên,…; nên việc
gắn kết đào tạo với doanh nghiệp là thực sự khó khăn

4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ THEO NHU CẦU
DOANH NGHIỆP

4.1. Gắn kết đào tạo tín chỉ với doanh nghiệp

Liên kết hoạt động tuyển sinh, đào tạo: cơ sở đào tạo sẽ dựa trên nhu cầu của doanh
nghiệp đối với các ngành nghề đã và đang đào tạo; thì chỉ tiêu tuyển sinh sẽ dựa trên số
lượng nhu cầu đó. Điều này đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có ngay việc làm
theo đúng ngành nghề đã chọn.

Ngoài ra cơ sở đào tạo sẽ đào tạo tín chỉ các học phần cho sinh viên theo đơn đặt
hàng hoặc theo các nhu cầu tuyển dụng ngành nghề cụ thể do doanh nghiệp đề ra. Khi đó,
các cơ sở đào tạo sẽ cùng doanh nghiệp lên kế hoạch đào tạo dài hạn, xác định mục tiêu sau
tốt nghiệp. Cơ sở đào tạo phải triển khai công tác tuyển sinh song hành việc hướng nghiệp

18
đến thí sinh ngay khi còn học ở bậc trung học phổ thông. Ngoài ra, trong quá trình đào tạo
luôn có sự hợp tác và góp ý hiệu chỉnh từ phía doanh nghiệp.

Để hỗ trợ đào tạo bổ trợ, đào tạo ngắn hạn; các cơ sở đào tạo sẽ đào tạo nguồn nhân
lực do doanh nghiệp gửi đến. Khi đó, doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển sinh và tuyển dụng
nhân lực theo nhu cầu số lượng và chuẩn sàn của doanh nghiệp. Theo đó, cơ sở đào tạo dựa
trên số lượng và điều kiện nhất định đã thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp; mà đào tạo
theo yêu cầu đặt ra của DN trên cơ sở chương trình đào tạo đã được thông qua.

Để phù hợp các hình thức liên kết trên, phương thức đào tạo cũng phải thay đổi phù
hợp nhằm thu hẹp khoảng cách giữa ĐT và DN theo phương thức: (1) Đào tạo chính qui-
dài hạn: trong quá trình học, ngoài những giờ học chuyên môn trên lớp, SV sẽ được tham
quan, kiến tập, thực hành ngắn hạn theo các học phần; như tiếp xúc với thực tiễn tại doanh
nghiệp như: tham quan thực tế, thực tập giữa khóa, thực tập tốt nghiệp. (2) Đào tạo hoàn
thiện/ bổ sung: theo hình thức vừa làm vừa học, để bổ sung kiến thức trong ngắn hạn, hoàn
thiện bằng cấp. Khi đó, người lao động vẫn tiếp tục đi làm vào ban ngày và đi học vào thời
gian nghỉ trong tuần.

4.2. Nâng cao hiệu quả đào tạo tín chỉ với nhu cầu ngành nghề

Các cơ sở đào tạo phải nêu cao mục tiêu đào tạo kiến thức “học phải đi đôi với hành”;
nghĩa là lý thuyết phải gắn với thực tiễn. Các trường đào tạo cần phải mạnh dạn phân bổ và
tổ chức chương trình học sao cho phù hợp nhu cầu tính thực tiễn ngành nghề; có thể với tỷ
lệ 50% và 50% giữa thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành.

Nâng cao các kiến thưc bổ trợ, đào tạo trình độ ngoại ngữ và tin học vững cho sinh
viên, để sv có đủ trình độ phục vụ công việc đòi hỏi chuyên môn ngày càng cao. Sinh viên
cần phải được đào tạo kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, một số kỹ năng mềm như làm việc
nhóm, xử lý tình huống,…, Ngoài ra, sinh viên cũng được cần trau dồi các bài học: đạo đức
nghề nghiệp, lòng yêu nghề, chấp nhận khó khăn, gian khổ và sẵn sàng đối mặt và đón nhận
những thử thách, khó khăn mới. Vì các điều này rất cần cho sinh viên sau tốt nghiệp sẽ là
người lao động trong doanh nghiệp. (Luận, 2015)

Gắn kết việc điều hành nhân sự và tham gia quá trình đào tạo bằng cách ưu tiên tuyển
dụng những giảng viên có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp, xây dựng tiêu
chuẩn đứng lớp đối với giảng viên như căn cứ vào trình độ chuyên môn, chuyên ngành,

19
kinh nghiệm thực tế… Các học phần mang tính chuyên sâu ngành thì nhà trường phải có
sự phân công và lựa chọn giảng viên cho phù hợp.

Các cơ sở đào tạo cần đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học và thương mại hóa các
kết quả nghiên cứu. Đây là chính là hình thức gắn kết hợp tác cao nhất giữa nhà trường và
doanh nghiệp.

Về phía các cấp quản lý thuộc cơ sở đào tạo cần tăng cường chặt chẽ hơn nữa về mối
quan hệ giữa cựu sinh viên thành đạt-đã là doanh nhân với nhà trường. Tranh thủ mối liên
hệ thuận lợi này, nhà trường phải tạo cơ chế gắn kết bền vững để những cựu sinh viên đang
làm việc tại DN hoặc đã là doanh nghiệp; sẽ liên hệ thường xuyên với nhà trường. Cơ sở
đào tạo có thể tổ chức những buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa lý thuyết với thực
tiễn. Đây là cầu nối vững chắc giữa nhà trường và doanh nghiệp, rất hiệu quả, rất thiết thực.
Qua sự liên kết này, nhà trường sẽ cải tiến chương trình đào tạo theo từng thời điểm sao
cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

4.3. Doanh nghiệp gắn kết với cơ sở đào tạo

Về phía doanh nghiệp, cần có những kế hoạch cụ thể, thiết thực và lâu dài trong việc
phát triển nguồn nhân lực cho chính các hoạt động kinh doanh-sản xuất của mình. Với nhiều
cách thức khác nhau: có thể là cử người đi học tại các trường, trung tâm, đi tu nghiệp nước
ngoài, mời hoặc tuyển dụng người có trình độ chuyên môn tay nghề cao,…nhưng có một
cách hữu hiệu nhất là việc gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nhà trường trong việc
đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tại Việt Nam. Khi đó, Doanh nghiệp cùng tham gia đào
tạo bằng cách góp ý kiến về xây dựng, đánh giá và cải tiến chương trình đào tạo thông qua
việc cung cấp thông tin, phản biện nội dung chương trình.

Về phía cơ sở đào tạo cần mạnh dạn chỉnh sửa các chương trình đào tạo sao cho phù
hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, “khớp” với quy trình hoạt động kinh doanh cũng
như sản xuất.

Doanh nghiệp cần có nhận thức sâu sắc về phía các cơ sở đào tạo, là nơi cung cấp
nguồn nhân lực, là nơi có tiềm năng khoa học công nghệ mang tính đột phá, là đối tác
“chiến lược” song hành cùng phát triển,…. Vì thế, Doanh nghiệp cần mạnh dạn hỗ trợ tài
chính cũng như cơ sở vật chất bằng các hình thức như: hỗ trợ học bổng cho sinh viên, ký
kết các hợp đồng tư vấn, nghiên cứu khoa học. Mặt khác, Doanh nghiệp cũng có thể hỗ trợ

20
tài chính cho nhà trường bằng việc thành lập các công ty, khu công nghệ, khu thực hành,
giảng đường, phòng thí nghiệm trang thiết bị cho giảng dạy và học tập.

Doanh nghiệp có thể cử các chuyên viên, chuyên gia, kỹ sư, công nhân lành nghề
tham gia trực tiếp giảng dạy hoặc hướng dẫn thực hành tại nhà trường hoặc tại các xưởng
sản xuất tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần có thiện chí và tạo điều kiện tiếp nhận các giảng
viên, cán bộ quản lý đến doanh nghiệp để học tập, học hỏi kinh nghiệm hoặc trao đổi những
vướng mắc giữa chương trình đào tạo và yêu cầu của thực tế.

4.4. Chính phủ tăng cường chính sách hỗ trợ Doanh nghiệp gắn kết nhà trường

Chính phủ có chính sách đổi mới và tăng cường công tác quản lý của nhà nước trong
việc xây dựng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và Doanh nghiệp. Có chính sách ưu
đãi, giảm thuế đối với các sản phẩm chuyển giao công nghệ giữa nhà trường và doanh
nghiệp. Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp có qui định, có chính sách bảo trợ nhà
trường lâu dài.

Ngoải ra, Doanh nghiệp cần tranh thủ các cơ chế, quy định của chính phủ đối với các
doanh nghiệp có gắn kết, có bảo trợ các cơ sở đào tạo. Doanh nghiệp tạo các mối liên hệ
đến chính quyền cơ sở, để có thể thêm hỗ trợ các chính sách ưu đãi khi có gắn kết với các
cơ sở giáo dục trên địa bàn.

Các cơ quan quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực cần tạo ra các trung tâm dự
báo nhu cầu đào tạo nhân lực có sự phối hợp với các ngành ở địa phương và có sự tham gia
của các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp để đảm bảo phát triển bền vững công tác đào tạo
với sử dụng nguồn nhân lực.

5. KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường mở, phát triển nhanh với công nghệ 4.0, mức độ hội
nhập sâu rộng trong khu vực cũng như trên thế giới. Không chỉ các doanh nghiệp rất cần
phát triển bền vững kinh doanh-sản xuất, mà còn có cả các cơ sở đào tạo cũng phải cần phát
triển và mở rộng hoạt động-uy tín. Do đó, mối quan hệ gắn kết giữa nhà trường và doanh
nghiệp trong sẽ góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo theo hệ thống tín chỉ và đáp ứng nhu
cầu thực tế của doanh nghiệp. Điều đó, xuất phát từ yêu cầu khách quan của quy luật kinh
tế, quy luật cung cầu, đảm bảo hài hòa lợi ích từ ba chủ thể: Doanh nghiệp, Nhà trường và

21
Chính phủ; mục tiêu quan trọng cần hướng đến là: đảm bảo và nâng cao chất lượng sản
phẩm đào tạo của cơ sở đào tạo, đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng đầu vào của Doanh
nghiệp; Cung là nahưm đích đến là phát triển Kinh tế - Xã hội đất nước Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] KPMG Report (02/2021), “Pulse of Fintech, H2’20”


[2] Đoàn, C. (2022). Nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2022 tăng cao. TP.HCM: Báo
điện tử Người Lao Động.
[3] Luận, N. Đ. (2015). Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị.
Phát triển và Hội nhập, 82-87. [4] https://vi.wikipedia.org
[5] Nhân, G. T. (2007). Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT Quy chế đào tạo đại học cao
đẳng hệ chính quy hệ thống tín chỉ. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội: Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Retrieved from ổng Thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo
[6] Nhân, N. T. (2007). Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ. Hà Nội: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[7] Quỳnh, N. T. (2021, 10 28). Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Hà Nội: Viện
Chiến lược và Chính sách Tài chính. Retrieved from Cổng Thông tin Điện tử Bộ Tài
chính.
[8] Wikipedia, B. k. (2021, 11 16). Nguồn nhân lực. Retrieved from Bách khoa toàn thư
mở Wikipedia:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngu%E1%BB%93n_nh%C3%A2n_l%E1%BB%B1c
[9] Search, N. (2022). Báo cáo nhu cầJLu tuyển dụng nhân sự cấp Trung và cao cấp tại
thị trường Việt Nam quý 4/2021 và dự báo nhu cầu tuyển dụng trong quý 1/2022. Hà
Nội: Navigos Group Vietnam Joint Stock Company
[10] Wikipedia, B. k. (2020, 08 04). Đào tạo. Retrieved from Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0o_t%E1%BA%A1o
[11] Wikipedia, B. k. (2021, 8 27). Phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Retrieved
from Bách khoa toàn thư Wikipedia:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng_ph%C3%A1p_%C4%91%C3
%A0o_t%E1%BA%A1o_theo_h%E1%BB%87_th%E1%BB%91ng_t%C3%ADn_c
h%E1%BB%89#:~:text=Ph%C6%B0%C6%A1ng%20ph%C3%A1p%20%C4%91%

22
C3%A0o%20t%E1%BA%A1o%20theo%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng
%20t%C3%ADn%20ch%E1
[12] Wikipedia, B. k. (2022, 3 25). Doanh nghiệp. Retrieved from Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghi%E1%BB%87p

23
SỰ HỘI TỤ CỦA AI VÀ IOTs

Nguyễn Quốc Thanh


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính - Marketing
Email: nqthanh@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mà dẫn đầu là công cuộc
chuyển đổi số dựa trên các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, … Bài viết
giới thiệu về các công nghệ trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), vạn vật kết nối (Internet
of Things – IoTs) cũng như sự giao thoa của các công nghệ, vấn đề ứng dụng công nghệ trong sản
xuất, kinh doanh.

Từ khóa: Trí tuệ nhân tạo, Kết nối vạn vật, Artificial Intelligence, Internet of Things, AI,
IoTs, AIoTs

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Kinh doanh 4.0 là môi trường kinh doanh toàn cầu được tạo ra bởi cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Dưới sự phát triển bùng nổ của thời đại Internet, công nghiệp 4.0
trong thời đại này đã tạo ra những phát minh thay đổi hoàn toàn cách các doanh nghiệp vận
hành thông qua các công nghệ. Bên cạnh sự phát triển của điện toán đám mây (Cloud
Computing) và dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ vạn vật kết nối (Internet of Things) và trí
tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) đang ngày càng thay đổi môi trường kinh doanh toàn
cầu. Từ các lý thuyết ban đầu, các công nghệ này dần có sự phát triển, giao thoa, kết hợp
với nhau để phục vụ ngày càng tốt hơn cho môi trường kinh doanh. Khi AI kết hợp với IoTs
sẽ hỗ trợ môi trường kinh doanh như thế nào? Ngành Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL)
cần cập nhật những gì để có thể bắt kịp nhu cầu của xã hội?

2. KHÁI NIỆM
a. Trí tuệ nhân tạo là gì?
Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – viết tắt là AI)
là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính. Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên
với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí
tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng
các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử
lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những

24
trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do
hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi, … Tuy rằng trí thông minh nhân tạo có
nghĩa rộng như là trí thông minh trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nó là một trong
những ngành trọng yếu của tin học. Trí thông minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự
học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc.

Công nghệ AI được chia làm nhiều loại: Công nghệ AI phản ứng, Công nghệ AI với
bộ nhớ hạn chế, Lý thuyết trí tuệ nhân tạo, Tự nhận thức

Công nghệ AI phản ứng có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của
chính mình và của đối thủ, từ đó, đưa ra được giải pháp tối ưu nhất. Một ví dụ điển hình
của công nghệ AI phản ứng là Deep Blue. Đây là một chương trình chơi cờ vua tự động,
được tạo ra bởi IBM, với khả năng xác định các nước cờ đồng thời dự đoán những bước đi
tiếp theo của đối thủ. Thông qua đó, Deep Blue đưa ra những nước đi thích hợp nhất.

Đặc điểm của công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế là khả năng sử dụng những kinh
nghiệm trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai. Công nghệ AI này thường
kết hợp với cảm biến môi trường xung quanh nhằm mục đích dự đoán những trường hợp
có thể xảy ra và đưa ra quyết định tốt nhất cho thiết bị. Ví dụ như đối với xe không người
lái, nhiều cảm biến được trang bị xung quanh xe và ở đầu xe để tính toán khoảng cách với
các xe phía trước, công nghệ AI sẽ dự đoán khả năng xảy ra va chạm, từ đó điều chỉnh tốc
độ xe phù hợp để giữ an toàn cho xe.

Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ, sau đó áp
dụng những gì học được để thực hiện một việc cụ thể. Hiện nay, công nghệ AI này vẫn
chưa trở thành một phương án khả thi. Công nghệ AI này có khả năng tự nhận thức về bản
thân, có ý thức và hành xử như con người. Thậm chí, chúng còn có thể bộc lộ cảm xúc cũng
như hiểu được những cảm xúc của con người. Đây được xem là bước phát triển cao nhất
của công nghệ AI và đến thời điểm hiện tại, công nghệ này vẫn chưa khả thi.

b. Vạn vật kết nối là gì?


Vạn vật kết nối (Internet of Things hay IoTs) đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên
khắp thế giới hiện được kết nối với internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu. Nhờ bộ xử lý bên
trong cùng mạng không dây, bạn có thể biến mọi thứ trở nên chủ động và thông minh hơn.
Ta có thể bắt gặp IoTs từ hệ thống cửa tự động cho tới máy bay, xe tự lái đã trở thành một
phần phổ biến của IoTs. Điều này bổ sung một mức độ thông minh kỹ thuật số cho các thiết
25
bị thụ động, cho phép chúng giao tiếp dữ liệu thời gian thực mà không cần con người tham
gia, hợp nhất hiệu quả thế giới kỹ thuật số và vật lý.

Khi bất cứ vật gì đó được kết nối với internet, điều đó có nghĩa là nó có thể gửi thông
tin hoặc nhận thông tin, hoặc cả hai. Với IoTs khả năng gửi hoặc nhận thông tin làm cho
mọi thứ trở nên thông minh, và thông minh luôn là điều hướng đến. Sử dụng điện thoại
thông minh làm ví dụ. Ngay bây giờ bạn có thể nghe bất kỳ bài hát nào trên thế giới, không
phải vì điện thoại của bạn thực sự có mọi bài hát trên thế giới được lưu trữ trong nó. Nó có
nghĩa là vì mọi bài hát trên thế giới đều được lưu trữ ở một nơi khác, nhưng điện thoại của
bạn có thể gửi thông tin (yêu cầu bài hát đó) và sau đó nhận thông tin (phát trực tuyến bài
hát đó trên điện thoại của bạn). Để trở nên thông minh, một thứ không cần phải có siêu lưu
trữ hoặc siêu máy tính bên trong nó. Tất cả những gì phải làm là kết nối với siêu lưu trữ
hoặc với một siêu máy tính

Trong IoTs, tất cả những thứ đang được kết nối với internet có thể được chia thành
ba loại: thu thập thông tin, nhận thông tin và hành động hoặc cả hai.

Loại thu thập thông tin và sau đó gửi nó. Ví dụ: các thiết bị mang tính cảm biến, có
thể là cảm biến nhiệt độ, cảm biến chuyển động, cảm biến độ ẩm, ánh sáng, … Những cảm
biến này cùng với một kết nối, cho phép chúng ta tự động thu thập thông tin từ môi trường.
Do đó, cho phép chúng ta đưa ra quyết định thông minh hơn.

Loại nhận được thông tin và sau đó hành động. Ví dụ: máy in của bạn nhận được
một tài liệu và in nó. Xe của bạn nhận được tín hiệu từ chìa khóa xe và mở cửa.

Thực hiện cả hai. Lấy ví dụ hiện đang được sử dụng rộng rãi trong ngành nông
nghiệp. Các cảm biến có thể thu thập thông tin về độ ẩm của đất để cho nông dân biết cần
tưới bao nhiêu cho cây trồng, nhưng bạn không thực sự cần người nông dân. Thay vào đó,
hệ thống tưới có thể tự động bật khi cần thiết, dựa trên độ ẩm của đất. Thêm vào đó, các
nhà nông nghiệp đã phát minh thêm một bước tiến nữa. Nếu hệ thống thủy lợi nhận được
thông tin về thời tiết từ kết nối internet, thì nó cũng biết khi nào trời sẽ mưa và quyết định
không tưới nước cho các loại cây trồng ngày hôm nay vì tận dụng được nguồn nước mưa.

c. Sự khác biệt cơ bản giữa AI và IoTs


Tiếp theo hãy cùng tìm hiểu sự khác biệt của hai xu hướng công nghệ này nhé. Về
cơ bản, có 4 yếu tố chính mà bạn cần nắm đó là: điện toán đám mây (Cloud Computing),
học hỏi từ dữ liệu, giá cả và độ phủ.
26
Điện toán đám mây (Cloud Computing)

AI được trang bị bởi hệ thống điện toán đám mây cực mạnh. Điều này cho phép cỗ
máy có khả năng học, suy nghĩ, hành động và phản hồi như con người. Ngoài ra, hệ thống
này còn giúp cho các cỗ máy phân tích thông tin dữ liệu trong quá khứ, nhận dạng được
các quy luật và đưa ra các quyết định phù hợp với thời đại. Chính nhờ sự điều chỉnh tự động
này mà công nghệ AI sẽ loại bỏ được những lỗi do sơ suất do con người gây ra.

Trong khi đó, IoTs và Điện toán đám mây đều được dùng để cải thiện năng suất và
cả hai đều là thành phần phụ trợ cho nhau. Với IoTs, chúng sẽ tạo ra một số lượng số liệu
khổng lồ và điện toán đám mây sẽ vạch ra đường đi cho những số liệu này đến được nơi
cần đến.

Học hỏi từ dữ liệu

Trong trí tuệ nhân tạo, hệ thống sẽ tự học từ những lỗi hoặc những hoạt động được
thực hiện trong quá khứ, sau đó sẽ tự động cải tiến bản thân để hoạt động được tốt hơn vào
những lần sau. Một ví dụ điển hình là Facebook, khi bạn đã từng tag một người bạn vào
những tấm hình được đăng trước đây, khi đăng một tấm hình mới cũng có mặt người bạn
này, hệ thống sẽ hỏi rằng bạn có muốn tag lại người bạn này hay không. Điều này chứng tỏ
rằng, hệ thống đã học được những đặc điểm hay nhận dạng ra những người bạn của bạn.

Còn trong trường hợp của IoTs, do có rất nhiều cảm biến ở xung quanh chúng ta và
mỗi cảm biến này đều có nhiều thông tin được truyền qua lại, thế nên các thông tin thuộc
loại nhận diện như ví dụ trên, thường đã được truyền đến rộng khắp trong mạng lưới. Cho
nên đối với IoTs, những thông tin đã được truyền đi trong mạng lưới vẫn sẽ được trữ lại
trong một vùng và sẵn sàng để được chia sẻ.

Độ phủ

Do đặc điểm dựa trên cấu trúc nền tảng đám mây nên IoTs có độ phủ tốt nhiều hơn
so với AI. Nền tảng đám mây đã thiết kế để hoàn toàn loại bỏ những khó khăn trong việc
kết nối những hệ thống phức tạp, làm giảm áp lực cho liên kết.

3. SỰ KẾT HỢP CỦA AI VÀ IOTS TRONG THẾ GIỚI KINH DOANH


Tại sao IoTs và AI lại cần nhau?

Mark Jaffe, Giám đốc điều hành của công ty phát hiện bất thường Prelert, giải thích
điều này trong một bài báo được xuất bản trong Wired. Jaffe nói rằng khi mà IoTs tiếp tục
27
mở rộng, thì khối lượng dữ liệu sẽ thu thập được đồng nghĩa cũng được tăng theo. Việc mở
rộng này có thể sẽ tăng lên đến mức áp đảo và việc phân tích đống dữ liệu lớn này có thể
trở thành một vấn đề nếu như không có một hệ thống AI hiệu quả.

Đó chính xác là lý do tại sao, như Jaffe giải thích, chúng ta cần phải cải thiện tốc độ
và độ chính xác của việc phân tích dữ liệu với AI để thấy IoTs đạt được như mong đợi.
Nhưng ông ta cũng thấy rằng việc phát triển phân tích dữ liệu lớn một cách chính xác có
thể nhờ vào việc học máy mà nó đã được sử dụng như chúng ta đã thấy trong công nghệ trợ
lý ảo thông minh và những thứ tương tự.

Vấn đề với khối lượng dữ liệu.

Thu thập dữ liệu là một việc và chúng ta thấy việc này trong các ứng dụng, thiết bị
gia dụng, ô tô và thiết bị y tế. Nhưng sắp xếp, phân tích và hiểu được những dữ liệu đó là
một việc hoàn toàn khác. AI đang tiếp tục nâng cao và chúng ta cũng đang thấy các mô
hình AI đang ngày càng vượt trội trong việc sắp xếp dữ liệu, gần giống như bộ não con
người vậy. Chỉ cần nghĩ rằng công nghệ Neuron Network có thể tự học và giải quyết các
vấn đề phức tạp mà không cần con người. Nhưng chúng ta sẽ cần phát triển các AI nhanh
hơn và chính xác hơn để theo kịp khối lượng dữ liệu được thu thập như IoTs bắt đầu thâm
nhập vào hầu hết tất cả các khía cạnh cuộc sống của con người.

Một số lo ngại về công nghệ mới này

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo và công nghệ IoTs liên tục thu thập và phân tích dữ liệu
cá nhân của chúng ta. Nó dẫn tới những câu hỏi về vấn đề bảo mật, quyền riêng tư của
người dùng và sự an toàn được đặt ra. Nhưng đây là điều bình thường với bất kỳ công nghệ
mới nào đang nổi lên. Những mối quan tâm tương tự khác cũng được xuất hiện. Một trong
số đó là phần mềm độc hại. Đây là một mối quan tâm bảo mật chính và nó đã được giải
quyết thành công bằng công nghệ chống phần mềm độc hại. Điều tương tự xảy ra với IoTs
như là việc các nhà nghiên cứu đang tìm cách giải quyết các vấn đề được nêu trên khi cố
gắng triển khai công nghệ nó một cách an toàn.

Tất cả điều này mang lại lợi ích gì?

Xét về mặt tích cực, chúng ta có thể thấy những điều tuyệt vời xảy ra khi chiếc xe
đạp đôi IoTs-AI tiếp tục phát triển. Cho tới nay thì lượng nghiên cứu về AI và IoTs khá lớn
và đang ngày càng gia tăng. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào việc ứng dụng thực tế

28
nên nó sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên tốt hơn. Ví dụ, một nghiên cứu
được công bố trên tạp chí Advances in Internet of Things giải thích rằng công nghệ IoTs
ứng dụng trong các nhà thông minh là tốt cho môi trường của chúng ta. Chúng ta có thể
thấy những lợi ích tương tự xảy ra trong ứng dụng phát triển thành phố thông minh như đã
được nêu trong một bài báo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Open of Internet of
Things.

Internet of Things là công nghệ giúp chúng ta hình dung lại cuộc sống hàng ngày,
nhưng trí tuệ nhân tạo (AI) mới là động lực thực sự đằng sau tiềm năng đầy đủ của IoT.

Vậy AI và IoTs đang cùng nhau hướng đến đâu?

Có bốn phân khúc chính mà AIoTs đang tạo ra tác động: thiết bị đeo thông minh,
nhà thông minh, thành phố thông minh và công nghiệp thông minh.

Các thiết bị đeo thông minh như đồng hồ thông minh liên tục giám sát và theo dõi
sở thích và thói quen của người dùng. Không chỉ điều này đã dẫn đến các ứng dụng ảnh
hưởng lớn trong ngành chăm sóc sức khỏe, nó cũng hoạt động tốt cho thể thao và thể dục.
Theo công ty nghiên cứu công nghệ hàng đầu Gartner, thị trường thiết bị đeo trên toàn cầu
ước tính đạt doanh thu hơn 87 tỷ USD vào năm 2023.

Những ngôi nhà đáp ứng mọi yêu cầu của bạn không còn bị giới hạn bởi khoa học
viễn tưởng. Nhà thông minh có thể tận dụng các thiết bị, ánh sáng, thiết bị điện tử và hơn
thế nữa, học hỏi thói quen của chủ nhà và phát triển cơ chế “hỗ trợ” tự động. Truy cập liền
mạch này cũng mang lại các đặc quyền bổ sung về hiệu quả năng lượng được cải thiện. Do
đó, thị trường nhà thông minh có thể đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 25%
trong giai đoạn 2020-2025, đạt 246 tỷ USD .

Thành phố thông minh, khi ngày càng có nhiều người đổ xô từ nông thôn ra thành
thị, các thành phố đang phát triển thành những nơi an toàn hơn, thuận tiện hơn để sống. Các
đổi mới của thành phố thông minh đang theo kịp tốc độ, với các khoản đầu tư hướng tới cải
thiện an toàn công cộng, giao thông và hiệu quả năng lượng. Các ứng dụng thực tế của AI
trong điều khiển giao thông đã trở nên rõ ràng. Tại New Delhi, nơi có một số tuyến đường
tắc nghẽn giao thông nhất thế giới, Hệ thống Quản lý Giao thông Thông minh (ITMS ) đang
được sử dụng để đưa ra ‘các quyết định năng động theo thời gian thực về luồng giao thông’.

29
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các ngành từ sản xuất đến khai thác
đều dựa vào chuyển đổi kỹ thuật số để trở nên hiệu quả hơn và giảm thiểu sai sót của con
người. Từ phân tích dữ liệu thời gian thực đến cảm biến chuỗi cung ứng, các thiết bị thông
minh giúp ngăn ngừa các lỗi tốn kém trong ngành. Trên thực tế, Gartner cũng ước tính rằng
hơn 80% các dự án IoT doanh nghiệp sẽ kết hợp AI vào năm 2022.

Sự đổi mới của AIoTs chỉ đang tăng tốc và hứa hẹn đưa chúng ta đến một tương lai
kết nối hơn.

Theo kết quả từ cuộc khảo sát thường niên 2021 CEO Study do Viện Giá trị doanh
nghiệp (IBV, IBM Business Value) của Tập đoàn IBM (Mỹ) thực hiện, các giám đốc điều
hành (CEO) được khảo sát cho biết Cloud (đám mây), AI và IoT là những công nghệ hàng
đầu sẽ mang lại lợi ích cho người dùng, doanh nghiệp. 74% CEO Việt Nam tham gia khảo
sát nhận thấy tầm quan trọng của IoT đối với lợi ích kinh doanh của họ. Tương ứng, 70%
cho biết Cloud và 42% cho biết AI được khai thác để mang lại hiệu quả kinh doanh trong
2-3 năm tới. Hiện ngày càng có thêm nhiều hãng sản xuất thiết bị IoT nâng cấp lên thành
AIoT. Khái niệm thiết bị thông minh (smart) không còn chỉ là về tính tự động và có kết nối
internet mà là có khả năng xử lý thông minh nhờ tích hợp AI. Trong tiến trình phát triển
công nghệ, IoTs và AI đã kết hợp thành AIoT để chuyển đổi dữ liệu IoTs thành thông tin
hữu ích để cải thiện quá trình ra quyết định.

Tập đoàn công nghệ Xiaomi bên cạnh sản xuất smartphone còn là nhà sản xuất thiết
bị IoT hàng đầu trên thế giới. Vào tháng 1-2019, Xiaomi công bố chiến lược cốt lõi kép
"Smartphone + AIoT" trong 5 năm với vốn đầu tư vào AIoT lên đến 10 tỉ nhân dân tệ. Và
tới tháng 8-2020, CEO Lei Jun của Xiaomi thông báo hãng nâng cấp chiến lược cốt lõi của
hãng từ "Smartphone + AIoT" thành "Smartphone x AIoT", cho thấy sự kết nối toàn diện
hơn và trao quyền lẫn nhau giữa AIoTs và smartphone. Tính đến hết năm 2020, tổng số
thiết bị IoT được kết nối với nền tảng AIoTs của Xiaomi đã lên tới 324,8 triệu thiết bị. Có
tới 6,2 triệu người dùng có từ 5 thiết bị AIoTs Xiaomi trở lên.

Câu chuyện của Xiaomi cho thấy đó là "cuộc chơi AIoTs" mà các hãng công nghệ
không có sự lựa chọn nào khác hơn là tham gia và cạnh tranh.

Đài Loan (Trung Quốc), một trong những trung tâm sản xuất hàng hóa lớn của thế
giới, đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng những nhà máy thông minh dựa trên các

30
thiết bị IoTs. Giờ đây, nền kinh tế này đã ứng dụng AIoT để tăng cường hiệu suất cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa.

KPMG, hãng kiểm toán toàn cầu của Hà Lan thuộc nhóm Big Four về kiểm toán thế
giới, đã vận dụng công nghệ AIoTs để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa cải tiến tỉ lệ sử
dụng thiết bị, tăng năng suất, xây dựng bảo trì dự đoán và chuyển sang đám mây với mục
đích nâng cao lợi tức đầu tư (ROI). KPMG cho biết họ đã dùng AIoT để cải thiện hiệu suất
tổng thể thiết bị (OEE) từ 70% lên 83% và dùng AIoT để tăng năng suất sản xuất. Trong
công cuộc chuyển đổi số, người ta phải quan tâm đầu tư vào lĩnh vực AIoT để bảo đảm các
hệ thống số hóa đều hỗ trợ mượt mà các thiết bị AIoT. Chẳng hạn, hệ thống khám sức khỏe
từ xa sẽ tốt hơn nếu tận dụng được thế mạnh của các thiết bị đeo chăm sóc sức khỏe thông
minh chứ không chỉ thu thập dữ liệu đo đạc từ các thiết bị IoTs báo về. AIoTs cũng hỗ trợ
hiệu quả cho các dịch vụ hành chính công.

Theo Tổ chức Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dẫn lời nhà phân tích công nghệ
Jared Newman, hệ sinh thái AIoT trong vài năm tới sẽ phát triển mạnh, tập trung vào 4
nhóm chính. Đó là các thiết bị đeo (wearables): đồng hồ thông minh, kính AR/VR, tai nghe
không dây…; theo hãng nghiên cứu công nghệ Gartner, thị trường các thiết bị đeo toàn cầu
có thể đạt doanh số hơn 87 tỉ USD vào năm 2023. Ngôi nhà thông minh (smart home) với
các thiết bị gia dụng thông minh…; theo dự báo, thị trường nhà thông minh toàn cầu có thể
đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) 25% trong giai đoạn 2020-2025 để đạt doanh
số tới 246 tỉ USD. Thành phố thông minh (smart city): lưới điện thông minh, hệ thống đèn
đường, hệ thống vận tải công cộng thông minh…; các ứng dụng thực tế của AI trong điều
khiển giao thông công cộng đã trở nên rõ nét. Chẳng hạn, tại TP New Delhi (Ấn Độ), một
trong những nơi đường sá bị tắc nghẽn giao thông kinh khủng nhất thế giới, hệ thống quản
lý giao thông thông minh (ITMS) với AI đã có thể đưa ra những quyết định tức thì theo thời
gian thực để điều phối các luồng giao thông. Công nghiệp thông minh (smart industry):
người máy sản xuất tự động, hệ thống quản lý chuỗi cung ứng tự động, các cảm biến bảo
trì thiết bị có tính năng dự đoán trước…; theo ước tính của hãng Gartner, hơn 80% dự án
IoT doanh nghiệp sẽ được tích hợp AI vào năm 2022.

5. CẬP NHẬT CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY HTTT

Từ năm 2018, khoa Công nghệ thông tin cũng đã thay đổi chương trình đào tạo, xây
dựng chương trình đào tạo mới áp dụng cơ chế đào tạo đặc thù cho ngành Công nghệ thông

31
tin, trong đó bám sát nhu cầu thực tiễn, coi trọng và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với doanh
nghiệp, liên kết chặt chẽ để dự báo nhu cầu, xu hướng công nghệ, liên kết đào tạo, tạo nhiều
cơ hội kiến tập, thực tập cho sinh viên của khoa. Tuy chương trình sẽ được thay đổi, cập
nhật định kỳ 2 năm một lần, nhưng do công nghệ thay đổi rất nhanh, trong lúc chờ chương
trình dạy được cập nhật, nên chăng ở các môn học có liên quan hoặc liên quan gần, cũng
nên cập nhật xu hướng công nghệ mới thông qua các hình thức bổ sung đã có như bài tập
lớn, đồ án. Tác giả cũng mạnh dạn đề nghị các nhóm môn học, học phần như ngôn ngữ lập
trình, có thể bổ sung bài tập, đồ án tìm hiểu các ngôn ngữ lập trình mới như Python, .NET
Core, … kiến thức về AI, IoTs. Về dữ liệu, có thể tìm hiểu thêm các ngôn ngữ hoặc phần
mềm xử lý dữ liệu lớn như Python, R, Tableau, SAS, ….

5. KẾT LUẬN

Sự ra đời và phát triển của nhiều công nghệ mới đang được cộng đồng đón nhận,
nghiên cứu và phát triển, hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai. Việc tìm hiểu, cập nhật,
đưa vào giảng dạy các nội dung này là cần thiết cho việc xây dựng nguồn nhân lực công
nghệ thông tin chất lượng cao cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và rất cần sự chung tay
của các Thầy Cô đồng nghiệp, các doanh nghiệp cùng các nhà nghiên cứu có quan tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Artificial_intelligence
[2] https://en.wikipedia.org/wiki/Internet_of_things
[3] LeeNguyen, 6 cách mà AI và IoTs đang thay đổi thế giới kinh doanh, 2020

32
AN TOÀN THÔNG TIN TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

Vũ Thị Thanh Hương


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính - Marketing
Email: vtthuong@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Nhận thức về an ninh mạng chưa tốt là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất
dẫn tới các sự cố an toàn thông tin, đặc biệt là an toàn thông tin trong sử dụng mạng xã hội. Do
ảnh hưởng của Covid-19, xu hướng làm việc online của các tổ chức, doanh nghiệp trở nên phổ
biến hơn, dẫn tới việc sử dụng mạng xã hội cũng gia tăng trong thời gian này. Tuy nhiên, mạng xã
hội cũng là phương tiện để tấn công, phát tán các nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng. Bài viết tập
trung vào việc phân tích tình hình sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam với các nguy cơ mất an toàn
thông tin.

Từ khóa: an toàn thông tin, mạng xã hội, mã độc, tin giả

1. KHÁI NIỆM MẠNG XÃ HỘI VÀ PHÂN LOẠI


Khái niệm mạng xã hội: Theo Wikipedia định nghĩa Mạng xã hội với cách gọi đầy đủ
là "dịch vụ mạng xã hội" (tiếng Anh là "social network service") hay "trang mạng xã hội",
là nền tảng trực tuyến nơi mọi người dùng để xây dựng các mối quan hệ với người khác có
chung tính cách, nghề nghiệp, công việc, trình độ,... hay có mối quan hệ ngoài đời thực.
Mạng xã hội có nhiều dạng thức và tính năng khác nhau, có thể được trang bị thêm nhiều
công cụ mới, và có thể vận hành trên tất cả các nền tảng như máy tính để bàn, máy tính
xách tay, máy tính bảng hay điện thoại thông minh. Mạng xã hội cho phép người dùng chia
sẻ câu chuyện, bài viết, ý tưởng cá nhân, đăng ảnh, video, đồng thời thông báo về hoạt
động, sự kiện trên mạng hoặc trong thế giới thực. Nếu như trong mô hình mạng xã hội
truyền thống, ví dụ như sự kiện hội chợ, đã tồn tại từ lâu trong lịch sử thì mạng xã hội trên
web giúp người dùng kết nối với những người sống ở nhiều vùng đất khác nhau, ở thành
phố khác hoặc trên toàn thế giới.

Với cách tiếp cận về mặt toán học Mạng xã hội có thể được xem như là một hệ thống
gồm các nút (node) gắn với nhau thành một mạng gồm các liên kết hoặc các cạnh. Theo
hướng tiếp cận này, mạng xã hội được xem như là mạng phức hợp. Mạng phức hợp có hai
thuộc tính quan trọng là “hiệu ứng thế giới nhỏ” (small – world effect) và “đặc trưng co
giãn tự do” (Scale free feature). Trong đó hiệu ứng thế giới nhỏ cho rằng hầu hết các nút
trong mạng đều không là hàng xóm của nhau, nhưng hàng xóm của chúng lại là hàng xóm

33
của những nút khác, và do đó, hầu hết mọi nút đều có khả năng liên kết đến mọi nút khác
trên mạng với một số lượng nhỏ các bước hoặc nút trung gian. Trong khi đó tính chất co
giãn tự do của mạng là tính chất thể hiện rằng kích thước của mạng có thể mở rộng hoặc
thu nhỏ một cách mềm dẻo, dễ dàng.

Theo Nghị định số 72/2013/ NĐ-CP ngày 15/7/2013 (Nghị định số 72) và Nghị định
số 27/2018/NĐ-CP ngày 1/3/2018 sửa đổi bổ sung Nghị định số 72 của Chính phủ về quản
lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng thì mạng xã hội được định
nghĩa như sau: Mạng xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng
mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với
nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện
(chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác”.

Như vậy, khái niệm mạng xã hội là một khái niệm rộng có thể hiểu một cách đơn
giản đó là một website mở, nối kết các thành viên cùng sở thích, mối quan tâm với nhau
trên Internet với nhiều mục đích khác nhau không giới hạn về không gian, thời gian và quốc
gia. Các đặc điểm chung của mạng xã hội: được xây dựng dựa trên nền tảng internet, người
dùng tự cung cấp nội dung và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, người dùng tự tạo profile
cá nhân để giới thiệu mọi thông tin cá nhân. Những trang mạng xã hội (facebook, zalo,
Instagram..) đem đến rất nhiều lợi ích cho cá nhân, đơn giản là giao lưu, kết nối bạn bè,
người thân và mọi người trên khắp thế giới. Ngoài ra mạng xã hội cũng góp phần phát triển
các lĩnh vực khác như kinh doanh trực tuyến, maketing online, quảng cáo... thúc đẩy xã hội
ngày càng phát triển hơn. Một lượng thông tin khổng lồ được tạo bởi người dùng, tương
tác trực tuyến xuất hiện và đang tăng lên nhanh chóng mỗi ngày.
Dựa vào đối tượng trung tâm và hướng phát triển, mạng xã hội được chia ra thành
bao nhóm chính:
- Nhóm Egocnetric: là mạng xã hội lấy cá nhân làm trung tâm. Các hoạt động xã hội
sẽ xoay quanh bản thân người dùng, vì thế loại mạng xã hội này được gọi là Ego
Centric. Điển hình cho dạng này là mạng xã hội MySpace. Đặc điểm của loại hình
mạng xã hội này là dễ tùy chỉnh và phần lớn được sử dụng để giữ liên lạc với bạn bè,
người thân, thành viên gia đình v.v… Trong các nền tảng này, người dùng có xu
hướng chia sẻ thông tin về cuộc sống riêng tư, tâm lý, nơi sinh sống và trải nghiệm.
Tiêu biểu cho loại hình mạng xã hội này là Facebook, Twitter;

34
- Nhóm Sociocentric: là loại hình mạng xã hội lấy thành viên và mối quan hệ giữa các
thành viên làm trung tâm, khả năng tương tác giữa các thành viên cao. Facebook,
Twitter cũng thuộc loại mạng này;
- Contentcentric: đặc điểm là trưng bày nội dung do cá nhân hoặc một nhóm tạo ra cho
bạn bè hoặc người dùng khác, tiêu biểu là LiveSpace, Youtube.
Ngoài ra, mạng xã hội được phân loại theo mục đích người dùng như sau:
- Mục đích giải trí: nổi bật là Second Life (Mỹ), Garena của SingaPore;
- Mục đích kết nối: tiêu biểu là Facebook (Mỹ), My Space (Mỹ). Đây là hình thức phổ
biến nhất của mạng xã hội;
- Mục đích chia sẻ thông tin: đây là những cộng đồng mạng có cùng mối quan tâm nào
đến một vấn đề nào đó ví dụ như yelp.com (Mỹ), thodia.vn (Việt Nam) là nơi cộng
đồng chia sẻ thông tin đánh giá về những nơi mà cư dân trong cộng đồng quan tâm
như siêu thị, nhà hàng, cửa hàng thời trang,…;
- Mục đích kết nối để chia sẻ thông tin dành cho giới chuyên gia như LinkedIn.com
(Mỹ), XING.com (Đức);
- Mục đích để tìm sự hỗ trợ và hỗ trợ cộng đồng: tập trung vào các nhóm đối tượng cụ
thể như webtretho.com, otosaigon.com (Việt Nam);
- Mục đích giải trí, tạo và quản lý nội dung: nổi bật nhất là Youtube, Flickr, WordPress.

2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI


Theo số liệu thống kê từ báo cáo Digital Vietnam năm 2021, mức thời gian online
của người dùng từ 3.1 giờ tăng lên đỉnh điểm 4.2 giờ trong đại dịch và hiện vẫn ở mức 3.5
giờ mỗi ngày. Với việc con người sẽ ngày càng phụ thuộc vào Internet trong các hoạt động
hàng ngày thì việc sử dụng mạng xã hội cũng ngày một tăng. Theo thống kê của
VietNamNet, tính đến tháng 11/2020, Zalo hiện là mạng xã hội nội địa lớn nhất Việt Nam
với khoảng 60 triệu người dùng. Xếp sau nền tảng này lần lượt là Mocha (12 triệu thành
viên), Gapo (6 triệu thành viên) và Lotus (2,5 triệu thành viên). Đây không phải tổng số tài
khoản đăng ký (account) mà là tổng số người dùng hoạt động hàng tháng (Monthly Active
Users - MAU). Chỉ số này là công cụ đo lường phổ biến cho thấy mức độ tương tác của
người dùng đối với một một sản phẩm trên môi trường Internet. Như vậy, chỉ sau hơn 2
năm, Việt Nam giờ đây đã có 4 nền tảng mạng xã hội có trên 1 triệu thành viên. Đây là quy
mô tối thiểu để một mạng xã hội trong nước được xem là có đủ tiềm lực cạnh tranh với các
nền tảng ngoại. Hết quý 1/2020, thống kê người dùng các mạng xã hội tại Việt Nam, số
35
lượng người dùng số lượng rất lớn, lần lượt từ cao đến thấp như sau: Facebook – youtube
– Zalo – FB Mesenger – Instagram – Tiktok – Twiter – Skype – Viber – Printest – Line –
Linkedin – Wechat – Whatapp – Twitch – Snapchat. Dựa trên số liệu thống kê, Facebook
là nền tảng xã hội hàng đầu trên thế giới hiện tại.

Hình 1. Tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam năm 2020
(Nguồn: https://datareportal.com/reports/digital-2020-vietnam)

Danh sách các mạng xã hội lớn nhất thế giới và số lượng người dùng hàng tháng,
tính từ cao đến thấp.

Danh sách Mạng xã hội Người dùng hoạt động hàng tháng
Facebook 2,500,000,000
YouTube 2,000,000,000
Instagram 1,000,000,000
Qzone 563,000,000
Weibo 376,000,000
Twitter 330,000,000
Reddit 330,000,000
Pinterest 200,000,000
Ask.fm 160,000,000
Tumblr 115,000,000
Flickr 112,000,000
Google+ (dừng từ Tháng 4/2019) 111,000,000
LinkedIn 106,000,000
VK 97,000,000

36
Danh sách Mạng xã hội Người dùng hoạt động hàng tháng
Odnoklassniki 71,000,000
Meetup 35,300,000
Hình 2. Tình hình sử dụng mạng xã hội trên thế giới khảo sát năm 2020
(Nguồn: https://datareportal.com/reports/digital-2020-vietnam)
Thống kê tình hình sử dụng một số mạng xã hội lớn trên thế giới:

- Facebook: trung bình mỗi ngày facebook có thêm 500.000 người dùng mới tức là
khoảng 6 người dùng mới mỗi giây; 69% tổng số người Mỹ đang sử dụng facebook; 79%
tổng số người lớn ở Mỹ sử dụng facebook; 74% người dung Facebook truy cập vào nó mỗi
ngày; Người dùng dành trung bình 35 phút trên facebook mỗi ngày; số bạn bè trung bình
cho 1 facebook là 155 người; có hơn 60 triệu trang kinh doanh đang hoạt động trên
facebook; có hơn 5 triệu nhà quảng cáo đang hoạt động trên nền tảng này; chiếm 53,1%
thông tin đăng nhập xã hội do người dùng thực hiện để đăng nhập vào các ứng dụng và
trang web của các thương hiệu.

- Twitter: có hơn 500 triệu người truy cập mỗi tháng mà không đăng nhập tài khoản;
có 330 triệu người dùng hoạt động hàng tháng; trong đó có 44% người dùng đã tạo tài khoản
và rời đi trước khi gửi Tweet; 1 người dùng Twitter trung bình có 707 người theo dõi và có
391 triệu tài khoản không có người theo dõi; có 500 triệu Tweet được gửi mỗi ngày tương
đương với 6.000 Tweet mỗi giây; 50% tổng số Tweet xuất phát từ 5 quốc gia; 22% người
Mỹ sử dụng Twitter.

- Youtube: có hơn 2 tỷ người dùng trên thế giới; 79% người dùng Internet nói rằng
họ có tài khoản Youtube; mỗi ngày mọi người xem1 tỷ giờ video trên Youtube và tạo ra
hàng tỷ lượt xem; hơn 70% thời gian xem Yiutube sử dụng các thiết bị di động.

3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN THÔNG TIN KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI


Theo Luật An toàn thông tin mạng năm 2015, An toàn thông tin mạng là sự bảo vệ
thông tin, hệ thống thông tin trên mạng tránh bị truy nhập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa
đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm đảm bảo tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng
của thông tin. Do đó để định nghĩa được khái niệm cho an toàn mạng xã hội hoặc sử dụng
mạng xã hội an toàn ngoài việc căn cứ vào các khái niệm của an toàn thông tin mạng, kết
hợp với những đặc điểm phù hợp riêng cho mạng xã hội trong thực tế. Về cơ bản an toàn
mạng bao gồm:
37
- Bảo vệ an toàn cá nhân trước các thông tin không lành mạnh trên mạng xã hội. Điều
này đảm bảo cho người dùng không tiếp cận các thông tin giả mạo, thông tin xấu trên
mạng xã hội. Thông tin chia sẻ trên mạng xã hội lan truyền với tốc độ rấ nhanh và
khó kiểm soát. Vấn nạn tin giả không đúng sự thật bị các đối tượng xấu lợi dụng để
gây ảnh hưởng nhằm mục đích bôi nhọ, xúc phạm danh dự, uy tín, lôi kéo kích động
đám đông.
- Bảo vệ an toàn thông tin cá nhân: đảm bảo thông tin cá nhân của người dùng không
bị tiết lộ, sử dụng trái phép hoặc rò rỉ. Từ những mâu thuẫn bên ngoài xã hội thật
hoặc để tăng lượt tương tác, nhiều người đã tăng tải những video, hình ảnh, tin nhắn
nhạy cảm lên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, cuộc sống của
người khác.
- Bảo vệ an toàn không bị lừa đảo, các thông tin giả mạo như giả mạo định danh, lừa
đảo chiếm đoạn thông tin, tài sản của người sử dụng mạng xã hội. Kẻ xấu giả mạo
người thên nhờ nạp thẻ điện thoại hoặc chuyển tiền là một trong các thủ đoạn lừa đảo
phổ biến nhất hiện nay. Một số phương thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản khác trên
mạng xã hội như: Thông tin người dùng trúng thưởng, giả mạo Bộ Công An, luật sư
đe dọa, tống tiền, thông báo về việc chuyển nhầm tiền, giả mạo người thân, bạn bè
cần hỗ trợ về tài chính, đề nghị vay tiền gấp,…
- Bảo vệ an toàn không bị lây nhiễm mã độc qua mạng xã hội. Người dùng có thể dễ
dàng tham gia các trò chơi hoặc các ứng dụng trên mạng xã hội. Tuy nhiên lại không
để ý đến các quyền mà trò chơi hoặc ứng dụng đó yêu cầu truy cập dẫn đến tiêu tốn
băng thông 3G/4G hoặc nhận được các thông báo rác, bị gắn thẻ tag vào những bài
viết không liên quan và nguy hại hơn là có thể bị mất tài khoản.

Luật An ninh mạng quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật
tự, an toàn, xã hội trên không gian mạng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan được Quốc Hội thông qua ngày 12/6/2018 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Sau
một năm thực thi, Luật đã phát huy vai trò tích cực trong việc thực hiện các biện pháp bảo
vệ an toàn an ninh mạng, kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an
ninh mạng. Trong năm 2019, khoảng 8.000 đoạn phim có nội dung độc hại, hàng trăn tài
khoản giả mạo, hàng nghìn link quảng cáo bất hợp pháp được gỡ bỏ. Nhiều trường hợp sử
dụng mạng xã hội kích động hận thù dân tộc, kêu gọi biểu tình chống chính quyền, xuyên
tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,… đã bị phát hiện và xử lý.

38
Trong thời gian dịch covid 19 tại thời điểm ngày 21/02/2020 nước ta mới chỉ có 16 ca nhiễm
thì đã có tới 170 người bị xử lý vì đăng tải các thông tin sai lệch về dịch bệnh trên mạng xã
hội, trong đó có cả những người nổi tiếng. Ngày 03/02/2020, Thủ Tướng Chính Phủ ký ban
hành Nghị định số 15/2020/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 15/04/2020 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ
thông tin và giao dịch điện tử. Nghị định phát huy mạnh mẽ hơn vai trò của pháp luật nói
chung, của luật về an ninh mạng nói riêng trong việc phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành
vi vi phạm trên không gian mạng.

4. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VIỆC MẤT AN TOÀN THÔNG TIN KHI SỬ DỤNG
MẠNG XÃ HỘI
Để bảo vệ được an toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội, trước hết mỗi người cần
nâng cao hiểu biết và tuân thủ quy định pháp luật và quy tắc cộng đồng, trang bị kiến thức
cơ bản về an toàn, an ninh mạng. Một số giải pháp tác giả đưa ra như sau:

Thứ nhất, quản lý chặt chẽ thông tin trên mạng xã hội trên cơ sở pháp luật và các
điều ước quốc tế. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sử dụng Internet và mạng xã hội, bảo
đảm môi trường pháp lý bình đẳng và minh bạch, tạo ra khung pháp lý nhằm răn đe, xử lý
cá nhân, tổ chức đưa tin độc hại trên Internet và mạng xã hội. Hình thành các cơ quan kiểm
soát và chống tin giả trên mạng, hợp tác quốc tế với các nước có kinh nghiệm trong lĩnh
vực này. Xây dựng các quy định mang tính pháp lý để đảm bảo các trang mạng thực hiện
nghiêm túc, chịu trách nhiệm về nội dung đăng tải. Đối với các trang mạng xã hội có lượng
truy cập lớn hoặc đặt máy chủ tại Việt Nam phải cung cấp đầu mối liên hệ cho Bộ Thông
tin và Truyền thông, thực hiện phối hợp ngăn chặn xử lý tin xấu khi có yêu cầu;

Thứ hai, mỗi người phải có trách nhiệm tự bảo vệ thông tin cá nhân và tự chịu trách
nhiệm khi cung cấp những thông tin đó trên mạng. Vì vậy, người sử dụng phải tự ý thức
bảo vệ thông tin cá nhân của mình, cũng như thận trọng khi cung cấp thông tin cá nhân của
mình lên mạng Internet. Hạn chế đưa thông tin cá nhân quan trọng lên mạng xã hội: Điển
hình là thông tin ngày tháng năm sinh của trẻ nhỏ. Nếu đưa lên, nên để ở chế độ riêng tư,
để người lạ không xem được. Cũng nên hạn chế đăng (hoặc tag) ảnh chính diện của trẻ nhỏ,
người thân trong gia đình. Cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thiết lập kênh thông
tin trực tuyến để tiếp nhận kiến nghị, xử lý và tổ chức thanh tra, kiểm tra các phản ánh của
tổ chức, cá nhân liên quan đến các vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng. Các wifi

39
thường được đặt mật khẩu quản trị mặc định. Để đảm bảo an toàn, cần thay đổi mật khẩu
mặc định, nên để mật khẩu từ 8 ký tự trở nên và có các ký tự phức tạp như #, $, &..., hạn
chế sử dụng các chuỗi dễ đoán được như ngày tháng năm sinh, số căn cước công dân, số
điện thoại… Nếu việc chia sẻ tập tin không cần thiết thì nên tắt chức năng chia sẻ dữ liệu
trên máy tính. Không nên chia sẻ toàn bộ ổ cứng, nếu cần chia sẻ tập tin thì nên tạo ra một
thư mục dành riêng cho việc chia sẻ và chuyển những tập tin cần chia sẻ tới thư mục đó. Sử
dụng mật khẩu để bảo vệ tập tin cần chia sẻ, nên sử dụng mật khẩu kết hợp các ký tự phức
tạp. Các nhà sản xuất thường công bố các bản vá, bổ sung cho phần mềm trên wifi. Người
sử dụng nên thường xuyên kiểm tra bản vá, bổ sung trên website của nhà sản xuất.

Thứ ba, mỗi trang web truyền thông xã hội cho phép các cá nhân thay đổi cài đặt
bảo mật của mình. Ví dụ, ai đó có thể đặt tài khoản Instagram của mình ở chế độ riêng tư,
nghĩa là người đó có thể quyết định có chấp nhận yêu cầu kết bạn hay không và chỉ bạn bè
mới có thể xem nội dung của người đó. Mặt khác, Facebook cung cấp cho người sử dụng
nhiều cài đặt bảo mật khác nhau bao gồm bảo vệ ảnh tiểu sử và kiểm soát những người có
thể xem bài đăng của người đó. Các tính năng này nhằm bảo vệ quyền riêng tư của mỗi cá
nhân, vì vậy nên sử dụng chúng bất cứ khi nào có thể. Người sử dụng nên xóa lịch sử hoạt
động, ẩn vị trí người dùng, bật xác thực 2 yếu tố, giới hạn người cho bài đăng cá nhân, loại
bỏ các ứng dụng theo dõi khỏi Facebook Các cá nhân cũng không cần điền vào hồ sơ truyền
thông xã hội đầy đủ mà chỉ phải điền vào các mục bắt buộc. Đối với mạng xã hội Zalo,
người sử dụng nên tạo mã pin bảo mật, thiết lập nguồn riêng tư Zalo, tắt thông báo đã xem
tin nhắn, thiết lập quyền xem khi đăng nhập lý và xóa vị trí trên ứng dụng Zalo. Đối với
TikTok, người dùng nên ngăn TikTok lưu thông tin đăng nhập, kiểm tra đăng nhập bất
thường và cài chế độ riêng tư;

Thứ tư, sử dụng mật khẩu mạnh và độc đáo, mọi thứ cần phải được bảo vệ bằng mật
khẩu, từ điện thoại di động đến máy tính xách tay của cá nhân nào đó. Điều này cũng được
sử dụng với các tài khoản trực tuyến bao gồm email, phương tiện truyền thông xã hội và
ngân hàng trực tuyến. Tuy nhiên, điều đó sẽ không có ý nghĩa trong trường hợp ai đó có
thể dễ dàng giải mã mật khẩu. Đó là lý do tại sao người ta nên sử dụng mật khẩu mạnh. Kết
hợp các ký tự ngẫu nhiên, số và ký hiệu đặc biệt, chữ thường kết hợp chữ hoa sẽ là một mật
khẩu tốt nhất của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, không bao giờ sử dụng cùng một mật khẩu cho
2 hoặc nhiều tài khoản. Hãy sử dụng công cụ quản lý mật khẩu. Ngoài việc quản lý tất cả

40
mật khẩu của người đó, nó cũng sẽ giúp tạo mật khẩu cực mạnh. Nên tránh đặt những mật
khẩu dễ như 123456, 123456789, họ tên, ngày sinh…;

Thứ năm, tránh sử dụng Wifi công cộng, việc sử dụng kết nối Wifi tại các sân bay,
nhà ga, trạm xe buýt và quán cà phê. Hãy làm theo các bước dưới đây khi truy cập không
dây tại những nơi công cộng như: Sử dụng mạng ảo nếu có thể; tránh trao đổi các thông tin
nhạy cảm, mã hóa các tập tin...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS. Lê Văn Phùng. (2018). An toàn thông tin. Việt Nam: NXB Thông tin và truyền
thông

[2]. Z. Zhang and B. B. Gupta, “Social media security and trustworthiness: Overview and
new direction,” Futur. Gener. Comput. Syst., vol. 86, pp. 914–925, Sep. 2018

[3]. Ahmad I. What Happens in Just one Minute on Facebook? Social media today, 2014 .
Retrieved from https://goo.gl/1rqAR8

[4]. Hekkala, R., Väyrynen, K., & Wiander, T. (2012, June). Information Security
Challenges of Social Media for Companies. In ECIS (p. 56)

[5] Verma, A., Kshirsagar, D., & Khan, S. (2013). Privacy and Security: Online Social
Networking. International Journal of Advanced Computer Research, 3(8), 310-315.

41
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GẮN KẾT ĐÀO TẠO VỚI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nguyễn Chí Đạt


Phòng Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing
Email: nguyenchidat@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Quan hệ gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo được quan tâm ở nhiều nước trên
thế giới. Đây cũng là vấn đề khó đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực và thực hiện các giải pháp phù hợp.
Kinh nghiệm đã chỉ ra một số giải pháp mang lại thành công như tập trung xây dựng một số nhóm
nghiên cứu mạnh, tăng cường gắn kết đào tạo đại học và trên đại học và nghiên cứu khoa học
trong đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, tăng cường nghiên cứu khoa học trong sinh
viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, phát triển tổ chức nghiên cứu và phát triển trong trường
đại học, tăng cường hoạt động đào tạo của các viện/trung tâm nghiên cứu và cán bộ nghiên cứu,
phát triển quan hệ liên kết viện - trường - doanh nghiệp, mở rộng quan hệ quốc tế về gắn kết đào
tạo đại học và nghiên cứu khoa học.

Từ khóa: gắn kết đào tạo với nghiên cứu, nghiên cứu khoa học, đào tạo

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ trên nhiều
phương diện của đời sống - xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, y tế,
giáo dục và đào tạo… Trong lĩnh vực đào tạo, yếu tố cốt lõi của việc xây dựng hệ thống
giáo dục đại học đó là đào tạo gắn liền với yêu cầu thực tiễn, đào tạo đáp ứng nhu cầu của
xã hội. Việc gắn kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu
cầu của thực tiễn mà điển hình là nhu cầu của doanh nghiệp có vai trò hết sức quan trọng
và quyết định đến sự phát triển ổn định của các trường đại học.

Trong xu thế hội nhập và phát triển, các trường đại học cần phải linh hoạt trong việc
nghiên cứu khoa học, thay đổi chương trình, mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với sự biến
đổi của đời sống kinh tế - xã hội nói chung và có sự gắn kết giữa nghiên cứu, giảng dạy
cũng như phù hợp với nhu cầu của thực tế, của doanh nghiệp, việc ứng dụng và chuyển
giao công nghệ đáp ứng với nhu cầu thực tế theo xu thế vận động và phát triển của xã hội.
Để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các trường không chỉ có
sứ mệnh đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải có chiến lược đào tạo đón
đầu theo xu thế phát triển. Để thực hiện được nhiệm vụ này, không thể thiếu sự liên kết

42
giữa nghiên cứu, đào tạo và doanh nghiệp. Sự hợp tác giữa các bên sẽ mang lại lợi ích cộng
hưởng cho các bên, bao gồm: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển; trao đổi nhân sự (học
giả, sinh viên và chuyên gia); thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học thông qua hoạt
động chuyển giao công nghệ; xây dựng và phổ biến chương trình đào tạo, học tập suốt đời,
phát triển doanh nghiệp và quản trị.

2. THỰC TRẠNG

Trong quá trình phát triển của trường, khoa Công nghệ Thông tin (CNTT), lực lượng
giảng viên đã nhận thức sâu sắc phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức, nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực nghiên cứu khoa học và đổi mới, áp dụng nhiều
phương pháp giảng dạy phù hợp để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong công
tác đào tạo, đào tạo phải gắn liền với thực tiễn xã hội, đặc biệt quan tâm tới công tác thực
hành, thực tập nhằm gắn kết chặt chẽ giữa lý thuyết và thực tiễn công việc. Phải đẩy mạnh
hơn nữa công tác thực hành, thực tập; tạo ra mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị sử dụng
lao động doanh nghiệp.

Nghiên cứu khoa học trong những năm qua đã tăng về số lượng và chất lượng, từng
bước gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo và hướng đến phục vụ xã hội; gắn kết các loại
đề tài thực tập, đề tài tốt nghiệp, tạo ra sức mạnh phát triển. Mục tiêu và nội dung của các
đề tài nghiên cứu khoa học đã tập trung vào nghiên cứu những vấn đề mà xã hội có nhu
cầu. Tuy nhiên, cần đổi mới phương pháp xác định nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo
hướng tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng thực tiễn cao; là nhu cầu mà xã hội đang cần;
bám sát định hướng KHCN của ngành, của các địa phương; ưu tiên khuyến khích đề tài
nghiên cứu nhằm tìm kiếm những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng đào tạo. Từ đó
viên chức, người lao động và người học chủ động tìm kiếm những ý tưởng khoa học để
thúc đẩy, đạt kết quả cao trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học của giảng viên,
giảng viên cần phải chủ động đặt mục tiêu và xây dựng, thực hiện kế hoạch học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
xã hội.

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GẮN KẾT ĐÀO TẠO VỚI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tập trung xây dựng một số nhóm nghiên cứu mạnh, nhóm nghiên cứu là những
nhóm dẫn đầu các hoạt động nghiên cứu. Các nhóm nghiên cứu mạnh cũng phân biệt với
các nhóm khác về tỷ lệ giữa khối lượng giảng dạy và khối lượng nghiên cứu, số lượng sinh
43
viên, tỷ lệ giáo viên có học hàm, học vị, chi phí đào tạo và chi phí cho nghiên cứu khoa học
và các kết quả hoạt động NCKH và đào tạo. Các nhóm nghiên cứu mạnh sẽ đóng vai trò
tiên phong trong phát triển NCKH, đào tạo và gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo,
đồng thời, là cơ sở quan trọng đảm bảo cạnh tranh có hiệu quả và hội nhập thành công với
các trường khác.

Phát triển nhóm nghiên cứu mạnh cũng đang là xu thế chung ở các trường đại học
khác cũng như trên thế giới. Giáo dục đại học trên thế giới đã trải qua một quá trình phân
hóa hàng ngang với sự hiện hữu bên cạnh đại học công là các đại học tư, đại học bán công,
các đại học vì lợi nhuận, các đại học phi lợi nhuận. Trong khi phân hóa ngang là đáp ứng
nhu cầu gia tăng về mặt số lượng của giáo dục đại học, thì phân hóa dọc xảy ra để đáp ứng
nhu cầu khác nhau về các loại kỹ năng của giáo dục đại học. Ở phần đỉnh kim tự tháp giáo
dục là các viện đại học nghiên cứu mà khuynh hướng chung là đại học công và phi lợi
nhuận: mục tiêu của chúng là dẫn đầu các hoạt động nghiên cứu ở mọi lĩnh vực và đào tạo
tài năng chất lượng cao. Khối lượng giảng dạy ở đây tương đối nhẹ hơn khối lượng nghiên
cứu. Số lượng sinh viên đào tạo trên đại học thường bằng hoặc nhiều hơn số sinh viên đại
học. Ở phần giữa của giáo dục đại học là các viện đại học giảng dạy có nhiệm vụ tập trung
vào việc đào tạo, cung cấp cho xã hội những người có trình độ đại học với số lượng lớn, có
kỹ năng đáp ứng nhu cầu khu vực và địa phương. Khối lượng giảng dạy ở đây nặng hơn
khối lượng nghiên cứu và số lượng sinh viên bậc đại học lại rất nhiều so với sinh viên trên
đại học. Các trường đại học chuyên ngành như sư phạm, kỹ thuật, y dược,... cũng là viện
đại học giảng dạy nhưng có mục tiêu đào tạo những nhà chuyên môn theo những chương
trình đào tạo tương đối hẹp, nặng về chuyên ngành và nhẹ về giáo dục tổng quát hơn những
chương trình tương tự trong các viện đại học đa lĩnh vực. Phần đáy của kim tự tháp giáo
dục đại học là các trường đại học cộng đồng, các trường cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp. Các trường đại học cộng đồng có mục tiêu đào tạo đại chúng tương tự các viện đại
học vùng hay địa phương nhưng với trình độ thấp hơn. Bên cạnh đó, các trường cao đẳng
cũng có mục tiêu đào tạo chuyên ngành sâu như đại học chuyên ngành nhưng với trình độ
thấp hơn.

Tăng cường gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên cũng
như cán bộ viên chức tại trường. Nhà trường cần tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu của
các giảng viên đại học. Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong đầu tư cho nghiên cứu
của các cán bộ viên chức, giảng viên. Nhà trường đóng vai trò chính trong việc cấp quỹ cho
44
nghiên cứu tại trường. Phân chia nguồn vốn tăng thêm đặc biệt nhằm hỗ trợ nghiên cứu và
đào tạo nghiên cứu cần được ưu tiên hàng đầu trong ngân sách giáo dục đại học trong tương
lai. Các trường đại học chuyên nghiên cứu có tầm cỡ thế giới không thể được gây dựng nếu
không có sự đầu tư lớn.

Tăng cường nghiên cứu khoa học trong sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu
sinh, sau tiến sĩ. Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học bằng giải pháp cơ bản là đẩy
nhanh tiến trình cải cách chương trình, cải tiến chất lượng giảng dạy cho phép người học
đạt được kỹ năng suy nghĩ có phê phán, khả năng sáng tạo. Trên thực tế, cải cách chương
trình, cải tiến chất lượng giảng dạy được nhiều nước coi là một biện pháp quan trọng để
thúc đẩy sinh viên nghiên cứu khoa học. Ở Thái Lan, một trong 6 chiến lược cải cách giáo
dục đại học (nhằm thực hiện Luật Giáo dục Quốc gia năm 1999) là gắn kết học với nghiên
cứu, trong đó chú ý đến các biện pháp: “Sẽ có một cuộc cải cách về dạy, học và chương
trình học, cho phép người học đạt được kỹ năng suy nghĩ có phê phán, khả năng giải quyết
vấn đề, sáng tạo đổi mới và mong muốn được học suốt đời, khả năng kiến tạo nhiệm vụ
mới; tự thích nghi với thế giới công việc, tự chủ và đem lại lợi ích cho xã hội” . Tại Anh,
Chính phủ nhấn mạnh khuyến khích sinh viên nghiên cứu: khuyến khích các sinh viên sau
16 tuổi tham gia nhiều hơn vào nghiên cứu khoa học thông qua những thay đổi trong chương
trình giảng dạy. Một giải pháp khác là Chính phủ xây dựng chương trình học bổng nhằm
hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của các sinh viên tài năng. Thêm nữa có thể ban hành quy
định cho phép các sinh viên được đến nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm của Nhà nước.
Gắn bó giữa sinh viên với các phòng thí nghiệm rất quan trọng. Trên thế giới, các cơ sở
giáo dục đại học ở các nước phát triển thường gắn với những phòng thí nghiệm tầm cỡ lớn,
nơi mà các sinh viên phải bắt buộc tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học từ năm thứ
ba và dần làm luật án tốt nghiệp, luận án thạc sĩ, tiến sĩ tại đó (sự gắn kết giữa Phòng thí
nghiệm quốc gia Oak Ridge và Đại học tổng hợp Tennessee, hay việc tồn tại Trung tâm
Gia tốc Hạt nhân Quốc gia ngay trong khuôn viên của Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia
Michigan là những ví dụ điển hình trong lĩnh vực khoa học hạt nhân của Hoa Kỳ). Các nhà
khoa học đầu ngành ở các phòng thí nghiệm quốc gia, viện nghiên cứu lớn cũng thường là
những giáo sư kiêm nhiệm bộ môn, tham gia tích cực vào giảng dạy và nghiên cứu tại các
trường đại học và ngược lại các giáo sư có trình độ cao từ các trường đại học cũng là các
đối tác quan trọng của các cơ sở nghiên cứu.

45
Nhằm tăng cường nghiên cứu khoa học đối với đào tạo sau đại học, nhiều nước đã
áp dụng các giải pháp như coi trọng gắn kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo sau đại
học; học viên cao học và nghiên cứu sinh là lực lượng nghiên cứu quan trọng cần phát huy
để góp phần vào phát triển NCKH của đất nước; Tạo môi trường đào tạo và nghiên cứu
vượt trội cho nghiên cứu sinh dựa trên sự hợp tác giữa các viện, mở rộng hợp tác quốc tế
và trao đổi giảng viên và sinh viên; Tăng kinh phí cho công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở
trong nước thông qua gắn kết đào tạo sau đại học với các đề tài, dự án NGHIÊN CỨU VÀ
PHÁT TRIỂN các học bổng dành cho học viên cao học, nghiên cứu sinh;

Hình thành loại hình nhiệm vụ NCKH gắn kết với đào tạo sau đại học: Bố trí phần
kinh phí dành riêng cho hoạt động của học viên cao học, nghiên cứu sinh trong kinh phí
của các nhiệm NCKH trọng điểm; thời gian thực hiện các nhiệm vụ NCKH kéo dài phù
hợp với thời gian đào tạo của học viên cao học, nghiên cứu sinh; kết quả bảo vệ luận văn,
luận án được tính vào kết quả thực hiện nhiệm vụ NCKH; thông qua đào tạo và nghiên cứu
để hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu khoa học mạnh trong các tổ chức NCKH.
Thu hút cao học, nghiên cứu sinh tham gia vào các nhiệm vụ nghiên cứu là kinh nghiệm
của nhiều nước trên thế giới. Hoa Kỳ là một ví dụ. Để thúc đẩy việc kết hợp đào tạo trong
nghiên cứu, Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ đã đưa ra những cơ chế tài chính thuận lợi
cho việc đào tạo như kinh phí cho đề tài nghiên cứu được phép chi cho thực tập sinh, cho
các học viên cao học, các nghiên cứu sinh, các sinh viên tham gia đề tài. Những người này
chính là lực lượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài. Mức chi cho một nghiên cứu sinh hoặc
học viên cao học, hoặc thực tập sinh thay đổi theo từng Bang nhưng đều đảm bảo cho các
sinh viên đủ tiền ăn, ở và tiêu vặt, tức là có thể nuôi được sinh viên.

Phát triển các học bổng từ Quỹ NCKH quốc gia và các nguồn kinh phí khác dành
cho học viên cao học, nghiên cứu sinh thể hiện năng lực nghiên cứu xuất sắc. Xu thế hiện
nay ở các nước là số tiền và số suất học bổng dành cho đào tạo sau đại học đang được tăng
nhanh. Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ cấp hàng loạt các học bổng sau đại học, thực tập
sinh khoa học để thu hút các sinh viên giỏi tiếp tục sự nghiệp khoa học. Các nghiên cứu
sinh thực hiện luận án tiến sĩ ở một số ngành như môi trường, khoa học xã hội với điều kiện
có giáo sư hướng dẫn đứng ra bảo lãnh cũng được Quỹ hỗ trợ. Chương trình Học bổng
Nghiên cứu của Quỹ dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh thực hiện trong kế
hoạch 5 năm, bắt đầu từ năm 2006 trở đi.

46
Tăng cường đào tạo sau tiến sĩ được nhiều nước chú trọng nhằm tiếp tục hoàn thiện
các kết quả nghiên cứu của những tiến sĩ bảo vệ luận án xuất sắc và bồi dưỡng, phát triển
các nhà khoa học đầu ngành của đất nước. Nhà nước tạo điều kiện cho các tiến sĩ bảo vệ
luận án với kết quả xuất sắc được đào tạo và nghiên cứu trong môi trường đặc biệt: được
làm việc trong những cơ sở nghiên cứu và đào tạo hàng đầu; điều kiện sinh hoạt ưu đãi;
dành kinh phí thỏa đáng cho cơ sở đào tạo, người được đào tạo sau tiến sĩ và người hướng
dẫn. Nguồn kinh phí phục vụ nghiên cứu và đào tạo sau tiến sĩ bao gồm từ Quỹ NCKH
Quốc gia, các chương trình NCKH và các nguồn ngân sách nhà nước khác. Việc tuyển chọn
đối tượng đào tạo sau tiến sĩ được thực hiện thông qua cạnh tranh.

Phát triển tổ chức nghiên cứu và phát triển trong trường đại học. Khuyến khích
các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong trường đại học nhằm vào các mục tiêu cụ thể:
phát triển các nghiên cứu khoa học liên bộ môn, liên ngành; gắn kết đào tạo đại học và trên
đại học với nghiên cứu khoa học trong trường đại học trên cơ sở tạo điều kiện cho giảng
viên nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu ra bên ngoài, tạo điều kiện cho người
học tham gia nghiên cứu, tạo điều kiện thực hiện hoạt động ươm tạo công nghệ và ươm tạo
doanh nghiệp NCKH; thông qua các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong đại học để liên
kết phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và phát triển ngoài trường; thu hút các nhà nghiên
cứu bên ngoài đến nghiên cứu và đào tạo tại các trường đại học; tăng sự cơ động của nguồn
nhân lực NCKH. Xu hướng trên thế giới hiện nay là nhà nước hỗ trợ cho các trường đại
học phát triển những trung tâm nghiên cứu và phát triển xuất sắc nhằm hướng tới cạnh tranh
quốc tế. Tại Ireland, trong 5 năm gần đây, các chương trình của Quỹ Khoa học Ireland và
Cục Giáo dục Đại học đặc biệt chú trọng vào sự phát triển các trung tâm xuất sắc. Hơn 30
trung tâm đã được thành lập với các nhóm nghiên cứu hàng đầu và một số đang nâng cao
dần các hoạt động của mình. Nhằm xây dựng hệ thống trường đại học có được sức cạnh
tranh cao hơn, Nhật Bản xây dựng 30 trung tâm nghiên cứu xuất sắc đẳng cấp thế giới, đồng
thời khởi động NCKH vùng, chủ yếu do các trường đại học địa phương tiến hành.

Tăng cường hoạt động đào tạo của các viện nghiên cứu và cán bộ nghiên cứu.
Khuyến khích cán bộ nghiên cứu ở các viện tham gia đào tạo thông qua hoạt động kiêm
nhiệm giảng dạy ở các trường đại học và đào tạo qua các nhiệm vụ NCKH. Khuyến khích
phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo trong các viện nghiên cứu bằng cách: thu hút tiềm lực
của các viện vào đào tạo, gắn đào tạo với mục tiêu sử dụng nhân lực NCKH của đơn vị, tạo
sự cạnh tranh khuyến khích các trường đại học vươn lên; hướng các cơ sở đào tạo trong
47
viện nghiên cứu vào đào tạo lực lượng nhân lực NCKH trình độ cao; xây dựng chế độ chính
sách đối với các giảng viên trong cơ sở đào tạo thuộc viện nghiên cứu;

Phát triển liên kết viện - trường - doanh nghiệp. Khuyến khích liên kết viện trường
và doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi đưa những kiến thức thu được từ nghiên cứu
vào giảng dạy ở các trường đại học, phát triển các hoạt động nghiên cứu mang tính hợp tác
giữa các đơn vị, phối hợp trong đào tạo nhân lực NCKH, chuyển nhanh kết quả nghiên cứu
vào sản xuất, mở rộng và tăng cường phối hợp nguồn kinh phí dành cho nghiên cứu và đào
tạo. Khuyến khích phát triển các hình thức liên kết khác nhau: thành lập các phòng thí
nghiệm liên hợp giữa các trường đại học, cơ quan nghiên cứu nhà nước và các ngành công
nghiệp; nghiên cứu xây dựng các mạng lưới liên kết giữa các trường đại học, giữa trường
đại học với viện nghiên cứu, giữa trường đại học và viện nghiên cứu với ngành công nghiệp.
Có chính sách ưu tiên đối với các đối tượng tham gia liên kết trong tuyển chọn các nhiệm
vụ NCKH, trong hỗ trợ kinh phí phát triển nghiên cứu và đào tạo - ưu tiên cao nhất đối với
những liên kết thuộc các hướng NCKH trọng điểm. Khuyến khích các tổ chức NCKH, các
doanh nghiệp đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học;

Mở rộng quan hệ quốc tế về gắn kết đào tạo đại học và trên đại học và nghiên cứu
khoa học. Tăng cường hoạt động cung cấp thông tin quốc tế, hỗ trợ thông tin quốc tế giúp
các trường tìm kiếm đối tác NCKH nước ngoài. Thu hút các nhà khoa học ngoại kiều tham
gia làm chủ nhiệm các nhiệm vụ NCKH để tạo điều kiện cho họ định kỳ về tiến hành nghiên
cứu và tham gia giảng dạy, đào tạo tại các trường đại học và viện nghiên cứu ở trong nước.
Đẩy mạnh phát triển các tổ chức nghiên cứu kết hợp với đào tạo quốc tế ở Việt Nam. Tạo
điều kiện để các trường đại học Việt Nam tham gia vào các mạng lưới liên kết quốc tế về
nghiên cứu và đào tạo. Tăng cường kết hợp nghiên cứu và đào tạo trong các nghị định thư
giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, nỗ lực gắn kết nghiên cứu khoa học và đào tạo đã đạt được những kết
quả nhất định. Đội ngũ giảng viên các trường đại học tham gia vào nhiều nhiệm vụ NCKH
các cấp, viện nghiên cứu thực hiện chương trình đào tạo sau đại học, phối hợp nghiên cứu
khoa học và đào tạo giữa viện nghiên cứu và trường đại học được đẩy mạnh, xuất hiện
nhiều sáng kiến từ cơ sở nhằm tìm kiếm những giải pháp gắn kết đào tạo và nghiên cứu
khoa học,... Tuy nhiên, quan hệ gắn kết đào tạo và nghiên cứu khoa học cũng còn nhiều hạn
chế. Chất lượng nghiên cứu trong các trường đại học chưa cao, sinh viên đại học và học

48
viên sau đại học ít có cơ hội điều kiện tham gia các hoạt động nghiên cứu, các viện nghiên
cứu chưa thể hiện vai trò tích cực trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực NCKH cho mình
và cho xã hội, quan hệ phối hợp giữa lực lượng nghiên cứu của các viện và trường đại học
đang gặp nhiều trở ngại, ....

5. KẾT LUẬN

Đứng trước thách thức về môi trường cạnh tranh, yêu cầu nâng cao chất lượng đào
tạo và nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, nhà trường cần tổ chức hội thảo với sự tham gia
của doanh nghiệp để truyền tải các kiến thức mới vào nội dung giảng dạy; mời các cán bộ
kỹ thuật, chuyên gia có kinh nghiệm thực tế đến từ các doanh nghiệp tham gia vào hoạt
động giảng dạy, tham gia vào các hội đồng chuyên môn của nhà trường nhằm tư vấn chương
trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tiễn của ngành. Bài viết cũng đã góp thêm một vài
ý kiến cho nội dung gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học hi vọng góp thêm tiếng nói
góp phần cải thiện chất lượng đào tạo, giúp cho chương trình đào tạo đáp ứng với nhu cầu
của doanh nghiệp và xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Minh Phong, Tăng cường đào tạo kết hợp nghiên cứu khoa học, 2022.

[2] Trần Hậu Tân, Kết hợp nghiên cứu khoa học với giáo dục - đào tạo ở Học viện Chính
trị hiện nay, 2022.

[3] Bùi Quang Huy, Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các nhà
trường Quân đội, 2021.

49
MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC

Trương Đình Hải Thụy, Nguyễn Thị Trần Lộc


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính - Marketing
Email: tdh.thuy@ufm.edu.vn, ntt.loc@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Ngày nay, với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông,
thời đại của kỹ thuật số với sự toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các lĩnh vực và lĩnh
vực giáo dục cũng không ngoại lệ. Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng to lớn,
nó tạo ra một bước ngoặc lớn cho giáo dục, tạo ra nhiều phương thức giáo dục mới, thông minh
hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Ngày 25/01/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết
định số 131/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển
đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó xác
định rõ mục tiêu chung là tận dụng tiến bộ của công nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy
và học, xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số, góp phần phát triển Chính phủ số,
kinh tế số và xã hội số. Chuyển đổi số trong giáo dục đã là một khái niệm phổ biến trong cuộc sống
hiện nay, bài viết này nhóm tác giả tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến việc chuyển đổi số trong
giáo dục.

Từ khóa: chuyển đổi số, chuyển đổi kỹ thuật số, quản lý giáo dục.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, với sự biến đổi đa chiều trong cấu trúc
của cá nhân và xã hội. Nguồn tri thức đã được đổi chủ, các hoạt động dạy và học bắt đầu
phân biệt với các phương pháp tiếp cận truyền thống. Có thể nói, những thay đổi diễn ra
trong thời đại thông tin dưới tác động của toàn cầu hóa và công nghệ, đòi hỏi phải có những
thay đổi và cải tiến trong hệ thống, phương pháp tiếp cận và cả quy trình giáo dục. Các
phương thức giáo dục từ xa, giáo dục có sự hỗ trợ của máy tính, học trực tuyến (e-learning),
môi trường học tập ảo… có thể chỉ ra những khía cạnh mới của giáo dục trong việc phát
triển công nghệ thông tin.

Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành Giáo dục
xác định ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số là một trong những khâu có tính
đột phá, hướng đến tạo ra những thay đổi quan trọng trong giáo dục và đó là một công việc
lâu dài và phải được làm thường xuyên.

50
Vậy chuyển đổi số là gì? Do tiếp cận từ nhiều gốc độ khác nhau nên cũng có nhiều
định nghĩa khác nhau về chuyển đối số, như theo một số chuyên gia, chuyển đổi số là việc
sử dụng công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và
giá trị mới; Theo Microsoft định nghĩa chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ
chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo ra chuỗi giá trị mới; Theo FPT thì
chuyển đổi số là quá trình thay đổi mô hình truyền thống sang mô hình số bằng cách áp
dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây
(Clound)… thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa tổ chức.
Dù có nhiều định nghĩa khác nhau về chuyển đổi số nhưng nội hàm đều là chuyển các hoạt
động từ thế giới thực sang thế giới ảo trên môi trường mạng. Thế chuyển đổi số trong giáo
dục là gì, theo bộ trưởng bộ GD & ĐT, chuyển đổi số trong giáo dục có phạm vi vô cùng
rộng lớn, bao gồm tất cả các hoạt động, quan hệ, các thao tác đang thực hiện sẽ được đặt
trong nền tảng số để vận hành chứ không dừng lại ở việc dạy và học. Qua chuyển đổi số sẽ
tạo ra nhiều cơ hội học tập hơn, làm cho công cuộc vận hành giáo dục hiệu quả và chất
lượng hơn. “Nếu thực hiện tốt đây sẽ là cú hích làm thay đổi tư duy giáo dục, quản trị giáo
dục, thay đổi nghề nghiệp của người dạy và hoạt động của người học. Hướng tới giải quyết
những vấn đề mang tính bền vững, lâu dài trong ngành giáo dục”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Hay theo chương trình “Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”
theo quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 như sau “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy
và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập;
số hóa tài liệu; giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo
cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào
tạo cá thể hóa. 100% các cơ sở giáo dục triển khia công tác dạy và học từ xa, trong đó thử
nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội
dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để gaio bài tập về nhà và kiểm tra sự chuần bị
của học sinh trước khi đến lớp học”.

Chuyển đổi số trong giáo dục, có thể hiểu đơn giản là việc áp dụng công nghệ kỹ
thuật tiến bộ vào mục đích đào tạo và giảng dạy giúp nâng cao trải nghiệm của người học;
cải thiện phương pháp giảng dạy, tạo môi trường học tập thuận tiện nhất. Trong đó có ba
hình thức áp dụng chính là (1) Ứng dụng công nghệ trong phương thức giảng dạy như lớp
học thông minh, lớp học online, số hóa bài giảng … vào hoạt động giảng dạy; (2) Ứng dụng
công nghệ trong quản lý như công cụ vận hành việc dạy học trực tuyến, quản lý người học,
51
quản lý bài giảng… và (3) Ứng dụng công nghệ trong lớp học như công cụ giảng dạy, cơ
sở vật chất. Chuyển đổi số trong giáo dục đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả
hoạt động đào tạo học sinh, sinh viên, tạo ra nhiều phương thức giáo dục mới, thông minh
hơn, hiệu quả hơn, từ đó giúp việc học trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC

Ngày nay, với thời đại công nghệ 4.0, chuyển đổi số trong giáo dục chính là xu hướng
tất yếu của xã hội. Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh, giúp
người học dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn, chủ động về thời gian cũng như không gian, hỗ
trợ đắc lực trong việc cá nhân hóa trong học tập. Sự bùng nổ của nền tảng công nghệ IoT,
Big Data, AI, SMAC (Social - Xã hội, Mobile - Di động, Analytics - Phân tích, dựa trên
Dữ liệu lớn và Cloud - Đám mây) đang hình thành hạ tầng giáo dục số. Theo đó, nhiều mô
hình giáo dục thông minh đang được phát triển trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông
tin. Chuyển đổi số trong giáo dục tập trung vào hai nội dung chính là chuyển đổi số trong
quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, đánh giá, nghiên cứu khoa học.

Trong những năm gần đây các trường đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin
vào hoạt động giảng dạy, phát triển mô hình dạy trực tuyến để người học có thể chủ động
trong việc học tập, xóa bỏ các rào cản về mặt không giang và thời gian. Tầm quan trọng
của việc chuyển đổi số trong giáo dục được thấy rõ nhất là trong thời gian đại dịch Covid
19, để việc học không bị gián đoạn trong thời gian cách ly, thực hiện giãn cách xã hội, các
nước trên thế giới cũng như Việt nam đã hết sức chủ động, linh hoạt chuyển đổi từ phương
pháp giảng dạy trực tiếp sang áp dụng phương pháp giảng dạy trực tuyến. Từ vấn đề này
cho thấy rằng việc chuyển đổi số là việc hết sức cần thiết trong trước mắt cũng như lâu dài.
Tuy nhiên, một vấn đề cần chú ý là để việc học trực tuyến hiệu quả cần xây dựng các kho
học liệu trực tuyến, đặc biệt quan tâm đến các kho học liệu mở của thế giới và có chính
sách thúc đẩy sử dụng các kho học liệu này.

Theo ông Huỳnh Quyết Thắng, hiệu trưởng trường đại học Bách khoa Hà Nội, có ba
nhóm vấn đề chính cần giải quyết khi triển khai chuyển đổi số trong giáo dục. Đó là (1)
nhóm đầu tiên là công nghệ; (2) Nhóm thứ hai liên quan đến con người, học liệu và phương
pháp học tập; và (3) Nhóm thứ ba là quản trị va chính sách. Cụ thể, quản trị từ Bộ đến nhà
trường phải thay đổi, kèm theo đó là chính sách kịp thời để công nhận kết quả ứng dụng
được từu công nghệ thông tin và chuyển đổi số.

52
Các điều kiện chuyển đổi số trong giáo dục

Giáo dục là một trong những lĩnh vực được ưu tiên trong chương trình chuyển đổi số
quốc gia, chuyển đổi số trong giáo dục đóng vai trò quan trọng để nâng cao chất lượng đào
tạo. Sau đây là một số điều kiện cần cho việc chuyển đổi số trong giáo dục:

Cần phải có các chính sách liên quan đến học liệu như sở hữu trí tuệ, bản quyền tác
giả, an toàn thông tin mạng; liên quan đến chính trị, tư tưởng, đạo đức người dạy, người
học như bảo vệ thông tin cá nhân, an ninh thông tin trên môi trường mạng; các quy định về
điều kiện tổ chức dạy – học trên mạng, kiểm định chất lượng, tính pháp lý và công nhận kết
quả khi dạy – học trực tuyến;

Nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại: chuyển đổi số đòi hỏi hạ tầng công
nghệ mới, trang thiết bị mới cho cả người học, người trực tiếp giảng dạy, cơ sở giáo dục và
cơ quan quản lý. Đi kèm các thiết bị phần cứng là các ứng dụng phần mềm, các nền tảng
(platform) để toàn bộ mọi hoạt động giáo dục và quản lý diễn ra trên đó. Chuyển đổi số yêu
cầu tất cả những chương trình, phần mềm riêng lẽ, tách biệt phải tương thích và kết nối với
nhau, tích hợp trên cùng một nền tảng số. Có thể tạm hiểu là nền tảng số cho phép các hoạt
động giảng dạy, quản lý, học tập, kiểm tra, đánh giá, thi cử, quản lý người học, việc giảng
dạy,… cũng như toàn bộ việc tương tác giữa người học với người dạy và nhà trường cùng
diễn ra.

Yếu tố nhân lực: để chuyển đổi số trong giáo dục thành công thì yếu tố nhân lực là
vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Bồi dưỡng đội ngũ nhân lực (cán bộ quản lý, người dạy,
người học, cấp lãnh đạo…) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số như kỹ
năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các
ứng dụng phục vụ công việc dạy – học.

Một vấn đề cần lưu ý là câu chuyện chuyển đổi số trong giáo dục đòi hỏi tư duy và
năng lực quản lý của cấp lãnh đạo, cấp quản lý cũng phải thay đổi theo.

Thực trạng về chuyển đổi số trong giáo dục ở nước ta

Hiện nay, hàng loạt các chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục ở nước ta
đã được ban hành, hành lang pháp lý dần đang hoàn thiện như các quy định ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng, quy chế đào tạo từ xa, quy định

53
quản lý, vận hành sử dụng hệ thống cơ sỡ dữ liệu toàn ngành… Nhìn chung, thực trạng
chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay như sau:

(1) Ứng dụng chuyển đổi số trong phương pháp giảng dạy: đưa vào sử dụng các thiết
bị thông minh được lắp tại lớp học, thiết bị họp trực tuyến…Việc dạy học trực tuyến cần
được nhân rộng để bất kỳ ai cũng có thể tham gia vào hoạt động học. Hiện nay có nhiều
trường đã ứng dụng mô hình dạy học trực tuyến để sinh viên tham gia học tập và trải
nghiệm, các chuyến tham quan thực tế ảo, học trực tuyến E-learning, học thông qua các dự
án, phương pháp học bằng các ứng dụng thực tế ảo, các lớp học về lập trình, STEM,
STEAM, các lớp học Tiếng Anh công nghệ.

(2) Ứng dụng công nghệ trong quản lý: hiện nay nhiều trường đã áp dụng các phần
mềm quản lý trường học. Ứng dụng công nghệ này giúp người học dễ dàng tra cứu thông
tin hơn, giảng viên có thể quản lý được thời khóa biểu, … Thêm nữa khi người học có bất
kỳ thắc mắc nào họ có thể trao đổi, tham khảo ý kiến thông qua lớp học trực tuyến, không
cần phải trực tiếp đến trường như những lớp học truyền thống.

(3) Ứng dụng công nghệ để vận hành, quản lý giáo dục: quy trình làm việc theo hướng
online, đẩy mạnh việc ứng dung BigData, IoT… tăng cường sự kết nối giữa các phòng ban.
Mọi hoạt động của trường học được vận hành như doanh nghiệp, có các bộ phận hỗ trợ như
phòng hành chính, kế toán tài chính…

Việc chuyển đổi số trong giáo dục ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn như:

Hạ tầng mạng, trang thiết bị CNTT, đường truyền, dịch vụ Internet cho nhà trường
chưa được đồng bộ.

Việc xây dựng học liệu số (như sách điện tử, giáo trình điện tử, thư viện điện tử, ngân
hàng câu hỏi trắc nghiệm, bài giảng điện tử, phần mềm học điện tử, phần mềm ứng dụng
mô phỏng…) còn phát triển tự phát, chưa phát triển thành hệ thống, do đó khó kiểm soát
chất lượng. Hệ thống LMS cũng triển khai tự phát, thiếu sự đồng bộ và chia sẻ giữa các
trường do đó dẫn đếm lãng phí chung. Ngoài ra cũng chưa có sự kiểm soát sát sao và toàn
diện về học liệu số.

Các quy định trong pháp lý chuyên về giáo dục vẫn chưa được hoàn thiện. Cần có
hành lang pháp lý chung về việc thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu quản lý giáo dục và học
liệu số phù hợp với các quy định về bản quyền tác giả, sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin,

54
giao dịch điện tử. Quy định quyền tác giả cho các bài giảng điện tử như trường hợp nào
được quyền sử dụng, sử dụng một phần hay toàn phần. Quy định về khai thác dữ liệu, kho
học liệu số, cụ thể những ai được quyền khai thác, mức độ khai thác như thế nào, ai thẩm
định… Quy định về tính pháp lý của hồ sơ điện tử.

Cần hoàn thiện quy định chương trình học trực tuyến, thời lượng học, kiểm tra đánh
giá trực tuyến, kiểm định chất lượng học trực tuyến, quy định điều kiện tổ chức lớp học
trực tuyến…

Các bước chuyển đổi số trong giáo dục:

Một là, tạo môi trường giáo dục linh động, người học có thể tiếp thu kiến thức một
cách thuận tiện và dễ dàng trên mọi thiết bị thông minh như máy tính, laptop, điện thoại
thông minh…). Loại bỏ hoàn toàn giới hạn về thời gian và không gian, tối ưu thời gian học,
người học có thể học bất kỳ ở đâu và bất kỳ lúc nào, nâng cao nhận thức và tư duy của
người học.

Hai là, truy cập tài liệu học tập không giới hạn. Chuyển đổi số sẽ tạo ra kho học liệu
mở cho người học, giúp chia sẻ tài liệu, giáo trình giữa người dạy và người học, người học
sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí trong việc mua tài liệu.

Ba là, tăng tính tương tác và trải nghiệm thực tế - khác với suy nghĩ của nhiều người
là học trực tuyến thì khả năng tương tác với người dạy là không có, thực tế là với phương
pháp học trực tuyến tăng tính tương tác hai chiều, người dạy – người học có thể tương tác
nhau mà không bị giới hạn bởi không gian. Ngoài ra, những công nghệ mới như ứng dụng
thực tế ảo VR (Virtual Reality – VR), thực tế tăng cường AR (Augmented Reality – AR)
đã tái hiện chân thực những mô hình, … tạo ra những trải nghiệm thật cho người học.

Bốn là, nâng cao chất lượng giáo dục. Chuyển đổi số tạo ra một kỹ nguyên mới. Với
các công nghệ mới như dữ liệu lớn Big Data giúp lưu trữ mọi kiến thức lên không gian
mạng; IoT (Internet of Thing – Internet vạn vật) giúp theo dõi hành vi của người học, quản
lý, giám sát người học; Công nghệ Blockchain giúp xây dựng các hệ thống thông tin quản
lý để quản lý thông tin, hồ sơ của người học, cho phép quản lý, chia sẻ dữ liệu từ nhiều
trường khác nhau, ghi chép lại lịch sử học, bảng điểm để đảm bảo thông tin minh bạch…

55
Năm là, với đào tạo trực tuyến sẽ giúp giảm tối đa chi phí giáo dục, các trường học
sẽ giảm chi phí về cơ sở vật chất… Về phía người học, người học có thể tham gia các khóa
E-learning với chi phí rẻ hơn, phù hợp hơn.

Bàn về một số giải pháp thúc đẩy việc chuyển đổi số trong giáo dục của nước ta

Từ việc tìm hiểu các khó khăn, hạn chế, thực trạng trong việc chuyển đổi số, sau đây
là một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục như sau:

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo dục: phổ
biến, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tư tưởng, quyết tâm trong việc
chuyển đổi số đến người dạy, người học, cán bộ quản lý của nhà trường. Cùng nhau xây
dựng văn hóa số trong giáo dục;

Xây dựng văn hóa số trong ngành giáo dục;

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số trong toàn
ngành;

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, thiết bị công nghệ thông tin thiết thực phục vụ dạy
– học; tạo cơ hội học tập bình đẳng giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế khác nhau;

Triển khai có kiểm soát mạng xã hội giáo dục, định hướng thống nhất, từ đó chia sẻ
giữa cơ quan quản lý – nhà trường – gia đình;

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong giáo dục: thúc đẩy phát triển học liệu số phục vụ hoạt
động dạy – học, kiểm tra, đánh giá, tham khảo, nghiên cứu khoa học ở tất cả các ngành học.
Hình thành kho học liệu số, học liệu mở chung toàn ngành, liên kết quốc tế, đáp ứng nhu
cầu tự học, học tập suốt đời, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền; tiếp tục đổi mới cách
dạy – học trên cơ sở áp dụng công nghệ số;

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ trong việc ứng dụng công nghệ cho
đội ngũ cán bộ quản lý, người dạy kiến thức, kỹ năng CNTT, an toàn thông tin cần thiết…
đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số;

Tăng cường áp dụng công nghệ, nâng cao chất lượng quản lý dữ liệu, thúc đẩy hình
thức dạy – học trực tuyến, thúc đẩy phát triển học liệu số;

Triển khai mạng xã hội giáo dục có sự kiểm soát và định hướng thống nhất; tạo môi
trường số kết nối; chia sẽ giữa cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường, gia đình, người dạy,

56
người học; phát triển các khóa học trực tuyến mở; triển khai hệ thống học tập trực tuyến
dùng chung toàn ngành phục vụ công tác bồi dưỡng giáo viên, hỗ trợ dạy học cho các vùng
khó khăn

3. KẾT LUẬN

Chuyển đổi số không chỉ dựa trên việc sử dụng công nghệ mà còn là tầm nhìn và
chiến lược. Điều quan trọng đối với các nhà quản lý là phát triển các chính sách giáo dục,
phát triển cơ sở hạ tầng CNTT phù hợp. Một số vấn đề cần được quan tâm khi chuyển đổi
số trong giáo dục là cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, là việc kết nối, chia sẻ dữ liệu, là nhận
thức, là tư duy, năng lực, văn hóa số, là sự chuẩn bị của hệ thống văn bản quản lý điều hành,
là vấn đề tài chính... Chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam mang lại rất nhiều lợi ích, như
(1) giúp người học chủ động trong việc học tập, người học có thể học bất kỳ mọi lúc, bất
kỳ nơi nào mà người học cả thấy thoải mái, thứ vị nhất, người học có thể tiếp thu kiến thức
dễ dàng, thuận tiện hơn, mở ra một nền giáo dục hoàn toàn mới – loại bỏ những giới hạn
về khoảng cách, tối ưu thời gian học và nâng cao tư duy cho người học; (2) Không giới hạn
trong truy cập tài liệu học tập. Với kho tài liệu khổng lồ, không giới hạn người học có thể
truy cập một cách dễ dàng đồng thời cũng tiết kiệm được khá nhiều chi phí như chi phí đi
đến thư viện, chi phí in ấn tài liệu; (3) Chất lượng giáo dục được nâng cao, chuyển đổi số
trong giáo dục đã tạo nên kỷ nguyên mới, khi mà người dạy và người học được trao quyền
áp dụng công nghệ.

Cuối cùng, chuyển đổi số không phải là một điểm đến mà là một tiến trình thay đổi
từ phương thức cũ sang phương thức mới, thay đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống hiện đại,
thay đổi từ tư duy, cách thức, và đây không phải là một quá trình tức thì, cần phải có kế
hoạch dài hạn, có hệ thống đánh giá và phản hồi liên tục. Ngoài ra vấn đề về an toàn thông
tin cũng là một vấn đề đang bàn cãi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] http://lamdong.edu.vn/vi/sgddetail/?param=chuyen-doi-so-trong-giao-duc-va-dao-
tao#:~:text=Chuy%E1%BB%83n%20%C4%91%E1%BB%95i%20s%E1%BB%91
%20trong%20gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c%20l%C3%A0%20vi%E1%BB%8
7c%20%C3%A1p%20d%E1%BB%A5ng,c%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20tr
ong%20l%E1%BB%9Bp%20h%E1%BB%8Dc.
[2] https://websitehoctructuyen.com/chuyen-doi-so-trong-giao-duc/

57
[3] Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính
sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4
[4] http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-
giao-duc-va-dao-tao-thuc-trang-va-giai-phap-6886
[5] https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=7633

[6] https://laodong.vn/ban-doc/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-la-gi-992458.ldo

[7] https://chuyendoisodoanhnghiep.info/chuyen-doi-so-trong-giao-duc/

[8] https://vietnamhoinhap.vn/vi/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-viet-nam-thuc-trang-va-
giai-phap-37683.htm
[4] https://powerbi.soft365.vn/mo-hinh-power-bi-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho/
[5]. https://gitiho.com/blog/power-bi-la-gi-va-uu-diem-cua-no-huong-dan-cach-cai-
dat.html
[6] https://dtmconsulting.vn/phan-tich-du-lieu-trong-kinh-doanh-va-marketing/

58
THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC
VÀ DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Lê Thị Kim Thoa


Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing
Email: ltkthoa@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Hiện nay, sự liên kết, hợp tác giữa trường đại học (TĐH) với doanh nghiệp (DN)
đang phát triển rất phổ biến tại Việt Nam. Việc liên kết chặt chẽ giữa các TĐH và DN chính là
phương thức giải bài toán chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Bài viết làm rõ
thực trạng mối quan hệ giữa nhà trường và DN, giữa nhà đào tạo và nhà sử dụng trong đào tạo
đại học ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân đẫn tới sự lỏng lẻo và chưa gắn kết
chặt chẽ của các mối quan hệ này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác góp
phần làm cho sản phẩm đào tạo của các TĐH đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả
về số lượng, chất lượng và cơ cấu.

Từ khóa: doanh nghiệp, đào tạo, liên kết, trường đại học

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của mọi tổ chức,
quốc gia. Đây là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả sử
dụng các nguồn lực khác trong hệ thống các nguồn lực. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
toàn cầu, tất cả các nước đều coi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia. Việt Nam đang có lợi thế với lực lượng lao động dồi dào và
cơ cấu lao động trẻ. Tuy nhiên, nhân lực còn yếu về chất lượng: thiếu hụt lao động có tay
nghề cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập; khoảng cách
giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng lớn, lao động thiếu
năng động và sáng tạo và thiếu tác phong chuyên nghiệp. Thách thức đặt ra đối với các
TĐH là phải thay đổi trong công tác đào tạo để đào tạo ra nguồn lao động chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do đó, các TĐH cần thay đổi quá trình đào tạo từ tiếp cận nội
dung sang đào tạo theo tiếp cận năng lực với định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Việc hợp
tác đào tạo giữa TĐH và DN nhằm mục tiêu rút ngắn giữa lý thuyết và thực tiễn, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo, mang lại hiệu quả kinh tế cho cả xã hội, người học, nhà trường
và DN; mặt khác, sẽ giúp sinh viên có sự định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với
bản thân ngay từ đầu, sớm được tiếp cận với thực tiễn môi trường làm việc trong tương lai.

59
2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC LIÊN KẾT
GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP
2.1. Khái quát “liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp”

Ý tưởng liên kết, hợp tác giữa TĐH và DN được đề xướng bởi nhà triết học Đức
Willhelm Humboldt. Theo ông, TĐH ngoài chức năng đào tạo phải có chức năng nghiên
cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp.

Theo Carayon (2003) [2], Gibb & Hannon (2006) [3], mối quan hệ hợp tác giữa nhà
trường và DN được hiểu như là những giao dịch giữa các TĐH và DN vì lợi ích của cả hai
bên. Đẩy mạnh việc hợp tác này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ
những khó khăn về tài chính và giúp các DN đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong
thị trường năng động ngày nay, đồng thời đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc
gia và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động.

Ở Việt Nam, hợp tác giữa TĐH và DN được Đảng và Nhà nước quan tâm từ
hai thập niên trở lại đây. Các văn bản tuyên bố chủ trương và chỉ đạo khẳng định:
các TĐH phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng
dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống; thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các DN,
cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo
nhu cầu xã hội; coi DN là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ,
là nguồn nhu cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học – công nghệ…

Tóm lại, “quan hệ liên kết, hợp tác giữa TĐH và DN” là tất cả mọi hình thức tương
tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa TĐH và các DN nhằm hỗ
trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai: hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và phát triển, kích thích
sự vận động năng động qua lại của cán bộ quản lí, giảng viên, người học và các nhà chuyên
môn đang làm việc tại các DN; thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; xây dựng chương
trình đào tạo; tổ chức học tập suốt đời; hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức.

2.2. Nội dung liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp

Hiện nay, mối liên kết giữa TĐH và DN là xu hướng phổ biến trong giáo dục đại học
theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Các hoạt động liên kết chủ yếu tập trung ở các nội
dung sau:

60
- Liên kết trong hoạt động đào tạo như tham quan thực tế, nhận sinh viên thực tập tốt
nghiệp, thực hành nghề nghiệp, giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.

- Liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp, hình thức
tổ chức đào tạo.

- Liên kết trong trao đổi chuyên môn, học tập kinh nghiệm hoạt động thực tiễn nhằm
nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên.

- Liên kết trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

- Liên kết xây dựng công viên khoa học công nghệ

2.3. Sự cần thiết của việc liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong giai đoạn
hiện nay

Trong những năm gần đây tình trạng sinh viên các TĐH sau khi tốt nghiệp không tìm
được việc làm hoặc có việc làm nhưng không phù hợp với chuyên môn đào tạo có xu hướng
tăng lên. Trong khi sinh viên tốt nghiệp không có việc làm thì các doanh nghiệp lại thiếu
lao động một cách trầm trọng cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu khảo sát của dự
án giáo dục đại học về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp thì trong khoảng 200.000 sinh
viên ra trường hàng năm chỉ có 30% đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, 45- 62%
sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, trong đó chỉ có 30% là làm đúng ngành
nghề đào tạo.

Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng sau khi tiếp nhận sinh viên về làm việc, phần
lớn sinh viên ra trường chưa thể bắt tay ngay vào làm những công việc chuyên môn; sinh
viên không thể tự lên kế hoạch học tập để hoàn thiện mình trong công việc; sinh viên thiếu
hoặc chưa có những kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ cho công việc được giao.

Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách từ giảng đường tới thực tiễn công việc tại DN
là yêu cầu cấp bách và không chỉ dừng lại ở vấn đề nhà trường chỉ lo tìm chỗ thực tập cho
sinh viên hay xin cấp học bổng mà cần đi vào thực chất về nhu cầu năng lực, trình độ của
người lao động có đáp ứng yêu cầu của DN, của xã hội. Sự hợp tác đại học và DN sẽ trả lời
các câu hỏi này và mang lại những lợi ích cơ bản sau:

Thứ nhất, về phía các trường đại học. Các TĐH cần xây dựng mục tiêu, nội dung,
chương trình đào tạo, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo và dạy cái gì mà xã hội cần,
người học cần. TĐH kịp thời nắm bắt các thông tin, cập nhật kiến thức, điều chỉnh nội dung,
61
chương trình, dự báo các ngành nghề mới theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu sản xuất để tiến kịp với sự phát triển của đời sống xã hội.

Khi nhà trường hợp tác chặt chẽ với DN, sinh viên được tham quan, học tập tại DN,
có điều kiện thực hành trên những thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại để sau khi ra
trường có thể bắt kịp với thực tế sản xuất. Ngoài ra DN còn cung cấp, hỗ trợ xưởng thực
hành, công nghệ mới giúp SV có thể tiếp cận với những công nghệ tiên tiến, được củng cố
về kỹ năng làm việc và nâng cao khả năng được tuyển dụng sau khi ra trường.

Thông qua việc hợp tác với DN, góp phần tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ,
giảng viên và nghiên cứu viên thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu, phát triển sản
phẩm. Ngoài ra các TĐH được DN đón nhận các sản phẩm đầu ra: sinh viên, công trình
nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ… Từ đó, nâng cao vị thế, uy tín của nhà trường
và góp phần tăng thế mạnh trong công tác tuyển sinh.

Thứ hai, về phía doanh nghiệp. Hợp tác giúp DN có thể tiếp xúc trực tiếp với rất
nhiều sinh viên, có điều kiện để theo dõi, đánh giá tác phong làm việc cũng như kiến thức
và năng lực của sinh viên một cách chính xác nhất. Qua đó, DN có hướng tuyển dụng, lựa
chọn nhân sự phù hợp và góp phần quảng bá thương hiệu, hình ảnh, uy tín của DN.

Tham gia liên kết đào tạo cũng là một hình thức phát triển DN. Vì đầu ra của quá
trình đào tạo cũng chính là đầu vào của quá trình tuyển dụng. DN luôn yên tâm có một đội
ngũ nhân lực vững chắc hỗ trợ khi mình có nhu cầu. Đồng thời DN ít tốn chi phí tuyển
dụng, thử việc, vì qua thời gian thực tập chính là thời gian sinh viên thể hiện năng lực, DN
đánh giá khả năng, năng lực, phẩm chất của sinh viên. Nói cách khác là DN có thêm quyền
và cơ hội lựa chọn và sử dụng nguồn lao động chất lượng, có trình độ, từ đó giải quyết được
bài toán nan giải về nhân lực.

Ngoài ra, việc hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất cho các TĐH và tham gia thỉnh giảng
tại các TĐH mà mình hợp tác, DN cũng sẽ được hưởng lợi khi chất lượng sản phẩm đào
tạo của ĐH đáp ứng được yêu cầu của DN. DN là những người đi tắt đón đầu trong lĩnh
vực khoa học – công nghệ, do đó, DN có thể đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học có
chất lượng và thiết thực từ các TĐH nhằm cải tiến, nâng cao sản phẩm của DN.

Thứ ba, về phía sinh viên. Hợp tác đại học và DN giúp sinh viên có cơ hội được lựa
chọn địa điểm thực tập phù hợp, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với hệ thống kiến
thức mới nhất, được củng cố về kỹ năng làm việc và hơn nữa là nâng cao khả năng được
62
tuyển dụng sau khi ra trường. Học tập tại DN giúp sinh viên được trau dồi kiến thức thực
tế, học hỏi thêm các kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, giúp sinh viên trưởng thành hơn và có
cơ hội tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Việc hợp tác này cũng giúp sinh viên có
cơ hội tìm kiếm học bổng và tiếp cận sớm với các tổ chức tuyển dụng, tạo cơ hội có việc
làm sau khi tốt nghiệp, đồng thời, sinh viên có thêm thu nhập khi tham gia vào hệ thống
của DN.

3. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Thực trạng mối quan hệ giữa TĐH và DN ở nước ta hiện nay chưa có sự gắn kết chặt
chẽ và còn nhiều bất cập. DN chưa được tham gia và đóng góp ý kiến về xây dựng chương
trình đào một cách chi tiết, thường xuyên. Do đó kiến thức của sinh viên nhận được sau khi
ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Nguyên nhân chính xuất
phát từ mặt nhận thức chưa đủ, chưa đúng về nhu cầu gắn kết và hợp tác giữa TĐH và DN,
chưa có sự đồng điệu trong tư duy, bắt nguồn từ sự thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về lợi
ích và thế mạnh của nhau.

Nhà nước chưa có chính sách cụ thể để phát triển và duy trì mối gắn kết giữa TĐH
và DN. Sự gắn kết giữa TĐH và DN chưa thực sự là nhu cầu bức thiết. TĐH còn thụ động,
chưa nhận thức được sự phát triển của trường có phần đóng góp của ở sự hợp tác hiệu quả
với DN. Về phía DN, DN chưa thực sự tham gia vào các hoạt động đào tạo (như: xây dựng
mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo...) một cách chi
tiết, thường xuyên và liên tục. TĐH và DN đều thiếu kinh nghiệm trong việc hợp tác với
nhau. Thiếu lòng tin và sự tin tưởng lẫn nhau giữa TĐH và DN cũng là một nguyên nhân
khiến cho mối gắn kết giữa hai bên còn lỏng lẻo, chắp vá và chưa có sự liên kết sâu sắc,
dẫn đến hệ quả đó là: số lượng, chất lượng nguồn nhân lực mà các TĐH đào tạo không phù
hợp với yêu cầu của thị trường lao động, tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng về cung - cầu
nhân lực chất lượng cao.

Thực tế cho thấy, hiện nay việc liên kết giữa các TĐH và DN thực chất chỉ là kí kết
trên giấy tờ, rất ít trong số các DN có sự hợp tác bền chặt và sự giúp đỡ tận tình với TĐH.
Nhiều DN còn e ngại việc cho sinh viên thực tập vì sợ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh. Thời gian thực tập ngắn hạn cũng dẫn đến DN không thể hướng dẫn sinh
viên được nhiều. Vì vậy, việc tìm hiểu mối liên kết giữa TĐH và DN một cách sâu sắc hơn
63
là vấn đề hết sức cần thiết. Việc làm này giúp tìm hiểu các khó khăn, rào cản trong hoạt
động liên kết giữa TĐH và các DN, từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp cho hai bên
nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác này.

Các chuyên gia cũng đánh giá rằng, việc liên kết giữa TĐH và DN đang có xu hướng
trở thành trào lưu, mang tính hình thức và còn nặng về sự tài trợ, hỗ trợ của DN. Vấn đề
quan trọng ở đây là chưa thiết lập được mối quan hệ tương tác chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau,
đôi bên cùng có lợi để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội, của DN. Trong đó,
quan trọng nhất là TĐH cũng chưa chủ động đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp
đào tạo gắn với nhu cầu việc làm của xã hội, nhu cầu sử dụng của DN, còn DN không chỉ
thụ động trong việc hỗ trợ các trường để đưa sinh viên đến tham quan thực tế và thực tập,
mà còn chưa tư vấn và đề xuất với các TĐH trong việc định hướng chiến lược đào tạo trong
nền kinh tế thị trường và đổi mới phương thức đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội, của DN.

4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ LIÊN KẾT HỢP TÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP

Một là, về phía cơ quan nhà nước, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách để thúc
đẩy sự hợp tác giữa TĐH và DN. Tăng quyền tự chủ cho TĐH. TĐH cần được tự chủ và
chủ động về quy mô đào tạo, hình thức tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, thu chi
nguồn tài chính. Khuyến khích cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo để tăng động lực phát
triển giữa các TĐH với nhau về chất lượng sản phẩm đào tạo, uy tín cũng như hình ảnh,
thương hiệu của TĐH. Cần có trung tâm dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực có sự phối hợp
với các ngành ở địa phương và tham gia của TĐH và DN để đảm bảo gắn chặt giữa đào tạo
với sử dụng. Ngoài ra, cũng cần quy định trách nhiệm của DN trong việc cung cấp thông
tin về nhu cầu đào tạo và hỗ trợ các trường đại học trong quá trình đào tạo. Tạo môi trường,
sân chơi, các diễn đàn để TĐH và DN giao lưu, như sàn giao dịch công nghệ hay gặp gỡ
TĐH và DN…

Hai là, về phía trường đại học, Cần có sự tham khảo nhu cầu thị trường và DN để từ
đó xây dựng khung chương trình, giảng dạy, biên soạn, cải tiến giáo trình giảng dạy, hình
thức đào tạo, đánh giá sinh viên, nâng cao năng lực tự học của sinh viên sao cho phù hợp
với yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu của DN trong từng giai đoạn phát triển. TĐH cần thực
hiện tốt phương châm đào tạo những gì xã hội cần chứ không đào tạo những gì TĐH có,
đào tạo lấy người học làm trung tâm. Bên cạnh việc đào tạo theo nhu cầu của DN thì TĐH
64
cần phải đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại của chương trình đào tạo, phải đào tạo ra những
con người có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo. Cần tạo mối quan hệ thật chặt giữa trường
và đơn vị sử dụng lao động để sinh viên sẽ có môi trường thực tập, DN cũng sẽ cùng với
nhà trường giảng dạy, trường dạy lý thuyết thì DN dạy thực tiễn. Các trường đại học cần
phải bảo đảm tính tiên tiến, hiện đại của chương trình đào tạo, phối hợp với doanh nghiệp
để nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo phù hợp nhu cầu DN.

Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu.
Đây là hình thức hợp tác cao nhất giữa TĐH và DN. Tăng cường chặt chẽ hơn nữa về mối
quan hệ giữa cựu sinh viên với nhà trường, tạo cơ chế để những cựu sinh viên đang làm
việc tại DN liên hệ thường xuyên với nhà trường, thường xuyên tổ chức những buổi hội
thảo trao đổi kinh nghiệm giữa lý thuyết với thực tiễn. Đây là cầu nối vững chắc giữa TĐH
và DN, rất hiệu quả, rất thiết thực.

Thứ ba, đối với DN, Thông tin cho các TĐH về nhu cầu nguồn nhân lực của DN
mình. DN cùng tham gia đào tạo bằng cách góp ý kiến về xây dựng, đánh giá và cải tiến
chương trình đào tạo thông qua việc cung cấp thông tin, phản biện nội dung chương trình
đào tạo qua đó TĐH có thể chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế. DN hỗ trợ tài chính cũng
như cơ sở vật chất bằng các hình thức như hỗ trợ học bổng cho sinh viên, ký kết các hợp
đồng tư vấn, nghiên cứu khoa học. Mặt khác, DN có thể hỗ trợ tài chính cho TĐH bằng
việc thành lập các công ty, khu công nghệ, khu thực hành, giảng đường, phòng thí nghiệm
trang thiết bị cho giảng dạy và học tập. DN cử các chuyên viên, chuyên gia, kỹ sư, công
nhân lành nghề tham gia trực tiếp giảng dạy hoặc hướng dẫn thực hành tại TĐH hoặc tại
DN. Ngoài ra, các DN cũng cần có thiện chí và tạo điều kiện tiếp nhận các giảng viên, cán
bộ quản lý đến DN học tập, học hỏi kinh nghiệm hoặc trao đổi những vướng mắc giữa
chương trình đào tạo và yêu cầu của thực tế.

Thứ tư, đối với người học. Khi đã chọn trường và ngành học thì cần xác định rõ tầm
quan trọng của ngành nghề để có cách tiếp nhận và học tập đúng đắn. Ngoài nội dung học
trên lớp người học cần học và tìm hiểu thêm kiến thức trên sách vở, báo chí, bạn bè, mạng
Internet…tham gia các diễn đàn, thuyết trình, hội thảo về chuyên ngành giữa TĐH và DN,
tham gia vào các nhóm nghiên cứu khoa học tăng khả năng tư duy, phát hiện và xử lý vấn
đề; tham gia thực tập thực tế theo chuyên ngành đào tạo tại các DN nhằm vận dụng kiến
thức đã tiếp nhận ở TĐH vào thực tế DN, trau dồi kinh nghiệm, lòng tự tin, bản lĩnh tìm cơ

65
hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Mặt khác, người học phải tạo được tâm lý ổn định, vững
vàng và phải có lòng yêu nghề, có mục tiêu, định hướng rõ ràng trong quá trình học tập.

5. KẾT LUẬN

Hợp tác giữa các TĐH và DN là xu hướng tất yếu và mang lại giá trị lâu dài cho các
bên tham gia. Mối liên kết bền vững giữa TĐH và DN có vị trí đặc biệt quan trọng trong
việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo của TĐH, đồng thời là nguồn nhân
lực chất lượng đầu vào của DN. Vì vậy, xây dựng và củng cố mối gắn kết bền vững giữa
TĐH và DN trong việc phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc
và là đòi hỏi của xã hội. TĐH và DN cần phải có những giải pháp đồng bộ và tối ưu nhằm
xây dựng và phát triển mối gắn kết bền vững này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Đỗ Thị Thanh Toàn (2016), Liên kết trường đại học và doanh nghiệp -phương thức nâng cao
chất lượng đào tạo, Tạp chí Giáo dục, , Số 432 - 6/2018

[2]. Phạm Thị Hằng (2021), Hợp tác đại học và doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay. Trang web
https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/09/14/hop-tac-dai-hoc-va-doanh-nghiep-trong-boi-
canh-hien-nay/ truy cập 18/5/2022

[3] Nguyễn Đình Luận, (2015), Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn
nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị,Tạp chí
phát triển & hội nhập, Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015

[4]. Trần Ái Cầm - Đặng Như Thảo (2021), Giải pháp tăng cường hợp tác giữa nhà trường và
doanh nghiệp trong giáo dục đại học: Trường hợp nghiên cứu tại Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành. Tạp chí công thương, Số 25, tháng 10 năm 2021

[5] Trần Anh Tài, (2009), Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, số 25-2009

66
VAI TRÒ GẮN KẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
GIỮA ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP
Thái Thị Ngọc Lý
Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing
Email: thaithingocly@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Một trong những điều quan tâm của chính phủ, các trường đại học và cao đẳng là
việc nghiên cứu khoa học trong sinh viên gắn liền với nhu cầu xã hội. Dựa trên việc phân tích ưu
điểm và hạn chế của việc nghiên cứu khoa học sinh viên tại các trường đại học nói chung và trường
đại học Tài chính Marketing nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nghiên
cứu khoa học cho sinh viên mà có sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp.

Từ khóa: nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học sinh viên, gắn kết đào tạo với doanh
nghiệp

1. MỞ ĐẦU

Với sự phát triển của công nghệ ngày càng mạnh, cuộc cách mạng 4.0 càng ngày càng
phổ biển, điều đó là thách thức lớn đối với các trường đại học. Vai trò chủ chốt của các
trường đại học là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Để có được nguồn
nhân lực chất lượng cao, ngoài việc đào tạo chuyên môn có tay nghề giỏi còn cần có công
tác hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên ở trình độ cao. Điều 39, Khoản 2, Luật
Giáo dục Đại học xác định tầm quan trọng của việc gắn kết doanh nghiệp trong giáo dục
nghề nghiệp, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách về
tăng cường hoạt động đào tạo gắn kết với doanh nghiệp.

Theo chủ trương của Đảng, Nhà nước về thúc đẩy doanh nghiệp tham gia hoạt động
trong giáo dục. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) của Đảng đã
xác định: “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chính
sách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo”. Nghị quyết
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (năm 2016) của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “…Đẩy
mạnh dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp… Tăng cường quản lý nhà nước về
nguồn nhân lực, gắn kết cung-cầu”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
(năm 2021) của Đảng đề ra “Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành
tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú
trọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm” [5]. Trong những năm gần đây, sự đồng hành của
doanh nghiệp với các trường đại học đang tăng về qui mô và chất lượng. Trong sự liên kết
67
này, có vấn đề đặt ra làm sao đẩy mạnh được kết quả đào tạo vào hiện thực của các doanh
nghiệp ngay khi sinh viên tốt nghiệp mang lại lợi ích tối đa cho cả doanh nghiệp và sinh
viên. Công tác này cần được thực hiện thông qua việc kết nối giữa doanh nghiệp và trường
đại học, cao đẳng trong nghiên cứu khoa học của sinh viên. Bài tham luận này sẽ trình bày
ý kiến cá nhân của tác giả về lợi ích của sinh viên và doanh nghiệp, thực trạng trong nghiên
cứu khoa học của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng từ đó đưa ra các đề xuất giải
pháp thực hiện việc nghiên cứu khoa học trong sinh viên dưới sự hỗ trợ từ doanh nghiệp.

2. LỢI ÍCH CỦA SINH VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC

Để thực hiện công tác liên kết giữa các bên cần phải biết được lợi ích đạt được cho
mỗi bên là như thế nào.
2.1. Lợi ích của sinh viên trong công tác nghiên cứu khoa học đặt trong bối cảnh liên
kết giữa trường đại học và doanh nghiệp

Hầu hết các trường đại học đang khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa
học nên sinh viên có được rất nhiều lợi ích từ hoạt động chủ yểu tập hợp thành hai kỹ năng
chính là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Kỹ năng thứ nhất, kỹ năng cứng được mô tả như là kỹ năng về kiến thức chuyên môn
và kỹ năng nghiên cứu khoa học. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học yêu cầu người
nghiên cứu phải liên tục cập nhật kiến thức và tri thức thông qua việc tìm kiếm và đọc thêm
nhiều tài liệu liên quan cần thiết. Đó là quá trình làm cho kiến thức chuyên môn của sinh
viên ngày càng hoàn thiện và nâng cao. Hành trình nghiên cứu còn giúp cho sinh viên tìm
ra định hướng nghiên cứu và làm việc của mình trong tương lai rõ ràng hơn.

Kỹ năng thứ hai, kỹ năng mềm được mô tả như là kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năng
quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc với các giáo viên hướng dẫn,
kỹ năng đọc tài liệu, trích lọc thông tin, kỹ năng ngoại ngữ, tin học … của sinh viên ngày
càng tăng lên. Điều này vô cùng có ích cho việc học và làm việc sau này của sinh viên.
Trong tất cả kỹ năng mềm, kỹ năng tư duy phản biện là quan trọng nhất vì rèn cho sinh viên
suy nghĩ vấn đề độc lập ở nhiều khía cạnh từ đó có thể hiểu sự vật, sự việc toàn diện nhất.

Khi gắn kết nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp thì sinh viên sẽ có được những
thuận lợi: tiếp cận với kiến thức, kỹ năng cập nhật của ngành, nghề; cơ hội trải nghiệm thực
tế tại nơi làm việc để tự tin và sẵn sàng ở môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp; định
68
hướng nghề nghiệp tốt hơn; cơ hội có thu nhập khi thực tập tại doanh nghiệp; cơ hội việc
làm ngay sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên có được lợi ích nhiều thì nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng mang lại
nhiều điều lợi ích cho trường đại học. Đầu tiên phải nói đến đó là hình ảnh, uy tín của
trường tăng cao sẽ là lợi thế cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Tiếp theo đó là lợi nhuận
thu về từ các nghiên cứu khoa học thành công của sinh viên thậm chí có thể sẽ là chuyển
giao công nghệ. Và nắm bắt được nhu cầu kỹ năng của doanh nghiêp để xây dựng và thiết
kế nội dung chương trình đào tạo phản ánh yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.
2.2 Lợi ích của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ cho sinh viên trong việc nghiên cứu
khoa học

Hỗ trợ cho công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng tạo điều kiện thuận lợi
cho doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh: giảm chi phí liên quan đến tuyển dụng nhân sự, tiếp
cận được với ứng viên tốt khi tuyển dụng và lựa chọn được nhân sự phù hợp với yêu cầu
thực tế của doanh nghiệp; giảm chi phí đào tạo nhân sự của doanh nghiệp, đảm bảo đào tạo
đúng mục tiêu và phù hợp hơn; tiếp cận sự hỗ trợ và tư vấn từ phía các trường đại học (đặc
biệt đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ); giải quyết được nhu cầu đào tạo nâng cao trình
độ, kỹ năng cho lao động của doanh nghiệp (trong trường hợp các trường đại học cung cấp
khóa đào tạo cho doanh nghiệp); tiết kiệm phần lớn chi phí đầu tư vào công tác nghiên cứu
và phát triển (R&D) của doanh nghiệp. giải quyết vấn đề thiếu hụt lao động trình độ cao
hiện tại; tác động tích cực (gián tiếp) đến phát triển kinh doanh, quảng bá thương hiệu của
doanh nghiệp (ví dụ: sinh viên được doanh nghiệp hỗ trợ đào tạo sẽ hiểu biết về sản phẩm
của doanh nghiệp nhờ đó sẽ giới thiệu sản phẩm và quảng bá tốt hơn đến người tiêu dùng).
Là cơ hội để doanh nghiệp phản hồi về chất lượng đào tạo của các trường đại học để các
trường đại học đào tạo sát hơn với thực tiễn yêu cầu của doanh nghiệp; nâng cao vị thế và
hình ảnh của doanh nghiệp; là cơ hội doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội; thực hiện
các quy định liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp, liên quan đến gắn kết với giáo
dục nghề nghiệp.

Ích lợi của xã hội khi phát triển được sự gắn kết giữa các trường đại học và doanh
nghiệp trong công tác nghiên cứu học của sinh viên là năng suất lao động tăng, góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh; khai thác nguồn nhân lực tốt hơn; chi tiêu cho đào tạo đảm
bảo đúng mục tiêu; phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

69
3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Thực trạng

Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở các trường nhìn chung là có sự cố
gắng. Nói chung, sinh viên có tham gia nghiên cứu khoa học và các cuộc thi cấp trường,
cấp thành và cấp quốc gia. Nói riêng, tại trường Đại học Tài chính – Marketing, việc tham
gia các cuộc thi năm 2021 được thống kê như sau:

Bảng 1: Thống kê giải thưởng của sinh viên năm 2021


Giải
Tổng số Giải Giải Giải
Cuộc thi/Giải thưởng khuyến
giải thưởng nhất nhì ba
khích

Giải khoa học và công nghệ dành cho


04 01 02 01
Sinh viên của Bộ giáo dục và đào tạo

Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa


01 01
học- Euréka của Thành đoàn TPHCM

Giải thưởng Hội thi khoa học sinh viên


toàn quốc Olympic Kinh tế lượng và ứng 02 01 01
dụng lần thứ VI

Giải thưởng cấp Trường “Tài năng kinh


14 01 04 06 03
tế trẻ” lần 10

(Nguồn: [4])

Qua bảng thống kê từ nguồn [4], sinh viên đạt giải thưởng thuộc khoa Marketing,
khoa Thương mại, khoa Kinh tế - Luật, khoa Tài chính – Ngân hàng của trường Đại học
Tài chính – Marketing. Riêng sinh viên khoa Công nghệ thông tin trong năm 2021 chưa có
được giải thưởng. Bên cạnh hoạt động nghiên cứu trong nước, hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên mang tính quốc tế là không có.

Từ năm 2015 đến năm 2021, nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Công nghệ
thông tin có được 01 đề tài. Số liệu nói lên việc nghiên cứu khoa học của ngành rất hạn chế.
Sinh viên không có thích làm nghiên cứu khoa học. Hoặc là, việc triển khai nghiên cứu
khoa học không tạo nên sự thu hút với sinh viên.

70
Trên website của trường đại học Tài chính – Marketing, chuyên mục nghiên cứu khoa
học của sinh viên cũng chưa được đầu tư nội dung chất lượng.

Hình 1: Liên kết Nghiên cứu khoa học trên site ufm.edu.vn

Kết quả của đường liên kết

Hình 2: Sau khi nhấn Liên kết Nghiên cứu khoa học (Hình 1) trên site ufm.edu.vn

Từ những thực trạng đã được trình bày, tác giả nêu ra một số nguyên nhân của việc
nghiên cứu khoa học sinh viên hiện nay. Thứ nhất, kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh
viên chưa vững. Thực hiện một nghiên cứu khoa học thành công thì sinh viên phải có được
kỹ năng nghiên cứu khoa vững vàng. Kỹ năng này chưa được dạy chính thức trong quá
trình học của sinh viên. Cụ thể, trong chương trình đào tạo, sinh viên không có môn học
nào về phương pháp nghiên cứu khoa học. Thứ hai, đề tài nghiên cứu khoa học chưa thực
sự gắn liền với thực tiễn. Những đề tài nghiên cứu khoa học hiện nay của sinh viên phần
lớn được giảng viên hướng dẫn nêu ra, sinh viên chưa chủ động trong việc lựa chọn đề tài.
Có thể là do sinh viên chưa có nhiều kiến thức xã hội do chưa làm việc thực tế hoặc là có
đề tài nhưng đề tài lớn, không thể thực hiện. Vì vậy, sản phẩm sau khi thực hiện nghiên cứu
khoa học chưa có ứng dụng thực tiễn nhiều. Điều này làm cho việc ứng dụng nghiên cứu
71
khoa học kém hiệu quả, không thu hút được nhiều sinh viên. Thứ ba, kiến thức liên ngành
chưa được sự hỗ trợ đúng mức trong quá trình nghiên cứu. Một đề tài nghiên cứu khoa học
luôn đòi hỏi hai yếu tố đó là chuyên môn và nghiệp vụ. Ví dụ, đối với một đề tài của ngành
công nghệ thông tin ngoài việc lập trình cho sản phẩm thì các kiến thức liên quan đến nghiệp
vụ vô cùng quan trọng cho nên để thực hiện được một đề tài sinh viên cũng cần có kiến
thức nghiệp vụ liên quan đến đề tài. Do việc nghiên cứu phải thực hiện trong khoảng thời
gian qui định, việc có được kiến thức nghiệp vụ liên quan đến tài nhanh chóng là hữu ích.

3.2. Giải pháp

Từ 3 nguyên nhân được phân tích ở mục trên, để khắc phục những tồn tại, khó khăn,
thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên tại trường đại học Tài chính –
Marketing, thời gian tới cần quan tâm đến một số giải pháp sau.

(3)
(1)
Sự hỗ trợ kiến
Kỹ năng
thức liên
nghiên cứu
ngành

(2)
Doanh nghiệp hỗ trợ
đề tài nghiên cứu

Giải pháp cho (1), cần có môn học về nghiên cứu khoa học hoặc sinh viên phải được
giảng viên hướng dẫn về kỹ năng nghiên cứu khoa học [1]. Việc được trang bị các bước
thực hiện nghiên cứu khoa học là cần thiết và sinh viên phải thực sự hiểu rõ cách thực hiện.
Vì đây là nền tảng làm cho một đề tài nghiên cứu khoa học thực hiện đúng qui trình. Cơ
bản thì sinh viên phải thực hiện nghiên cứu khoa học theo các bước:

1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu;

2. Xác định đề tài NCKH;

3. Lập đề cương nghiên cứu sơ bộ;


72
4. Thu thập tài liệu nghiên cứu;

5. Lập đề cương nghiên cứu chi tiết;

6. Triển khai đề tài nghiên cứu;

7. Tổng hợp kết quả nghiên cứu;

8. Kiểm chứng kết quả nghiên cứu;

9. Viết báo cáo tổng hợp đề tài NCKH;

10. Công bố kết quả nghiên cứu.

Ngoài ra, sinh viên cần phải hiểu về các loại nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu trong
kinh doanh vì khi liên kết với doanh nghiệp các đề tài doanh nghiệp đề xuất là từ thực tiễn
thì lúc này nghiên cứu của sinh viên là nghiên cứu kinh doanh. Nghiên cứu trong kinh doanh
[1] trình bày các nội dung là:

1. Quan sát để xác định vấn đề quan tâm;

2. Khảo sát, phỏng vấn thu thập dữ liệu;

3. Xác định vấn đề nghiên cứu bằng việc thu hẹp vấn đề ở (1);

4. Viết văn luận trong báo cáo;

5. Suy luận theo khung lý thuyết;

6. Suy luận tổng quát của các giả thuyết;

7. Thiết kế đề tài nghiên cứu;

8. Tập hợp dữ liệu, phân tích và giải thích dữ liệu;

9.

a. Giới thiệu vấn đề nghiên cứu của đề tài được trả lời không?

b. Suy luận theo giải thuyết thì câu hỏi nghiên cứu có được trả lời không?

10. Viết báo cáo;

11. Trình bày báo cáo;

12. Doanh nghiệp ra quyết định với đề tài nghiên cứu.

73
Hình 3: Các bước làm nghiên cứu kinh doanh. Nguồn [1]

Việc báo cáo là rất quan trọng nên một đề tài nghiên cứu được báo cáo chỉnh chu là
cả một quá trình làm nghiên cứu nghiêm túc của sinh viên. Như những kinh nghiệm được
rút từ lần đầu tiên viết bài báo của GS Nguyễn Văn Tuấn [6], ông đã bị từ chối rất nhiều
lần và viết rất nhiều bài báo trước khi có một bài báo chính thức được đăng. Do vậy, chuẩn
bị cho sinh viên nền tảng làm nghiên cứu khoa học trong tương lai thì lúc học đại học sinh
viên cần được trang bị những kỹ năng làm nghiên cứu và viết bài báo. Các bài học [6] từ
BS Tuấn rất đáng học hỏi: kỹ năng tự học, đọc nhiều bài báo trên các tạp chí uy tín, trau
dồi ngoại ngữ cho kỹ năng viết báo, cách viết văn luận khoa học, nội dung và thông điệp
bài báo rất quan trọng cần đầu tư thời gian để thuyết phục, hình thức trình bày dữ liệu,
chuẩn bị tinh thần bị từ chối. Từ những kinh nghiệm của ông, trang bị cho sinh viên yếu tố
về tâm lý bị từ chối, hướng dẫn cách sinh viên học được và sẽ phải làm những gì sau khi bị
từ chối để có thể tiếp tục hoàn thành bài nghiên cứu của mình.

Giải pháp thực hiện (2), các đề tài nghiên cứu khoa học nên có được sự hỗ trợ từ
doanh nghiệp vì nó gắn liền với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp
lớn đòi hỏi các đề tài có kiến thức chuyên sâu hoặc tiên tiến cho nên nhà trường cũng nên

74
có sự liên kết với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh nghiệp cung cấp đề tài cho sinh viên
nghiên cứu phải có qui trình tuyển dụng nhóm nghiên cứu sinh viên và yêu cầu sinh viên
có đề cương và kế hoạch thực hiện đề tài. Việc làm này tạo ra chất lượng của sản phẩm và
uy tín của đề tài sẽ thu hút những sinh viên có năng lực. Bên cạnh cung cấp đề tài, các
doanh nghiệp xem xét hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài cho sinh viên tạo thêm điều kiện để
sinh viên bớt gánh nặng chi phí khi thực hiện đề tài, sinh viên sẽ tập trung vào làm nghiên
cứu nhiều hơn. Việc hỗ trợ kinh phí này không được tính vào phần chuyển giao công nghệ
nếu sinh viên nghiên cứu đề tài thành công. Song song với kinh phí được hỗ trợ từ doanh
nghiệp thì trường và khoa cũng nên có quỹ nghiên cứu cho sinh viên. Quỹ này cung cấp
kinh phí cho sinh viên thực hiện đề tài.

Các bước thực hiện giải pháp (2):

Stt Các bước thực hiện Kết quả

Trường và khoa liên kết doanh nghiệp và doanh


1 Số lượng đề tài nghiên cứu
nghiệp cung cấp đề tài nghiên cứu.

Các đề tài nghiên cứu được


2 Khoa phân loại các đề tài nghiên cứu.
phân loại từ dễ đến khó.

Nhóm nghiên cứu sinh viên


Khoa lập và tuyển chọn các nhóm nghiên cứu sinh
3 được phân loại theo năng
viên.
lực chuyên ngành.

Các nhóm sinh viên và đề


Khoa đề nghị các đề tài phù hợp với từng nhóm
tài nghiên cứu. Có thể một
4 sinh viên nghiên cứu.
đề tài sẽ có nhiều hơn một
Hoặc, nhóm sinh viên nghiên cứu lựa chọn đề tài.
nhóm sinh viên nghiên cứu.

Doanh nghiệp sẽ tuyển chọn nhóm sinh viên


5 Kết quả tuyển chọn
nghiên cứu.

Lập lại bước 4 cho đến khi nào các nhóm sinh viên Nhóm nghiên cứu có được
6
nghiên cứu đều có đề tài phù hợp. đề tài.

75
Stt Các bước thực hiện Kết quả

Sinh viên đề nghị mức kinh phí được hỗ trợ cho đề


7 Kinh phí hỗ trợ được xuất
tài

8 Doanh nghiệp và khoa quyết định mức hỗ trợ. Kinh phí hỗ trợ thực hiện

Giải pháp (3), một đề tài nghiên cứu thường sẽ liên quan đến nhiều kiến thức không
chỉ chuyên ngành mà còn nghiệp vụ. Sinh viên chưa đi làm, những kiến thức nghiệp vụ có
thể gây nên sự khó khăn cho sinh viên. Nếu tự liên hệ mà không có sự dẫn dắt của giảng
viên hoặc doanh nghiệp liên kết thì sinh viên gặp nhiều trở ngại và có thể phải dừng vì
không thể liên hệ được. Vậy nên, trường nên có đội ngũ giảng viên liên ngành hỗ trợ cho
các đề tài nghiên cứu của sinh viên. Khi ở giai đoạn trình bày đề tài nghiên cứu khoa học,
ban tổ chức nên hướng dẫn ssinh viên ngoài việc hướng dẫn liên hệ giảng viên chuyên
ngành còn nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực nào thì hướng dẫn sinh viên liên hệ giảng viên
chuyên ngành đó. Nếu đề tài nhỏ trong phạm vi chỉ cần một giảng viên hướng dẫn thì không
cần hướng dẫn thêm giảng viên thứ hai.

Ngoài việc hỗ trợ liên ngành của giảng viên, các sinh viên liên ngành cũng có thể kết
hợp với nhau trong một đề tài nghiên cứu dưới sự khảo sát, giới thiệu, kết hợp từ giảng viên
liên ngành để thành lập một nhóm nghiên cứu thành công.

Và các đề tài nghiên cứu có thể triển khai một cách mềm dẻo, linh động tạo ra sự hợp
tác và phát triển trong các nhóm nghiên cứu. Khi liên kết với doanh nghiệp, các nhóm
nghiên cứu có thể làm việc tại các doanh nghiệp, hoặc có phòng nghiên cứu dành cho sinh
viên tại các trường đại học tạo cho sinh viên có môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp. Điều
này giúp cho sinh viên thấy việc nghiên cứu của mình được quan tâm đúng mức, yên tâm
có nơi nghiên cứu và có thể là giảm chi phí cho sinh viên.

4. KẾT LUẬN

Nghiên cứu khoa học là sự phát triển của ngành học, của trường và của đất nước. Nếu
nghiên cứu khoa học được quan tâm đúng mức ngay tại các trường đại học, cao đẳng thì sẽ
tạo nên những sản phẩm có giá trị trong tương lai. Không kỳ vọng, tất cả sinh viên đều làm
nghiên cứu khoa học xuất sắc. Nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng cần nên được đưa
vào chiến lược phát triển của khoa, của trường đại học, cao đẳng theo lộ trình rõ ràng và
76
chặt chẽ theo từng năm. Vậy nên đặt các chỉ tiêu cụ thể sẽ thúc đẩy được nghiên cứu khoa
học. Ví dụ: 100% sinh viên thì sẽ có 20% sinh viên có đề tài nghiên cứu tốt, 60% sẽ hoàn
thành nghiên cứu khoa học, 10% thực hiện đề tài có rủi ro không thành công. Và, có nên
chăng nghiên cứu khoa học cũng sẽ là một số tín chỉ bắt buộc phải có khi tốt nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Uma Sekaran và Roger Bougie, “Research Methods for Business A Skill-Building
Approach 7th Edition”, Nxb: John Wiley & Sons, 2016

[2] PGS.,TS. Ngô Thị Thu Hồng và ThS. Phạm Thị Lan Anh, “Tháo gỡ khó khăn trong
nghiên cứu khoa học tại các trường đại học Việt Nam”, 2019. [Trực tuyến]. Địa chỉ:
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thao-go-kho-khan-trong-nghien-cuu-
khoa-hoc-tai-cac-truong-dai-hoc-viet-nam-302883.html?mobile=true. [Truy cập
28/04/2022]

[3] Khoa điện tử Đại học Công nghiệp Hà Nội, “Sinh viên và vấn đề nghiên cứu khoa học”,
2019 . [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://fee.haui.edu.vn/vn/nghien-cuu-khoa-hoc/sinh-
vien-va-van-de-nghien-cuu-khoa-hoc/63322. [Truy cập 29/04/2022]

[4]. Đại học Tài chính-Marketing, “Hội nghị Tổng kết Nghiên cứu khoa học sinh viên
2021”, 2022. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://ufm.edu.vn/hoi-nghi-tong-ket-nghien-cuu-
khoa-hoc-sinh-vien-2021-277.html. [Truy cập 29/04/2022]

[5]. Báo điện tử chính phủ, “Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng”, 2021. Địa chỉ: https://baochinhphu.vn/toan-van-nghi-quyet-dai-hoi-dai-
bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-102288263.htm. [Truy cập 29/04/2022]

[6] GS Nguyễn Văn Tuấn, “Bài báo đầu tiên của tôi từng bị quăng vào thùng rác”, 2018.
[Trực tuyến]. Địa chỉ: https://vnexpress.net/gs-nguyen-van-tuan-bai-bao-dau-tien-cua-
toi-tung-bi-quang-vao-thung-rac-3724815.html. [Truy cập 29/04/2022].

77
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
THƯƠNG MẠI HOÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trần Trọng Hiếu


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Email: tt.hieu@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Trước sự phát triển và ứng dụng công nghệ 4.0 trong mọi lĩnh vực kinh tế trên thế
giới; các doanh nghiệp cần phát triển công nghệ cho hoạt động kinh doanh-sản xuất. Vì thế, hoạt
động thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học đã và đang là những vấn đề được nhiều nhà
nghiên cứu, cơ quan quản lý trong nước và quốc tế quan tâm. Bài tham luận sẽ trình bày thực trạng
các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường cao đẳng - đại học hiện nay; từ đó đưa ra những
giải pháp thiết thực nâng cao hoạt động chuyển giao cũng như thương mại hoá các kết quả nghiên
cứu khoa học từ các cơ sở đào tạo.

Từ khóa: Nghiên cứu khoa học, Thương mại hoá

1. TỔNG QUAN
Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học tại các trường cao đẳng-đại học đã
và đang là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý trong nước và quốc
tế quan tâm. Chủ thể trực tiếp của các sản phẩm nghiên cứu khoa học là các sinh viên, các
giảng viên đã và đang hoạt động giảng dạy-học tập trong các chuyên môn ngành nghề tại
các cơ sở đào tạo. Với những lợi thế là hoạt động trong nhóm chuyên môn, môi trường đào
tạo, tư liệu nghiên cứu dồi dào,…; cho nên các sản phẩm nghiên cứu khoa học “đậm nét”
học thuật, cấp độ chuyên môn cao,… Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm nghiên cứu khoa
học tại các trường cao đẳng-đại học chưa được chuyển giao và ứng dụng nhiều trong xã
hội; không được nhiều các doanh nghiệp trong các ngành nghề “săn đón”,…; lý do chính
yếu ở đây là: các sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa sát các yêu cầu của doanh nghiệp,
khó triển khai trong qui trình hoạt động sản xuất sẵn có của doanh nghiệp, tính hoài nghi
khả thi của doanh nghiệp đối với các sản phẩm nghiên cứu khoa học,… Đặc biệt, trong bối
cảnh hội nhập toàn cầu, với cạnh tranh kinh tế ngày càng tăng cao, với sự phát triển công
nghệ trong thời đại 4.0; do đó, nhu cầu doanh nghiệp về các công nghệ mới có chất lượng,
có thể ứng dụng ngay, không trì trệ hệ thống,…; và doanh nghiệp đã “điều hướng” cho các
doanh nghiệp “đặt hàng công nghệ” tại các công ty chuyên ngành hoạt động lâu năm, cho
dù giá thành có hơi cao.
78
Theo thống kê của Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ - Sở
KH&CN Tp.HCM; trong năm 2021, có 203 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh/thành phố đang
được triển khai thực hiện. Trong đó, 39 nhiệm vụ mới được phê duyệt trong năm 2021, 164
nhiệm vụ chuyển tiếp từ các năm trước. Lĩnh vực được nghiên cứu nhiều nhất là khoa học
kỹ thuật và công nghệ (51,7%), kế đến là khoa học y, dược (18,2%) và khoa học nông
nghiệp (14,8%). (Sang, 2021)

Hình 1: Thống kê nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ 2021

(Nguồn Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ - Sở KH&CN Tp.HCM)

Bài tham luận này sẽ trình bày thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học tại các
trường cao đẳng-đại học, và nêu ra một số những vấn đề cản trở tính thương mại hoá các
sản phẩm nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao hoạt động thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa. Bài tham luận gồm các phần chính:

(1) Nghiên cứu khoa học tại các trường cao đẳng-đại học: mà các chủ thể trực tiếp
nghiên cứu khoa học là giảng viên đang giảng dạy và sinh viên đang theo học tại các ngành
nghề đào tạo, đã và đang hoạt động giảng dạy-nghiên cứu và học tập. Về phía nhà trường-
giảng viên không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, về phía sinh viên luôn nỗ lực trau dồi
học tập trong ngành nghề đã chọn; nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu nguồn nhân lực cho xã
hội và doanh nghiệp. Chủ thể nhận các kết quả nghiên cứu khoa học từ các trường đại học-
cao đẳng là các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh-sản xuất-dịch vụ tại nhiều ngành
nghề trong xã hội. Doanh nghiệp chính là chủ thể sử dụng nhân lực, thẩm định và đánh giá

79
những sản phẩm nghiên cứu khoa học. Qua công tác chuyển giao công nghệ, thương mại
hoá sản phẩm nghiên cứu khoa học; cho thấy thực trạng tình hình nghiên cứu khoa học còn
có nhiều thách thức về: tính nối kết công nghệ với qui trình sản xuất, thời gian thực hiện
nghiên cứu-chuyển giao bị trì trệ,… Điều này cho thấy, cần có các giải pháp thiết thực cho
công tác chuyển giao công nghệ, thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu khoa học giữa
các trường đại học-cao đẳng và các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước.

(2) Doanh nghiệp và các sản phẩm nghiên cứu khoa học: có mối tương quan ở tầm
mức nhất định trong quá trình phát triển kinh doanh-sản xuất. Về phía doanh nghiệp đã và
đang hoạt động kinh doanh-sản xuất phục vụ xã hội: đã ứng dụng một số công nghệ nhất
định trong ngành nghề, qui trình hoạt động đã ổn định và mong muốn phát triển hơn nữa
và nâng cao hiệu quả kinh doanh-sản xuất, nhằm ứng phó cạnh tranh khốc liệt trong nền
kinh tế thị trường mở tại Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Chuyển
giao công nghệ, thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu khoa học từ các trường đại học-
cao đẳng đối với các doanh nghiệp có nhiều vướng mắc: tính bảo mật công nghệ đang ứng
của công ty cũng như sự bảo mật của các sản phẩm nghiên cứu khoa học đang hợp tác với
các trường đại học-cao đẳng, tính “thời sự” ứng dụng công nghệ của sản phẩm nghiên cứu
khoa học bị trì trệ do các thủ tục, năng lực nghiên cứu,… Từ các điều trình bày trên, đã cho
thấy doanh nghiệp muốn có được công nghệ chuyển giao từ các sản phẩm nghiên cứu khoa
học đến từ các trường đại học-cao đẳng, cần phải có nhiều phương án giải quyết hơn nữa.

(3) Giải pháp nâng cao hiệu quả thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học: được
đưa ra nhằm giải quyết thực trạng các kết quả nghiên cứu khoa học: còn mang nặng tính lý
thuyết, thời gian nghiên cứu trì trệ bị vuột mất tính hiện thực công nghệ thời đại, có khoảng
“chênh” với qui trình kinh doanh-sản xuất,… Vì thế, các giải pháp được khuyến nghị sẽ chỉ
ra những ưu điểm và các kết quả khả dĩ đạt được, cũng như đề xuất các giải pháp bổ trợ
nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học

2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG-ĐẠI HỌC
2.1. Nghiên cứu khoa học đối với giảng viên

Trong năm 2020, bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT
quy định về chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, giảng viên tại
các cơ sở giáo dục đại học thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cụ thể như sau:
(Thưởng, 2020)

80
Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời gian làm việc trong năm học (tương
đương 586 giờ hành chính) để làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học;

Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giảng viên phải
phù hợp với điều kiện, tiềm lực khoa học, chiến lược phát triển của cơ sở giáo dục đại học
và phù hợp với năng lực chuyên môn của giảng viên;

Mỗi năm, giảng viên phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao tương
ứng với chức danh hoặc vị trí công việc đang đảm nhiệm. Kết quả nghiên cứu khoa học của
giảng viên được đánh giá thông qua các sản phẩm khoa học và công nghệ, các hoạt động
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; tối thiểu tương đương với một đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở được nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên hoặc một bài báo được công bố
trên tạp chí khoa học có mã số chuẩn quốc tế ISSN hoặc một báo cáo khoa học tại hội thảo
khoa học chuyên ngành;

Đối với những giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học theo quy
định, thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ mức độ, hoàn cảnh cụ thể để xem xét khi
đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế
độ, chính sách liên quan; đồng thời, cho phép bù giờ chuẩn giảng dạy sang giờ nghiên cứu
khoa học đối với những giảng viên này.

Từ những qui định trên, người giảng viên ngoài việc tham gia đào tạo qua công tác
giảng dạy, giảng viên còn phải buộc thực hiện nghiên cứu khoa học hàng năm theo qui định
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều này cho thấy, hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy
có mối quan hệ hữu cơ và hỗ trợ chặt chẽ: (1) hoạt động nghiên cứu khoa học tạo cơ sở,
điều kiện, tiền đề giúp cho giảng viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở trên lớp; (2) quá
trình công tác giảng dạy của một giảng viên sẽ phản ánh kết quả của hoạt động nghiên cứu
khoa học của giảng viên đó. (HVBC_TT, 2013)

Vì thế hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên-sinh viên, cũng là một trong
những tiêu chí chính để đánh giá chất lượng của nhà trường trong việc nâng cao, đảm bảo
chất lượng của quá trình đào tạo. Tuy nhiên, thực trạng nghiên cứu khoa học tại các trường
đại học-cao đẳng còn có một số bất cập, bị trì trệ,…có thể do: (1) môi trường hoạt động
nghiên cứu khoa học chưa tạo động lực nghiên cứu cho giảng viên-sinh viên; (2) các chính
sách quản lí, đầu tư, hỗ trợ cho đội ngũ nghiên cứu khoa học nòng cốt chưa được quan tâm
đúng mức; các chế độ khuyến khích, khen thưởng đối với các đề án nghiên cứu khoa học
81
chưa kịp thời còn mang tính “ban-cho”; (3) công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà khoa học để
phát triển hoạt động nghiên cứu khoa học còn ít nhiều bất cập; (4) thủ tục đấu thầu, phê
duyệt, lập dự toán và thanh toán các đề tài, dự án nghiên cứu chưa thuận tiện và còn mất
nhiều thời gian nên chưa khai thác tốt tiềm năng, làm giảm cơ hội thương mại hoá công
nghệ các đề tài nghiên cứu khoa học.

2.2. Nghiên cứu khoa học đối với sinh viên

Theo thông tư 19/2012/TT-BGDĐT, do bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Quy
định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học”.
Theo đó, trách nhiệm và quyền của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa tại các cơ sở giáo
dục đại học cụ thể như sau: (Quý, 2012)

1. Trách nhiệm của sinh viên

- Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và
công nghệ vào thực tiễn theo kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của trường
đại học.

- Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học và các hoạt động khoa học và công nghệ
khác trong trường đại học.

- Trung thực trong nghiên cứu khoa học, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định hiện
hành về hoạt động khoa học và công nghệ.

2. Quyền của sinh viên

- Được tham gia thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên trong một năm
học.

- Được sử dụng các thiết bị sẵn có của trường đại học để tiến hành nghiên cứu khoa
học.

- Công bố kết quả nghiên cứu trên các kỷ yếu, tập san, tạp chí, thông báo khoa học của
trường đại học và các phương tiện thông tin khác.

- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu và công bố khoa
học do sinh viên thực hiện theo quy định hiện hành.

- Được ưu tiên xét cấp học bổng; xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
nếu có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc.

82
Theo các quy định trên, công tác nghiên cứu khoa học đối với sinh viên tùy theo
năng lực, ngành nghề, khả năng,… cụ thể của sinh viên, đồng thời cũng theo qui định cụ
thể của các cơ sở đào tạo cao đẳng-đại học; thì hoạt động nghiên cứu khoa học của một sinh
viên sẽ: phản ảnh đúng năng lực học tập-nghiên cứu của chính sinh viên đó, phản ánh một
phần lớn công tác giảng dạy của giảng viên cũng như công tác đào tạo của các cơ sở đào
tạo cao đẳng-đại học, vì sinh viên chính là sản phẩm giảng dạy-đào tạo.

Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học từ các sinh viên theo học tại các cơ sở đào tạo
đại học-cao đẳng đều có một số thực trạng còn vướng mắc: (1) hoạt động nghiên cứu khoa
học hiện nay của sinh viên thiếu tính định hướng, thiếu thông tin tuyên truyền và phổ biến
khuyến khích. Điều này tác động nhiều đến sinh viên, với tâm lý tự ti và cảm thấy nghiên
cứu khoa học là một hoạt động khó khăn-xa vời, không thể thực hiện được. Hệ luỵ là hầu
hết sinh viên đã bỏ dở giữa chừng hoặc làm nghiên cứu khoa học mang tính đối phó, mang
tính phong trào, tranh thủ cộng điểm rèn luyện,... Do đó, công tác nghiên cứu khoa học cho
đối tượng sinh viên: cần phải khuyến khích tham gia, có tính gợi mở hoặc định hướng
nghiên cứu khoa học, đến thời điểm thuận lợi thì hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên được quy chuẩn đầu ra, phù hợp với chuyên ngành, trình độ đào tạo của sinh viên. Từ
đó, giúp sinh viên được rèn luyện các kỹ năng làm việc, chuyên môn thực tiễn ngành cho
đến khi ra trường và phù hợp với nhiệm vụ chính trị chức năng của cơ sở đào tạo.

2.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường cao đẳng-đại học

Hiện nay, tại các trường cao đẳng-đại học, vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học là
những yếu tố quan trọng; điều này có sự tác động lớn đến kiểm định chất lượng đào tạo của
cơ sở đào tạo. Để đánh giá khả năng lao động chuyên môn, tư duy lý luận và nhận thức thực
tiễn của giảng viên tại trường cao đẳng-đại học, cần phải xem xét: sự kết hợp tốt giữa hoạt
động nghiên cứu khoa học của giảng viên với hoạt động giảng dạy, sự liên kết học tập và
nghiên cứu thông qua các sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên.

Thực trạng về công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên-giảng viên tại các cơ sở
đào tạo, xét thực tế còn nhiều vướng mắc, cụ thể:

 Nghiên cứu khoa học rất cần sự hỗ trợ kinh phí cũng như cần có cơ chế tài chính linh
hoạt, tránh tình trạng cơ chế “xin-cho”, tình trạng chờ thủ tục xác minh-thực
địa,…làm cho đề tài nghiên cứu khoa học mất đi tính thực tiễn-thời sự, cơ hội khả
thi đề tài nghiên cứu khoa học mất dần do có đề tài mới tương tự được nghiệm thu,…
83
 Đề tài nghiên cứu khoa học thiếu con đường đầu ra của sản phẩm; đó là hệ lụy do
thiếu sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển
của các trường cao đẳng-đại học còn thiếu hoặc không có sự đồng hành cùng với các
doanh nghiệp kinh doanh-sản xuất có chung ngành nghề đào tạo. Xét từ phía các
trường cao đẳng-đại học, nhu cầu và khả năng liên kết với các doanh nghiệp còn
chưa cao do thiếu động lực và thiếu cơ chế gắn kết.

 Ngoài ra, sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên-giảng viên còn thiếu về chất
lượng, thiếu tính ứng dụng thực tiễn, không bắt kịp tiêu chuẩn cũng như qui trình
sản xuất,… Nguyên do dẫn đến tình trạng này có thể là: năng lực của đội ngũ nghiên
cứu khoa học còn hạn chế; trang thiết bị dành cho công tác nghiên cứu không có
hoặc còn thiếu; thiếu thông tin cũng như sự bảo trợ về sản phẩm nghiên cứu khoa
học từ phí doanh nghiệp, thiếu bộ phận chuyên trách gắn kết nghiên cứu khoa học
với doanh nghiệp, …

 Về chế độ đãi ngộ đối với công tác nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo; điều
này phụ thuộc vào tầm nhìn và nhận thức của lãnh đạo, chính sách đề ra danh cho
đội ngũ nghiên cứu khoa học giảng viên-sinh viên. Nếu như chế độ đãi ngộ dành
cho hoạt động nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế, sẽ khiến người nghiên cứu
không chuyên tâm vào hoạt động nghiên cứu khoa học.

 Hiện nay, còn nhiều chính sách ưu tiên cho trường cao đẳng-đại học công lập; nên
hầu hết các sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên-giảng viên được cơ quan
chủ quản “bao tiêu”, được “gìn giữ” cẩn thận trên các thư viện,…; điều này đã tạo
nên tình trạng các trường cao đẳng-đại học cảm thấy không cần thiết gắn kết với các
doanh nghiệp để nâng tầm cho sản phẩm nghiên cứu khoa học.

 Ngoài ra, thông tin từ các chính sách khuyến khích chưa được phổ biến đầy đủ, kịp
thời; thiếu cơ quan chuyên môn xúc tiến liên kết trường đại học – doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, nhận thức và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn yếu kém nên đã ảnh hưởng
không nhỏ đến các kết quả nghiên cứu và hoạt động sáng tạo tại các trường đại học.

 Mô hình, cơ cấu tổ chức và quy mô đội ngũ nghiên cứu giảng viên-sinh viên còn nhỏ
và thiếu sự phối hợp liên ngành, chưa phát huy được các ưu điểm trong nghiên cứu
khoa học của mô hình đại học đa ngành của thế giới, kết quả dẫn đến là các trường

84
đại học của Việt Nam rất khó cạnh tranh trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế.
(Tuân, 2019)

Bảng 1: Bảng xếp hạng tổng thể chỉ số nghiên cứu của các cơ sở giáo dục đại học
năm 2019

(Nguồn Việt Nam UPM (VietNam University Performance Metrics)

3. DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam phát triển không những về khía cạnh đa ngành nghề
mà còn phát triển quy mô và tầm vực. Các sản phẩm công nghệ từ các đề tài nghiên cứu
khoa học của các trường cao đẳng-đại học đến với các doanh nghiệp cũng có nhiều rào cản:
(Trang, 2021)

85
 Phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam đang hoạt động với quy mô vừa và nhỏ, quy
trình sản xuất đơn giản, còn nặng tính lắp ráp từ nhiều nguồn nguyên liệu nhập về, tài
chính còn hạn chế, nội lực chuyên ngành còn hạn chế,… Do đó, các doanh nghiệp ở
tầm mức này khó có điều kiện liên kết với các cơ sở đào tạo, không đủ tài chính để tài
trợ cũng như bảo lãnh các sản phẩm nghiên cứu khoa học.

 Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp có tầm vực hoạt động rộng, sản xuất-kinh doanh
phát triển trong nước và cả nước ngoài; cũng vẫn chưa quan tâm đúng mức đến cơ chế
đầu tư tài chính cho việc nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, thẩm định giá
công nghệ,… Các doanh nghiệp không dám đương đầu-đột phá công nghệ mới, chưa
mạnh dạn khai phá ứng dụng mới,…; hiện nay chỉ “nhanh chân” thừa hưởng các công
nghệ sẵn có trên thế giới, đặt hàng máy móc công nghệ tại các công ty chuyên nước
ngoài để tránh rủi ro và giảm thiểu thời gian để chờ sản xuất.

 Đối với các công ty-doanh nghiêp, còn có một vấn đề “nhạy cảm” là vấn đề bảo mật
kinh doanh, các qui trình công nghệ sản xuất phải được giữ kín, tránh các nhân lực bên
ngoài tiếp cận công nghệ mà công ty đang vận hành,… Vì thế, còn khá nhiều doanh
nghiệp vẫn chưa thực sự tin tưởng và gắn kết với các cơ sở đào tạo cao đẳng-đại học.

Từ những thực trạng đã trình bày trên, việc triển khai chuyển giao công nghệ, cũng như
việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học, từ các cơ sở đào tạo cao đẳng-đại
học sang các doanh nghiệp; sẽ cần nhiều giải pháp đột phá và đồng bộ giữa các trường cao
đẳng-đại học và các doanh nghiệp trong môi trường kinh tế Việt Nam hiện nay

4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI HOÁ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC

4.1. Đối với cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học của chính phủ

Trước hết, các cơ quan quản lý Khoa học-Công nghệ thuộc chính phủ phải thúc đẩy
cho các kết quả nghiên cứu bằng nhiều cách như mua lại các kết quả nghiên cứu, từ đó đầu
tư triển khai vào thực tế sản xuất và chuyển giao lại cho các doanh nghiệp. Như thế, các cơ
quan quản lý Khoa học-Công nghệ sẽ tạo nên “sân chơi”, một “thị trường” mua bán sáng
kiến, trao đổi công nghệ giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp.

Về qui trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, rất cần đổi mới phương thức
quản lý, xây dựng một hệ thống quản lý Khoa học-Công nghệ dựa trên cơ sở hợp đồng thỏa

86
thuận giữa bên cung cấp và sử dụng sản phẩm nghiên cứu khoa học. Các cơ quan quản lý
Khoa học-Công nghệ đi đầu trong việc kiếm khách hàng (là các doanh nghiêp), cùng khách
hàng lựa chọn mặt hàng, sau đó bắt tay cùng khách hàng nghiên cứu khi đã nhận được tiền
hợp đồng. Như vậy, một khi doanh nghiệp đã tài trợ cho nghiên cứu thì chính doanh nghiệp
đó đã tự nguyện ứng dụng thiết bị, công nghệ mới, và kết hợp với cơ sở đào tạo nghiên cứu
khoa học sẽ cải tiến, hiệu chỉnh,… để tránh những rủi ro.

Về tổ chức chuyển giao, cơ quan quản lý Khoa học-Công nghệ phải hình thành những
tổ chức trung gian chuyên giới thiệu- chuyển giao khoa học-công nghệ từ các nhà nghiên
cứu tới doanh nghiệp. Theo các mô hình của các nước phát triển, những tổ chức trung gian
là “mắt xích” quan trọng để liên kết giữa cung và cầu về công nghệ, kết nối từ nhà khoa
học tới doanh nghiệp và ngược lại.

Về phía chính phủ cần phải tạo lập những cơ chế, chính sách thiết thực nhằm thúc
đẩy mối liên kết, hợp tác giữa: các nhà khoa học, các cơ quan quản lý, và các doanh nghiệp;
với mục tiêu chính là vì những mục tiêu, quyền lợi của mỗi bên và cho cả sự phát triển
chung của nền Khoa học-Công nghệ của Việt Nam.

4.2. Đối với các cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo cần có chính sách ưu tiên phù hợp để khuyến khích các nhà nghiên
cứu; thông qua một loạt các hành động như: ban hành chính sách đào tạo, bồi dưỡng, trọng
dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học. Trong công tác tuyển dụng thì
đổi mới chuẩn công tác tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ nghiên cứu khoa
học dựa trên những giá trị đóng góp nổi bật trong nghiên cứu khoa học và cải tiến kỹ thuật.
Có chính sách ưu đãi nhằm thu hút các chuyên gia, nhà khoa học ở trong và ngoài nước
tham gia hoạt động.

Cần thiết tăng kinh phí dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học sao cho hiệu quả,
phân bổ chính xác đối tượng, đúng mục đích. Trên thực kinh phí dành cho nghiên cứu khoa
học ở nước ta so với một số nước trong khu vực hiện nay không phải là quá thấp nhưng
việc phân bổ chưa hợp lý đã ảnh hưởng đến tính hiệu quả và là yếu tố làm cho kinh phí
nghiên cứu khoa học tăng lên

Hoạt động nghiên cứu khoa học cần gắn liền với quá trình phát triển của các trường
cao đẳng-đại học. Cần thiết thay đổi phương thức tổ chức nhiệm vụ nghiên cứu khoa học,
tổ chức theo chương trình nghiên cứu gắn với mục tiêu từng giai đoạn hoạt động và phát
87
triển của trường. Quy hoạch phát triển tiềm lực nghiên cứu khoa học đội ngũ giảng viên-
sinh viên gắn với các ngành đào tạo, hướng tới nghiên cứu sản phẩm khoa học chất lượng
cao. Bên cạnh đó, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động nghiên cứu khoa học gắn với doanh
nghiệp; đồng thời dần hướng tới tự chủ hoạt động nghiên cứu khoa học tại cơ cở đào tạo .

4.3. Đối với đội ngũ nghiên cứu khoa học

Trước hết, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của
nghiên cứu khoa học trong các trường đại học-cao đẳng cho đội ngũ giảng viên cũng như
sinh viên. Vì nghiên cứu khoa học là cả một quá trình lao động công phu, nghiêm túc mang
tính tích cực, chủ động, sáng tạo; vì thế cần đòi hỏi sinh viên-giảng viên phải tăng cường
giáo dục nâng cao nhận thức, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động NCKH.

Đội ngũ nghiên cứu khoa học sinh viên-giảng viên phải luôn chủ động, tích cực tham
gia các hoạt động bồi dưỡng kĩ năng nghiên cứu khoa học. Chủ động độc lập, sáng tạo trong
phát hiện và lựa chọn vấn đề khoa học, mạnh dạn giải quyết những vấn đề khoa học mới và
kiên trì vượt qua những thử thách trong quá trình nghiên cứu khoa học.

Đối với giảng viên, tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học như: tham gia dự
án, viết giáo trình, tài liệu, đề tài khoa học, chuyên đề khoa học, viết báo khoa học, tọa đàm
khoa học, sinh hoạt học thuật, hội thảo khoa học các cấp, báo cáo khoa học, hướng dẫn
khóa luận, luận văn cho sinh viên,… Từ đó, giảng viên sẽ hình thành kinh nghiệm cũng
như tạo nền tảng và nâng cao trình độ lí luận cơ bản nhất về các kiến thức nghiên cứu khoa
học của thời đại.

Đối với sinh viên, cần có sự hợp tác với Đoàn thanh niên của khối khoa-trường; đẩy
mạnh hoạt động trong các câu lạc bộ chuyên môn. Ngoai ra, cần có sự thúc đẩy sự kết nối
giữa các câu lạc bộ trong các trường đại học và cao đẳng trong hoạt động nghiên cứu khoa
học; tạo một diễn đàn chung nhằm hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học về cách lựa chọn
đề tài, triển khai và thực hiện nghiên cứu cũng như phát triển hệ thống thông tin tuyên
truyền phổ biến tới các sinh viên. Các cơ sở đào yạo cũng cần thành lập Hội đồng khoa học
dành cho sinh viên; nhằm hỗ trợ sinh viên trong việc phát triển về chất lượng nghiên cứu
khoa học, cũng như tạo môi trường hoạt động nghiên cứu khoa học, làm động lực giúp trao
đổi chuyên môn giữa các sinh viên tại các ngành nghề đang theo học.

88
4.4. Đối với doanh nghiệp

Cần có sự trao đổi thông tin nghiên cứu khoa học giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo
nhanh chóng-minh bạch. Do thiếu thông tin về khả năng chế tạo của các đề tài nghiên cứu
khoa học trong nước, doanh nghiệp thiếu sự tin cậy đối với các sản phẩm mang tính “nghiên
cứu”; doanh nghiệp hoài nghi về sản phẩm NCKH chưa được thử nghiệm thực tế; nên phần
lớn các doanh nghiệp chưa mạnh dạn tìm đến những sản phẩm NCKH từ các cơ sở đào tạo;
thay vào đó doanh nghiệp thường chọn phương án nhập khẩu thiết bị, công nghệ nước ngoài
với giá cao nhưng có vẻ bảo đảm, ít mạo hiểm và giảm thiểu rủi ro hơn.

Doanh nghiệp cần nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học cần được gắn liền
với sự đột phá, cải tiến và phát triển đối với hoạt động kinh doanh-sản xuất. Chính vì nhận
thức nắm bắt công nghệ mới, dẫn đầu trong các ngành nghề đang hoạt động, doanh nghiệp
có thể dễ dàng phát triển, tăng lợi nhuận-thị phần.

Qua đó, doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh hợp tác với các cơ sở đào tạo trong hoạt động
nghiên cứu khoa học, đăng ký bào hộ và sở hữu trí tuệ trong suốt quá trình phát triển của
các đề tài nghiên cứu khoa học, nhanh chóng chuyển giao và ứng dụng các sản phẩm công
nghệ; từ dố thúc đẩy nhanh hoạt động thương mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học tại
các cơ sở đào tạo.

5. KẾT LUẬN

Hoạt động chuyển giao và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu tại trường đại học-
cao đẳng phải được tạo nên từ mối liên kết chặt chẽ giữa ba chủ thể: cơ quan quản lý khoa
học-công nghệ, các nhà nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp; nhằm thúc đẩy và nâng cao
hoạt động thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo. Hướng
đến mục tiêu: tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học trong đào tạo; giảm thiểu các rủi
ro, nâng cao năng suất, gia tăng giá trị sản phẩm cho doanh nghiệp; tạo mối liên kết bền
vững giáo dục và kinh tế. Từ đó, sẽ rút ngắn khoảng cách giữa cơ sở đào tạo và doanh
nghiệp; tiến tới thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, thương mại hóa các kết quả
nghiên cứu, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đoàn, C. (2022). Nhu cầu tuyển dụng lao động năm 2022 tăng cao. TP.HCM: Báo
điện tử Người Lao Động. Retrieved from https://nld.com.vn/cong-doan/nhu-cau-
tuyen-dung-lao-dong-nam-2022-tang-cao-20220216095944431.htm
89
[2] HVBC_TT. (2013). Nghiên cứu khoa học của giảng viên - yếu tố khoa học góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường Đại học hiện nay. Hà Nội: Học viện
Báo chí và Tuyên truyền
[3] kê, T. c. (2022). Thông cáo Báo chí Tình hình lao động việc làm quý IV năm 2021 và
chỉ số phát triển con gười Việt Nam 2016-2020. Hà Nội: Tổng cục Thống kê.
[4] Nhân, G. T. (2007). Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT Quy chế đào tạo đại học cao
đẳng hệ chính quy hệ thống tín chỉ. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội: Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Retrieved from ổng Thông tin điện tử Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[5] Nhân, N. T. (2007). Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ. Hà Nội: Bộ Giáo dục và Đào tạo
[6] Quý, T. Q. (2012). Thông tư 19/2012/TT-BGDĐT, Ban hành Quy định về hoạt động
nghiên cứu khoa học. Hà Nội: Bộ Giáo dục và Đào tạo
[7] Quỳnh, N. T. (2021, 10 28). Chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Hà Nội: Viện
Chiến lược và Chính sách Tài chính. Retrieved from Cổng Thông tin Điện tử Bộ Tài
chính.
[8] Sang, D. (2021). Số liệu thống kê ngành KH&CN TP. HCM năm 2021. HCM:
TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ -
SỞ KH&CN TP.HCM
[9] Search, N. (2022). Báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp Trung và cao cấp tại thị
trường Việt Nam quý 4/2021 và dự báo nhu cầu tuyển dụng trong quý 1/2022. Hà
Nội: Navigos Group Vietnam Joint Stock Company.
[10] Thưởng, P. N. (2020). Thông tư 20/2020/TT-BGDĐT quy định chế độ làm việc của
giảng viên cơ sở giáo dục đại học. Hà Nội: Bộ Giáo dục và Đào tạo
[11] Trang, V. H. (2021). Thúc đẩy hoạt động chuyển giao ứng dụng các kết quả nghiên
cứu của trường đại học vào doanh nghiệp. Hà Nội: Tạp chí Quản lý Nhà nước
[12] Tuân, N. V. (2019). Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động Nghiên cứu khoa học. Tạp
chí Giáo dục, số 468, 18-22
[13] Wikipedia, B. k. (2020, 08 04). Đào tạo. Retrieved from Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0o_t%E1%BA%A1o
[14] Wikipedia, B. k. (2021, 11 16). Nguồn nhân lực. Retrieved from Bách khoa toàn thư
mở Wikipedia:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngu%E1%BB%93n_nh%C3%A2n_l%E1%BB%B1c
[15] Wikipedia, B. k. (2021, 8 27). Phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Retrieved
from Bách khoa toàn thư Wikipedia:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng_ph%C3%A1p_%C4%91%C
3%A0o_t%E1%BA%A1o_theo_h%E1%BB%87_th%E1%BB%91ng_t%C3%ADn_
ch%E1%BB%89#:~:text=Ph%C6%B0%C6%A1ng%20ph%C3%A1p%20%C4%91

90
%C3%A0o%20t%E1%BA%A1o%20theo%20h%E1%BB%87%20th%E1%BB%91
ng%20t%C3%ADn%20ch%E1
[16] Wikipedia, B. k. (2022, 3 25). Doanh nghiệp. Retrieved from Bách khoa toàn thư mở
Wi kipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Doanh_nghi%E1%BB%87p

91
MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Nguyễn Chí Đạt


Phòng Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing
Email: nguyenchidat@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công
nghệ thông tin nói chung, lĩnh vực chuyển đổi số nói riêng. Đặc biệt khi đại dịch Covid 19 xuất
hiện và tồn tại trong thời gian dài, công cuộc chuyển đổi số trong những năm gần đây được thúc
đẩy ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Bài viết này đề cập đến việc chuyển
đổi số trong giáo dục đại học có thể tạo ra đột phá trong việc trong ở nhiều phương diện: tăng
cường, mở ra nhiều cơ hội cho sự tiếp cận của người học, đặc biệt là thành phần yếu thế; và nâng
cao chất lượng đào tạo nhờ khai thác sức mạnh công nghệ. Bài viết nêu một số ý kiến đóng góp
cho công cuộc chuyển đổi số trong giáo dục đại học của Trường Đại học Tài chính – Marketing.

Từ khóa: chuyển đổi số, giáo dục đại học, giảng dạy trực tuyến

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng cường tiếp cận giáo dục là một trong những phương thức hữu hiệu và bền vững
nhất để đẩy lùi đói nghèo cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Nhiều
nghiên cứu từ hơn nửa thế kỷ qua chỉ ra rằng đầu tư vào giáo dục đại học mang lại lợi ích
ngày càng lớn và suất sinh lợi này lớn hơn ở những nước đang phát triển so với ở những
nước phát triển. Các nghiên cứu cũng cho thấy giáo dục, y tế và dinh dưỡng là những vấn
đề trọng yếu cho phát triển, và việc tiếp cận được các yếu tố này sẽ tạo điều kiện cho sự
dịch chuyển kinh tế và xã hội của các thành phần yếu thế. Ngược lại, bất bình đẳng trong
giáo dục sẽ dẫn tới bất bình đẳng kinh tế và xã hội, tạo thành một vòng lẩn quẩn kìm hãm
tăng trưởng và phát triển của một quốc gia.

Vì thế, vấn đề của các nhà hoạch định chính sách ở một nước đang phát triển như
Việt Nam không chỉ là đảm bảo một mức đầu tư thoả đáng cho giáo dục và ngày càng nâng
cao hiệu quả của khoản đầu tư này, mà còn là làm thế nào để giúp học sinh, đặc biệt các em
xuất thân từ các thành phần yếu thế, được học lên và tốt nghiệp đại học. Trong 17 mục tiêu
phát triển bền vững mà Liên Hiệp Quốc đã đặt ra năm 2015, mục tiêu số 10 hướng đến
giảm bất bình đẳng trong nước và giữa các quốc gia, trong đó nhấn mạnh “bảo đảm bình
đẳng cơ hội và giảm thiểu những bất bình đẳng về kết quả, bao gồm việc loại bỏ các đạo

92
luật, chính sách và tập quán phân biệt đối xử, thúc đẩy các pháp luật, chính sách và các
hành động thích hợp trong vấn đề này”.

Tại Việt Nam, giáo dục là một lĩnh vực đang được Chính phủ quan tâm, khuyến
khích và ưu tiên đẩy mạnh chuyển đổi số. Mặc dù trong quá trình thực hiện vẫn còn một số
thách thức cần vượt qua, nhưng nếu được hiện thực hóa, chuyển đổi số sẽ đem lại nhiều lợi
ích cho học viên, giảng viên, các cơ sở đào tạo và cho xã hội. Ngày 25/01/2022, Thủ tướng
Chính Phủ ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025,
định hướng đến năm 2030. Trong đó xác định rõ mục tiêu chung là: Tận dụng tiến bộ công
nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận
giáo dục, tăng hiệu quả trong quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở, nền giáo dục
số, thích ứng trên nền tảng kỹ thuật công nghệ thông tin, góp thêm phần vào sự phát triển
chung của chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Chuyển đổi số đang là chủ trương lớn của
Chính phủ và mọi ngành nghề trong đó có giáo dục. Ở bậc đại học, chuyển đổi số đã và
đang ngày một “thấm sâu” vào các hoạt động giảng dạy, học tập mang đến nhiều tín hiệu
tích cực. Tuy vậy, vẫn còn không ít thách thức đặt ra: lợi ích, giải pháp cũng như cách thức
thực hiện việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học.

Tại trường Đại học Tài chính – Marketing, chuyển đổi số cũng trở thành một nhiệm
vụ quan trọng, mục tiêu cần đạt được trong tương lai gần như thầy PGS.TS Phạm Tiến Đạt
đã phát biểu “Tôi hứa sẽ nỗ lực không ngừng, kế thừa, phát huy những thành quả mà các
thế hệ cán bộ, giảng viên của Nhà trường đã đạt được trong thời gian qua, tiếp tục hướng
tới những mục tiêu mới, phát huy hiệu quả các nguồn lực nội tại để triển khai thực hiện và
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.

2. VAI TRÒ CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Những tiến bộ công nghệ vượt bậc mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại có
tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cá nhân, xã hội và nghề nghiệp, tạo ra sự thay đổi trong
nhu cầu về kiến thức và kỹ năng của cả người học và người dạy, cũng như mở rộng khả
năng giảng dạy và học tập. Về công nghệ giảng dạy hiện đại, có thể nói nguồn lực lớn nhất
cho đến nay là Internet với việc chia sẻ một nền tảng trực tuyến có chi phí ngày càng thấp.
Nếu vài năm trước đây, giảng dạy và học tập trực tuyến được cân nhắc như một lựa chọn,
thì từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nó nhanh chóng trở thành xu thế tất yếu trên toàn
93
cầu. Ở các nước ASEAN, Covid-19 đã thúc đẩy chuyển đổi số đi nhanh hơn so với dự kiến
ban đầu trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo dục; Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo các
nước ASEAN gần đây cũng cam kết mạnh mẽ trong thúc đẩy chuyển đổi số.

Việc chuyển đổi số trong đào tạo có thể tạo đột phá trong việc thúc đẩy bình đẳng
trong giáo dục ở hai khía cạnh: tăng cường sự tiếp cận và nâng cao chất lượng đào tạo với
chi phí mà ở mức đó trước đây người học khó có thể nhận được chất lượng như vậy.

Ở quy mô xã hội, công nghệ số giúp thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người
nghèo trong tiếp cận cơ hội học tập. Học sinh ở vùng sâu vùng xa và thu nhập thấp thường
gặp khó khăn trong tiếp cận đại học do thiếu thông tin, tài chính hay những điều kiện khác.
Tiếp cận các khóa học trực tuyến có thể giúp khắc phục phần nào hạn chế này. Những năm
gần đây, rất nhiều nền tảng học trực tuyến cho phép người học ở khắp nơi trên thế giới truy
cập để học tập với chi phí thấp hoặc miễn phí. Theo xu hướng này, các trường đại học sẽ
nhanh chóng phát triển những chương trình đào tạo linh hoạt phù hợp theo nhu cầu của
người học trên nền tảng trực tuyến khi khuôn khổ pháp lý cho phép.

Ở quy mô trường đại học, chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả đào tạo cho người
dạy và người học, cải thiện chất lượng và hiệu quả vận hành của trường trên các phương
diện sau:

Thứ nhất, công nghệ giúp đẩy nhanh quá trình cập nhật và truyền tải thông tin giữa
giảng viên và học viên, và giữa học viên với nhau. Hãy hình dung giảng viên thấy một
thông tin hữu ích ở bản tin mà họ đọc trên điện thoại di động và họ muốn đặt vấn đề thảo
luận với học viên vào ngay ngày hôm sau, họ có thể chia sẻ ngay lập tức với cả lớp. Điều
này cũng diễn ra tương tự giữa người học với nhau.

Thứ hai, nền tảng trực tuyến cho phép phá bỏ rào cản địa lý vốn là hạn chế của đại
đa số sinh viên và giảng viên ở những nước đang phát triển như Việt Nam. Giờ đây, sinh
viên có thể truy cập các video trực tuyến cung cấp hướng dẫn về nhiều chủ đề ở các mức
kỹ năng khác nhau và tham gia vào các hội nghị truyền hình thời gian thực với giảng viên
ở trong hay ngoài nước. Công nghệ này còn mở rộng cơ hội cho sự phát triển chuyên môn
của giáo viên, cho phép các giáo viên mới vào nghề nhận được sự cố vấn từ các giáo viên
bậc thầy ở bất kể khoảng cách nào (Dede, 2006). Với việc giảng dạy và học tập trực tuyến,
người học trên thế giới và Việt Nam có quyền tối đa trong việc chọn “nhà cung cấp” cho
bản thân, thậm chí từ các trường hàng đầu thế giới trong khối Ivy League của Mỹ. Người
94
học cũng có thể dễ dàng tiếp cận bài giảng của các giáo sư hàng đầu thế giới trong nhiều
lĩnh vực. Điều này trước đây vốn chỉ dành cho học viên có điều kiện tài chính thì nay đã
trở nên khả thi cho đa số sinh viên bình thường.

Thứ ba, quá trình chuyển đổi số trong giáo dục thúc đẩy sự thay đổi, tự chủ, tính linh
hoạt và gia tăng năng lực cạnh tranh của cả người học và người dạy. Giảng viên bắt đầu
phải xác định lại thế mạnh của mình về chuyên môn và phương pháp truyền đạt, và phải so
mình với những giáo sư hàng đầu thế giới để tìm cho mình phương pháp giảng dạy năng
động, phù hợp và thực tế hơn, có thể tập trung hơn vào hướng dẫn hoạt động ứng dụng hay
thực hành. Giảng viên chuyển vai trò từ cung cấp kiến thức sang xúc tác, điều phối, hướng
dẫn người học đánh giá chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, định hướng cho người
học tự tìm đến những cách hiểu mới. Như vậy, việc giảng dạy trực tuyến đòi hỏi người dạy
phải thay đổi. Mặt khác, các ứng dụng công nghệ và nền tảng học trực tuyến cùng mạng xã
hội cho phép người học trên toàn thế giới tăng cường kết nối và trao đổi học thuật, ý tưởng
học tập, bí quyết, công nghệ, phát triển kinh doanh… Thông qua học tập trên nền tảng kỹ
thuật số, sinh viên có thể tự chủ hơn về cách học, hay nói cách khác, đây thực sự là cơ hội
để phát triển các kỹ năng tự nhận thức và quản lý bản thân, và từ đây xuất hiện quá trình
“cá nhân hoá việc học”.

3. MỘT SỐ Ý KIẾN TRONG VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI
CHÍNH – MARKETING

Chuyển đổi số trong giáo dục là việc áp dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật vào mục
đích giảng dạy và đào tạo của hệ thống hay doanh nghiệp giáo dục. Trong đó có ba áp dụng
cơ bản là: Ứng dụng công nghệ trong phương thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong
quản lý giáo dục và ứng dụng công nghệ trong quản lý lớp học.

Trường Đại học Tài chính – Marketing đã xác định tầm nhìn phát triển thành một hệ
sinh thái giáo dục đào tạo dựa trên nền tảng số từ khi sự kiện dịch Covid-19 xảy ra và ảnh
hưởng khá lớn đến quá trình hoạt động, chất lượng giáo dục đại học tại trường. Qua đó, nhà
trường cũng đã nhận ra rằng chuyển đổi số bắt đầu từ thay đổi tư duy về một mô hình mới,
trước khi đi vào thiết kế những chương trình hành động cụ thể. Cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 trên toàn cầu hiện nay cho thấy các điều kiện về kinh tế, xã hội, công nghệ của Việt
Nam và thế giới đang có những thay đổi nhanh chóng và tiềm ẩn nhiều bất định, đòi hỏi
chúng ta phải tư duy lại về giáo dục cũng như vai trò và tổ chức của đại học. Chúng ta có

95
thể nhận thấy rằng trường đại học phải là một thực thể mở, sống động, là nơi kết nối, hội
tụ, lan tỏa, chia sẻ tri thức trong cộng đồng và toàn cầu, trong đó các quá trình học tập,
tương tác cơ bản dựa trên nền tảng số hóa. Khi đó, sinh viên chủ động cá nhân hóa quá trình
học tập, với tất cả trải nghiệm của đời sống sinh viên đều là một phần tất yếu của quá trình
đào tạo. Việc học tập trên lớp ở trường theo cách truyền thống chỉ còn là một phần nhỏ;
việc học trực tuyến với giảng viên trong và ngoài nước, tham gia các hoạt động ngoại khoá,
nghề nghiệp gắn với cộng đồng, doanh nghiệp, … là phần lớn của quá trình đào tạo.

Theo hướng đó, trong quy hoạch xây dựng trường, có lẽ diện tích phòng học chỉ
chiếm một phần nhỏ trong tổng diện tích xây dựng, phần còn lại có thể xây dựng các không
gian mở, không gian học tự do (co-working space), không gian xanh và thể thao, không
gian khám phá và thử nghiệm, … Điều này sẽ làm gia tăng khả năng chủ động tự tìm tòi,
khám phá, khả năng hoạch định kế hoạch của sinh viên và cả giảng viên. Để vận hành,
chúng ta có thể đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin với hệ thống hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP) quản lý tích hợp tất cả các hoạt động
của Nhà trường.

Về đào tạo, để đối phó dịch Covid-19, trường đã nhanh chóng chuyển sang dạy trực
tuyến và đảm bảo quá trình giảng dạy - học tập diễn ra liên tục, thông qua phần mềm
Microsoft Teams. Hiện tại, trường cũng đã kết hợp với công ty ASC để xây dựng hệ thống
tích hợp hỗ trợ đào tạo trực tuyến, tuy còn sơ khai nhưng hứa hẹn sẽ hoàn thiện trong thời
gian tới. Song song với phát triển giảng dạy trực tuyến, Trường cũng nên đẩy mạnh kế
hoạch số hóa kho học liệu và phát triển thư viện số gắn kết với các nguồn học liệu tiên tiến
trên thế giới. Nhà trường cần xác định đây là hướng đi chiến lược và là mô hình dạy - học
chủ đạo trong tương lai. Để đáp ứng yêu cầu này, trường tập trung vào hai nỗ lực: xây dựng
năng lực giảng dạy trực tuyến cho tất cả giảng viên; điều chỉnh lại nội dung và phương pháp
truyền tải qua hình thức trực tuyến cho từng môn học. Nhà trường xây dựng kế hoạch thử
nghiệm các phương thức đào tạo mới đột phá nếu có cơ chế cho phép.

Như đã bàn ở phần trước, bằng cách khai thác sức mạnh công nghệ, trường đại học
có thể thúc đẩy sự bình đẳng giáo dục bằng cách nâng cao chất lượng đào tạo người học
được thụ hưởng so với chi phí bỏ ra. Trường nên từng bước thực hiện theo hướng này. Cho
mỗi một môn học, chúng ta có thể đặt mục tiêu mời được giảng viên từ các trường tốt, hoặc
các chuyên gia trong từng lĩnh vực giảng ít nhất một buổi hay một có một buổi nói chuyện

96
chuyên đề thông qua hình thức trực tuyến. Chính phương thức giảng dạy trực tuyến, được
xúc tác bởi dịch Covid-19, làm cho điều này khả thi hơn trong tình hình hiện nay.

Ngày 3 tháng 6 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 749/QĐTTg
về việc phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
2030, trong đó nêu rõ tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam là “trở thành quốc gia số, ổn
định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn
bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an
toàn, nhân văn, rộng khắp”. Cũng trong Quyết định này, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực
giáo dục được nhấn mạnh là “Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để
công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây
dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực
tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hoá. 100% các cơ
sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo
cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng
công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp
học.” (Chính phủ, 2020). Để thực hiện được những điều này, một trong những việc cần làm
đầu tiên là rà soát, điều chỉnh các quy định không còn phù hợp cản trở việc chuyển đổi số,
ví dụ như quy định về tỷ lệ diện tích sàn xây dựng cơ sở giáo dục trên một người học, quy
định về tỷ lệ số sinh viên trên giảng đường, hay quy định về mức trần của tỷ lệ dạy trực
tuyến trong chương trình đào tạo.

Bên cạnh đó, Nhà nước và Bộ Giáo dục & Đào tạo cần hỗ trợ các trường đại học với
cơ chế tài chính và các khung khổ hướng dẫn chung cho quá trình chuyển đổi số như xây
dựng cơ sở hạ tầng để tăng khả năng tương tác và sự linh hoạt cho người học trong môi
trường học tập thực - ảo, số hoá học liệu, phát triển thư viện số, xây dựng lại khung năng
lực giáo viên - giảng viên - cán bộ quản lý. Một yếu tố tối quan trọng quyết định sự thành
công của chuyển đổi số là giảng viên, nghĩa là người điều phối quá trình dạy - học trực
tuyến. Công nghệ chỉ phát huy sự linh hoạt và tính sáng tạo của con người trong quá trình
dạy - học trực tuyến, phủ rộng đối tượng hưởng lợi, giảm chi phí đầu tư cho giáo dục, nhưng
không thể thay thế yếu tố con người. Việc đầu tư cho nền tảng số phải luôn đi kèm với đào
tạo và phát triển giảng viên ở cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ.

97
Một điều lưu ý là, để tạo động lực mạnh mẽ cho công cuộc chuyển đổi số trong giai
đoạn đầu, Nhà nước cần chú trọng hỗ trợ các trường tiên phong, đặc biệt là khối cơ sở giáo
dục ngoài công lập vì với cơ chế tự chủ thích ứng nhanh, các trường này thành công sẽ là
hình mẫu thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số chung trong giáo dục của cả nước. Nhà nước
cũng nên mạnh dạn cho phép một số trường đại học đi tiên phong trong chuyển đổi số thử
nghiệm các mô hình đào tạo mới đột phá, như mô hình đào tạo rút ngắn thời gian nhưng
vẫn đảm bảo nội dung và đạt chuẩn đầu ra.

Dưới góc độ thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục, một kiến nghị cụ thể là Nhà nước
cần xây dựng một nền tương tác (platform) để gắn kết học sinh phổ thông (và phụ huynh)
với các trường đại học; thông qua đó sẽ giúp phụ huynh và học sinh, đặc biệt là thành phần
yếu thế ở vùng sâu vùng xa, có điều kiện tiếp cận sớm các thông tin về trường đại học,
chương trình đào tạo, chính sách hỗ trợ tài chính, triển vọng việc làm, nghề nghiệp,… từ
đó các em có động lực học đại học lớn hơn, cũng như lựa chọn ngành phù hợp. Nghiên cứu
tổng kết của Herbaut & Koen (2019) chỉ ra rằng, để tăng tỷ lệ tiếp cận đại học, cần thực
hiện hiệu quả các chính sách tiếp cận cộng đồng sâu rộng hơn. Mục tiêu là để thông tin cho
học sinh cuối cấp trung học về việc theo học đại học, giúp các em nâng cao khát vọng học
đại học, cũng như nắm bắt thông tin về chương trình và thủ tục cần thiết.

Ứng dụng các phần mềm quản lý. Chuyển đổi số trong giáo dục thực hiện bằng cách
áp dụng phần mềm quản lý chính là giải pháp đã được nhiều cơ sở áp dụng hiện nay. Các
phần mềm được tích hợp các tính năng vượt trội sẽ giúp mang đến giải pháp quản lý trường
học hiệu quả, giúp các trường có thể tăng cường nghiệp vụ và quản lý hồ sơ sinh viên cùng
hồ sơ giảng dạy,…nhanh chóng chỉ với thao tác click chuột đơn giản. Cần phải xây dựng
các tiêu chí trong việc xây dựng phần mềm quản lý giáo dục tối ưu nhất có thể hỗ trợ tốt
nhất cho công việc giảng dạy. Phần mềm giáo dục phải được tích hợp những tính năng hữu
ích nhất dành cho nhà trường, giảng viên, người học viên và cả với phụ huynh. Phần mềm
cũng cần hỗ trợ giảng viên tạo bài giảng chuyên nghiệp một cách nhanh chóng, cho phép
chủ sở hữu quản lý tài liệu dễ dàng, quản lý mọi thông tin của cán bộ công nhân viên, học
viên, quản lý tài chính của cơ sở giáo dục, ….

4. KẾT LUẬN

Thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục, đặc biệt là tiếp cận giáo dục đại học, là nền tảng
căn bản để tăng trưởng và phát triển bền vững. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn

98
ra có tác động mạnh mẽ đến giáo dục, đặc biệt là định hình lại mô hình và tổ chức của đại
học. Trong đó, việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học có thể tạo ra đột phá trong việc
thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục ở hai phương diện: tăng cường sự tiếp cận của người
học, đặc biệt là thành phần yếu thế; và nâng cao chất lượng đào tạo với chi phí tương đương
nhờ khai thác sức mạnh công nghệ. Trường Đại học Tài chính – Marketing cũng đang đi
trong xu hướng này. Để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số hướng đến bình đẳng trong giáo
dục, Nhà nước và Bộ Giáo dục & Đào tạo cần có những ưu tiên chính sách sau: Rà soát,
điều chỉnh các quy định không còn phù hợp cản trở việc chuyển đổi số; Hỗ trợ các trường
đại học với cơ chế tài chính và các khung khổ hướng dẫn chung cho quá trình chuyển đổi
số, trong đó ưu tiên các trường đi tiên phong không phân biệt công hay tư; Cho phép một
số trường đại học đi tiên phong trong chuyển đổi số thử nghiệm các mô hình đào tạo mới
đột phá; Xây dựng một nền tương tác (platform) để gắn kết người học, gia đình với các
trường đại học nhằm tăng động lực và sự tiếp cận của người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] 04/NQ-ĐHTCM-HĐT, Nghị quyết về chuyển đổi số của Trường Đại học Tài chính –
Marketing giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
[2] 131/QĐ-TTg, Quyết định phê duyệt đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến
năm 2030”.
[2] Sở GTĐT, Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, 2021.
[3] https://en.wikipedia.org/wiki/Digital Tranformation

99
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LIÊN KẾT
GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Nguyễn Huy Khang
Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Email: nhkhang@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực
của đời sống kinh tế, xã hội. Trong xu thế này, nhà trường phải rất linh hoạt trong việc thay đổi
chương trình, mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội nói
chung, nhà tuyển dụng nói riêng. Để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh đó, các trường
đại học không chỉ có sứ mệnh đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải có chiến
lược đào tạo đón đầu xu thế phát triển. Để thực hiện được nhiệm vụ này, không thể thiếu sự liên
kết của cộng đồng doanh nghiệp và sự định hướng của các cơ quan chức năng. Bài tham luận này
mong góp phần làm sáng tỏ thực trạng mối liên kết nhà trường và doanh nghiệp cùng những định
hướng tăng cường mối liên kết này ở nước ta hiện nay.

Từ khóa: Doanh nghiệp, Liên kết, Cơ sở giáo dục, Giáo dục đại học.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ý tưởng liên kết, hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp được đề xướng bởi Willhelm
Humboldt nhà triết học người Đức. Theo ông, trường đại học ngoài chức năng đào tạo phải
có chức năng nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Năm 1810, ông sáng lập
Trường Đại học Berlin với điểm khác biệt so với các trường đại học khi đó là chuyển trọng
tâm sang nghiên cứu hỗ trợ hoạt động đào tạo, đặc biệt phát triển các lĩnh vực công nghệ
phục vụ cho mục đích dân sự và mục đích quân sự, góp phần đưa nước Đức trở thành quốc
gia hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ.

Doanh nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học là doanh nghiệp được thành lập theo một
trong các loại hình phù hợp với quy định của pháp luật về doanh nghiệp do chính cơ sở giáo
dục đại học đó thành lập và trực tiếp quản lý hoặc do cơ sở giáo dục đại học góp vốn cổ
phần, liên doanh liên kết, hợp tác nhằm thực hiện các hoạt động thương mại hóa sản phẩm
giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học... và thúc đẩy các hoạt động của cơ sở giáo dục đại
học, góp phần phát triển đa dạng hóa các hoạt động, tăng nguồn thu gắn với nhiệm vụ chính
trị và lợi ích kinh tế của cơ sở giáo dục đại học đó.

100
Trong xu hướng hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học thành lập các doanh nghiệp
nghiên cứu hoặc phòng thí nghiệm dịch vụ dưới sự quản lý của trường đại học là một trong
những yếu tố đặc trưng của đại học tiên tiến. Do đó, sự đóng góp vào mối liên kết trường
học và doanh nghiệp từ các giảng viên mới mang tính tích cực, chủ động. Các nghiên cứu
chỉ phục vụ thực tiễn vì nó đánh vào yếu tố sống còn của doanh nghiệp này. Chi phí hoạt
động lấy từ các nghiên cứu của doanh nghiệp và đóng góp vào hoạt động của đại học.

Ở Việt Nam, hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp được Đảng và Nhà nước quan
tâm từ hơn hai thập niên trở lại đây. Các văn bản tuyên bố chủ trương và chỉ đạo khẳng
định: các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển
giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống; thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các
doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân
lực theo nhu cầu xã hội; coi doanh nghiệp là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển
giao công nghệ, là nguồn nhu cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học – công nghệ…
So với thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu và Mỹ thì Việt Nam đi sau các nước trong
thời gian dài, chính vì vậy, các chính sách, cơ chế và giải pháp thực thi trong thực tiễn từ
Chính phủ đến các bộ, ngành, địa phương còn thiếu nhất quán.

Sự hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp là sự tương tác trực tiếp hoặc gián tiếp, có
tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại học và các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn
nhau vì lợi ích của cả hai bên: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển; kích thích sự vận
động năng động qua lại của giảng viên, sinh viên và các nhà chuyên môn đang làm việc tại
các doanh nghiệp; thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; xây dựng chương trình đào tạo;
hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức.

2. CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

Chất lượng đào tạo là một khái niệm mang tính tương đối, với mỗi đối tượng tham
gia vào quá trình đào tạo và sử dụng lao động khác nhau lại có quan niệm về chất lượng
khác nhau. Ở mỗi vị trí, nhìn nhận về chất lượng đào tạo trình độ đại học với khía cạnh
khác nhau. Các sinh viên, nhà tuyển dụng, giảng viên, Chính phủ, các nhà chuyên môn đều
có định nghĩa riêng, khái niệm riêng về chất lượng đào tạo đại học. Theo Tổ chức đảm bảo
chất lượng giáo dục đại học quốc tế, chất lượng đào tạo đại học là việc tuân theo các quy
định và đạt được các mục tiêu đã đề ra.

101
Trước đây, theo cách tiếp cận truyền thống, chất lượng đào tạo đại học được thiết lập
bởi các trường đại học; Nhiệm vụ của các trường đại học là quản lý theo kế hoạch nhằm
đảm bảo sản phẩm đào tạo đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng đã thiết kế mà không lưu
tâm đến nhu cầu của khách hàng, không tiến hành đánh giá, lấy ý kiến phản hồi của khách
hàng về chất lượng sản phẩm đào tạo. Đây là cách tiếp cận phiến diện, bởi vì khách hàng
không chỉ đơn thuần mong chờ họ sẽ được cung ứng cái gì, mà họ còn mong muốn được
cung ứng như thế nào. Do đó, chất lượng đào tạo đại học cần được đề cập với cách tiếp cận
mới toàn diện và phù hợp với bối cảnh và xu thế phát triển đào tạo trình độ đại học hiện
nay, đó chính là cách tiếp cận chất lượng thông qua nhu cầu của khách hàng, của doanh
nghiệp hay của xã hội.

3. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP

Có thể định nghĩa quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là tất cả mọi
hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại
học và các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích của cả hai: Hợp tác trong nghiên
cứu và phát triển, kích thích sự vận động năng động qua lại của giảng viên, sinh viên và các
nhà chuyên môn đang làm việc tại các doanh nghiệp; thương mại hóa các kết quả nghiên
cứu; xây dựng chương trình đào tạo; tổ chức học tập suốt đời; hỗ trợ các nỗ lực sáng nghiệp
và quản trị tổ chức.

Liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp là sự hợp tác giữa một bên là nhà
trường và một bên là doanh nghiệp để thực hiện các mục đích, chương trình đào tạo cũng
như chiến lược phát triển đã được hai bên xác lập. Trong liên kết đào tạo giữa nhà trường
và doanh nghiệp, nhà trường đóng vai trò là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong đào tạo
(thực hiện nội dung, quy trình, chất lượng đào tạo, cấp văn bằng, chứng chỉ cho người được
đào tạo...); còn doanh nghiệp đóng vai trò là đơn vị phối hợp (định hướng, kinh phí, cơ sở
vật chất, tổ chức, quản lý, tiếp nhận và sử dụng sản phẩm đào tạo...).

Quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp là quan hệ biện chứng, vì lợi
ích của cả hai phía. Từ mối liên kết này, các trường đại học có thêm điều kiện nâng cao
chất lượng đào tạo, cho ra những “sản phẩm” đã được “trải nghiệm” thực tiễn. Về phía
doanh nghiệp, sẽ tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao, ổn định. Hợp tác giữa
trường đại học và doanh nghiệp sẽ hướng các trường đưa ra xã hội những “sản phẩm” gắn
liền với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, giúp các doanh nghiệp

102
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo lập được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mối
quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc rút
ngắn khoảng cách từ giảng đường tới thực tiễn.

Ở nước ta thời gian qua, vấn đề liên kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp
vẫn chưa được các chủ thể nhìn nhận thấu đáo và triển khai thực hiện một cách phù hợp.
Hậu quả rõ nhất là tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng về cung - cầu nhân lực chất lượng
cao. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ở
mức 3,79 điểm, xếp thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Các nghiên cứu
còn cho thấy, nguồn cung nhân lực đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sẽ tiếp tục khan
hiếm trong thời gian tới. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ còn cần phải đào tạo lại nếu muốn có
nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu. Trước tình hình trên, các doanh nghiệp buộc phải
liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo trong tìm kiếm nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực
chất lượng cao.

Để sinh viên sau khi ra trường đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là
tránh hiện tượng mất cân đối về cung - cầu nhân lực chất lượng cao, Đảng và Nhà nước đã
có nhiều chủ trương cũng như cơ chế khuyến khích các trường đại học liên kết với doanh
nghiệp ngay từ khâu đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Một bộ phận
doanh nghiệp đã chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo để tìm kiếm nhân lực, “đặt hàng”
nhân lực chất lượng cao từ phía cơ sở đào tạo và có những động thái thiết thực để đồng
hành cùng nhà trường trong quá trình đào tạo. Về phía trường đại học, ngoài việc gắn kết
chặt chẽ công tác đào tạo với việc làm, tuyển sinh với tuyển dụng thông qua ký kết hợp tác
đào tạo, hội chợ việc làm với các doanh nghiệp… Một số trường đại học bước đầu hướng
chương trình đào tạo của mình theo nhu cầu của doanh nghiệp bằng cách tham khảo ý kiến
doanh nghiệp về chương trình đào tạo của mình, mời các doanh nhân tham gia vào một số
chương trình giảng dạy, trao đổi ý kiến, hướng nghiệp...

Bên cạnh đó, việc thành lập doanh nghiệp tại các cơ sở giáo dục đại học trong nước
nói chung còn nhiều hạn chế. Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài cấp Đại học
Quốc gia của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2018 cho thấy: trong
43 trường đại học, cao đẳng có phản hồi về phát triển doanh nghiệp, chỉ có một trường đại
học là Đại học Cần Thơ có thành lập doanh nghiệp (Công ty TNHH MTV Khoa học - Công
nghệ) vào năm 2016. Kết quả nghiên cứu ở 8 cơ sở giáo dục đại học tham gia Dự án “Giáo

103
dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng” do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai
(dự án POHE) cho thấy: hoạt động hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp là chưa
nhiều. Phần lớn các trường chủ yếu chỉ thiết lập mạng lưới khoảng 10 đối tác chiến lược.
Kết quả khảo sát gần 1.400 cựu sinh viên từng tham gia học tập của Dự án POHE cho thấy:
có 72,8% cho rằng có thể đáp ứng được các nhu cầu của nhà tuyển dụng; 75,5% cho rằng
“công việc thực tập thật sự có ích cho công việc đang làm”. Chính điều này giúp sinh viên
tự tin, năng động và tìm kiếm được việc làm đúng với sở trường và ngành nghề đào tạo sau
khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, về các nội dung hợp tác khác và ở các cấp độ sâu hơn theo xu
hướng hội nhập và chia sẻ nguồn lực cùng phát triển trong hợp tác với doanh nghiệp còn
hạn chế.

4. SỰ CẦN THIẾT VỀ MỐI LIÊN KẾT GIỮA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ
DOANH NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trong thế giới kỷ nguyên số, tất cả những yếu tố như: khai thác tài nguyên thiên
nhiên và dựa vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ không còn là thế mạnh của chúng ta.
Xuất phát từ thực trạng nguồn lao động của Việt Nam, chủ yếu là lao động tay nghề thấp,
nên dễ dàng bị thay thế bởi máy móc. Trước tình hình đó, việc xây dựng, phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao là vô cùng cấp thiết. Để thực hiện được nhiệm vụ quan trọng này
đòi hỏi phải được thực hiện một cách đồng bộ trên nhiều phương diện, trong đó vai trò của
các trường đại học hiện nay được xem là một trong những khâu quan trọng đầu tiên. Để
đào tạo gắn liền với thực tiễn nhu cầu mà các doanh nghiệp cần, đòi hỏi các trường đại học
phải có sự liên kết với doanh nghiệp.

Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng sau khi tiếp nhận sinh viên về làm việc, phần
lớn sinh viên ra trường chưa thể bắt tay ngay vào làm những công việc chuyên môn; sinh
viên không thể tự lên kế hoạch học tập để hoàn thiện mình trong công việc; sinh viên thiếu
hoặc chưa có những kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ cho công việc được giao.

Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách từ giảng đường tới thực tiễn công việc tại
doanh nghiệp là yêu cầu cấp bách và không chỉ dừng lại ở vấn đề nhà trường chỉ lo tìm chỗ
thực tập cho sinh viên mà cần đi vào thực chất về nhu cầu năng lực, trình độ của người lao
động có đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Sự liên kết giữa đại học và daonh nghiệp sẽ
mang lại những lợi ích cơ bản sau:

104
Về phía các trường đại học, liên kết với doanh nghiệp góp phần xây dựng mục tiêu,
nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tham gia vào việc
xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo dựa trên cơ sở chương trình khung và
nội dung mà xã hội cần, người học cần. Từ đó, các trường đại học kịp thời nắm bắt các
thông tin, cập nhật kiến thức, điều chỉnh nội dung, chương trình, dự báo các ngành nghề
mới theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất để tiến kịp với sự phát triển
của đời sống xã hội.

Khi nhà trường liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, sinh viên được học tập tại doanh
nghiệp, có điều kiện thực hành trên những thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại để sau
khi ra trường có thể bắt kịp với thực tế sản xuất.

Liên kết với doanh nghiệp giúp nhà trường cải tiến tổ chức kiểm tra, đánh giá chất
lượng đào tạo. Thông qua mối quan hệ với các doanh nghiệp, các trường đại học có thể mời
chuyên gia tại các doanh nghiệp tham gia cùng sinh viên các trường đại học để thảo luận,
điều chỉnh mục tiêu, nội dung để nâng cao chất lượng đào tạo.

Về phía doanh nghiệp, liên kết giúp doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với rất
nhiều sinh viên, có điều kiện để theo dõi, đánh giá tác phong làm việc cũng như kiến thức
và năng lực của sinh viên một cách chính xác nhất. Qua đó, doanh nghiệp có hướng tuyển
dụng, lựa chọn nhân sự phù hợp và góp phần quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp luôn có nhu cầu cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới trong sản
xuất, kinh doanh nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất nên phải tìm kiếm những phát minh, sáng
chế, những sản phẩm khoa học và công nghệ có tính khả thi để tăng sức cạnh tranh trên thị
trường. Các trường đại học với vai trò là trung tâm nghiên cứu thường sở hữu các kết quả
nghiên cứu sẽ chính là nơi giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với những kết quả nghiên
cứu mới nhất, cập nhật nhanh nhất và có thể ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.

Về phía sinh viên, liên kết giữa đại học và doanh nghiệp giúp sinh viên có cơ hội được
lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với hệ thống
kiến thức mới nhất, được củng cố về kỹ năng làm việc và hơn nữa là nâng cao khả năng
được tuyển dụng sau khi ra trường. Học tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên được trau dồi
kiến thức thực tế, học hỏi thêm các kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, giúp sinh viên trưởng
thành hơn rất nhiều.
105
5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY MÔ HÌNH HỢP TÁC ĐẠI HỌC VỚI
DOANH NGHIỆP
5.1. Về phía trường đại học

Cần thiết lập bộ phận chuyên trách liên kết, hợp tác với doanh nghiệp. Có chiến lược
liên kết với doanh nghiệp bằng các hình thức: Ký thỏa thuận hợp tác về đào tạo và chuyển
giao công nghệ, hoặc trở thành cổ đông của những doanh nghiệp (theo hình thức riêng lẻ
từng trường hoặc liên kết nhóm trường đại học cùng ngành đào tạo). Cũng từ cách thức liên
kết này, nhà trường có thể thâm nhập sâu vào doanh nghiệp để nắm được yêu cầu về nhân
lực chất lượng cao, nhu cầu chuyển giao công nghệ... Đây cũng là điều kiện để các trường
đại học quảng bá thương hiệu, nâng cao năng lực và hiệu quả đầu tư tài chính trước xu thế
“tự chủ đại học”.

Thường xuyên cập nhật nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy căn cứ vào
nhu cầu của doanh nghiệp. Định kỳ tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp
để góp phần xây dựng chuẩn đầu ra cho quá trình đào tạo.

Xây dựng cơ chế để đội ngũ doanh nhân trực tiếp tham gia giảng dạy những nội
dung cần thiết trong chương trình đào tạo.

5.2. Về phía doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ hơn về ích lợi cũng như xu thế tất yếu của mối
liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, từ đó hoạch định cơ chế phối hợp cũng như
chiến lược nhân sự hợp lý cho mình trong tương lai.

Để khắc phục tình trạng đào tạo lại sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp cũng cần thiết
lập bộ phận chuyên trách để góp phần xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo cho trường
đại học hướng theo nhu cầu sử dụng nhân lực từ phía doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần có chiến lược “nuôi dưỡng”, “ươm mầm” tài năng tại các trường
đại học bằng các hình thức cung cấp học bổng, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính,
tuyển dụng trước và sau tốt nghiệp; đặt hàng cơ sở đào tạo giải quyết những vấn đề cần
thiết mà doanh nghiệp đang và sẽ có nhu cầu…

Chủ động đưa các doanh nhân vào hội đồng trường đại học để có thêm điều kiện góp
ý điều chỉnh chương trình đào tạo cho “ăn khớp” với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
Đây cũng được là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình…

106
5.3. Về phía các cơ quan chức năng

Thường xuyên thống kê cung - cầu nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao trên
tất cả các ngành nghề trong xã hội để điều tiết lĩnh vực giáo dục đào tạo cho phù hợp. Phân
tích, dự báo về sự biến động của các ngành nghề để các cơ sở giáo dục có chiến lược đào
tạo phù hợp.

Hoàn thiện cơ chế tổ chức, hoạt động của các tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo.

Thiết lập nhiều kênh kết nối trường đại học với doanh nghiệp. Tổ chức để các bên rút
kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn hợp tác để nâng cao hiệu quả liên kết trong tương lai.

Hoàn thiện cơ chế tự chủ của các trường đại học. Khi đó, các trường được quyết định
chương trình đào tạo của mình sao cho đáp ứng được với yêu cầu của doanh nghiệp.

6. KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện nay, liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp là xu thế tất
yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia. Chiều rộng và độ sâu của
mối liên kết này tùy thuộc nhiều vào sự định hướng của các cơ quan chức năng, sự lựa chọn
phương thức cũng như sự thỏa hiệp của các bên. Hiệu quả của mối liên kết luôn là nâng
tầm cho nhà trường và doanh nghiệp, củng cố niềm tin cũng như gia tăng mức độ ảnh hưởng
tích cực vào đời sống xã hội của các bên liên kết.

Rút ngắn khoảng cách từ giảng đường tới thực tiễn doanh nghiệp đang là yêu cầu cấp
bách đối với các cơ sở đào tạo đại học và cộng đồng doanh nghiệp. Đảng, Nhà nước thì
luôn khuyến khích, xã hội thì đang đòi hỏi cấp thiết, vấn đề còn lại phụ thuộc phạm vi yếu
tố chủ quan của nhà trường và doanh nghiệp mà thôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính
trị quốc gia, HN. 2016.
[2]. Lưu Tiến Dũng (2015), Chất lượng giáo dục và đào tạo đại học khối ngành kinh tế -
kinh doanh ở Việt Nam dưới góc nhìn doanh nghiệp
[3]. Cheng,Y.C (2003), Quanlity assurance in education: Internal, Interface and future,
Quality Assurance in Education
[4]. Đào Duy Huân. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Đổi mới căn bản và toàn diện hoạt động đào
tạo trong các trường đại học, cao đẳng, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt
Nam tổ chức năm 2018. NXB Đà Nẵng.
107
GIẢI PHÁP GẮN KẾT ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
VỚI NHU CẦU DOANH NGHIỆP

Nguyễn Thanh Bình


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Email: ntbinh@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Vấn đề gắn kết nghiên cứu khoa học với đào tạo được quan tâm ở nhiều nước trên
thế giới. Đây cũng là vấn đề khó đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực và thực hiện các giải pháp phù hợp.
Những giải pháp mang lại thành công ở một số quốc gia là: tập trung xây dựng một số đại học
nghiên cứu; tăng cường gắn kết đào tạo đại học và trên đại học và nghiên cứu khoa học trong đội
ngũ cán bộ giảng dạy cũng như trong sinh viên ở các trường đại học, phát triển quan hệ liên kết
giữa nhà trường với doanh nghiệp.

Từ khóa: Doanh nghiệp, Nhà trường, Nguồn nhân lực, Giáo dục đại học

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển của bất một quốc
gia nào trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bởi vì nếu có nguồn nhân lực mạnh
mẽ thì việc khai thác và sử dụng các nguồn lực khác mới hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích
cho xã hội. Trong xu thế hội nhập và phát triển, các trường đại học cần phải linh hoạt trong
việc thay đổi chương trình, mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp với sự biến đổi của đời sống
kinh tế - xã hội nói chung, nhà tuyển dụng nói riêng; đồng thời, việc triển khai các hoạt
động nghiên cứu khoa học phải đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, việc ứng
dụng và chuyển giao công nghệ đáp ứng với nhu cầu doanh nghiệp theo xu thế vận động và
phát triển của xã hội. Để tồn tại và phát triển trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, các
trường không chỉ có sứ mệnh đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải có
chiến lược đào tạo đón đầu theo xu thế phát triển. Để thực hiện được nhiệm vụ này, không
thể thiếu sự liên kết của các cơ sở giáo dục đại học với cộng đồng doanh nghiệp và cần có
sự định hướng của các cơ quan chức năng.

Hợp tác giữa các cơ sở giáo dục và doanh nghiệp sẽ mang lại lợi ích cộng hưởng cho
các bên, bao gồm: hợp tác trong nghiên cứu và phát triển; trao đổi nhân sự (học giả, sinh
viên và chuyên gia); thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học thông qua hoạt động
chuyển giao công nghệ; xây dựng và phổ biến chương trình đào tạo, học tập suốt đời, phát

108
triển doanh nghiệp và quản trị. Nhìn từ góc độ chất lượng nguồn nhân lực, bài viết này phân
tích sự gắn kết giữa nhà trường (nơi đào tạo nguồn nhân lực) và doanh nghiệp (nơi sử dụng
nguồn nhân lực) trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trên khía cạnh lợi ích cho
nhà trường, doanh nghiệp và người học, từ đó đề xuất một số giải pháp mong muốn sự gắn
kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững để nguồn nhân lực
được sử dụng có ích và hiệu quả cao.

2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

2.1. Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực được hiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã
hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn
bộ dân cư có thể phát triển bình thường.

Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho
sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng
tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá
trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình
lao động. Về mặt thể lực, nó phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con người, mức sống,
thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ y tế, tuổi tác, thời gian công
tác, giới tính… Về mặt trí lực, bao gồm tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin,
nhân cách…
2.2. Vai trò của nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực quyết định đối với mọi hoạt động kinh tế. Để tạo ra sản phẩm cho xã
hội tiêu dùng phải có một quá trình kết hợp các loại nguồn lực, trong đó nguồn nhân lực
đóng vai trò quyết định, nếu thiếu thì sẽ không thể có được sản phẩm thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao của người tiêu dùng trong xã hội hoặc không thể đạt được hiệu quả trong sản
xuất kinh doanh.

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu với
các nước phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Nguồn nhân lực
cũng là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

109
2.3. Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực được hiểu ở góc độ hoàn thiện, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực và điều chỉnh hợp lý số lượng nguồn nhân lực. Để phát triển nguồn nhân lực, đứng
ở góc độ vĩ mô của nền kinh tế, phải có luật, cơ chế và chính sách tác động vào nguồn nhân
lực. Như vậy, từ đó rút ra khái niệm về phát triển nguồn nhân lực như sau: Phát triển nguồn
nhân lực là tổng thể luật, cơ chế, chính sách và biện pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của toàn xã hội và điều chỉnh hợp lý về số lượng nguồn nhân lực đáp ứng
nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển..

3. NHỮNG YÊU CẦU CỦA TỔ CHỨC SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở VN HIỆN
NAY

Đối với các tổ chức tuyển dụng, họ mong nhận được từ đơn vị đào tạo những sinh
viên có năng lực kiến thức vững vàng về chuyên môn và nghiệp vụ. Qua khảo sát tìm hiểu
từ phía nhà tuyển dụng, có một số yêu cầu chủ yếu sau:

- Đào tạo kiến thức “học phải đi đôi với hành”, nghĩa là lý thuyết phải gắn với thực
tiễn. Các trường đào tạo cần phải phân bổ và tổ chức chương trình học sao cho phù hợp với
tỷ lệ 50% và 50% giữa thời gian học lý thuyết và thời gian thực hành.

- Đào tạo trình độ ngoại ngữ và tin học vững vàng cho sinh viên, có như vậy họ mới
đủ trình độ phục vụ công việc chuyên môn ngày càng cao.

- Đào tạo kỹ năng giao tiếp, thuyết trình. Ngoài ra một số kỹ năng mềm khác sinh
viên cần có nghệ thuật giao tiếp, xử lý tình huống…

- Đạo đức nghề nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động cần phải được
chú ý, quan tâm.

- Lòng yêu nghề, chấp nhận khó khăn, gian khổ, sẵn sàng đối mặt và đón nhận những
thử thách, khó khăn mới. Chính những điều này sẽ tạo cho bản thân người học có động lực
theo đuổi nghề nghiệp mà họ đã lựa chọn. Với những yêu cầu đặt ra từ phía các tổ chức
tuyển dụng, các trường đào tạo cần phải quan tâm xem xét để tạo điều kiện tối đa cho người
học có cơ hội học tập và rèn luyện nhằm đáp ứng nhu cầu từ các tổ chức tuyển dụng

4. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GẮN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH
NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

110
- Đối với nhà trường được tổ chức tuyển dụng tư vấn về việc sửa đổi và xây dựng nội
dung chương trình đào tạo. Góp phần nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho người
học. Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học và tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chung.
Trao đổi các thông tin về khoa học, công nghệ tiên tiến và nhu cầu về nguồn nhân lực trong
thời điểm hiện tại và tương lai. Nhà trường nâng cao được chất lượng đào tạo cũng như tìm
được đầu ra phong phú cho người học, từ đó nâng cao uy tín của nhà trường trước những
yêu cầu của thị trường lao động đa dạng và luôn biến động.

- Đối với doanh nghiệp: luôn yên tâm có một đội ngũ nhân lực vững chắc hỗ trợ khi
mình có nhu cầu. Đồng thời doanh nghiệp ít tốn chi phí tuyển dụng, thử việc, vì qua thời
gian thực tập chính là thời gian sinh viên thể hiện năng lực, Doanh nghiệp có thêm quyền
và cơ hội lựa chọn và sử dụng nguồn lao động chất lượng, có trình độ, từ đó giải quyết được
bài toán nan giải về nhân lực. Được phép đánh giá chất lượng đào tạo (phát huy mặt mạnh
khắc phục những mặt yếu kém) và đóng góp ý kiến vào việc xây dựng chương trình đào tạo
của nhà trường.

Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường, tham gia vào quá trình giảng dạy và
đào tạo, doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi chất lượng sản phẩm đào tạo của nhà trường
được đảm bảo bởi đầu ra quá trình đào tạo đó là đầu vào của quá trình tuyển dụng, sử dụng
lao động của doanh nghiệp. Từ đó doang nghiệp có thêm cơ hội quảng bá thương hiệu, hình
ảnh của mình. Doanh nghiệp cũng sớm tiếp nhận những nghiên cứu mới về khoa học, công
nghệ và có thể đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng, thiết thực từ nhà
trường nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

- Về phía sinh viên, liên kết giữa đại học và doanh nghiệp giúp sinh viên có cơ hội
được lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp, tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận với hệ
thống kiến thức mới nhất, được củng cố về kỹ năng làm việc và hơn nữa là nâng cao khả
năng được tuyển dụng sau khi ra trường. Học tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên được trau
dồi kiến thức thực tế, học hỏi thêm các kỹ năng, mở rộng mối quan hệ, giúp sinh viên trưởng
thành hơn rất nhiều..

5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP


5.1. Đổi mới và tăng cường công tác quản lý của nhà nước trong việc xây dựng mối
gắn kết bền vững giữa nhà trường với doanh nghiệp

111
Nhà nước cần có chính sách, cơ chế phối hợp chặt chẽ về nguồn nhân lực giữa nhà
trường và doanh nghiệp. Các trường đại học cần được tự chủ và chủ động về quy mô đào
tạo, hình thức tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, thu chi nguồn tài chính. Khuyến
khích cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo để tăng động lực phát triển giữa các trường với
nhau về chất lượng sản phẩm đào tạo, uy tín cũng như hình ảnh, thương hiệu của nhà trường.

Cần có trung tâm dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực có sự phối hợp với các ngành ở
địa phương và sự tham gia của nhà trường cùng doanh nghiệp để đảm bảo gắn chặt giữa
đào tạo với người sử dụng.

Cần có cơ chế, chính sách để thúc đẩy sự phối, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường
với doanh nghiệp và quy định trách nhiệm của DN trong việc cung cấp thông tin về nhu
cầu lao động và hỗ trợ trong quá trình đào tạo.

Nhìn chung, đổi mới và tăng cường công tác quản lý nhà nước về xây dựng mối gắn
kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp chủ yếu phát huy ở 3 mặt: Định hướng,
khuyến khích và hỗ trợ.

5.2. Đối với nhà trường

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục bằng việc liên kết về tài chính và cơ sở
vật chất, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên ở các doanh nghiệp liên kết trực tiếp tham gia
giảng dạy. Nguồn tài chính của phần lớn nhà trường ở nước ta hiện nay vẫn phụ thuộc vào
ngân sách nhà nước và học phí. Cả hai nguồn vốn này, về cơ bản chỉ đủ cho nhà trường duy
trì các hoạt động đào tạo. Do đó, nhà trường muốn có nguồn tài chính dồi dào cần phải thực
hiện tốt công tác xã hội hóa dựa vào doanh nghiệp và nhà tài trợ dưới các hình thức: học
bổng cho sinh viên học giỏi hoặc sinh viên nghèo vượt khó, cung cấp nguồn nhân lực cho
công tác giảng dạy, hợp đồng nghiên cứu khoa học...

Gắn kết việc điều hành nhân sự và tham gia quá trình đào tạo bằng cách ưu tiên tuyển
dụng những giảng viên có kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp, xây dựng tiêu
chuẩn đứng lớp đối với giảng viên như căn cứ vào trình độ chuyên môn, chuyên ngành,
kinh nghiệm thực tế…Tùy thuộc học phần mà nhà trường có sự phân công và lựa chọn
giảng viên cho phù hợp.

Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu khoa học và thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Đây
là hình thức hợp tác cao nhất giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tăng cường chặt chẽ hơn

112
nữa về mối quan hệ giữa cựu sinh viên với nhà trường, tạo cơ chế để cựu sinh viên đang
làm việc tại doanh nghiệp có mối liên hệ gắn kết với nhà trường, có thể tổ chức những buổi
hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa lý thuyết với thực tiễn. Đây là cầu nối vững chắc, hiệu
quả, thiết thực giữa nhà trường và doanh nghiệp. Qua sự liên kết này, nhà trường sẽ cải tiến
chương trình đào tạo theo từng thời điểm sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
5.3. Đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần có kế hoạch cụ thể và lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực
bằng nhiều cách thức khác nhau có thể là cử người đi học tại các trường, trung tâm, đi tu
nghiệp nước ngoài, mời hoặc tuyển dụng người có trình độ chuyên môn tay nghề
cao…nhưng có một cách hữu hiệu nhất là việc gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với nhà
trường trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.

Doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo bằng cách góp ý kiến về xây dựng, đánh giá và
cải tiến chương trình đào tạo thông qua việc cung cấp thông tin, phản biện nội dung chương
trình đào tạo qua đó nhà trường có thể chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế.

Doanh nghiệp hỗ trợ tài chính cũng như cơ sở vật chất bằng các hình thức như hỗ trợ
học bổng cho sinh viên, ký kết các hợp đồng tư vấn, nghiên cứu khoa học. Mặt khác, doanh
nghiệp có thể hỗ trợ tài chính cho nhà trường bằng việc thành lập công ty, khu công nghệ,
khu thực hành, giảng đường, phòng thí nghiệm trang thiết bị cho giảng dạy và học tập.

Doanh nghiệp cử các chuyên viên, chuyên gia, kỹ sư, công nhân lành nghề tham gia
trực tiếp giảng dạy hoặc hướng dẫn thực hành tại trường hay tại doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần có thiện chí và tạo điều kiện tiếp nhận các giảng
viên, cán bộ quản lý đến doanh nghiệp học tập, học hỏi kinh nghiệm hoặc trao đổi những
vướng mắc giữa chương trình đào tạo và yêu cầu của thực tế.
5.4. Xây dựng một số đại học nghiên cứu

Đại học nghiên cứu là những trường dẫn đầu các hoạt động nghiên cứu và đào tạo
chất lượng cao. Các trường đại học nghiên cứu cũng phân biệt với các trường đại học khác
về tỷ lệ giữa khối lượng giảng dạy và khối lượng nghiên cứu, số lượng sinh viên đại học và
sau đại học, tỷ lệ giáo viên có học hàm, học vị, chi phí đào tạo và chi phí cho nghiên cứu
khoa học/1 sinh viên/1 năm và các kết quả hoạt động khoa học-công nghệ và đào tạo. Các
đại học nghiên cứu đóng vai trò tiên phong trong phát triển KH&CN, đào tạo và gắn kết

113
nghiên cứu khoa học với đào tạo, đồng thời, là cơ sở quan trọng đảm bảo cạnh tranh có hiệu
quả và hội nhập thành công với thế giới.

Phát triển đại học nghiên cứu là xu thế chung trên thế giới.
5.5. Tăng cường gắn kết đào tạo đại học và trên đại học với nghiên cứu khoa học trong
đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường đại học

Nhà nước cần tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu của các giảng viên đại học. Nhà
nước đóng vai trò quan trọng trong đầu tư cho nghiên cứu của các trường đại học. Các chính
phủ đóng vai trò chính trong việc cấp quỹ cho nghiên cứu tại các trường đại học. Phân chia
nguồn vốn tăng thêm đặc biệt nhằm hỗ trợ nghiên cứu và đào tạo nghiên cứu cần được ưu
tiên hàng đầu trong ngân sách giáo dục đại học trong tương lai. Các trường đại học chuyên
nghiên cứu có tầm cỡ thế giới không thể được gây dựng nếu không có sự đầu tư lớn của
nhà nước.
5.6. Tăng cường nghiên cứu khoa học trong sinh viên, học viên

Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học bằng giải pháp cơ bản là đẩy nhanh tiến
trình cải cách chương trình, cải tiến chất lượng giảng dạy cho phép người học đạt được kỹ
năng suy nghĩ có phê phán, khả năng sáng tạo. Trên thực tế, cải cách chương trình, cải tiến
chất lượng giảng dạy được nhiều nước coi là một biện pháp quan trọng để thúc đẩy sinh
viên nghiên cứu khoa học.

Nhà nước xây dựng chương trình học bổng nhằm hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu
của các sinh viên tài năng. Thêm nữa có thể ban hành quy định cho phép các sinh viên được
đến nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm của nhà nước. Gắn bó giữa sinh viên với các phòng
thí nghiệm rất quan trọng. Trên thế giới, các cơ sở giáo dục đại học ở các nước phát triển
thường gắn với những phòng thí nghiệm tầm cỡ lớn, nơi mà các sinh viên phải bắt buộc
tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học từ năm thứ ba và dần làm luật án tốt nghiệp.
5.7. Phát triển tổ chức nghiên cứu và phát triển trong trường đại học

Khuyến khích các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong trường đại học nhằm vào
các mục tiêu cụ thể: phát triển các nghiên cứu khoa học liên bộ môn, liên ngành; gắn kết
đào tạo đại học và trên đại học với nghiên cứu khoa học trong trường đại học trên cơ sở tạo
điều kiện cho giảng viên nghiên cứu và chuyển giao kết quả nghiên cứu ra bên ngoài, tạo
điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, tạo điều kiện thực hiện hoạt động ươm mầm
công nghệ; thông qua các tổ chức nghiên cứu và phát triển trong đại học để liên kết phối
114
hợp với các tổ chức nghiên cứu và phát triển ngoài trường; thu hút các nhà nghiên cứu bên
ngoài đến nghiên cứu và đào tạo tại các trường đại học; tăng sự cơ động của nguồn nhân
lực khoa học và công nghệ.

Xu hướng trên thế giới hiện nay là nhà nước hỗ trợ cho các trường đại học phát triển
những trung tâm nghiên cứu và phát triển nhằm hướng tới cạnh tranh quốc tế.
5.8. Một số giải pháp khác

Tăng cường hoạt động đào tạo của các viện nghiên cứu và cán bộ nghiên cứu. Khuyến
khích cán bộ nghiên cứu ở các viện tham gia đào tạo thông qua hoạt động kiêm nhiệm giảng
dạy ở các trường đại học và đào tạo qua các nhiệm vụ khoa học-công nghệ. Khuyến khích
phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo trong các viện nghiên cứu bằng cách: thu hút tiềm lực
của các viện vào đào tạo, gắn đào tạo với mục tiêu sử dụng nhân lực khoa học-công nghệ
của đơn vị, tạo sự cạnh tranh khuyến khích các trường đại học vươn lên; hướng các cơ sở
đào tạo trong viện nghiên cứu vào đào tạo lực lượng nhân lực khoa học-công nghệ trình độ
cao; xây dựng chế độ chính sách đối với các giảng viên trong cơ sở đào tạo thuộc viện
nghiên cứu.

Phát triển liên kết viện-trường-doanh nghiệp. Khuyến khích liên kết viện trường và
doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi đưa những kiến thức thu được từ nghiên cứu
vào giảng dạy ở trường đại học, phát triển các hoạt động nghiên cứu mang tính hợp tác giữa
các đơn vị, phối hợp trong đào tạo nhân lực khoa học-công nghệ, chuyển nhanh kết quả
nghiên cứu vào sản xuất, mở rộng và tăng cường phối hợp nguồn kinh phí dành cho nghiên
cứu và đào tạo. Khuyến khích phát triển các hình thức liên kết khác nhau: thành lập phòng
thí nghiệm liên hợp giữa các trường đại học, cơ quan nghiên cứu nhà nước và các ngành
công nghiệp; nghiên cứu xây dựng các mạng lưới liên kết giữa các trường đại học, giữa
trường đại học với viện nghiên cứu, giữa trường đại học và viện nghiên cứu với doanh
nghiệp. Có chính sách ưu tiên đối với các đối tượng tham gia liên kết trong tuyển chọn các
nhiệm vụ khoa học-công nghệ, trong hỗ trợ kinh phí phát triển nghiên cứu và đào tạo

6. KẾT LUẬN

Nước ta ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng trong khu vực và trên thế giới thì
mối gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là rất quan trọng xuất phát từ yêu cầu khách
quan của quy luật kinh tế, quy luật cung cầu, đảm bảo hài hòa lợi ích từ các bên: Nhà trường,
doanh nghiệp và xã hội. Có thể khẳng định rằng mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và
115
doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản
phẩm đào tạo của nhà trường, đồng thời là nguồn nhân lực chất lượng đầu vào của doanh
nghiệp. Vì vậy, xây dựng và củng cố mối gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp
trong việc phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc và là đòi hỏi
của xã hội. Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp cần phải có những giải pháp đồng bộ và
tối ưu nhằm xây dựng và phát triển mối gắn kết bền vững này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự án Giáo dục Đại học 2 (HEP 2) (Sử dụng vốn vay Ngân
hàng Thế giới). Báo cáo khả thi. Grant Harman. “Vai trò nghiên cứu ở các trường đại
học và nền kinh tế tri thức”
[2] Philip Albach and Jorge Balan (ed.). (2008), Class Worldwide: Transforming Research
Universities in Asia and latin America, The Johns Hopkins University Press
[3] http://truongchinhtrina.gov.vn
[4] http://vietnamnet.vn/

116
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HỖ TRỢ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

Nguyễn Huy Khang


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Email: nhkhang@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã mang đến sự chuyển biến và thay đổi lớn trong
hình thức, phương pháp giảng dạy cũng như học tập. Việc ứng dụng các công cụ, thiết bị hiện đại
với các phần mềm rất đa dạng giúp cho việc giảng dạy và học tập trở nên hiệu quả hơn, thú vị hơn
cũng như rất linh hoạt cả về không gian và thời gian. Và đại dịch covid 19 đã như một cú hích làm
bật lên vai trò của các công cụ hỗ trợ cho công tác giảng dạy và học tập từ xa khi mà điều kiện
học tập tập trung là bất khả thi.

Từ khóa: Kỷ nguyên số, Tài liệu số, Ứng dụng công nghệ, Giáo dục đại học

1. TỔNG QUAN

Trong quá trình đổi mới giáo dục, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phương pháp giáo
dục truyền thống lấy giảng viên làm trung tâm, người dạy đóng vai trò chủ đạo trong tiết
học, người học đón nhận kiến thức thụ động, một chiều. Phương pháp này làm cho người
học không cảm thấy hứng thú, không khí tiết học căng thẳng. Nó buộc người học phải phân
tích khái niệm chính, hỏi các câu hỏi, tạo ra kết nối giữa nhiều ý tưởng và nhận diện các
biến thể trước khi rút ra kết luận logic cuối cùng.

Thực tế quá trình giảng dạy cho thấy, có nhiều phương pháp dạy học truyền thống
khác nhau. Nhóm dùng lời thì có phương pháp dạy học gợi mở - vấn đáp, phương pháp
thuyết trình, phương pháp giải thích. Nhóm trực quan thì có phương pháp dạy học trực
quan, phương pháp trình diễn. Nhóm thực hành thì có phương pháp dạy học luyện tập và
thực hành, phương pháp ôn tập, phương pháp cộng tác độc lập, phương pháp công tác thí
nghiệm.

Nhìn chung thì nội dung của dạy học truyền thống gói trọn trong sách vở và những
gì nhận được trên lớp do giáo viên truyền đạt, chú trọng đến việc cung cấp tri thức, kỹ xảo,
học để thi, nên thường thi xong người học sẽ quên đi ngay kiến thức đã học trước đó.

Những hạn chế của phương pháp truyền thống đã được chỉ rõ. Vì vậy, trong những
năm gần đây các nhà giáo dục đã đưa ra phương pháp lấy người học làm trung tâm. Nhờ có
phương pháp này người học cảm thấy hứng thú học bài hơn, tiếp thu bài dễ hơn, không khí

117
thảo luận sôi nổi hơn. Trong đó việc tích hợp, sử dụng công nghệ đa phương tiện vào trong
quá trình dạy học đã mang đến những đổi mới rất lớn trong tương tác giữa người học với
nhau, giữa giáo viên với học sinh, sinh viên.

Dạy học ngày nay chú trọng đến việc rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp, phản
biện, khuyến khích sáng tao, tăng cường tương tác, dạy phương pháp, rèn kỹ năng đọc hiểu
và tự nghiên cứu. Qua đó, người học học dễ đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống
hiện tại và chuẩn bị hành trang cho tương lai. Người học thấy việc học là cần thiết, giúp ích
cho chính mình và gián tiếp mang lại lợi ích cho xã hội.

Với cách học hiện đại, người học được tiếp cận kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau
như: từ giáo viên, qua sách, báo, các tài liệu điện tử, đến học qua internet. Việc khai thác
tìm hiểu những thông tin nào là hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu, kinh nghiệm của người
học. Dạy học trong môi trường hiện nay hết sức cơ động và linh hoạt, học ở lớp, học online,
học trong phòng thí nghiệm, thực nghiệm ở hiện trường, thực tập tại các nhà máy, doanh
nghiệp, người học tự học, học và làm việc theo nhóm.

Hiện nay trong giáo dục nói chung và trường học nói riêng đã và đang sử dụng thiết
bị đa phương tiện phục vụ cho quá trình dạy học ngày một nhiều như: cơ sở vật chất, phương
tiện dạy học, thiết bị dạy học, dụng cụ học tập, tài liệu, tài nguyên ảo, ứng dụng thực tế
ảo… Việc tích hợp công nghệ dựa trên nền tảng đổi mới phương pháp dạy học truyền thống
đã mang lại sự đổi mới mạnh mẽ cho cả hệ thống giáo dục.

2. GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN SỐ

Trong thời đại công nghệ số với sự bùng nổ của internet, việc người học sở hữu
những chiếc điện thoại thông minh, những máy tính bảng hay máy tính cá nhân có kết nối
internet ngày càng trở nên phổ biến. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp dạy và
học, đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức giáo dục truyền thống, tiến tới một không gian
giáo dục chủ động, linh hoạt và toàn cầu. Những nền tảng số cho giáo dục ngày càng được
ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các trường đại học trong nước.

E-learning là một hình thức giáo dục, học tập dựa trên sự kết nối của internet. Giảng
viên và học viên đều có thể tham gia vào lớp học được mở trên hệ thống thông qua máy
tính máy tính bảng hay điện thoại thông minh có kết nối internet. Khi đăng nhập vào hệ
thống, không gian được tổ chức như một lớp học, giảng viên có thể trực tiếp giảng dạy cho
người học hoặc giao bài tập, lưu trữ bài giảng, tài liệu học tập dưới nhiều định dạng khác
118
nhau như Word, PDF, Video… Học viên có thể theo dõi bài giảng trực tuyến hoặc có thể
học tập bất cứ lúc nào, nộp bài tập cho giáo viên, thảo luận trong diễn đàn, thực hiện các
bài kiểm tra, bài thi… Cụ thể E-learning có những công cụ hỗ trợ giảng dạy như: Sử dụng
công cụ soạn bài điện tử; Công cụ mô phỏng; Công cụ tạo bài kiểm tra; Công cụ tạo bài
trình bày có multimedia; Công cụ seminar điện tử…

Ngoài ra còn có những phần mềm cho phép chúng ta dễ dàng tạo các video hướng
dẫn, giải thích, các khóa học trực tuyến với khả năng của chương trình là không giới hạn;
Kết nối với người học thông qua các clip ghi hình màn hình, âm thanh, các video giảng bài
của giảng viên. Các công cụ chủ yếu như: quay thao tác màn hình; Thiết lập thêm một số
hiệu ứng; Hiệu chỉnh lại đoạn phim ghi được; Xuất phim ra một định dạng theo yêu cầu;
Chia sẻ và trình chiếu giáo án điện tử. Microsoft Teams, Zoom, Google Meet… là những
ứng dụng được nhiều trường đại học sử dụng để thực hiện giảng dạy trực tuyến trong thời
kỳ Covid bởi giao diện thân thiện, dễ sử dụng và tích hợp nhiều tính năng phục vụ cho các
hoạt động liên quan đến công tác giảng dạy một cách đầy đủ nhất có thể. Người học sử
dụng tích hợp công nghệ trong thời đại số trong việc học có thể coi là người học số, người
giảng dạy là người dạy số và môi trường học tập giảng dạy là một môi trường số.

2.1. Người dạy số

Với nhiều ứng dụng công nghệ mới hiện nay trong lĩnh vực giáo dục, người học có
thể kết nối với các nguồn thông tin đa dạng về lĩnh vực, phong phú về định dạng, ngôn ngữ,
tất cả đều vượt ra khỏi khuôn viên của nhà trường. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với đội
ngũ giáo viên giảng dạy phải liên tục cập nhật, tìm hiểu và triển khai áp dụng những công
nghệ mới đang thay đổi hàng ngày hàng giờ để đáp ứng được nhu cầu của người học. Trên
nền tảng công nghệ, người dạy thực hiện vai trò hướng dẫn, truyền tải, kết nối người học
với nguồn dữ liệu, học liệu; Giáo viên là người dạy số, phải làm chủ được công nghệ để sẵn
sàng hỗ trợ người học cách tiếp cận, chấp nhận sử dụng, truyền cảm hứng cho người học
để có thể sử dụng công nghệ, khai thác được tối đa nguồn tài nguyên phong phú này. Ngày
nay, việc sử dụng các ứng dụng hỗ trợ học tập với tư cách là “giáo viên ảo”, sử dụng các
công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), kết nối Internet vạn vật (IoT), máy
học (Learning machine), học sâu (Deep learning)… ngày càng trở nên phổ biến. Với sự hỗ
trợ của những “chuyên gia ảo” này, dường như người học cũng ngày càng trở nên hứng thú

119
hơn với việc học tập và nghiên cứu, sẵn sàng thử trải nghiệm và đăng ký sử dụng các ứng
dụng hỗ trợ thông minh này.

2.2. Người học số

Theo cách tiếp cận này người học giờ đây trở thành trung tâm. Học hiện đại, người
học chủ động hơn trong việc lựa chọn nội dung chương trình học tập, được tự do lựa chọn
các module được thiết kế sẵn trong khung chương trình đào tạo. Theo xu hướng này, quá
trình dạy học sẽ hướng đến người học cần phải làm quen với chương trình học mới gồm cả
học trực tiếp trên lớp và học trực tuyến trên hệ thống. Người học cần cân nhắc lựa chọn
cách thức, chương trình học theo định hướng cá nhân được quyết định bởi năng lực, sở
thích, phong cách, nhu cầu của mỗi cá nhân đó. Trong thời đại công nghệ số, người học là
một mắt xích quan trọng trong một nhóm, trong một tổ chức, là một thành phần của mạng
lưới, do đó người học cần phải chủ động rèn luyện, trang bị những kỹ năng học tập làm
việc độc lập cũng như kỹ năng làm việc theo nhóm để đảm bảo hiệu quả công việc - việc
học với ai, học cái gì, thời điểm nào, cũng cần bố trí sắp xếp một cách khoa học và hợp lý.

2.3. Môi trường học tập số

Quá trình tương tác của người học với các sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI), ứng
dụng giáo viên ảo trong dạy học, công nghệ nhận diện khuôn mặt (Face recognition), nhận
diện cảm xúc (Emotive recognition)… sẽ tạo ra các cơ hội tiếp cận thông tin mới, đa dạng
và hiệu quả hơn đối với người học. Với những học phần đặc biệt, ứng dụng thực tế ảo
(Virtual Reality-VR), thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality –AR), thực tế hỗn hợp
(Mixed Reality-MR)… sẽ tạo ra các cơ hội tương tác trong không gian ảo, đa chiều, tăng
khả năng tiếp cận, xử lí thông tin; mở rộng không gian, môi trường học tập; phát triển năng
lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề của cả người học và người dạy, qua đó chất lượng
dạy và học không ngừng được tăng lên.

2.4. Tài liệu số

Với những nỗ lực cố gắng của người học số, người dạy số, khi tham gia vào môi
trường số thì tài liệu số cũng đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Các nguồn thông tin, nội
dung, kiến thức, kỹ năng giáo dục đang dần được số hóa từ khâu thiết kế, sản xuất, xuất
bản, lưu trữ với dung lượng cực lớn tạo ra những nguồn học liệu mở vô cùng đồ sộ. Học
liệu được lưu trữ, số hóa sẽ giúp cho người đọc dễ dàng tiếp cận, tra cứu thông tin, chia sẻ

120
và đóng góp ý tưởng,… Tài liệu số dần trở thành mục tiêu, phương tiện hữu hiệu trong các
quá trình giáo dục.

3. VAI TRÒ CỦA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP

Vai trò của ứng dụng công nghệ vào giảng dạy và học tập được thể hiện ở nhiều góc
độ sau đây:

Ứng dụng công nghệ vào giảng dạy có vai trò thúc đẩy giáo dục mở, giúp hoạt động
giáo dục đạt hiệu quả cao hơn: Công nghệ thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúp con người
tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu
về thời gian. Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy.
Chương trình giáo dục mở giúp con người trao đổi và tìm kiếm kiến thức một cách hiệu
quả. Học và dạy hiện đại yêu cầu cần phải tiếp cận một vấn đề từ nhiều nguồn thông tin
khác nhau, dưới nhiều góc nhìn khác nhau, qua đó người đọc có được cái nhìn phổ quát, có
cơ hội đào sâu kiến thức, tìm ra được bản chất cốt yếu, nguyên nhân sâu xa của vấn đề, góp
phần nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy, điều này gián tiếp giúp cho công tác học tập
nghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn. Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp
người học, người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian
nào. Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đaị.

Giảng viên tiết kiệm được nhiều thời gian dạy và không quá vất vả khi thể hiện
những nội dung kiến thức mới, bài học được thiết kế linh hoạt theo đặc trưng bộ môn hoặc
nội dung tiết học. Quan trọng, việc áp dụng kỹ thuật công nghệ vào trong giảng dạy giúp
giảm được nhiều chi phí hơn so với cách dạy truyền thống khô khan. Từ đó, giúp học sinh,
sinh viên không còn sợ, không còn chán ghét cách học viết, thay vào đó là sự say mê, tìm
tòi, học hỏi nhiệt tình trong học tập.

Để phương pháp này thực sự có hiệu quả trên thực tế, giảng viên phải tự học hỏi trau
dồi thêm những kiến thức chuyên môn, các phương pháp dạy mới, phương pháp dạy học
theo phương châm lấy người học làm trung tâm. Song song đó các trường cần đầu tư những
trang thiết bị dạy học cho phù, cần tạo điều kiện để bồi dưỡng giảng viên biên soạn giáo án
điện tử, sử dụng thành thạo các thiết bị giảng dạy hiện đại nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Người dạy và học dễ dàng thu thập, tổng hợp, lưu trữ được lượng kiến thức phong phú đa
dạng và được cập nhật thường xuyên: Với giáo dục truyền thống, sinh viên tiếp nhận kiến
thức chủ yếu từ sách vở, giáo trình và ngồi nghe giáo viên giảng trên lớp thì hiện nay, nguồn
121
kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối internet, chúng ta có thể tìm
thấy hàng nghìn hàng triệu kết quả tra cứu sau một cú click chuột. Công nghệ giúp truy cập
tức thời tới các nguồn tri thức, từ kiến thức phổ thông tới tri thức học thuật đều có thể dễ
dàng tìm kiếm và áp dụng trong các quy trình giảng dạy thông qua các hệ thống tra cứu của
thư viện, các search engines như Google Search, Google Scholars, Google Books, các cơ
sở dữ liệu học thuật như Scopus, các mạng xã hội học thuật như Academia, Resarch
Gates,… Trong giáo dục hiện đại, người dạy là người truyền thu kiến thức cơ bản, cốt lõi,
đóng vai trò là người hướng dẫn người học cách thức khai thác thông tin dồi dào, đa chiều
từ internet. Điều này đóng một vai trò to lớn trong quá trình đổi mới giáo dục giúp cá nhân
hóa học tập, rèn luyện, nâng cao tinh thần học tập chủ động, học tập đi đôi với thực tiễn,
nhằm phát huy tối đa tính sáng tạo của mình.

Mang lại sự tiện lợi bởi không gian và thời gian học tập nghiên cứu linh động: Người
học có thể tự học ở mọi lúc (bất kể thời gian nào được cho là phù hợp với từng cá nhân),
mọi nơi (bất kể nơi nào miễn có kết nối internet với chương trình trực tuyến, hoặc có thể
lưu lại để học trên máy tính, điện thoại (khi không có kết nối internet). Ứng dụng công nghệ
cho phép tất cả mọi người có thể tham gia thảo luận một vấn đề nào đó (hội thảo, hội nghị,
họp,…) mà không cần phải tập trung tại một địa điểm, không phải ở cùng một quốc gia, qua
đó góp phần tạo ra một xã hội học tập rộng lớn mà ở đó, người học có thể chủ động học
tập, trao đổi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm suốt đời.

Vai trò trong việc thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân: Với sự thuận tiện cho việc
học ở mọi lúc mọi nơi, ứng dụng công nghệ sẽ tạo cơ hội cho người học có thể lựa chọn
những vấn đề mà mình ưa thích, phù hợp với năng khiếu, sở thích, từ đó phát triển theo thế
mạnh của từng người. Chính điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các tài năng. Chương
trình học sẵn có, học liệu mở phong phú khiến cho việc tra cứu dễ dàng sẽ gián tiếp thúc
đẩy các cá nhân chủ động trang bị thêm nhiều những kiến thức mới, lấp đầy những lỗ hổng,
kích thích tìm tòi, khám phá và sáng tạo. Bên cạnh đó, với công nghệ phù hợp, hấp dẫn nên
dễ dàng gắn kết người học. Các thiết bị như máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh
có kết nối Internet đều là những công cụ mà người học có thể sử dụng ở nhà hay bất cứ đâu
ngay cả trên đường di chuyển. Do đó, người học sẽ thoải mái và tích cực hơn khi dùng các
công cụ này để kết nối với bạn học, thầy cô và với nhà trường. Phương pháp học mới dùng
đa phương tiện, sinh viên không cần tích luỹ mọi thông tin bằng việc ghi nhớ, điều họ cần
biết là làm sao tìm và quản lí thông tin được khi cần thiết. Họ cần biết cách xử lý thông tin
122
mà họ có thể dễ dàng tìm trong mạng. Sử dụng công nghệ trong lớp học giúp người học dễ
dàng biểu thị mối quan tâm, sự chú ý, những mong đợi và thái độ tích cực với việc học.

Vai trò trong việc nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ: Việc ứng dụng công
nghệ thông tin nói chung trong quản trị hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công
nghệ trong các trường đại học bao gồm các nội dụng cơ bản như: Ứng dụng trong quản trị
việc đăng ký và cấp mã số các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ; Ứng dụng trong quản
trị hoạt động nghiên cứu khoa học của chủ thể nghiên cứu khoa học; Ứng dụng trong quản
trị đầu ra của sản phẩm nghiên cứu khoa học; Ứng dụng trong quản trị và bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ. Như vậy, các trường đại học, làm tốt việc ứng dụng công nghệ trong quản trị
hoạt động nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ, sẽ góp phần nâng cao chất lượng
nghiên cứu khoa học và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho người làm công tác nghiên cứu
khoa học, qua đó cũng nâng tầm vị thế, khẳng định được thương hiệu, xây dựng được hình
ảnh của các cơ sở giáo dục đào tạo.

Đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng nhanh
với công việc trong tương lai: Xu hướng giáo dục và đào tạo ngày nay là đào tạo đi đôi với
sử dụng, dạy nghề đi đối với hướng nghiệp ngày càng trở nên phổ biến đối với các trường
đại học trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Việc người học được tiếp cận những
ứng dụng công nghệ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp rèn luyện những kỹ
năng thực hành, làm việc trong môi trường công nghệ, khi ra trường sẽ sớm hòa nhập với
môi trường làm việc mới đòi hỏi những kỹ năng cũng như hiểu biết nhất định về công nghệ.
Trên thực tế không chỉ dừng ở kỹ năng số, người học còn được rèn kỹ năng mềm, tư duy
phản biện, khả năng nghiên cứu độc lập, và thành thạo trong phối hợp sử dụng công nghệ
nên nhanh chóng đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết của thực hiễn thực hành nghề
nghiệp. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục có tác động trực tiếp đến
nguồn nhân lực có chất lượng cao cho doanh nghiệp, tạo điều kiện mở rộng hợp tác lao
động. Việc hợp tác lao động trên thị trường, sẽ tạo sự liên kết giữa nhà trường - doanh
nghiệp - người học, mang lại lợi ích cho tất cả các các bên: Đối với người học, được cam
kết tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp. Đối với nhà trường, sẽ nâng cao thương hiệu, uy
tín và vị thế trên thị trường giáo dục, đồng thời ngày càng thu hút được người học. Đối với
doanh nghiệp, mô hình này sẽ giúp họ chủ động nguồn nhân lực được đào tạo bài bản theo
đúng yêu cầu của doanh nghiệp.

123
Như vậy, ứng dụng công nghệ trong giảng dạy và học tập hay nói cách khác việc đổi
mới chương trình đào tạo theo hướng cập nhật các công nghệ tiên tiến, hiện đại sẽ là nền
tảng để cung ứng được nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng cao cho nền kinh tế hiện nay.

4. NHỮNG LƯU Ý KHI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG GIẢNG DẠY

Công nghệ có thể làm phân tán người học trong lớp học. Trong lúc giáo viên giảng
bài, sinh viên thường có xu thế giảm tập trung khi họ đồng thời sử dụng máy tính bàn hoặc
máy tính bảng, điện thoại thông minh cho những mục đích ngoài học tập. Cần có các quy
định và hướng dẫn người học tuân thủ các nguyên tắc sử dụng máy tính trong giờ học.

Công nghệ có thể làm sinh viên tách khỏi các tương tác xã hội thực. Thay vì đến thư
viện hoặc phòng thí nghiệm để học tập và nghiên cứu với học liệu và tương tác thực, sinh
viên có thể chỉ ở nhà, vào Internet để tìm thông tin. Để khắc phục điều này, cần tạo ra các
bài tập tại lớp với yêu cầu sinh viên sử dụng đồng thời cả các công cụ công nghệ và các bài
thuyết trình miệng, các hoạt động làm việc nhóm, và các trải nghiệm thực tế xã hội.

Công nghệ có thể tạo cơ hội cho những hành vi thiếu trung thực của người học tại
lớp cũng như trong việc làm bài tập. Việc sao chép từ nội dung của người khác sang của
mình, hay thậm chí thuê người học, làm bài tập, trở nên dễ dàng hơn. Để khắc phục điều
này cần sử dụng các phần mềm rà soát trùng lặp, đưa ra các quy định chặt chẽ, thay đổi
chiến lược kiểm tra đánh giá theo định hướng đòi hỏi sự sáng tạo, giải quyết vấn đề…

Không phải sinh viên nào cũng có điều kiện sử dụng các tài nguyên công nghệ. Một
số sinh viên không thể mua điện thoại thông minh hay iPad, hay thậm chí giáo trình. Với
nhóm sinh viên này, cần chỉ dẫn họ tới thư viện hoặc các hỗ trợ tương đương mà trường đại
học có thể cung cấp. Ngoài ra, có thể xây dựng các hoạt động học theo nhóm để các sinh
viên có thể chia sẻ nguồn lực học tập với nhau.

Học liệu và thông tin mà người học tìm được không phải lúc nào cũng có chất lượng
và nội dung phù hợp. Internet là một thế giới thông tin hỗn tạp. Sinh viên cần các hướng
dẫn, trợ giúp để xác định đúng các nguồn thông tin phù hợp, cũng như nhận diện được
những nguồn không đáng tin cậy. Định hướng và hỗ trợ sinh viên sử dụng tài nguyên giáo
dục mở (OERs) là một lựa chọn tốt.

Việc soạn bài giảng có thể tốn nhiều công sức vì công nghệ. Việc lựa chọn công
nghệ để sử dụng trong giảng dạy không dễ dàng và cần đầu tư công sức. Cần phải làm cho

124
việc sử dụng công nghệ trở nên tự nhiên như hoạt động sống hàng ngày. Cần dành thời gian
học cách sử dụng công cụ và tìm cách luôn có được các hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng khi cần.

Công nghệ là công cụ, phương tiện và không thể thay thế người giảng viên ở những
khía cạnh xúc cảm và sáng tạo. Công nghệ giúp tạo lập một môi trường học tập linh hoạt,
dẫn nguồn cho đổi mới, sáng tạo. Đặc biệt, công nghệ giúp chuyển đổi hoạt động của giảng
viên từ phương thức truyền thống sang một môi trường học tập nhiều tương tác hơn. Việc
ứng dụng công nghệ có thể tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng trong giáo dục, công
nghệ có thể đem đến cho giảng viên những trải nghiệm mới, phát kiến mới, phương thức
mới trong giảng dạy và tương tác, phối hợp với sinh viên.

5. KẾT LUẬN

Nói tóm lại, có thể thấy việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy là một xu thế tất
yếu, có vai trò quan trọng và sẽ đem lại lợi ích nhất định cho các cá nhân, tập thể và cho
toàn xã hội. Khi nhận thức được vấn đề này một cách rõ ràng và chắc chắn, chúng ta sẽ sẵn
sàng chấp nhận, tích cực phấn đấu, thay đổi tư duy, chung tay đổi mới toàn diện giáo dục
theo hướng hiện đại.

Nâng cao tính sáng tạo và trở nên linh hoạt hơn trong quá trình giảng dạy của giảng
viên, bài giảng ngày càng phong phú, hấp dẫn hơn; Dễ dàng chia sẻ bài giảng với đồng
nghiệp, cùng nhau thảo luận và nâng cao chất lượng bài giảng của mình.

Về phía người học: được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn phương
pháp đọc - chép truyền thống; Sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên cũng được cải
thiện đáng kể, sinh có nhiều cơ hội được thể hiện quan điểm riêng của mình.

Như vậy, những ứng dụng công nghệ mới sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho người
học, người dạy mà còn có ý nghĩa rất trọng với sự phát triển của cả xã hội và đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục. Cẩm nang ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy đại học. Đại học Quốc gia Hà Nội.
[2]. Lê Kim Long (2020). Bài giảng Lý luận và phương pháp dạy học đại học. Đại học Quốc
gia Hà Nội.
[3]. Mai Văn Hưng (2020). Bài giảng Nâng cao năng lực tự học cho người học. Đại học
Quốc gia Hà Nội.
[4]. http://cte.vnu.edu.vn/vi-sao-can-ung-dung-cntt-trong-giang-day/

125
HỢP TÁC ĐẠI HỌC - DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nguyễn Thanh Bình


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Email: ntbinh@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Hợp tác giữa đại học - doanh nghiệp là xu hướng phổ biến trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng. Nó có tác động tích cực tới hoạt động đào tạo, nghiên cứu và phát
triển trong đại học và không ngừng nâng cao trình độ sinh viên. Bài viết phân tích lợi ích của việc
hợp tác giữa đại học với doanh nghiệp, kết quả đã đạt được ở một số trường đại học ở Việt Nam
từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị tháo gỡ các rào cản nhằm thúc đẩy hợp tác, tăng hiệu
quả hoạt động của các đại học ở Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Từ khóa: doanh nghiệp, đại học, hợp tác

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đòi hỏi người lao động phải có kiến thức chung, kỹ
năng nghề nghiệp, năng lực thực hành nghề nghiệp, tác phong và thái độ làm việc chuyên
nghiệp. Nhằm đáp ứng đòi hỏi về đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội, thời
gian qua nền giáo dục Việt Nam chú trọng phát triển giáo dục đào tạo theo định hướng ứng
dụng. Giáo dục định hướng ứng dụng cung cấp các chương trình đào tạo theo chuẩn quốc
tế, tập trung mạnh vào việc đào tạo sinh viên có khả năng đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển
dụng ngay sau khi tốt nghiệp ra trường, đáp ứng được những nhu cầu nguồn lực lao động
của xã hội. Một trong những giải pháp hiệu quả triển khai giáo dục định hướng ứng dụng
chính là xây dựng mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp. Tại sao cần phải liên kết
giữa nhà trường và doanh nghiệp? Điều này mang lại lợi ích gì? Giải pháp tăng cường hiệu
quả của mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp? Những nội dung này sẽ được tác
giả trình bày trong bài viết “Hợp tác đại học – doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”.

2. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Khái quát về quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp

Mô hình đào tạo liên kết giữa cơ sở giáo dục và doanh nghiệp được đề xướng bởi nhà
triết học Đức Willhelm Humboldt. Theo ông, trường đại học ngoài chức năng đào tạo phải
có chức năng nghiên cứu và hợp tác với các ngành công nghiệp. Quan hệ hợp tác giữa
Trường Đại học (TĐH) và doanh nghiệp (DN) là tất cả mọi hình thức tương tác trực tiếp

126
hay gián tiếp, có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại học và các DN nhằm hỗ trợ
lẫn nhau vì lợi ích của cả hai bên: Hợp tác trong nghiên cứu và phát triển; Kích thích sự
vận động năng động qua lại của giảng viên, sinh viên và các nhà chuyên môn đang làm việc
tại các DN; Thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; Xây dựng chương trình đào tạo; hỗ
trợ các nỗ lực sáng nghiệp và quản trị tổ chức.

Mối quan hệ hợp tác giữa TĐH và DN được hiểu như là những giao dịch giữa các
TĐH và các tổ chức sản xuất kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Đẩy mạnh việc hợp tác
này và khai thác giá trị của nó có thể giúp nhà trường tháo gỡ những khó khăn về tài chính,
giúp các DN đạt được hoặc duy trì ưu thế cạnh tranh trong thị trường năng động ngày nay.
Mối quan hệ này cũng đóng góp cho sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và đáp ứng đòi
hỏi của thị trường lao động (Carayon, 2003,Gibb & Hannon (2006), Storm (2008), Razvan
& Dainora (2009).

Ở Việt Nam, hợp tác giữa TĐH và DN được Đảng và Nhà nước quan tâm từ
hai thập niên trở lại đây. Các văn bản tuyên bố chủ trương và chỉ đạo khẳng định:
các TĐH phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng
dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống; thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các DN,
cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo
nhu cầu xã hội; coi DN là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ,
là nguồn nhu cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học – công nghệ…

2.2. Lợi ích của việc liên kết, hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
theo chiều sâu, mà bản chất là thay đổi động lực của tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao
động, tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng
trưởng đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có chất lượng cao: được đào tạo bài bản, có kỹ năng
làm việc. Tuy nhiên, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), chưa đến 20% lực lượng lao
động của Việt Nam được đào tạo chuyên môn và những kỹ năng được trang bị thường
không phù hợp với đòi hỏi của thị trường. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng như hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt, sự chuyển dịch nguồn
lao động giữa các nước là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt
Nam nói chung. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp luôn mong muốn xây
dựng được lực lượng lao động mạnh. Trong khi đó, các trường có sứ mệnh đào tạo và cung
127
cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu lao động của doanh nghiệp và xã hội.
Như vậy, về mặt lý thuyết, doanh nghiệp và nhà trường rất cần “hợp tác” trong công tác
đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, qua đó tận dụng được thế mạnh của nhau. Theo kinh
nghiệm của các nước phát triển, quan hệ hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là
yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng hệ thống giáo dục gắn liền yêu cầu thực tiễn, đáp ứng tốt
hơn nhu cầu của xã hội. Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy, mối quan hệ giữa cơ sở đào
tạo và doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho cả hai bên và cho xã hội. Tuy nhiên,
ở Việt Nam, việc hợp tác giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Hầu hết
các doang nghiệp đang đóng vai trò "săn bắt" hơn là "nuôi trồng" nguồn nhân lực trong
tương lai. Hình thức hợp tác phổ biến hiện nay là: tuyển dụng trực tiếp từ cơ sở đào tạo,
một số doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên làm thêm, thực tập. Rào cản lớn nhất của
hợp tác cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay là sự thiếu hụt thông tin từ cả
hai phía. Bên cạnh đó, phần lớn các hoạt động hợp tác đều xuất phát từ các mối quan hệ cá
nhân giữa cán bộ, giảng viên trong cơ sở đào tạo với đại diện doang nghiệp, làm giảm tính
bền vững và chuyên nghiệp trong quản lý, tổ chức các hoạt động.

3. KẾT QUẢ HỢP TÁC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP ĐIỂN
HÌNH Ở MỘT SỐ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

3.1. Kết quả hợp tác điển hình ở một số đại học

Kết quả nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục bậc đại học tham gia Dự án “Giáo dục đại
học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng” do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai (POHE)
cho thấy: hoạt động hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam đã và
đang phát triển nhưng chưa thực sự phổ biến. Trong số các TĐH, Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh là trường thiết lập được mối quan hệ hợp tác nhiều nhất với 120 doanh
nghiệp. Các trường đại học khác có số lượng các doanh nghiệp hợp tác chưa nhiều nhưng
lợi ích mang lại thì rất lớn. Kết quả khảo sát của một số TĐH:

Đại học Quốc gia Hà Nội đã đẩy mạnh việc liên kết với doanh nghiệp. Kết quả là,
trường đã thực hiện hợp tác toàn diện với các tập đoàn và doanh nghiệp lớn như VinGroup,
Viettel, Dầu khí,… bình quân mỗi năm đã có gần 1.500 lượt cán bộ và trên 1.200 lượt sinh
viên được trao đổi với nước ngoài, hàng nghìn sinh viên bậc đại học được trao học bổng từ
các doanh nghiệp với tổng giá trị 5 tỷ đồng/năm; các nhà khoa học và các đơn vị thuộc Đại

128
học Quốc gia Hà Nội triển khai hàng chục đề tài/chương trình/dự án lớn phục vụ cộng đồng
và theo đặt hàng của các doanh nghiệp.

Đại học Công nghiệp Hà Nội: Theo báo cáo tổng kết của Trung tâm Hợp tác với
doanh nghiệp, năm 2017, Trường đã liên kết với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc mở các
lớp đào tạo ngắn hạn cho cán bộ, công nhân ngành Điện nâng cao được kiến thức mới, công
nghệ mới và trình độ quản lý, các công nhân đã nâng cao được trình độ tay nghề trong quá
trình sản xuất. số lượng các khóa học ngắn hạn do doanh nghiệp gửi tới Trường tăng
174,78% so với năm trước. Số lượng chương trình thực tập trải nghiệm tại doanh nghiệp là
26, với khoảng 1.938 sinh viên tham gia tại các doanh nghiệp như: Samsung Việt Nam,
Canon Việt Nam, Foxconn, Toyo Denso, TNHH Gia Minh... Năm 2017, Nhà trường tiếp
tục ký kết hợp tác với Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA) triển khai chương trình
chất lượng cao chuyên ngành kế toán - tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo trao đổi
cán bộ giảng dạy và hỗ trợ tài chính đào tạo cho sinh viên. Thông qua việc liên kết đào tạo
trên, chất lượng sinh viên tốt nghiệp ra trường được các doanh nghiệp đánh giá cao. Theo
thống kê của Nhà trường, số lượng sinh viên tốt nghiệp có việc làm chiếm 95,22%.

Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã có mối quan hệ chặt chẽ với hơn 200 doanh
nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn, tạo cầu nối vững chắc giữa nhà trường và doanh nghiệp trong
việc giới thiệu sinh viên thực tập và tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Doanh nghiệp trực tiếp
đặt hàng với nhà trường trong công tác đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực. Đồng thời, các
doanh nghiệp cũng rất tích cực tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo thông
qua việc cung cấp ý kiến phản hồi, góp ý có giá trị về sinh viên cũng như chương trình đào
tạo của nhà trường.

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, nhờ có sự gắn kết chặt chẽ, nhiều công
ty đã hỗ trợ trang thiết bị cho nhà trường. Chẳng hạn, Công ty Toyota Việt Nam đã hỗ trợ
xưởng thực hành với đầy đủ trang thiết bị, phụ tùng cơ khí ô tô để sinh viên làm quen với
máy móc, sửa chữa, lắp ráp phụ tùng ô tô... Trong khi đó, nhiều công ty khác đã đặt phòng
thí nghiệm tại trường với trang thiết bị hiện đại.

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã có 120 xưởng thực hành được trang bị
hiện đại và trên 400 phòng thí nghiệm các loại, trong đó đã có sự đầu tư không nhỏ của các
doanh nghiệp.

129
Hợp tác giữa Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBKHN), một trường đại học
trọng điểm thực hiện với Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông trong R&D, chuyển
giao công nghệ là một hợp tác tiêu biểu, nhiều đề tài, dự án tăng cường năng lực nghiên
cứu, hai phòng thí nghiệm chung (01 đặt tại Rạng Đông và 01 tại Trường) đã hình thành
góp phần tạo nên sự tăng trưởng vượt bậc của Rạng Đông trong sản xuất - kinh doanh. Đặc
biệt là mô hình BK Holding (BKH) gồm hệ thống các doanh nghiệp: 8 công ty thành viên,
1 chương trình hợp tác đào tạo và 2 trường đào tạo (Cao đẳng và Trung học phổ thông) do
Trường ĐHBKHN góp vốn sáng lập và cử người tham gia hội đồng quản trị. BKH đóng
vai trò cầu nối hợp tác, kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp và cá nhân cho các nhà khoa
học và nhà trường khi có nhu cầu phát triển sản phẩm, thương mại hóa hoặc đầu tư nghiên
cứu ban đầu về công nghệ. Điểm đặc biệt là Trường ĐHBK hoặc các đơn vị, cá nhân trong
trường có thể góp vốn vào các doanh nghiệp này bằng chính “sáng kiến, quy trình công
nghệ và sở hữu trí tuệ”. Kết quả sản xuất - kinh doanh của BKH tăng đều hàng năm từ năm
2009 đến nay về doanh thu, chia cổ tức và đóng góp doanh thu cho nhà trường từ lợi nhuận.
Năm 2013, BKH đã chia trên 3 tỷ đồng cổ tức, chuyển về nhà trường gần 5 tỷ đồng chi phí
sử dụng cơ sở vật chất và trên 8 tỷ đồng lợi nhuận.

3.2. Một số hạn chế

Như vậy, mô hình đại học - doanh nghiệp đã và đang được áp dụng khá rộng rãi ở
Việt Nam. Mô hình hợp tác này đã mang đến nhiều lợi ích cho cả trường đại học và doanh
nghiệp và đặc biệt là sinh viên, tuy nhiên, sự hợp tác này còn tồn tại một số vấn đề sau:

Một là, hợp tác TĐH - DN ở Việt Nam thời gian vừa qua còn mang tính ngắn hạn,
hoặc gắn với tư tưởng nhiệm kỳ, chưa cam kết đảm bảo duy trì nguồn nhân lực và chất
lượng đào tạo đồng đều ở các sinh viên. Chưa có các hợp tác mang tính dài hạn giữa các
bên. Các TH và các DN chưa coi các hợp tác giữa hai bên là phương tiện, giải pháp đóng
góp vào sự phát triển để thực hiện chiến lược của mỗi bên.

Hai là, về phương thức, các đại học chủ yếu thực hiện hình thức nhận tài trợ từ doanh
nghiệp. Số lượng các ký kết hợp tác và số lượng các đối tác có xu hướng tăng nhanh về mặt
số lượng nhưng các đối tác doanh nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng thấp.

Ba là, về nội dung, hợp tác thời gian qua của các đại học chủ yếu là ở hoạt động đào
tạo, cung ứng lao động cho doanh nghiệp. Hợp tác trong nghiên cứu khoa học và công nghệ
còn hạn chế và chưa theo kịp xu thế của thế giới.
130
Bốn là, vai trò hỗ trợ đào tạo của DN đối với đào tạo sinh viên còn mờ nhạt, một số
DN chỉ kí kết trên giấy tờ, rất ít các cuộc trao đổi của chủ các doanh nghiệp, lãnh đạo doanh
nghiệp, nhà quản lý,… được thực hiện cho sinh viên trên lớp học.

Năm là, vai trò thúc đẩy hợp tác lớn nhất vẫn là lãnh đạo hai bên, đặc biệt là lãnh đạo
doanh nghiệp và cựu sinh viên, chưa được xây dựng trên cơ sở những cam kết có tính chất
lâu dài và bền vững giữa các bên.

Sáu là, vai trò của Nhà nước chưa rõ rệt, nhà nước chưa có chính sách cụ thể để phát
triển và duy trì mối gắn kết giữa TĐH và DN và chưa thể hiện được vị trí của người tạo ra
“luật chơi”, “sân chơi” cho việc phát triển mô hình đại học - doanh nghiệp.

4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY SỰ LIÊN KẾT HỢP TÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI DOANH NGHIỆP

Việc gắn kết giữa TĐH với DN trong đào tạo ĐH cần phải có vai trò của Nhà nước
trong việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về thể chế lĩnh vực giáo dục đại học để tạo
khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho cả TĐH và DN thực hiện. Tuy nhiên, TĐH và DN với vai
trò là chủ thể cần chủ động vào cuộc bằng hành động quyết liệt, cụ thể. Sau đây là một số
khuyến nghị với trường đại học và doanh nghiệp để góp phần đẩy mạnh hoạt động này
trong thời gian tới:

Một là, nâng cao nhận thức của cả 2 phía TĐH lẫn DN trong việc gắn kết và hợp tác
với nhau trong đào tạo ĐH vì lợi ích của cả 2 bên, lợi ích của người học và lợi ích chung
của xã hội. Đặc biệt, ở các TĐH cần thực hiện tốt phương châm đào tạo những gì xã hội,
DN cần chứ không đào tạo những gì nhà trường có; đào tạo phải lấy người học làm trung
tâm và coi chất lượng kết quả đầu ra là quyết định. Đây là một trong những khâu quan trọng
và có tính đột phá về đổi mới đào tạo ĐH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Hai là, các TĐH cần xây dựng chiến lược hành động cụ thể để định hướng và điều
chỉnh hoạt động gắn kết giữa nhà trường và DN không trái với chính sách chung của Nhà
nước, tạo hành lang, khung thể chế quản trị nhà trường gắn kết trên thực tế. Các chiến lược
cần tập trung vào vấn đề bảo đảm chia sẻ lợi ích hài hòa giữa các bên, thu hút đầu tư cơ sở
vật chất, cơ chế động lực đối với giảng viên, với sinh viên...

131
Ba là, việc các TĐH xây dựng và thực hiện mô hình gắn kết với DN trong đào tạo
ĐH là một quá trình và cần có bước đi thích hợp. Để xây dựng mô hình gắn kết này cần bắt
đầu từ nghiên cứu nhu cầu của DN về ngành, nghề, kỹ thuật và công nghệ áp dụng; yêu cầu
về kiến thức, kỹ năng nghề và thái độ của lao động để xây dựng tiêu chí đầu vào và chuẩn
chất lượng đầu ra. Tiếp đó là đánh giá năng lực thực tế của nhà trường về quy trình và công
nghệ đào tạo, các yếu tố bảo đảm đào tạo cho kết quả đầu ra là nguồn nhân lực trình độ ĐH
đáp ứng nhu cầu của DN để có sự điều chỉnh hoặc đổi mới cho phù hợp. Trên cơ sở đó thiết
lập mạng lưới DN theo mô hình gắn kết lựa chọn khả thi. Việc lựa chọn mô hình gắn kết
có thể rất linh hoạt, nhưng nên phát triển mô hình từ thấp đến cao, có thể bắt đầu từ lựa
chọn mô hình với những hình thức gắn kết riêng lẻ; tiến tới mô hình gắn kết tổng thể; cao
hơn là xây dựng nhà trường thành trường “ĐH đào tạo gắn với chuyển giao công nghệ” và
tiến tới xây dựng trường “ĐH nghiên cứu và triển khai”...

Bốn là, trong xu thế chuyển đổi TĐH thành đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo (dịch vụ
công hoặc DN xã hội), để thực hiện mô hình gắn kết giữa TĐH với DN trong đào tạo ĐH,
nhà trường cần tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ, có pháp nhân đầy đủ,
có quyền quyết định và tự chịu trách nhiệm về đào tạo, nghiên cứu và triển khai, bao gồm
cả gắn kết với DN trong đào tạo ĐH. Trong đó, thực hiện nguyên tắc chia sẻ, hài hòa lợi
ích giữa các bên phù hợp với cơ chế thị trường trong đào tạo ĐH gắn kết với nhu cầu sử
dụng của DN. Về lâu dài, vấn đề quan trọng nhất là các trường ĐH cần có chiến lược xây
dựng TĐH thành trường có chất lượng cao nhằm xây dựng thương hiệu có uy tín được DN
tin tưởng.

Năm là, về thiết chế tổ chức thực hiện mô hình gắn kết giữa nhà trường với DN trong
đào tạo ĐH, các trường ĐH cần thiết lập bộ phận chuyên trách xây dựng và tổ chức thực
hiện mô hình gắn kết này thông qua thỏa thuận hoặc hợp đồng ký kết giữa nhà trường và
DN cụ thể. Thiết lập được mối quan hệ gắn kết với mạng lưới các DN phù hợp với sở trường
của trường mình (cùng ngành nghề). Trường ĐH cũng có thể nghiên cứu thành lập tổ chức
dịch vụ đào tạo gắn với nhu cầu của DN (marketing đào tạo, PR thương hiệu nhà trường,
thông tin thị trường lao động, tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm...).

5. KẾT LUẬN

Hợp tác giữa các TĐH và DN là xu hướng tất yếu và mang lại lợi ích lâu dài cho các
bên tham gia. Mối liên kết bền vững giữa TĐH và DN có vị trí đặc biệt quan trọng trong

132
việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo của TĐH, đồng thời là nguồn nhân
lực chất lượng đầu vào của DN. Vì vậy, xây dựng và củng cố mối gắn kết bền vững giữa
TĐH và DN trong việc phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách, là nhiệm vụ bắt buộc
và là đòi hỏi của xã hội. TĐH và DN cần phải có những giải pháp đồng bộ và tối ưu nhằm
xây dựng và phát triển mối gắn kết bền vững này

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Thị Thanh Toàn (2016), Liên kết trường đại học và doanh nghiệp -phương thức
nâng cao chất lượng đào tạo, Tạp chí Giáo dục, , Số 432 - 6/2018
[2] Phạm Thị Hằng (2021), Hợp tác đại học và doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Trang web https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/09/14/hop-tac-dai-hoc-va-doanh-
nghiep-trong-boi-canh-hien-nay/ truy cập 18/5/2022
[3] Nguyễn Đình Luận, (2015), Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào
tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và
khuyến nghị, Tạp chí phát triển & hội nhập, Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015
[4] Trần Ái Cầm - Đặng Như Thảo (2021), Giải pháp tăng cường hợp tác giữa nhà trường
và doanh nghiệp trong giáo dục đại học: Trường hợp nghiên cứu tại Trường Đại học
Nguyễn Tất Thành. Tạp chí công thương, Số 25, tháng 10 năm 2021.
[5] Trần Anh Tài, (2009), Gắn đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp, Tạp
chí Khoa học ĐHQGHN, số 25-2009
[6] Đinh Văn Toàn (2016), Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số gợi ý
cho Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, số4, năm 2016.
[7]. Trần Sỹ Nguyên, Hợp tác giữa đại học với doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam:
Một số vấn đề đặt ra và giải pháp, trang web: Hợp tác giữa đại học với doanh nghiệp
trên thế giới và Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp (tapchicongthuong.vn),
truy cập ngày 20/05/2022

133
KINH TẾ SỐ VIỆT NAM: CƠ HỘI TRONG
THỜI KỲ BÌNH THƯỜNG MỚI

Nguyễn Thanh Trường


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính - Marketing
Email: nt.truong@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Nền kinh tế số Việt Nam đang trên đà bùng nổ và trở thành thị trường tăng trưởng nhanh
thứ hai tại Đông Nam Á sau Indonesia. Giá trị nền kinh tế số đã đạt 12 tỷ đô la Mỹ năm 2019 với mức
tăng trưởng trung bình đạt 38% một năm kể từ năm 2015 và dự kiến sẽ đạt 43 tỷ đô la Mỹ vào năm
2025. Với tổng giá trị thương mại điện tử qua Internet tại Việt Nam đạt 5% GDP trong năm 20191. Năm
2019, ước tính khoảng 61 triệu người Việt online và thời gian sử dụng Internet trên thiết bị thông minh
trung bình khoảng 3 tiếng 12 phút mỗi ngày. Việt Nam hướng tới mở rộng nền kinh tế số, đạt khoảng
20% giá trị GDP vào năm 20252.

Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số trẻ trên thế giới, với dân số gần 100 triệu người
và hơn 150 triệu thiết bị di động, 70% trong số đó được kết nối Internet. Do đó, có vẻ như Việt Nam đã
chuẩn bị cho những thay đổi đặc biệt là đối với việc số hóa doanh nghiệp hiện đang được thúc đẩy mạnh
mẽ hơn bao giờ hết. Các từ khóa #SocialDistancing #WorkFromHome là chủ đề nóng gần đâyu.

Từ khóa: Kinh tế số, chuyển đổi số, digital economy, Digital transformation

1. GIỚI THIỆU

Về mặt khái niệm, nền kinh tế kỹ thuật số nên bao gồm tất cả hàng hóa và dịch vụ
liên quan đến kinh tế kỹ thuật số. Tuy nhiên, các ước tính sơ bộ được trình bày ở đây dựa
trên hàng hóa và dịch vụ chủ yếu là kỹ thuật số. Có rất nhiều thách thức đối với việc ước
tính đóng góp kinh tế của Hàng hóa và dịch vụ "kỹ thuật số một phần" (Kevin Barefoot,
2018).

Không có một định nghĩa chung đồng thuận về khu vực số, sản phẩm và giao dịch
số, hoặc đơn giản định nghĩa về nền kinh tế số nói riêng (IMF, 2018)3. “Kinh tế số” thi

1
e-Economy Southeast Asia Report 2019 by Google, Temasek and Bain

2
Resolution No. 52-NQ/TW by the Politburo on Industry 4.0

3
IMF. 2018. Measuring the Digital Economy

134
thoảng được định nghĩa hẹp là các nền tảng trực tuyến và hoạt động hiện hữu trên các nền
tảng này, tuy nhiên, theo nghĩa rộng thì nền kinh tế số là tất cả các hoạt động sử dụng dữ
liệu số, trong nền kinh tế hiện tại là toàn bộ nền kinh tế. Được nhấn mạnh trong báo cáo
của UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development - Hội nghị Liên hợp
quốc về Thương mại và Phát triển), nền kinh tế số có thể được gắn với việc sử dụng các
công nghệ tiên tiến hiện đại như robot, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), điện
toán đám mây, dữ liệu lớn (big data), và in ba chiều (3D).

“Số hóa” được định nghĩa là một quá trình mà các công nghệ số, dịch vụ, sản phẩm,
kỹ thuật và kỹ năng số đang được phổ biến rộng khắp trong các nền kinh tế và các doanh
nghiệp sử dụng các yếu tố này (Kreiss D & Brennen S, 2014).

Trong một báo cáo có tiêu đề “Việt Nam ngày nay: Báo cáo đầu tiên của Dự án Tương
lai Nền Kinh tế số Việt Nam” được thực hiện dưới sự hợp tác của Bộ Khoa học Công nghệ
và Chính phủ Úc, định nghĩa rộng sau đây được sử dụng:

[Kinh tế số là] Tất cả các doanh nghiệp và dịch vụ có mô hình kinh doanh chủ yếu
dựa trên việc mua, bán sản phẩm, dịch vụ số, thiết bị hoặc cơ sở hạ tầng hỗ trợ.

Tại Liên minh Châu Âu, Kế hoạch Chiến lược 2016-2020 - Mạng Truyền thông, Nội
dung và Công nghệ của “Kết nối DG” nêu rõ mục tiêu của “tạo ra Một Thị trường số duy
nhất cho tăng trưởng nhiều hơn, nhiều việc làm hơn, một thị trường mà người dân, doanh
nghiệp và các cơ quan hành chính công có thể tiếp cận liên tục và công bằng, họ cũng có
thể cung cấp hàng hóa, nội dung và dịch vụ số trên thị trường này” (Binh & Phuong, 2020)

Chuyển đổi số được định nghĩa là “một quá trình nhằm mục đích cải thiện một thực
thể bằng cách tạo ra những thay đổi đáng kể đối với các thuộc tính của nó thông qua sự kết
hợp của công nghệ thông tin, máy tính, truyền thông và kết nối” (Gregory & Vial, 2019).
Chuyển đổi số là cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp bất kể quy mô và ngành nghề.
Chuyển đổi số mô tả hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp sử dụng công nghệ để tối ưu quy
trình hiện tại của họ và tăng trải nghiệm của khách hàng nhằm duy trì tính cạnh tranh và
phù hợp trong nền kinh tế mới lấy khách hàng làm trung tâm. Tuy nhiên, chuyển đổi số
không chỉ đơn giản là cài đặt một phần mềm mới, hoặc chuyển sang sử dụng điện toán đám
mây, mà cốt lõi của chuyển đổi số là chuyển đổi mô hình kinh doanh đòi hỏi cả về chuyên
môn kinh doanh kết hợp với tất cả các yếu tố liên quan tới doanh nghiệp. Mặc dù chuyển
đổi số được thúc đẩy bởi các thay đổi từ kì vọng của khách hàng trong bối cảnh kinh doanh
135
có tính kết nối cao với các hiểu biết số, việc thực hiện chuyển đổi đơn thuần bằng việc thay
đổi công nghệ là không đủ. Chuyển đổi số đòi hỏi kết hợp kinh doanh với yếu tố chuyên
môn và hiểu biết số một cách thích hợp để đảm bảo thành công.

2. HIỆN TRẠNG CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA VIỆT NAM

Việt Nam đã trải qua bốn thập kỷ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Trong
một Việt Nam mới, khoa học, công nghệ và đổi mới đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của đất nước. Chuyển đổi số được thực hiện ở nhiều lĩnh vực ngành nghề, từ công
nghệ chế biến chế tạo tới nông nghiệp, thương mại, thanh toán, vận tải, tài chính và giáo
dục (Cameron A, et al., 2019). Việt Nam là một trong những nền kinh tế có nền kinh tế số
tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á với tốc độ 38% một năm. Theo đó, khu vực
số được kỳ vọng sẽ đóng góp khoảng 30% GDP vào năm 2030. Kinh tế số Việt Nam năm
2019 đạt giá trị 12 tỷ đô la Mỹ, đóng góp 5% GDP của đất nước, cao gấp 4 lần năm 2015,
theo báo cáo “e-Conomy SEA 2019”1.

Bộ Thông tin và Truyền thông công bố doanh thu ngành phần mềm đạt 5 tỷ USD,
tăng 500 triệu USD so với năm 2018. Tổng giá trị ngành CNTT-TT nộp ngân sách Nhà
nước năm 2019 là 54.000 tỷ đồng, tăng 2000 tỷ đồng so với năm 2018. Tuy nhiên, doanh
thu của ngành công nghệ số chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu ngành CNTT (chiếm
0,76% doanh thu của ngành CNTT). Ngành viễn thông tăng trưởng gần 19% với sự đóng
góp của 50.000 doanh nghiệp công nghệ. Ngành CNTT duy trì tốc độ tăng trưởng 10%2.
Tính đến giữa năm 2018, Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực phần cứng, phần mềm, nội dung số và dịch vụ CNTT-TT. Trong đó, khoảng 9.500
doanh nghiệp đang thực hiện phát triển phần mềm số cho lĩnh vực tài chính, viễn thông,
nông nghiệp thông minh và chính phủ điện tử..

3. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ

3.1. Cơ hội

Tăng trưởng kinh tế cao trong những thập kỷ gần đây đã và đang tạo ra môi trường
tốt hơn cho chuyển đổi số. Đặc biệt, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam đang tăng nhanh nhất

1
By Google, Temasek and Bain (October 2019), available at:
https://www.blog.google/documents/47/SEA_Internet_Economy_Report_2019.pdf
2
TOPDev. 2020. Vietnam IT Market Report 2020
136
Đông Nam Á, hứa hẹn tiềm năng lớn cho lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe
và bảo hiểm. Việt Nam cũng có lợi thế lớn về nguồn nhân lực công nghệ. Có nhiều trường
đào tạo ngành CNTT, đây là nguồn cung cấp nguồn lao động chất lượng cao, trong đó có
chuyên ngành công nghệ và khoa học dữ liệu. Nền tảng cho số hóa ở Việt Nam gần đây đã
được phát triển đáng kể. Dịch vụ Internet tốc độ cao, thiết bị thông minh và điện thoại di
động ở Việt Nam đang trở nên phổ biến. Tại thời điểm tháng 1 năm 2020, có khoảng 68,17
triệu người sử dụng dịch vụ internet tại Việt Nam. Một kết quả thống kê đáng mừng là tỷ
lệ sử dụng Internet tại Việt Nam trên tổng dân số Việt Nam hiện đang ở mức 70% tính đến
tháng 1 năm 2020. Trong tổng dân số Việt Nam, có 65 triệu người hiện đang sử dụng mạng
xã hội để giải trí, liên lạc với bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, tìm kiếm các mẹo trong cuộc
sống hoặc thậm chí bán hàng hoặc quảng cáo online tính tới tháng 1 năm 20201. Việt Nam
là một trong những nước có số lượng tên miền đăng ký cao nhất trong khu vực ASEAN 2.
Theo Báo cáo của VNNIC, tính đến ngày 31/10/2019, số lượng tên miền tại Việt Nam đạt
trên 500.000 tên miền. Tên miền “.vn” là tên miền quốc gia có số lượng người đăng ký sử
dụng lớn nhất ASEAN và top 10 Châu Á Thái Bình Dương. Có 145,8 triệu kết nối di động
tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2020. Số lượng kết nối di động tại Việt Nam vào tháng 1
năm 2020 tương đương 150% tổng dân số.

Đến đầu năm 2019, Việt Nam đã phóng một số vệ tinh, trong đó có hai vệ tinh được
sản xuất tại Việt Nam. Các vệ tinh này cung cấp Internet cho các vùng sâu vùng xa, cũng
như giám sát biến đổi khí hậu, thiên tai, nông nghiệp, mực nước biển và phát triển đô thị.
Một trong những trụ cột quan trọng của chuyển đổi số phải kể đến công nghệ điện toán đám
mây (cloud computing). Chuyển đổi số bằng nền tảng điện toán đám mây giúp xây dựng hệ
sinh thái để các doanh nghiệp điện toán đám mây Việt Nam làm chủ công nghệ, cung cấp
cơ sở hạ tầng và dịch vụ điện toán đám mây tiêu chuẩn để hỗ trợ và thúc đẩy các doanh
nghiệp Việt Nam chuyển đổi số và phục hồi tốt hơn trong thời kỳ Covid-193.

Mạng di động 5G dự kiến sẽ được triển khai đầu tiên tại 4 thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà Nẵng và Hải Phòng. MobiFone đã sẵn sàng để có thể triển khai mạng di động
5G và các ứng dụng cho khách hàng của mình. MobiFone cũng đã lắp đặt các trạm phát

1
Vietnam Internet Yearbook 2020, https://vnetwork.vn/news/thong-ke-internet-viet-nam-2020
2
“Vietnam Internet Resource Report”, Ministry of Information and Communication – Vietnam Internet
Centre (2019)
3
http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/chuyen-doi-so-giup-doanh-nghiep-viet-doi-van-323400.html
137
sóng 5G đầu tiên tại 4 thành phố nói trên. Viettel (công ty 100% vốn nhà nước) đã đồng
hành cùng Ericsson đến từ Thụy Điển trong việc triển khai thử nghiệm mạng di động 5G.
Tháng 1/2020, Viettel công bố thử nghiệm thành công cuộc gọi video đầu tiên sử dụng
đường truyền dữ liệu 5G trên thiết bị thu phát sóng do Viettel tự nghiên cứu và sản xuất,
đánh dấu một bước quan trọng thương mại hóa mạng 5G của nhà mạng viễn thông Việt
Nam. Trong xu thế phát triển công nghệ di động thế hệ mới, từ năm 2018, VNPT đã lần
lượt ký kết hợp tác với hai đối tác nước ngoài bao gồm Tập đoàn Nokia (Phần Lan) để
chuẩn bị đầu vào kỹ thuật cho việc triển khai mạng 5G.

Internet vạn vật (IoT) giúp nông dân Việt trồng trọt tiết kiệm nước hơn. Giải pháp
IoT đã giúp nông dân thực hiện làm ướt và làm khô luân phiên - một hệ thống tưới tiêu mà
ruộng lúa được tưới và làm khô luân phiên. 80 nông hộ nhỏ và một doanh nghiệp trang trại
đã sử dụng công nghệ IoT tại ba tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (Cần Thơ,
Trà Vinh và An Giang) theo dự án do Quỹ Đối tác Ngân hàng Thế giới tài trợ1. Một số lĩnh
vực của kinh tế số mà Việt Nam đang thực hiện tốt:

 Mạng 5G – Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm
mạng 5G, dự kiến sẽ bắt đầu thương mại hóa vào năm 2020.

 Tại Việt Nam, phí sử dụng Internet ở mức trung bình thấp. Mạng Internet băng thông
rộng cố định tại Việt Nam có mức phí thấp nhất Khu vực Châu Á Thái Bình Dương
(tính theo sức mua tương đương)

 Học sinh phổ thông Việt có kết quả học tập tốt – Tính theo xếp hạng thế giới về khoa
học, điểm đọc và toán của sinh viên Việt ở cùng trình độ hoặc cao hơn so với các
nước phát triển2.

Việc áp dụng công nghệ và chuyển đổi số là những yếu tố góp phần quan trọng giúp
Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Chiến lược kinh tế dẫn đến thành công và
tăng trưởng GDP (Gross Domestic Product) cao của Việt Nam trong bốn thập kỷ qua sẽ
không tiếp tục mang lại sự tăng trưởng và thịnh vượng như cũ trong tương lai. Để chuyển
từ trạng thái thu nhập trung bình sang thu nhập cao, Việt Nam cần phải vượt ra khỏi vị trí

1
Technology helps rice farmers in Vietnam
https://www.worldbank.org/en/news/video/2020/04/06/technology-helps-rice-farmers-in-vietnam
2
International Telecommunication Union. 2018. Measuring the information society report: Volume 1 2018.
ITU: Geneva, Switzerland.
138
là một thị trường lao động chi phí thấp phụ thuộc nhiều vào FDI (Foreign Direct Investment)
để tăng trưởng xuất khẩu, Việt Nam cần chuyển sang nâng cao năng lực sử dụng công nghệ
để tăng năng suất trong tất cả các ngành công nghiệp. Con đường phía trước là thông qua
cải thiện năng suất lao động và các ngành công nghiệp dựa trên tri thức thông qua áp dụng
công nghệ, số hóa, cải cách hệ thống, phát triển kỹ năng và giáo dục.

3.2. Thách thức

Hạn chế của kinh tế số

(i) Mất việc làm: Càng phụ thuộc vào công nghệ, thì càng ít phụ thuộc và sức người.
Sự tiến bộ của nền kinh tế số có thể dẫn đến mất nhiều việc làm. Khi các quy trình được tự
động hóa nhiều hơn, yêu cầu về nguồn nhân lực giảm xuống. Ví dụ điển hình là ngân hàng
trực tuyến tự vận hành.

(ii) Thiếu chuyên gia: Nền kinh tế số đòi hỏi những quy trình và công nghệ phức tạp.
Để xây dựng các nền tảng và bảo trì chúng đòi hỏi nhiều chuyên gia và nhân sự đã qua đào
tạo. Việt Nam đang thiếu hụt điều này, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và bán nông thôn.

(iii) Đầu tư cao: Kinh tế số yêu cầu phải có hạ tầng chắc, đường truyền Internet cao,
và mạng di động và viễn thông khỏe. Tất cả những yêu cầu này phải cần thời gian để xây
dựng và đầu tư. Tại một đất nước đang phát triển như Việt Nam, thì phát triển mạng lưới
hạ tầng rất chậm và tốn kém1.

Theo báo cáo “Tương lai Nền kinh tế số Việt Nam: Hướng tới năm 2030 và 2045”,
thì vùng nông thôn Việt Nam vẫn ở xa phía sau so với khu vực đô thị, mặc dù việc triển
khai mạng không dây và vệ tinh đang thúc đẩy tỷ lệ người dùng ở hầu hết các tỉnh vùng sâu
vùng xa. Thiếu vốn và thông tin được cho là những rào cản chính để thúc đẩy số hóa ở mức
độ doanh nghiệp tại khu vực công nghiệp sản xuất và nông nghiệp của Việt Nam. Đặc biệt,
lợi ích kinh tế chưa rõ ràng và thiếu chắc chắn của việc áp dụng công nghệ, và mức đầu tư
cao là những thách thức quan trọng nhất đối với số hóa ở Việt Nam, nhất là đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa (Cameron A, et al., 2019).s

Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản
trong chuyển đổi số như thiếu nhận thức về vai trò của chuyển đổi số theo báo cáo gần đây

1
https://www.toppr.com/guides/business-environment/emerging-trends-in-business/digital-economy/
139
của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Báo cáo chỉ ra rằng, DNNVV
mặc dù chiếm gần 98% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, nhưng có trình độ đổi mới và công
nghệ thấp. Theo khảo sát của Bộ Công Thương, có tới 16 trong 17 ngành nghề được khảo
sát có mức độ sẵn sàng để tham gia vào chuyển đổi số thấp. Đáng chú ý, hơn 80% doanh
nghiệp mới bắt đầu tìm hiểu về chuyển đổi số. Gần đây, các khái niệm về “kinh tế số” và
“chuyển đổi số” đã được đề cập rất nhiều, nhưng nhiều DNNVV vẫn chưa thực sự hiểu và
áp dụng vào thực tiễn.

Thiếu hụt lao động có kỹ năng cho chuyển đổi số cũng là thách thức chính đối với
Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện nay, tỷ lệ trường
đại học và cao đẳng trên cả nước có chương trình đào tạo công nghệ thông tin (IT) chiếm
37,5%, mỗi năm có khoảng 50.000 sinh viên ngành IT tốt nghiệp. Chỉ có khoảng 27% nhân
viên IT có khả năng đáp ứng các yêu cầu công việc, còn lại 72% cần đào tạo bổ sung ít nhất
3 tháng1. Theo TopDev, trong năm 20192, Việt Nam thiếu 90.000 lao động IT, và năm 2020,
con số này tăng lên hơn 400.000 và ước tính năm 2020 là 500.000. Sự thiếu hụt này tới từ
nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là thiếu chuyên gia có kỹ năng cao để đáp ứng đủ nhu
cầu của thị trường, trong khi sinh viên mới tốt nghiệp thì thiếu kỹ năng thực tiễn và kỹ năng
mềm (làm việc nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, v.v...). Nhân viên IT thường
thiếu kỹ năng giao tiếp và ít thông thạo tiếng Anh. Thêm vào đó, trọng tâm của các chương
trình đào tạo không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp; thay đổi công nghệ quá nhanh
mà các trường không theo kịp để phát triển các chương trình đào tạo phù hợp

4. COVID-19 VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

4.1. Tác động của Covid-19 đối với sự phát triển kinh tế số tại Việt Nam

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp là các tốt nhất để giảm thiểu sự lây lan của vi-rút COVID-
19. Do đó, nhiều cuộc họp và hội nghị bắt buộc chuyển từ phương pháp gặp mặt trực tiếp
sang sử dụng các ứng dụng trên các nền tảng trực tuyến như Zoom.us, Skype, Google
Hangout, v.v. Mặt khác, rất nhiều hội nghị lớn đã bị hủy bỏ hoặc hoãn lại do sự bùng phát
vi-rút corona. Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều cuộc họp trực tuyến với chính quyền
địa phương thay vì gặp trực tiếp. Đại dịch cũng dẫn đến xu hướng người tiêu dùng thay đổi

1
“Human Resource for ICT Forum”, 30 March 2019.
2
TOPDev. 2020. Vietnam IT landscape 2020
140
dần sang các phương thức không tiếp xúc để giảm nguy cơ lây lan vi-rút corona như mua
sắm trực tuyến, thương mại điện tử, v.v. Với sự hỗ trợ của công nghệ, doanh thu thương
mại điện tử tăng mạnh trong giai đoạn đại dịch. Để đối phó với tác động của đại dịch, các
doanh nghiệp Việt Nam đang ứng dụng công nghệ để giao tiếp hiệu quả với khách hàng và
người lao động. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê Việt Nam trên 126.565 doanh
nghiệp, một trong những biện pháp được họ thực hiện để giảm thiểu tác động tiêu cực của
đại dịch COVID-19 là thúc đẩy thương mại điện tử. Tại Việt Nam, có nhiều nghiên cứu về
ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các thiết bị y tế phục vụ chống dịch, như sản xuất máy
thở, và bộ xét nghiệm nhanh. Bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 đã vượt qua các tiêu chuẩn
châu Âu và được cấp nhãn hiệu CE và Giấy chứng nhận bán hàng tự do (CFS), cho phép
bộ xét nghiệm được bán trên thị trường Châu Âu, bao gồm Vương quốc Anh.

4.2. Phản ứng của doanh nghiệp đối với COVID-19 từ góc độ chuyển đổi số

Chỉ thị bắt buộc của chính phủ "giãn cách xã hội" để chống lại Covid-19 đã buộc các
doanh nghiệp phải bật chế độ "sống còn" và thực hiện một loạt các biện pháp chưa từng có.
Sẽ luôn có cơ hội trong giai đoạn khó khăn nhất và các doanh nghiệp trong nước đã thể
hiện được độ linh hoạt, khả năng thích ứng, sáng tạo cao, đặc biệt trong việc áp dụng công
nghệ số vào hoạt động kinh doanh của mình. Các mô hình kinh doanh mới dựa trên nền
tảng kỹ thuật số đã được thử nghiệm và vận hành. Việt Nam là một trong những quốc gia
có dân số trẻ trên thế giới, với dân số gần 100 triệu người và hơn 150 triệu thiết bị di động,
70% trong số đó được kết nối Internet. Do đó, có vẻ như Việt Nam đã chuẩn bị cho những
thay đổi đặc biệt là đối với việc số hóa doanh nghiệp hiện đang được thúc đẩy mạnh mẽ
hơn bao giờ hết. Các từ khóa #SocialDistancing #WorkFromHome là chủ đề nóng gần đây.

Biểu đồ 1. Phản ứng của Doanh nghiệp IT với Covid-19

141
Nguồn: TOPDep (2020)
Về khả năng thích ứng nhanh, nhiều doanh nghiệp có bộ phận quy định quy trình phù
hợp để đảm bảo năng suất công việc. Các mô hình quản lý đang dần chuyển từ offline sang
online, sau đó tiếp tục “làm việc tại nhà” với chỉ 50% nhân viên tại văn phòng. Tuy nhiên,
điều này không hề dễ dàng đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
lớn với hệ điều hành phức tạp. Theo khảo sát của TOPDev Việt Nam, mặc dù các doanh
nghiệp CNTT dường như ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch này, nhưng họ vẫn phải hạn chế nhiều
hoạt động không bắt buộc, đảm bảo dòng tiền giúp họ vượt qua thời điểm khó khăn này.
Trong thời gian gần đây sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp thuộc
mọi ngành nghề đã ứng dụng công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là bán hàng theo hướng số
hóa mạnh mẽ hơn. Đặc biệt khi lệnh cách ly xã hội được ban hành, tất cả các cửa hàng kinh
doanh dịch vụ đồng loạt chỉ bán “Take away”, cửa hàng đóng cửa và sản phẩm từ quầy
được đưa lên mạng triệt để. Các siêu thị cũng cung cấp dịch vụ giao hàng trực tuyến đồng
thời, các hãng xe công nghệ cũng nhanh chóng tung ra dịch vụ mới như “mua sắm trực
tuyến”. Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản bán hàng qua phần mềm, quay
video giới thiệu dự án với khách hàng thay vì xem trực tiếp như trước đây.

5. KẾT LUẬN

Chuyển đổi số là một yếu tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp dần dần quay trở lại
trạng thái bình thường mới sau đại dịch COVID. Đối với Việt Nam, 61% các nhà lãnh đạo
doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ đã nhận thấy sự thay đổi hành vi và động cơ mua
hàng của người tiêu dùng kể từ đầu năm 2020, 21% cho biết họ không thấy bất kỳ sự thay
đổi nào trong nhu cầu của khách hàng và 16% vẫn không chắc chắn. Trước thời kỳ khủng
hoàng COVID-19, thay đổi công nghệ chủ yếu tập trung vào việc giảm chi phí và tăng năng
suất. Mục đích là giúp các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn nữa. Cùng với việc thích nghi
với các tác động mới do COVID-19 gây ra, vai trò của công nghệ sẽ bao gồm cả việc hướng
tới phục hồi sản xuất, tạo ra lợi nhuận và phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Binh, L. D., & Phuong, T. T. (2020). DIGITAL ECONOMY AND DIGITAL
TRANSFORMATION. Ha Noi.
[2] Cameron A, Pham T H, Atherton J, Nguyen D H, Nguyen T P, Tran S T, . . . Trinh H
Y & Hajkowicz S. (2019). Vietnam’s future digital economy – Towards 2030 and
2045. CSIRO
142
[3] Gregory, & Vial. (2019). Understanding digital transformation: A review and a
research agenda
[4] Kevin Barefoot, D. C. (2018). Defining and Measuring the Digital Economy /
[5] Kreiss D, & Brennen S. (2014). Digitalization and digitization. Culture Digitally, 8.
Retrieved from http://culturedigitally. org/2014/09/digitalization-and-digitization/
[6]. Trung tâm Internet Việt Nam, B. T. (2019). Báo cáo Tài nguyên Internet 14

143
INTERNET-OF-THINGS DỰA TRÊN BIÊN

Huỳnh Ngọc Thành Trung


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Email: hnttrung@ufm.edu.vn

Tóm tắt: : Internet of Things (IoT) đang cải thiện chất lượng tổng thể cuộc sống của chúng
ta bằng cách giúp chúng ta kết nối, đo lường và kiểm soát các thông số khác nhau của hệ thống
theo cách thức tự động. Các thiết bị IoT đang tạo ra khối lượng lớn dữ liệu cần được xử lý và dựa
trên kết quả, các quyết định được đưa ra. Các thiết bị IoT có tài nguyên hạn chế, vì vậy các thiết
bị này sử dụng các dịch vụ của máy chủ đám mây. Vấn đề trong việc sử dụng các dịch vụ của đám
mây là không cung cấp hỗ trợ cho các ứng dụng thời gian thực trong khi thời gian rất quan trọng.
Để giảm thời gian phản hồi của hệ thống, một lớp dịch vụ khác được thêm vào kiến trúc, như điện
toán phân tán. Các thiết bị IoT bây giờ sẽ gửi yêu cầu của chúng đến các máy chủ biên. Việc sử
dụng các dịch vụ của các máy chủ biên sẽ làm giảm cả lưu lượng mạng lên đám mây và thời gian
phản hồi của hệ thống.

Từ khóa: IoT, Edge, Cloud, 5G

1. GIỚI THIỆU

IoT là một cuộc cách mạng trong internet hiện tại, nơi một số lượng lớn các thiết bị
thông minh được kết nối thông qua internet. Các thiết bị (nút) này cảm nhận, thu thập và
giao tiếp dữ liệu với nhau thông qua các giao thức giao tiếp ngẫu hứng. Một lượng lớn dữ
liệu được các thiết bị này thu thập cần được xử lý để trích xuất thông tin thông minh nhằm
cung cấp dịch vụ cho người dùng cuối. Trong điện toán truyền thống, dữ liệu do các nút thu
thập được tải lên máy chủ đám mây để tiếp tục xử lý và kết quả được chuyển trở lại các nút
để có phản hồi cần thiết. Cách tiếp cận này có một hạn chế là sử dụng băng thông tốn kém
và các tài nguyên khác. Ngoài ra, với sự gia tăng kích thước dữ liệu, thời gian truyền cũng
tăng lên, điều này không thể chấp nhận được đối với các ứng dụng nhạy cảm về thời gian
như giao thông thông minh, thành phố thông minh, lưới điện thông minh, chăm sóc sức
khỏe thông minh.

Thời gian sử dụng pin là mối quan tâm quan trọng trong thiết bị IoT, vì vậy tốt hơn
hết nên gửi dữ liệu đến thiết bị biên gần đó có khả năng tính toán và sao lưu điện năng cao
hơn. Việc xử lý dữ liệu gần nguồn sẽ giảm thời gian truyền, chi phí điện năng, v.v. Thiết bị
biên cung cấp cho các nút dịch vụ như xử lý và lưu trữ gần thiết bị ở biên của mạng thay vì
144
gửi nó đến máy chủ đám mây. Do đó, số lượng luồng dữ liệu bị giảm đi, sử dụng băng
thông của mạng ít hơn. Nó giảm thiểu thời gian phản hồi của các nút tính toán và cũng giảm
áp lực lưu lượng và tính toán từ các máy chủ đám mây tập trung. Bằng cách sử dụng các
dịch vụ của các nút biên, các thiết bị IoT có pin hạn chế có thể chuyển tổng chi phí xử lý
và giao tiếp sang nút biên có nhiều tài nguyên hơn so với các nút IoT. Qua đó, tăng thời
gian nút IoT tổng thể.

2. IOT VÀ BIÊN

2.1. IoT

IoT là một hệ sinh thái được kết nối với nhau bao gồm các thiết bị có địa chỉ duy nhất
có khả năng cảm biến, tính toán và hoạt động cũng như khả năng giao tiếp và tương tác
thông qua internet. IoT có thể được định nghĩa là một cơ sở hạ tầng động cung cấp các khả
năng thích ứng tự nhận dạng trong các nút, để làm cho chúng trở nên thông minh. Các nút
này nhận ra các yếu tố kích hoạt trong môi trường xung quanh và do đó phản ứng theo cách
thích hợp. Môi trường mới này sẽ tạo ra các dịch vụ ứng dụng mới và mỗi dịch vụ ứng dụng
sẽ đạt được một mục tiêu chung.

IoT là một công nghệ đang phát triển đang mở rộng tầm nhìn của mình trong các lĩnh
vực khác nhau với tốc độ rất nhanh. Số lượng thiết bị IoT dự kiến sẽ tăng lên 50 tỷ thiết bị
được kết nối. Mục tiêu chính của công nghệ IoT như tích hợp thế giới thực và ảo, nhúng trí
thông minh ở khắp nơi, ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đối với công nghệ.

Sự cải tiến trong các lĩnh vực cảm biến, dữ liệu lớn, hệ thống nhúng, điện toán phổ
biến, điện toán đám mây, mạng truyền thông và điện tử Nano sẽ cùng nhau tạo điều kiện
để đạt được các mục tiêu của công nghệ IoT. Hình 1 cho thấy ba mô hình truyền thông khác
nhau của IoT.

(a (b
(c

Hình 1: Các loại mô hình truyền thông khác nhau của IoT
145
2.1.1. Giao tiếp thiết bị với thiết bị (D2D)

Trong mô hình giao tiếp này, các nút IoT có khả năng trao đổi thông tin với nhau trực
tiếp mà không liên quan đến bất kỳ phần cứng nào khác.

Mạng Machine to Machine này cho phép các thiết bị giao tiếp thông qua các giao
thức kết hợp để hỗ trợ chất lượng dịch vụ (QoS) mong muốn. Loại mô hình này rất phù hợp
cho nhiều ứng dụng vì giao tiếp được thực hiện thông qua các gói có kích thước nhỏ và tốc
độ dữ liệu rất thấp. Tuy nhiên, vấn đề với mô hình này từ góc độ người dùng là sự thiếu
tương thích giữa các thiết bị của các nhà cung cấp khác nhau như sự không tương thích
giữa các thiết bị giao thức Z-wave và ZigBee. Loại mô hình phù hợp nhất để tạo mạng cảm
biến không dây đặc biệt và dễ triển khai trong môi trường.

2.1.2. Giao tiếp thiết bị với đám mây (D2C)

Trong mô hình giao tiếp này, các thiết bị cuối nhận được các dịch vụ như tính toán
và lưu trữ từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây vì các phương tiện tính toán và lưu trữ giới
hạn của thiết bị cuối. Ưu điểm của mô hình này là tận dụng được cơ sở hạ tầng và tài nguyên
mạng truyền thông hiện có. Tuy nhiên, với sự gia tăng số lượng thiết bị, băng thông và các
tài nguyên mạng khác trở thành một rào cản đối với hiệu suất. Việc tối ưu hóa mạng là một
bước cần thiết để cải thiện hiệu suất trong loại mô hình này.

2.1.3. Giao tiếp thiết bị với cổng (D2G)

Trong mô hình này, cổng vào của mạng thực hiện các chức năng như dịch dữ liệu
hoặc giao thức quét bảo mật, ... Do đó hoạt động như một bức tường lửa giữa các nút IoT
và nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Trong kiểu mô hình này, cổng kết nối hoạt động như
một phần mềm trung gian giữa thiết bị và lớp ứng dụng. Loại mạng này cung cấp các lợi
ích về bảo mật nâng cao và tính linh hoạt của các thiết bị IoT, đồng thời cho phép các thiết
bị tiêu thụ điện năng thấp hoạt động hiệu quả. Ưu điểm của mô hình giao tiếp này so với
các mô hình khác là cổng kết nối chăm sóc các tính năng khác nhau như bảo mật, giao thức
dịch, ... cho các thiết bị IoT.

2.2. Kiến trúc cơ bản của IoT

Có ba khối xây dựng trong mạng IoT là Cảm biến/Thiết bị, Cổng kết nối IoT và Mạng
đám mây.

2.2.1. Cảm biến/Thiết bị


146
Để cảm nhận môi trường xung quanh, nhiều loại cảm biến khác nhau được triển khai
trong mạng IoT. Các cảm biến này hoạt động như đầu vào cho toàn bộ hệ thống IoT bằng
cách cung cấp thông tin về môi trường tương ứng. Cảm biến tạo ra một lượng lớn dữ liệu
đa dạng giúp IoT nhận biết được mọi thứ. Các thiết bị có thể hoạt động như một giao diện
giữa con người và máy tính. Mạng lưới các cảm biến được nhúng trong các thiết bị đầu cuối
cho phép chúng trao đổi dữ liệu để cung cấp các dịch vụ cần thiết cho người dùng cuối.

2.2.2. Cổng kết nối IoT

Cổng kết nối IoT kết nối các thiết bị IoT với máy chủ đám mây. Mặc dù các thiết bị
IoT có thể có khả năng thiết lập mạng trực tiếp với đám mây, nhưng tốt hơn là nên xử lý
dữ liệu trước khi truyền đến các máy chủ đám mây. Cổng kết nối IoT sẽ thu thập dữ liệu từ
các cảm biến và người dùng cuối, tiến hành xử lý trước để loại bỏ các tải trọng dư thừa và
không cần thiết. Sau khi xử lý, nó sẽ chuyển dữ liệu đến máy chủ đám mây để xử lý tiếp.

2.2.3. Mạng đám mây

Sử dụng các lược đồ định tuyến hiệu quả, dữ liệu từ người dùng cuối được các máy
chủ đám mây nhận thông qua các cổng. Các máy chủ đám mây có khả năng lớn để xử lý
các yêu cầu như xử lý, lưu trữ, ... cho các ứng dụng IoT. Sau khi xử lý xong dữ liệu, kết
quả được gửi lại cho người dùng cuối để cung cấp dịch vụ tương ứng cho người dùng cuối.

2.3. Máy tính biên

Kể từ khi khái niệm IoT ra đời, số lượng thiết bị IoT đang tăng lên theo cấp số nhân,
dẫn đến việc tạo ra một lượng lớn dữ liệu đa dạng cần được xử lý. Cấu trúc điện toán đám
mây truyền thống không có các khả năng như sức mạnh xử lý, lưu trữ, băng thông, ... để xử
lý một lượng lớn dữ liệu như vậy và do đó không thể duy trì chất lượng dịch vụ và hỗ trợ
các ứng dụng thời gian thực. Với sự ra đời của công nghệ truyền thông 5G trên đà phát
triển, điện toán biên trở thành giải pháp chính để giải quyết những vấn đề này mà mạng IoT
phải đối mặt. Trong điện toán biên, một lớp máy tính mới với sức mạnh xử lý, lưu trữ và
hỗ trợ cho số lượng lớn các ứng dụng được cung cấp cho các thiết bị gần đầu cuối. Lớp mới
này được gọi là Fog hoặc Edge computing. Bằng cách sử dụng mạng truy cập vô tuyến,
điện toán biên có thể cung cấp các dịch vụ nhận biết nội dung và chất lượng trải nghiệm
cho khách hàng. Lợi ích của việc sử dụng điện toán biên là nó làm giảm độ trễ, tiêu thụ
băng thông và tải xử lý trên máy chủ đám mây.

147
2.3.1. Kiến trúc điện toán biên

Kiến trúc cơ bản của tính toán biên được thể hiện trong Hình 2.

Hình 2: Kiến trúc truyền thống của điện toán biên

Các máy chủ biên có sức mạnh tính toán hạn chế so với máy chủ đám mây nhưng nó
nằm trong vùng lân cận với người dùng cuối. Các máy chủ biên có thể cải thiện chất lượng
của mạng bằng cách giảm độ trễ và yêu cầu băng thông. Khuôn khổ kiến trúc điện toán biên
nói chung bao gồm ba đơn vị viz. “Front End”, “Near end” và “Far end” như trong hình 3.

Front End

Front End bao gồm các nút IoT được đặt rất gần trong môi trường cảm biến. Các thiết
bị Front end có thể cung cấp cái nhìn tổng quan hơn về môi trường được cảm nhận, để phát
triển QoS trong các ứng dụng thời gian thực. Vì các thiết bị đầu cuối có khả năng hạn chế
nên hầu hết các yêu cầu dịch vụ được chuyển tiếp đến các lớp trên để xử lý.

Near end

Phần cuối bao gồm các máy chủ có nhiều sức mạnh xử lý hơn, bộ lưu trữ, … gần với
các thiết bị đầu cuối. Chúng được gọi là máy chủ biên. Các máy chủ biên được đặt ở mạng
biên có thể có các khả năng cung cấp các dịch vụ khác nhau như tính toán thời gian thực,
lưu trữ và truy xuất dữ liệu cũng như giảm tải ở biên.

Do đó, hầu hết việc xử lý dữ liệu được chuyển từ các máy chủ đám mây sang các máy
chủ gần cuối, do đó giảm tải cho các máy chủ đám mây. Nó cũng giúp tận dụng tốt hơn các tài
nguyên mạng như băng thông, ... Xử lý trên mạng biên cải thiện QoS bằng cách giảm độ trễ.

148
Hình 3: Kiến trúc của điện toán biên

Far end

Máy chủ đám mây tạo thành giao diện người dùng của cấu trúc IoT. Các máy chủ
đám mây mạnh hơn nhiều so với các máy chủ biên nhưng hạn chế duy nhất là chúng được
đặt ở xa hơn các máy chủ biên. Việc xử lý dữ liệu không nhạy cảm với thời gian có thể
được thực hiện bằng cách sử dụng các dịch vụ của máy chủ đám mây. Nó cũng cung cấp
các dịch vụ không được tạo điều kiện bởi lớp biên.

Các tính năng khác nhau của kiến trúc IoT ba lớp được đưa ra trong Bảng 1.

Bảng 1: Các tính năng đặc trưng của IoT, Cloud và biên

Công nghệ IOT Đám mây Biên

Mạng triển khai Phân tán Tập trung Được phân phối

Tính toán Giới hạn Vô hạn Giới hạn

Lưu trữ Nhỏ Rất lớn Lớn

Thời gian đáp ứng Không Chậm Nhanh

Xử lý dữ liệu Nguồn Xử lý Xử lý

Các thành phần Thiết bị vật lý Nút biên Máy chủ và tài nguyên ảo

149
2.3.2. Thực hiện điện toán biên

Có hai cách nổi bật nhất mà điện toán biên có thể được triển khai

- Mô hình phân cấp.

- Mô hình do phần mềm xác định (SDN).

Mô hình phân cấp

Trong mô hình này, các máy chủ biên được đặt trong các mạng ở các khoảng cách
khác nhau và mỗi mạng biên được gán một chức năng tùy theo vị trí của nó trong mạng và
các tài nguyên sẵn có. Mô hình này rất phù hợp để đáp ứng tải cao điểm của mạng. Nhiều
nhà nghiên cứu đã nỗ lực triển khai các máy tính biên theo cách phân cấp. Ngoài ra còn đề
xuất sự kết hợp giữa điện toán biên di động và cơ sở hạ tầng đám mây, do đó cung cấp cho
người dùng tiềm năng đáp ứng các yêu cầu tính toán.

Mô hình do phần mềm xác định

Số lượng thiết bị IoT dự kiến sẽ tăng lên 75 tỷ thiết bị. Việc quản lý các thiết bị lớn
như vậy sẽ rất cồng kềnh. SDN chia đôi mặt phẳng điều khiển và dữ liệu, do đó trở thành
yếu tố chính trong việc quản lý tính toán biên cho IoT. Nhiều nhà nghiên cứu khác nhau đã
đề xuất việc triển khai tính toán biên được xác định bằng phần mềm.

3. PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT CỦA MỘT HỆ THỐNG IOT

Hiệu suất của một hệ thống IoT tổng thể được kiểm tra theo các khía cạnh sau: thời
gian truyền, sử dụng lưu trữ, sức mạnh xử lý, sử dụng băng thông, tiêu thụ năng lượng.

Hiệu suất của hệ thống IoT được cải thiện trong tất cả năm lĩnh vực bằng cách kết
hợp công nghệ điện toán tiên tiến trong hệ thống IoT truyền thống.

3.1. Thời gian truyền

Hiệu suất của mạng phụ thuộc vào băng thông, độ trễ, độ tin cậy, ... Vì hầu hết các
ứng dụng IoT nhạy cảm với thời gian, việc sử dụng tính toán biên làm giảm thời gian truyền.
Thời gian đáp ứng TR là tổng của thời gian truyền Tt và thời gian xử lý TP cũng được cải
thiện. Do đó, cải thiện QoS cho các ứng dụng phụ thuộc vào thời gian/thời gian thực như
phân lớp hoạt động của con người, ước tính đến chuyển động, phân tích video trực tiếp.
Đối với các hệ thống như vậy, đề xuất sử dụng các công nghệ đám mây và biên thông minh
phân tán. Ngoài ra, tính toán biên có thể cải thiện hiệu quả mạng bằng cách giảm tải quá

150
trình xử lý và lưu trữ. Loại truyền có thể được giảm bớt bởi các yếu tố như giảm thiểu độ
trễ, giảm yêu cầu băng thông, giảm chi phí truyền dẫn.

3.2. Năng lượng

Các thiết bị IoT có một lượng tài nguyên và dung lượng pin hạn chế. Do đó, việc tính
toán và tải dữ liệu lên nên được thực hiện cẩn thận để tránh lượng pin có hạn. Việc nhúng
công nghệ tiên tiến vào IoT sẽ dẫn đến việc tăng tuổi thọ của các thiết bị có thời lượng pin
hạn chế. Các kế hoạch giảm tải hiệu quả được kết hợp bởi các thiết bị tiên tiến để tăng tuổi
thọ mạng tổng thể. Thời gian truyền giảm cũng sẽ giúp nâng cao tuổi thọ của nút.

3.3. Sử dụng lưu trữ

Dịch vụ lưu trữ được cung cấp bởi đám mây là rất lớn. Bộ nhớ này được tập trung và
dựa trên đầu mạng. Để cải thiện hệ thống lưu trữ của mạng IoT, cần phải chuyển lưu trữ từ
lưu trữ tập trung sang tính toán biên. Bộ nhớ được cung cấp trong các máy chủ biên được
phân phối một và điều này có thể được sử dụng để cung cấp hỗ trợ cho các nút biên để cân
bằng nhu cầu lưu trữ của chúng. Bộ lưu trữ dựa trên tính toán biên này phải có các kỹ thuật
khôi phục, giảm tải và khả năng chịu lỗi.

3.4. Tính toán

Nút biên có khả năng lưu trữ và tính toán hạn chế so với các cảm biến đám mây (tính
toán và lưu trữ không giới hạn). Kỹ thuật lập kế hoạch nhiệm vụ được quyết định trên cơ
sở các chính sách giá tính toán và mức độ ưu tiên của dữ liệu.

Chia sẻ tính toán nhằm tăng hiệu quả, các máy chủ biên được điều chỉnh theo vị trí
của các nút tính toán khác nhau. Hầu hết các thiết bị IoT ngày nay đều có khả năng tính
toán hạn chế như giao tiếp M2M. Các loại thông tin liên lạc này có thời gian phản hồi tối
thiểu. Khi thiết bị IoT cần nhiều tài nguyên hơn thì các tác vụ được chuyển sang máy chủ
đám mây nhỏ cung cấp hỗ trợ thêm để đáp ứng các yêu cầu của nó với độ trễ và băng thông
tối thiểu. Khi một số tác vụ cần thêm tài nguyên có sẵn ở mức M2M và mức biên thì nó sẽ
được tải lên máy chủ đám mây để xử lý. Độ trễ tổng thể sẽ tăng lên khi chuyển tác vụ hoặc
dữ liệu sang các máy chủ đám mây. Có một sự cân bằng giữa thời gian truyền và tính toán.

Chính sách giá cả của mạng điện toán biên cung cấp cho các nút tài nguyên để tính
toán và lưu trữ theo yêu cầu. Việc phân bổ tài nguyên cho các nút được thực hiện trên cơ

151
sở đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ. Dựa trên số lượng nhà cung cấp dịch vụ, hai loại dịch
vụ được cung cấp cho người dùng (nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ, nhà cung cấp máy chủ).

4. THỬ THÁCH CỦA HỆ THỐNG IOT DỰA TRÊN BIÊN

Mặc dù có một số lợi thế trong việc sử dụng kiến trúc IoT dựa trên biên tích hợp,
nhưng có một số thách thức mà hệ thống tích hợp này phải đối mặt:

4.1. Hệ thống tích hợp

Điện toán biên là một hệ thống phức tạp và không đồng nhất bao gồm các mạng, mô-
đun xử lý và nền tảng đa dạng. Bên cạnh việc cung cấp một số lợi ích như môi trường xử
lý đa dạng và thời gian thực, nó còn gặp phải một số vấn đề không tương thích phát sinh từ
việc tích hợp các nền tảng khác nhau. Từ quan điểm lập trình, các ứng dụng được phát triển
trên một máy tính biên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xử lý, khi chúng được triển
khai trên các nền tảng cạnh khác nhau. Ngoài ra, các nút cạnh phải đối mặt với những thách
thức trong việc triển khai các chương trình phía đám mây trên biên.

Vì dữ liệu được các thiết bị IoT cảm nhận là lớn và được lưu trữ trong các máy chủ
lưu trữ đa dạng. Việc quản lý đặt tên của tài nguyên dữ liệu như cấp phát tài nguyên, đặt
tên tài nguyên trở thành một vấn đề khác. Các lược đồ đặt tên tài nguyên truyền thống như
DNS, URI không phù hợp với điện toán biên và IoT.

Các kế hoạch đặt tên dựa trên IP khác không phù hợp với các hệ thống đa nguồn và
đa nhiệm như điện toán biên vì chi phí của chúng.

4.2. Tích hợp tài nguyên

Bằng cách tích hợp các công nghệ của IoT và điện toán biên, một trong những thách
thức là đưa ra các chính sách hiệu quả để tận dụng hết khả năng của hệ thống. Một thách
thức khác là hệ thống phải có các chính sách đấu giá được thiết lập tốt để có một mức độ
trừu tượng giữa người dùng và nhà cung cấp dịch vụ, điều này sẽ bảo vệ quyền riêng tư của
người dùng. Bảo mật thông tin đăng nhập của cả nhà cung cấp dịch vụ và người dùng sẽ là
cơ sở cho các chính sách không thiên vị và công bằng.

4.3. An ninh và bảo mật

Bản chất không đồng nhất của điện toán biên và IoT cung cấp giải pháp cho rất nhiều
thách thức. Tuy nhiên, giống như điện toán đám mây truyền thống, có một mối đe dọa về
bảo mật và quyền riêng tư trong hệ thống tích hợp này, ví dụ như tính xác thực của các nút
152
biên, tính không đồng nhất của các nút biên. Hơn nữa, bản chất phân tán của mạng IoT là
một thách thức khác đối với an ninh và bảo mật.

Ngoài ra, máy chủ biên phục vụ một nhóm thiết bị gây ra mối đe dọa cho dữ liệu
được lưu trữ và xử lý tại máy chủ biên và dễ bị tấn công hơn máy chủ đám mây. Một số nỗ
lực như bảo mật khác biệt cục bộ và bảo mật khác biệt với chất lượng cao là cần thiết phải
được nâng cao cho hệ thống điện toán biên dựa trên IoT.

Việc xác thực các cổng cũng là một trong những mối đe dọa lớn đối với hệ thống tính
toán biên dựa trên IoT, vì người ta phải xác thực hệ thống ở các cấp độ khác nhau. Hơn
nữa, các máy chủ biên được quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, điều này gây
khó khăn cho việc triển khai các chiến lược và chính sách bảo mật tương tự.

Bảo mật của hệ thống IoT, đặc biệt là dữ liệu bị xâm phạm trong quá trình truyền,
lưu trữ và xử lý.

4.3.1. Quá trình truyền dữ liệu

Hệ thống điện toán biên dựa trên IoT được triển khai trong nhiều môi trường mạng
không dây như mạng không dây di động, mạng Ultra-Dense và duy trì bảo mật trong các
tình huống như vậy mà không ảnh hưởng đến QoS là một nhiệm vụ đầy thách thức.

Đảm bảo thực hiện các chính sách bảo mật khác nhau trong quá trình truyền dữ liệu
giữa các nút nguồn và nút chìm là một trong những bước quan trọng nhất của mọi hệ thống
truyền thông, vì nó giữ cho dữ liệu, cơ sở hạ tầng an toàn trước bất kỳ mối đe dọa bảo mật
nào. Một số kỹ thuật như mạng do phần mềm xác định có thể được sử dụng để đạt được
mức bảo mật mong muốn một cách hiệu quả.

4.3.2. Lưu trữ

Một lượng lớn dữ liệu đang được các thiết bị IoT cảm nhận và gửi đến các nút biên
để tính toán và lưu trữ. Các kho lưu trữ được cung cấp bởi các nhà cung cấp bên thứ ba,
dẫn đến mối đe dọa cho sự an toàn của dữ liệu. Để giảm thiểu những vấn đề này, các kỹ
thuật khác nhau như mã hóa, kỹ thuật kiểm soát truy cập tài nguyên có thể được sử dụng
để bảo vệ dữ liệu.

4.3.3. Tính toán

Trong điện toán IoT dựa trên biên, cần phải đảm bảo việc thực hiện các chính sách
bảo mật và an ninh trong quá trình xử lý dữ liệu. Có nhiều phương pháp khác nhau để đảm
153
bảo sự an toàn của dữ liệu trong quá trình tính toán. Trong đó các nút biên được phân loại
là nhóm đáng tin cậy và không đáng tin cậy. Các nút biên đáng tin cậy được ủy quyền để
xử lý dữ liệu. Dữ liệu được thu thập bởi nút biên không đáng tin cậy được giảm tải cho các
nút đáng tin cậy để tính toán.

Sự phân cấp của các mạng biên gây khó khăn cho việc quản lý và bảo mật dữ liệu.
Giải pháp dựa trên dịch vụ để bảo vệ các nút biên. Ngoài các kỹ thuật này, các nhà nghiên
cứu đã đề xuất các kỹ thuật khác như ngăn xếp nền tảng từ dưới lên (BUFS), honey Bot để
bảo vệ dữ liệu khỏi bất kỳ mối đe dọa nào.

4.4. Giao tiếp nâng cao

Một thách thức khác của hệ thống IoT trong tương lai là nhu cầu ngày càng tăng đối
với các dịch vụ có dung lượng lớn về băng thông, độ trễ tối thiểu, bảo mật cao và mật độ
thiết bị khổng lồ, ... Các mạng siêu dày đặc, massive MIMO (Multiple-input multiple-
output: kỹ thuật dựa trên nhiều anten để đồng thời cùng lúc truyền đa đường dữ liệu trong
mạng viễn thông không dây), giao tiếp sóng milimet đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng
bằng cách cung cấp các tính năng giao tiếp đầy đủ về tốc độ dữ liệu và băng thông. Nhiều
nhà nghiên cứu khác nhau đã nghiên cứu những lợi ích của việc tích hợp IoT, điện toán
biên, đám mây và mạng 5G.

Việc sử dụng công nghệ truyền thông thế hệ tiếp theo (5G), trí tuệ nhân tạo với IoT
dựa trên lợi thế sẽ dẫn đến việc tăng cường hơn nữa các cơ sở hạ tầng thông minh như lưới
điện thông minh, thành phố thông minh, ...

5. KẾT LUẬN

Điện toán biên cung cấp hỗ trợ cho hệ thống IoT bằng cách cung cấp các dịch vụ khác
nhau cho các thiết bị IoT ở biên mạng. Trong bài báo này, phân tích đầy đủ các thông số
QoS cho IoT dựa trên cạnh đã được trình bày. Môi trường mới này cung cấp các tính năng
như hỗ trợ các thiết bị tiêu thụ điện năng thấp và ứng dụng thời gian quan trọng, do đó cải
thiện hiệu quả tổng thể của các hệ thống thông minh. Các thông số được xem xét trong bài
tham luận là thời gian truyền, sử dụng bộ nhớ, công suất xử lý, sử dụng băng thông và tiêu
thụ năng lượng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. https://www.vngcloud.vn/blog

154
[2]. https://viettelidc.com.vn/tin-tuc
[3]. https://bkaii.com.vn/tin-tuc
[4]. http://sokhcn.binhduong.gov.vn/
[5]. https://www.researchgate.net
[6]. https://www.semanticscholar.org
[7]. https://www.fortinet.com/resources/cyberglossary

155
XU HƯỚNG QUẢN LÝ DỮ LIỆU

Bùi Mạnh Trường


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Email bmtruong@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Cuộc cách mạng dữ liệu có tiềm năng kinh tế lớn, thậm chí, dữ liệu còn được coi là
“dầu mỏ mới”. Quản lý dữ liệu là cần thiết để bảo đảm tính bảo mật, tính toàn vẹn, khả năng truy
cập, tính sẵn sàng và chất lượng của dữ liệu. Quản lý dữ liệu là một nhiệm vụ quan trọng đối với
bất kỳ tổ chức nào. Dữ liệu là một tài sản lớn của tất cả các tổ chức và doanh nghiệp, nó giúp đưa
ra những quyết định chính xác trong tất cả các hoạt động tại tất cả các cấp quản lý, cải thiện chiến
dịch tiếp thị và tối ưu hóa hiệu quả của các hoạt động kinh doanh. Điều này đặt ra tầm quan trọng
và sự quan tâm rất lớn đối với công tác Quản lý dữ liệu và là công việc cần phải làm của tất cả
các cơ quan, tổ chức nào. Quản lý dữ liệu luôn là một việc làm quan trọng cần được tiến hành một
cách cẩn thận để có thể đảm bảo tính hiệu quả và phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ
ngày nay.

Từ khóa: Dữ liệu, Quản lý dữ liệu, Điện toán đám mây, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Quản lý dữ liệu là quá trình thu thập, tổ chức, lưu trữ và duy trì dữ liệu trong tổ chức.
Trong đó, dữ liệu có thể hiểu một cách đơn giản là tập hơn các thông tin. Việc quản lý dữ
liệu hiệu quả vô cùng quan trọng để có thể triển khai hệ thống công nghệ thông tin (CNTT)
thông qua các ứng dụng kinh doanh, thu thập thông tin khách hàng để phân tích nhằm thúc
đẩy quá trình đưa ra quyết định vận hành và vạch ra chiến lược rõ ràng cho doanh nghiệp.
Quy trình quản lý dữ liệu là kết hợp giữa nhiều chức năng khác nhau. Qua đó, đảm bảo dữ
liệu trong hệ thống của doanh nghiệp có được sự chính xác, luôn có sẵn cũng như có thể
truy cập được. Quản lý dữ liệu không phù hợp sẽ có thể khiến cho các silo dữ liệu của tổ
chức không tương thích. Nếu bộ dữ liệu không có được sự nhất quán sẽ làm hạn chế khả
năng hoạt động của các ứng dụng phân tích thông minh, chí tệ hơn có thể dẫn đến những
kết quả bị lỗi, sai lệch.

Thời đại làm chủ dữ liệu nên các tổ chức, doanh nghiệp luôn được chào hàng các giải
pháp về thu thập, phân tích dữ liệu, các giải pháp về Máy học (ML - Machine Learning),
các giải pháp mới về xây dựng công tác quản lý dữ liệu từ những doanh nghiệp khởi nghiệp.
Một số giải pháp quản lý dữ liệu phổ biến hiện nay gồm :
156
Amazon Web Services (AWS)

Bắt đầu với Dịch vụ lưu trữ đơn lẻ (Simple Storage Service - S3), quản lý dữ liệu
AWS bao gồm Elastic MapReduce, Athena, một công cụ truy vấn có đồng hồ đo cho dữ
liệu cư trú trong S3. Để cung cấp môi trường đám mây, AWS CloudFormation cho phép
người dùng sử dụng một tệp văn bản đơn giản để mô hình hóa và cung cấp tất cả các tài
nguyên cần thiết cho các ứng dụng của mình. Amazon CloudWatch theo dõi và thu thập
các số liệu trên tất cả các tài nguyên của người dùng. AWS Systems Manager cho phép
người dùng giám sát tất cả các tài nguyên của mình và tự động hóa các tác vụ vận hành phổ
biến. Cuối cùng, có AWS OpsWorks để quản lý cấu hình.

IBM

IBM cung cấp DBMS độc lập, bao gồm các phiên bản khác nhau của DB2, Hệ thống
PureData của IBM cho trình phân tích, trình tăng tốc phân tích của DB2, Hadoop thông qua
IBM BigInsights, Phương pháp dữ liệu đầu tiên và Nền tảng dữ liệu IBM Watson. Hệ thống
quản trị chính là máy chủ thông tin IBM, cung cấp quản trị thống nhất dữ liệu của người
dùng, giúp người dùng tìm và tìm kiếm thông qua các tài sản, khám phá mối quan hệ giữa
các tài sản, tìm kiếm các nguồn dữ liệu phi cấu trúc cũng như cơ sở dữ liệu có cấu trúc và
cho phép tự động phát hiện dữ liệu mới.

Microsoft

Quản trị dữ liệu của Microsoft bắt đầu với bộ năng suất hàng đầu của mình, Office
365, cho phép khách hàng quản lý vòng đời nội dung đầy đủ, từ tạo hoặc nhập dữ liệu đến
lưu trữ và tạo chính sách để giữ và xóa vĩnh viễn nội dung. Office 365 hoạt động bằng một
loạt các sản phẩm của Microsoft được tái sử dụng cho đám mây, bắt đầu với SQL Server,
cả tại chỗ và trong Azure. Nó cung cấp một thiết bị kho dữ liệu có tên Azure SQL Data
Warehouse, một bản phân phối Hadoop dựa trên Hortonworks có tên Azure HDInsight và
Azure Data Lake để thu thập dữ liệu. Kho dữ liệu Azure SQL cũng dành cho sự quan tâm
ngày càng tăng trong lưu trữ dữ liệu đám mây.

Oracle

Oracle bắt đầu với sản phẩm chủ lực của mình, Cơ sở dữ liệu Oracle 12c cùng với Hệ
thống quản lý dữ liệu lớn của Oracle, SQL Big Data SQL và Big Data Connector. Đối với
quản trị dữ liệu cụ thể là Trình quản lý siêu dữ liệu doanh nghiệp Oracle (OEMM) và chất

157
lượng dữ liệu doanh nghiệp của Oracle (EDQ). Hệ thống cũng cung cấp các hệ thống phần
cứng chìa khóa trao tay cho ngăn xếp phần mềm của mình thông qua Máy cơ sở dữ liệu
Oracle Exadata và công cụ dữ liệu lớn của Oracle cùng các dịch vụ đám mây như Cơ sở dữ
liệu Oracle như một dịch vụ, Dịch vụ đám mây siêu dữ liệu và Dịch vụ đám mây dữ liệu
lớn.

SAP

Đối thủ cạnh tranh cuối cùng của Oracle còn lại, SAP cung cấp IQ DBMS và Hana
cho DBMS trong bộ nhớ và phân tích. Hana đã được cập nhật để bao gồm các tính năng
như sao lưu và phục hồi thảm họa, phân tích, tích hợp với Apache Spark và đa nhiệm. SAP
Hana là một thành phần của Nền tảng SAP. Sau đó, có Quản trị dữ liệu gốc SAP, hợp nhất
và quản lý dữ liệu từ một vị trí để bảo đảm chất lượng và tính nhất quán của dữ liệu.

Teradata

Teradata được biết đến với các nền tảng phân tích, bao gồm DBMS, thiết bị kho dữ
liệu và kho dữ liệu đám mây. Teradata có kết nối thông qua Hadoop bằng Aster Analytics
và truyền dữ liệu qua Teradata Listener, tất cả đều được thiết kế để biểu diễn thông tin qua
một giao diện hợp nhất duy nhất. Chức năng Quản lý dữ liệu gốc của Teradata là một khung
vòng đời hoàn chỉnh để quản trị dữ liệu.

Cloudera

Cloudera là một trong ba công ty phân phối lớn của Hadoop và rất thành công.
Cloudera cung cấp Cloudera Enterprise, một bản phân phối Hadoop với cả Hadoop cho các
phân tích hàng loạt và Spark cho các phân tích thời gian thực, cộng với Cloudera Navigator
để quản trị, Cloudera Manager và Cloudera Director cho quản trị cụm cả tại chỗ, trên đám
mây; hỗ trợ AWS, Azure và nền tảng đám mây của Google.

Dell Boomi

Boomi là một công ty con thuộc Dell được mua lại vào năm 2010, chuyên về quản lý
dữ liệu gốc cả tại chỗ và trên đám mây. Boomi có ít hoặc không phát triển mã hóa thông
qua Thư viện quy trình Boomi, nơi cung cấp các ví dụ để xây dựng các ứng dụng quản trị.
Boomi cũng hỗ trợ các nhà cung cấp và trình kết nối PaaS cho Azure, AWS và Google,
cung cấp các trình kết nối EDI để kết nối với các đối tác và hỗ trợ các Docker cho các
phương thức phát triển DevOps.

158
SAS

Toàn bộ nghiệp vụ của SAS được xây dựng trên các phân tích. SAS cung cấp một
giải pháp quản lý dữ liệu gốc gọi là Quản trị dữ liệu SAS để giúp các tổ chức chuẩn bị và
quản lý cả nguồn dữ liệu lớn và dữ liệu truyền thống. SAS cho phép người dùng duy trì và
quản lý các thuộc tính dữ liệu thông qua một mô hình dữ liệu chung, gắn cờ thay đổi siêu
dữ liệu, tạo ảnh chụp nhanh, lưu trữ và quản lý danh sách, phân cấp và tạo báo cáo về tình
trạng dữ liệu và mọi khắc phục cần thiết.

Phần mềm TIBCO

TIBCO MDM chuyên cung cấp một khung nhìn thống nhất về dữ liệu của tổ chức
được lưu trữ trong các silo khác nhau, cho phép các tổ chức có được cái nhìn rõ ràng về dữ
liệu nghiệp vụ của họ và hành động nhanh chóng. TIBCO MDM cung cấp trực quan hóa
quy trình công việc dữ liệu trong toàn tổ chức, cho phép các tổ chức quan sát các quy trình
và cải thiện khi cần thiết. TIBCO hoạt động cả tại chỗ và trên đám mây thông qua TIBCO
Clarity Cloud Edition.

Quản lý dữ liệu là mọt lĩnh vực rộng lớn bao gồm các giải pháp cho những khối lượng
công việc khác nhau, các kiểu dữ liệu khác nhau cho các tình huống cụ thể khác nhau. Tuy
nhiên, các giải pháp mới mà các doanh nghiệp khởi nghiệp đề xuất luôn là những ý tưởng
mà tính tối ưu còn hạn chế, bao gồm :

1.1 Còn tập trung vào nền tảng tại chỗ (On-premise)

Vẫn còn nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp chào hàng giải pháp quản lý dữ liệu ở giai
đoạn đầu vốn tập trung vào phân khúc thị trường quản lý dữ liệu tại chỗ nơi mà đã có đông
đảo những nhà cung cấp phần mềm doanh nghiệp lâu đời nên sẽ rất khó khăn để cạnh tranh
thành công. Trong khi những doanh nghiệp lâu đời này đang nhanh chóng triển khai ứng
dụng công nghệ điện toán đám mây (cloud computing), điều này đòi hỏi các doanh nghiệp
khởi nghiệp cần phải tập trung vào các giải pháp dành riêng cho công nghệ điện toán đám
mây nhằm tăng cường tỷ lệ học tập và lợi nhuận cho khách hàng.

1.2 Hệ thống dùng chung

Từ lâu, các nhà nghiên cứu và chuyên gia đã chỉ ra rằng có sự khác biệt rất lớn trong
kết quả thực hiện công việc giữa các hệ thống chuyên biệt và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu
tổng quát (DBMSs-DataBase Management Systems), các doanh nghiệp khởi nghiệp giai

159
đoạn đầu thường tập trung vào việc xây dựng một nền tảng duy nhất được thiết kế để thay
thế các hệ thống đang vận hành rất mạnh mẽ cả trong các ứng dụng xử lý giao dịch và trong
các ứng dụng phân tích dữ liệu.

1.3 Các nền tảng tích hợp

Trong thời gian đầu của kỷ nguyên dữ liệu lớn (Big Data) như Hadoop…, đội ngũ kỹ
sư dữ liệu và nền tảng phải cài đặt thủ công phần mềm, cấu hình thủ công các cụm mạng
máy tính và liên tục quản lý, điều chỉnh nhiều hệ thống phần mềm phức tạp khác nhau.
Trong khi đó đã có sẵn nhiều công cụ giúp đơn giản hóa và tự động hóa nhiều tác vụ này
được chào mời mua hàng từ những doanh nghiệp chuyên tập trung vào việc tích hợp và hợp
nhất các thành phần cấu thành phần mềm khác nhau. Những công cụ này đã được phát triển
trong thời gian dài nên các doanh nghiệp khởi nghiệp cần tận dụng để phát huy sức mạnh
của những công cụ này thay vì chỉ đơn giản tích hợp các nền tảng phần mềm riêng lẻ.

Gạt qua bên những hạn chế kể trên, ta vẫn nhận thấy rằng công việc quản lý dữ liệu
thực sự là một lĩnh vực sôi động với minh chứng là sự tồn tại của các doanh nghiệp khởi
nghiệp kỳ lân ngày nay. Bài viết này sẽ liệt kê các lý do và các xu hướng chủ đạo nằm sau
sự lạc quan và chi tiết những việc mà các đội ngũ dữ liệu cùng các kiến trúc nền tảng cần
phải nhớ khi đánh giá, định lượng các giải pháp quản lý dữ liệu trong thời gian tới.

Sau đây là một số công ty quản lý dữ liệu đã huy động được hơn 100 triệu USD, trong
số đó một số đã niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, điều này chứng minh được uy
tín, sự lớn manh, xu hướng của thị trường cũng như sự quan tâm và xu hướng của nhu cầu
quản lý dữ liệu của các tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới hiện nay.

Hình 1 : Quản lý dữ liệu của lĩnh vực sôi động nhất


(Nguồn : Khảo sát thị trường của Gradient Flow)
160
2. THỊ TRƯỜNG CƠ SỞ DỮ LIỆU NỀN TẢNG ĐÁM MÂY (Cloud DB)

Thị trường cơ sở dữ liệu nền tảng đám mây đang phát triển nhanh hơn toàn bộ thị
trường cơ sở dữ liệu nói chung. Theo đánh giá của công ty Expert Market Research [1], kết
quả cho thấy rằng thị trường Hệ quản trị cơ sở dữ liệu toàn cầu sẽ phát triển đều đặn hàng
năm (chỉ số CAGR) khoảng 12,4% đạt 125,6 tỷ USD vào năm 2026. Theo báo cáo của tạp
chí Bloomberg [2], thị trường cơ sở dữ liệu đám mây sẽ đạt 68,7 tỷ USD vào năm 2026 với
chỉ số CAGR khoảng 38,2%. Các số liệu đánh giá này hoàn toàn phù hợp với kết quả của
khảo sát các kỹ sư dữ liệu của công ty Gradient Flow [3], hầu hết người được phỏng vấn đều
tiết lộ kế hoạch triển khai ứng dụng Cloud DB trong vòng 12 – 24 tháng tiếp theo.

2.1. Sự phát triển của giải pháp Dịch vụ cơ sở dữ liệu (DBaaS – DataBase as a Service)

Cùng sự nổi lên của nền tảng Kho dữ liệu đám mây và kiến trúc quản lý dữ liệu mở
lakehouses, các doanh nghiệp cần giải pháp DBaaS trong các tác vụ của ứng dụng kinh
doanh thông minh (BI-Business Intelligent) và trong các hoạt động phân tích dữ liệu. DBaaS
hiện được rất nhiều nền tảng đa dạng hỗ trợ như Google BigQuery, Databricks, Amazon
Redshift, Snowflake và Azure Synapse.

Đã và đang diễn ra sự dịch chuyển cơ sở dữ liệu của hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày lên đám mây với các nền tảng được lựa chọn như MongoDB Atlas, Datastax
AstraDB, Redis, CockroachDB … Theo một nghiên cứu thị trường của Stack Overflow [3]
cho thấy lưu lượng các trang web thảo luận về dịch vụ cơ sở dữ liệu quan hệ Amazon (RDS
– Relational Database Service) tăng 40% hàng năm. Lưu lượng tới các trang của website
Stack Overflow có nội dung trao đổi về cơ sở dữ liệu chuyên biệt dành cho nền tảng đám
mây là Amazon Aurora có tương thích với MySQL và PostgreSQL tăng 200% hàng năm.
Các hệ thống chuyên dụng như cơ sở dữ liệu đồ họa, cơ sở dữ liệu chuỗi thời gian và cơ sở
dữ liệu vector cũng luôn được các doanh nghiệp mời chào sử dụng.

2.2 Hệ thống mã nguồn mở

Tạp chí DB-Engines xếp hạng các DBMSs bằng việc sử dụng các yếu tố và nguồn dữ
liệu như dịch vụ cơ chế tìm kiếm Google Trends, thông báo tuyển dụng, hội nhóm công
việc và mang lưới trang web nghề nghiệp cũng như các mạng xã hội. Đầu năm 2021, hệ
thống mã nguồn mở đã vượt qua DBMSs dựa trên chỉ số so sánh của tạp chí DM-Engines.
Trong số 10 hệ thống hàng đầu của DB-Engines xếp hạng, phần lớn là các hệ thống mã

161
nguồn mở như PostgreSQL, Redis, Mongodb và Elasticsearch thuộc nhóm các hệ thống
phát triển nhanh nhất.

Giấy phép bản


Điẻm số xếp

Giấy phép mã

Hình 2 : Lịch sử xu hướng về độ phổ biến của hệ thống mã nguồn mở và DBMSs thương mại
(Nguồn : Bảng xếp hạng của tạp chí DB-Engines)

Một phép đo lường khác về số lượng quan tâm một chủ đề nào đó được r/Database
thu thập và công bố gần đây cho thấy, một lần nữa các hệ thống mã nguồn mở chiếm đa số
trong danh sách 10 hệ thống được quan tâm nhất.

Hình 3 : Số lượng quan tâm về hệ thống cơ sở dữ liệu năm 2021


(Nguồn : Tổng kết số liệu của Andy Pavlo và tạp chí GradientFlow)

Cuối cùng, một dấu hiệu chắc chắn về độ phổ biến của hệ thống chính là quy mô của
hệ sinh thấy và độ phổ biến về giao diện sử dụng. theo những thông tin thu thập được,
Postgre trở thành phương thức trung gian kết nối (API-Application Programming Interface)
cho các cơ sở dữ liệu vận hành và nhiều hệ thống khác chấp nhận giao diện sử dụng của
Postgre.
162
2.3 Sự nổi lên của dịch vụ truy vấn phi máy chủ đối với dữ liệu object store

Trong khảo sát của tạp chí Data Engineering [4]


gần đây cho thấy AWS Athena và
Google BigQuery là một trong những dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất. Athena và
BigQuery cung cấp dịch vụ truy vấn tương tác sử dụng SQL tiêu chuẩn để phân tích dữ liệu
được lưu trữ trong object store. Số lượng sản phẩm phi máy chủ tương tự đang phát triển
và xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường hiện nay. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
truy vấn phi máy chỉ bao gồm Databrick với sản phẩm Serverless SQL, Rockset, MinIO
với sản phẩm MC SQL và Microsoft có sản phẩm Azure Data Lake Analytics.

2.4 Việc thúc đẩy phát triển các nền tảng dữ liệu hiện đại sẽ tiếp tục mạnh mẽ hơn

Trong một báo cáo gần đây về xu hướng trong lĩnh vực dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo [5]
(AI-Artificial Intelligence) có đề cập tới kiến trúc Nền tảng dữ liệu hiện đại (MDP – Modern
Data Platforms), đây là một Kho dữ liệu và lakehouses đã tạo ra một hệ sinh thái mạnh mẽ
cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và các nhà cung cấp công cụ lưu trữ và xử lý dữ liệu.
Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp về sản phẩm dữ liệu đang tích hợp với các nền tảng dữ
liệu hiện đại này và một số đang đặc biệt quan tâm tới các công ty có sử dụng nền tảng dữ
liệu hiện đại. Hệ sinh thái các công cụ tích hợp với nền tảng dữ liệu hiện đại bao gồm các
công cụ dùng để khám phá dữ liệu, đánh giá và nâng cao chất lượng dữ liệu, tích hợp dữ
liệu … Hệ sinh thái này còn được gọi là Ngăn xếp dữ liệu hiện đại (Modern Data Stack).

Giống như các nền tảng cơ sở dữ liệu khác có những động lực tồn tại và phát triển,
nền tảng dữ liệu hiện đại cũng tự tìm các động lực tồn tại và phát triển trong vòng xoáy
tăng trưởng dựa trên các yếu tố sau :

1. MDPs có nhiều người sử dụng.

2. MDPs tạo ra sự mới mẻ, hiệu quả với thực tiễn nên hấp dẫn với bộ phận người
người, nhà nhà, công ty xây dựng công cụ và phát triển các ứng dụng.

3. Là hệ sinh thái có các công cụ và ứng dụng dành cho MDPs khiến cho MDPs mạnh
mẽ hơn, điều này khiến cho người dùng lựa chọn MDPs như một tất yếu của sự phát triển.

4. Vòng xoáy tăng trưởng luôn lặp lại.

2.5 Có nhiều phương pháp để đánh giá các hệ cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu từ ban đầu chỉ là một khối duy nhất (monolith) bao gồm các thành phần
được tích hợp chặt chẽ với nhau như cơ chế lưu trữ, cơ chế tính toán và ngôn ngữ đặc tả
163
chuyên biệt. Mỗi cơ chế lưu trữ dữ liệu có phần mở rộng SQL riêng, Oracle có PL/SQL,
Microsoft có T-SQL và người sử dụng sẽ tự mình học cách sử dụng các phần mở rộng cụ
thể để nhanh chóng sử dụng cơ chế tính toán.

Gần đây, các công cụ ETL (Extract – Transform - Load) và ELT (Extract – Load -
Transform) chuyên biệt cho nền tảng đám mây như Matillion, dbt, Rivery, Fivetran, Airbyte
cùng các công cụ được xây dựng trên các ngôn ngữ trực quan như Tableu, Looker đã tung
ra thị trường một API duy nhất hoạt động như những trình phiên dịch cho các cơ sở dữ liệu
và cơ chế tính toán. Việc tách rời API khỏi máy tính nhằm giúp người dùng cần phải học
hỏi chỉ duy nhất một API để vận hành dòng dữ liệu liên tục cùng các chương trình trên các
cơ chế tính toán mới hoặc một cơ sở dữ liệu mới.

Giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển là sự xuất hiện các lớp đại diện trung gian
nhằm giúp nâng cao cấp độ mềm dẻo. Các công cụ như Modin, Substrait và Weld giúp
người dung truy cập cơ sở dữ liệu quen với Python, SQL truy cập dữ liệu dễ hơn… ví dụ,
người dùng đã quen thuộc với các công cụ như Pandas có thể sử dụng nhiều hệ thống cơ sở
dữ liệu khác nhau một cách nhịp nhàng.

Sau đây là sự phân chia các giai đoạn phát triển của công việc quản lý dữ liệu đến
thời điểm hiện tại và xu hướng trong tương lai.

Hình 4 : Độ mềm dẻo tăng khi sử dụng và truy cập DBMSs


(Nguồn : Tạp chí GradientFlow).

164
3. KẾT LUẬN

Trên đây là những xu hướng của công tác lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệu hiện nay
và trong tương lai gần, cũng là định hướng phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp lựa
chọn công nghệ phù hơp hoặc có hướng đi riêng phù hợp với điều kiện của mình, ví dụ như:

3.1 Xây dựng Hệ thống xử lý giao dịch trực tuyến (OLTP-OnLine Transaction
Processing) DBaaS tự chủ

Chắc chắn sẽ không bao giờ có đủ nhân lực Quản trị hệ cơ sở dữ liệu và chuyên gia
cơ sở dữ liệu vì theo báo cáo gần đây, nguồn lực Công nghệ thông tin (CNTT) chỉ tằng 1%
trong 02 năm gần đây. Nếu đúng tiêu chuẩn thì mỗi một tổ chức sẽ cần hàng trăm, thâm chí
hàng nghìn DBMSs cho các tác vụ, trong đó chỉ một số nhỏ được nhân lực quản trị hệ cơ
sở dữ liệu giám sát và hỗ trợ.

Việc gia tăng ứng dụng DBaaS trên nền tảng đám mây sẽ khiến cho nguồn nhân lực
ít ỏi ngày nay sẽ càng thêm thiếu hụt nghiêm trọng. Một mặt, MDPs gồm Kho dữ liệu đám
mây và lakehouses giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn khi triển khai và quản lý Hệ
quản trị cơ sở dữ liệu trong các tác vụ phân tích dữ liệu và các ứng dụng Máy học (ML -
Machine Learning) nhưng DBaaS OLTP sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp lưu tâm và xây dựng
nguồn nhân lực có chất lượng cao cấp chuyên gia. Các nhà phát triển không muốn chỉ cung
cấp và bảo trì, các Giám đốc Công nghệ (Chief Technology Officier) cũng không muốn thuê
ngoài các công ty tư vấn để tối ưu và quản lý các hệ cơ sở dữ liệu OLTP. Rất may hiện nay
trên thị trường đã xuất hiện các dự án và những hệ thống sử dụng ML để tối ưu và quản lý
các hệ cơ sở dữ liệu như các giải pháp OtterTune, Oracle AD … nhắm tới việc xây dựng
các hệ cơ sở dữ liệu tự chủ và tự đính hướng.

3.2 Hệ cơ sở dữ liệu cho lĩnh vực Thị giác máy tính

Sự trỗi dậy của ngành Học sâu (Deep Learning) trong lĩnh vực Thị giác máy tính
khiến cho việc sử dụng dữ liệu thị giác (gồm hình ảnh, phim) phát triển bùng nổ. Tuy nhiên,
tiến bộ trong cơ sở hạ tầng dữ liệu lại bị chậm trễ, phần lớn các doanh nghiệp tham gia vào
lĩnh vực thị giác máy tính vẫn tiếp tục tự xây dựng các giải pháp quản lý dữ liệu của riêng
mình và lưu trữ hình ảnh dưới dạng tập tin phẳng (flat file). Khi tầm quan trọng của dữ liệu
thị giác tăng lên, các doanh nghiệp cần các hệ quản trị cơ sở dữ liệu có cơ chế lưu trữ, hiển
thị dữ liệu, biên dịch truy vấn, cơ chế tối ưu truy vấn và giao tiếp bằng các ngôn ngữ đặc tả

165
chuyên biệt. Đây là lĩnh vực năng động và đã được đặt nền tảng ban đầu cùng các hệ thống
như TileDB, Scanner, ApertureData, ActiveLoop…

Các doanh nghiệp có năng lực thu thập dữ liệu và giải phóng nguồn lực dữ liệu sẽ có
đủ năng lực cải tiến và vận hành hiệu quả hơn các đối thủ cùng ngành. Nhìn xa hơn BI và
hướng tới các ứng dụng phức tạp hơn, sự quan tâm về các công cụ trong lĩnh vực AI với dữ
liệu làm trung tâm ngày càng tăng là điểm sáng đúng trọng tâm đối với các hệ quản trị cơ
sở dữ liệu và DataOps. Việc kết hợp mô hình DataOps vào tổ chức, doanh nghiệp sẽ tăng
khả năng hoạt động bằng cách tích hợp dữ liệu vào phương pháp Agile của DevOps và
DevSecOps. Điều đó sẽ tạo ra một mô hình liền mạch đi qua các bộ phận tổ chức, doanh
nghiệp, bao gồm cả việc quản lý dữ liệu, sản xuất và bảo mật. DataOps cho phép người
dùng có khả năng tương tác đầy đủ với các nguồn dữ liệu, hợp lý hóa hiệu quả việc quản lý
và phân tích dữ liệu. Cuối cùng thì DataOps giúp cải thiện việc phân phối và triển khai sản
phẩm với giá trị dữ liệu an toàn và luôn được cập nhật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Database Management System (DBMS) Market Size, Share, Trends 2022-2027
(expertmarketresearch.com).
[2]. Cloud Database Market to Reach USD 68720 Million by 2026 at a CAGR of 38.2% |
Valuates Reports - Bloomberg.
[3]. Gradient Flow, 2022 Data Engineering Survey Report, 2022
[4]. StackOverflow, The incredible growth of Amazon RDS, 2022.
[5]. Gradient Flow, 2022 Trends report : Data, Machine Learning, and AI. 2022.

166
TÌM HIỂU MÔ HÌNH TRI THỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Trần Thanh San

Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính - Marketing
Email: san.tranthanh@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Qua việc khảo sát các mô hình đào tạo hiện nay, có thể thấy các hình thức đào tạo
nổi bật như: Đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, đào tạo bằng các bài giảng điện tử đã được đầu tư
phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu phổ cập rộng rãi kiến thức cho mọi người. Tuy nhiên,
các hình thức đào tạo này vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống tốn kém, xây
dựng bài giảng thì đòi hỏi nhiều công sức và thời gian. Ý tưởng xây dựng hệ quản lý đào tạo thông
minh – ILMS (Intelligent Learning Management Systems); là sự kết hợp giữa hệ chuyên gia và hệ
quản lý đào tạo (LMS). ILMS có khả năng tự động xây dựng bài giảng và khóa học mới phù hợp
với nhu cầu và trình độ của học viên, qua đó khai thác hiệu quả hơn tài nguyên bài giảng điện tử
đã có, đồng thời cũng cập nhật và cung cấp thêm bài giảng điện tử mới, qua đó cũng làm cho
“kho” bài giảng điện tử ngày càng phong phú hơn. Đây là một mô hình tri thức phục vụ cho việc
xây dựng hệ quản lý đào tạo thông minh (ILMS) dưa theo cách tiếp cận lập luận theo kinh nghiệm
(Case Base Reasoning – CBR)

Từ khóa: đào tạo thông minh, LMS, ILMS

1. TÍCH HỢP HỆ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ HỆ CHUYÊN GIA

1.1. Hệ quản lý đào tạo (LMS) và chuẩn SCORM:

Hệ quản lý đào tạo (Learning Management System – LMS) là môi trường hỗ trợ giảng
dạy và kết hợp với môi trường truyền thông. Thông qua LMS, mọi người có thể tham gia
học và trao đổi kiến thức trên không gian mạng mà không có sự hạn chế về không gian và
thời gian, việc học, giảng dạy, tương tác được thực hiện từ bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào.

Vấn đề quan trọng được đặt ra là làm thế nào để liên kết các LMS lại với nhau theo
cùng những quy ước chung để có được những tiêu chuẩn. Ví dụ chuẩn SCORM (Sharable
Content Object Reference Model) được nghiên cứu và kết hợp của nhiều tổ chức lớn như
ADL, IMS, AICC, IEEE dành cho chuẩn hóa bài giảng điện tử. SCORM ra đời dựa trên ý
tưởng chủ đạo là sử dụng được các bài giảng điện tử trên nhiều hệ thống LMS khác nhau

167
và có thể phục vụ nhiều mục đích giảng dạy khác nhau nhằm tiết kiệm thời gian, công sức
cũng như chi phí trong xây dựng các bài giảng và các khóa học điện tử.

Chuẩn SCORM được hiểu là mô hình tham chiếu đối tượng nội dung có thể chia sẻ
và là một tập hợp các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật cho công nghệ giáo dục điện tử dựa
trên web (còn gọi là e-learning). Nó xác định giao tiếp giữa nội dung phía máy khách và hệ
thống máy chủ (được gọi là "môi trường thời gian chạy"), thường được hỗ trợ bởi hệ thống
quản lý học tập. SCORM cũng xác định cách nội dung có thể được đóng gói thành các tập
ở dạng ZIP để có thể chuyển đi và được gọi là "định dạng trao đổi gói".

SCORM là một đặc tả của “sáng kiến học tập nâng cao” (ADL) từ Văn phòng Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. SCORM 2004 đã giới thiệu một ý tưởng phức tạp được gọi là
giải trình tự, là một tập hợp các quy tắc xác định thứ tự mà người học có thể trải nghiệm
các đối tượng nội dung. Nói một cách dễ hiểu, chúng ràng buộc người học vào một tập hợp
các con đường cố định thông qua tài liệu đào tạo, cho phép người học "đánh dấu" sự tiến
bộ của họ khi nghỉ giải lao và đảm bảo khả năng chấp nhận của điểm kiểm tra mà người
học đạt được. Tiêu chuẩn sử dụng XML và nó dựa trên kết quả công việc được thực hiện
bởi AICC, IEEE LTSC và Ariadne.

Điểm hạn chế của hệ thống LMS và chuẩn E-learning hiện nay chỉ chú trọng việc
phát triển môi trường E-learning mà chưa có hình thức đào tạo thông minh nhằm xây dựng
cơ chế tự động để xây dựng bài giảng phù hợp với trình độ và nhu cầu của học viên dựa
trên cơ sở những thành phần bài giảng có sẵn.

1.2. Khả năng xây dựng hệ quản lý đào tạo thông minh

Với mong muốn có các hệ thống thông minh hỗ trợ người dạy và học nhiều khóa học
linh hoạt, nhiều tài nguyên học tập và giúp người học trong việc lựa chọn những kiến thức
phù hợp với khả năng cũng như trình độ, tác giả đề xuất thay thế cơ chế quản lý thủ công
của hệ thống LMS bằng các công cụ thông minh, qua đó tích hợp các hệ chuyên gia vào
LMS nhằm nâng cao khả năng tự động hóa quản lý cũng như hỗ trợ đào tạo cho LMS hệ
thống LMS cần được bổ sung các yếu tố cơ bản, các qui tắc của hệ chuyên gia như cơ sở
tri thức nhằm phục vụ cho xây dựng một hệ thống đào tạo linh động - thông minh, đáp ứng
các nhu cầu thực tiễn trong việc dạy và học.

168
Hệ quản lý đào tạo thông minh (ILMS)

Cơ sở tri thức

Hệ quản lý
Hệ chuyên gia
đào tạo

Hình 1: Tích hợp hệ quản lý đào tạo và hệ chuyên gia

2. MÔ HÌNH TRI THỨC CHO HỆ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THÔNG MINH

2.1. Hệ quản lý đào tạo thông minh (ILMS):

Về cơ bản hệ thống ILMS được xem là một phần mềm quản lý học tập, phân phối,
cung cấp toàn bộ các tài liệu, khóa học, video có liên quan đến chương trình đào
tạo. LMS được thiết kế giúp người quản lý dễ dàng tiếp cận và làm việc. Ngoài việc cung
cấp nội dung, hệ thống ILMS cũng có thể phân tích, xử lý những việc như đăng ký các khóa
học, quản trị khóa học và phân tích các kỹ năng môn học, …

2.1.1. Đề xuất một số chức năng của hệ thống:

Chức năng lưu trữ dữ liệu: ILMS cho phép người dùng, bao gồm quản trị viên và cả
học viên có thể đăng tải các dữ liệu bản mềm, file words, video, ghi âm lên hệ thống. Các
dữ liệu được quản lý, phân loại theo danh mục, thời gian, loại tài liệu, … Qua đó, người
quản trị có thể kiểm soát nội dung dễ dàng.

Độ bảo mật cao: là nhiệm vụ quan trọng trong hầu hết các hệ thống, là sự bảo mật
thông tin cá nhân người dùng (trong thời đại số hiện nay). Điều này đòi hỏi ILMS phải đáp
ứng và đảm bảo an toàn, tránh rò rỉ các thông tin mật của người dùng, đặc biệt là các thông
tin về tài khoản tín dụng, credit card,…

169
Dễ dàng truy cập: cung cấp cơ chế tạo sự truy cập dễ dàng vào hệ thống qua nhiều
dạng thiết bị như: điện thoại, laptop, máy tính bàn, máy tính bảng,… đồng thời hỗ trợ tốt
với các hệ thống phần mềm và nhiều nền tảng điều hành khác nhau như: Windows, MacOS,
Linux, Android, IOS, ... Bên cạnh đó, ILMS phải đảm bảo lưu lượng trong tình huống nhiều
người dùng cùng truy cập (cùng lúc) vào hệ thống mà không bị trì trệ (lag) hay tệ hơn là
sập hệ thống.

Chức năng đa chủ thể: Hệ thống ILMS cho phép khóa học online có sự tương tác
giữa học viên và giảng viên, giữa các học viên bất cứ nơi đâu đề có thể cùng học tập, tương
tác và trao đổi học thuật, nội dung môn học và các vấn đề liên quan.

Đa ngôn ngữ, đa quốc gia: ILMS được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới, nó kết
nối tất cả mọi người thuộc nhiều quốc gia với nhiều ngôn ngữ khác nhau đồng thời còn có
chức năng giúp chuyển đổi ngôn ngữ dễ dàng cho các thành viên trong cùng một khóa học.

Quản lý lượng người tham gia: thông qua việc đăng ký khóa học, hệ thống ILMS có
tính linh hoạt tự động kiểm soát và quản lý học viên tham gia hệ thống một cách chặt chẽ.

Lịch trình cụ thể: một tính chất linh động trong hệ thống này là giảng viên có thể giới
hạn khoảng thời gian diễn ra khóa học, thời gian làm bài thi, … giảng viên cũng có thể lên
lịch trao đổi online với các học viên của lớp học của mình.

Quản lý giao dịch: Hệ thống sẽ tiếp nhận, kiểm soát các giao dịch giữa học viên đăng
ký tham gia khóa học với nhà quản lý hệ thống, với công ty hoặc doanh nghiệp giáo dục.

Quản lý tương tác và hỗ trợ người dùng: Học viên có thể trao đổi bài học thông qua
hệ thống chat, tin nhắn. Họ cũng có thể tương tác với giảng viên qua đánh giá, email, tin
nhắn riêng. Học viên và giảng viên tương tác với quản trị viên hệ thống thông qua mục hỗ
trợ người dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, nội quy, giao dịch.

Đánh giá học viên dễ dàng: cung cấp cơ chế để học viên có thể tham gia kiểm tra bài
(hoặc thi) online qua đó giảng viên có thể kiểm tra mức độ hiểu bài của các học viên. Hệ
thống sẽ tự động chấm điểm và gửi kết quả cho các học viên. Bên cạnh đó, ILMS cung cấp
các hình thức như game, các “cuộc đua top” giữa các học viên thông qua bảng xếp hạng
học tập. Hệ thống cũng giúp giảng viên tăng độ hấp dẫn của khóa học thông qua hình thức
tích lũy điểm lên level,…

170
Kiểm soát quá trình học tập của học viên: hệ thống quản lý học tập trực tuyến giúp
giảng viên và người học có thể đánh giá năng lực của học viên theoa từng giai đoạn cụ thể.

2.1.2. Mục đích của hệ thống

Là tích hợp các tác nhân thông minh vào hệ quản lý đào tạo thông thường để xây
dựng nên một hệ quản lý đào tạo thông minh.

Hệ quản lý đào tạo thông minh cần phải có khả năng tự động xây dựng các bài
giảng/khóa học điện tử phù hợp hơn với nhu cầu và trình độ học viên, thay thế những khóa
học có khung chương trình cứng nhắc nhằm đáp ứng nhu cấu đào tạo một cách linh hoạt,
hiêu quả và gần gủi đối với học viên.

2.1.3. Mô hình quản lý đào tạo thông minh được đề xuất gồm:

Hệ trợ giúp giảng dạy (Teaching Assistant - TA): về bản chất không phải là giảng
viên trực tiếp giảng dạy chính nhưng cũng có nhiệm vụ quan trọng là hỗ trợ tốt công việc
giảng dạy của giảng viên với học viên, vì vậy những teaching assistant bắt buộc phải đáp
ứng được chuyên môn, kỹ năng và kiến thức vững vàng cũng như biết cách truyền tải kiến
thức cho học viên dễ hiểu nhất. Được xây dựng dựa trên hệ quản lý đào tạo, đóng vai trò
quan trọng trong việc tạo nên môi trường dạy và học cho học viên học tập và giáo viên
giảng dạy.

Xây dựng khóa học tự động (Automatic Course Builder – ACB): nhằm xây dựng các
khóa học, cung cấp các bài giảng phù hợp cho từng môn học, giai đoạn học với các học
viên một cách tự động dựa trên nhu cầu của môn học, trình độ học và quá trình đánh giá
mực độ tiếp thu việc học của học viên.

Tích hợp khóa học (Course Integration – CI): nhằm xây dựng, mở rộng cơ sở tri thức
từ các bài giảng, bài học và khóa học đã có sẵn từ đó mở rộng khai thác và đưa vào chương
trình mới.

Hệ thống cải tiến cơ sở tri thức (Knowledge Base Refening System – KBRS): kiểm tra
các cập nhật trên hệ thống, nếu cần thì cập nhật. Mặc khác, còn làm nhiệm vụ tinh giản và
mở rộng cơ sở tri thức.

Cơ sở tri thức (Knowledge Base): bao gồm các thông tin, dữ liệu và tri thức liên quan
đến khóa học hoặc phục vụ cho cho việc xây dựng khóa học tự động và các dịch vụ khác.

171
Đây chính là nền tảng để xây dựng các hệ quản lý đào tạo thông minh kết hợp giữa LMS
và ES.

Studenn
t

Teaching Assistant Professor Course Integrator


(TA) (CI)

Automatic
Course Builder Knowledge base Knowledge Base
(ACB) Refining System
(KBRS)

Hình 2: Mô hình hệ quản lý đào tạo thông minh

2.2. Mô hình tri thức cho xây dựng bài giảng điện tử theo ngữ cảnh

Mô hình tri thức cho xây dựng bài giảng điện tử theo ngữ cảnh là sự kết hợp của các
bài giảng/khóa học và các tri thức cần thiết để xây dựng hệ chuyên gia tạo ra các bài giảng
điện tử theo ngữ cảnh. Ngữ cảnh ở đây được hiểu là những nhu cầu, điều kiện và trình độ
của học viên cụ thể. Bài giảng theo ngữ cảnh là những bài giảng / khóa học phù hợp với
nhu cầu và trình độ của học viên.

Trên cơ sở đó, mô hình tri thức có các thành phần cơ bản sau:

2.2.1. Bài giảng điện tử

Bài giảng điện tử được xây dựng theo chuẩn SCORM. Theo chuẩn SCORM, các bài
giảng được mô tả bởi các thành phần: Asset, SCO và mối quan hệ giữa chúng. Các mô tả
về SCO bao gồm mô tả chung (Description), các từ khóa (Keyword) hoặc định danh
(Identifier) và một số mô tả khác. Các mô tả này sẽ được sử dụng trực tiếp cho việc xây
mối quan hệ giữa các bài giảng, nội dung bài giảng nhằm xây dựng được các khóa học, bài
giảng một cách tự động và linh hoạt (phù hợp với các yêu cầu khác nhau). Trong đó: SCO
là một thành phần cơ bản còn các Asset là các phương tiện để thể hiện nội dung của SCO.
172
2.2.2. Mối quan hệ giữa các thành phần tạo nên bài giảng

Việc xây dựng bài giảng hay khóa học một cách tự động từ các bài giảng đã có phụ
thuộc rất nhiều vào hiểu biết về mối quan hệ giữa nội dung các bài giảng. Khi một bài giảng
điện tử xây dựng sẳn bởi con người (Real course) được cập nhật (tích hợp) vào cơ sở tri
thức thì các SCO trong bài giảng này và mối quan hệ (Pathway) giữa các SCO đó phải được
biểu diễn trong cơ sở tri thức. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa các SCO mới và các SCO đã
có trong cơ sở tri thức cần phải được cập nhật một cách tự động. Các quan hệ đó có thể là
quan hệ trình tự (học xong học phần A thì đến học phần B), quan hệ phụ thuộc (phải học
kiến thức A thì mới hiểu được kiến thức B) và quan hệ điều kiện.

2.2.3. Mẫu hình học viên (Student model)

Mẫu hình học viên gồm: Thông tin về chuyên ngành, độ tuổi, giới tính, tôn giáo …
cùng với các thông tin yêu cầu, mục đích học và trình độ của học viên. Bộ xây dựng bài
giảng sẽ tự động dùng thông tin trong mẫu hình (trên) của học viên để tính toán và đưa ra
bài giảng/khóa học sao cho phù hợp. Cùng với việc đưa ra các bài giảng cho học viên không
phải chỉ phụ thuộc vào trình độ, nhu cầu của học viên mà nhiều trường hợp còn phụ thuộc
vào các thông tin khác như giới tính, tôn giáo, chuyên ngành,…

2.2.4. Tri thức chuyên gia phục vụ cho việc xây dựng bài giảng tự động

Thông thường, để xây dựng bài giảng là công việc được thực hiện bởi các tập hợp bộ
môn quản lý môn học hay sự kết hợp giữa bộ môn và giảng viên giảng dạy môn học đó. Vì
vậy, để xây dựng bài giảng mới phù hợp ngữ cảnh từ những bài giảng đã có một cách tự
động chúng ta phải nghiên cứu mô hình hệ chuyên gia thực hiện công việc này.

Ý tưởng phát triển hệ chuyên gia xây dựng bài giảng tự động theo cách tiếp cận lập
luận theo kinh nghiệm (Case-based Reasoning – CBR). Tri thức cần thiết cho hệ chuyên
gia này là các bài giảng mẫu theo ngữ cảnh cụ thể (study case) và các luật biến đổi các bài
giảng mẫu này sử dụng cho trường hợp mới.

“Study-case” bao gồm mẫu hình học viên và cấu trúc bài giảng / khóa học tương ứng
với mẫu hình học viên đó. Cấu trúc bài giảng này được thể hiện bằng danh sách các SCO
và các quan hệ giữa các SCO trong bài giảng. Các SCO được chọn lựa là các SCO nằm
trong cơ sở tri thức; quan hệ giữa các SCO là các quan hệ đã có trong cơ sở tri thức (được

173
cập nhật từ các giảng viên và các bài giảng gốc xây dựng theo chuẩn SCORM) và các quan
hệ mới được sinh ra trong quá trình tự động xây dựng bài giảng.

2.2.5. Qui trình tìm mẫu và xây dựng bài học – bài giảng:

Giả sử ta có hai mẫu hình sinh viên (ở mức đơn giản) như sau:
 Mẫu hình sinh viên 1:
Nhu cầu: học môn Công nghệ phần mềm.
Kiến thức đã đạt được: Kiến trúc máy tính, Lập trình java, Hệ điều hành.
 Mẫu hình sinh viên 2:

Nhu cầu: học môn Hệ thống thông tin.


Kiến thức đã đạt được: Kiến trúc máy tính, Lập trình C, Phân tích và thiết kế hệ
thống thông tin.

Cấu trúc bài giảng môn công nghệ phần mềm:

Hình 3: Mô hình môn học Công nghệ phần mềm

Cấu trúc bài giảng môn Phân tích thiết kế Hệ thống thông tin

Hình 4: Mô hình môn học phân tích thiết kế HTTT


174
Qua kết quả khảo sát hai mẫu hình sinh viên vừa nêu, ta có thể thấy rằng hai mẫu
hình sinh viên này có một số nét “tương đồng” nhau như:

Tình huống 1:

Môn đăng ký học: Công nghệ phần mềm

Kiến thức đã có: Kiến trúc máy tính, Lập trình java, Hệ điều hành

Khi đó so sánh giữa SCO1 và SCO2 có thể thấy sinh viên này đạt môn Phân tích thiết
kế hệ thống thông tin theo cấu trúc SCO2 nghĩa là sinh viên có đủ kiến thức về mô hình
phát triển hệ thống (so sánh với bảng mẫu) và sinh viên này cũng đạt kiến thức Phân tích
và đặc tả yêu cầu (SCO1, SCO2). Từ đó, kiến thức bổ sung của sinh viên chỉ tập trung vào
mục Triển khai xây dựng phần mềm.

Tình huống 2:

Môn đăng ký học: Phân tích thiết kế kệ thống thông tin (i)

Kiến thức đã có: Hệ điều hành, Toán rời rạc (ii)

So sánh trong các trường hợp mẫu (i) và (ii), ta so sánh SCO1 và SCO2 tức là sinh
viên đã có đủ kiến thức về mô hình phát triển và không nhất thiết phải học lại phần “vòng
đời phát triển của hệ thống thông tin”.

Quá trình tự động xây dựng bài giảng bao gồm các bước sau:

o Tìm study-case có mẫu hình sinh viên phù hợp với mẫu hình sinh viên hiện tại
(Current Student Model).

o Biến đổi cấu trúc bài giảng trong study-case tìm thấy sao cho phù hợp với mẫu
hình sinh viên đó.

o Với trường hợp study-case tìm thấy có mẫu hình sinh viên không “đủ gần” với
mẫu hình sinh viên hiên tại, cấu trúc bài giảng mới (practice course) và mẫu hình
sinh viên đó sẽ được ghi nhận lại thành study-case mới (new study-case). Các
study-case này sẽ được các giảng viên hay người xây dựng bài giảng xem xét và
hiệu chỉnh. Sau đó sẽ được lưu lại trong cơ sở tri thức nếu cần cho việc xây dựng
bài giảng sau này.

175
Current student
model
Study case
Student model
Course structure
Automatic Course Builder
Searching Adaptatio

Study case
Student model
Practice structure

Practice course (x)


Professor

Hình 5: Xây dựng cấu trúc bài giảng điện tử một cách tự động

Khi cấu trúc bài giảng mới được hình thành, từ các phần tử là dữ lịệu hay asset có
trong các gói bài giảng (đã được cập nhật vào cơ sở tri thức), ta có thể xây dựng các bài
giảng điện tử mới và đóng gói theo chuẩn SCORM để có thể sử dụng cho các hệ thống
LMS khác cũng theo chuẩn SCORM.

Course

a b
SCO
c

SCO
a b
SCO
SCO a1
c
c1
Knowledge Base
c

Hình 6: Cập nhật cơ sở tri thức từ bài giảng


.
176
Công việc tích hợp, cập nhật bài giảng vào cơ sở tri thức thực chất là cập nhật danh
sách các SCO và cập nhật đồ thị quan hệ giữa các SCO này trong bài giảng. Đối với SCO
a có trong bài giảng mới, khi cập nhật vào cơ sở tri thức, các quan hệ liên quan đến nó sẽ
gồm cả các quan hệ liên quan đến SCO a1 với a1 là SCO có sẵn trong cơ sở tri thức được
đánh giá là thể hiện cùng một nội dung như SCO a (hoặc hai SCO đó được chấp nhận là
tương đương nhau theo một ngưỡng nào đó) và ngược lại. Qua đó ta có được cơ sở tri thức
mở rộng nhờ tích hợp thêm nội dung của bài giảng mới mà các quan hệ giữa các thành phần
cấu thành nên bài giảng (SCO) vẫn đảm bảo tính quan hệ hợp lý giữa các nội dung bài giảng
có thể xây dựng trong tương lai.

3. KẾT LUẬN

Ý tưởng cơ bản về hệ quản lý đào tạo thông minh và đề xuất một mô hình tri thức
nhằm tiến tới xây dựng các hệ quản lý đào tạo thông minh. Mô hình này có thể được xây
dưng nhằm phát triển hệ chuyên gia theo cách tiếp cận CBR (Case- Based Reasoning) làm
tiền đề cho việc xây dựng hệ quản lý đào tạo thông minh.

Mô hình tri thức này được phát triển dựa theo chuẩn SCORM do đó có khả năng tái
sử dụng và khả chuyển cao.

Việc định hướng phát triển nghiên cứu và thiết kế chi tiết cơ sở tri thức theo mô hình
tri thức này nhằm mục đích phát triển hệ chuyên gia phục vụ xây dựng bài giảng điện tử
một cách tự động qua đó tiến tới hoàn thiện hơn mô hình hệ quản lý đào tạo thông minh
nhằm đơn giản hóa việc đào tạo bằng “sức lực” con người và thay dần bằng tri thức và công
nghệ thông tin trong thời đại mới.

Thông qua mộ số vấn đề vừa nêu, với phạm vi khảo sát tương đối nhỏ và kiến thức
có phần hạn hẹp, thời gian nghiên cứu ngắn nên bài viết chắc hẵn có nhiều thiết xót. Mong
đọc giả cùng trao đổi, đóng góp ý kiến để nhằm bổ làm cho việc nghiên cứu tiến đến xây
dựng mô hình tri thức trong việc tạo bài giảng điện tử ngày càng hoàn thiện hơn và sớm
được triển khai thực hiện trong việc góp phần tạo bài giảng điện tử tự động sử dụng trong
giảng dạy tại trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://eric.ed.gov/?id=ED427705
[2] https://www.shiftelearning.com/blog/how-to-create-an-elearning-course-steps

177
[3]http://scholar.uoa.gr/sites/default/files/mbessie/files/the_new_development_paradigm_
book_review.pdf
[4] https://www.edgepointlearning.com/blog/how-to-create-your-custom-elearning-
course-with-25-free-tools/
[5] https://www.igi-global.com/article/intelligent-learning-management-systems/121737

178
NÊN CHĂNG SỐ HÓA MARKETING TẠI DOANH NGHIỆP TRONG BỐI
CẢNH DỊCH BỆNH COVID - 19 HIỆN NAY

Huỳnh Ngọc Thành Trung


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Email: hnttrung@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Triển khai công nghệ số (Digital) đang trở thành xu hướng và tiếp thị (Marketing)
chính là lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hướng đến sự thay đổi. Phạm vi nghiên cứu là doanh
nghiệp, cá nhân đang hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến Marketing và chủ yếu ở Thành
phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu kết hợp các phương pháp lý thuyết với công cụ Google Forms, Phần
mềm SPSS1. Mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu các doanh nghiệp đã và chưa triển khai Digital trong
Marketing (Digital marketing) nhằm xác định lợi ích cũng như rào cản từ Digital marketing, đánh
giá sự hài lòng và cần thiết của Digital marketing. Kết quả nghiên cứu giúp doanh nghiệp có cách
nhìn toàn diện và thân thiện hơn với Digital, từ đó phát triển rộng Digital trong Marketing nói
riêng và lĩnh vực khác nói chung.

Từ khóa: Digital Marketing, SPSS

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, cuộc sống xã hội tăng cao kết hợp với sự phát triển về công nghệ giúp thế
giới ngày càng phẳng và Việt Nam cũng dần chuyển mình với những thay đổi tích cực. Tuy
nhiên, khi dịch bệnh Covid – 19 bùng phát khiến các hoạt động của doanh nghiệp trở nên
trì trệ, doanh nghiệp cần có có sự thay đổi để vượt qua khó khăn này.

Hình 1: .Doanh thu các ngành 7 tháng đầu năm

1
Phần mềm Statistical Package for the Social Sciences
179
Theo thống kê của Bộ Công Thương Việt Nam1 vào tháng 07/2021, Dịch Covid - 19
đã tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại, dịch vụ.

Ngành Du lịch lưu trú (đạt 0.24 ngàn tỉ đồng – giảm 11.8%), Ngành Du lịch lữ hành
(đạt 4.5 ngàn tỉ đồng – giảm 57%) và Ngành Dịch vụ khác (đạt 0.27 ngàn tỷ đồng – giảm
4.2%)

Theo công bố báo cáo Nghiên cứu khảo sát từ 409 doanh nghiệp trong đó 217 doanh
nghiệp phản hồi và được đánh giá dữ liệu hợp lệ cho nghiên cứu về “Ảnh hưởng của làn
sóng Covid - 19 thứ 4 đến hoạt động kinh doanh liên tục của các doanh nghiệp tại Việt
Nam” do Tập đoàn FPT & Base Resource2 thực hiện (tháng 05 – 06/2021), kết quả đạt được
từ nghiên cứu:

Hình 2: .Sự ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 đến doanh nghiệp

Hình 3: Dự định triển khai công nghệ của Hình 4:.Sự chuẩn bị ứng phó Covid - 19
doanh nghiệp
Từ kết quả báo cáo số lượng Dự kiến triển khai Digital của doanh nghiệp, có đến
35.79% doanh nghiệp đang dự định và tìm hiểu thêm thông tin cùng với 8.12% doanh
nghiệp chưa hoặc không có ý định triển khai Digital.

1
https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/dich-covid-19-tac-dong-tieu-cuc-den-hoat-
dong-thuong-mai-dic.html
2
https://resources.base.vn/management/khao-sat-anh-huong-covid-19-den-doanh-nghiep-viet-
nam-723
180
Nhóm nghiên cứu thấy rằng 44% là một con số khá lớn và đó chính là đối tượng mục
tiêu mà nhóm nghiên cứu cần hướng đến, từ đó nhóm đã lên kế hoạch thực hiện nghiên cứu
Khám phá nhằm điều tra nguyên nhân vì sao doanh nghiệp chưa hoặc không muốn triển
khai, đồng thời đánh giá nhận thức và sự hài lòng của doanh nghiệp cũng như tìm ra minh
chứng về lợi ích và rào cản một cách rõ ràng nhằm tạo động lực để tiếp cận và triển khai
Digital cho các hoạt động tại doanh nghiệp. Với những khó khăn mà doanh nghiệp đang
gặp phải cùng với những lợi ích từ Digital mang lại sẽ tạo nên hiệu quả nếu có sự kết hợp
giữa Digital với các hoạt động trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với 44% các doanh nghiệp chưa hoặc đang trong giai đoạn tìm hiểu thông
tin từ nghiên cứu của Tập đoàn FPT & Base Resource cho thấy có sự băn khoăn rất lớn từ
các doanh nghiệp về việc nên chăng triển khai Digital bởi nhiều yếu tố: thói quen khách
hàng, sự hạn chế về cơ sở hạ tầng hoặc chi phí đầu tư cao,…đặc biệt là trong bối cảnh dịch
bệnh Covid – 19 đang diễn ra phức tạp. Và lĩnh vực Marketing cũng không ngoại lệ, hy
vọng nếu có được sự kết hợp với Digital một cách hoàn hảo sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết
những khó khăn trong bối cảnh Covid – 19, đồng thời hướng đến sự tinh giản, sự hiệu quả
trong việc quản lý hoạt động Marketing.

Và đó là lý do hình thành ý tưởng nghiên cứu đề tài “Nên chăng số hóa Marketing
tại doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh Covid – 19 hiện hay”.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cúu
Đối tượng nghiên cứu gồm 80 mẫu từ các doanh nghiệp, các Marketer hoặc các cá
nhân đã và đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thuộc các mô hình B2B, B2C, C2B,
C2C1. Sau khi làm sạch dữ liệu số lượng mẫu quan sát hợp lệ còn lại là 74 mẫu.

Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp, cá nhân đã và đang hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh quảng cáo chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh (80%), các mẫu còn lại trải
dài trên các tỉnh thành cả nước.
2.2. Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài là thực hiện nghiên cứu ứng dụng, nhóm nghiên cứu đã sử dụng
các phương pháp sau:

1
Business to Business, Business to consumer, Consumer to Business, Consumer to Consumer
181
2.2.1. Phương pháp xây dựng bảng câu hỏi (BCH)

Do đã xác định mục tiêu nghiên cứu, nhóm nghiên cứu triển khai thiết kế Bảng câu
hỏi (BCH) nhằm giúp nghiên cứu đạt được lượng thông tin chính xác và tối ưu nhất có thể
(Elizabeth Herrmann, 20151). Nhóm nghiên cứu quyết định sẽ xây dựng bảng câu hỏi BCH
sẽ gồm 30 câu, chủ yếu sử dụng các câu hỏi đóng, được xây dựng trên phương thức rõ ràng,
dễ hiểu, dễ trả lời, tạo cảm giác và kích thích người được phỏng vấn khi trả lời.

 Phần đầu (câu 1 đến 9): tìm hiểu thông tin doanh nghiệp và đối tượng phỏng vấn

 Phần hai (câu 10 đến 24): tìm hiểu tình hình hoạt động Marketing tại doanh nghiệp

 Phần ba (câu 26 đến câu 30): tìm hiểu về thái độ và sự hài lòng của đối tượng
phỏng vấn hoạt động Marketing tại doanh nghiệp cũng như các thuận lợi và khó
khăn trong quá trình chuyển đổi số.

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu

Từ bảng câu hỏi đã được xây dựng trên, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp
chọn mẫu sao cho hạn chế sai số ở mức độ thấp nhất (Ranjit Kumar, 20202)

Bảng câu hỏi (BCH) là công cụ rất quan trọng trong quá trình khảo sát số liệu, là cầu
nối giữa nhà nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu, bao gồm các câu hỏi và các biểu hiện trả
lời được chuẩn bị và sắp xếp một cách logic nhất nhằm giúp dễ dàng cho việc trả lời cũng
như giúp việc thu thập thông tin đúng trọng tâm nghiên cứu. BCH được áp dụng cho quá
trình thu thập dữ liệu bằng phương pháp điều tra thăm dò hoặc phỏng vấn.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta luôn gặp phải 2 loại sai số đó là Sai số do chọn
mẫu SE (Sampling Error) và Sai số không do chọn mẫu NE (Non - Sampling Error). Khi
tăng kích thước mẫu sẽ giảm đi một lượng ∆SE và sai số không do chọn mẫu sẽ tăng một
lượng tương ứng là ∆NE. Khi chúng ta tăng kích thước mẫu (n) đến kích thước đám đông
(N), thì mức giảm sai số do chọn mẫu ∆SE nhỏ hơn mức tăng sai số không do chọn mẫu
∆NE(∆NE - ∆SE >0), thì việc chọn mẫu sẽ cho chúng ta kết quả chính xác hơn.

1
CO LAB: Collaborative Design Survey Paperback – Illustrated, Elizabeth Herrmann, Ryan Shelley, June 16, 2015
2
Research Methodology: A Step-by-Step Guide for Beginners, 2nd Edition, Ranjit Kumar, 2020
182
Hiện nay, với tổng thể (N) doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM khá lớn sẽ là một
thuận lợi trong việc chọn mẫu nghiên cứu, tuy nhiên với mục tiêu chính của nghiên cứu là:
chọn các đối tượng có môi trường và lĩnh vực hoạt động phù hợp mục tiêu nghiên cứu, tiếp
theo là rút ngắn thời gian và khoản chi phí kèm theo.

Do đó, mẫu quan sát (n) được chọn trong nghiên cứu này với kích thước thu được
tương đối nhỏ (74 mẫu quan sát).

2.2.3. Phương pháp khảo sát dữ liệu

Do đề tài thuộc nghiên cứu ứng dụng và chủ đề mang tính công nghệ cùng với thời
điểm dịch Covid - 19 đang diễn ra phức tạp nên sẽ tiện lợi hơn khi triển khai với hình thức
khảo sát online và bằng công cụ Google Forms.

Thời điểm thực hiện khảo sát từ ngày 06/09/2021 – 17/09/2021, nhóm đã thu thập
được 80 mẫu quan sát, sau khi kiểm tra mức độ phù hợp dữ liệu nghiên cứu nhóm đã quyết
định:

 Chọn 74 mẫu quan sát phù hợp dữ liệu nghiên cứu

 Loại bỏ 6 mẫu quan sát với mức độ phù hợp dữ liệu nghiên cứu không cao

2.2.4. Phương pháp phân tích xử lý dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập (Google Forms), dữ liệu sẽ được chuyển vào phần mềm
SPSS để thực hiện kỹ thuật làm sạch và kiểm tra độ chính xác của dữ liệu.

Cuối cùng sẽ sử dụng phương pháp Phân tích Dữ liệu Nghiên cứu1 nhằm giúp nhóm
nghiên cứu phát hiện các vấn đề cần nghiên cứu.

2.2.5. Các ứng dụng hỗ trợ

Ứng dụng Google Forms:

Thực hiện việc thu thập các bảng khảo sát online từ khác đối tượng trên cả nước.

Sử dụng phần mềm SPSS 22.0

Thực hiện phân tích và xử lý dữ liệu nghiên cứu sau khi nhập liệu.

1
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc. 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS. TP.HCM: NXB - Hồng Đức

183
3. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
3.1. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu được thu thập từ 74 doanh nghiệp, trong đó 66 doanh nghiệp thuộc các
quận/huyện ở TpHCM và 8 doanh nghiệp khác địa bàn TpHCM.

Hình 5.Thống kê doanh nghiệp theo khu vực TpHCM


Với phần lớn doanh nghiệp thuộc lĩnh vực: Thương mại (37), Dịch vụ (40) và Sản
xuất (15), đối tượng trả lời đa phần là có trình độ Đại học (50) và Sau đại học (15), phân bổ
phần lớn vào các doanh nghiệp thuộc Công ty Cổ phần và Công ty Trách nhiệm Hữu hạn 1
Thành viên.

Hình 6: .Lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp


184
Hình 7: Loại hình doanh nghiệp

Trong số 74 doanh nghiệp nghiên cứu, có 19 doanh nghiệp sử dụng hoàn toàn hình
thức Digital Marketing, 11 doanh nghiệp vẫn sử dụng hình thức Marketing truyền thống và
44 doanh nghiệp chưa chuyển đổi hoàn toàn hình thức Digital Marketing.

Hình 8:.Hình thức Marketing hiện nay tại các doanh nghiệp

Trong số 55 doanh nghiệp vẫn sử dụng hình thức Markting truyền thống hoặc chưa
chuyển hoàn toàn sang Digital Marketing có 1 doanh nghiệp vẫn quyết định không thay
đổi, 9 doanh nghiệp còn phân vân chưa biết nên chuyển hay không và có 45 doanh nghiệp
quyết định là nên chuyển đổi nếu có thể vượt qua các vấn đề khó khăn về rào cản.

185
Hình 9: Quyết định của doanh nghiệp về nhu cầu chuyển sang Digital Marketing

3.2. Nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp quyết định chuyển đổi Digital Marketing

Có nhiều nguyên nhân khiến các doanh nghiệp thay đổi hình thức hoạt động
Marketing, tùy vào loại hình doanh nghiệp và ngữ cảnh doanh nghiệp tại thời điểm thực
hiện nghiên cứu. Với kết quả sau nghiên cứu, có 4 nguyên nhân chính khiến phần lớn trong
45 doanh nghiệp quyết định chuyển đổi: Lan tỏa nhanh thông điệp quảng cáo (39/45,
86.7%), Nhu cầu mở rộng thị trường (36/45, 80%), Bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát
phức tạp (37/45, 82.2%), Mạng xã hội ngày càng phát triển (36/45, 80%).
Bảng 1: .Nguyên nhân chuyển sang Digital Marketing

Mô hình kinh doanh

Mô hình Mô hình Mô hình


Mô hình B2B Thống kê
B2C C2C C2B
Nguyên Theo xu thế trào lưu 13 28.9% 12 26.7% 3 6.7% 0 0.0% 28 62.2%
nhân
chuyển đổi Nâng cao thương hiệu 17 37.8% 12 26.7% 4 8.9% 1 2.2% 34 75.6%
sang Nhu cầu mở rộng thị 18 40.0% 12 26.7% 4 8.9% 2 4.4% 36 80.0%
Digital trường
Marketing
Quy mô dữ liệu 11 24.4% 11 24.4% 2 4.4% 1 2.2% 25 55.6%
marketing ngày càng lớn
Lan tỏa nhanh thông điệp 16 35.6% 18 40.0% 4 8.9% 1 2.2% 39 86.7%
quảng cáo
Giảm chi phí marketing 9 20.0% 10 22.2% 2 4.4% 1 2.2% 22 48.9%
Bảo đảm chính xác và an 10 22.2% 10 22.2% 2 4.4% 1 2.2% 23 51.1%
toàn dữ liệu

186
Mô hình kinh doanh

Mô hình Mô hình Mô hình


Mô hình B2B Thống kê
B2C C2C C2B
Kinh tế/ tri thức xã hội 12 26.7% 7 15.6% 3 6.7% 1 2.2% 23 51.1%
phát triển
Cơ sở hạ tầng phát triển 8 17.8% 4 8.9% 1 2.2% 1 2.2% 14 31.1%
Mạng xã hội phát triển 17 37.8% 14 31.1% 4 8.9% 1 2.2% 36 80.0%
Xu hướng kỷ nguyên 15 33.3% 14 31.1% 2 4.4% 1 2.2% 32 71.1%
công nghệ số hóa
Kênh truyền thông đa 13 28.9% 14 31.1% 2 4.4% 1 2.2% 30 66.7%
dạng và đã dần chuyển
sang công nghệ số
Bối cảnh dịch Covid - 19 16 35.6% 16 35.6% 4 8.9% 1 2.2% 37 82.2%
phức tạp hiện nay
Khả năng kinh tế khách 6 13.3% 5 11.1% 1 2.2% 1 2.2% 13 28.9%
hàng ngày càng cao
Phương tiện truy cập 14 31.1% 15 33.3% 3 6.7% 2 4.4% 34 75.6%
công nghệ số (điện thoại,
laptop,…) phổ biến
Xem quảng cáo ở bất kỳ 14 31.1% 15 33.3% 4 8.9% 1 2.2% 34 75.6%
nơi đâu
Xem quảng cáo bất kỳ 15 33.3% 15 33.3% 3 6.7% 1 2.2% 34 75.6%
thời điểm nào
Hạn chế thời gian khi 8 17.8% 6 13.3% 1 2.2% 1 2.2% 16 35.6%
xem quảng cáo
Cung cấp thông tin nhiều 16 35.6% 15 33.3% 3 6.7% 1 2.2% 35 77.8%
và chính xác
Tính đa phương tiện tạo 14 31.1% 10 22.2% 4 8.9% 1 2.2% 29 64.4%
hứng thú khi xem quảng
cáo

Số liệu trên cho thấy các doanh nghiệp rất chú trọng các nhu cầu về khách hàng, muốn
gửi đến khách hàng thông tin nhanh nhất, phát triển theo xu hướng chung của xã hội thông
minh, một xu hướng công nghệ, tận dụng sự phát triển của mạng xã hội để định hướng và
tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhằm mở rộng thị trường, tăng khách hàng tiềm
năng, tạo giá trị thặng dư và tăng lợi thế cạnh tranh với đối thủ.

Trong thời điểm dịch bệnh Covid – 19 bùng phát, điều khiến khách hàng và doanh
nghiệp lo ngại là khả năng lây lan do tiếp xúc ca nhiễm. Trước tình hình đó, chuyển đổi số
được xem là hướng đi mang sự hiệu quả trong thời điểm này và với sự lựa chọn 82.2% các
doanh nghiệp xem đây là nguyên nhân tác động rất lớn đến việc chuyển đổi sang Digital
Marketing, đồng thời xem đây là sự lựa chọn, giải pháp an toàn và hiệu quả trong việc
phòng chống dịch bệnh Covid đang trong thời kỳ bùng phát như hiện nay.

3.3. Công cụ Digital Marketing doanh nghiệp đang sử dụng

Hiện nay có nhiều các công cụ Digital Marketing có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong
hoạt động Marketing tuy nhiên để lựa chọn một công cụ phù hợp để sử dụng còn phụ thuộc
187
nhiều vào nguồn lực của doanh nghiệp (tài chính, thời gian, nhân sự,…). Qua đợt nghiên
cứu nhóm đã thu thập được 3 công cụ chiếm trên 50% lựa chọn của 64 doanh nghiệp đó là:
Facebook (53/64, 82.8%), Website (51/64, 79.7%) và Zalo (33/64, 51.6%). Các lựa chọn
này cho thấy đây là các công cụ rất phổ biến đặc biệt với Website và Facebook là hai kênh
truyền thông chính của xã hội hiện nay, các doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn tìm
hiểu, thăm dò và thường là lựa chọn phương pháp an toàn, chưa nhiều doanh nghiệp mạo
hiểm để lựa chọn các công nghệ mới như Marketing Automation (8/64, 12.5%), Webinar
(6/64. 9.4%),…
Bảng 2.Thống kê công cụ Digital Marketing doanh nghiệp đang sử dụng
Loại hình doanh nghiệp
Doanh
Công ty Cổ Công ty Kinh doanh Công ty
nghiệp tư Thống kê
phần TNHH 1 TV nhỏ lẻ TNHH
nhân
Các Website 23 35.9% 9 14.1% 5 7.8% 3 4.7% 11 17.2% 51 79.7%
công cụ
Banner 10 15.6% 4 6.3% 2 3.1% 1 1.6% 3 4.7% 20 31.3%
Digital
Marketin Google 15 23.4% 2 3.1% 2 3.1% 1 1.6% 6 9.4% 26 40.6%
g doanh adwords
nghiệp
Search 13 20.3% 4 6.3% 3 4.7% 0 0.0% 3 4.7% 23 35.9%
đang sử
engine
dụng
(SEO, PPC)
Facebook 20 31.3% 10 15.6% 7 10.9% 8 12.5% 8 12.5% 53 82.8%
Zalo 13 20.3% 5 7.8% 5 7.8% 5 7.8% 5 7.8% 33 51.6%
Instagram 8 12.5% 2 3.1% 1 1.6% 2 3.1% 0 0.0% 13 20.3%
Youtube 12 18.8% 5 7.8% 5 7.8% 3 4.7% 4 6.3% 29 45.3%
Tiktok 9 14.1% 1 1.6% 2 3.1% 3 4.7% 0 0.0% 15 23.4%
Email 11 17.2% 3 4.7% 4 6.3% 2 3.1% 9 14.1% 29 45.3%
marketing
Marketing 5 7.8% 0 0.0% 2 3.1% 1 1.6% 0 0.0% 8 12.5%
Automation
Chatbot 7 10.9% 1 1.6% 2 3.1% 1 1.6% 2 3.1% 13 20.3%
Webinar 2 3.1% 0 0.0% 2 3.1% 0 0.0% 2 3.1% 6 9.4%
Call center/ 7 10.9% 2 3.1% 2 3.1% 0 0.0% 4 6.3% 15 23.4%
SMS
Content 13 20.3% 4 6.3% 2 3.1% 0 0.0% 2 3.1% 21 32.8%
Marketing
Sponsorshi 3 4.7% 4 6.3% 2 3.1% 0 0.0% 1 1.6% 10 15.6%
ps
Pop – up 4 6.3% 1 1.6% 1 1.6% 0 0.0% 0 0.0% 6 9.4%
Google 11 17.2% 2 3.1% 2 3.1% 1 1.6% 3 4.7% 19 29.7%
Analytics
Khác 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0%

3.4. Lợi ích từ Digital Marketing


Từ 45 doanh nghiệp cho biết sẽ chuyển đổi sang Digital Marketing kết hợp với 19
doanh nghiệp đã chuyển đổi, số liệu nghiên cứu sẽ gồm 64 doanh nghiệp. Khi xét đến lợi

188
ích từ việc sử dụng Digital Marketing mang lại nghiên cứu cho ra các kết quả hết sức khả
quan, các yếu tố được chọn cao nhất gồm: Truyền tải thông điệp Marketing nhanh đến
khách hàng (51/64, 79.7%), Phát triển môi trường kinh doanh và tăng khả năng tiếp cận
khách hàng (41/64, 64.1%), Tăng khả năng chăm sóc khách hàng 24/7 (36/64, 65.3%), Đáp
ứng các qui định của chính phủ về an toàn dịch bệnh Covid - 19 (35/64, 54.7%).

Bảng 3.Thống kê các lợi ích từ Digital Marketing

Loại hình doanh nghiệp


Công Công ty Doanh Kinh Công
ty Cổ TNHH nghiệp doanh ty Thống kê
phần 1 TV tư nhân nhỏ lẻ TNHH
Truyền tải thông điệp Marketing nhanh
20 10 6 6 9 51 79.7%
đến khách hàng
Phát triển thị trường kinh doanh và tăng
16 6 5 6 8 41 64.1%
khả năng tiếp cận khách hàng
Hiệu quả việc quảng cáo thương hiệu/
13 4 4 3 6 30 46.9%
hình ảnh doanh nghiệp
Giảm thiểu chi phí quảng cáo 9 5 4 2 5 25 39.1%
Giảm thiểu thời gian xử lý 10 4 5 2 6 27 42.2%

Giảm thiểu nhân sự làm việc 10 4 3 2 6 25 39.1%


Không phụ thuộc về mặt địa lý 13 4 5 3 5 30 46.9%
Tăng khả năng chăm sóc khách hàng
11 8 5 4 8 36 56.3%
24/7

Đánh giá được hiệu quả quảng cáo bằng


10 2 4 1 6 23 35.9%
Lợi ích từ các công cụ đo lường định lượng
Digital
Phân khúc đúng mục tiêu, đúng đối
Marketing 14 5 3 2 8 32 50.0%
tượng khách hàng

Khai thác đúng thị hiếu khách hàng


16 4 4 3 6 33 51.6%
thích mua hàng trực tuyến

Phân tích và xử lý dữ liệu chính xác,


12 4 4 1 5 26 40.6%
nhanh chóng và hiệu quả

Tiện ích về mặt công nghệ, kỹ thuật


(mạng 4G, 5G, Clound Computing, thế 10 6 4 2 6 28 43.8%
hệ Website 3.0…)

Đáp ứng các qui định của chính phủ về


14 6 4 3 8 35 54.7%
an toàn dịch bệnh Covid - 19

0
Khác 0 0 0 0 0 0
.0%

3.5. Rào cản khi triển khai Digital Marketing

Với giải pháp Digital Marketing dù có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng khó
khăn cũng không ít, từ Bảng 4 chúng ta sẽ khám phá những rào cản mà các doanh nghiệp
cần chuẩn bị để vượt qua. Các rào cản đáng chú ý sau: Thói quen của người dân (30/64,

189
46.9%), Công nghệ phát triển nhanh nên nhà quản trị không kiểm soát được hoạt động
(29/64, 45.3%), Chi phí đầu tư (24/64, 37.5%).
Bảng 4. Rào cản khi triển khai Digital Marketing

Loại hình doanh nghiệp


Hoạt
Doanh Doanh động
Công ty Công ty nghiệp nghiệp kinh Công
Cổ TNHH nhà tư doanh ty
phần 1 TV nước nhân nhỏ lẻ TNHH Thống kê
Rào cản Công nghệ phát triển nhanh
khi sử nên nhà quản trị không 7 7 0 4 6 5 29 45.3%
dụng hình kiểm soát được hoạt động
thức
Digital Người sử dụng ngại thay
7 3 0 2 1 4 17 26.6%
Marketing đổi
Chi phí đầu tư cao 7 6 0 3 4 4 24 37.5%
Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo 5 1 0 1 0 5 12 18.8%
Thói quen của người dân 9 7 0 5 5 4 30 46.9%
Thiếu nhân sự 7 1 0 3 2 6 19 29.7%
Khác 1 0 0 0 0 0 1 1.6%

3.6. Mức độ hài lòng của doanh nghiệp với hình thức Digital Marketing

Ta có thể thấy 100% doanh nghiệp đều đón nhận tích cực việc triển khai Digital
Marketing tại đơn vị, đặc biệt thái độ “hài lòng” của các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao
(48/64, 75%), tỷ lệ còn lại rơi vào hai yếu tố “bình thường” (20/64. 31.3%) và “rất hài lòng”
(13/64, 20.3%). Đặc biệt với các doanh nghiệp thuộc hai mô hình kinh doanh B2B và B2C
chiếm tổng số 45/48 sự hài lòng và không có doanh nghiệp nào có thái độ không hài lòng
đối với hình thức Digital Marketing.
Bảng 5. Mức độ hài lòng với Digital Marketing

Mô hình kinh doanh


Mô hình Mô hình Mô hình Mô hình
Thống kê
B2B B2C C2C C2B
Đánh giá mức độ Rất hài lòng 3 8 1 1 13 20.3%
hài lòng khi vận Hài lòng 21 24 2 1 48 75.0%
hành Marketing Bình thường 7 9 2 2 20 31.3%
số tại doanh
Không hài lòng 0 0 0 0 0 0.0%
nghiệp
Rất không hài lòng 0 0 0 0 0 0.0%

3.7. Sự cần thiết của Digital Marketing cho doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay

Gần như tuyệt đối các doanh nghiệp đều thấy được sự cần thiết của Digital Marketing
trong thời điểm hiện nay (73/74, 98.7%) dù có khác nhau về trình độ học vấn nhưng các
doanh nghiệp vẫn đánh giá tích cực cho sự cần thiết của hoạt động này.

190
Bảng 6.Thống kê sự cần thiết của Digital Marketing
Trình độ học vấn
Trung cấp Cao đẳng Đại học Sau đại học Thống kê
Digital Marketing Rất cần thiết 0 0.0% 2 2.7% 39 52.7% 13 17.6% 54 73.0%
có thật sự cần thiết Cần thiết 5 6.8% 2 2.7% 10 13.5% 2 2.7% 19 25.7%
cho Doanh nghiệp Không cần thiết 0 0.0% 0 0.0% 1 1.4% 0 0.0% 1 1.3%

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Sau nghiên cứu, nhóm nghiên cứu xuất ra báo cáo về các vấn đề đã và đang còn tồn
đọng tại doanh nghiệp như sự ngại thay đổi bởi những rào cản khác nhau. Nghiên cứu đã
khắc họa nên bức tranh toàn cảnh giúp các doanh nghiệp thấy được sự cần thiết của Digital,
nhận thức rõ về lợi ích và sự hiệu quả từ Digital marketing mang lại, giảm dần khoảng cách,
tăng sự mạnh dạng trong việc tiếp cận, thích nghi với Digital, giúp doanh nghiệp dự đoán
những khó khăn và đưa ra kế hoạch dự phòng các tình huống.

Đồng thời qua nghiên cứu cho thấy để triển khai Digital Marketing một cách bền
vững và đồng bộ cần có sự kết hợp từ nhiều yếu tố như: chính phủ, doanh nghiệp, người
dân,…Cần có sự quan tâm từ Chính phủ đối với doanh nghiệp thông qua các chính sách,
phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn lực. Doanh nghiệp triển khai Digital nhiều hơn trong
các lĩnh vực, tạo môi trường để phát triển nhân viên. Yếu tố người dân cũng không kém
phần quan trọng, cần thay đổi thói quen sử dụng, thực hiện nghiêm túc quy định, nâng cao
kiến thức và ý thức khi tham gia các hoạt động.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. CO LAB: Collaborative Design Survey Paperback – Illustrated, Elizabeth


Herrmann, Ryan Shelley, June 16, 2015.
[2]. Research Methodology: A Step-by-Step Guide for Beginners, 2nd Edition, Ranjit
Kumar, 2020
[3]. E book The Essential Guide to Marketing in a Digital World, 5th Edition, Rob Stokes,
2020.
[4]. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS - Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008,
NXB Hồng Đức.
[5]. Sách Phân Tích Dữ Liệu Với R, tái bản 2020, Nguyễn Văn Tuấn, NXB Tổng Hợp TP.
HCM
[6]. https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/dich-covid-19-tac-dong-tieu-cuc-
den-hoat-dong-thuong-mai-dic.html

191
[7]. https://resources.base.vn/management/khao-sat-anh-huong-covid-19-den-doanh-
nghiep-viet-nam-723
[8]. https://www.alzheimer-europe.org/Research/Understanding-dementia-
research/Types-of-research/Research-methods
[9]. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-su-hai-long-cua-khach-hang-doi-voi-
chat-luong-dich-vu-cua-cac-ngan-hang-thuong-mai-trong-nuoc-tren-dia-ban-thanh-
pho-bien-hoa-75621.htm

192
LAKEHOUSE CUỘC TIẾN HÓA CỦA NỀN TẢNG LƯU TRỮ DỮ LIỆU

Bùi Mạnh Trường


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Email bmtruong@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Các tổ chức và doanh nghiệp có thể có được những hiểu biết sâu sắc và phong phú
hơn khi họ tập hợp được tất cả dữ liệu có liên quan, từ tất cả các nguồn để phân tích. Để phân tích
lượng dữ liệu khổng lồ này, họ đã và đang cố gắng thu thập mọi dữ liệu rời rạc và tổng hợp tất cả
dữ liệu đó ở một vị trí để triển khai việc phân tích hoặc áp dụng các lĩnh vực mới và công nghệ
mới trực tiếp trên đó. Mục đích chính của việc triển khai kiến trúc dữ liệu là chuẩn hóa các phương
pháp và giao thức, cũng như hệ thống thu thập, lưu trữ, quản lý và chia sẻ dữ liệu trong toàn tổ
chức, doanh nghiệp để cải thiện việc ra quyết định. Trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện đại, hầu
hết các quyết định được đưa ra trong thời gian thực và để tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng quản lý
dữ liệu theo thời gian thực và hiệu quả, kiến trúc sư dữ liệu đặt nền tảng hoặc kế hoạch chi tiết cơ
bản cho quản lý dữ liệu của tổ chức, doanh nghiệp. .

Từ khóa: Kho dữ liệu, Hồ dữ liệu, Lakehouse, kiến trúc lưu trữ dữ liệu

1. ĐẶT VẤN ĐÈ
Cùng sự gia tăng nhanh chóng số lượng ứng dụng ngày nay đã làm xuất hiện vấn đề
về tính toàn vẹn của dữ liệu. Vấn đề được nói tới ở đây chính là với số lượng các ứng dụng
rất lớn đã tạo ra dữ liệu giống nhau ở nhiều nơi nhưng lại có các giá trị khác nhau. Để ra
quyết định, người dùng phải xem xét phiên bản dữ liệu nào phù hợp hoặc đúng nhất trong
những ứng dụng đó. Nếu người dùng không tìm được đúng phiên bản của dữ liệu sẽ dẫn tới
quyết định sai lầm.

Hình 1: Minh họa tình huống các phiên bản dữ liệu khác nhau

193
Đây chính là lý do cho sự cần thiết của phương pháp xây dựng nền tảng khác nhằm
tìm được dữ liệu đúng khi ra quyết định, Kho dữ liệu chính là giải pháp.

1.1 Kho dữ liệu

Kho dữ liệu sẽ buộc dữ liệu sinh ra từ các ứng dụng khác nhau được lưu trữ tại một
nơi lưu trữ vật lý riêng biệt. Các nhà thiết kế sẽ phải xây dựng một cơ sở hạ tầng hoàn toàn
mới xung quanh Kho dữ liệu.

Dữ liệu có cấu trúc

Kho dữ liệu
Khóa KPI
Văn bản
Bản ghi QUẢN LÝ VÀ
Siêu dữ liệu Lịch sử
QUẢN TRỊ Tóm tắt
Nguồn
Phân loại DỮ LIỆU Chi tiết
Mô hình Giao dịch

BI và phân tích SQL

Hình 2:: Mô hình cơ sở hạ tầng phân tích xung quanh Kho dữ liệu

Cơ sở hạ tầng phân tích được xây dựng xung quanh Kho dữ liệu chứa các thành phần sau :

a. Siêu dữ liệu (Metadata) : Hướng dẫn dữ liệu nào nằm ở đâu.

b. Mô hình dữ liệu : Mô tả dữ liệu được tìm thấy trong Kho dữ liệu

c. Lịch sử dữ liệu : Lưu giữ nguồn gốc, việc chuyển đổi dữ liệu trong Kho dữ liệu

d. Bản tóm tắt : Bản mô tả công việc thuật toán được thiết kế tạo dữ liệu.

194
e. KPI (Key Performance Indicator) : Chỉ số đánh giá hiệu suất.

f. ETL : Cho phép dữ liệu ứng dụng chuyển đổi thành dữ liệu của tổ chức.

Các hạn chế của Kho dữ liệu xuất hiện khi chủng loại dữ liệu cần lưu trữ gia tăng như
văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, internet vạn vật… trong hoạt động cùa các tổ chức.
Ngoài ra, việc trỗi dậy của lĩnh vực Máy học (ML – Machine Learning) và Trí tuệ nhân tạo
(AI – Artificial Intelligence) đã làm xuất hiện các thuật toán lặp đòi hỏi việc truy cập dữ
liệu trực tiếp và không còn dựa trên SQL

1.2 Các kiểu dữ liệu trong tổ chức

Kho dữ liệu cũng tập trung vào dữ liệu có cấu trúc vốn chiếm phần lớn tạo thành dữ
liệu quan trọng và hữu ích, nhưng cũng có những kiểu dữ liệu khác tồn tại trong một tổ
chức bao gồm:

a. Dữ liệu có cấu trúc

Phổ biến nhất là các dữ liệu giao dịch được sinh ra từ các hoạt động vận hành hàng
ngày của tổ chức.

b. Dữ liệu văn bản.

Là dữ liệu được sinh ra từ thư từ, thư điện tử, văn bản và các cuộc trò chuyện diễn ra
trong tổ chức.

c. Dữ liệu không có cấu trúc

Là dữ liệu xuất phát từ các nguồn khác như dữ liệu Internet vạn vật (IoT – Internet of
Things), hình ảnh, video và dữ liệu dạng tương tự (analog).

Có cấu trúc Văn bản Không có cấu trúc

Hình 3: Các kiẻu dữ liệu trong tổ chức

195
2. HỒ DỮ LIỆU (Data Lake)

Hồ dữ liệu là sự pha trộn tất cả các kiểu dữ liệu sinh ra trong tất cả các hoạt động của
tổ chức, là nơi mà tổ chức có thể tải lên xuống dữ liệu bằng mạng nội bộ cùng với các hệ
thống lưu trữ chi phí thấp và một Giao diện chương trình ứng dụng (API – Application
Program Interface) dùng để lưu trữ dữ liệu tổng quát theo một định dạng tập tin mở như
Apache Parquet và ORC. Việc sử dụng các định dạng tập tin mở giúp cho dữ liệu của Hồ
dữ liệu có thể truy cập trực tiếp từ rất nhiều loại cơ chế phân tích khác nhau như các hệ
thống Máy học.

Các tổ chức tạo ra giá trị kinh doanh thành công từ dữ liệu của họ sẽ hoạt động tốt
hơn so với các tổ chức khác. Một cuộc khảo sát của Aberdeen cho thấy các tổ chức đã triển
khai Data Lake vượt trội hơn các công ty tương tự 9% về mức tăng trưởng doanh thu không
phải trả phí. Những nhà lãnh đạo này đã có thể thực hiện các loại phân tích mới như Máy
học qua các nguồn mới như tập tin nhật ký, dữ liệu từ các luồng nhấp chuột, mạng xã hội
và các thiết bị kết nối internet được lưu trữ trong Hồ dữ liệu. Điều này đã giúp họ xác định
và hành động theo các cơ hội phát triển kinh doanh nhanh hơn bằng cách thu hút và giữ
chân khách hàng, thúc đẩy năng suất, chủ động bảo trì thiết bị và đưa ra quyết định sáng
suốt. Mục tiêu chính của việc xây dựng Hồ dữ liệu là cung cấp một cái nhìn chưa tinh chỉnh
về dữ liệu cho các nhà khoa học dữ liệu.

Hình 4: Mô hình hoạt động của Hồ dữ liệu

196
Khi Hồ dữ liệu mới xuất hiện, mọi người thường nghĩ rằng Hồ dữ liệu sẽ cần dữ liệu
được trích xuất ra để đưa vào Hồ dữ liệu. Khi Hồ dữ liệu đã có dữ liệu thì người dùng cuối
chỉ việc đắm chìm trong Hồ để tìm dữ liệu và thực hiện các tác vụ phân tích. Tuy nhiên,
các tổ chức nhanh chóng phát hiện ra rằng việc sử dụng dữ liệu trong Hồ dữ liệu là một câu
chuyện hoàn toàn khác so với việc chỉ đơn giản là lấy dữ liệu có trong Hồ dữ liệu.

Nhiều mong đợi, kỳ vọng của Hồ dữ liệu đã không trở thành hiện thực do thiếu một
số chức năng quan trọng ví dụ như việc hỗ trợ giao dịch, nâng cao chất lượng của dữ liệu,
quản trị dữ liệu và việc tối ưu kết quả hoạt động. Kết quả là, phần lớn Hồ dữ liệu trong các
tổ chức đã trở thành đầm lầy dữ liệu.

2.1 Các thách thức của kiến trúc dữ liệu hiện tại
Do những hạn chế của Hồ dữ liệu, một cách tiếp cận mới là việc sử dụng hỗn hợp các
hệ thống với nhau gồm một Hồ dữ liệu, nhiều Kho dữ liệu và các hệ thống chuyên dụng
khác. Sự kết hợp này lại dẫn đến 03 vấn đề chính sau :

a. Thiếu độ mở

Kho dữ liệu khóa dữ liệu thành các định dạng chiếm hữu làm tăng chi phí di chuyển
dữ liệu hoặc khối lượng công việc sang các hệ thống khác.

Kho dữ liệu bản chất cung cấp quyền truy cập SQL duy nhất nên khó khăn trong vận
hành các cơ chế phân tích khác như các hệ thống Máy học.

Ngoài ra, Kho dữ liệu có chi phí rất cao với việc truy cập dữ liệu trực tiếp bằng SQL,
nên việc tích hợp với các công nghệ khác trở nên khó khăn.

b. Hỗ trợ các hệ thống Máy học còn hạn chế

Mặc dù có nhiều nghiên cứu về sự hợp nhất của Máy học và việc quản trị dữ liệu,
nhưng vẫn không có hệ thống Máy học hàng đầu nào như TensorFlow, PyTorch và
XGBoost làm việc tốt với những Kho dữ liệu tốt nhất.

Không giống như các công cụ kinh doanh thông minh (BI – Business Intelligence)
chỉ đòi hỏi trích xuất một số lượng nhỏ dữ liệu, các hệ thống Máy học xử lý các tập dữ liệu
lớn bằng các đoạn mã phi SQL phức tạp. Do những tình huống này, các nhà cung cấp Kho
dữ liệu đề xuất việc xuất dữ liệu thành các tập tin, dù sẽ làm tăng cao độ phức tạp và không
còn giá trị sử dụng.

197
c. Sự đánh đổi bắt buộc giữa Hồ dữ liệu và Kho dữ liệu

Hơn 90% dữ liệu của một tổ chức được lưu trữ trong Hồ dữ liệu do tính linh hoạt từ
việc truy cập mở trực tiếp tới các tập tin với chi phí thấp bắt nguồn từ việc sử dụng thiết bị
lưu trữ chi phí thấp. Để giải quyết việc thiếu hiệu quả hoạt động và các vấn đề về chất lượng
dữ liệu của Hồ dữ liệu, các tổ chức thực hiện tác ETL (Extract – Transforms - Load) một
số lượng nhỏ dữ liệu vào Hồ dữ liệu để tải dữ liệu về Kho dữ liệu nhằm hỗ trợ việc ra những
quyết định quan trọng và hỗ trợ các ứng dụng Kinh doanh thông minh (BI). Kiến trúc hệ
thống đôi này đòi hỏi việc vận hành liên tục để ETL dữ liệu giữa Hồ dữ liệu và Kho dữ liệu.
Mỗi bước ETL luôn tiềm ẩn rủi ro thất bại hoặc gây lỗi làm giảm chất lượng dữ liệu, trong
khi đó việc duy trì Hồ dữ liệu và Kho dữ liệu ổn định rất khó khăn và chi phí cao. Ngoài
việc phải chi phí cho tác vụ ETL liên tục, người dùng phải trả gấp đôi chi phí cho việc sao
chép dữ liệu vào Kho dữ liệu.

3. SỰ NỔI LÊN CỦA KIÊN TRÚC LAKEHOUSE


Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện một lớp kiến trúc dữ liệu mới gọi là Data
Lakehouse, là một hệ thống được chuẩn hóa và được thiết kế có độ mở nhằm thực hiện các
cấu trúc dữ liệu giống nhau và các công cụ quản trị dữ liệu giống Kho dữ liệu cùng việc
truy cập dữ liệu trực tiếp với các thành phần lưu trữ dữ liệu chi phí thấp của Hồ dữ liệu.
Khái niệm Data Lakehouse xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2017 có liên quan tới nền tảng
Snowflake. Năm 2019, AWS đã sử dụng thuật ngữ Data Lakehouse để mô tả dịch vụ
Amazon Redshift Spectrum của mình, dịch vụ này cho phép người dùng của dich vụ Kho
dữ liệu của Amazon Redshift tìm kiếm trong dữ liệu được lưu trữ tại Amazon S3. Năm
2020, thuật ngữ Data Lakehouse đã được sử dụng rộng rãi, công ty Databricks sử dụng
thuật ngữ này cho nền tảng Delta Lake của mình.

Kiến trúc Data Lakehouse sẽ có tương lai tươi sáng phía trước khi các tổ chức, doanh
nghiệp trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề ứng dụng và triển khai Trí tuệ nhân tạo (AI) để cải
thiện hoạt động các dịch vụ, giới thiệu các sản phẩm được cải tiến và các dịch vụ hoặc đính
hướng thành công của ngành marketing. Dữ liệu có cấu trúc từ các hệ thống vận hành truyền
vào các Kho dữ liệu thường không phù hợp cho các hoạt động phân tích thông minh, trong
khi đó Hồ dữ liệu thì không chỉ được thiết kế cho các hoạt động thực tiễn quản trị dữ liệu
mạnh mẽ, bảo mật cao và tương thích với quy tắc ACID.

198
Hình 5: Mô hình hoạt động của Data Lakehouse

Kiến trúc Data Lakehouse tập trung vào các thách thức chính của kiến trúc dữ liệu
hiện tại như đã được trình bày ở trên, ví dụ như :

a. Cho phép truy cập mở trực tiếp bằng các định dạng mở như Apache Parquet.

b. Cung cấp lớp cơ bản cho lĩnh vực Khoa học dữ liệu và Máy học.

c. Tối đa hiệu suất hoạt động có thể với độ tin cậy cao cùng các thiết bị lưu trữ chi
phí thấp.

3.1 Kiên trúc cơ bản của Data Lakehouse

Kiến trúc tổng quát của một Data Lakehouse có thể minh họa như hình dưới, ta có
thể chia Data Lake thành 5 tầng quan trọng:

199
Hình 6 : Kiến trúc cơ bản của Data Lakehouse

a. Tầng nạp dữ liệu (Ingestion tier)

Dữ liệu có thể được tải vào Data Lakehouse từ nhiều nguồn (Data source) theo thời
gian thực hoặc theo lô (Batches).

Nạp dữ liệu là việc cung cấp và triển khai các công cụ đồng bộ và tiền xử lý dữ liệu
để đưa vào Data Lakehouse (Hiện có nhiều công cụ hỗ trợ đa dạng các loại dữ liệu cũng
như cách thức đồng bộ).

b. Tầng khai phá (Insights tier)

Sử dụng dữ liệu từ hệ thống. Các truy vấn SQL, NoSQL, SQL MapReduce sẽ được
sử dụng để khai thác và phân tích dữ liệu.

c. Tầng lưu trữ (Stogare)

Tầng này hiện hầu hết các hệ thống sử dụng HDFS với ưu điểm về chi phí, tính linh
hoạt, chịu lỗi và khả năng mở rộng dễ dàng đặc biệt hiệu quả với các dữ liệu cấu trúc và
phi cấu trúc. Đây là tầng sẽ lưu trữ toàn bộ dữ liệu của hệ thống.

Việc lưu trữ dữ liệu trên Data Lakehouse đòi hỏi phải có tính mở rộng, chi phí thấp
và cho phép truy cập nhanh tới dữ liệu cần khai phá và đặc biệt hỗ trợ đa định dạng.

200
d. Tầng tiền xử lý (Distillation tier)

Vai trò lấy dữ liệu trực tiếp từ tầng lưu trữ sau đó làm sạch và và chuyển sang dữ liệu
có cấu trúc, giúp dễ dàng hơn cho việc phân tích.

e. Tầng xử lý (Processing tier)

Xử lý và chạy các thuật toán phân tích, hỗ trợ người dùng truy vấn thời gian thực,
tương tác theo lô với mục đích sinh ra các dữ liệu có cấu trúc để dề dàng phân tích.

f. Tầng giám sát, vận hành (Operations tier)

Chi phối quản lý và giám sát hệ thống, bao gồm cả việc quản lý chất lượng dữ liệu,
danh mục dữ liệu, bảo mật và quy trình khai thai, sử dụng hệ thống.

3.2 Lợi ích của Data Lakehouse

Một số đặc trưng khác nhau mang đến những lợi ích chính của kiến trúc Data
Lakehouse có thể kể ra như sau :

a. Tính mở

Các định dạng tập tin mở : Xây dựng dựa trên các định dạng tập tin mở và được
chuẩn hóa như Apache Parquet và ORC.

Giao diện chương trình ứng dụng (API) mở : Cung cấp API mở nhằm giúp việc truy
cập trực tiếp dữ liệu một cách hiệu quả mà không cần sử dụng các cơ chế và sự tham gia
của các nhà cung cấp.

Hỗ trợ ngôn ngữ : Hỗ trợ không chỉ SQL để truy cập dữ liệu mà còn hỗ trợ rất nhiều
các công cụ và cơ chế khác, bao gồm cả những hệ thống Máy học và các thư viện ngôn ngữ
Python, R.

b. Hệ thống Máy học hỗ trợ

Hỗ trợ đa dạng các kiểu dữ liệu: Việc lưu trữ, sàng lọc, phân tích và truy cập dữ liệu
dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm hình ảnh, video, âm thanh, dữ liệu bán cấu
trúc và văn bản.

Truy cập dữ liệu trực tiếp phi SQL hiệu quả: Khả năng truy cập trực tiêp lượng lớn
dữ liệu để vận hành các thí nghiệp Máy học sử dụng các thư viện của ngôn ngữ Python, R.

201
Hỗ trợ API cho DataFrame: Việc tích hợp sẵn DataFrame API và tối ưu hóa truy
vấn khi truy cập dữ liệu trong các tác vụ Máy học xuất phát từ thực tiễn các hệ thống Máy
học như TensorFlow, PyTorch và XGBoost đã tích hợp sẵn DataFrame và trở thành yếu tố
chính khi xử lý dữ liệu.

Các phiên bản dữ liệu cho các tác vụ Máy học: Cung cấp các khung nhìn dữ liệu
cho đội ngũ khoa học dữ liệu và Máy học để truy cập và chuyển đổi các phiên bản dữ liệu
trước đó phục vụ cho công tác hậu kiểm và triển khai cũng như tái sử dụng cho các tác vụ
Máy học.

c. Tăng hiệu suất tối đa và độ tin cậy với chi phí thấp

Tối ưu hóa hiệu suất: Cho phép các kỹ thuật tối ưu khác nhau như việc sử dụng bộ
nhớ truy cập nhanh, gom khối dữ liệu đa chiều và nhảy dữ liệu bằng cách tác động số liệu
thống kê tập tin và nén dữ liệu giúp giảm độ lớn của tập tin vừa đủ.

Tuân thủ lược đồ tổ chức dữ liệu và quản trị dữ liệu : Hỗ trợ các kiến trúc lược đồ
lưu trữ dữ liệu của Kho dữ liệu như lược đồ hình sao/bông tuyết và cung cấp các cơ chế
mạnh mẽ trong quản trị dữ liệu cũng như hậu kiểm dữ liệu.

Hỗ trợ giao dịch: Tuân thủ chặt chẽ quy tắc ACID để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu
khi có nhiều bên đồng thời truy cập dữ liệu, ví dụ như sử dụng SQL

Chi phí lưu trữ thấp: Kiến trúc Lakehouse được xây dựng dựa trên các thiết bị lưu
trữ chi phí thấp như Amazon S3, Azure Blob Storage hoặc Google Cloud Storage.

3.3 So sánh Kho dữ liệu, Hồ dữ liệu và Lakehouse

Kho dữ liệu Hồ dữ liệu Lakehouse

Định dạng dữ liệu Đóng, chiếm hữu Mở Mở

Kiểu dữ liệu Có cấu trúc Tất cả các kiểu dữ Tất cả các kiểu dữ
Ít hỗ trợ bán cấu liệu : Có cấu trúc, liệu : Có cấu trúc,
trúc bán cấu trúc, văn bán cấu trúc, văn
bản, không có cấu bản, không có cấu
trúc trúc

Truy cập dữ liệu Chỉ có SQL APIs mở để truy APIs mở để truy


cập trực tiếp các tập cập trực tiếp các tập

202
Kho dữ liệu Hồ dữ liệu Lakehouse
Không truy cập trực tin bằng SQL, tin bằng SQL,
tiếp các tập tin Python, R … Python, R …

Độ tin cậy Dữ liệu có chất Chất lượng thấp. Dữ liệu có chất


lượng cao, độ tin Đầm dữ liệu lượng cao, độ tin
cậy cao tuân thủ cậy cao tuân thủ
quy tắc ACID trong quy tắc ACID trong
các giao dịch các giao dịch

Quản trị và Bảo mật Bảo mật dữ liệu rất Quản trị dữ liệu Bảo mật dữ liệu rất
cao và chi tiết. kém vì Bảo mật cần cao và chi tiết.
Quản trị dữ liệu tới được áp dụng tới Quản trị dữ liệu tới
cấp độ dòng/cột của các tập tin cấp độ dòng/cột của
bảng bảng

Hiệu suất Cao Thấp Cao

Khả năng mở rộng Dễ mở rộng Dễ mở rộng Dễ mở rộng


Mở rộng sẽ khiến Do đặc trưng trích Do đặc trưng trích
chi phí tăng theo xuất số lượng nhỏ xuất số lượng nhỏ
cấp số nhân dữ liệu để xử lý nên dữ liệu để xử lý nên
việc mở rộng không việc mở rộng không
bị ảnh hưởng với tất bị ảnh hưởng với tất
cả các kiểu dữ liệu cả các kiểu dữ liệu

Hỗ trợ tình huống Còn hạn chế với Còn hạn chế trong Là kiến trúc dữ liệu
cụ thể các ứng dụng sử lĩnh vực Máy học phù hợp cho các
dụng SQL, BI và hỗ ứng dụng sử dụng
trợ ra quyết định SQL, BI và lĩnh vực
Máy học

Lược đồ Hình sao, bông Không có lược độ Tuân thủ lược đồ


tuyết mặc định được áp dụng

Truy vấn Dễ truy vấn Hiệu suất truy vấn Hiệu suất truy vấn
tối ưu kém tối ưu cao

203
Kho dữ liệu Hồ dữ liệu Lakehouse

Người dùng Tất cả Nhà phân tích kinh Lãnh đạo tổ chức,
doanh, nhà khoa doanh nghiệp và
học dữ liệu, kỹ sư đội ngũ chuyên
dữ liệu và kiến trúc trách dữ liệu
sư dữ liệu

Phân tích Cơ bản Nâng cao Phù hợp với phân


tích dòng dữ liệu
công việc, gồm cả
phân tích nâng cao
và BI

4. TRIỂN VỌNG CỦA KIẾN TRÚC LAKEHOUSE


Kho dữ liệu vốn là công nghệ quen thuộc được sử dụng bởi các doanh nghiệp, giúp
họ tận dụng tiềm năng rộng lớn của Big Data. Tuy nhiên, công nghệ lưu trữ dữ liệu mới -
Data Lakehouse - đang tạo ra thay đổi trong cách doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng dữ liệu.
Dựa trên tính chất và khả năng của từng loại, Data warehouse dường như là sự lựa chọn tốt
hơn cho các doanh nghiệp muốn tận dụng dữ liệu. Trong khi đó, Data Lakehouse cho phép
người dùng khai thác tối đa các khả năng mà dữ liệu có thể mang lại, tuy nhiên, đây có thể
là một nhiệm vụ khó khăn cho các người dùng thông thường với kỹ năng không đủ chuyên
sâu. Chắc chắn là cả hai công nghệ lưu trữ dữ liệu này sẽ tiếp tục phát triển cũng như khả
năng để các nhà cung cấp phát triển một giải pháp kết hợp nhằm mục đích giúp việc sử
dụng dữ liệu trở nên nhanh hơn, linh hoạt hơn và đáng tin cậy hơn.

Hiện có 6 nhóm ứng dụng phổ biển của Data Lakehouse cho các doanh nghiệp:

a. Thành phố thông mình (Smart city)

b. Internet vạn vật (IoT)

c. Khoa học và đời sống

d. An ninh mạng và Bảo mật

e. Khách hàng và Marketing

f. Tư vấn và hỗ trợ

204
Tuy nhiên, Data Lakehouse cũng có những hạn chế, trong đó hạn chế lớn nhất phải
kể đến đó là công nghệ của kiến trúc này vẫn còn khá mới và chưa hoàn chỉnh, vì thế sẽ
không thể đảm bảo rằng kiến trúc này sẽ tồn tại để đạt được kỳ vọng hay không. Có thể mất
vài năm để kiến trúc này hoàn thiện và cạnh tranh được với các giải pháp lưu trữ dữ liệu
lớn đã hoàn thiện hiện nay. Nhưng cùng với tốc độ cải tiến hiện đại, rất khó để dự đoán giải
pháp lưu trữ dữ liệu mới nào có thể hiệu quả hơn kiến trúc Data Lakehouse.

Việc xây dựng Data Lakehouse từ những viên gạch đầu tiên sẽ có thể rất phức tạp, vì
sẽ phải gần như phải sử dụng một nền tảng có sẵn để hỗ trợ kiến trúc Data Lakehouse mở.
Vì thế, cần phải tìm kiếm các thế mạnh khác nhau từ các nền tảng và triển khai trước khi
quyết định sở hữu Data Lakehouse.

205
SỰ KẾT HỢP CỦA BA NHÀ: NHÀ NƯỚC, NHÀ TRƯỜNG,
NHÀ DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI

Trần Anh Sơn


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Email: tason@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Bài tham luận này nhằm mục tiêu đánh giá một cách cụ thể vai trò của ba nhà:
Nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là
nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng theo nhu cầu của xã hội cũng như sự phối kết hợp của
cả ba nhà này trong sự nghiệp đào tạo nói chung, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng
đáp ứng được các đòi hỏi của thực tiễn mà xã hội đang đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Từ đó, bài
tham luận đưa ra một số khuyến nghị chung cho ba nhà để sự kết hợp của họ trong đào tạo nguồn
nhân lực thực sự đáp ứng được nhu cầu vô cùng đa dạng và phong phú của xã hội trong thời đại
của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Từ khóa: Đào tạo theo nhu cầu xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nguồn nhân lực, Nhà trường,
Nhà doanh nghiệp

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Ðào tạo đã chủ trương "Ðào tạo theo nhu cầu xã hội"
và chính thức được triển khai tới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp,
dạy nghề. Các cơ sở đào tạo chuyển hướng đào tạo từ "chỉ đào tạo những gì mình đang có"
sang "đào tạo những gì mà xã hội đang cần" nhằm thu hẹp khoảng cách cung - cầu giữa đào
tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Theo ông Phạm Vũ Luận, nguyên Thứ trưởng Thường trực
Bộ Giáo dục và Đào tạo, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, nhiều trường đã tổ
chức các buổi hội thảo bàn về chương trình "Ðào tạo theo nhu cầu xã hội”; tổ chức ngày
hội tư vấn việc làm; đến doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu, ký kết các hợp đồng đào tạo
nhân lực; mời doanh nghiệp tham gia xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo; v.v.. Sự
chủ động "vào cuộc" giúp cho các trường nhận thức được nhu cầu bức thiết là phải xác định
chuẩn đào tạo, đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu
doanh nghiệp. Việc thực hiện ba công khai của các cơ sở giáo dục cũng góp phần giúp "cầu"
hiểu được khả năng thực của "cung" để "đặt hàng" đào tạo nguồn nhân lực. Mặt khác, nhiều
doanh nghiệp hỗ trợ trang, thiết bị thực hành, thực tập cho nhà trường. Chỉ sau ba (3) năm

206
khi triển khai chủ trương “Ðào tạo theo nhu cầu xã hội”, số tiền các doanh nghiệp hỗ trợ
cho các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề lên đến
khoảng gần 200 tỷ đồng.

Việc phối hợp giữa ba nhà: nhà nước, nhà trường và nhà doanh nghiệp là rất quan
trọng và hết sức cần thiết, nhằm mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ
theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi vùng miền và mỗi lĩnh
vực, ngành nghề của nền kinh tế. Quan điểm đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động từ
lâu đã được Đảng và Nhà nước đề cập đến để hệ thống giáo dục nghề nghiệp và giáo dục
đại học triển khai thực hiện, nhất là từ khi chuyển đổi cơ chế từ tập trung, quan liêu bao cấp
sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
- 1986 đã đề ra. Đổi mới giáo dục cũng phải tuân theo một số quy luật của cơ chế thị trường,
trong đó có quy luật cung - cầu nguồn lực lao động đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhiều văn kiện
của Đảng và Nhà nước đã nêu, chẳng hạn trong "Những nội dung cơ bản của chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020" đã nêu: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi
mới và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực,
ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ
sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các
chương trình, đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ
yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho
phát triển kinh tế tri thức". Mục tiêu của mối quan hệ phối hợp này là nhằm đào tạo nguồn
lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các cấp độ khác nhau, có đạo đức và lương
tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, đáp ứng thị trường
lao động đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Tuy nhiên, không phải đơn phương cơ sở đào
tạo cũng như doanh nghiệp muốn là có được nguồn lao động đó mà phải có phối hợp, dưới
sự hướng dẫn, định hướng của các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trước hết phải xác định
việc xác lập và phát huy mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và các cơ sở sản xuất kinh doanh
vì mục tiêu chất lượng nguồn lao động là thực hiện nguyên lý giáo dục đã được luật hóa tại
điểm 2, Điều 3 Luật Giáo dục năm 2009: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo
nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn với thực
tiễn, …". Theo quan điểm đó, cần phải có sự kết hợp giữa nhà nước, nhà trường, nhà doanh
nghiệp như đã nêu trên, đặc biệt là đối với giáo dục nghề nghiệp và đại học.
207
Nghị quyết 29/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa IX (năm 2013) về đổi mới
căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào tạo là phải tạo ra
một đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đủ đức, đủ tài để phục vụ sự phát triển chung của đất
nước. Cụ thể: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng
nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người
học”. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, trong gần những năm qua,
ngành Giáo dục và Đào tạo đã nỗ lực không ngừng để cung cấp cho đất nước một lực lượng
lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Và trên thực tế, ngành Giáo dục và Đào tạo
đã đạt được những thành tựu không nhỏ như: Phát triển nhanh về mặt số lượng nguồn nhân
lực chất lượng cao, đảm bảo chất lượng đầu ra với tỉ lệ người có trình độ chuyên môn từ
cao đẳng trở lên có việc làm ngày càng tăng. Nếu như ở thời điểm quý II năm 2014, nước
ta mới có gần 5,4 triệu lao động trình độ cao, trong đó người có trình độ đào tạo cao đẳng
trở lên có khoảng 4,01 triệu người (chiếm khoảng 74,3% lao động trình độ cao) thì 4 năm
sau đó, vào quý II năm 2018, số lao động có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên đã
tăng lên đến 7,2 triệu người, tăng 80% so với cùng kì năm 2014. Trong đó, lực lượng lao
động có trình độ đại học trở lên là 5,28 triệu người và cao đẳng là 1,92 triệu người. Cùng
với sự gia tăng số lượng nguồn nhân lực chất lượng cao thì sự kiềm chế, giảm phát số lượng
người thất nghiệp có trình độ chuyên môn kĩ thuật từ cao đẳng trở lên cũng là một giải pháp
được không chỉ ngành Giáo dục và Đào tạo mà cả hệ thống chính trị đã thực hiện tốt trong
thời gian qua. Ở thời điểm cuối năm 2015, tổng số lao động thất nghiệp có trình độ chuyên
môn kĩ thuật từ trình độ cao đẳng trở lên là 276.600 người (trong tổng số 1.090.000 người
thất nghiệp của cả nước) thì đến quý II năm 2018, con số này chỉ còn 197.700 người (trong
tổng số 1.061.500 người), giảm 78.900 người sau gần 3 năm. Đây là những thành tựu đáng
kể thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của ngành Giáo dục và hệ thống chính trị trong việc thực
hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được thể hiện trong Nghị quyết 29.

Tuy nhiên, trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, ngành Giáo dục
và Đào tạo vẫn đang phải đối mặt với những thách thức lớn như: Tỉ lệ nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn kĩ thuật đạt trình độ cao đẳng trở lên so với tổng số lực lượng lao động
chưa cao, chỉ chiếm khoảng 13% tổng số lực lượng lao động (Theo Bản tin cập nhật thị
trường lao động Việt Nam quý II/2018). Một bộ phận nguồn nhân lực có trình độ từ cao
đẳng trở lên chưa bắt kịp với nhu cầu, đòi hỏi của xã hội. Tỉ lệ thất nghiệp ở lực lượng lao

208
động có trình độ từ cao đẳng trở lên còn lớn, chiếm khoảng 18,6% tổng số người thất nghiệp
và chiếm 2,74% trong tổng số người có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

2. THỰC TIỄN GẮN KẾT NHÀ TRƯỜNG - NHÀ DOANH NGHIỆP TẠI MỘT SỐ
CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước sớm triển khai chương trình “Ðào tạo
theo nhu cầu xã hội” bước đầu thu được kết quả cao. Tại Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật
Thái Bình, ông Nguyễn Tiến Dũng – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường có nhiệm
vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, dạy nghề bậc cao đẳng, liên kết đào tạo đại học và các chương
trình khác có trình độ thấp hơn. Kết quả khảo sát về trình độ cán bộ cơ sở của tỉnh cho thấy,
chỉ có 0,5% cán bộ cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học về kinh tế, kỹ thuật, trong khi lực
lượng này có vai trò nòng cốt trong lãnh đạo phát triển kinh tế ở cấp cơ sở. Trước thực trạng
đó, tỉnh Thái Bình đã "đặt hàng" nhà trường đào tạo tại chỗ theo địa chỉ sử dụng cho những
cán bộ các xã, thị trấn. Ngay sau khi được "đặt hàng", trường đã tổ chức các cuộc hội thảo,
trao đổi nghiệp vụ nhằm xác định rõ đối tượng sinh viên được "đặt hàng" chương trình đào
tạo cũng có sự thay đổi cho phù hợp. Ngoài chương trình khung chuẩn chiếm 70%, còn
30% nội dung đào tạo được biên soạn và tổ chức giảng dạy linh hoạt theo nhu cầu kiến thức
của từng khóa học. Ðáng chú ý, để đáp ứng nhu cầu kiến thức gắn với thực tiễn công việc
sau khi ra trường, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên chủ yếu là các đề án phát triển kinh tế
- xã hội địa phương và có phản biện từ đại diện địa phương. Kết quả, sau bảy năm "đặt
hàng", Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thái Bình đào tạo theo địa chỉ được hơn hai
nghìn cán bộ xã, phường, thị trấn có trình độ cao đẳng và đại học, với 95% sinh viên ra
trường về công tác tại địa phương. Kết quả của những đợt đặt hàng giúp đội ngũ cán bộ cơ
sở hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần thay đổi diện mạo cho nông thôn Thái Bình.

Tại Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, ông Hoàng Văn Ðiện - Hiệu trưởng nhà
Trường cho biết: ngoài lượng kiến thức áp dụng thực tế thông qua thực hành cho sinh viên
được tăng cường thì việc đẩy mạnh ký kết các hợp đồng, hợp tác đào tạo nhân lực cho các
doanh nghiệp theo "đặt hàng" cũng được chú trọng như: Chương trình hợp tác với Công ty
Toyota Việt Nam đào tạo thợ sửa chữa, với số lượng 50 sinh viên/khóa; đào tạo cho đơn vị
cung cấp nhân lực cho các công ty Hàn Quốc mỗi tháng 150 đến 200 người; cung ứng lao
động kỹ thuật cho 15 nghiệp đoàn Nhật Bản 400-500 người/năm... Vì vậy, những năm gần
đây, quy mô đào tạo của trường tăng nhanh, ngành nghề được mở rộng, nhất là số sinh viên

209
ra trường đáp ứng tốt yêu cầu về trình độ, năng lực của các đơn vị sử dụng. Theo kết quả
khảo sát, năm 2008 có 80% sinh viên ra trường có việc làm trong sáu tháng đầu sau khi tốt
nghiệp, 95% doanh nghiệp hài lòng về chất lượng đào tạo của nhà trường. Đây là một trong
những thế mạnh trong công tác đào tạo của trường những năm gần đây, thông qua hai kênh
cơ bản là hợp tác quốc tế và liên kết với các cơ sở sản xuất. Cụ thể, trường đang thực hiện
chương trình hợp tác với các trường đại học của Australia đào tạo trình độ Cao đẳng cho
gần 3000 sinh viên, đã tốt nghiệp ra trường 1500 sinh viên. Hợp tác với tập đoàn giáo dục
Aptech Ấn Độ đào tạo lập trình viên quốc tế ho hơn 200 học viên, hợp tác với công ty
Toyota đào tạo kỹ thuật viên sửa chữa ô tô… Nhà trường cũng tiếp nhận tài trợ của tập
đoàn BSE về trang thiết bị trị giá trên 50.000USD, tháng 12/2007 tập đoàn Hồng Hải (Đài
Loan) tài trợ 5 triệu USD trang thiết bị cho trường phục vụ công tác đào tạo nhân lực chất
lượng cao. Bên cạnh đó, công tác liên kết với các cơ sở sản xuất cũng được trường quan
tâm với từng việc làm cụ thể: hàng năm, trường đưa học sinh đi thực tập tại các cơ sở sản
xuất để tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, rèn luyện tác phong công nghiệp, kỹ năng
nghề nghiệp. Tổ chức kết hợp đào tạo với sản xuất ngay tại xưởng trường, ký các hợp đồng
gia công chế tạo sản phẩm phù hợp với nội dung đào tạo của trình độ học sinh, sinh viên.

Ngoài Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Thái Bình, Ðại học công nghiệp Hà Nội,
còn có nhiều trường đào tạo theo "đặt hàng" hiệu quả như: Ðại học Công nghiệp Thành phố
Hồ Chí Minh ký hợp đồng đào tạo hàng nghìn học sinh, sinh viên cho 19 tổng công ty, 28
công ty và bảy tỉnh. Trường đại học Giao thông vận tải ký 27 hợp đồng đào tạo và sử dụng
nhân lực với các đơn vị sử dụng v.v.. Những kết quả bước đầu góp phần quan trọng trong
công tác đào tạo nhân lực trước mắt và lâu dài, đồng thời góp phần làm thay đổi nhận thức,
cách thức quản lý, điều hành thực tiễn đào tạo nhân lực theo cơ chế thị trường, hội nhập
kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, để thật sự đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế -
xã hội, cần xây dựng được hệ thống dự báo nhu cầu nguồn nhân lực. Kinh nghiệm từ Trường
đại học Công nghiệp Hà Nội cho thấy, cần phát triển mở rộng nhiều thông tin về đào tạo và
việc làm để cung cấp đầy đủ thông tin cho người học, người sử dụng lao động cũng như
các cơ sở đào tạo. Các cấp có thẩm quyền cần hoạch định chính sách phát triển và đưa ra
các dự báo về thị trường lao động, thị trường giáo dục để các trường có cơ sở xây dựng
chiến lược phát triển cho mình một cách ổn định và lâu dài. Xây dựng cơ chế để doanh
nghiệp tham gia đóng góp vào quá trình đào tạo. Theo tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh (Bộ Giaso
dục và Ðào tạo) cho rằng, cần phải có những điều tra xã hội học tương đối toàn diện từ nhu
210
cầu và tâm lý người học cũng như nhu cầu của các cơ quan tuyển dụng về các ngành nghề,
nhất là các yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp. Mặt khác, người học cần được cung cấp đầy
đủ các thông tin về xu hướng và cơ hội phát triển để có thể tự quyết định chọn hướng đi
nghề nghiệp phù hợp với khả năng của họ.

Một số chuyên gia giáo dục cho rằng, Bộ Giáo dục và Ðào tạo cần có giải pháp hỗ
trợ việc đào tạo theo hợp đồng để doanh nghiệp và cơ sở đào tạo quen dần với việc "đặt
hàng" đào tạo nhân lực. Mỗi cơ sở đào tạo cần triển khai đồng bộ các giải pháp về chương
trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, giáo trình... Hình
thành cơ quan chuyên trách về đào tạo theo nhu cầu xã hội nhằm kết nối và theo dõi các
hoạt động của sinh viên sau tốt nghiệp, thông tin về thị trường việc làm cho sinh viên. Các
cơ quan này sẽ là cầu nối để doanh nghiệp gặp gỡ, hỗ trợ sinh viên, gắn kết giữa các hoạt
động của nhà trường với doanh nghiệp và nhu cầu xã hội. Mặt khác, các doanh nghiệp, cơ
sở đào tạo cần tăng cường hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu thông qua việc ký kết các hợp
đồng, thỏa thuận hợp tác. Thực hiện những việc làm này sẽ tăng cường trách nhiệm của cơ
sở đào tạo đối với người sử dụng lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động đối
với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học sao cho đạt hiệu quả cao.

3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Để đảm bảo cho việc xây dựng và phát huy mối quan hệ giữa nhà nước, nhà trường,
nhà doanh nghiệp như đã nêu trên đòi hỏi phải có nhiều yếu tố, điều kiện để thực hiện,
nhưng tựu trung có thể cần hai (2) điều kiện cơ bản sau:

Thứ nhất, các cơ sở đào tạo phải đổi mới phương thức quản lý, điều hành; lãnh đạo
cơ sở phải thực sự quan tâm đến hoạt động này, vừa trực tiếp tạo ra cơ chế, tạo mối quan
hệ, ở cấp lãnh đạo, vừa cần tạo ra bộ máy giúp việc như thành lập ban, tổ công tác,…; từ
tham mưu hoạch định chiến lược đến triển khai, tổ chức, thực hiện những tác nghiệp cụ thể
của kế hoạch phối hợp từ các bên.

Thứ hai, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo mà đứng
đầu là Bộ Giáo dục và Đào tạo và sau đó là các Sở Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng ngay
quy chế phối hợp, thường xuyên tổ chức giao ban, tập huấn, nắm bắt thông tin, có tổ chức
điều phối, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền quy định chính sách khuyến khích, ưu đãi
cụ thể cho cả nhà trường và doanh nghiệp nhằm mục đích chung là đào tạo ra nguồn nhân

211
lực chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa của từng địa phương,
từng vùng miền, từng lĩnh vực, ngành kinh tế.

Về phía các nhà trường cần phải nhanh chóng chuyển hướng, thay đổi mô hình đào
tạo. Theo đó, đào tạo cần tập trung theo hướng mở, linh hoạt, chuyển từ hướng “cung” sang
hướng “cầu”, đào tạo gắn kết với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp đòi hỏi lao động trực tiếp, có tay nghề cao ở các lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Bên
cạnh các giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu giảng dạy
vừa lý thuyết vừa thực hành, đủ năng lực để đào tạo chương trình chuyển giao từ nước
ngoài, có khả năng tiếp cận công nghệ mới..., có thể tham khảo những giải pháp mang tính
đột phá đã được áp dụng tại một số cơ sở đào tạo thời gian qua, như sau:

Thứ nhất, biến nhà trường thành nhà máy 4.0, từng bước xóa bỏ ranh giới các khoa,
bố trí sắp xếp máy móc, trang thiết bị thành một hệ thống và được kết nối thông qua internet,
robot, qua logistics. Xây dựng Sàn giao dịch việc làm - dạy nghề để kết nối: nhà trường,
các DN, sinh viên để giải quyết cung - cầu. Như vậy, mới tiếp cận được công nghệ 4.0.

Thứ hai, đổi mới đào tạo theo mô hình trường học thông minh. Mô hình quản lý
hiện nay tương đối cồng kềnh, hiệu quả không cao. Do đó, quản trị nhà trường cần thay đổi
mô hình theo hướng tư duy và công nghệ, bảo đảm tính sáng tạo và thích ứng nhanh với sự
đổi mới, sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ. Trong đó, hệ thống công
nghệ thông tin được phân tích, thiết kế theo hướng quản lý toàn diện và đồng bộ tất cả các
hoạt động. Hoạt động dạy học chuyển sang ý tưởng, sáng tạo và áp dụng công nghệ. Người
học thực hiện quá trình học tập trên lớp hoặc ngay tại nhà, chủ động lựa chọn không gian,
thời gian, nội dung và phương pháp học tập, có thể gọi là “trường di động, lớp học trực
tuyến”. Người dạy - người học và người học - người học chia sẻ, tương tác liên tục và linh
hoạt. Chuyển các dữ liệu truyền thống sang dữ liệu số trên máy tính. Áp dụng công nghệ
IoTs (Internet vạn vật) để kết nối người học, phụ huynh, giáo viên, giúp nắm bắt các thông
tin kịp thời như: điểm, lịch học, các thông báo…

Thứ ba, triển khai hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ gắn
thực tiễn nhu cầu xã hội. Hoạt động nghiên cứu khoa học cần được ưu tiên hàng đầu và
triển khai sâu, rộng trong toàn trường nhằm giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng của công
tác dạy và học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, giúp sinh viên nâng cao
khả năng tư duy, tự khám phá, tiếp cận khoa học công nghệ, từng bước rèn luyện kỹ năng

212
và thái độ học tập. Nhà trường nên thành lập các trung tâm ươm tạo, nghiên cứu và chuyển
giao công nghệ; trung tâm khởi nghiệp sáng tạo để phát huy, ươm tạo các ý tưởng, các sáng
kiến, hình thành các sản phẩm nghiên cứu khoa học.

Thứ tư, thường xuyên đổi mới công tác tuyển sinh, đào tạo, chủ động mở các nghề
mới có nhu cầu cao của xã hội. Trong công tác đào tạo, thực hiện tốt phương châm “mỗi
bài học là một công việc - mỗi modul là một sản phẩm”, “dạy lý thuyết gắn liền với thực
hành, kết hợp với nghiên cứu khoa học”. Từng bước đưa các chương trình quốc tế chất
lượng cao vào đào tạo.

Thứ năm, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động sự tham gia của nhà doanh nghiệp,
các tổ chức xã hội để giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ra trường; huy động đội
ngũ chuyên gia giảng dạy của doanh nghiệp; công nhận bằng cấp, chứng chỉ, … Hợp tác
chặt chẽ với các nhà doanh nghiệp để đào tạo theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu. Sinh viên
tham gia chương trình này được các doanh nghiệp chi trả 100% chi phí đào tạo, có việc làm
và được trả lương ngay từ khi vào học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Duyên. (2022). Đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu xã hội: Đòi hỏi cấp
bách. Báo Công Thương. Truy cập: http://arit.gov.vn/tin-tuc/dao-tao-nguon-nhan-luc-
gan-voi-nhu-cau-xa-hoi-doi-hoi-cap-bach-e9ded213_1301/.
[2] Phạm Xuân Khánh. (2021). Hướng mở trong đào tạo nhân lực. Báo Nhân Dân. Truy
cập: https://nhandan.vn/doi-song-xa-hoi/-huong-mo-trong-dao-tao-nhan-luc--632639/.
[3] Tạ Quang Vũ. (2022). Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Báo Lâm Đồng
Online. Truy cập: http://baolamdong.vn/xahoi/201211/dao-tao-nguon-nhan-luc-dap-
ung-nhu-cau-xa-hoi-2204477/
[4] Trần Thị Thái Hà và các cộng sự. (2018). Nghiên cứu dự báo nhu cầu nguồn nhân lực
làm cơ sở xây dựng chương trình đào tạo đến năm 2025. Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam.

213
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC ĐÀO TẠO
GẮN VỚI NHU CẦU DOANH NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Trương Xuân Hương


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính - Marketing
Email: tx.huong@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Hiện nay, chúng ta đang ở trong một quá trình chuyển đổi kỹ thuật số sâu sắc,
định hình nên cách thức ứng xử, kết nối và giao dịch của các tổ chức, các doanh nghiệp và người
dùng. Có thể nói, công nghệ thông tin đã đến gần với từng người dân, từng người quản lý, từng
nhà khoa học. Sự hiện diện của ngành công nghệ thông tin lan rộng và phủ sóng từ trường học đến
bệnh viện, từ doanh nghiệp đến cơ quan hành chính, từ ngân hàng tới hàng không, từ viễn thông
tới cả những lĩnh vực như an ninh quốc phòng, ở đâu ứng dụng của Công nghệ thông tin cũng vô
cùng quan trọng. Không có lĩnh vực nào, không có nơi nào chúng ta không thấy sự hiện hữu của
Công nghệ thông tin. Bài viết tập trung các nội dung chính liên quan đến giải pháp tăng cường
hợp tác đào tạo gắn với nhu cầu doanh nghiệp nhóm ngành công nghệ thông tin với mục đích phối
hợp chặt chẽ giữa khoa Công nghệ thông tin- Trường đại học Tài chính Marketing với các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin để chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực trong quá
trình đào tạo.

Từ khóa: Công nghệ thông tin, cơ chế đặc thù nhóm ngành công nghệ thông tin, đào tạo theo
cơ chế đặc thù, nhân lực công nghệ thông tin.

1. THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT
NAM

Trong 5 năm trở lại đây, nhu cầu nhân lực công nghệ thông tin tại Việt Nam không
ngừng tăng cao. Tuy nhiên, theo một số khảo sát cho thấy, nhân lực ngành công nghệ thông
tin đang thiếu hụt khá lớn, riêng năm 2021 thiếu khoảng 20.000 nhân lực. Trong khi đó,
Việt Nam đề ra mục tiêu đến năm 2030 đạt ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số và
có 1.500.000 nhân viên trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Theo báo cáo thị trường nhân lực Công nghệ thông tin Việt Nam năm 2021 của
TopDev, nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin tại Việt Nam không ngừng tăng cao trong
5 năm trở lại đây. Năm 2021, Việt Nam cần 450.000 nhân lực Công nghệ thông tin. Tuy
nhiên, tổng số nhân lực hiện tại chỉ có 430.000 người. Thiết hụt 20.000 nhân viên đã gây

214
không ít khó khăn cho khâu tuyển dụng nhân sự Công nghệ thông tin ở các doanh nghiệp.
Sự thiếu hụt này xuất phát từ sự chênh lệch giữa trình độ của sinh viên ngành Công nghệ
thông tin với các yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể, hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh
viên (chiếm gần 30%) trong tổng số 55.000 sinh viên chuyên ngành Công nghệ thông tin
đáp ứng được những kỹ năng và yêu cầu mà doanh nghiệp cần.

Ông Nguyễn Văn Vũ, Giám đốc công nghệ Appota cho rằng “Với xu thể chuyển đổi
số ở các doanh nghiệp dẫn đến nguồn nhân lực để làm các công việc chuyển đổi số cần rất
lớn, sự thiếu hụt cơ bản là do nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên làm
rõ vấn đề thiếu hụt giữa nhân sự chất lượng cao, nhân sự làm được việc chứ không phải
thiếu nhân sự ngành Công nghệ thông tin chung chung”. Thực vậy, thị trường nhân lực
ngành Công nghệ thông tin hiện nay không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia, cũng không
bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch COVID-19, do mọi người trong ngành có làm việc trực
tuyến tốt. Vấn đề là không có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực làm được việc theo
đúng yêu cầu công việc đặt ra tại doanh nghiệp. Sự phát triển của ngành Công nghệ thông
tin cũng như sự biến động của thị trường luôn đòi hỏi người làm công nghệ thông tin phải
học hỏi liên tục, phát triển các kỹ năng cũng như khả năng thích ứng nhanh với mọi biến
đổi. Đặc biệt nhân sự công nghệ chất lượng cao là đối tượng săn đón của tất cả các công ty,
tập đoàn lớn trên thế giới, chứ không phải chỉ riêng Việt Nam.

Cuối tháng 1/2022, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký quyết định 146 phê duyệt Đề
án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc
gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Cùng với đó, đào tạo ít nhất 1.000 chuyên
gia làm lực lượng nòng cốt dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia. Việc tập trung phát triển nguồn
nhân lực CNTT này là mấu chốt để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả và bền vững.

Năm 2022 được kỳ vọng là năm của kỷ nguyên số hóa các doanh nghiệp đang gấp
rút chuẩn bị nguồn lực, đặc biệt là nhân lực, để đáp ứng được nhu cầu công nghệ, kỹ thuật
của thị trường và của khách hàng.

Thống kê của công ty tuyển dụng Navigos Group cho thấy, mức lương nhân sự chủ
chốt Công nghệ thông tin dao động từ 30-90 triệu đồng, riêng lương kỹ sư mới ra trường ở
lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) ở mức 1000-2000 USD/tháng; chưa kể với những lĩnh vực
này, nhân sự còn có thể làm freelance cho nhiều công ty khác. Nhân sự Công nghệ thông
tin, nhất là các lĩnh vực công nghệ mới như blockchain, AI… đã có những thành tích và ghi

215
dấu ấn nhất định trên bản đồ công nghệ thế giới. Chính vì thế, nhiều tập đoàn lớn đã lựa
chọn Việt Nam là điểm đến tìm kiếm nhân sự công nghệ.

Theo ông David Wei, Tổng Giám đốc Huawei Việt Nam, khu vực châu Á-Thái Bình
Dương đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt khoảng 47 triệu lao động trong lĩnh vực
Công nghệ thông tin vào năm 2030, với chi phí cơ hội hàng năm là 4.238 tỷ USD. Qua khảo
sát, hơn 50% giảm đốc điều hành trong khu vực cũng cho biết rất khó tìm được nguồn nhân
lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp. Ông David Wei cho biết “Thực trạng mất cân
đối lớn giữa nguồn cung và cầu về nhân lực trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, trong đó
70% nhu cầu nằm trong các lĩnh vực mới nổi, như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet
vạn vật - IoT và AI. Kế hoạch trong thời gian tới, Huawei sẽ đầu tư 50 triệu USD với mục
tiêu đào tạo 500.000 chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và thiết lập 8 học viện
cho các quốc gia ASEAN. Chiến lược quan trọng của Huawei tại Việt Nam trong tương lai
là hợp tác với các đối tác hình thành 15 học viện Huawei, phối hợp với 100 cơ sở (của các
trường đại học và các tổ chức) để đào tạo hơn 10.000 sinh viên trong ngành. Huawei sẵn
sàng hợp tác với các trường đại học và học viện của Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao tại địa phương, thông qua việc tăng cường chuyển giao kiến thức, thúc đẩy
sự hiểu biết và quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực công nghệ thông tin cũng như sự tham gia
trong cộng đồng kỹ thuật số”.

Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT), hiện nay cả nước có 250 trường đại học
và cao đẳng, 164 trường dạy nghề có đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT).
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học khoảng 68.000 và dạy nghề là 18.000 học viên. Ngoài ra, ở Việt
Nam cũng có hàng trăm cơ sở đào tạo và sát hạch chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông
tin. Thế nhưng, nguồn nhân lực giỏi trong lĩnh vực Công nghệ thông tin ở Việt Nam đáp
ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp khá khan hiếm. Hằng năm có khoảng 50 nghìn
sinh viên Công nghệ thông tin ra trường. Tuy nhiên, số lượng sinh viên ra trường so với
nhu cầu phát triển doanh nghiệp Công nghệ thông tin chưa nhiều. Mức độ tăng trưởng
doanh nghiệp Công nghệ thông tin và nhu cầu việc làm rất lớn, năm 2021 cần 100 nghìn cử
nhân Công nghệ thông tin có chất lượng. Tuy nhiên, khảo sát trong số 50 nghìn cử nhân
Công nghệ thông tin chỉ có 30% làm việc được ngay và có việc làm đúng nghề, còn lại 70%
phải đào tạo lại. PGS, TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa Hà Nội
cho rằng, nhu cầu nhân lực những năm qua tăng 47%/năm nhưng nguồn nhân lực Công
nghệ thông tin chỉ tăng 8%/năm. Trong khi đó, chất lượng đào tạo nhân lực Công nghệ
216
thông tin chưa đáp ứng nhu cầu với tỷ lệ khi ra trường làm việc có 72% thiếu kinh nghiệm
thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm... Phó Chủ tịch Hội Tin học TP Hồ Chí Minh
Phí Anh Tuấn cho rằng, Việt Nam đang có gần một triệu lao động làm việc trong ngành
Công nghệ thông tin nhưng các chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin trong nước
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nhất là đào tạo kỹ sư chất lượng cao. Nhiều doanh
nghiệp, đơn vị tuyển dụng có tỷ lệ tuyển đạt khoảng 10 đến 15% trên tổng số ứng viên.
Nhân lực Công nghệ thông tin sau khi ra trường thường phải đào tạo lại ít nhất ba tháng
mới đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Một trong những bất cập trong đào tạo Công nghệ
thông tin là do tốc độ phát triển công nghệ quá nhanh đòi hỏi kỹ năng của người lao động
phải thay đổi... Ðiều đó đặt ra thách thức cần cập nhật, cải tiến thường xuyên và có sự phối
hợp đa dạng trong đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công nghệ thông tin.

Trong thời đại công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu tuyển dụng nhân lực đảm bảo
đáp ứng tốt yêu cầu thực tế của doanh nghiệp ngày càng đặt ra các tiêu chuẩn chọn lọc khắt
khe hơn. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu cao về nhân lực nắm vững kiến thức cơ
bản về quản lý và kinh doanh, tin học và hệ thống thông tin; có kiến thức và kĩ năng về thiết
kế, vận hành, quản trị các hệ thống thông tin quản lý; có năng lực tổng hợp, phân tích, trợ
giúp hoạch định và tổ chức triển khai ứng dụng Công nghệ thông tin trong các tổ chức,
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người ứng tuyển cần có kỹ năng giao tiếp tốt, hiểu biết về kinh
doanh và có khả năng phân tích chiến lược hiệu quả. Chính vì vậy ngoài việc trang bị các
kiến thức, kỹ năng chuyên môn, sinh viên còn phải tự trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác
như giao tiếp, ngoại ngữ, tinh thần trách nhiệm trong công việc … để thích ứng với nhu cầu
tuyển dụng.

Vì vậy, việc đẩy mạnh gắn kết đào tạo giữa khoa Công nghệ thông tin- Trường đại
học Tài chính Marketing và các doanh nghiệp được ưu tiên thực hiện trong giai đoạn này.

2. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC GẮN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH
NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

Việc gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực đem lại
nhiều lợi ích cho nhà trường, doanh nghiệp và cho cả sinh viên. Cụ thể:

Đối với nhà trường:

Nhà trường được doanh nghiệp tư vấn về việc sửa đổi và xây dựng nội dung chương
trình đào tạo. Góp phần nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho người học.
217
Tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học và tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chung.
Trao đổi các thông tin về khoa học, công nghệ tiên tiến và nhu cầu về nguồn nhân lực trong
thời điểm hiện tại và tương lai.

Nhà trường sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm của doanh nghiệp để
phục vụ thực hành nhằm nâng cao kỹ năng thực hành, ứng dụng thực tiễn của sinh viên.

Nhà trường có thể mời được chuyên gia từ doanh nghiệp tham gia giảng dạy, hướng
dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của sinh viên và tuyển dụng sinh viên sau
khi tốt nghiệp.

Nhà trường nâng cao được chất lượng đào tạo cũng như tìm được đầu ra phong phú
cho người học, từ đó nâng cao uy tín của nhà trường trước những yêu cầu của thị trường
lao động đa dạng và luôn biến động.

Đối với doanh nghiệp:

Doanh nghiệp luôn nhận được hỗ trợ từ nhà trường về đội ngũ nhân lực khi có nhu
cầu.

Doanh nghiệp ít tốn chi phí tuyển dụng, thử việc, vì doanh nghiệp đã đánh giá được
khả năng, năng lực, phẩm chất của sinh viên qua thời gian sinh viên thực tập tại doanh
nghiệp.

Doanh nghiệp có thể đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học có chất lượng và thiết
thực từ nhà trường nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chương trình đào tạo và đánh
giá chất lượng đào tạo của nhà trường nhằm tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng
phù hợp để doanh nghiệp có thể tuyển dụng sau này.

Doanh nghiệp có thể tham gia giảng dạy, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần
mềm của doanh nghiệp để phục vụ thực hành. Đây là một hình thức đầu tư, quảng bá thương
hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp.

Đối với sinh viên:

Sinh viên có cơ hội lựa chọn địa điểm thực tập phù hợp để thực hành ở môi trường
làm việc thực tế. Từ đó, sinh viên có thể phát triển được kỹ năng giải quyết những vấn đề
phát sinh khi làm việc tại các doanh nghiệp mà khi học tại trường không thể có.

218
Các đợt thực tập thực tế giúp sinh viên hiểu rõ hơn những bài học lý thuyết, cũng cố
những kiến thức cần thiết nhằm phục vụ cho công việc, nắm vững được các qui trình, các
nghiệp vụ khi tham gia làm việc thực tế tại doanh nghiệp.

Thực tập tại doanh nghiệp giúp sinh viên mở rộng mối quan hệ của mình. Với kinh
nghiệm thực tập sinh viên sẽ tự tin, sẵn sàng nhận công việc được giao sau khi ra trường.
Đợt thực tập cũng là cuộc khảo sát, thử thách đặt ra cho sinh viên trong quá trình lập nghiệp
khi ra trường.

Cho dù đạt được kết quả nhiều hay ít, các đợt thực tập cũng mang lại cho sinh viên
nhiều cơ hội khác nhau. Sinh viên có cơ hội nhận được việc làm trong khi tham gia thực
tập hoặc sau khi ra trường.

3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ
DOANH NGHIỆP TRONG ĐÀO TẠO

Thứ nhất, cần đổi mới công tác quản lý nhà nước để khuyến khích hợp tác đào tạo
giữa nhà trường và doanh nghiệp

Nhà nước cần có chính sách, cơ chế phối hợp chặt chẽ về nguồn nhân lực giữa nhà
trường và doanh nghiệp. Tăng quyền tự chủ cho nhà trường, chủ động về quy mô đào tạo,
hình thức tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, thu chi nguồn tài chính. Đồng thời,
khuyến khích cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo để tăng động lực phát triển giữa các nhà
trường với nhau về chất lượng sản phẩm đào tạo, uy tín cũng như hình ảnh, thương hiệu
của trường. Cần có cơ chế rõ ràng trong việc cho phép các ngành đào tạo đặc thù thay đổi
chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng đến mức nào để các Khoa đề xuất xây dựng
đề án cụ thể và phù hợp thực tế.

Thứ hai, thiết lập nhiều kênh kết nối trường đại học với doanh nghiệp

Cơ quan quản lý giáo dục có thể đứng ra tổ chức các sân chơi, các diễn đàn để nhà
trường và doanh nghiệp gặp nhau, như sàn giao dịch công nghệ, gặp gỡ nhà trường – doanh
nghiệp. Tổ chức để nhà trường và doanh nghiệp rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn hợp tác
để nâng cao hiệu quả liên kết trong tương lai.

Thứ ba, cần thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục

Nguồn tài chính của nhà trường chủ yếu phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và học
phí. Nhà trường muốn có nguồn tài chính dồi dào cần phải thực hiện tốt công tác xã hội hóa
219
dựa vào doanh nghiệp và nhà tài trợ thông qua các hình thức: học bổng cho sinh viên học
giỏi hoặc sinh viên nghèo vượt khó, cung cấp nguồn nhân lực cho công tác giảng dạy, hợp
đồng nghiên cứu khoa học. Ngược lại, doanh nghiệp hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất bằng
các cách hỗ trợ học bổng cho sinh viên, ký kết các hợp đồng tư vấn, nghiên cứu khoa học.
Mặt khác, doanh nghiệp có thể hỗ trợ tài chính cho nhà trường bằng việc thành lập các công
ty, khu công nghệ, khu thực hành, giảng đường, phòng thí nghiệm, trang thiết bị cho giảng
dạy và học tập.

Thứ tư, cần xây dựng tốt cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Xây dựng các Phòng thực hành Công nghệ thông tin tại khoa Công nghệ thông tin
như các hệ thống mô phỏng bằng chương trình máy tính, hệ thống chương trình mã nguồn
mở cho đến các công cụ quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích, đánh giá hiệu suất hoạt động của
các hệ thống mạng máy tính và các hệ thống ứng dụng. Trang bị phần mềm có bản quyền
cho các chương trình dạy học.

Thứ năm, cần gắn kết với doanh nghiệp trong việc xây dựng và cải tiến chương
trình đào tạo

Để nâng cao năng lực đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho người học, nhà trường cần
tham khảo nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp. Từ đó, nhà trường xây dựng chương
trình giảng dạy cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, của từng giai đoạn phát triển. Từ đó
hạn chế, khắc phục đuợc tình trạng đào tạo lại sau khi doanh nghiệp tuyển dụng. Nhà trường
cần thực hiện tốt phương châm đào tạo những gì xã hội cần chứ không đào tạo những gì
nhà trường có. Vì vậy, chương trình đào tạo, nội dung, phương pháp, giáo trình, tài liệu,
cách kết nối của các trường phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Điều chỉnh chương trình đào tạo Công nghệ thông tin theo hướng ứng dụng, mở, liên
thông gồm các học phần cốt lõi và các học phần tự chọn. Các học phần cốt lõi nhằm cung
cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng về Công nghệ thông tin. Các học phần tự chọn là các hướng
đào tạo chuyên sâu Công nghệ thông tin ứng dụng. Nghiên cứu đưa nội dung đào tạo các
chứng chỉ nghề có uy tín trên thế giới (ví dụ: chứng chỉ của Microsoft, Oracle, Cisco,…)
vào nội dung đào tạo thực hành để đáp ứng chuẩn đầu ra khi tốt nghiệp.

Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, áp dụng phương
thức đào tạo trực tuyến, đào tạo kết hợp (blended learning) và đào tạo thực hành tại doanh

220
nghiệp. Triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến và xây dựng nguồn tài nguyên, kho học liệu
điện tử dùng chung.

Thứ sáu, tạo điều kiện cho giảng viên và chuyên gia của doanh nghiệp học tập,
trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau

Nhà trường ưu tiên tuyển dụng những giảng viên có kinh nghiệm làm việc trong các
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cử các chuyên gia, kỹ sư, tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực
hành. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện tiếp nhận các giảng viên, cán bộ
quản lý đến doanh nghiệp học tập kinh nghiệm, trao đổi những vấn đề giữa chương trình
đào tạo và yêu cầu của thực tế.

Thứ bảy, thiết lập bộ phận chuyên trách về liên kết, hợp tác với doanh nghiệp

Nhà trường cần thiết lập bộ phận chuyên trách về liên kết, hợp tác với doanh nghiệp,
phát huy vai trò cầu nối của các tổ chức và cá nhân để ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc
tham gia đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Bộ phận này sẽ đảm nhận nhiệm vụ
tìm kiếm, xây dựng và duy trì mối quan hệ với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ
thông tin. Việc lựa chọn các doanh nghiệp phù hợp sẽ đảm bảo yêu cầu thực hiện chương
trình cũng như duy trì mối quan hệ bền vững. Thường xuyên cung cấp thông tin về chương
trình, giáo trình, nội dung, phương pháp giảng dạy cũng như đề xuất những nhu cầu thiết
yếu khác tới phía doanh nghiệp. Hỗ trợ quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp: đưa các thông
tin về doanh nghiệp tới sinh viên như cơ hội thực tập, thông tin tuyển dụng… Định kỳ tiếp
xúc tìm để hiểu nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, qua đó góp phần xây dựng chuẩn đầu
ra cho quá trình đào tạo.

Thứ tám, tăng cường mối quan hệ giữa cựu sinh viên với nhà trường

Nhà trường cần tăng cường giữ mối quan hệ với cựu sinh viên. Đây là cơ hội để nhà
trường có thêm sự gắn kết hợp tác với các doanh nghiệp mới, và sinh viên cũng có thể nhận
được nhiều chia sẽ và trao đổi kinh nghiệm từ các anh chị khóa trước.

4. KẾT LUẬN

Đào tạo theo cơ chế đặc thù cần có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất cao giữa đơn
vị đào tạo – người tiếp nhận kiến thức và đơn vị sử dụng nguồn lực trong tương lai. Do đó,
việc tăng cường hợp tác giữa nhà trường và các doanh nghiệp yêu cầu cấp bách, là nhiệm
vụ bắt buộc hiện nay. Chiều rộng và độ sâu của mối liên kết này tùy thuộc nhiều vào sự

221
định hướng của các cơ quan quản lý giáo dục, sự lựa chọn phương thức cũng như sự liên
kết hợp tác của nhà trường và doanh nghiệp. Vì vậy, nhà trường và doanh nghiệp cần phải
có những giải pháp đồng bộ và tối ưu nhằm xây dựng và phát triển mối gắn kết bền vững
này

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ thông tin và truyền thông (mic)

[2] Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (FALMI)

[3] Bộ TT&TT (2021). Dự thảo Đề án “Nâng cao nhận thức, đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

[4] Chính phủ (2019). Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin và
truyền thông Việt Nam đến năm 2020. http://fee.tnut.edu.vn/quy-hoach-phat-trien-
cong-nghe-thong-tin-va-truyen-thong-viet-nam-den-nam-2020-dt588.html

[5] Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP của chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục
đại học Việt Nam, 2005

[6] Công văn 5444/BBGĐT – GDĐH về việc áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành
thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin trình độ đại học, 2017

[7] Vietnamworks, Báo cáo năm 2018 và dự báo năm 2019 về thị trường tuyển dụng trực
tuyến tại Việt Nam, 2019

[8] Trung tâm truyền thông giáo dục, BGD&ĐT, Gắn kết nhà trường - doanh nghiệp trong
đào tạo nguồn nhân lực ICT trình độ cao, 2017.

[9] http://www.molisa.gov.vn

[10] https://www.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2015-05-06-22/12-so-22.pdf

[11] https://giaoducthoidai.vn/trao-doi/giai-phap-tao-gan-ket-ben-vung-giua-nha-truong-
va-doanh-nghiep-3903789-v.html

[12] Thiếu nhân lực công nghệ thông tin, nhất là nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi
số (ww.vov.vn).

222
LẬP TRÌNH R TRONG PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Nguyễn Thanh Trường


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính - Marketing
Email: nt.truong@ufm.edu.vn

Tóm tắt: : Ngành Khoa học dữ liệu là lĩnh vực nghiên cứu về việc quản trị và phân tích dữ liệu, từ đó
tìm ra cách hiểu biết, các tri thức hành động, các quyết định dẫn dắt hành động. Ngành Khoa học dữ
liệu là ngành gồm 3 phần chính: Tạo ra và quản trị dữ liệu, phân tích dữ liệu, chuyển kết quả phân tích
đánh giá. Phân tích dữ liệu (data analytics) là một quá trình kiểm tra, làm sạch, chuyển đổi và mô hình
hóa dữ liệu với mục tiêu khám phá thông tin hữu ích, đưa ra kết luận và hỗ trợ việc ra quyết định. Phân
tích dữ liệu có nhiều khía cạnh và cách tiếp cận, bao gồm các kỹ thuật đa dạng dưới nhiều tên gọi khác
nhau và được sử dụng trong các lĩnh vực kinh doanh, khoa học và khoa học xã hội khác nhau. Trong
bài này, tác giả sẽ tìm hiểu cách thức hoạt động và lập trình trên ngôn ngữ R để tiếp cận cách thao tác
trên tập dữ liệu.

Từ khóa: Data analytics, data science, programming r, phân tích dữ liệu, khoa học dữ liệu, lập
trình R

1. GIỚI THIỆU

Các nhà khoa học dữ liệu thường đóng vai trò là nhà tư vấn được thuê bởi các công
ty nơi họ tham gia vào các quá trình ra quyết định khác nhau và tạo ra chiến lược. Nói cách
khác, nhà khoa học dữ liệu sử dụng những hiểu biết sâu sắc có ý nghĩa từ dữ liệu để hỗ trợ
các công ty đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh hơn.

Hiện nay tại Việt Nam đã có nhiều trường đại


học đào tạo ngành khoa học dữ liệu như: Đại Học
Công Nghệ Thông Tin – Đại Học Quốc Gia TPHCM,
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – Đại Học Quốc Gia
TPHCM, Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Đại Học Kinh
Tế TPHCM, Đại Học Kinh Tế -Tài Chính TPHCM,
Đại học Công Nghệ TPHCM, Đại Học Dân Lập Văn
Lang,… cho thấy xu hướng ngày càng cao của ngành
khoa học dữ liệu.

Trong xu hướng đó, chúng ta nên tìm hiểu cách thức hoạt động và cách làm việc của
một vài công cụ trong phân tích dữ liệu. Đối với người làm ngành công nghệ thông tin thì

223
đây cũng là một ngành mới, vì nó là sự giao thoa của 3 lĩnh vực: Khoa học máy tính –
Thống kê – Chuyên môn ngành.

Trong đó phân tích dữ liệu đóng vai trò quan trọng giúp các nhà quản lý, kinh doanh
thống kê, dự báo được các số liệu nhằm hoạch định kê hoạch giúp cho công tác quản lý và
kinh doanh phát triển hơn nhất là trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, ai nắm bắt
được thông tin, dữ liệu và dự báo có thể giúp rất nhiều cho hiện tại và tương lai..

2. SƠ LƯỢC CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Các công cụ phân tích dữ liệu có thể chia làm 2 nhóm:

- Nhóm công cụ thao tác trên giao diện là chính, nhóm này dành cho người dùng ít
hoặc không thuộc nhóm ngành liên quan đến công nghệ thông tin như: các nhà kinh
tế, các nhà thống kê, …

- Nhóm khác là các ngôn ngữ lập trình để thao tác dữ liệu, nhóm này đòi hỏi người
dùng có chút ít kiến thức về lập trình như các nhà toán học, công nghệ thông tin,…

2.1. Các công cụ phân tích dữ liệu

2.1.1. Tableau Public

Tableau Public là một phần mềm miễn phí kết nối bất kỳ nguồn dữ
liệu nào có thể là Kho dữ liệu của công ty, Microsoft Excel hoặc dữ
liệu dựa trên web và tạo trực quan hóa dữ liệu, bản đồ, bảng điều khiển,
v.v. với các bản cập nhật theo thời gian thực hiển thị trên web. Chúng cũng có thể được
chia sẻ thông qua phương tiện truyền thông xã hội hoặc với khách hàng. Nó cho phép truy
cập để tải xuống tập tin ở các định dạng khác nhau. Nếu muốn thấy sức mạnh của hoạt
cảnh, thì chúng ta phải có nguồn dữ liệu rất tốt. Khả năng Dữ liệu lớn của Tableau khiến
chúng trở nên quan trọng và người dùng có thể phân tích và trực quan hóa dữ liệu tốt hơn
bất kỳ phần mềm trực quan hóa dữ liệu nào khác trên thị trường.

2.1.2. SAS

SAS (trước đây là “Statistical Analysis System" - Hệ thống Phân tích


Thống kê) là một bộ phần mềm thống kê được phát triển bởi Viện SAS
để quản lý dữ liệu, phân tích nâng cao, phân tích đa biến, kinh doanh tình báo, điều tra tội
phạm, và phân tích dự đoán.

224
Tính đến năm 2011, bộ sản phẩm lớn nhất của SAS là dòng sản phẩm dành cho khách
hàng thông minh. Nhiều mô-đun SAS dành cho web, mạng xã hội và phân tích tiếp thị có
thể được sử dụng để lập hồ sơ khách hàng và khách hàng tiềm năng, dự đoán hành vi của
họ cũng như quản lý và tối ưu hóa thông tin liên lạc. SAS cũng cung cấp khung gian lận
SAS. Chức năng chính của khung là giám sát các giao dịch trên các ứng dụng, mạng và đối
tác khác nhau và sử dụng phân tích để xác định các điểm bất thường có dấu hiệu gian lận.
SAS Enterprise GRC (Quản trị, Rủi ro và Tuân thủ) cung cấp mô hình rủi ro, phân tích kịch
bản và các chức năng khác để quản lý và hình dung rủi ro, tuân thủ và các chính sách của
công ty. Ngoài ra còn có bộ sản phẩm Quản lý rủi ro doanh nghiệp SAS được thiết kế chủ
yếu cho các ngân hàng và tổ chức dịch vụ tài chính.

2.1.3. Apache Spark

Apache Spark là một công cụ phân tích hợp nhất mã nguồn mở để


xử lý dữ liệu quy mô lớn. Spark cung cấp một giao diện để lập
trình toàn bộ các cụm với tính song song dữ liệu ngầm và khả năng
chịu lỗi. Ban đầu được phát triển tại Đại học California, AMPLab của Berkeley, cơ sở mã
Spark sau đó được tặng cho Tổ chức Phần mềm Apache, tổ chức này đã duy trì nó kể từ đó.

Spark cũng bao gồm một thư viện - MLlib, cung cấp một tập hợp các thuật toán máy
tiến bộ cho các kỹ thuật khoa học dữ liệu lặp đi lặp lại như Phân loại, Hồi quy, Lọc cộng
tác, Phân cụm, v.v.

2.1.4. Excel

Excel là một công cụ phân tích cơ bản, phổ biến và được sử dụng rộng rãi hầu
như trong tất cả các ngành công nghiệp. Cho dù bạn là chuyên gia về SAS, R
hay Tableau, bạn vẫn sẽ cần sử dụng Excel. Excel trở nên quan trọng khi có
yêu cầu phân tích dữ liệu nội bộ của khách hàng. Nó phân tích nhiệm vụ phức tạp tóm tắt
dữ liệu với bản xem trước của bảng tổng hợp giúp lọc dữ liệu theo yêu cầu của khách hàng.
Excel có tùy chọn phân tích kinh doanh nâng cao giúp hỗ trợ khả năng lập mô hình có các
tùy chọn được tạo sẵn như phát hiện mối quan hệ tự động, tạo các thước đo DAX (Data
Analysis Expressions) và phân nhóm thời gian.

Excel cung cấp một số lệnh, hàm và công cụ giúp bạn dễ dàng thực hiện các tác vụ
phân tích dữ liệu phức tạp. Excel cho phép bạn thực hiện các phép tính phức tạp khác nhau
một cách dễ dàng.
225
Các công cụ phân tích dữ liệu đa năng của Excel:

- Data Consolidation

- What-If Analysis

- Tối ưu hóa với Excel Solver Add-in

- Nhập dữ liệu vào Excel

- Data Model

- PivotTable

- PowerPivot

- Khám phá dữ liệu với Power View

- Khám phá dữ liệu với hierarchies.

2.2. Các ngôn ngữ lập trình phân tích dữ liệu

2.2.1. Python

Python là một ngôn ngữ kịch bản hướng đối tượng, dễ đọc, viết, bảo trì và
là một công cụ mã nguồn mở miễn phí. Nó được phát triển bởi Guido van
Rossum vào cuối năm 1980, hỗ trợ cả phương pháp lập trình chức năng
và cấu trúc.

Phython rất dễ học vì nó rất giống với JavaScript, Ruby và PHP. Ngoài ra, Python có
các thư viện máy học rất tốt. Scikitlearn, Theano, Tensorflow và Keras. Một tính năng quan
trọng khác của Python là nó có thể được lắp ráp trên bất kỳ nền tảng nào như máy chủ SQL,
cơ sở dữ liệu MongoDB hoặc JSON. Python cũng có thể xử lý dữ liệu văn bản rất tốt
(Python Programming, n.d.).

Python là một công cụ ngày càng phổ biến để phân tích dữ liệu. Trong những năm
gần đây, một số thư viện đã đạt đến độ chín muồi, cho phép người dùng R và Stata tận dụng
vẻ đẹp, tính linh hoạt và hiệu suất của Python mà không phải hy sinh chức năng mà các
chương trình cũ này đã tích lũy trong nhiều năm.

Python là một ngôn ngữ lập trình đa mục đích phổ biến được sử dụng rộng rãi vì tính
linh hoạt của nó, cũng như bộ sưu tập thư viện phong phú của nó, có giá trị cho phân tích
và tính toán phức tạp.

226
Khả năng mở rộng của Python có nghĩa là nó có hàng nghìn thư viện dành riêng cho
phân tích, bao gồm cả Thư viện phân tích dữ liệu Python được sử dụng rộng rãi (còn được
gọi là Pandas). Đối với hầu hết các phần, các thư viện phân tích dữ liệu trong Python ít nhất
phần nào có nguồn gốc từ thư viện NumPy, bao gồm hàng trăm phép tính toán học, phép
toán và hàm. Các công cụ phân tích Python đã trở nên phổ biến do ngôn ngữ máy tính được
áp dụng rộng rãi và tính linh hoạt của nó khi phát triển các giải pháp đa diện.

Ngoài ra, khả năng hiệu suất của Python cao hơn nhiều so với các ngôn ngữ phổ biến
khác được sử dụng trong phân tích dữ liệu và khả năng tương thích của nó với nhiều ngôn
ngữ khác có nghĩa là nó đơn giản là thuận tiện hơn trong hầu hết các trường hợp. Việc sử
dụng tương đối nhẹ bộ nhớ và các tài nguyên xử lý khác của Python có nghĩa là nó có thể
nhanh chóng vượt xa các ngôn ngữ như MatLab hoặc R, những ngôn ngữ được xây dựng
đặc biệt cho phân tích thống kê.

2.2.2. Lập trình R

R là công cụ phân tích hàng đầu trong ngành và được sử dụng rộng rãi
để thống kê và lập mô hình dữ liệu. Nó có thể dễ dàng thao tác dữ liệu
của bạn và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Nó đã vượt quá SAS
theo nhiều cách như dung lượng dữ liệu, hiệu suất và kết quả. R biên
dịch và chạy trên nhiều nền tảng viz -UNIX, Windows và MacOS. Nó có 11.556 gói và cho
phép bạn duyệt các gói theo danh mục. R cũng cung cấp các công cụ để tự động cài đặt tất
cả các gói theo yêu cầu của người dùng, cũng có thể được lắp ráp tốt với Dữ liệu lớn.

R là một ngôn ngữ và môi trường cho tính toán thống kê và đồ họa. Đây là một dự án
GNU tương tự như ngôn ngữ và môi trường S được phát triển tại Phòng thí nghiệm Bell
(trước đây là AT&T, nay là Lucent Technologies) bởi John Chambers và các đồng nghiệp.
R có thể được coi là một cách triển khai khác của S. Có một số khác biệt quan trọng, nhưng
nhiều mã được viết cho S chạy không thay đổi dưới R.

R cung cấp nhiều loại thống kê (mô hình tuyến tính và phi tuyến, kiểm tra thống kê
cổ điển, phân tích chuỗi thời gian, phân loại, phân cụm, …) và các kỹ thuật đồ họa, và có
khả năng mở rộng cao. Ngôn ngữ S thường là phương tiện được lựa chọn để nghiên cứu
phương pháp luận thống kê và R cung cấp một lộ trình Nguồn mở để tham gia vào hoạt
động đó (Learn R Programming, n.d.).

227
Một trong những điểm mạnh của R là sự dễ dàng có thể tạo ra các ô chất lượng xuất
bản được thiết kế tốt, bao gồm các ký hiệu và công thức toán học nếu cần. Sự cẩn thận đã
được thực hiện đối với các mặc định cho các lựa chọn thiết kế nhỏ trong đồ họa, nhưng
người dùng vẫn có toàn quyền kiểm soát.

R có sẵn dưới dạng Phần mềm Miễn phí theo các điều khoản của Giấy phép Công
cộng GNU của Tổ chức Phần mềm Tự do ở dạng mã nguồn. Nó biên dịch và chạy trên
nhiều nền tảng UNIX và các hệ thống tương tự (bao gồm FreeBSD và Linux), Windows và
MacOS.

R analytics (hoặc ngôn ngữ lập trình R) là một phần mềm mã nguồn mở miễn phí
được sử dụng cho tất cả các loại dự án khoa học dữ liệu, thống kê và trực quan hóa. Ngôn
ngữ lập trình R mạnh mẽ, linh hoạt và có thể được tích hợp vào các nền tảng BI (Business
intelligence), để giúp bạn tận dụng tối đa dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp.

Những tích hợp này bao gồm mọi thứ từ các chức năng thống kê đến các mô hình dự
đoán, chẳng hạn như hồi quy tuyến tính. R cũng cho phép xây dựng và chạy các mô hình
thống kê bằng cách sử dụng dữ liệu Sisense, tự động cập nhật các mô hình này khi thông
tin mới chảy vào mô hình.

Ngôn ngữ được xây dựng đặc biệt cho phân tích thống kê và khai thác dữ liệu. R
analytics không chỉ được sử dụng để phân tích dữ liệu mà còn để tạo ra phần mềm và ứng
dụng có thể thực hiện phân tích thống kê một cách đáng tin cậy. Ngoài các công cụ thống
kê tiêu chuẩn, R bao gồm một giao diện đồ họa. Do đó, nó có thể được sử dụng trong một
loạt các mô hình phân tích bao gồm các thử nghiệm thống kê cổ điển, mô hình tuyến
tính/không tuyến tính, phân nhóm dữ liệu, phân tích chuỗi thời gian, …

Các nhà thống kê thích sử dụng R vì nó tạo ra các biểu đồ và đồ họa sẵn sàng để xuất
bản, với ký hiệu và công thức toán học chính xác. Nó khá phổ biến vì các hình ảnh trực
quan của nó: đồ thị, biểu đồ, hình ảnh, … Các nhà phân tích BI có thể sử dụng các loại hình
ảnh trực quan này để giúp mọi người hiểu xu hướng, ngoại lệ và các mẫu trong dữ liệu.

Một lý do khác cho sự phổ biến của nó là tập lệnh dòng lệnh của nó cho phép người
dùng lưu trữ các phương pháp phân tích phức tạp theo từng bước, để được sử dụng lại sau
này với dữ liệu mới.

228
Thay vì phải cấu hình lại một bài kiểm tra, người dùng có thể gọi lại nó một cách đơn
giản. Điều này cũng làm cho nó hữu ích cho các mục đích xác nhận. Các nhà nghiên cứu
có thể khám phá các mô hình thống kê để xác nhận chúng hoặc kiểm tra công việc hiện có
của họ để tìm các lỗi có thể xảy ra. Mặc dù được biết đến như một ngôn ngữ phức tạp hơn,
nhưng nó vẫn là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất để phân tích dữ liệu.

Quan trọng hơn, việc sử dụng R thay vì phần mềm đóng gói có nghĩa là các công ty
có thể xây dựng các cách để kiểm tra lỗi trong các mô hình phân tích trong khi dễ dàng sử
dụng lại các truy vấn hiện có và phân tích đặc biệt. Trong học thuật và các lĩnh vực thiên
về nghiên cứu hơn, R là một công cụ vô giá, vì những lĩnh vực nghiên cứu này thường yêu
cầu mô hình độc đáo và cụ thể cao.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Phân tích dữ liệu cơ bản thông qua R / R Studio

Trong phần này, tôi sẽ thiết kế một chương trình phân tích dữ liệu cơ bản trong R
bằng R Studio bằng cách sử dụng các tính năng của R Studio để tạo ra một số biểu diễn
trực quan của dữ liệu đó. Các bước sau đây sẽ được thực hiện để đạt được mục tiêu đề ra.

1. Tải xuống / nhập dữ liệu trong R;

2. Chuyển đổi dữ liệu / Chạy truy vấn trên dữ liệu;

3. Phân tích dữ liệu cơ bản sử dụng trung bình thống kê;

4. Lập đồ thị phân phối dữ liệu;

Các bước được thực hiện cụ thể như sau:

1. Nhập dữ liệu trong R Studio

Đối với phần này, chúng tôi sẽ sử dụng bộ dữ liệu điều tra dân số mẫu ACS. Có hai
cách để nhập dữ liệu này vào trong R.

 Nhập dòng lệnh trong cửa sổ giao diện của R Studio

Thực hiện lệnh sau trong cửa sổ giao diện điều khiển của R Studio

Giả sử tôi lưu trữ trên ổ đĩa tập tin có đường dẫn sau:

D:\ThanhTruong\Private\Lap trinh R\Data\ acs_or.csv

acs <- read.csv ("D:/ThanhTruong/Private/Lap trinh R/Data/acs_or.csv")


229
Lênh trên cho phép đọc tập tin dạng csv và được gán cho tên biến acs.

Nếu trường hợp tập tin trên internet thì viết lệnh dưới dạng:

acs <- read.csv (url("đường dẫn tập tin"))

 Cách thứ hai để nhập tập dữ liệu vào R Studio

Cách này lấy từ máy tính cục bộ nên nếu tập tin trên mạng thì chúng ta phải
tải xuống máy tính cục bộ.

Sử dụng tính năng nhập tập dữ liệu của R Studio: Thực hiện việc này như sau:

a. Nhấp vào nút Import Dataset ở phần trên cùng bên phải trong tab môi trường.

Chọn tập tin bạn muốn nhập và sau đó nhấp vào mở. Hộp thoại Import
Dataset sẽ xuất hiện như hình dưới đây:

230
Sau khi thiết lập các tùy chọn của dấu phân cách, tên và các thông số khác,
hãy nhấp vào nút Import. Dataset sẽ được nhập vào R Studio và được gán cho tên
biến như đã đặt trước đó.

Có thể xem bất kỳ dataset nào bằng cách thực hiện dòng sau:

View(acs)

trong đó acs là tên biến dataset được gán.

2. Chuyển đổi dữ liệu

Sau khi hoàn tất việc nhập dữ liệu trong R Studio, người dùng có thể sử dụng
các tính năng chuyển đổi khác nhau của R để thao tác với dữ liệu. Hãy tìm hiểu một
số kỹ thuật truy cập dữ liệu cơ bản

Để truy cập một cột cụ thể, ví dụ: age_husband

acs$age_husband

Để truy cập dữ liệu dưới dạng vectơ

acs[1,3]

Để chạy một số truy vấn trên dữ liệu, người dùng có thể sử dụng hàm
subset của R. Giả sử người dùng muốn các hàng đó từ tập dữ liệu trong đó

231
age_husband lớn hơn age_wife. Trong trường hợp này, chúng tôi sẽ chạy lệnh sau
trong console

a <- subset(acs , age_husband > age_wife)

View(a) # để kiểm tra

Tham số đầu tiên của hàm subset là dataframe bạn muốn áp dụng hàm đó và
tham số thứ hai là điều kiện luận lý (boolean) cần được kiểm tra cho mỗi hàng có
được đưa vào hay không. Vì vậy, câu lệnh trên sẽ trả về tập hợp các hàng trong đó
age_husband lớn hơn age_wife và gán những hàng đó cho a.

3. Lấy Trung bình Thống kê từ dữ liệu

Các hàm sau có thể được sử dụng để tính giá trị trung bình của tập dữ liệu

 Đối với giá trị trung bình của bất kỳ cột nào, hãy gõ dạng:

mean (acs$age_husband)

 Trung vị, chạy: median (acs $ age_husband)

 Bách phân vị, chạy: quantile (acs $ age_wife)

 Phương sai, chạy: var (acs $ age_wife)

 Độ lệch chuẩn, chạy: sd (acs $ age_wife)

232
Người dùng cũng có thể nhận được tóm tắt thống kê của tập dữ liệu bằng cách
chỉ chạy trên một cột hoặc tập dữ liệu hoàn chỉnh

summary(acs)

4. Vẽ đồ thị dữ liệu

Một tính năng rất được yêu thích của R Studio là trình hiển thị dữ liệu được tích
hợp sẵn cho R. Bất kỳ tập dữ liệu nào được nhập vào R đều có thể hiển thị trực quan
bằng cách sử dụng đồ thị và một số chức năng khác của R. Ví dụ

Để tạo đồ thị phân tán của tập dữ liệu, người dùng có thể chạy lệnh sau trong
console

plot (x = acs$age_husband, y = acs$age_wife, type = 'p')

Trong đó 'p' đặt kiểu plot là điểm. Người dùng có thể chọn dòng và biến loại thay
đổi khác thành 'l', v.v.

Đối với các biểu đồ phân phối dữ liệu, có một số công cụ và gói tính năng có sẵn
trong R mà người dùng có thể sử dụng để vẽ bất kỳ loại phân phối nào. Ví dụ

Để vẽ biểu đồ của một tập dữ liệu, người dùng có thể chạy lệnh

hist (acs $ number_children)

233
Tương tự đối với Bar Plots, hãy chạy bộ lệnh sau:

counts <- table(acs$bedrooms)

barplot(counts, main="Bedrooms Distribution", xlab="Number of Bedrooms")

Ghi chú: Đối với bất kỳ tài liệu hoặc cách sử dụng hàm nào trong R Studio, chỉ cần
nhập tên của hàm và sau đó nhấn Ctrl + dấu cách để có cửa sổ hoàn thành tự động.

Người dùng cũng có thể dùng dấu ? trước bất kỳ tên chức năng nào để xem tài liệu
chính thức.
234
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

Đứng dưới góc độ là người thuộc lĩnh vực CNTT khi tiếp cận với phân tích dữ liệu
còn nhiều khó khăn cũng như trước đây các nhà thống kê muốn đưa ra dự báo khi tiếp cận
với các phần mềm mới, đặc biệt là công cụ lập trình cũng có những khó khăn nhất định
hoặc các nhà kinh tế học qua quá trình thu thập dữ liệu họ lại muốn phân tích để đưa ra các
dự báo trong tương lai lại gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận công cụ. Do đó tác giả mong
muốn các bên liên quan thường xuyên trao đổi, học tập lẫn nhau nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp của các công cụ trên nền kho dữ liệu nhằm phục vụ lợi ích ngày càng cao cho
nghiên cứu và xã hội.

5. KẾT LUẬN

Mặc dù khoa học dữ liệu là một chủ đề rộng lớn, là tổng hợp của một số công nghệ và
lĩnh vực, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể đạt được những kỹ năng này với cách tiếp cận phù
hợp. Khoa học dữ liệu nói chung và phân tích dữ liệu nói riêng là một lĩnh vực rất mạnh mẽ phù
hợp nhất với những người có sở trường về thử nghiệm và giải quyết vấn đề. Với một số lượng
lớn các ứng dụng, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận đến lĩnh vực phân tích dữ liệu, đặc biệt
có ngôn ngữ lập trình rất mạnh dành riêng cho các nhà toán học thống kê hoặc khoa học máy
tính tiếp cận và xử lý mạnh mẽ hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. http://wikipedia.org
[2]. Learn R Programming. (n.d.). Retrieved from https://www.datamentor.io/r-
programming/
[3]. Matloff, N. (2011). “The Art Of R Programming”. William Pollock
[4]. Simply Easy Learning. (n.d.). Retrieved from https://www.tutorialspoint.com/
[5]. The R Project for Statistical Computing. (n.d.). Retrieved from https://www.r-
project.org/
[6]. Tuấn, N. V. (2014). “Phân tích dữ liệu với R”. NXB tổng hợp TP HCM

235
DOANH NGHIỆP THAM GIA VÀO QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO:
NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

Trần Anh Sơn


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính – Marketing
Email: tason@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Bài tham luận này nhằm mục tiêu phân tích, đánh giá vai trò của các bên liên quan
khi các doanh nghiệp cùng với các cơ sở đào tạo tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực
cũng như những thuận lợi, những khó khăn phát sinh không chỉ phía các doanh nghiệp tham gia
mà còn cả đối với các cơ sở đào tạo. Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá, bài tham luận đưa ra
một số khuyến nghị để phát huy những thuận đồng thời hạn chế, khắc phục những khó khăn để
nâng cao hiệu quả phối hợp đào tạo nguồn nhân lực từ phía các doanh nghiệp, hướng tới mịc tiêu
cuối cùng trong công tác đào tạo là đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao và đáp ứng
được các đòi hỏi từ nhu cầu thực tiễn của xã hội.

Từ khóa: Đào tạo nguồn nhân lực, Cơ sở đào tạo, Doanh nghiệp tham gia

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hết sức mạnh mẽ
và lan tỏa sâu rộng đến mọi lĩnh vực, mọi quốc gia như hiện nay thì chắc chắn giáo dục
không thể là ngoại lệ. Tại Việt Nam hiện nay khi mà hầu hết các trường Đại học đều xác
định mục tiêu đào tạo cho mình theo hướng ứng dụng thì việc đào tạo nguồn nhân lực sao
cho đáp ứng được các đòi hỏi vô cùng phong phú và đa dạng của xã hội là vấn đề luôn được
các cơ sở đào tạo đặt lên hàng đầu khi nói về mục tiêu đào tạo. Vấn đề "Ðào tạo theo nhu
cầu xã hội" này ngay từ năm 2007 cũng đã được Bộ Giáo dục và Ðào tạo chủ trương và
chính thức được triển khai tới các cơ sở đào tạo. Các cơ sở đào tạo nhanh chóng chuyển từ
"đào tạo những gì mình có" sang "đào tạo những gì xã hội cần", tức là đào tạo trên cơ sở
nhu cầu nguồn nhân lực từ xã hội nhằm thu hẹp khoảng cách cung - cầu giữa đào tạo và sử
dụng nguồn nhân lực. Vấn đề đặt ra là xã hội cần nguồn nhân lực như thế nào thì câu trả lời
chính xác chỉ có thể là từ các nhà sử dụng lao động. Để có được câu trả lời này từ phía cầu
lao động, nhiều cơ sở đào tạo đã tổ chức các buổi hội thảo bàn về chương trình "Ðào tạo
theo nhu cầu xã hội”, tổ chức ngày hội tư vấn việc làm, tổ chức tiếp cận các doanh nghiệp
để tìm hiểu nhu cầu, ký kết các hợp đồng đào tạo nhân lực, mời các doanh nghiệp tham gia

236
xây dựng và đánh giá chương trình đào tạo, tham gia đào tạo cho người học tại các cơ sở
đào tạo hay tại chính địa điểm kinh doanh hoạt động của doanh nghiệp, v.v... Tuy nhiên,
việc các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo
trong thời gian qua ngoài những thuận lợi thì cũng còn tồn tại không ít những khó khăn cho
tất cả các bên tham gia cần được tháo gỡ. Những thuận lợi và khó khăn này sẽ được phân
tích đánh giá một cách chi tiết trong bài tham luận này.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1. Một số khái niệm

a). Nhân lực

Có nhiều cách hiểu hay biểu đạt khác nhau về khái niệm “nhân lực”. Theo Phạm
Minh Hạc (2001) thì mỗi con người là một tác nhân độc lập làm chủ quá trình lao động của
mình (có sự hợp tác, có kỹ năng lao động theo tổ, đội); lấy lợi ích của người lao động làm
nguyên tắc cơ bản của quá trình lao động (trong sự hài hòa với lợi ích của cộng đồng, xã
hội); có các chính sách phát huy tiềm năng của người lao động, bảo đảm hiệu quả của công
việc. Còn theo Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004) thì cho rằng nhân lực chỉ người
lao động kỹ thuật được đào tạo trong nguồn nhân lực ở một trình độ nào đó để có năng lực
tham gia vào lao động xã hội. Năng lực của người lao động kỹ thuật được cấu thành bởi
các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ và thói quen làm việc. Cách hiểu này cho phép xác
định cơ cấu nhân lực của cộng đồng và của quốc gia một cách cụ thể và thuận lợi cho việc
xác định các mục tiêu đào tạo nhân lực. Tuy nhiên, tiếp cận từ phía doanh nghiệp thì: Nhân
lực bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội, tức là tất cả
các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị
đạo đức để thành lập, duy trì và phát triển trong doanh nghiệp.

b). Đào tạo nguồn nhân lực

Theo “Từ điển bách khoa Việt Nam” (1995) thì: Đào tạo là quá trình tác động đến
một con người, làm cho người đó lĩnh hội và nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách
có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và có khả năng nhận một
sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và
phát triển nền văn minh của loài người. Theo tác giả Hồ Ngọc Đại (1991) định nghĩa: Đào
tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển
một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp và thái độ của người lao
237
động nhằm xây dựng nhân cách cơ bản cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể tham
gia lao động nghề nghiệp trong cuộc sống xã hội.

Như vậy đào tạo là quá trình làm biến đổi nhận thức, hành vi của con người thông
qua việc học tập một cách có hệ thống, có mục đích nhằm lĩnh hội kinh nghiệm, nghiệp vụ
chuyên môn, nâng cao năng lực cá nhân và đáp ứng nhu cầu thực tế của tổ chức, xã hội.
Chỉ khi quá trình đào tạo được biến thành quá trình tự đào tạo một cách tích cực, tự giác thì
việc đào tạo mới có kết quả. Tùy theo tính chất chuẩn bị cho cuộc sống và người lao động,
người ta phân loại đào tạo gồm: đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề nghiệp.

2.2. Các hình thức tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Doanh nghiệp với vai trò của người sử dụng lao động có thể tham gia vào quá trình
đào tạo nguồn nhân lực tại các cơ sở đào tạo theo nhiều hình thức khác nhau: Từ việc đặt
hàng đào tạo đến tham gia xây dựng, đánh giá chương trình đào tạo và thậm chí là tham gia
giảng dạy trực tiếp tại các cơ sở đào tạo hay hướng dẫn thực hành, thực tập kỹ năng nghề
nghiệp tại địa điểm của doanh nghiệp, v.v.

a). Doanh nghiệp đặt hàng cho các cơ sở đào tạo để đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo theo đơn đặt hàng hay đào tạo theo địa chỉ từ lâu đã được thực hiện ở nhiều
nước phát triển và doanh nghiệp là khách hàng quan trọng của các cơ sở đào tạo, là người
chi trả kinh phí đào tạo và nhận sản phẩm của quá trình đào tạo. Tuy nhiên, việc này tại
Việt Nam thì chưa thực sự phổ biến và do vậy người học chính là người phải trả chi phí đào
tạo. Chính vì vậy trong thực tế có nhiều nhân tài do không đủ điều kiện kinh tế để có thể
được tham gia học tập tại các cơ sở đào tạo. Việc đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh
nghiệp tại Việt Nam chủ yếu vần là các khóa bồi dưỡng một số nội dung mới liên quan cho
chính đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp.

b). Doanh nghiệp tham gia xây dựng, đánh giá chương trình đào tạo

Việc xây dựng chương trình đào tạo phải được dựa trên mục tiêu và định hướng đào
tạo của các cơ sở đào tạo. Để chương trình đào tạo bám sát mục tiêu “Đào tạo đáp ứng nhu
cầu của xã hội” hay “Đào tạo cái xã hội cần” thì chính các doanh nghiệp trực tiếp sử dụng
lao động mới là người hiểu rõ nhất những gì cần được trang bị cho người học để khi ra
trường họ có thể bắt tay ngay vào công việc thực tế tại doanh nghiệp mà doanh nghiệp
không phải mất thời gian, chi phí để đào tạo lại. Chính vì vậy, sự tham gia của doanh nghiệp

238
vào công tác xây dựng, đánh giá chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo sẽ giúp các
chương trình đào tạo tại cơ sở đào tạo bám sát những đòi hỏi của thực tiễn và của xã hội.

c). Doanh nghiệp tham gia giảng dạy, hướng dẫn trực tiếp người học

Nếu như trước đây các doanh nghiệp chỉ tham gia vào việc hướng dẫn người học thực
tập nghề nghiệp, thực hành các kỹ năng ngay tại môi trường hoạt động của doanh nghiệp
thì hiện nay nhiều cơ sở đào tạo đã mời các doanh nghiệp tham gia giảng dạy trực tiếp tại
các giảng đường, phòng thực hành, thí nghiệm của chính các cơ sở đào tạo.

3. MỘT SỐ MÔ HÌNH THAM GIA ĐÀO TẠO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI
MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Theo ông Hoàng Văn Điện - Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thì
liên kết với các doanh nghiệp là để thực hiện đào tạo theo nhu cầu của người sử dụng lao
động. Đây là một trong những thế mạnh trong công tác đào tạo của nhà trường, thông qua
hai kênh cơ bản là hợp tác quốc tế và liên kết với các cơ sở sản xuất. Cụ thể, trường đang
thực hiện chương trình hợp tác với các trường đại học của Australia đào tạo trình độ Cao
đẳng cho gần 3000 sinh viên, đã tốt nghiệp ra trường 1500 sinh viên. Hợp tác với tập đoàn
giáo dục Aptech Ấn Độ đào tạo lập trình viên quốc tế cho hơn 200 học viên, hợp tác với
công ty Toyota đào tạo kỹ thuật viên sửa chữa ô tô… Nhà trường cũng tiếp nhận tài trợ của
tập đoàn BSE về trang thiết bị trị giá trên 50.000USD, tháng 12/2007 tập đoàn Hồng Hải
(Đài Loan) tài trợ 5 triệu USD trang thiết bị cho trường phục vụ công tác đào tạo nhân lực
chất lượng cao. Bên cạnh đó, công tác liên kết với cơ sở sản xuất cũng được trường quan
tâm với từng việc làm cụ thể: hàng năm, trường đưa học sinh đi thực tập tại các cơ sở sản
xuất để tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, rèn luyện tác phong công nghiệp, kỹ năng
nghề nghiệp. Tổ chức kết hợp đào tạo với sản xuất ngay tại xưởng trường, ký các hợp đồng
gia công chế tạo sản phẩm phù hợp với nội dung đào tạo của trình độ học sinh, sinh viên.

Theo ông Nguyễn Thanh Lành - Hiệu trưởng trường Cao đẳng công nghiệp xây lắp
điện thì việc gắn đào tạo với sản xuất cần phải có cơ chế cụ thể. Trong những năm qua, Nhà
trường đã thực hiện liên kết đào tạo theo địa chỉ cho nhiều trung tâm như Quảng Nam, Thái
Nguyên, Hà Nội, Nghệ An… Liên kết với điện lực các tỉnh phía Bắc và các doanh nghiệp
xây lắp điện thực hiện gắn đào tạo với thực tập tay nghề sản xuất cho học sinh và tạo việc
làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, qua thực tế đào tạo, trường đã rút ra một số
kinh nghiệm sau: Thứ nhất, đã là trường kỹ thuật, cần phải có địa điểm cho học sinh thực
239
tập, sản xuất, thời gian thực tập phải chiếm 35-45% cơ cấu thời gian đào tạo bậc trung học
chuyên nghiệp. Thứ hai, nhà trường phải có một trung tâm thực nghiệm và chuyển giao
công nghệ hoặc một công ty cạnh trường để tổ chức nhiệm vụ trên như một đơn vị sản xuất
có hoạch toán (phụ thuộc trường) và làm dịch vụ giới thiệu việc làm. Thứ ba, việc gắn đào
tạo với sản xuất muốn làm được phải có cơ chế. Cụ thể, doanh nghiệp tạo điều kiện cho
Nhà trường một số công trình vừa và nhỏ phù hợp với năng lực tổ chức thi công của Nhà
trường, ngược lại Nhà trường phải có chính sách thu hút người học từ doanh nghiệp trên
tinh thần lợi ích của cả hai bên.

Theo ông Nguyễn Văn Hoàn - Hiệu trưởng trường Cao đẳng công nghiệp Dệt may
thời trang Hà Nội cho biết hiệu quả lớn từ việc tổ chức mô hình công ty trong nhà trường,
đưa công ty về tại nhà trường. Ông cho rằng Nhà trường luôn xác định đào tạo phải gắn
liền với sản xuất kinh doanh nên Trường đã tham gia sáng lập 2 công ty cổ phần trong
trường. Hai công ty cổ phần này hiện có 600 công nhân làm việc liên tục và mang sứ mệnh
quan trọng: Thứ nhất, tiến hành sản xuất kinh doanh đảm bảo có lãi để hỗ trợ một phần kinh
tế cho đào tạo. Thứ hai, phục vụ cho sinh viên của trường ra thực tập cuối khóa. Đây là một
việc làm rất thiết thực, minh họa bằng những con số: năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của
hai công ty trên đạt trên 300 tỷ đồng, mỗi năm có tới 2000 sinh viên tham gia thực tập cuối
khóa tại tất cả các bộ phận của công ty như: điều hành sản xuất, xuất nhập khẩu, kế toán,
phòng kỹ thuật, dây chuyền sản xuất… Nhờ đó, sinh viên nắm bắt được các khâu thực tiễn
sản xuất, đảm bảo sau khi ra trường có thể nhanh chóng hòa nhập với thực tiễn sản xuất tại
các doanh nghiệp.

Theo bà Trương Thị Thanh Hà - Tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên Dệt
kim Đông Xuân thì cho rằng: Kỹ sư cũng phải đứng xưởng để cập nhật kiến thức. Bà cho
biết: Một thực tế chính tại doanh nghiệp chúng tôi là nhiều kỹ sư ra trường còn chưa được
cập nhật kiến thức thực tế và chưa thông thạo vận hành máy móc. Chính vì thế, chúng tôi
thường bố trí kỹ sư mới ra trường cũng phải xuống xưởng đứng máy cùng công nhân để
tìm hiểu thực tế sản xuất và cập nhật những kiến thức về trang thiết bị mới (nhiều doanh
nghiệp có hệ thống trang thiết bị mới mà các trường chưa kịp cập nhật để đào tạo). Trong
thời gian tới, một việc làm cần thiết là các trường và doanh nghiệp phải kết hợp với nhau
để xây dựng bộ giáo án chung, để các doanh nghiệp có thể tự đào tạo cho các lao động phổ
thông ngay tại chỗ. Các trường cũng mạnh dạn hơn nữa trong công tác ký hợp đồng với các
cơ sở đào tạo và luôn cập nhật hệ thống giáo án để đào tạo cho phù hợp
240
4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI DOANH NGHIỆP THAM GIA ĐÀO
TẠO TẠI CƠ SỞ ĐÀO TẠO

4.1. Những thuận lợi

Việc các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo cùng với các cơ sở đào tạo có
rất nhiều thuận lợi cho các bên tham gia. Cụ thể:

Thứ nhất, cơ sở đào tạo thực hiện được mục tiêu, định hướng đào tạo của mình về
đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội, đào tạo cái xã hội cần.

Thứ hai, các doanh nghiệp có thể nhận được những sản phẩm đào tạo trong tương lai
có chất lượng, đáp ứng ngay các nhu cầu thực tiễn tại đơn vị, tiết kiệm chi phí tuyển dụng,
chi phí bồi dưỡng, đào tạo lại.

Thứ ba, tạo cơ hội học tập cho mọi người, nhất là những người giỏi nhưng không có
điều kiện kinh tế, tạo sự an tâm cho người học khi ra trường chắc chắn có việc làm.

4.2. Những khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi từ việc các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo
cùng với các cơ sở đào tạo thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất định trong quá trình
thực hiện. Cụ thể:

Thứ nhất, về phía các cơ sở đào tạo: Việc tìm kiếm, mở rộng các doanh nghiệp hay
tìm kiếm, mở rộng khách hàng không hề đơn giản, đặc biệt là đối với các cơ sở đào tạo
đóng trên các địa bàn không có nhiều đơn vị sử dụng lao động hoặc có thể là đối với một
số ngành đào tạo. Việc xây dựng mô hình doanh nghiệp ngay tại cơ sở đào tạo cũng không
hề đơn giản vì các rào cản về cơ chế khi các doanh nghệp được xây dựng tại các cơ sở đào
tạo này phải thực sự đi vào hoạt động có hiệu quả hoặc cơ sở đào tạo phải sử dụng doanh
nghiệp ảo và khi đó thì sự mô phỏng doanh nghiệp ảo theo thực tế ảo là rào cản lớn nhất
mà các cơ sở đào tạo phải đối mặt.

Thứ hai, về phí các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo: Mặc dù khi doanh
nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo thì nhiều nguyên tắc mang tính sư phạm được bỏ qua
hay tiết giảm song dạy học đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, nghệ thuật từ người giảng dạy và nó
chỉ có thể được thực hiện tốt nhất bởi những người đã được kinh qua giảng dạy và đào tạo
các nghiệp vụ sự phạm một cách bài bản. Đay chính là khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp
tham gia gặp phải và nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy của doanh nghiệp.
241
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Như vậy, mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp là mối quan hệ biện chứng
giữa người sản xuất ra sản phẩm (nguồn nhân lực) và người sử dụng sản phẩm. Mặt dù sản
phẩm ở đay là cùng một đối tượng, nhưng không hoàn toàn đồng nhất, thuần túy. Chính vì
vậy để phát huy những thuận lợi và hạn chế những khó khăn, tồn tại, trong chừng mực nhất
định các bên tham gia cần:

Một là, các bên phải phối hợp trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo và sử dụng qua
việc hoạch định chiến lược phát triển của nhà trường cũng như của doanh nghiệp để xác
định nhu cầu nguồn nhân lực trước mắt cũng như lâu dài, về số lượng, cơ cấu ngành nghề,
cơ cấu nguồn lao động, các hình thức đào tạo phù hợp.

Hai là, sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong việc triển khai xây dựng
mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo theo quy chế chung của các Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các Bộ chủ quản, quản lý chuyên ngành. Đây
là một yêu cầu xuất phát một cách tự nhiên, bởi vì thực tế đào tạo trong quá khứ là nhà
trường đào tạo những gì mình có, đơn vị sử dụng lao động khi tiếp nhận lao động phải "đào
tạo lại". Những năm gần đây, từ sự phối hợp này đã xuất hiện nhiều mô hình có hiệu quả,
đem lại lợi ích cho các bên, trong đó điều quan trọng nhất là người lao động có việc làm ổn
định, tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội và bản thân họ có nhiều cơ hội để thăng tiến.

Ba là, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo mà đứng đầu
là Bộ Giáo dục và Đào tạo và sau đó là các Sở Giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành chủ quản
liên quan cần xây dựng ngay quy chế phối hợp, thường xuyên tổ chức giao ban, tập huấn,
nắm bắt thông tin, có tổ chức điều phối, tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền quy định
chính sách khuyến khích, ưu đãi cụ thể cho cả nhà trường và doanh nghiệp nhằm mục đích
chung là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hóa của từng địa phương, từng vùng miền, từng lĩnh vực, ngành kinh tế.

Bốn là, các cơ sở đào tạo cần nhanh chóng chuyển hướng, thay đổi mô hình đào tạo.
Theo đó, đào tạo cần tập trung theo hướng mở, linh hoạt, chuyển từ hướng “cung” sang
hướng “cầu”, đào tạo gắn kết với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp đòi hỏi lao động trực tiếp, có tay nghề cao ở các lĩnh vực công nghệ tiên tiến. Bên
cạnh các giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu giảng dạy
vừa lý thuyết vừa thực hành, đủ năng lực để đào tạo chương trình chuyển giao từ nước
242
ngoài, có khả năng tiếp cận công nghệ mớ, v.v.. Đổi mới đào tạo theo mô hình trường học
thông minh. Quản trị nhà trường cần thay đổi mô hình theo hướng tư duy và công nghệ,
bảo đảm tính sáng tạo và thích ứng nhanh với sự đổi mới, sự phát triển không ngừng của
khoa học và công nghệ. Trong đó, hệ thống công nghệ thông tin được phân tích, thiết kế
theo hướng quản lý toàn diện và đồng bộ tất cả các hoạt động. Hoạt động dạy học chuyển
sang ý tưởng, sáng tạo và áp dụng công nghệ. Người học thực hiện quá trình học tập trên
lớp hoặc ngay tại nhà, chủ động lựa chọn không gian, thời gian, nội dung và phương pháp
học tập, có thể gọi là “trường di động, lớp học trực tuyến”. Người dạy - người học và người
học - người học chia sẻ, tương tác liên tục và linh hoạt. Chuyển các dữ liệu truyền thống
sang dữ liệu số trên máy tính. Áp dụng công nghệ IoTs (Internet vạn vật) để kết nối người
học, phụ huynh, giáo viên, giúp nắm bắt các thông tin kịp thời như: điểm, lịch học, các
thông báo, v.v..

Năm là, triển khai hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ gắn
thực tiễn nhu cầu xã hội. Hoạt động nghiên cứu khoa học cần được ưu tiên hàng đầu và
triển khai sâu, rộng trong toàn trường nhằm giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng của công
tác dạy và học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, giúp sinh viên nâng cao
khả năng tư duy, tự khám phá, tiếp cận khoa học công nghệ, từng bước rèn luyện kỹ năng
và thái độ học tập. Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo cần thường xuyên đổi mới công tác tuyển
sinh, đào tạo, chủ động mở các nghề mới có nhu cầu cao của xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004). Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai – Vấn
đề và Giải pháp, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
[2] Hồ Ngọc Đại (1991). Giải pháp về giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[3] Hội đồng biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995). Từ điển Bách khoa Việt Nam, NXB
Từ điển bách khoa, Hà Nội.
[4] Nguyễn Duyên. (2022). Đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu xã hội: Đòi hỏi cấp bách.
Báo Công Thương. Truy cập: http://arit.gov.vn/tin-tuc/dao-tao-nguon-nhan-luc-gan-voi-
nhu-cau-xa-hoi-doi-hoi-cap-bach-e9ded213_1301
[5] Phạm Minh Hạc (2001). Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[6] Tạ Quang Vũ. (2022). Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Báo Lâm Đồng
Online. Truy cập: http://baolamdong.vn/xahoi/201211/dao-tao-nguon-nhan-luc-dap-ung-
nhu-cau-xa-hoi-2204477/

243
CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Hoàng Thị Mỹ Nhân


Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Tài chính –Marketing
Email: hoangnhan@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Chuyển đổi số trong giáo dục đại học được nhắc đến nhiều trong thời gian vừa qua.
Quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục dựa trên nền tảng công nghệ cũng đã được thực
hiện nhưng vẫn còn ở mức độ cơ bản. Bài viết tập trung phân tích thực trạng của việc chuyển đổi
số trong giáo dục ở Việt Nam, lợi ích của việc chuyển đổi số, giải pháp và các bước thực hiện
chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam.

Từ khóa: chuyển đổi số, giáo dục đại học, giảng dạy trực tuyến

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Chuyển đổi số là cụm từ được nhắc nhiều trong trong thời gian vừa qua, đặc biệt khi
đại dịch covid 19 càn quét trên thế giới thì yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục càng trở
nên cấp thiết. Chuyển đổi số đang từng bước tham gia vào trong mọi lĩnh vực, ngành nghề,
từ kinh tế, sản xuất, kỹ thuật công nghệ đến văn hóa, đời sống, đặc biệt trong lĩnh vực giáo
dục. Trong ngành giáo dục và đào tạo – lĩnh vực mang tầm ảnh hưởng quan trọng trong
việc đảm bảo sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội, chuyển đổi số cũng là một mối quan
tâm đang được chú trọng.

Tại Việt Nam, giáo dục là một lĩnh vực đang được chính phủ quan tâm, khuyến khích
và ưu tiên đẩy mạnh chuyển đổi số. Mặc dù trong quá trình thực hiện vẫn còn một số thách
thức cần vượt qua, nhưng nếu được hiện thực hóa, chuyển đổi số sẽ đem lại nhiều lợi ích
cho học viên, giảng viên, các cơ sở đào tạo và cho xã hội. Ngày 25/01/2022, Thủ tướng
Chính Phủ ban hành Quyết định số 131/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025,
định hướng đến năm 2030. Trong đó xác định rõ mục tiêu chung là: Tận dụng tiến bộ công
nghệ để thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học, nâng cao chất lượng và cơ hội tiếp cận
giáo dục, tăng hiệu quả trong quản lý giáo dục; xây dựng nền giáo dục mở, nền giáo dục
số, thích ứng trên nền tảng kỹ thuật công nghệ thông tin, góp thêm phần vào sự phát triển
chung của chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Chuyển đổi số đang là chủ trương lớn của
Chính phủ và mọi ngành nghề trong đó có giáo dục. Ở bậc đại học, chuyển đổi số đã và
đang ngày một “thấm sâu” vào các hoạt động giảng dạy, học tập mang đến nhiều tín hiệu
244
tích cực. Tuy vậy, vẫn còn không ít thách thức đặt ra: lợi ích, giải pháp cũng như cách thức
thực hiện việc chuyển đổi số trong giáo dục đại học.

2. THỰC TRẠNG

Năm 2020, Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định phê duyệt “Chương trình Chuyển
đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” trong đó Giáo dục là một trong
những lĩnh vực cần được ưu tiên thực hiện chuyển đổi số trước tiên, bởi giáo dục là một
lĩnh vực có tác động xã hội liên quan trực tiếp và hàng ngày tới người dân. Giáo dục được
chuyển đổi số thành công sẽ giúp thay đổi nhận thức con người một cách nhanh nhất, mang
lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho nhiều hoạt động trong đời sống – xã hội, đồng thời, tạo
động lực chuyển đổi số cho các ngành nghề khác.

Tính đến hết năm 2020, ngành giáo dục Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất
định. Giáo dục phổ thông của Việt Nam đã tương đương với nhóm các nước phát triển
(OECD) nằm trong top 40, giáo dục đại học nằm trong top 70, đào tạo nghề ở vị trí khoảng
90. Theo báo cáo đánh giá năm 2020 của Ngân hàng thế giới, chỉ số Vốn nhân lực của Việt
Nam đứng thứ 38 trên 174 nền kinh tế, trong đó, thành phần giáo dục của Việt Nam đứng
thứ 15, tương đương với các nước như Hà Lan, New Zealand và Thụy Điển.

Tuy nhiên, do tác động của Covid-19, ngành giáo dục Việt Nam cũng như các ngành
nghề khác, đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Để đảm bảo an toàn sức khỏe,
tuân thủ theo các chính sách, quy định về giãn cách xã hội của nhà nước, các trường học,
tổ chức giáo dục phải tạm dừng hoạt động, gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các chương
trình đào tạo. Mặc dù vậy, nhìn từ một khía cạnh khác, bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực,
dịch Covid-19 cũng góp phần xây dựng và phát triển mạnh các nền tảng số, cung cấp môi
trường trực tuyến phục vụ đào tạo và học tập, tạo đà thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong
ngành giáo dục.

Hàng loạt chính sách thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục được ban hành dần hoàn thiện
hành lang pháp lý, như các quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành,
giảng dạy; tổ chức đào tạo trực tuyến, hình thành các quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học,
sau đại học; hay đưa ra các quy định về quản lý, vận hành sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu
toàn ngành … Công tác chuyển đổi số trong ngành tập trung vào ba mảng chính thông qua:
Công tác giảng dạy như đào tạo e-learning, đào tạo qua thực tế ảo; Quản lý giáo dục như

245
quản lý trường học, quản lý tài sản, tra cứu thông tin…; Vận hành và quản lý doanh nghiệp
giáo dục.

Với những chính sách khuyến khích và thúc đẩy, toàn ngành đã và đang triển khai
số hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung từ Trung ương đến địa phương. Ngành giáo dục
đã hoàn tất số hóa và gắn mã định danh dữ liệu cho hơn 53.000 cơ sở giáo dục đào tạo, 1,4
triệu giáo viên và 24 triệu học sinh, sinh viên. Giáo viên được huy động tham gia và đóng
góp chia sẻ học liệu vào kho học liệu số dùng chung cho toàn ngành, mở rộng Hệ tri thức
Việt với khoảng 5.000 bài giảng điện tử e-learning chất lượng, kho luận án tiến sĩ với gần
7.500 luận văn, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm lên đến trên 35.000 câu hỏi, cùng với khoảng
2.000 video bài giảng trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo…

Tuy nhiên, trong bức tranh chuyển đổi số chung toàn ngành, nhiều tổ chức giáo dục,
trường học mới chỉ thực hiện triển khai rời rạc một số những ứng dụng vào hoạt động và
cho rằng mình đã chuyển đổi số. Điều này là chưa chính xác bởi đây mới chỉ là các hoạt
động khai phá bước đầu. Để chuyển đổi số toàn diện, công nghệ sẽ cần được tích hợp và
kết nối một cách tổng thể trong những quy trình kinh doanh và vận hành, làm chuyển đổi
mô hình tổ chức, đồng thời, sẽ có những thay đổi về tư duy nhận thức từ mỗi cá nhân trong
ngành, hướng tới sự chủ động thực hiện các hoạt động đào tạo, vận hành hay quản lý hiệu
quả hơn.

Một số chủ trương khác cũng được triển khai chính là thực hiện những chương trình
giáo dục mới, tin học sẽ chính thức trở thành môn bắt buộc, việc giảng dạy cũng được lồng
ghép công nghệ STEM để giúp người học có thể giải quyết được các bài toán cũng như
khám phá nhiều hiện tượng trong cuộc sống một cách trực quan nhất. Đối với chuyển đổi
số áp dụng trong môi trường giáo dục đại học, phải gia tăng cơ hội hợp tác cùng doanh
nghiệp và triển khai hoạt động trong giảng dạy gắn liền với nhu cầu sử dụng nhân lực từ
các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tích cực hơn nữa trong việc hợp tác với
cơ sở đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Mặc dù đã nỗ lực thực hiện và đạt được các chuyển biến tích cực, tuy nhiên quá trình
chuyển đổi số ở Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn và tồn tại bất cập rất cần khắc phục
để hoàn thiện: quá trình tiếp cận về kiến thức trực tuyến ở vùng sâu, vùng xa thường gặp
nhiều khó khăn do nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan. Đây chính là vấn đề phải được ưu
tiên khắc phục giúp triển khai thành công và đặc biệt là nhu cầu dạy và học trực tuyến trong

246
thời kỳ xuất hiện ngày càng nhiều dịch bệnh như hiện nay. Đối với những khu vực miền
núi hay vùng sâu, vùng xa thì hạ tầng mạng và trang thiết bị công nghệ thông tin hiện chưa
được đảm bảo, gây ảnh hưởng lớn đến việc dạy và học, cũng như khó khăn trong công tác
về quản lý giáo dục trong dạy và học hiện nay.

Chưa có sự kiểm soát sát sao và toàn diện về học liệu số. Để đáp ứng được nhu cầu
học tập và nghiên cứu của người học, rất cần kho tài liệu số chuẩn xác. Tuy nhiên, ở hiện
tại nguồn nhân lực cũng như tài chính nước ta vẫn chưa thể đáp ứng được công việc này.
Vì vậy, hiện đang xảy ra rất nhiều tình trạng về học liệu số tràn lan tuy nhiên thiếu tính
chính xác, xác thực và không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng cũng như nội dung.
Từ đó, sẽ gây ra tình trạng không đồng nhất về kiến thức và tạo nên nhiều hệ lụy khác như
tiêu hao tài chính.

Các quy định trong pháp lý chuyên về giáo dục vẫn chưa được hoàn thiện. Đây là vấn
đề lớn gây ảnh hưởng tới quyền sở hữu trí tuệ cũng như an ninh, an toàn thông tin, … Đồng
thời đây cũng là cơ hội giúp hoàn thiện những quy định về thời lượng và cách kiểm tra,
công nhận kết quả học trực tuyến. Tuy nhiên, những vấn đề này hiện nay vẫn chưa được
thực hiện một cách đồng nhất cũng như rõ ràng và chặt chẽ, từ đó gây nên nhiều bất cập
trong quá trình chuyển đổi số..

3. LỢI ÍCH CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC

Chuyển đổi số có thể giúp cho người học chủ động trong học tập. Việc ứng dụng công
nghệ số sẽ giúp người học có thời gian học tập thoải mái, chủ động mọi lúc mọi nơi. Người
học tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, bỏ qua các giới hạn về không gian và thời gian, tiết
kiệm được nhiều chi phí và thời gian, nâng cao hiệu quả trong việc học tập.

Khả năng tiếp cận nhiều tài liệu học tập, các tài liệu học tập số. Thông qua chuyển
đổi số, người dùng có thể tiếp cận được nhiều nguồn tài liệu, học tập khổng lồ, tiết kiệm
được nhiều thời gian và chi phí. Đồng thời bạn dễ dàng tìm kiếm thông tin và khai thác
chuyên sâu các khía cạnh, nội dung mà bạn quan tâm. Chương trình chuyển đổi số tác động
tốt đến ngành giáo dục và đào tạo.

Chất lượng giáo dục đảm bảo, việc ứng dụng công nghệ số vào giáo dục sẽ đem lại
nhiều kết quả ấn tượng, có thể kể ra như dữ liệu lớn (big data) sẽ giúp lưu trữ các kiến thức
từ cơ bản đến chuyên sâu, IoTs sẽ theo dõi chính xác hoạt động của giáo viên, học sinh và
người quản lý. Với công nghệ blockchain đang ngày càng phát triển sẽ giúp quản lý đầy đủ
247
các thông tin, hồ sơ giáo dục của học sinh rõ ràng, không bị thất thoát hồ sơ, ghi chép chính
xác về lịch sử học tập cũng như bảng điểm một cách minh bạch. Tiết kiệm chi phí học tập,
đây là lợi ích lớn thiết thực cho mỗi người trong việc chuyển đổi số. Tiết kiệm thời gian,
chi phí học tập, giảm thiểu sự lãng phí chi phí in ấn và đem lại kiến thức sâu rộng..

4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC

Chuyển đổi số trong giáo dục là việc áp dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật vào mục
đích giảng dạy và đào tạo của hệ thống hay doanh nghiệp giáo dục. Trong đó có ba áp dụng
cơ bản là: Ứng dụng công nghệ trong phương thức giảng dạy, ứng dụng công nghệ trong
quản lý giáo dục và ứng dụng công nghệ trong quản lý lớp học. Giáo dục đang là một trong
các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Chuyển đổi số
trong ngành giáo dục đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo
cho sinh viên. Chuyển đổi số trong ngành giáo dục cần phải có nền tảng công nghệ quốc
gia thống nhất để tất cả mọi người trong ngành giáo dục đều có thể và phải tham gia. Tài
nguyên số, học thuật cũng cần phải thực hiện trên công nghệ thống nhất để mọi công việc
học tập, giảng dạy hay học trực tuyến hay soạn bài giảng, đem lại hiệu quả tốt nhất.

Chuyển đổi số trong giáo dục muốn phát triển tốt thì yếu tố nhân lực cần được ưu tiên
nhất, cả người dạy và người học đều phải được học cách phát triển cũng như tiếp cận với
công nghệ số. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giáo
dục. Cần thực hiện nâng cao nhận thức, phổ cập tư tưởng cho từng giáo viên, giảng viên,
cán bộ quản lý của nhà trường để nắm được tầm quan trọng của chuyển đổi số và cùng nhau
xây dựng văn hóa số trong giáo dục. Đồng thời, cần bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng, nghiệp
vụ trong việc ứng dụng công nghệ cho toàn thể giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý nhà
trường để hướng đến mục tiêu thực hiện thành công chuyển đổi số trong ngành giáo dục.

Hoàn thiện, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu trong giáo dục. Cần chú trọng về triển khai hệ
thống để chia sẻ dữ liệu đồng bộ trong giáo dục, và từng bước chuyển đổi những tài liệu
giấy qua văn bản điện tử để giúp thuận tiện hơn trong công tác quản lý. Xây dựng hạ tầng
mạng, thiết bị công nghệ. Hạ tầng mạng và trang thiết bị công nghệ phải được đổi mới, đặc
biệt là khu vực có kết nối kém giúp thu hẹp được khoảng cách vùng miền. Với giải pháp
này, có thể ưu tiên sử dụng hình thức thuê dịch vụ hay huy động nguồn lực xã hội.

Hoàn thiện về hệ thống pháp lý. Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp lý đóng vai
trò quan trọng trong quản lý giáo dục cũng như đảm bảo quyền lợi cho người học. Theo đó,
248
phải thống nhất các quy định về khai thác và chia sẻ dữ liệu, hình thức trong giảng dạy,
quản lý hiệu quả khóa học trực tuyến, điều kiện mở trường học.

Ứng dụng các phần mềm quản lý. Chuyển đổi số trong giáo dục thực hiện bằng cách
áp dụng phần mềm quản lý chính là giải pháp đã được nhiều cơ sở áp dụng hiện nay. Các
phần mềm được tích hợp các tính năng vượt trội sẽ giúp mang đến giải pháp quản lý trường
học hiệu quả, giúp các trường có thể tăng cường nghiệp vụ và quản lý hồ sơ sinh viên cùng
hồ sơ giảng dạy,…nhanh chóng chỉ với thao tác click chuột đơn giản. Cần phải xây dựng
các tiêu chí trong việc xây dựng phần mềm quản lý giáo dục tối ưu nhất có thể hỗ trợ tốt
nhất cho công việc giảng dạy. Phần mềm giáo dục phải được tích hợp những tính năng hữu
ích nhất dành cho nhà trường, giảng viên, người học viên và cả với phụ huynh. Phần mềm
cũng cần hỗ trợ giảng viên tạo bài giảng chuyên nghiệp một cách nhanh chóng, cho phép
chủ sở hữu quản lý tài liệu dễ dàng, quản lý mọi thông tin của cán bộ công nhân viên, học
viên, quản lý tài chính của cơ sở giáo dục… Ngoài ra, phần mềm còn phải giúp phụ huynh
quản lý được tình hình học tập con em của mình thông qua giao diện thân thiện, dễ sử dụng
từ đó giúp việc kết nối giữa nhà trường và gia đình trở nên thuận tiện hơn.

5. CÁC BƯỚC CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG GIÁO DỤC

Một là, tạo môi trường giáo dục, học tập linh động. Thay vì vài chục người học phải
ngồi nghiêm chỉnh trong phòng học với bốn bức tường như trước đây, công nghệ số đã mở
ra một không gian học tập linh động hơn. Giờ đây, người học có thể tiếp thu kiến thức một
cách thuận tiện và dễ dàng trên mọi thiết bị (máy tính, laptop cá nhân, điện thoại thông
minh, …). Điều này đã mở ra một nền giáo dục mở hoàn toàn mới. Bất cứ thời điểm nào,
tại bất cứ đâu, bất cứ ai đều có thể tiếp cận được các thông tin kiến thức một cách đa chiều
nhất. Nó loại bỏ hoàn toàn những giới hạn về khoảng cách, tối ưu thời gian học và nâng
cao nhận thức, tư duy của người học.

Hai là, truy cập tài liệu học tập không giới hạn. Chuyển đổi số sẽ tạo ra kho học liệu
mở khổng lồ cho người học. Điều đó có thể giúp cho người học có thể truy cập vào các tài
nguyên học tập một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn. Thay vì phải tốn chi phí để mua sách
hay đến thư viện để mượn. Hiện nay, người học có thể khai thác học liệu nhanh chóng bằng
các thiết bị trực tuyến mà không bị giới hạn bất kể tình trạng kinh tế của họ. Mặt khác,
chuyển đổi số cũng giúp việc chia sẻ tài liệu học tập, giáo trình giữa người học và giảng
viên trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn do giảm thiểu được các chi phí về in ấn.

249
Ba là, tăng tính tương tác cũng như trải nghiệm thực tế. Nhiều người nghĩ rằng học
trực tuyến sẽ làm giới hạn khả năng tương tác giữa người dạy và người học. Nhưng thực tế,
phương pháp học mới này lại giúp gia tăng tính tương tác hai chiều do người học có thể nói
chuyện face to face (một – một) với giáo viên hướng dẫn mà không bị giới hạn bởi không
gian hoặc thời gian. Ngoài ra, những công nghệ trong thời đại 4.0 như ứng dụng thực tế ảo
VR, thực tế tăng cường AR cũng tạo ra những trải nghiệm thực tế “thật” hơn cho người
học. So với phương pháp học lý thuyết truyền thống chỉ có thể tưởng tượng qua sách vở,
công nghệ mới giúp người học có những trải nghiệm đa giác quan, tạo cảm giác tò mò,
hứng thú hơn khi tham gia lớp học.

Bốn là, nâng cao chất lượng giáo dục. Chuyển đối số ngành giáo dục đã tạo ra kỷ
nguyên mới, thời đại mà người dạy và người học được trao quyền để sử dụng công nghệ.
Các thành tựu công nghệ như dữ liệu lớn (Big data) giúp lưu trữ mọi kiến thức lên không
gian mạng, kết nối vạn vật (Internet of things) giúp theo dõi hành vi của người học, quản
lý, giám sát người học; hay công nghệ chuỗi khối (blockchain) có thể giúp xây dựng hệ
thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của người học, cho phép hợp nhất, quản lý và
chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của người học
để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch.

Năm là, giảm chi phí đào tạo. Kỷ nguyên học tập trực tuyến sẽ mở ra cơ hội học tập
với chi phí rẻ hơn nhiều lần so với trước đây các do trường học sẽ phải tốn ít chi phí hơn
để chi trả cho các vấn đề liên quan đến mặt bằng, cơ sở vật chất, thiết bị, … Chuyển đổi số
cũng tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn cho người học. Thay vì đến các trường công, họ có thể
tham gia vào các khóa học trực tuyến (E-learning) với chi phí rẻ hơn nhiều lần. Thậm chí
người học còn có thể tùy chọn những khóa học phù hợp với bản thân và những môn mà bản
thân họ thực sự quan tâm. Điều này giúp cho việc học tập hiệu quả và chất lượng hơn.

6. CẬP NHẬT CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY CỦA KHOA CNTT

Từ năm 2018, khoa Công nghệ thông tin cũng đã thay đổi chương trình đào tạo, xây
dựng chương trình đào tạo mới áp dụng cơ chế đào tạo đặc thù cho ngành Công nghệ thông
tin, trong đó bám sát nhu cầu thực tiễn, coi trọng và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với doanh
nghiệp, liên kết chặt chẽ để dự báo nhu cầu, xu hướng công nghệ, liên kết đào tạo, tạo nhiều
cơ hội kiến tập, thực tập cho sinh viên của khoa. Tuy chương trình sẽ được thay đổi, cập
nhật định kỳ 2 năm một lần, nhưng do công nghệ thay đổi rất nhanh, trong lúc chờ chương

250
trình dạy được cập nhật, nên chăng ở các môn học có liên quan hoặc liên quan gần, cũng
nên cập nhật xu hướng công nghệ mới thông qua các hình thức bổ sung đã có như bài tập
lớn, đồ án. Tác giả cũng mạnh dạn cần thêm nhiều hội thảo, sinh hoạt chuyên đề, học tập
bộ môn trong việc bổ sung, cập nhật kiến thức và kinh nghiệm về học trực tuyến, bài giảng
trực tuyến, vấn đề quản lý lớp học trực tuyến, các phương pháp đánh giá môn học, … từ đó
theo kịp xu hướng giáo dục trong kỷ nguyên mới

7. KẾT LUẬN

Khái niệm chuyển đổi số đã xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, giáo dục cũng không nằm
ngoài xu hướng chung. Đại dịch Covid chỉ là chất xúc tác để tiến trình đó xảy ra nhanh hơn.
Nhưng để chuyển đổi số trong giáo dục được nhanh hơn và thành công hơn thì rất cần sự
chung tay của từ các cấp lãnh đạo đến giảng viên và cả người học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Mỹ Anh, Chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, 2021
(https://dangcongsan.vn)

[2]. https://en.wikipedia.org/wiki/Digital Tranformation

[3]. Sở GTĐT, Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, 2021

251
BLOCKCHAIN – MỘT SỐ ỨNG DỤNG TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Thái Thị Ngọc Lý
Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing
Email: thaithingocly@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Sống và làm việc trong kỷ nguyên số, mọi giao dịch gần như là trên mạng vậy việc
bảo mật là cực kỳ quan trọng. Cơ chế cơ sở dữ liệu hiện nay là tập trung nghĩa là mọi dữ liệu được
lưu trữ trên một máy, khi có hacker xâm nhập thì mất mát hoặc hư hỏng, sai xót là rất cao. Vậy cơ
sở dữ liệu phân tán có thay thế được cơ sở dữ liệu hiện nay để đảm an toàn thông tin hơn cho mọi
giao dịch trên interne không?t. Cơ sở dữ liệu phân tán được đề cập trong bài tham luận này là
chuỗi khối (blockchain). Chuỗi khối có những ứng dụng gì trên thế giới mà hiện nay nhiều doanh
nghiệp đang dùng và có xu hướng gia tăng sử dụng hơn trong tương lai, bài tham luận này sẽ giới
thiệu về khái niệm, lịch sử, cơ chế hoạt động, ứng dụng của blockchain nói chung và ứng dụng
trong các trường đại học nói riêng.

Từ khóa: chuỗi khối, blockchain, ứng dụng của blockchain vào các trường đại học

1. MỞ ĐẦU

Với sự phát triển của công nghệ ngày càng mạnh, cuộc cách mạng 4.0 càng ngày càng
phổ biển, mọi thứ gần như là sử dụng công nghệ số. Theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày
22/3/2018 của Ban chấp hành Trung ương đẩy mạnh phát triển khoa học phân tích, quản lý
và xử lý dữ liệu lớn nhằm tạo ra các sản phẩm, tri thức mới. Trong số các công nghệ hiện
nay, blockchain được đánh giá là công nghệ tương lai giúp tạo ra sự bảo mật cao trong các
lĩnh vực. Quyết định số 343/QĐ-BNV ngày 27.4.2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc
thành lập Hiệp hội Blockchain Việt Nam cũng chứng minh sự đầu tư nghiên cứu và quản
lý blockchain ở Việt Nam là quan trọng. Các trường đại học cũng tăng cường công tác
chuyển đổi số, và cụ thể trong kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển trường đại học Tài
chính – Marketing 2022 đến 2045, cũng xem blockchain là công nghệ cần phải đầu tư
nghiên cứu để ứng dụng vào trường.

Bài tham luận này sẽ trình bày các ý kiến cá nhân của tác giả về lịch sử phát triển,
cơ chế hoạt động, các lĩnh vực ứng dụng của blockchain. Và, blockchain có thể được ứng
dụng vào khía cạnh quản lý nào trong trường đại học. Đặc biệt là các trường đại học sẽ sử
dụng công nghệ blockchain để quản lý thông tin học tập của sinh viên từ lúc đầu vào và
mãi về sau.

252
2. GIỚI THIỆU BLOCKCHAIN

2.1. Blockchain là gì?

Blockchain còn được gọi là chuỗi khối, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto vào
năm 2008. Công nghệ chuỗi khối là một cơ chế cơ sở dữ liệu mới, nó lưu trữ dữ liệu theo
dạng khối liên kết và mở rộng theo thời gian. Quá trình lưu trữ là tuyệt đối an toàn, duy
nhất và minh bạch ví dụ các giao dịch về tiền, tài sản, hợp đồng và thông tin xác thực qua
mạng internet mà không cần có sự đảm bảo của bên thứ ba như ngân hàng hoặc chính phủ.

Chuỗi khối có đặc điểm là sổ cái phân tán, đồng thuận phi tập trung, dữ liệu bất biến.
Thứ nhất giải thích đặc điểm sổ cái phân tán, trước đây mọi dữ liệu giao dịch được lưu tại
ngân hàng nên khi hacker tấn công thành công vào máy chủ ngân hàng thì cực kỳ nguy
hiểm cho thông tin của khách hàng cũng như tiền của họ. Tuy nhiên với công nghệ chuỗi
khối, sổ cái phân tán nghĩa là một lần giao dịch của khách hàng sẽ tạo ra một khối và khối
này sẽ được mã hóa và gửi đến tất cả những người có liên quan nên khi hacker có tấn công
và làm thay đổi dữ liệu của một người thì cũng không thể thay đổi được vì phải có sự chấp
thuận của tất cả các người có liên quan. Để gửi dữ liệu đến tất cả người liên quan, công
nghệ blockchain sử dụng mạng ngang hàng (peer to peer được viết tắt là P2P), mỗi máy
tính (được gọi là một node) được nối với tất cả các máy tính còn lại trong mạng. Thứ hai
giải thích đặc điểm đồng thuận phi tập trung, một giao dịch được thực hiện khi tất cả các
node trong mạng hoặc là phải trên 51% các node trong mạng đều đồng ý thì giao dịch đó
mới được thực hiện. Tuy nhiên để sở hữu 51% nodes trong mạng là cực kỳ tốn kém và
không tưởng. Thứ ba giải thích dữ liệu là bất biến, một khi một khối dữ liệu được nối vào
chuỗi thì sẽ không bao giờ bị thay đổi hoặc bị xóa khỏi chuỗi.

Chuỗi khối có các loại sau: chuỗi khối công khai (public blockchains), chuỗi khối
liên hợp (consortium blockchains), chuỗi riêng tư (private blockchains). Loại thứ nhất,
chuỗi khối công khai là trong chuỗi khối, tất cả các node đều có quyền truy cập và giao
dịch, tham gia vào quá trình đồng thuận. Loại thứ hai, chuỗi khối liên hợp là một sổ cái
phân tán trong đó quá trình đồng thuận được kiểm soát bởi tập hợp các nút được chọn trước
— ví dụ, một nhóm gồm chín tổ chức tài chính, mỗi tổ chức vận hành một nút và phải năm
nút (như Tòa án tối cao Hoa Kỳ) phải ký vào mọi khối để khối có hiệu lực. Quyền đọc chuỗi
khóa có thể được công khai hoặc bị hạn chế đối với người tham gia và cũng có các tuyến
kết hợp như hàm băm gốc của các khối được công khai cùng với một API cho phép các

253
thành viên của công chúng thực hiện một số truy vấn giới hạn và nhận được quay lại các
bằng chứng mật mã của một số phần của trạng thái blockchain. Các loại blockchain này là
các sổ cái phân tán được coi là "một phần phi tập trung". Loại thứ ba, chuỗi khối riêng tư,
một blockchain hoàn toàn riêng tư là một blockchain mà quyền ghi được giữ tập trung cho
một tổ chức. Quyền đọc có thể được công khai hoặc bị hạn chế ở một mức độ tùy ý. Các
ứng dụng có khả năng gồm quản lý cơ sở dữ liệu và kiểm toán nội bộ của một công ty, vì
vậy khả năng đọc của những người tham gia có thể không cần thiết trong nhiều trường hợp,
mặc dù trong các trường hợp khác, khả năng kiểm toán của tất cả người tham gia mạng là
mong muốn. Các chuỗi khối riêng tư có thể cung cấp giải pháp cho các vấn đề của doanh
nghiệp tài chính, như đại lý tuân thủ các quy định như Đạo luật về trách nhiệm giải trình và
cung cấp bảo hiểm y tế (HIPAA), chống rửa tiền (AML) và luật về khách hàng (KYC).
2.2. Lịch sử phát triển của blockchain

Blockchain được biết bởi W. Scott Storetta và Stuart Haber vào năm 1991, với mục
đích đánh dấu thời gian vào các tài liệu để nó trở nên bất biến, điều này đồng nghĩa với việc
không thể sửa đổi ngày dưới bất kỳ hình thức nào. Năm 2008, nền tài chính thế giới sụp đổ.
Vào thời điểm này, một đội nhóm có tên là Satoshi Nakamoto tạo ra một giao thức mã
nguồn mở có tên là Bitcoin. Tính tới thời điểm hiện nay, chuỗi khối trải qua các giai đoạn:

Blockchain 1.0: Tiền tệ và thanh toán. Ứng dụng chính của phiên bản này chính là
tiền mã hoá (phổ biến là bitcoin), bao gồm việc chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và tạo lập hệ
thống thanh toán kỹ thuật số.

Hình 1: Số nodes Btcoin trên thế giới. Nguồn [6]

254
Blockchain 2.0: Tài chính thị trường. Ứng dụng trong việc quản lý tài chính ngân
hàng. Thêm vào đó là mở rộng thị trường, đưa blockchain vào thị trường tài chính. Các
tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, quyền sở hữu hay tất cả những gì liên quan đến hợp
đồng hay thoả thuận. Ví dụ: công nghệ tài chính FINTECH.

Hình 2: Số lượng công ty khởi nghiệp fintech trên toàn thế giới
từ năm 2018 đến tháng 11 năm 2021, theo khu vực. Nguồn [7].

Blockchain 3.0: Thiết kế và giám sát hoạt động. Phiên bản này vượt ra khỏi lĩnh vực
tài chính, nó hướng tới các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, nghệ thuật…Và, hiện nay cũng
đã có một vài trường đại học sử dụng blockchain trong việc quản lý như trường đại học ở
Indonesia nghiên cứu mô hình phát hiện văn bằng giả hoặc bảng điểm trong quá trình nộp
đơn xin việc của sinh viên mới ra trường[2].

Song song với việc phát triển với blockchain thì blockchain cũng góp phần vào việc
phát triển công nghệ web thế hệ 3. Lược sơ sự phát triển của web:

255
Hình 3: Các thế hệ công nghệ web. Nguồn [2].

Web 1.0: Tất cả các máy tính trên thế giới được kết nối với nhau qua mạng internet
nhằm trao đổi dữ liệu thực hiện các giao dịch. Trình duyệt web là công cụ dùng để xem và
tìm kiếm thông tin.

Web 2.0: Dữ liệu trên toàn thế giới đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 2012 [3]. Các công
ty trung gian tạo ra nơi cung cấp dịch vụ lưu trữ từ xa (cloud), cung cấp các dịch vụ xử lý
điện toán như Google, AWS nhưng đồng thời họ có quyền kiểm soát bất kỳ nội dung của
khách hàng và họ sẽ khai thác các dữ liệu này có được những thông từ khách hàng của
người đang sử dụng dịch vụ của Google hoặc AWS. Một vấn đề rất quan trọng là tính bảo
mật của người dùng. Theo Juniper Research, “việc số hóa nhanh chóng cuộc sống của người
tiêu dùng và hồ sơ doanh nghiệp sẽ làm tăng chi phí vi phạm dữ liệu lên 2,1 nghìn tỷ đô la
trên toàn cầu vào năm 2019, tăng gần gấp bốn lần chi phí ước tính do vi phạm vào năm
2015” [3].

Web 3.0: Công nghệ web phát triển hình thành web ngữ nghĩa. Mục đích của nó định
dạng chuẩn cho các dữ liệu web để các phần mềm khai thác dữ liệu đọc hiểu để phân tích.
Hiện nay, với công nghệ Blockchain tạo ra web phi tập trung làm cho các giao dịch không
cần có trung gian nghĩa là không cần có máy chủ để quản lý. Đó là web “đọc-ghi-riêng”. Ở
256
đây, người dùng sở hữu và tham gia sở hữu giao thức. Nó vừa là máy ngang hàng. Và nó
có thể áp dụng cho mọi người, công ty và các thực thể tự trị. Ví dụ: thuật ngữ Web 3.0 được
Ethereum sử dụng trong một ngữ cảnh khác với ngữ cảnh mà Berners-Lee đề xuất. Nó được
đề xuất như là sự tách biệt nội dung khỏi bản trình bày bằng cách loại bỏ sự cần thiết phải
có máy chủ. Stephan Tual, trước đây là CCO của Ethereum, định nghĩa rằng điều làm cho
Ethereum khác với Web 2.0 là “không có máy chủ web và do đó không có người trung gian
nào để lấy hoa hồng, đánh cắp dữ liệu của bạn hoặc cung cấp nó cho NSA, và tất nhiên là
không có gì để DDoS1.” Các ứng dụng phân tán blockchain (dapp) sẽ diễn ra trong khoảng
thời gian nhiều năm nữa phát triển mạnh mẽ vì tính bảo mật cao của nó.
2.3. Cơ chế hoạt động của blockchain

Swarm và IPFS đều cung cấp cơ chế lưu trữ dữ liệu phi tập trung hiệu quả cho
Internet. Trong đó,

IPFS (được viết tắt của InterPlanetary File System) là một hệ thống tệp phân tán là
kết quả của sự phát triển của các hệ thống ngang hàng trước đây, bao gồm DHT(distributed
hash table), BitTorrent, Git và SFS.. IPFS là ngang hàng; không có nút nào được ưu tiên.
Các nút IPFS lưu trữ các đối tượng IPFS trong bộ nhớ cục bộ.

Swarm là một nền tảng lưu trữ phân tán và dịch vụ phân phối nội dung, một dịch vụ
lớp cơ sở gốc của ngăn xếp Ethereum web3. Mục tiêu chính của Swarm là cung cấp một
kho lưu trữ phi tập trung và dự phòng hồ sơ công khai của Ethereum, đặc biệt là để lưu trữ
và phân phối mã ứng dụng phân tán (dapp) và dữ liệu cũng như dữ liệu chuỗi khối.

Trong một mô hình blockchain đơn giản, mỗi khối chứa các dữ liệu sau:

 Danh sách các đối tượng giao dịch


 Một liên kết đến khối trước đó
 Hàm băm của cây trạng thái / cơ sở dữ liệu

Chuỗi khối này có thể được mô hình hóa trong IPFS như trong Hình 4.

1
DDos: Tấn công bằng từ chối dịch vụ DoS là viết tắt của Denial of Service. Chính là hành động ngăn chặn những
mối đe doạ tiềm ẩn có khả năng truy cập và kết nối vào một dịch vụ nào đó.

257
Hình 4: Mô hình blockchain. Nguồn [3].

Storj là một giao thức tạo ra một mạng phân tán để hình thành và thực hiện các hợp
đồng lưu trữ giữa các máy tính ngang hàng. Giao thức Storj cho phép các đồng nghiệp trên
mạng đàm phán hợp đồng, truyền dữ liệu, xác minh tính toàn vẹn và tính khả dụng của dữ
liệu từ xa, truy xuất dữ liệu và thanh toán cho các nút khác. Mỗi đồng đẳng là một tác nhân
tự trị, có khả năng thực hiện những hành động này mà không cần sự tương tác đáng kể của
con người. Trong Storj, các tệp được lưu trữ dưới dạng các phân đoạn được mã hóa. Phân
mảnh (sharding) là một loại phân vùng cơ sở dữ liệu phân tách các cơ sở dữ liệu rất lớn
thành các phần nhỏ hơn, nhanh hơn, dễ quản lý hơn được gọi là phân đoạn dữ liệu. Từ shard
có nghĩa là mảnh vỡ của tổng thể. Vì vậy, phân đoạn là một phần của tệp được mã hóa sẽ
được lưu trữ trên mạng này. Sharding có một số lợi thế về bảo mật, quyền riêng tư, hiệu
suất và tính khả dụng. Các tệp phải được mã hóa phía máy khách trước khi được chia nhỏ.
Hình 5.

258
Hình 5: Giao thức mạng phân tán. Nguồn [3]

Chuỗi khối sử dụng hai loại thuật toán khóa không đối xứng và hàm băm (hash) để
mã hóa dữ liệu:

Mật mã khóa không đối xứng (Asymmetric-Key Cryptography) là phương pháp mã


hóa sử dụng một cặp khóa, khóa để mã hóa và khóa để giải mã, được đặt tên lần lượt là
khóa công khai và khóa riêng. Cặp khóa được tạo bởi thuật toán này bao gồm một khóa
riêng tư và một khóa công khai duy nhất được tạo bằng cùng một thuật toán. Nó còn được
gọi là mã hóa khóa công khai.

Hàm băm là quá trình làm cho đầu vào là một nội dung có kích thước, độ dài bất kỳ
thành dữ liệu đầu ra tiêu chuẩn có độ dài nhất định. Mã hóa SHA (được viết tắt là Secure
Hash Algorithm hay còn gọi là thuật giải băm an toàn. SHA có 5 thuật giải băm bảo mật
được phát triển bởi NSA (National Security Agency) – Cục An ninh Quốc gia Mỹ và được
xuất bản thành chuẩn của chính phủ Mỹ bởi NIST (National Institute of Standards and
Technology) – Viện Công nghệ và chuẩn quốc gia Mỹ gồm SHA-1trả lại kết quả dài 160
bit; SHA-224 trả lại kết quả dài 224 bit; SHA-256 trả lại kết quả dài 256 bit; SHA-384 trả
lại kết quả dài 384 bit; SHA-512 trả lại kết quả dài 512 bit. SHA256 được định nghĩa là
thuật toán băm bảo mật 256 bit. Thuật toán này cho phép tạo ra các hàm băm mà không thể
đảo ngược và mang tính duy nhất..

2.4. Các ứng dụng của blockchain trong trường đại học

Blockchain có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như hợp đồng thông minh,
kinh tế chia sẻ, mở rộng gọi vốn, cho phép quản trị dễ dàng, kiểm tra chuỗi cung ứng, lưu
trữ file phân quyền trên Internet, dự đoán chính xác hơn, đề cao quyền sở hữu trí tuệ, quản
lý và xác minh danh tính một cách dễ dàng, thực hiện Anti-money laundering (AML) –
chống rửa tiền và know your customer (KYC) – Nhận biết khách hàng, giao dịch chứng
259
khoán, hệ thống Neighbourhood Microgrid (công nghệ blockchain cho phép mua và bán
năng lượng tái tạo, được tạo ra bởi các lưới vi mô lân cận. Khi các tấm pin mặt trời làm cho
năng lượng dư thừa, những hợp đồng thông minh dựa trên Ethereum sẽ tự động phân phối
lại nó.).

Ngoài các ứng dụng trên, blockchain còn có các ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục mà
hiện nay các nhà khoa học nghiên cứu để phát triển nhằm hình thành nên các trường đại
học thông minh. Theo khảo sát từ nguồn [4] của tác giả Elena P. Fedorova và Ella I.
Skobleva, hiện nay có nhiều ứng dụng blockchain vào các trường đại học như bảng sau:

Các lĩnh vực ứng % của việc


Đại học
dụng chuỗi khối sử dụng

Cấp và lưu trữ các 22.2 % University of Nicosia, Massachusetts Institute of


chứng chỉ, văn bằng. Technology (MIT), Holberton School of Software

Engineering, University of Texas at Austin,

University of New Hampshire, University of


California, Malta College of Arts Science and
Technology, Woolf of University, University of
Maribor; Aristotle University of Thessaloniki,
Athens University of Economics and Business,
Democritus University of Thrace; Universities in
Dubai, University of Bahrein, University of
Melbourne, Central New Mexico Community
College, Ngee Ann Polytechnic, 20 % of all
universities in Canada, Synergy University (từ
2020), Penza State University (từ 2020)

Thanh toán cho các 16.7 % University of Texas at Austin,


nghiên cứu bằng tiền King’s College,
điện tử.
Woolf of University

260
Các lĩnh vực ứng % của việc
Đại học
dụng chuỗi khối sử dụng

Các giải pháp định 16.7 % Woolf of University,


danh. Aristotle University of Thessaloniki, Athens
University of Economics and Business,
Democritus University of Thrace;

Mạng lưới hợp tác 5.6 % University of Texas at Austin,


giữa sinh viên và Open University,
giáo sư của họ - nhà
University of Southampton
sư phạm mới.
Synergy University

Quản trị quá trình 11.1 % Woolf of University,


giáo dục. University of Maribor

Mẫu hộ chiếu học tập 11.1 % Universities in Dubai


(danh mục đầu tư).

Bảo hộ sở hữu trí tuệ. 11.1 % Zhejiang University, Shenzhen University,


Chinese Academy of Sciences

Kiểm định cơ sở giáo 5.6 % Open University


dục

Từ bảng thống kê các ứng dụng blockchain [4], các trường đại học lớn ở các nước
Nga, Anh, Mỹ, Trung Quốc, Dubai, … đều có sử dụng blockchain và trong đó đại học
Woolf là trường đại học blockchain đầu tiên sử dụng nhiều ứng dụng của blockchain. Từ
khảo sát cũng nhìn thấy được ứng dụng chuỗi khối tra cứu văn bằng được sử dụng nhiều
nhất vì nó được đặt trên web và mọi người tra cứu nhanh chóng (Hình 6). Nhìn vào ứng
dụng bảo hộ sở hữu trí tuệ trên nền tảng blockchain thì có Trung Quốc đang sử dụng.

261
Con số trong việc sử dụng
trong bảng thống kế trên cũng cho biết
việc các trường đại học trên thế giới sử
dụng blockchain ngày càng mở rộng
nhưng ở Việt Nam thì chưa có trường đại
học nào sử dụng. Vậy, blockchain mang
lại lợi ích cho các trường đại học đó là
trường đại học sẽ phân tích dữ liệu từ tập
dữ liệu sinh viên được lưu trữ hiểu các
“giao dịch” của sinh viên từ đó đưa ra các
giải pháp giúp đỡ sinh viên hoàn thành
chương trình học của chính mình trong
giới hạn thời gian qui định. Ngoài ra, bản
chất phân tán của các giao dịch
Hình 6: Tra cứu văn bằng của đại học Woolf.
blockchain cung cấp một số lợi thế bảo
mật so với lưu trữ dữ liệu tập trung. Vì các mạng blockchain không có một điểm truy cập
duy nhất để xâm nhập, nó cung cấp nguy cơ bị hack giảm đi đáng kể.

Ứng dụng blockchain là rất tốt vì đặc điểm dữ liệu bất biến, bảo mật cao nhưng cũng
nên chú ý việc đầu tư cho blockchain thì cao gấp 4-5 lần chi phí bình thường khác do phải
đầu tư hạ tầng, nhân sự am hiểu về blockchain. Tuy nhiên, chuỗi khối cũng là do con người
tạo ra vì vậy chắc có thể cũng sẽ có lỗ hổng về bảo mật cho nên cũng cần quan tâm đến
việc đảm bảo bảo mật cho các chuỗi khối được tạo. Theo bài báo từ nguồn [7], viết về 31
cuộc tấn công của hacker nhằm đánh cắp tiền mã hóa, lấy cắp hơn 370 triệu USD. Hacker
đã tấn công khai thác các lỗ hổng trong các giao thức của các dự án, hoặc lừa người dùng
để chiếm đoạt tài khoản (báo cáo từ CertiK – công ty chuyên về bảo mật blockchain, trong
tháng 4.2022).

3. KẾT LUẬN

Bảo mật là yếu tố hàng đầu cần quan tâm trong việc sử dụng các ứng dụng số mà
blockchain thỏa mãn yếu tố này. Vì vậy, việc sử dụng blockchain trong tương lai là vô cùng
lớn cùng với việc các ngành, các doanh nghiệp, các trường đại học đang trên đường đưa tổ
chức của mình trở thành cơ sở thông minh đó là việc đầu tư phải nên làm. Nếu tổ chức nào

262
sớm sử dụng blockchain sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh đối với tổ chức khác nói chung và nói
riêng ở các trường đại học bởi vì trường đại học sẽ sớm có quản lý hồ sơ sinh viên, thu thập
dữ liệu qua nhiều năm và từ đó phân tích, khai thác dữ liệu để hỗ trợ việc giúp đỡ học tập
và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên hoặc là thậm chí có thể quản lý việc sau khi tốt
nghiệp sinh viên làm ở đâu, và tiếp tục quản lý cho việc học sau đại học cho các sinh viên
của trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Melanie Swan, “Blockchain blueprint for a new economy”, Nxb: O’reilly Media, 2015

[2] Meyliana và cộng sự, “A Blockchain Technology - Based for University Student
Enrollment Process”, 2020

[3] Joseph J. Bambara & Paul R. Allen, “Blockchain A Practical Guide to Developing”,
Nxb: McGraw-Hill Education, 2018

[4]. Elena P. Fedorova và Ella I. Skobleva, “Application of Blockchain Technology in


Higher Education”, Nxb: Slovak Republic European Journal of Contemporary
Education , 2020

[5]. Hương Giang, “Có 7 công ty blockchain hàng đầu thế giới là do người Việt sáng lập”,
2022. Địa chỉ: https://laodong.vn/cong-nghe/co-7-cong-ty-blockchain-hang-dau-the-
gioi-la-do-nguoi-viet-sang-lap-1046000.ldo. [Truy cập 29/05/2022].

[6] Báo điện tử của Reachable bitcoin nodes. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://bitnodes.io/.
[Truy cập 27/05/2022].

[7] Báo điện tử của statista. [Trực tuyến]. Địa chỉ:


https://www.statista.com/statistics/893954/number-fintech-startups-by-region/. [Truy
cập 27/05/2022]

[8] Thế Lâm, “Chớ ảo tưởng blockchain, tiền mã hóa là an toàn tuyệt đối”, 2022. Địa chỉ:
https://laodong.vn/cong-nghe/cho-ao-tuong-blockchain-tien-ma-hoa-la-an-toan-tuyet-
doi-1040914.ldo. [Truy cập 29/05/2022].

263
CƠ SỞ DỮ LIỆU PHI QUAN HỆ - NOSQL

Đinh Nguyễn Thúy Nguyệt

Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing
Email: dntnguyet@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Cơ sở dữ liệu (CSDL) quan hệ truyền thống cấu trúc dữ liệu được xác định trước,
trong khi thế giới đang hướng đến dữ liệu không cấu trúc, khối lượng dữ liệu và sự kiện mà các hệ
thống cần phải xử lý cũng tăng nhanh một cách đáng kể thì CSDL quan hệ trong trường hợp này
gây ra một số cản trở như lược đồ (schema) cứng nhắc, thiếu linh hoạt khiến chúng trở nên ít phù
hợp hơn với một số loại ứng dụng. Cơ sở dữ liệu NoSQL được công nhận rộng rãi vì khả năng dễ
phát triển chức năng cũng như hiệu năng ở quy mô lớn. Các cơ sở dữ liệu này sử dụng mô hình dữ
liệu đa dạng như tài liệu (document), đồ thị (graph), khóa – giá trị (key-value), cột (wide-column).

Từ khoá: cơ sở dữ liệu phi quan hệ, cơ sở dữ liệu NoSQL, NoSQL

1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU NOSQL

Cơ sở dữ liệu NoSQL hay “Non-Relational” (phi quan hệ) là một thuật ngữ chung
cho các hệ cơ sở dữ liệu không sử dụng mô hình dữ liệu quan hệ. Dữ liệu được mô hình
hóa bằng các phương tiện khác với các quan hệ dạng bảng được sử dụng trong cơ sở dữ
liệu quan hệ.

Cơ sở dữ liệu quan hệ hữu dụng trong việc xử lí các dữ liệu được cấu trúc kỹ càng và
hỗ trợ tính ACID (Atomicity: tính nguyên tố). Một giao dịch có nhiều thao tác khác biệt thì
hoặc là toàn bộ các thao tác hoặc là không một thao tác nào được hoàn thành. Consistency:
tính nhất quán. Một giao dịch hoặc là sẽ tạo ra một trạng thái mới và hợp lệ cho dữ liệu,
hoặc trong trường hợp có lỗi sẽ chuyển toàn bộ dữ liệu về trạng thái trước khi thực thi giao
dịch., Isolation: tính độc lập. Một giao dịch đang thực thi và chưa được xác nhận phải bảo
đảm tách biệt khỏi các giao dịch khác. Durability: tính bền vững. Dữ liệu được xác nhận sẽ
được hệ thống lưu lại sao cho ngay cả trong trường hợp hỏng hóc hoặc có lỗi hệ thống, dữ
liệu vẫn đảm bảo trong trạng thái chuẩn xác). Ngoài ra, nó còn có một cộng đồng hỗ trợ vô
cùng mạnh mẽ. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu quan hệ vẫn còn tồn tại những hạn chế như:

 Nếu đúng chuẩn, hiệu năng có thể sẽ bị chậm nếu phải join nhiều bảng để lấy dữ liệu.
Đó là lý do ta sử dụng “giảm chuẩn” để tăng hiệu suất cho hệ quản trị cơ sở dữ liệu
quan hệ (RDBMS).

264
 Khó mở rộng hoặc thay đổi cấu trúc bảng: việc thêm/xóa bảng hoặc thêm/xóa một
field... có thể kéo theo vô số source code thay đổi.

 Không làm việc được với dữ liệu không có cấu trúc (unstructure).

 RDBMS được thiết kế để chạy trên một máy chủ. Khi muốn mở rộng, nó khó chạy
trên nhiều máy (clustering).

Thuật ngữ NoSQL được giới thiệu lần đầu vào năm 1998 bởi Carlo Strozzi khi ông
lập mới một hệ cơ sở dữ liệu mở nhanh và nhẹ nhưng không sử dụng SQL cho truy vấn.

Cho tới năm 2009, Eric Evans giới thiệu lại thuật ngữ NoSQL trong một hội thảo về
cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phân tán. Thuật ngữ NoSQL đánh dấu bước phát triển của thế
hệ database mới: distributed (phân tán) + non-relational (không ràng buộc).

NoSQL được phát triển xuất phát từ yêu cầu cần những CSDL có khả năng lưu trữ
dữ liệu với lượng cực lớn, truy vấn dữ liệu với tốc độ cao mà không đòi hỏi quá nhiều về
năng lực phần cứng cũng như tài nguyên hệ thống và tăng khả năng chịu lỗi. NoSQL bao
gồm một loạt các công nghệ cơ sở dữ liệu khác nhau được phát triển để đáp ứng các yêu
cầu lưu trữ dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc, không cấu trúc hay đa hình của các ứng dụng
hiện đại.

Các đặc điểm của cơ sở dữ liệu NoSQL:

- Phi quan hệ: không có ràng buộc nào cho việc nhất quán dữ liệu;

- Mô hình lưu trữ phân tán các tập tin hoặc dữ liệu ra nhiều máy khác nhau trong mạng
LAN hoặc Internet dưới sự kiểm soát của phần mềm;

- NoSQL lưu trữ dữ liệu của mình theo dạng cặp giá trị “key – value”. Sử dụng số lượng
lớn các node để lưu trữ thông tin;

- Tính nhất quán không theo thời gian thực: sau mỗi thay đổi cơ sở dữ liệu, không cần
tác động ngay đến tất cả các cơ sở dữ liệu liên quan mà được lan truyền theo thời gian;

- Mô hình dữ liệu và truy vấn linh hoạt;

- Triển khai đơn giản, dễ nâng cấp và mở rộng.

Một số khái niệm mới trong NoSQL:

- Fields – tương đương với khái niệm Columns trong SQL

265
- Document – thay thế khái niệm row trong SQL. Đây cũng chính là khái niệm làm nên
sự khác biệt giữa NoSQL và SQL, 1 document chứa số cột (fields) không cố định
trong khi 1 row thì số cột(columns) là định sẵn trước.

- Collection – tương đương với khái niệm table trong SQL. Một collection là tập hợp
các document. Điều đặc biệt là một collection có thể chứa các document hoàn toàn
khác nhau.

- Key-value – cặp từ khóa – giá trị được dùng để lưu trữ dữ liệu trong NoSQL

- Cursor – tạm dịch là con trỏ. Chúng ta sẽ sử dụng cursor để lấy dữ liệu từ database.

- Indexes ~ counterparts: Trong các hệ cơ sở dữ liệu quan hệ, các cột được định nghĩa
theo bảng còn với hệ cơ sở dữ liệu không ràng buộc, các cột được định nghĩa ở mỗi
document. Bởi thế, các document quản lí gần như tất cả, các collection không cần
quản lí chặt chẽ những gì đang xảy ra trong nó nữa .

So sánh giữa NoSQL và cơ sở dữ liệu quan hệ:

Cơ sở dữ liệu quan hệ Cơ sở dữ liệu phi quan hệ NoSQL

Sử dụng ngôn ngữ truy vấn SQL Không sử dụng SQL, không khai báo ngôn
ngữ truy vấn

Dữ liệu có cấu trúc, có tổ chức Dữ liệu đa dạng, có thể có cấu trúc, bán cấu
trúc, không cấu trúc, đa hình, … Dữ liệu
phi quan hệ và không thể đoán trước

Có định nghĩa schema cụ thể Không định nghĩa schema, cấu trúc linh
hoạt

Dữ liệu và các quan hệ được lưu Document databases, Graph stores, Key-
trữ trong các bảng riêng biệt value stores, Wide-column stores

Có tính chặt chẽ nhưng khó mở Ưu tiên cho hiệu năng, tính sẵn sàng cao
rộng và khả năng mở rộng, dễ dàng phân tán

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MySQL, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: MongoDB,


PostGreSQL, Microsoft SQL RavenDB, Amazon DynamoDB, Riak, ...
Server, Oracle, ...

266
Có một số lợi thế, điểm mạnh khi làm việc với cơ sở dữ liệu NoSQL. Những ưu điểm
chính của NoSQL là khả năng mở rộng và tính sẵn sàng cao.

 NoSQL DB có khả năng mở rộng theo chiều ngang và cung cấp hiệu năng vượt trội,
nó giải quyết tốt một số vấn đề mà RDBMS không giải quyết được như:

 Vấn đề về việc thay đổi dữ liệu một cách nhanh chóng với khối lượng lớn, cập
nhật liên tục ở một thời điểm, những dữ liệu này có dạng cấu trúc, bán cấu trúc,
không cấu trúc hay đa hình.

 Xử lý dữ liệu đa dạng và phức tạp với hiệu quả như nhau.

 Cung cấp một thiết kế lược đồ linh hoạt có thể dễ dàng thay đổi mà không có thời
gian chết hoặc gián đoạn.

 Khi làm việc với mô hình Agile, các sprints lặp lại nhanh và cần push code thường
xuyên.

 Lập trình hướng đối tượng, dễ dùng và linh hoạt.

 Sử dụng kiến trúc quy mô phân tán theo vị trí địa lý thay vì kiến trúc nguyên khối
tốn kém.

 Không cần máy chủ hiệu năng cao chuyên dụng.

 Không giới hạn lưu trữ dữ liệu và người dùng hệ thống (High Scalability).

 NoSQL chấp nhận lưu trữ dữ liệu trùng lặp nên khi một node (commodity machine)
nào đó bị chết cũng sẽ không ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống (High Availability -
HA), khả năng tái tạo dễ dàng.

 Mô hình hóa, truy vấn và deploy linh hoạt, việc bổ sung thêm/loại bỏ các node, hệ
thống sẽ tự động nhận biết để lưu trữ mà không cần phải can thiệp thủ công.

 Thiết kế phân tán nên NoSQL giảm thiểu tối đa được các phép tính toán, I/O liên quan
kết hợp với batch processing đảm bảo đủ xử lý các yêu cầu dữ liệu.

 Có thể đảm nhận vai trò như một nguồn dữ liệu chính cho các ứng dụng trực tuyến.

2. CÁC LOẠI CƠ SỞ DỮ LIỆU NOSQL

Cơ sở dữ liệu NoSQL được phân loại thành bốn loại phổ biến nhất: Key-value pair,
Column-oriented, Graph-based và Document-oriented. Mỗi loại đều có những thuộc tính
267
và hạn chế riêng. Không có cơ sở dữ liệu nào được cho là tốt hơn để giải quyết tất cả các
vấn đề. Người sử dụng nên chọn cơ sở dữ liệu dựa trên nhu cầu ứng dụng của mình.

Cơ sở dữ liệu khóa–giá trị (key – value databases): là các cơ sở dữ liệu NoSQL đơn
giản nhất. Mỗi item trong cơ sở dữ liệu được lưu trữ dưới dạng tên thuộc tính (hoặc key)
duy nhất, cùng với giá trị của nó, có thể có dạng JSON, BLOB, string, ... Nó được thiết kế
theo cách như vậy để có thể xử lý nhiều dữ liệu và tải nặng. Key value stores giúp các
developer lưu trữ dữ liệu không có schema.

Cơ sở dữ liệu khóa–giá trị có khả năng phân mảnh cao và cho phép thay đổi quy mô
theo chiều ngang ở các quy mô lớn mà các loại hình cơ sở dữ liệu khác không thể làm được.
Mô hình dữ liệu khóa–giá trị được dùng cho trò chơi, công nghệ quảng cáo và đặc biệt thích
hợp cho IoT.

Một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu key - value tiêu biểu gồm: DynamoDB, Riak,
BerkeleyDB, Redis.

Cơ sở dữ liệu dạng cột (Column-oriented databases/Column-family). Dữ liệu được


lưu trong database dưới dạng các cột, thay vì các hàng như SQL. Mỗi hàng sẽ có một key/id
riêng. Điểm đặc biệt là các hàng trong một bảng sẽ có số lượng cột khác nhau. Câu lệnh
truy vấn của nó khá giống SQL.

Loại cơ sở dữ liệu này có cả lợi ích của cơ sở dữ liệu quan hệ và phi quan hệ, có thể
xử lí dữ liệu cấu trúc và phi cấu trúc, đồng thời cũng dễ dàng nâng cấp. So với cơ sở dữ liệu
quan hệ, khả năng mở rộng theo chiều ngang cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Đặc trưng của dạng NoSQL này chính là mang tới hiệu suất cao cho những truy vấn
tổng hợp dạng AVG, MIN, hay SUM, hoặc COUNT,… khi mà dữ liệu đã có sẵn ở một cột.

Cassandra là một trong số hệ quản trị cơ sở dữ liệu column-family phổ biến. Ngoài
ra còn có một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác như HBase, Hypertable và Amazon
DynamoDB. Cassandra ban đầu được tạo ra bởi Facebook. Sau đó nó đã được tặng cho Quỹ
Apache và tháng 2 năm 2010 và được nâng cấp lên thành dự án hàng đầu của Apache.
Cassandra có thể được miêu tả nhanh và khả năng mở rộng dễ dàng với các thao tác viết
thông qua các cụm. Các cụm không có node master, vì thế bất kỳ việc đọc và ghi nào đểu
có thể được xử lý bởi bất kỳ node nào trong cụm.

268
Cơ sở dữ liệu tài liệu (document databases): ghép từng cặp key với một cấu trúc dữ
liệu phức tạp được gọi là document. Document có thể chứa nhiều cặp key-value, hoặc cặp
key-array khác nhau, hoặc thậm chí là các documents lồng nhau.

Loại document này chủ yếu được sử dụng cho các hệ thống CMS, nền tảng blog,
phân tích thời gian thực và các ứng dụng thương mại điện tử. Document database không
nên sử dụng cho các giao dịch phức tạp yêu cầu nhiều hoạt động hoặc truy vấn dựa trên các
cấu trúc tổng hợp khác nhau.

Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu tài liệu tiêu biểu như: MongoDB, RavenDB, CouchDB,
TerraStone, OrientDB. MongoDB là một trong những cơ sở dữ liệu NoSQL phổ biến nhất
với những tính năng đáng giá. Nó được quảng bá là tương lai của các hệ thống cơ sở dữ
liệu và đang có một vị trí khá quan trọng trong quá trình phát triển ứng dụng hiện đại.
Những tập đoàn lớn như CISCO, SAP, IBM, Microsoft và Salesforce đều có mặt trong cộng
đồng phát triển MongoDB.

MongoDB là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, hướng tài liệu (document),
các dữ liệu được lưu trữ trong document kiểu JSON. MongoDB được phát triển bởi
MongoDB Inc. và được cấp phép theo Giấy phép Công cộng phía Máy chủ (SSPL). Với cơ
sở dữ liệu quan hệ chúng ta có khái niệm bảng, sử dụng các bảng để lưu dữ liệu thì với
MongoDB chúng ta sẽ dùng khái niệm là collection thay vì bảng. So với RDBMS thì trong
MongoDB collection ứng với table, còn document sẽ ứng với row , MongoDB sẽ dùng các
document thay cho row trong RDBMS. Các collection trong MongoDB được cấu trúc rất
linh hoạt, cho phép các dữ liệu lưu trữ không cần tuân theo một cấu trúc nhất định.

Cơ sở dữ liệu đồ thị (graph): cơ sở dữ liệu kiểu đồ thị lưu trữ các thực thể cũng như
các mối quan hệ giữa các thực thể đó. Thực thể được lưu trữ dưới dạng một nút (node) với
mối quan hệ là các cạnh (edge). Một cạnh biểu thị một mối quan hệ giữa các node. Mỗi
node và cạnh có một mã định danh duy nhất. Cơ sở dữ liệu đồ thị được sử dụng để lưu trữ
thông tin về các mạng dữ liệu, chẳng hạn như các social connections, logistics, dữ liệu
không gian,...

Cơ sở dữ liệu đồ thị có khả năng ngăn chặn gian lận tinh vi. Với graph database, có
thể sử dụng các mối quan hệ để xử lý các giao dịch tài chính và mua hàng trong thời gian
gần thực (near-real time). Với các truy vấn đồ thị nhanh, có thể thấy rằng, chẳng hạn như
một người mua tiềm năng đang sử dụng cùng một địa chỉ email và thẻ tín dụng như trong
269
một trường hợp gian lận đã biết. Cơ sở dữ liệu đồ thị cũng có thể giúp dễ dàng phát hiện
các mẫu quan hệ chẳng hạn như nhiều người được liên kết với một địa chỉ email cá nhân
hoặc nhiều người chia sẻ cùng một địa chỉ IP nhưng cư trú ở các địa chỉ thực khác nhau.

Cơ sở dữ liệu đồ thị là một lựa chọn tốt cho các ứng dụng gợi ý. Với graph database,
có thể lưu trữ trong biểu đồ mối quan hệ giữa các danh mục thông tin như sở thích của
khách hàng, bạn bè và lịch sử mua hàng. Bạn có thể sử dụng cơ sở dữ liệu đồ thị có tính
khả dụng cao để đưa ra các đề xuất sản phẩm cho người dùng dựa trên sản phẩm nào được
mua bởi những người khác theo cùng môn thể thao và có lịch sử mua hàng tương tự. Hoặc,
bạn có thể xác định những người có bạn chung nhưng chưa biết nhau, sau đó đưa ra đề xuất
kết bạn.

Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu tiêu biểu như: Neo4j, InfiniteGraph, OrientDB,… Neo4j
là một trong những cơ sở dữ liệu đồ thị hàng đầu trên thế giới, nó vừa là nguồn mở vừa
được xây dựng trên Java. Nó cũng có ngôn ngữ riêng, được gọi là Cypher, tương tự như
ngôn ngữ SQL khai báo, nhưng được tạo ra để phù hợp với đồ thị. Nó cũng hỗ trợ các ngôn
ngữ phổ biến bên cạnh Java, chẳng hạn như Python, .NET, JavaScript và một số ngôn ngữ
khác. Neo4j lý tưởng cho những việc như quản lý trung tâm dữ liệu và phát hiện gian lận

3. HẠN CHẾ CỦA NOSQL VÀ KHI NÀO NÊN SỬ DỤNG NOSQL

Bên cạnh những ưu điểm của nó thì NoSQL Database cũng có những nhược điểm,
không phù hợp với nhiều ứng dụng vẫn yêu cầu các loại ràng buộc, tính nhất quán và các
biện pháp bảo vệ mà cơ sở dữ liệu SQL cung cấp.

Thiếu tính nhất quán: NoSQL đánh đổi sự nhất quán để ưu tiên tốc độ, hiệu suất hiệu
quả hơn. Dữ liệu được chèn vào cụm dù thế nào cũng sẽ khả dụng trên toàn bộ hệ thống,
nhưng không thể biết chắc chắn khoảng thời gian nào.

Một số cơ sở dữ liệu NoSQL có các cơ chế để khắc phục điều này. Chẳng hạn như
MongoDB, hệ thống này đảm bảo tính nhất quán cho các hoạt động riêng lẻ, nhưng không
phải cho toàn bộ cơ sở dữ liệu. Microsoft Azure CosmosDB cho phép bạn chọn mức độ
nhất quán cho mỗi yêu cầu, do đó bạn có thể chọn hành vi phù hợp với trường hợp sử dụng
của mình.

NoSQL lock-in: hầu hết các hệ thống NoSQL đều tương tự về khái niệm, tuy nhiên,
cách thực hiện lại rất khác nhau. Mỗi hệ thống sẽ có cơ chế truy vấn dữ liệu và quản lý

270
riêng. Điều này có thể sẽ trở gây ra trở ngại nếu xảy ra các thay đổi hệ thống trong quá trình
làm việc.

Ví dụ nếu thay đổi hệ thống từ MongoDB sang CouchDB sẽ phải làm nhiều viêc hơn
là chỉ di chuyển dữ liệu. Bạn cũng phải điều hướng sự khác biệt trong truy cập dữ liệu và
cách thức lập trình, nói cách khác, bạn phải viết lại các phần của ứng dụng truy cập cơ sở
dữ liệu.

Kỹ năng non trẻ: Một hạn chế khác đối với NoSQL là người sử dụng có thể sẽ thiếu
các kỹ năng chuyên môn ở mức tương đối. Trong khi thị trường dành cho SQL vẫn phát
triển thì NoSQL còn rất non trẻ bởi hệ thống này còn khá mới và không phải ai cũng biết
cách sử dụng thành thạo.

Khối lượng danh sách công việc cho SQL, thông thường là MySQL, Microsoft SQL
Server, Oracle Database,... cao hơn tổng ba năm với khối lượng công việc cho MongoDB,
Couchbase và Cassandra. Nhu cầu của NoSQL đang tăng lên, nhưng nó vẫn là một phần
nhỏ của thị trường cho SQL.

Quản lý dữ liệu: Mục đích của các công cụ dữ liệu lớn là làm cho việc quản lý một
lượng lớn dữ liệu trở nên đơn giản nhất. Nhưng quản lý dữ liệu trong NoSQL phức tạp hơn
nhiều so với cơ sở dữ liệu quan hệ. Đặc biệt, NoSQL nổi tiếng là khó cài đặt và thậm chí là
để quản lý nó hằng ngày cũng tốn khá nhiều thời gian.

Sao lưu dữ liệu: Sao lưu là một điểm yếu lớn đối với một số cơ sở dữ liệu NoSQL
như MongoDB. Nó không có cách tiếp cận để làm sao lưu dữ liệu một cách nhất quán.

Không có lược đồ: Ngay cả khi bạn lấy dữ liệu ở dạng tự do, bạn hầu như luôn cần
áp đặt các ràng buộc để làm cho nó hữu ích. Với NoSQL, trách nhiệm sẽ được chuyển từ
cơ sở dữ liệu sang nhà phát triển, lập trình ứng dụng.

Tuy nhiên, với những điểm mạnh của mình, NoSQL database nên được áp dụng trong
những trường hợp sau:

Khi muốn lưu trữ, truy xuất một lượng dữ liệu khổng lồ một cách nhanh chóng. Lượng
dữ liệu mà các hệ thống cần phải xử lý giờ đây ngày 1 lớn. Ví dụ như Google, Facebook
phải lưu trữ và xử lý một lượng dữ liệu cực lớn mỗi ngày. NoSQL được phát triển xuất phát
từ yêu cầu cần những database có khả năng lưu trữ dữ liệu với lượng cực lớn, truy vấn dữ
liệu với tốc độ cao mà không đòi hỏi quá nhiều về năng lực phần cứng cũng như tài nguyên

271
hệ thống và tăng khả năng chịu lỗi. NoSQL bỏ qua tính nhất quán của dữ liệu để đổi lấy
hiệu suất nhanh và khả năng mở rộng (scalability). Do đó, NoSQL được ứng dụng nhiều
trong các dự án Big Data, các dự án Real-time,... với lượng dữ liệu khổng lồ hoặc không có
cấu trúc cụ thể. Đây là những vấn đề mà các relational database không thể giải quyết được.

Khi cấu trúc dữ liệu chưa hoàn chỉnh và được thay đổi theo thời gian. Thực tế, thời
gian cho vòng đời một phần mềm (software) đang ngày càng rút ngắn. Không thể cứng
nhắc là phải có Database Structure rõ ràng mới bắt đầu phát triển phần mềm. Tùy vào đặc
thù của từng dự án để linh động trong giải quyết vấn đề. Hiện tại, nếu table A được định
nghĩa 4 column (4 field). Nhưng trong quá trình phát triển, nếu ta cần thêm 2 field nữa, sự
khác biệt sẽ nhận thấy rõ ngay giữa SQL và NoSQL, Nếu sử dụng SQL (Structure), có cấu
trúc. Tất nhiên sẽ phải ALTER table đó, hoặc là tầm nhìn xa hơn sẽ dùng column store Json.
Thay đổi Json Store. Việc này tuy có thể đáp ứng nhưng khá phức tạp. Nếu sử dụng NoSQL,
do không quá ràng buộc về mặt cấu trúc, ta vẫn có thể thoải mái store node đó với 4 field,
trong khi những node trước đó là 2 field. Rõ ràng mà nói điểm mạnh NoSQL là tốt cho các
ứng dụng có cấu trúc CSDL chưa hoàn chỉnh, đang hoặc sẽ được điều chỉnh trong quá trình
sử dụng.

Khi không cần hỗ trợ ACID. NoSQL không nhất quán dữ liệu giống như SQL. Trên
thực tế, cơ sở dữ liệu SQL không ưu tiên hiệu suất và khả năng mở rộng mà thường sẽ đẩy
việc tuân thủ các thuộc tính ACID đảm bảo độ tin cậy cho các giao dịch lên trước, trong
khi cơ sở dữ liệu NoSQL gần như bỏ qua các đảm bảo ACID để ưu tiên tốc độ và khả năng
mở rộng. Mối quan hệ giữa dữ liệu lưu trữ là không quan trọng. Các ràng buộc và logic xác
thực không bắt buộc phải được thực hiện trong cơ sở dữ liệu.

4. KẾT LUẬN

Cơ sở dữ liệu quan hệ và cơ sở dữ liệu phi quan hệ NoSQL có những sự đánh đổi


khác nhau trong hệ thống. Việc quyết định lựa chọn công cụ nào cần phụ thuộc vào tính
chất công việc thực tế. Công nghệ NoSQL chủ yếu được phát triển để xử lý các dữ liệu khối
luợng lớn, phi cấu trúc như Big Data. Tuy nhiên, nó sẽ không thay thế hoàn toàn cơ sở dữ
liệu quan hệ, vì mục đích sử dụng của 2 thứ là khác nhau. Nhiều tổ chức bắt đầu nhận thấy
những lợi thế đáng kể khi sử dụng cơ sở dữ liệu NoSQL cho các dự án. Bởi vì chu kỳ phát
triển nhanh hơn, các tổ chức có thể đổi mới nhanh hơn và cung cấp trải nghiệm khách hàng

272
vượt trội hơn với chi phí thấp hơn. Với những ưu điểm trên, NoSQL đang được sử dụng
nhiều trong các dự án Big Data, các dự án Real-time, số lượng dữ liệu nhiều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://quantrimang.com/co-so-du-lieu-phi-quan-he-nosql-160708
[2] https://chiasekinang.com/nosql-la-gi-mot-so-uu-diem-va-nhuoc-diem-can-biet-ve-
nosql/
[3] https://aws.amazon.com/vi/nosql/
[4] https://www.guru99.com/nosql-tutorial.html
[5] https://smartfactoryvn.com/technology/internet-of-things/co-so-du-lieu-nosql-la-gi/
[6] Bắt đầu với NoSQL và MongoDB (viblo.asia)
[7] https://topdev.vn/blog/diem-manh-nosql-co-dang-de-thay-doi/

[8] https://viblo.asia/p/tim-hieu-ve-nosql-Zzb7vDNYMjKd

[9] https://giaiphapso.com/graph-database-la-gi-va-hoat-dong-the-nao/

[10]. https://tel4vn.edu.vn/blog/cac-loai-co-so-du-lieu/

273
BIỂU THỨC DAX TRONG POWER BI

Đinh Nguyễn Thúy Nguyệt


Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing
Email: dntnguyet@ufm.edu.vn

Tóm tắt: DAX (viết tắt của Data Analysis Expressions) là một tập hợp các hàm, toán tử và
hằng số có thể được sử dụng trong một công thức hoặc biểu thức, để tính toán và trả về một hoặc
nhiều giá trị. Công thức DAX giúp tạo ra nhiều thông tin mới từ dữ liệu sẵn có trong mô hình bằng
cách tổ hợp lại và tính toán chúng. Tạo công thức DAX hiệu quả sẽ giúp người dùng tận dụng tối
đa dữ liệu của mình, giúp giải quyết các vấn đề kinh doanh của tổ chức. Bài viết tập trung trình
bày các nội dung về DAX và cách xây dựng công thức DAX trong Power BI – một phần mềm kinh
doanh thông minh giúp doanh nghiệp khai thác được những thông tin quan trọng đến từ nguồn dữ
liệu đang có của mình.

Từ khóa: Data Analysis Expressions in Power BI, DAX Power BI

1. TỔNG QUAN VỀ POWER BI

Trong thời đại công nghệ 4.0, sự tham gia của máy móc kỹ thuật và phần mềm vào
quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là điều tất yếu. Kinh doanh thông minh (Business
Intelligence – BI) là sự kết hợp của phân tích kinh doanh, khai thác, trực quan hóa dữ liệu,
công cụ và cơ sở hạ tầng dữ liệu, cũng như các phương pháp hay nhất để giúp các tổ chức
đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu (data-driven decisions).

Microsoft Power BI là công cụ khai thác dữ liệu kinh doanh của Microsoft dành cho
lĩnh vực kinh doanh thông minh, dùng để phân tích và trực quan hóa dữ liệu, cung cấp thông
tin chi tiết. Power BI kết nối với hàng trăm nguồn dữ liệu và làm cho dữ liệu trở nên sống
động với bảng điều khiển và báo cáo trực tiếp. Người dùng có thể sử dụng Power BI để lấy
dữ liệu từ nhiều hệ thống trong đám mây và tại on-premises, đồng thời tạo trang tổng quan
theo dõi các chỉ số quan tâm nhất hoặc đi sâu vào và đặt câu hỏi về ý nghĩa của các dữ liệu
này với doanh nghiệp/ hoạt động kinh doanh.

Power BI giúp đưa ra quyết định nhanh chóng. Kết nối, mô hình hóa và sau đó khám
phá dữ liệu với các báo cáo trực quan mà người dùng có thể cộng tác, xuất bản và chia
sẻ. Power BI tích hợp với các công cụ khác, bao gồm Microsoft Excel, do đó người dùng
có thể tăng tốc nhanh chóng và làm việc liền mạch với các giải pháp hiện có của mình.

274
Khởi tạo: Kết nối với dữ liệu của người dùng ở bất cứ nơi nào. Sau đó khám phá dữ
liệu với hình ảnh tương tác tuyệt đẹp. Power BI có thể kết nối được với mọi loại hình kho
lưu trữ dữ liệu tại chỗ khác nhau như SQL Server, Oracle hoặc Hadoop. Đối với kho lưu
trữ điện toán đám mây như Google BigQuery hay Azure, Power BI có sẵn các trình kết nối
được nhà phát triển xây dựng trước nhằm tạo nên trải nghiệm đa nhiệm nhất.

Hợp tác và chia sẻ: Xuất bản báo cáo và bảng điều khiển (dashboard), cộng tác với
nhóm và chia sẻ những hiểu biết bên trong và bên ngoài tổ chức làm việc. Người dùng có
thể xuất các báo cáo trực quan trực tiếp lên mạng Internet và gửi qua email cho những người
liên quan. Để đảm bảo an ninh, có thể thiết lập giới hạn quyền truy cập vào báo cáo hoặc
thiết lập các vùng dữ liệu đặc thù, chỉ cho phép những người nhất định truy cập.

Truy cập thông tin ở bất cứ nơi đâu: Người dùng có thể dễ dàng xem thông tin ở cả
máy tính và ở điện thoại thông minh có cài Power BI Mobile. Power BI cho phép chia sẻ
thông tin dữ liệu và báo cáo với người khác, không bị phụ thuộc vào điều kiện địa lý, thời
gian hay thiết bị. Hệ thống này cũng có tính linh hoạt vì nó hoạt động với các hệ điều hành
hàng đầu – Windows, iOS và Android. Khi những người có quyền truy cập tiến hành chỉnh
sửa, cập nhật dữ liệu, hệ thống sẽ thông báo ngay đến chủ sở hữu để nhanh chóng phân tích
kịp thời.

Microsoft Power BI ban đầu được gọi là Project Crescent và được phát hành vào
tháng 7 năm 2011, đi kèm với SQL Server, tên mã là Denali. Sau đó, nó được đổi tên thành
Power BI và được công bố vào tháng 9 năm 2013 với tên gọi Power BI cho Office 365 (nay
là Microsoft 365). Khởi đầu dựa trên các tính năng của Excel như Power Query, Power
Pivot và Power View, Microsoft đã thêm nhiều tính năng theo thời gian, bao gồm các tùy
chọn bảo mật và kết nối dữ liệu cấp doanh nghiệp. Power BI được phát hành dưới dạng sản
phẩm độc lập vào tháng 7 năm 2015.

Microsoft Power BI bao gồm một bộ sưu tập các ứng dụng và có thể được sử dụng
trên máy tính để bàn (desktop), dưới dạng sản phẩm SaaS (phần mềm dưới dạng dịch vụ)
hoặc trên thiết bị di động. Power BI Desktop là phiên bản On-premise, Power BI Service là
dịch vụ dựa trên đám mây và Power BI Mobile chạy trên thiết bị di động, điện thoại và
máy tính bảng.

Các công cụ khác nhau của Power BI nhằm cho phép người dùng tạo và chia sẻ những
hiểu biết về dữ liệu theo cách phù hợp với vai trò của họ.
275
2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DAX POWER BI

DAX là viết tắt của cụm từ Data Analysis Expressions, cơ bản được hiểu là một tập
hợp các hàm, toán tử và hằng số, sử dụng trong công thức hoặc biểu thức tính để giải quyết
những bài toán từ cơ bản tới phức tạp, kết quả trả về là một hoặc nhiều giá trị từ dữ liệu có
sẵn. Nói một cách ngắn gọn, DAX trong Power BI giúp tạo lập thông tin mới từ những dữ
liệu có sẵn trong mô hình dữ liệu bằng cách tập hợp và tính toán.

DAX thường được ví von như hàm trong Excel, giúp nâng tầm Power BI. Trong lĩnh
vực phân tích dữ liệu, khi cần thực hiện những bài toán đa chiều, phức tạp như phân tích
phần trăm tăng trưởng giữa các loại sản phẩm cho phạm vi ngày khác nhau hay tính tăng
trưởng hằng năm so với xu hướng thị trường… Lúc này, DAX sẽ là một cứu cánh tuyệt vời
để giải quyết những vấn đề của doanh nghiệp. Đưa ra các dữ liệu, số liệu cần thiết cho
những định hướng, quyết định trong hiện tại và tương lai. DAX đóng một vai trò rất lớn
trong Power BI:

- DAX trong Power BI là một bộ hàm đa dạng, bao gồm những hàm tính toán từ cơ bản
tới nâng cao, hàm phân tích giá trị theo thời gian, liên kết các trường dữ liệu giữa các
bảng khác nhau, giúp xử lý nhanh chóng và đơn giản những bài toán đa chiều, phức tạp.

- Hỗ trợ hiệu quả trong công việc bóc tách dữ liệu và tối ưu hiệu suất hệ thống.

- Dễ dàng kết nối dữ liệu. tạo ra các biểu đồ trực quan, giúp đưa ra các số liệu cần thiết
tổng quan tới chi tiết cho những quyết định và định hướng của doanh nghiệp.

 Cú pháp công thức DAX (Syntax)

Trước khi tạo ra các công thức tính toán, người dùng cần biết cú pháp của DAX
trong Power BI. Cú pháp bao gồm các thành phần khác nhau tạo thành công thức DAX,
hay đơn giản hơn là cách viết công thức.

Công thức DAX phải có cú pháp chính xác, nếu cú pháp không đúng, lỗi cú pháp
sẽ được trả về. Trình chỉnh sửa DAX trong Power BI Desktop có chứa tính năng gợi ý,
được sử dụng để tạo các công thức chính xác về mặt cú pháp bằng cách giúp người dùng
chọn các phần tử chính xác.

Một ví dụ về về công thức DAX Power BI để tạo ra dữ liệu mới:

276
Công thức này bao gồm các thành phần sau đây:

- A Tên của measure, ở đây là Total Sales. Vì measure có thể sử dụng lại nhiều lần
nên việc đặt tên gợi nhớ thường được khuyến khích.

- B Dấu bằng (=) là ký tự bắt đầu của công thức.

- C Tên hàm của DAX, ở đây là hàm SUM thực hiện phép tính tổng

- D Dấu ngoặc dùng để chứa các phần bên trong hàm, sau tên hàm luôn là dấu mở
và đóng ngoặc để chứa các phép tính bên trong.

- E Bảng được tham chiếu đến, ở đây là Sales.

- F Cột được tham chiếu đến trong bảng, ở đây là cột SalesAmount của bảng Sales.

Công thức trên sẽ tạo ra một measure có tên là Total Sales và có giá trị bằng tổng
các giá trị trong cột SalesAmount của bảng Sales.

 Hàm (Function)

Hàm là công thức được xác định trước, thực hiện tính toán bằng cách sử dụng các
giá trị cụ thể, được gọi là các đối số (arguments) theo một thứ tự hoặc cấu trúc cụ thể.
Đối số có thể là các hàm khác, một công thức khác, tham chiếu cột, số, văn bản, giá trị
luận lý như TRUE hoặc FALSE hoặc hằng số. Hàm trong DAX giúp người dùng tạo ra
các công thức mạnh mẽ, người dùng có thể xây dựng một công thức DAX sử dụng nhiều
hàm kết hợp với nhau.

Power BI DAX bao gồm những loại hàm như sau: Date and Time, Time
Intelligence, Information, Logical, Mathematical, Aggregation, Satistical, Text(chữ),
Parent and Child, và một số khác.

 Date & Time: Tương tự hàm Date and Time của Microsoft Excel. Tuy nhiên, hàm
DAX sẽ dựa trên kiểu dữ liệu ngày tháng được sử dụng bởi Microsoft SQL Server.

277
Ví dụ: DATEDIFF, YEARFRAC, YEAR/MONTH/DAY,
HOUR/MINUTE/SECOND, TODAY/NOW, WEEKDAY/WEEKNUM

 Time-intelligence: Những hàm này có thể giúp bạn tạo ra những phép tính sử
dụng kiến thức tích hợp về lịch và ngày tháng. Bằng cách sử dụng thời gian và
các khoảng ngày kết hợp những phép tính, tổng hợp để tạo ra các so sánh trong
những khoảng thời gian.

Ví dụ: DATESYD, DATESQTD, DATESMTD, DATEADDDATESINPERIOD

 Filter: Trả về những giá trị cụ thể, tra cứu giá trị trong các bảng liên quan và lọc
theo giá trị liên quan. Các hàm tra cứu sẽ làm việc bằng cách sử dụng các bảng và
mối quan hệ giữa chúng. Các hàm lọc sẽ cho phép bạn thao tác với bối cảnh dữ
liệu (context) để tạo ra những phép tính động. Những hàm FILTER là đặc trưng
của PowerBI với tác dụng nhằm tra cứu dựa trên các bảng có liên quan và các
hàm lọc để tính toán.

Ví dụ: CALCULATE, FILTER, ALL, ALLEXCEPT, RELATED,


RELATEDTABLE, DISTINCT, VALUES, EARLIER/EARLIEST,
HASONEVALUE, HASONEFILTER, ISFILTERED, USERELATIONSHIP

 Information: Xem xét một bảng hoặc cột được dùng làm đối số cho hàm khác và
cho bạn biết liệu giá trị có khớp với dự kiến không.

Ví dụ: hàm ISERROR trả về TRUE nếu giá trị tham chiếu chứa một lỗi (error).

 Logical: Trả về thông tin các giá trị trong biểu thức.

Ví dụ: IF, IFERROR, AND, OR, NOT, SWITCH, TRUE, FALSE

 Mathematical hay Math and Trig: Tương tự như các hàm mathematical và
trigonometric(toán học và lượng giác) của Excel.

Ví dụ: ABS, DIVIDE, INT, POWER, ROUND, RAND, PI, LOG,


ROUNDDOWN, ROUNDUP, EVEN, EXP

 Aggregation: Thực hiện tổng hợp như tính tổng, tìm trung bình, giá trị tối thiểu
và tối đa… Trong DAX bạn còn có thể lọc một cột trước khi tổng hợp hoặc tạo
tổng hợp dựa trên các bảng liên quan.

278
Ví dụ: SUM, AVERAGE, MAX/MIN, COUNT, COUNTA, COUNTROWS,
DISTINCTOUNT, SUMX, AVERAGEX, MAXX, MINX, COUNTAX,
COUNTX, PRODUCT, PRODUCTX

 Satistical: Thực hiện tính toán các giá trị liên quan tới phân phối và xác xuất trong
thống kê.

Ví dụ: BETA.DIST, BETA.INV, COMBIN, COMBINA, MEDIAN,


MEDIANX, RANKX, RANK.EQ, SAMPLE, STDEV.P, STDEV.S,
STDEVX.P, STDEVX.S

 Text: Trả về một phần của chuỗi, tìm kiếm văn bản trong chuỗi hoặc nối các giá
trị chuỗi.

Ví dụ: CONCATENATE, FORMAT, LEFT/MID/RIGHT, UPPER/LOWER,


PROPER, LEN, SEARCH/FIND, REPLACE, REPT, SUBTITUTE, TRIM,
UNICHAR

 Parent and Child: Có chức năng giúp người dùng quản lý dữ liệu, được trình bày
dưới dạng phân cấp cha/con.

Ví dụ: PATH, PATHCONTAINS, PATHITEM, PATHITEMREVERSE,


PATHLENGTH

 Other: Các hàm này thực hiện những hành động đặc biệt mà không thể được xác
định bởi bất cứ loại hàm nào.

Hàm DAX trong Power BI cũng có chức năng tương tự như các hàm trong Excel
và được xây dựng trên thư viện hàm Excel, giúp người sử dụng có thể dễ dàng tính toán
các dữ liệu, các bài toán từ đơn giản tới phức tạp. Tuy nhiên, hàm DAX trong Power
BI vẫn có những điểm khác biệt so với các hàm trong Excel. Cụ thể như sau:

 Một số hàm DAX và Excel có cùng tên gọi, thậm chí là chức năng nhưng kiểu dữ
liệu đầu vào và đầu ra có thể khác nhau. Vì vậy, nếu bạn muốn kết nối dữ liệu từ
tệp Excel sang Power BI, cần chú ý sử dụng theo đúng cấu trúc và dữ liệu của
hàm DAX trong Power BI, không thể dùng hàm Excel.

 Hàm DAX không lấy tham chiếu ô hoặc phạm vi làm tham chiếu mà chỉ sử dụng
bảng hoặc cột.

279
 Kết quả trả về đối với hàm thời gian: Đối với hàm thời gian như ngày tháng năm,
giờ, phút..., hàm Excel sẽ trả về kiểu số nguyên, còn hàm DAX trong Power BI sẽ
trả về kiểu datetime.

 Nhiều hàm DAX có thể trả về bảng chứa các giá trị hoặc thực hiện các phép tính
dựa trên dữ liệu đầu vào là một bảng chứa các giá trị. Trong khi đó, Excel không
có hàm trả về bảng, nếu dữ liệu Excel của bạn không thể đáp ứng nhu cầu này bạn
có thể kết nối đến Power BI và xử lý trực tiếp bằng các hàm DAX.

 Hàm DAX trong Power BI cũng có những hàm tra cứu mới với chức năng tương
tự hàm tra cứu mảng trong Excel. Tuy nhiên, cần lưu ý là DAX yêu cầu thiết lập
mối quan hệ giữa các bảng

 Trong Power BI, dữ liệu trong cùng cột sẽ luôn có cùng kiểu. Nếu các dữ liệu
không được định dạng cùng kiểu với nhau, hàm DAX trong Power BI sẽ tự động
thay đổi các dữ liệu đó thành kiểu thích hợp nhất, phù hợp với tất cả các dữ liệu
cho cột

 Ngữ cảnh trong DAX (Context)

Ngữ cảnh là một khái niệm quan trọng cần hiểu khi tạo công thức DAX. Ngữ cảnh
cho phép thực hiện các phân tích động, kết quả của công thức sẽ thể hiện khác nhau theo
ngữ cảnh lựa chọn. Hiểu ngữ cảnh và sử dụng ngữ cảnh một cách hiệu quả là rất quan
trọng để xây dựng các phân tích động, hiệu suất cao và khắc phục sự cố trong công thức.

Power BI Desktop có các loại ngữ cảnh trong DAX đó là Row Context và Filter
Context.

 Row Context: nếu tạo công thức cho một cột tính toán (caculated column), row
context cho công thức sẽ bao gồm các giá trị từ các cột trong hàng hiện tại. Ví dụ:
giả sử tạo cột được tính, =[Cước phí] + [Thuế], để cộng các giá trị từ cột Cước
phí và Thuế từ cùng một bảng. Công thức này chỉ lấy các giá trị từ trong cột đã
chỉ định hàng hiện tại để tính toán.

Ngữ cảnh hàng cũng tuân theo bất kỳ mối quan hệ nào đã được xác định giữa các
bảng, bao gồm các quan hệ được xác định trong một cột tính toán bằng công thức
DAX, để xác định những hàng nào trong các bảng có liên quan liên kết với hàng
hiện tại.
280
 Filter Context: Hãy hình dung Filter Context giống như là một hoặc nhiều bộ lọc
được áp dụng trong một phép tính giúp xác định kết quả hoặc giá trị. Filter Context
không tồn tại thay cho Row Context, nó sẽ được áp dụng bên ngoài Row Context.
Ví dụ: để thu hẹp các giá trị cần đưa vào tính toán, bạn có thể áp dụng Filter
Context không chỉ xác định Row Context mà còn xác định một giá trị cụ thể
trong Row Context đó.

Filter Context dễ dàng được nhìn thấy trong báo cáo. Ví dụ khi bạn muốn
thêm TotalCost vào biểu đồ và sau đó thêm vào Year và Region, bạn sẽ có
một Filter Context để chọn dữ liệu năm(Year) và vùng(Region).

Tại sao Filter Context lại quan trọng đối với DAX? Đó là bởi vì Filter
Context có thể dễ dàng được thêm từ Fields vào Visualization. Nó cũng có thể
được áp dụng trong một công thức DAX bằng cách xác định một bộ lọc sử dụng
các hàm như là ALL, RELATED, FILTER, CALCULATE bằng các mối quan hệ,
measures và cột khác.

Ví dụ: Hãy cùng xét ví dụ dưới đây được lấy từ công thức trong một
measure có tên Store Sales.

Để dễ hiểu hơn về công thức này, tách công thức ra thành nhiều phần như
cách đã làm trong phần Cú pháp công thức trong DAX. Công thức này bao gồm
các thành phần sau đây:

A. Tên của measure, Store Sales.

B. Dấu bằng(=) để bắt đầu công thức

C. Hàm CALCULATE, đánh giá một biểu thức dưới dạng đối số trong một ngữ
cảnh được sửa đổi bởi các bộ lọc xác định.

D. Dấu ngoặc “()” sử dụng để chứa các nội dung bên trong hàm CALCULATE

281
E. Measure [Total Sales] trong cùng một bảng với biểu thức, ở đây được dùng
như một đối số. Bản thân Total Sales có công thức =SUM(Sales[SalesAmount]).

F. Dấu phẩy để ngăn cách hai phần trong hàm CALCULATE.

G. Cột được tham chiếu, Channel[ChannelName]. Đây là Row Context với mỗi
dòng trong cột này chỉ định một channel, như là Store hay Online.

H. Giá trị cụ thể, ở đây là Store, được sử dụng như là một bộ lọc. Đây chính
là Filter Context của chúng ta.

Công thức này đảm bảo giá trị bán hàng Total Sales sẽ chỉ được tính toán cho hàng
của cột Channel[Channel Name] với giá trị là Store. Hiểu được Filter Context trong công
thức sẽ mang đến sức mạnh lớn trong việc phân tích dữ liệu bằng Power BI Desktop.

3. TẠO MỘT CÔNG THỨC ĐƠN GIẢN TRONG DAX

Trình chỉnh sửa DAX trong Power BI Desktop có tính năng gợi ý cú pháp đúng nhằm
giúp người dùng chọn đúng các thành phần trong công thức. Thực hiện ví dụ dưới đây để
hiểu được cách dùng gợi ý của Power BI, qua đó, giúp người dùng viết đúng cú pháp.

 Bước 1: Tải và mở file dữ liệu mẫu Contoso Sale Sample [5] trong Power BI Desktop

 Bước 2: Tại cửa sổ Report, ở tab Fields, click phải vào bảng Sales và chọn New
Measure.

 Bước 3: Đặt lại tên mới cho measure là Previous Quarter Sales (tên mặc định sẽ là
measure, measure1, measure2… nếu người dùng không đổi tên).

 Bước 4: Sau dấu bằng (=), nhập vào từ CAL và double-click vào hàm muốn dùng.
Trong công thức này sẽ sử dụng hàm CALCULATE để lọc con số muốn tính tổng
bằng một tham số được chuyển cho nó. Ở đây được gọi là lồng chức năng (tức chúng
ta sẽ lồng thêm 1 hàm bên trong hàm CALCULATE).

Hàm CALCULATE sẽ có ít nhất 2 đối số (arguments) cần nhập vào, thứ nhất là biểu
thức tính toán và thứ hai là bộ lọc.

 Bước 5: Sau tên hàm CALCULATE là dấu mở ngoặc “(”, nhập vào SUM và chọn
hàm SUM từ gợi ý.

282
 Bước 6: Nhập 3 ký tự Sal, chọn Sales[SalesAmount] từ gợi ý và đóng ngoặc “)”. Đây
chính là biểu thức đối số thứ nhất của hàm CALCULATE.

 Bước 7: Dùng dấu phẩy “,” để kết thúc đối số thứ nhất và chuyển đến đối số thứ hai.
Sau đó, nhập PREVIOUSQUARTER. Sử dụng hàm thời gian thông minh (time
intelligence) PREVIOUSQUARTER để lọc kết quả SUM(đối số thứ nhất) theo quý
liền kế trước đó.

 Bước 8: Nhập dấu dấu mở ngoặc “(” cho hàm PREVIOUSQUARTER, nhập tiếp
Calendar[DateKey]. Hàm PREVIOUSQUARTER có một đối số, là một cột chứa
dãy giá trị các ngày. Trong công thức này là cột DateKey của bảng Calendar.

 Bước 9: Đóng các tham số trong hàm PREVIOUSQUARTER và hàm


CALCULATE bằng việc nhập 2 dấu đóng ngoặc “))”. Công thức hoàn chỉnh sẽ như
sau:

Previous Quarter Sales = CALCULATE(SUM(Sales[SalesAmount]),


PREVIOUSQUARTER(Calendar[DateKey]))

Chú ý có đến 2 dấu ngoặc đóng ở cuối, dấu ngoặc đầu tiên của
hàm PREVIOUSQUATER và dấu ngoặc thứ hai của hàm CALCULATE.

 Bước 10: Chọn dấu check bên trái công thức để xác nhận hoàn tất và thêm nó vào
bảng Sales, hoặc nhấn phím Enter trên bàn phím.

Như vậy là người dùng đã tạo xong một measure sử dụng công thức DAX, công thức
này sẽ tính Total Sales cho quý trước, tùy thuộc vào các bộ lọc (filter) được áp dụng trong
báo cáo. Công thức bao gồm hai hàm. PREVIOUSQUARTER, là hàm thời gian thông
minh, được lồng vào như là một đối số của hàm CALCULATE; nó là một hàm bộ lọc
(filter). Bộ lọc thu hẹp những gì sẽ được tính toán. Hàm CALCULATE là một trong những
hàm mạnh mẽ nhất trong DAX. Khi tạo ra các mô hình và tạo các công thức phức tạp hơn,
người dùng có thể sẽ sử dụng hàm này nhiều lần.

Cần lưu ý, dữ liệu mẫu chỉ chứa một lượng nhỏ dữ liệu bán hàng trong một phạm vi
ngày nhất định. Nếu người dùng chọn một năm hoặc một quý không thể tổng hợp
SalesAmount hoặc measure của người dùng không thể tính toán dữ liệu bán hàng cho quý
trước đó, thì sẽ không có dữ liệu nào cho khoảng thời gian đó được hiển thị.

283
4. KẾT LUẬN

Power BI là công cụ “phân tích kinh doanh” phân tích dữ liệu, chia sẻ thông tin chi
tiết. Kết nối dữ liệu dễ dàng, hiển thị nhanh trên Dashboard – bảng điều khiển, Reports. Khi
làm quen với Power BI, người dùng sẽ nghe nói nhiều về các hàm DAX, việc nắm vững
DAX sẽ giúp người dùng xây dựng và kiểm soát tốt các trường dữ liệu trước khi tiến hành
tạo các báo cáo. Bài viết giới thiệu các khái niệm cơ bản trong DAX để có thể tạo công thức
DAX cho các yêu cầu tính toán, giúp giải quyết các vấn đề kinh doanh của tổ chức.

Bộ hàm DAX rất đa dạng, từ những hàm tính toán cơ bản đến những hàm hỗ trợ khả
năng phân tích giá trị theo thời gian, hỗ trợ tạo dựng các mối liên kết giữa các trường thông
tin ở các bảng dữ liệu khác nhau giúp người dùng giải những bài toán đa chiều phức tạp mà
đôi khi việc xử lý thông qua các tính năng trên giao diện không thể thực hiện được, hay
phải sử dụng đến ngôn ngữ M phức tạp, không phù hợp cho người dùng không phải là
chuyên gia IT. Tạo công thức DAX hiệu quả giúp người dùng tận dụng tối ưu được dữ liệu
của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://www.bacs.vn/vi/blog/cong-cu-ho-tro/dax-la-gi-tam-quan-trong-cua-dax-trong-
power-bi-6146.html
[2] https://www.bacs.vn/vi/blog/cong-cu-ho-tro/power-bi-la-gi-4919.html
[3] https://gitiho.com/blog/cung-tim-hieu-ve-cau-truc-chung-cua-ham-dax-va-nhung-
ham-dax-pho-bien-trong-power-bi.html
[4] https://www.bacs.vn/vi/blog/cong-cu-ho-tro/phan-01-syntax-3-khai-niem-co-ban-ve-
dax-power-bi-6152.html
[5] https://www.bacs.vn/vi/blog/cong-cu-ho-tro/phan-02-function-3-khai-niem-co-ban-ve-
dax-power-bi-6153.html
[6] https://docs.microsoft.com/en-us/power-bi/desktop-quickstart-learn-dax-basics#lets-
begin

284
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THÀNH CÔNG
TUYỂN DỤNG CỦA SINH VIÊN

Lê Thị Kim Thoa


Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing
Email: ltkthoa@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Nhu cầu ứng tuyển việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên luôn là tâm điểm của
các bậc phụ huynh, của nhà trường cũng như của chính các em sinh viên đã và đang ngồi trên ghế
nhà trường. Làm sao để có thể ứng tuyển được vào các công ty doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đăng
ký? Bài viết đã đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá của các bộ phận tuyển dụng; thực trạng ứng tuyển
việc làm của sinh viên và phân tích nguyên nhân sinh viên chưa tìm được việc làm từ đó đưa ra
một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao khả năng tìm được việc làm của sinh viên.

Từ khóa: sinh viên, tuyển dụng

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ xưa đến nay, tốt nghiệp ra trường xin việc làm luôn là mối quan tâm hàng đầu của
sinh viên sau khi học xong. Nhưng tại sao tỷ lệ trúng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp
lại không cao, các em không xin được công việc đúng với chuyên ngành của mình mặc dù
có những em tốt nghiệp loại giỏi, khi đi học lại thuộc hàng sinh viên xuất sắc. Chính là do
các em không có một kỹ năng tốt trong quá trình đi phỏng vấn xin việc. Để giúp các em
nắm rõ và hiểu được cách thức tuyển dụng và tiêu chí tuyển dụng của một số doanh nghiệp,
tác giả đã phân tích một số nguyên nhân dẫn đến sự không thành công trong tuyển dụng từ
đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng tìm được việc làm của sinh viên.

2. TỔNG QUAN VỀ TUYỂN DỤNG, CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ỨNG VIÊN
CỦA CÁC BỘ PHẬN TUYỂN DỤNG

2.1. Tổng quan về tuyển dụng

Theo Business Dictionary thì tuyển dụng là quá trình tìm kiếm và thuê ứng cử viên
có trình độ tốt nhất (trong hoặc ngoài tổ chức) để thực hiện công việc một cách kịp thời và
hiệu quả về chi phí. Quá trình tuyển dụng liên quan đến việc phân tích các yêu cầu của một
công việc, thu hút nhân viên đối với công việc, sàng lọc và thẩm định người nộp đơn, tuyển
dụng và tích hợp nhân viên mới vào tổ chức.

285
Tại Việt Nam, tuyển dụng là quy trình sàng lọc và tuyển chọn những người có đủ
năng lực đáp ứng một công việc trong một tổ chức, công ty, hoặc một chương trình tự
nguyện hay nhóm cộng đồng. Tại các công ty cỡ nhỏ, các lãnh đạo trực tiếp hoặc phòng
nhân sự thường tham gia trực tiếp vào quá trình tuyển dụng. Trong khi đó, các công ty cỡ
lớn có thể thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ quy trình tuyển dụng cho các đơn vị làm dịch
vụ nhân sự.

Thị trường tuyển dụng có 4 dạng đơn vị như sau: chính công ty/tổ chức có nhu cầu
tuyển dụng đứng ra tuyển dụng, đơn vị dịch vụ tuyển dụng bên ngoài, các website đăng tin
và tìm kiếm công việc, dịch vụ tìm kiếm nhân lực quản lý hay "săn đầu người" và tuyển
dụng " dành riêng cho việc tuyển dụng nhân sự chuyên nghiệp và quản lý cấp cao. Thường
thì các công ty hay thuê ngoài việc tìm nguồn tuyển dụng, chọn lọc hồ sơ và phỏng vấn ban
đầu để từ đó đi vào phỏng vấn chính thức tại đơn vị có nhu cầu tuyển dụng.

3. CÁC TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ ỨNG VIÊN CỦA CÁC BỘ PHẬN TUYỂN DỤNG

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thành
công trong tuyển dụng của sinh viên sau khi ra trường như: Tính cách, đạo đức, kỹ năng
giao tiếp, kinh nghiệm làm việc, kiến thức chuyên môn…Theo các chuyên gia tiêu chuẩn
đánh giá ứng viên tuyển dụng bao gồm:

Kinh nghiệm làm việc

Một ứng viên có kinh nghiệm làm việc tương đồng với mô tả công việc của vị trí
tuyển dụng luôn được xem xét vào vòng tuyển dụng sâu hơn. Lý do đây được xem là những
tiêu chí hàng đầu vì người có kinh nghiệm có thể nhanh chóng bắt đầu công việc ngay khi
nhận việc, tốn ít chi phí và thời gian đào tạo hơn so với ứng viên thiếu kinh nghiệm.

Các vị trí tuyển dụng yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm thường là vị trí chuyên viên,
team leader, trưởng phòng,… hoặc các công việc yêu cầu chuyên môn cao như Kế toán,
Phân tích tài chính, Phân tích rủi ro, Kế hoạch đầu tư, Kỹ sư CNTN,…

Các vị trí thường ít yêu cầu kinh nghiệm làm việc chủ yếu là thực tập sinh, fresher
hoặc các vị trí như nhân viên kinh doanh, nhân viên lễ tân, hành chính…

Khả năng thích ứng

Trong bối cảnh nhiều biến động, doanh nghiệp luôn tìm kiếm và mong muốn chiêu
mộ những ứng viên có khả năng thích ứng nhanh để gắn bó với doanh nghiệp. Thích ứng
286
nhanh không chỉ trong khi tiếp nhận công việc và hòa nhập với môi trường, văn hóa mới.
Khả năng thích ứng còn thể hiện khi thị trường có nhiều biến động, doanh nghiệp chịu tác
động của những yếu tố từ môi trường, tự nhiên, đối thủ cạnh tranh, bối cảnh kinh tế….
người lao động đủ năng lực để thích nghi, làm việc và sáng tạo trong mọi hoàn cảnh khó
lường trước.

Kiến thức chuyên môn

Một ứng viên chất lượng luôn là người nắm chắc kiến thức chuyên môn. Mỗi vị trí
công việc đều đòi hỏi người lao động am hiểu về kỹ năng, kiến thức về lĩnh vực đó. Kiểm
tra kiến thức chuyên môn thường thông qua các cuộc phỏng vấn hoặc bài thi tuyển/kiểm tra
năng lực.

Tại một số tập đoàn lớn, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn thường được doanh
nghiệp đào tạo sâu hơn sau khi ứng viên nhận việc. Tại các đợt tuyển dụng lớn hàng loạt,
các bài test kiểm tra kiến thức chuyên môn được thay thế bằng những bài test IQ, EQ của
ứng viên. Với những vị trí cần kinh nghiệm, chắc chắn kiến thức chuyên môn là yếu tố
được đề cao trong quá trình đánh giá ứng viên của nhà tuyển dụng.

Kỹ năng phục vụ công việc

Một trong những tiêu chí đánh giá rất quan trong để biết được năng lực của ứng viên
chính là kỹ năng công việc. Mỗi vị trí làm việc lại có yêu cầu kỹ năng khác nhau, chẳng
hạn:

Vị trí nhân viên marketing: Kỹ năng nghiên cứu thị trường, kỹ năng xây dựng chân
dung khách hàng, kỹ năng media (photoshop, quay/dựng phim,…)…

Vị trí nhân viên kinh doanh: Kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng giải quyết
vấn đề, kỹ năng thuyết trình,…

Để đánh giá kỹ năng này, người tuyển dụng có thể đánh giá và sàng lọc ứng viên
ngay từ vòng hồ sơ/CV khi ứng viên ứng tuyển, đánh giá qua cuộc phỏng vấn và rõ nhất là
trong quá trình thử việc của ứng viên.

Kỹ năng mềm

Hiện nay các kỹ năng của lao động đang trở nên ngày càng quan trọng để các doanh
nghiệp tạo ra sự khác biệt và tăng khả năng cạnh tranh. Một ứng viên chất lượng phải là
người có kiến thức chuyên môn ngoài ra không thể thiếu được các kỹ năng mềm. Hầu hết
287
các doanh nghiệp chú trọng tới các kỹ năng khác nhau. Những kỹ năng quan trọng nhất
thường được doanh nghiệp quan tâm như: Kỹ năng lập kế hoạch công việc hiệu quả, Kỹ
năng giao tiếp và thuyết trình, Kỹ năng làm việc nhóm, Kỹ năng phát hiện, xử lý, giải quyết
vấn đề.

Khả năng Tiếng Anh

Ngoại ngữ đã trở thành một tiêu chí đánh giá quan trọng và gần như được ưu tiên
nhất trong tất cả. Tùy thuộc vào tính chất công việc mà tiêu chí ngoại ngữ có trở thành yếu
tố bắt buộc hay không, vì có một số vị trí công việc đòi hỏi sự giao tiếp liên tục với đối tác
nước ngoài. Đối với những vị trí không đòi hỏi ngoại ngữ thì những ứng viên có khả năng
ngoại ngữ tốt sẽ được ưu tiên hơn vì thời kỳ hội nhập thế giới, sở hữu ngoại ngữ giúp ứng
viên tiếp cận lượng thông tin từ thế giới nhanh hơn..

4. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ NGUYÊN NHÂN CHƯA TÌM ĐƯỢC VIỆC LÀM
CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY

4.1. Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp

Thực trạng chung là phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn còn gặp nhiều khó
khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định, do chưa định hướng đúng mức về nghề
nghiệp – việc làm, vì một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường
và xu hướng phát triển thị trường lao động. Mặt khác, các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển
chọn đối với sinh viên tốt nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm
việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong
làm việc công nghiệp. Sự hạn chế lớn của sinh viên khi ra trường, đa số chưa định hướng
được cụ thể để chọn một ngành chuyên môn phù hợp với khả năng. Đồng thời, do sinh viên
còn thụ động trong việc tìm kiếm việc làm nên số lượng sinh viên đại học, cao đẳng phải
làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị không đúng chuyên ngành hoặc lao động phổ thông
đang chiếm một tỷ trọng rất lớn. Theo công bố hàng năm từ Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội có hàng ngàn cử nhân trình độ đại học thất nghiệp, một số sinh viên chỉ làm những
việc làm giản đơn không tương quan tới ngành nghề được giảng dạy như giao hàng nhà
hàng, quán ăn, chạy xe công nghệ tiên tiến chở khách, chở hàng … Thống kê từ Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành và tính đến
đầu năm 2017 có hơn 200.000 cử nhân thất nghiệp. Theo bản tin cập nhật thị trường lao
động, quý III cả nước có 1.074.800 lao động trong độ tuổi thất nghiệp, giảm 6.800 người
288
so với quý II/2017. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm còn 2,21%. Đáng lưu
ý, sau hai quý liên tiếp, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm có trình độ đại học giảm còn 2-3% đã
đột ngột tăng trở lại 4,5% trong quý III. Số người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là
237.000 người, tăng 53.900 người so với quý II. Nhóm trình độ cao đẳng cũng có tỷ lệ thất
nghiệp cao với 84.800 người thất nghiệp và nhóm trình độ trung cấp có 95.500 người thất
nghiệp.

Nghiên cứu của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nguồn nhân lực - Bộ GD&ĐT
đã khảo sát tình hình việc làm trong khoảng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp của hơn 1.600
sinh viên từ 15 trường đại học (ĐH), học viện trên cả nước. Theo đó, tỷ lệ sinh viên tốt
nghiệp đã có việc làm chiếm 88,3% trong tổng số người trả lời phỏng vấn. Số đang thất
nghiệp là 9,1%. Tỷ lệ nhỏ còn lại cho biết chưa có việc làm nhưng không có nhu cầu tìm
việc.

Theo thống kê hiện tại trên toàn quốc, số lượng sinh viên đại học, cao đẳng thất nghiệp
chiếm khoảng 13.9%-17%. Tình trạng thất nghiệp của sinh viên sau khi ra trường có rất
nhiều nguyên nhân: khả năng ngoại ngữ kém, các kỹ năng mềm (kỹ năng làm việc nhóm,
kỹ năng thuyết trình…) còn yếu; kỹ năng làm việc và tay nghề của người lao động vẫn còn
yếu; yêu cầu của người sử dụng lao động cao hơn so với năng lực của người lao động; nhiều
sinh viên khi ra trường không thích vào làm việc ở các doanh nghiệp mà muốn vào làm
việc ở các cơ quan nhà nước; năng lực thực sự của người lao động lại không đồng nhất với
tấm bằng mà họ đang có; thị trường lao động luôn luôn biến động và số lượng sinh viên ra
trường quá lớn so với nhu cầu hấp thụ của các doanh nghiệp.

Một số tổ chức quốc tế đánh giá: 80% nhân viên văn phòng ở Việt Nam thiếu kỹ
năng; tỷ lệ này ở lao động kỹ thuật, lao động phổ thông là 83% và 40%. Tại Hội thảo Chính
sách tiền lương trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập do Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội phối hợp với ILO tổ chức tại Hà Nội tháng 11 năm 2014, bà Nicola Connolly,
Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam, phàn nàn lao động Việt Nam quá thiếu
các kỹ năng mềm phục vụ công việc, hầu hết các doanh nghiệp Châu Âu phải đào tạo lại
trước khi sử dụng.

4.2. Nguyên nhân dẫn tới thất nghiệp chưa tìm được việc làm của sinh viên

Các nguyên nhân của việc trên chủ yếu nằm ở các lý do sau:

289
Thứ nhất, sinh viên không có định hướng rõ ràng cho tương lai: Đa số các sinh viên
không rõ ràng về các ngành nghề trong xã hội, các em cũng không rõ mình có sở trường gì,
sở thích như thế nào. Việc vào Đại học, cao đẳng vẫn còn phụ thuộc vào quyết định của gia
đình và dư luận xung quanh.

Thứ hai, sinh viên không có những kỹ năng làm việc: Các em vừa mới tốt nghiệp khi
được nhận vào bất cứ một doanh nghiệp nào thì theo ước lượng có khoảng 97% số lượng
các em phải được đào tạo lại từ đầu cho phù hợp với nhu cầu của công việc. Mà thậm chí
là cách viết email, đánh văn bản, cách giao tiếp ứng xử nói chuyện với khách hàng,… Đây
luôn là những mối lo ngại của doanh nghiệp khi nhận sinh viên mới ra trường vào làm việc,
vì họ phải tốn một phần thời gian và công sức đào tạo thêm. Chính vì vậy, mà hiện nay các
Doanh nghiệp chỉ ký những hợp đồng thời vụ với một số lượng các em sinh viên mới ra
trường và chỉ chọn 5-10% trong số lượng đó để nhận vào làm chính thức.

Thứ ba, hạn chế về trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh chính là tấm vé thông hành cho tất
cả các ngành nghề hiện nay. Tất cả sinh viên đều được học tiếng Anh trong trường và đa số
các bạn đều có sẵn bằng cấp tiếng Anh để ứng tuyển vào các công ty. Tuy nhiên, cách thức
dạy và học thụ động, không áp dụng thực tế làm cho kỹ năng ngoại ngữ chỉ còn là con số
0. Các công ty mong muốn nhân viên phải vận dụng được tiếng Anh, đặc biệt là kỹ năng
giao tiếp vào công việc nhưng đa số sinh viên không thể đáp ứng được. Chính vì thế, để
vượt qua hạn chế này, các bạn sinh viên nên cố gắng thực hành tiếng Anh càng nhiều càng
tốt hơn là chỉ cố gắng học để lấy được một bằng cấp hữu danh vô thực. Một khi tiếng Anh
vững chắc thì thành công sẽ mở lối cho chúng ta.

Thứ tư, Chương trình đào tạo xa rời thực tế: Các chương trình đào tạo ở các trường
Đại học, Cao đẳng hiện nay nặng về phần lý thuyết, nghiên cứu và xa rời tính thực tiễn,
nhưng khi ra ứng dụng thực tế tại các doanh nghiệp thì doanh nghiệp lại đòi hỏi nhiều về
kỹ năng ứng dụng, kỹ năng mềm hơn lý thuyết trên sách vở. Chính vì vậy chương trình đào
tạo tại các đơn vị cơ sở luôn thiếu tính ứng dụng thực tế cao.

Thứ năm, Sinh viên thiếu sự cố gắng và luôn từ chối các công việc nặng nhọc (đặc
biệt nằm ở nhóm sinh viên đại học). Các em sinh viên đa số không chịu được áp lực công
việc cũng như công việc mang tính kỹ thuật cao, các em mong muốn sau khi ra trường sẽ
tìm được một công việc văn phòng nhẹ nhàng và ổn định. Nhưng thực tế các doanh Nghiệp
muốn giữ vững và phát triển thì họ không ngừng liên tục thâm nhập vào thị trường để nắm

290
rõ nhu cầu mới của thị trường khi thị trường đang dần thay đổi theo thời gian, chính vì vậy
mà doanh nghiệp đối với ứng viên khi trúng tuyển luôn yêu cầu bản thân ứng viên không
ngừng thay đổi và nâng cao kỹ năng và kiến thức ứng dụng.

5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TÌM ĐƯỢC VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN

Thứ nhất, nhóm giải pháp đối với sinh viên, đó là sinh viên cần có định hướng nghề
nghiệp cho bản thân, không ngừng trau dồi kiến thức, nắm vững chuyên môn ngành nghề,
rèn luyện thái độ học tập và làm việc, tham gia tích cực các hoạt động rèn luyện kỹ năng
trong các hoạt động của nhà trường và bên ngoài xã hội, đồng thời tìm hiểu và tích cực
tham gia các khóa học rèn luyện kỹ năng mềm, tận dụng những tiết giảng trên giảng đường
và các hoạt động ngoại khóa để phát triển kỹ năng mềm cho bản thân, sau cùng là tự học
để nâng cao trình độ ngoại ngữ thông qua các khóa học tại trường, câu lạc bộ Tiếng Anh,
các kênh truyền thống hoặc thông qua các kênh hiện đại.

Thứ hai, nhóm giải pháp đối với Nhà trường, đó là chương trình đào tạo cần có tính
phù hợp, các môn học phải phù hợp với ngành nghề đào tạo và cung cấp các kiến thức về
nghiệp vụ mà doanh nghiệp cần. Bên cạnh đó, Nhà trường cần có các giải pháp để nâng cao
chất lượng đào tạo, đổi mới các hình thức đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho từng cá
nhân học tập theo kế hoạch riêng, đẩy mạnh việc đi tham quan thực tế và thực hành nghiệp
vụ chuyên môn tại doanh nghiệp, tăng cường thời gian thực tập tại doanh nghiệp, có thể bố
trí một số môn học chuyên ngành yêu cầu sinh viên thực tập tại doanh nghiệp trong thời
gian một tháng để viết báo cáo so sánh giữa lý thuyết và thực tế tại doanh nghiệp. Song
song đó, Nhà trường cần tăng cường sự kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ
hội để giao lưu, làm việc với các doanh nghiệp để họ có dịp tiếp xúc với các nhà tuyển dụng
học hỏi kinh nghiệm, kiến thức nghề nghiệp, xác định mục tiêu phấn đấu rõ ràng hơn. Đồng
thời, phối hợp giữa các ngành, tổ chức giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Nhà
trường cũng cần thường xuyên tổ chức câu lạc bộ tuổi trẻ sáng tạo, chú trọng giáo dục cho
sinh viên những kỹ năng mềm về giao tiếp, xử lý tình huống, ngoại ngữ, tin học, khuyến
khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học...

Thứ ba, nhóm giải pháp đối với Nhà tuyển dụng, cần thường xuyên tham vấn, kết nối
với Nhà trường trong khâu tuyển dụng và đào tạo, phối hợp với Nhà trường xây dựng các
chương trình đào tạo đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn nhu cầu việc làm vừa phù hợp với

291
các qui định và chương trình khung của các bộ ngành quản lý công tác giáo dục và đào tạo
như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Nhà tuyển dụng, các
doanh nghiệp cũng cần tích cực hỗ trợ cho học sinh, sinh viên tiếp cận được với người thật,
công việc thật tại đơn vị.

6. KẾT LUẬN

Các em hãy nhớ rằng xã hội luôn phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ luôn có
những công việc mới, thách thức mới. Đừng lo lắng khi không có việc để làm mà hãy lo
lắng rằng mình đã chuẩn bị được những gì để phục vụ cho công việc, cho xã hội. Và quan
trọng là các em đã chuẩn bị được những kiến thức, kỹ năng gì cho việc đi phỏng vấn ứng
tuyển cho một công ty, doanh nghiệp trong vào ngoài nước. Khi các em đã có sự chuẩn bị
đầy đủ thì việc các em có ứng tuyển được vào một công ty hay doanh nghiệp nào đó hay
không chỉ là sớm hay muộn mà thôi, vì nhu cầu tuyển dụng nhân lực có khả năng và năng
lực đối với các công ty, doanh nghiệp không bao giờ suy giảm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, Trang web
http://www.khoahocphothong.com.vn/tinh-trang-viec-lam-cua-sinh-vien-sau-khi-tot-
nghiep-52119.html, truy cập ngày 25/05/2022
[2] Các tiêu chí đánh giá ứng viên tuyển dụng đem lại hiệu quả tốt nhất, Trang web,
https://123job.vn/bai-viet/cac-tieu-chi-danh-gia-ung-vien-tuyen-dung-dem-lai-hieu-
qua-tot-nhat-1978.html, truy cập ngày 25/05/2022
[3] Huỳnh Thị Cẩm Hoa, Nguyễn Trí Trung, Các nhân tố ảnh hưởng đến thành công trong
tuyển dụng của sinh viên, Kỷ yếu hội thảo khoa học
[4] Nguyễn Trung Tiến và cộng sự, Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tìm
được việc làm của sinh viên trường cao đẳng kinh tế tài chính vĩnh long sau khi ra
trường, Tạp chí Khoa học và Kinh tế phát triển.

292
ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI NỘI DUNG TRÍ TUỆ NHÂN TAO VÀO
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Trương Xuân Hương


Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính - Marketing
Email: tx.huong@ufm.edu.vn

Tóm tắt: Năm 2022 được kỳ vọng là năm của kỷ nguyên số hóa, các doanh nghiệp đang
gấp rút chuẩn bị nguồn lực, đặc biệt là nhân lực, để đáp ứng được nhu cầu công nghệ, kỹ thuật
của thị trường và của khách hàng. Nhân sự Công nghệ thông tin, nhất là các lĩnh vực công nghệ
mới như trí tuệ nhân tạo (Artifical Intelligence - AI), blockchain, big data … đã có những thành
tích và ghi dấu ấn nhất định trên bản đồ công nghệ thế giới. Chính vì thế, nhiều tập đoàn lớn đã
lựa chọn Việt Nam là điểm đến tìm kiếm nhân sự công nghệ. Trên đà phát triển đó, ứng dụng trí
tuệ nhân tạo (AI) luôn là xu hướng công nghệ tương lai mà các hãng công nghệ trên toàn thế giới
đua nhau sáng tạo. Công nghệ AI trở thành một phần trong cuộc sống của con người, từ việc nhỏ
tới việc lớn AI phát huy lợi ích của mình một cách triệt để. Ngày nay, các hệ thống trí tuệ nhân tạo
được dùng thường xuyên trong kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các
phần mềm máy tính thông dụng trong gia đình và trò chơi điện tử,…Vì vậy, việc triển khai nội dung
trí tuệ nhân tạo trong hoạt động giảng dạy để sinh viên tiếp cận và nghiên cứu là vấn đề đang được
quan tâm hiện nay.

Từ khóa: Công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, AI, ứng dụng công nghệ….

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, trí tuệ nhân tạo đang góp phần thay đổi sâu sắc nhiều khía cạnh của cuộc
sống, dần trở thành một yếu tố quan trọng trong hoạt động muôn màu muôn vẻ của nhân
loại. Riêng về mặt kinh tế, một nghiên cứu của PwC cho thấy trí tuệ nhân tạo trở thành cơ
hội thương mại lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng. PwC ước
tính lợi ích thu được từ trí tuệ nhân tạo của thế giới vào năm 2030 khoảng 15.700 tỷ USD
(6.900 tỷ do đóng góp tăng năng suất và 9.100 tỷ do tác động bổ sung) và đóng góp 14%
vào GDP danh nghĩa toàn cầu. Chính vì lý do đó, trí tuệ nhân tạo đã trở thành cuộc đua toàn
cầu của hai siêu cường kinh tế là Mỹ và Trung Quốc, đồng thời, nhiều nước trên thế giới
đã và đang tiến hành xây dựng chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo quốc gia của họ.

293
Hình 1: Lợi ích thu được từ trí tuệ nhân tạo của các khu vực trên thế giới năm 2030

Trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là công nghệ AI, gần đây trở nên nổi tiếng, nhận được
sự quan tâm của nhiều người là nhờ Big Data. Mối quan tâm của các doanh nghiệp về tầm
quan trọng của dữ liệu cùng với công nghệ phần cứng đã phát triển mạnh mẽ hơn, cho phép
xử lý công nghệ AI với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết.

Qua một khảo sát toàn cầu với hơn 3.000 giám đốc điều hành, nhà quản lý và nhà
phân tích trong các ngành cùng với phỏng vấn sâu hơn 30 chuyên gia và giám đốc điều
hành công nghệ, với câu hỏi “Tác động của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đối với việc sản
xuất và quy trình của tổ chức ở thời điểm hiện tại và năm năm tới?” cho thấy các nhà quản
lý – chuyên gia đánh giá tác động sử dụng trí tuệ nhân tạo vào doanh nghiệp ở thời hiện tại
đạt mức “nhỏ” ở hầu hết các ngành công nghiệp và đạt mức “nhỏ-vừa” ở một vài ngành.
Khảo sát cũng cho thấy xu hướng năm năm tiếp theo, tác động sử dụng trí tuệ nhân tạo vào
doanh nghiệp sẽ đạt mức “lớn” ở mọi ngành công nghiệp, cao hơn hẳn so với hiện tại.

294
Hình 2: Tác động của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đối với việc sản xuất và quy trình của tổ
chức ở thời điểm hiện tại và năm năm tới

Từ khảo sát cho thấy trong năm năm tới, trí tuệ nhân tạo sẽ tác động nhiều nhất tới
các hoạt động tiếp xúc khách hàng (tự động hóa tiếp thị, hỗ trợ và dịch vụ công nghệ thông
tin bổ sung) và quản lý chuỗi cung ứng; đóng góp tích cực vào quản lý nhu cầu, tối ưu hóa
chuỗi cung ứng, hệ thống quản lý đơn hàng phân tán hiệu quả hơn và hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp để hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới. Trí tuệ nhân tạo được doanh
nghiệp sử dụng vào việc cải tiến dịch vụ khách hàng, tự động hóa công việc, tối ưu hóa hậu
cần, tăng sản lượng và hiệu quả sản xuất, ngăn chặn sự cố ngừng hoạt động, dự đoán hiệu
năng, dự đoán hành vi, quản lý và phân tích dữ liệu, cải tiến tiếp thị và quảng cáo…

Khảo sát này cũng cho thấy một khoảng cách lớn đáng kể giữa tham vọng và khả
năng thực thi trí tuệ nhân tạo ở hầu hết các công ty. Trong khi có khoảng 85% giám đốc
điều hành tin rằng trí tuệ nhân tạo cho phép công ty của họ có được hoặc duy trì lợi thế
cạnh tranh nhưng chỉ có khoảng 20% công ty đã kết hợp trí tuệ nhân tạo vào một số dịch
vụ hoặc quy trình. Thực tế này cho thấy chỉ có nhận thức lợi thế chung chung của trí tuệ

295
nhân tạo là không đủ mà cần tiến hành một nỗ lực lớn nghiên cứu – triển khai để thấu hiểu
được việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào thực tiễn kinh doanh cụ thể của công.

Với xu thể chuyển đổi số ở các doanh nghiệp kèm theo đó là các hệ thống trí tuệ nhân
tạo được dùng thường xuyên trong kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng
như trong các phần mềm máy tính thông dụng trong gia đình. Do đó, nguồn nhân lực để
làm về trí tuệ nhân tạo là đối tượng được săn đón của tất cả các công ty, tập đoàn lớn trên
thế giới.

Vì vậy việc đẩy mạnh triển khai các nội dung liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong
giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên đang rất được quan tâm tại các trường
trung học, cao đẳng và đại học.

Bài viết này nhằm cung cấp khái quát về khái niệm, lịch sử phát triển và các thành
phần của trí tuệ nhân tạo, tình hình nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam, chiến lược trí
tuệ nhân tạo quốc gia, gợi ý triển khai các nội dung liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong
giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

2. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LÀ GÌ?

Tại hội nghị The Dartmouth diễn ra vào năm 1956, khái niệm về công nghệ AI xuất
hiện đầu tiên bởi John McCarthy, một nhà khoa học máy tính Mỹ. Hiện nay, công nghệ AI
là thuật ngữ phổ biến rộng rãi ở nhiều ngành nghề khác nhau.

Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực
khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục
tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.

Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc
ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong
các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.

Hơn sáu thập kỷ phát triển của trí tuệ nhân tạo chứng kiến nhiều định nghĩa về trí tuệ
nhân tạo. S. Russell và P. Norvig cung cấp bốn kiểu định nghĩa về trí tuệ nhân tạo theo hai
chiều tư duy – hành vi

296
Hình 3: Bốn kiểu định nghĩa về trí tuệ nhân tạo

Công nghệ AI là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người
cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc học tập
(thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt
được kết luận gần đúng hoặc xác định), và tự sửa lỗi. AI cũng là một thuật ngữ để chỉ những
kĩ thuật cơ bản dùng cho mục đích đó. Các ứng dụng đặc biệt của AI bao gồm các hệ thống
chuyên gia, nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính (nhận diện khuôn mặt, vật thể hoặc
chữ viết).

Trong mỗi giai đoạn có danh sách các nhà khoa học trí tuệ nhân tạo tiêu biểu

Hình 4: Tóm tắt quá trình tiến hóa của Trí tuệ nhân tạo.

3. CÁC LĨNH VỰC CHÍNH CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Các lĩnh vực chính của Trí tuệ nhân tạo bao gồm hệ chuyên gia (Expert systems),
người máy (Robotics), hệ thống thị giác máy (Vision), hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên
(Natural language processing), máy học (learning machine) và mạng neuron.

297
Hình 5: Các lĩnh vực chính của Trí tuệ nhân tạo

Hệ chuyên gia (Expert systems) xử lý các tình huống tư vấn (xác định vấn đề tư vấn, thu
thập thông tin dữ liệu, suy diễn giải quyết vấn đề, lựa chọn giải pháp phù hợp), tương tự
như chuyên gia con người trong miền ứng dụng cụ thể.

Người máy trí tuệ nhân tạo (Robotics) có thể tự thực hiện được các hành vi có trí tuệ giống
con người, nhờ được trang bị các hệ thống phần mềm, thiết bị trí tuệ nhân tạo. để hạn chế
ở mức cao nhất các rủi ro trong khai thác và sử dụng người máy trí tuệ nhân tạo, ba luật
hoạt động của người máy cần được tuân thủ:

- Người máy không có hành động gây hại cho con người và cần hành động phù hợp khi
con người bị hại;

- Người máy tuân lệnh con người, ngoại trừ lệnh gây hại cho con người (để không xung
đột với luật hoạt động thứ nhất);

- Người máy biết cách tự bảo vệ mình ngoại trừ trường hợp bị xung đột với luật hoạt
động thứ nhất và luật hoạt động thứ hai. Cần phân biệt người máy trí tuệ nhân tạo với
người máy công nghiệp làm các công việc buồn tẻ, độc hại và nguy hiểm.

Hệ thống thị giác máy (Vision) có khả năng nhận dạng được từ hình ảnh: các đối tượng,
sự kiện, quá trình trong môi trường thế giới thực xung quanh và xác lập vị trí của các đối
tượng này. Hệ thống thị giác máy có các chức năng:
298
- Nhận biết đối tượng;

- Định vị đối tượng trong không gian;

- Bám, điều hướng, theo dõi đối tượng chuyển động;

- Đoán nhận hành vi của đối tượng.

Hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural language processing, computational


linguistics, human language technology, computer speech and language processing) làm
cho máy tính có khả năng hiểu và phản ứng khi tiếp nhận câu nói và chỉ thị được biểu thị
bằng ngôn ngữ tự nhiên như tiếng Việt, tiếng Anh… Xử lý ngôn ngữ tự nhiên là khu vực
nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đã có quá trình phát triển lâu dài bảy thập kỷ, thu hút cộng đồng
nghiên cứu đông đảo trên thế giới và cả ở Việt Nam. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên gồm xử lý
văn bản, xử lý tiếng nói và xử lý tiếng nói – văn bản.

Máy học (learning machine) Tri thức của con người nhận được từ ba nguồn:

- Tiếp thu sinh học: tiếp thụ thông qua quá trình tiến hóa sinh tồn của loài người được
di truyền qua các thế hệ;

- Tiếp thu văn hóa: tiếp thu thông qua ngôn ngữ được cha mẹ, gia đình và giáo viên
dùng để truyền tri thức cho thế hệ sau;

- Tự học suốt đời: tích lũy của cá nhân các tri thức và kỹ năng. Tự học suốt đời giúp
con người tự nâng cấp năng lực học để học càng nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Máy học trong trí tuệ nhân tạo hướng tới máy tính có năng lực “học” (thu nhận tri
thức) tương tự như con người, nhờ có tri thức mà cải thiện cách thức hoạt động, đáp ứng
khi nhận được thông tin phản hồi từ môi trường bên ngoài trong các tình huống. Máy học
thống kê, đặc biệt là học sâu (deep learning), cùng với dữ liệu lớn (big data), hiện đang là
một xu hướng chủ chốt, tạo ra sự phát triển kỳ diệu của trí tuệ nhân tạo trong hơn một thập
kỷ vừa qua. Học chuyển đổi (transfer learning), học chuyển đổi sâu (deep transfer learning),
học máy suốt đời (lifelong machine learning) là các kỹ thuật máy học hiện đại, cho phép
giải quyết vấn đề trong tình huống thiếu thông tin quan trọng hoặc xử lý tình huống mới.

Mạng neuron là khu vực trí tuệ nhân tạo cho phép hệ thống máy tính mô phỏng hoạt động
giống như bộ não con người trong việc học mẫu dữ liệu và đoán nhận phân lớp đầu vào. Hệ
thống mạng neuron thường sử dụng kiến trúc song song các bộ vi xử lý mảng dựa trên một
cấu trúc mạng giống như bộ não con người.
299
Ưu, nhược điểm của trí tuệ nhân tạo

Ưu điểm

Mạng lưới thần kinh nhân tạo và công nghệ trí tuệ nhân tạo với khả năng học tập sâu
đang phát triển nhanh chóng, AI xử lý được lượng lớn dữ liệu nhanh hơn nhiều và đưa ra
dự đoán chính xác hơn khả năng của con người.

Khối lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra hàng ngày sẽ gây khó khăn cho các nhà
nghiên cứu, AI sử dụng học máy để có thể lấy những dữ liệu đó và nhanh chóng biến nó
thành thông tin có thể thực hiện được.

Nhược điểm

Việc sử dụng AI tốn kém chi phí rất nhiều khi phải xử lý một lượng lớn dữ liệu mà
lập trình AI yêu cầu.

Khả năng giải thích là một trở ngại trong việc sử dụng AI trong các lĩnh vực hoạt
động theo các yêu cầu mà phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt. Ví dụ: Các tổ chức tài chính,
khi quyết định từ chối cấp tín dụng được đưa ra bởi AI, khó có thể đưa ra những giải thích
rõ ràng, các lý do không cấp tín dụng cho khách hàng.

4. PHÂN LOẠI CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (CÔNG NGHỆ AI)

Công nghệ AI càng ngày càng trở nên nổi tiếng và phổ biến. Đặc biệt là việc tổng
hợp, lưu trữ lượng dữ liệu lớn (big data). Cùng với việc xử lý dữ liệu với tốc độ khủng được
rất nhiều công ty, doanh nghiệp chú trọng đến. Theo mức độ phức tạp, AI được phân thành
4 loại như sau:

Reactive Machine – Công nghệ AI phản ứng:

Đây là loại công nghệ nhân tạo có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất
của chính nó và đối thủ. Từ việc phân tích đó, nó sẽ chọn ra được những hành động, giải
pháp chiến lược hoàn hảo và tối ưu nhất.

Tuy nhiên, loại công nghệ AI này lại không có ký ức và không thể sử dụng những dữ
liệu cũ làm kinh nghiệm.

Một ví dụ điển hình của công nghệ AI phản ứng là Deep Blue và AlphaGO (chơi cờ
vây) của Google. Deep Blue là một chương trình chơi cờ vua tự động, được tạo ra bởi IBM,
với khả năng xác định các nước cờ đồng thời dự đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ.

300
Thông qua đó, Deep Blue đưa ra những nước đi thích hợp nhất. Nó không có ký ức và
không thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để tiếp tục huấn luyện trong tương
lai.

Công nghệ AI có bộ nhớ hạn chế

Ưu việt hơn công nghệ AI phản ứng, loại công nghệ này sử dụng những kinh nghiệm
trong quá khứ để xác định và đưa ra những quyết định trong tương lai.

Loại công nghệ AI này được kết hợp chủ yếu với các cảm biến môi trường xung
quanh. Từ đó dự đoán những tình huống có thể xảy ra. Phân tích và điều hướng tốt nhất
những hành động kế tiếp của thiết bị.

Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo:

Tân tiến hơn 2 loại công nghệ AI trên, loại AI này có thể học hỏi xung quanh, điều
chỉnh và tự suy nghĩ. Từ đó đưa ra hành động áp dụng cụ thể cho bản thân. Tuy nhiên, đây
cũng chưa phải là loại AI khả thi nhất.

Công nghệ AI tự nhận thức:

Đây là loại công nghệ AI giống con người nhất. Chúng có khả năng tự nhận thức, có
ý thức và hành xử cụ thể. Hơn nữa, chúng còn có thể hiểu và đánh giá được cảm xúc của
con người và biểu lộ được cảm xúc của chính mình.

Loại công nghệ AI này được xem là bước tiến vượt bậc và là bước phát triển cao nhất
của AI. Tuy nhiên đây cũng không phải là loại công nghệ AI khả thi tại thời điểm hiện tại.

Một trong các ứng dụng rõ rệt và có hiệu quả nhất của AI là nhà thông minh. Bằng
việc kết nối nhiều loại sản phẩm có khả năng học hỏi thói quen của chủ sở hữu nhờ vào trợ
lí ảo như Google Assistant, lúc này AI sẽ tận dụng mọi thông tin mà nó ghi nhớ được từ
chủ nhân để phục vụ các nhu cầu được đưa ra một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất

5. NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG ĐỜI SỐNG CON
NGƯỜI

Trong kỷ nguyên 4.0, trí thông minh nhân tạo AI thực sự bùng nổ. Tạo nên nhiều đột
phá không chỉ trong ngành công nghệ mà còn ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Được xem là xu thế tất yếu trong đời sống kinh tế, giáo dục, y tế ở hiện tại và cả trong
tương lai. Cụ thể như sau:

301
AI sử dụng trong công cụ tìm kiếm

Các dịch vụ tìm kiếm ứng dụng AI để “dự đoán” mục đích của người sử dụng khi
thực hiện tìm kiếm với 1 cụm từ khóa lạ. Một hệ thống phổ biến đang được Google triển
khai hiện nay là RankBrain. Thông qua machine learning, RankBrain có thể dịch từ và
chuyển thể cụm từ chưa bao giờ nhìn thấy đó sang một từ quen thuộc có ý nghĩa tương tự.

AI được sử dụng trong y học

Công nghệ AI làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành y tế. Có thể nói, y tế là lĩnh vực
thiết thực nhất mà chúng ta quan tâm. Những ứng dụng của AI trong y học mang lại cho
con người những giá trị đáng kinh ngạc. AI được sử dụng như một trợ lí chăm sóc sức khỏe
cá nhân, chúng được sử dụng cho nghiên cứu và phân tích. Chúng có thể được sử dụng để
lên lịch hẹn khám tại các cơ sở y tế, và điều quan trọng nhất chính là việc bệnh nhân được
hỗ trợ 24/7. Bệnh nhân có thể dùng các app trên điện thoại chụp hình và điền các thông tin
gửi lên một hệ thống trí tuệ nhân tạo và gần như tức thì kết quả chuẩn bệnh cũng như cách
điều trị có thể được trả về. Cỗ máy mang tên Robot tự động khâu chỉ thông minh (STAR)
ở Đại học Johns Hopkins, Mỹ, thể hiện năng lực phẫu thuật khi khâu thành công ruột lợn
với độ chuẩn xác cao hơn các bác sĩ. STAR bao gồm một cánh tay robot trang bị dụng cụ
khâu vết thương cùng với hệ thống chụp ảnh 3D và cảm biến cận hồng ngoại theo dõi đường
đánh dấu huỳnh quang dọc theo mép mô do các nhà nghiên cứu vạch ra. Ca phẫu thuật diễn
ra dưới sự chỉ dẫn của "thuật toán khâu chỉ tự động" được phát triển riêng cho hệ thống.

AI được sử dụng trong hệ thống ngân hàng tài chính

Các ngân hàng, tổ chức tài chính đang xử dụng AI trong việc xử lí các hoạt động tài
chính, tiền đầu tư và cổ phiếu, quản lí các tài sản khác nhau,… AI có thể vượt qua con
người trong việc xử lí các giao dịch , giúp ngân hàng hỗ trợ khách hàng tốt hơn, cung cấp
các giải pháp nhanh chóng.

AI được sử dụng trong quản lý an ninh

Lực lượng cảnh sát Anh đang sử dụng công nghệ bản đồ AI nhằm xác định những
điểm nóng nơi các vụ phạm tội sẽ xảy ra. Chương trình AI cũng giúp cảnh sát xử lý vụ án
bằng cách nhanh chóng phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu và hệ thống giám sát an ninh.

AI được sử dụng trong giáo dục

302
AI có thể tự động hóa việc chấm điểm, giúp các thầy cô có thêm nhiều thời gian hơn.
Nó có thể đánh giá bài giảng và hoạt động học tập của sinh viên, từ đó giúp giáo viên cải
thiện giờ giảng và nâng cao hiệu quả học tập của từng cá nhân sinh viên.

AI giúp phân loại thủ tục giấy tờ, quá trình xử lý đơn từ đơn giản và nhanh hơn. Học
sinh, sinh viên được tiếp cận với các thiết bị học tập, phần mềm tích hợp trí tuệ thông minh,
rút ngắn thời gian học và tìm hiểu tài liệu.

AI được sử dụng trong ngành công nghiệp nặng

Hiện nay, những công ty lớn AI chủ yếu được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất.
AI được sử dụng như những robot có thể thay thế thực hiện các hoạt động của con người.
AI cũng được áp dụng trong hệ thống quản lí qua việc lưu giữ hồ sơ của nhân viên. Chúng
được sử dụng để trích xuất dữ liệu chính xác phục vụ cho việc ra quyết định. Sử dụng AI
trong công nghiệp nặng giúp các nhiệm vụ được hoàn thành kịp thời với hiệu suất cao.

AI được sử dụng trong ngành vận tải

Một trong những phương tiện vận tải đáng quan tâm nhất chính là vận tải hàng không.
Với ngành vận tải này hầu hết các hoạt động kiểm soát vận tải hàng không đều dựa trên
công nghệ AI. Có nhiều phần mềm khác nhau được thiết kế dựa trên nền tảng AI để mang
lại những chuyến bay tốt hơn cho hành khách và giảm thiểu những lo lắng về sự cố, nguy
hiểm.

Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ô
tô. Sự ứng dụng này góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhờ khả năng cắt giảm chi
phí cũng như hạn chế những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên việc ứng dụng
này vẫn chưa được phổ biến vì vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng với sự hỗ trợ của
thuật toán Deep Learning (học sâu) với hàng hoạt các chức năng như nhận dạng và xử lý
hình ảnh; nhận dạng và điều khiển bằng giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên; phát hiện vật
cản, giải quyết bài toán điều khiển thời gian thực (real time) và xây dựng được một cơ cở
dữ liệu khổng lồ về hệ thống giao thông và các tình huống giao thông… thì ứng dụng này
trong tương lai sẽ sớm được đưa vào sử dụng.

AI được sử dụng trong những trò chơi

Những trò chơi trên máy tính hay TV ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ. Việc sử
dụng công nghệ AI làm cho các trò chơi trở nên thông minh hơn với những yêu cầu công

303
nghệ. Chương trình trí tuệ nhân tạo do công ty DeepMind thuộc Google tạo ra có thể tự học
cách chơi cờ trong chưa đầy 4 tiếng. AlphaZero chơi đi chơi lại hàng tỷ ván cờ, học hỏi các
quy luật và phân tích chiến lược. AlphaZero tốt đến mức qua mặt Stockfish 8, hệ AI nắm
giữ kỷ lục trước đó, trở thành kiện tướng cờ vua máy tính xuất sắc nhất.

AI được sử dụng trong các ngành dịch vụ

Trí tuệ nhân tạo AI có thể thay thế được nhân viên để trả lời những câu hỏi thắc mắc
cũng như đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng. Đảm bảo cho sự phục vụ 24/7, chính
xác và mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo cho phép các công ty
phân tích được nhu cầu, hành vi của khách hàng thông qua những dữ liệu thu thập được.
Nhờ vào đó, họ biết được khách hàng muốn gì, thích gì và có thể thực hiện những dịch vụ
đáp ứng được nhu cầu của từng loại khách hàng dựa vào thông tin phân tích được. Mang
đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt và khác biệt dựa trên mong muốn của họ Ứng
dụng AI có thể sử dụng để đặt phòng, book xe hay tìm kiếm những địa điểm trước khi quyết
định du lịch cũng như cung cấp những tư vấn cụ thể cho khách hàng dựa trên những phân
tích trước đó. Nhờ vào AI họ cũng tiết kiệm được một khoảng thời gian chờ đợi để check
in – check out hay những rủi ro về mặt thời gian khác. Do vậy, ứng dụng trí tuệ nhân tạo
vào trong ngành dịch vụ làm gia tăng sự trải nghiệm của khách hàng

6. ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI NỘI DUNG TRÍ TUỆ NHÂN TAO VÀO HOẠT
ĐỘNG DẠY HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Thứ nhất, đưa môn học “Nhập môn Trí tuệ nhân tạo” vào chương trình đào tạo ngành
CNTT, để giúp sinh viên tiếp cận, cũng như có kiến thức cơ bản về trí tuệ nhân tạo.

Thứ hai, tổ chức các câu lạc bộ về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. Tạo sân chơi lành
mạnh cho sinh viên yêu thích lĩnh vực AI cùng nhau hoạc tập và nghiên cứu.

Thứ ba, xây dựng các phòng học thông mình, phòng học đa chức năng để hỗ trợ việc
đưa nội dung trí tuệ nhân tạo AI vào giảng dạy và học tập một cách phù hợp nhất.

Thứ tư, tổ chức các hội thảo và tham quan doanh nghiệp về công nghệ AI để sinh viên
tiếp cận thực tế và có thêm định hướng nghiên cứu.

Nói tóm lại, với tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sẽ tạo ra bước nhảy vọt
trong mọi lĩnh vực & mọi ngành nghề và làm thay đổi cục diện các ngành kinh tế. Chúng
ta tin tưởng vào tương lai công nghiệp TTNT Việt Nam sẽ phát triển với tốc độ cao, góp

304
phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời đại số
ngày nay

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/20614/cong-nghe-ai-cua-hien-tai-va-tuong-
lai.aspx
[2] https://fptshop.com.vn/tin-tuc/danh-gia/cong-nghe-ai-la-gi-tim-hieu-ve-cong-nghe-ai-
63382
[3] https://wikikienthuc.com/ai-la-gi/
[4] https://etep.moet.gov.vn

305

You might also like