You are on page 1of 8

Cao Trâm Anh – 47.01.102.

001
Lớp: PHYS141101
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG 1
Bài 1: BÁNH XE MAXWELL
Ngày làm thí nghiệm: 9/3/2023 – 7h30
1. Mục đích
Kiểm chứng định luật bảo toàn năng lượng và xác định momen quán tính bánh xe
Maxwell.
2. Tên bài thí nghiệm
Bài 1: Bánh xe Maxwell
3. Giới thiệu chung
Bài thí nghiệm được thực hiện dựa trên sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng. Trong bài
thí nghiệm này, bạn sẽ kiểm chứng sự bảo toàn năng lượng và xác định momen quán tính
bánh xe Maxwell theo 3 cách khác nhau.
Để làm bài thí nghiệm này các bạn được phép sử dụng các dụng cụ thí nghiệm chính
như sau:
- Bánh xe Maxwell và khung đỡ
- Các cổng quang điện
- Máy đo thời gian
 Tóm tắt lý thuyết:
Bánh xe Maxwell gồm một bánh xe gắn với trục quay, được treo cân xứng trên hai sợi
dây. Khi dùng tay quấn con lắc lên cao rồi thả ra cho chuyển động, thế năng trọng trường
𝐸𝑝𝑜𝑡 của bánh xe sẽ chuyển dần thành động năng tịnh tiến 𝐸𝑡𝑟𝑎𝑛𝑠 và động năng quay 𝐸𝑟𝑜𝑡
trong suốt quá trình rơi. Theo định luật bảo toàn năng lượng, cơ năng toàn phần của hệ là
một số không đổi.
𝐸𝑝𝑜𝑡 + 𝐸𝑡𝑟𝑎𝑛𝑠 + 𝐸𝑟𝑜𝑡 = 𝐸 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
Nếu chọn gốc thế năng ở vị trí thấp nhất và bánh xe được thả rơi không vận tốc đầu
thì khi bánh xe rơi xuống một độ cao h nào đó so với gốc thế năng, ta có biểu thức:
1 1
𝑚𝑔ℎ + 𝑚𝑣 2 + 𝐼𝜔2 = 𝐸 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
2 2
Trong đó, m là khối lượng của bánh xe, g là gia tốc trọng trường, h là độ cao so với
gốc thế năng (vị trí thấp nhất), v là vận tốc tịnh tiến tức thời tại độ cao h, I là momen quán
tính của bánh xe so với trục quay và 𝜔 là vận tốc góc tức thời. Bên cạnh đó, vận tốc tịnh
tiến tại độ cao h và vận tốc góc có mối liên hệ với nhau thông qua bán kính trục quay r như
sau: 𝑣 = 𝑟𝜔.
Dùng hai cổng quang điện đặt ở độ cao h1, h2 để đo được vận tốc tức thời v1, v2 tại
hai vị tró này, khi đó momen quán tính của bánh xe sẽ được xác định theo công thức:
2𝑚𝑔 (ℎ1 − ℎ2 ) − 𝑚 (𝑣22 − 𝑣12 ) 2
𝐼=[ ]𝑟
𝑣22 − 𝑣12
Dựa vào biểu thức trên, sai số của phép đo momen quán tính phụ thuộc vào độ chính
xác của phép đo vận tốc tức thời của bánh xe, đo các độ cao, và khối lượng.
Vận tốc tức thời của bánh xe được đo một cách gián tiếp thông qua việc đo thời gian
trục bánh xe chắn cổng quang: khi trục bánh xe bắt đầu che cổng quang, đồng hồ bắt đầu
đếm cho đến khi trục quay đi qua. Trong khoảng thời gian ∆𝑡 này, bánh xe đi được quãng
đường bằng đúng đường kính d của trục quay, cho nên:
𝑑
𝑣=
∆𝑡
4. Bố trí thiết bị, dụng cụ thí nghiệm
STT Tên dụng cụ Chức năng
1 Bánh xe Maxwell Là đối tượng để khảo sát chuyển động
2 Cổng quang điện Hỗ trợ đồng hồ đo thời gian bằng tia hồng ngoại
giữa hai diot
3 Giá đỡ Treo bánh xe và các cổng quang
4 Máy đo thời gian Đếm khoảng thời gian trục quay chắn các cổng và
thời gian trục quay đi từ cổng này sang cổng khác

5. Thực hiện đo đạc


 Xác định momen quán tính của bánh xe bằng cách đo thời gian trục bánh xe
đi từ cổng quang A đến cổng quang B
Bước 1: Dùng tay quấn đều dây đồng thời nâng bánh xe lên vị trí cao nhất
Bước 2: Điều chỉnh cổng quang điện A và B ở độ cao h1 và h2 (gốc thế năng ở mặt bàn)
Bước 3: Khởi động đồng hồ, chọn chế độ MO(A&B), nhấn RESET đồng hồ để chỉ số
thời gian trở về 00,00ms
Bước 4: Thả bánh xe nhẹ nhàng cho bánh xe chuyển động qua 2 cổng quang điện A và
B lần lượt ứng với độ cao h1 và h2. Từ đó, ta được thời gian tA và tB là thời gian bánh xe lần
lượt đi qua 2 cổng quang A và B
Bước 5: Đọc và ghi lại số liệu (3 lần)
 Xác định momen quán tính của bánh xe bằng cách đo thời gian trục bánh xe
chắn cổng quang A
Bước 1: Dùng tay quấn đều dây đồng thời nâng bánh xe lên vị trí cao nhất
Bước 2: Điều chỉnh sao cho khoảng cách từ cổng quang điện A đến trục bánh xe ở vị
trí cao nhất là h(m)
Bước 3: Khởi động đồng hồ, chọn chế độ MO(A&B), nhấn RESET đồng hồ để chỉ số
thời gian trở về 00,00ms
Bước 4: Thả bánh xe nhẹ nhàng cho bánh xe chuyển động qua cổng quang điện A . Từ
đó, ta được thời gian t là thời gian bánh xe đi qua cổng quang A
Bước 5: Đọc và ghi lại số liệu (3 lần)
 Xác định momen quán tính của bánh xe bằng cách đo thời gian trục bánh xe
chắn cổng quang A và thời gian trục bánh xe đi từ cổng quang A đến cổng
quang B.
Bước 1: Dùng tay quấn đều dây đồng thời nâng bánh xe lên vị trí cao nhất
Bước 2: Điều chỉnh cổng quang điện A và B ở độ cao h1 và h2 (gốc thế năng ở mặt bàn)
Bước 3: Khởi động đồng hồ, chọn chế độ M1(A->B), nhấn OK đồng hồ để chỉ số thời
gian trở về 00,00ms
Bước 4: Thả bánh xe nhẹ nhàng cho bánh xe chuyển động qua 2 cổng quang điện A và
B lần lượt ứng với độ cao h1 và h2. Từ đó, ta được thời gian tA và tAB là thời gian bánh xe
chắn cổng quang A và thời gian trục bánh xe đi từ cổng quang A đến cổng quang B
Bước 5: Đọc và ghi lại số liệu (3 lần)
6. Kết quả và thảo luận
Khối lượng riêng bánh xe: 𝑚 = 0,436 ± 0,001 𝑘𝑔
Gia tốc trọng trường: 𝑔 = 9,81 ± 0,01 𝑚/𝑠 2
Bán kính trục bánh xe: 𝑟 = 2,50 ± 0,01 𝑚𝑚
Đường kính trục bánh xe: 𝑑 = 5,00 ± 0,02 𝑚𝑚
Độ chính xác của đồng hồ đo thời gian: 0,01ms
Độ chính xác của thước đo: 1mm
 Xác định momen quán tính của bánh xe bằng cách đo thời gian trục bánh xe
đi từ cổng quang A đến cổng quang B
ℎ1 = 0,615𝑚, ℎ2 = 0,415𝑚
Lần đo 𝑡1 (𝑚𝑠) ∆𝑡1 (𝑚𝑠) 𝑣1 (𝑚/𝑠) 𝑡2 (𝑚𝑠) ∆𝑡2 (𝑚𝑠) 𝑣2 (𝑚/𝑠)
1 60,16 1,08 0,083 32,33 0,087 0,155
2 58,24 0,84 0,086 33,40 1,157 0,150
3 58,84 0,24 0,085 31,00 1,243 0,161
Trung bình 59,080 0,720 0,085 32,243 0,829 0,155
Thời gian:
̅̅̅̅1 + ∆𝑡𝑑𝑐 = 0,720 + 0,01 = 0,730 𝑚𝑠
∆𝑡1 = ∆𝑡
∆𝑡2 = ̅̅̅̅
∆𝑡2 + ∆𝑡𝑑𝑐 = 0,829 + 0,01 = 0,839 𝑚𝑠
Vận tốc:
∆𝑣1 ∆𝑑 ∆𝑡1 0,02 0,730
𝜀1 = = ̅ + = + = 0,016
𝑣
̅̅̅1 𝑑 𝑡̅1 5 59,080
∆𝑣1 = 𝜀1 ̅̅̅
𝑣1 = 0,016.0,085 = 0,00136 𝑚/𝑠
∆𝑣2 ∆𝑑 ∆𝑡2 0,02 0,839
𝜀2 = = + = + = 0,03
𝑣2
̅̅̅ 𝑑̅ 𝑡̅2 5 32,243
∆𝑣2 = 𝜀2 ̅̅̅
𝑣2 = 0,03.0,155 = 0,00465 𝑚/𝑠
Momen quán tính:
∆𝐼
𝜀=
𝐼̅
̅̅̅ ̅̅̅
2(ℎ1 − ℎ2 )∆𝑔 + 2𝑔̅ (∆ℎ1 + ∆ℎ2 ) + (2𝑣 ̅̅̅∆𝑣
2 2 + 2𝑣
̅̅̅∆𝑣
1 1) ∆𝑚 ∆𝑟
= + + 2
2𝑔̅ (̅̅̅
ℎ1 − ̅̅̅ 𝑣2 2 − 𝑣
ℎ2 ) − (̅̅̅ ̅̅̅1 2 ) 𝑚
̅ 𝑟̅
2𝑣
̅̅̅∆𝑣
2 2 + 2𝑣 ̅̅̅∆𝑣
1 1
+ 2 2
𝑣2 − 𝑣
̅̅̅ ̅̅̅1
2 0,615 − 0,415)0,01 + 2.9,81(0,001 + 0,001) + (2.0,155.0,00465 + 2.0,085.0,00136)
(
=
2.9,81(0,615 − 0,415) − (0,1552 − 0,0852 )
0,001 0,01 2.0,155.0,00465 + 2.0,085.0,00136
+ +2 + = 12%
0,436 2,5 0,1552 − 0,0852
̅𝑔̅ (̅̅̅
2𝑚 ℎ1 − ̅̅̅
ℎ2 ) − 𝑚 𝑣2 2 − 𝑣
̅ (̅̅̅ ̅̅̅1 2 ) 2
𝐼̅ = [ ] 𝑟̅
𝑣2 2 − ̅̅̅
(̅̅̅ 𝑣1 2 )
2.0,436.9,81(0,615 − 0,415) − 0,436(0,1552 − 0,0852 )
=[ ] (2,5. 10−3 )2
0,1552 − 0,0852
= 6,3. 10−4 𝑘𝑔𝑚2
∆𝐼 = 𝜀𝐼 ̅ = 12%. 6,3. 10−4 = 0,756. 10−4 𝑘𝑔𝑚2
⇒ 𝐼 = 𝐼 ̅ ± ∆𝐼 = (6,3 ± 0,756). 10−4 𝑘𝑔𝑚2
Momen quán tính của bánh xe theo lý thuyết:
𝑅1 = 0,050 ± 0,001𝑚, 𝑅2 = 0,065 ± 0,001𝑚
1
𝐼𝑙𝑡 = 𝑀(𝑅1 2 + 𝑅2 2 ) = 14,6. 10−4 𝑘𝑔𝑚2
2
∆𝑀 2𝑅 ̅̅̅1 ∆𝑅1 + 2𝑅̅̅̅2 ∆𝑅2
𝜀= + = 3,6%
̅
𝑀 ̅̅̅2
𝑅 +𝑅 ̅̅̅2
1 2

∆𝐼 = 𝜀𝐼𝑙𝑡 = 0,53. 10−4 𝑘𝑔𝑚2


⇒ 𝐼 = (14,6 ± 0,53). 10−4 𝑘𝑔𝑚2
So sánh: kết quả của nhiệm vụ 3 và lý thuyết có sự chênh lệch lớn. Do sai số dụng cụ đo,
do người thực hiện và do công thức của bánh xe ta coi như trụ rỗng nên dẫn đến sự chênh
lệch lớn giữa lý thuyết và thực tế.
 Xác định momen quán tính của bánh xe bằng cách đo thời gian trục bánh xe
chắn cổng quang A
ℎ = 0,145 𝑚
Lần đo 𝑡 (𝑚𝑠) ∆𝑡 (𝑚𝑠) 𝑣(𝑚/𝑠)
1 58,32 0,053 0,086
2 58,84 0,573 0,085
3 57,64 0,627 0,087
Trung bình 58,267 0,418 0,086
Thời gian:
̅̅̅ + ∆𝑡𝑑𝑐 = 0,418 + 0,01 = 0,428 𝑚𝑠
∆𝑡 = ∆𝑡
Vận tốc:
∆𝑑 ∆𝑡 0,02 0,428
𝜀1 = + = + = 1,1%
𝑑̅ 𝑡̅ 5 58,267
∆𝑣 = 𝜀1 𝑣̅ = 1,1%. 0,086 = 0,000946 𝑚/𝑠
Momen quán tính:
∆𝐼 ∆𝑚 ∆𝑟 ∆𝑣 2ℎ̅∆𝑔 + 2𝑔̅ ∆ℎ + 2𝑣̅ ∆𝑣
𝜀= = +2 +2 +
𝐼̅ 𝑚
̅ 𝑟̅ 𝑣̅ 2𝑔̅ ℎ̅ − 𝑣̅ 2
0,001 0,01 0,000946
= +2 +2
0,436 2,5 0,086
2.0,145.0,01 + 2.9,81.0,001 + 2.0,086.0,000946
+ = 4%
2.9,81.0,145 − 0,0862
̅𝑔̅ ℎ̅
2𝑚 2.0,436.9,81.0,145
𝐼̅ = ( − 𝑚
̅) 𝑟̅ 2
= ( − 0,436) (2,5. 10−3 )2 = 10,5. 10−4 𝑘𝑔𝑚2
𝑣̅ 2 0,0862

∆𝐼 = 𝜀𝐼 ̅ = 4%. 10,5. 10−4 = 0,42. 10−4 𝑘𝑔𝑚2


⇒ 𝐼 = 𝐼 ̅ ± ∆𝐼 = (10,5 ± 0,42). 10−4 𝑘𝑔𝑚2
So sánh: Trên lí thuyết, hai công thức được áp dụng cho hai thí nghiệm ở nhiệm vụ 3 và
4 phải có kết quả là như nhau. Tuy nhiên, kết quả của hai nhiệm vụ này có sự chênh lệch
và kết quả ở nhiệm vụ 4 gần với kết quả của momen quán tính lý thuyết hơn. Vì vậy ta có
thể coi ở nhiệm vụ này đã được thực hiện tốt và giảm thiểu được sai số xảy ra sai số xảy
ra ở nhiệm vụ 3.
 Xác định momen quán tính của bánh xe bằng cách đo thời gian trục bánh xe
chắn cổng quang A và thời gian trục bánh xe đi từ cổng quang A đến cổng
quang B.
ℎ1 = 0,615𝑚, ℎ2 = 0,415𝑚
Lần đo 𝑡𝐴 (𝑚𝑠) ∆𝑡𝐴 (𝑚𝑠) 𝑡𝐴𝐵 (𝑚𝑠) ∆𝑡𝐴𝐵 (𝑚𝑠)
1 59,36 0,583 1699,42 0
2 58,44 0,337 1699,42 0
3 58,53 0,247 1699,42 0
Trung bình 58,777 0,389 1699,42 0
Thời gian:
̅̅̅̅̅
∆𝑡𝐴 = ∆𝑡 𝐴 + ∆𝑡𝑑𝑐 = 0,389 + 0,01 = 0,399 𝑚𝑠

̅̅̅̅̅̅
∆𝑡𝐴𝐵 = ∆𝑡 𝐴𝐵 + ∆𝑡𝑑𝑐 = 0 + 0,01 = 0,01 𝑚𝑠

Gia tốc:
∆𝑎 (∆ℎ1 + ∆ℎ2 )𝑡̅𝐴 + (ℎ ̅̅̅1 − ̅̅̅ 𝑡𝐴𝐵 + 𝑑̅ ∆𝑡𝐴𝐵 ∆𝑡𝐴
ℎ2 )∆𝑡𝐴 + ∆𝑑. ̅̅̅̅ ∆𝑡𝐴𝐵
𝜀1 = = + +2 = 7,8%
𝑎̅ ̅̅̅1 − ̅̅̅
(ℎ ℎ2 )𝑡̅𝐴 − 𝑑̅ ̅̅̅̅
𝑡𝐴𝐵 𝑡̅𝐴 ̅̅̅̅
𝑡𝐴𝐵
̅̅̅1 − ̅̅̅
(ℎ ℎ2 )𝑡̅𝐴 − 𝑑̅ 𝑡̅̅̅̅
𝐴𝐵
𝑎̅ = 2 2 = 0,038 𝑚/𝑠 2
̅ ̅̅̅̅
𝑡𝐴 𝑡𝐴𝐵
∆𝑎 = 𝜀1 𝑎̅ = 7,8%. 0,038 = 0,003 𝑚/𝑠 2
Momen quán tính:
∆𝐼 ∆𝑚 ∆𝑟 ∆𝑔 + ∆𝑎 ∆𝑎
𝜀= = +2 + + = 9%
𝐼̅ 𝑚
̅ 𝑟̅ 𝑔̅ − 𝑎̅ 𝑎̅
̅𝑟̅ 2
(𝑔̅ − 𝑎̅)𝑚
𝐼̅ = = 7. 10−4 𝑘𝑔𝑚2
𝑎̅
∆𝐼 = 𝜀𝐼 ̅ = 9%. 7. 10−4 = 0,63. 10−4 𝑘𝑔𝑚2
⇒ 𝐼 = 𝐼 ̅ ± ∆𝐼 = (7 ± 0,63). 10−4 𝑘𝑔𝑚2
So sánh: Trên lí thuyết, công thức được áp dụng cho ba thí nghiệm ở nhiệm vụ 3, nhiệm
vụ 4 và nhiệm vụ 5 phải có kết quả là như nhau. Tuy nhiên, kết quả của ba nhiệm vụ này
là có sự chênh lệch và kết quả ở nhiệm vụ 5 có sự chênh lệch lớn so với lý thuyết.
7. Tài liệu tham khảo
1.Tổ Vật lý Đại cương (2023). Tài liệu Thí nghiệm Vật lý Đại cương 1. Khoa Vật lý, trường
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
2.Tổ Vật lý Đại cương (2020). Tài liệu bổ trợ Học phần thực hành Vật lý Đại cương. Khoa
Vật lý, trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

You might also like