Mô Hình WOOP

You might also like

You are on page 1of 3

Mô hình WOOP

1. Khái niệm
Mô hình WOOP được ra đời dựa trên nghiên cứu về tâm lý học hành vi kéo dài
đến 20 năm của Tiến sĩ Gabriele Oettingen – giáo sư tại Đại học New York và Đại học
Hamburg cùng các đồng nghiệp.
Phương pháp này tập trung vào việc tạo ra một kế hoạch cụ thể để đạt được mục
tiêu bằng cách xác định các rào cản tiềm tàng và phát triển các chiến lược vượt qua
chúng.
WOOP là viết tắt của các bước trong phương pháp này: Wish (ước muốn),
Outcome (kết quả), Obstacle (rào cản), và Plan (kế hoạch).
2. 4 Bước để thực hiện hóa mục tiêu với WOOP
Bước 1: Wish – Mong muốn
Bước đầu tiên là xác định mục tiêu, điều này vô cùng quan trọng. Nó giúp xác
định được ước muốn và tập trung vào điều quan trọng
Để xác định được mục tiêu bạn có thể đặt ra các câu hỏi như:
 Mục tiêu trong thời gian tới là gì ?
 Mục tiêu này có quan trọng đối với bạn không ?
 Mục tiêu này có thể đạt được không ?
 Bạn sẽ thấy thế nào nếu đạt được mục tiêu này ?
Tuy nhiên để đặt được mục tiêu, ước muốn đủ thử thách nhưng không quá viển
vông cần lưu ý về: SMART ( Specific – Tính cụ thể; Manageable – Có thể đo lường
được; Attainable – Có khả năng đạt được; Relevant – Phù hợp; Time – sensitive: phù hợp
với thời gian cho phép)
Bước 2: Outcomes – Kết quả
Sau khi xác định được mục tiêu của mình, cần hình dung rõ về những kết quả tích
cực, những thành tựu sẽ đạt được khi hoàn thành mục tiêu
Điều này sẽ khích lệ, thôi thúc cảm xúc để tiến gần hơn đến mục tiêu
Bước 3: Obstacles – Trở ngại
Sau khi xác định mục tiêu và hướng tới kết quả cụ thể, thì ở bước này sẽ tập trung
vào việc quản lý mục tiêu bằng cách nhận định và đo lường những khó khăn trở ngại có
thể xảy ra khi thực hiện mục tiêu
Để dự đoán những thách thức có thể gặp phải, có thể đặt ra 1 số câu hỏi:
 Những trở ngại nào có thể xảy ra trong quá trình thực hiện?
 Những yếu tố nào có thể làm giảm khả năng thành công của bạn?
 Phải làm gì để vượt qua và khăc phục khó khăn
Đặt ra câu hỏi và câu trả lời chính là giải pháp cho những khó khăn trở ngại
Bước 4: Plan – Kế hoạch
Bước cuối cùng của WOOP chính là tập trung vào việc lập kế hoạch cụ thể để đạt
được mục tiêu
Câu hỏi được đặt ra là
 Cần làm những gì để đạt mục tiêu?
 Cần chuẩn bị những gì để vượt qua trở ngại ?
 Cần có những bước cụ thể nào ?
Việc lập kế hoạch cụ thể giúp bạn tạo ra 1 lịch trình cụ thể, có thể dễ dàng kiểm tra
và theo dõi tiến trình của mục tiêu
3. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình WOOP
Ưu điểm:
 Phương pháp này tập trung vào cung cấp một kế hoạch cụ thể và rõ ràng cho việc
đạt được mục tiêu.
 Bằng cách xác định các rào cản tiềm tàng, người sử dụng có thể chuẩn bị trước và
phát triển chiến lược để vượt qua chúng.
 WOOP là một công cụ linh hoạt có thể áp dụng cho nhiều mục tiêu và tình huống
khác nhau.
Nhược điểm:
 Có thể yêu cầu một mức độ tự điều khiển và tự chủ cao từ người sử dụng để thực
hiện kế hoạch WOOP.
 Đôi khi việc xác định các rào cản có thể không phải lúc nào cũng dễ dàng, và có
thể đòi hỏi sự tự nhận thức sâu sắc.
 Một số người có thể cảm thấy rằng việc tập trung vào các rào cản có thể tạo ra sự
tiêu cực hoặc làm mất niềm tin vào khả năng của họ.
4. Ứng dụng mô hình WOOP vào quá trình học tập:
Mô hình WOOP có thể áp dụng trong việc đạt được các mục tiêu học tập như việc
hoàn thành một bài luận, học một kỳ thi, hoặc đạt được một mức điểm cụ thể. Bằng
cách sử dụng phương pháp này, học sinh có thể xác định các rào cản như thiếu thời
gian, thiếu tập trung, hoặc sự thiếu tự tin, và phát triển các kế hoạch cụ thể để vượt
qua chúng. Điều này có thể bao gồm việc thiết lập lịch trình học tập cụ thể, áp dụng
các kỹ thuật quản lý thời gian, hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ giáo viên hoặc bạn bè.

You might also like