You are on page 1of 1

A.

Nguyên liệu và hóa chất:


o Nguyên liệu: bột mì số 8, 11, 13.
o Hóa chất: dung dịch NaCl 20g/L
B. Dụng cụ và thiết bị:
o Dụng cụ: Chén sứ, rây bột, chén nhựa, khuôn nhôm (chén sấy).
o Thiết bị: Cân kĩ thuật, tủ sấy.
Thí nghiệm 1: Xác định độ ẩm của bột mì.
1. Nguyên tắc: Sấy mẫu trong tủ sấy đến khối lượng không đổi, độ ẩm mẫu tính từ lúc khối lượng mất đi
trong quá trình sấy.
2. Tiến hành: Sấy 5 gam bột mì ở nhiệt độ 130oC trong 60 phút, sau đó lấy ra cân lại khối lượng. Lặp lại
quá trình sấy 3-4 mỗi lần 30 phút, cho đến khi khối lượng không đổi. Lặp lại thí nghiệm 3 lần.
3. Tính toán kết quả: Độ ẩm (W%) của bột mì được xác định theo công thức:
m1−m2
W= x 100%
m
Trong đó:
m(g) là khối lượng bột mì ban đầu
m1(g) là khối lượng chén sấy và bột mì trước khi sấy.
m2(g) là khối lượng chén sấy và bột mì sau khi sấy.
Bảng xác định độ ẩm của bột mì
Bột mì 8 11 13
Số lần 1 2 3 1 2 3 1 2 3
m(g) 5.03 5.02 5.01 5.01 5.01 5.02 5.02 5.02 5.04
m1(g) 13.32 13.60 14.20 13.55 13.34 13.70 14.18 13.34 13.83
m2(g) 12.75 13.04 13.62 12.96 12.76 13.09 13.56 12.73 13.19
Độ ẩm W (%) 11.33 11.16 11.58 11.78 11.58 12.15 12.35 12.15 12.69
Độ ẩm trung
11.35 ± 0.2114 11.83 ± 0.2893 12.39± 0.2731
bình (%)

4. Nhận xét:
- Từ kết quả trên có thể thây được 3 loại bột mì có độ ẩm trong khoảng từ 11-13%, và không có số liệu
vượt quá 15%, do vậy vẫn nằm trong mức độ ẩm hợp lí của bột mì.
- Theo số liệu, có thể thấy độ ẩm của bột mì số 13 là cao nhất (12.39%) do có chứa lượng protein cao hơn
so với bột mì số 8 và số 11, giúp tăng khả năng hấp thụ nước của bột mì.

You might also like