You are on page 1of 6

Tổng số tế bào/ml của nấm men saccharomyces cerevisiae theo thời gian

Đồ thị biểu diễn tổng số tế bào/ml của nấm men


saccharomyces Cerevisiae tHEO THỜI GIAN
19.00

18.00
f(x)
f(x) == 0.00457655498728295
0.00240070254424458 x³
x³ −− 0.144323506346405
0.105586276808712 x²
x² ++ 1.41667249648964
1.25718872820317 xx ++ 13.4050600774284
13.1954113394586
f(x) = 0.00194195291705457 x³ − 0.0987663052226508 x² + 1.25164245677679 x + 12.7882801180538
17.00
(lnN tế bào/ml)
Mật độ tế bào

16.00

15.00

14.00

13.00

12.00
0 2 4 6 8 10 12 14

Thời gian 12h


(giờ)

Dựa vào kết quả đồ thị có thể thấy được rằng trong thí nghiệm này chỉ thu được kết quả biểu diễn log
phase (pha log) và stationary phase (pha cân bằng) mà không có lag pha (pha thích nghi). Điều này xảy ra
bởi vì chuẩn bị môi trường nhân giống và lên men có độ pH (pH=6) và hàm lượng đường saccharose
(10%) không thay đổi trong thí nghiệm.

Trong quá trình nuôi cấy chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae trong cùng một điều kiện pH không
đổi (pH = 6) và hàm lượng đường không thay đổi (10%). Sự thay đổi điều kiện thời gian của môi trường
nhân giống lần lượt là 12 giờ, 24 giờ và 36 giờ có ảnh hưởng đến mật độ tế bào của chủng nấm men theo
theo thời gian khảo sát. Trong đồ thị có thể thấy được mật độ tế bào đạt cực đại của giờ nhân giống khác
nhau lần lượt là 12 giờ (17.96 lnN tế bào/ml), 24 giờ (17.85 lnN tế bào/ml), 36 giờ (17,57 lnN tế bào/ml).

Theo kết quả thì tại thời điểm 0 giờ, môi trường nhân giống 12 giờ có mật độ tế bào cao nhất (13,20 lnN
tế bào/ml), sau đó là môi trường nhân giống 24 giờ ( 13,02 lnN tế bào/ml), thấp nhất là môi trường nhân
giống 36 giờ (12,72 lnN tế bào/ml). Tại thời điểm lên men 0 giờ thì chủng nấm men Saccharomyces
cerevisiae đã tiến vào pha log của quá trình sinh trưởng mà không cần trải qua pha lag (pha thích nghi).
Sau đó là thời điểm 1 giờ mật độ tế bào tăng lên nhanh chóng do sự sinh trưởng diễn ra mạnh mẽ. Vào
lúc 3 giờ thì pha log kết thúc, sự sinh trưởng của tế bào chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae bắt
đầu chậm lại tiến vào điểm uốn. Tại điểm uốn mặc dù tế bào nấm men vẫn phát triển nhưng rất chậm bắt
đầu từ giờ thứ 4 điến giờ thứ 7. Sự sinh trưởng của tế bào nấm men chậm lại đến giờ thứ 8 thì ngừng
tăng mật độ tế bào, tại đây mật độ tế bào đạt đến giá trị cực đại và bắt đầu suy giảm nhẹ sau đó. Nguyên
nhân là do sự suy giảm của chất dinh dưỡng có trong môi trường (saccharose) và sự tích lũy các độc tố
sinh ra trong quá trình sinh trưởng của nấm men. Tại giờ thứ 8 đến giờ thứ 10 nấm men đi vào pha ổn
định, mật độ tế bào không còn tăng lên nữa. Sau đó đến giờ thứ 11 và giờ 12 mật độ tế bào có xu hướng
suy giảm nhẹ. Điều này là do sự cạn kiệt chất dinh dưỡng và sự tích tụ độc tố tăng lên ngày càng nhiều
trong môi trường lên men do sự sinh trưởng.

Tương tự như môi trường nhân giống 12 giờ khi nhân giống chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae
24 giờ thì khi đưa vào môi trường lên men pha log đã diễn ra tại 0 giờ mà không cần trải qua pha lag. Pha
log diễn ra sự sinh trưởng của tế bào nấm men một cách nhanh chóng. Đến khi 3 giờ thì pha log kết thúc,
tiến đến điểm uốn. Điểm uốn cũng kéo dài từ giờ thứ 4 đến giờ thứ 7, khi này mật độ tế bào có tăng
nhưng rất chậm. Vào giờ thứ 8 thì mật độ tế bào đạt cực đại sau đó tiến và pha cân bằng nối tiếp ở giờ
thứ 9 và giờ thứ 10. Sau đó vào giờ thứ 11 và giờ thứ 12 bắt đầu có dấu hiệu suy giảm mật độ tế bào.

Ở môi trường nhân giống 36 giờ thì vào thời điểm 0 giờ vẫn đã diễn ra pha log và kết thúc pha log vào
thời điểm 3 giờ. Tuy nhiên thời gian pha cân bằng ở môi trường nhân giống 36 giờ này ngắn hơn, chỉ diễn
ra trong 2 khoảng thời gian là 8 giờ và 9 giờ. Sau đó vào giờ thứ 10 đã diễn ra quá trình suy vong.

Theo một số bài nghiên cứu…

TỶ LỆ TẾ BÀO SỐNG của nấm men saccharomyces cerevisiae theo thời gian

Đồ thị biểu Diễn TỶ LỆ TẾ BÀO SỐNG của


nấm men saccharomyces cerevisiae theo thời
gian
95.00

f(x) = 0.00937505374139386 x³ − 0.492735057470821 x² + 4.53459394881212 x + 80.4234054808085


90.00

f(x) = 0.00625909493336331 x³ − 0.412709414942664 x² + 4.08661046364462 x + 75.8741602982014


85.00

f(x) = − 0.00637887875095865 x³ − 0.152225307521931 x² + 2.35801534729756 x + 74.199397777746


% Tế bào sống

80.00

75.00

70.00

65.00
0 2 4 6 8 10 12 14
12h
Thời gian ( giờ)
Polynomial (12h)
24h
Từ dữ liệu kết quả thu được có thể thấy được tỉ lệ phần trăm tế bào sống của chủng nấm men
Saccharomyces cerevisiae ở 3 điều kiện thời gian nhân giống khác nhau 12 giờ, 24 giờ và 36 giờ đều trên
70%. Với tỉ lệ tế bào sống trung bình cao nhất ở các điều kiện nhân giống có thời gian nhân giống 12 giờ
là 91,97%, thời gian nhân giống 24 giờ là 87,53% và thời gian nhân giống 36 giờ là 81,70%.

Với kết quả thu được thì khi đưa giống từ các giờ nhân giống vào môi trường lên men, không có sự thay
đổi của pH nên pha log đã diễn ra và tăng mật độ tế bào mạnh mẽ. Cụ thể ở môi trường nhân giống 12
giờ tỉ lệ tế bào sống tăng lên từ 79,84% lên 91,97%, môi trường nhân giống 24 giờ tỉ lệ tế bào sống tăng
lên từ 74,33% lên 87.53%, môi trường nhân giống 36 giờ tỉ lệ tế bào sống tăng từ 73,72% lên 81,70%. Sau
đó chúng từ từ tiến vào pha cân bằng và bắt đầu có dấu hiệu suy giảm. Điều này xảy ra là vì ở môi trường
nhân giống 12 giờ chủng nấm men có đủ lượng cơ chất và chưa tích tụ nhiều độc tố sinh ra trong quá
trình sinh trưởng trong bình nhân giống nên thời gian sinh trưởng ra nhiều tế bào sống kéo dài đến 7 giờ.
Còn ở môi trường nhân giống 24 giờ và 36 giờ lượng cơ chất trong bình nhân giống dần cạn kiệt cũng
như là nhiều chất độc hại là sản phẩm từ quá trình sinh trưởng tích tụ lại làm giảm tỉ lệ sống của chúng
nên chúng có tỉ lệ tế bào sống phát triển nhanh chỉ đến giờ thứ 5.

Trong quá trình sinh trưởng chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae cần phải duy trì được pH nội bào
không thay đổi. Có nhiều enzyme hoạt động trong tế bào nấm men trong suốt quá trình tăng trưởng và
trao đổi chất. Chủ yếu chủng giống Saccharomyces cerevisiae phát triển tốt trong môi trường acid. Khi độ
pH ngoại bào lệch khỏi mức tối ưu, tế bào nấm men cần đầu tư năng lượng để bơm vào hoặc đẩy ra các
ion hydro nhằm duy trì độ pH nội bào tối ưu (Narendranath và cộng sự, 2001; Thomas, K. C và cộng sự,
2002). Nên khi phát triển trong môi trường nhân giống tùy từng khoảng thời gian 12 giờ, 24 giờ, 36 giờ
thì tỉ lệ tế bào sống sẽ có sự chênh lệch do sự sụt giảm cơ chất có trong bình nhân giống. Khi đưa qua
bình lên men thì tỉ lệ phần trăm của tế bào sống cũng sẽ phát triển tương tự như trong bình nhân giống.

Tỷ lệ tế bào nảy chồi (%) của nấm men saccharomyces cerevisiae theo thời gian

Đồ thị biểu diễn tỷ lệ tế bào nảy chồi (%) của nấm men
45.00 saccharomyces Cerevisiae THEO THỜI gian
40.00
% tế bào nảy chổi (%)

35.00 f(x) = 0.0139527740239736 x³ − 0.606336489080433 x² + 6.24228227080708 x + 18.3798434482489


f(x) = 0.00767598366994729 x³ − 0.49228850781188 x² + 5.6950925857869 x + 16.2980409118329
30.00 R²
f(x)==0.974472790015977
0.00421808248294763 x³ − 0.389458115244379 x² + 4.80676179547159 x + 15.7560830937668

25.00

20.00

15.00

10.00
0 2 4 6 8 10 12 14
Thời gian (giờ)
12h

Dựa vào kết quả thu được ta có thể thấy được tỉ lệ nảy chồi ở điều kiện nhân giống ở pH=6 có thời gian
nhân giống khác nhau 12 giờ, 24 giờ và 36 giờ có sự tăng lên nhanh chóng. Cụ thể trong suốt pha log đến
khi tiến vào pha cân bằng ở môi trường nhân giống 12 giờ tăng (từ 17,87% lên 39,27%), môi trường nhân
nhân giống 24 giờ (tăng từ 16,15% lên 17,85%), môi trường nhân giống 36 giờ (tăng từ 15,21% lên
32,27%). Ở tất cả môi trường, sự sinh sản mạnh của tế bào chồi tăng mạnh ngay ở những giờ đầu tiên
của pha log, sau đó tăng chậm lại khi vào điểm uốn vì lúc mày lượng cơ chất tồn tại trong môi trường
nhiều, chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae đã thích nghi được với môi trường lên men ngay lập
tức nên tích cực sinh trưởng, phát triển và phân chia tế bào.

Vì tế bào nảy chồi sẽ phát triển thành tế bào sống mới nên khi tế bào sống tăng thì có nghĩa là tế bào nảy
chồi cũng sẽ tăng. Sau thời gian nuôi cấy trong môi trường lên men, khi tiến vào pha cân bằng chủng nấm
men Saccharomyces cerevisiae có tỉ lệ nảy chồi bắt đầu suy giảm. Nguyên nhân là do cơ chất cho sự sinh
trưởng bắt đầu cạn kiệt, một số chất độc hại do sự trao đổi chất trong quá trình phát triển tích tụ nhiều,
nên đã kiềm hãm ngăn cản sự phát triển và phân chia tế bào. Khi các tế bào nấm men sinh sôi, phát triển
dẫn đến cạn kiệt các chất dinh dưỡng sẵn có, chúng bước vào giai đoạn ổn định được đặc trưng bởi sự
ngừng chu kỳ tế bào và những thay đổi sinh lý, sinh hóa và hình thái cụ thể. Những thay đổi này bao gồm
sự dày lên của thành tế bào, sự tích tụ carbohydrate dự trữ và khả năng chịu nhiệt (M Werner-
Washburne, et al, 1993).

Đồ thị thể hiện sự thay đổi của nồng độ đường


trong thời gian lên men đến Saccharomyces
11.00
Cerevisiae

10.00
Hàm lượng đường (%)

f(x)
f(x) == −− 0.232417582417582
0.328021978021978 xx ++ 9.6021978021978
9.52967032967033
9.00 f(x) = − 0.307692307692308 x + 9.35384615384615

8.00

7.00

6.00

5.00
0 2 4 6 8 10 12 14
Thời gian 12h
(giờ)
Linear (12h)
24h
Linear (24h)

Hàm lượng đường tổng trong môi trường nuôi cấy có sự ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của chủng
giống nấm men. Ở pha log, tế bào phát triển nhanh nên tốc độ trao đổi chất lớn đòi hỏi tiêu thụ đường
saccharose nhiều hơn, vì vậy hàm lượng đường giảm nhanh để đáp ứng được nhu cầu cần cơ chất để
sinh trưởng (Liu và cộng sự, 2015).

Từ kết quả thu nhận được có thể thấy được hàm lượng đường trong các môi trường nuôi cấy đều giảm.
Cụ thể ở môi trường nhân giống 12 giờ hàm lường đường giảm nhiều nhất (từ 9,9% xuống 5,9%), môi
trường nhân giống 24 giờ giảm ít hơn (từ 9,8% xuống 6,0%) và giảm hàm lượng đường ít nhất là ở môi
trường nhân giống 36 giờ (từ 9,9% xuống 6,8%). Điều này xảy ra là vì đường saccharose là nguồn dinh
dưỡng cho nấm men phát triển, mà ta thu nhận được kết quả từ mật độ tế bào ở môi trường nhân giống
12 giờ là cao nhất và 36 giờ là thấp nhất nên số liệu hàm lượng đường thu nhận được là hợp lý. Hàm
lượng đường tổng đo được ở 0h không phải 10% là vì chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae đã tiến
vào pha log nên khi đưa vào môi trường lên men đã lấy đi cơ chất có trong môi trường để tiếp tục sinh
trưởng nên mới có sự chênh lệch.

Đồ thị thể hiện pha sinh trưởng của


saccharomyces cerevisiae THEO THỜI GIAN
18.00

17.00
f(x) = 1.12200390976778 x + 13.4483302421695
16.00 R²
f(x)==0.967549038848646
Ln N tế bào/ml

1.03508773458393 x + 13.2316266055316
f(x)
R² ==0.972842316520704
1.06094880458003 x + 12.7980504008724
R² = 0.99625410793729
15.00

14.00

13.00

12.00
0 1 2 3
Thời gian
12h( giờ)
Linear (12h)
24h

Từ kết quả thu được ta có được đường cong pha sinh trưởng của chủng nấm men Saccharomyces
cerevisiae theo từng khoảng thời gian nhân giống 12 giờ, 24 giờ và 36 giờ. Mẫu có thời gian nhân giống
12 giờ có pha log bắt đầu từ lúc 0 giờ, pha log diễn ra từ 0 – 3 giờ, pha lag không diễn ra do môi trường
nhân giống và lên men có cùng điều kiện pH cho chủng nấm men phát triển mà không cần phải thích nghi
với môi trường mới. Tương tự với thời gian nhân giống là 24 giờ và 36 giờ thì pha log cũng diễn ra ngay
từ lúc cho vào môi trường lên men, diễn ra trong khoảng thời gian từ 0-3 giờ đầu. Sau đó tiến vào điểm
uốn tại đây, chủng nấm men phát triển chậm lại và dừng sinh trưởng khi vào pha cân bằng.

ĐIỀU KIỆN TN1 ĐIỀU KIỆN TN2 ĐIỀU KIỆN TN3


THÔNG SỐ (pH=6, 12H) (pH=6, 24H) (pH=6, 36H)
THỜI GIAN PHA
LAG (GIỜ) 0 0 0
THỜI GIAN PHA
LOG (GIỜ) 3 3 3
Nmax (LnN tế bào/
mL) 17,96 17,85 17,57
THỜI GIAN ĐẠT
Nmax (GIỜ) 8 8 9
µ (1/h) 1,12 1,04 1,06
Td (GIỜ) 0,57 0,62 0,60
n (lần/ giờ) 14,05 12,96 14,94
Yn/s (Ln tế bào/mL.
% sucrose) 2,44 2,10 2,66
M Werner-Washburne, et al. (1993). Stationary phase in the yeast Saccharomyces cerevisiae. ASM
Journals.

Neelakantam V. Narendranath* and Ronan Power, (2005). Relationship between pH and Medium
Dissolved Solids in Terms of Growth and Metabolism of Lactobacilli and Saccharomyces cerevisiae during
Ethanol Production. Applied and Environmental Microbiology, May 2005, p. 2239–2243.

Narendranath, N. V., K. C. Thomas, and W. M. Ingledew. (2001). Acetic acidand lactic acid inhibition of
growth of Saccharomyces cerevisiae by differentmechanisms. J. Am. Soc. Brew. Chem. 59:187–194.20.

Liu, X., et al. (2015). Effect of initial pH on growth characteristics and fermentation properties of
Saccharomyces cerevisiae Journal of food science, 80(4), M800-M808.

You might also like