You are on page 1of 15

29/2/2024

MÔN HỌC:
QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG

T Ổ N G Q U AN V Ề
Q U ẢN L Ý Đ Ơ N H À N G

NỘI DUNG

•Hiện trạng
•Quản lý
•Quản lý đơn hàng

1
29/2/2024

HIỆN TRẠNG

HIỆN TRẠNG NGÀNH MAY MẶC


Điểm mạnh
• Nguồn lao động dồi dào, khéo léo, cần cù, chịu khó
• Tiền gia công sản phẩm rẻ, chi phí nhân công thấp
• Chất lượng các sản phẩm may mặc của Việt Nam được các nước
nhập khẩu đánh giá cao
• Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam ngày càng tăng và
thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng
• Các doanh nghiệp may đang dần chú trọng và có kế hoạch đầu tư nâng
cao năng lực thiết kế, năng suất lao động, ứng dụng công nghệ vào
sản xuất nhằm giảm lãng phí về nguyên vật liệu

HIỆN TRẠNG NGÀNH MAY MẶC


Điểm yếu
• Công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn lạc hậu
• Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỉ lệ nhỏ. Bên cạnh đó, mức
độ ổn định của nguồn lao động trong ngành may mặc không cao khiến cho các doanh
nghiệp may thường xuyên phải quan tâm đến việc tuyển dụng lao động mới.
• Chủ yếu là thực hiện may gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên giá trị gia
tăng của ngành may còn thấp
• Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành may của Việt Nam tại thị trường
nước ngoài nên không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ.
• Phần lớn nguyên liệu cho ngành may mặc hiện nay vẫn phải nhập khẩu dẫn đến giá
trị thực tế thu được của ngành chưa cao
• Ngành may mặc Việt Nam hiện chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa
• Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước
ngoài để xuất khẩu.

2
29/2/2024

HIỆN TRẠNG NGÀNH MAY MẶC


Cơ hội
• Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành may
mặc Việt Nam
• Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sẽ khiến
cho nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc ngày càng tăng, đặc biệt là
các sản phẩm trung và cao cấp.
• Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm của
các nước nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản,...) do chất lượng sản phẩm
cao nên sẽ có thể mở rộng hơn thị phần xuất khẩu cũng như tăng giá trị
xuất khẩu.
• Ngành may mặc trong thời gian tới được coi là ngành ưu tiên và
khuyến khích phát triển nên sẽ nhận được những nguồn vốn đầu tư
lớn cả trong và ngoài nước.

HIỆN TRẠNG NGÀNH MAY MẶC


Thách thức
• Các quốc gia nhập khẩu thường có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất lượng
của hàng may mặc nhập khẩu vào, bao gồm cả hàng hóa của VN.
• Hàng hóa VN cũng như của 1 số quốc gia khác có nguy cơ bị kiện bán phá giá và áp
mức thuế chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành may mặc của nước nhập khẩu
• Để thu được lợi nhuận cao thì Việt Nam cần phải đầu tư các sản phẩm thiết kế thời
trang để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước cũng như để xuất khẩu
• Những biến động bất lợi về giá dầu thế giới, giá lương công nhân có thể làm tăng giá
thành sản xuất của doanh nghiệp may. Nếu giá sản phẩm may mặc của Việt Nam tăng
lên và cao hơn các nước khác thì các nước nhập khẩu sẽ chuyển hướng sang những
nước có giá thành rẻ hơn và không nhập khẩu hàng may mặc của Việt Nam nữa, do
đó sẽ làm giảm sút kim ngạch xuất khẩu
• Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu
dáng mẫu mã đa dạng, phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam và các nước
trên thế giới.

CHUỖI HÀNG HÓA DỆT MAY TOÀN CẦU

3
29/2/2024

Thiết kế Nguồn cung ứng


1.
Nhãn hiệu (Design) (Sourcing trategies) Sản xuất
Mua NPL
(Brand) (Procurement) (CMT)
Phân phối &
tiếp thị (Distribution
& Marketing)

CMT-CMP

Hợp đồng gia công (Contrast


Manufacturer) – FOB cấp I

OEM (FOB cấp II)

ODM

OBM (FOB cấp III)

MÔ HÌNH TỔ CHỨC SX
MAY MẶC CÔNG NGHIỆP TẠI VN

GIÁ TRỊ GIA TĂNG


ĐÓNG GÓP VÀO SẢN PHẨM

DOANH NGHIỆP VN TRONG


CHUỖI DỆT MAY TOÀN CẦU

4
29/2/2024

CÂU HỎI THẢO LUẬN

•Quản lý là gì?
•Quản lý đơn hàng là gì?

QUẢN LÝ

KHÁI NIỆM
Quản lý là gì?
- Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá
trình xã hội và hành vi của các cá nhân hướng đến mục đích
hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan.
- Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định
hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của con người.
Quản lý được thể hiện qua Mô hình quản lý theo chu kì
Deming

5
29/2/2024

Hoạch Gồm việc định rõ những mục tiêu


định hoạt động của tổ chức. Thiết lập
(Plan) các chính sách, các quá trình và
các thủ tục nhằm phối hợp và
tổng hợp các hoạt động.
Thực Thực thi các quá trình đã hoạch
hiện định
(Do)
Kiểm Theo dõi và đo lường việc thực hiện
tra các quá trình, so sánh với mục tiêu
(Check) đặt ra, báo cáo kết quả
Hành Hành động để cải tiến thường xuyên
VÒNG TRÒN động kết quả hoạt động của quá trình.

DEMING (PDCA) (Action) Chọn lọc cách thức hoạt động hiệu
quả nhất

16

17

18

6
29/2/2024

CÂU HỎI THẢO LUẬN

•Nhà quản lý là gì?


•Vai trò của nhà quản lý?
•Các kỹ năng cần có của nhà quản lý?

Người lập kế hoạch, tổ chức, điều


khiển và kiểm soát các yếu tố con
người, vật chất, tài chính, thông tin có
hiệu quả để đạt được mục tiêu.

NHÀ QUẢN LÝ 20

Vai trò quan hệ con người


Vai trò đại diện: có tính nghi lễ trong tổ chức
Vai trò lãnh đạo: phối hợp và kiểm tra công
việc của cấp dưới
Vai trò liên lạc: quan hệ với mọi người trong
và ngoài tổ chức nhằm hoàn thành công việc

VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN LÝ


21

7
29/2/2024

Vai trò thông tin


Thu thập, tiếp nhận thông tin liên quan đến
mọi hoạt động tổ chức
Phổ biến thông tin đến những người liên quan
Cung cấp thông tin cho các bộ phận trong
cùng đơn vị

VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN LÝ


22

Vai trò quyết định:


Phân phối các nguồn lực: bố trí công việc đúng người- đúng
vị trí nhằm phát huy hết năng lực của mỗi cá nhân trong tổ
chức và sức mạnh của tập thể
Giải quyết các xáo trộn: phải kịp thời đối phó, xử lý trước
những biến cố bất ngờ nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn
định
Là nhà thương thuyết, đàm phán
Nhà cải tiến: nhà quản lý phải luôn tìm cách cải tiến hoạt
động của tổ chức nhằm đạt đến kết quả cao nhất

VAI TRÒ CỦA NHÀ QUẢN LÝ


23

Kỹ năng quản lý: là khả năng cần thiết để thực hiện
một công việc cụ thể. Thể hiện trình độ chuyên môn
nghiệp vụ của nhà quản lý
Kỹ năng nhân sự: là khả năng cùng làm việc, động
viên, điều khiển con người trong một tập thể
Kỹ năng tư duy: là khả năng hiểu rõ mức độ phức
tạp của môi trường và biết cách giảm thiểu sự phức
tạp đó xuống mức độ có thể đối phó được

CÁC KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA


NHÀ QUẢN LÝ 24

8
29/2/2024

Nhà quản lý là người có khả năng dự đoán, tiên


lượng trước hành vi và phản ứng của cấp dưới. Việc
đưa ra quyết định phụ thuộc rất nhiều vào trình độ,
năng lực quản lý, tính chất công việc. Công tác quản
lý đòi hỏi nhà quản lý phải là người dũng cảm, có tính
quyết đoán, có tinh thần tập thể và tinh thần trách
nhiệm cao.

NHÀ QUẢN LÝ
25

Q U ẢN L Ý Đ Ơ N H À N G

CÂU HỎI

•QLĐH là gì?
•Nêu các quá trình trong QLĐH?

9
29/2/2024

KHÁI NIỆM
Quản lý đơn hàng là gì?
- Quản lý đơn hàng là sự quản trị toàn bộ quá trình kinh
doanh đơn hàng liên quan đến chủng loại hàng hóa hay
loại hình dịch vụ nào đó, từ khâu bắt đầu thiết lập đơn
hàng đến khi hoàn tất sao cho đảm bảo yêu cầu về giá
cả, chất lượng, số lượng và thời gian giao hàng…mà hai
bên đã cam kết.
- Bao gồm các quá trình theo dõi tiến độ hàng hóa từ khi
bắt đầu thiết lập đơn hàng cho đến khi hàng hóa xuất
đúng thời hạn tới tay khách hàng với chất lượng tốt.

Quá trình phát triển sản phẩm mới


Quá trình sản xuất đơn hàng
Quá trình bán hàng và giao hàng
Quá trình quyết toán kết thúc đơn hàng

QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG


29

Phát triển sản phẩm mới: về kiểu dáng, chất liệu, thông số,
kích thước, qui cách lắp ráp sản phẩm
Giới thiệu sản phẩm mới và thăm dò thị trường
Định giá thành sản phẩm
Chào giá
Khách hàng đặt hàng
Thiết lập thông tin hợp đồng đơn hàng, các điều khoản chi
tiết về số lượng, yêu cầu về chất lượng, chủng loại hàng
hóa, chất liệu, qui cách bao gói, đóng thùng, thời gian và địa
điểm giao nhận hàng…
QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG
PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI 30

10
29/2/2024

Theo dõi tình hình sản xuất


Lập bảng chênh lệch giữa tồn kho thực tế và
dự kiến sản xuất đơn hàng tại thời điểm lập
đơn hàng
Lập bảng dự trù vật tư sản xuất đơn hàng
Tính giá thành chi tiết sản phẩm theo từng
công đoạn

QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG


SẢN XUẤT ĐƠN HÀNG 31

Thống kê đơn hàng


Cập nhật đơn đặt hàng từ khách hàng
In phiếu xuất kho
Xuất hóa đơn bán hàng và ghi nhận doanh thu,
công nợ
Theo dõi quá trình giao hàng: lập phiếu giao hàng,
ghi nhận số lượng hàng giao theo từng đợt giao
hàng
Ghi nhận và xử lý hàng trả lại
QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG
BÁN HÀNG VÀ GIAO HÀNG 32

Tính toán và phân phối các chi phí liên quan


đến hoạt động bán hàng
So sánh tình hình tồn kho thực tế với kế
hoạch sản xuất của từng đơn hàng/ hợp
đồng
Theo dõi hạn mức tồn kho tối thiểu và tối đa

QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG


QUYẾT TOÁN KẾT THÚC ĐƠN HÀNG
33

11
29/2/2024

CÁC HÌNH THỨC


QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG

- Hình thức quản lý trực tuyến


- Hình thức quản lý theo chức năng
- Hình thức quản lý theo trực tuyến – chức năng
- Hình thức quản lý theo ma trận (bàn cờ, hay theo đề án, sản
phẩm)
- Hình thức quản lý theo sản phẩm
- Hình thức quản lý theo địa lý

CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ

QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG


T R O N G M AY M Ặ C

12
29/2/2024

ĐƠN HÀNG MAY MẶC


• Đơn hàng ngành may là những hợp đồng sản xuất
sản phẩm may cụ thể: suit, áo khoác, áo sơ mi, váy,
đầm, quần tây…Tên gọi của các đơn hàng ngành
may phụ thuộc vào hình thức sản xuất đơn hàng đó.
Các doanh nghiệp dệt may gia công hàng xuất khẩu
may mặc thường áp dụng 4 phương thức xuất khẩu
chính là CMT, FOB, ODM và OBM

QLĐH MAY MẶC


Quản lý đơn hàng ngành may:
• Là chuỗi công tác thực hiện thông qua quá trình làm việc với khách
hàng bắt đầu từ giai đoạn thương mại, phát triển mẫu sản phẩm, tìm
kiếm nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, triển khai và kiểm soát toàn bộ
đơn hàng, cho đến khi hoàn thành sản phẩm theo đúng yêu cầu chất
lượng, số lượng và đúng thời gian giao hàng đã ký kết trên hợp đồng
với giá cả thỏa thuận.
Nhân viên quản lý đơn hàng ngành may:
• Là những người chịu trách nhiệm chính, là cầu nối giữa khách hàng –
công ty, bộ phận – bộ phận để có thể tiếp nhận, xử lý, chuyển giao và
truyền đạt thông tin từ phía khách hàng, nhà cung cấp và các bộ phận
có liên quan một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo sản xuất luôn
được tiến hành một cách liên tục, tránh sự trì hoãn.

VAI TRÒ CỦA BỘ PHẬN QLĐH


• Chịu trách nhiệm chính, là cầu nối thông tin giữa khách hàng – công ty,
công ty – nhà cung cấp và giữa các bộ phận trong công ty với nhau để
có thể tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, chuyển giao thông tin từ phía
khách hàng, nhà cung cấp và các bộ phận liên quan một cách nhanh
chóng, chính xác, đảm bảo sản xuất được liên tục, tránh mọi sự trì
hoãn.
• Chuẩn bị đầu vào và đầu ra cho quá trình sản xuất: tài liệu kỹ thuật,
nguyên phụ liệu, thông tin sản xuất, thủ tục nhập và xuất hàng.
• Tạo dựng mọi quan hệ và làm hài lòng mọi yêu cầu của khách hàng
• Xây dựng hình ảnh, uy tín công ty
• Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, tối ưu hóa lợi nhuận thu được

13
29/2/2024

NHIỆM VỤ CỦA BỘ PHẬN QLĐH


• Làm hài lòng mọi tiêu chí từ khách hàng
• Phát triển SP và chào giá
• Liên lạc chặt chẽ với KH để đáp ứng mọi yêu cầu và
đạt được mọi thỏa thuận
• Thực hiện ký kết hợp đồng kinh doanh
• Tính toán và lập các báo cáo chi phí, doanh thu, bồi
thường,... và thông tin đầy đủ cho bộ phận tài chính
• Liên tục cập nhật mọi thông tin về đơn hàng cho các
bộ phận liên quan

NHIỆM VỤ CỦA BỘ PHẬN QLĐH


• Đảm bảo nguồn đơn hàng, nguồn cung cấp NPL đầy đủ cho
sản xuất liên tục
• Lập kế hoạch triển khai thực hiện đơn hàng đúng với tiêu
chuẩn chất lượng và cam kết
• Giám sát, giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đơn hàng.
• Kiểm soát tiến độ SX, dự phòng các giải pháp cần thiết
• Triển khai kế hoạch giao hàng đúng hạn
• Giải quyết các khiếu nại sau giao hàng nếu có

CÂU HỎI

•Các hoạt động cơ bản của quản lý đơn


hàng may mặc.

14
29/2/2024

CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN


CỦA BỘ PHẬN QLĐH MAY MẶC

1. Tiếp nhận thông tin đặt hàng sơ bộ từ khách hàng


2. Tính toán định mức nguyên phụ liệu và năng suất
3. Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên phụ liệu (NPL)
4. Cung cấp thông tin sơ bộ cho khách hàng
5. Chuẩn bị NPL để chế thử mẫu lần đầu
6. Chuẩn bị giao mẫu chế thử lần đầu cho khách hàng

CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN


CỦA BỘ PHẬN QLĐH MAY MẶC

7. Tiếp nhận phản hồi từ khách hàng


8. Đặt mua NPL
9. Chuẩn bị mẫu đối cho khách hàng duyệt
10. Chuẩn bị tài liệu để triển khai sản xuất hàng loạt
11. Theo dõi sản xuất
12. Chuẩn bị giao hàng và thanh toán

15

You might also like