You are on page 1of 3

Câu hỏi ôn tập – Hiển vi quang học

1.1. Ba quy tắc chi phối hướng đi của ánh sáng qua một thấu kính hội tụ:
1. Một tia sáng đi qua tâm của thấu kính không bị chuyển hướng.
2. Một tia sáng chiếu song song với trục quang sẽ đi qua tiêu điểm sau.
3. Một tia sáng đi qua tiêu điểm trước sẽ bi khúc xạ theo một hướng song song với
trục quang. Vẽ đường đi của ánh sáng từ vật thể tới ảnh trong một hệ thấu kính
đơn theo các trường hợp dưới đây:
(a) a < f;
(b) a = f;
(c) 2f > a > f;
(d) a = 2f;
(e) a > 2f,
với a là khoảng cách của vật với đến thấu kính và f là tiêu cự của thấu kính.
Qua bài tập này, bạn có thể hiểu rằng 2f > a > f là cần thiết để thu được ảnh
phóng đại thực.
1.2. Khoảng làm việc (working distance) giữa mẫu và vật kính được xác định bằng sự
phóng đại của hệ thấu kính. Đánh giá sự sai khác về khoảng làm việc với các vật kính
kính có độ phóng đại 5×, 20×, và 50×.
1.3. Tính độ phân giải (resolution) và độ sâu trường (deep of field) tạo ảnh của vật kính
của một kính hiển vi quang được đưa ra dưới đây. Chiết suất của chân không (refractive
index) bằng 1, và của không khí coi như bằng 1. Giả sử sử dụng ánh sáng màu xanh
trong kính hiển vi này.
Độ phóng đại/Số khẩu độ (NA)
5×/0.13
10×/0.25
20×/0.40
50×/0.70
100×/0.90
1.4. Để thu được hình ảnh phóng đại 400 lần chúng tôi chọn một vật kính 40× với một thấu
kính chiếu 10×, hoặc vật kính 20× với một thấu kính chiếu 20×. Đâu là sự khác biệt
giữa chất lượng hình ảnh của chúng?
1.5. Chúng tôi thường có độ phân giải (resolution) của một thấu kính kém hơn hẳn so với
kết quả được tính toán trong câu hỏi 1.3. Tại sao?
1.6. So sánh độ phân giải và độ sâu trường ảnh của kính hiển vi quang học và kính hiển vi
điện tử. Bước sóng của điện tử là 0.0037nm (100 kV) và góc α của kính hiển vi điện
tử là 0.1 rad.
1.7. Người ta không thể xem ảnh hiển vi hội tụ của mẫu vật mặc dù bạn có thể quan sát
hình ảnh hội tụ của mẫu vật bằng việc nhìn qua thị kính. Tại sao?
1.8. Chúng ta kiểm tra mẫu vật hợp kim Al ủ và tấm thép cacbon ủ. Diện tích đánh bóng
của các mẫu khoảng 5 mm × 3 mm.
 Để tránh biến dạng dẻo trên lớp bề mặt, lực nén tối đa nên được sử dụng tương
ứng cho việc đánh bóng mẫu vật hợp kim Al ủ và tấm thép cacbo ủ ra sao?
 Nếu lực nén pháp tuyên không gây ra biến dạng dẻo, thì loại lực nào trên mẫu
có khả năng gây biến dạng dẻo?
Giới hạn chảy của hợp kim Al ủ = 150 MPa
Độ bền kéo của hợp kim Al ủ = 400 MPa
Giới hạn chảy của thép cacbon ủ = 400 MPa
Độ bền kéo của thép cacbon ủ = 700 MPa
1.9. Mô tả quy trình chuẩn bị mẫu để chụp ảnh hiển vi quang học
a. Một mặt cắt ngang của chiếc kim khâu giầy;
b. Một lớp phủ trên đế kim loại;
c. Thiếc hàn có chì; và
d. Polyethylene trộn cùng với tinh thể polymer khác.
1.10. Những phần nào của mẫu vật sẽ được làm nổi bật trong chế độ chụp ảnh trường tối
trong nghiên cứu bằng kính hiển vi quang học nếu mẫu vật là kim loại đa tinh thể có
chứa một phần hạt ceramic?
1.11. Tại sao chúng ta xoay máy phân tích khi kiểm tra cấu trúc vi mô bằng ánh sáng phân
cực?
1.12. Tại sao chúng ta nói rằng độ tương phản Nomarski có thể không cung cấp hình ảnh
3 chiều thực?
1.13. Đề xuất một chế độ tạo ảnh để kiểm tra một mẫu vật Titan chứa cả pha lục giác xếp
chặt (HCP) và lập phương tâm khối (BCC) và chứng minh đề xuất đó
1.14. Tại sao hiển vi huỳnh quang được sử dụng nhiều hơn trong sinh học và các mẫu vật
polymer hơn là với kim loại và ceramic?
1.15. Có thể kiểm tra một mẫu vật kim loại hoặc ceramic bằng kính hiển vi đồng tiêu
không?

You might also like