You are on page 1of 2

3.2.2.

9 Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)


Hai bên trong hợp đồng xuất nhập khẩu thỏa thuận về các trường hợp vi phạm mà
khi một bên vi phạm phải bồi thường theo mức phạt đã thỏa thuận của hai bên.
Điều khoản này được sử dụng nhằm vào hai mục đích:
- Ngăn chặn các ý định không thực hiện hoặc thực hiện không tốt hợp đồng của đối
phương.
- Xác định số tiền phải thanh toán cho việc bồi thường thiệt hại mà không yêu cầu
tòa án tham gia xét xử.
Các trường hợp bị phạt:
 Phạt giao hàng chậm: mức phạt vi phạm do hai bên thỏa thuận.
Ví dụ, khi người bán giao hàng chậm có thể áp dụng khoản phạt như sau: chậm
một tuần, không tính phạt; từ tuần thứ hai đến tuần thứ năm tính 1%/tuần giao
chậm; từ tuần thứ sáu tính 2%/tuần, nhưng tổng số tiền phạt sẽ không vượt quá
10% giá trị đơn hàng giao chậm.
Một trường hợp khác: khi đã quá 30 ngày mà người bán vẫn không giao hàng,
hợp đồng sẽ bị hủy bỏ một cách hợp pháp, người bán sẽ phải bồi thường cho
người mua một khoản bằng 5% tổng giá trị hợp đồng.
 Phạt giao hàng không đúng về số lượng và chất lượng: Hai bên tham gia hợp
đồng có thể áp dụng các biện pháp kèm theo tỷ lệ tiền phạt như sau:
- Lập tức hủy đơn hàng và không trả bồi thường.
- Yêu cầu bên vi phạm thay thế ngay bằng một lô hàng mới.
- Yêu cầu bên vi phạm giao một lô hàng thay thế và chi phí do bên vị
phạm chịu trách nhiệm.
 Phạt do thanh toán chậm:
- Mức phạt được áp dụng dựa trên một tỷ lệ phần trăm nhất định của số
tiền đến hạn.
- Hoặc tính bằng cách ấn định lãi suất chậm thanh toán, thường sử dụng
lãi suất chiết khấu chính thức hay lãi suất hợp pháp được công bố hoặc
lãi suất cho vay quá hạn của ngân hàng, có khi cộng thêm vài phần trăm.

3.2.2.10. Bảo hiểm (Insurance)


Các bên tham gia cần thỏa thuận các vấn đề như: công ty bảo hiểm, các rủi ro
được bảo hiểm, thời hạn của bảo hiểm, ai là người mua bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm cần
mua và loại chứng thư bảo hiểm cần lấy.

You might also like