You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ


KHOA NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC
-------------------

TIỂU LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ
HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG QUỐC,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ -ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Hùng Vương


Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thu Hương
Lớp sinh hoạt : 22CNT02
Lớp học phần: Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học -03

Đà Nẵng ,ngày 21 tháng 12 năm 2023


1
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học môn em đã được giảng viên bộ môn truyền đạt cho
những kiến thức lý luận ,qua bài tập lớn kết thúc học phần em đã có cơ hội tìm
hiểu sâu hơn về môn Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học ,môn học đã
đem lại lợi ích cho em khi ra trường và làm việc sau này.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành ,sâu sắc nhất đến giảng viên bộ môn đã
chỉ bảo tận tình giúp đỡ em .
Nhưng do chưa có nhiều kiến thức ở ngoài nên bài còn có nhiều thiếu sót trong
quá trình tìm hiểu,nghiên cứu và trình bày ,em rất mong sẽ nhận được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đúng quy định.

Tác giả
(ký rõ họ và tên )

2
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, việc tự học tiếng Anh giúp sinh viên trang
bị kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong các tình huống hàng ngày, cũng như
trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Sự thành thạo tiếng Anh là một
yếu tố quan trọng trong việc tìm kiếm việc làm và phát triển sự nghiệp.
Có khả năng sử dụng tiếng Anh sẽ giúp sinh viên nắm bắt được nhiều cơ
hội việc làm trong môi trường quốc tế hoặc trong các công ty đa quốc gia.

Trong ngành Tiếng Trung Quốc, việc rèn luyện và nâng cao kỹ năng tiếng
Anh là một yêu cầu cần thiết. Sinh viên cần hiểu và phát triển khả năng sử
dụng tiếng Anh để hỗ trợ việc dạy và nghiên cứu ngôn ngữ Trung Quốc.
3
Nhiều tài liệu quan trọng như sách giáo trình, tài liệu nghiên cứu, bài viết
khoa học được xuất bản bằng tiếng Anh. Việc tự học tiếng Anh giúp sinh
viên truy cập và nắm bắt thông tin một cách hiệu quả.
Tiếng Anh là cầu nối để tiếp cận kiến thức và văn hóa của các quốc gia
trên thế giới. Tự học tiếng Anh giúp sinh viên mở rộng tầm nhìn, hiểu và
tham gia vào các vấn đề toàn cầu.Tự học tiếng Anh đòi hỏi sinh viên phát
triển kỹ năng tự quản lý, tổ chức thời gian và nâng cao khả năng học tập
độc lập. Điều này sẽ tạo ra sự tự tin và sự phát triển cá nhân toàn diện.
Và hiện nay ,công nghệ thông tin và truyền thông cho phép giao tiếp trực
tiếp với người nước ngoài thông qua email, trò chuyện video và mạng xã
hội. Việc tự học tiếng Anh giúp sinh viên ngành Tiếng Trung Quốc tận
dụng công nghệ này để thực hành và tương tác với người bản ngữ, nâng
cao kỹ năng ngôn ngữ và khả năng giao tiếp quốc tế.
Đối với sinh viên ngành tiếng Trung Đại học Ngoại Ngữ -Đà Nẵng ,việc
tự học tiếng Anh vẫn còn nhiều hạn chế trong đó sinh viên chưa dành
nhiều thời gian cho việc tự học ,chưa xây dựng và rèn luyện được kỹ năng
tự học cho bản thân ...... Dựa vào những lý do trên ,tôi chọn đề tài : “
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học tiếng Anh
của sinh viên ngành Tiếng Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ -
Đại học Đà Nẵng” làm đề tài kết thúc học phần của mình để tìm hiểu các
nhân tố ảnh hưởng tốt hay xấu nhằm đưa ra các biện pháp học tập hiệu
quả.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


2.1. Mục đích nghiên cứu
 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học tiếng Anh của sinh
viên ngành Tiếng Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà
Nẵng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến hoạt động tự học
tiếng Anh của sinh viên.
 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động tự học tiếng Anh của sinh viên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên ngành Tiếng Trung Quốc của Trường Đại học Ngoại
Ngữ- Đại học Đà Nẵng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
o Thời gian : Năm 2023-2024
o Không gian : Trường Đại học Ngoại Ngữ -Đại học Đà Nẵng
o Nội dung : nhân tố ảnh hưởng đến việc tự học tiếng Anh
của sinh viên ngành Tiếng Trung Quốc
4. Phương pháp nghiên cứu
o Phương pháp khảo sát
o Phương pháp phân tích số liệu
5. Câu hỏi nghiên cứu
1. Những yếu tố cá nhân nào ảnh hưởng đến động lực của sinh viên ngành
Tiếng Trung Quốc trong việc tự học tiếng Anh?
2. Liệu trình độ tiếng Anh hiện tại của sinh viên có liên quan đến động lực
và hiệu quả tự học tiếng Anh của họ?
3. Những công cụ và nguồn tài nguyên nào hỗ trợ sinh viên ngành Tiếng
Trung Quốc trong hoạt động tự học tiếng Anh?
4. Tầm quan trọng của môi trường học tập và gia đình đối với việc tự học
tiếng Anh của sinh viên ngành Tiếng Trung Quốc?
6. Ý nghĩa nghiên cứu
Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến việc tự học
Tiếng Anh của bản thân .
Đề xuất các biên pháp phù hợp để sinh viên xác định các yếu tố cần cải
thiện để nâng cao hiệu quả tự học Tiếng Anh và có kế hoạch học tập hiệu
quả . Bên cạnh đó , đóng góp vào nghiên cứu về giáo dục ngôn ngữ.

7. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và các vấn đề lý luận cơ bản
Chương 2: Thực trạng tác động của các nhân tố đến hoạt động tự học
Tiếng Anh của sinh viên ngành Tiếng Trung Trường Đại học Ngoại Ngữ -
Đại học Đà Nẵng
5
Chương 3:Một số biện pháp nâng cao chất lượng của việc tự học Tiếng
Anh của sinh viên ngành Tiếng Trung Trường Đại học Ngoại Ngữ -Đại
học Đà Nẵng

NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ
BẢN
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC TIẾNG
ANH
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Vấn đề tự học luôn là vấn đề của mỗi học sinh,sinh viên và được quan tâm
bởi nhà trường,gia đình và xã hội . Tự học mang lại cho mỗi người nói chung
và sinh viên nói riêng một sự hiểu biết sâu rộng ,am hiểu và rèn luyện được
tinh thần tự giác ,việc tự học của mỗi công dân cũng nhằm tạo ra nguồn nhân
lực có chất lượng góp phần vào việc xây dựng đất nước.Trong môi trường học
tập, bên cạnh việc dạy học thì việc tự học của mỗi học sinh cũng không kém
phần quan trọng. Việc tự học cần được phát huy từ mỗi cá nhân để việc học
tập và đời sống có hiệu quả.
Montaigne từng khuyên rằng: “Tốt hơn là ông thầy để cho học trò tự học,
tự đi lên phía trước, nhận xét bước đi của họ, đồng thời giảm bớt tốc độ của
thầy cho phù hợp với sức học của trò”
Từ thế kỉ XVII, các nhà Giáo Dục trên thế giới như: J.A Comensky
(1592-1670), G.Brousseau (1712-1778), J.H. Pestalozzi (1746-1872),
A.Disterweg (1790-1866) trong các công trình nghiên cứu của mình đều rất
quan tâm đến sự phát triển trí tuệ, tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh
(HS) và nhấn mạnh phải khuyến khích người học giành lấy tri thức bằng con
đường tự khám phá, tìm tòi và suy nghĩ trong quá trình học tập. Cùng với đó,
các nhà Giáo Dục học Mĩ và Tây Âu cũng đã khẳng định vai trò của người
học trong quá trình học tập, đồng thời nhấn mạnh vai trò của người thầy và
các phương pháp, phương tiện trong quá trình dạy học. Các nhà Giáo Dục Xô
Viết đã nghiên cứu sâu sắc cách thức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự
học của người học, trong đó nêu lên những biện pháp tổ chức hoạt động độc
lập nhận thức của Học Sinh trong quá trình dạy học. Nhiều nhà Giáo Dục ở
Châu Á cũng đã quan tâm đến lĩnh vực tự học của HS. Nhà sư phạm nổi tiếng
người Nhật, ông T.Makiguchi đã trình bày những tư tưởng giáo dục mới trong
6
tác phẩm “Giáo Dục vì cuộc sống sáng tạo”. Ông cho rằng, giáo dục có thể
coi là quá trình hướng dẫn tự học mà động lực của nó là kích thích người học
sáng tạo ra giá trị để đạt tới hạnh phúc của bản thân và của cộng đồng. Trước
những thách thức mới của thế kỉ XXI, hội đồng Quốc tế Jacques Delors về
Giáo Dục cho thế kỉ XXI đã hoàn thành bản báo cáo phân tích nhiều khía
cạnh học tập trong xã hội tương lai, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò người
học, cách học cần phải được dạy cho thế hệ trẻ .
1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề tự học cũng đã được quan tâm, chú trọng từ lâu. Ngay
từ thời kì phong kiến, Giáo Dục nước ta chưa phát triển nhưng vẫn có nhiều
nhân tài với học vấn uyên bác nhờ quá trình tự học của bản thân. Cũng chính
vì vậy, người ta coi trọng việc tự học, nêu cao những tấm gương tự học thành
tài. Tuy nhiên, vấn đề tự học thực sự được phát động nghiên cứu nghiêm túc,
rộng rãi từ khi nền Giáo Dục cách mạng giáo dục ra đời (1945), mà Chủ tịch
Hồ Chí Minh vừa là người khởi xướng vừa nêu tấm gương về tinh thần và
phương pháp tự học. Người từng nói: “Còn sống thì còn phải học” và cho
rằng: “Về cách học phải lấy tự học làm cốt”. Tiếp đó, vào những năm 60 của
thế kỉ XX, tư tưởng về tự học đã được nhiều tác giả đề cập tới trong các công
trình nghiên cứu của mình như: Nguyễn Cảnh Toàn (1995), luận bàn và kinh
nghiệm về tự học), Trần Kiều, Nguyễn Bá Kim, Thái Duy Tuyên, Bùi Văn
Nghị,…
Bước vào thời kỳ đổi mới hiện nay ,việc tự học nói chúng và vấn đề tự
học của sinh viên nói riêng ngày càng được quan tâm và nghiên cứu vì vai trò
quan trọng của tự học trong quá trình dạy và học theo hướng đổi mới lấy
người học là trung tâm .
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.2.1. Khái niệm tự học và kỹ năng tự học
1.2.1.1. Khái niệm tự học
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học.Quan niệm về tự
học,Người cho rằng ‘Tự học là cách học tự động” và “phải biết tự động học
tập” .Theo Bác ,tự học là tự học một cách hoàn toàn tự giác ,tự chủ,không đợi
ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch kế hoạch
học tập cho mình,tự mình triển khai và phát triển một cách tự giác, tự làm chủ
thời gian và kiểm tra đánh giá việc học của mình.

7
Theo Từ điển Giáo dục học, “Tự học là quá trình tự mình lĩnh hội tri thức
khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành không có sự hướng dẫn của giáo
viên và sự quản lí trực tiếp của cơ sở GD-ĐT”.
Tác giả Nguyễn Kỳ cho rằng: “Tự học là hoạt động trong đó người học tích
cực chủ động, tự mình tìm ra tri thức kinh nghiệm bằng hành động của mình,
tự thể hiện mình. Tự học là người học tự đặt mình vào tình huống học, vào vị
trí nghiên cứu, xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề, thử nghiệm các
giải pháp”.
Từ quan những điểm trên, theo tôi: Tự học là quá trình tự giác, tích cực của
người học để chiếm lĩnh tri thức, kinh nghiệm xã hội - lịch sử trong thực tiễn,
biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng, kĩ xảo
của bản thân
Như vậy, trong việc học tập, vấn đề tự học là cái cốt lõi, giúp người học có
thể học tập suốt đời, học ở những môi trường và điều kiện khác nhau, ở
những lĩnh vực kiến thức khác nhau, có thể tự chiếm lĩnh kiến thức, biến cái
của nhân loại thành cái của riêng bản thân mình, tự học là để tự mình khẳng
định mình, là con đường dẫn đến thành công của người học.
1.2.1.2. Kỹ năng tự học
Kỹ năng tự học là khả năng thực hiện thành thục và có kết quả các thao
tác hành động tự hào trên cơ sở vận dụng những tri thức lũy được về hành
động và kỹ năng tự học là biết cách tổ chức công việc hoạt động tự học một
cách khoa học hợp lý tiết kiệm thời gian và chất lượng
1.2.2. Mô hình lý thuyết các nhân tố tác động đến hoạt động tự học
Tiếng Anh
 Kiến thức tiếng Anh trước đây: Mức độ hiểu biết và kỹ năng tiếng Anh có
thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động tự học Tiếng Anh của sinh viên
ngành Tiếng Trung. Nếu sinh viên đã có kiến thức tiếng Anh cơ bản, việc
học tiếng Anh sẽ dễ dàng hơn và tiến bộ nhanh hơn.
 Mục tiêu học tập: Mục tiêu học tập rõ ràng và cụ thể trong việc học Tiếng
Anh là một yếu tố quan trọng. Sinh viên cần xác định mục tiêu học tập
của mình, chẳng hạn như cải thiện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết hoặc
chuẩn bị cho các kỳ thi quốc tế như TOEFL hoặc IELTS.
 Phương pháp học tập: Sự lựa chọn phương pháp học tập phù hợp cũng
ảnh hưởng đến hoạt động tự học Tiếng Anh của sinh viên. Có nhiều
phương pháp học tập khác nhau như học qua sách giáo trình, học trực
8
tuyến, tham gia vào các khóa học hay tự học thông qua các nguồn tài liệu
trực tuyến. Sinh viên cần tìm ra phương pháp học phù hợp với phong cách
học tập và mục tiêu cá nhân của mình.
 Tự động và sự tự quản: Tính tự động và khả năng tự quản trong việc tự
học là một yếu tố quan trọng. Sinh viên cần có khả năng tự lập lịch học,
làm việc độc lập và duy trì động lực trong quá trình học.
 Môi trường học tập: Môi trường học tập có thể ảnh hưởng đến hoạt động
tự học Tiếng Anh của sinh viên. Một môi trường hỗ trợ và khuyến khích,
có sự tương tác xã hội và các nguồn tài liệu phong phú có thể tạo điều
kiện thuận lợi cho việc học.
 Tài liệu học tập: Chất lượng và sự phong phú của tài liệu học tập cũng có
tác động đáng kể đến quá trình tự học Tiếng Anh. Các tài liệu đa dạng và
phù hợp có thể giúp sinh viên tiếp cận với nhiều nguồn thông tin và phát
triển các kỹ năng ngôn ngữ một cách toàn diện.
 Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp là một yếu tố quan trọng trong việc
học Tiếng Anh. Khả năng tham gia vào các hoạt động giao tiếp tiếng Anh,
như tham gia vào nhóm học tập, thảo luận và tự tin trong việc sử dụng
ngôn ngữ, có thể giúp sinh viên cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình.
Chương 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN HOẠT
ĐỘNG TỰ HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ-ĐẠI HỌC ĐÀ
NẴNG
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của trường ĐHNN-ĐHDN
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng tiền thân là Cơ sở Đại học
Sư phạm Ngoại ngữ Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số
395B/QĐ ngày 14.4.1985 của Bộ Giáo Dục (cũ). Thực hiện việc tổ chức
và sắp xếp lại một số trường đại học trọng điểm trong cả nước, ngày 04
tháng 4 năm 1994 Chính phủ ban hành Nghị định số 32/CP về việc thành
lập Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) với chức năng là một đại học vùng đa lĩnh
vực, một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của Việt Nam.
Sau 8 năm cùng gắn bó và thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình tại
trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN, ngày 26 tháng 8 năm 2002, Thủ tướng
Chính phủ ra Quyết định số 709/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại
học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.

9
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng đã từng bước trưởng thành
và phát triển, khẳng định được vị thế trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
nơi hun đúc tài năng trí tuệ của các thế hệ sinh viên với triết lý giáo dục:
Nhân văn - Sáng tạo - Thích ứng.
Công tác đào tạo phát triển đa cấp độ, từ bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ,
đến đào tạo bậc đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Toàn trường đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ đào tạo năm học 2020-2021 với 18 chuyên ngành đào tạo, trong
đó có 07 chương trình chất lượng cao gồm Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh,
Tiếng Anh Thương mại, Tiếng Anh Du lịch), Ngôn ngữ Trung (Tiếng
Trung), ngôn ngữ Nhật, ngôn ngữ Hàn Quốc, Quốc tế học, Đông phương
học.
Việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy; tổ chức rà
soát chương trình đào tạo, các hoạt động đảm bảo chất lượng trong toàn
trường hiện đang được triển khai đồng bộ. Đặc biệt, Khoa Quốc tế học,
Khoa tiếng Anh cùng với các đơn vị chức năng trong toàn trường đã thực
hiện thành công đợt đánh giá ngoài chương trình đào tạo ngành Quốc tế
học theo tiêu chuẩn AUN-QA vào tháng 2/2019 và ngành Ngôn ngữ Anh
theo chuẩn AUN-QA vào tháng 10/2019 đã được tổ chức kiểm định quốc
tế mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á (AUN) trao chứng nhận
chương trình đào tạo đạt chuẩn Quốc tế. Trường Đại học Ngoại ngữ tự
hào có ngành Quốc tế học và Ngôn ngữ Anh được công nhận đạt chuẩn
AUN-QA.
Nhà trường đã cử hàng trăm lượt giảng viên, viên chức đi đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong và ngoài nước để tiếp cận, lĩnh hội
nguồn tri thức phong phúc của nhân loại và có điều kiện nắm bắt các
phương pháp, phương tiện giảng dạy hiện đại trên thế giới, đảm bảo công
tác giảng dạy ngày càng được hiện đại hoá, từng bước tiếp cận với nền
giáo dục hiện đại trong khu vực và trên thế giới.

Việc liên kết với các cơ sở giáo dục, các địa phương, các trường đại học,
viện nghiên cứu trong và ngoài nước tiếp tục được mở rộng, tạo điều kiện
để trao đổi sinh viên, phối hợp hiệu quả trong công tác đào tạo, tiếp nhận
đội ngũ chuyên gia, tình nguyện viên nước ngoài; nguồn tài liệu tham
khảo, tăng cường cơ sở vật chất. Từ việc chú trọng đẩy mạnh hợp tác
quốc tế, nhà trường đã ký thỏa thuận hợp tác và tổ chức cho sinh viên

10
được đi thực tập tại các cơ sở, các doanh nghiệp ở nước ngoài tại Thái
Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc...
2.1.2. Vài nét về sinh viên trường ĐHNN-DHDN
 Sinh viên trường Ngoại Ngữ đa phần là nữ phái và nam phái chiếm số
ít.Mỗi sinh viên mỗi nụ hồng của trường Ngoại Ngữ đều mang trong mình
vẻ đẹp tri thức ,sự ham học hỏi, năng nổ nhiệt tình.
 Yêu thầy ,kính bạn
 Luôn cố gắng học hỏi, không ngừng phát triển.
2.2. THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TỰ
HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG TRƯỜNG
ĐHNN-DHDN
2.2.1. Khảo sát thực trạng
2.2.1.1. Mục tiêu khảo sát
2.2.1.2. Đối tượng khảo sát
2.2.1.3 Phương pháp khảo sát
2.2.1.4. Khảo sát số liệu khảo sát
2.2.2. Kết quả khảo sát
2.2.2.1. Nhân tố khách quan
o Nhân tố trường học
o Nhân tố người thầy
……
2.2.2.2. Nhân tố chủ quan
o Mục đích học tập
o Sự chủ động ,tích cực trong học tập
o Trình độ Tiếng Anh
…..

Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỰ HỌC


TIẾNG ANH
3.1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
11
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
3.2. CÁC BIỆN PHÁP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG TỰ HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG
1. Xây dựng mục tiêu học tập rõ ràng: Sinh viên nên đặt ra mục tiêu học tập
cụ thể và có thời hạn để tạo động lực và hướng dẫn cho quá trình tự học.
2. Lựa chọn phương pháp học phù hợp: Sinh viên cần tìm hiểu và thử
nghiệm các phương pháp học phù hợp với phong cách học tập của mình.
Có thể tham gia vào các khóa học trực tuyến, sử dụng ứng dụng học tiếng
Anh, tham gia các nhóm học tập hoặc tìm kiếm nguồn tài liệu phù hợp để
nâng cao kỹ năng ngôn ngữ.
3. Tạo môi trường học tập thuận lợi: Sinh viên cần tạo ra một môi trường
học tập tốt để tập trung và học hiệu quả. Điều này có thể bao gồm việc
chọn một không gian yên tĩnh để học, giảm sự xao lạc từ các nguồn phân
tâm như điện thoại di động và mạng xã hội.
4. Tự quản và tổ chức thời gian: Sinh viên cần có khả năng tổ chức thời gian
và quản lý công việc để tận dụng tối đa thời gian học tập. Xác định những
khoảng thời gian trong ngày hoặc tuần dành riêng cho việc học Tiếng Anh
và tuân thủ kế hoạch học tập đã đề ra.
5. Sử dụng tài liệu học tập phù hợp: Chọn tài liệu học tập phù hợp với trình
độ và mục tiêu học tập. Có thể sử dụng sách giáo trình, sách giáo trình bổ
sung, bài viết, truyện, phim hoặc các tài liệu học tập trực tuyến như video
học tiếng Anh, ứng dụng học tiếng Anh và khóa học trực tuyến.
6. Tạo cơ hội giao tiếp tiếng Anh: Tìm kiếm cơ hội giao tiếp tiếng Anh bằng
cách tham gia vào các nhóm học tập, câu lạc bộ tiếng Anh . Có thể tham
gia các khóa học trực tuyến và cộng đồng trực tuyến để tương tác với
người học tiếng Anh khác.
7. Đánh giá tiến bộ và phản hồi: Thường xuyên đánh giá tiến bộ của mình và
nhận phản hồi để biết được điểm mạnh và điểm cần cải thiếu sót. Ngoài
ra, có thể nhờ sự giúp đỡ từ giáo viên, bạn bè hoặc người thân để nhận
được phản hồi và gợi ý cải thiện.

12
8. Duy trì động lực và kiên nhẫn: Học Tiếng Anh là một quá trình dài và đòi
hỏi sự kiên nhẫn và động lực. Hãy duy trì động lực bằng cách thiết lập
phần thưởng cho bản thân sau khi hoàn thành mục tiêu, tìm kiếm nguồn
cảm hứng từ các tác giả, nhà diễn thuyết hoặc người thành công trong lĩnh
vực học tiếng Anh.
9. Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa: Sinh viên có thể tham gia vào
các hoạt động ngoại khóa liên quan đến Tiếng Anh như câu lạc bộ đọc
sách, câu lạc bộ thuyết trình hoặc câu lạc bộ thảo luận để rèn kỹ năng
ngôn ngữ và gặp gỡ những người có cùng sở thích.
3.3. MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC BIỆN PHÁP
3.4. KHẢO NGHIỆM TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC
BIỆN PHÁP
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
3.4.2. Lựa chọn đối tượng khảo nghiệm
3.4.3. Quá trình khảo nghiệm
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Kỳ - Vũ Văn Tảo - Bùi Tường (2002). Quá trình dạy - tự học.
NXB Giáo dục.
Nguyễn Thị Thanh Hương (2016). Tự học tiếng Anh của sinh viên ngành
Tiếng Trung: Tình hình và biện pháp thúc đẩy. Tạp chí Khoa học Đại học
Quốc gia Hà Nội, 32(1), 67-77.
Trường Đại Học Ngoại Ngữ ,Đại Học Đà Nẵng. Giới thiệu chung về Đại
học Ngoại Ngữ ,Đại học Đà Nẵng.
Nghiên cứu của Knowles (1975) về tự học
Gangwer, T. (2015). Goal Setting for Students: A Practical Guide to
Boosting Student Motivation and Achievement. Routledge.
Gardner, D., & Miller, L. (1999). Establishing self-access: From theory to
practice. Cambridge University Press

13
Oxford, R. L. (2003). Language learning styles and strategies: An
overview. Learning styles and strategies, 39-58.

14

You might also like