You are on page 1of 105

Khoa Điện – Điện tử

Trường Đại học Duy Tân

BÀI GIẢNG THỰC HÀNH


MÁY ĐIỆN

Người soạn: ThS. Nguyễn Thanh Hùng

1
MỤC LỤC
PHẦN 1: HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VỀ ĐIỀU KHIỂN KHỞI ĐỘNG VẬN HÀNH ĐỘNG CƠ 3 PHA
ROTO LÒNG SÓC ........................................................................................................................................... 4
BÀI 1. CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN .............................................................................................................................. 4
BÀI 2. KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ 1 PHA VỚI CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN ............................................................... 8
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA ............................................................................... 8
II. THỰC HÀNH ........................................................................................................................................... 9
BÀI 3. KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ 3 PHA VỚI CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN ............................................................. 12
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA ............................................................................. 12
II. THỰC HÀNH ......................................................................................................................................... 16
BÀI 4 : ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN VỚI THIẾT BỊ LOGIC LẬP TRÌNH LOGO! KIỂU 230RC ......................... 25
I. GIỚI THIỆU LOGO! ............................................................................................................................... 25
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LOGO!230RC: ........................................................................................... 25
III. MÔ TẢ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM ........................................................................................................ 25
IV. THỰC TẬP LẬP TRÌNH TRÊN LOGO! ............................................................................................. 26
BÀI 5 : KHỞI ĐỘNG MỀM ĐỘNG CƠ 3 PHA ............................................................................................ 38
I. LÝ THUYẾT ........................................................................................................................................... 38
II. THỰC HÀNH ......................................................................................................................................... 44
PHẦN 3: ĐỘNG CƠ ĐIỆN BA PHA KHÔNG ĐỒNG BỘ........................................................................... 48
A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH .................................................................................................................... 48
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................................................. 48
BÀI 1: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ KĐB ROTOR DÂY QUẤN KHI THAY ĐỔI ĐIỆN TRỞ
MẠCH ROTOR............................................................................................................................................... 54
PHẦN 4: THỰC HÀNH ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ BA PHA CỰC LỒI ........................................................... 58
A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH .................................................................................................................... 58
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................................................. 58
C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ ......................................................................................................................... 66
D. THỰC HÀNH......................................................................................................................................... 68
BÀI 1: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH CƠ CỦA ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ CÓ TẢI SAU KHI ĐÃ
VÀO ĐỒNG BỘ ............................................................................................................................................. 69
BÀI 2: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH KHÔNG TẢI CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ ......... 72
BÀI 3: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH NGOÀI CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ VỚI TẢI
TRỞ (R) ........................................................................................................................................................... 76
BÀI 4: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH NGOÀI CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ VỚI TẢI
CẢM (L) .......................................................................................................................................................... 77
BÀI 5: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH NGOÀI CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ VỚI TẢI
DUNG (C) ....................................................................................................................................................... 78
PHẦN 5: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP .................................................................. 79
A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH .................................................................................................................... 79

2
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................................................. 79
C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ ......................................................................................................................... 83
D. THỰC HÀNH......................................................................................................................................... 88
BÀI 1 . KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP KHI THAY ĐỔI
ĐIỆN ÁP PHẦN ỨNG .................................................................................................................................... 90
BÀI 2 . KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP KHI THAY ĐỔI
ĐIỆN TRỞ PHẦN ỨNG ................................................................................................................................. 92
BÀI 3 . KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP KHI THAY ĐỔI TỪ
THÔNG KÍCH TỪ .......................................................................................................................................... 95
BÀI 4 . KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP Ở CHẾ ĐỘ HÃM
ĐỘNG NĂNG. ................................................................................................................................................ 97
BÀI 5 . KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP Ở CHẾ ĐỘ ĐIỀU
KHIỂN PHẢN HỒI TỐC ĐỘ BẰNG PHÁT TỐC ...................................................................................... 100
BÀI 6 . KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP Ở CHẾ ĐỘ ĐIỀU
KHIỂN PHẢN HỒI TỐC ĐỘ ĐIỆN ÁP VÀ DÒNG ĐIỆN......................................................................... 103

3
PHẦN 1: HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VỀ ĐIỀU KHIỂN KHỞI ĐỘNG VẬN
HÀNH ĐỘNG CƠ 3 PHA ROTO LÒNG SÓC

BÀI 1. CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN


Phần A : GIỚI THIỆU CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN SỬ DỤNG
I. Khối công tắc 3 pha MC-801
II. Khối Contactor điện từ 3 pha MC-802
III. Khối khởi động từ 3 pha có rơle nhiệt MC-803
1. Mô tả khối MC-803
Khối MC-803 /AC Magnetic Contactor & Thermal relay (hình 1-5, 1-6) là khởi động từ 3 pha có rơle
nhiệt bảo vệ.

Hình 1-5. Sơ đồ nguyên lý khối MC-803

Cuộn điều khiển cho khởi động từ là A1-A2. Khi cấp điện 220VAC/50Hz cho cuộn này, sẽ hút rơ le làm
đóng các tiếp điểm chính 1/L1 – 2/T1, 3/L2 – 4/T2, 5/L3 – 6/T3. Điện thế ra từ các tiếp điểm 2/T1,
4/T2, 6/T3 qua 3 rơle nhiệt để tới lối ra U/2, V/4, W/6. Khi có quá tải dòng làm nóng rơle nhiệt quá
nhiệt độ cho phép,rơle nhiệt sẽ điều khiển ngắt các tiếp điểm 95 – 96 và nối 97 - 98. Như vậy để bảo vệ
nhiệt cho động cơ, cần cấp điện cho cuộn A1-A2 qua tiếp điểm 95-96. Khi quá tải, tiếp điểm này ngắt sẽ
điều khiển cắt khởi động từ. Tiếp điểm được nối 97-98 có thể sử dụng để cấp điện cho đèn báo quá tải
hoặc còi.
Hai công tắc phụ với các tiếp điểm thường đóng 31-32, 21-22 và thường mở 13-14, 43-44 có thể sử
dụng để điều khiển phụ. Ví dụ tự giữ khi điều khiển khởi động từ bằng nút nhấn nhả

4
Hình 1-6. Khối khởi động từ 3 pha có rơle nhiệt MC-803
2. Kiểm tra hoạt động
- Sử dụng đồng hồ đo Ohm, kiểm tra các cặp tiếp điểm giữa lối ra và lối vào công tắc khi nhấn-nhả vào
trục giữa khởi động từ (thay cho cấp điện).
- Kiểm tra điện trở cuộn dây A1-A2.

IV. Khối công tắc điều khiển MC-805


V. Khối rơle thời gian T-813
1. Mô tả khối T-813
Rơle thời gian có nhiều loại : điều khiển bằng động cơ hoặc bằng mạch điện tử.
Khối rơle thời gian – Timer T-813 là timer điện tử, chứa bộ tạo khoảng thời gian trễ từ 0 đến 10 giây để
điều khiển tiếp điểm (hình 1-9, 1-10).
Khi cấp điện cho rơle qua chân 2-7, rơ le bắt đầu tính thời gian đèn ON sáng. Khi đạt đến giá trị đặt
bằng núm vặn, đèn Up sáng.

5
Hình 1-9. Sơ đồ nguyên lý rơle thời gian kiểu điện tử T-813
Điều khiển các tiếp điểm trễ :
Khi cấp điện vào chân 2-7, điện thế xoay chiều qua trở chia R1, được chỉnh lưu D1-C1 tạo thế
thấp 1 chiều nuôi mạch điện tử. Đồng thời Q3 dẫn để nạp điện cho C2. Các transistor Q1, Q2 và Q4 cấm.
Khi tụ đã nạp đầy đến 7.4V thì qua D3 làm dẫn các transistor Q1, Q2 và Q4, cấp điện cho Rơle TM1.
Tiếp điểm 8-5 được ngắt và 8-6 được đóng.
Thời gian nạp điện cho tụ C2 chính là thời gian trễ (T ~ (P1+R5).C2), được chọn bằng cách
vặn P1.
Điều khiển các tiếp điểm tức thời : khi chưa khởi động , chân 1 nối 4. Khi khởi động, điện cấp
cho lối vào 2-7, đóng điện rơle RL1, làm 1 cắt khỏi 4 và 1 nối 3 ngay lập tức. Khi đạt giá trị định thời
gian, các tiếp điểm này vẫn giữ nguyên trạng thái. Khi cắt điện chân 2-7, các tiếp điểm trở về trạng thái
ban đầu (1 x 4). Như vậy rơ le này báo trạng thái cấp điện cho rơle thời gian.
2. Kiểm tra hoạt động
- Cấp điện 220VAC cho chân 2-7 của rơ le. Đặt thời gian trễ, ví dụ 5 sec.
- Sử dụng đồng hồ đo Ohm, kiểm tra các cặp tiếp điểm của rơle thời gian.

Chú ý : đảm bảo an toàn điện

6
Hình 1-10. Khối rơle thời gian T-813

7
BÀI 2. KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ 1 PHA VỚI CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 PHA
Động cơ không đồng bộ (KĐB) 1 pha thường có hai cuộn dây : cuộn chính và cuộn phụ đặt trên stato.
Nếu chỉ có 1 cuộn chính, khi tác động 1 pha của lưới điện, từ trường tổng hợp của 2 từ trường chuyển
động ngược nhau nên sinh ra các moment quay cùng độ lớn ngược chiều nhau, rotor không quay được.
Nếu quay trục bằng tay, motor mới quay được. Vì vậy cần bổ sung thêm một cuộn phụ đặt lệch góc về
điện với cuộn chính, có điện trở hoặc cảm kháng lớn để tạo sự lệch pha dòng điện trong 2 cuộn chính và
phụ, nhờ vậy, motor 1 pha mới tự khởi động được.
1. Motor khởi động với tụ hoá

Cuộn phụ được mắc với tụ hoá như hình 2-1.

Hình 2-1 . Motor khởi động với tụ hoá


Đặc điểm của loại motor này có góc lệch giữa 2 cuộn là 900 điện. Sau khi đã đạt tới 75% tốc độ
đồng bộ thì tự động ngắt cuộn phụ bằng cách ngắt khoá S1 nhờ cơ chế quay ly tâm.
Động cơ khởi động kiểu này có moment khởi động lớn gấp 3 lần moment định mức.
Khi đấu nối động cơ KĐB 1 pha khởi động bằng tụ hoá cần cấp điện 1 pha cho lối vào chính
động cơ và nối thêm đoạn dây AB cho mạch khởi động (hình 2-1).
Khi cần đấu tụ hoá, nối mạch như hình 2-1, chú ý sử dụng công tắc S1 cho trên motor.
2. Motor khởi động với tụ dầu (Động cơ tụ tách vĩnh cửu - Động cơ PSC)
Cuộn phụ được mắc với tụ dầu như hình 2-2.
Đặc điểm của loại motor này có góc lệch giữa 2 cuộn là 900 điện. Tụ dầu luôn được nối trong quá trình
chạy và có đặc tính vận hành tốt.
Động cơ khởi động kiểu này có moment khởi động thấp, ~ ½ moment định mức nên công suất thấp,
không quá 1 hp , thường làm động cơ quạt.
Khi đấu nối động cơ KĐB 1 pha khởi động bằng tụ dầu chỉ cần cấp điện 1 pha cho lối vào động cơ .

Hình 2-2 . Motor khởi động với tụ dầu


3. Motor khởi động với 2 tụ – tụ hoá và tụ dầu (Động cơ với tụ điện hai công năng)
Phương pháp khởi động này kết hợp cả hai kiểu trên để có moment khởi động lớn và đặc tính vận hành
tốt. Đầu tiên khởi động motor với cả tụ hoá và tụ dầu, sau đó ngắt mạch cho tụ hoá (hình 2-3)

8
Hình 2-3 . Motor khởi động với 2 tụ
Ngoài ra còn có loại động cơ khởi động với vòng ngắn mạch, chỉ có 1 cuộn dây chính.
II. THỰC HÀNH
Khởi động và dừng motor KĐB 1 pha bằng nút nhấn Start và Stop
1. Tìm hiểu sơ đồ hình 2-4. Lý giải nguyên tắc hoạt động

9
Hình 2-4. Sơ đồ khởi động và dừng motor KĐB 1 pha

2. Lắp ráp mạch theo hình 2 –4.


- Tháo nắp motor 1 pha, đấu dây cho motor . Gắn lại nắp motor.
- Gắn các khối MC-801, MC-803, MC-805 lên khung thí nghiệm.
Chú ý : AN TOÀN ĐIỆN
Khối MC-801 đã được nối với lưới điện. Trước khi lắp ráp sơ đồ, cần kiểm tra công tắc nguồn
chính của khối MC-801 ở vị trí ngắt (OFF), các đèn báo tắt.
Các đường đậm nét trên sơ đồ là dây nối ngoài
CB1 từ khối MC-801
10
K1 từ khối MC-803
SW1, SW2 từ khối MC-805
Lắp ráp sơ đồ. Tháo các nắp nhựa cho đôminô. Khi lắp ráp nhớ vặn chặt các vít.
Kiểm tra kỹ sơ đồ lắp ráp trước khi đóng điện. Lắp ráp xong, đạy các nắp nhựa cho đôminô.
3. Vận hành khởi động hệ thống hình 2-4 :
- Bật công tắc CB1 / MC-801 lên ON – đóng điện.
- Nhấn nút Start (SW2)
- Nhấn nút Stop (SW1)

4. Nhận xét trạng thái vận hành. Xác định chiều quay của động cơ.

5. Ngắt điện cầu dao chính MC-801. Đảo cặp dây nối ra motor . Vận hành nút Start và Stop. Xác định
chiều quay của motor.

11
BÀI 3. KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ 3 PHA VỚI CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN
I. ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 PHA
1. Động cơ KĐB 3 pha rotor lồng sóc
Động cơ xoay chiều không đồng bộ được sử dụng rộng rãi trong thực tế do có hàng loạt các ưu
điểm : cấu tạo đơn giản, tính năng kỹ thuật khá tốt, hoạt động tin cậy, giá thành rẻ, kích thước nhỏ hơn
động cơ một chiều công suất tương đương, sử dụng trực tiếp với lưới điện.
Hiện nay, với việc sử dụng hiệu quả các bộ biến tần điều khiển động cơ xoay chiều, nhược điểm
khó điều chỉnh tốc độ của nó so với động cơ 1 chiều đã được khắc phục.
Động cơ điện không đồng bộ gồm có dây quấn xoay chiều ở phần tĩnh (stato) và dây quấn xoay
chiều khác ở phần động (rotor). Khi stato có dòng điện xoay chiều đi qua, nó tạo ra từ trường quay với
tốc độ nm = 60.f/p , với f là tần số dòng điện qua dây quấn và p là số đôi cực của dây quấn. Từ trường
này quét qua khung dây quấn rotor làm sinh ra sức điện động và dòng điện trong rotor. Dòng điện cảm
ứng sẽ tác dụng với từ trường quay , tạo ra moment quay.
Đối với động cơ không đồng bộ, tốc độ rotor khác với tốc độ từ trường (n khác nm).
Động cơ KĐB 3 pha thường có cấu tạo như sau :
Stato là phần tĩnh của động cơ bao gồm lõi thép (ghép từ các lá thép) có rãnh để chứa dây quấn. Stator
được gắn vào bệ động cơ với hai nắp có ổ trục định vị cho rotor (hình 3-1).
Stato của động cơ 3 pha thường cho ra 6 đầu dây , ký hiệu là A, B, C và X, Y, Z.
Rotor gồm lõi thép (mạch từ) hình trụ với các rãnh đặt dây quấn. Lõi thép có trục quay định tâm để gắn
vào ổ trục trên stato.

Hình 3-1. Cấu trúc động cơ xoay chiều không đồng bộ


Rotor có hai loại là rotor lồng sóc và rotor dây quấn
Rotor lồng sóc hay rotor ngắn mạch có dây quấn dạng lồng sóc là các thanh dẫn bằng đồng hoặc nhôm
đặt trong các rãnh rotor, hai đầu các thanh dẫn nối tắt với nhau bằng vòng ngắn mạch.
Rotor dây quấn (hay còn gọi là rotor pha, rotor ruột quấn) có 3 đầu dây ra của dây quấn được nối với 3
vòng đồng ở đầu rotor, tiếp xúc với 3 chổi than ở stato để dẫn ra ngoài.
Cấu trúc rotor luôn được tính theo số đôi cực p ( cực N và cực S nam châm) xác định. Ví dụ rotor có hai
đôi cực p=2, số cực sẽ là 4.
Các cuộn dây stato được đấu sẵn và cho các lối ra theo quy ước thống nhất như hình 3-2a. Khi nối sao
(Y), các chốt X,Y,Z được nối tắt theo hàng ngang (hình 3-2b). Còn khi đấu tam giác (∆), các chốt nối
theo hàng dọc (hình 3-2c).
Khi đấu sao điện áp định mức trên cuộn dây stato Uf (điện áp pha) nhỏ hơn điện áp dây:

Khi đấu tam giác điện áp định mức trên cuộn dây stato bằng điện áp dây:

Tuỳ theo điện áp lưới U và điện áp định mức cuộn dây stator Uf (cho trên nhãn động cơ) để chọn cách
đấu dây thích hợp.
Ví dụ: Trên nhãn của động cơ ghi thông số hướng dẫn kiểu đấu dây : “Volt : 220/380V” => Điện áp
định mức của động cơ: Uf = 220 V
Nếu điện lưới 3 pha là 127/220V thì động cơ phải đấu kiểu tam giác mới phù hợp với điện áp thấp của
nguồn. Còn nếu điện lưới là 220/380V thì động cơ phải đấu kiểu sao mới phù hợp với điện áp cao của
nguồn.

12
2. Phương pháp khởi động
Các động cơ KĐB 3 pha công suất nhỏ (~ vài hp) có thể khởi động bằng cách đưa trực tiếp điện áp
nguồn vào động cơ. Khi khởi động, động cơ đạt moment quay tối đa và dòng khởi động cao hơn dòng
vận hành cỡ 3-5 lần, do đó không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạng điện cung cấp.
Các động cơ KĐB có công suất lớn ( > 30 hp), khi khởi động sẽ có dòng khởi động lớn, Mặc dù thời
gian khởi động ngắn, song cũng đủ để có thể làm hỏng cuộn dây motor và làm sụt mạng điện cung cấp,
gây ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị khác. Vì vậy cần có
những phương pháp khởi động thích hợp .
Động cơ có công suất lớn thường được khởi động theo các cách như sau :
- Khống chế điện áp nguồn cho stator để hạn chế dòng khởi động.
- Sử dụng động cơ với rotor dây quấn. Khởi động với trở mắc nối tiếp cuộn dây rotor.
- Khởi động động cơ có rotor lồng sóc đôi có cảm kháng rotor biến thiên.
Trong bài thí nghiệm này sẽ khảo sát các phương pháp khởi động cho động cơ KĐB có
rotor lồng sóc
a. Khởi động kiểu sao – tam giác (Y/)
Tuỳ thuộc kiểu mắc sao hay tam giác, điện áp lưới đặt vào cuộn pha của motor sẽ khác
nhau và do đó dòng qua cuộn pha lúc khởi động sẽ khác nhau.
Khi khởi động trực tiếp , dòng qua cuộn pha mắc kiểu  bằng:

Như đã trình bày ở trên (biểu thức 3-1 và 3-2), có thể thấy, với nguồn điện cho trước, điện áp định
mức trên cuộn dây stato khi đấu sao nhỏ hơn khi đấu tam giác √3 lần. Do vậy, dòng qua cuộn pha
khi đấu sao sẽ nhỏ hơn khi đấu tam giác √3 lần. Và dòng điện khởi động sẽ giảm đi 3 lần.

Ứng dụng điều này để giảm dòng khi khởi động trực tiếp động cơ lớn , ta có thể khởi động ban đầu ở
kiểu động cơ nối sao, khi động cơ đã chạy đạt 75% tốc độ đồng bộ thì chuyển sang đấu tam giác.
Trên hình 3-3a giới thiệu sơ đồ chuyển đổi Y-∆, trên hình 3-3b – giản đồ thời gian

13
Hình 3-3a. Sơ đồ nối motor khi khởi động chuyển đổi Y-∆

Hình 3-3b. Giản đồ thời gian mạch khởi động chuyển đổi Y-
Khi nhấn nút Start để khởi động motor, khoá K2 được điều khiển ngắt, còn K1 được điều khiển đóng
(hình 3-3a/ phần trên). Các đầu dây X,Y,Z của motor nối chung, còn điện lưới vào cấp qua các lối
A,B,C. Motor được nối kiểu Y.
K1 và K2 được điều khiển bằng rơ le thời gian. Khi nhấn Start, rơ le thời gian được cấp điện và bắt đầu
tính thời gian. Khi đạt thời gian đặt , thường ~ 3 s (giây), rơ le thời gian điều khiển ngắt K1 và đóng K2
(hình 3-3a/ phần dưới). Các đầu dây motor : X nối B, Y nối C và Z nối A. Motor được nối kiểu ∆.
Kiểu khởi động chuyển đổi Y- có nhược điểm là moment khởi động bị giảm đi 3 lần so với khởi động
trực tiếp. Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột cường độ dòng điện khi chuyển từ đấu Y sang ∆ có thể tác động
làm bộ bảo vệ quá tải ngắt mạch.
Vì vậy kiểu khởi động này áp dụng chỉ cho các loại động cơ vận hành bình thường đấu ∆ ( máy xay xát,
chà lúa, cán kim loại, bơm nước,…)

b. Khởi động với điện trở hạn chế dòng cho stator
Sơ đồ khởi động với điện trở hạn chế dòng khởi động bằng trở trình bày trên hình 3-4.
Khi nhấn nút Start để khởi động motor, khoá K1 được điều khiển ngắt. Điện lưới vào cấp cho motor qua
các trở R mắc nối tiếp với cuộn dây stato.
K1 được điều khiển bằng rơ le thời gian. Khi nhấn Start, rơ le thời gian được cấp điện và bắt đầu tính
thời gian. Khi đạt thời gian đặt , thường ~ 3 s (giây), rơ le thời gian điều khiển đóng K1, nối tắt các trở
phụ. Điện lưới được cấp trực tiếp cho motor. Motor vận hành trực tiếp với nguồn điện.

14
Cơ cấu điều khiển này đơn giản, dòng điện được điều khiển liên tục chứ không bị gián đoạn như kiểu
chuyển đổi Y-∆, đặc tính moment khởi động cũng tốt hơn. Nhược điểm là có tổn hao năng lượng vô ích
trên điện trở.
Khi dùng điện cảm thay thế cho điện trở sẽ giảm đáng kể tổn hao vô ích.

Hình 3-4. Sơ đồ nối motor khi khởi động với điện trở phụ trong mạch stato

c. Các kiểu khởi động khác


Khởi động với biến áp tự ngẫu 3 pha
Sơ đồ với biến áp tự ngẫu cho phép khởi động với đặc trưng cao. Biến thế tự ngẫu cho lối ra điện thế
thấp hơn thế lưới, thích hợp cho khởi động motor.
Sơ đồ với các tiếp điểm điều khiển có thể tạo khởi động khi nối với lối ra điện thế thấp của biến thế.
Sau thời gian trễ, biến thế được ngắt khỏi lưới điện , motor vận hành với điện cấp trực tiếp từ lưới.
Với các động cơ công suất lớn, biến thế tự ngẫu cũng phải có công suất đảm bảo tương ứng. Vì vậy kiểu
này có sơ đồ cồng kềnh.
Khởi động với điện trở mắc trong mạch rotor
Rotor dây quấn (hay còn gọi là rotor pha, rotor ruột quấn) có 3 đầu dây ra của dây quấn được nối với 3
vòng đồng ở đầu rotor, tiếp xúc với 3 chổi than ở stato để dẫn ra ngoài.
Cấu trúc rotor luôn được tính theo số đôi cực p ( cực N và cực S nam châm) xác định. Ví dụ rotor có hai
đôi cực p=2, số cực sẽ là 4. Dây quấn trong rotor được hình thành từ các cuộn dây nối từ các bối dây và
các vòng dây theo một trình tự nhất định.
Trên hình 3-5 giới thiệu sơ đồ nối dây và đặc tính cơ cho động cơ không đồng bộ rotor dây quấn.
Đối với động cơ KĐB rotor dây quấn có thể bổ sung điện trở phụ Rp vào 3 pha rotor. Nhờ vậy có thể thay
đổi được điện trở rotor. Khi tăng giá trị trở phụ, điểm cực đại sẽ dịch chuyển về phía trục hoành (hình 3-
5) . Nếu giá trị điện trở phụ đủ lớn, độ trượt ứng với moment cực đại =1, nghĩa là moment mở máy bằng
moment cực đại (đường cong Rrp2). Ở điều kiện này, chế độ mở máy là tối ưu.
Kết quả là việc đưa điện trở phụ vào mạch rotor có tác dụng làm tăng moment mở máy và thay đổi tốc độ
của động cơ.

15
Hình 3-5. Sơ đồ nối dây và đặc tính cơ cho động cơ không đồng bộ rotor dây quấn
Mạch khởi động giống hình 3-4, song có trở nối cho mạch rotor thay vì mạch stato.
d. Đảo chiều động cơ KĐB 3 pha
Để đảo chiều quay của động cơ cần phải đổi chiều quay của từ trường quay bằng cách tráo vị trí giữa hai
pha bất kỳ của điện lưới đưa vào động cơ.

II. THỰC HÀNH


II.1. Khởi động động cơ KĐB 3 pha kiểu Y
1. Phân tích sơ đồ 3-6. Giải thích nguyên tắc hoạt động cho từng chi tiết :

16
Hình 3-6 . Khởi động motor KĐB 3 pha mắc kiểu Y

- Khi nhấn SW2/ Start , điện lưới chảy theo mạch nào?

- Cuộn K1 khi đó ở trạng thái nào ?

- Kết quả của việc nhấn nút Start

- Giải thích vai trò của tiếp điểm K1b khi nhả nút SW2

17
- Khi nhấn SW1/Stop có hiện tượng gì xảy ra.

2. Lắp ráp mạch theo hình 3 –6.


- Tháo nắp motor 3 pha, đấu dây cho motor kiểu Y. Gắn lại nắp motor.
- Gắn các khối MC-801, MC-803, MC-805 lên khung thí nghiệm.
Chú ý : AN TOÀN ĐIỆN
Khối MC-801 đã được nối với lưới điện. Trước khi lắp ráp sơ đồ, cần kiểm tra công tắc nguồn
chính của khối MC-801 ở vị trí ngắt (OFF), các đèn báo tắt.
Các đường đậm nét trên sơ đồ là dây nối ngoài
CB1 từ khối MC-801
K1 từ khối MC-803
SW1, SW2 từ khối MC-805
Lắp ráp sơ đồ. Tháo các nắp nhựa cho đôminô. Khi lắp ráp nhớ vặn chặt các vít.
Kiểm tra kỹ sơ đồ lắp ráp trước khi đóng điện. Lắp ráp xong, đạy các nắp nhựa cho đôminô.
Kiểm tra kỹ sơ đồ lắp ráp trước khi đóng điện.

3. Vận hành khởi động hệ thống hình 3-6


- Bật công tắc CB1 / MC-801 lên ON – đóng điện.
- Nhấn nút Start (SW2)
- Nhấn nút Stop (SW1)

4. Nhận xét tình trạng hoạt động

II.2. Khởi động động cơ KĐB 3 pha kiểu 


1. Phân tích sơ đồ 3-7. Giải thích nguyên tắc hoạt động cho từng chi tiết:

18
Hình 3-7 . Khởi động motor KĐB 3 pha mắc kiểu 

- Khi nhấn SW2/ Start , điện lưới chảy theo mạch nào?

- Cuộn K1 khi đó ở trạng thái nào ?

- Kết quả của việc nhấn nút Start

- Giải thích vai trò của tiếp điểm K1b khi nhả nút SW2

19
- Khi nhấn SW1/Stop có hiện tượng gì xảy ra.

2. Lắp ráp mạch theo hình 3 –7.


- Tháo nắp motor 3 pha, đấu dây cho motor kiểu . Gắn lại nắp motor.
- Gắn các khối MC-801, MC-803, MC-805 lên khung thí nghiệm.
Chú ý : AN TOÀN ĐIỆN
Khối MC-801 đã được nối với lưới điện. Trước khi lắp ráp sơ đồ, cần kiểm tra công tắc nguồn
chính của khối MC-801 ở vị trí ngắt (OFF), các đèn báo tắt.
Các đường đậm nét trên sơ đồ là dây nối ngoài
CB1 từ khối MC-801
K1 từ khối MC-803
SW1, SW2 từ khối MC-805
Lắp ráp sơ đồ. Tháo các nắp nhựa cho đôminô. Khi lắp ráp nhớ vặn chặt các vít.
Kiểm tra kỹ sơ đồ lắp ráp trước khi đóng điện. Lắp ráp xong, đạy các nắp nhựa cho
đôminô.
Kiểm tra kỹ sơ đồ lắp ráp trước khi đóng điện.
3. Vận hành khởi động hệ thống hình 3-7
- Bật công tắc CB1 / MC-801 lên ON – đóng điện.
- Nhấn nút Start (SW2)
- Nhấn nút Stop (SW1)

4. Nhận xét tình trạng hoạt động

II.3 . Khởi động động cơ KĐB 3 pha kiểu chuyển đổi Y-
1. Phân tích sơ đồ 3-8. Giải thích nguyên tắc hoạt động cho từng chi tiết :

20
Hình 3-8 . Khởi động motor KĐB 3 pha kiểu chuyển đổi Y-

- Khi nhấn SW2/ Start , điện lưới chảy theo mạch nào?

- Cuộn K1 và K3 khi đó ở trạng thái nào ?

- Kết quả của việc nhấn nút Start


21
- Giải thích vai trò của K3b khi nhả nút SW2

- Rơ le TM1 được cấp điện khi nào ?

- Sau thời gian trễ KTM1 hoạt động ra sao ? nó gây tác động gì tiếp theo ?

- K1c và K2c sử dụng với mục đích gì?

- Khi nhấn SW1/Stop có hiện tượng gì xảy ra ?

2. Lắp ráp mạch theo hình 3 –8.


- Tháo nắp motor 3 pha, tháo rời các thanh nối trạm motor. Đấu dây cho motor như sơ đồ hình 3-8 với 6
dây ra riêng.
- Gắn các khối MC-801, MC-802/ 2 khối , MC803, MC-805 lên khung thí nghiệm
Chú ý : AN TOÀN ĐIỆN
Khối MC-801 đã được nối với lưới điện. Trước khi lắp ráp sơ đồ, cần kiểm tra công tắc nguồn
chính của khối MC-801 ở vị trí ngắt (OFF), các đèn báo tắt.
Các đường đậm nét trên sơ đồ là dây nối ngoài
CB1 từ khối MC-801
K1, K2 từ khối MC-802
K3 từ khối MC-803.
SW1, SW2 từ khối MC-805.
TM1 – từ khối T-813
Lắp ráp sơ đồ. Tháo các nắp nhựa cho đôminô. Khi lắp ráp nhớ vặn chặt các vít.
Kiểm tra kỹ sơ đồ lắp ráp trước khi đóng điện. Lắp ráp xong, đạy các nắp nhựa cho đôminô.
Kiểm tra kỹ sơ đồ lắp ráp trước khi đóng điện.

3. Vận hành khởi động hệ thống hình 3-8


- Bật công tắc CB1 / MC-801 lên ON – đóng điện.
- Nhấn nút Start (SW2)
- Nhấn nút Stop (SW1)

Kiểm tra kỹ sơ đồ lắp ráp trước khi đóng điện.


4. Nhận xét tình trạng hoạt động

II.4. Đảo chiều động cơ KĐB 3 pha


1. Phân tích sơ đồ 3-9. Giải thích nguyên tắc hoạt động cho từng chi tiết

22
Hình 3-9 . Đảo chiều động cơ KĐB 3 pha

- Khi nhấn SW2/ Right Start , điện lưới chảy theo mạch nào? Cuộn K1 và K2 khi đó ở trạng thái nào ?

- Kết quả của việc nhấn nút Start

- Giải thích vai trò của K1b khi nhả nút SW2

23
- Khi nhấn SW3/ Left Start , điện lưới chảy theo mạch nào?

- Cuộn K1 và K2 khi đó ở trạng thái nào ?

- Kết quả của việc nhấn nút Start

- Giải thích vai trò của K2b khi nhả nút SW3

- K1c và K2c sử dụng với mục đích gì? Khi máy đang chạy chiều phải, nhấn chiều trái máy có quay
không ?

- Khi nhấn SW1/Stop có hiện tượng gì xảy ra ?

- Rơ le TM1 được cấp điện khi nào ?

- Sau thời gian trễ KTM1 hoạt động ra sao ? nó gây tác động gì tiếp theo ?

2. Lắp ráp mạch theo hình 3 –9.


- Tháo nắp motor 3 pha, tháo rời các thanh nối trạm motor. Đấu dây cho motor .
- Gắn các khối MC-801, MC-802/ 2 khối , MC803, MC-805 lên khung thí nghiệm.
Chú ý : AN TOÀN ĐIỆN
Khối MC-801 đã được nối với lưới điện. Trước khi lắp ráp sơ đồ, cần kiểm tra công tắc nguồn
chính của khối MC-801 ở vị trí ngắt (OFF), các đèn báo tắt.
Các đường đậm nét trên sơ đồ là dây nối ngoài
CB1 từ khối MC-801
K1 từ khối MC-803
K2,K3 từ khối MC-802.
SW1, SW2 từ khối MC-805.
TM1 – từ khối T-813
Lắp ráp sơ đồ. Tháo các nắp nhựa cho đôminô. Khi lắp ráp nhớ vặn chặt các vít.
Kiểm tra kỹ sơ đồ lắp ráp trước khi đóng điện. Lắp ráp xong, đạy các nắp nhựa cho
đôminô.
Kiểm tra kỹ sơ đồ lắp ráp trước khi đóng điện.

3. Vận hành khởi động hệ thống hình 3-9


- Bật công tắc CB1 / MC-801 lên ON – đóng điện.
- Nhấn nút Righ Start Start (SW2)
- Nhấn nút Stop (SW1)
- Nhấn nút LEFT Start (SW3)
- xác định chièu quay khi điều khiển đảo chiều động cơ
4. Nhận xét tình trạng hoạt động

24
BÀI 4 : ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN VỚI THIẾT BỊ LOGIC LẬP TRÌNH LOGO!
KIỂU 230RC

I. GIỚI THIỆU LOGO!


LOGO! Là một thiết bị điều khiển lập trình cỡ nhỏ do hãng SIEMENS của CHLB Đức chế tạo. Thiết bị
có chứa tất cả các chức năng như rơ le, rơ le trễ thời gian, bộ thời gian, bộ đếm, rơ le tự giữ,… và có khả
năng lập trình kết nối chúng để hình thành một logic điều khiển cho thiết bị mắc ở lối ra, tương ứng với
trạng thái các lối vào. Với cấu trúc tinh giản, dễ sử dụng, LOGO! Là một phương tiện và giải pháp thích
hợp, tiết kiệm, tin cậy cho điều khiển các hệ thống nhỏ như trong điện dân dụng, tủ điều khiển
điện,…Nói chung, LOGO! được ứng dụng ở những nơi mà giải pháp thông thường với các bộ điều
khiển lập trình cỡ nhỏ tạo từ các linh kiện rời không còn kinh tế, không đảm bảo tin cậy, hoặc tốn thời
gian và công sức, chiếm nhiều không gian, còn nếu sử dụng thiết bị PLC thì lại dư thừa.

ĐẶC TRƯNG KỸ THUẬT LOGO!230RC:


Nguồn điện cung cấp : 115VAC đến 240VAC.
Tần số lưới điện : 47Hz đến 63Hz.
Công suất tiêu tán : 3W/230VAC (2.5W/115VAC).
Sai số đồng hồ thời gian thực :  5 s / ngày.
Lối vào điều khiển : Loại cũ có 6 lối vào, loại mới có 8 lối vào logic.
Mức logic điều khiển lối vào : LOW (0) – 0…40VAC
HIGH (1) – 79…265VAC
Thời gian trễ chuyển mạch từ 0-1 ( 1-0 ) : 50ms.
Lối ra điều khiển : 4 rơ le có tiếp điểm ra cách điện, với dòng 8ADC
Có bàn phím nhỏ và bộ hiển thị .
Giao diện với máy tính PC
Kích thước 72 x 90 x 55 mm
Các thiết bị khác thuộc họ LOGO! :
- LOGO!24R sử dụng với nguồn nuôi và lối vào logic ở điện thế 24V
- LOGO! với 12 lối vào và 8 lối ra.

II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LOGO!230RC:


Sinh viên tự nghiên cứu lý thuyết

III. MÔ TẢ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM


Khối điều khiển lập trình LOGO! RC230 được gắn lên bảng chuẩn như Hình 5-19

25
Hình 5-19. Khối thí nghiệm MC-807 cho LOGO!
Các lối vào và lối ra được gắn với đô mi nô phục vụ đấu dây cho thí nghiệm.
Công tắc nguồn để cấp điện cho LOGO!.

IV. THỰC TẬP LẬP TRÌNH TRÊN LOGO!


IV.1. Thực tập lập trình với sơ đồ điều khiển đèn bằng 2 công tắc (Ví dụ 1/ phần II)
1. Giải thích hoạt động sơ đồ Hình 5-20

Hình 5-20. Sơ đồ điều khiển đèn bằng 2 công tắc


2. Phân tích sơ đồ chuyển đổi Hình 5-21

Hình 5-21. Sơ đồ logic điều khiển đèn bằng 2 công tắc

26
3. Thực tập lập trình trên LOGO!
a. Đấu nối điện cho LOGO! như Hình 5-22 (sơ đồ nguyên lý Hình 5-21)
- Sử dụng khối MC-801 để cấp nguồn 220VAC
- Sử dụng khối MC-805 để tạo công tắc lối vào
- Sử dụng khối MC-807 lập trình cho LOGO!

Chú ý : An toàn điện : Công tắc khối MC-801 ở vị trí OFF , các đèn báo tắt.
Mọi động tác đấu dây thực hiện khi cắt điện lưới
b. Lập trình trên LOGO! theo các bước ở ví dụ 1 / phần II.
c. Quan sát kết quả trên đèn báo (lối ra Q1) khi nhấn SW2 hoặc SW3.

27
Hình 5-22. Sơ đồ đấu dây cho TN điều khiển đèn bằng 2 công tắc nhấn

IV.2. Thực tập lập trình với sơ đồ điều khiển đèn bằng 2 công tắc với định thời gian sáng (Ví dụ 2/
phần II)
1. Giải thích hoạt động sơ đồ Hình 5-23

28
Hình 5-23. Sơ đồ điều khiển đèn bằng 2 công tắc có định thời gian sáng

2. Phân tích sơ đồ chuyển đổi Hình 5-24

Hình 5-24. Sơ đồ logic điều khiển đèn bằng 2 công tắc có định thời gian sáng

3. Thực tập lập trình trên LOGO!


a. Giữ nguyên sơ đồ đấu nối điện cho LOGO! như Hình 5-22, trong đó :
- Sử dụng khối MC-801 để cấp nguồn 220VAC
- Sử dụng khối MC-805 để tạo công tắc lối vào
- Sử dụng khối MC-807 lập trình cho LOGO!

Chú ý : An toàn điện : Công tắc khối MC-801 ở vị trí OFF , các đèn báo tắt.
Mọi động tác đấu dây thực hiện khi cắt điện lưới
b. Lập trình trên LOGO! theo các bước ở ví dụ 2 / phần II.
c. Quan sát kết quả trên đèn báo (lối ra Q1) khi nhấn SW2 hoặc SW3.
d. Nhận xét : Tiện ích của điều khiển lập trình : khi thay đổi sơ đồ, chỉ cần thay đổi phần mềm mà không
cần sửa đổi phần cứng.

V. THỰC TẬP ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ VỚI LOGO!


V.1. Thực tập khởi động động cơ KĐB 3 pha
1. Giải thích hoạt động sơ đồ nguyên lý Hình 5-25

29
Hình 5-25. Sơ đồ điều khiển khởi động động cơ KĐB 3 pha
- Khi nhấn nút Start/SW2 dòng điện lưới đi theo mạch nào ?

- Rơ le K1 hoạt động ra sao khi nhấn Start

- Vai trò của khoá K1b ?

2. Phân tích sơ đồ chuyển đổi Hình 5-26 khi sử dụng hàm rơ le chốt (Latching relay)

Hình 5-26. Sơ đồ logic điều khiển rơ le K1 với tự giữ

3. Thực tập lập trình trên LOGO!


a. Giữ nguyên sơ đồ đấu nối điện cho LOGO! như Hình 5-22, trong đó :
- Sử dụng khối MC-801 để cấp nguồn 220VAC
- Sử dụng khối MC-805 để tạo công tắc lối vào : SW2 – Start, SW3 – Stop.
- Sử dụng khối MC-807 lập trình cho LOGO!
Chú ý : An toàn điện : Công tắc khối MC-801 ở vị trí OFF , các đèn báo tắt.
Mọi động tác đấu dây thực hiện khi cắt điện lưới
b. Bật công tắc nguồn chính (MC-801). Lập trình trên LOGO! theo các bước ở phần II.
c. Quan sát trạng thái đèn báo khi nhấn SW2 hoặc SW3.

4. Đấu nối bổ sung bộ điều khiển động cơ theo sơ đồ Hình 5-27


- Sử dụng thêm khối MC-803 : nối cuộn K1 của khởi động từ với Q1 và N.
- Đấu nối động cơ theo dạng sao hoặc tam giác
- Vận hành điều khiển động cơ và nhận xét kết quả

30
Hình 5-27. Điều khiển động cơ với LOGO!

V.2. Thực tập khởi động chuyển đổi Y-  cho động cơ KĐB 3 pha
1. Sử dụng sơ đồ nguyên lý Hình 5-28 (xem phần lý thuyết bài 3)
Khởi động ban đầu :

31
Phân bố lại tiếp điểm sau thời gian trễ

Hình 5-28. Sơ đồ khởi động chuyển đổi Y-  động cơ KĐB 3 pha

2. Phân tích sơ đồ dạng hàm LOGO!


a. Sử dụng sơ đồ hình 4-29 / kiểu 1

Hình 5-29. Sơ đồ logic khởi động chuyển đổi Y- ∆ /kiểu 1


- Sử dụng hàm ngắt trễ (Off-delay) để điều khiển đóng K1
- Sử dụng hàm bộ nhớ thời gian trễ (Retentive onpdelay) để điều khiển đóng K2 sau thời gian trễ.

Chú ý : khối B02 cần có thời gian trễ lớn hơn vì thời gian trễ trong B01 tính từ mặt sau xung Trg, còn
trong B02 – tính từ mặt trước.
b. Sử dụng sơ đồ hình 4-30 / kiểu 2
- Sử dụng hàm ngắt trễ (Off-delay) B02 điều khiển đóng K1 trong thời gian đặt để khởi động Y .
- Sử dụng hàm Rơ le xung (Pulse Relay) B03 nhảy mức cùng theo tín hiệu Trg với B02. Tín hiệu B02
và B03 được sơ đồ XOR / B01 chọn và cho ra Q2 =1 khi 2 lối vào khác nhau ( khi B02 =0 và B03 =1,
Q2=1), sơ đồ chuyển sang chạy với kiểu đấu ∆.

32
Hình 5-30. Sơ đồ logic khởi động chuyển đổi Y-  / kiểu 2

3. Thực tập lập trình trên LOGO!


a. Đấu dây theo sơ đồ như Hình 5-31, trong đó :
- Sử dụng khối MC-801 để cấp nguồn 220VAC
- Sử dụng khối MC-805 để tạo công tắc lối vào
- Sử dụng khối MC-807 lập trình cho LOGO!
- MC-802/ 2 khối để tạo K1 và K2.

Chú ý : An toàn điện : Công tắc khối MC-801 ở vị trí OFF , các đèn báo tắt.
Mọi động tác đấu dây thực hiện khi cắt điện lưới
b. Bật công tắc nguồn chính (MC-801). Lập trình trên LOGO! theo các bước ở phần II.
- Lập trình theo sơ đồ hàm 4-29.

c. Quan sát kết quả vận hành motor khi nhấn SW2 hoặc SW3.

33
Hình 5-31. Sơ đồ đấu dây cho mạch khởi động chuyển điều khiển Y- 

V.3. Thực tập điều khiển đảo chiều quay cho động cơ KĐB 3 pha
1. Sử dụng sơ đồ nguyên lý hình 5-32

34
Hình 5-32. Sơ đồ điều khiển đảo chiều quay động cơ KĐB 3 pha

2. Phân tích sơ đồ chuyển đổi hình 5-33


- Sử dụng hàm bộ nhớ thời gian (retentive on-delay) để điều khiển K1, K2. Tín hiệu I1 khởi động K1
đồng thời ngắt K2 và ngược lại. Việc ngắt (lối R) là tức thời còn khởi động luôn trễ (~ 3sec).
- B06 và B08 là sơ đồ OR nhận tín hiệu khởi động quay phải hoặc quay trái để xác lập B05 và B07 là
các rơ le chốt, điều khiển mở cổng AND B01 và B03 cho phép điều khiển motor quay trái hoặc quay
phải tương ứng .
- Khi nhấn nút S3 – Stop sẽ xoá các hàm B05 và B07 cấm lối ra Q1 và Q2

35
Hình 5-33. Sơ đồ logic điều khiển đảo chiều quay

3. Thực tập lập trình trên LOGO!


a. Đấu dây theo sơ đồ như Hình 5-34, trong đó :
- Sử dụng khối MC-801 để cấp nguồn 220VAC
- Sử dụng khối MC-805 để tạo công tắc lối vào
- Sử dụng khối MC-807 lập trình cho LOGO!
- MC-802 , MC-803 để tạo K1 và K2.

Chú ý : An toàn điện : Công tắc khối MC-801 ở vị trí OFF , các đèn báo tắt.
Mọi động tác đấu dây thực hiện khi cắt điện lưới
b. Bật công tắc nguồn chính (MC-801). Lập trình trên LOGO! theo các bước ở phần II.
c. Quan sát kết quả vận hành motor khi nhấn SW2/ quay phải hoặc SW3 / quay trái. Chú ý, mỗi lần
muốn đải chiều quay phải nhấn SW1 / Stop

36
Hình 5-34. Sơ đồ đấu dây cho mạch điều khiển đảo chiều quay

37
BÀI 5 : KHỞI ĐỘNG MỀM ĐỘNG CƠ 3 PHA

I. LÝ THUYẾT
Chức năng khởi động mềm điều khiển dòng khởi động và moment khởi động của motor hệ
thống băng tải , thực hiện khởi động không đột ngột, nhằm ngăn ngừa sự cố gây ra cho thiết bị hoặc sản
phẩm đang vận hành hoặc gia công trên dây chuyền. Kỹ thuật khởi động hoặc dừng mềm cũng được
ứng dụng chống sốc cho điều khiển thang máy, chống nhấp nháy cho đèn huỳnh quang, Bảo vệ các bộ
lọc áp suất cao,…
Bộ khởi động mềm thực chất là một bộ biến đổi điện thế AC cấp cho motor, với điện thế AC
tăng dần, điều khiển được.
1. Sơ đồ điều khiển (kích) Thyristor và Triac
Thyristor và Triac có thể được kích bằng nguồn một chiều.Thời gian kích để chuyển trạng thái
Thyristor và Triac không lớn. Sau khi được kích dẫn, tín hiệu điều khiển mất tác dụng. Chính vì vậy có
thể điều khiển các linh kiện này bằng xung có biên độ và thời gian kéo dài tương ứng với từng loại sử
dụng.
Một đặc điểm ứng dụng quan trọng của điện tử công suất là quá trình kích dẫn Thyristor đồng
bộ với điện lưới cấp. Nhờ vậy có thể thay đổi điện thế xoay chiều hoặc biến đổi chúng phù hợp với yêu
cầu sử dụng.

Hình 5-1. Sơ đồ hình thành tín hiệu điều khiển đồng bộ

Trên Hình 5-1 giới thiệu một kiểu sơ đồ điều khiển đồng bộ pha cho Thyristor, trên Hình 5-2 – là giản
đồ thời gian hoạt động tương ứng.

Tín hiệu xoay chiều cấp cho lối vào A của sơ đồ Hình 5-1 là đồng pha với tín hiệu xoay chiều cấp cho
trở tải Rt mắc trên Thyristor. Sơ đồ sẽ khuếch đại tín hiệu sin lối vào thành xung vuông góc có độ rộng
tương ứng, sử dụng để ngắt khoá K1, cho phép dòng I1 nạp cho tụ C2. Tương ứng với bán kỳ dương của
tín hiệu vào, trên tụ C2 sẽ có xung dạng răng cưa. Bộ so sánh A1 thực hiện so sánh thế răng cưa với thế
đặt Vp. Khi thế răng cưa lớn hơn thế đặt , bộ so sánh tạo xung dương lối ra, sử dụng để điều khiển
Thyristor SCR1.
Như vậy, khi thay đổi thế ngưỡng Vp, sẽ làm dịch thời điểm mở SCR. Giá trị Vp được quy ước tương
ứng với đại lượng góc cắt pha . Giá trị =0 (tương ứng với Vp = 0), Thyristor mở toàn bộ 100% theo
mỗi bán kỳ dương.
Với  = 450 , Thyristor mở 75% , bán kỳ dương trên tải bị lấy đi 25%.
Với  = 900 , Thyristor mở 50% , bán kỳ dương trên tải bị lấy đi 50% (hình 7).
Với  = 1350 , Thyristor mở 25% , bán kỳ dương trên tải bị lấy đi 75%.
Kết quả là với việc thay đổi góc cắt, có thể điều khiển mở SCR tương ứng với vị trí pha điện lưới, làm
thay đổi tương ứng điện thế trên tải.

38
Hình 5-2. Giản đồ xung điều khiển đồng bộ pha cho SCR.
Đối với Triac, làm việc với cả bán kỳ âm, cần bổ sung thêm vào sơ đồ 5-1 phần tạo xung kích Triac theo
góc cắt ở bán kỳ âm (Hình 5-3).

Hình 5-3. Điều khiển điện thế AC với Triac

2. Bộ biến đổi điện áp xoay chiều


Bộ biến đổi điện áp xoay chiều sử dụng để điều khiển giá trị hiệu dụng điện áp xoay chiều. Việc điều
khiển diễn ra liên tục và cho đáp ứng nhanh. Hiện tượng chuyển mạch giữa các linh kiện không xảy ra
vì dòng điện qua tải có dạng xoay chiều. Do đó dòng giảm về 0 trước khi đổi chiều.
Bộ biến đổi điện áp xoay chiều thường gặp ở dạng 1 pha và 3 pha. Sơ đồ hoạt động như nguồn điện áp
xoay chiều biến thiên với tần số công nghiệp, cung cấp các tải nhiệt, truyền động động cơ không đồng
bộ công suất nhỏ và vừa, truyền động động cơ vạn năng. Bộ biến đổi điện áp xoay chiều có thể mắc vào
phía thứ cấp máy biến áp khi tải yêu cầu điện áp thấp dòng lớn.
Bộ biến đổi điện áp xoay chiều sử dụng để điều khiển bếp điện, lò điện, điều khiển chiếu sáng, truyền
động cầu trục, máy quạt, máy bơm, các dụng cụ điện. Điều khiển nguồn cấp cho các bể mạ, thiết bị hàn.
Sơ đồ bộ biến đổi điện áp xoay chiều một pha trình bày trên Hình 5-4. Các Thyristor SCR1-SCR2 (Hình
5-4a) tạo thành công tắc xoay chiều được vận hành theo phương pháp điều khiển pha. Cặp công tắc này
có thể thay thế bằng một Triac (Hình 5-4b).

39
Hình 5-4. Sơ đồ bộ biến đổi điện áp xoay chiều một pha
Mạch điều khiển và tạo xung kích đóng cho Thyristor hoặc Triac có cấu tạo như sơ đồ điều khiển đồng
bộ pha điện lưới cấp ( xem Hình 5-1 và 5-3).
Trường hợp tải R :
Quá trình điện áp và dòng qua sơ đồ được biểu diễn trên Hình 5-5.Giá trị hiệu dụng điện áp trên tải R
được cho bởi biểu thức :

40
Hình 5-5. Giản đồ tín hiệu bộ biến đổi điện áp xoay chiều với tải trở R
Đồ thị biểu diễn giá trị hiệu dụng Uz() và hệ số công suất ( ) theo góc điều khiển  cho trên Hình 5-
6.

Hình 5-6. Sự phụ thuộc Uz() và hệ số công suất ( ) của bộ biến đổi điện áp xoay chiều với
Trường hợp tải RL :
Quá trình điện áp và dòng qua sơ đồ được biểu diễn trên Hình 5-7.

Hình 5-7. Giản đồ tín hiệu bộ biến đổi điện áp xoay chiều với tải RL
Giá trị hiệu dụng điện áp trên tải RL được cho bởi biểu thức :

Với  là góc dẫn và  là góc tắt của Thyristor và Triac.

41
Góc tới hạn TH là góc điều khiển mà dòng điện tải ở ranh giới giữa chế độ dòng điện gián đoạn và dòng
liên tục. Với tải RL, góc tới hạn cho bởi hệ thức :

Khi góc điều khiển lớn hơn TH , dòng điện qua tải sẽ bị gián đoạn. Trường hợp ngược lại, dòng điện tải
là liên tục.
Gọi Iz là giá trị hiệu dụng dòng điện qua tải RL , công suất tiêu thụ của tải

Công suất của nguồn xoay chiều :


S = U.I = U.Iz
Hệ số công suất của nguồn :

Bộ biến đổi điện áp xoay chiều 3 pha chứa 3 kênh điều khiển 1 pha, với sự đồng bộ pha giữa các kênh.
3. Bộ khởi động mềm
Bộ khởi động mềm có thể xây dựng trên bộ điều khiển điện thế AC như trình bày ở phần trên. Để khởi
động mềm, điện thế ngưỡng Vp (Hình 5-1,5-3) được tự động điều khiển thay đổi tuyến tính để giảm dần
góc mở , cho phép tăng dần điện thế AC trên tải.
Sơ đồ khối bộ khởi động mềm MC-809 được trình bày trên Hình 5-8.

Hình 5-8. Sơ đồ khối bộ khởi động mềm MC-809


Bộ khởi động mềm MC-809 được xây dựng trên thiết bị PSR3-600-70/ ABB. Trong phần công suất,
thiết bị chứa 2 Triac công suất (SSR – Solid State Relay) để điều chỉnh điện thế AC lối ra. Các Triac
được kích thông qua liên kết quang.
Bộ điều khiển khởi động mềm thực hiện điều khiển thay đổi góc cắt cho Triac công suất, tương ứng với
giá trị thời gian đặt bằng biến trở Start ramp và Stop ramp.

42
Giản đồ thời gian làm việc của khối cho trên Hình 5-9.
Hình 5-9 : Giản đồ thời gian khối khởi động mềm MC-809
Trong giản đồ Hình 5-9, Thời gian khởi động (Start ramp) đặt cho khởi động mềm chính là thời gian
điều khiển thế Vp tăng tuyến tính , được chọn bằng biến trở trong khoảng 1- 20 giây. Thời gian dừng
(Stop ramp) đặt cho khởi động mềm giảm chính là thời gian điều khiển thế Vp giảm tuyến tính, được
chọn bằng biến trở trong khoảng 1- 20 giây.
Điện áp ban đầu (Initial voltage) được chọn trong khoảng từ 40% đến 70% điện áp nguồn.

43
Bộ khởi động mềm được nuôi bằng điện thế 220VAC cấp qua lối vào A1 và A2. Ngõ vào ST
(Start/Stop) được sử dụng để điều khiển Start/Stop khởi động mềm (nối với chân A1). Ngõ ra Run báo
trạng thái cấp điện động cơ ( Run nối A1 khi ON).

Hình 5-10 : Sơ đồ đấu nối thử nghiệm bộ khởi động mềm MC-809
Bộ khởi động mềm MC-809 có các đặc trưng kỹ thuật sau:
- Làm việc với tải 3 pha từ 380 – 400VAC , 3A.
- Điện thế điều khiển 220VAC.
- Thời gian khởi động (Start ramp) đặt từ 0 đến 20 giây.
- Thời gian dừng (Stop ramp) đặt từ 0 đến 20 giây.
- Điện áp khởi động đặt từ 40% In đến 70% điện áp nguồn.

II. THỰC HÀNH


1. Khởi động trực tiếp động cơ 3 pha KĐB
Đấu nối thiết bị như Hình 5-11 để khởi động trực tiếp motor.
- Đấu motor kiểu Y
- Gắn các khối MC-801, MC-803, MC-805 lên khung thí nghiệm
Chú ý : AN TOÀN ĐIỆN
Khối MC-801 đã được nối vơi lưới điện. Trước khi lắp ráp sơ đồ, cần kiểm tra công tắc nguồn
chính của khối MC-801 ở vị trí ngắt (OFF), các đèn báo tắt.
Các đường đậm nét trên sơ đồ là dây nối ngoài
CB1 từ khối MC-801, K1 từ khối MC-803, SW1, SW2 từ khối MC-805
Kiểm tra kỹ sơ đồ lắp ráp trước khi đóng điện.

44
Hình 5-11. Sơ đồ thí nghiệm khởi động trực tiếp motor KĐB 3 pha
Nhấn nút Start, khởi động thiết bị. Ghi nhận sự thay đổi trạng thái motor lúc khởi động.
2. Khởi động động cơ 3 pha KĐB bằng khởi động mềm
Sơ đồ nguyn lý đấu nối trên hình 5.12

45
Hình 5-12. Sơ đồ nguyên lý khởi động động cơ KĐB 3 pha bằng khởi động mềm.
1. Tắt cầu dao chính, Đấu bổ sung bộ khởi động mềm MC-809 như Hình 5-13.
2. Điều chỉnh thời gian khởi động và dừng ở 5s.
3. Nhấn START
4. Sau thời gian khởi động nhấn STOP
5. Giải thích nguyên lý sơ đồ điều khiển
6. Vặn biến trở đặt giá trị thời gian Start ramp từ thấp (0 s) đến cao (20 s). Quan sát quá trình khởi động.
7. Vặn biến trở đặt giá trị thời gian Stop ramp từ thấp (0 s) đến cao (20 s). Quan sát quá trình dừng.
8. Vặn biến trở đặt giá trị điện áp ban đầu từ thấp 40% đến cao 70%. Quan sát quá trình khởi động.
9. Nhận xét kết quả của các thông số chỉnh bộ khởi động mềm.

46
Hình 5-13. Sơ đồ thí nghiệm khởi động động cơ KĐB 3 pha bằng khởi động mềm.

47
PHẦN 2: ĐỘNG CƠ ĐIỆN BA PHA KHÔNG ĐỒNG BỘ
A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH
Khảo sát cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đặc tính của động cơ 3 pha không đồng bộ.

B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Động cơ không đồng bộ rotor dây quấn
Động cơ xoay chiều không đồng bộ được sử dụng rộng rãi trong thực tế do có hàng loạt các ưu điểm : cấu tạo
đơn giản, tính năng kỹ thuật khá tốt, hoạt động tin cậy, giá thành rẻ, kích thước nhỏ hơn động cơ một chiều
công suất tương đương, sử dụng trực tiếp với lưới điện.
Hiện nay, với việc sử dụng hiệu quả các bộ biến tần điều khiển động cơ xoay chiều, nhược điểm khó điều
chỉnh tốc độ của nó so với động cơ 1 chiều đã được khắc phục.
Động cơ điện không đồng bộ gồm có dây quấn xoay chiều ở phần tĩnh (stato) và dây quấn xoay chiều khác ở
phần động (rotor). Khi stato có dòng điện xoay chiều đi qua, nó tạo ra từ trường quay với tốc độ nm = 60.f/p ,
với f là tần số dòng điện qua dây quấn và p là số đôi cực của dây quấn. Từ trường này quét qua dây quấn rotor
làm sinh ra sức điện động và dòng điện trong rotor. Dòng điện cảm ứng sẽ tác dụng với từ trường quay , tạo ra
moment quay.
Đối với động cơ không đồng bộ, tốc độ rotor khác với tốc độ từ trường (n  nm).
1. Cấu tạo
Stato là phần tĩnh của động cơ bao gồm lõi thép (ghép từ các lá thép) có rãnh để chứa dây quấn. Stator được
gắn vào bệ động cơ với hai nắp có ổ trục định vị cho rotor (hình 1).
Stato của động cơ 3 pha thường cho ra 6 đầu dây , ký hiệu là A, B, C và X, Y, Z.
Rotor gồm lõi thép (mạch từ) hình trụ với các rãnh đặt dây quấn. Lõi thép có trục quay định tâm để gắn vào ổ
trục trên stato.
Rotor dây quấn còn gọi là rotor pha, rotor ruột quấn. 3 đầu dây ra của dây quấn được nối với 3 vòng đồng ở
đầu rotor, tiếp xúc với 3 chổi than ở stato để dẫn ra ngoài.
Cấu trúc rotor luôn được tính theo số đôi cực p ( cực N và cực S nam châm) xác định. Ví dụ rotor có hai đôi
cực p=2, số cực sẽ là 4.
Dây quấn trong rotor được hình thành từ các cuộn dây nối từ các bối dây và các vòng dây theo một trình tự
nhất định.

Hình 1. Cấu trúc động cơ xoay chiều


2. Bảng đấu dây
Bảng dấu dây cho stato được quy ước thống nhất như hình 2. Trong đó, khi nối sao (Y), các chốt X,Y,Z được
nối tắt theo hàng ngang - còn khi đấu tam giác () - các chốt nối theo hàng dọc. Tuỳ theo điện áp lưới U và
điện áp định mức cuộn dây stator Uf để chọn cách đấu dây thích hợp.
Khi đấu sao :
U (Y ) = 3.U f (1)
Khi đấu tam giác :
U ( ) = U f ( 2)
Ví dụ, với Uf = 220V, điện áp dây là 380V, động cơ cần phải đấu sao. Nếu điện áp dây là 220V, cần phải đấu
tam giác. Thông thường trên nhãn của động cơ ghi thông số hướng dẫn kiểu đấu dây, ví dụ : “Y/ , 380/220V”
, có nghĩa là động cơ đấu sao khi điện áp dây là 380V và đấu tam giác khi điện áp dây là 220V.

48
Hình 2. Đấu nối động cơ xoay chiều
II. Các đặc trưng cơ bản
1. Các đặc trưng cơ bản
Máy điện không đồng bộ có 3 chế độ làm việc : chế độ động cơ, máy phát và hãm điện từ.
Trong chế độ động cơ, điện lưới xoay chiều cấp cho stato sẽ tạo từ trường quét qua các bối dây của rotor. Do
các bối dây rotor là mạch kín nên sức điện động sinh ra trên nó sẽ tạo dòng điện để khi tương tác với từ trường
stato sẽ sinh ra lực và moment quay rotor và do đó quay trục motor.
Trong chế độ máy phát, trục máy điện được nối với động cơ kéo sơ cấp. Làm cho rotor máy điện quay theo
chiều từ trường và có tốc độ lớn hơn tốc độ từ trường (n > nm). Kết quả là dòng điện trong cuộn rotor sẽ ngược
với chiều dòng điện trong chế độ động cơ , làm đổi dấu công suất điện đặt vào động cơ. Như vậy máy điện đã
phát ra công suất cấp cho lưới.
Trong chế độ hãm, động cơ có thể hãm tái sinh trả năng lượng về lưới hoặc hãm ngược.
Với chế độ máy phát hoặc động cơ, máy điện không đồng bộ luôn tiêu thụ điện lưới để tạo từ trường quay. Do
vậy máy có hệ số công suất thấp hơn so với động cơ DC.
Một đặc điểm của máy điện không đồng bộ là tốc độ rotor thay đổi theo tải. Giả sử khi moment cản tăng lên,
tốc độ rotor ban đầu sẽ giảm xuống, dẫn tới sự tăng tốc độ tương đối giữa từ trường và rotor, làm tăng sức điện
động và dòng cảm ứng trong rotor, dẫn đến tăng moment quay rotor để cân bằng với moment cản.
Do đặc tính máy điện không đồng bộ có tốc độ quay rotor khác tốc độ từ trường, nên thường được sử dụng độ
trượt của máy, tính theo độ chênh lệch tương đối của giữa tốc độ rotor và tốc độ từ trường (tính theo vòng
phút):
S = (nm - n) / nm (%) (3)
Hay tính theo [rad/s] S = (0 - ) / 0 (%) (4)
Khi biết độ trượt của động cơ, ta có thể biết được tốc độ của động cơ :
n = nm (1- S) hoặc  = 0 (1 - S) (5)
Đối với động cơ điện không đồng bộ , đặc tính cơ và đặc tính tốc độ thường được hiểu là quan hệ giữa moment
hoặc dòng điện với độ trượt.
Từ điều kiện cân bằng công suất của động cơ, với bỏ qua tổn hao từ hoá trong lõi thép rotor, trên cơ sở sơ đồ
tương đương của máy điện không đồng bộ, tìm được phương trình đặc tính tốc độ :

Uf
Ir = ( 6)
R
( R st + r ) 2 + x nm
2

Phương trình đặc tính cơ có dạng :


Trong các biểu thức trên :
3U 2f R r
M= ( 7)
R
 0 [( R st + r ) 2 + x nm
2

Ir là dòng rotor quy đổi một pha [A]


Uf là trị số hiệu dụng của điện áp pha [V]
Rst , Rr là điện trở pha của cuộn dây stato và rotor quy đổi về cuộn dây stato []
Rrp là điện trở pha phụ nối thêm trong mạch rotor quy đổi về cuộn dây stato []
Rr = Rr+ Rrp
xnm = xst + xr là điện kháng ngắn mạch của một pha động cơ, với xst , xr là điện
kháng một pha do từ thông tản của cuộn dây stato và rotor quy đổi [A]

49
R r
St =  (8)
( R st2 + x nm
2

3U 2f
M= ( 9)
2 0 [( R st  R st2 + x nm
2

Moment động cơ biến đổi theo (7) có giá trị cực đại. Ở giá trị cực đại moment được gọi là moment tới hạn Mt
tương ứng với độ trượt tới hạn St.
Dấu + trong các biểu thức trên biểu thị trạng thái làm việc động cơ (S>0), còn dấu trừ biểu thị trạng thái máy
phát (S<0).
Để có thể lấy được đặc tính từ các số liệu cho trong catalog, người ta thường biểu diễn phương trình mô tả đặc
tính cơ theo tới hạn :
R r
St =  (10)
x nm

3U 2f
M = (11)
2 0 x nm
Trên hình 3 biểu diễn đặc tính cơ cho động cơ không đồng bộ.
Đối với động cơ KĐB rotor dây quấn có thể bổ sung điện trở phụ Rp vào 3 pha rotor. Nhờ vậy có thể thay đổi
được điện trở rotor.

Hình 3. Đặc tính cơ cho động cơ không đồng bộ.


Khi tăng giá trị trở phụ, điểm cực đại sẽ dịch chuyển về phía trục hoành (hình 3) . Nếu giá trị điện trở
phụ đủ lớn, sao cho tử số và mẫu số trong biểu thức (10) bằng nhau, độ trượt ứng với moment cực đại =1,
nghĩa là moment mở máy bằng moment cực đại (đường cong Rrp3). Ở điều kiện này, chế độ mở máy là tối
ưu. Kết quả là việc đưa điện trở phụ vào mạch rotor có tác dụng làm tăng moment mở máy và thay đổi tốc độ
của động cơ.

2. Xác định đặc trưng động cơ không đồng bộ bằng thực nghiệm
Trên hình 4 mô tả hệ thống thiết bị cho phép khảo sát đặc tính của động cơ trong mọi trạng thái làm
việc. M1 là động cơ khảo sát . Đồng hồ A1 cho phép đo dòng Ir (M1). Thiết bị phụ tải bao gồm : Máy phụ tải
1 chiều G1 nối trục với động cơ. Máy phụ tải 1 chiều M3 liên kết điện với G1. Động cơ không đồng bộ 3 pha
M2 nối trục với máy phụ tải M3. Đồng hồ A2 cho phép đo dòng Iu (G1).

50
Hình 4. Thiết bị khảo sát đặc tính của động cơ không đồng bộ
Khi khảo sát động cơ thí nghiệm M1 ở chế độ động cơ, Máy phụ tải G1 làm việc như một máy phát
trả năng lượng cho lưới điện qua thiết bị phụ tải. Khi thay đổi dòng kích từ cho máy M3 (vặn biến trở cấp
nguồn), sẽ làm thay đổi sức điện động tạo ra bởi M3, do đó làm thay đổi moment hãm.
Nhờ vậy, có thể tính được moment do máy phụ tải G1 sinh ra theo công thức :
M = kM.Iu(G1), với kM = k = const.
Khi khảo sát động cơ thí nghiệm M1 ở chế độ hãm tái sinh trả năng lượng cho lưới, máy phụ tải G1
làm việc như một động cơ, chuyển năng lượng từ trục của nó tới động cơ thí nghiệm M1. Tốc độ của M1 sẽ
lớn hơn tốc độ không tải lý tưởng. Khi tăng dòng kích từ cho máy M3(vặn biến trở cấp nguồn), sẽ làm tăng
sức điện động tạo ra bởi M3, do đó làm tăng dòng qua phần ứng của G1 làm tăng tốc G1.
Đặc trưng thu được dựa vào số đo dòng điện trong mạch phần ứng của máy phụ tải G1 sẽ có sự sai lệch với
thực tế vì chưa tính đến moment tổn thất trong tổ máy.
Muốn hiệu chỉnh cần xác định đặc trưng tổn thất của hệ thống, xác định bằng cách cắt động cơ khảo
sát M1 khỏi lưới điện và máy M3 là nguồn cấp năng lượng.
Đặc tính thực của động cơ là kết quả cộng đại số của đặc tính đo với đặc tính tổn thất.
Sơ đồ đơn giản hơn cho phép lấy được đặc tính cơ của động cơ trình bày trên hình 5. Moment cản trên
trục động cơ khảo sát được tạo nhờ một động cơ DC điều khiển giữ ở tốc độ đặt. Bộ điều khiển DC-4Q sẽ điều
khiển hãm tái sinh hoặc động cơ phụ thuộc trạng thái của động cơ khảo sát M1. Chiều quay không tải của động
cơ M1 và M2 cùng chiều.

C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ


Các khối thiết bị thí nghiệm về động cơ KĐB rotor dây quấn trên hình C.1
AM-210-3 KHOÁ
I ÑIEÀ
U KHIEÅ
N ÑOÄ
NG CÔ KÑB 3 PHA ROÂTO DAÂ
Y QUAÁ
N AM-210-8 KHOÁ
I TAÛ
I ÑOÄ
NG CÔ
L1 L2 L3

SPEED MOMENT
K 5AAC
(RPM) (N.m)
MAIN POWER SUPPLY
I stator

U V W
CB1

A
M +T1
MT1

5AAC OFF ON OFF ON OFF ON OFF ON


DC MOTOR
I rotor
ON
Sw1 Sw2 Sw3 SW4 ENCODER
-T1
K1 H
K1 K1
R1
ON
120Ω 120Ω 120Ω 120Ω
K K2 R1 500W R2 500W R3 500W R4 500W
J K
K2 K2

R2
ON
220VAC INPUT

K3 +
190VDC OUTPUT
K3 K3
DC2
R3

PS-330 3-PHASE POWER SUPPLY PS-100 220VAC POWER SUPPLY PS-D01 DC POWER SUPPLY PS-101 220 VAC POWER SUPPLY

FUSE/5A
MAIN POWER
POWER ON
L1 3 PHASE OUTPUTS 220VAC ON + DC OUT 220VAC
L N
ON
L2 OFF

300VDC
5ADC
L3
OFF
MIN MAX

N
PE

ÑOÄ
NG CÔ KHAÛ
O SAÙ
T BOÄTAÛ
I ÑOÄ
NG CÔ
M2 MT1

51
Hình C.1. Bục nguồn cho thực hành
NGUOÀ
N 3 PHA 380VAC

PS-340 220/380VAC POWER SUPPLY

MAIN POWER SUPPLY EMERGENCY

F1 F2 F3 F4

FUSE

High voltage

PS-330 3-PHASE POWER SUPPLY PS-100 220VAC POWER SUPPLY PS-101

POWER ON
L1 3 PHASE OUTPUTS
POWER ON 220VAC L N 220VAC

L2

L3

N
PE

PS-331 3-PHASE POWER SUPPLY PS-D01 DC POWER SUPPLY

3 PHASE OUTPUTS FUSE/5A


ON + DC OUT

POWER ON
OFF

50VDC
5ADC

MIN MAX

Hình C.2. Bục nguồn cho thực hành


o Khối nguồn chính 3 pha PS-340:
o Công tắc chống giật ELCB 3 pha 4 dây (CB 3P-600V-10A). Cầu chì 3 pha.
o Công tắc dừng khẩn cấp (Emergency).
o Khối nguồn 3 pha PS-330:
o CB 3 pha (CB 3P-600V-10A). Đèn báo pha bằng LED màu.
o Các chốt ra tiêu chuẩn cho 3 pha L1, L2, L3 và N.
o Khối nguồn 1 pha PS-100:
o Ổ cắm 1 pha 3 cực 16A, Các chốt ra tiêu chuẩn cho 1 pha L và N.
o Khối nguồn 1 chiều điều khiển
o Điện áp ra 0->24VDC.
o Khối lối ra 220V PS-101
o Ổ ra kép 3 chấu 220V/15A.

D. THỰC HÀNH
Chú ý: Trong thí nghiệm thực hiện với thế AC 220/380V. Vì vậy học viên cần tuân thủ quy tắc an toàn điện,
trước khi nối dây mắc sơ đồ thí nghiệm cần phải tắt nguồn điện. Trong quá trình đo đạc, chú ý không
tiếp xúc vào các điểm hở điện.
D.1. Đấu nối thiết bị
Cách đấu nối được thể hiện trên hình D1.1.

52
AM-210-3 KHOÁ
I ÑIEÀ
U KHIEÅ
N ÑOÄ
NG CÔ KÑB 3 PHA ROÂTO DAÂ
Y QUAÁ
N AM-210-8 KHOÁ
I TAÛ
I ÑOÄ
NG CÔ
L1 L2 L3

SPEED MOMENT
(RPM) (N.m)
K 5AAC MAIN POWER SUPPLY
I stator

U V W
CB1

A
M MT1
+T1

5AAC OFF ON OFF ON OFF ON OFF ON


DC MOTOR
I rotor
ON
Sw1 Sw2 Sw3 SW4 ENCODER
-T1
K1 H
K1 K1
R1
ON
120Ω 120Ω 120Ω 120Ω
K K2 R1 500W R2 500W R3 500W R4 500W
K2 K2 J K

R2
ON
220VAC INPUT

K3 190VDC OUTPUT
K3 K3
+
DC2
R3

PS-330 3-PHASE POWER SUPPLY PS-100 220VAC POWER SUPPLY PS-D01 DC POWER SUPPLY PS-101 220 VAC POWER SUPPLY

FUSE/5A
MAIN POWER
L1 3 PHASE OUTPUTS 220VAC ON + DC OUT 220VAC
POWER ON
L N
ON
L2 OFF

300VDC
5ADC
L3

Hình D1.1. Sơ đồ đấu dây thí nghiệm.


OFF
MIN MAX

N
PE

ÑOÄ
NG CÔ KHAÛ
O SAÙ
T BOÄTAÛ
I ÑOÄ
NG CÔ
M2 MT1

53
BÀI 1: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ KĐB ROTOR DÂY QUẤN
KHI THAY ĐỔI ĐIỆN TRỞ MẠCH ROTOR
Khi thêm điện trở phụ Rp vào mạch rôto động cơ, thì ω0 = const, và Mth = const; còn
Sth sẽ thay đổi, nên đặc tính cơ có dạng như hình 1.1.

Hình 1.1 Họ đặc tính cơ của động cơ KĐB khi thay đổi điện trở rotor.
Thay đổi trạng thái điện trở Rotor bằng các khóa K1, K2, K3
AM-210-3 KHOÁ
I ÑIEÀ
U KHIEÅ
N ÑOÄ
NG CÔ KÑB 3 PHA ROÂTO DAÂ
Y QUAÁ
N
L1 L2 L3

K 5AAC
I stator

U V W

M
5AAC
I rotor
ON

K1
K1 K1
R1
ON

K K2
K2 K2

R2
ON

K3
K3 K3

R3

Hình 1.2 Cách đấu dây thí nghiệm khi thay đổi điện trở rotor.

54
AM-210-3 KHOÁ
I ÑIEÀ
U KHIEÅ
N ÑOÄ
NG CÔ KÑB 3 PHA ROÂTO DAÂ
Y QUAÁ
N AM-210-8 KHOÁ
I TAÛ
I ÑOÄ
NG CÔ
L1 L2 L3

SPEED MOMENT
(RPM) (N.m)
K 5AAC MAIN POWER SUPPLY
I stator

1. Đấu nối thí nghiệm


U V W
CB1

2. Các bước thí nghiệm


A
M MT1
+T1

Tắt các CB nguồn PS-330.


5AAC OFF ON OFF ON OFF ON OFF ON
DC MOTOR
I rotor
ON
Sw1 Sw2 Sw3 SW4 ENCODER
-T1

2.3 Đặt K1=ON, K2=ON, K3=ON.


K1 H
K1 K1
R1
ON
120Ω 120Ω 120Ω 120Ω
K K2 R1 500W R2 500W R3 500W R4 500W
K2 K2 J K

R2
ON
220VAC INPUT

K3 190VDC OUTPUT
K3 K3
+
DC2

Thực hiện đấu dây thí nghiệm như hình vẽ 1.3.


R3

2.1 Bật nguồn PS-330 cấp nguồn cho bộ điều khiển.


PS-330 3-PHASE POWER SUPPLY PS-100 220VAC POWER SUPPLY PS-D01 DC POWER SUPPLY PS-101 220 VAC POWER SUPPLY

FUSE/5A
MAIN POWER
L1 3 PHASE OUTPUTS 220VAC ON 220VAC

2.2 Bật CB1 (khối AM-210-8) cấp nguồn cho bộ điều khiển tải.
POWER ON + DC OUT
L N

Cắt công tắc tải SW1, SW2, SW3, SW4 trên khối tải AM-201-8
ON
L2 OFF

300VDC
5ADC

Hình 1.3. Sơ đồ đấu dây thí nghiệm.


L3
OFF
MIN MAX

Trên khối AM-210-3, Thay đổi điện trở Rotor bằng các khóa K1, K2, K3
N
PE

ÑOÄ
NG CÔ KHAÛ
O SAÙ
T BOÄTAÛ
I ÑOÄ
NG CÔ
M2 MT1

55
2.4 Nhấn ON động cơ (K1)
2.5 Bật lần lượt công tắc tải (SW1, SW2, SW3 SW4 trên khối AM-210-8). Ở các mức khác nhau ghi lại
Moment, tốc độ, dòng phần Stator, và dòng Rotor của động cơ KDB rotor dây quấn M2 vào bảng 1.1.
Từ kết quả trên ta vẽ được đặc tính cơ tương ứng khi Rp = 0.

Bảng 1.1, Udây=380VAC, Rp =0


Tốc độ n Moment Dòng Stator (A) Dòng Rotor (A) ω = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (N.m) (rad/s)

2.6 Sau khi kết thúc nhấn OFF động cơ.

Kết thúc bước lấy đặc tính cơ ứng với Udây=380VAC, Rp =0.

Bảng 2.2, Udây=380VAC, Rp =3.3Ω (K1=OFF, K2=ON)

Tốc độ n Moment Dòng Stator (A) Dòng Rotor (A) ω = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (N.m) (rad/s)

Bảng 2.3, Udây=380VAC, Rp =6.6Ω (K1=OFF, K2=OFF, K3=ON)

Tốc độ n Moment Dòng Stator (A) Dòng Rotor (A) ω = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (N.m) (rad/s)

Bảng 2.4, Udây=380VAC, Rp =9.9Ω (K1=OFF, K2=OFF, K3=OFF)

Tốc độ n Moment Dòng Stator (A) Dòng Rotor (A) ω = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (N.m) (rad/s)

Dựa vào giá trị trong 4 bảng trên, vẽ trên cùng đồ thị đặc tính cơ. Trục tung đặt các giá trị tốc độ góc , trục
hoành đặt giá trị Moment M:  = f(M)

Nhận xét kết quả:


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

56
57
PHẦN 3: THỰC HÀNH ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ BA PHA CỰC LỒI

A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH


Khảo sát cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đặc tính của động cơ đồng bộ 3 pha cực lồi.

B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Máy điện đồng bộ có cấu tạo gồm dây quấn stator đấu vào lưới điện xoay chiều 3 pha, còn
rotor là một nam châm điện hoặc nam châm vĩnh cửu. Như vậy, trong máy điện đồng bộ, từ trường
stator và từ trường rotor đều là từ trường quay với tốc độ bằng nhau và không thay đổi theo tải.
Máy điện đồng bộ có thể làm việc như một máy phát điện hoặc động cơ điện. Do đặc tính tốc độ rotor
luôn được giữ không đổi, máy điện đồng bộ được sử dụng để phát điện trong ngành năng lượng khi
được nối với động cơ sơ cấp là tuabin hơi, nước, khí, động cơ diesel. Công suất tổ máy có thể đạt tới
500MW. Đồng thời, máy điện đồng bộ là thiết bị chủ yếu truyền động các máy không cần điều chỉnh
tốc độ (như động cơ kép tổ máy biến đổi, máy nén khí, máy bơm, …) trong công nghiệp, trong giao
thông vận tải, hàng không,…. Ngoài ra, trong các thiết bị công suất nhỏ đòi hỏi tốc độ không biến
thiên như đồng hồ chạy điện, máy tự ghi, máy quay phim,… cũng thường sử dụng máy điện đồng bộ.

B.1. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ
B.1.1. Cấu tạo
Như đã khảo sát trong mô hình động cơ điện không đồng bộ 3 pha, khi stator có dòng điện
xoay chiều đi qua, nó tạo ra từ trường quay với tốc độ nm = 60.f/p , với f là tần số dòng điện qua dây
quấn và p là số đôi cực của dây quấn. Từ trường này quét qua dây quấn rotor làm sinh ra sức điện
động và dòng điện trong rotor. Dòng điện cảm ứng sẽ tác dụng với từ trường quay, tạo ra moment
quay. Đối với động cơ không đồng bộ, tốc độ rotor khác với tốc độ từ trường (n  nm).
So với máy điện 1 chiều, máy điện đồng bộ đơn giản hơn, do đặc tính bù nên có chỉ tiêu năng
lượng tốt hơn, giá thành không cao. Ở dải công suất lớn (2000-3000Kw), động cơ đồng bộ rẻ hơn
động cơ không đồng bộ.
Máy điện đồng bộ có cấu tạo gồm phần cảm, phần ứng và hệ thống kích từ (hình 6.1)

a) Stator b) Rotor
1- Vỏ, 2- Mạch từ, 3- dây quấn, 4- cực từ, 5- vòng
tiếp xúc
Hình 6.1: Cấu tạo máy điện đồng bộ.
- Phần cảm để tạo ra từ thông chính 0 trong máy. Phần cảm thường được đặt trên rotor. Phần cảm
là nam châm điện (máy lớn) hoặc nam châm vĩnh cửu (máy nhỏ) có hai dạng cực ẩn và cực lồi (hình
6.2).

a) Rotor cực lồi b) Rotor cực ẩn


(1- Cực từ, 2- Cuộn dây)
Hình 6.2: Cấu tạo rotor máy điện đồng bộ.

58
Rotor cực lồi cho phép chế tạo rotor nhiều cực, áp dụng cho máy điện tốc độ thấp (tua bin
nước). Do có nhiều cực nên đường kính rotor cực lồi thường lớn và chiều dài thường bé.
Rotor cực ẩn cho phép tận dụng khả năng chắc bền của lõi thép, chịu lực ly tâm, có số cực ít (thường
2p=2), áp dụng cho máy điện tốc độ cao (tuabin hơi 3000v/ph). Rotor cực ẩn có dạng lõi thép hình
trụ có phay rãnh và đặt cuộn dây, đường kính rotor nhỏ, chiều dài lớn.
-Phần ứng của máy điện đồng bộ thường đặt ở stator. Stator có cấu tạo tương tự máy điện không
đồng bộ – gồm lõi bằng thép lá kỹ thuật điện có rãnh và cuộn dây quấn xoay chiều 3 pha. Lưu ý: với
các máy điện công suất nhỏ, phần ứng có thể được đặt ở rotor, còn phần cảm ở stator.
-Hệ thống kích từ làm nhiệm vụ cung cấp dòng điện 1 chiều cho phần cảm để luyện từ. Hệ thống
này chỉ sử dụng cho phần cảm là nam châm điện. Ở các máy điện đồng bộ công suất lớn nguồn kích
từ là một máy điện 1 chiều (máy kích từ) lắp trên cùng trục với máy điện đồng bộ. Hiện nay máy
kích từ đã được thay thế bằng bộ chỉnh lưu bán dẫn, lấy điện từ lối ra máy điện đồng bộ (stator) để
tạo điện 1 chiều cho kích từ.

B.1.2. Nguyên lý hoạt động


1/. Chế độ máy phát điện
Sơ đồ trên hình 6.3 mô tả đấu nối máy điện đồng bộ ở chế độ máy phát (trục rotor máy điện đồng bộ
nối với trục quay của động cơ sơ cấp). Cuộn dây stator được nối với mạng điện 3 pha lối ra, còn rotor
đấu với nguồn kích từ.

Hình 6.3: Sơ đồ đấu nối máy điện đồng bộ ở chế độ máy phát

Dòng điện kích từ qua cuộn dây phần cảm tạo ra từ thông phần cảm 0. Khi rotor quay (bởi
động cơ sơ cấp), từ thông này quét qua dây quấn 3 pha phần ứng, tạo ra trên nó thế điện động cảm
ứng 3 pha.
Do cuộn dây ba pha lệch nhau trong không gian 1200, nên các sức điện động cảm ứng CA,
CB, CC trên các cuộn dây lối ra lệch nhau lần lượt là 1200.
Trị số hiệu dụng E của sức điện động bằng:
C A = E 0 2 sin t

C B = E 0 2 sin(t − 120 0 )
C C = E 0 2 sin(t − 240 0 )
E0 = 4,44 kqd1 W10 f
Trong đó: kqd1 là hệ số quấn dây phần ứng
W1 là số vòng nối tiếp 1 pha của dây quấn phần ứng
f = pn/60 là tần số sức điện động
Tần số góc của sức điện động  = 2f
Sức điện động 3 pha sẽ cung cấp dòng điện 3 pha cho mạch ngoài. Dòng điện qua dây quấn phần ứng
sẽ tạo từ thông quay, gọi là từ thông phần ứng, ký hiệu là , có tốc độ xác định theo biểu thức: n1 =
60f/p = n. Như vậy khi máy điện đồng bộ làm việc, tốc độ từ trường quay luôn bằng tốc độ rotor.

59
Khi máy điện làm việc ở chế độ không tải, moment sơ cấp M1 vừa đủ để thắng moment cản do ma
sát – gọi là moment không tải M0 . Lúc đó từ trường phần cảm và phần ứng trùng trục với nhau, góc
lệch giữa chúng  = 0. Trên hình 6.4a mô tả quan hệ này (cực N và S biểu thị từ trường phần ứng,
còn N0, S0 – cho phần cảm). Khi đó không có sự truyền công suất qua khe không khí.
a) không tải b) máy phát c) động cơ

Hình 6.4: Quan hệ từ trường trong máy điện đồng bộ


Khi moment động cơ sơ cấp tăng - M1> M0. Lúc đó từ thông phần cảm 0 sẽ vượt trước từ thông
phần ứng  với góc lệch > 0. Trên hình 6.4b mô tả quan hệ này (cực N và S biểu thị từ trường phần
ứng, còn N0, S0 – cho phần cảm). Khi đó xuất hiện lực hút giữa các cực N-S0, S-N0, có xu hướng kéo
cho hai từ thông trùng trục nhau. Điều đó làm xuất hiện moment điện từ giữa rotor và stator có chiều
ngược với moment sơ cấp M1, làm cản trở sự quay của rotor. Để rotor vẫn quay với góc  như cũ,
moment sơ cấp phải lớn hơn moment điện từ M và moment không tải:
M1 = M + M0
Công suất điện từ tính bằng:
Pđt = M .  = M . 1
Công suất này được truyền qua khe hở không khí từ rotor sang cấp cho tải. Khi công suất tải tăng,
moment điện từ đòi hỏi tăng theo và góc  càng lớn.
Khi máy điện đồng bộ hoạt động, có hai từ trường xuyên qua khe hở là từ trường phần cảm 0 và từ
trường phần ứng . Tác dụng của từ trường phần ứng đối với phần cảm gọi là phản ứng của phần
ứng. Ảnh hưởng của phản ứng này phụ thuộc vào tính chất dòng điện của phần ứng – tức là phụ thuộc
loại tải sử dụng.
Khi tải là thuần điện trở, dòng điện phần ứng I đồng pha với sức điện động E0. Từ trường dòng điện
phần ứng làm giảm từ cực vào và tăng từ cực ra, tức là làm biến dạng từ trường phần cảm mà không
làm thay đổi trị số. Phản ứng được gọi là phần ứng ngang.
Khi tải là thuần điện cảm, dòng điện phần ứng chậm pha 900 so với sức điện động E0. Từ trường dòng
điện phần ứng khử bớt trị số từ trường phần cảm. Từ thông tổng bị giảm trị số, sức điện động bị giảm
theo và điện áp trên cực máy phát bị giảm. Phản ứng được gọi là khử từ dọc.
Khi tải là thuần điện dung, dòng điện phần ứng trước pha 900 so với sức điện động E0. Từ trường
dòng điện phần ứng làm tăng trị số từ trường phần cảm. Từ thông tổng tăng lên, sức điện động tăng
theo và điện áp trên cực máy phát tăng. Phản ứng được gọi là phần ứng trợ từ dọc.
Đối với tải hỗn hợp có tính điện cảm hoặc điện dung, bằng cách phân tích đồ thị vector, có thể xác
định các thành phần ứng ngang, dọc. Các máy điện đồng bộ có thông số cơ bản điện kháng . Máy
càng lớn  càng nhỏ.
2/. Chế độ động cơ điện
Sơ đồ nối máy điện đồng bộ hoạt động ở chế độ động cơ tương tự như trên hình 6.3. Cuộn dây Stator
được nốivới lưới điện 3 pha, cuộn rotor được nối với nguồn kích từ. Trục rotor khi đó không còn
được nối với động cơ sơ cấp nữa mà nối với máy công tác.
Rotor lúc này không có moment sơ cấp M1 mà có moment cản = M2 + M0, trong đó M2 là moment
hữu ích trên trục. Vì vậy, rotor bị kéo lùi lại và từ thông phần cảm 0 sẽ chậm hơn từ thông phần ứng
với góc lệch < 0 (hình 6.4c ). Khi đó xuất hiện lực hút giữa các cực N-S0, S-N0, có xu hướng
kéo cho hai từ thông trùng trục nhau. Điều đó làm xuất hiện moment điện từ giữa rotor và stator có
chiều ngược với trường hợp máy phát, làm quay rotor. Để rotor động cơ quay được bình thường,
moment điện từ phải lớn hơn moment cản:

60
M = MC = M2 + M0
Qua phân tích ở trên, ta thấy rõ mối quan hệ hai từ thông của phần cảm và phần ứng quyết định tính
chất hoạt động của máy điện động bộ.
Trong chế độ không tải, cả hai từ thông này không bị cản trở, cùng quay đồng bộ và không có lực
tác dụng giữa chúng.
Trong chế độ có tải, moment sơ cấp tăng, lực điện từ từ rotor sẽ qua khe hở truyền sang stator để cung
cấp cho tải ngoài.
Trong chế độ động cơ, khi có moment cản làm ghì trục rotor, moment điện từ sẽ truyền từ stator sang
rotor làm quay trục rotor và do đó, quay máy công tác liên quan.

B.2. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA MÁY PHÁT ĐỒNG BỘ


Để sử dụng hợp lý máy điện, cần nắm vững đặc tính kỹ thuật của chúng. Khi khảo sát quan hệ giữa
hai đại lượng của máy và giữ không đổi các đại lượng khác, ta thu được đường biểu diễn gọi là đường
đặc tính hoặc đặc tuyến. Đối với máy điện đồng bộ, các đặc tính quan trọng nhất là đặc tính phụ tải,
đặc tính ngoài và đặc tính điều chỉnh.

1/ Đặc tính góc


Moment điện từ M hình thành bởi lực tương tác giữa từ trường phần cảm với từ trường phần ứng
(dòng điện stator - I). Thông số này đặc trưng cho sự truyền công suất qua khe không khí giữa rotor
và stator, do đó đặc trưng cho sự biến hoá năng lượng trong máy điện đồng bộ.
Moment điện từ tỷ lệ với từ thông ϕ0 , dòng điện phần ứng I và góc lệch  giữa 2 từ trường. Khi biết
ϕ0 tỷ lệ với 0, I tỷ lệ với U – là điện áp pha đặt vào cuộn stator và phụ thuộc vào điện kháng của
dây quấn stator, ta có công suất điện từ trong máy điện đồng bộ bằng:

m1UE0
Pdt = M .1 = sin 
x
Moment điện từ của máy điện đồng bộ bằng:

Pdt m1UE 0 m UE
M = = sin  = 1 0 sin 
1 1 x 2fx
Trong đó m1 = 3 là số pha dây quấn stator, f là tần số dòng điện stator.
Khi làm việc bình thường, U, F và x hầu như không đổi. Vì vậy, M và Pdt sẽ thay đổi theo E0 và .
Giá trị E0 thường thay đổi trong khoảng nhỏ, nên thực tế M và Pdt là hàm số của . Biểu diễn trên đồ
thị mối quan hệ này ta có đường M(), thường gọi là đặc tính moment hay đặc tính góc của máy điện
đồng bộ (hình 6.5).

Hình 6.5: Đặc tính góc của máy điện đồng bộ


Khi  thay đổi từ 0 đến 90 , moment điện từ M có giá trị dương và thay đổi tương ứng từ 0 -> Mmax.
0

Góc > 0 ứng với chế độ máy phát. Khi  vượt quá 900, moment điện từ M giảm. Đây là miền không
ổn định. Máy phát chỉ làm việc ổn định trong khoảng  900. Để đảm bảo máy phát làm việc bình
thường giá trị cp (giá trị cho phép). Thông thường cp 300. Khi đó tương ứng ta có Mcp. Tỷ số
xác định khả năng quá tải của máy điện đồng bộ được tính theo công thức:
Kqt = M max / Mcp

61
Tương tự, khi làm việc ở chế độ động cơ, góc  âm và thay đổi từ 0 đến -900. Động cơ đồng bộ cũng
chỉ làm việc trong khoảng  -cp ( 300).

2/ Đặc tính không tải và phụ tải


Đặc tính phụ tải là sự biến thiên của điện áp U trên cực máy phát theo sự biến thiên của dòng điện
kích từ, ứng với dòng điện stator I nhất định, tần số dòng điện không đổi.
U = f (Ikt) với I = hằng số, f = hằng số (const)
Trường hợp I = 0 thì đặc tính phụ tải được gọi là đặc tính không tải.
U = f (Ikt) với I = 0, f = hằng số (const)
Đặc tính không tải chính là đặc tính luyện từ của máy, cho biết sự tăng sức điện động máy phát theo
dòng kích từ.
Sơ đồ xác định đặc tuyến không tải và phụ tải trình bày trên hình 6.6. Trong đó, dòng kích từ có thể
điều chỉnh nhờ biến trở và đo bằng đồng hồ đo dòng 1 chiều A. Điện thế và dòng ra được đo bằng
đồng hồ đo thế V1 và A1-A3.

Hình 6.6: Sơ đồ thí nghiệm xác định đặc tính máy phát điện
• Đặc tính không tải:
Đặc tính không tải được xác định khi khoá K1 ngắt, lối ra máy phát không nối với tải. Đặc tuyến
không tải được lấy theo các bước sau:
- Rotor máy phát được quay nhờ một động cơ sơ cấp. Động cơ sơ cấp quay ở tốc độ định mức
và giữ không đổi trong suốt quá trình thí nghiệm. Điều kiện này đảm bảo tần số tín hiệu ra f
= hằng số.
- Tăng dần dòng kích từ Ikt từ 0 -> max (cực đại). Ghi giá trị điện áp U0 lối ra tương ứng với
mỗi Ikt .
- Vẽ đồ thị biểu diễn E0 =U0 = f(Ikt ), khi I = 0, f = hằng số.
Trên hình 6.7 biểu diễn đường đặc tuyến không tải của máy phát đồng bộ (đường I=0).
Đó chính là đặc tính luyện từ của lõi thép. Ban đầu điện áp U tăng tuyến tính theo Ikt . Khi thép đã
bão hoà từ, điện áp tăng chậm dần, sau đó không tăng nữa. Trị số điện áp định mức Uđm ở đầu khoảng
bão hoà của đặc tính.
• Đặc tính phụ tải:
Đặc tính phụ tải được xác định khi đóng K1, lối ra máy phát được nối với tải. Đặc tuyến phụ tải được
lấy tương tự như không tải, theo các bước sau:
- Rotor máy phát được quay nhờ một động cơ sơ cấp. Động cơ sơ cấp quay ở tốc độ định mức
và giữ không đổi trong suốt quá trình thí nghiệm (giữ tần số f không đổi).
- Tăng dần dòng kích từ Ikt từ 0 -> max (cực đại). Ghi giá trị điện áp U lối ra tương ứng với
mỗi Ikt . Chú ý luôn giữ cho dòng ra I = hằng số = dòng định mức = Iđm .
- Vẽ đồ thị biểu diễn U = f(Ikt ), khi I = Iđm , f = hằng số.
Trên hình 6.7 biểu diễn đường đặc tuyến phụ tải của máy phát đồng bộ (đường I= Iđm).
Đường cong có dạng tương tự như trường hợp không tải. Tuy nhiên do tổn thất điện áp và phản ứng
phần ứng khi có tải, nên với cùng một giá trị Ikt , điện áp ra trong trường hợp có tải thấp hơn.

62
Hình 6.7: Đặc tính phụ tải của máy điện đồng bộ.
3/ Đặc tính ngoài
Đặc tính ngoài là sự thay đổi điện áp trên cực máy phát U theo dòng điện tải I, khi dòng điện kích từ
Ikt không đổi, tần số f (tốc độ động cơ sơ cấp) không đổi, và hệ số công suất không đổi:
U = f(I), khi Ikt = hằng số, f = hằng số, cos  = hằng số
Sơ đồ thí nghiệm như trên hình 6.6. Đặc tuyến ngoài được lấy theo các bước sau:
- Rotor máy phát được quay nhờ một động cơ sơ cấp. Động cơ sơ cấp quay ở tốc độ định mức
và giữ không đổi trong suốt quá trình thí nghiệm (giữ tần số f không đổi).
- Tăng dần dòng kích từ I kt từ 0 tới giá trị I kt định mức mà tại đó các giá trị điện thế trên cực
máy phát và dòng ra đạt giá trị định mức (I = Iđm và U = Uđm ). Sau đó giữ nguyên Ikt trong
suốt quá trình thí nghiệm.
- Tăng dần tải để giảm dòng I về 0. Ghi giá trị điện áp U lối ra tương ứng với mỗi I. Chú ý luôn
giữ cho dòng Ikt = hằng số = I kt đm .
- Vẽ đồ thị biểu diễn U = f(I), khi Ikt = hằng số = Ikt đm, f = hằng số.
Trên hình 6.8 biểu diễn đường đặc tuyến ngoài của máy phát đồng bộ khi tải là thuần trở, tải có tính
điện cảm và điện dung.

Hình 6.8: Đặc tính ngoài của máy điện đồng bộ.

• Tải thuần điện trở


Với tải thuần điện trở, không có sự lệch pha giữa dòng I và thế U,  = 0 và cos  = 1.
Khi đó trong máy chỉ có phản ứng ngang, chỉ làm biến dạng từ thông mà không làm thay đổi trị số .
Sức điện động của dây quấn stator chỉ bù lại sụt áp trên điện kháng tản và điện trở phần ứng, mà giá
trị này thường rất nhỏ. Kết quả là điện áp biến thiên ít, chênh lệch giữa điện áp không tải và điện áp
định mức (gọi là biến thiên điện áp U = U0 – E0) thường nhỏ. Đặc tính ngoài xuống dốc với độ
nghiêng bé (hình 8 – đường cos =1).
• Tải có tính điện cảm

63
Với tải mang tính điện cảm, dòng điện phần ứng I chậm pha thế U, > 0. Khi đó trong máy có phản
ứng khử từ dọc. Kết quả là điện áp giảm nhiều. Đặc tính ngoài xuống dốc với độ nghiêng lớn (hình 8
– đường > 0). Độ nghiêng càng lớn khi cos càng nhỏ.
• Tải có tính điện dung
Với tải mang tính điện dung, dòng điện phần ứng I trước pha thế U, < 0. Khi đó trong máy có phản
ứng trợ từ dọc. Kết quả là điện áp có xu hướng tăng. Đặc tính ngoài lên dốc với độ nghiêng lớn (hình
8 – đường < 0).
Biến thiên điện áp U biểu thị mức độ thay đổi điện áp khi tải biến thiên, thường được tính theo %
của điện áp định mức:
U(%) = (U0 – E0) x 100 / Uđm

4/ Đặc tính điều chỉnh


• Đặc tính điều chỉnh:
Đặc tính điều chỉnh là sự thay đổi (điều chỉnh) dòng điện kích từ Ikt theo dòng điện tải I, nhằm giữ
điện áp trên cực máy phát U không đổi, trong khi giữ nguyên tần số f (tốc độ động cơ sơ cấp) và hệ
số công suất:
I kt = f(I), khi U = Uđm , f = hằng số= 50Hz, cos = hằng số
Đặc tuyến điều chỉnh được lấy theo các bước sau:
- Rotor máy phát được quay nhờ một động cơ sơ cấp. Động cơ sơ cấp quay ở tốc độ định mức
và giữ không đổi trong suốt quá trình thí nghiệm ( giữ tần số f không đổi).
- Tăng dần dòng kích từ Ikt từ 0 tới giá trị Ikt định mức mà tại đó các giá trị điện thế trên cực
máy phát và dòng ra đạt giá trị định mức (I = Iđmvà U = Uđm).
- Tăng dần tải để từng bước giảm dòng I về 0. Tại mỗi giá trị tải, thay đổi dòng kích từ để giữ
giá trị điện áp U lối ra không đổi. Ghi giá trị dòng kích từ Ikt tương ứng với mỗi I.
- Vẽ đồ thị biểu diễn Ikt = f(I), khi U = hằng số = U đm, f = hằng số.
Trên hình 6.9 biểu diễn đường đặc tuyến điều chỉnh của máy phát đồng bộ khi tải là thuần trở, tải có
tính điện cảm và điện dung. Đặc tính điều chỉnh có dạng ngược với đặc tính ngoài.
Trường hợp tải điện trở hay điện cảm, khi dòng điện tải I tăng, thế U ra sẽ giảm. Vì vậy để giữ U
không đổi, phải tăng dòng điện kích từ.
Ngược lại, đối với tải điện dung, khi dòng I tăng, điện áp U tăng theo, nên phải giảm dòng kích từ để
giữ U không đổi.
I

Cos=0.8 (>0)
Cos=1 (=)

Cos=0.8 (0)

I
0
Hình 6.9: Đặc tính điều chỉnh máy điện đồng bộ

• Điều chỉnh điện áp máy phát đồng bộ:


Khi sử dụng máy điện đồng bộ để cung cấp điện, nếu tải thay đổi làm điện áp ra thay đổi khỏi giá trị
định mức, nên cần phải điều chỉnh để duy trì điện áp định mức.
Điện áp ra của máy điện đồng bộ có thể điều chỉnh bằng cách vặn biến trở định dòng kích từ Rp
(hình 6.6) theo hướng đưa điện áp U về định mức. Để máy phát cấp thế ra ổn định, cần có bộ tự động
điều chỉnh điện áp.

B.3. Đặc điểm quá trình khởi động động cơ đồng bộ


Sơ đồ nối và khởi động máy điện đồng bộ ở chế độ động cơ được giới thiệu trên hình 6.10. Điện lưới
qua các tiếp điểm cấp nguồn K1 tới các cuộn stator của động cơ. Trục rotor được nối với cơ chế cơ
khí vận hành.

64
Khi khởi động, công tắc K1 đóng, cuộn dây stator được nối với lưới điện xoay chiều làm quay
rotor. Trong thời gian đầu động cơ sẽ khởi động ở chế độ không đồng bộ với hệ số trượt S lớn. Do
hệ số trượt lớn nên thế điện động cảm ứng Ecư trên cuộn kích từ khá lớn và yêu cầu phải “Dập từ”
ngay Ecư để bảo vệ cuộn kích từ.
Để dập từ, cuộn dây kích từ khi khởi động được nối mạch qua trở Rp qua các tiếp điểm của
rơ le thời gian K. Khi khởi động, cuộn kích từ được mắc song song với trở dập. Rơ le thời gian thường
chọn thời gian trễ khoảng 10-20 giây, để khi tần số Rotor còn khoảng 2,5 đến 4 Hz hoặc dòng khởi
động còn khoảng 2 đến 2,5 lần dòng định mức của động cơ, tiếp điểm trễ sẽ ngắt mạch khởi động Rp
và đóng cuộn kích từ với nguồn kích từ. Giá trị Rp (chọn tương ứng với điện trở cuộn dây kích từ)
chọn đủ nhỏ để tại thời điểm khởi động không tạo thế quá lớn trên đôi vành trượt cấp điện cho cuộn
kích từ và đủ lớn để hạn chế dòng qua cuộn kích từ và moment do nó sinh ra không làm giảm moment
động cơ.
Quá trình khởi động và làm việc của động cơ đồng bộ có các đặc tính cơ khác nhau. Trên hình
6.11a mô tả đặc tính cơ của 2 động cơ có điện trở tác dụng của lồng sóc (Rtd) khác nhau. Đường cong
2 (với Rtd lớn hơn) cho moment khởi động lớn hơn, nhưng độ trượt ứng với moment tĩnh định mức
Mdm trên trục động cơ lớn hơn so với đường 1 (SV2 > SV1), điều đó gây khó khăn cho việc đưa động
cơ vào đồng bộ

Hình 6.10: Sơ đồ khởi động động cơ đồng bộ

 
 0
SV10
SV2
1

M M
0 M M M 0 M M
a) Khi khởi động b) Khi làm việc
Hình 6.11: Đặc tính cơ của động cơ đồng bộ
Động cơ có trở tác dụng lồng sóc lớn sử dụng để truyền động những máy có moment cản tĩnh
lớn như máy cán. Những máy có moment cản tĩnh tăng dần trong quá trình khởi động (quạt gió), động
cơ đặc tính 1 sẽ thích hợp hơn.
Cần chú ý là quá trình khởi động được thiết kế trong khoảng 2030 giây. Nếu quá thời gian
này, lồng sóc sẽ chịu quá tải và có thể bị hỏng.

65
Quan hệ giữa độ trượt và moment của động cơ đồng bộ khi khởi động nhờ lồng sóc được biểu diễn
tương tự cho động cơ không đồng bộ với rotor lồng sóc và được biểu diễn như đồ thị hình 6.11a cho
động cơ đồng bộ khi khởi động.
Quá trình sau khởi động (đồng bộ hoá), tốc độ góc của động cơ đồng bộ được xác định theo công
thức:
0 = 2f1/p
trong đó: f1 là tần số lưới điện; p là số đôi cực.
Đặc tính cơ của động cơ đồng bộ là 1 đường thẳng song song trục hoành (hình 6.11b). Khi thay đổi
phụ tải trên trục động cơ, tốc độ của nó được giữ không đổi. Do đó, mô đun độ cứng của đặc tính cơ
của động cơ đồng bộ ở mọi điểm đều bằng vô cùng.
Tuy nhiên, tốc độ tức thời của rotor động cơ đồng bộ có thể khác chút ít so với tốc độ đồng bộ 0.
Chẳng hạn, khi tăng phụ tải trên trục, tốc độ rotor bị tụt lại sau tốc độ từ trường stator vì khi đó góc
giữa vector điện áp lưới và sức điện động stator do từ thông sinh ra sẽ tăng lên.
Trong bài thí nghiệm này, đặc tính của động cơ đồng bộ được khảo sát theo sơ đồ hình 6.12. Trong
sơ đồ này, bộ tải sử dụng là cơ cấu phanh hãm bột từ có bộ đo moment trên trục. Khi cấp nguồn điều
khiển DC1 thực hiện việc hãm động năng, cho phép đo đặc tính cơ và tốc độ của động cơ đồng bộ
khi thay đổi tải.

Hình 4.12: Mô hình thí nghiệm khảo sát đặc tính của động cơ đồng bộ

C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ


Thiết bị thí nghiệm về động cơ đồng bộ 3 pha trên hình 4.13

66
AM-210-4 KHOÁ
I ÑIEÀ
U KHIEÅ
N ÑOÄ
NG CÔ / MAÙ
Y PHAÙ
T ÑOÀ
NG BOÄ3 PHA AM-210-8 KHOÁ
I TAÛ
I ÑOÄ
NG CÔ

K1
L1 L1
SPEED MOMENT
L2 (RPM) (N. m)

L2 MAIN POWER SUPPLY


L3
K1 K3
N 1 2 1 2 1 2
L3
0 0 0

CB1
N1
K3 A
OFF MT1
MAÙY 0 ÑOÄ
NG +T1
M3 PHAÙ
T CÔ M4/G
ÑOÄ
NG CÔ KHOÂ
NG 1 2 ÑOÄ
NG CÔ ÑOÀNG BOÄ
ÑOÀ
NG BOÄ3 PHA 3 PHA
K4 OFF ON OFF ON OFF ON OFF ON
ROTO LOØ
NG SOÙ
C DC MOTOR

N1
Sw1 Sw2 Sw3 SW4 ENCODER
-T1
ÑOÄ
NG CÔ QUAY MAÙ
Y PHAÙ
T ÑOÀ
NG BOÄ CHEÁÑOÄÑOÄ
NG CÔ / MAÙ
Y PHAÙ
T H
Ckt

RP
2 1 2 1 120Ω 120Ω 120Ω 120Ω
R1 500W R2 500W R3 500W R4 500W
J K
A1
K2
K1 + 220VAC INPUT
0. .30VDC OUTPUT
190VDC OUTPUT
+
A1 DC2
DC FUSE MIN MAX
VOLT.Adj
DC CURRENT METER 2A

PS-340 220/380VAC POWER SUPPLY PS-330 3-PHASE POWER SUPPLY PS-100 220VAC POWER SUPPLY PS-D01 DC POWER SUPPLY PS-101 220 VAC POWER SUPPLY

FUSE/5A
MAIN POWER
L1 3 PHASE OUTPUTS 220VAC ON + DC OUT 220VAC
MAIN POWER SUPPLY EMERGENCY POWER ON

F1 F2 F3 F4
L N
ON
L2 OFF

300VDC
FUSE 5ADC
L3
OFF
MIN MAX

N
High voltage PE

ÑOÄ
NG CÔ KHAÛ
O SAÙ
T BOÄTAÛ
I ÑOÄ
NG CÔ
M4 MT1

67
AM-210-4 KHOÁ
I ÑIEÀ
U KHIEÅ
N ÑOÄ
NG CÔ / MAÙ
Y PHAÙ
T ÑOÀ
NG BOÄ3 PHA

K1
L1 L1
L2
L3 L2
K1 K3
N 1 2 1 2 1 2
L3
0 0 0

N1
K3
OFF
MAÙY 0 ÑOÄ
NG
M3 PHAÙ
1
T CÔ
2
M4/G
ÑOÄ
NG CÔ KHOÂ
NG ÑOÄ
NG CÔ ÑOÀNG BOÄ
ÑOÀ
NG BOÄ3 PHA 3 PHA
K4
ROTO LOØ
NG SOÙ
C

N1

ÑOÄ
NG CÔ QUAY MAÙ
Y PHAÙ
T ÑOÀ
NG BOÄ CHEÁÑOÄÑOÄ
NG CÔ / MAÙ
Y PHAÙ
T
Ckt

RP
2 1 2 1
A1
K2
K1 + 0..30VDC OUTPUT

A1
DC FUSE MIN MAX
VOLT.Adj
DC CURRENT METER 2A

Hình 4.14: Khối thí nghiệm động cơ động bộ / máy phát.

D. THỰC HÀNH
D.1. ĐẤU NỐI THIẾT BỊ
- Các khí cụ điện trên khối đã được nối với các chốt vào/ra. Khi thực hành, học viên dùng dây kết nối sơ đồ
theo từng bài thí nghiệm
Chú ý: Trong thí nghiệm thực hiện với thế AC 220V. Vì vậy học viên cần tuân thủ quy tắc an toàn điện,
trước khi nối dây mắc sơ đồ thí nghiệm cần phải tắt nguồn điện. Trong quá trình đo đạc, chú ý không tiếp
xúc vào các điểm hở điện.

68
BÀI 1: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH CƠ CỦA ĐỘNG CƠ ĐỒNG BỘ
CÓ TẢI SAU KHI ĐÃ VÀO ĐỒNG BỘ

Sơ đồ đấu dây động cơ kéo và máy phát trên hình 4.15

Các bước thí nghiệm


1. Khóa K3 ở vị trí động cơ (nguồn 3 pha cấp cho động cơ đồng bộ)
2. Khóa K2 ở vị trí 2 (cấp kích từ cho động cơ)
3. Chỉnh nguồn kích từ đạt 1A.
4. Chuyển khóa K2 qua vị trí 1 (Cuộn kích từ nối vào điện trở khởi động)
5. Tắt các công tắc tải SW1 -> SW4 trên khối AM-210-8
6. Nhấn ON K1, động cơ M4 quay ở chế độ không đồng bộ
7. Chuyển khóa K2 sang vị trí 2 (cấp kích từ cho động cơ), động cơ M4 quay ở chế độ đồng bộ.
8. Đóng công tắc tải SW1, SW2. Ở mỗi trạng thái ghi Moment, vận tốc n (vòng/phút của động cơ). Tính
 = 2n/60=0.105 n. Ghi kết quả vào bảng:

M [N.m] n (v/p) 
SW1=OFF,
SW2=OFF
SW1=ON,
SW2=OFF
SW1=ON,
SW2=ON

9. Đóng tiếp SW3=ON, quan sát nhanh tốc độ ở trạng thái mất động bộ. Tắt động cơ :OFF K1

69
AM-210-4 KHOÁ
I ÑIEÀ
U KHIEÅ
N ÑOÄ
NG CÔ / MAÙ
Y PHAÙ
T ÑOÀ
NG BOÄ3 PHA AM-210-8 KHOÁ
I TAÛ
I ÑOÄ
NG CÔ

K1
L1 L1
SPEED MOMENT
L2 (RPM) (N.m)
L2 MAIN POWER SUPPLY
L3
K1 K3
N 1 2 1 2 1 2
L3
0 0 0

CB1
N1
K3 A
OFF MT1
MAÙY 0 ÑOÄ
NG +T1
M3 PHAÙ
T CÔ M4/G
ÑOÄ
NG CÔ KHOÂ
NG 1 2 ÑOÄ
NG CÔ ÑOÀNG BOÄ
ÑOÀ
NG BOÄ3 PHA 3 PHA
K4
OFF ON OFF ON OFF ON OFF ON
ROTO LOØ
NG SOÙ
C DC MOTOR

N1
Sw1 Sw2 Sw3 SW4 ENCODER
-T1
ÑOÄ
NG CÔ QUAY MAÙ
Y PHAÙ
T ÑOÀ
NG BOÄ CHEÁÑOÄÑOÄ
NG CÔ / MAÙ
Y PHAÙ
T H
Ckt

RP
2 1 2 1 120Ω 120Ω 120Ω 120Ω
R1 500W R2 500W R3 500W R4 500W
J K
A1
K2
K1 + 220VAC INPUT
0..30VDC OUTPUT
190VDC OUTPUT
+
A1 DC2
DC FUSE MIN MAX
VOLT.Adj
DC CURRENT METER 2A

PS-340 220/380VAC POWER SUPPLY PS-330 3-PHASE POWER SUPPLY PS-100 220VAC POWER SUPPLY PS-D01 DC POWER SUPPLY PS-101 220 VAC POWER SUPPLY

FUSE/5A
MAIN POWER
L1 3 PHASE OUTPUTS 220VAC ON + DC OUT 220VAC
MAIN POWER SUPPLY EMERGENCY POWER ON
L N

các giá trị tốc độ góc , trục hoành đặt giá trị moment M.
F1 F2 F3 F4
ON
L2 OFF

300VDC
FUSE 5ADC
L3
OFF
MIN MAX

N
High voltage PE

Hình 4.15:Sơ đồ đấu dây thí nghiệm động cơ đồng bộ.


ÑOÄ
NG CÔ KHAÛ
O SAÙ
T BOÄTAÛ
I ÑOÄ
NG CÔ
M4 MT1

70
10. Biểu diễn trên đồ thị đặc tính cơ động cơ đồng bộ sử dụng trong thí nghiệm: = f(M). Trục tung đặt
9. Nhận xét kết quả .
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

71
BÀI 2: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH KHÔNG TẢI CỦA MÁY PHÁT
ĐIỆN ĐỒNG BỘ

U = f (Ikt1), khi I = 0, f = hằng số.


Sử dung động cơ KĐB 3 pha M3 để quay máy phát đồng bộ M4.
Sơ đồ đấu dây trên hình 4.16
Sơ đồ đấu dây tải cho máy phát 3 pha trên hình 4.17
Các bước thí nghiệm
1. Khóa K3 ở vị trí máy phát (nguồn 3 pha cấp cho động cơ KĐB M3)
2. Khóa K2 ở vị trí 2 (cấp kích từ cho động cơ)
3. Chỉnh nguồn kích từ đạt 0.9A.
4. Tắt tất cả các tải.
5. Nhấn ON K1, động cơ M3 quay sẽ kéo máy phát M4
6. Đặt khối đo ES-MEAS-01 ở chế độ hiển thị điện áp cho 3 pha lối vào.
7. Chỉnh dòng kích từ (Ikt) trên khối kích từ động cơ đồng bộ AM-210-4 ở các mức khác nhau và ghi
giá trị điện áp Upha1 tương ứng vào bảng

Ikt(A) Upha1(V) f (Hz)


0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1.0

72
Hình 4.16: Sơ đồ đấu nối máy phát đồng bộ 3 pha

73
ES-MEAS-01 ETS-127 KHOÁ
I TAÛ
I ÑIEÄ
N DUNG ETS-126 KHOÁ
I TAÛ
I ÑIEÄ
N TRÔÛ ETS-128 KHOÁ
I TAÛ
I ÑIEÄ
N CAÛ
M
R11 R21 R31

L1 L1 L1 L1 L1 L1 L1 L1

L2 L2 L2 L2 L2 L2 L2 L2

L3 L3 L3 L3 L3 L3 L3 L3

R12 R22 R32


N N N N N N N N

N L1 N L2 N L3 N L1 N L2 N L3

ON ON ON ON ON ON
I1 I2 I3
S1 S2 S1 S2 S1 S2 N L1 L2 L3 K11 K21 K31 K11 K21 K31
C11 C21 C31 L11 L21 L31

R13 R23 R33


L ON ON ON ON ON ON
220VAC
MFM 384 K12 K22 K32 K12 K22 K32
INPUT
C12 C22 C32 L12 L22 L32
N

ON ON ON ON ON ON

K13 K23 K33 L1 ON


L2 ON
L3 ON
K13 K23 K33
K11 K12 K13 K21 K22 K23 K31 K32 K33
C13 C23 C33 L13 L23 L33
MULTIFUNCTION METER
OFF OFF OFF
R11 R12 R13 R21 R22 R23 R31 R32 R33
UNIVERSAL MEASURING UNIT
CAPACITIVE LOAD UNIT INDUCTIVE LOAD UNIT
N N N

Biểu diễn trên đồ thị đặc tính không tải máy phát điện đồng bộ sử dụng trong thí nghiệm:
Hình 4.17: Sơ đồ đấu nối đầu ra máy phát đồng bộ 3 pha và tải 3 pha

U=(Ikt). Trục tung đặt các giá trị điện áp U(V), trục hoành đặt giá trị dòng kích từ Ikt(A) .

74
Nhận xét kết quả
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

75
BÀI 3: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH NGOÀI CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN
ĐỒNG BỘ VỚI TẢI TRỞ (R)

U = f (I) khi Ikt1 = hằng số với tải R


Lắp ráp mạch điều khiển như hình 4.16 và 4.17.
Các bước thí nghiệm
1. Khóa K3 ở vị trí máy phát (nguồn 3 pha cấp cho động cơ KĐB M3)
2. Khóa K2 ở vị trí 2 (cấp kích từ cho động cơ)
3. Chỉnh nguồn kích từ đạt 0.9A.
4. Tắt tất cả các tải.
5. Nhấn ON K1, động cơ M3 quay sẽ kéo máy phát M4
6. Đặt khối đo ES-MEAS-01 ở chế độ hiển thị điện áp cho 3 pha lối vào.
7. Chỉnh dòng kích từ (Ikt) trên khối kích từ động cơ đồng bộ AM-210-4 sao cho điện áp đầu ra máy
phát là Upha1 =220VAC
Đóng lần lượt tải 3 pha điện trở (bóng đèn). Ở mỗi giá trị thay đổi tải R lần lượt ghi vào bảng giá trị Upha1(V),
Itai(A)
SW Upha1(V) Itai (A)
Không tải
R
R/2
R/3
Biểu diễn trên đồ thị đặc tính ngoài với tải điện trở của máy phát điện đồng bộ sử dụng trong thí nghiệm:
U=(I). Trục tung đặt các giá trị điện áp U(V), trục hoành đặt giá trị dòng kích từ I(A) .

Nhận xét kết quả


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

76
BÀI 4: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH NGOÀI CỦA MÁY PHÁT ĐIỆN
ĐỒNG BỘ VỚI TẢI CẢM (L)

U = f (I) khi Ikt1 = hằng số với tải L


Lắp ráp mạch điều khiển như hình 4.16 và 4.17.
Các bước thí nghiệm
1. Khóa K3 ở vị trí máy phát (nguồn 3 pha cấp cho động cơ KĐB M3)
2. Khóa K2 ở vị trí 2 (cấp kích từ cho động cơ)
3. Chỉnh nguồn kích từ đạt 0.9A.
4. Tắt tất cả các tải.
5. Nhấn ON K1, động cơ M3 quay sẽ kéo máy phát M4
6. Đặt khối đo ES-MEAS-01 ở chế độ hiển thị điện áp cho 3 pha lối vào.
7. Chỉnh dòng kích từ (Ikt) trên khối kích từ động cơ đồng bộ AM-210-4 sao cho điện áp đầu ra máy
phát là Upha1 =220VAC
Đóng lần lượt tải 3 pha điện cảm. Ở mỗi giá trị thay đổi tải L lần lượt ghi vào bảng giá trị Upha1(V), Itai(A)
SW Upha1(V) Itai (A)
Không tải
L
L/2
L/3
Biểu diễn trên đồ thị đặc tính ngoài với tải điện cảm của máy phát điện đồng bộ sử dụng trong thí nghiệm:
U=(I). Trục tung đặt các giá trị điện áp U(V), trục hoành đặt giá trị dòng kích từ I(A) .

Nhận xét kết quả


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

77
BÀI 5: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐẶC TÍNH NGOÀI CỦA MÁY PHÁT
ĐIỆN ĐỒNG BỘ VỚI TẢI DUNG (C)

U = f (I) khi Ikt1 = hằng số với tải C


Lắp ráp mạch điều khiển như hình 4.16 và 4.17.
Các bước thí nghiệm
1. Khóa K3 ở vị trí máy phát (nguồn 3 pha cấp cho động cơ KĐB M3)
2. Khóa K2 ở vị trí 2 (cấp kích từ cho động cơ)
3. Chỉnh nguồn kích từ đạt 0.9A.
4. Tắt tất cả các tải.
5. Nhấn ON K1, động cơ M3 quay sẽ kéo máy phát M4
6. Đặt khối đo ES-MEAS-01 ở chế độ hiển thị điện áp cho 3 pha lối vào.
7. Chỉnh dòng kích từ (Ikt) trên khối kích từ động cơ đồng bộ AM-210-4 sao cho điện áp đầu ra máy
phát là Upha1 =220VAC
Đóng lần lượt tải 3 pha điện dung. Ở mỗi giá trị thay đổi tải C lần lượt ghi vào bảng giá trị Upha1(V), Itai(A)
SW Upha1(V) Itai (A)
Không tải
C
2C
3C
Biểu diễn trên đồ thị đặc tính ngoài với tải điện dung của máy phát điện đồng bộ sử dụng trong thí nghiệm:
U=(I). Trục tung đặt các giá trị điện áp U(V), trục hoành đặt giá trị dòng kích từ I(A) .

Nhận xét kết quả


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

78
PHẦN 4: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP

A. MỤC ĐÍCH THỰC HÀNH


Khảo sát cấu tạo, nguyên lý hoạt động và đặc tính của động cơ một chiều kích từ độc lập.
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Máy điện một chiều là loại máy điện làm việc với dòng điện một chiều, có thể sử dụng làm máy phát điện hoặc
động cơ điện. Máy điện một chiều cho phép điều chỉnh trơn tốc độ trong khoảng rộng và moment mở máy lớn.
Vì vậy nó được sử dụng rộng rãi làm động cơ kéo hoặc khi cần điều chỉnh chính xác tốc độ động cơ trong
khoảng rộng. Máy điện một chiều còn được sử dụng rộng rãi làm nguồn nạp acquy, hàn điện, nguồn cung cấp
điện,…
B.1. Phân loại động cơ một chiều theo kiểu kích từ

N
F
+
+
+

Phụ tải
Chiều quay Tiêu thụ
- -
-
F
S

Hình B.1: Cấu tạo hoạt động của động cơ một chiều
Động cơ một chiều có cấu trúc gồm 3 bộ phận cấu tạo chính là phần cảm, phần ứng và cổ góp chổi than.
Phần cảm là bộ phận tạo ra từ trường, đặt ở stator. Thông thường phần cảm là một nam châm điện gồm có cực
từ N-S và cuộn dây kích từ (hình B.1).
Phần ứng gồm có lõi thép đặt ở rotor, có phay rãnh để đặt dây quấn phần ứng. Mỗi bối dây quấn được nối tới
2 lá góp của cổ góp điện.
Trong chế độ máy phát, cần cấp điện một chiều cho cuộn kích từ và nối rotor với động cơ sơ cấp khác để quay
rotor. Khi rotor quay trong từ trường phần cảm, trong cuộn dây phần ứng sẽ xuất hiện thế điện động, được cổ
góp-chổi than nắn thành sức điện động một chiều.
Trong chế độ động cơ, cần cấp điện một chiều cho cuộn kích từ và cuộn dây phần ứng. Dòng điện chảy trong
phần ứng sẽ tác dụng với từ trường gây bởi phần cảm tạo thành moment quay rotor.
1. Kích từ độc lập
Sơ đồ nối động cơ một chiều kích từ độc lập (kích từ song song) với lưới điện được trình bày trên hình B.2.
Cuộn dây kích từ và cuộn dây phần ứng được nối song song và độc lập với nhau, dòng kích từ và dòng phần
ứng chảy theo những nhánh khác nhau.

Hình B.2: Sơ đồ nối động cơ một chiều kích từ độc lập


Trên hình B.2: E là sức điện động sinh ra trong cuộn rotor khi quay trong từ trường do cuộn kích từ sinh ra.
Cp là cuộn phụ, Cb là cuộn bù, Rpư là điện trở phụ phần ứng, Ckt là cuộn kích từ và Rpkt là điện trở phụ kích
từ.
2. Kích từ nối tiếp

79
Hình B.3: Sơ đồ nối động cơ một chiều kích từ nối tiếp
Sơ đồ nối động cơ một chiều kích từ nối tiếp được trình bày trên hình B.3. Cuộn dây kích từ và cuộn dây phần
ứng được nối nối tiếp nhau, dòng kích từ cũng chính là dòng phần ứng.
Trên hình B.3: E là sức điện động sinh ra trong cuộn rotor khi quay trong từ trường do cuộn kích từ sinh ra.
Cp là cuộn phụ, Ckt là cuộn kích từ và Rpư là điện trở phụ phần ứng.
3. Kích từ hỗn hợp

Hình B.4: Sơ đồ nối động cơ một chiều kích từ hỗn hợp


Sơ đồ nối động cơ một chiều kích từ hỗn hợp được trình bày trên hình 1.4. Cuộn dây kích từ nối tiếp mắc nối
tiếp với cuộn dây phần ứng và cuộn dây kích từ độc lập được nối song song với phần ứng. Dòng kích từ gồm
2 thành phần dòng kích từ nối tiếp và dòng kích từ độc lập.
Trên hình B.4: E là sức điện động sinh ra trong cuộn rotor khi quay trong từ trường do cuộn kích từ sinh ra.
Cp là cuộn phụ, Cktnt là cuộn kích từ nối tiếp, Cktdl là cuộn kích từ độc lập, Rpư là điện trở phụ phần ứng và
Rpkt là điện trở phụ kích từ độc lập.
Trong chế độ máy phát với kích từ nối tiếp, điện áp biến đổi nhiều theo phụ tải nên kiểu này hầu như không
dùng trong thực tế. Máy phát với kích từ hỗn hợp thường được sử dụng khi cần hạn chế dòng ngắn mạch.
Máy điện một chiều với kích từ song song được sử dụng khá phổ biến, trong thí nghiệm chúng ta sẽ tập trung
khảo sát loại này.
B.2. Các đặc tính của động cơ một chiều kích từ độc lập
1. Các đặc trưng cơ bản
- Đặc tính tốc độ là đại lượng cơ bản đặc trưng cho khả năng chịu tải của động cơ, biểu thị mối quan hệ giữa
tốc độ góc của động cơ và dòng điện trong mạch chính của nó ở trạng thái làm việc xác lập  = f(IƯ). Đặc tính

U L Ru + R pu
= − Iu (2.1)
k k
tốc độ được dùng để đánh giá trị số dòng điện cần hạn chế để tránh làm nóng cuộn dây quấn và hạn chế tia lửa
ở cổ góp.
- Đặc tính cơ là đại lượng cơ bản đặc trưng cho truyền động, biểu thị mối quan hệ giữa tốc độ quay của trục
và moment do động cơ sinh ra ở trạng thái làm việc xác lập  = f(M). Đặc tính cơ được dùng để phân tích sự
làm việc của động cơ khi dùng để truyền động máy.
Đối với động cơ một chiều kích từ độc lập đặc tính cơ được biểu diễn bằng phương trình :
Trong đó :
U L Ru + R pu (2.2)
= − M
k (k ) 2
-  là tốc độ góc, [rad]. Tính theo n [vòng phút] = 2n/60.
- IA là dòng điện trong mạch phần ứng , [A].
- UL là điện áp lưới một chiều cấp cho động cơ , [V].
- Ru là điện trở phần ứng của máy điện một chiều (gồm điện trở cuộn dây phần ứng, cuộn
dây bù, cực từ phụ và điện trở tiếp xúc của chổi than), [].
- Rpu là điện trở phụ nối tiếp trong mạch phần ứng của máy điện một chiều , [].
-  là từ thông kích thích của động cơ, [Wb]
- Iu là dòng điện trong mạch phần ứng, [A]
- k là hệ số tỷ lệ, còn gọi là hệ số cấu tạo động cơ k = pN/ 2a ( với p là số đôi cực của động cơ, N-
số thanh dẫn tác dụng, a – số mạch nhánh song song của cuộn dây phần ứng. Hệ số k liên hệ giữa sức
điện động E của động cơ một chiều với từ thông  và tốc độ góc  bằng biểu thức E = k [V]

80
Với điều kiện k = constant, đặc tính cơ được biểu diễn trên hình B.5.
Trong thực tế, khi dòng điện tăng đủ lớn, từ thông chung của máy sẽ giảm, các đặc tính sẽ lệch khỏi đường
thẳng về phía làm tăng tốc độ động cơ. Điều này có ảnh hưởng làm mất ổn định hệ truyền động điện. Vì vậy,
trong các động cơ một chiều đều có thêm cuộn bù (hình B.4) nối tiếp với phần ứng để hạn chế ảnh hưởng của
phần ứng khi dòng phần ứng thay đổi trong phạm vi cho phép. Kết quả là đặc tuyến đường thẳng hình B.5 với
điều kiện k = constant được xem là phù hợp với thực tế.

Hình B.5: Đặc tính tốc độ (và đặc tính cơ ) của động cơ một chiều kích từ độc lập.
Sơ đồ đẳng trị (hình B.6) cho phép phân tích trạng thái biến đổi năng lượng trong động cơ điện một chiều kích
từ độc lập.

Hình B.6: Sơ đồ đẳng trị mạch phần ứng của động cơ điện một chiều kích từ độc lập
Theo quy ước, nguồn sức điện động E của phần ứng sẽ tiêu thụ điện năng nếu chiều dòng điện trong mạch
ngược với chiều của sức điện động. Công suất của động cơ và moment trên trục sẽ dương khi điện năng biến
đổi thành cơ năng. Khi đó động cơ khảo sát hoạt động ở chế độ động cơ.
Ngược lại, khi chiều dòng điện trong mạch trùng với chiều của sức điện động, điện năng được phát từ nguồn
sức điện động, công suất và moment trên trục sẽ mang dấu âm. Trạng thái này chỉ có thể xảy ra khi trường hợp
E > UL , E cùng chiều với UL hoặc UL = 0.
- Trường hợp E > UL tương ứng với trạng thái hãm tái sinh năng lượng cho lưới điện. Trường hợp này
xảy ra khi cơ cấu công tác trên trục động cơ một moment gây chuyển động (ví dụ động cơ khác gắn
cùng trục quay nhanh hơn động cơ khảo sát).
Công sinh ra khi hãm tái sinh là công hữu ích.
Trên đồ thị hình B.5, đặc tính tốc độ và đặc tính cơ của trạng thái hãm tái sinh là đoạn kéo dài của đặc
tính trạng thái động cơ (khi UL không đổi).
- Trường hợp E cùng chiều với UL có thể xảy ra khi moment phụ tải quay theo chiều ngược lại với khi
làm việc ở trạng thái động cơ hoặc khi đảo chiều điện áp đặt vào phần ứng của động cơ đang quay.
Động cơ sinh moment hãm tác dụng ngược chiều quay làm cho tốc độ quay của động cơ giảm dần cho đến
khi dừng hẳn. Nếu không cắt động cơ khỏi lưới điện thì động cơ sẽ quay theo chiều ngược lại.Trạng thái
này còn được gọi là hãm ngược.
Trong trạng thái hãm ngược, công suất của động cơ nhận từ lưới điện và công suất nó phát ra khi hãm
ngược đều bị tiêu tán trên điện trở mạch phần ứng. Hệ thống do vậy không sinh công hữu ích.
Khi hãm ngược, dòng điện phần ứng có thể tăng lên rất lớn vì do tổng điện áp lưới và sức điện động E tạo
ra. Bởi vì điện trở của phần ứng thường nhỏ, nên để hạn chế dòng khi hãm ngược, thường bổ sung điện
trở phụ khá lớn nối tiếp với phần ứng.
Trên đồ thị hình B.5 đặc tính tốc độ và đặc tính cơ của trạng thái hãm ngược là đoạn kéo dài của đặc tính
trạng thái động cơ (khi UL không đổi).
• Trường hợp UL = 0 còn gọi là hãm động năng xảy ra khi cắt điện phần ứng. Đặc tính cơ và tốc độ là
đường thẳng đi qua gốc toạ độ và song song với đặc tuyến khi UL  0 . Toàn bộ điện năng do máy điện

81
phát ra đều tiêu tán trên điện trở trong mạch phần ứng. Hệ thống khi hãm động năng không sinh công hữu
ích.

2. Xác định đặc trưng động cơ một chiều bằng thực nghiệm
Trên hình B.7 mô tả hệ thống thiết bị kinh điển cho phép khảo sát đặc tính của động cơ trong mọi trạng thái
làm việc.
M1 là động cơ khảo sát với điều khiển kích từ độc lập cố định. Đồng hồ A1 và V1 cho phép đo dòng Iu (M1)
và thế phần ứng UL(M1)
Thiết bị phụ tải bao gồm : Máy phụ tải một chiều G1 nối trục với động cơ. Máy phụ tải một chiều M3 liên kết
điện với G1. Động cơ không đồng bộ 3 pha M2 nối trục với máy phụ tải M3. Đồng hồ A2 cho phép đo dòng
Iu (G1).
Khi khảo sát động cơ thí nghiệm M1 ở chế độ động cơ, Máy phụ tải G1 làm việc như một máy phát trả năng
lượng cho lưới điện qua thiết bị phụ tải. Khi thay đổi dòng kích từ cho máy M3 (vặn biến trở cấp nguồn), sẽ
làm thay đổi sức điện động tạo ra bởi M3, do đó làm thay đổi dòng qua phần ứng của G1.
Nhờ vậy, có thể tính được moment do máy phụ tải G1 sinh ra theo công thức:
M = kM.Iu(G1), với kM = k = const.

Hình B.7: Thiết bị khảo sát đặc tính của động cơ điện một chiều
Khi khảo sát động cơ thí nghiệm M1 ở chế độ hãm tái sinh trả năng lượng cho lưới, máy phụ tải G1 làm việc
như một động cơ, chuyển năng lượng từ trục của nó tới động cơ thí nghiệm M1. Tốc độ của M1 sẽ lớn hơn tốc
độ không tải lý tưởng. Khi tăng dòng kích từ cho máy M3 (vặn biến trở cấp nguồn), sẽ làm tăng sức điện động
tạo ra bởi M3, do đó làm tăng dòng qua phần ứng của G1 làm tăng tốc G1.
Đặc trưng thu được dựa vào số đo dòng điện trong mạch phần ứng của máy phụ tải G1 sẽ có sự sai lệch với
thực tế vì chưa tính đến moment tổn thất trong tổ máy.
Muốn hiệu chỉnh cần xác định đặc trưng tổn thất của hệ thống, xác định bằng cách cắt động cơ khảo sát M1
khỏi lưới điện và máy M3 là nguồn cấp năng lượng.
Đặc tính thực của động cơ là kết quả cộng đại số của đặc tính đo với đặc tính tổn thất.
Sơ đồ đơn giản hơn cho phép lấy được đặc tính cơ của động cơ trình bày trên hình B.8. Moment cản
trên trục động cơ được tạo nhờ động cơ 3 pha KĐB M2 quay ngược chiều động cơ khảo sát M1, bộ khớp từ
điều chỉnh Moment kết nối 2 trục. Động cơ DC khảo sát M1 được kết nối với bộ điều khiển DC-4Q hoạt động
ở chế độ giữ điện áp không đổi. Bộ điều khiển sẽ tự động chuyển đổi qua lại giữa 2 chế độ cấp năng lượng cho
động cơ hoặc hãm trả năng lượng về lưới điện.

Hình B.8: Thiết bị khảo sát đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập

Trên hình B.8 mô tả hệ thống thiết bị cho phép khảo sát đặc tính của động cơ trong các trạng thái làm việc.
M1 là động cơ khảo sát với điều khiển kích từ độc lập cố định. Đồng hồ A1 và V1 cho phép đo dòng Iu (M1)
và thế phần ứng UL(M1)

82
C. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ
Các khối thiết bị thí nghiệm về động cơ một chiều kích từ độc lập được trình bày trên hình C.1, gồm có:

Hình C.1 Các khối thiết bị thí nghiệm về động cơ một chiều kích từ độc lập.
1. Bàn thí nghiệm, khung giá, bộ nguồn:
• Bàn thực tập kích thước (DxRxC): 1.200 x 800 x 700 (mm)
• Khung 2 tầng có rãnh dễ dàng tháo lắp các module thiết bị vào ra
• Bục nguồn (hình C.2), bao gồm các khối:

83
NGUOÀ
N 3 PHA 380VAC

PS-340 220/380VAC POWER SUPPLY

MAIN POWER SUPPLY EMERGENCY

F1 F2 F3 F4

FUSE

High voltage

PS-330 3-PHASE POWER SUPPLY PS-100 220VAC POWER SUPPLY

MAIN POWER
L1 3 PHASE OUTPUTS 220VAC
POWER ON
L N
ON
L2

L3
OFF

N
PE

PS-101 220 VAC POWER SUPPLY

220VAC

PS-D01 DC POWER SUPPLY

FUSE/5A
ON + DC OUT

OFF

300VDC
5ADC

MIN MAX

Hình C.2. Bục nguồn cho thực hành


o Khối nguồn chính 3 pha PS-340:
o Công tắc chống giật ELCB 3 pha 4 dây (CB 3P-600V-10A). Cầu chì 3 pha.
o Công tắc dừng khẩn cấp (Emergency).
o Khối nguồn 3 pha PS-330:
o CB 3 pha (CB 3P-600V-10A). Đèn báo pha bằng LED màu.
o Các chốt ra tiêu chuẩn cho 3 pha L1, L2, L3 và N.
o Khối nguồn 1 pha PS-100:
o Ổ cắm 1 pha 3 cực 16A, Các chốt ra tiêu chuẩn cho 1 pha L và N.
o Khối nguồn 1 chiều điều khiển
o Điện áp ra 0->24VDC.

84
o Khối lối ra 220V PS-101
o Ổ ra kép 3 chấu 220V/15A.
2. Khối điều khiển động cơ DC (AM-210-1)
o Dây cấp nguồn 1 pha phía sau máy cắm vào khối cấp nguồn PS-100.
o Cầu chì nguồn vào (F1) 10A.
o Cầu chì mạch DC ra động cơ F2 10A.

Hình C.3. Khối điều khiển động cơ DC (AM-210-1).

3. Khối đo dòng điện và điện áp một chiều (ETS-140)


Tầm đo dòng DC: -10A -> 10A; Điện áp : -199V -> 199V. Sử dụng nguồn nuôi 220VAC.

85
Hình C.4. Khối đo dòng điện và điện áp một chiều.

4. Khối điện trở phần ứng và trạm kết nối động cơ DC (AM-210-1B)
Khối AM-210-1B (hình C.5) bao gồm:
Công tắc chuyển mạch phần ứng SW0.
Ngõ vào 1 và 3 nối với nguồn cấp phần ứng động cơ DC.
Nối cáp động cơ DC (AM-210-1M) vào các chốt cắm A,H,J và K (theo màu chốt cắm).
Sử dụng các điện trở và các công tắc để đấu nối theo thí nghiệm.

86
Hình C.5. Khối điện trở phần ứng và trạm kết nối động cơ DC (AM-210-1B)

5. Khối tải động cơ (AM-210-8)


Nguồn cấp 220VAC.
Đo tốc độ: cắm dây cảm biến tốc độ từ khối máy phát /động cơ (AM-210-8M).

87
Hình C.6. Khối tải động cơ (AM-210-8).

D. THỰC HÀNH
Chú ý: Trong thí nghiệm thực hiện với thế AC 220/380V. Vì vậy học viên cần tuân thủ quy tắc an toàn điện,
trước khi nối dây mắc sơ đồ thí nghiệm cần phải tắt nguồn điện. Trong quá trình đo đạc, chú ý không tiếp
xúc vào các điểm hở điện.
D.1. Đấu nối thiết bị
1. Động cơ DC M1 (AM-210-1M)
- Dây cáp phần ứng và kích từ (đầu cáp 5 chấu) nối vào khối AM-210-31
- Dây cáp quạt làm mát 3 pha (3 dây R, S, T) nối vào ngõ ra FAN POWERSUPPLY của bộ điều khiển
DC (AM-210-1A).
- Cáp phát tốc (dây số 41, 42) nối với ngõ vào TACHO (chốt 41, 42) của bộ điều khiển DC (AM-210-
1A).
- Cáp trở nhiệt bảo vệ (dây số 8, 11) nối với ngõ vào analog input 3 và OV (chốt 8, 11) của bộ điều
khiển DC (AM-210-1A).
2. Động cơ tải AC 3 pha (AM-210-8VS)
- Đấu cấp nguồn 3 pha (L1, L2, L3) từ PS-330 vào công tắc chuyển mạch (AM-210-40)
- Đầu ra công tắc chuyển mạch (AM-210-40) nối vào động cơ bằng cáp của động cơ (R, S, T).
- Đấu 2 dây kích từ của khớp từ vào khối điều chỉnh Moment (AM-210-8C).
- Đấu 3 dây cảm biến tốc độ vào bộ đo tốc độ AM-210-8C ( chú ý màu chốt cắm tương ứng).
3. Bộ điều khiển DC (AM-210-1A)
- Cáp cấp nguồn dạng 3 pha 4 dây phía sau máy, cắm vào khối cấp nguồn PS-331.
- Ngõ ra DC MOTOR POWER SUPPLY dạng tròn 5 dây cấp nguồn cho động cơ DC (2 dây phần ứng
+ 2 dây kích từ) nối với cáp của Khối trạm nối đầu ra bộ điều khiển AM-210-30.
- Biến trở đặt tốc độ:
Chốt MIN nối 0V (11), MAX nối +10V (4), chốt giữa P1 nối Analog input 2 (7).
- Kiểm tra ngõ ra FAN POWERSUPPLY cấp nguồn cho quạt của động cơ.
- Kiểm tra ngõ vào TACHO nối cáp máy phát tốc của động cơ (dây số 41 và 42).
4. Khối điện trở phần ứng và trạm kết nối động cơ DC (AM-210-31)
- Kiểm tra dây cáp phần ứng và kích từ (đầu cáp 5 chấu) của động cơ DC nối vào khối AM-210-31
- Đấu ngõ vào (+U và –U) thông bộ đồng hồ đo dòng và áp (AM-210-32) vào đầu ra cấp nguồn phần
ứng của Khối trạm nối đầu ra bộ điều khiển AM-210-30.

88
- Đấu 2 đầu kích từ khối AM-210-31 với nguồn cấp kích từ (khối AM-210-30)
Cách đấu nối được thể hiện trên hình D1.1.

Hình D1.1. Sơ đồ đấu dây thí nghiệm.

89
BÀI 1 . KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP
KHI THAY ĐỔI ĐIỆN ÁP PHẦN ỨNG

Giữ kích từ không đổi, trở phụ phần ứng bằng 0. Thay đổi lần lượt giá trị điện áp cấp cho phần ứng ta có một
họ đặc tính cơ như hình 1.1

Hình 1.1 Họ đặc tính cơ nhân tạo của động cơ một chiều kích từ độc lập khi thay đổi điện áp phần ứng.

1. Đấu nối thí nghiệm


Tắt nguồn điện PS-100.
Thực hiện đấu dây thí nghiệm như đã thực hiện trong mục D.1. Xem hình D1.1 cách đấu dây.
Trên khối AM-210-1B đấu các điện trở phụ phần ứng theo các công tắc SW1, SW2, SW3
Đặt Rp =0 : SW1=ON, SW2=ON, SW3=ON.
Điện trở hạn dòng kích từ: đặt Rkt =0 (Kkt1=ON, Kkt1=ON).
Khóa SW0 ở vị trí 2
Trên khối AM-210-1:
- Tắt CB1 và CB2
- Vặn biến trở SET POINT về MIN
- Khóa K4 ở vị trí OFF

2. Các bước thí nghiệm


2.1 Bật nguồn PS-100 cấp nguồn cho bộ điều khiển.
2.2 Bật CB1 (khối AM-210-1) cấp nguồn cho bộ điều khiển
2.3 Bật CB2 (khối AM-210-1) cấp nguồn cho động cơ
2.4 Bật CB1 (khối AM-210-8) cấp nguồn cho bộ điều khiển tải.
2.5 Điều chỉnh biến trở SET POINT trên bộ điều khiển DC để điện áp ngõ ra phần ứng U=100VDC .
2.6 Bật lần lượt công tắc tải (SW1, SW2, SW3 SW4 trên khối AM-210-8). Ở các mức khác nhau ghi lại
Moment, tốc độ và dòng phần ứng động cơ DC vào bảng 1.1. Từ kết quả trên ta vẽ được đặc tính cơ
tương ứng khi U=100V.

Bảng 1.1, U=100V


Moment M Tốc độ n Tính tốc độ góc Dòng phần ứng động
(N.m) (vòng/phút) (rad/s) cơ DC Iư (A)

2.7 Sau khi kết thúc Tắt công công tắc tải.

Kết thúc bước lấy đặc tính cơ ứng với U=100VDC.


Tính tốc độ góc  = 2n/60=0.105 n

Thực hiện cho các mức:


U =150V
U =190V
90
Ghi số liệu vào các bảng tương ứng.

Bảng 1.2, U =150V


Moment M Tốc độ n Tính tốc độ góc Dòng phần ứng động
(N.m) (vòng/phút) (rad/s) cơ DC Iư (A)

Bảng 1.3, U =190V


Moment M Tốc độ n Tính tốc độ góc Dòng phần ứng động
(N.m) (vòng/phút) (rad/s) cơ DC Iư (A)

Dựa vào giá trị trong 3 bảng trên, vẽ trên cùng đồ thị đặc tính cơ. Trục tung đặt các giá trị tốc độ góc , trục
hoành đặt giá trị Moment M: = f(M).

Nhận xét kết quả:


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

91
BÀI 2. KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP
KHI THAY ĐỔI ĐIỆN TRỞ PHẦN ỨNG

Giữ điện áp phần ứng và kích từ không đổi, thay đổi lần lượt giá trị điện trở nối tiếp phần ứng ta có một họ
đặc tính cơ như hình 2.1

Hình 2.1 Họ đặc tính cơ nhân tạo của động cơ một chiều kích từ độc lập khi tăng điện trở phần ứng.

1. Đấu nối thí nghiệm


Tắt nguồn điện PS-100.
Thực hiện đấu dây thí nghiệm như đã thực hiện trong mục D.1. Xem hình D1.1 cách đấu dây.
Trên khối AM-210-1B đấu các điện trở phụ phần ứng theo các công tắc SW1, SW2, SW3
Đặt Rp =0 : SW1=ON, SW2=ON, SW3=ON.
Điện trở hạn dòng kích từ: đặt Rkt =0 (Kkt1=ON, Kkt1=ON).
Khóa SW0 ở vị trí 2

Trên khối AM-210-1:


- Tắt CB1 và CB2
- Vặn biến trở SET POINT về MIN
- Khóa K4 ở vị trí OFF

2. Các bước thí nghiệm


2.1 Bật nguồn PS-100 cấp nguồn cho bộ điều khiển.
2.2 Bật CB1 (khối AM-210-1) cấp nguồn cho bộ điều khiển
2.3 Bật CB2 (khối AM-210-1) cấp nguồn cho động cơ
2.4 Bật CB1 (khối AM-210-8) cấp nguồn cho bộ điều khiển tải.
2.5 Điều chỉnh biến trở SET POINT trên bộ điều khiển DC để điện áp ngõ ra phần ứng U=190VDC .
2.6 Bật lần lượt công tắc tải (SW1, SW2, SW3 SW4 trên khối AM-210-8). Ở các mức khác nhau ghi lại
Moment, tốc độ và dòng phần ứng động cơ DC vào bảng 2.1. Từ kết quả trên ta vẽ được đặc tính cơ
tương ứng khi Rp =0 (SW1=ON, SW2=ON, SW3=ON).

Bảng 2.1, Rp =0 (SW1=ON, SW2=ON, SW3=ON)


Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng phần ứng động cơ DC Iư (A) ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút)

2.7 Sau khi kết thúc Tắt công công tắc tải.

Kết thúc bước lấy đặc tính cơ ứng với Rp =0.


Tính tốc độ góc  = 2n/60=0.105 n

92
Thực hiện cho các mức:
Rp =5Ω (SW1=OFF, SW2=ON, SW3=ON)
Rp =10Ω (SW1=OFF, SW2=OFF, SW3=ON)
Rp =15Ω (SW1=OFF, SW2=OFF, SW3=OFF)

và ghi số liệu vào các bảng tương ứng.

Bảng 2.2, Rp =5Ω (SW1=OFF, SW2=ON, SW3=ON)


Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng phần ứng động cơ DC Iư ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (A)

Bảng 2.3, Rp =10Ω (SW1=OFF, SW2=OFF, SW3=ON)


Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng phần ứng động cơ DC Iư ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (A)

Bảng 2.4, Rp =15Ω (SW1=OFF, SW2=OFF, SW3=OFF)


Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng phần ứng động cơ DC Iư ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (A)

Dựa vào giá trị trong 4 bảng trên vẽ trên cùng đồ thị đặc tính cơ. Trục tung đặt các giá trị tốc độ góc , trục
hoành đặt giá trị Moment M:  = f(M)

Nhận xét kết quả:


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

93
94
BÀI 3 . KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP
KHI THAY ĐỔI TỪ THÔNG KÍCH TỪ

Giữ điện áp phần ứng không đổi, trở phụ phần ứng bằng 0. Thay đổi lần lượt giá trị dòng kích từ ta có một họ
đặc tính cơ như hình 3.1

Hình 3.1 Họ đặc tính cơ nhân tạo của động cơ một chiều kích từ độc lập khi thay đổi từ thông kích từ.

1. Đấu nối thí nghiệm


Tắt nguồn điện PS-100.
Thực hiện đấu dây thí nghiệm như đã thực hiện trong mục D.1. Xem hình D1.1 cách đấu dây.
Trên khối AM-210-1B đấu các điện trở phụ phần ứng theo các công tắc SW1, SW2, SW3
Đặt Rp =0 : SW1=ON, SW2=ON, SW3=ON.
Điện trở hạn chế dòng kích từ: đặt Rkt =0 (Kkt1=ON, Kkt1=ON).
Khóa SW0 ở vị trí 2

Trên khối AM-210-1:


- Tắt CB1 và CB2
- Vặn biến trở SET POINT về MIN
- Khóa K4 ở vị trí OFF

2. Các bước thí nghiệm


2.1 Bật nguồn PS-100 cấp nguồn cho bộ điều khiển.
2.2 Bật CB1 (khối AM-210-1) cấp nguồn cho bộ điều khiển
2.3 Bật CB2 (khối AM-210-1) cấp nguồn cho động cơ
2.4 Bật CB1 (khối AM-210-8) cấp nguồn cho bộ điều khiển tải.
2.5 Điều chỉnh biến trở SET POINT trên bộ điều khiển DC để điện áp ngõ ra phần ứng U=190VDC .
2.6 Đóng công tắc hạn chế dòng kích từ (Kkt1 ,Kkt1 trên khối AM-210-1B).
2.7 Đóng lần lượt công tắc tải (SW1, SW2, SW3 SW4 trên khối AM-210-8). Ở các mức khác nhau ghi lại
Moment, tốc độ và dòng phần ứng động cơ DC vào bảng 3.1. Từ kết quả trên ta vẽ được đặc tính cơ
tương ứng khi Rkt =0 (Kkt1 =ON, Kkt2 =ON).

Bảng 3.1, Rkt =0 (Kkt1 =ON, Kkt2 =ON)


Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng kích từ động cơ DC Ikt (A) ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút)

2.8 Sau khi kết thúc Tắt công công tắc tải.

Kết thúc bước lấy đặc tính cơ ứng với Rkt =0.
95
Thực hiện cho các mức:
Rkt =150 (Kkt1 =OFF, Kkt2 =ON)
Rkt =300 (Kkt1 =OFF, Kkt2 =OFF)
và ghi số liệu vào các bảng tương ứng.

Bảng 3.2, Rkt =150 (Kkt1 =OFF, Kkt2 =ON)


Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng kích từ động cơ DC Ikt (A) ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút)

Bảng 3.3, Rkt =300 (Kkt1 =OFF, Kkt2 =OFF)


Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng kích từ động cơ DC Ikt (A) ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút)

Dựa vào giá trị trong 3 bảng trên, vẽ trên cùng đồ thị đặc tính cơ. Trục tung đặt các giá trị tốc độ góc , trục
hoành đặt giá trị Moment M:  = f(M)

Nhận xét kết quả:


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

96
BÀI 4 . KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP Ở
CHẾ ĐỘ HÃM ĐỘNG NĂNG.

Bộ điều khiển động cơ ở chế độ phàn hồi điện áp. Giữ kích từ không đổi. Thay đổi lần lượt giá trị trở
hãm 0Ω, 5Ω, 10Ω , 15Ω ta có một họ đặc tính cơ như hình 5.1

Hình 5.1 Họ đặc tính của động cơ một chiều kích từ độc lập ở chế độ điều hãm động năng.

97
Hình 5.2 Cách đấu dây thí nghiệm hãm động năng

1. Đấu nối thí nghiệm


Tắt nguồn điện PS-100.
Thực hiện đấu dây thí nghiệm như đã thực hiện trong mục D.1. Xem hình D1.1 cách đấu dây.
Trên khối AM-210-1B đấu các điện trở phụ phần ứng theo các công tắc SW1, SW2, SW3 theo hình 5.2
Đặt Rp =0 : SW1=ON, SW2=ON, SW3=ON.
Điện trở hạn dòng kích từ: đặt Rkt =0 (Kkt1=ON, Kkt1=ON).
Khóa SW0 ở vị trí 2

Trên khối AM-210-1:

98
- Tắt CB1 và CB2
- Vặn biến trở SET POINT về MIN
- Khóa K4 ở vị trí OFF

Đặt Rham =0Ω như hình 5.2 : SW1=OFF, SW2=ON, SW3=ON

2. Các bước thí nghiệm


2.1 Bật nguồn PS-100 cấp nguồn cho bộ điều khiển.
2.2 Bật CB1 (khối AM-210-1) cấp nguồn cho bộ điều khiển
2.3 Bật CB2 (khối AM-210-1) cấp nguồn cho động cơ
2.4 Bật CB1 (khối AM-210-8) cấp nguồn cho bộ điều khiển tải.
2.5 Điều chỉnh biến trở SET POINT trên bộ điều khiển DC để điện áp ngõ ra phần ứng U=190VDC .
2.6 Cắt phần ứng khỏi nguồn cấp và nối vào điện trở hãm (chuyển nhanh SW0 trên khối AM-210-1B từ vị
trí 2 qua vị trí 1) phần điện trở phụ sẽ là trở hãm nối vào mạch phần ứng động cơ (khối AM-210-1B
hình 5.2).
2.7 Quan sát thời gian dừng động cơ.

Thực hiện với điện trở hãm tăng dần và cho nhận xét kết quả thời gian dừng động cơ.

99
BÀI 5 . KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP Ở
CHẾ ĐỘ ĐIỀU KHIỂN PHẢN HỒI TỐC ĐỘ BẰNG PHÁT TỐC

Kết nối hệ thống theo chế độ phản hồi tốc độ. Giữ kích từ không đổi, trở phụ phần ứng bằng 0. Thay đổi lần
lượt giá trị tốc độ đặt ta có một họ đặc tính cơ như hình 6.1
n (vòng/phút)
1500

1000

500

M (Nm)
Hình 6.1 Họ đặc tính của động cơ một chiều kích từ độc lập ở chế độ điều khiển vòng kín tốc độ.

1. Đấu nối thí nghiệm


Tắt tất nguồn điện PS-100.
Thực hiện đấu dây thí nghiệm như đã thực hiện trong mục D.1. Xem hình D1.1 cách đấu dây.

Trên khối AM-210-1B đấu các điện trở phụ phần ứng theo các công tắc SW1, SW2, SW3
Đặt Rp =0 : SW1=ON, SW2=ON, SW3=ON.
Điện trở hạn dòng kích từ: đặt Rkt =0 (Kkt1=ON, Kkt1=ON).
Khóa SW0 ở vị trí 2

Trên khối AM-210-1:


- Tắt CB1 và CB2
- Vặn biến trở SET POINT về MIN
- Khóa K4 ở vị trí ENCODER

2. Các bước thí nghiệm


2.1 Bật nguồn PS-100 cấp nguồn cho bộ điều khiển.
2.2 Bật CB1 (khối AM-210-1) cấp nguồn cho bộ điều khiển
2.3 Bật CB2 (khối AM-210-1) cấp nguồn cho động cơ
2.4 Bật CB1 (khối AM-210-8) cấp nguồn cho bộ điều khiển tải.
2.5 Điều chỉnh biến trở SET POINT trên bộ điều khiển DC để tốc độ động cơ 800 vòng / phút .
2.6 Bật lần lượt công tắc tải (SW1, SW2, SW3 trên khối AM-210-8). Ở các mức khác nhau ghi lại Moment,
tốc độ và dòng phần ứng động cơ DC vào bảng 6.1. Từ kết quả trên ta vẽ được đặc tính cơ tương ứng khi
có phản hồi tốc độ.
Chú ý: không đóng SW4 trên tải để tránh quá tải động cơ DC 1/2HP

Bảng 6.1.
Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng phần ứng động cơ DC Iư ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (A)

2.7 Sau khi kết thúc Tắt công công tắc tải.

100
Kết thúc bước lấy đặc tính cơ ứng với n=800v/p.

Thực hiện cho các mức:


V =1000 v/p
V =1200 v/p
V =1500 v/p
Ghi số liệu vào các bảng tương ứng.

Bảng 6.2, V =1000 v/p


Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng phần ứng động cơ DC Iư ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (A)

Bảng 6.3, V =1200 v/p


Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng phần ứng động cơ DC Iư ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (A)

Bảng 6.4, V =1500 v/p


Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng phần ứng động cơ DC Iư ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (A)

Dựa vào giá trị trong 4 bảng trên, vẽ trên cùng đồ thị đặc tính cơ. Trục tung đặt các giá trị tốc độ góc , trục
hoành đặt giá trị Moment M:  = f(M)

Nhận xét kết quả:


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

101
102
BÀI 6 . KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU KÍCH TỪ ĐỘC LẬP Ở
CHẾ ĐỘ ĐIỀU KHIỂN PHẢN HỒI TỐC ĐỘ ĐIỆN ÁP VÀ DÒNG ĐIỆN

Kết nối hệ thống theo chế độ phản hồi tốc độ. Giữ kích từ không đổi, trở phụ phần ứng bằng 0. Thay đổi lần
lượt giá trị tốc độ đặt ta có một họ đặc tính cơ như hình 6.1
.
n (vòng/phút)
1500

1000

500

M (Nm)
Hình 6.1 Họ đặc tính của động cơ một chiều kích từ độc lập ở chế độ điều khiển vòng kín âm áp dương
dòng.

1. Đấu nối thí nghiệm


Tắt tất nguồn điện PS-100.
Thực hiện đấu dây thí nghiệm như đã thực hiện trong mục D.1. Xem hình D1.1 cách đấu dây.

Trên khối AM-210-1B đấu các điện trở phụ phần ứng theo các công tắc SW1, SW2, SW3
Đặt Rp =0 : SW1=ON, SW2=ON, SW3=ON.
Điện trở hạn dòng kích từ: đặt Rkt =0 (Kkt1=ON, Kkt1=ON).
Khóa SW0 ở vị trí 2

Trên khối AM-210-1:


- Tắt CB1 và CB2
- Vặn biến trở SET POINT về MIN
- Khóa K4 ở vị trí "-V1, +A1"

2. Các bước thí nghiệm


2.1 Bật nguồn PS-100 cấp nguồn cho bộ điều khiển.
2.2 Bật CB1 (khối AM-210-1) cấp nguồn cho bộ điều khiển
2.3 Bật CB2 (khối AM-210-1) cấp nguồn cho động cơ
2.4 Bật CB1 (khối AM-210-8) cấp nguồn cho bộ điều khiển tải.
2.5 Điều chỉnh biến trở SET POINT trên bộ điều khiển DC để tốc độ động cơ 800 vòng / phút .
2.6 Bật lần lượt công tắc tải (SW1, SW2, SW3 trên khối AM-210-8). Ở các mức khác nhau ghi lại Moment,
tốc độ và dòng phần ứng động cơ DC vào bảng 6.1. Từ kết quả trên ta vẽ được đặc tính cơ tương ứng khi
có phản hồi tốc độ.
Chú ý: không đóng SW4 trên tải để tránh quá tải động cơ DC 1/2HP
Bảng 6.1
Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng phần ứng động cơ DC Iư ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (A)

2.7 Sau khi kết thúc Tắt công công tắc tải.
103
Kết thúc bước lấy đặc tính cơ ứng với n=800v/p.
Thực hiện cho các mức:
V =1000 v/p
V =1200 v/p
V =1500 v/p
Ghi số liệu vào các bảng tương ứng.

Bảng 6.2 V =1000 v/p


Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng phần ứng động cơ DC Iư ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (A)

Bảng 6.3 V =1200 v/p


Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng phần ứng động cơ DC Iư ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (A)

Bảng 6.4 V =1500 v/p


Moment M (N.m) Tốc độ n Dòng phần ứng động cơ DC Iư ω (rad/s) = n *2*3.14 /60
(vòng/phút) (A)

Dựa vào giá trị trong 4 bảng trên, vẽ trên cùng đồ thị đặc tính cơ. Trục tung đặt các giá trị tốc độ góc , trục
hoành đặt giá trị Moment M:  = f(M)

Nhận xét kết quả:


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

104
105

You might also like