You are on page 1of 33

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

HỌC PHẦN: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN DẦU THỰC VẬT VÀ HƯƠNG LIỆU
ĐỀ TÀI: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG

Nhóm 6 : Trần Thị Hiền - 20212335


Nguyễn Mai Hương -
20213322
Trịnh Quang Long -
20211814
Lớp: DCCNTP12.10 Khóa: 12
Khoa : Công nghệ Thực phẩm
Giáo viên : Nguyễn Thị Thanh

Hà Nội, Ngày 13 Tháng 4 Năm 2024


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á

ĐỀ BÀI: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN TINH DẦU GỪNG VÀ ỨNG DỤNG

Sinh viên thực Mã sinh Điểm bằng số Điểm bằng chữ


hiện viên
Trần Thị Hiền 20212335
Nguyễn Mai 20213322
Hương
Trịnh Quang 20211814
Long

Lớp: DCCNTP12.10 Khóa: 12


Khoa : Công nghệ Thực phẩm
Giáo viên : Nguyễn Thị Thanh

CÁN BỘ CHẤM 1 CÁN BỘ CHẤM 2


(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Hà Nội, Ngày 13 Tháng 4 Năm 2024


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................4

I. Tổng quan về gừng.............................................................................................

1. Nguồn gốc........................................................................................................4

2. Đặc điểm..........................................................................................................5

3. Phân loại..........................................................................................................6

4. Phân bố và trữ lượng gừng..............................................................................6

5. Công dụng........................................................................................................7

II. Tổng quan về tinh dầu.......................................................................................

1. Lịch sử về tinh dầu..........................................................................................8

2. Khái niệm.........................................................................................................9

3. Tinh dầu gừng................................................................................................10

III. Thu hoạch và bảo quản nguyên liệu trước khi chưng
cất.................................

IV. Các phương pháp chưng


cất.............................................................................

V. Quy trình chưng


cất...........................................................................................

1. Nguyên lý chưng cất tinh dầu........................................................................20

2. Cấu tạo nồi chưng cất tinh dầu......................................................................21

3. Quy trình chưng cất tinh dầu gừng................................................................23

VI. Ứng dụng của tinh dầu


gừng............................................................................

1. Công dụng..........................................................................................................

2. Ứng dụng trong ngành công nghệ thực


phẩm....................................................
3. Ứng dụng trong công nghệ sinh học..................................................................

4. Một số lĩnh vực


khác..........................................................................................

VII. Tài liệu tham khảo..........................................................................................


LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình phức tạp với nhiều vùng địa
lý, khí hậu khác nhau, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài thực
vật nói chung và họ Gừng nói riêng.

Họ Gừng ở Việt Nam rất phong phú, theo nghiên cứu gần đây họ Gừng có 19
chi với khoảng 136 - 145 loài.

Đối với đông y gừng là loại được liệu có công dụng vô cùng đa dạng trong điều
trị các loại bệnh đặc biệt là một số bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa và cảm sốt
thông thường. Ngoài ra gừng cũng được biết đến với rất nhiều tác dụng tuyệt
vời trong làm đẹp cũng như làm gia vị trong các món ăn.

Tình đầu gừng được ứng dụng nhiều trong làm đẹp, nước hoa, dược liệu và gia
vị trong các món ăn. Nhờ có công dụng đa dạng và nguồn nguyên liệu để tìm,
giá thành rẻ mà ngày nay tinh dầu gừng được sử dụng khá phổ biến.

Hiện nay, tinh dầu thực vật đang là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhiều
ngành công nghiệp như hương liệu, mỹ phẩm và dược phẩm.

I. Tổng quan về gừng

1. Nguồn gốc

Gừng là loài thực vật họ Khương, mọc ở các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á,
đã có lịch sử khoảng 3000 năm.

Thế kỷ III sau công nguyên, gừng chuyển từ Trung Quốc sang Nhật Bản.
Nửa cuối thế kỷ XIII, nhà du lịch nổi tiếng người Italia Marco Polo đến Trung
Quốc bằng con đường tơ lụa đã nhìn thấy cây gừng. Ông ta đã thuật lại trong
cuốn sách “những điều mắt thấy ở phương Đông" được xuất bản ở Châu Âu
rằng: “gừng vốn mọc ở Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Sumatra (Indonesia)".
Sau đó gừng được truyền sang Châu Âu và được coi như một hương liệu quý.
Sauk hi Colombia phát hiện ra châu lục mới, gừng được đưa sang Châu Mỹ.
Hiện nay, gừng được sản xuất ở Jamaica khá nổi tiếng.

Ở Việt Nam họ gừng có từ 17 đến 20 chỉ và trên 100 loài như gừng, nghệ,
riềng, thảo quả, sa nhân,... Chúng được trồng rộng rãi các ở các tỉnh trên cả
nước, nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Đặc điểm

Gừng là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao 0.6 – 1m. Thuộc loại thân rễ, phát
triển
lên thành củ, lâu dần thành xơ. Lá mọc so le, không cuống, có bẹ, hình mác dài
15 – 20cm, rộng chừng 2cm, mặt bóng nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vò có
mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc, dài tới 20cm, cụm hoa thành bông mọc
sít nhau, hoa dài 5cm, rộng 2 – 3cm, lá bắc hình trứng, dài 2.5cm, mép lưng
màu vàng, 3 cành hoa dài chừng 2cm, màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím,
nhị cũng tím. Loài gừng trồng ít ra hoa.

Bên cạnh protein, tinh bột và chất béo, gừng có chứa các thành phần hoạt động
như dầu dễ bay hơi (zingeberene, curcumene, borneol, neral, geranial, geraniol,
citronyl acetate, α-terpineol, và linalool), hợp chất cay (Gingerols và shogaols),
và các thành phần nhỏ liên quan đến Gingerols (gingediols, gingediacetates,
paradol, và hexahydrocurcumin).

Thành phần của gừng:

Thành phần Hàm lượng


(%)
Tinh dầu 4
Hỗn hợp hydrocarbon (chủ yếu là 10 - 16
sesquiterpene)
Tro 6.5
Protein 12.3
Protein hòa tan trong nước 2.3
Tinh bột 45.25
Các acid béo tự do, phospholipid 4.5
Sterols 0.53
Sợi thô 10.3
Oleoresin 7.3
Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành phần chủ yếu
của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ
lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren,
eucalyptol và các gingerol. Cineol trong Gừng có tác dụng kích thích khi sử
dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn.

3. Phân loại

Trên thế giới có khoảng 150 loài, Việt Nam có 14 -17 loài gừng.

Trong tự nhiên và sản xuất, nước ta có 3 loại gừng phổ biến:

 Gừng dại (Zingiber casumuar) là một loại gừng mọc hoang dại trong tự
nhiên, củ khả to, nhiều xơ, vì cay, mùi hăng, thịt củ màu vàng xanh.
 Gừng gió (Zingiber Zerumbet) cũng là một loại gừng mọc dại, thân rễ dạng
củ phân nhiều nhánh, lúc non màu vàng và thơm sau chuyển thành màu
trắng có vị đắng.

Họ gừng Zingiber officinale là loại gừng trồng phổ biến được sử dụng trong
sản xuất, có 2 giống gừng:

 Gừng trâu: củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu.
 Gừng dẻ hay còn có tên là gừng sẽ cho củ nhỏ hơn, vị cay và nhiều xơ hơn,
hiện nay đang được sử dụng và bán ở thị trường trong nước là chủ yếu.

4. Phân bố và trữ lượng gừng

Gừng là loại cây gia vị cổ điển được trồng ở nhiều nước trong vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới, từ Đông Á đến Đông Nam Á và Nam Á, trong đó có Việt
Nam.Phân loại khoa học theo sinh học thì rất rộng lớn, có đến 47 chi và hơn
1000 loài. Ở Việt Nam hiện nay được biết có 20 chi và gần 11 loài. Tháp phân
loại đơn giản đối với loại gừng được sử dụng trong nghiên cứu và sản xuất phổ
biến như sau:

Tháp phân loại gừng được sử dụng trong nghiên cứu


Mỗi năm, thế giới sản xuất khoảng 1,2 triệu tấn gừng tươi, trong đó Ấn Độ và
Trung Quốc góp gần 49,96%.

Tính theo diện tích trồng thì Nigeria và Trung Quốc là hai nước sản xuất lớn
nhất thế giới. Còn tính theo sản lượng thì Ấn Độ là nước sản xuất gừng lớn
nhất thế giới. Vụ 2005/06, nước này sản xuất 391.000 tấn, trên diện tích
110.600 héc ta, đạt năng suất trung bình 3.537 kg/hécta. Ấn Độ thường xuất
khẩu khoảng 8% sản lượng gừng trong nước.

Theo tờ Public Ledger, xuất khẩu gừng của Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm
2009 tăng 68% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do nhu cầu tăng từ Pakistan
và Bangladesh. Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, Trung Quốc đã xuất
khẩu 95.695 tấn gừng trong quý I năm nay, so với 56.875 tấn cùng kỳ năm
2008.

Xu hướng tăng xuất khẩu này xuất phát từ việc Pakistan tăng nhu cầu nhập
khẩu gừng. Nhập khẩu vào Pakistan đã tăng 52% trong 3 tháng đầu năm 2009,
lên 11.896 tấn, so với 7.796 tấn năm 2008.

Nhập khẩu vào Bangladesh trong giai đoạn nói trên còn tăng mạnh hơn, tăng
1.029%. lên 10.633 tấn, so với 942 tấn năm ngoái. Malaysia cũng tăng nhập
khẩu thêm 128% lên 8.547 tấn so với 3.736 tấn năm 2008. Nhật Bản vẫn là
khách hàng lớn nhất của Trung Quốc với 13.893 tấn gừng trong quý I năm nay,
tăng 4% so với 13.290 tấn năm 2008 (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của
Liên hợp quốc - FAOSTAT).

5. Công dụng
 Y học:

Do có tính sát trùng và kháng khuẩn nên gừng được dùng để điều trị ngộ độc
thực phẩm, nhiễm trùng đường ruột và kiết lỵ do vi khuẩn.

Gừng có tác dụng chống buồn nôn, mửa, đặc biệt là ốm nghén cho phụ nữ
mang thai.

Gừng có thể làm giảm mức cholesterol trong máu và phòng chống đông máu
nên làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ.

Gừng và tinh dầu gừng là một chất làm tan đàm tốt nên có hiệu quả trong các
vấn đề về hô hấp như ho, cảm cúm, hen suyễn, viêm phế quản và khó thở.

Ngoài ra, gừng còn có tính kháng viêm, có hiệu quả chống bệnh vàng da và sốt
rét, làm giảm trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi, chóng mặt, bồn chồn và lo âu,
trong dân gian còn sử dụng gừng để trị gàu.

Gừng đang được nghiên cứu trong điều trị ung thư trên chuột.
 Thực phẩm: Gừng dùng làm rau, gia vị, kẹo mứt, trà, rượu, nước uống có
gas.

II. Tổng quan về tinh dầu

1. Lịch sử về tinh dầu

Tinh dầu thực vật đã được dùng trong những nền văn minh cổ đại vào thời gian
cách đây khoảng 6.000 năm hoặc xưa hơn.

Người Ai Cập cổ đại dùng phương pháp ngâm chiết để trích ly tinh dầu từ các
loại cây cỏ có mùi thơm, và hương trầm có lẽ là một trong những phương cách
cổ xưa nhất trong việc sử dụng hương liệu. Người Ai Cập rất thông thạo việc
ướp xác bằng hương liệu để bảo quản cở thể. Họ cũng thường dùng dầu thơm
để xoa bóp cơ thể.

Người Hy Lạp tiếp tục sử dụng tinh dầu thơm và dùng các loại dầu này cho cả
hai mục đích điều trị và trang điểm. Một y sĩ Hy Lạp (Pedcaius Dioscorides) đã
viết một quyển sách về một loại thảo dược, và trong ít nhất 1.200 năm sau đó
sách này được dùng làm tham khảo cho Tây y. Nhiều phương thuốc ông đưa ra
cho đến nay vẫn còn được dùng trong liệu pháp hương.

Khi La Mã trở thành kinh đô của thế giới cổ đại, người La Mã sao chép phần
lớn kiến thức y khoa từ người Hy Lạp và đã cải thiện khả năng sử dụng các loại
hương liệu. Sau khi tắm, họ thường thoa dầu và xoa bóp. Họ bắt đầu nhập các
sản phẩm hương liệu mới từ Đông Ấn và Ả Rập khi các tuyến đường mậu dịch
được khai thông.

Kiến thức về các loại dầu hương liệu và nước hoa đã được truyền bá đến vùng
Viễn Đông và Ả Rập, và một y sĩ tên Avcenna (980 - 1037 sau Công nguyên)
đã lần đầu tiên dùng một quy trình gọi là chưng cất để cất ra tinh dầu hoa hồng.
Các thời kì văn minh Trung Hoa cổ đại cũng dùng một số các hương liệu đồng
thời với người Ai Cập. Thần Nông là quyển sách y học cổ xưa nhất hiện nay
vẫn còn tại Trung Quốc, được viết ra khoảng 2.700 năm trước Công nguyên và
có ghi chép về hơn 300 loài dược thảo. Người Trung Hoa đã dùng các loại
hương liệu và đốt các loại gỗ thơm và hương trầm để thực hành tín ngưỡng.

Y học cổ truyền Ấn Độ gọi là Ayurveda, liệu pháp đã được thực hành từ hơn
3.000 năm qua, với việc xoa bóp bằng dầu thơm là một trong những công đoạn
chính. Người Tây Ban Nha có số lượng dược thảo trồng trong các vườn nhà
của họ rất nhiều; người da đỏ ở Bắc Mỹ cũng dùng dầu hương liệu và đưa ra
những phương thuốc trị bệnh của họ bằng dược thảo.
Giữa thế kỉ 19, tinh dầu được tập trung nghiên cứu và trở thành một phương
pháp trị liệu tổng thể và phổ cập tại nhiều nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Anh, Pháp...

2. Khái niệm

Tinh dầu là hỗn hợp các chất hữu cơ tan lẫn vào nhau, có mùi đặc trưng. Ở
nhiệt độ thường, hầu hết tinh dầu ở thể lỏng, có khối lượng riêng bé hơn 1 (trừ
một số lọại tinh dầu nặng hơn nước như Cinnamon, Lilac,…), không tan hoặc
tan rất ít trong nước, có vị cay và ngọt, nóng và có tính sát trùng mạnh.

Thành phần hóa học của tinh dầu gồm các tecpen và những dẫn xuất chứa oxy
của tecpen (như alcol, aldehic, xeton,…). Mặc dù có nhiều cấu tử như vậy
nhưng thường người ta chỉ cần một vài cấu tử chính có giá trị và mùi đặc trưng
trong tinh dầu đó.

Một số hợp chất chính hay gặp trong thành phần tinh dầu:

Nhóm Các chất


Hidrocacbua Cacbua tecpennic (chiếm nhiều nhất): limonen, pinen,
camphen, carryophyllen, sylvestren...

Alcol Alcol metylic, alcol etylic, alcol cinnamic, citronellol,


geraniol, linalool, bocneol, tecpineol, mentol, cineol...

Phenol và ete Anetol, eugenol, safrol, apiol, tymol...


phenolic
Aldehit Aldehit benzoic, cinnamic, sakyxilic, citral, citronellal...

Xeton Menton, Campho, Thuyon...

Acid (dưới Acid Axetic, butyric, benzoic, namic, fomic, salyxilic,...


dạng este)
Cumarin Becgapten, onbelliferon...

Hợp chất chứa Tinh dầu có sunfua trong các họ cây thuộc họ chữ Thập
sunfua, (Cruciferae).
nito, halogen

3. Tinh dầu gừng

Tinh dầu gừng là một loại tinh dầu được chiết xuất từ củ gừng. Nó được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp. Có màu
vàng nhạt, mùi cay nồng, Thường được trích ly bằng phương pháp chưng cất
trực tiếp dùng dung môi nước.
Các thành phần chính có trong tinh dầu gừng như α-Pinene, Camphene,
Eucalyptol (1,8-Cineol), Nerol, Neral (β-Citral), Zingiberene, α-Curcumene, α-
Farnesene, β- Sesquiphellandrene có chỉ số cao. Một số công dụng đặc trưng:
Được sử dụng khá phổ biến như một loại gia vị; được bổ sung vào các khẩu
phần ăn để chữa bệnh buồn nôn; chống say tàu xe; chống oxi hóa và kháng
viêm .

Tinh dầu gừng gồm các hợp chất bay hơi và chất tan tạo ra mùi hương đặc
trưng và vị cay của gừng. Trong đó, hai hợp chất chức năng 6-gingerol và 6-
shogaol thì tạo ra vị cay đặc trưng hơn các hợp chất khác có trong gừng [7].
Ngoài ra, chính hai hợp chất trên còn mang tính kháng khuẩn và được sử dụng
trong điều trị các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

b) Công dụng

Công dụng của tinh dầu gừng được thể hiện qua các thành phần chính của nó.
α-Pinene là một chất hữu cơ thuộc nhóm terpene. Được tìm thấy trong các cây
lá kim, đặc biệt là thông. Xuất hiện trong thành phần của các loại tinh dầu:
Gừng, Bưởi, Sả, Hương thảo,… Thường được dùng trong y học để điều trị các
bệnh viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, bảo vệ dạ dày.
Công thức phân tử của α-Pinene (C10H16)

Camphene là một loại monoterpene đơn vòng. Nó gần như không hòa tan trong
nước, nhưng rất hòa tan trong dung môi hữu cơ thông thường. Nó bay hơi dễ
dàng ở nhiệt độ phòng và có mùi cay.

Camphene được sử dụng trong việc pha chế nước hoa và như một phụ gia thực
phẩm cho hương liệu. Ngoài ra còn được sử dụng làm nhiên liệu của đèn ở thế
kỷ 19.

Công thức phân tử của Camphene (C10H16)


1,8-Cineol là một hợp chất hữu cơ tự nhiên, trong điều kiện nhiệt độ phòng là
một chất lỏng không màu. Nó là một ete vòng đồng thời là một monotecpenoit.

Ứng dụng:

- Tạo vị và hương: 1,8-Cineol được sử dụng trong các chất tạo mùi, tạo vị và
trong mỹ phẩm do có mùi thơm và vị hăng dễ chịu...

- Y học: 1,8-Cineol là thành phần trong nhiều loại nước súc miệng và thuốc ho.

- 1,8-Cineol được sử dụng như là một thuốc trừ sâu và thuốc xua côn trùng.

Ngoài ra, 1,8- 8Cineol còn được sử dụng làm mồi nhử để thu hút loài ong lan
(Euglossini) để phục vụ mục đích nghiên cứu.
Công thức phân tử của 1,8-Cineol (C10H18O)

β-Citral thường được tìm thấy trong cà rốt. Là chất lỏng màu vàng trong có
mùi giống chanh. Mật độ phân tử cao hơn nước và không hòa tan trong nước.
Dùng để tổng hợp ra các hóa chất khác.

β-Citral đã được chứng minh có chức năng giảm đau, kháng viêm và có tác
dụng kháng khuẩn mạnh, thường được dùng để tổng hợp vitamin A, ionone,
methylionone.

Công thức phân tử của β-Citral (C10H16O)

Geraniol là một monoterpenoid với đuôi -OH. Đây là phần chính của tinh dầu
hoa hồng, tinh dầu palmarosa và tinh dầu sả java. Có màu vàng nhạt, không
hòa tan trong nước, nhưng hòa tan trong hầu hết các dung môi hữu cơ.

Geraniol có hương thơm hoa hồng nên thường được sử dụng trong điều hương,
tổng hợp nước hoa. Ngoài ra còn được sử dụng để tạo hương vị như đào, mâm
xôi, bưởi, táo đỏ, mận, chanh, cam, chanh, dưa hấu, dứa, và blueberry.
Công thức phân tử của Geraniol (C10H18O)

α-Farnesene mặc dù có nhiều bài báo có đề cập đến trong thành phần nhưng
chưa tìm được nghiên cứu cụ thể về hoạt tính của riêng chất này.

Công thức phân tử của α-Farnesene (C15H24)


β-Bisabolenes là các chất trung gian trong quá trình tổng hợp nhiều hợp chất
hóa học tự nhiên khác, bao gồm hernandulcin, chất làm ngọt tự nhiên, được phê
chuẩn ở châu Âu như một phụ gia thực phẩm.

Công thức phân tử của β-Bisabolenes (C15H24)

β-Sesquiphellandrene có màu vàng nhạt, mùi đặc trưng của gừng, vị vừa đắng
vừa cay, tan trong hầu hết các dung môi.
Công thức phân tử của β-Sesquiphellandrene (C15H24)

Từ thành phần của tinh dầu gừng ta thấy được tác dụng dược lý của nó như:
chống oxy hóa, kháng viêm, chống nôn, hỗ trợ tiêu hóa, tan máu bầm, chống
xơ vữa động mạch, trị lạnh bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, tiêu chảy, chống nôn,
trị cảm cúm, ra mồ hôi, trị nhức đầu, nhức mỏi tay chân, tê thấp.

III. Thu hoạch và bảo quản nguyên liệu gừng trước khi chưng cất

Độ tuổi của gừng là yếu tố quan trọng đến hàm lượng tinh dầu, hàm lượng các
hơp chất thơm. Theo nghiên cứu, nên thu hoạch gừng khi đạt 9 tháng tuổi để
chiết xuất được hàm lượng tinh dầu cao nhất. Sau thời gian này, hàm lượng
tinh dầu sẽ giảm và hàm lượng chất xơ và vị cay tăng.

Theo kinh nghiệm, khi lá gừng vàng và khô khoảng 2/3 là dấu hiệu cho lúc tinh
dầu trong củ đạt mức cao nhất.

Trong quá trình bảo quản, tránh làm gãy và dập gừng vì sẽ thất thoát rất nhiều
tinh dầu và ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm.

Trong vỏ gừng chứa hàm lượng tinh dầu cao. Do đó người ta thường chưng cất
nguyên vỏ. Tinh dầu được chiết xuất từ củ gừng tươi sẽ có vị tươi mát hơn so
với gừng khô.

IV. Các phương pháp chưng cất tinh dầu gừng

1. Chưng cất hơi nước

a) Nguyên lý hoạt động

Phương pháp chưng cất hơi nước dựa trên sự khuếch tán, thẩm thấu, hòa tan và
lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa trong
các mô thực vật, khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ
dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi
nước bão hòa trong một thời gian nhất định. Trường hợp mô thực vật có chứa
sáp, nhựa, acid béo mạch dài thì phải dùng nhiều hơi nước hơn và sự chưng cất
phải được thực hiện trong một thời gian dài vì những hợp chất này làm giảm áp
suất hơi chung của hệ thống và làm cho sự khuếch tán trở nên khó khăn.

b) Những ảnh hưởng chính trong sự chưng cất hơi nước

 Sự khuếch tán

Ngay khi nguyên liệu được làm vỡ vụn thì chỉ có một số mô chứa tinh dầu là bị
vỡ và cho tinh dầu thoát ra tự do ra ngoài theo hơi nước lôi cuốn đi. Phần lớn
tinh dầu còn lại trong các mô thực vật sẽ tiến dần ra ngoài bề mặt nguyên liệu
bằng sự hoà tan và thẩm thấu.

Von Rechenberg đã mô tả quá trình chưng cất hơi nước như sau: “Ở nhiệt độ
nước sôi, một phần tinh dầu hòa tan vào trong nước có sẵn trong tế bào thực
vật. Dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước lôi
cuốn đi. Còn nước đi vào nguyên liệu theo chiều ngược lại và tinh dầu lại tiếp
tục hòa tan vào lượng nước này. Quy trình này lặp đi lặp lại cho đến khi tinh
dầu trong các mô thoát ra ngoài hết.”

Như vậy, sự hiện diện của nước rất cần thiết, cho nên trong trường hợp chưng
cất sử dụng hơi nước quá nhiệt, chú ý tránh đừng để nguyên liệu bị khô. Nhưng
nếu lượng nước sử dụng thừa quá cũng không có lợi, nhất là trong trường hợp
tinh dầu có chứa những cấu phần tan dễ trong nước.

Ngoài ra, vì nguyên liệu được làm vỡ vụn ra càng nhiều càng tốt, cần làm cho
lớp nguyên liệu có một độ xốp nhất định để hơi nước có thể đi xuyên ngang lớp
này đồng đều và dễ dàng.

Vì các cấu phần tinh dầu được chưng cất hơi nước theo nguyên tắc nói trên cho
nên thông thường những hợp chất nào dễ hòa tan trong nước sẽ được lôi cuốn
trước.

 Sự thủy phân

Những cấu phần ester trong tinh dầu thường dễ bị thủy phân cho ra acid và
alcol khi đun nóng trong một thời gian dài với nước. Do đó,. Để hạn chế hiện
tượng này, sự cất hơi nước phải được thực hiện trong một thời gian càng ngắn
càng tốt.

 Nhiệt độ

Nhiệt độ cao làm phân hủy tinh dầu, hầu hết các tinh dầu đều kém bền dưới tác
dụng của nhiệt nên vấn đề là làm sao cho thời gian chịu nhiệt độ cao của tinh
dầu càng ngắn càng tốt.

Do đó, khi cần thiết phải dùng hơi nước quá nhiệt (trên 100°C) nên thực hiện
việc này trong giai đoạn cuối cùng của sự chưng cất, sau khi các cấu phần dễ
bay hơi đã lôi cuốn đi hết.

c) Chưng cất bằng nước

Trong trường hợp này, nước phủ kín nguyên liệu, nhưng phải chừa một khoảng
không gian tương đối lớn phía trên lớp nước, để tránh khi nước sôi mạnh làm
văng chất nạp qua hệ thống hoàn lưu. Nhiệt cung cấp có thể đun trực tiếp bằng
củi lửa hoặc đun bằng hơi nước dẫn từ nồi hơi vào (sử dụng bình có hai lớp
đáy). Trong trường hợp chất nạp quá mịn lắng chặt xuống đáy nồi gây hiện
tượng cháy khét nguyên liệu ở mặt tiếp xúc với đáy nồi, lúc đó nồi phải trang
bị những cánh khuấy trộn đều bên trong trong suốt thời gian chưng cất.

Sự chưng cất này thường không thích hợp với những tinh dầu dễ bị thủy giải.
Những nguyên liệu xốp và rời rạc rất thích hợp cho phương pháp này. Những
cấu phần có nhiệt độ sôi cao, dễ tan trong nước sẽ khó hóa hơi trong khối lượng
lớn nước phủ đầy khiến cho tinh dầu sản phẩm sẽ thiếu những hợp chất này.

d) Chưng cất bằng nước và hơi nước

Trong phương pháp này, nguyên liệu được xếp trên một vỉ đục lỗ và nồi cất
được đổ nước sao cho nước không chạm đến vỉ.

Nhiệt cung cấp có thể là ngon lửa đốt trực tiếp hoặc dùng hơi nước từ nồi hơi
dẫn vào lớp bao chung quanh phần đáy nồi. Có thể coi phương pháp này là một
trường hợp điển hình của phương pháp chưng cất bằng hơi nước với hơi nước ở
áp suất thường. Như vậy chất ngưng tuh sẽ chứa ít sản phẩm phân hủy hơn là
trường hợp chưng cất bằng hơi nước trực tiếp, nhất là ở áp suất cao hay hơi
nước quá nhiệt.

Việc chuẩn bị nguyên liệu trong trường trường hợp này quan trọng hơn nhiều
so với phương pháp trước, vì hơi nước tiếp xúc với nguyên liệu chỉ bằng cách
xuyên qua nó nên phải sắp xếp thế nào để nguyên liệu nạp vào nồi tiếp xúc tối
đa với hơi nước thì mới có kết quả tốt. Muốn vậy, nguyên liệu nên có kích
thước đồng đều không sai biệt nhau quá.

Nếu nguyên liệu được nghiền quá mịn, nó dễ tụ lại vón cục và chỉ cho hơi nước
đi qua một vài khe nhỏ do hơi nước tự phá xuyên lên. Như vậy phần lớn
nguyên liệu sẽ không được tiếp xúc với hơi nước. Ngoài ra, luồng hơi nước đầu
tiên mang tinh dầu có thể bị ngưng tụ và tinh dầu rơi ngược lại vào lớp nước
bên dưới gây thất thoát. Do đó việc chuẩn bị nguyên liệu cần được chú ý và
đòi hỏi kinh nghiệm tạo độ xốp cho từng loại nguyên liệu.
Tốc độ chưng cất trong trường hợp này không quan trọng như trong trường hợp
chưng cất bằng nước. Tuy nhiên, tốc độ nhanh sẽ có lợi vì ngăn được tình trạng
quá ướt của nguyên liệu và gia tăng vận tốc chưng cất. Về sản lượng tinh dầu
mỗi giờ, người ta thấy nó khá hơn phương pháp chưng cất bằng nước nhưng
vẩn còn kém hơn phương pháp chưng cất bằng hơi nước sẽ đề cập sau.

So với phương pháp chưng cất bằng nước, ưu điểm của nó là ít tạo ra sản phẩm
phân hủy. Do đó, dù với thiết bị loại nào đi nữa, ta phải đảm bảo là chỉ có phần
đáy nồi là được phép đốt nóng và giữ cho phần vỉ chứa nguyên liệu không tiếp
xúc với nước sôi. Phương pháp này cũng tốn ít nhiên liệu, tuy nhiên nó không
thể áp dụng cho những nguyên liệu dễ bị vón cục.

Khuyết điểm chính của phương pháp là do thực hiện ở áp suất thường, nên cấu
phần có nhiệt độ sôi cao sẽ đòi hỏi một lượng rất lớn hơi nước để hóa hơi hoàn
toàn và như thế sẽ tốn rất nhiều thời gian. Về kỹ thuật, khi xong một lần chưng
cất, nước ở bên dưới vỉ phải được thay thế để tránh cho mẻ sản phẩm sau có
mùi lạ.

e) Chưng cất bằng hơi nước

Hơi nước tạo ra từ nồi hơi, thường có áp suất cao hơn không khí, được đưa
thẳng vào bình chưng cất. Ngày nay phương pháp này thường dùng để chưng
cất tinh dầu từ các nguyên liệu thực vật.

Điểm ưu việt của phương pháp này là người ta có thể điều chỉnh áp suất, nhiệt
độ như mong muốn để tận thu sản phẩm, nhưng phải giữ nhiệt độ ở mức giới
hạn để tinh dầu không bị phân hủy.

Việc sử dụng phương pháp này cũng lệ thuộc vào những điều kiện hạn chế như
đã trình bày đối với hai phương pháp chưng cất nói trên cộng thêm hai yếu tố
nữa là yêu cầu hơi nước không quá nóng và quá ẩm. Nếu quá nóng nó có thể
phân hủy những cấu phần có độ sôi thấp, hoặc làm chất nạp khô quăn khiến
hiện tượng thẩm thấu không xảy ra. Do đó trong thực hành, nếu dòng chảy của
tinh dầu ngưng lại sớm quá, người ta phải chưng cất tiếp bằng hơi nước bão
hòa trong một thời gian cho đến khi sự khuyếch tán hơi nước được tái lập lại ,
khi đó mới tiếp tục dùng lại hơi nước quá nhiệt. Còn trong trường hợp, hơi
nước quá ẩm sẽ đưa đến hiện tượng ngưng tụ, phần chất nạp phía dưới sẽ bị
ướt, trong trường hợp này người ta phải tháo nước ra bằng một van xả dưới đáy
nồi. trong công nghiệp, hơi nước trước khi vào bình chưng cất phải đi ngang
một bộ phận tách nước.

Với hơi nước có áp suất cao thường gây ra sự phân hủy quan trọng, nên tốt
nhất là bắt đầu chưng cất với hơi nước ở áp suất thấp và cao dần cho đến khi
kết thúc. Không có một quy tắc chung nào cho mọi loại nguyên liệu vì mỗi
nguyên liệu đòi hỏi một kinh nghiệm và yêu cầu khác nhau.

Hiệu suất và chất lượng tinh dầu phụ thuộc vào đặc tính của tinh dầu và cách
chọn phương phảp chưng cất. Thí dụ như tinh dầu hương bài, nếu chưng cất
hơi nước ở áp suất thường thì thời gian kéo dài trên 12 giờ mà hiệu suất thu
được chỉ khoảng 1, nhưng nếu chưng cất ở thiết bị có áp suất 4 -5atm thì hiệu
suất thu được đạt 10 -12‰ và thời gian chưng cất chỉ còn 6 giờ. Thường thì các
loại tinh dầu có tỉ trọng lớn hơn nước, khi chưng cất hơi nước trong thiết bị áp
suất cao, cho hiệu suất ly trích cao trong thời gian chưng cất ngắn.

Ưu điểm của phương pháp này:


 Quy trình kỹ thuật tương đối đơn giản.
 Thiết bị gọn, dễ chế tạo.
 Không đòi hỏi vật liệu phụ như các phương pháp tẩm trích, hấp thụ.
 Thời gian tương đối nhanh.

2. Phương pháp chiết chất lỏng siêu tới hạn

a) Giới thiệu chung


Trong công nghiệp thực phẩm, việc thu nhận các hợp chất tự nhiên như tinh
dầu, dầu, chất màu… chủ yếu dựa trên kỹ thuật trích ly. Để trích ly các hợp
chất hữu cơ, người ta thường sử dụng dung môi hữu cơ như n-hexan. Phương
pháp này có nhiều nhược điểm như thời gian kéo dài, tốn nhiều dung môi, độc
hại, và phải có quá trình xử lý sau trích ly. Phương pháp trích ly sử dụng CO2
ở trạng thái siêu tới hạn là công nghệ được sử dụng nhiều trong công nghệ thực
phẩm bởi nó khắc phục được các nhược điểm của phương pháp trích ly bằng
dung môi hữu cơ.

b) Carbon dioxide (CO2)

CO2 là dung môi siêu tới hạn được sử dụng phổ biến nhất. Được sản xuất vượt
mức trong công nghiệp với độ tinh khiết cao, nó không đắt, không độc hại,
không cháy và có nhiệt độ môi trường gần tới hạn (31 ° C). Áp suất tới hạn đạt
được là 74 bar.

3. Công nghệ chất lỏng siêu tới hạn có thể áp dụng ở mọi nơi khi các mục
tiêu là:

 Tạo ra các sản phẩm hiệu suất cao hơn và kinh tế hơn
 Sử dụng các quy trình thân thiện với môi trường và bền vững hơn
 Giảm tiêu thụ dung môi và phát thải VOC

4. Nguyên lý của phương pháp

Mỗi một chất, trong một điều kiện nhất định, đều tồn tại ở một trạng thái nào
đó trong ba trạng thái rắn, lỏng, khí. Khi nén một chất khí một áp suất đủ lớn,
chất khí đó sẽ hoá lỏng. Tuy nhiên tại một giá trị áp suất mà ở đó nếu tăng
nhiệt độ, chất lỏng không chuyển về trạng thái khí mà rơi vào một trạng thái
đặc biệt gọi là trạng thái siêu tới hạn. Trạng thái này đạt được khi nhiệt độ và
áp suất của chất đó tăng đến giá trị tới hạn. Ở trạng thái này, không có sự phân
biệt giữa trạng thái lỏng và khí. Chất đó không bị chuyển sang trạng thái lỏng
khi tăng áp suất và không bị chuyển sang trạng thái khí khi tăng nhiệt độ. Đối
với khí CO2, trạng thái siêu tới hạn đạt được ở nhiệt độ 31oC và áp suất 73,8
bar.
Quá trình chuyển pha của một chất từ rắn, lỏng, khí sang điểm siêu tới hạn.

Sơ đồ bộ chiết siêu tới hạn

5. Ưu điểm của phương pháp

Ở trạng thái siêu tới hạn của CO2, các tính chất hoá lý của dung môi thay đổi;
hệ số thẩm thấu của dung môi cao, độ nhớt và sức căng bề mặt giảm do đó hiệu
suất trích ly cao hơn ở trạng thái lỏng. Ngoài ra phương pháp này còn có một
số ưu điểm như sản phẩm có chất lượng cao nên phù hợp để trích ly tinh dầu,
các hợp chất tự nhiên phục vụ công nghiệp dược phẩm; không tồn dư dung môi
trong sản phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn với các hợp chất tự
nhiên nhạy cảm với nhiệt độ cao.

V. Quy trình chưng cất tinh dầu gừng

1. Nguyên lý chưng cất tinh dầu

Nguyên liệu (sả, quế, hồi, bưởi, tràm,...) để nguyên hoặc xử lý bằng cách xay
nhỏ được đặt trên vỉ đỡ có khe. Nước phía dưới được đun nóng, tạo hơi bốc lên
đi qua nguyên liệu, lôi cuốn các thành phần trong thực vật, trong đó có tinh
dầu. Hơi lôi cuốn được ngưng tụ tại bộ ngưng tụ và trở thành hỗn hợp ngưng
tụ. Tinh dầu do nhẹ hơn nên nổi lên trên bề mặt hỗn hợp này.
Nguyên liệu (sả, quế, hồi, bưởi, tràm,...) để nguyên hoặc xử lý bằng cách xay
nhỏ được đặt trên vỉ đỡ có khe. Nước phía dưới được đun nóng, tạo hơi bốc lên
đi qua nguyên liệu, lôi cuốn các thành phần trong thực vật, trong đó có tinh
dầu. Hơi lôi cuốn được ngưng tụ tại bộ ngưng tụ và trở thành hỗn hợp ngưng
tụ. Tinh dầu do nhẹ hơn nên nổi lên trên bề mặt hỗn hợp này.

Trong quá trình chưng cất, cùng với sự thay đổi thành phần của hỗn hợp lỏng
có thể làm thay đổi thành phần của hỗn hợp hơi. Trong điều kiện áp suất không
đổi, dung dịch lỏng mà ta thu được bằng cách ngưng tụ hỗn hợp hơi bay ra sẽ
có thành phần cấu tử dễ bay hơi cao hơn so với chất lỏng ban đầu, nếu tiếp tục
chưng cất thì càng ngày thành phần dễ bay hơi trong chất lỏng ban đầu càng ít
và trong chất lỏng sau ngưng tụ càng nhiều. Nếu ngưng tụ theo thời gian thì ta
có thể thay đổi thành phần của tinh dầu sau ngưng tụ so với thành phần của tinh
dầu có trong nguyên liệu. Việc làm này nhằm mục đích nâng cao chất lượng
tinh dầu.

Thực chất của quá trình chưng cất tinh dầu là hoạt động dựa trên nguyên lý
truyền nhiệt gián tiếp tương tự như nồi nấu. Chưng cất tinh dầu dựa trên
nguyên lý lôi cuốn hơi nước. Với thiết kế nồi chưng cất tinh dầu với 3 lớp. Lớp
ngoài là bảo ôn chống nóng, lớp giữa là nơi chứa nguyên liệu (dầu) làm nóng,
trong cùng là nơi chứa sọt nguyên liệu.

2. Cấu tạo nồi chưng cất tinh dầu

Cấu tạo gồm 3 phần chính:

 Phần nồi nấu chưng cất (phía trái) là cấu tạo bằng inox 304 với 3 lớp: bảo
ôn chống nóng và mất nhiệt, lớp chứa dầu truyền nhiệt và phía trong là hệ
thống sọt chứa nguyên liệu cần chưng cất. Nắp nồi sẽ được thiết kế theo
dạng hình chóp cao. Chân nồi cao và đáy xả dưới đáy nồi là nơi xả thoát
các nguyên liệu.
 Phần bồn sinh hàn ngưng tụ (phía bên phải), bao gồm 1 bồn lạnh nơi làm
lạnh và ngưng tụ tinh dầu đầu ra kèm theo hệ thống ruột gà được liên kết
với nồi chưng cất thông qua ống dẫn hơi kín.

 Tủ điện điều khiển cho dòng điện 3 pha: tự động đóng ngắt thời gian và
nhiệt độ lúc nấu vì đã được cài đặt tự động từ trước.

Ngoài ra, sản phẩm Máy chiết xuất tinh dầu của KAG Việt Nam còn có một số
tính năng để phù hợp với người sử dụng, tùy theo nhu cầu chưng cất loại tinh
dầu gì, sử dụng than củi, gas hay điện…

 Nắp nồi: Nắp nồi thiết kế đặc biệt hơn, cao hơn, dáng hình chóp, gồm 2 lớp
bảo ôn dày chống nóng và mất nhiệt. Cấu tạo này giúp cho hơi thoát ra dễ
dàng và nhanh chóng hơn, phù hợp với đa số những nguyên liệu dễ chiết
suất tinh dầu như sả, bưởi, hoa hồng, bạc hà…

 Đáy nồi. Tương tự như chỗ xả bỗng thì đáy nồi của thiết bị chưng cất tinh
dầu cũng có cấu tạo để xả nguyên liệu, bã và nước ra ngoài sau khi chưng
cất.

 Vỉ nồi hay còn gọi là sọt lưới chứa nguyên liệu. Thay vì thiết kế bằng vỉ
ngang thì KAG sẽ thiết kế dạng sọt lưới để đựng được sức chứa nhiều hơn,
kích thước lỗ của sọt sẽ được thiết kế phù hợp với từng loại nguyên liệu
nhằm giữ nguyên liệu tránh để rơi xuống đáy nồi làm tắc ống dẫn hơi. Với
một số nguyên liệu như sả, bưởi, lá cây, rễ cây,...sẽ được xử lý thô trước
cắt nhỏ và làm dập bớt trước khi cho vào nồi chưng cất để tiết kiệm được
nhiều diện tích nồi nhất.

 Ống phân phối hơi: lỗ phân phối hơi bố trí so le thành 2 hàng hướng về
phía đáy nồi cất để cho hơi phân phối đều và lổ khỏi bị tắc do nguyên liệu
rơi vào. Tổng tiết diện các lổ phân phối hơi bằng 2 lần tiết diện ống phân
phối hơi, tiết diện của ống phân phối hơi lấy bằng tiết diện của ống dẫn hơi
vào thiết bị và được xác định theo lượng hơi nước cần thiết dùng để chưng
cất trong 1 giờ. Tốc độ hơi ở đây thường là 20m/s.

 Đặc biệt bồn sinh hàn ngưng tụ được thiết kế sao cho nguồn nước tuần
hoàn ra vào liên tục, đảm bảo sinh hàn ngưng tụ tinh dầu.

Cấu tạo thiết bị chưng cất tinh dầu KAG có phần đặc biệt hơn nhằm phục vụ
cho quá trình sản xuất tinh dầu công nghiệp hiện đại hơn và tận thu tối đa
lượng tinh dầu nguyên chất.

3. Quy trình chưng cất tinh dầu gừng

 Sơ đồ quy trình:

Nguyên liệu

Xử lý nguyên liệu

Chưng cất

Phân ly

Sấy và lọc

Đóng chai

Thành phẩm
 Thuyết minh quy trình:

1) Xử lý nguyên liệu

 Tùy theo nhu cầu sử dụng mà sẽ có thời điểm thu hoạch gừng thích hợp.
Hàm lượng tinh dầu, thành phần các hợp chất thơm, hàm lượng xơ, vị cay
cũng phụ thuộc vào tuổi thu hoạch của cây. Nhất là hàm lượng xơ, củ gừng
càng già thì hàm lượng xơ càng cao. Trong đó, hàm lượng tinh dầu đạt ở
mức cao nhất ở giai đoạn 9 tháng tuổi, rồi sau đó sẽ bị giảm dần và chỉ có
hàm lượng xơ, vị cay tăng cao. Ông cha ta vẫn truyền tai nhau câu ca
dao”gừng càng già càng cay”. Nhưng để chế biến tinh dầu thì gừng 9 tháng
tuổi là phù hợp nhất.

Chú ý khi thu hoạch phải tránh làm gãy, dập gừng.

 Gừng được rửa sạch, loại bỏ bùn đất, thải miếng vừa phải để dễ dàng tách
tinh dầu ra khỏi bã gừng, đồng thời cho chất lượng tinh dầu trong, không
lẫn tạp chất. Gừng chưng cất tinh dầu để nguyên vỏ vì trong vỏ có chứa
hàm lượng tinh dầu và dầu nhựa khá cao. Chưng cất tinh dầu bằng gừng
tươi sẽ cho hàm lượng tinh dầu cao hơn và có vị tươi mát hơn so với
nguyên liệu đã làm khô.

2) Chưng cất

Đưa nguyên liệu đã chuẩn bị vào sọt chứa nguyên liệu rồi đưa vào trong lòng
nồi chưng cất tinh dầu, Cài đặt thời gian và nhiệt độ thích hợp, khi nồi bắt đầu
sồi là lúc thu tinh dầu. Thời gian chưng cất 2,5-3h/mẻ.
Sau khi đã đóng kín nắp thiết bị thì sẽ tiến hành đun sôi hỗn hợp nguyên liệu và
nước. Khi cung cấp nhiệt cho nước và biến đổi nước từ thể lỏng sang thể hơi.
Thì cùng thời điểm này, các phân tử nước đã thẩm thấu vào các túi tinh dầu
khiến tinh dầu bị phân tán ra bên ngoài và bay theo hơi nước sang bộ ngưng tụ.
Qúa trình này diễn ra liên tục cho đến khi tất cả các phần tử tinh dầu đã được
khuếch tán từ các túi tinh dầu hết ra bên ngoài.

Lưu ý: Cần khống chế nhiệt độ nước làm lạnh trong khoảng 35 – 40 độ C để
thu được tinh dầu chất lượng tốt nhất.

3) Phân ly

Hỗn hợp tinh dầu và nước sẽ được tách ra bằng thiết bị phân ly.

Thiết bị phân ly dùng để tách tinh dầu gừng và nước sau khi thu hồi được dung
dịch ngưng tụ. Vì khối lượng riêng của tinh dầu và nước không giống nhau nên
nước và tinh dầu sẽ được chia làm 2 lớp riêng biệt. Do vậy dựa vào tính lý hóa
thì tinh dầu sẽ được lấy ở phần trên hay phần dưới thiết bị và ngược lại.

4) Sấy và lọc
Sau khi phân ly ta thu được hỗn hợp tinh dầu có chứa các loại tạp chất ta sẽ để
lắng để tách bớt các tạp chất ấy đi sau đó sẽ được đưa vào lọc để loại bỏ gần
như các hợp chất hữu cơ, vô cơ còn sót lại. Sử dụng thiết bị lọc khung bản. Sau
đó sẽ được đem đi sấy để thu được tinh dầu gừng.

Máy lọc khung bản 4000L giờ, SUS 316

5) Đóng chai

Tinh dầu gừng khử hết nước có màu sáng, được đóng chai bảo quản thông qua
dây chuyền chiết rót – đóng chai bán tự động.
Dây chuyền chiết rót siết nắp tinh dầu 6 vòi bơm từ tự động

 Thông số kỹ thuật máy chiết rót bơm từ

Model PRO-FBT-6
Kiểu bơm Bơm từ
Số đầu chiết rót 06 (Tuỳ chọn từ 2~8 đầu)
Phạm vi chiết rót 2ml – 2000ml (Tuỳ chọn lưu lượng bơm)
Tốc độ chiết rót 1440 – 1800 Chai/ Giờ (Tuỳ vào trọng lượng)
Dung sai chiết rót +/-0.5 – 2%
Kiểu cấp liệu Ống Silicon cắm trực tiếp vào bồn chứa của bạn
Đường kính chai Ø20 – 100mm
Chiều cao chai 30 – 350mm
Điện áp AC 220V, 50-60Hz
Tiêu thụ điện năng 500W
Áp suất khí nén 0.4 – 0.6Mpa
Lưu lượng khí nén 0.4m3/min
Yêu cầu máy nén khí <=3KW 50-100L
Trọng lượng máy 100Kg
Kích thước máy (D)2000mm x (R)850mm x (C)1500mm
Xuất xứ Origin

 Thông số kỹ thuật máy siết nắp tự động

Model GJC-16
Kiểu siết nắp 4 bánh xe kẹp siết theo kiểu vặn xoay
Số đầu siết nắp 01
Đặc điểm Đa dụng, dùng cho tất cả các loại nắp vặn
Tốc độ 25 – 40 chai/ phút
Cấp nắp Không/ No; Cấp nắp thủ công
Kích thước nắp Ø20 – 65mm (Có thể làm theo yêu cầu)
Đường kính chai Ø20 – 100mm
Chiều cao chai 30 – 350mm
Điện áp AC 220V, 50-60Hz
Điện năng tiêu thụ 1KW
Áp suất khí nén 0.4 – 0.6Mpa
Lượng khí tiêu thụ 0.4m3/min
Trọng lượng máy 100kg
Kích thước máy (D)2000mm x (R)740mm x (C)1600mm
Xuất xứ Trung Quốc (China)

 Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình chưng cất tinh dầu

Tinh dầu gừng thành phẩm phải có màu vàng nhạt và trong, có mùi thơm cay
nồng đặc trưng của gừng. Để có tinh dầu chất lượng nhất thì trong quá trình
chưng cất cần quan tâm tới các yếu tố như sau:

 Nguyên liệu chưng cất: không quá non hoặc quá già, không bị dập nát hoặc
thối.
 Nhiệt độ: tinh dầu rất nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu phải chịu nhiệt độ cao
trong thời gian dài sẽ có thể làm mất đi hoặc thay đổi các khoáng chất
trong tinh dầu. Nhiệt độ cao chỉ nên xuất hiện vào giai đoạn cuối khi các
hợp chất chịu nhiệt kém nhất đã được tách ra bên ngoài trước.
 Lượng nước chưng cất: nếu cho quá nhiều nước sẽ gây lãng phí nhiên liệu
đốt, thời gian... Ngoài ra, lượng tịnh dầu thành phẩm thu được cũng bị hao
hụt do bị hòa tan với nước.
 Thời gian chưng cất: chưng cất trong thời gian dài không thể thu hồi được
nhiều tinh dầu hơn mà gây lãng phí nhiên liệu đốt và mất thời gian.
 Thiết bị đóng vai trò cung cấp nhiệt độ lý tưởng để thúc đẩy quá trình phá
vỡ túi tinh dầu và kéo tinh dầu ra bên ngoài nhanh hơn. Để bảo toàn số
lượng thì thiết bị chiết xuất tinh dầu phải kín, không bị rò rỉ vì hơi bị thoát
ra bên ngoài sẽ có chứa tinh dầu.

VI. Ứng dụng của tinh dầu gừng

1. Công dụng

 Cải thiện chức năng, điều trị đau dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa

Tinh dầu gừng nguyên chất từ lâu đã được sử dụng như một biện pháp tự nhiên
chữa đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, co thắt và đau dạ dày. Đây cũng là phương
thuốc chống buồn nôn và điều trị ói mửa hiệu quả.

 Chống nhiễm trùng

Tinh chất từ gừng có tác dụng mạnh mẽ trong việc khử trùng, tiêu diệt các vi
khuẩn, vi sinh vật. Nhờ đó, tinh dầu gừng nguyên chất cũng được sử dụng để
điều trị một số bệnh nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ do ngộ độc thực phẩm hay
vi khuẩn gây ra.

 Hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến hô hấp

Sử dụng tinh dầu gừng sẽ giúp cơ thể bạn ấm hơn, làm tan chảy các chất nhầy
ở cổ họng, phổi và đào thải chúng ra ngoài. Bên cạnh khả năng làm long đờm
tinh, tinh dầu gừng còn được biết đến với công dụng chữa cảm cúm thông
thường, điều trị triệu chứng viêm phế quản, hen suyễn, ho và cả chứng khó thở.

 Giảm viêm nhiễm

Khi tình trạng viêm nhiễm vượt quá giới hạn bảo vệ của hệ miễn dịch sẽ gây ra
tình trạng đau, sưng, khó chịu. Thành phần zingibain có trong tinh dầu gừng
mang đặc tính chống viêm có thể giúp giảm đau và điều trị viêm khớp, đau cơ,
đau nửa đầu hiệu quả. Hơn nữa, tinh dầu này còn có thể làm giảm lượng
prostaglandin - hợp chất có liên quan đến cơn đau trong cơ thể.

 Giảm lo âu

Nếu được sử dụng như liệu pháp hương thơm, tinh dầu gừng có thể giúp bạn
giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng, trầm cảm và kiệt sức. Đặc tính làm ấm của
sản phẩm đóng vai trò như một chất kích thích cảm giác can đảm, hỗ trợ giấc
ngủ và giúp bạn dễ chịu hơn.

 Tăng cường sức khỏe tim mạch

Tinh dầu gừng có công dụng làm giảm nồng độ cholesterol và ngăn ngừa máu
đông. Viêc hạn chế được hai triệu chứng gây ra tình trạng xấu đến tim mạch
này giúp ngăn chặn tắc nghẽn mạch máu não, điều trị bệnh tim và phòng ngừa
đột quỵ, tiểu đường.

 Cải thiện chức năng gan

Nhờ khả năng chống oxy hóa mà tinh dầu gừng có thể hỗ trợ hoạt động bảo vệ
và cải thiện chức năng gan. Một nghiên cứu trên động vật đã đo lường hiệu quả
của loại tinh dầu này trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ do rượu có liên quan
đáng kể đến chứng xơ gan và ung thư gan.

 Chống oxy hóa mạnh mẽ

Tinh dầu gừng chứa hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao. Những chất này
giúp ngăn ngừa một số tổn thương tế bào và những tác động xấu mà quá trình
oxy hóa gây ra như: Bệnh tim, ung thư và mất trí nhớ…

2. Ứng dụng trong ngành công nghệ thực phẩm

 Làm hương liệu: Mùi thơm dễ chịu sảng khoái, vị đắng và chứa nhiều hoạt
tính tốt cho sức khỏe khiến gừng dần trở thành một nguyên liệu thiết yếu
trong ngành thực phẩm. Ngoài ra, tinh dầu gừng còn giúp khử mùi hôi tanh
của thực phẩm sống, tăng hương vị và làm cân bằng nhiều món ăn. Một số
ứng dụng phổ biến của tinh dầu gừng như trong sản xuất bánh kẹo, kem,
nước giải khát, các món ăn mặn, nước sốt,...
 Đặc tính kháng khuẩn: Tinh dầu gừng được báo cáo là có khả năng kháng
khuẩn tốt đối với các mầm bệnh thực phẩm (Staphylococcus aureus,
Bacillus cereus và Listeria monocytogenes,…), với nồng độ tối thiểu là
6,25 µg/mL. Hiệu quả kháng khuẩn của tinh dầu được chiết xuất từ gừng
tươi được chứng minh là có phổ kháng khuẩn rộng hơn tinh dầu được chiết
xuất từ gừng khô. Kết quả này được giải thích là do thành phần của tinh
dầu được chiết xuất từ gừng tươi chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa
(29%) hơn so với chiết xuất từ gừng khô (14%).

 Ngăn chặn sự oxy hóa của thực phẩm: Tinh dầu gừng có chứa các chất
chống oxy hóa mạnh, bao gồm gingerol, shogaol, zingerone, và
sesquiterpenes.. Các chất chống oxy hóa này có khả năng trung hòa các gốc
tự do, ngăn ngừa chúng gây tổn thương tế bào, ngăn ngừa ôi thiu và tăng
thời hạn sử dụng của thực phẩm. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tinh dầu
gừng có thể giúp tăng thời hạn sử dụng của thực phẩm lên đến 30%. Vì có
nguồn gốc tự nhiên, an toàn với sức khỏe nên nó được sử dụng thay thế cho
các chất chống oxy hóa tổng hợp có thể gây ung thư như BHT (Butylated
Hydroxytoluene), BHA (Butylated Hydroxyanisole),...

3. Ứng dụng trong công nghệ sinh học giúp kiểm soát mầm bệnh cho thực
vật:

Tinh dầu gừng có hoạt tính kháng khuẩn đối với nhiều loại mầm bệnh thực vật
như nấm (Fusarium oxysporum, Colletotrichum gloeosporioides,...), vi khuẩn
(Xanthomonas campestris pv. campestris, Pseudomonas syringae pv.
Tomato,...), virus (Tobacco mosaic virus, Potato virus Y,...).

Nhiều nghiên cứu đã sử dụng kính hiển vi độ phân giải cao để quan sát những
thay đổi về hình thái trong các tế bào mầm bệnh khi tiếp xúc với tinh dầu gừng.
Kết quả cho thấy tinh dầu gừng có thể làm hỏng cấu trúc màng tế bào, gây rối
loạn chức năng của ty thể và tổng hợp protein dẫn đến sự phá vỡ và ly giải của
tế bào.

Những mầm bệnh trên đã gây ra nhiều tác hại đối với cây trồng như thối nhũn,
héo rũ, đốm lá,... Do đó tính kháng khuẩn của tinh dầu gừng đóng vai trò quan
trọng trong nền nông nghiệp: giúp bảo vệ cây trồng khỏi bị nhiễm bệnh, giảm
thiểu thiệt hại năng suất, và tăng chất lượng nông sản.

Tinh dầu gừng giúp ngăn chặn các mầm bệnh thực vật

4. Một số ứng dụng khác


 Trong dược phẩm: Tinh dầu gừng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh
nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, chẳng hạn như nhiễm trùng đường hô
hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa và da. Ngoài ra tinh dầu gừng còn có tác
dụng giảm đau, chống viêm, tăng cường tiêu hóa, ngăn ngừa các bệnh mãn
tính, chẳng hạn như viêm khớp, viêm loét dạ dày tá tràng, và viêm phế
quản,...

 Trong mỹ phẩm: Tinh dầu gừng thường được sử dụng trong các sản phẩm
chăm sóc da như kem dưỡng da, serum, và mặt nạ, dầu gội và dầu xả. Các
hợp chất chứa trong tinh dầu gừng sẽ giảm sưng tấy, đỏ da, chống oxy hóa,
giảm viêm, giảm mụn, thâm nám và sẹo. Đối với các sản phẩm chăm sóc
tóc như dầu gội và dầu xả sẽ giúp giảm gàu, ngứa da đầu, rụng tóc giúp
dưỡng tóc chắc khỏe, bóng mượt.

 Trong nước hoa: Tinh dầu gừng là một trong những thành phần phổ biến
trong nước hoa, xịt khử phòng và nến thơm. Nó mang lại hương thơm ấm
áp, cay nồng, giúp tạo nên cảm giác sảng khoái và thư giãn. Có thể kết hợp
tinh dầu gừng với các loại tinh dầu khác như tinh dầu cam, tinh dầu hoa
hồng, tinh dầu tràm trà,... để tăng tính độc đáo và hấp dẫn.

 Hàm lượng sử dụng: Tinh dầu gừng được sử dụng theo quy định của Bộ Y
tế. Tùy theo mục đích sử dụng mà tinh dầu được quy định ở các các thông
tư khác nhau như Thông tư 06/2011/TT-BYT về quản lý mỹ phẩm, Thông
tư 24/2019/TT-BYT về quản lý phụ gia thực phẩm,... Sử dụng tinh dầu
gừng với hàm lượng vượt quá quy định có thể gây ra các tác dụng phụ như
kích ứng da, mắt, đường tiêu hóa, hô hấp,...

VII. Tài liệu tham khảo

1. https://khcncongthuong.vn/tin-tuc/t20305/quy-trinh-chiet-
xuat-va-chung-cat-tinh-dau-
2. https://hoathomcola.vn/blogs/kien-thuc-su-dung/phuong-phap-chung-
cat-hoi-nuoc-la-gi
3. https://www.phomuaban.vn/quy-trinh-chiet-xuat-tinh-dau-gung-ket-hop-
noi-chung-cat-tinh-dau-bang-dien-dat-hieu-qua-1096885.html
4. https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/loi-ich-va-luu-y-khi-su-dung-
tinh-dau-gung-67939.html
5. https://aromavn.com/ung-dung-cua-tinh-dau-gung-ginger-essential-oil
6. Luận Văn Nghiên Cứu Quy Trình Chưng Cất Tinh Dầu Gừng Và Ứng
Dụng Phụ Phẩm Của Quá Trình Chưng Cất 5450294

You might also like