You are on page 1of 20

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Bông cúc là nắng làm hoa


Bướm vàng là nắng bay xa, lượn vòng
Lúa chín là nắng của đồng
Trái thị, trái hồng là nắng của cây.
(Lê Hồng Thiện)
Có lẽ mùa thu là mùa đẹp nhất trong một năm. Bởi vậy mà có biết bao tác
phẩm nghệ thuật mang đề tài mùa thu ở mọi lĩnh vực thơ, ca, nhạc, họa. Và khi
đọc những dòng thơ viết về mùa thu của Lê Hồng Thiện, ta lại thấy một sắc thu
diệu kỳ hiện về
Nhà thơ thật khéo léo khi sử dụng một loạt các biện pháp so sánh độc đáo:
“Bông cúc… của cây”
Nói đến thu là phải nói đến sắc nắng vàng. Nắng vàng được ủ trong sắc vàng
tươi rực rỡ của hoa cúc. Nắng vàng nhuộm sắc cánh bướm bay rập rờn khắp
cánh đồng quê. Nắng vàng thúc dục cánh đồng lúa trĩu hạt mau chín. Nắng vàng
ủ trong trái thị, trái hồng trong vườn nhà. Như vậy, nắng hiện lên với muôn màu
muôn vẻ: nắng ủ trong sắc màu của hoa, nắng làm nên những mùa vàng bội
thu, nắng ủ trong trái chín, trong hoa thơm, quả ngọt. Nắng gần gũi và tỏa ấm
cho cuộc sống con người và con người cũng đang tạo ra nắng.
Chỉ bằng mấy dòng thơ nhẹ nhàng, tác giả như vẽ lên trước mắt ta cảnh sắc
thiên nhiên mùa thu tuyệt đẹp. Đó là bức tranh cánh đồng quê với gam màu chủ
đạo là sắc vàng. Sắc vàng của hoa cúc mùa thu. Sắc vàng của những luống hoa
cải rực rỡ rập rờn bướm lượn. Sắc vàng trù phú, ấm no của cánh đồng sắp vào
vụ gặt. Sắc vàng của những trái thị, sắc đỏ của những trái hồng ngọt ngào một
thời thơ dại.
Có lẽ phải là người yêu và gắn bó tha thiết với thiên nhiên thì Lê Hồng Thiện
với có được những dòng thơ hay đến thế. Cảm ơn nhà thơ đã cho em cảm nhận
sâu sắc hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của sắc thu quê hương.
Đề 9: Cảm nhận của em về bài thơ sau:
Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Nền trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay.
(Tháng ba, 1972 - Trần Đăng Khoa)
Bài thơ trên được nhà thơ Trần Đăng Khoa viết vào năm 1972. Bài thơ tả
cảnh thiên nhiên tháng ba và những liên tưởng của nhà thơ trước thiên nhiên đó.
Hai câu thơ đầu có sử dụng phép so sánh ngang bằng “Lá tre bỗng đỏ như là
lửa thiêu”. Lá tre đỏ được so sánh với lửa. Lửa mang màu đỏ rực. Biện pháp so
sánh ngang bằng tái hiện hình ảnh lá tre vào tháng ba ngả sang màu đỏ rực như
lửa. Đó là một hình ảnh rất quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam xưa.
Hai câu thơ sau miêu tả hình ảnh bầu trời tháng ba. Tháng ba là tháng cuối
cùng của mùa xuân, cái lạnh giá đã không còn. Trời đã bắt đầu chuyển nắng sau
những ngày mưa bụi. Và khi hoàng hôn xuống, phía chân trời có những đám
mây màu đỏ rực, phản quang ánh sáng mặt trời, dân gian thường gọi là “ráng
treo”. Hình ảnh “ráng treo” khiến nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh ngưa sắt và
người anh hùng làng Gióng thuở đánh giặc Ân. “Tưởng như ngựa sắt sớm chiều
vẫn bay”. Câu thơ miêu tả mà giàu sức liên tưởng thú vị, nhiều ý nghĩa. Thì ra
hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời luôn sống trong tâm trí mỗi
người Việt Nam
Với thể thơ lục bát nhẹ nhàng, những hình ảnh thơ giàu sức liên tưởng, nhà thơ
đã tái hiện cảnh thiên nhiên tháng ba quen thuộc đồng thời truyền cho người đọc
thêm yêu vẻ đẹp của quê hương đất nước. Có thể thấy Trần Đăng Khoa là nhà
thơ rất yêu, gắn bó với thiên nhiên, yêu mến và am hiểu lịch sử dân tộc.
Đề 10: Hãy nêu cảm nhận của em khi đọc bài thơ sau:
Bà còng trong câu ca dao
Cứ làm em nghĩ: vì sao bà còng?
Hôm nay cấy lúa trên đồng
Đã cho em hiểu: bà còng vì sao!
(Bà còng- Phong Thu)
- Nội dung bài thơ: Viết về những suy nghĩ của em bé về bà còng.
- Nghệ thuật: thể thơ lúc bát, truyền cảm, dễ đi vào lòng người.
- Lối đảo ngữ: vì sao bà còng- bà còng vì sao có tác dụng nhấn mạnh suy nghĩ,
cảm xúc
- Sử dụng dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm có giá trị biểu đạt.
Đề 11: Cảm nhận về bài ca dao sau
Ca dao có câu: “Bà còng cõng cháu đi chơi”, “Bà còng đi chợ trời mưa”. Cũng
viết về hình ảnh “Bà còng”, nhà thơ Phong Thu có những dòng thơ thật mộc
mạc mà thật sâu sắc:
“Bà còng…. vì sao!”
Tuổi thơ ai mà chẳng từng nghe những câu ca dao viết về “Bà còng”. Dấu
chẩm hỏi sau câu thơ thứ hai diễn tả nỗi thắc mắc của em bé về tấm lưng của
bà. Tại sao lưng bà lại còng mà không thẳng như những người khác? Câu hỏi ấy
cứ đeo đẳng suốt một thời thơ dại.
Dấu chấm cảm ở câu thơ cuối là lời lí giải ngộ nghĩnh nhưng thật cảm động
của em bé khi em bắt đầu lớn lên. Ấy là lúc em theo mẹ ra đồng cấy lúa, hoặc
trên đường đi học em nhìn thấy các bà, các mẹ đang còng lưng cấy từng nhánh
mạ. Cấy hết thửa ruộng này sang thửa ruộng khác, hết ngày này qua ngày khác.
Em chợt nhận ra rằng: cúi nhiều như thế tấm lưng sẽ rất mỏi, lâu ngày lưng sẽ
còng xuống. Lời lí giải ngộ nghĩnh mà cảm động của em bé đã thức tỉnh chúng
ta: hãy biết trân trọng những người lao động vất vả, nhất là những con người
chân lấm tay bùn.
Với thể thơ lục bát nhẹ nhàng, hình ảnh thơ giản dị, thân thuộc, nhà thơ đã
ghi lại những suy nghĩ rất ngây thơ, rất xúc động của em bé. Tác giả cũng khiến
em hiểu sâu sắc thêm nỗi vất vả của những người bà, người mẹ ngày ngày lam
lũ trên ruộng đồng làm ra hạt gạo trắng thơm.
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ sau:
“ Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc như là mới may
Chiều trôi thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Rèm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên
Khuya rồi sông mặc áo đen
Nép trong rừng bưởi lặng yên đôi bờ …

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ


Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai …”
(Dòng sông mặc áo - Nguyễn Trọng Tạo)
Hướng dẫn làm bài
Dòng sông là một đề tài quen thuộc trong thơ ca. Cũng viết về con sông
nhưng “ Dòng sông mặc áo” của Nguyễn Trong Tạo lại đem đến cho người đọc
một cảm nhận thật thú vị, độc đáo về vẻ đẹp của dòng sông quê hương
Bài thơ sử dụng rộng rãi biện pháp nhân hóa. Những từ ngữ thường được
dùng để miêu tả hành động, tính cách của con người được gắn cho dòng
sông: điệu, mặc áo lụa đào, áo xanh….mặc cài lên màu áo, thêu trước ngực,
nép, mặc áo hoa, mặc áo đen….Nhà thơ thật khéo léo sử dụng biện pháp nhân
hóa khiến hình ảnh dòng sông hiện lên rất sinh động, phong phú và hấp
dẫn. Nhan đề "Dòng sông mặc áo" rất hay, duyên dáng và nên thơ. Dòng sông
được nhân hóa trở nên điệu đà, thích làm đẹp, làm duyên như thiếu nữ. Mỗi sự
chuyển biến của thời gian trong ngày là một thời điểm để dòng sông diện một bộ
áo quyến rũ.
Dưới ánh nắng sáng hồng, tươi mới của buổi bình minh, dòng sông "mới"
điệu làm sao trong tà áo dài thướt tha, mềm mại, và cũng ửng hồng đầy sức sống.
Trưa về, dòng sông rộng bao la theo mây trời, sông kheo thêm chiếc áo xanh
biếc, tươi sáng, mới mẻ.
Khi hoàng hôn buông xuống cũng là lúc sông khoác lên mình màu áo hây
hây ráng vàng như một tà áo lụa quý phái.
Rồi khi màn đêm buông, dòng sông thoắt có y phục mới: chiếc áo tím có
thêu vầng trăng trước ngực, có ngàn sao điểm tô lấp lánh. Dòng sông hiện lên
với vẻ đẹp bí ẩn, kiêu sa đầy quyến rũ.
Đêm về khuya, sông trở nên kín đáo, lặng lẽ "nép trong rừng bưởi" và giản
dị trong chiếc áo màu đen. Và có lẽ, dòng sông về đêm cũng giống như mùa
đông ẩn giấu sức sống vào bên trong những cành khô, để khi mùa xuân về, sức
sống ấy mới trào lên thành những mầm non mơn mởn.
Sáng sớm hôm sau, thật bất ngờ:
Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp là đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai…".
Có lẽ dòng sông duyên dáng và làm ngất ngây tâm hồn người đọc nhất là
hình ảnh dòng sông vào buổi sáng nay.
Cái đẹp đến thật bất ngờ, đầu tiên nó làm ta "ngẩn ngơ" bởi hương thơm
nồng nàn, nguyên khiết. Và rồi nàng thiếu nữ dòng sông hiện ra rạng ngời,
thánh thiện và đầy sức sống. Chiếc áo nangd diện mới kì diệu làm sao! Nó được
ủ hương từ hoa bưởi và nó được dệt nên từ những bông hoa bưởi trắng ngần. Ta
như đứng trước một dòng sông cổ tích:
Đẹp lắm em ơi! Con sông Ngàn Phố
Trắng cả đôi bờ hoa bưởi trắng phau.
Bài thơ "Dòng sông mặc áo" đã thể hiện cách quan sát, miêu tả sinh động
của tác giả rất chính xác, tinh tế. Qua đó, ta thấy được tình yêu thắm thiết của
tác giả dành cho dòng sông quê hương mình.
Đề 15: Nêu suy nghĩ của em về bài thơ sau?
Bóng mây
Hôm nay trời nống như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa dám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
( Thanh Hào)
Gợi ý:
- Hai câu thơ đầu vẽ ra hình ảnh của một bà mẹ đang đi cấy trong hoàn cảnh
nào?
- Hai câu thơ cuối là ước nguyện của em bé . Em bé đã ước điều gì?
- Ước muốn ấy cho thấy người con đã nghĩ gì khi mẹ đi cấy trên đồng?
- Qua đó cho thấy tình cảm của người con đối với mẹ có những nét gì đẹp?
a. Mở đoạn:
- Dẫn dắt nêu vấn đề, cảm xúc chung của em về bài thơ.
b. Thân đoạn:
- Nêu cái hay, cái đẹp về nội dung nghệ thuật.
- Hai câu đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, hình ảnh người mẹ lao
động hiện lên trong vất vả, khó khăn và cực nhọc.
- Hai câu cuối: Mơ ước của em bé muốn làm đám mây che cho mẹ suốt ngày
bóng râm; Tình cảm của em đối với người mẹ yêu thương, san sẻ, biết ơn mẹ.
c. Kết đoạn;
- Khẳng định nâng cao giá trị tình cảm của con đối với mẹ và tình mẫu tử
thiêng liêng cao đẹp.
Đề 16: Cảm nhận của em về những dòng thơ sau:
“Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
Và ôm ấp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.”
(Vàm Cỏ Đông - Hoài Vũ)
Gợi ý làm bài:
- Nghệ thuật: So sánh tuyệt đối, chính xác nên thơ.
- Nội dung : Sự gắn bó đầy ân tình thủy chung của dòng sông đối với cuộc sống
nơi làng quê.
- Sự gắn bó tình nghĩa sâu nặng giữa con sông với con người giữa thiên nhiên
với cuộc sống là sự gắn bó máu thịt của con người trong tình yêu làng quê tha
thiết.
- So sánh dòng sông như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng sự sống của quê hương làm
cho ruộng lúa vườn cây xanh non hòa chung trong màu xanh tràn trề nhă sống.
Dòng sông như lòng người mẹ phủ đầy tình hương, trang trải tình thương cho
mọi người.
Đề 17: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ sau:
Mo cau
“Trở vàng rồi cái mo cau
Tách rời thân mẹ, rụng vào tay em
Cho bà cắt chiếc quạt xinh
Cất bao ngọn gió ngọt lành vào đây
Hương cây trái, mảnh vườn này
Phả vào tỏa ngát từ tay của bà.”
( Trần Ngọc Hưởng)
*Gợi ý làm bài:
- Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. Qua cách nhìn của
nhà thơ hình ảnh chiếc mo cau trở nên hết sức sống động, có hồn. Ở đây chiếc
mo cau có sự biến đổi và không được sống trên thân mẹ nữa. Câu thơ thứ hai là
một cách nói hết sức dễ thương của một em bé. Câu thơ kể tả quá trình nhưng
ẩn chứa trong đó là cả một sự nâng niu, đón nhận một sự vật rất đỗi bình dị
trong thiên nhiên.
Sự vật bình thường ấy tưởng như là bỏ đi khi nó không còn sống ở trên cây
nữa. Nhưng không chiếc mo cau đã có một đời sống mới. Dưới bàn tay khéo léo
chắt chiu của người bà nó trở thành một chiếc quạt nhỏ nhắn, xinh xắn và mang
lại bao lợi ích. Ở nó chất chứa bao ngọn gió trong lành mát dịu. Ngọn gió được
tạo ra từ chiếc quạt hay từ bàn tay tần tảo chắt chiu, chịu thương chịu khó của
người bà? phải nói là cả hâi. Rồi từ đó ngưới cháu được hưởng ngọn gió trong
lành chứa đựng hương vị ngọt ngào của cây trái vườn nhà.
- Nghệ thuật ẩn dụ được tác giả sử dụng rất khéo léo và tinh tế.
- Bài thơ với hình ảnh thơ gần gũi, ngôn ngữ thơ dung dị dễ hiểu thể hiện một
cách nhìn hết sức thân thương về những sự vật bình thường trong thiên nhiên
với bàn tay khéo léo của con người. Bài thơ còn thể hiện sự chắt chiu tần tảo,
cần kiêm, tình cảm yêu thương con cháu, sự chăm sóc ân cần chu đáo của mỗi
người bà, người mẹ Việt Nam. Bà thơ giúp chúng ta biết tạo ra và nâng niu giá
trị của những sự vật bình thường trong cuộc sống. Biết trân trọng tình cảm yêu
thương, gắn bó đối với những người trong gia đình thân yêu của mình.
Đề 18: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ sau:
Tháng ba
“Tháng ba sấm gọi mưa rào
Hoa gạo xòe lửa nhóm vào trời xuân
Cây xoan ốm dậy xanh mầm
Cóc đau trở dạ ra nằm góc ao”
( Duy Hậu )
* Gợi ý: Chỉ 4 câu thơ tác giả đã tạo nên một bức tranh bằng ngôn ngữ hết sức
sinh động trong khoảnh khắc thiên nhiên lúc giao mùa. Nghệ thuật chủ yếu là
nhân hóa và ẩn dụ. Qua cách miêu tả của nhà thơ mỗi sự vật đều nổi bật với đặc
điểm chủ yếu của mình nhưng hết sức sống động và có hồn.
Dấu hiệu đầu tiên của sự chuyển mùa đó là tiếng sấm mời gọi những cơn mưa
rào đầu mùa đến nhanh hơn, giữa chúng có mối quan hệ gắn bó, hữu cơ. Có lẽ
hình ảnh “hoa gạo xòe lửa nhóm vào trời xuân” là hình ảnh hay nhất của bài
thơ. Những bông hoa gạo nở đỏ bập bùng như những ngọn lửa bùng cháy giữa
trời xuân. Những động tác “xòe ”, “nhóm” có tính tạo hình rất lớn thể hiện
những hành động bất ngờ khẽ khàng nhưng hết sức tinh nghịch. Hình ảnh đó đã
làm bừng cháy cả không gian cao rộng và bừng sáng cả bài thơ.
- Hai câu thơ cuối là sự hồi sinh và phát triển của sự vật. Sau những ngày giá
rét và khô cằn, giờ đây cây cối như được tiếp thêm nhă sống, tràn trề một sức
sống mới. Bây giờ loài cóc cũng bắt đầu sinh sôi nảy nở. Trong cách nói “đau
trở dạ” chứa đựng sự đau đớn nhưng hạnh phúc để một thế hệ mối được ra đời.
=> Bài thơ nhỏ gọn nhưng đã thể hiện óc quan sát tinh tế và nhạy cảm của nhà
thơ. Cùng với biện pháp nhân hóa, sự miêu tả, sự liên tưởng thú vị cùng với
việc sử dụng có chọn lọc những từ ngữ giàu chất tạo hình giúp người đọc cảm
nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa. Tác giả đã phát hiện ra vẻ đẹp
mới của thiên nhiên theo qui luật của thời gian tất cả đang ở độ sinh sôi và phát
triển mạnh mẽ và rực rỡ nhất. Hiểu được điều này chúng ta càng thêm yêu thiên
nhiên đất nước Việt Nam hơn qua những sự vật bình thường trong cuộc sống.
: Nêu điều cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Gió thì thầm với lá
Lá thì thầm cùng cây
Và hoa và ong bướm
Thì thầm điều chi đây

Trời mênh mông đến vậy


Trăng thì thầm cùng sao
Sao trời tưởng yên lặng
Lại thì thầm cùng nhau.”
(Thì thầm- Phùng Ngọc Hùng )
*Gợi ý
a. Mở đoạn:
- Cuộc sống của chúng ta muôn hình muôn vẻ. Các nhà thơ, nhà văn đã dùng
nhiều hình ảnh để ca ngợi cuộc sống đó.Phát hiện ra những điều bình thường
của cuộc sống, Phùng Ngọc Hùng đã cho ra đời bài thơ “Thì thầm” để thể hiện
sự nhậy cảm tinh tế của con người đối với thiên nhiên, vạn vật.
b. Thân đoạn:
- Nổi bật và bao trùm toàn bài thơ là biện pháp nhân hóa, làm cho cách nói
trở nên tự nhiên hơn, làm cho sự vật trong thế giới thiên nhiên trở nên gần gũi,
sinh động và có đời sống tâm hồn, tình cảm riêng như con người.
- Từ láy “Thì thầm” được lặp đi lặp lại 5 lần có tác dụng tái hiện câu chuyện
giữa các nhân vật trong thế giới tự nhiên trong một buổi tối có ánh trăng sáng tỏ
và một bầu trời đầy sao.Cách nói chuyện rất khẽ, rất yên lặng nhưng cũng rất
sống động làm hiện lên một tối tưởng như yên lặng nhưng lại rất vui bởi có sự
tụ họp, chuyện trò của muôn loài và cảnh vật đang thì thầm nói chuyện cùng
nhau. Tai liệu của Nhung tây
- Lấy cái thực để tưởng tượng
- Sự quan sát của tác giả rất tinh tế giúp người đọc thấy được một buổi tối
hết sức sống động vui tươi va rất đẹp!
c. Kết đoạn:
- Nêu cảm xúc suy nghĩ của em về đoạn thơ trên.

Đề 22: Nêu cảm nhận của em về bài thơ sau:


“Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây”
(Trăng của mọi người - Lê Hồng Thiện)
Gợi ý làm bài
a. Mở đoạn:
- Dẫn dắt giới thiệu đề tài về trăng
b. Thân doạn:
- Trong bài thơ tác giả sử dụng rất nhiều nghệ thuật so sánh xuyên suốt bài thơ
thể hiện cách nhìn nhận, cách đánh giá cách cảm nhận riêng của mỗi người về
hình ảnh ông trăng khuyết. tài liệu của Nhung tây
- Cách so sánh rất phù hợp, chính xác gắn bó thân thiết với công việc của mỗi
người.
- Những vật thân thuộc với mỗi người cũng được mọi người ví về trăng rất
chính xác, sâu sắc và phù hợp: Với mẹ hay làm công việc đồng áng trăng như
lưỡi liềm; ông đi sông nước nên nhìn ông trăng giống con thuyền cong mui; bà:
cau phơi; cháu: quả chuối trong vườn; bố: cánh võng Trường Sơn năm nào.
- Dưới con mắt nhìn và cảm nhận riêng trăng hiện lên rất đẹp, thơ mộng nhưng
lại rất gần gũi thân thiết gắn bó với con người. Trăng là vẻ đẹp của tạo hóa mà
thiên nhiên đã ban tặng cho con người
- Trăng là của tất cả mọi người, nhương mỗi người lại có cách nhìn nhận rất
khác nhau
- Với phép liệt kê có tác dụng giúp người đọccảm nhận được vẻ đẹp của vầng
trăng trong tất cả mọi mặt, dưới con mắt quan sát của mọi lứa tuổi.
- Trong triệu triệu đôi mắt ấy trăng trở nên gần gũi thân thiết không thể thiếu
được trong đới sống hăng ngày của chúng ta.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định vẻ đẹp của trăng và vâi trò của trăng đối với đời sống con người.
Đề 23: Cảm nhận của em về vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu trong đoạn thơ
sau:
“Gió may nổi bờ tre buồn xao xác
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay.”
(Trích Sang thu - Anh Thơ )

* Gợi ý:
* Chỉ với bốn câu thơ tám chữ và bằng vài nét phác họa nhà thơ đã vẽ ra trước
mắt người đọc một bức tranh mùa thu thôn quê đẹp, giản dị, và đầy hấp dẫn:
- Mựa thu bắt đầu với gió heo may mang theo hơi lạnh của đất trời tỏa ra không
gian bao trùm lên vạn vật, có lẽ chẳng ở đâu có cái se lạnh ấy ngoài mùa thu đất
Bắc, cái gió mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu Bắc Bộ.
- Nghệ thuật nhân hóa “bờ tre buồn”, đã gợi ra hình ảnh bờ tre như một sinh thể
có linh hồn biết cảm nhận những biến chuyển của thiên nhiên đất trời từ hạ sang
thu nên đã mang một nỗi buồn xao xác.
- Mùa thu thường gợi sự tàn phai thế nhưng trong bức tranh thu này sự tàn phai
ấy được nữ thi sĩ thể hiện qua hình ảnh của ao bèo tàn lụi vừa gần gũi, quen
thuộc lại vừa dân dã. Ao bèo là hình ảnh đẹp của muà hè nhưng khi sang thu đã
tàn lụi, song trong sự tàn lụi ấy, nhà thơ lại phát hiện ra vẻ đẹp mới của thiên
nhiên mùa thu đó là ao thu với làn nước trong veo in bóng mây khiến cho người
đọc liên tưởng tới một sự hòa quyện của mây và nước - một bức tranh thủy mặc
tuyệt đẹp.
- Hay nhất vẫn là hai câu thơ cuối: Đọc hai câu thơ ta thấy choáng ngợp trước
một cảnh tràn đầy sắc vàng của hoa mướp, của nắng và cả của chuồn chuồn
nữa, mỗi màu vàng đều mang một đặc trưng riêng vậy mà khi kết hợp với nhau
lại trở nên tuyệt tác đến vậy.
+ Hoa mướp không phải là loài hoa cao sang nó chỉ là loài hoa mộc mạc, đơn sơ
gần gũi với hình ảnh nông thôn Việt Nam vào mùa hè, được tác giả đưa vào
trong thơ nó trở nên gần gũi, nhuần nhụy và đằm thắm, tinh tế.
+ Hình ảnh con chuồn chuồn được nhân hóa mang tâm trạng như con người:
ngẩn ngơ như tiếc nuối một cái gì đó đã qua. tài liệu của Nhung tây

* Nghệ thuật: Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa ‘tre buồn”, “chuồn
chuồn ngẩn ngơ” và những từ láy: “xao xác, rải rác, ngẩn ngơ” đã bộc lộ được
thần thái của sự vật vừa nhẹ nhàng man mác vừa làm say lòng người.
* Từ vẻ đẹp thiên nhiên mùa thu ta thấy được tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ
trước thởi khắc giao mùa của đất trời từ đó gửi gắm tâm trạng buồn man mác
trước cuộc đời. Qua khổ thơ ta càng thêm yêu vẻ đẹp của quê hương mình.
Cảm nhận về bài thơ “Tháng ba” của Duy Hậu
“Tháng ba sấm gọi mưa rào
Hoa gạo xòe lửa nhóm vào trời xuân
Cây xoan ốm dậy xanh mầm
Cóc đau trở dạ nằm vào góc ao”
Bài làm
Thiên nhiên vốn là đề tài quen thuộc, một nguồn cảm hứng bất tận trong
giới nghệ sĩ nói chung và các nhà thơ nói riêng. Cũng giống như các đồng
nghiệp của mình nhà thơ Duy Hậu luôn hướng ngòi bút của mình vào thiên
nhiên tươi đẹp mà tiêu biểu là bài thơ “Tháng ba”:
“Tháng ba sấm gọi mưa rào
Hoa gạo xòe lửa nhóm vào trời xuân
Cây xoan ốm dậy xanh mầm
Cóc đau trở dạ nằm vào góc ao”
Với thể thơ lục bát truyền thống, ngôn ngữ giản dị. Duy Hậu đã dệt lên
bức tranh cảnh vật trong tiết trời “Tháng ba”. Thật sinh động “Sấm, mưa rào”
vốn là những hiện tượng thiên nhiên bình thường song dưới con mắt tinh tế và
câu văn giàu cảm xúc, cùng nghệ thuật nhân hóa khiến cho thiên nhiên trở lên
trở lên có linh hồn “ Sấm gọi mưa”. Bức tranh thiên nhiên tháng ba dường như
càng đẹp hơn, sinh động hơn bởi sự góp mặt của những bông hoa gạo rực rỡ .
Mỗi bông hoa được tác giả ví như ngọn lửa vào trời xuân để xua đi cái lạnh lẽo
mở ra cuộc sống đầy ấm áp sức sống mùa xuân. Sau mùa đông buốt giá dưới cái
nắng dịu tháng 3 không chỉ có hoa gạo mới bùng lên ngọn lửa đó mà cây xoan
cùng e ấp vươn những mầm xanh non đón ánh mặt trời sau trận “ốm” của mùa
đông. Ngay cả những chú cóc cũng được ngòi bút của Duy Hậu miêu tả rất đặc
trưng “cóc đau trở dạ nằm vào góc ao để chuẩn bị cho kỳ sinh nở.
Với bài thơ “tháng ba” của Duy Hậu không những thành công về nội dung
mà còn thành công về mặt nghệ thuật. Xuyên suốt bài thơ là nghệ thuật nhân
hóa rất đắt cùng với những từ ngữ miêu tả hoạt động trạng thái như “gọi”, ”xòe
lửa”, “ốm dậy” ,”đau”,”trở dạ”...như đã thổi linh hồn vào tất cả các sự vật trong
bài, làm cho sự vật thêm sinh động, sự thành công của bài thơ có sự góp mặt
của những từ ngữ tượng hình, tượng thanh đặc sắc trong con mắt tinh tế, ngòi
bút nhạy cảm của Duy Hậu.
Chắc rằng phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết mới viết được
những vần thơ tuyệt đẹp như vậy. Nó như đòn bẩy khơi gợi tình yêu thiên nhiên
những cảnh đẹp bình dị trong mỗi thế hệ người đọc chúng ta.
Cảm nhận về đoạn thơ sau
“Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây”
(Trăng của mọi người - Lê Hồng Thiện)
Bài làm
Ai mà chả yêu trăng, nhưng với mỗi người trăng lại khác. Nhà thơ Lê
Hồng Thiện đã giúp chúng ta hiểu thêm về trăng qua cách cảm nhận của mỗi
người:
“Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn như hạt cau phơi
Cháu cười: quả chuối vàng tươi ngoài vườn
Bố nhớ khi vượt Trường Sơn
Trăng như cánh võng chập chờn trong mây”
Đọc bài thơ ta như thấy cả gia đình đầm ấm xum họp dưới ánh trăng ngần
và nhâm nhi chén trà sau bữa cơm vui vẻ. trăng của mỗi người là hoàn toàn
khác nhau. Tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật so sánh: “Trăng như lưỡi liềm,
thuyền cong mui, hạt cau phơi, quả chuối, chiếc võng Trường sơn… Thông qua
các hình ảnh này ta thấy rõ được cuộc sống, hoàn cảnh của người lao động. Mẹ
vất vả tần tảo trên cánh đồng sớm khuya nên trăng của mẹ là niềm gặt bao ước
mơ, hạnh phúc cho gia đình, còn với ông trăng như lá buồm cong cong đong
đưa trên song rẽ. Trăng của bà là hạt cau phơi no nắng còn thoảng hương thơm
và qua con mắt của bé ngây thơ nhìn trăng như quả chuối vàng tươi ngoài vườn.
Bố bao năm vất vả với cây sung với trăng trong đêm hành quân lặng lẽ, vì vậy
trăng của bố là cánh võng Trường Sơn. Tác giả dung những động từ: “bảo, rằng,
nhìn, cười, nhứ…” giúp ta hình dung ra cuộc bàn luận sôi nổi về trăng, gợi cuộc
sống, gợi bao khao khát và gợi đầy kỉ niệm mênh mang.
Cảm ơn nhà thơ Lê Hồng Thiện đã mang đến cho em một bài thơ thật hay
và xúc động, qua bài thơ giúp em thêm yêu thiên nhiên, yêu trăng hơn khiến
cuộc sống con người càng phong phú.
Đề 6: Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu trong đoạn thơ sau:
“ Gió may nổi bờ tre buồn xao xác
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay”
(Sang thu – Anh Thơ)
Bài làm
Mùa thu luôn là đề tài, nguồn cảm hứng quen thuộc của thơ ca. Trong
kho tang văn học dân tộc ta đã từng biết đến mùa thu trong veo trong thơ
Nguyễn Khuyến , thu ngơ ngác của Lưu Trọng Lư, dạt dào và đượm buồn trong
thơ Xuân Diệu. Và ta bắt gặp một bài thơ đượm buồn qua bài thơ trên:
“ Gió may nổi bờ tre buồn xao xác
Trên ao bèo tàn lụi nước trong mây
Hoa mướp rụng từng đóa vàng rải rác
Lũ chuồn chuồn nhớ nắng ngẩn ngơ bay”
Chỉ với bốn câu thơ tám chữ và bằng vài nét phác họa, nhà thơ đã vẽ ra
trước mắt người đọc một bức tranh mùa thu thôn quê đẹp, giản dị và hấp dẫn.
Mùa thu bắt đầu với gió heo may mang theo hơi lạnh của đất trời tỏa ra
không gian bao la bao trùm lên vạn vật. Có lẽ chẳng ở đâu có cái se lạnh ấy
ngoài mùa thu đất bắc, cái gió mà từ lâu vẫn được coi là hồn thu bắc bộ. Nghệ
thuật nhân hóa “bờ tre buồn” đã gợi ra hình ảnh bờ tre như một sinh thể, có linh
hồn biết cảm nhận những chuyển biến của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu
nên đã mang một nỗi buồn xao xác.
Mùa thu thường gợi sự tán phai, héo úa, vì thế trong bức tranh thu này sự tàn
phai ấy được một nữ thi sĩ được thể hiện qua hình ảnh ao bèo tàn lụi vừa gần
gũi, vừa thân thuộc lại vô cùng đân dã. Ao bèo là hình ảnh đẹp của mùa hè khi
sang thu đã tàn lụi, song trong sự tàn lụi ấy nhà thơ lại phát hiện ra vẻ đẹp mới
của thiên nhiên mùa thu đó là ao thu với nước trong veo in trên bong mây khiến
cho người đọc liên tưởng tới sự hòa quện giữa mây và nước – một bức tranh
thủy mặc tuyệt đẹp.
Hay nhất vẫn là hai câu thơ cuối: Đọc hai câu thơ ta thấy choáng ngợp trước
một cảnh trí đầy sắc vàng của nắng, của hoa mướp, và cả chuồn chuồn nữa,
mỗi màu vàng đều có một đặc trưng riêng. Vậy mà khi kết hợp với nhau lại trở
lên tuyệt tác đến vậy?
Hoa mướp không phải là loài hoa cao sang nó chỉ là loài hoa mộc mạc, đơn
sơ gần gũi với hình ảnh nông thôn Việt Nam vào mùa hè được tác giả đưa vào
trong thơ khiến nó trở lên gần gũi, nhuần nhụy, đằm thắm tinh tế.
Hình ảnh con chuồn chuồn được nhân hóa mang tâm trạng ngẩn ngơ như tiếc
nuối một cái gì đó đã qua. Bài thơ thành công bởi các biện pháp nghệ thuật nhân
hóa: “ tre buồn, chuồn chuồn nhớ nắng, ngẩn ngơ” và các từ láy “xao xác, rải
rác, ngẩn ngơ” đã bộc lộ được thần thái của sự vật, vừa nhẹ nhàng man mác,vừa
làm say đắm lòng người.
Từ vẻ đẹp của thiên nhiên mùa thu ta thấy tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ
trước thời khắc giao mùa của đất trời từ đó gửi gắm tâm trạng buồn, man mác
làm say lòng người. Qua khổ thơ ta càng thêm yêu quê hương đất nước mình.
Đề 1: Hãy kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh với vai kể là Sơn Tinh
( Kể sự việc)
a.Mở bài: Sơn Tinh tự giới thiệu về bản thân và mối thù truyền kiếp với Thủy
Tinh
b. Thân bài:
- Hồi đó, ở vùng đất Phong Châu, có một người con gái nổi tiếng xinh đẹp,
hiền dịu tên là Mị Nương, con gái Vua Hùng. Nghe tin vua Hùng kén rể, ta
vội vàng đến cầu hôn.
- Đến nơi, thấy cảnh tượng gì? Thấy những ai?
- Ngoài ta, còn có ai đến cầu hôn Mị nương. Lai lịch, tài năng, dung mạo của
người đó
- Vua Hùng yêu cầu ta và Thủy Tinh trổ tài
- Ta trổ tài gì? Cảnh vật đổi thay như thế nào? Thái độ của nhà vua và quần
thần khi đó? Ánh mắt của Thủy Tinh nhìn ta khi đó? (Cần kể rõ thái độ, tâm
trạng của ta trước, trong và sau khi trổ tài)
- Đến lượt Thủy Tinh: trổ tài gì? Cảnh vật đổi thay như thế nào?Thái độ của
nhà vua và quần thần khi đó? Thái độ, vẻ mặt của Thủy Tinh khi đó?
- Nhà vua nói gì rồi bàn bạc với các lạc hầu để điều kiện gì để chọn rể? Tâm
trạng, nét mặt của ta và Thuỷ Tinh khi đó.
- Ta trở về chuẩn bị như thế nào?
- Sáng sớm ta đem lẽ vật đến rước Mị Nương về
- Đang đi đến nửa đường thì nghe tiếng thét của Thủy Tinh… Ta sai quân
bảo vệ Mị Nương rồi đáp trả Thủy Tinh như thế nào?
- Đội quân của Thủy Tinh gồm những con vật nào? Thủy Tinh làm gì? Quân
của hắn làm gì để đánh ta? Cảnh tượng ngập lụt diễn ra như thế nào?
- Đội quân của ta gồm những con vật nào? Ta làm gì? Quân của ta làm gì để
đánh trả Thủy Tinh?
- Cuộc giao chiến diễn ra bao lâu? Như thế nào? Kết quả của cuộc chiến?
c.Kết bài: Mối thù truyền kiếp giữa ta và Thủy Tinh
*Hướng dẫn về nhà: Dựa vào dàn bài, làm đề 3,4 vào vở bài tập

Đề 2: Lời tâm sự của một quyển sách bị bỏ quên


a, Mở bài: Giới thiệu về thân phận hiện tại của cuốn sách
b, Thân bài:
- Khi tôi mới ra đời: tả hình dáng, màu sắc cuốn sách
- Khi tôi nằm trên giá sách trong siêu thị sách dành cho học sinh
- Khi tôi được về với cậu học trò
- Cách đối xử của cậu học trò đối với tôi
- Tâm trạng, suy nghĩ của tôi về cách đối xử đó
- Chuyện đau lòng nhất xảy ra với tôi
- Niềm ao ước lớn nhất của tôi
c, Kết bài: Lời tôi muốn nhắn nhủ đến tất cả các bạn học sinh
Bài văn mẫu tham khảo:
Tôi là một quyển sách bị bỏ quên. Tôi không ngờ số phận của mình lại hẩm hiu
như thế.
Nhớ lại ngày tôi mới chào đời, tôi mới đẹp đẽ và thơm tho làm sao. Một cuốn
Ngữ văn 6 mới tinh, bìa màu xanh nước biển. Trên nền xanh là hình ảnh một
khóm chuối với những chiếc là xanh mướt, một buồng chuối mới ra với hoa
chuối đỏ rực, một lá bẹ cong cong duyên dáng. Phía trên cuốn sách nổi bật chữ
“Ngữ văn 6” màu trắng. Trong tôi là bao câu chuyện dân gian hấp dẫn, giàu ý
nghĩa. Tôi rất tự hào mình.
Ngày được các cô chú công nhân chuyển ra siêu thị sách, tôi vô cùng hồi hộp.
Càng xúc động hơn khi thấy mình được xếp trang trọng trên giá sách, ở vị trí dễ
quan sát nhất. Năm học mới đến. Ngày ngày siêu thị đón rất nhiều khách vào
xem và mua sách về. Tôi hồi hộp chờ đến lượt mình. Tôi đã hình dung về một
cuộc đời mới.
Thế rồi, một hôm có một cậu bé được mẹ dẫn vào siêu thị. Hai mẹ con đi thẳng
đến khu vực sách dành cho học sinh lớp 6. Tôi hồi hộp chờ đợi. Hai mẹ con đến
nơi, tôi nghe người mẹ nói:
- Con chọn sách đi
Cậu bé phụng phịu:
- Mẹ chọn đi. Con ra kia tí.
Nói rồi, cậu ta chạy ngay lại chỗ bán truyện tranh, dán chặt mắt vào đó.
Người mẹ lần lượt lấy đủ bộ sách giáo khoa lớp 6 cho con rồi ra gọi cậu bé ra
bàn thanh toán. Vậy là tôi theo hai mẹ con về nhà.
Đó là một ngôi nhà thật đẹp. Phòng học của cậu bé cũng đẹp. Tôi được người
mẹ xếp trên giá sách, cùng ngồi sát bên cạnh anh sách Toán và chị sách Anh
văn. Chúng tôi khẽ gật đầu chào nhau. Cùng chờ đợi và hi vọng.
Ngày khai giảng đã đến, tôi theo chân cậu bé đến trường. Giờ học đầu tiên là
môn Ngữ văn. Cả lớp đã đặt sách trên bàn, riêng tôi vẫn nằm yên trong cặp.
Phải chờ đến lúc cô giáo nhắc nhở, tôi mới được cậu bé lôi ra, dằn mạnh trên
mặt bàn. Trong lúc cô giáo giảng bài, câu ta không theo dõi mà bắt đầu dùng
bút đâm mạnh vào thân thể tôi, lấy bút màu vẽ những hình thù kì quái lên bài
sách. Tôi đau đớn, nước mắt trào ra.
Đến giờ ra chơi, tôi tưởng mình đã được yên thân. Nào ngờ, cậu ta gây sự với
một bạn cùng lớp. Đôi bên cãi cự. Cậu ta vo tròn tôi lại, dùng tôi làm vũ khí,
đập túi bụi vào đầu cậu kia. Toàn thân tôi ê ẩm rã rời, không còn hơi sức đâu mà
khóc nữa.
Những buổi học tiếp theo vẫn tái diễn những trò cũ. Tôi đau đớn, thất vọng vô
cùng. Bao nhiêu mơ ước của tôi đã tan biến. Tôi cứ ngỡ mình sẽ được nâng niu
trên hai bàn tay, được ôm vào lòng. Vậy mà... Sao tôi lại kém may mắn đến thế.
Thế nhưng, đó vẫn chưa là tận cùng đau khổ của tôi... Do thái độ học tập như
thế nên điểm Ngữ văn của cậu bé vô cùng tồi tệ. Cô giáo viết giấy thông báo kết
quả học tập của cậu ta gửi về nhà cho bố mẹ. Người mẹ tức giận mắng cậu bé
một hồi và ra hình phạt cậu bé không được đọc truyện tranh, xem phim hoạt
hình trong một tháng. Cậu ta khóc nức nở chạy về phòng, ném chiếc cặp lên
tường. Chưa hết cơn tức giận, cậu ta đổ tung sách vở ra đất, lôi tôi ra khỏi cặp,
đập tôi lia lịa xuống nền nhà rồi ném mạnh tôi vào gầm giường. Tôi ngất xỉu vì
đâu đớn và uất hận. Tôi đã có lỗi gì mà phải chịu sự đối xử như thế? Một tuần
đã trôi qua, tôi vẫn bị bỏ quên dưới gầm giường. Đêm đêm, bọn chuột chạy qua
chạy lại trên người tôi. Bọn gián hôi hám gặm nhấm tôi. Tôi đau đớn, tuyệt
vọng quá chừng.Nếu như có một điều ước, tôi chỉ ước sao mình thoát khỏi chốn
này. Tôi ước sao sẽ thoát khỏi tay cậu bé xấu xa, lười biếng kia. Tôi ước mình
được ngày ngày theo chân một cô hay cậu học trò ngoan đến lớp. Chiều về được
đặt ngay ngắn trên giá sách, nằm nghỉ ngơi.
Tôi muốn gửi lời nhắn nhủ đến các bạn học sinh. Các bạn hãy coi những
cuốn sách là những người bạn. Trân trọng, giữ gìn và yêu thương chúng tôi. Bởi
chúng tôi là những người bạn tốt nhất, cùng đồng hành với các bạn trong suốt
quãng đời cắp sách. Đừng đối xử với chúng tôi như những vật vô tri. Bởi trong
chúng tôi chứa đựng biết bao kiến thức, hành trang cho các bạn vào đời.
Đề 3: Mười năm sau em trở lại thăm mái trường xưa mà ngày nay em đang
theo học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra
1, Mở bài: Mười năm nữa em bao nhiêu tuổi? Đang làm gì? Ở đâu?
Em về thám trường vào dịp nào?
2, Thân bài:
- Cảm xúc của em trước ngày về thăm trường: Bồi hồi, xúc động, mong được
gặp lại thầy cô, bạn bè cũ. Tự nhủ sẽ được gặp những ai?...
- Ngày về thăm trường:
+ Bước vào ngôi trường, em thấy cảnh vật có gì thay đổi, cảnh gì vẫn như xưa?
Nhìn cảnh ấy, những kỉ niệm gì sống dậy trong lòng em (Sân trường, bãi tập thể
dục, hàng cây, ghế đá, lớp học, chỗ ngồi, bảng đen,…)
+ Em gặp lại những ai? Thầy cô nào? Bạn bè cũ nào? Thầy cô, bạn bè cũ có gì
thay đổi, có gì vẫn như xưa? Những lời thăm hỏi sẻ chia về công việc, sức
khỏe? Những kỉ niệm nào với bạn bè, thầy cô được nhắc lại? Cảm xúc trong
lòng em khi đó?
+ Ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng em trong chuyến thăm trường là gì?
- Chia tay: Cảm xúc của em khi chia tay mái trường, thầy cô, bè bạn.
Những lời hẹn ngày gặp lại
3, Kết bài: Suy nghĩ của em về mái trường, về những kỉ niệm năm tháng học trò
trong cuộc đời mình và mỗi người.
Bài mẫu tham khảo
Nhân ngày 20-11, em về thăm lại mái trường xưa, nơi đã dạy em bao kiến
thức để em có thể làm một người bác sĩ như bây giờ. Ôi, thật tuyệt vời.
Em bước lại gần ngôi trường mến yêu, cái cổng hiện ra trước mắt. Nhìn
tấm biển ghi tên trường mà trong lòng thấy bâng khuâng vô cùng. Cổng trường
bây giờ đã được vét vôi sạch sẽ. Bước vào cổng, hiện rõ trong đôi mắt em là kỉ
niệm thơ ấu ngày nào, chơi đùa, bắn bi, rượt bắt nô nức dưới sân trường. Hàng
cây xà cừ thuở trước chỉ cao tới tầng hai là cùng mà bây giờ đã xum xê, toả
bóng khắp sân trường. Khẽ chạm tay vào lớp vỏ xù xì, em thầm hỏi: “Cây ơi,
mày còn nhớ tao không?” Cành cây lay động như muốn trả lời rằng: “Có chứ,
làm sao cây này quên được cậu học trò Thăng ngày nào”. Em cười nhẹ rồi đi về
phía sau trường, dãy núi trước kia bây giờ đã được khai phá làm thêm một dãy
nhà cho các em học sinh lớp bảy, lớp tám. Học sinh bây giờ không như trước
kia nữa, một ngày học luôn cả sáng lẫn chiều. Em quay nhìn về phía căn phòng
lớp em ngày nào. Nó không còn như xưa nữa mà rất khang trang, bốn cái quạt,
sáu cái đèn và cái bảng to lớn cũng đủ biết điều ấy. Em tiến lên tầng hai, xem
qua một lượt. Chà, thật là tuyệt, phòng thực hành được trang bị toàn những máy
tính hiện đại màn hình phẳng, cả thảy hơn bốn mươi chiếc. Chẳng phải hai
người một máy như ngày nào nữa. Còn thư viện thì toàn những thiết bị hiện đại.
Học sinh thời nay hơn trước kia nhiều quá. Đi qua dãy hành lang, bỗng em phát
hiện ra một sân bóng rộng. Em chạy xuống, thấy một trái banh nằm lăn lóc.
Chắc là mấy cậu học trò chơi xong quên không bỏ lại trường đây mà.. Em lấy
chân lăn bóng trên nền cát rồi sút một cú nhẹ vào cái khung thành. Những kỉ
niệm ngày ấy tuôn trào. Hồi ấy, nơi đây còn là một bãi đầy đất đá, còn cái
khung thành chỉ là hai cái cọc và một thanh gỗ ở trên thôi, còn bây giờ, khung
thành sắt có bao bọc lưới xung quanh, tuyệt quá. Bỗng, em nhớ ra là mình còn
phải thăm thầy cô nên rảo nhanh bước về phía phòng truyền thống. Bước vào
căn phòng, các thầy cô đang họp nên em không dám làm phiền mà đứng chờ.
Họp xong, thầy cô tổ chức liên hoan mừng ngày vui, đến bây giờ, em mới đánh
bạo tiến ra, chào thầy cô. Mọi người nhìn em với một chút ngỡ ngàng. Em thưa:
- Thưa mọi người, em là Thăng đây ạ.
Lúc bấy giờ, một vài thầy cô mới “Ồ” lên. Một số người trẻ tuổi vẫn còn ngỡ
ngàng, rồi sau đó hỏi những người già hơn:
- Học sinh cũ của mấy anh chị à!
Em đoán đó là người mới về trường. Bỗng, cô Mai Ly hỏi:
- Thăng này, hiện giờ em đang làm gì thế?
Bao năm tháng cách xa, bây giờ cô có vẻ già đi rất nhiều, mái tóc điểm hoa râm
và khuôn mặt có nhiều vết nhăn theo ngày tháng. Mặc dù vậy, em vẫn có thể
nhận ra cô bởi giọng nói và đôi mắt hiền từ mà năm tháng không thể phai nhoà.
Em trả lời:
- Thưa cô, em hiện đang bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Đức Tín ạ.
- Vậy à? – cô đáp.
Em hỏi cô:
- Cô ơi, cô Hoà và những thầy cô khác đâu ạ.
- Họ về hưa cả rồi. Còn cô dạy hết năm nay cũng về hưa nốt.
Nghe cô nói, em rất buồn, nhưng kìm chế được và hỏi cô thêm :
- Học sinh của cô dạy có ngoan không ạ.
Cô trả lời:
- Đương nhiên, dù sao thì chúng cũng đâu có lì bằng cậu học trò Thăng lớp 6D
của tôi Thuở nào.
Em cười, cô cũng cười. Rồi sau đó, những thầy cô khác cũng hỏi chuyện. Thân
mật lắm! Trò chuyện hồi lâu thì em nhớ ra một việc quan trọng. Vội chạy ra
cổng, lấy vài gói quà tặng thầy cô. Xong việc, em ra về.
Bước ra khỏi cổng trường mà trong lòng em thấy quyến luyến vô cùng.
Ngôi trường này đã cùng em trải qua bao kỉ niệm đẹp và ở đó có những con
người tuyệt vời đã chắp cho em đôi cánh để em vững bước vào đời.
Bài 2:
Thấm thoát đã mười năm trôi qua, giờ đây tôi đã là một sinh viên theo ngành
báo chí và đã có nhiều bài viết được đăng báo. Tuy sống tại một thành phố khác
nhưng tôi vẫn không bao giờ quên mái trường cấp hai. Nhân ngày khai trường,
Tôi trở về mái trường xưa một thời gắn bó.
Buổi chiều trên chiếc xe đạp, loanh quanh mấy con đường, quê tôi sao thay
đổi quá. Đây rồi con đường vào trường với hàng cây tỏa bóng mát rượi. Cổng
trường bây giờ cao và rộng quá, hai khung cửa sắt được điều khiển bằng điện tử
đóng mở nhẹ nhàng đâu còn cái cánh cửa bản lề, mở ra đóng vào quẹt thành
hình bán nguyệt dưới đất. Lòng tôi bỗng trở nên xao xuyến. Bước vào cổng
trường, một anh bảo vệ độ lớn hơn tôi vài tuổi ngăn lại. Thấy tôi không phải là
giáo viên và cũng không tin lời tôi nên anh không cho tôi vào. Bỗng nhiên một
cô giáo trẻ bước ra, tuổi cô cũng độ bằng tuổi tôi, dáng mảnh khảnh thật duyên
dáng. Trên mặt cô phảng phất một nét gì đó rất quen thuộc. Tiếng anh bảo vệ rõ
to:”Cô Minh Trang vể hả ? Để tôi dắt xe cho!” Tôi chợt nhận ra người bạn cũ và
kêu to:”Minh Trang hả? Tao là Bảo Trân nè ! Mình học chung lớp 6A 4 đó nhớ
không?” Cô bạn cũng đã nhận ra tôi, Minh Trang bước tới, ôm chầm lấy tôi và
miệng tíu tít:” Tao nhớ mày quá!”
Minh Trang dắt tôi đi khắp các dãy phòng. Trang giờ đã là cô giáo như ước
mơ thuở nhỏ, còn tôi thì …Chúng tôi vừa đi vừa ôn lại kỷ niệm cũ. Cô nàng
không quên xin lỗi tôi vì một lần lỡ miệng làm tôi khóc. Tôi hỏi Thùy Trang,
Mỹ Phụng, Kim Phụng, Hồng Vân…giờ đây thế nào? Công việc ra sao? Minh
Trang đều trả lời rõ từng người một. Khi xưa chúng tôi là một nhóm bạn thân,
thân hơn cả chị em. Nhìn lại ngôi trường, hai dãy phòng học khang trang. Sân
trường được lát gạch đỏ sạch sẽ. Những cây xà cừ cổ thụ vẫn đứng đó, sững
sững giữa sân trường, thách thức bao mùa bão đi qua. Ôi, sao tôi nhớ biết bao
những ngày tháng tươi đẹp ấy! Bước vào thư viện trường, tôi gặp lại một số
thầy cô cũ, trong đó có cô Khánh Hòa, chủ nhiệm tôi năm lớp sáu. Cô bây giờ
trông chững chạc nhiều quá, trên gương mặt vẫn phảng phất nụ cười hiền từ khi
xưa. Nhận ra tôi, cô xúc động nói : “ Trân đó à ? Em lớn nhanh quá! Em làm cô
nhớ lớp 6A khi xưa quá !”. Tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm cũ, những giờ
học văn khi xưa được cô dạy. Chính cô là người đã phát hiện ra năng khiếu viết
văn của tôi, khuyên tôi chọn con đường văn nghiệp.
Tôi theo cô lên lớp học khi xưa. Tôi ngồi vào chỗ mười năm trước của mình.
Nhắm mắt lại, tôi thấy hình ảnh của mình, của bạn bè cũ. Những giờ học sôi
nổi, những kì thi, những hờn gi ận tuổi học trò… Lòng tôi rưng rưng xúc động.
Chiều tối, tôi trở về nhà mà trong lòng còn biết bao xao xuyến. Mái
trường yêu dấu lưu giữ bao kí ức tuổi thơ tôi sẽ mãi là hành trang tôi mang theo
trong cuộc đời.

Đề 4: Trong giấc mơ, em gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh. Hãy kể lại cuộc
gặp gỡ giữa em với chàng.
a, Mở bài:
- Tình huống gặp gỡ: Tối thứ 7, ngồi đọc truyện cổ tích Thạch Sanh, em ngủ
thiếp đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ, chàng Thạch Sanh xuất hiện...
b, Thân bài:
* Khung cảnh gặp gỡ: túp lều, dưới gốc đa cổ thụ ...
* Ngoại hình:
- Chàng hiện lên như thế nào? (Miêu tả ngoại hình: thân hình, gương mặt, ăn
mặc, đôi mắt, đôi vai, cánh tay,...)
- Trang phục, trang bị: cởi trần, đóng khố, đầu chít khăn, ngang lưng giắt một
chiếc rìu.
- Hành động: Trên vai vác một bố củi lớn, chàng bước đi mạnh mẽ, nhẹ nhàng.
Ở chàng toát lên vẻ đẹp khoẻ mạnh, hùng dũng khác thường
* Cuộc trò chuyện:
- Em và chàng chào hỏi, giới thiệu ...
- Trò chuyện:
+ Tại sao chàng lại có sức khoẻ phi thường như vậy?
+ Ai dạy chàng mọi phép thần thông?
(HS dựa vào văn bản Thạch Sanh để trả lời)
+ Trong những chiến công của chàng, chiến công nào chàng lập được khó khăn
nhất?
+ TS trả lời rồi kể lại một chiến công
+ Chàng vui nhất khi lập được chiến công nào? Vì sao?
+ Bị Lí Thông lừa nhiều lần, chàng có oán giận mẹ con hắn không? Tại sao lại
tha bổng cho mẹ con hắn? (Nghĩ đến tình anh em, mẹ con...)
Suy nghĩa của em: Chàng thật là người tài giỏi, dũng cảm song cũng thật nhân
hậu, bao dung.
+ Nghe kể nàng đã cưới công chúa và lên làm vua, sao giờ chàng lại ở gốc đa
này?
( ở triều đình, ta rất nhớ quê hương, nơi ta sinh ra, sống những ngày nghèo khổ.
Mấy năm nay đất nước yên bình, thịnh vượng, ta tranh thủ trở lại chốn này ít
hôm để thăm viếng mộ mẹ cha, sống lại những ngày tháng cũ)
Suy nghĩ của em: Chàng thật là người con hiếu thảo, nghĩa tình với cha mẹ, quê
hương.
- Em xin chànd cho nghe một bản nhạc, chàng đem đàn thần ra gảy, tiếng đàn
vang lên ngân nga...
c, Kết bài: Tỉnh dậy...
- Hiểu thêm về vẻ đẹp của chàng dũng sỹ Thạch Sanh, yêu thêm những trang cổ
tích...

Đề 5: Đến thăm đền Hùng nhân ngày giỗ tổ, em đã được gặp các vị vua
Hùng. Hãy kể lại cuộc gặp gỡ đó.
a, Mở bài: Nêu hoàn cảnh gặp gỡ
Được cùng gia đình đến thăm đền Hùng nhân ngày giỗ Tổ. Đêm đó, em nghỉ
lại đền để sáng sớm hôm sau dự lễ dâng hương. Sau một ngày mệt mỏi, em ngủ
thiếp đi lúc nào không hay. Trong giấc mơ, em gặp các vua Hùng (Vua Hùng
thứ mấy? Trong truyền thuyết nào?)
b, Thân bài:
* Khung cảnh gặp gỡ: tại đền : Miêu tả cảnh đền lúc nửa đêm (tượng, mùi
nhang khói, ánh sáng mờ ảo của nhứng ngọn nến,...)
* Vua Hùng hiện lên như thế nào?
- Miêu tả ngoại hình (cao lớn, uy nghi, giọng nói sang sảng, trang phục: áo màu
vàng, in hình rồng, đầu đội mũ dát vàng, bước đi khoan thai,...). Ở ngài toát lên
vẻ uy nghi lạ thường
* Cuộc trò chuyện:
- Chào hỏi, giới thiệu
- Cuộc trò chuyện (chọn vua Hùng nào thì cuộc trò chuyện xoay quanh nội
dung liên quan đến truyền thuyết đó). Ví dụ, gặp và trò chuyện với vua Hùng
thứ 6, trong truyền thuyết Thánh Gióng.
- Thưa ngài, khi đó đất nước có giặc ngoại xâm, lực lượng của ta giặc như thế
nào a?
- Sức giặc mạnh như chẻ tre, còn sức ta còn non yếu lắm. Lương thực thì ít, vũ
khí chưa kịp chuẩn bị đủ, quân sĩ cũng chưa giỏi. Tình thế rất nguy hiểm
- Thế khi đó, tâm trạng ngài thế nào ạ?
- Ta ăn không ngon, ngủ không yên, lòng dạ như lửa đốt. Một mặt ta đốc thúc
tướng lĩnh ra sức luyện tập, chuẩn bị quân lương, một mặt cho sứ giả đi khắp
nơi tìm người tài ra cứu nước.
- Nhưng sao ngài lại biết ở làng Gióng có người tài ạ?
- Một đêm ta nằm mộng, thấy Ngọc Hoàng phán bảo rằng tướng nhà trời đang ở
làng Gióng đó, sao còn lo không dẹp được giặc Ân. Tỉnh dậy, ta sung sướng vô
cùng, vội sai ngay sứ giả đến đó. Quả là tướng nhà trời, chỉ một trận đã phá tan
quân giặc.
- Sau khi dẹp tan giặc Ân, tráng sĩ làng Gióng bay về trời có phải không ngài?
- Phải. Nghe tin thắng trận, ta vui mừng đích thân cùng triều thần đi đón tráng
sĩ, nhưng khi đến chân núi Sóc thì chỉ thấy một bộ giáp sắt bỏ lại. Nhìn lên phía
đỉnh núi thấy bòng tráng sĩ cưỡi ngựa bay vút lên mây. Rồi cả người lẫn ngựa
lẫn trong vầng hào quang dần dần biến mất. Ta biết, vị tướng đã về trời theo
lênh Ngọc Hoàng.
- Vậy ngài đã làm gì để tưởng nhớ công ơn vị tướng này ạ?
- Ta cho dân lập đền thờ ngay tại quê nhà, hàng năm dân làng đều mở hội để
tưởng nhớ công ơn của tráng sĩ. Lễ hội đó vẫn duy trì đến tận bây giờ đó cháu.
-Thế cháu đã đến làng Gióng bao giờ chưa?
- Cháu đến rồi ạ. Cháu đến dự lễ hội làng Gióng vào tháng 4 âm lịch. Ở đấy, có
nhiều điều lạ lắm ngài ạ. Mảnh đất nơi ấy chỗ nào cũng thấy hồ ao, tre thì thân
vàng óng, lại có cả một cái làng có cái tên là làng Cháy.
- Đấy chính là những vết tích của cuộc chiến năm ấy đấy cháu ạ. Những ao hồ
liên tiếp chính là chân ngựa sắt, tre ngả màu vàng óng là do bị ngựa phun lửa
đấy. Ngựa phun lửa còn làm cháy cả một làng nên bây giờ người ta gọi đó là
làng Cháy đấy.
3, Kết bài: Tỉnh dậy: Câu chuyện đang vui vẻ thì bỗng có tiếng mẹ gọi...
- Hiểu thêm công lao của cha ông...
BÀI MẪU THAM KHẢO
Ta là Mị Nương, con gái vua Hùng thứ mười tám. Vì chỉ có một mình ta nên
vua cha rất mực yêu thương. Ta cũng không phụ lòng người, không làm điều gì
khiến cha phải buồn. Thấy ta đã đến tuổi lấy chồng, lại xinh đẹp, nết na, vua cha
muốn kén cho ta một người chồng thật xứng đáng.
Hồi ấy, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một chàng là Sơn Tinh tướng mạo phi
thường. Chàng là thần núi Tản Viên nổi tiếng tài đức một vùng.Trông chàng
thật hùng dũng, oai phong. Chàng mặc bộ áo giáp, đầu đội chiếc mũ miện vàng
chói lọi, chân đi hài đỏ, bước đi nhanh nhẹn. Chàng cúi xuống lạy cha ta rồi xin
được trổ tài. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía
tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Tiếng reo hò ca ngợi không ngớt. Ta
quay sang cha ta thấy cha ta gật đầu tỏ vẻ hài lòng. Đến lượt chàng thứ hai trổ
tài. Chàng này là Thủy Tinh, chúa vùng nước thẳm. Chàng này cũng hùng dũng
không kém. Chàng mặc bộ quần áo được dệt bằng những chiếc vảy cá rất to và
cứng, đi theo sau chàng là những thần cua, thần cá. Chàng vung tay cất tiếng gọi
oang oang. Bỗng đâu, một luồng gió mạnh thổi tới, rồi mây đen ùn ùn kéo đến,
mưa rơi xuống ào ào. Trổ tài xong chàng cũng lạy cha ta. Vua cha thấy hai
người cùng xứng đáng, không biết chọn ai. Vua cha hỏi ý ta. Ta cũng lắc đầu
nhưng thực tình ta thấy mình có cảm tình với Sơn Tinh nhiều hơn Thủy Tinh,
dù rằng cả hai chàng cùng ngang sức ngang tài. Vua cha không biết chọn ai, từ
chối ai bèn cho vời Lạc hầu, Lạc tướng tới để bàn bạc. Sau đó vua cha phán:
“Hai ngươi đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một cô con gái. Thôi thì ngày mai, ai
đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho”.
Hai chàng bèn hỏi sính lễ gồm những gì? Cha ta nói sính lễ bao gồm: “Một
trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa
chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Thấy cha ta ra lễ vật như vậy, ta cũng hơi lo
vì kiếm đâu ra được những vật kì quặc như thế. Nhưng rồi ta lại nghĩ khác “
Chắc vua cha cũng ưng Sơn Tinh hơn nên ra lễ vật ở trên rừng cho chàng dễ
kiếm, còn ở dưới biển kiếm đâu ra voi, gà, ngựa…”. Nghĩ thế ta cũng an lòng.
Quả nhiên sáng hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến trước rước ta về núi. Đang
đi đến nửa đường, bỗng ta nghe thấy một tiếng thét kinh hoàng ở phía đằng sau.
Theo lời một người lính hầu thì Thủy Tinh đem sính lễ đến sau, không lấy được
ta nên đuổi theo để đánh Sơn Tinh. Ta vội báo cho Sơn Tinh biết. Tiếng thét
vọng lại gần và Thủy Tinh xuất hiện. Ta nhìn hắn với đôi mắt đầy căm thù và
tức giận. Không lẽ nào một con người như hắn lại có những hành động vô lý ấy.
Lúc đến cầu hôn ta, tưởng hắn cũng là người tử tế, ai ngờ… Quả đúng là một
con người, nhỏ nhen, ích kỉ. Trận đánh giữa hắn và Sơn Tinh diễn ra rất ác liệt.
Thủy Tinh hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời.Tay
hắn vung lên, hạ xuống, miệng thét gầm: “Sơn Tinh, trả Mị Nương cho ta!”.
Giông bão cuồn cuộn trôi nhà cửa, ruộng đồng. Ta ngồi trong kiệu chứng kiến
cảnh đánh nhau, mong sao Sơn Tinh thắng. Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn
Tinh. Nước ngập nhà cửa, ruộng đồng, ta tưởng như thành Phong Châu đang
nổi lênh đênh trên mặt nước. Ta lo cho vua cha, thần dân và còn lo cho cả chồng
ta nữa. Khủng khiếp quá chừng! Ta chưa thấy trận đánh nào to và dữ dội như
thế này. Gió thét ào ào. Mưa trút như thác chảy. Chồng ta, nét mặt bình thản,
bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi ngăn chặn dòng nước của Thủy Tinh. Chàng
đứng trên núi cao ra lệnh cho quân lính đưa ta về nhà để tránh tai nạn. Trên
đường về, ta thấy nước của Thủy Tinh càng dâng mạnh bao nhiêu thì núi của
Sơn Tinh ngày càng dâng cao bấy nhiêu. Điều đó cũng làm cho ta thêm hi vọng
về chiến thắng của chồng. Và sự thật đúng như vậy, Thủy Tinh đuối sức, đành
rút quân về.
Từ đó, oán nặng thù sâu, Thủy Tinh thường dâng nước đánh vợ chồng ta. Vào
những ngày ấy, ta lại lo cho nhân dân bị lũ lụt và mong chồng chiến thắng kẻ
thù, mang lại bình yên cho mọi người dân. Đáp lại lòng mong mỏi của ta, chồng
ta luôn giành thắng lợi. Vì vậy, Thủy Tinh đánh chán, đánh chê nhưng đành rút
quân về trong nỗi nhục ê chề không thể xóa nổi

You might also like