You are on page 1of 22

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA MARKETING

BIÊN BẢN THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 2

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thu Hương


Ths Lê Thị Duyên
Nhóm thực hiện : 02
Mã lớp học phần : 2305BRMG2111

Hà nội, ngày...tháng...năm......
– BÀI TẬP THẢO LUẬN SỐ 1 –

Bài tập thảo luận chương 2 – Inforgraphic: ‘‘Mỗi nhóm chọn 1 thương hiệu tập
thể thuộc 1 trong các nhóm (Thương hiệu tập đoàn, Thương hiệu của Hiệp hội,
CLB Nghề nghiệp, Thương hiệu làng nghề) để thiết kế phần inforgraphic trên
Canva.?’’

Yêu cầu sản phẩm: 1 trang Info, size A4, file .png

Thời gian 20/02/2023

Số lượng thành viên tham gia : 11/11

Thương hiệu tập thể lựa chọn : Gốm Bát Tràng

STT Thành viên Nhiệm vụ Điểm tự đánh Điểm nhóm


giá đánh giá
11 Đặng Thị Ánh Diễm Xây dựng nội 9,5
dung
12 Nguyễn Thị Dung Xây dựng nội 9,5
dung
13 Lường Văn Duy Xây dựng nội 9,5
dung
14 Trần Quốc Duy Thiết kế 10
Inforgraphic
15 Bùi Thị Thùy Dương Xây dựng nội 9,5
dung
16 Phạm Đức Dương Thiết kế 9,5
Inforgraphic
17 Ngô Vũ Đức Xây dựng nội 9,5
dung
18 Nguyễn Anh Đức Xây dựng nội 9,5
dung
19 Hoàng Thị Hương Xây dựng nội 9,5
Giang dung
20 Nguyễn Hoàng Giang Xây dựng nội 9,5
dung
Danh Nguyễn Sơn Tùng Xây dựng nội 9,5
sách bổ Dương dung
sung
– BÀI TẬP THẢO LUẬN SỐ 2 –
Bài tập thảo luận chương 3 – TVC: ‘‘Xây dựng 1 TVC, chiếu trên kênh truyền
hình quốc gia, thời lượng 30s..?’’

Thời gian 14/03/2023

Số lượng thành viên tham gia : 11/11

Thực hiện 1 TVC giới thiệu về thương hiệu địa phương

 File MP4
 Độ dài: 30s
 Thương hiệu địa phương Thái Nguyên
 Mục tiêu: Giới thiệu về thương hiệu địa phương (theo tiếp cận các yếu tố
cấu thành của thường hiệu địa phương)
 Đối tượng khán giả: Người Việt Nam và Người nước ngoài sinh sống tại
Việt Nam
→ Nhận thức thương hiệu: Thương hiệu địa phương mang vẻ đẹp đặc trưng từ đồi
chè ,các thác nước, cánh đồng,... đồng thời còn có những địa điểm gắn liền giá trị
văn hoá, mang tính lịch sử.

→ Nhận thức hình ảnh: Sử dụng các hình ảnh liên quan đến cấu thành thương hiệu
Thái Nguyên

 Mở đầu: cảnh quay tổng quan về phong cảnh hùng vĩ của Thái Nguyên
thông qua hình tượng cổng thành Tam Quan

 Mô tả chi tiết

Cấu Mô tả chi tiết Hình ảnh


thành
thương
hiệu
Vị trí Thái Nguyên là tỉnh tiếp giáp với Hà Chưa sử dụng
địa lý Nội, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô
Hà Nội và được xác định là một trong
những trung tâm vùng của các tỉnh
trung du miền núi Bắc Bộ, diện tích tự
nhiên 3.562,82 km².

Dân tộc Thái Nguyên có gần 1,3 triệu người với Hình ảnh các
nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc sinh
có 08 dân tộc chiếm số đông (Kinh, sống tại Thái
Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Nguyên
Dao, Hoa)

Tài Thái Nguyên có địa hình đặc Hình ảnh tài


nguyên trưng là đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, nguyên chính
chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát của tỉnh
úp.Tỉnh xác định cây chè là tiềm năng,
thế mạnh đặc biệt của tỉnh.
Du lịch Nhắc đến Thái Nguyên thì không thể Hình ảnh bao
không nhắc đến những địa danh nổi quát về 2 địa
tiếng, những danh lam thắng cảnh in điểm nổi bật :
đậm nét văn hóa truyền thống, đậm đà Hồ Núi
bản sắc dân tộc như Khu du lịch Hồ cốc, , khu du
Núi cốc, khu du lịch sinh thái Thái Hải, lịch sinh
Khu du lịch Hang Phượng Hoàng, Khu thái Thái Hải
di tích lịch sử ATK huyện Định Hoá,
Suối Mỏ Gà, Khu Bảo tàng Văn
hoá các dân tộc Việt Nam (tại thành
phố Thái Nguyên) và các công trình
kiến trúc nghệ thuật đền chùa như Đền
Đuổm (Phú Lương), chùa Hang (Đồng
Hỷ), chùa Phủ Liễn, đền Xương Rồng,
đền Đội Cấn (thành phố Thái Nguyên).
Văn hóa Trên địa bàn tỉnh có 45 dân tộc Có thể lấy hình
thiểu số trên tổng số 54 dân tộc tại Việt ảnh về lễ hội
Nam sinh sống, trong đó 7 dân tộc thiểu của dân tộc sinh
số đông dân nhất là: Tày, Nùng, Sán sống
Dìu, Sán Chay, Dao, Mông, Hoa
Ẩm thực Ẩm thực Thái Nguyên cũng là một Chưa sử dụng
trong những yếu tố thu hút bước chân
của du khách đến với Thái Nguyên.
Văn hoá ẩm thực nơi đây thể hiện đậm
nét những yếu tố văn hoá tộc người,
mang đậm sắc thái của cư dân nông
nghiệp miền núi cùng các món đặc sản
như dê núi, gà đồi, cá sông, lợn mán,
dúi rừng…
 Phần kết
Hình ảnh Thái Nguyên với nét đặc trưng riêng biệt về màu xanh của thiên nhiên
cùng với vẻ đẹp tới từ những người dân tộc sinh sống

 Bảng phân nhiệm vụ

STT Thành viên Nhiệm vụ Điểm tự Điểm


đánh giá nhóm
đánh
giá
11 Đặng Thị Xây dựng 9
Ánh Diễm nội dung
kịch bản
12 Nguyễn Thị Lồng tiếng 10
Dung và chỉnh
sửa video
13 Lường Văn Xây dựng 9
Duy nội dung
kịch bản
14 Trần Quốc Xây dựng 9
Duy nội dung
kịch bản
15 Bùi Thị Thùy Xây dựng 9
Dương nội dung
kịch bản
16 Phạm Đức Thiết kế 10
Dương video giới
thiệu
17 Ngô Vũ Đức Xây dựng 9
nội dung
kịch bản
18 Nguyễn Anh Xây dựng 9
Đức nội dung
kịch bản
19 Hoàng Thị Xây dựng 9
Hương Giang nội dung
kịch bản
20 Nguyễn Lồng tiếng 10
Hoàng Giang và chỉnh
sửa video
Danh Nguyễn Sơn Xây dựng 10
sách Tùng Dương nội dung
bổ Thiết kế
sung video giới
thiệu

– BÀI TẬP THẢO LUẬN SỐ 3 –


Bài tập thảo luận chương 4: ‘‘ Phân tích một thương hiệu toàn cầu tại thị trường
kinh doanh’’

Thị trường lựa chọn : Tiêu dùng – Doanh nghiệp Unilever

Thời gian 04/04/2023

Số lượng thành viên tham gia : 11/11

STT Thành viên Nhiệm vụ Điểm Điểm


tự đánh nhóm
giá đánh
giá
11 Đặng Thị Ánh Những sai lầm 10
Diễm trong kinh
doanh
12 Nguyễn Thị Powerpoint 10
Dung
13 Lường Văn Xây dựng nội 10
Duy dung
14 Trần Quốc Duy Hệ thống nhận 10
diện thương
hiệu
15 Bùi Thị Thùy Các sản phẩm 10
Dương doanh nghiệp
16 Phạm Đức Các chiến dịch 10
Dương truyền thông ấn
tượng
17 Ngô Vũ Đức Các chiến dịch 10
truyền thông ấn
tượng
18 Nguyễn Anh Những sai lầm 10
Đức trong kinh
doanh
19 Hoàng Thị Hệ thống nhận 10
Hương Giang diện thương
hiệu
20 Nguyễn Hoàng Thị trường kinh 10
Giang doanh
Danh Nguyễn Sơn Gía trị thương 10
sách Tùng Dương hiệu
bổ
sung

– BÀI TẬP THẢO LUẬN SỐ 4 –


Bài tập thảo luận chương 5: Ví dụ về mở rộng và làm mới thương hiệu’’

Thời gian 11/04/2023

Số lượng thành viên tham gia : 11/11


STT Thành viên Nhiệm Điểm tự đánh Điểm
vụ giá nhóm
đánh
giá
11 Đặng Thị Ánh 10
Diễm
12 Nguyễn Thị Dung 10
13 Lường Văn Duy 10
14 Trần Quốc Duy 10
15 Bùi Thị Thùy 10
Dương
16 Phạm Đức Dương Xây 10
17 Ngô Vũ Đức dựng 10
18 Nguyễn Anh Đức nội 10
19 Hoàng Thị Hương dung 10
Giang
20 Nguyễn Hoàng 10
Giang
Danh Nguyễn Sơn Tùng 10
sách Dương
bổ
sung
 Tài liệu phần làm

Bài tập thảo luận chương 2 – Inforgraphic


Bài tập thảo luận chương 4 – Thương hiệu toàn cầu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING

BÀI THẢO LUẬN


HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU 2

Đề tài thảo luận: “Phân tích thương hiệu toàn cầu Unilever tại thị trường
tiêu dùng

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thu Hương


Ths Lê Thị Duyên
Nhóm thực hiện : 02
Mã lớp học phần : 2305BRMG2111
Hà Nội, tháng…năm…

MỤC LỤC

CHƯƠNG I – TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP UNILEVER..........................3

1.1 Giới thiệu doanh nghiệp..................................................................................3

1.2 Các sản phẩm kinh doanh................................................................................4

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DOANH


NGHIỆP..................................................................................................................5

2.1 Thị trường kinh doanh.....................................................................................5

2.2 Giá trị thương hiệu..........................................................................................5

2.3 Hệ thống nhận diện thương hiệu.....................................................................6

2.3.1 Logo..........................................................................................................6

2.3.2. Tên gọi.....................................................................................................8

2.3.3. Màu sắc....................................................................................................9

2.3.4. Slogan......................................................................................................9

2.4 Các chiến dịch truyền thông..........................................................................10

CHƯƠNG III . ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
................................................................................................................................11
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP UNILEVER
1.1 Giới thiệu doanh nghiệp
Unilever là một công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về mặt hàng tiêu
dùng nhanh (FMCG: Fast Moving Consumer Good).Công ty có trụ sở được đặt
tại hai thành phố là London của Anh và Rotterdam của Hà Lan.Những mặt hàng
mà Unilever chuyên sản xuất rất đa dạng, từ mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy cho đến
kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm và hơn thế.Hiện Unilever đang có mặt tại hơn
190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó Unilever bước chân vào thị
trường Việt Nam vào năm 1995.
Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Unilever đã đạt được rất nhiều
thành tựu lớn tại Việt Nam.Sở hữu mạng lưới với hơn 150 nhà phân phối cùng hơn
300.000 nhà bán lẻ, Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn
1.500 người cũng như hơn 15.000 việc làm gián tiếp cho phía bên thứ ba, nhà
cung cấp và nhà phân phối.
Sứ mệnh tập đoàn Unilever
Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập thời ấy đã đề ra sứ mệnh của
Unilever là “To add vitality to life” – tạm dịch: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống,
và từ ấy Unilever vẫn luôn tuân thủ sứ mệnh này.Ý nghĩa của sứ mệnh này là
Unilever muốn mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người thông qua sản
phẩm của mình. Cho đến nay, sứ mệnh đó ngày càng được thể hiện rõ qua từng
sản phẩm của Unilever khi tất cả sản phẩm của tập đoàn này đều hướng tới chung
một mục đích đó là mang lại sức khỏe, vẻ đẹp và sự thoải mái cho con người.
Minh chứng cho điều này là những nhãn hiệu nổi tiếng của Unilever rất đa dạng từ
bột giặt, dầu gội đầu, kem đánh răng cho đến trà như Omo, Dove, Close-up,
Lipton,…
Tầm nhìn của tập đoàn Unilever
Tầm nhìn của Unilever sẽ có sự khác biệt tại giữa mỗi quốc gia tuy nhiên nó được
xây dựng dựa trên tầm nhìn chung của Unilever toàn cầu.Về tầm nhìn của
Unilever toàn cầu, đó là làm cho cuộc sống bền vững trở nên phổ biến hay cụ
thể hơn chính là phát triển song song giữa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội
về giảm thiểu tác hại tới môi trường. Unilever tin rằng nếu làm những việc có ích
sẽ giúp doanh nghiệp trở nên tốt hơn và một doanh nghiệp phát triển vững mạnh
trong tương lai phải là doanh nghiệp có khả năng phục vụ được xã hội. Điều này
cũng lý giải cho sự hình thành của Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững mà Unilever
đã triển khai cách đây 10 năm, trong đó Unilever cố gắng tách biệt giữa sự phát
triển của doanh nghiệp với ảnh hưởng tới môi trường, đồng thời gia tăng sức ảnh
hưởng tích cực lên xã hội.
1.2 Các sản phẩm kinh doanh
Unilever có trên 400 thương hiệu sản phẩm cùng hàng ngàn đơn vị lưu kho con
được phân phối ở 190 quốc gia trên thế giới.Tại Việt Nam, danh mục hàng hóa
của Unilever cũng rất đa dạng và phong phú, đáp ứng gần như toàn bộ các nhu
cầu trong đời sống của con người. Danh mục sản phẩm của Unilever Việt Nam
tính đến nay có đến 26 nhãn hàng có thương hiệu, trong đó có rất nhiều đơn vị lưu
kho con ở bên trong, được thống kê phân loại vào 4 hạng mục chính như sau:
1.2.1 Danh mục Sản phẩm chăm sóc nhà cửa (Home care)
Thương hiệu CIF
Thương hiệu Omo
Thương hiệu Viso
Thương hiệu Sunlight (Rửa chén)
Thương hiệu Sunlight lau sàn
Thương hiệu Surf
Thương hiệu Comfort
Thương hiệu Vim
1.2.2. Danh mục Sản phẩm chăm sóc, vệ sinh cá nhân (Personal Care)
Thương hiệu AXE
Thương hiệu Closeup
Thương hiệu Lux
Thương hiệu Pond’s
Thương hiệu Sunsilk
Thương hiệu TRESemme’
Thương hiệu dầu gội đầu Clear
Thương hiệu Hazeline
Thương hiệu DOVE
Thương hiệu Lifebuoy
Thương hiệu Rexona
Thương hiệu Vaseline
Thương hiệu P/S
1.2.3. Danh mục Sản phẩm đồ ăn thức uống (Food and Drink)
Thương hiệu Knorr
Thương hiệu trà Lipton
Thương hiệu Kem WALL’S
Thương hiệu Unilever Food Solutions
1.24. Danh mục Sản phẩm Water Purifier (Máy lọc nước)
Thương hiệu Unilever Pureit
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DOANH
NGHIỆP
2.1 Thị trường kinh doanh
Unilever là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh doanh
như chăm sóc cá nhân, sản phẩm gia dụng, thực phẩm và đồ uống.Công ty có mặt
ở hơn 190 quốc gia trên toàn thế giới với hơn 400 thương hiệu nổi tiếng và được
ưa chuộng.Từ xà phòng Lifebuoy, bột giặt OMO đến dầu gội Sunsilk... các sản
phẩm của doanh nghiệp xuất hiện ở hơn 300.000 cửa hàng bán lẻ, thông qua 150
nhà phân phối.
Theo thông tin từ Unilever, công ty này đang tập trung vào các thị trường đang
phát triển như châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi, nơi có tiềm năng lớn cho sự phát
triển kinh doanh của công ty.Trong đó, thị trường châu Á đang được Unilever đặc
biệt chú trọng và tập trung phát triển.
Tại Việt Nam,ước tính mỗi ngày, có khoảng 35 triệu sản phẩm của công ty được
sử dụng.Để đáp ứng được nguồn cầu của các khách hàng tiêu dùng.Unilever xây
dựng hệ thống phân phối theo kênh hệ thống phân phối truyền thống, tức là có các
nhà phân phối trải dài khắp toàn quốc, có nhân viên tiếp thị công ty trực tiếp làm
việc với chủ các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị mini.Unilever thỉnh thoảng sử
dụng ki-ốt để giới thiệu sản phẩm trực tiếp với khách hàng, đồng thời tận dụng
việc bán hàng cá nhân.Cùng với đó doanh nghiệp cũng đã tập trung vào việc phát
triển kênh bán hàng trực tuyến và các ứng dụng di động để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của người tiêu dùng về mua sắm trực tuyến.
2.2 Giá trị thương hiệu
Là một trong những tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới và được
biết đến với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Axe, Dove, Lipton, Knorr,
Magnum...Giá trị thương hiệu của Unilever là một yếu tố quan trọng đóng vai trò
trong việc xác định sức mạnh cạnh tranh của công ty và tạo ra giá trị cho cổ đông.
Các phân tích và báo cáo cho thấy giá trị thương hiệu của Unilever tăng trưởng
liên tục trong nhiều năm qua. Theo báo cáo của Interbrand năm 2021, giá trị
thương hiệu của Unilever đạt khoảng 57,8 tỷ USD, đứng thứ 2 trong danh sách các
thương hiệu có giá trị nhất thế giới.
Các yếu tố đóng vai trò quan trọng cấu thành giá trị thương hiệu của Unilever
Danh mục sản phẩm đa dạng: Unilever là một trong những công ty có danh mục
sản phẩm đa dạng, bao gồm các sản phẩm từ mỹ phẩm, chăm sóc cá nhân, thực
phẩm và đồ uống, sản phẩm chăm sóc gia đình, vv. Việc có một danh mục sản
phẩm đa dạng giúp Unilever tăng cường độ bao phủ của thương hiệu và tạo ra
những dòng sản phẩm độc đáo.
Chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Unilever luôn đặt chất lượng sản phẩm và dịch
vụ lên hàng đầu. Các sản phẩm của Unilever được sản xuất với chất lượng cao và
được kiểm tra chặt chẽ để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
Chiến lược tiếp thị sáng tạo: Unilever đã áp dụng nhiều chiến lược tiếp thị sáng
tạo để xây dựng và duy trì thương hiệu của mình. Các chiến lược này bao gồm sử
dụng các đối tác phân phối, quảng cáo, tiếp cận khách hàng thông qua mạng xã
hội, vv.
Quy mô và tầm ảnh hưởng toàn cầu: Unilever là một công ty quốc tế có quy mô
lớn với tầm ảnh hưởng toàn cầu. Công ty có mặt trong hơn 190 quốc gia trên toàn
thế giới và đã xây dựng được một thương hiệu vững chắc trên toàn cầu.
Tôn trọng bền vững và trách nhiệm xã hội: Unilever đã cam kết đối với sự bền
vững và trách nhiệm xã hội. Công ty đã đưa ra nhiều cam kết về tăng cường quản
lý tài nguyên, giảm thiểu tác động đến môi trường, đảm bảo quyền lợi của người
lao động, vv. Việc cam kết này giúp tăng cường niềm tin và lòng trung thành của
khách hàng với thương hiệu.
Quản lý tài chính hiệu quả: Quản lý tài chính hiệu quả giúp Unilever tối ưu hóa chi
phí và tăng cường lợi nhuận, từ đó tăng trưởng giá trị thương hiệu của công ty.
Một giá trị thương hiệu mạnh có thể cung cấp nhiều lợi ích cho một công ty, chẳng
hạn như doanh thu cao hơn, tăng sự trung thành của khách hàng và tăng thị
phần.Nó cũng có thể giúp thu hút nhà đầu tư và tăng cường hiệu suất tài chính
tổng thể của một công ty.Giá trị thương hiệu mạnh của Unilever là một minh
chứng cho sự thành công dài hạn của công ty và cam kết liên tục của nó đến sự đổi
mới, chất lượng và bền vững.
2.3 Hệ thống nhận diện thương hiệu
2.3.1 Logo
Nổi tiếng với chiếc logo hình chữ U được kết hợp bởi 24 biểu tượng nhỏ mang lại
vẻ đẹp tinh tế, là biểu tượng của sự sáng tạo và gắn kết.Tuy nhiên, đây cũng là
phiên bản được cải tiến rất nhiều so với chiếc logo đầu tiên của tập đoàn này.

Thiết kế logo đầu tiên (1969 – 2004)


Dù được thành lập vào năm 1929 nhưng phải 40 năm sau, Unilever mới thông
qua logo chính thức đầu tiên để đại diện cho thương hiệu của mình.Tuy không xác
định được người thiết kế và không ấn tượng bằng logo hiện tại nhưng logo đầu
tiên cũng mang hình dạng và ý nghĩa phù hợp với thương hiệu.Trong đó, chữ U
được cách điệu từ hình ảnh của tòa tháp đôi “Trung tâm thương mại Thế giới
WTC - biểu tượng của sự phồn vinh lúc bấy giờ”. Dù nói được nhiều điều về ý
nghĩa và tham vọng của công ty, nhưng nó vẫn chưa thật sự đủ để gợi lên sự tin
cậy nhất định đối với các sản phẩm nên hiếm khi xuất hiện trên bao bì của các sản
phẩm, ngoại trừ việc thỉnh thoảng được chèn vào cuối các video quảng cáo của
Unilever tại một số nước Đông Nam Á như Philippines hay Malaysia.
Thiết kế logo hiện tại (2004 đến nay)
Để rồi, tất cả đã thay đổi kể từ năm 2004 (vào dịp sinh nhật lần thứ 75), Unilever
đã giới thiệu logo mới dưới sự kết hợp của 24 biểu tượng nhỏ - đặc trưng cho 24
loại sản phẩm thành công nhất của Tập đoàn đan xen với nhau để tạo thành chữ U.
Giúp người xem có sự liên tưởng đến những mục tiêu mà Tập đoàn đang theo đuổi
và thông điệp luôn hướng về khách hàng, nỗ lực cải thiện chất lượng cuộc sống
bằng việc bảo vệ môi trường tự nhiên.

Ví dụ:
– Mặt trời là nguồn ánh sáng và năng lượng tái tạo vô hạn. Nó đại diện cho việc
tìm ra những cách sáng tạo để giảm tác động của khí nhà kính đối với các sản
phẩm của Tập đoàn.
– Trái tim tượng trưng cho tình yêu, sự quan tâm và sức khỏe.Nó thể hiện cam kết
của Unilever trong việc giúp mọi người thực hiện những hành động nhỏ hàng ngày
để cải thiện sức khỏe và hạnh phúc
Bên cạnh đó, phông chữ cũng được khen ngợi bởi phong cách viết tay mềm mại,
tinh tế và sang trọng, tạo nên sự đồng nhất với logo.Được lên ý tưởng bởi Wolff
Olins và thực hiện dưới sự điều hành của giám đốc sáng tạo Lee Coomber, logo
mới đã thay đổi hình ảnh thương hiệu một cách đáng kể, không hẳn đi theo một
hướng thiết kế khác nhưng nó đã mang nhiều ý nghĩa hơn ngoài sự đáng tin cậy và
chất lượng.Đặc biệt, sau chiến dịch “lột xác” này, logo mới xuất hiện trên tất cả
nhãn sản phẩm thuộc nhãn hàng trực thuộc Unilever.
2.3.2. Tên gọi
Được thành lập vào ngày 2/9/1929 bởi sự hợp nhất của nhà sản xuất bơ thực vật
Hà Lan Margarine Unie và nhà sản xuất xà phòng Anh Lever Brothers, vì thế tên
gọi “Unilever” là sự kết hợp đầu-cuối từ tên của hai công ty. Trong nửa sau của
thế kỷ 20, công ty ngày càng đa dạng hóa việc sản xuất sang các lĩnh vực khác:
thực phẩm, giải khát, chăm sóc tại nhà và chăm sóc sắc đẹp cá nhân với hơn 400
thương hiệu con trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, chúng ta dễ dàng thấy các thương hiệu con nổi bật của Unilever
như:
Knorr, Lipton
Close-up, P/S
Sunsilk, Clear, TRESemmé
Lifebuoy, LUX, Vaseline, Omo
Sunlight, Cif...
2.3.3. Màu sắc
Màu sắc của thương hiệu Unilever là xanh dương và trắng.Tuy nhiên, mỗi sản
phẩm của Unilever có thể có màu sắc khác nhau phù hợp với loại sản phẩm đó, ví
dụ như kem đánh răng Signal có màu đỏ và trắng, sản phẩm chăm sóc tóc Dove có
màu trắng và hồng, hay kem ăn Knorr có màu cam và trắng…
Màu xanh dương mang lại cảm giác tươi mát, thanh lịch, điều này rất phù hợp với
các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, làm đẹp và chăm sóc cá nhân.Ngoài ra, màu
xanh dương còn tạo cảm giác dễ chịu và gần gũi cho người nhìn.Màu trắng tượng
trưng cho tính tinh khiết, sạch sẽ và thanh thoát. Đối với thương hiệu chăm sóc cá
nhân, màu trắng thường được sử dụng để biểu thị tính năng giản đơn, tiện dụng và
hiệu quả.Nó cũng giúp sản phẩm trông sạch sẽ và tinh tế hơn.
Khi kết hợp màu xanh dương và trắng, Unilever tạo ra một sự kết hợp hoàn hảo
giữa tính năng và thẩm mỹ.Đặc biệt, màu xanh dương là màu tượng trưng cho sự
tin cậy và sự ổn định.Điều này rất hợp với tiêu chí phát triển bền vững của
Unilever đang gây dựng.Unilever đã sử dụng liên tục màu sắc này trong suốt nhiều
năm, điều này giúp khách hàng dễ dàng nhận ra và nhớ đến sản phẩm của họ.
2.3.4. Slogan
Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập đã đề ra sứ mệnh của
Unilever là “To add vitality to life” (Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống). Unilever
luôn theo đuổi triết lý kinh doanh liêm khiết và tạo dựng cuộc sống bền vững cho
mọi người trên thế giới bằng các sản phẩm của mình. Hoạt động kinh doanh của
tập đoàn Unilever không nằm ngoài xã hội, mà phải hướng đến giải quyết các vấn
đề của cộng đồng như sức khỏe, vệ sinh, sinh kế… Đó là cách mà một doanh
nghiệp có thể thành công theo quan niệm của ban lãnh đạo Unilever. Dấu ấn của
Unilever đã được hình thành dựa trên các bản sắc và giá trị mà tập đoàn theo đuổi.
Từ 2013 tới nay, slogan "Small actions, big difference" (Hành động nhỏ, khác biệt
lớn) được sử dụng bởi Unilever trong các chiến dịch quảng cáo của họ.Slogan này
thể hiện cam kết của Unilever với việc thúc đẩy các hành động nhỏ trong cuộc
sống hàng ngày để tạo ra sự khác biệt lớn cho môi trường và xã hội, cũng như giáo
dục và tạo động lực cho khách hàng tham gia vào các hoạt động có lợi cho môi
trường và xã hội.
2.4 Các chiến dịch truyền thông
Unilever là một trong những công ty có chiến dịch truyền thông đa dạng và ấn
tượng trên toàn thế giới, bao gồm cả tại Việt Nam.Dưới đây là một số chiến dịch
truyền thông nổi bật của Unilever trên toàn cầu và tại Việt Nam:
Chiến dịch Dove Real Beauty
Dove là thương hiệu chăm sóc cá nhân của Unilever, với cam kết về việc khuyến
khích phụ nữ chấp nhận và yêu thương bản thân mình.Chiến dịch Dove Real
Beauty đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực quảng cáo và truyền thông về
vẻ đẹp thực sự của phụ nữ.Chiến dịch này đã đạt được nhiều thành công trên toàn
cầu, bao gồm cả tại Việt Nam, với sự tham gia của các nghệ sĩ và nhân vật nổi
tiếng
Vũ điệu 5K
"Vũ điệu 5K" là một chiến dịch truyền thông của Bộ Y tế Việt Nam, với sự tham
gia hỗ trợ từ Unilever Việt Nam và nhiều doanh nghiệp và cá nhân khác, nhằm
khuyến khích mọi người thực hiện 5 khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống dịch
COVID-19. Cụ thể, đó là: đeo khẩu trang, rửa tay sạch, giữ khoảng cách, không tụ
tập đông người và khai báo y tế.
Chiến dịch "Vũ điệu 5K" được quảng bá qua nhiều kênh truyền thông, từ truyền
hình, báo chí đến mạng xã hội.Nhiều người dùng mạng xã hội đã tham gia và tạo
nên những đoạn video vũ điệu 5K đầy sáng tạo và thú vị, chia sẻ trên các nền tảng
mạng xã hội như Facebook, TikTok...
Chiến dịch "Vũ điệu 5K" đã nhận được sự quan tâm và hưởng ứng tích cực từ
đông đảo người dân và được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc nâng cao ý
thức vệ sinh và phòng chống dịch bệnh
Tay sạch trao yêu thương
Chiến dịch "Tay sạch trao yêu thương" là một trong những chiến dịch truyền
thông của Unilever tại Việt Nam, nhằm tăng cường ý thức vệ sinh cho cộng đồng
thông qua việc sử dụng sản phẩm chất lượng của Unilever
Chiến dịch này bao gồm các hoạt động quảng cáo trên truyền hình, mạng xã hội và
các trang web liên quan đến sức khỏe, vệ sinh.Nội dung của chiến dịch là nhắc
nhở mọi người về tầm quan trọng của việc rửa tay sạch để đảm bảo sức khỏe và
ngăn ngừa các bệnh lây lan.
Unilever cũng đã tổ chức nhiều hoạt động gắn với chiến dịch này, như trao tặng
các sản phẩm chăm sóc và vệ sinh cho các khu vực khó khăn, đồng thời đưa ra
nhiều chương trình khuyến mãi và ưu đãi để khuyến khích người dân sử dụng sản
phẩm của Unilever.
CHƯƠNG III . ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Unilever là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động,
công ty cũng đã mắc phải một số sai lầm trong kinh doanh, ảnh hưởng đến uy tín
và hiệu quả của mình.
- Sai lầm về chiến lược thương hiệu: Unilever đã có nhiều thương hiệu khác nhau
cho cùng một loại sản phẩm, gây nhầm lẫn và phân tán nguồn lực cho khách hàng
và đối tác. Công ty có hai thương hiệu dầu gội là Sunsilk và Clear, hai thương hiệu
kem đánh răng là P/S và CloseUp, hai thương hiệu nước giặt là Omo và Surf. Điều
này khiến cho công ty phải chi nhiều tiền cho quảng cáo và bán hàng, cũng như
gặp khó khăn trong việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng, vì khiến cho
khách hàng hiểu nhầm về các dòng sản phẩm của doanh nghiệp
- Sai lầm về chất lượng sản phẩm: Tại thị trường Việt Nam,Unilever đã bị chỉ trích
nhiều lần vì chất lượng sản phẩm không đảm bảo hoặc không phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng Việt Nam.
 Vào năm 2016, công ty bị phát hiện sử dụng chất bảo quản có hại cho sức
khỏe trong sản phẩm nước rửa chén Sunlight.
 Năm 2018, công ty bị tố cáo sử dụng hương liệu tổng hợp trong sản phẩm
trà Lipton.
 Năm 2019, công ty bị phản ứng gay gắt vì ra mắt sản phẩm kem chống
nắng Ponds có màu trắng quá đậm, khiến người dùng trông như bị bôi
phấn.
Trong lúc tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, Unilever Việt Nam sản
xuất thêm gel rửa tay khô Lifebuoy (Bảo vệ vượt trội 10) được quảng bá có tính
năng diệt khuẩn bán ra thị trường… với thông tin nhập nhèm, sai quy định của
pháp luật.
Tập đoàn Unilever thu hồi nhiều sản phẩm dầu gội khô dạng xịt như Dove,
Nexxus, Suave, TIGI và TRESemmé vì có khả năng chứa benzen, một hóa chất có
thể gây ung thư.
- Sai lầm về giá cả và cạnh tranh: Tại thị trường Việt Nam,Unilever đã gặp nhiều
khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước, do giá cả sản
phẩm cao hơn so với chất lượng và giá trị cung cấp.Ví dụ, sản phẩm nước giặt
Omo của công ty có giá cao hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại của các
thương hiệu khác như Ariel, Tide hay Aba. Điều này khiến cho công ty mất đi thị
phần và doanh thu trên thị trường.
Những sai lầm trên đã làm giảm sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng đối với
Unilever, cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh và danh tiếng của công ty.Để khắc
phục những sai lầm này, công ty cần có những biện pháp cải tiến và đổi mới trong
chiến lược kinh doanh, chất lượng sản phẩm và giá cả cạnh tranh.
Bài tập thảo luận chương 5 – Ví dụ về mở rộng và làm mới thương hiệu
 Mở rộng thương hiệu
Unilever là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực hàng tiêu
dùng nhanh.Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng ra thị trường nước ngoài để tiếp cận
với khách hàng trên toàn thế giới.Được hỗ trợ bởi thế mạnh của bốn thương hiệu
toàn cầu chủ chốt -Dove, Sunsilk, Rexona và Lux, Unilever đã thực hiện nhiều
chiến lược khác nhau.Ví dụ, công ty đã phát triển các sản phẩm địa phương cho
những thị trường đặc thù để đáp ứng nhu cầu đặc trưng của người tiêu dùng địa
phương.Đồng thời, Unilever đã mua lại các thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế
giới, đưa chúng vào danh mục sản phẩm của mình và thực hiện chiến lược phân
phối toàn cầu.
Unilever cũng đã đẩy mạnh chiến lược marketing, với những chiến dịch quảng
cáo được thiết kế và điều chỉnh cho từng thị trường cụ thể để tối ưu phát triển
thương hiệu.Công ty cũng đầu tư vào các nghiên cứu để hiểu rõ hơn về thị trường
và người tiêu dùng, từ đó đưa ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, tạo nên sự tin
tưởng và lòng trung thành của khách hàng.
Các chiến lược được triển khai bởi Unilever trong việc mở rộng thương hiệu
toàn cầu đã giúp công ty đưa sản phẩm của mình đến gần 190 quốc gia trên thế
giới, tạo ra giá trị cho khách hàng và góp phần tăng trưởng kinh tế cho Unilever
 Làm mới thương hiệu của Unilever
Doanh nghiệp thường xuyên làm mới hình ảnh và sản phẩm của mình giúp tăng
khả năng tương tác và trở thành một thương hiệu được yêu thích và tin cậy trên
toàn thế giới.Những hoạt động làm mới thương hiệu tiêu biểu bao gồm :
 Tái cấu trúc và tập trung vào 3 dòng sản phẩm chính: Chăm sóc sức khỏe,
vệ sinh gia đình và thực phẩm và nước giải khát. Bằng cách tập trung vào
những sản phẩm chính, Unilever có thể phát triển mạnh mẽ hơn như là nhà
sản xuất hàng đầu của các loại sản phẩm chính này.
 Thực hiện chiến lược về bền vững để truyền tải sứ mệnh và giá trị của
Unilever.
 Tạo ra một tập trung chung về nhận diện thương hiệu toàn cầu : Công ty đã
thực hiện chiến dịch quảng cáo trên toàn thế giới với thông điệp rõ ràng và
hiệu quả, kết hợp với thiết kế đa dạng của sản phẩm để đảm bảo tương
thích với nhiều thị trường khác nhau, nổi bật bao gồm: "Sustainable Living
Plan","Dove Campaign for Real Beauty","Lifebuoy's Help a Child Reach
5","Knorr Future 50 Foods"...
 Phát triển sản phẩm dựa trên những xu hướng mới nhất và nghiên cứu
người tiêu dùng : Unilever đã cập nhật sản phẩm của mình để đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng hiện đại và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với
các thị trường khác nhau.Các dòng sản phẩm nổi bật như dòng sản phẩm
chăm sóc da bằng cây trà (Teanine),dòng sản phẩm tẩy da chết trái cây nhẹ
nhàng và không gây kích ứng da
 Tận dụng giá trị tài sản thương hiệu
Tận dụng giá trị tài sản thương hiệu có thể giúp Unilever duy trì một vị trí thống
trị trên thị trường và tiếp tục cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu
dùng trên toàn thế giới.Để tận dụng giá trị tài sản thương hiệu của mình, Unilever
đã thực hiện nhiều động thái, bao gồm:
 Phát triển sản phẩm mới: Unilever liên tục nghiên cứu và phát triển các sản
phẩm mới để tận dụng tiềm năng của thương hiệu. Ví dụ, Lipton đã phát
triển các sản phẩm trà trộn khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
 Thực hiện chiến lược về bền vững để truyền tải sứ mệnh và giá trị của
Unilever. Unilever điều hành các hoạt động của mình dựa trên phương
châm tiếp cận “sản xuất bền vững” để đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm và
dịch vụ của công ty đều được sản xuất và cung cấp theo các tiêu chuẩn cao
nhất về đạo đức kinh doanh, động cơ xã hội và tài nguyên.
 Sử dụng các mạng xã hội và kênh truyền thông số để phát triển tương tác và
tình cảm của khách hàng với thương hiệu. Unilever đã sử dụng các chiến
lược tiếp cận số hóa thông qua các trang web và mạng xã hội để tạo nên
một thế giới kết nối, tận dụng quyền lợi độc đáo của họ trong việc kết nối
khách hàng với thương hiệu của mình.

You might also like