You are on page 1of 48

THÍ NGHIỆM HÓA HỮU CƠ

Organic Chemistry Lab


EOCH221503

Biên soạn: TS. Võ Thị Ngà


TS. Hoàng Minh Hảo
Bộ môn: Công nghệ Hóa học
Khoa: Công nghệ Hóa học và Thực phẩm
NỘI DUNG MÔN HỌC
PHẦN 1: LÝ THUYẾT
A. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THÍ NGHIỆM HÓA HỮU CƠ
B. CÁC KỸ THUẬT LÀM VIỆC TRONG THÍ NGHIỆM HÓA HỮU CƠ

PHẦN 2: THỰC HÀNH


BÀI 1: Kỹ thuật thăng hoa, kết tinh và xác định điểm nóng chảy
Bài 2: Kỹ thuật chiết tách các hợp chất hữu cơ
Bài 3: Kỹ thuật chưng cất
Bài 4: Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng
Bài 5: Kỹ thuật sắc ký cột
Bài 6: Tổng hợp aspirin
2
Bài 7: Tổng hợp isoamyl acetate
Bài 4
KỸ THUẬT SẮC KÝ LỚP MỎNG
Thin-layer chromatography (TLC)

3
MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
Học xong bài này SV có thể:

• Phân tích định tính và đánh giá được sự tinh


khiết của chất thông qua sắc ký lớp mỏng.

• Tinh chế hợp chất hữu cơ bằng phương


pháp sắc ký lớp mỏng điều chế.
PHẦN LÝ THUYẾT

KỸ THUẬT SẮC KÝ LỚP MỎNG


Lý thuyết Kỹ thuật sắc ký
• Sắc ký là một kỹ thuật tách hai hoặc nhiều chất dựa
trên sự phân bố giữa hai pha: pha động và pha tĩnh.
• Các kỹ thuật sắc ký đều hoạt động trên nguyên tắc
chung tương tự kỹ thuật chiết bằng dung môi đã
học trong Bài 2. Kỹ thuật sắc ký dựa trên sự khác
biệt về khả năng hòa tan hoặc khả năng hấp phụ
của các chất để tách khỏi hai pha chúng đang được
phân bố.
Lý thuyết Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng
• TLC được dùng để xác định định tính các hợp chất chưa biết,
xác định độ tinh sạch của một hợp chất, tách hợp chất ra
khỏi hỗn hợp, theo dõi tiến trình phản ứng,…

• Kỹ thuật này đơn


giản, nhanh và chi
phí thấp
• Được dùng rộng rãi
trong công nghiệp
dược, thực phẩm,
hóa học các hợp
chất thiên nhiên,…
Lý thuyết Kỹ thuật sắc ký lớp mỏng
• TLC là kỹ thuật tách và tinh chế dựa
trên sự phân bố rắn-lỏng, gồm hai pha:
pha tĩnh (rắn) và pha động (lỏng).
• Pha tĩnh là chất hấp phụ được phủ trên
tấm kính, nhựa hoặc nhôm.
• Pha động là dung môi được triển khai
từ dưới lên trên.
• Chất mẫu được chấm vào vạch xuất
phát của bảng mỏng (trên mực dung
môi).
• Khi triển khai TLC, dung môi sẽ dâng
lên bảng và kéo các chất đi lên theo
thứ tự khác nhau
Pha tĩnh trong TLC
• Tấm bảng dùng trong kỹ thuật TLC được làm bằng nhôm,
nhựa hoặc thủy tinh, phía trên được phủ một lớp chất hấp
phụ dạng rắn dày 0,1-0,3 mm gọi là pha tĩnh. Hai chất hấp
phụ thường được sử dụng là alumina G (aluminum oxide) và
silica gel G (silicic acid). G là gypsum (calcium sulfate), là chất
kết dính các cấu tử pha tĩnh và tăng độ bám dính vào tấm
bảng, thường dùng từ 10-13% trong pha tĩnh.
• Chất phát huỳnh quang có thể được trộn vào trong pha tĩnh
nhằm hiện hình các vết hấp thu ánh sáng tử ngoại (F254).
• Có thể dùng bảng TLC tráng sẵn có bán trên thị trường hoặc
tự tráng bảng.
• Nếu dùng bảng TLC đã để lâu ngày thì trước khi sử dụng cần
sấy bảng trong tủ sấy ở 100oC trong 30 phút và để vào bình
hút ẩm đến khi sử dụng.
Dipole-dipole Hydrogen
interaction bonding
Chất hấp phụ
Silica gel

Chất hấp phụ


Alumina
Nguyên tắc tách các chất trong TLC
• Nguyên tắc chất phân cực tan trong dung môi phân cực,
chất kém phân cực tan trong dung môi kém phân cực.

• Những chất có ái lực mạnh với dung môi (pha động) sẽ


được giải ly ra trước.
• Những chất có ái lực
mạnh với chất hấp
phụ (pha tĩnh) sẽ bị
giữ chặt và giải ly ra
sau.

Cân bằng phân bố chất cần tinh chế giữa chất


hấp phụ (pha tĩnh) và dung môi (pha động)
Tách các chất bằng TLC pha thường
• Thông thường kỹ thuật TLC sử dụng pha tĩnh là silica gel pha
thường. Silica gel với các nhóm OH sẽ tương tác mạnh với các
chất phân cực và giữ các chất phân cực mạnh ở pha tĩnh.
• Khi triển khai TLC, các chất lần lượt được giải ly theo thứ tự
chất kém phân cực được kéo lên trước, chất phân cực được
kéo lên sau. Do đó, chất kém phân cực xuất hiện trên cao,
chất càng phân cực thì càng ở dưới thấp.

Chất kém phân cực


Sắc ký lớp mỏng
pha thường
Chất phân cực
Tách các chất bằng TLC pha đảo
• Với kỹ thuật TLC sử dụng pha tĩnh là silica gel pha đảo (RP-
TLC). Silica gel được chuyển hóa các nhóm OH thành OR (R
là các dây alkyl mạch dài) tương tác mạnh với các chất kém
phân cực và giữ các chất kém phân cực mạnh ở pha tĩnh.
• Khi triển khai TLC, các chất lần lượt được giải ly theo thứ tự
chất phân cực được kéo lên trước, chất kém phân cực được
kéo lên sau. Do đó, chất phân cực xuất hiện nên cao, chất
càng kém phân cực thì càng ở dưới thấp.

Chất phân cực


Sắc ký lớp mỏng
pha đảo
Chất kém phân cực
RP-TLC
Pha động trong TLC
• Pha động trong TLC (dung môi giải ly) có thể sử dụng đơn
dung môi hoặc hỗn hợp dung môi hòa trộn trong nhau tùy
thuộc độ phân cực của mẫu.
Chọn lựa dung môi giải ly phù hợp
Cách chọn lựa dung môi giải ly nhanh
Một cách nhanh chóng để xác định dung môi phù hợp như sau:
• Chấm vài vết chất mẫu trên cùng bảng TLC khoảng cách tối thiểu 1 cm.
• Lần lượt áp dụng với từng dung môi: dùng ống vi quản chấm lượng dung
môi như nhau và chấm vào vết mẫu để vệt dung môi loang tạo vòng
tròn có kích thước bằng nhau (solvent front – dùng viết chì đánh dấu).
• Tùy vào dung môi sẽ tạo các dạng vòng tròn đồng tâm khác nhau. Mẫu
thứ 2 trong hình dưới đây là dung môi phù hợp.
Phát hiện các vết trên bảng TLC
Một số chất mang màu thể hiện màu sắc rõ ràng
trên bảng TLC sau khi triển khai.
Phát hiện các vết trên bảng TLC
Đối với những chất không mang màu cần dùng các
thuốc thử hiện hình để hiện vết sau khi tách:
Hơi iod: iod tạo phức với nhiều hợp chất với màu nâu hoặc vàng.
Màu này không bền nên cần ghi nhận ngay bằng viết chì sau khi
lấy bảng TLC ra khỏi lọ chứa tinh thể iod.
Hầu hết các hợp chất hữu cơ, trừ hydrocarbon
bão hòa và alkyl halide, đều tạo phức với iod.
Phát hiện các vết trên bảng TLC
Đèn UV: các vết có màu sáng khi soi dưới đèn UV là những chất
phát huỳnh quang.
Một cách khác để sử dùng đèn UV hiện vết trên TLC là dùng các
bảng TCL với chất hấp phụ đã được trộn sẵn chất chỉ thị huỳnh
quang như hỗn hợp ZnS và CdS. Dưới đèn UV toàn bộ tấm bảng
TLC phát quang, riêng các vết hiện ra dạng màu tối là những chất
cản quang.
Phát hiện các vết trên bảng TLC
Dung dịch H2SO4 50% trong ethanol: phun hoặc nhúng bảng
TLC với dung dịch H2SO4 sau đó hơ nóng ở 110oC là phương pháp
dùng để hiện vết các hầu hết các hợp chất hữu cơ.
Có thể pha thêm vaniline (5%) vào dung dịch trên để thể hiện
màu sắc các nhóm hợp chất khác nhau một cách rõ ràng.
Phát hiện các vết trên bảng TLC
Bạc nitrate: phun dung dịch AgNO3 lên bảng TLC, các alkyl
halide phản ứng tạo bạc halide, dưới ánh sáng chất này phân hủy
tạo bạc tự do có màu tối trên bảng TLC.
Phát hiện các vết trên bảng TLC
Một số nhóm hợp chất được hiện hình bằng các thuốc thử đặc
trưng:
• 2,4-dinitrophenylhydrazine hiện hình các hợp chất nhóm
aldehyde và ketone với màu vàng và cam.
• Ferric chloride hiện hình các hợp chất phenol.
• Bromocresol hiện hình các hợp chất carboxylic acid.
• CrO3, K2Cr2O7, KMnO4 hiện hình các chất dễ bị oxy hóa.
• p-dimethylaminobenzaldehyde hiện hình các hợp chất
amine.
• Ninhydrin hiện hình các hợp chất amino acid.
Giá trị Rf trong TLC
• Với một điều kiện TLC
nhất định, tỷ lệ quãng
đường di chuyển của
chất tan so với dung môi
luôn luôn là một giá trị
xác định.
• Vì khó kiểm soát điều
kiện TLC nên thử nghiệm
này chỉ có ý nghĩa đối với
từng nhà nghiên cứu.
• Giá trị Rf dùng để nhận
danh những hợp chất
chưa biết bằng cách
chấm so với chất chuẩn
trên cùng bảng TLC. Tuy
nhiên, cũng có những
hợp chất khác nhau
nhưng có cùng Rf.
Các ứng dụng của TLC
Dùng TLC để định tính chất chưa biết
Khi dùng TLC để xác định 2 chất A và B có phải là một không:
• Trong cùng một điều kiện triển khai TLC, nếu 2 vết của 2 chất A và
B có Rf khác nhau thì kết luận chúng là khác nhau.
• Tuy nhiên, nếu 2 vết của 2 chất A và B có Rf trùng nhau thì vẫn
chưa thể kết luận chúng là trùng nhau. Trong trường hợp này, cần
kiểm tra thêm:
• Thử nghiệm TLC với 3 hệ dung môi khác nhau.
• Triển khai nhiều lần: chọn hệ dung ly có độ phân cực thấp để
vết hiện với Rf nhỏ, sau triển khai lần 1, lấy bảng TLC ra làm
khô, triển khai lần 2, lần 3,… để xem có sự khác biệt không.
• Triển khai 2 chiều: dùng bảng TLC vuông, chấm mẫu hỗn hợp
2 chất vào 1 góc bảng. Triển khai bảng TLC theo 1 chiều trong
một hệ dung môi giải ly. Lấy ra làm khô, và tiếp tục triển khai
bảng TLC theo chiều còn lại trong một hệ dung môi giải ly
khác. Nếu thấy 2 vết tách ra thì A và B là hai chất khác nhau.
TLC để
theo dõi CC

TLC để theo dõi


tiến trình phản ứng
PHẦN THỰC HÀNH

KỸ THUẬT SẮC KÝ LỚP MỎNG


Hãy xem video clip theo đường link dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=e99nsCAsJrw

https://www.youtube.com/watch?v=ml58GCq078o
Kỹ thuật sắc ký
Xem video clip và trả lời các câu hỏi sau :
1. Mục đích của kỹ thuật TLC ?
2. Mô tả thành phần của một tấm sắc ký lớp mỏng.
3. Cho biết các bước triển khai TLC.
4. Tại sao cần để tờ giấy lọc trong cốc triển khai ?
5. Tại sao không dùng viết bi trên tấm TLC ?
6. Tại sao chỉ cầm TLC ở 2 gờ mép ?
7. Tại sao không chấm các vết quá gần nhau ?
8. Cho biết nồng độ phù hợp khi pha mẫu chấm TLC. Tại sao ?
9. Yêu cầu khi chấm vết trên bảng TLC ?
10. Cách triển khai TLC.
11. Cho biết các cách hiện vết trên bản mỏng.
12. Cách tính toán Rf
13. So sánh độ phân cực của chất A (Rf=0.3) và chất B
(Rf=0.5).
14. Khi thực hiện nhiều thí nghiệm trên cùng một chất với độ
phân cực của hệ dung dung tăng dần, thì vết trên TLC thay đổi
như thế nào ?
Sắc ký lớp mỏng 15. Cần chọn dung môi để vết hiện ở khoảng giới hạn Rf như
thế nào ?
https://www.youtube. 16. Cách xác định một mẫu mất nhãn là chất nào trong 2 chất
com/watch?v=e99nsC đã biết.
29
AsJrw 17. Tổng kết quy trình TLC.
Các dụng cụ và hóa chất cần thiết
1 Bình giải ly lớn 5 mg Tinh bột nghệ vàng
1 Bình giải ly nhỏ (cốc giải ly) 20 mL n-Hexane
1 Vi quản 20 mL Chloroform
1 Đèn cồn 20 mL Ethyl acetate
1 Kéo 20 mL Acetone
1 Bút chì 20 mL methanol
1 Pipette Pasteur 50 mL dung dịch H2SO4
1 thước 10 cm 1 Miếng giấy lọc
5 Hủ bi nhỏ (2-3 mL) 3 Bảng TLC 5x1 cm
1 Đèn UV 254 nm 1 Bảng TLC 5x10 cm
1 Máy sấy
1 Ống đong 10 mL
1 Bàn ủi
1 Kẹp
Các bước thực hiện TLC phân tích định tính

1. Chuẩn bị vi quản.
2. Chuẩn bị bảng TLC.
3. Chuẩn bị dung môi.
4. Chấm mẫu chất lên bảng TLC.
5. Triển khai bảng TLC.
6. Hiện hình vết trên bảng TLC.
7. Tính toán Rf.
1. Chuẩn bị vi quản
(1) Dùng 2 tay cầm 2 đầu ống vi quản, vừa quay vừa hơ nóng đoạn
giữa của vi quản đến khi mềm dẻo. (2) Đưa vi quản tránh khỏi ngọn
lửa rồi kéo từ từ hai đầu ống ra xa. (3) Giữ yên cho đến khi thủy tinh
nguội và đặc cứng lại. (4) Bẻ đôi thu được 2 ống vi quản.

Lưu ý: Rửa vi quản bằng cách chấm vào lọ thủy


tinh chứa acetone, lấy vi quản ra và chấm vào
giấy thấm để rút bỏ acetone. Làm lại vài lần để
vi quản được sạch.
2. Chuẩn bị bảng TLC
Chuẩn bị 1 bảng TLC có kích thước 5 cm x 1 cm: dùng viết
chì và thước để chia bảng, dùng kéo để cắt bảng.
• Dùng viết chì và thước kẻ
một đường thẳng cách
mép dưới bảng 1 cm làm
mức xuất phát của dung
môi.
• Kẻ một đường thẳng cách
mép trên bảng 0,5 cm làm
mức tiền tuyến dung môi.
• Dùng bút chì đánh dấu
một vết nhỏ ở giữa tấm
bảng TLC.
3. Chuẩn bị dung môi
• Dùng ống đong pha 10 mL hệ dung môi n-hexane :
ethyl acetate (4:6, v/v).
• Cho vào bình giải ly có đặt sẵn một tấm giấy lọc,
nghiêng đảo nhẹ để dung môi thấm ướt tờ giấy lọc.
• Đậy nắp bình giải ly và để yên.
4. Chấm mẫu chất lên bảng TLC:
• Hòa tan 5 mg tinh bột nghệ vàng với 2 mL hệ dung môi
chloroform : acetone (1:1, v/v).
• Chấm vi quản vào dung dịch mẫu,
• Chạm nhẹ đầu vi quản vào bảng TLC tại điểm đã đánh dấu ở
vạch xuất phát. Nhanh chóng nhấc vi quản rời khỏi bảng TLC để
vết chấm chỉ lan rộng ra thành vết tròn có đường kính 2 mm.
• Tùy thuộc nồng độ mẫu mà chấm 1
hoặc vài lần vào 1 điểm. Trước khi
chấm lần kế tiếp cần làm bay hơi dung
môi vết đã chấm.
• Sấy nhẹ làm bay hơi dung môi.
• Nếu cần khảo sát nhiều mẫu khác nhau,
chấm mỗi mẫu một vết trên bảng TLC.
Các vết cách nhau 0,5-1 cm. Hai vết ở
Cách chấm mẫu lên bảng TLC
ngoài bìa phải cách gờ cạnh 1 cm.
5. Triển khai bảng TLC
• Đặt tấm bản mỏng vào bình giải ly, cạnh đáy của bảng TLC chạm
vào đáy của bình và ngập vào dung môi. Vạch xuất phát và các
vết chấm mẫu không được ngập vào dung môi.
• Đậy nắp bình giải ly và để yên.
• Chờ đến khi mực dung môi dâng lên đến đường tiền tuyến
dung môi thì nhấc bảng TLC ra khỏi bình giải ly và sấy khô bảng
TLC.

Giải ly TLC
6. Hiện hình vết trên bảng TLC
Phát hiện bằng đèn tử ngoại (UV):
• Đặt bảng TLC dưới đèn UV và quan sát.
• Dùng viết chì khoanh những vết có màu tối.

Hiện hình vết bằng dung dịch H2SO4:


• Nhúng bảng TLC vào bình đựng dung dịch H2SO4 50%.
Cạ nhẹ trên thành bình để phần acid dư về lại bình.
Đặt mặt nhôm của bảng TLC lên tờ giấy thấm để ráo
acid.
• Đặt bảng TLC lên mặt bàn ủi nóng.
• Quan sát sự hiện màu các vết.
• Chụp ảnh lại (nếu cần lưu trữ).
• Dùng băng keo dán tấm bảng lại để bảo quản.
• Dán bảng TLC vào bài báo cáo thí nghiệm.
7. Tính toán Rf
• Dùng thước đo khoảng cách từ vạch xuất phát đến từng
vết trên bảng TLC.
• Đo khoảng cách từ vạch xuất phát điến đường tiền tuyến
dung môi.
• Tính toán Rf theo công thức đã trình bày ở phần lý
thuyết.
• Thực hiện quy trình tương tự lần lượt với hai
hệ dung môi giải ly do nhóm tự đề xuất.
• So sánh kết quả TLC của ba hệ dung môi giải ly
đã thực hiện. Nhận xét.
Các bước thực hiện TLC phân tích định lượng

1. Chuẩn bị vi quản.
2. Chuẩn bị bảng sắc ký lớp mỏng điều chế (prep.TLC).
3. Chuẩn bị dung môi.
4. Chấm mẫu chất lên bảng prep.TLC.
5. Triển khai bảng prep.TLC.
6. Phát hiện vết trên bảng prep.TLC.
7. Tách chất cần tinh chế.
8. Kiểm tra độ tinh khiết bằng TLC
1. Chuẩn bị vi quản
Thực hiện thao tác kéo vi quản tương tự như phần TLC
phân tích định tính. Nhưng lưu ý một số vấn đề sau:
• Sử dụng ống vi quản có đường kính lớn.
• Sau khi kéo ống vi quản, bẻ phần đầu thủy tinh thừa
sát vào trong sao cho đầu ống vi quản có kích thước
lớn hơn để chứa được lượng mẫu nhiều hơn.

Ghi chú: Nếu triển khai prep.TLC bằng bảng thủy tinh thì có thể dùng
pipette Pasteur thay vi quản.
2. Chuẩn bị bảng prep.TLC
Thực hiện công đoạn chuẩn bị bảng prep.TLC tương tự
như phần TLC phân tích định tính. Nhưng lưu ý một số
vấn đề sau:

• Chuẩn bị 1 bảng prep.TLC có kích thước 5 cm x 10


cm.
• Kẻ mức xuất phát dung môi cách mép bảng 1.5 cm.
• Kẻ mức tiền tuyến dung môi cách mép bảng 0.5 cm.
3. Chuẩn bị dung môi
• Từ kết quả TLC của các thí nghiệm trước, chọn ra hệ dung môi
có thể tách các chất (các vết) ra khỏi nhau. Sử dụng hệ dung môi
này cho prep.TLC.
• Đặt một tấm giấy lọc vào bình giải ly,
• Cho vào bình giải ly lớn 20 mL hệ dung môi đã chọn, nghiêng
đảo nhẹ để dung môi thấm ướt tờ giấy lọc.
• Đậy nắp bình giải ly và để yên.
4. Chấm mẫu chất lên bảng prep.TLC:
• Dùng mẫu tinh bột nghệ đã pha ở phần thực nghiệm TK.
• Chấm vi quản vào dung dịch mẫu, để mẫu dâng lên tối đa trong
ống vi quản.
• Chạm nhẹ đầu vi quản vào bảng prep.TLC tại đầu vạch xuất phát.
Đặt nghiêng ống vi quản và kéo một đường thẳng dọc theo vạch
xuất phát. Lặp lại 3 lần.
• Sấy nhẹ làm bay hơi dung môi.

Cách chấm mẫu lên bảng prep.TLC


5. Triển khai bảng prep.TLC
• Đặt tấm bản mỏng vào bình giải ly, cạnh đáy của bảng
prep.TLC chạm vào đáy của bình và ngập vào dung
môi. Vạch xuất phát và các vết chấm mẫu không được
ngập vào dung môi.
• Đậy nắp bình giải ly và để yên.
• Chờ đến khi mực dung môi di chuyển đến đường tiền
tuyến dung môi thì nhấc bảng prep.TLC ra khỏi bình
giải ly và sấy khô bảng prep.TLC.
6. Hiện hình vết trên bảng prep.TLC
Phát hiện bằng đèn tử ngoại (UV):
• Đặt bảng TLC dưới đèn UV và quan sát.
• Dùng viết chì khoanh vùng có màu tối.
Hiện hình vết bằng dung dịch H2SO4:
• Cắt rìa 2 mép ngoài của bảng prep. TLC với khoảng cách
mép bảng 0.5 cm
• Nhúng 2 rìa mép bảng TLC vào bình đựng dung dịch H2SO4
50%. Thực hiện bước hiện hình tương tự với TLC phân
tích định tính.
• Đặt 2 rìa mép vào vị trí ban đầu và đánh dấu vùng hiện
màu.
• Căn cứ vào mép này và vùng chuyển màu mờ mờ trên
bảng để định hình vùng chất cần tách.
Lưu ý: nếu thực hiện đúng thì vùng này trùng với vùng đánh dấu bằng
viết chì khi soi đèn UV.
7. Tách chất cần tinh chế
• Dùng dao nhọn hoặc mũi nhọn của spatula khắc vào bảng
prep.TLC theo dấu viết chì.
• Cạo silica gel hấp phụ theo từng vùng chất cần tinh chế và để
vào các hũ bi riêng cho từng chất.
• Cho methanol vào từng hũ bi, đun cách thủy 2 phút.
• Chuẩn bị pipette Pasteur có nhét bông gòn ở đầu mũi.
• Dùng pipette Pasteur này đưa vào hút dung dịch trong từng
hũ bi và chuyển vào từng hũ bi sạch.
• Thêm methanol vào hũ bi chứa silica gel để giải hấp triệt để.
Hút lấy dịch lọc.
• Gom các dịch lọc của từng mẫu vào từng hũ bi đựng các chất
riêng biệt.
• Đuổi dung môi trên bếp cách thủy để thu chất tinh khiết.
8. Kiểm tra độ tinh khiết bằng TLC
• Dùng TLC để kiểm tra hiệu quả của quá trình tách
bằng cách chấm mẫu dịch trích và các chất sau khi
tách bằng prep.TLC trên cùng một bảng TLC.
• Triển khai TLC với hệ dung môi phù hợp.
• Quan sát màu sắc các vết ở điều kiện thường và
dưới đèn UV 254 và 365 nm.
• Chụp hình và lưu kết quả.
• Tính Rf các vết.

You might also like