You are on page 1of 15

BỘ Y TẾ

BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

BỆNH BỤI PHỔI VÀ BỆNH PHỔI


NGHỀ NGHIỆP

11/ 2017
MỤC TIÊU

1.Trình bày được định nghĩa, nguyên nhân và một số ngành


nghề tiếp xúc gây bệnh bụi phổi.
2.Có khả năng khám chẩn đoán xác định bệnh phổi- phế
quản nghề nghiệp, chẩn đoán phân biệt với một số bệnh
phổi khác.

BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG


ĐỊNH NGHĨA

Bệnh bụi phổi là tình trạng tích lũy của bụi trong phổi và
phản ứng của nhu mô phổi đối với sự xuất hiện của bụi.
Bệnh phổi nghề nghiệp là những bệnh lý mang đặc trưng
của nghề nghiệp hoặc liên quan tới nghề nghiệp.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao
động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động,
bệnh xảy ra từ từ hoặc cấp tính, một số bệnh nghề
nghiệp không chữa khỏi và để lại di chứng. Bệnh nghề
nghiệp có thể phòng tránh được.

BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG


NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân mắc bệnh bụi phổi phụ thuộc vào ba


yếu tố chính:
-Thời gian tiếp xúc với bụi: thời gian tiếp xúc
càng kéo dài, khả năng mắc bệnh càng lớn.
-Nồng độ bụi trong không khí nơi lao động:
nồng độ bụi càng cao, càng dễ mắc bệnh. “bụi hô
hấp” có kích thước nhỏ dưới 5m.
-Hàm lượng bụi : hàm lượng bụi càng cao
nguy cơ mắc bệnh càng nặng.
Ngoài ra, còn phải kể đến yếu tố cá nhân như
sự mẫn cảm của từng người...

BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG


CHẨN ĐOÁN

Có 3 tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh


- Dựa vào tiền sử nghề nghiệp
Thời gian tiếp xúc: tối thiểu 5 năm, hen
nghề nghiệp thời gian tiếp xúc tối thiểu 14
ngày, viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
thì thời gian tiếp xúc tối thiểu 3 năm.
-Hình ảnh Xquang chụp phim lồng
ngực hoặc chụp cắt lớp phổi
- Đo chức năng hô hấp: Rối loạn
thông khí phổi tắc nghẽn và/hoặc hạn chế.

BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG


ĐiỀU TRỊ

Nguyên tắc điều trị: điều trị triệu chứng, điều


trị nguyên nhân và giải pháp dự phòng.

BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG


 Bệnh nhân nam, 34 tuổi, nhập viện ngày 29/6/2017
 Lý do vv: tức ngực, khó thở khi gắng sức.
 Bệnh sử: Bệnh diễn biến trước lúc vào viện khoảng 1
tháng, khởi đầu bệnh nhân xuất hiện ho khan, tức
ngực, khó thở khi gắng sức, mệt mỏi ăn uống kém,
gầy sút cân, không sốt. gia đình đưa bệnh nhân vào
bệnh viện Phổi Thanh Hóa điều trị 2 tuần với chẩn
đoán: td lao kê phổi nhưng lâm sàng không cải thiện,
chuyển bệnh viện Phổi Trung ương.
 Tiền sử: bệnh nhân trực tiếp khoan đá 4 năm ( 1999-
2003), đã được chẩn đoán và điều trị lao kê phổi
2014.
 Khám lúc vào: bệnh nhân tỉnh, mệt, ho khan, khó thở
khi gắng sức
 Nghe phổi thở thô, rải rác ít rale ẩm vùng đáy.
 Xét nghiệm:
 Bilan lao âm tính
 CNHH: có rối loạn thông khí tắc nghẽn mức độ vừa (
FEV1 69,17%), thể tích khí cặn tăng ( RV 153,3%)
 Các xét nghiệm khác trong giới hạn bình thường.
 Chẩn đoán: bụi phổi silic mật độ 2/2, kích thước q/q.
 Điều trị:
 Phục hồi chức năng phổi
 Khí dung kiềm ấm
 Kháng sinh chống bội nhiễm.
 Chỉ định rửa phổi toàn bộ.
 BBPSi thuộc nhóm đã biết nguyên nhân .Đặc điểm
của bệnh về mặt giải phẫu là xơ hóa và phát triển các
hạt ở hai phổi.
 Lao kê là 1 thể lao cấp tính, triệu chứng lâm sàng rầm
rộ như sốt cao, ho khan có thể ho ra máu, sốt cao…
hình ảnh tôn thương dạng nốt mờ nhỏ kích thước <
3mm lan tỏa cả 2 phổi. Các tỏn thương sẽ giảm hoặc
biến mất sau khi điều trị khỏi.
 Trên bệnh nhân này đã được chẩn đoán và điều trị lao
kê 2014 nhưng tình trạng lâm sàng không cải thiện.
 Các triệu chứng thiên hướng mạn tính. Có tiền sử tiếp
xúc nghề nghiệp khoan đá.
 Bệnh bụi phổi silic là tình trạng bệnh lý ở phổi do hít
phải bụi chứa silic gây xơ hóa phổi tiến triển và
không hồi phục.
 Cần có chẩn đoán phân biệt với lao kê phổi. bệnh
Sacoidose, sỏi phế nang…
BỆNH VIỆN PHỔI TRUNG ƯƠNG

You might also like